Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 21:51

Những bài học thuộc lòng by Trà Mi Yesterday at 08:19

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Yesterday at 00:47

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Mon 09 Sep 2024, 21:54

Tính cách của người Sài Gòn ngày xưa by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 08:28

Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 07:21

7 chữ by Tinh Hoa Sun 08 Sep 2024, 20:35

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Sun 08 Sep 2024, 20:34

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Thu 05 Sep 2024, 19:19

Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Wed 04 Sep 2024, 21:29

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Tue 03 Sep 2024, 23:39

Lục bát by Tinh Hoa Sat 31 Aug 2024, 23:09

Xe gắn máy tại miền Nam Việt Nam trước 1975 by Trà Mi Thu 29 Aug 2024, 14:22

Lưu Kỷ Niệm TX Ngọc Điền by mytutru Wed 28 Aug 2024, 16:25

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 27 Aug 2024, 18:39

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:36

Một thoáng mây bay 5 by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:22

CHIA ĐAU CÙNG PHƯƠNG NGUYÊN by Ai Hoa Mon 26 Aug 2024, 15:19

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 22 Aug 2024, 03:13

TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Wed 21 Aug 2024, 15:30

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:35

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:26

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:23

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU by Phương Nguyên Tue 20 Aug 2024, 08:58

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 20 Aug 2024, 05:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Mon 19 Aug 2024, 01:44

Chia buồn by Phương Nguyên Fri 16 Aug 2024, 08:13

Phật Tại Tâm = Cánh Cửa Mở Vào Cửa Phật & Bốn Quả Thánh by mytutru Fri 16 Aug 2024, 02:14

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Thu 15 Aug 2024, 07:39

Chút tâm tư by tâm an Wed 14 Aug 2024, 07:12

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Giai Thoại Chữ Nghĩa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Next
Tác giảThông điệp
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10590
Registration date : 23/11/2007

Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa   Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 7 I_icon13Fri 24 Oct 2014, 08:48

Quyết đỗ cao để lấy được vợ đẹp

Nhiều người ban đầu mục tiêu học giỏi, đỗ cao của họ chỉ là vì muốn có được một hồng nhan mà mình yêu mến, trong số đó nổi tiếng nhất là Bảng nhãn Hứa Tam Tỉnh và Thám hoa Hoàng Sầm.



Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 7 Trang710

Hình minh hoạ


Thời xưa, việc thi đỗ và giành được học vị cao trong các kỳ thi là niềm mơ ước của biết bao người theo đòi bút nghiên, đèn sách những mong có ngày hiển đạt để thỏa chí đem tài năng ra giúp nước, mang lại danh tiếng cho bản thân, gia đình và dòng họ… Thế nhưng có những người ban đầu mục tiêu học giỏi, đỗ cao của họ chỉ là vì muốn có được một hồng nhan mà mình yêu mến, trong số đó nổi tiếng nhất là Bảng nhãn Hứa Tam Tỉnh và Thám hoa Hoàng Sầm.

Bị người đẹp thử thách trong đêm tân hôn


Hứa Tam Tỉnh (1481-?) người làng Như Nguyệt (tên nôm là Ngọt), huyện Yên Phong xứ Kinh Bắc (nay thuộc xã Tam Giang, huyện Yên Phong, Bắc Ninh) xuất thân gia cảnh nghèo khó nên không có điều kiện được học tập đến nơi đến chốn nhưng từ thuở nhỏ đã nổi tiếng thông minh, nhanh nhẹn.

Vì ham học mà hàng ngày, Hứa Tam Tỉnh mỗi khi ngơi việc chăn trâu, cắt cỏ lại đến bên trường làng nghe lỏm thầy đồ dạy chữ, sau lại mượn bạn bè sách vở để tự học, tối đến lúc thì đốt lá khô, khi thì bắt đom đóm làm đèn để đọc sách, luyện viết chữ.

Đến tuổi thanh niên, Hứa Tam Tỉnh trở thành một thanh niên vạm vỡ, khỏe mạnh và có tiếng là văn hay, chữ đẹp, ứng đối như thần thế nhưng không mấy để ý đến chuyện thi cử khoa danh mà chỉ chú tâm với công việc ruộng đồng.

Một lần đi trên đường, Hứa Tam Tỉnh gặp đám rước quan Trấn thủ xứ Kinh Bắc trẩy qua, phía sau kiệu quan là võng của tiểu thư con quan.

Có cơn gió thổi nhẹ làm bay dải vải hồng trên võng, Hứa Tam Tỉnh thoáng nhìn thấy tiểu thư nhan sắc diễm lệ đâm ra mê mẩn mới nằn nì với một người phu cáng xin cho mình khiêng thay để được ngắm người đẹp cho thỏa thích.

Khi về nhà, Hứa Tam Tỉnh cứ thần người vì tơ tưởng đến bóng hồng con quan, rồi nằng nặc đòi mẹ phải đến hỏi tiểu thư về làm vợ mình. Người mẹ sợ quá không dám đi, nhưng sau vì thương con liền đánh liều đến dinh quan.

Thấy chuyện lạ đời, quan Trấn thủ cười lớn nhưng rồi ông ngẫm nghĩ, biết đâu anh chàng nông phu kia nếu không phải là kẻ cuồng vọng thì tất là người khác thường, ông liền nói với bà cụ:
_ Nếu con trai bà muốn vậy thì gọi nó đến đây, ta xem học hành ra sao, nếu quả là người tài năng thì sẽ gả tiểu thư cho!.

Bà mẹ già vội vã trở về bảo con đến hầu chuyện quan ngay. Lúc giáp mặt, quan Trấn thủ rất thất vọng khi thấy Hứa Tam Tỉnh tuy khỏe mạnh nhưng da đen, người lùn, mặt mũi xấu xí, duy chỉ có con mắt là tinh anh sáng tỏ.

Tuy nhiên hỏi đến sách vở, kiến thức thì Hứa Tam Tỉnh đối đáp rất trôi chảy vì thế ông lấy làm mừng mới bảo chàng thanh niên ở lại trong dinh để ăn học thêm và giao hẹn nếu thi đỗ cao thì nhất định sẽ gả con gái của mình cho.

Từ đó, Hứa Tam Tỉnh dốc sức học hành, chỉ hơn 1 năm sau tham dự kỳ thi Hương đỗ đầu, tiếp đó vượt qua kỳ thi Hội. Quan Trấn thủ y lời hẹn cũ cho tổ chức đám cưới, làm lễ thanh thân cho đôi trẻ.

Tưởng rằng mọi chuyện như thế là êm xuôi, tốt đẹp, nào ngờ vượt qua được “cửa ải” người cha thì Hứa Tam Tỉnh lại phải đối mặt với thử thách của tân nương, sách “Đăng Khoa lục sưu giảng” có chép về chuyện này:

“Tới khi làm lễ hợp cẩn, thì tiểu thư vì đã biết Hứa Tam Tỉnh là anh chàng khiêng cáng ngày trước, lại thêm người đen lùn xấu xí nên chưa ưng lắm, sai người hầu cầm tờ thiếp ra bảo rằng:
_ Cô tôi có một vế câu đối nếu quan tân khoa đối được thì hãy xin làm lễ!.

Vế ra rằng:
_ Ốc lậu nguyệt xuyên hình như kê noãn, tam tam tứ tứ.
(Nghĩa là: Nhà thủng bóng trăng dọi xuống, hình như trứng gà, lốm đa lốm đốm).

Hứa Tam Tỉnh nghĩ mãi không sao đối được, vừa bực mình vừa thẹn công dùi mài đèn sách bấy lâu, liền bỏ ra bờ sông định tự tử cho khỏi nhục. Khi tới sông, tình cờ trông thấy bóng trăng soi trên mặt nước như muôn ngàn lớp sóng bạc dập dềnh, bỗng nảy tứ thơ, quay ngay về phòng đối rằng:
_ Giang trường phong lộng, thế tự long lân, điệp điệp trùng trùng.
(Nghĩa là: Sông dài gió lộng, thế như vảy rồng điệp điệp trùng trùng).

Tiểu thư xem xong chịu cho là hay, cho mời Hứa vào làm lễ hợp cẩn.

Hôm sau, tiểu thư lại đem câu đối ấy trình cha, quan trấn thủ bảo cứ khẩu khí này thì anh ta còn có thể đỗ Trạng nguyên. Về sau, Hứa đỗ đầu thật nhưng chỉ vì xấu xí mà phải đành xuống hàng thứ hai (Bảng nhãn) và đứng sau Trạng Me”.

Về chuyện Hứa Tam Tỉnh bị mất danh hiệu Trạng nguyên, dã sử và giai thoại cho biết, khoa thi năm Mậu Thìn (1508), niên hiệu Đoan Khánh thứ 4 đời Lê Uy Mục, các quan trường đã dự định lấy Hứa Tam Tỉnh đậu Trạng Nguyên, Nguyễn Giản Thanh (người làng Ông Mặc, tên nôm là làng Me thuộc huyện Đông Ngàn, nay là làng Hương Mạc, xã Minh Đức, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh) đậu Bảng Nhãn, Nguyễn Hữu Nghiêm (người làng Phúc Khê, tên nôm là làng Nét, huyện Đông Ngàn, nay là thôn Thọ Khê, xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, Bắc Ninh) đậu Thám hoa.

Trong buổi ba ông vào yết kiến vua, bà Kinh Phi là mẹ nuôi vua cũng có mặt. Thấy Nguyễn Giản Thanh có tướng mạo khôi ngô, tuấn tú, bà Kinh Phi liền chỉ Giản Thanh mà hỏi rằng:
_ Trạng Nguyên đây phải không?.  

Quan trường lúng túng rồi lựa lời tâu rằng:
_ Hai người này tài học ngang nhau, xin Thái hậu và Hoàng thượng xét định.

Vua Lê Uy Mục biết tài văn của Hứa Tam Tỉnh trội hơn, xong cũng muốn chiều lòng mẹ nuôi, nên mới ra bài phú đầu đề là “Phượng hoàng xuân sắc” (Cảnh mùa xuân ở Kinh đô) cho hai ông làm để định đoạt thứ bậc cao thấp.

Hứa Tam Tỉnh rất nhanh làm ngay một bài phú bằng chữ Hán, còn Nguyễn Giản Thanh tinh anh hơn, nghĩ rằng nếu làm bằng chữ Hán thì sẽ không thể cao xa thâm thúy bằng Tam Tỉnh, chi bằng làm bằng chữ Nôm, hình ảnh bóng bẩy, câu văn yểu điệu tất người nghe sẽ dễ hiểu và thích thú hơn.

Quả nhiên khi đọc bài thơ Nôm của Nguyễn Giản Thanh, bà Kinh Phi luôn miệng tấm tắc khen hay, hỏi chuyện lại biết tân khoa cùng quê với mình nên đẹp lòng lắm, vì thế vua mới lấy ông đỗ Trạng nguyên, còn Hứa Tam Tỉnh bị xếp xuống làm Bảng nhãn.

Từ chuyện này dân gian có câu “Trạng Me đè Trạng Ngọt” chính là vì thế, còn các Nho sĩ Kinh Bắc thì làm vè gọi Nguyễn Giản Thanh là “mạo Trạng nguyên”, nghĩa là “Trạng nguyên mặt”, vì đẹp trai mà được đỗ trạng, đồng thời cũng có nghĩa là “Trạng nguyên giả mạo”, thực không xứng đáng.

Còn Hứa Tam Tỉnh, tuy không được đỗ Trạng nguyên nhưng người đời vẫn thường gọi ông là Trạng Ngọt (tức ông Trạng làng Ngọt). Sau khi đỗ đạt, Hứa Tam Tỉnh làm quan đến chức Thị Thư, năm Bính Tý (1516), ông được bổ giữ chức Phó sứ sang nhà Minh (Trung Quốc).

Về sau, khi nhà Mạc thành lập, ông lại làm quan cho vương triều này, sau đó lại được cử đi sứ sang nhà Minh cùng với Nguyễn Văn Thái để cầu phong. Khi trở về Hứa Tam Tỉnh được thăng giữ chức Thượng thư bộ Lại, hàm Thiếu bảo, tước Đôn Giáo bá và được cử làm người dạy dỗ các hoàng tử, đến tuổi già ông xin về trí sĩ tại quê nhà.

Để có vợ đẹp, từ người mù chữ trở thành ông Nghè

Thời xưa có không ít người học từ nhỏ cho đến lúc đầu bạc, tham dự hết khoa thi này đến khoa thi khác mà vẫn không đỗ đạt gì, nhưng cũng có người tuổi còn rất trẻ mà đã nức tiếng văn chương, học giỏi đỗ cao, có tên trong hàng Tam khôi.

Lịch sử khoa cử Việt Nam còn ghi nhận những trường hợp khá lạ, có một số vị chỉ mới bắt đầu đi học, làm quen với sách bút khi đã ở tuổi trưởng thành, thế mà không lâu sau học lực chẳng mấy ai sánh kịp, đi thi đỗ ngay đại khoa, một trong những nhân vật tiêu biểu rất đáng để người đời ngưỡng phục, học tập đó có thể kể đến Hoàng Sầm (1512-?).

Hoàng Sầm người xã Thù Sơn, tổng Quế Trạo, huyện Hiệp Hòa, trấn Kinh Bắc (nay thuộc xã Hòa Sơn, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang), có sách nói ông còn được gọi bằng tên khác là Trần Diệm, quê ở làng Tô Đê, huyện Phụ Dực, trấn Sơn Nam Hạ (nay thuộc xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình).

Mồ côi cha từ nhỏ, Hoàng Sầm ở với mẹ già trong cảnh nghèo khó. Ông có dung mạo xấu, vóc dáng thấp, da đen, riêng có đôi mắt sáng thông minh; do không được học hành gì nên Hoàng Sầm chỉ là dân phu.

Một lần bị bắt đi gánh võng cho con gái quan Thượng thư Nguyễn Doãn Địch khi cô cùng gia đình theo cha về trí sĩ tại làng, thấy con gái quan dung mạo đoan chính, xinh đẹp, Hoàng Sầm đâm mê mẩn cứ nằng nặc đòi mẹ làm lễ sang hỏi cưới.

Bà mẹ thương con đành chuẩn bị trầu cau đánh liều đến hỏi và điều thú vị là câu chuyện sau đó diễn biến gần như câu chuyện của Trạng Ngọt Hứa Tam Tỉnh. Sách “Tang thương ngẫu lục” của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án thuật lại như sau:

“Hoàng Sầm là người làng Thù Sơn, đời đời làm nghề cày ruộng. Cha mất sớm, gia sản để lại chỉ có mấy sào ruộng, mẹ con cùng lo cày cấy, nương nhau mà sống. Mãi đến năm 24 tuổi, ông vẫn chưa biết một chữ nào.

Bấy giờ ở huyện ông, có quan Thượng thư Nguyễn Công Doãn (tức Nguyễn Doãn Địch - PV) về làng trí sĩ. Quan huyện sở tại bắt dân phu phải đi đón rước, Hoàng Sầm cũng là một trong số những dân phu bị sung vào chân khiêng kiệu cho cô con gái quan Thượng thư.

Khi khiêng kiệu, ông liếc mắt nhìn thấy tiểu thư có nhan sắc thật tuyệt vời, lòng rung động khó tả. Về nhà ông liền nói với mẹ là muốn cưới cô tiểu thư của quan Thượng làm vợ. Quan Thượng nói:
_ Con gái nhà quan, có đâu lại gả cho một kẻ bạch đinh. Hễ sau này anh làm nên sự nghiệp như ta, anh mới có thể lấy con gái ta được.

Ông lạy hai lạy rồi thưa:
_ Xin vâng mệnh quan lớn, nhưng cũng mong quan lớn giữ lời hứa cho.

Về nhà, ông bèn giấu mẹ, bán trộm một sào ruộng được 30 quan tiền, lần đường tìm tới kinh đô rồi xin làm học trò của một bậc danh Nho. Ba năm sau, ông đã giỏi lắm, nhân đó, lấy cớ là học trò bị bỏ sót tên, lên xin quan huyện Hiệp Hòa được dự khảo thí.

Ông trúng ở huyện, rồi đi thi Hương và đỗ Giải nguyên. Đỗ đầu thi Hương rồi, ông nhờ người làng đến nói với quan Thượng xin đừng sai lời hẹn cũ, rồi lên kinh đô thi Hội. Bấy giờ con gái quan Thượng tuy cũng đã có mấy đám đến dạm hỏi, nhưng cô chưa ưng ý ai, vẫn còn ở nhà.

Khoa Mậu Tuất (1538), niên hiệu Đại Chính đời nhà Mạc, lúc đó ông mới 27 tuổi, đỗ Thám hoa. Hôm vinh quy bái tổ, ông trở về và làm đám cưới ngay giữa sân nhà quan Thượng, người làng ai cũng cho là một vinh hạnh hiếm có. Sau, ông làm quan, được phong tới chức Lễ Bộ Tả Thị Lang, tước là Hoành Phúc bá.

Câu chuyện lạ lùng của Hoàng Sầm ở tuổi 24 còn đang mù chữ mà chỉ ba năm sau đã đỗ đến bậc Tam khôi là điều hiếm có. Ông tin rằng việc mình thành phu khiêng võng cho tiểu thư con quan Thượng là duyên số, là sợi tơ hồng của ông Tơ bà Nguyệt trói xe duyên nên quyết tâm không thể để mất cơ duyên này, đó chính là động lực to lớn khiến ông trở thành bậc khoa bảng danh tiếng.

(Theo Phunutoday)

_________________________
Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 7 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa   Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 7 I_icon13Sat 25 Oct 2014, 02:22

Ai Hoa đã viết:

Người khiêm tốn muh, ai giành post thì nhường!  :thua:

Chòy... ai đăng cho em đọc em mừng húm thì có ở đó mà giành :thua:
Chỉ là... phần cuối của câu chuyện, mọi người đợi gần... 3 năm thôi à :pp:
3 năm thì làm gì em nhớ hết nổi :potay: Em cứ thấy bài trên net... copy rồi paste thôi
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa   Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 7 I_icon13Sat 25 Oct 2014, 02:30

Ai Hoa đã viết:
Quyết đỗ cao để lấy được vợ đẹp

Nhiều người ban đầu mục tiêu học giỏi, đỗ cao của họ chỉ là vì muốn có được một hồng nhan mà mình yêu mến, trong số đó nổi tiếng nhất là Bảng nhãn Hứa Tam Tỉnh và Thám hoa Hoàng Sầm.



Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 7 Trang710

Hình minh hoạ
...
 
Đọc các giai thoại này em thấy phục nhất các ông quan cha, không vì thấy người vừa nghèo vừa xấu mà khinh dễ, nhờ vậy mới thúc đẩy được 2 nhân tài giúp nước :-bd
Còn các vị tiểu thơ, thật là ngưỡng mộ, có được người hết lòng vì mình như vậy cũng bõ công trang điểm  :trong:

:crying: hic hic... tủi thân wé ... hic hic... :crying:
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10590
Registration date : 23/11/2007

Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa   Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 7 I_icon13Fri 31 Oct 2014, 11:23

Cuộc đối đầu giữa Nguyễn Hữu Cầu và Phạm Đình Trọng

Nguyễn Hữu Cầu quê ở làng Lôi Động ( hay Lôi Dương ), huyện Thanh Hà, Hải Dương. Xuất thân trong một gia đình làm nghề chài lưới nên bơi lặn rất giỏi. Ông còn có tên tục là He, người đời ca tụng gọi là Quận He ( cá he hoặc tôm he ??? ) Có tài liệu cho rằng ông sinh vào năm 1714. Theo phỏng đoán của nhiều nhà nghiên cứu thì cũng vào khoảng xê xích năm này bởi ông là người cỡ trạc tuổi Phạm Đình Trọng. Về năm mất thì sử sách đều thống nhất là năm 1751. Ông mồ côi cha từ nhỏ nên cuộc sống lam lũ, có lúc phải đi ở cho nhà giàu. Tuy vậy mẹ của Nguyễn Hữu Cầu vẫn cố gắng cho ông học hành cả văn lẫn võ.

Nguyễn Hữu Cầu bước vào thời niên thiếu giữa thời buổi nhiễu nhương. Chúa Trịnh Giang chơi bời vô độ, mua quan bán tước, thuế khóa nặng nề, lại còn giết vua Lê Duy Phương, sau bị mắc bệnh lạ ở miết dưới cung điện ngầm dưới đất, giao chính sự cho bọn hoạn quan lộng hành. Rồi thì mất mùa, đầu cơ, đói kém xảy ra khắp nơi. Nguyễn Hữu Cầu vốn là người sẵn chí lớn và bất mãn với nhà chúa, lại thêm hoàn cảnh cơ cực đã tự tụ tập trai tráng tổ chức cướp các thuyền buôn thóc lúa, ban phát cho dân nghèo.

Nhân có cuộc khởi nghĩa lớn của Nguyễn Tuyển và Nguyễn Cừ, ông mang lực lượng mình gia nhập năm 1739. Từ năm 1739 đến 1741 Nguyễn Hữu Cầu là một chiến binh giỏi lập nhiều công lao dưới trướng của Nguyễn Cừ, được Nguyễn Cừ gả con gái tên là Nguyễn Ngọc Quỳnh cho Cầu. Đi tới đâu ông cũng dùng phương châm lấy của giàu chia cho dân nghèo. Ai ai cũng mến đức.

Phạm Đình Trọng xuất thân dòng dõi danh gia quyền quý. Ông sinh năm 1714, mất năm 1754. Quê quán tại làng Kinh Giao, huyện Giáp Sơn, trấn Hải Dương ( nay thuộc thành phố Hải Phòng ) Tổ họ Phạm là danh sĩ Phạm Sư Mạnh thời nhà Trần. Gia phả của Phạm Đình Trọng có nhiều người đỗ đạt cao và làm quan lớn. Cha của ông Trọng là Phạm Doãn Địch, tri phủ Thiệu Phong (?).

Phạm Đình Trọng là con người liêm khiết, sùng Nho, văn võ song toàn và có tài cao về văn học. Từ nhỏ ông và Nguyễn Hữu Cầu từng học chung một thầy là Phạm Đình Khiêm. Ông luôn được lòng thầy và nổi tiếng khắp vùng về văn chương. Phạm Đình Trọng đỗ Hương cống lúc 20 tuổi, đỗ tiến sĩ năm 1739 lúc mới 25 tuổi. Sau đó ông được phong chức Phó đô ngự sử, Bồi tụng tại phủ chúa, được phong tước Dao Lĩnh Hầu. Kế đến, năm 1741 Phạm Đình Trọng được bổ nhiệm kiêm thêm chức Hiệp đồng tại đạo Đông Triều thuộc Hải Dương cùng với các quan lo vỗ an dân chúng và đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa. Cũng vào năm 1741, ông bắt sống được thủ lĩnh của một cuộc khởi nghĩa lớn là Nguyễn Cừ ( cũng là cha vợ của Nguyễn Hữu Cầu ) tại núi Ngọa Vân. Phạm Đình Trọng lại được phong hữu thị lang bộ công.

Tương truyền thuở nhỏ Nguyễn Hữu Cầu và Phạm Đình Trọng cùng học một thầy. Trọng hay được thầy khen nhưng Cầu không phục. Một hôm đi đám ma về, thầy cho cả hai người đi theo. Nhà đám biếu thủ lợn, Cầu và Trọng tỵ nhau không ai chịu xách. Thầy bèn ra vế đối, bảo ai đối được thì không phải xách:
_ Huề trư thủ (xách đầu lợn)

Trọng đối lại:
_ Phan long lân (Vịn vây rồng)

Còn Cầu đối:
_ Diệt Tần phá Sở

Thầy gõ quạt lên đầu Cầu, nói câu đối không chuẩn, thừa chữ và bắt xách thủ lợn. Nhưng Cầu vẫn gân cổ cãi:
_ Tôi đối sai thật, nhưng ý tôi là muốn bóc vẩy rồng kia, chứ không thèm vịn vây rồng như Trọng!

Một lần khác thầy lại ra vế đối:
_ Mười rằm trăng náu, mười sáu trăng treo

Trọng đối:
_ Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc

Cầu lại đối rằng:
_ Tháng mười sấm rạp, tháng chạp sấm động

Thầy nghe xong bảo:
_ Thằng Trọng có khẩu khí làm quan to, còn thằng Cầu thì chỉ làm giặc!

Rồi từ đó ông đồ sợ không dám nhận dạy Cầu nữa. Sau này quả nhiên Trọng làm quan cho nhà Lê còn Cầu khởi nghĩa chống triều đình.

Khi Nguyễn Cừ bị bắt, Nguyễn Hữu Cầu đem thủ hạ về giữ núi Đồ Sơn và đất Vân Đồn. Năm 1743, quận He giết được Thủy Đạo đốc binh là Trịnh Bảng, tự xưng làm Đông Đạo Thống Quốc Bảo Dân Đại Tướng Quân, thanh thế lừng lẫy. Sau đó bị Hoàng Ngũ Phúc đem binh đến vây ở núi Đồ Sơn, Hữu Cầu phá vây ra, về đánh lấy thành Kinh Bắc. Trấn phủ là Trần Đình Cẩm và Đốc đồng là Vũ Phương Đề đánh thua ở Thị Cầu phải bỏ ấn tính mà chạy; ở Thăng Long được tin ấy triều đình rất lo lắng.

Hoàng Ngũ Phúc đem binh về, cùng với Trương Khuông lấy lại thành Kinh Bắc, nhưng thế Nguyễn Hữu Cầu vẫn mạnh, phá quân của Trương Khuông ở làng Ngọc Lâm (thuộc huyện Yên Dũng), đuổi quân của quan thống lĩnh Đinh Văn Giai ở Xương Giang (thuộc huyện Bảo Lộc) rồi lại về vây dinh Thị Cầu. Trịnh Doanh sai Hoàng Ngũ Phúc và Phạm Đình Trọng đem binh đến đánh bại Hữu Cầu ở Xương Giang.

Vì ngày thường cướp được thóc gạo của thuyền buôn, đem cho dân nghèo, cho nên quận He đi đến đâu cũng có người theo, muốn lấy bao nhiêu quân lương cũng có. Nguyễn Hữu Cầu được các sử gia đánh giá là người kiệt hiệt, nhiều mưu mẹo nhất trong số các thủ lĩnh khởi nghĩa lúc đó. Có khi bị vây hàng mấy vòng, ông chỉ một mình một ngựa phá vây ra, rồi chỉ trong mấy ngày lại có hàng vạn người đi theo.

Các tướng sĩ họ Trịnh ai cũng sợ quận He, duy chỉ có Phạm Đình Trọng là bạn học thuở nhỏ là người hiểu quận He. Tương truyền có lần hai bên đối trận, Phạm Đình Trọng ra vế đối sai người đưa cho Cầu như sau:
_ Thổ triệt bán hoành, thuận giả thượng, nghịch giả hạ

Nghĩa là: chữ "thổ" (土) bỏ nửa một nét ngang, để xuôi là chữ "thượng" (上), để ngược là chữ "hạ"  (下) . Câu này có ý đe doạ Cầu nếu thuận theo triều đình thì có chức, chống lại thì bị diệt.

Hữu Cầu viết thư đối lại rằng:
_ Ngọc tàng nhất điểm, nhập vi chúa, xuất vi vương

Nghĩa là: chữ "ngọc" (玉) có một dấu chấm, để lên đầu là chữ "chúa" (主), bỏ đi là chữ "vương" (王). Ý nói chí lớn của mình chẳng làm chúa cũng làm vua chứ không chịu hàng.

Sau trận Xương Giang, thấy lực lượng mình tổn thất khá nặng, Nguyễn Hữu Cầu quyết định rút quân về Đông đạo Hải Dương. Cuộc rút quân đã đưa phần lớn lực lượng nghĩa quân về Đông đạo an toàn nhưng toán quân nhỏ dùng thuyền nhẹ chở các chiến lợi phẩm theo sau bị chặn đánh mất hết cả của cải. Lúc này, Phạm Đình Trọng được phong làm Hiệp thống lãnh đạo Đông Bắc cùng với Hoàng Ngũ Phúc toàn quyền đều động quân đánh dẹp Nguyễn Hữu Cầu. Còn về phần Nguyễn Hữu Cầu, ông cho quân rút về đóng ở Hạc Động, dựa vào địa thế sông ngòi ven biển thường cho quân tỏa ra cướp phá các nơi xung quanh và đánh nhau cầm cự với quân Hoàng Ngũ Phúc cùng Phạm Đình Trọng. Trong một trận nhỏ, một toán quân quấy cướp do tướng giỏi của Nguyễn Hữu Cầu tên là Thông bị Phạm Đình Trọng vây đánh, Thông bị Phạm Đình Trọng giết chết. Nguyễn Hữu Cầu mất đi cánh tay đắc lực. Do đánh nhau với quân triều đình quá nhiều trận nên lực lượng của Nguyễn Hữu Cầu bị hao mòn dần. Điều đó cũng là do cách đánh của Phạm Đình Trọng là đánh gấp, liên tục, tách nghĩa quân khỏi lực lượng bình dân và không cho Nguyễn Hữu Cầu có thời gian nghỉ ngơi, chiêu mộ thêm lực lượng.

Trước tình hình bất lợi, Nguyễn Hữu Cầu bí mật cho thuộc hạ tên là Hựu đút lót quyền thần Đỗ Thế Giai và Nguyễn Phương Đĩnh chuyển lời đến chúa Trịnh Doanh xin hàng. Thông điệp này khiến cả phủ chúa tranh cãi gay gắt. Phe chủ chiến chiếm số đông với hầu hết văn thần, võ tướng. Phe chủ hòa ít người hơn gồm một số cận thần của Trịnh Doanh. Nhưng thật ra Trịnh Doanh cũng thuộc phái chủ hòa. Thế là lời đầu hàng của Nguyễn Hữu Cầu được chấp thuận. Trịnh Doanh ban cho Nguyễn Hữu Cầu chức Ninh Đông tướng quân, tước Hương nghĩa hầu, các tướng dưới quyền Nguyễn Hữu Cầu cũng được ban chức tước. Nguyễn Hữu Cầu tức giận vì bị Phạm Đình Trọng đánh phá liên tục, cho người về quê đào mả mẹ của Phạm Đình Trọng quăng xuống sông. Phạm Đình Trọng về triều khóc lóc với chúa Trịnh, thề quyết sống chết với Nguyễn Hữu Cầu.

(còn tiếp)

_________________________
Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 7 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10590
Registration date : 23/11/2007

Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa   Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 7 I_icon13Fri 31 Oct 2014, 11:25

Cuộc đối đầu giữa Nguyễn Hữu Cầu và Phạm Đình Trọng

Thật ra thì Nguyễn Hữu Cầu vốn chỉ làm kế hoãn binh, mà chúa Trịnh Doanh cũng chỉ giả vờ cho hàng để dụ dỗ Nguyễn Hữu Cầu. Duy chỉ có Phạm Đình Trọng là bất chấp chỉ dụ của chúa, quyết đánh Nguyễn Hữu Cầu tới cùng. Sau khi ban thưởng hậu cho Nguyễn Hữu Cầu, chúa Trịnh Doanh cho người triệu Nguyễn Hữu Cầu về triều. Nguyễn Hữu Cầu sợ chúa Trịnh triệu mình về để giết chết nên mượn cớ là bị Phạm Đình Trọng chặn đánh không về được. Chính sách hai mặt của Trịnh Doanh thể hiện ở chỗ vừa dụ hàng Nguyễn Hữu Cầu, vừa khích lệ ý chí quyết đánh của Phạm Đình Trọng. Còn Nguyễn Hữu Cầu cũng chẳng hề đơn giản, một mặt nhận sắc phong của chúa Trịnh, mặt khác tố cáo Phạm Đình Trọng đánh chặn đường mình, lại cứ cho quân đi cướp phá các nơi. Trịnh Doanh một lần nữa nhượng bộ, sai quan thiêm tri Nguyễn Phi Sảng mang chỉ dụ triệu Nguyễn Hữu Cầu, đồng thời dụ bảo Phạm Đình Trọng đừng đánh gấp. Chỉ dụ đến nơi, Phạm Đình Trọng bảo : "Người làm tướng ở ngoài chiến trường, có khi không chịu nhận mệnh lệnh của vua. Tôi với Hữu Cầu không cùng đội trời chung, tôi đã từng nói ở trước chúa thượng. Nay ông tự nhận mệnh lệnh đi chiêu hàng, tôi tự nhận mệnh lệnh đi giết giặc, nếu gặp thế có thể đánh được giặc, thì tôi cũng không vì cớ ông đến chiêu hàng mà ngần ngại".

Nguyễn Phi Sảng sang Nguyễn Hữu Cầu truyền chỉ dụ của chúa Trịnh và cả lời của Phạm Đình Trọng, đang tiếp sứ thì Phạm Đình Trọng mang quân đến đánh. Nguyễn Hữu Cầu một mặt đưa sứ giả về, mặt khác đem quân chống cự. Cục diện giữa Nguyễn Hữu Cầu và Phạm Đình Trọng cứ thế kéo dài, hàng cứ hàng, đánh cứ đánh. Giao ước đầu hàng giữa Nguyễn Hữu Cầu và chúa Trịnh trở nên nhạt dần và vô nghĩa.

Phạm Đình Trọng đánh nhau với Nguyễn Hữu Cầu hao binh tổn tướng cũng khá nhiều, binh lính của nhà chúa cấp cho không đủ. Ông bèn bỏ của cải nhà ra chiêu mộ thêm nhiều binh lính ở 4 huyện Thanh Hà, Tứ Kỳ, Vĩnh Lại, Thượng Hồng đặt thành 4 cơ đội Thanh, Kỳ, Hồng, Vĩnh giao cho người thân tín chỉ huy. Việc này làm cho lực lượng áp đảo so với Nguyễn Hữu Cầu nhưng lại là cớ để triều thần gièm pha. Đỗ Thế Giai nói với chúa Trịnh Doanh : "Đình Trọng cầm quân ở ngoài, tự ý đặt bộ ngũ riêng, chẳng khỏi không có ý khác". Dù Trịnh Doanh bỏ qua lời Đỗ Thế Giai, lại làm thơ an ủi Phạm Đình Trọng nhưng thật sự trong thâm tâm, Trịnh Doanh đã có ý đề phòng bởi gia đình Phạm Đình Trọng vốn có lòng trung hướng về vua Lê.

Đến tháng 9/1748 chúa Trịnh Doanh lại sai Nguyễn Thế Khải đến để dụ hàng Nguyễn Hữu Cầu nhưng không có kết quả. Nguyễn Hữu Cầu tự mình mang quân đánh vào huyện Duyên Hà, rồi từ Duyên Hà đánh vào vùng Sơn Nam hạ thuộc trấn Sơn Nam. Tướng chỉ huy quân triều đình ở Sơn Nam là quan Trấn thủ Võ Tá Sắt đem quân đánh với Nguyễn Hữu Cầu liên tiếp bị thua, tình thế nguy ngập. Chúa Trịnh Doanh liền sai Phạm Đình Trọng đem quân đến cứu, sau đó lại điều động thêm Hoàng Ngũ Phúc tăng cường lực lượng. Trịnh Doanh nói với Hoàng Ngũ Phúc : “Hạ lộ Sơn Nam, nhân dân đông đúc, sản vật phong phú, tức là đất Quan Trung, Hà Nội của nước nhà đấy. Nay đảng giặc đóng đầy ở cả đấy, thế đương nguy cấp. Nếu Sơn Đông tạm được bình định, thì nhà ngươi nên cùng Đình Trọng hợp sức tiến quân càn quét, để giữ lấy đất Quan Trung, Hà Nội ấy.”(chú thích : Quan Trung, Hà Nội ở đây là 2 vùng đất của Trung Quốc)

Hai cánh quân cứu viện của triều đình kéo tới hợp sức với Võ Tá Sắt, thế mạnh lại nghiêng hẳn về phía quân triều đình. Với quân số áp đảo hơn rất nhiều, Hoàng Ngũ Phúc, Võ Tá Sắt và Phạm Đình Trọng đánh bại được Nguyễn Hữu Cầu ở huyện Cẩm Giàng. Lần này quân triều đình tập trung lực lượng lớn, đánh bại được cuộc tấn công quy mô của Nguyễn Hữu Cầu và làm lực lượng nghĩa quân thiệt hại khá nặng. Tuy nhiên, sự bố trí binh lực quá tập trung lại khiến đường về thành Thăng Long sơ hở không phòng bị. Nguyễn Hữu Cầu nắm bắt cơ hội đó bàn với quân sĩ : "Ta mới bị thua, tin thắng trận đưa về, tất nhiên ở kinh sư không phòng bị, ta đem quân đánh úp thế nào cũng thắng được" , xong rồi lệnh cho quân sĩ âm thầm lợi dụng đêm tối kéo thẳng về Bồ Đề ( Gia Lâm ) hội quân, hẹn canh năm vượt sông đánh úp kinh thành Thăng Long. Kế hoạch này là một đòn khá hiểm nhưng khi thực hiện đã không được như dự kiến của Nguyễn Hữu Cầu, cuộc hành quân đã không theo kịp thời gian. Khi nghĩa quân vượt sông thì trời đã sáng, chúa Trịnh Doanh một mặt tự mình làm tướng dàn quân ở bến Nam Tân chống giữ, mặt khác cho người cấp báo Phạm Đình Trọng về gấp để cứu binh. Phạm Đình Trọng được tin tức tốc kéo quân về. Trước mặt là quân Trịnh Doanh, sau lưng là quân Phạm Đình Trọng, Nguyễn Hữu Cầu lại đại bại rút về Sơn Nam, liên kết với nghĩa quân Hoàng Công Chất. Rõ ràng trong trận này nếu Phạm Đình Trọng chậm trễ khoảng chừng hơn nửa ngày thôi thì e rằng kinh thành đã khó giữ nổi. Bởi binh lực của thành Thăng Long không nhiều mà phần lớn quân đội đã điều đi xa đánh dẹp.

Năm 1749 Nguyễn Hữu Cầu chạy về Sơn Nam hợp binh cùng Hoàng Công Chất đánh chiếm được hai huyện Thần Khê và Thanh Quan, thanh thế lại lớn mạnh. Tháng 10/1749 chúa Trịnh Doanh dự tính thân chinh để đánh Nguyễn Hữu Cầu nhưng trong triều nhiều người can ngăn. Trịnh Doanh bèn hội quân 3 đạo Đông ( trấn Hải Dương ), Nam ( trấn Sơn Nam ), Bắc ( trấn Kinh Bắc ) tại sông Bồ Đề, giao cho Hoàng Ngũ Phúc chức thống lãnh, Phạm Đình Trọng chức hiệp thống lãnh cầm quân đánh Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất. Phạm Đình Trọng lại cùng Hoàng Ngũ Phúc đem lực lượng lớn đánh xuống, nhắm thẳng vào cánh quân Nguyễn Hữu Cầu mà tiêu diệt. Lực lượng của Hoàng Công Chất và Nguyễn Hữu Cầu suy yếu và cách biệt dần trước thế mạnh to lớn của quân triều đình. Có lúc, quân Nguyễn Hữu Cầu bị đánh tan tác mỗi người chạy một ngả, Nguyễn Hữu Cầu phải một người một ngựa phá vòng vây ra rồi sau đó lại tập hợp được lực lượng để chiến đấu.

Đầu năm 1751 quân triều đình và quân Nguyễn Hữu Cầu đụng độ ở sông Mã Não và Hương Nhi thuộc huyện Bình Lục, Nguyễn Hữu Cầu chống không nổi phải rút chạy. Phạm Đình Trọng và Hoàng Ngũ Phúc đuổi gấp đến xã Quang Dực và Lộng Khê thuộc huyện Vĩnh Lại thì bắt kịp và đánh Nguyễn Hữu Cầu tan tác hết cả lực lượng. Nguyễn Hữu Cầu chạy trốn vào Nghệ An, Hoàng Công Chất chạy vào Thanh Hóa.

Nguyễn Hữu Cầu vào Nghệ An nương nhờ bạn chiến đấu cũ là Nguyễn Diên ( cháu của Nguyễn Tuyển, cùng tham gia khởi nghĩa Ninh Xá với Nguyễn Hữu Cầu trước kia ). Nguyễn Diên giúp đỡ cho Nguyễn Hữu Cầu lương thực và binh lính, cho Nguyễn Hữu Cầu đóng quân ở Hương Lãm. Chưa kịp ổn định tình hình thì Phạm Đình Trọng lại đem đại binh đuổi tới đánh vào Hương Lãm. Quân Nguyễn Hữu Cầu lại nhanh chóng tan rã. Nguyễn Hữu Cầu cùng một số tướng sĩ thân cận vượt biển để về lại vùng Hải Dương nhưng chẳng may vừa ra biển thì gặp bão đánh dạt vào bờ. Nguyễn Hữu Cầu cùng mấy chục người còn sống sót trốn tạm ở núi Hoàng Mai rồi bị Phạm Đình Sĩ, thuộc tướng của Phạm Đình Trọng vây bắt được. Lúc này là tháng 2/1751.

Như vậy là sau gần mười năm đương đầu với nhà chúa, tung hoành khắp 3 trong 4 trấn quanh Thăng Long thì cuối cùng Quận He Nguyễn Hữu Cầu đã bị thất bại trong tay người bạn học cũ của mình là Phạm Đình Trọng. Nguyễn Hữu Cầu bị giải đến trướng của Trịnh Doanh đúng vào dịp Trịnh Doanh vừa bắt được thủ lĩnh Nguyễn Danh Phương trong một chuyến thân chinh. Trịnh Doanh cho đây là việc vui hiếm có nên mở tiệc lớn khao thưởng quân sĩ. Trong tiệc, Trịnh Doanh ép Nguyễn Danh Phương rót rượu hầu, còn Nguyễn Hữu Cầu nuốt nhục thổi sáo mua vui cho chúa. Trịnh Doanh thắng trận trở về, giải Nguyễn Danh Phương và Nguyễn Hữu Cầu đến Thái Miếu làm lễ dâng công thắng trận. Khi đó mặt mũi Nguyễn Hữu Cầu vẫn rắn rỏi, Trịnh Doanh mến tài nên không có ý giết. Nhưng sau đó, Nguyễn Hữu Cầu lập mưu vượt ngục thất bại, Trịnh Doanh lệnh xử chém cùng lúc với Nguyễn Danh Phương.

Vốn khi Nguyễn Hữu Cầu còn đóng tại vùng Hải Dương, bị Phạm Đình Trọng đánh tới tấp. Nguyễn Hữu Cầu cùng tướng sĩ căm ghét Trọng nên đào mả mẹ Trọng đổ xuống sông. Phạm Đình Trọng vì việc này mà càng quyết tử chiến với Nguyễn Hữu Cầu. Sau khi Nguyễn Hữu Cầu bị giết, vợ Cầu cũng tự tử bên mộ chồng, Phạm Đình Trọng đem quân về quê giết cả ba họ nhà Nguyễn Hữu Cầu và đào mả cha của Cầu.

Cũng trong năm 1751 Phạm Đình Trọng nhờ lập công lớn nên được Trịnh Doanh phong chức Binh bộ thượng thư, tước Hải Quận công, hàm Thái tử thái bảo, giao đi Trấn thủ Nghệ An kiêm đốc binh châu Bố Chính. Tại Nghệ An, Phạm Đình Trọng dẹp sạch lực lượng của Nguyễn Diên và các lực lượng tàn dư, trộm cướp khác. Chỉ sau vài năm dưới sự quản lý của Phạm Đình Trọng, vùng Nghệ An lại trở nên yên ổn, dân chúng an cư lạc nghiệp. Do có công quá lớn nên Phạm Đình Trọng bị nhiều người trong triều ghen ghét, nhất là Đỗ Thế Giai. Vốn trước đó Đỗ Thế Giai chủ trương hòa hoãn, dung dưỡng Nguyễn Hữu Cầu mà Phạm Đình Trọng lại quyết đánh và lập công lớn. Đỗ Thế Giai từng tâu với Trịnh Doanh việc Phạm Đình Trọng tự lập cơ ngũ riêng và tự cho người thân tín làm tướng chỉ huy. Đến lúc Phạm Đình Trọng ở biên trấn được dân chúng quy phục, Đỗ Thế Giai cùng các cận thần lại tâu rằng Phạm Đình Trọng tự ý cho miễn giảm thuế, tạo uy danh lấn áp cả triều đình. Trịnh Doanh lúc này tin lời Đỗ Thế Giai, ngầm ban rượu độc cho Phạm Đình Trọng. Tháng 2/1754, Đỗ Thế Giai mang rượu độc và chiếu chỉ của chúa Trịnh vào Nghệ An, Phạm Đình Trọng uống rượu độc rồi chết. Lúc đó Phạm Đình Trọng mới 40 tuổi.

Dù cuộc đời Nguyễn Hữu Cầu không có học vị gì, đối đáp văn chương lúc đi học thì toàn thua kém Phạm Đình Trọng. Nhưng ông đã để lại một bài thơ bất hủ, một trong những tuyệt tác của thế kỷ 18 mà người cùng thời với ông hầu như khó ai sánh kịp. Đó là bài thơ Chim Trong Lồng mà Nguyễn Hữu Cầu làm trước lúc bị xử chém. Bài thơ này phản ánh đúng chí khí mạnh mẽ, ngang ngạnh, hào sảng, khát khao tự do của Nguyễn Hữu Cầu. Đây là một kiểu thơ kết hợp cả Hán và Nôm, tứ thơ rất mới lạ nhưng lại vô cùng nhịp nhàng, cực hiếm thấy trong nền văn học trung đại của Việt Nam. Bài thơ còn có giá trị trong việc nghiên cứu cách dùng từ của người Việt thời bấy giờ.

Chim Trong Lồng

Nhất lung thiên địa tàng thân tiểu (1)
Vạn lý phong vân cử mục tần (2)
Hỏi sao sao luỵ cơ trần
Bận tài bay nhảy, xót thân tang bồng
Nào khi vỗ cánh rỉa lông
Hót câu thiên túng (3) trong vòng lao lung
Chim oanh nọ vẫy vùng giậu bắc
Đàn loan kia túc tắc cành nam (4)
Mặc bay đông ngữ tây đàm (5)
Chờ khi phong tiện dứt dàm vân lung (6)
Bay thẳng cánh muôn trùng tiêu hán (7)
Phá vòng vây làm bạn kim ô (8)
Giang sơn khách diệc tri hồ?(9)

Chú thích thơ :

(1) Trời đất như cái lồng, nhốt mình vào cảm thấy nhỏ hẹp
(2) Phóng mắt nhìn gió mây muôn dặm
(3) "thiên túng" nghĩa là thoát ra bầu trời
(4) "túc tắc cành nam" nghĩa là vui đùa nhảy nhót ở cành nam (túc tắc là từ cổ ngày nay chỉ còn một số ít vùng sử dụng)
(5) Ý nói coi thường những lời dị nghị
(6) Chờ khi thuận gió sẽ thoát khỏi lồng mây (dứt dàm là từ miền Bắc ngày nay hiếm dùng, nhưng lại được dùng ở một số vùng miền Nam)
(7) núi non
(8) mặt trời
(9) Núi sông người có biết chăng?

Cách dùng từ của bài thơ này một số chỗ khá giống với phong cách nói chuyện của người miền quê Nam Bộ. Qua đó cho thấy được việc ngôn ngữ ở miền Bắc ngày nay đã có thay đổi khá nhiều so với thế kỷ 18.

_________________________
Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 7 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa   Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 7 I_icon13Fri 07 Nov 2014, 03:58

Ai Hoa đã viết:
Cuộc đối đầu giữa Nguyễn Hữu Cầu và Phạm Đình Trọng
...
Dù cuộc đời Nguyễn Hữu Cầu không có học vị gì, đối đáp văn chương lúc đi học thì toàn thua kém Phạm Đình Trọng. Nhưng ông đã để lại một bài thơ bất hủ, một trong những tuyệt tác của thế kỷ 18 mà người cùng thời với ông hầu như khó ai sánh kịp. Đó là bài thơ Chim Trong Lồng mà Nguyễn Hữu Cầu làm trước lúc bị xử chém. Bài thơ này phản ánh đúng chí khí mạnh mẽ, ngang ngạnh, hào sảng, khát khao tự do của Nguyễn Hữu Cầu. Đây là một kiểu thơ kết hợp cả Hán và Nôm, tứ thơ rất mới lạ nhưng lại vô cùng nhịp nhàng, cực hiếm thấy trong nền văn học trung đại của Việt Nam. Bài thơ còn có giá trị trong việc nghiên cứu cách dùng từ của người Việt thời bấy giờ.

Chim Trong Lồng

Nhất lung thiên địa tàng thân tiểu (1)
Vạn lý phong vân cử mục tần (2)
Hỏi sao sao luỵ cơ trần
Bận tài bay nhảy, xót thân tang bồng
Nào khi vỗ cánh rỉa lông
Hót câu thiên túng (3) trong vòng lao lung
Chim oanh nọ vẫy vùng giậu bắc
Đàn loan kia túc tắc cành nam (4)
Mặc bay đông ngữ tây đàm (5)
Chờ khi phong tiện dứt dàm vân lung (6)
Bay thẳng cánh muôn trùng tiêu hán (7)
Phá vòng vây làm bạn kim ô (8)
Giang sơn khách diệc tri hồ?(9)

Chú thích thơ :

(1) Trời đất như cái lồng, nhốt mình vào cảm thấy nhỏ hẹp
(2) Phóng mắt nhìn gió mây muôn dặm
(3) "thiên túng" nghĩa là thoát ra bầu trời
(4) "túc tắc cành nam" nghĩa là vui đùa nhảy nhót ở cành nam (túc tắc là từ cổ ngày nay chỉ còn một số ít vùng sử dụng)
(5) Ý nói coi thường những lời dị nghị
(6) Chờ khi thuận gió sẽ thoát khỏi lồng mây (dứt dàm là từ miền Bắc ngày nay hiếm dùng, nhưng lại được dùng ở một số vùng miền Nam)
(7) núi non
(8) mặt trời
(9) Núi sông người có biết chăng?

Cách dùng từ của bài thơ này một số chỗ khá giống với phong cách nói chuyện của người miền quê Nam Bộ. Qua đó cho thấy được việc ngôn ngữ ở miền Bắc ngày nay đã có thay đổi khá nhiều so với thế kỷ 18.

Đợi chiện sĩ biến bài thơ này thành thể ĐL nà :ae_014:
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10590
Registration date : 23/11/2007

Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa   Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 7 I_icon13Wed 12 Nov 2014, 10:01

Shiroi đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Cuộc đối đầu giữa Nguyễn Hữu Cầu và Phạm Đình Trọng
...
Dù cuộc đời Nguyễn Hữu Cầu không có học vị gì, đối đáp văn chương lúc đi học thì toàn thua kém Phạm Đình Trọng. Nhưng ông đã để lại một bài thơ bất hủ, một trong những tuyệt tác của thế kỷ 18 mà người cùng thời với ông hầu như khó ai sánh kịp. Đó là bài thơ Chim Trong Lồng mà Nguyễn Hữu Cầu làm trước lúc bị xử chém. Bài thơ này phản ánh đúng chí khí mạnh mẽ, ngang ngạnh, hào sảng, khát khao tự do của Nguyễn Hữu Cầu. Đây là một kiểu thơ kết hợp cả Hán và Nôm, tứ thơ rất mới lạ nhưng lại vô cùng nhịp nhàng, cực hiếm thấy trong nền văn học trung đại của Việt Nam. Bài thơ còn có giá trị trong việc nghiên cứu cách dùng từ của người Việt thời bấy giờ.

Chim Trong Lồng

Nhất lung thiên địa tàng thân tiểu (1)
Vạn lý phong vân cử mục tần (2)
Hỏi sao sao luỵ cơ trần
Bận tài bay nhảy, xót thân tang bồng
Nào khi vỗ cánh rỉa lông
Hót câu thiên túng (3) trong vòng lao lung
Chim oanh nọ vẫy vùng giậu bắc
Đàn loan kia túc tắc cành nam (4)
Mặc bay đông ngữ tây đàm (5)
Chờ khi phong tiện dứt dàm vân lung (6)
Bay thẳng cánh muôn trùng tiêu hán (7)
Phá vòng vây làm bạn kim ô (8)
Giang sơn khách diệc tri hồ?(9)

Chú thích thơ :

(1) Trời đất như cái lồng, nhốt mình vào cảm thấy nhỏ hẹp
(2) Phóng mắt nhìn gió mây muôn dặm
(3) "thiên túng" nghĩa là thoát ra bầu trời
(4) "túc tắc cành nam" nghĩa là vui đùa nhảy nhót ở cành nam (túc tắc là từ cổ ngày nay chỉ còn một số ít vùng sử dụng)
(5) Ý nói coi thường những lời dị nghị
(6) Chờ khi thuận gió sẽ thoát khỏi lồng mây (dứt dàm là từ miền Bắc ngày nay hiếm dùng, nhưng lại được dùng ở một số vùng miền Nam)
(7) núi non
(8) mặt trời
(9) Núi sông người có biết chăng?

Cách dùng từ của bài thơ này một số chỗ khá giống với phong cách nói chuyện của người miền quê Nam Bộ. Qua đó cho thấy được việc ngôn ngữ ở miền Bắc ngày nay đã có thay đổi khá nhiều so với thế kỷ 18.
  
Đợi chiện sĩ biến bài thơ này thành thể ĐL nà :ae_014:
 
Shiroi tự làm đi, khỏi phải chờ!  lol!

_________________________
Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 7 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10590
Registration date : 23/11/2007

Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa   Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 7 I_icon13Wed 12 Nov 2014, 10:51

Đứa trẻ kỳ tài

Ở quận ba thành phố Sài gòn có một con đường mang tên Kỳ Đồng, nhưng ít người biết ông là ai. Có người tưởng ông tên Kỳ Đồng, nhưng ở Việt Nam không có ai họ Kỳ cả.

Ông tên thật là Nguyễn Văn Cẩm (sách xưa viết là Cầm), người thôn Ngọc Đình, làng Trung Lập, phủ Tiên Hưng, tỉnh Hưng Yên (nay thuộc tỉnh Thái Bình), sinh ngày 8 tháng 10 năm 1875 tức năm Ất Hợi, niên hiệu Tự Đức thứ 28. Ông vốn có tư chất thông minh từ nhỏ lại được cha, là nhà nho giỏi, dạy dỗ. Ông xem sách chỉ thoáng qua là nhớ vì thế mới 7 tuổi đã lầu thông kinh sử cùng các thể văn chương thi phú, tiếng tăm lừng lẫy một vùng, ai ai cũng lấy làm lạ. Do đó, người ta cho ông là Trạng, ứng vào hai câu sấm truyền:
_ Bao giờ Nhân Lý có đình
Trạm Chay có chợ, Ngọc Đình có Trạng sinh

Người ta nô nức rủ nhau đi xem, kẻ muốn thấy mặt Trạng, người thử tài bằng cách ra những câu đố hóc búa. Câu nào, bài nào, Nguyễn Văn Cẩm cũng xem như trò đùa và đôi khi lại tỏ ra là một người có chí khí phi thường.

Quan huấn đạo phủ Tiên Hưng lúc ấy là cụ cử Bùi Tam Đồng, một hôm mời cha con ông lại chơi. Gặp trời mưa, thân phụ ông phải cõng con vào dinh, quan Huấn mỉm cười nói:
- Trạng gì mà bắt cha cõng thế?

Ông đáp:
- Đó không phải cõng mà là chữ "cửu" là lâu vậy, tức nghĩa quan lớn chờ lâu đó.

Quan Huấn hỏi:
- Sao gọi là chữ "cửu"?
- Chữ "cửu" (久)không phải do chữ "nhân" con (tức nhân nhỏ) ở trên chữ "nhân" bố (tức nhân lớn) là gì?

Quan Huấn lấy làm lạ, ra một câu:
- Đứng giữa làng Trung Lập (trung lập có nghĩa là đứng giữa)

Cẩm đối ngay:
- Dấy trước phủ Tiên Hưng (Tiên Hưng có nghĩa là dấy trước)

Quan Huấn ra nữa:
- Tam tài thiên địa nhân (Tam tài là trời, đất và người)

Cẩm lại đối:
- Tứ nhi: Phong, Nhã, Tụng (Tứ nhi là bốn thể thơ: thể phong, thể nhã (gồm 2 tiểu nhã và đại nhã, nhưng chỉ kể là một) và thể tụng)

Trong lúc quan Huấn cùng cha con Nguyễn Văn Cẩm đang đàm đạo, có cụ Thủ khoa Nguyễn Đình Khanh tới, gặp Cẩm, cụ Thủ Khanh cũng ra một câu đối rất khó:
- Tùng mộc do lai thập bát công (Thập bát 十 八 là chữ mộc 木 , ghép với chữ công 公 thành chữ tùng 松)

Cẩm ứng khẩu đối lại:
- Quý hòa tự hữu bát thiên tử (Bát thiên  八 千 là chữ Hòa 禾 để lên chữ tử 子 là chữ quý 季)

Năm Tự Đức thứ 35, ông mới 8 tuối (tuổi ta), tỉnh Hưng Yên có kỳ thi chọn các sĩ tử sang năm dự trường thi hương Nam Định, cha con ông đều lên tỉnh dự. Các quan trong Hội đồng khảo hạch thấy Cẩm còn nhỏ quá, lấy làm lạ, cho gọi đến thử tài. Một vị quan ra đối:
- Bát thế nhân xưng kỳ, kỳ phùng hữu nhật (Tám tuổi người đều cho là lạ, có ngày gặp lạ).

Cẩm đối ngay:
- Thất niên nhân dĩ sĩ, sĩ chính cập thời (Bẩy tuổi người đã làm quan, làm quan đúng lúc).

Một vị quan khác ra:
- Mã xa theo tướng, tốt làm sao? (chữ tốt có 2 nghĩa)

Cẩm đối lại:
- Nam Bắc sang Tây, đông biết mấy! (chữ đông cũng có 2 nghĩa)

Một vị quan nữa ra:
- Thần đồng thất thế thần đồng tử (Thần đồng 7 tuổi thần đồng chết).

Cẩm đối ngay:
- Nguyễn Cẩm thập tuế Nguyễn Cẩm đăng (Nguyễn Cẩm 10 tuổi, Nguyễn Cẩm sẽ vượt lên tất cả).

Các quan muốn biết thêm tài Cẩm, lại ra một câu lắt léo:
- Khổng môn truyền đạo chư hiền, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử (Đạo Khổng truyền cho các thầy giỏi là Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử).

Cẩm không ngần ngại, đối lại như đã học thuộc lòng:
- Chu thất khai cơ liệt thánh Thái Vương, Vương Quý, Văn Vương (nhà Chu mở nghiệp cho các thánh Thái Vương, Vương Quý và Văn Vương).

Các quan đều phục tài, làm sớ tâu về kinh, kèm cả những câu đố. Vua Tự Đức xem thấy sắc cho hai chữ "Kỳ Đồng", có nghĩa là "Đứa trẻ kỳ tài" và châu phê vào sớ "Thử hệ niên khinh, vị khả lục dụng, trước giao Hưng Yên tỉnh thần giáo dục, trừ vi quốc gia nhật chi" (tên này còn ít tuổi quá, chưa lục dụng đuợc, vậy giao các quan tỉnh Hưng Yên dạy dỗ để dùng vào việc nước sau này).

Thiên hạ từ đấy không gọi chính tên ông nữa mà chỉ gọi "Kỳ Đồng". Cũng vì chỗ chưa được lục dụng ấy, Kỳ Đồng mới có bài thơ "tức sự" bằng chữ Hán:

      - Thiên hạ phân phân nại nhược hà
       Đương kim thời sự chính phiền đa
       Kinh niên dân bị phong nhị lạo;
       Kỷ độ tặc xâm chiến dữ hòa
       Hữu loại vị nhiên tân hỏa tá
       Hội kỳ nan kiến thủy ngư gia
       Thiên tâm như đục khai bình trị,
       Xả ngã kỳ thùy tá quốc gia.

dịch:

       Bời bời thiên hạ biết sao đây!
       Thời sự ngày nay rắc rối thay
       Bão lụt hàng năm dân vướng mãi
       Chiến hòa mấy lớp, giặc còn gây
       Lẫn chừng củi lửa chưa tay đốt
       Gặp gỡ vua tôi mỏi mắt chầy
       Bình trị trời kia như muốn mở
       Bỏ ta ai giúp nước non này?
(theo Đỗ Thiên Thư)

Bởi có kỳ tài và khẩu khí như vậy nên mọi người đều kính phục ông đến mức cho Kỳ Đồng tương lai sẽ là một cứu tinh dân tộc, khiến không biết bao nhiêu danh nhân, sĩ tử đến kết thân với ông, mặc dù tuổi ông chỉ đáng con cháu.

(còn tiếp)

_________________________
Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 7 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa   Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 7 I_icon13Thu 13 Nov 2014, 03:26

Ai Hoa đã viết:
Shiroi đã viết:
   
Đợi chiện sĩ biến bài thơ này thành thể ĐL nà :ae_014:
   
Shiroi tự làm đi, khỏi phải chờ!  lol!
 
có người chê em làm thơ dở mà :lulan:
hổng dám làm đâu, sợ bi ăn gạch nữa à :nong:

:horang:

Kỳ Đồng thật đúng là kỳ tài :-bd
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10590
Registration date : 23/11/2007

Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa   Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 7 I_icon13Thu 13 Nov 2014, 14:03

Đứa trẻ kỳ tài (tt)

Ngoài những giai thoại văn chương kể trên Kỳ Đồng còn để lại hậu thế những bài thơ tuyệt tác, chẳng hạn như bài “Lời non nước”:

       Nước xanh biếc lững lờ một giải
       Kế trên bề một trái non cao
       Nhân khi ngẫu nhĩ gặp nhau
       Nước non bày tỏ nông sâu sự đời
       Non bảo nước: "bác người lịch duyệt
       Khắp xa gần đi khắp mọi nơi
       Đục trong đã trải mùi đời
       Gốc nguồn xin kể cho tôi biết cùng
       Nước nghe nói, nỗi lòng tỏ giải
       Rằng: tôi nay tứ hải vi gia
       Thênh thênh đâu cũng là nhà
       Khi vào lục địa khi ra hải tần
       Khắp thiên hạ nhân dân mong mỏi
       Mong gặp tôi cho khỏi khô khan
       Khắp loài sinh vật thế gian
       Công tôi vun tưới dư vàn năm nay
       Thở hơi ra thành mây ngũ sắc
       Phun ra mưa nhuần khắp mọi nơi
       Đục trong đã trải mùi đời
       Đầu non xin kể cho tôi biết cùng!
       Non nghe nói trong lòng chán ngắt
       Bảo nước rằng: chắc thực rỗi hơi,
       Công đâu chìm nổi với đời
       Mà trong mà đục mà vơi mà đầy?
       Cứ như tôi thế này cũng đủ
       Riêng một bầu một thú làm vui
       Trơ vơ đứng ở giữa trời
       Còn trời còn đất vui chơi còn nhiều
       Nước nghe nói mấy điều trái ý
       Mắng non rằng: nghĩa lý phải đâu
       Thử xem một quả địa cầu
       Cổ kim từng mấy bể dâu đổi dời
       Kìa cứ lấy mặt trời mà nói
       Sáng phương Đông, chiều tối phương Tây
       Trăng còn khi khuyết khi đầy
       Bốn mùa khí hậu đêm ngày khác nhau
       Máy tạo hóa ngẫm âu vô định
       Phải tìm đường mưu tính mới xong
       Chí tôi đã quyết gia thông
       Dẫu rằng trong đục, đục trong quản gì
       Ai lại cứ ngồi ỳ như bác
       Coi sự đời chẳng khác chiêm bao
       Đêm ngày mượn thú tiêu dao
       Dù ai muốn khoét muốn đào cũng thôi
       Thế còn mọc ra đời chi nữa
       Chật đất thêm mà có ích gì
       Mau mau phải tính phải suy
       Đá kia nước chảy có khi cũng mòn.

Và bài "Thu dạ hoài ngâm" toàn bằng Hán văn cùng tên như bài thơ của Đinh Nhật Thận, nhưng viết theo thể song thất lục bát:

       Thiên khí nhập Trung thu chí dạ
       Tiêu điều kinh tứ tọa sương hàn
       Tiêu gia biệt chiếm thanh nhàn
       Đả tàn kỳ trận, ẩm tàn cúc bôi
       Cửu thiên ngoại lâu đài ca quản
       Bích khê liên mãn gián đào hoa
       Phương tôn nhất cảm tuế hoa
       Du nhiên bất giác thị hà càn khôn
       Hào đỗ vũ thiên thôn tịch mịch
       Tức trùng thanh tứ bích thê lương
       Khả lân tự cổ chiến trường
       Đài phong kim thốc, điểu nhương cô hồn
       Quần hùng trục hoành bôn chi lộc
       Tứ hải chiêm chi ốc chi ô.
       Thiên tâm vị yếm Hồ xô
       Thủy thâm hỏa nhiệt lai tô giả thùy?
       Quỳ hoắc hữu tâm nhi hướng nhật
       Thu oanh hà vật khước tri thu
       Tây thiên đường bệ giao phu
       Hoa cừu cạnh sắc, chiên hồ đồng chương
       Thiên tầm bách kinh sương bất biến
       Xong nan kim bách luyện di cương
       Cẩu năng thiết thạch can trường
       Di danh trúc giản, lưu phương báo bì
       Y thị nhật nghĩa kỳ xướng xuất
       Tương trung tam thủ nhật Ngu uyên
       Tẩy thanh cựu quốc sơn xuyên
       A đồng khí khái, nhất thiên cao hoành
       Cái trung nghĩa thiên thanh nhật bạch
       Nhi vinh hoa vân bạch cẩu thương
       Lập thân sở quý cương thường
       Hưu tương nhất mộng hoàng lương tráng hoài
       Thế nhân hãn phùng khai khẩu tiếu
       Si nhi diệc vị liễu công gia
       Khả lân lục đại hào hoa
       Du mi Lương quán, đề nha Tổng đài
       Nhân thế bất tri giai kiểu ngã
       Dung tài vô chủ khả lân quân
       Bồi hồi nhân sự thiên thần
       Hoa kinh nhỡn tữu nhập thần na kham
       Dục vấn thiền đàm nhi phụng Phật
       Thiền đàm phi thạch thất lan đài
       Kim liên tòa hạ Như Lai
       Nan tương cự chúc đại khai hôn cù
       Dục vấn bồng hồ chư tiên tử
       Bồng hồ không lưu thủy đào hoa
       Thương sơn tịch mịch chi ca
       Vũ lăng vãn tích yên hà thâm thâm
       Âm ảm nguyệt nhi trầm trầm dạ
       Chỉ thu giang dục hạ cô châu
       Giang phong ngư hỏa đối sầu
       Phong giao quế trạo, nguyệt phù kim tôn
       Nhân khuyến ngã hầu môn nhất kiến
       Tức thanh niên khả tiện phong hầu
       Ngã trì kỳ khúc như câu
       An xa tứ mã ngã cầu hà vi
       Nhân khuyến ngã cao phi viễn tẩu
       Khủng tây trần dục cấu nhân yên
       Ngã tri ngã trực như huyền
       Vi luân vi đạn tùy thiên phú hình.
       Ngã tất vị nhân sinh tự cổ
       Vị phùng thời hà khổ lao tâm
       Bàn khê nhất xích truy tầm
       Khả năng thùy điếu mộng ngâm bi hùng
       Ngã tất vị anh hùng vô tận
       Đãi minh quân phương dẫn cấp thăng
       Sằn nguyên bão đạo kỷ tằng
       Sính xa tam chí khả năng đỉnh điều
       Tư thế vị phùng Nghiêu Thuấn thiện
       Bất như cao ngoạ thả gia xan
       Đổng tri cố quốc giang san
       Nhân dân thành quách triều ban thuộc Hồ
       Thức thời vụ tại hồ tuấn kiệt
       Tinh cạnh quang nhì nguyệt vị minh
       Phong trần hà nhật tảo thanh
       Long tương thủ khởi Cốc thành vũ phi
       Nhân cảm hứng ngâm thi tuyệt dạ
       Nhất tiên trung tự khả châu ky
       Thế nhân nhận tác thi quy
       Tỵ hung xu cát lưỡng kỳ phân minh.

Bản dịch của cụ giải nguyên Hy Tô:

       Khí trời thu bước sang hiu hắt
       Đêm sương rơi lạnh ngắt quanh ngồi
       Xuất trần một cõi thảnh thơi
       Cờ vây mấy cuộc, rượu mời mấy chung
       Ngoài trời đất riêng vòng đài các
       Bên ngòi khe lác đác hoa rơi
       Chén say nghĩ đến sự đời
       Lờ mờ nào biết đất trời là nao
       Tiếng khắc khoải nơi nào cũng cuốc
       Giọng véo von vách suốt là sâu
       Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
       Hồn siêu mả mốc là khâu chiến trường
       Một hươu chạy, mấy phường đua đuổi
       Đàn quạ bay bốn cõi trông theo
       Giặc kia trời hãy còn chiều
       Vớt chìm cứu cháy biết kêu người nào?
       Có hướng nhật cớ sao còn biết
       Oanh tri thu có việc gì quên
       Giao hoan chủ khách một đền
       Cân đai lộn vẻ, áo xiêm lẫn hàng
       Cây nghìn thước gió sương vẫn đứng
       Vàng trăm rèn thân cứng chẳng mềm
       Sắt là ruột, đá là tim
       Hy sinh để tiếng thơm nghìn muôn thâu
       Cờ khởi nghĩa bắt đầu phấp phới
       Lặn vực sâu gắng với lòng trung
       Non sông quyết rửa cho xong
       Trời Nam cao ngất, A đồng tiếng vang
       Lòng trung nghĩa trời quang đất rạng
       Cái vinh hoa là áng phù vân
       Nặng vì hai chữ quân thân
       Kê vàng một giấc cõi trần kể chi
       Đời người được mấy khi cười rống
       Trẻ thơ còn lúng túng việc đời
       Hào hoa thuở trước than ôi,
       Quán Lương đài Tống khắp nơi hoang tàn
       Đã không hiểu lại càng làm khác
       Cảm thương ta lưu lạc giữa đời
       Trông trời lại ngẫm đến người
       Hoa lác mắt rượu mềm môi sao đành
       Có lúc muốn tu hành cho rảnh
       Biết kiếp tu là tránh sự đời
       Tòa sen Phật pháp Như Lai
       Khôn đem đuốc tuệ sáng soi cõi hèn
       Có lúc muốn theo tiên vào núi
       Biết đời tiên là cõi nhàn du
       Non Thương tiếng hát xa vù
       Vũ Lăng dấu cũ mịt mù khói sương
       Đêm vắng lặng chập chờn bóng nguyệt
       Trỏ giòng thu xuống chiếc thuyền con
       Bóng cây bóng lữa bồn chồn
       Khỏa buông trèo gió, giốc dồn chén trăng
       Cũng có kẻ bảo rằng ta hố
       Phỏng cúi lòn ắt khá phong hầu
       Nghĩ rằng câu có thắng đâu
       Dù xe dù ngựa nọ cầu mà chi
       Cũng có kẻ bảo đi cho rãnh
       Bụi hôi tanh ngăn ngạnh đường đi
       Nghĩ rằng dây có vậy gì
       Ừ luân ừ đạn cũng thì thời cho
       Ta tự nghĩ từ xưa đã thế
       Chưa gặp thời nọ hệ lụy đâu
       Khe Bàn thủng thẳng ngồi câu
       Mộng hùng ứng xá Văn cầu thoát rong
       Ta tự nghĩ anh hùng nào hết
       Hội minh lương sẽ kết duyên lành
       Nội Sằn vừa đọc vừa canh
       Ba lần xe rước vạc sanh khá điều
       Đời chưa gặp Đường Nghiêu thịnh trị
       Chi cho bằng nằm nghĩ ăn no
       Thương ơi, nước đã ra hồ
       Nhân dân thành quách khác mô cả rồi
       Người tuấn kiệt nên soi thời vụ
       Sao sáng kìa, trăng nọ còn lu
       Bao giờ quét sạch bụi mù
       Cất đầu vỗ cánh mặc dù phong lưu
       Nhân cảm hứng đêm thâu ngâm khúc
       Toàn thiên đều ngọc đúc châu soi
       Ai ơi nhận lấy kẻo hoài!
       Này hung này cát đôi lời phân minh.

Cả hai bài Nôm chữ Hán đều là những tiếng ca bi hùng cảm khái vì thời cuộc, đau buồn vì thế sự. Đọc nó ta thấy tác giả quả là một con người chí khí, ham hoạt động, lúc nào cũng sẵn một hoài bão ngang tàng, muốn nối gót các nhà cách mạng Cần vương, toan tính những công việc lấp biển vá trời. Không rõ ông viết năm nào nhưng xuyên qua nội dung, chúng ta cũng có thể đoán được rằng đó là những tác phẩm ra đời vào những năm đã bước chân lên con đường quốc sự, tức khi đã trưởng thành, chớ không phải ở thời gian còn là một cậu bé để chỏm.

(còn tiếp)

_________________________
Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 7 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa   Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 7 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Giai Thoại Chữ Nghĩa
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Giai thoại văn học Việt Nam
» Giai thoại về chữ Phúc
» Giai thoại thơ Đường - Cao Tự Thanh
» Những giai thoại hay về Lương Thế Vinh
» Những Giai Thoại về Các Vị Tam Nguyên
Trang 7 trong tổng số 10 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: Ái Hoa-