Bài viết mới | Lục bát by Tinh Hoa Today at 13:26
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 23:55
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:53
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Yesterday at 19:40
5 chữ by Tinh Hoa Yesterday at 14:33
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Yesterday at 02:06
Vua Trời Hỏi Phật by mytutru Mon 16 Sep 2024, 22:10
BÀI GIẢNG RẤT HAY by mytutru Mon 16 Sep 2024, 20:09
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Mon 16 Sep 2024, 09:22
Những bài học thuộc lòng by buixuanphuong09 Mon 16 Sep 2024, 06:46
Đường luật by Tinh Hoa Mon 16 Sep 2024, 06:08
Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 by Ai Hoa Sun 15 Sep 2024, 16:35
7 chữ by Tinh Hoa Sun 15 Sep 2024, 03:07
Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh by Trà Mi Sat 14 Sep 2024, 12:43
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Thu 12 Sep 2024, 07:44
Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Wed 11 Sep 2024, 07:37
Tính cách của người Sài Gòn ngày xưa by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 08:28
Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 07:21
Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Wed 04 Sep 2024, 21:29
Xe gắn máy tại miền Nam Việt Nam trước 1975 by Trà Mi Thu 29 Aug 2024, 14:22
Lưu Kỷ Niệm TX Ngọc Điền by mytutru Wed 28 Aug 2024, 16:25
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 27 Aug 2024, 18:39
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:36
Một thoáng mây bay 5 by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:22
CHIA ĐAU CÙNG PHƯƠNG NGUYÊN by Ai Hoa Mon 26 Aug 2024, 15:19
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 22 Aug 2024, 03:13
TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Wed 21 Aug 2024, 15:30
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:35
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:26
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:23
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
| | |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa Tue 25 Nov 2014, 05:30 | |
| Em thật sự mới biết đến "Bạch Xỉ Hoàng Đế".
Anh AH đã cho em biết thêm kiến thức về lịch sử VN. |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10594 Registration date : 23/11/2007
| | | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10594 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa Tue 25 Nov 2014, 08:08 | |
| Bạch Xỉ Hoàng Đế (tt)
Qua những trận đánh này Bạch Xỉ càng khuếch trương chiến thắng. Nhân dân phao tin: “Ông Bạch Xỉ có phép tàng hình, có phép bùa hộ mệnh. Bạch Xỉ và “nhị thập bát tú của ông chỉ dùng quạt và phẩy một cái là bọn giặc đã đứng yên như phổng!” Hoặc là: “Quân Bạch Xỉ đi qua đồn giặc chỉ dùng gậy chỉ là quân địch đứng trương mắt cho đoàn quân đi qua...”. Sự thực thì chẳng có “bùa hộ mệnh”, chẳng có “phép thần thông”, “tàng hình” gì cả. Muốn thế yếu chọi thắng thế mạnh, Bạch Xỉ phải nghĩ ra mẹo mà đánh.
Bởi quá tâng bốc, không những các kẻ sĩ của cụ Phan không ưa mà còn khiêu khích đến quân địch. Quân Pháp mở nhiều trận càn vây ráp nghĩa quân Hương Khê và nghĩa quân Đại Hàm của Bạch Xỉ...
Ngày 18/12/1895 Phan Đình Phùng thọ bệnh và qua đời, giặc Pháp tổ chức các trận đánh lớn vào căn cứ Hương Khê để bắt các tướng lĩnh và truy quét nghĩa quân Hương Khê. Để đỡ đòn cho nghĩa quân Hương Khê, Bạch Xỉ kéo nghĩa quân của mình đi chiến đấu, giải vây. Tháng 3/1895, Bạch Xỉ chỉ huy quân tấn công đồn Tri Bản, đặt hầm chông, quân giặc đuổi theo, sa xuống hầm chông bị chết và bị thương một số.
Nhưng, sức yếu, lương thực thiếu, Bạch Xỉ nhuốm bệnh sốt rét nên chỉ bố trí đánh những trận nhỏ, gây khó khăn cho địch không được bao nhiêu.
Tháng 5/1896 , giặc Pháp cơ bản đàn áp xong cuộc khởi nghĩa Hương Sơn, tập trung toàn bộ quân lực đánh Bạch Xỉ. Nghĩa quân Bạch Xỉ đã 8 năm trời chiến đấu cầm cự trong núi rừng Hà Tĩnh, Quảng Bình thiếu thốn mọi bề và bị bệnh sốt rét đang hoành hành thì làm sao chống chọi lại một đội quân chinh chiến nhà nghề, trang bị đầy đủ súng đạn?
Quân Pháp từ đồn Linh Cảm toả ra bao vây, lùng sục, tiêu diệt nghĩa quân ở các vùng hữu ngạn sông Ngàn Sâu, căn cứ Đại Hàm, núi Quạt, núi Chức A...
Và, Bạch Xỉ bị bắt. Phó vệ Hoàng Hiếu đầu hàng giặc.
Chính vệ Nguyễn Ngọc Hiền cố gắng chống chọi với bệnh sốt rét, trực tiếp tổ chức một trận phục kích chống càn ở làng Hoà Duyệt hữu ngạn sông Ngàn Sâu tháng 9 năm 1896 diệt 17 tên khố xanh thu 4 súng. Đó là trận thắng cuối cùng của nghĩa quân Bạch Xỉ.
Như vậy, nghĩa quân Bạch Xỉ đã hoạt động 4 năm ở Nam Quảng Bình và 8 năm trên đất Hà Tĩnh là 12 năm. “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại thành hòn núi cao”. Giá như, nghĩa quân của cụ Phan và Bạch Xỉ biết sáp nhập được với nhau thì biết đâu việc kháng chiến chống thực dân Pháp của hai ông sẽ đầy thêm những trang sử hào hùng cho cả dân tộc?
Giặc Pháp bắt được Bạch Xỉ khi ông đang lên cơn sốt rét tại nhà một bô lão ở làng Trung Định, trước mặt là núi Đại Hàm (Hà Tĩnh) rạng sáng ngày 12 tháng 10 năm Bính Thân (1896) rồi đưa về giam ở nhà lao Vinh. Biết Bạch Xỉ là người tài, chúng tìm mọi cách dụ dỗ lôi kéo ông. Hồ Lệ - bấy giờ là Tổng đốc An Tĩnh, lấy tư cách là người trước đây đã từng xướng hoạ thơ phú với ông, y tỏ ra thông cảm với Bạch Xỉ - một người tài giỏi gặp lúc hoạn nạn. Để tỏ lòng mình, y đọc một vế câu đối: - Thương người răng trắng gặp hồi đen
Bạch Xỉ ứng khẩu đáp lại ngay: - Đau kẻ lòng son ôm máu đỏ
Câu đối của ông vừa để tỏ lòng son sắt với đất nước vừa để vạch mặt tên sĩ phu làm tay sai cho giặc, vì không chịu cung khai, bọn giặc đã hành hạ ông hết sức tồi tệ cho đến chết.
Một vế đối khác: Ghét lũ dạ thâm chờ tóc bạc ("dạ thâm" ám chỉ bọn bán nước cầu vinh thường có tâm địa đen (thâm) tối và thâm hiểm, muốn hưởng lợi hưởng nhàn (chờ tóc bạc), "gió thổi chiều nào theo chiều ấy" trong lúc đất nước bị giặc đô hộ. (Thiền Long Nguyễn Phước Thạnh)
Một lần khác, tổng đốc Hoàng Cao Khải tự động đến gặp Bạch Xỉ trong nhà lao, vừa muốn dụ dỗ vừa muốn thử tài đối đáp của một thần đồng nổi danh từ đất Quảng Bình. Khải nói: - Biết ông hay chữ xin hãy đối lại câu đối của tôi".
Bạch Xỉ trả lời: - Tôi văn chương ít, ít được học hành, chỉ đối được từng chữ mà thôi.
Khải xướng: - Mạnh mẽ bảy đời cửa tướng
Theo cách phát âm gốc Nghệ Tĩnh, mạnh đọc thành mẹng, cũng có nghĩa là miệng; mẽ đọc thành âm mẹ.
Ông đáp: - Mẹng (miệng) đối lại là mồm, mẹ đối lại là cha, bảy đời đối lại là tám kiếp, cửa tướng đối lại là nhà ông.
Nghe xong Hoàng Cao Khải ngớ ra không hiểu gì cả, còn Bạch Xĩ thì đã ung dung chắp tay sau lưng đi vào nhà ngục. Khải vặn hỏi số người hộ vệ của mình, câu đối được chắp lại như sau: - Mồm cha tám kiếp nhà ông
Dù giận tím mặt và thù lên tận cổ, Khải cũng không nói được câu nào với Bạch Xỉ nữa, nên đã bảo bọn cai ngục đem Bạch Xĩ ra bắn ngay cho hả giận. Lúc nầy Pháp chưa nghe lời Hoàng Cao Khải vì Pháp còn muốn dụ dỗ một nhà nho tài giỏi và có uy tín để có thể ổn định được một vùng địa lý rộng lớn từ Quảng Bình ra tới Hà Tĩnh, Nghệ An, đỡ phải hao binh tổn tướng trong nhiều năm mà chưa chắc đã thành công. Nhưng không có gì mua được chí khí cang cường của một nhà nho yêu nước. Dụ dỗ không được, Pháp quay sang sử dụng đòn tra tấn dã man. Bảy lần tra tấn là bảy lần Bạch Xỉ cương quyết phản cung. Sự khảng khái tuyệt đối của Bạch Xỉ đã đưa ông đến cái chết tàn khốc vào ngày 12-5-1897, khi ông đang bị cơn sốt rét hoành hành. Bạch Xỉ mất, tuổi đời mới hưởng được 42 năm.
Ngoài ra, Bạch Xỉ còn là một nhà thơ. Thơ của ông được giới thiệu cùng tiểu sử trong tập "Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX” và sách “Hợp tuyển thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX”, trong tập “Thi văn các nhà chí sĩ Việt Nam” của Phi Bằng, NXB Tâm Thanh Huế (1934).
Về đời tư của Bạch Xỉ, xin trích thơ ông để minh hoạ: - “Nằm chẳng ngủ mà ăn chẳng ngon Khăng khắng đêm ngày dạ sắt son Đã nghĩ một mình không lấy vợ Nhưng thương trăm họ thảy là con...” (Bài “Không lấy vợ”)
Ông viết thế mà rồi ông vẫn lấy vợ. Vợ ông tên là bà Thơm (không còn ai nhớ họ của bà). Bà Thơm là người có công giúp ông trong những năm tháng hoạt động chiến đấu gian lao trên đất Hà Tĩnh. Khi Bạch Xỉ bị giam cầm ở nhà lao thành phố Vinh, thì bà Thơm đã mở quán cơm ở Cửa Hữu (gần nhà lao Vinh) là mục đích trá hình để hoạt động. Bạch Xỉ với bà Thơm có một người con gái duy nhất tên là Đoàn Thị Nga.
Nếu kể “sự nghiệp văn chương của Bạch Xỉ” thì thơ phú, câu đối, bài hịch của ông là chỉ để phục vụ chủ yếu cho sự nghiệp cầm quân đánh giặc. Thơ ông không ví von xa xôi bí hiểm. Ông chỉ dung dị những việc trong nhà, ngoài đồng như những bài “quét nhà”, “rang bắp”, “bới khoai”... để thể hiện tư tưởng, chí hướng của mình: - Chỉ sợ muôn dân nhuốm bụi hồng Ra tay một trận sạch như không Đền từ quét tước thêm vui mắt Đài các vào ra mới thoả lòng Lũ kiến bất tài xua mái bắc Đoàn trùn vô dụng gạt tường đông Từ nhà mà nước mà thiên hạ Cũng có tay mình mới sạch trong. (Bài “Quét nhà”)
Ông từ chối vào Kinh: - “Thế sự phù vân hà túc vấn Bất như cao ngoạ thủ gia san” (Cuộc đời mây nổi cần chi hỏi Thà cứ nằm co đánh chén tràn) (Bài “Từ chối vào Kinh”)
Tương truyền ông cùng Nguyễn Hàm Ninh đi chơi gặp mưa, ngồi núp ở gốc đa - Nguyễn Hàm Ninh đọc: - Đường đất thịt đi trơn như mỡ
Bạch Xỉ đọc theo liền: - Gió gốc da ngồi mát tận xương
Ông có câu đối làm giúp một người bạn thờ vợ chết: - Dữ chi tử, cánh đoạt chi thê, ức mệnh, ức vô duyên, duy hướng thiên tào vấn đoạt đích. Tử dã ấu, nhi tồn dã lão, thị hạnh, thị bất hạnh, mang văn nhân thế thuyết mơ hồ. (Cho con răng trắng, cướp quách vợ má hồng, vì mệnh hoặc vì duyên, mới biết lòng trời khôn nhắn hỏi. Mất ả tóc xanh, còn trơ ông đầu bạc, rằng may hay rằng rủi, rối nghe miệng thế nói mơ hồ).
Khi Bạch Xỉ khởi nghĩa, ông có bài “Đề gươm” - Lọt lò tạo hoá bấy lâu nay Ba thước gươm thiêng nắm ở tay Nhúng xuống sông Âu loè ánh tuyết Mài ngang đá Việt đứt làn mây Ra uy bể Bắc kinh hồn Bắc Thử thép non Tây vựa (vỡ) mặt Tây Tấm lòng soi tỏ vì non nước Ai biết cho không cũng mặc rày. (Bài “Đề gươm”)
Dẫu vậy, nhiều bài thơ của ông được truyền tụng hầu hết có dụng ý gò gẫm cho có khẩu khí đế vương. Ảnh hưởng ấy đi vào dân chúng không phải ít. Họ tâng bốc đề cao ông như một vị minh quân. Có những câu ca tuyên truyền cho Bạch Xỉ như sau: - Một lũ thầy tăng (thằng Tây) ra trị nước Có ông Bạch Xỉ mới nên đời.
Hết
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa Wed 26 Nov 2014, 06:13 | |
| hic hic... ông Bạch Xỉ mất mới có 42 tuổi à |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| | | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10594 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa Thu 27 Nov 2014, 10:40 | |
| |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| | | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10594 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa Tue 02 Dec 2014, 08:36 | |
| Ông vua anh hùng
Vua Duy Tân tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh San (阮福永珊), còn có tên là Nguyễn Phúc Hoàng (阮福晃), sinh ngày 26 tháng 8 năm Canh Tý, tức 19 tháng 9 năm 1900 tại Huế. Ông là con thứ 8 của vua Thành Thái và bà hoàng phi Nguyễn Thị Định.
Vua Thành Thái có nhiều con trai, đáng lẽ phải chọn người con trưởng kế vị, nhưng người Pháp sợ một vị vua trưởng thành khó sai khiến nên họ muốn tìm chọn một người nhỏ tuổi. Khi Khâm sứ Fernand Ernest Lévecque cầm danh sách các hoàng tử con vua Thành Thái vào hoàng cung chọn vua, lúc điểm danh thì thiếu mất Vĩnh San. Triều đình cho người đi tìm thì thấy Vĩnh San đang chơi đùa, mặt mày lem luốc. Không kịp đưa về nhà tắm rửa, Vĩnh San ra trình diện quan Pháp. Người Pháp trông thấy đồng ý ngay vì họ thấy Vĩnh San có vẻ nhút nhát và đần độn. Triều đình thấy vua quá nhỏ nên xin tăng thêm một tuổi thành 8. Họ cũng đặt niên hiệu cho Vĩnh San là Duy Tân, như muốn hướng tới sự nghiệp không thành của vua Thành Thái.
Ngày 5 tháng 9 năm 1907, Vĩnh San lên ngôi lấy niên hiệu là Duy Tân. Và chỉ một ngày sau lễ đăng cơ, Duy Tân đã đổi khác. Một nhà báo Pháp đã thuật lại:
"...Un jour de trône a complètement changé la figure d'un enfant de 8 ans" (Một ngày lên ngai vàng đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của cậu bé lên tám)
Để kiểm soát vua Duy Tân, người Pháp cho lập một phụ chính gồm sáu đại thần là Tôn Thất Hân, Nguyễn Hữu Bài, Huỳnh Côn, Miên Lịch, Lê Trinh và Cao Xuân Dục để cai trị Việt Nam dưới sự điều khiển của Khâm sứ Pháp. Một tiến sĩ sinh học là Ebérhard được đưa đến để dạy học cho vua Duy Tân, theo nhiều người thì đó chỉ là hành động kiểm soát.
Khoảng năm 1912, Khâm sứ Georges Marie Joseph Mahé mở một chiến dịch tìm vàng ráo riết. Mahé lấy tượng vàng đúc từ thời chúa Minh Nguyễn Phúc Chu trên tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ, đào lăng Vua Tự Đức và đào xới lung tung trong Đại Nội để tìm vàng. Vua Duy Tân phản đối quyết liệt những hành động thô bạo đó, nhưng Mahé vẫn làm ngơ. Duy Tân ra lệnh đóng cửa cung không tiếp ai. Toà Khâm sứ Pháp làm áp lực với nhà vua thì Duy Tân đe đọa sẽ tuyệt giao với các nhà đương cục ở Huế lúc bấy giờ. Cuối cùng Toàn quyền Albert Pierre Sarraut từ Hà Nội phải vào giải quyết vua Duy Tân mới cho mở Hoàng thành.
Năm vua Duy Tân 13 tuổi, ông xem lại những hiệp ước mà hai nước Việt-Pháp đã ký. Nhà vua cảm thấy việc thi hành của hiệp ước ấy không đúng với những điều kiện mà hai bên đã ký kết với nhau nên một hôm giữa triều đình, nhà vua tỏ ý muốn cử ông Nguyễn Hữu Bài là người giỏi tiếng Pháp sang Pháp để yêu cầu duyệt lại hiệp ước ký năm 1884 (Patenôtre). Nhưng cả triều đình không ai dám nhận chuyến đi đó.
Năm 15 tuổi, vua Duy Tân đã triệu tập cả sáu ông đại thần trong Phụ chính, bắt buộc các vị phải ký vào biên bản để đích thân vua sẽ cầm qua trình với toà Khâm Sứ nhưng các đại thần sợ người Pháp giận sẽ kiếm chuyện nên từ chối không ký và phải xin yết kiến bà Thái hậu để nhờ bà can gián nhà vua. Từ đó không những nhà vua có ác cảm với thực dân Pháp mà còn ác cảm với Triều đình.
Tương truyền, khi vua Duy Tân mười hai tuổi, có lần ngự yến tại tòa khâm sứ cùng với viên cố đạo người Pháp. Viên cố đạo là người thông thạo tiếng Việt và chữ Hán, thấy nhà vua tuy ít tuổi mà có vẻ thông minh, anh tuấn, mới đọc ra một vế câu đối: - Rút ruột vua, tam phân thiên hạ.
Cách chuyển hóa chữ: chữ “vua” là “vương”; “vương” [王] rút nét sổ ở giữa, thành chữ “tam” [三] (ba). Vế đối ra vừa hiểm vừa tỏ vẻ khinh thường vua An Nam.
Vua Duy Tân đối lại: - Chặt đầu Tây, tứ hải giai huynh.
Chữ “tây” [西] (hướng Tây, thường để gọi người Pháp), chặt ở phần đầu, thành chữ “tứ” [四] (bốn). Vế đối không chỉnh lắm, nhưng cũng nói lên chí khí của vị vua nhỏ tuổi anh hùng và đã làm cho viên cố đạo đau điếng.
Lại một hôm nhà vua từ bãi tắm Cửa Tùng lên (hàng năm ông hay ra đây nghỉ mát), tay chân dính cát. Thị vệ bưng chậu nước cho vua rửa. Duy Tân vừa rửa vừa hỏi: - Khi tay bẩn thì lấy nước mà rửa, khi nước bẩn thì lấy chi mà rửa ?
Người thị vệ chưa biết trả lời ra sao thì vua Duy Tân nói tiếp: - "Nước bẩn thì phải tìm cách trừ khử những chất ngoại lai lẫn vào trong đó, hiểu không ?" Chỗ này, một số tài liệu ghi chép, vua Duy Tân nói với người thị vệ rằng: "Nước bẩn thì phải lấy máu mà rửa".
Lần khác vua Duy Tân ra ngồi câu cá trước bến Phu Văn Lâu. Thượng thư Nguyễn Hữu Bài cùng đi. Mãi không thấy con cá nào cắn câu, vị hoàng đế trẻ bèn ra câu đối: - Ngồi trên nước không ngăn được nước, trót buông câu nên lỡ phải lần.
Sau khi nghĩ ngợi một lúc, Thượng thư Nguyễn Hữu Bài dè dặt đối lại: - Nghĩ việc đời mà ngán cho đời, đành nhắm mắt đến đâu hay đó.
Nghe đồn Duy Tân phê Nguyễn Hữu Bài là người cam chịu trước số mạng. Nhà vua còn bảo: - Theo ý trẫm, sống như thế buồn lắm. Phải có ý chí vượt gian khó thì cuộc sống mới có ý nghĩa.
Thượng thư Nguyễn Hữu Bài có một vế đối rất hiểm hóc mà chưa có ai đối được: - Không vô trong Nội nhớ hoài
Câu này ý nghĩa không có gì đặc biệt, chỉ là một người lâu ngày không vô Kinh (Nội) mang nỗi niềm nhung nhớ. Nhưng cái khó là lối chơi chữ: vô [亡] nghĩa là không, nội [內] nghĩa là trong và hoài [懷] là nhớ.
Vua Duy Tân đối lại: - Đi chi đường Đạo sợ cụ
Câu này vừa mắng xéo Bài là "theo đạo làm chi để phải sợ cố đạo", vừa đáp lại đúng lối chơi chữ của vế ra. Chữ chi [之] là đi, đạo [道] là đường và cụ [懼] là sợ.
Nguyễn Hữu Bài giỏi xu phụ theo Pháp như vậy nên sự nghiệp thăng tiến mãi, làm phụ chính đại thần, Thái phó, Thượng Thư dưới ba triều Duy Tân, Khải Định và Bảo Đại. Cho tới năm 1933, Bảo Đại cải cách triều đình bèn cách chức một lúc 5 Thượng thư các Bộ: Lại, Hình, Binh, Lễ, Công vốn chỉ thông nho học, nhường chỗ cho những người thông thạo học vấn phương Tây. Nguyễn Hữu Bài nằm trong số những người bị bãi chức.
Sự kiện này khiến nhà thơ Nguyễn Trọng Cẩn ghi lại bằng bài thơ Đường luật, có chơi chữ tên 5 vị quan các bộ bị bãi chức ở từng câu tương ứng:
Năm cụ khi không rớt cái ình Đất bằng sấm dậy giữa thần kinh Bài không đeo nữa xin dâng lại Đàn chẳng ai nghe khéo dở hình Liệu thế không xong binh chẳng được Liêm đành chịu đói lễ đừng rinh Công danh như thế là hưu hỉ Đại sự xin nhường lớp hậu sinh
Nguyễn Hữu Bài - Thượng thư Bộ Lại Tôn Thất Đàn - Thượng thư Bộ Hình Phạm Liệu - Thượng thư Bộ Binh Võ Liêm - Thượng thư Bộ Lễ Vương Tứ Đại - Thượng thư Bộ Công
(còn tiếp)
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10594 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa Tue 02 Dec 2014, 08:46 | |
| Ông vua anh hùng (tt)
Việt Nam Quang Phục Hội được Phan Bội Châu thành lập từ 1912. Biết được vua Duy Tân là người yêu nước chống Pháp nên Việt Nam Quang Phục Hội quyết định móc nối. Hai lãnh đạo của hội là Trần Cao Vân và Thái Phiên bỏ tiền vận động người tài xế riêng của vua Duy Tân xin thôi việc. Thay vào đó là Phạm Hữu Khánh, một thành viên của hội.
Tháng 4 năm 1916, khi vua Duy Tân ra bãi tắm Cửa Tùng nghỉ mát, Phạm Hữu Khánh có đưa cho vua một bức thư của hai lãnh tụ Trần Cao Vân và Thái Phiên. Duy Tân đọc thư và muốn gặp hai người này. Ngày hôm sau, ba người cùng đến câu cá ở Hậu hồ, vua Duy Tân đồng ý cùng tham gia khởi nghĩa. Khởi nghĩa dự định được tổ chức vào 1 giờ sáng ngày 3 tháng 5.
Nhưng cuối tháng 4, một thành viên của Việt Nam Quang Phục Hội ở Quảng Ngãi là Võ An đã làm lộ tin. Chiều ngày 2 tháng 5, thực dân Pháp ra lệnh thu súng ở các trại lính người Việt cất vào kho và cấm trại không cho một người lính Việt nào ra ngoài.
Đêm 2 tháng 5, Trần Cao Vân và Thái Phiên đưa thuyền đến bến Thương Bạc đón vua Duy Tân. Nhà vua cải trang theo lối thường dân đi cùng hai người hộ vệ là Tôn Thái Đề và Nguyễn Quang Siêu. Họ tới làng Hà Trung, lên nhà một hội viên Việt Nam Quang Phục hội để chờ giờ phát lệnh bằng súng thần công ở Huế. Nhưng chờ đến ba giờ sáng vẫn không nghe hiệu lệnh, biết đã thất bại, Trần Cao Vân và Thái Phiên định đưa vua Duy Tân tới vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi. Sáng ngày 6 tháng 5 năm 1916, họ bị bắt.
Khâm sứ tại Huế và Toàn quyền thuyết phục vua Duy Tân trở lại ngai vàng nhưng ông không đồng ý: “ Các ngài muốn bắt buộc tôi phải làm vua nước Nam, thì hãy coi tôi như là một ông vua đã trưởng thành và có quyền tự do hành động, nhất là quyền tự do trao đổi tin tức và ý kiến với chính phủ Pháp.”
Pháp bắt Triều đình Huế phải xử, Thượng thư bộ Học Hồ Đắc Trung được ủy nhiệm thảo bản án. Trần Cao Vân khi đó bị giam trong ngục, nhờ được người đưa tin cho Hồ Đắc Trung xin được lãnh hết tội và xin tha cho vua. Hồ Đắc Trung làm án đổ hết tội cho 4 người Thái Phiên, Trần Cao Vân, Tôn Thất Đề và Nguyễn Quang Siêu. Bốn người bị xử chém ở An Hòa. Vua Duy Tân bị đày đi đảo La Réunion ở Ấn Độ Dương cùng với vua cha Thành Thái vào năm 1916.
Duy Tân bất bình với cha Thành Thái vì không hợp tính tình, ông cắt đứt liên lạc với gia đình. Duy Tân ghi tên học về vô tuyến điện và mở tiệm Radio - Laboratoire bán hàng sửa chữa máy. Đồng thời, ông thi tú tài ở trường trung học Leconte de Lisle và học thêm ngoại ngữ, luật học. Duy Tân ít quan hệ với người Pháp, chỉ giao du với một nhóm bạn bè. Ông tham gia hội yêu nhạc, học cưỡi ngựa và thắng nhiều cuộc đua. Cựu hoàng Duy Tân còn viết nhiều bài và thơ đăng trong những tờ báo Le Peuple (Dân chúng), Le Progrès (Tiến bộ) dưới biệt hiệu Georges Dry. Bài Variations sur une lyre briée (Những biến tấu của một cây đàn lia gãy vỡ) được giải nhất văn chương của Viện Hàn lâm Khoa học và Văn chương La Réunion năm 1924. Duy Tân còn là hội viên của Hội Tam Điểm, Franc-Macon và Hội địa phương bảo vệ Nhân quyền và quyền Công dân.
Trong bài Destin tragique d'un Empereur d'Annam: Vĩnh San - Duy Tân đăng trong Revue France-Asie, năm 1970, tác giả E.P Thébault, một bạn thân của Duy Tân, ghi rằng: "chỉ một lần – một lần mà thôi – trong bức thơ ngày 5 tháng 6 năm 1936 gởi cho Marius Moutet, Tổng trưởng Bộ Thuộc địa Pháp, Duy Tân gợi lại cuộc biến động 1916 và nói về vai trò của ông trong vụ ấy để xin phép qua trú ngụ bên Pháp". Trong nhiều bức thư khác gởi cho Chính phủ Pháp từ 1936 cho đến 1940, để xin phục vụ trong Quân đội Pháp, ông không đả động đến vụ mưu loạn tại Việt Nam. Tất cả đơn đều bị bác vì Bộ Thuộc địa phê trong tờ lý lịch cá nhân của Duy Tân (được giải mật sau này): "...parait difficile à acheter, extrêmement indépendant...intrigue pour quitter la Réunion et rétablissement trône d'Annam..." (Có vẻ khó mua chuộc, rất độc lập, mưu đồ rời khỏi đảo La Réunion để tái lập ngôi báu ở An Nam...).
Ngày 18 tháng 6 năm 1940, Charles de Gaulle kêu gọi chống Đức quốc xã. Sự việc nước Pháp bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đầu hàng phát xít Đức và sau đó lực lượng kháng chiến Pháp ở hải ngoại do De Gaulle đứng đầu được thành lập ở Anh trở về tái chiếm đất Pháp đã có tác động rất lớn đến tư tưởng, tình cảm của Cựu hoàng. Ông xem De Gaulle là thần tượng, là hình mẫu cho hoạt động cứu nước của mình. Tuy "nước Pháp tự do" và nước Pháp thực dân mà ông chống đối đều là một nước Pháp, Duy Tân hưởng ứng và bằng đài vô tuyến điện, ông đã thu thập tin tức bên ngoài để chuyển cho Lực lượng kháng chiến tự do Pháp. Vụ việc đổ bể, ông bị nhà cầm quyền La Réunion (lúc đó theo Chính phủ Vichy) câu lưu sáu tuần. Sau đó, ông phục vụ ba tháng với cấp bậc hạ sĩ vô tuyến trong phe kháng chiến của tướng Legentilhomme và đại tá Alain de Boissieu. Bị giải ngũ vì lý do sức khoẻ, Duy Tân nhờ thống đốc La Réunion là Capagory can thiệp cho ông đăng vào bộ binh Pháp dưới quyền của tướng Catroux với cấp bậc binh nhì. Một thời gian sau ông được thăng lên chuẩn úy rồi sang châu Âu.
Ngày 5 tháng 5 năm 1945, có lệnh đưa chuẩn úy Duy Tân về phòng Quân sự của tướng Charles de Gaulle ở Paris. Duy Tân đến Pháp vào tháng 6 năm 1945 thì Đức đã đầu hàng ngày 8 tháng 5. Ngày 20 tháng 7 năm 1945, ông được đưa qua phục vụ tại Bộ tham mưu của Sư đoàn 9 Bộ binh Thuộc địa (9ème DIC) đóng ở Forêt Noire, Đức.
Ngày 29 tháng 10 năm 1945, Charles de Gaulle ký một sắc lệnh hợp thức hoá những sự thăng cấp liên tiếp của Duy Tân trong Quân đội Pháp: thiếu uý từ 5 tháng 12 năm 1942, trung uý từ 5 tháng 12 năm 1943, đại uý tháng 12 năm 1944 và thiếu tá ngày 25 tháng 9 năm 1945. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng cựu hoàng Duy Tân đã bị dùng như một con bài chính trị trong kế hoạch mật tái chiếm Đông Dương của Pháp.
Ngày 14 tháng 12 năm 1945, Charles de Gaulle tiếp cựu hoàng Duy Tân. Trong tập Hồi ký chiến tranh, tướng de Gaulle ghi: "...Tôi sẽ tiếp Cựu hoàng (Vĩnh San) và sẽ cùng ông xét xem chúng tôi sẽ làm được những gì? Đó là một nhân vật đầy cương nghị. Mặc dù bị lưu đày ròng rã 30 năm trời, hình ảnh của ông không hề phai mờ trong tâm hồn của dân tộc Việt Nam."
Trong tác phẩm Histoire du Việt Nam de 1940 à 1952 sử gia Philippe de Villers nhận xét: “ Bảo Đại đã thoái vị và bị phê bình nghiêm khắc. Nhưng lần này, người được chú ý chính là nhân vật tiền nhiệm, Duy Tân. Bị lưu đày năm lên 16 tuổi, ông đã đầu quân vào Không lực Pháp và tham gia các cuộc chiến đấu ở Pháp và Đức. Ông đã trình bày chính kiến với Chính phủ Pháp và với một trung uý của Quân đoàn I sắp qua Đông Dương là ông Bousquet, cựu chánh văn phòng của Tổng trưởng Abel Bonnard.”
Một bạn thân của Duy Tân là E.P Thébault kể lại trong bài Destin tragique d'un Empereur d'Annam: Vĩnh San - Duy Tân: “ Trở lại Paris ngày 16 tháng 12 năm 1945, tôi thấy Ngài mặc một bộ đồ nhà binh rất đẹp, có gắn bốn lon. Bây giờ Ngài trọ ở khách sạn Louvres, trước hý viện Pháp. Ngài nói: "Như vậy là xong rồi, quyết định rồi! Chính phủ Pháp sẽ đặt tôi lại trên ngôi Hoàng đế Việt Nam. Tướng De Gaulle sẽ theo tôi trở về bên đó (Việt Nam) vào những ngày đầu tháng 3 (1946)." Từ nay tới đó, người ta sẽ chuẩn bị dư luận của Pháp cũng như quốc tế và Đông Dương. Vả lại, cũng còn cần phải dự thảo các bổn thoả ước giữa hai chính phủ nữa.”
Trong hồi ký Bên giòng lịch sử 1940-1965, linh mục Cao Văn Luận ghi lại rằng mùa đông 1944 và đầu năm 1945, cùng với một số du học sinh Việt và Việt kiều, ông có tiếp xúc ba lần với Duy Tân ở Paris. Lần đầu, cựu hoàng giải thích: “Người Pháp đang cần sự hợp tác của chúng ta để tái chiếm Đông Dương. Họ có thể chấp nhận cho ta thành một quốc gia tự trị trong Liên Hiệp Pháp. Điều đó không trái với quyền lợi quốc gia. Dần dà chúng ta đòi thêm quyền hành. Chúng ta biết làm gì hơn trước binh lực hùng hậu của Pháp và hậu thuẫn của đồng minh Tây phương? Chúng ta đã thấy những gương chống Pháp và tôi đây là nạn nhân của một lối chống nóng nảy vụng về. Rồi đất nước chúng ta phải chịu một cảnh chiến tranh tàn khốc mà kết quả chưa biết là thắng hay bại.”
Vua Duy Tân đã từng tâm sự: "Riêng về phần tôi, lòng yêu quê hương Việt Nam không cho phép tôi để ngỏ cửa cho một cuộc tranh chấp nội bộ nào. Điều mà tôi mong muốn là tất cả các con dân Việt Nam ý thức được rằng họ là một quốc gia và ý thức ấy sẽ thức đẩy họ dựng lên một nước Việt Nam xứng đáng là quốc gia. Tôi tưởng rằng tôi sẽ làm tròn bổn phận của một công dân Việt Nam khi nào mà tôi làm cho những người nông dân Lạng Sơn, Huế, Cà Mau ý thức được tình huynh đệ của họ. Nghĩa hợp quần ấy được thực hiện dưới bất cứ chế độ nào: cộng sản, xã hội chủ nghĩa, bảo hoàng hay quân chủ, điều đó không quan trọng, điều quan trọng là phải cứu dân tộc Việt Nam khỏi cái họa phân chia".
Ngày 24 tháng 12 năm 1945, Duy Tân lấy phi cơ Lockheed C-60 của Pháp cất cánh từ Bourget, Paris để trở về La Réunion thăm gia đình trước khi thi hành sứ mạng mới. Lúc 13 giờ 50, phi cơ rời Fort Lami để bay đến Bangui, trạm kế tiếp. Ngày 26 tháng 12 năm 1945, khoảng 18 giờ 30 GMT, máy bay rớt gần làng Bassako, thuộc phân khu M'Baiki, Cộng hoà Trung Phi. Tất cả phi hành đoàn đều thiệt mạng, gồm có một thiếu tá hoa tiêu, hai trung uý phụ tá, hai quân nhân trong đó có cựu hoàng Vĩnh San và bốn thường dân.
Theo nhiều người đây có thể là một vụ mưu sát.
(Nguồn: Wikipedia)
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa Thu 04 Dec 2014, 05:58 | |
| Vua Duy Tân để lại cho người dân Việt nhiều thương tiếc, vị vua anh hùng nhưng yểu mạng |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 9 trong tổng số 10 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |