Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Yesterday at 20:28

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 10:41

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Yesterday at 10:27

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Yesterday at 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Sat 16 Mar 2024, 10:05

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:09

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:07

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Thu 14 Mar 2024, 09:55

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

LỀU THƠ NHẠC by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:39

MỪNG NGÀY 08.03 by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:21

Chỉn by Trà Mi Sat 09 Mar 2024, 12:30

Lỗi 404 by mytutru Fri 08 Mar 2024, 11:09

Thể Tánh Muôn Loài by mytutru Tue 05 Mar 2024, 23:44

5-8-8-8 by Tinh Hoa Tue 05 Mar 2024, 03:32

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 04 Mar 2024, 13:37

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sat 02 Mar 2024, 12:09

Hoa Sen Ao Sen by mytutru Sat 02 Mar 2024, 08:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Giai Thoại Chữ Nghĩa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Next
Tác giảThông điệp
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa   Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 4 I_icon13Tue 12 Jan 2010, 19:02

Tượng Bà Banh

Ở nơi nọ có pho tượng đá tạc hình người đàn bà khoả thân. Pho tượng tạc rất khéo, đầu nghiêng nghiêng, mắt liếc đưa tình, miệng tủm tỉm, ngực nhô cao, cổ đeo chuỗi hạt, chân đi giày, đứng bắt chéo, còn tay thì chỉ vào chỗ kín phía dưới bụng. Bên cạnh tượng, dưới chân có một cái chày đá. Tượng đá rất linh thiêng, tục truyền gọi là tượng Bà Banh. Bà rất dữ vía, không ai dám trêu chọc. Theo lệ ai đi ngang qua tượng không được cười, nếu cười về nhà sẽ bị méo miệng. Bất kỳ già trẻ lớn bé tới đấy đều phải kính cẩn cầm chày chọc vào hạ bộ bà một cái, không làm thì về nhà sẽ bị động rồ. Ai cứ đứng ngắm nghía bà mãi thì về sẽ bị đau mắt, v.v...

Trạng Quỳnh nghe đồn danh tiếng Bà Banh dữ như vậy, bèn nghĩ bụng phải trị bà một trận cho hết gây hoạ cho người. Một bữa Quỳnh tới tận nơi để xem. Ngắm nghía thân hình bà chán chê, Quỳnh cầm cái chày quẳng luôn xuống hồ nước. Xong cầm bút đề bài thơ lên bụng pho tượng:

"Khéo đứng ru mà đứng mãi đây
Khen ai đẽo đá tạc nên mày
Trên cổ đếm đeo dăm chuỗi hạt (*)
Dưới chân đứng chéo một đôi giày
Cởi váy phất cờ trêu ghẹo tiểu
Để đồ bốc gạo thử thanh thầy
Có thiêng sao chẳng ngồi toà ngọc
Khéo đứng ru mà đứng mãi đây!"

Bài thơ tả pho tượng rất khéo, nhưng đọc kỹ thấy Trạng Quỳnh chơi trò nói lái chữ tục. Đồn rằng bài thơ viết xong, tượng đá tự dưng đổ mồ hôi ròng ròng như tắm. Từ đó Bà mất thiêng!

(*) Bài thơ này thất niêm (Ái Hoa)

_________________________
Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 4 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa   Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 4 I_icon13Tue 12 Jan 2010, 19:21

Bài thơ của Lê Quý Đôn

Lê Quý Đôn là con của quan Nghè Lê Trọng Thứ, tước Trung Hiếu Công. Tục truyền rằng có lần một vị khách ở xa tới thăm quan Nghè Thứ, đến đầu làng gặp đứa trẻ khoảng 7, 8 tuổi đi tắm sông về, mình tồng ngồng không quần áo. Khách hỏi đường tới nhà quan Nghè, đứa bé nói :
_ Ông là bạn quan Nghè thì hẳn là hay chữ, vậy tôi đố ông chữ này, ông nói được thì tôi chỉ nhà cho.

Nói rồi đứa bé dang 2 tay và cả 2 chân ra, nhìn ông khách, bộ dạng rất tức cười. Ông khách trả lời :
_ Chữ "đại" chớ có gì mà phải đố?

Chữ "đại" tiếng Hán có dạng giống một người dang tay dang chân ra.

Đứa bé cười ầm lên :
_ Là chữ "thái" có thế mà không biết !

Chữ "thái" giống chữ "đại", nhưng có thêm dấu chấm ở dưới, giữa hai nét chân, khách sơ ý không thấy, hay không dám nghĩ tới.

Rồi nó hinh hinh mũi giễu cợt và chạy vào làng, không thèm chỉ đường cho khách.

Vị khách cuối cùng cũng hỏi được đường tời nhà quan Nghè. Khi quan Nghè gọi Lê Quý Đôn ra chào hỏi, té ra chính là đứa bé gặp đầu làng. Nghe vị khách kể lại chuyện, quan Nghè quát bảo lấy roi ra, định cho cậu con nghịch ngợm một trận. Khách vội vàng vái tạ xin tha cho. Quan Nghè nể lời khách tha cho và bảo con làm bài thơ tạ tội với khách. Khách ra đề là "Rắn đầu biếng học". Lê Quý Đôn liền đọc ngay:

_ Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà
Rắn đầu biếng học quyết không tha
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ
Nay thét mai gầm rát cổ cha
Ráo mép chỉ quen tuồng lếu láo
Lằn lưng cam chịu vệt năm ba
Từ nay Trâu, Lỗ xin chăm học
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia

Khách buột miệng khen:
_ Giỏi quá! Quả là thần đồng!

Thì ra mỗi câu trong bài thơ đều có tên 1 con rắn hay loài bò sát (liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, rắn ráo, thằn lằn, hổ trâu, hổ mang), lại còn ví mình với Khổng tử (người nước Lỗ), Mạnh Tử (người nước Trâu) nữa. Mà chỉ là thơ của một đứa trẻ con hứa với cha mẹ xin chăm học!

Sau này có người làm một bài thơ, dẫu chưa sánh nổi với thần đồng Lê Quý Đôn, song cũng khá hay, nhan đề "Tặng cô Khế":

_ Song the mơ ước bấy lâu xa
Khế thoát duyên may cũng mặn mà
Trông thấy của chua tình quấn quýt
Ngẫm nghe lời ngọt bước cần cà
Chát lòng vội vã sao cho đáng
Đắng chuyện dây dưa chút gọi là
Lạt dạ chưa cam đường cội rễ
Vườn hồng cay nỗi khách lân la

(Tam Xuyên Tôn Thất Mỹ)

Bài thơ kể ra mỗi câu một thứ quả, mà còn nói tới các vị "the, mặn, chua, ngọt, đắng, chát, lạt và cay" nữa!

Vài bài thơ tập danh của Tôn Thất Mỹ

CÂU CÁ

Rìu rịt năm canh xét phận mình
Khoan nhân đất nước rộng mông mênh
Đã cam cui cút miền thôn dã
Đâu dám chàng màng chuyện lợi danh
Ống chỉ dọc ngang cùng nước biếc
Cái ve nghiêng ngửa giữ trời xanh
Đắn đo cho biết mùi trong đục
Mới gọi rằng tay mực thước sành

(mỗi câu có một dụng cụ)

TẶNG CÔ ĐOÀI BÁN BÁNH

Vẻ ngọc càng say, rượu ít nồng
Kìa ai vòng khảm đúc hình dong
Cấn nơi quán khách nghe dầy dụa
Chấn buớc mành hoa những uớc mong
Chiếc lá tốn công dòng bích chuỷ
Dấu bèo ly hận ngọn đông phong
Ngắm em xem chợ lời khôn hỏi
Ngoảnh mặt non đoài mảnh ráng hồng

(mỗi câu có một chữ trong quẻ bát quái và một thứ bánh)

< Không rõ tên >

Những ngậm ngùi xuân dáng ủ ê
vì ai khắng khít nỗi riêng tê
huyền vi máy tạo e lời lận
Sắc sảo câu thơ ít chữ đề
Nặng gánh tương tư ngày ép uổng
Hỏi nơi kì ngộ dạ đê mê
Trăm năm cốt cách còn y cũ
Giấy rách khuyên em giữ lấy lề

(mỗi câu một mẫu tự)

Tam Xuyên Tôn Thất Mỹ

_________________________
Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 4 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa   Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 4 I_icon13Tue 12 Jan 2010, 19:31

Cô Loan bán hàng cầu Cốc

Làng Lâm Kiền huyện Gia Phúc tỉnh Hải Dương có một người tên Phạm Trấn. Cùng huyện nhưng ở làng Đoàn Lâm bên cạnh có người tên Đỗ Uông. Hai ông đều nổi tiếng hay chữ.

Làng Đoàn Lâm có con yêu tinh hay biến hình trăm vẻ trêu ghẹo người ta. Đỗ Uông một đêm ngồi học trong nhà bị con yêu thò tay qua cửa sổ trước chỗ bàn học để trêu chọc. Đỗ Uông đi gặp thầy phù thủy, xin sợi chỉ ngũ sắc. Hôm sau con yêu lại tới thò tay vào. Đỗ Uông vội vàng lấy chỉ trói tay nó buộc vào cửa sổ. Con yêu không biến hình được, kêu van mãi, Đỗ Uông nhất định không tha. Gần sáng, con yêu sợ cuống cuồng, mới kêu rằng:
_ Ông ngày sau đại quý, tôi chỉ bỡn cợt tí thôi, lẽ nào lại hại tôi?

Đỗ Uông hỏi:
_ Tài sức tao có đỗ được Trạng nguyên không?

Con yêu nói:
_ Trạng nguyên đã dành sẵn cho một người họ Phạm, ông chỉ được tới Bảng nhãn thôi.

Uông hỏi:
_ Mày có gì hay cho tao thì tao tha cho mày.

Con yêu nhả ra một hòn ngọc, cầm lên tay sáng lòa, nói rằng:
_ Tôi tu luyện lâu năm mới tạo được của này, xin dâng cho ông để giúp ông học hành tăng tiến.

Đỗ Uông lấy ngọc nuốt vào bụng rồi cởi trói thả con yêu. Từ đó con yêu không quấy nhiễu nữa mà Đỗ Uông càng ngày càng giỏi, văn chương nức tiếng các trường.

Đến khoa thi Hội đời Quang Bảo nhà Mạc, Đỗ Uông và Phạm Trấn cùng đỗ và cùng vào thi Đình. Đỗ Uông nhìn đầu bài, chắc mẩm phen này nắm Trạng nguyên trong tay. Phạm Trấn ngồi làm bài, cảm thấy dường như có thần giúp. Một thần là Đông Phương Sóc, thần kia là Hàn Kỳ. Đông Phương Sóc bảo với Hàn Kỳ:
_ Phải sang làm cho Đỗ Uông đau bụng để giảm bớt sức văn của hắn đi mới được!

Một lát nghe tiếng Uông rên khừ khừ, không viết bài được. Mãi một hồi bớt đau, Đỗ Uông tiếp tục làm bài mà sức văn hơi kém đi.

Khi xướng danh quả nhiên Phạm Trấn đỗ Trạng nguyên mà Đỗ Uông thì Bảng nhãn. Trấn mừng lắm nói:
_ Phen này ta mới đè nổi Đỗ Uông.

Uông lấy làm tức. Lúc vinh quy về chung đường, Bảng nhãn nhất định không nhường Trạng nguyên đi trước, cứ sóng ngựa cùng ngang hàng nhau. Đến chợ Bồng Khê làng Hoạch Trạch, người làng ấy biết tiếng hai ông hay chữ nay vinh quy về qua cầu làng nên ra xin hai ông cho bài thơ đề lên cầu. Hai ông hẹn nhau rằng:
_ Cầu này hơn mười gian, hạn đi bảy gian thì phải vịnh xong bài thơ, hễ ai xong trước thì đi trước, không được tranh nhau nữa.

Phạm Trấn ngồi ngựa vừa đi vừa vịnh, đi khỏi bảy gian thì đã xong 8 câu thơ, ai cũng khen tài. Đỗ Uông không chịu, nói:
_ Bài ấy làm sẵn tự bao giờ, không phải mới làm, tài gì mà khen?

Lại cứ đi ngang hàng. Đến làng Minh Luân có người mới làm xong nhà, đón đường xin thơ mừng nhà mới. Phạm Trấn ứng khẩu đọc luôn:
_ Năm năm thêm phú quý
Ngày ngày hưởng vinh hoa
Xưa có câu như thế
Nay mừng mới làm nhà

Uông hơi chịu tài Trấn nhanh hơn mình. Khi đến cầu Cốc làng Đoàn Lâm, ven cầu có người con gái bán hàng tên Loan, hai ông thách nhau làm thơ nôm đầu đề là: "Cô Loan bán hàng cầu Cốc", mỗi câu phải có 2 tiếng thuộc loài chim, qua cầu phải xong. Phạm Trấn lại xong trước, ngâm rằng:
_ Quai vạc đôi bên cánh phụng song
Giở giang bán chác tựa đồ công
Xanh le mở khép nem hồng mới
Bạc ác phô phang rượu vịt nồng
...
rất tiếc là bốn câu dưới đã thất lạc!

Đỗ Uông le lưỡi nói:
_ Thò đọc ra đã thành thơ, nếu không có quỷ thần trợ lực thì sao được thế?

Bèn nhường Trạng đi trước. Một hôm Đỗ Uông lẻn đi xem ngôi mộ tổ nhà Phạm Trấn, thấy có 2 gò đất nhỏ ở hai bên tụ lại, gọi là gò Thần Đồng. Uông trỏ vào nói:
_ Mấy phen thằng ấy đè ta là bởi có 2 đống đất này đây!

Mới lấy chân đạp vào 2 gò đất. Phạm Trấn từ ấy bị bệnh điếc tai, chữa không khỏi. Có người mách lại cho Phạm Trấn là Đỗ Uông đạp vào gò Thần Đồng. Phạm Trấn tâu lên vua, vua bắt Đỗ Uông phải tạ mả tổ nhà họ Phạm, bấy giờ Trấn mới khỏi.

(theo Phan Kế Bính)

_________________________
Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 4 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa   Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 4 I_icon13Wed 13 Jan 2010, 05:00

Những câu chuyện giai thoại dân gian - văn học như vậy, được đọc và đọc lại vẫn thích thú vô cùng. Anh có bao nhiêu em đọc hết bấy nhiêu... Smile
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa   Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 4 I_icon13Wed 13 Jan 2010, 20:20

Tiến sĩ ăn đòn

Nguyễn Công Hoàn sinh khoảng năm Canh Thân (1680) quán làng Cổ Đô, phủ Quảng Oai, Sơn Tây. Ông là người học vấn uyên thâm nhưng tính khí nóng nảy bộc trực, lại rất tự cao không phục một ai. Tương truyền gặp kỳ thi khảo hạch ở huyện, Lê Anh Tuấn được chấm nhứt còn ông thì thứ hai. Ông đem văn hai người ra so sánh và không chịu rằng mình kém hơn. Từ đó ông không giao du với ông Tuấn nữa.

Mặc dù hay chữ, ông lại có lối hành văn quá uẩn súc nên thi mãi mà không đỗ. Con trai là Nguyễn Bá Lân được ông rèn cặp bút nghiên từ nhỏ, sức học so với ông thì kém xa, nhưng mà văn chương hoạt bát. Lớn lên, Lân cùng cha đi thi. Đêm đêm hai bố con ngồi học chung. Ông để sẵn cây roi, bảo:
- Hễ ai ngủ gật người kia cứ việc vụt.

Một đêm ông học mệt quá, gục xuống bàn thiếp đi, Bá Lân khẽ lay bố dậy. Ông vớ roi vừa đánh vừa mắng:
- Mày không đánh, cốt để tao học dốt hòng hại tao chứ gì?

Khi tập văn ông giao hẹn với con:
- Bài ai hơn được ăn cơm, kém cho nhịn.

Khi so sánh, tự cảm thấy văn mình không bằng con, ông nhịn cơm thật. Biết tính ông như vậy, người nhà không ai dám mời.

Một hôm cha con trên bến chờ đò. Thấy đàn dê đang gặm cỏ, ông bảo:
- Tao với mày làm bài phú, lấy đề "Dịch đình dương xa" (Xe dê vào cung), ai làm chậm sẽ bị đẩy xuống sông.

Không ngờ Bá Lân làm xong trước, Lân không nỡ đẩy bố xuống sông. Nhưng chính ông bố tự nhảy tùm xuống nước. Bá Lân hốt hoảng lao theo, khóc lóc van lạy xin được vớt lên.

Khoa ấy Bá Lân đỗ đầu Hương Cống trong khi Công Hoàn bị đánh trượt. Hôm ăn khao, ông cười với quan khách rồi nói:
- Thằng Lân nhà này đỗ thủ khoa thì ra thiên hạ hết người tài.

Sau đó vào Kinh thi Hội thi Đình, Bá Lân lại đỗ luôn Tiến Sĩ.

Ái Hoa
(còn tiếp)

_________________________
Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 4 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa   Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 4 I_icon13Wed 13 Jan 2010, 20:23

Tiến sĩ ăn đòn (tt)

Khoa thi sau Nguyễn Công Hoàn lại lều chõng đi thi. Trớ trêu thay Bá Lân được vua cử làm giám khảo của trường thi đó. Chấm thi xong, Lân về nhà ngồi hầu cơm, ông hỏi dò:
- Khoa này có quyển nào khá không?

Bá Lân buông đũa, khoanh tay lễ phép thưa:
- Dạ thưa thày, có quyển khá, chỉ phải câu tứ lục thất niêm nên không lấy đỗ được.

Ông liền gặng hỏi:
- Câu ấy thế nào? Mày có nhớ không?
- Bẩm thày con nhớ, con xin đọc thày nghe:

"Lưu hành chi hóa tự Tây Đông, Nam Bắc vô tư bất bặc.
Thành tựu chi công do Cảo Mân, Kỳ Phong dĩ mạc bất hưng".

Rồi Lân tỏ vẻ tiếc rẻ, ngậm ngùi nói thêm:
- Nếu như câu dưới họ đảo hai chữ "Cảo Mân" thành "Mân Cảo" cho đúng niêm luật thì hai câu ấy hay biết chừng nào !

Không đợi con nói hết lời, Nguyễn Công Hoàn đã điên tiết xô đổ mâm cơm, vớ roi vụt lia lịa người Lân, quát mắng:
- Mày dốt như thế mà làm giám khảo trường thi, rõ là chôn sống bao nhiêu sĩ tử!

Sau đó ông mới giải thích cho Lân hiểu hai câu ấy trong quyển của ông nguyên là:

"Lưu hành chi hóa tự Tây, Đông Nam Bắc vô tư bất bặc.
Thành tựu chi công do Cảo, Mân Kỳ Phong dĩ mạc bất hưng".

Nghĩa là:

"Đức hóa lưu hành tự Phương Tây, các phương Đông Nam Bắc không đâu không phục.
Công gây dựng do nơi xứ Cảo, các xứ Mân Kỳ Phong đều cũng dấy theo".

Nếu như nghĩ kỹ một chút, chắc ai cũng phải nhận thấy rằng trong hai câu đó, câu trên tất phải ngắt đến chữ "Tây", câu dưới tất phải ngắt đến chữ "Cảo" mới đúng. Chứ nếu đọc như kiểu ông Lân, một đằng ngắt đến chữ "Ðông", một đằng ngắt đến chữ "Mân" thì không có nghĩa gì cả. Nhưng vì bốn chữ "Tây, Ðông, Nam, Bắc" và bốn chữ "Cảo, Mân, Kỳ, Phong" đặt liền với nhau (bởi vì văn ngày xưa viết không có dấu ngắt), trong lúc vội vàng, câu trên người ta ngắt đến chữ "Ðông" thì câu dưới người ta cũng lại ngắt đến chữ "Mân", như thế chẳng những thất niêm mà còn vô nghĩa nữa chứ !

Ông quắc mắc bảo Bá Lân:
- Mày được tiếng đỗ cao nhưng chưa thông hiểu nghĩa sách, người ta phải ngắt câu như thế, bởi vì nhà Chu khởi nghiệp ở hướng Tây, buổi đầu đóng đô vùng đất Cảo. Sao mày tối tăm thế?

Từ đó ông không màng đến cử nghiệp, lấy cày ruộng đọc sách làm vui. Còn Bá Lân, sau làm đến Thượng thư, tước Hầu. Biết mình cao khoa hiển vinh là nhờ ơn bố, ông luôn xót xa cho phụ thân là người tài ba thông tuệ nhưng chẳng gặp may.

Nguyễn Công Hoàn mất năm nào, ở đâu chưa rõ.

Ái Hoa

_________________________
Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 4 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa   Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 4 I_icon13Wed 20 Jan 2010, 16:17

Bất nhục quân mệnh

Giang Văn Minh ( 江 文 明, 1573 - 1638) tự Quốc Hoa, hiệu Văn Chung, được mệnh danh là vị sứ thần “Bất nhục quân mệnh” (Không để nhục mệnh vua) vì đã đối đáp thẳng thắn trước triều đình Trung Quốc và bị vua Minh hành hình vào năm 1638, thọ 65 tuổi.

Ông sinh tại làng Kẻ Mía, xã Mông Phụ, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Ông đỗ đầu kỳ thi Hội, và Thám Hoa kỳ thi Đình năm Vĩnh Tộ thứ 10 (1628) đời Lê Thần Tông. Khoa thi này không có ai đỗ Trạng nguyên hay Bảng nhãn, vì vậy ông là người đỗ cao nhất (tức là Đình nguyên). Ông lần lượt được bổ nhiệm vào các chức vụ như Binh khoa đô cấp sự trung, Thái bộc tự khanh.

Năm Dương Hòa thứ 3, ông và Thiêm đô ngự sử Nguyễn Duy Hiểu được vua cử làm chánh sứ cùng với 4 phó sứ là: Nguyễn Quang Minh, Trần Nghi, Nguyễn Bình và Thân Khuê dẫn đầu hai đoàn sứ bộ sang Tàu cầu phong và nộp cống.

Đoàn sứ bộ của Giang Văn Minh đến Yên Kinh (nay là Bắc Kinh) triều kiến, Minh Tư Tông lấy lý do “Vì lệ cũ không có những quy định cụ thể cho việc sắc phong, do đó trong khi còn chờ tra cứu chỉ ban sắc thư để tưởng lệ” để ngăn trở việc công nhận sự chính thống của nhà Hậu Lê và bãi bỏ công nhận ngoại giao với nhà Mạc. Đồng thời, vua Minh còn ngạo mạn ra cho sứ bộ một vế đối như sau:

“Đồng trụ chí kim đài vị lục”"

Nghĩa là:

Cột đồng đến nay rêu chưa xanh

Câu này vốn nhắc tới việc Mã Viện từng đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, sau đó cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (Cột đồng gãy thì Giao Chỉ bị diệt vong). Ngụ ý của vua Minh cho là nước ta vẫn còn dấu tích thuộc địa của Trung Quốc, nếu vô lễ coi chừng Thiên triều sẽ cử binh chinh phạt.

Không hề khiếp sợ, Giang Văn Minh đã dõng dạc đáp:

"Đằng Giang tự cổ huyết do hồng"

Nghĩa là:

Sông Đằng từ xưa máu còn đỏ

Vế đối này thật là chỉnh, còn mang ý nhắc lại việc người Việt đã ba lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng, nếu vua Tàu vẫn còn mang mộng thôn tính thì kết quả cũng sẽ thảm bại như những lần trước mà thôi.

Vào thời bấy giờ, câu đối này được xem là cái tát thẳng vào mặt hoàng đế nhà Minh trước đông đảo văn võ bá quan của Thiên triều và sứ bộ các nước. Vua nhà Minh bừng bừng lửa giận quên mất thể diện thiên triều, bất chấp luật lệ bang giao, đã trả thù bằng cách trám đường vào miệng và mắt ông, rồi cho người mổ bụng xem “bọn sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu”. Sự việc này xảy ra vào ngày mùng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1639). Nhưng Minh Tư Tông vẫn kính trọng ông còn cho ướp xác ông bằng bột thủy ngân và đưa thi hài ông về nước. Khi thi hài của ông về đến Kinh thành Thăng Long, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng bái kiến linh cữu ông và truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công, ban tặng câu “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (tức là Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ).

Sau khi thi hài được đưa về nước, Giang Văn Minh được chôn cất tại Đồng Dưa, thuộc xứ Gò Đông, thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm. Trên cánh đồng này có một ngôi nhà nhỏ là nơi linh cữu ông đã được quàn và gọi là quán Giang. Hiện nay, nhà thờ ông ở làng Mông Phụ đã được xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa. ‎

Ở Hà Nội hiện nay có một con đường mang tên Giang Văn Minh, nối với phố Giảng Võ và phố Kim Mã, quận Ba Đình.

(nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

_________________________
Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 4 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa   Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 4 I_icon13Wed 20 Jan 2010, 16:20

Câu thơ bỏ lửng

Nguyễn Du, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ, sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766 (tức là ngày 23 tháng 11 năm Ất dậu) dưới triều Lê Cảnh Hưng. Vì Nguyễn Du sinh cuối năm ta Ất Dậu, đầu năm tây 1766, nên hầu hết tài liệu đều viết là ông sinh năm 1765.

Ông là người xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; cha là nhị giáp Tiến sĩ Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm, từng làm tới Tể Tướng triều Lê mạt; mẹ là bà Trần Thị Tần, là người vợ thứ ba, vốn người Kinh Bắc; anh là Toản Quận Công Nguyễn Khản cũng làm tới Tham Tụng Thái Bảo trong triều. Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc có thế lực và có truyền thống văn học bậc nhất đương thời.

Khi Nguyễn Du lên mười thì cha chết, 13 tuổi mẹ chết. Vào năm 1778, ông phải về ở với Nguyễn Khản, con bà vợ chính thất của cha. Được vài năm, Nguyễn Du trở về Tiên Điền ở với người chú họ Tiến sĩ Nguyễn Hành.

Nguyễn Du thông minh, học rộng, nhưng chỉ đỗ đến tam trường (Tú tài). Tuy xuất thân trong một gia đình vọng tộc, nhưng ông không được hưởng phúc ấm của tổ tiên. Cha nuôi ông là một quan võ họ Hà nên khi mất ông được thế tập cha nuôi nhận một chức quan võ nhỏ ở biên trấn Thái Nguyên. Năm 1789, sau khi Hoàng đế Quang Trung kéo binh ra Bắc đại thắng quân Thanh thì vua Lê Chiêu Thống chạy trốn sang Tàu. Nguyễn Du có ý định chạy theo phò vua nhưng không kịp. Ông về quê vợ ở Thái Bình ngụ tại nhà người anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn. Trước thời gian này, một nhà văn thơ đàn anh của Nguyễn Du tên là Nguyễn Hữu Chỉnh phản Tây Sơn, bị tướng Tây Sơn là Vũ văn Nhậm cho xé xác phơi thây ở bốn cửa thành. Biến cố này đã lưu lại trong Nguyễn Du những dao động mạnh và có ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng của Nguyễn Du.

Làng Trường Lưu thuộc huyện Nghi Xuân là một trong những làng văn vật nổi tiếng về hát phường vải, về nghề dệt vải và con gái đẹp. Làng Tiên Điền có nghề làm nón. Trai thanh phường nón thường kéo nhau sang hát với gái lịch phường vải ở Trường Lưu. Họ đi hát vì mê hát, nhưng một phần cũng vì mê các cô gái đẹp. Trong các chuyến đi ấy, Nguyễn Du chẳng bao giờ vắng mặt. Con đường sang Trường Lưu đã trở nên quen thuộc. Đến nay nhân dân Hà Tĩnh còn nhắc những câu Nguyễn Du cùng các cô gái đối đáp, trong đó có những câu đại loại như:

Phiên nào chợ Vịnh ra trông
Mồng ba chẳng thấy lại hòng mười ba

Có một đêm hát nọ, ông gặp một cô gái tên là Cúc, người đẹp, giọng hay, nhưng phải một nỗi quá thì mà vẫn chưa chồng. Nguyễn Du biết thóp, liền hát chơi:

Trăm hoa đua nở về xuân
Cớ sao Cúc lại muộn mằn về thu?

Ông chỉ vờ nói chuyện hoa để châm chọc: "các cô gái khác đều đã đi lấy chồng sớm, sao riêng cô Cúc lại để quá lứa lỡ thì như vậy?"

Nhưng cô Cúc nào phải tay vừa, thoáng nghe cô đã hiểu ngay ý tứ của đối phương, bèn cất tiếng hát đáp lại:

Vì chưng tham chút nhuỵ vàng
Cho nên Cúc phải dềnh dàng về thu

Hoa cúc vốn là loài hoa nở về mùa thu, cúc nở về thu mới đang độ tươi đẹp, đúng kỳ chớ không phải muộn. Câu hỏi khôn và câu trả lời cũng thật khéo.

Ái Hoa
(còn tiếp)

_________________________
Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 4 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không


Được sửa bởi Ái Hoa ngày Wed 20 Jan 2010, 16:45; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa   Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 4 I_icon13Wed 20 Jan 2010, 16:44

Câu thơ bỏ lửng (tt)

Lúc còn là học trò Nguyễn Du ra Thăng Long theo học một ông đồ họ Lê ở Gia Lâm, bên kia sông Nhị Hà (sông Hồng). Nguyễn Du cùng các bạn học ngày nào cũng phải qua sông bằng đò ngang để đến trường. Người chở đò là một cô gái nhà nghèo, nhưng xinh xắn và nói nhỏ nhẹ, có duyên và rất dễ thương.

Một hôm, các nho sinh đến chậm, phải chờ đò mãi. Trống trường bên kia đã điểm hối thúc. Nguyễn Du chờ sốt ruột nên làm một bài thơ nhờ bạn đưa cô lái đò để tỏ lòng mình và cũng là để thử lòng cô gái. Bài thơ như sau:

Ai ơi, chèo chống tôi sang.
Kẻo trời trưa trật lỡ làng tôi ra
Còn nhiều qua lại, lại qua
Giúp nhau rồi nữa để mà....

Câu thơ cuối, tác giả bỏ lửng có ý để chờ cô gái điền vào. Nhận được, cô gái bẽn lẽn và từ chối, nhưng về sau nể lời bạn, cô cũng thêm vào hai chữ... "quen nhau".

Rồi ngày tháng dần qua, bến đợi sông chờ, một tình cảm thầm kín bùng lên giữa hai người, sợi dây tình khăng khít buộc chàng trai quý tộc và cô gái bình dân. Thế rồi hai người yêu nhau. Nhà thơ thổ lộ tâm tình ra bốn câu lục bát rằng:

Xưa "quen" nay đã nên "thương"
Cùng nhau chắp mối tơ vương chữ tình
Người xinh xinh, cảnh xinh xinh
Trên trời, dưới nước, giữa mình với ta

Ngọn lửa tình đã cháy lên, tưởng không gì dập tắt nổi. Họ yêu nhau tha thiết, quyết chí lấy nhau, nhưng gia đình Nguyễn Du không đồng ý. Bởi lẽ đơn giản, Nguyễn Du là cậu con trai quý tộc mà cô gái là một người bình dân, thời phong kiến đòi môn đăng hộ đối thì con quan tể tướng làm sao có thể lấy cô lái đò làm vợ. Nguyễn Du bị khiển trách và bị gửi về học một ông đồ khác ở Thái Bình. Nguyễn Du buồn rầu từ giã người yêu, mối tình đầu trong trắng của mình, dằn lòng chấp nhận gia pháp khắc nghiệt của họ Nguyễn Tiên Điền.

Hơn 10 năm sau, Nguyễn Du có dịp trở lại bến cũ đò xưa thì cô gái đi lấy chồng lâu rồi, dòng nước đỏ vẫn lặng lẽ trôi. Bến đò vẫn đông người qua lại nhưng vắng bóng một người. Trông cảnh cũ nhớ người xưa, nhà thơ bùi ngùi ngâm lên bốn câu thơ lục bát để gửi gắm lòng mình:

Yêu nhau những muốn gần nhau,
Bể sâu trăm trượng, tình sâu gấp mười.
Vì đâu xa cách đôi nơi.
Bến nay còn đó nào người năm xưa?

Con sông Hồng đỏ nặng phù sa thành con sông than thở mang mối hận tình, mãi mãi truyền đi chan chứa những vần thơ đau đớn của Nguyễn Du.

Ái Hoa

(còn tiếp)


_________________________
Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 4 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa   Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 4 I_icon13Wed 20 Jan 2010, 16:49

Câu thơ bỏ lửng (tt)

Buộc Nguyễn Du chia tay với cô lái đò rồi, anh ruột Nguyễn Du là Nguyễn Khản, quan đại thần nhà Lê Trịnh hướng em sang một phương ổn định: đưa Nguyễn Du về làng Hải An, huyện Quỳnh Côi, trấn Sơn Nam làm con rể Hoàng giáp Đoàn Nguyễn Thục. Hải An (nay là thôn Hải Yến, trong xã Quỳnh Nguyên, thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) có tên Hán-Nôm là Hới Gạo để phân biệt với Hới Cói gắn với thiên tình sử Nguyễn Thị Lộ - Nguyễn Trãi. Xưa đất này rợp trời chim yến bay ra biển, hướng về phía đông nam của nó là vùng rực rỡ trăng thanh, dạt dào gió mát với danh lừng lẫy "Phong nguyệt sào". Hàng ngày Nguyễn Du cùng anh vợ (là Đoàn Nguyễn Tuấn) đặc biệt là cùng vợ đến đây thưởng thức trăng gió, ngắm những cánh buồm ra vào trên biển. Tỉnh này cảnh ấy phải chăng là gợi hứng cho những câu thơ sau này trong truyện Kiều:

"Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa"

Nó gắn với nàng Đoàn Thị hiền dịu, thông hiểu kinh truyện, biết cư xử bề trên làm cho ông khuây khoả dần mối tình lãng mạn bị lỡ dở trên sông Nhị. Nhưng rồi Nguyễn Du cũng không ở được lâu trong tổ yến anh ríu rít, trăng gió quần tụ ấy. Ông thì ra Bắc vào Nam, còn Đoàn thị mất sớm để lại một cậu con trai là Nguyễn Tứ. Nỗi niềm thương nhớ người hiền phụ được thể hiện trong bài thơ "Ký mộng" của ông, tả lại buổi gặp nàng trong mộng dưới chân núi Hồng. Nàng nắm tay chồng sụt sùi kể lể...

Không thể gà trống nuôi con buồn tẻ mãi, theo lời khuyên bảo của họ hàng, Nguyễn Du lấy người vợ họ Võ cùng quê ở Nghi Xuân, sinh tiếp người con trai nữa đặt tên là Nguyễn Ngũ. Ông còn lấy thêm người vợ thiếp nữa, làm cho nhân khẩu gia đình tăng gấp bội, sinh kế khó khăn như có lúc ông viết "Thập khẩu hài như thái sắc đồng" (Mười đứa con thơ xanh tựa rau).

Nhưng không có gì cân tài cân sắc với Nguyễn Du bằng bậc tài nữ chốn Long thành mà trước đây ông đã có một mối duyên kỳ ngộ gặp nàng ở Hồ Tây dưới bóng cổ nguyệt đường lung linh nước bạc trăng soi. Nàng quê gốc xứ Nghệ, dòng dõi ông nghè Quỳnh Đôi (học trò cũ của cha Nguyễn Du) với hương ngát mùa xuân tên đẹp họ Hồ. Hai người cùng nhau đi hái sen, chung nhau một con thuyền. Nhìn cô gái mặn mà duyên dáng "xắn gọn quần cánh bướm" in hình trên mặt nước hồ long lanh, càng tăng vẻ diễm lệ, mơ màng, Nguyễn Du càng say sưa, muốn gửi gắm cho nàng những tâm sự thầm kín. Và chính nàng đã thật sự trao tặng trái tim say đắm cho chàng thi nhân đa cảm, đồng điệu thi ca ấy. Thế nhưng Nguyễn Du lại nghĩ đến thân phận mình: đã gần 30 tuổi đầu, sinh kế khó khăn, cuộc đời long đong, chưa định hướng, sao có thể đèo bòng vợ nọ con kia? Vậy hai người chỉ có thể xem nhau như đôi tri kỷ "Cùng một lứa bên trời lận đận" sao có thể tính đến chuyện xa hơn?

Thế rồi hai mươi năm sau, gặp dịp đi sứ Trung Quốc, qua Thăng Long, Nguyễn Du lại nhận được một bài thơ nôm với đầu đề "Cảm cứu kiêm trình cần chính điện học sĩ Nguyễn hầu".

"Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung
Mượn ai tới đấy gởi cho cùng
Chữ tình chốc đã ba năm vẹn
Giấc mộng rồi ra nửa khắc không
Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập
Phấn son càng tủi phận long đong
Biết còn mấy chút sương siu mấy
Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong?"

Nhưng công việc quá gấp, Nguyễn Du sao có thể tìm gặp nàng, cũng không thể viết thư cho nàng. Viết để cho nàng sầu hận ư, cho nàng chờ mong kéo dài héo hắt ư? Có nỡ nào? Vậy thôi "Trăm năm đành phụ với đầu xanh".

Ái Hoa
(còn tiếp)

_________________________
Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 4 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa   Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 4 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Giai Thoại Chữ Nghĩa
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Giai thoại văn học Việt Nam
» Giai thoại về chữ Phúc
» Những Giai Thoại về Các Vị Tam Nguyên
» 36 giai thoại về Nguyễn Công Trứ
» Giai thoại thơ Đường - Cao Tự Thanh
Trang 4 trong tổng số 10 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: Ái Hoa-