Bài viết mới | Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 21:51
Những bài học thuộc lòng by Trà Mi Yesterday at 08:19
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Yesterday at 00:47
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Mon 09 Sep 2024, 21:54
Tính cách của người Sài Gòn ngày xưa by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 08:28
Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 07:21
7 chữ by Tinh Hoa Sun 08 Sep 2024, 20:35
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Sun 08 Sep 2024, 20:34
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Thu 05 Sep 2024, 19:19
Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Wed 04 Sep 2024, 21:29
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Tue 03 Sep 2024, 23:39
Lục bát by Tinh Hoa Sat 31 Aug 2024, 23:09
Xe gắn máy tại miền Nam Việt Nam trước 1975 by Trà Mi Thu 29 Aug 2024, 14:22
Lưu Kỷ Niệm TX Ngọc Điền by mytutru Wed 28 Aug 2024, 16:25
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 27 Aug 2024, 18:39
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:36
Một thoáng mây bay 5 by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:22
CHIA ĐAU CÙNG PHƯƠNG NGUYÊN by Ai Hoa Mon 26 Aug 2024, 15:19
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 22 Aug 2024, 03:13
TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Wed 21 Aug 2024, 15:30
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:35
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:26
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:23
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU by Phương Nguyên Tue 20 Aug 2024, 08:58
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 20 Aug 2024, 05:55
Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Mon 19 Aug 2024, 01:44
Chia buồn by Phương Nguyên Fri 16 Aug 2024, 08:13
Phật Tại Tâm = Cánh Cửa Mở Vào Cửa Phật & Bốn Quả Thánh by mytutru Fri 16 Aug 2024, 02:14
Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Thu 15 Aug 2024, 07:39
Chút tâm tư by tâm an Wed 14 Aug 2024, 07:12
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
| | |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10590 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa Wed 17 Feb 2010, 10:15 | |
| Cứu nhân độ thế (tt)
Ở làng nọ có một ngôi chùa mà sư trụ trì cũng là một người hay chữ. Nhà sư viết đôi liễn đối dán hai bên cổng chùa, một bên là bốn chữ "Cứu nhân độ thế", bên kia là bốn chữ "Khuyến thiện trừng dâm", tỏ ý khoe khoang công đức của nhà chùa, mà đại diện là sư, đối với người đời. Phần lớn giới nho gia thời phong kiến vốn không ưa giới tăng lữ, chẳng hạn như ngày xưa Hàn Dũ từng dâng biểu lên vua Đường Hiến Tông bài xích đạo Phật. Nguyễn Công Trứ lúc đó còn là học trò, thấy đôi liễn của nhà sư có vẻ phách lối thì càng thêm khó chịu, nảy ý tinh nghịch muốn trừng trị một mẻ cho bớt kiêu căng đi. Đợi đến đêm tối, ông lẻn tới chùa viết thêm mấy chữ vào đôi liễn thành ra: _ Cứu nhân độ thế, của cho vay mất một đền mười Khuyến thiện trừng dâm, con nào sinh tháng tư mồng tám?
Nguyên trước kia mồng tám tháng tư được ghi là ngày Phật đản, sau này Đại hội Phật Giáo thế giới mới sửa lại làm rằm tháng tư. Ông mỉa mai rằng nếu đã "khuyến thiện trừng dâm" thì sao có Phật sinh ra mà truyền giáo lý? Đối với Nguyễn Công Trứ thì “dâm” không có gì phải “trừng” cả. Ông từng tuyên bố: _ Ai nói chữ “dâm” là chữ bậy Nếu không dâm sao lại nảy ra hiền?
Sáng hôm sau, lấy làm lạ vì sao có đông người đứng trước cổng chùa xầm xì chỉ trỏ, cười nói với nhau, vị sư bước ra thì thấy đôi câu đối bị viết thêm, làm mất ý nghĩa giáo dục nguyên gốc của nó. Sư xấu hổ giật đôi liễn xuống đem vứt vào sọt rác.
Chưa đã nư, Nguyễn Công Trứ còn tìm cách chòng ghẹo sư thêm. Một bữa ông đường hoàng tới chùa, vào cửa trước không thấy nhà sư, ông đi thẳng tuột xuống bếp coi sư đang làm cái gì phía đàng sau. Sư gặp ông thì cũng chào hỏi rồi mời lên chánh điện, nhưng ông cứ hỏi han vớ vẩn, cố tình lần khân mãi không chịu ra. Sư bèn đọc lên một câu tỏ ý chê trách: _ Khách khứa kể chi ông núc bếp
Ông núc bếp tiếng Nghệ tức là ông đầu rau trong bếp, cũng ngụ ý rằng ông khách gì mà lại núc vào bếp nhà người ta.
Ông liền chỉ tay vào vại cà trong góc đối ngay: _ Trai chay nào đó vại cà sư
Vại cà sư là cái vại đựng cà của sư, đồng thời cũng có nghĩa là bà vãi cà cà ông sư, tiếng Nghệ đọc dấu phân biệt không rõ, dấu ngã nghe như dấu nặng, nên bà vãi cũng gọi là bà vại đồng âm với cái vại. Đó chính là cái lắt léo của câu đối này.
Nghe hiểu ngay ông ám chỉ điều gì, sư bèn chắp tay niệm Phật hiệu: _ Xin chứng minh cho, Nam mô A Di Đà Phật
Nguyễn Công Trứ chỉ ngón vào bếp lò trả đũa: _ Có giám sát đó, Đông trù tư mệnh Táo Quân
Nhà sư bèn đọc tiếp một câu để chứng tỏ mình không phải hạng người thường tục mà khách có thể nghĩ là đi làm chuyện trái phép: _ Thuộc ba mươi sáu đường kinh, chửa Phật, thánh, thần, tiên, song khác tục.
Nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn không buông tha, bồi thêm luôn: _ Hay tám vạn tư mặc kệ, không quân, thần, phụ, tử đếch ra người!
Ông cố tình dùng chữ kệ để đối với chữ kinh, quân thần phụ tử của Khổng nho để đối Phật thánh thần tiên của đạo giáo. Theo phép đối ngày xưa như vậy là rất đắt!
Sau đó Nguyễn Công Trứ quay gót bỏ đi. Ra đến giữa sân có hai con chó xồ ra cắn, một chú tiểu phải ngăn mãi mới được. Nhân thế Nguyễn Công Trứ lại buột miệng đọc hai câu thơ rằng: _ Bụt cũng hiền lành, sư cũng khá, Còn hai con chó chửa từ bi .
Ái Hoa (còn tiếp) _________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| | | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10590 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa Wed 22 Oct 2014, 13:57 | |
| Cứu nhân độ thế (tt)
Nguyễn Công Trứ thời trai trẻ vốn thích nghe ca trù và say mê cô ả đào tên là Hiệu Thư nhưng không sao gần gũi được. Nhờ biết đánh đàn đáy giỏi, ông bèn nghĩ ra kế xin cô Hiệu Thư cho đi theo làm kép khảy đàn mỗi khi cô đi hát. Một hôm có đám ở huyện bên mời ả đào Hiệu Thư sang hát, Nguyễn Công Trứ cố ý để quên dây đàn dự phòng ở nhà. Đi được mấy cây số đến chỗ có cây đa ở giữa cánh đồng vắng vẻ, cô đào Hiệu Thư, "kép" Trứ và tiểu đồng tạm nghỉ mát. Bỗng "kép" Trứ thở dài và làm bộ bối rối, cô Hiệu Thư gặng hỏi, ông bèn ấp úng nói: “sáng nay đi vội quá, quên không mang thêm dây đàn phòng hờ”! Cô Hiệu Thư nhăn mặt khẽ kêu: “mần răng chừ”, sau vài câu phàn nàn, cô bèn sai tiểu đồng chạy về lấy. Khi tiểu đồng vừa khuất bóng, Nguyễn Công Trứ bèn ...."thả dê" ra gặm cỏ . Cô ả đào liễu yếu đào tơ chỉ còn có nưóc lắp bắp khẽ kêu “Ứ hự, em chã… ứ hự, em chã . . .”
Xong việc ông bèn xa chạy, cao bay.
Có ai ngờ mười lăm năm sau, Nguyễn Công Trứ thi đỗ, trở thành quan tổng đốc Hải Dương, mở tiệc ăn mừng sinh nhật. Vẫn cái thói mê hát cô đầu, quan Trứ sai gia nhân đi gọi các cô đầu về hát, không ngờ trong nhóm có ả đào Hiệu Thư. Đến phiên lên hát, cô đã hát nhắc khéo quan tổng đốc cái chuyện mười lăm năm ngày trước ấy như sau:
Giang sơn một gánh giữa đồng Thuyền quyên ứ hự, anh hùng nhớ không
Sau khi biết cô Hiệu Thư vẫn còn phòng không, gối chiếc, quan tổng đốc bèn cưới cô làm thứ thiếp.
Khi Nguyễn Công Trứ được bổ về lĩnh chức Tổng đốc Hải Dương, thì Nguyễn Quý Tân chỉ mới ngoài 20 tuổi, vừa đậu tú tài. Nghe tiếng quan Tổng đốc là bậc tài hoa, Nguyễn Quý Tân tò mò những muốn tận mặt cho biết.
Hồi đó các quan lĩnh lương bằng thóc, cụ Trứ sau khi lĩnh thóc về thì cho gọi người đến đóng cối xay. Nguyễn Quý Tân lanh trí xin làm chân học việc theo ông phó cối để được vào trong dinh của cụ Trứ.
Đến trưa, nhân lúc ông phó cối nghỉ ăn cơm, Nguyễn Quý Tân liền lẻn lên công đường, thấy có cái sập gụ, léo mảy lên đánh một giấc. Lính hầu đi ngang thấy vậy bèn trình quan Tổng. Cụ Trứ cho đánh thức dậy và tra hỏi, Nguyễn quý Tân ra vẻ lễ phép thưa: _ Bẩm, con là học trò, vì thiếu ăn nên xin theo hầu ông phó cối đến đây hầu cụ lớn, đói và mệt, lại thấy nhà mát quá nên nằm thử chẳng may ngủ quên, xin cụ lớn lượng thứ!
Nguyễn Công Trứ nhận thấy tên phó nhỏ có nét mặt tuấn tú khôi ngô, bèn chỉ ra lồng chim cu trước cửa và nói: _ Nếu anh là học trò, thì thử làm bài thơ vịnh con chim kia ta nghe thử coi, nên nhớ không làm được ta sẽ cho đánh 30 trượng.
Nguyễn Quý Tân như chờ được dịp, bèn cất giọng đọc: _ Cu hời cu hỡi, bảo cu hay: Cu ở đâu mà cu đến đây? Đừng cậy lồng son và ống sứ Có ngày thớt nghiến với dao phay!
Nguyễn Công Trứ vốn là người thông minh quảng đại, biết Nguyễn Quý Tân chửi xéo mình, nhưng cũng thầm nhận ngay ra nhân tài đất nước, nên ông chẳng những không tức giận mà còn khen ngợi. Rồi từ đó hai người kết nghĩa thâm giao tri kỷ.
Nguyễn Quý Tân thua Nguyễn Công Trứ tới 36 tuổi, lại những biết Nguyễn Công Trứ là bậc thánh nhân quân tử không cố chấp, nên thỉnh thoảng vẫn dở thói tinh nghịch chọc ghẹo. Một lần, Nguyễn Công Trứ mở tiệc mừng sinh con trai, có mời Nguyễn Quý Tân khi đó đã đỗ Tiến sĩ. Rượu ngà ngà say, Nghè Tân vào thư phòng của Nguyễn Công Trứ lấy bút nghiên và viết:
_ Mừng ông sinh được cậu con trai Thực giống con nhà, chẳng giống ai! Mong cho chóng lớn đi ăn cướp,
Viết đến đây thì say quá, Nghè Tân gục xuống bàn ngủ khì. Vãn khách rồi, Nguyễn Công Trứ vào thư phòng thấy thế bèn lay dậy hỏi: _ Ông Nghè tính bảo con trai ta sau này đi ăn cướp phỏng?
Nghè Tân giật mình tỉnh giấc, vội vàng dụi mắt viết nốt câu cuối: _ Cướp lấy khôi nguyên kẻo nữa hoài!
Biết Nguyễn Công Trứ là bậc phong lưu đa tình, mê hát xướng, là một nghệ sĩ bậc thầy trong môn hát ả đào (ca trù), một lần Nghè Tân gừi tặng cụ Trứ đôi câu đối: _ Giang sơn tóm lấy đôi sân khấu Văn vũ ra tay một khúc cầm.
Ai ai khi xem câu đối cũng rối rít khen rằng đúng là câu chữ nói về cụ Trứ: nào “giang sơn”, nào “sân khấu”, nào “văn vũ”, nào khúc cầm”. Riêng khổ chủ Nguyễn Công Trứ xem rồi tủm tỉm cười. Bởi Nguyễn Công Trứ biết Nghè Tân ranh mảnh: “tóm lấy đôi sân khấu” đối với “ra tay một khúc cầm” là có ý chọc ghẹo gán ghép ông vào với câu thơ: “Giang sơn một gánh giữa đồng / Thuyền quyên ứ hự…anh hùng nhớ chăng?” của cô đào nương tặng cụ Trứ.
Ái Hoa _________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa Thu 23 Oct 2014, 05:20 | |
| |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10590 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa Thu 23 Oct 2014, 10:06 | |
| |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10590 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa Thu 23 Oct 2014, 13:46 | |
| Đàm Thận Huy bói học trò
Đàm Thận Huy hiệu là Mặc Trai, tự là Mặc Hiên Tứ, thụy là Trung Hiến, người làng Hương Mạc (còn gọi là làng Me), huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Năm 28 tuổi ông thi đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ suất thân năm 1490 đời vua Lê Thánh Tông. Vì giỏi thơ, ông trở thành thành viên hội Tao đàn Nhị thập bát tú. Năm 1510 đời Lê Tương Dực, ông đã từng được triều đình cử đi sứ sang Trung Hoa thời nhà Minh. Ông làm quan đến chức Tán trị công thần Lễ bộ Thượng thư, Tú Lâm Cục kiêm Hàn Lâm Viện Thị Độc trưởng Hàn Lâm Viện Sư, Thiếu bảo Nhập Thị Kinh Diên tước Lâm Xuyên Bá. Năm 1522, Lê Chiêu Tông trốn khỏi tay quyền thần Mạc Đăng Dung ra ngoài tập hợp tướng sĩ các trấn cần vương, ông nhận được huyết chiếu lui về Bắc Giang mộ binh khởi nghĩa. Đàm Thận Huy trong số các tướng tập hợp được 6.000 nghĩa binh ở vùng Bắc Giang chống lại Mạc Đăng Dung để giúp Chiêu Tông. Đã có lúc các lực lượng cần vương áp chiếm được ưu thế trước họ Mạc, nhưng vì sau đó nội bộ các tướng lại chia rẽ tranh giành quyền lực. Tướng Trịnh Tuy cướp lấy vua Chiêu Tông chạy vào Thanh Hóa. Các tướng chống họ Mạc ở Bắc Bộ bị chia cắt và cô lập dần. Năm 1525, vua Chiêu Tông bị Đăng Dung bắt từ Thanh Hóa mang về giam lỏng ở kinh thành. Đàm Thận Huy cầm quân ở Bắc Giang, vì quân ít, thế yếu ông đã không địch nổi họ Mạc nên đã tuẫn tiết ở vùng Yên Thế, Thương Hạ (Bắc Giang). Năm đó Đàm Thận Huy 64 tuổi. Sau này nhà Lê trung hưng xếp ông vào hàng tiết liệt, Dực vận tán trị công thần, tước phong Thiếu bảo Lâm Xuyên Hầu.
Lúc dạy học, một hôm trời mưa to nên đã đến giờ tan học mà các học trò vẫn phải nán lại chưa thể về được, nhân đó Đàm Thận Huy ra vế đối cho các học trò: _ Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách 雨無鈐鎖能留客 (Mưa, dù không xích không khóa, cũng có thể giữ chân khách ở lại).
Một học trò giỏi là Nguyễn Giản Thanh đối lại rằng: _ Sắc bất ba đào dị nịch nhân 色不波濤易溺人 (Sắc đẹp, dù chẳng phải sóng gió, cũng dễ làm cho người ta chìm đắm).
Câu đối lấy ý từ điển cố Trung Hoa: đời vua Minh Huệ Đế, Trần Hoá Chiêu ở huyện Tế Hàng, tỉnh Sơn Đông có người vợ là Lương Tiểu Nga rất xinh đẹp. Ở cùng huyện có nhà phú hộ tên là Trát Hiếu Sắc. Hiếu Sắc thấy Tiểu Nga đẹp, tìm cách kết bạn với Hoá Chiêu. Lập tâm chiếm cho được vợ bạn, Hiếu Sắc bỏ ra rất nhiều tiền để giúp bạn trong việc làm ăn hoặc lúc nguy khốn. Qua hai năm, sau khi chiếm được cảm tình của nhà bạn, Hiếu Sắc rủ Hoá Chiêu ngồi thuyền đi buôn, mọi vốn liếng đều do mình chịu cả. Thuyền đi một tháng đến Hàng Châu, Hiếu Sắc phục rượu cho Hoá Chiêu say rồi xô xuống biển. Mấy lần Hoá Chiêu trồi lên đều bị tên phản bạn nhấn xuống cho chìm, cuối cùng chàng phải vùi thây dưới đáy biển. Chừng ấy, Hiếu Sắc mới tri hô lên cho bè bạn hay và mượn thuyền đến vớt bạn nhưng không được. Hiếu Sắc cho thuyền trở về, khóc lóc báo tin dữ cho mẹ và vợ Hoá Chiêu, bỏ tiền cúng bái và cùng Tiểu Nga để tang. Từ đó, Hiếu Sắc càng tỏ ra hết lòng lo lắng mọi việc nhà cho vợ bạn khiến mẹ Hoá Chiêu cảm động và ép dâu là Tiểu Nga ưng Háo Sắc làm chồng đền công ơn giúp đỡ. Hai người ăn ở với nhau ít lâu, nhân vô ý, Hiêú Sắc để lộ việc mình âm mưu hại bạn. Tiểu Nga đến huyện đường đầu cáo và trả được thù cho chồng cũ. Nhưng nàng nhận thấy vì nhan sắc của mình mà cả hai người chồng đều bị chết, Tiểu Nga thắt cổ tự tử.
Đàm Thận Huy nhận xét: _ Câu đối này thật hay và thật chỉnh, văn khí này có thể đậu Trạng nguyên, nhưng về sau coi chừng việc sắc dục làm hại sự nghiệp.
Quả nhiên, Nguyễn Giản Thanh sau này làm quan đến Lễ Bộ Thượng Thư kiêm Hàn lâm viện Thị độc, Chưởng viện sự, tước Trung Phụ bá, nhưng vì say đắm cô gái đẹp ở kinh thành mà đến ô danh bại giá.
Một học trò khác là Nguyễn Chiêu Huấn đối: _ Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân 月有彎弓不射人 (Trăng có cung loan mà không bắn người).
Đàm Thận Huy đánh giá: _ Câu này kém sắc sảo, không hay bằng câu kia, nhưng tỏ ra khí chất hiền hoà, sau này sẽ làm nên, cuộc sống sẽ chu toàn! Người này làm quan thanh liêm, bản chất lương thiện rất được lòng dân.
Đàm Thận Huy thích câu của Nguyễn Chiêu Huấn có ý trung hậu, ông bèn gả con gái lớn là Thúy cho ông học trò hiền lành này. Đến khoa thi, nghe tin Nguyễn Giản Thanh đỗ trạng nguyên, ăn khao hơn một tháng trời, vợ ông hối tiếc mãi. Đàm Thận Huy bảo rằng: _ Anh này đỗ trạng nguyên thì anh kia rồi cũng phải đỗ bảng nhãn. Tuy kém hơn, nhưng bụng nó trung hậu, con cháu chắc sẽ khá hơn nhiều.
Sau khoa thi kế tiếp, lúc Đàm Thận Huy đang tắm ngoài ao thì nghe tin con rể Huấn vừa đỗ tiến sĩ. Ông không kịp mặc quần áo, cứ thế chạy về nhà hô to với cụ bà rằng: _ Huấn cũng đỗ ông nghè rồi đấy!
Đến khi xướng danh, quả nhiên ông Huấn đỗ bảng nhãn, đúng như lời ông đoán, về sau con cháu ông bảng nhãn Nguyễn Chiêu Huấn hưng thịnh hơn con cháu ông trạng nguyên Nguyễn Giản Thanh nhiều.
Lại một trò nữa (không biết tên) lên tiếng: _ Phẩn bất uy quyền dị khủng nhân 粪不威权易恐人 (Cục phân chẳng có uy quyền gì mà khiến người ta phải sợ)
Đàm Thận Huy cho rằng người đối câu này về sau tuy rất giàu có nhưng lại keo kiệt bủn xỉn. Kết quả người học trò kia sau cũng vào bậc hào phú trong vùng, nhưng ai cũng chê là hạng thô lỗ, bỉ ổi. _________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa Fri 24 Oct 2014, 04:30 | |
| |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa Fri 24 Oct 2014, 04:35 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Đàm Thận Huy bói học trò
Đàm Thận Huy hiệu là Mặc Trai, tự là Mặc Hiên Tứ, thụy là Trung Hiến, người làng Hương Mạc (còn gọi là làng Me), huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Năm 28 tuổi ông thi đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ suất thân năm 1490 đời vua Lê Thánh Tông. Vì giỏi thơ, ông trở thành thành viên hội Tao đàn Nhị thập bát tú. Năm 1510 đời Lê Tương Dực, ông đã từng được triều đình cử đi sứ sang Trung Hoa thời nhà Minh. Ông làm quan đến chức Tán trị công thần Lễ bộ Thượng thư, Tú Lâm Cục kiêm Hàn Lâm Viện Thị Độc trưởng Hàn Lâm Viện Sư, Thiếu bảo Nhập Thị Kinh Diên tước Lâm Xuyên Bá. Năm 1522, Lê Chiêu Tông trốn khỏi tay quyền thần Mạc Đăng Dung ra ngoài tập hợp tướng sĩ các trấn cần vương, ông nhận được huyết chiếu lui về Bắc Giang mộ binh khởi nghĩa. Đàm Thận Huy trong số các tướng tập hợp được 6.000 nghĩa binh ở vùng Bắc Giang chống lại Mạc Đăng Dung để giúp Chiêu Tông. Đã có lúc các lực lượng cần vương áp chiếm được ưu thế trước họ Mạc, nhưng vì sau đó nội bộ các tướng lại chia rẽ tranh giành quyền lực. Tướng Trịnh Tuy cướp lấy vua Chiêu Tông chạy vào Thanh Hóa. Các tướng chống họ Mạc ở Bắc Bộ bị chia cắt và cô lập dần. Năm 1525, vua Chiêu Tông bị Đăng Dung bắt từ Thanh Hóa mang về giam lỏng ở kinh thành. Đàm Thận Huy cầm quân ở Bắc Giang, vì quân ít, thế yếu ông đã không địch nổi họ Mạc nên đã tuẫn tiết ở vùng Yên Thế, Thương Hạ (Bắc Giang). Năm đó Đàm Thận Huy 64 tuổi. Sau này nhà Lê trung hưng xếp ông vào hàng tiết liệt, Dực vận tán trị công thần, tước phong Thiếu bảo Lâm Xuyên Hầu.
Lúc dạy học, một hôm trời mưa to nên đã đến giờ tan học mà các học trò vẫn phải nán lại chưa thể về được, nhân đó Đàm Thận Huy ra vế đối cho các học trò: _ Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách 雨無鈐鎖能留客 (Mưa, dù không xích không khóa, cũng có thể giữ chân khách ở lại).
Một học trò giỏi là Nguyễn Giản Thanh đối lại rằng: _ Sắc bất ba đào dị nịch nhân 色不波濤易溺人 (Sắc đẹp, dù chẳng phải sóng gió, cũng dễ làm cho người ta chìm đắm).
Câu đối lấy ý từ điển cố Trung Hoa: đời vua Minh Huệ Đế, Trần Hoá Chiêu ở huyện Tế Hàng, tỉnh Sơn Đông có người vợ là Lương Tiểu Nga rất xinh đẹp. Ở cùng huyện có nhà phú hộ tên là Trát Hiếu Sắc. Hiếu Sắc thấy Tiểu Nga đẹp, tìm cách kết bạn với Hoá Chiêu. Lập tâm chiếm cho được vợ bạn, Hiếu Sắc bỏ ra rất nhiều tiền để giúp bạn trong việc làm ăn hoặc lúc nguy khốn. Qua hai năm, sau khi chiếm được cảm tình của nhà bạn, Hiếu Sắc rủ Hoá Chiêu ngồi thuyền đi buôn, mọi vốn liếng đều do mình chịu cả. Thuyền đi một tháng đến Hàng Châu, Hiếu Sắc phục rượu cho Hoá Chiêu say rồi xô xuống biển. Mấy lần Hoá Chiêu trồi lên đều bị tên phản bạn nhấn xuống cho chìm, cuối cùng chàng phải vùi thây dưới đáy biển. Chừng ấy, Hiếu Sắc mới tri hô lên cho bè bạn hay và mượn thuyền đến vớt bạn nhưng không được. Hiếu Sắc cho thuyền trở về, khóc lóc báo tin dữ cho mẹ và vợ Hoá Chiêu, bỏ tiền cúng bái và cùng Tiểu Nga để tang. Từ đó, Hiếu Sắc càng tỏ ra hết lòng lo lắng mọi việc nhà cho vợ bạn khiến mẹ Hoá Chiêu cảm động và ép dâu là Tiểu Nga ưng Háo Sắc làm chồng đền công ơn giúp đỡ. Hai người ăn ở với nhau ít lâu, nhân vô ý, Hiêú Sắc để lộ việc mình âm mưu hại bạn. Tiểu Nga đến huyện đường đầu cáo và trả được thù cho chồng cũ. Nhưng nàng nhận thấy vì nhan sắc của mình mà cả hai người chồng đều bị chết, Tiểu Nga thắt cổ tự tử.
Đàm Thận Huy nhận xét: _ Câu đối này thật hay và thật chỉnh, văn khí này có thể đậu Trạng nguyên, nhưng về sau coi chừng việc sắc dục làm hại sự nghiệp.
Quả nhiên, Nguyễn Giản Thanh sau này làm quan đến Lễ Bộ Thượng Thư kiêm Hàn lâm viện Thị độc, Chưởng viện sự, tước Trung Phụ bá, nhưng vì say đắm cô gái đẹp ở kinh thành mà đến ô danh bại giá.
Một học trò khác là Nguyễn Chiêu Huấn đối: _ Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân 月有彎弓不射人 (Trăng có cung loan mà không bắn người).
Đàm Thận Huy đánh giá: _ Câu này kém sắc sảo, không hay bằng câu kia, nhưng tỏ ra khí chất hiền hoà, sau này sẽ làm nên, cuộc sống sẽ chu toàn! Người này làm quan thanh liêm, bản chất lương thiện rất được lòng dân.
Đàm Thận Huy thích câu của Nguyễn Chiêu Huấn có ý trung hậu, ông bèn gả con gái lớn là Thúy cho ông học trò hiền lành này. Đến khoa thi, nghe tin Nguyễn Giản Thanh đỗ trạng nguyên, ăn khao hơn một tháng trời, vợ ông hối tiếc mãi. Đàm Thận Huy bảo rằng: _ Anh này đỗ trạng nguyên thì anh kia rồi cũng phải đỗ bảng nhãn. Tuy kém hơn, nhưng bụng nó trung hậu, con cháu chắc sẽ khá hơn nhiều.
Sau khoa thi kế tiếp, lúc Đàm Thận Huy đang tắm ngoài ao thì nghe tin con rể Huấn vừa đỗ tiến sĩ. Ông không kịp mặc quần áo, cứ thế chạy về nhà hô to với cụ bà rằng: _ Huấn cũng đỗ ông nghè rồi đấy!
Đến khi xướng danh, quả nhiên ông Huấn đỗ bảng nhãn, đúng như lời ông đoán, về sau con cháu ông bảng nhãn Nguyễn Chiêu Huấn hưng thịnh hơn con cháu ông trạng nguyên Nguyễn Giản Thanh nhiều.
Lại một trò nữa (không biết tên) lên tiếng: _ Phẩn bất uy quyền dị khủng nhân 粪不威权易恐人 (Cục phân chẳng có uy quyền gì mà khiến người ta phải sợ)
Đàm Thận Huy cho rằng người đối câu này về sau tuy rất giàu có nhưng lại keo kiệt bủn xỉn. Kết quả người học trò kia sau cũng vào bậc hào phú trong vùng, nhưng ai cũng chê là hạng thô lỗ, bỉ ổi. Giai thoại hay thật đó anh. Nhưng chỉ theo một câu đối, ông thầy có thể đoán ra số phận người đó, em nghĩ cũng tài thật. Nhưng chắc áp dụng thời bây giờ hổng được đúng lắm, vì như em nà, tùy hứng, vui có, nghịch có, nghiêm túc có, chọc ghẹo có... tùy người rơi đúng vào câu đối của em mà đoán ..."đại"... tính tình em há |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10590 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa Fri 24 Oct 2014, 08:13 | |
| |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10590 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa Fri 24 Oct 2014, 08:28 | |
| Trạng Me đè Trạng Ngọt
Nguyễn Giản Thanh là con trai của Tiến Sĩ Nguyễn Giản Liên, nhưng cha mất sớm. Ông là người làng Ông Mặc (làng Me), huyện Ðông Ngàn (nay là Từ Sơn), Bắc Ninh, sống vào khoảng đầu thế kỷ XVI; sinh năm 1482, mất năm nào không rõ. Ngay từ nhỏ, Giản Thanh đã có phong tư tài mạo sáng sủa, thông minh đĩnh ngộ, mới 16 tuổi đã thông hiểu rất nhiều sách vở, sau đỗ Trạng Nguyên nên tục gọi là Trạng Me. Tương truyền, năm lên sáu tuổi, một hôm Giản Thanh đang chơi ngựa bằng tua cau thì có viên quan nghỉ hưu trên đường đi tới. Lính tráng ra oai dẹp đường, nhưng Giản Thanh vẫn cưỡi tua cau đứng nhìn. Viên quan bèn hỏi: _Cháu bé đã đi học chưa?
Khi nghe Giản Thanh trả lời là đã biết chữ, làm được câu đối, viên quan liền ra thử vế đối: _ Trẻ cưỡi mo cau.
Giản Thanh nhìn thấy người lính đứng bế con hạc gỗ, đội biển vua ban, nên đối luôn: _ Già chơi hạc gỗ.
Viên quan biết Nguyễn Giản Thanh phát lộ tài năng sớm, sau này ắt sẽ làm nên sự nghiệp, nên khen ngợi và thưởng cho tiền. Quả nhiên, mấy năm sau, đến kỳ thi đại khoa năm Mậu Thìn đời vua Lê Uy Mục (1508), các quan giám khảo chấm được hai người xuất sắc nhất là Hứa Tam Tỉnh và Nguyễn Giản Thanh. Cả hai đều cân sức cân tài, xem ra Nguyễn Giản Thanh văn hay, bay bổng hơn, nhưng Hứa Tam Tỉnh thâm trầm, sâu sắc hơn. Các quan trường có ý chọn Tam Tỉnh đứng đầu, nhưng vẫn còn khâu cuối cùng do nhà vua trực tiếp sát hạch.
Vua cho vời hai vị vào chầu. Buổi chầu hôm ấy có mặt hoàng thái hậu, mẹ nuôi của vua. Bà thấy Hứa Tam Tỉnh lùn thấp, đen đủi, trong khi Nguyễn Giản Thanh người cao ráo, trắng trẻo thư sinh, bà chỉ ngay mà nói: _ Ồ, đây hẳn là trạng nguyên tân khoa. Xứng đáng quá đi rồi!
Vua cũng đã xem các văn bài của cả hai người và thấy bài của Hứa Tam Tỉnh nhỉnh hơn, nhưng bị thái hậu nói vậy, đành cho tiến hành thêm một bước thử tài nữa. Nhà vua ban giấy bút và phán bảo cả hai người làm bài phú "Phụng thành xuân sắc" ngay tại chỗ. Hứa Tam Tỉnh uyên thâm làm một bài phú bằng Hán văn. Trong khi đó Giản Thanh phóng bút viết bài phú bằng tiếng Nôm, vốn là thế mạnh của mình. Quả nhiên, nghe Tam Tỉnh trầm trầm đọc bài phú, thái hậu không hiểu gì cả. Đến lượt Giản Thanh cất tiếng đọc sang sảng, tả cảnh phồn hoa của chốn đế đô có những đoạn rất bay bướm, Thái hậu nắc nỏm khen hay. Chiều lòng bà, vua Uy Mục bèn chấm cho chàng họ Nguyễn đỗ trạng.
Biết được chuyện chỉ vì đẹp trai mà Nguyễn Giản Thanh đoạt mất chức trạng nguyên của Hứa Tam Tỉnh, cho rằng người làng mình xứng đáng hơn, các bậc trí giả làng Như Nguyệt (tục gọi là làng Ngọt) tỏ ra bất bình, bèn đặt tên cho Nguyễn Giản Thanh là "Mạo Trạng nguyên". Tên gọi này có hai nghĩa, mạo là diện mạo, là vẻ mặt, đồng thời cũng có nghĩa là giả mạo, còn dân gian thì lưu truyền câu "Trạng Me đè Trạng Ngọt".
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 6 trong tổng số 10 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |