Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 21:51

Những bài học thuộc lòng by Trà Mi Yesterday at 08:19

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Yesterday at 00:47

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Mon 09 Sep 2024, 21:54

Tính cách của người Sài Gòn ngày xưa by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 08:28

Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 07:21

7 chữ by Tinh Hoa Sun 08 Sep 2024, 20:35

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Sun 08 Sep 2024, 20:34

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Thu 05 Sep 2024, 19:19

Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Wed 04 Sep 2024, 21:29

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Tue 03 Sep 2024, 23:39

Lục bát by Tinh Hoa Sat 31 Aug 2024, 23:09

Xe gắn máy tại miền Nam Việt Nam trước 1975 by Trà Mi Thu 29 Aug 2024, 14:22

Lưu Kỷ Niệm TX Ngọc Điền by mytutru Wed 28 Aug 2024, 16:25

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 27 Aug 2024, 18:39

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:36

Một thoáng mây bay 5 by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:22

CHIA ĐAU CÙNG PHƯƠNG NGUYÊN by Ai Hoa Mon 26 Aug 2024, 15:19

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 22 Aug 2024, 03:13

TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Wed 21 Aug 2024, 15:30

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:35

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:26

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:23

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU by Phương Nguyên Tue 20 Aug 2024, 08:58

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 20 Aug 2024, 05:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Mon 19 Aug 2024, 01:44

Chia buồn by Phương Nguyên Fri 16 Aug 2024, 08:13

Phật Tại Tâm = Cánh Cửa Mở Vào Cửa Phật & Bốn Quả Thánh by mytutru Fri 16 Aug 2024, 02:14

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Thu 15 Aug 2024, 07:39

Chút tâm tư by tâm an Wed 14 Aug 2024, 07:12

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Tửng đi bộ đội

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3 ... 7, 8, 9, 10, 11  Next
Tác giảThông điệp
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10590
Registration date : 23/11/2007

Tửng đi bộ đội  - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tửng đi bộ đội    Tửng đi bộ đội  - Page 8 I_icon13Mon 16 Jan 2023, 13:36

Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Tửng đi bộ đội - Ái Hoa

Tửng nhận lệnh điều động của Quân khu 7 rồi vác ba lô lên Trung đoàn xin giấy giới thiệu và làm thủ tục. Trước khi lên đơn vị mới Tửng tranh thủ về thành phổ nghỉ dưỡng sức vài ngày.

Khi đến trình diện Đoàn 210, Tửng được bố trí ở trong ban tham mưu Trung đoàn. Láng trại của ban tham mưu ở cạnh láng của ban chính trị, và hôm đó Thượng uý N. ban chính trị gặp trò chuyện hỏi thăm Tửng. Khi biết chuyện, anh ta tỏ vẻ tiếc rẻ cho tài năng bị mai một và hứa sẽ báo cáo về quân khu tình trạng long đong của Tửng.

Ở ban tham mưu Trung đoàn Tửng không có việc gì làm cả ngoại trừ một lần tham gia thu hoạch đậu xanh của ban và trồng tỉa khoai mì. Tửng ở ban tham mưu không lâu đã được chuyển xuống C1. Đại đội trưởng C1 là Đại uý Kỳ N.. Chú Ba Kỳ N. là cựu tù binh được trao trả theo hiệp định Paris. Những tù binh trao trả thường bị nghi ngờ là đã khai báo lúc giam giữ nên tạm thời được phân công làm kinh tế chờ ngày nhận kỷ luật. Đại đội phó là Thượng uý Đ.

Vì chức vụ đặc biệt của Tửng nên Đại đội không bố trí cho Tửng sinh hoạt chung với các binh sĩ khác mà lại ở cùng với S. một kỹ thuật viên ở nhà máy phát điện cho đơn vị. Nói là kỹ thuật viên nhưng thật sự hắn chỉ là một thợ điện không qua trường lớp nào. Nhiệm vụ của S. là chạy máy cung cấp điện phát sáng cho Trung đoàn bộ và C1 vào mỗi tối. Máy chạy bằng dầu cặn nên S. có thể xài dầu cặn thoải mái để nhóm bếp hay thắp sáng những chiếc đèn dầu tự chế của mình. Tửng ngờ rằng hắn còn lấy dầu cặn chạy máy để mang bán. Vào lúc đó dầu cặn rẻ hơn xăng nên một số xe xăng được cải tiến thành xe xài dầu cặn, chạy trên đường phố phun khói đen mịt mù.

Thời gian sau, S. về phép thăm nhà một tuần, Tửng thay thế hắn để chạy máy phát điện cho đến ngày hắn trở lên đơn vị. Cũng may là Tửng vận hành máy êm xuôi không có gì bất thường cả. Trước đó S. đã kể cho Tửng nghe về chuyện của ông X., đại uý chuyên nghiệp thuộc cục kỹ thuật của quân khu. Nghe nói đại uý X. có bằng kỹ sư điện, không biết tốt nghiệp từ trường lớp nào, nhưng được tuyển vào làm việc hẳn là nhờ thân thế lý lịch. Ông là con nuôi của thiếu tướng THP. tư lệnh bộ chỉ huy quân sự Thành phố. Theo lời S. thì có lần máy phát điện bị trục trặc không khởi động được, Trung đoàn phải gởi công văn đến quân khu nhờ giúp. Thế là đại uý X. được cử lên xem xét. Đại uý X. nghiên cứu hết buổi cũng không biết máy hỏng chỗ nào. Cuối cùng S. làm gan đề nghị ông ta chuyển đổi bộ phận gì đó xem sao. Hắn đã nghĩ ra điều đó từ trước mà không dám tự mình sửa chữa, vì hắn chỉ là thợ tay mơ không được phép vượt quá thẩm quyền, dù gì đại uý X. cũng có bằng kỹ sư điện, lại là gốc bự. Đại uý X. đồng ý làm theo đề nghị của hắn, nhìn ông ta làm mà trống ngực hắn đánh lô tô, rủi ro phá hỏng giàn máy phát điện thì chắc là tiêu tùng. Nhưng quả thật là máy khởi động được bình thường không xảy ra vấn đề gì cả. Tửng nghe kể một cách tự hào, tựa hồ hắn muốn khoe là tay nghề hắn giỏi hơn kỹ sư điện, hoặc có lẽ bằng kỹ sư của đại uý X. là bằng dỏm, hoặc là cả hai luôn không chừng!

Qua một tháng, Tửng lại được rút về Trung đoàn bộ. Tửng được giao cho một gian riêng làm chỗ ở, một mình độc lập, xung quanh không có phòng nào khác. Trên Trung đoàn bộ có Trung đoàn trưởng là Trung tá Tám V., 2 trung đoàn phó là Thiếu tá Năm H. và Đại uý Tư Th., Tham mưu trưởng Trung đoàn là Đại uý Ba T., Chính uỷ là Thiếu tá Ng. Trừ chính uỷ là người Bắc, mà Tửng rất ít khi gặp, còn các vị kia đều là người miền Nam tập kết, trong đó chú Tư Th. cũng là tù binh được trao trả giống như chú Ba Kỳ N.. Chính xác ra thì chú Tám V. là người xứ Quảng miền Trung, rất cởi mở và nhiều khi cũng biết nói đùa. Chú Ba T. là người Nam rặt, nói chuyện rất vui và hay nói tục, chửi thề. Chẳng hạn có lần vợ và đứa con gái hai tuổi của chú lên thăm, chú nói oang oang với đám lính:
_ Tụi bay muốn coi l. con gái tao thì coi bây giờ đi, để mai mốt lớn nó không cho coi đâu à!

Ở chung với các Thủ trưởng người Nam Tửng cảm thấy rất thoải mái, điều cốt yếu là các vị không bao giờ bắt Tửng phải bỏ kiếng ra khi gặp mặt!



(còn tiếp)

Láng trại hay là lán trại hở Tửng?

chắc là lán, Tửng nghe đồng đội gọi láng... láng... thì viết vậy, chẳng biết là cái gì nữa!  Razz

_________________________
Tửng đi bộ đội  - Page 8 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10590
Registration date : 23/11/2007

Tửng đi bộ đội  - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tửng đi bộ đội    Tửng đi bộ đội  - Page 8 I_icon13Tue 28 Feb 2023, 09:27

Tửng đi bộ đội - Ái Hoa

Tửng được bố trí ngủ ở một gian nhà trơ trọi, cách gian nhà của ban chỉ huy chừng mấy chục thước, xung quanh không có người nào, chỉ toàn là đất trống, cỏ mọc um tùm. Trung đoàn trưởng, chú Tám V. phê bình:
_ Ông kỹ sư phải chịu khó dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ chớ, kỹ sư mà luộm thuộm quá coi sao được?

Thế là Tửng phải vác cuốc đi dẫy cỏ xung quanh chỗ ở cho vừa lòng Thủ trưởng. Nhìn thấy Tửng tích cực cuốc đất, chú Tám V. cất tiếng khen ngợi. Ở chế độ XHCN, lao động là vinh quang mà!

Nói chung công việc của Tửng rất nhàn hạ. Nhà máy xi măng vẫn còn trong giai đoạn đang xây dựng, máy móc đơn giản, xi măng sản xuất không phải Portland mà là xi măng cấp thấp, quy trình sản xuất chỉ là nghiền trộn đá bazan với vôi. Nhiệm vụ của Tửng là kiểm nghiệm xi măng, nhưng Trung đoàn làm gì đủ tài lực để sở hữu được một Phòng kiểm nghiệm đúng tiêu chuẩn? Do đó nhiệm vụ quan trọng nhất của Tửng là… mang mẫu xi măng về thành phố nhờ Phòng kiểm nghiệm của nhà máy Xi măng Hà Tiên đặt tại Thủ đức làm giúp. Nhưng Tửng không thể phàn nàn điều gì vì mỗi lần như thế Tửng có dịp tranh thủ về thăm gia đình. Việc sản xuất rất ạch đụi, máy móc cứ làm reo hoài, chạy vài ngày lại đòi nghỉ để chờ nhân viên HTX Đồng Tâm lên sửa!

Ngoài việc phụ trách kiểm nghiệm sản phẩm cho nhà máy xi măng, thỉnh thoảng Tửng còn được giao những nhiệm vụ đột xuất, chẳng hạn như có lần Khoa Địa chất trường đại học Tổng hợp TP lê nhở hỗ trợ người để khoan đất thăm dò địa chất, Trung đoàn cũng cử Tửng tham gia. Hoặc như hồi Trung đoàn phó Năm H. đề xuất sáng kiến sản xuất xà bông đất sét Bentonite, Tửng được chỉ định lên kế hoạch thử nghiệm.

Nguyên sản phẩm này được phát minh từ “Dự án khai thác bentonite” do GS Chu Phạm Ngọc Sơn và GS Trần Kim Thạch ở Trường Đại học Tổng hợp TPHCM chủ trì, ứng dụng tính chất tẩy rửa dầu mỡ của đất sét Bentonite vào việc điều chế xà bông. Đất sét bentonite được làm tinh chất bằng phương pháp rửa sạch và ly tâm dùng làm phụ gia trong việc chế biến xà bông gọi là xà bông bentonite, với mục đích giảm số lượng dầu mỡ trong thành phần nguyên liệu để tiết kiệm trong tình trạng nghèo đói thiếu thốn của đất nước. Mặc dù ban đầu hai vị giáo sư hợp tác với nhau để nghiên cứu sản xuất, nhưng một thời gian sau các vị đâm ra tranh cãi rồi kình chống nhau về mặt khoa học. Theo GS Sơn thì Bentonite chỉ là phụ gia, thành phần nguyên liệu chính là dầu mỡ vẫn phải chiếm ít nhất 40% thì sản phẩm mới bảo đảm phẩm chất, còn GS Thạch cho rằng bản thân đất sét Bentonite đã có tính tẩy rửa nên chỉ dùng độ trên 15-20% dầu mỡ là đủ. GS Thạch thêm rằng phương pháp của GS Sơn tinh chế Bentonite làm mất hoạt tính vốn có của nó, trong khi phương pháp của GS Thạch giữ nguyên Bentonite nguyên thuỷ không tinh chế nên có hoạt tính cao hơn. Một đàng là Tiến sĩ Hoá học, đàng kia là Tiến sĩ địa chất, bà con không biết phải tin ai! Một vị Tiến sĩ khác, GS Nguyễn Thanh Khuyến nói riêng bên tai Tửng rằng: “Về mặt chuyên môn, giữa hai người tôi tin GS Sơn hơn”.

Tửng biết GS Sơn là một nhà khoa học có uy tín quốc tế nên khó thể nghi ngờ trình độ chuyên môn của Thầy. Mặt khác GS Thạch từng mang tiếng vì trước kia giữa lúc dư luận đang xôn xao về vấn đề khai thác dầu mỏ GS Thạch nhất quyết đoan chắc rằng do cấu trúc các tầng địa chất (như thế nào đó không biết, Tửng không học địa chất nên không hiểu rõ) miền Nam Việt Nam không thể có mỏ dầu hoả. Tuy nhiên chỉ ít lâu sau đó, vào tháng 8 năm 1974 báo chí đưa tin hãng thầu ngoại quốc Pecten chỉ với mũi khoan thăm dò đầu tiên ở thềm lục đia miền Nam Việt Nam đã phát hiện ra dấu vết dầu hoả trong giếng dầu Hoa Hồng số 9. Ai cũng tưởng là Hoa Hồng số 9 là mũi khoan thứ 9, nhưng thật ra là báo chí đã lầm lẫn ký hiệu 1X với IX là số 9 La mã. 1 là số thứ tự giếng thứ nhất còn X viết tắt từ Exploration có nghĩa thăm dò. Tháng 9 năm đó Pecten khoan giếng Dừa số 9 (thật ra là 1X) tìm ra trữ lượng 1 tỉ thùng dầu đủ khai thác trong 30 năm. Tháng 1 năm 1975 hãng thầu Mobil cũng phát hiện dầu và khí đốt trong giếng Bạch Hổ 1X và lên kế hoạch dự định khai thác thương mại bắt đầu từ năm 1977. Tỷ lệ thành công như vậy là rất cao so với thế giới. Rất tiếc là các hãng này phải bỏ dở công việc do tình hình chiến sự sôi động tháng 4 năm 1975. Mấy năm sau khi Việt Nam cho phép Liên doanh dầu khí Vietsovpetro khai thác dầu mỏ ngoài khơi Vũng Tàu, có người hỏi lại GS Thạch về tuyên bố trước kia của ông miền Nam Việt Nam không có mỏ dầu hoả, GS Thạch đáp rằng ông nói vậy để đánh lừa Mỹ cho nó bỏ Việt Nam mà không phải luyến tiếc quyền lợi kinh tế. Đánh lừa Mỹ dễ dàng như thế sao? Có bao nhiêu người tin lời nói của ông bấy giờ?

(còn tiếp)

_________________________
Tửng đi bộ đội  - Page 8 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1841
Registration date : 23/04/2014

Tửng đi bộ đội  - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tửng đi bộ đội    Tửng đi bộ đội  - Page 8 I_icon13Tue 28 Feb 2023, 14:30

Ai Hoa đã viết:
Tửng đi bộ đội - Ái Hoa

Tửng được bố trí ngủ ở một gian nhà trơ trọi, cách gian nhà của ban chỉ huy chừng mấy chục thước, xung quanh không có người nào, chỉ toàn là đất trống, cỏ mọc um tùm. Trung đoàn trưởng, chú Tám V. phê bình:
_ Ông kỹ sư phải chịu khó dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ chớ, kỹ sư mà luộm thuộm quá coi sao được?

Thế là Tửng phải vác cuốc đi dẫy cỏ xung quanh chỗ ở cho vừa lòng Thủ trưởng. Nhìn thấy Tửng tích cực cuốc đất, chú Tám V. cất tiếng khen ngợi. Ở chế độ XHCN, lao động là vinh quang mà!

Nói chung công việc của Tửng rất nhàn hạ. Nhà máy xi măng vẫn còn trong giai đoạn đang xây dựng, máy móc đơn giản, xi măng sản xuất không phải Portland mà là xi măng cấp thấp, quy trình sản xuất chỉ là nghiền trộn đá bazan với vôi. Nhiệm vụ của Tửng là kiểm nghiệm xi măng, nhưng Trung đoàn làm gì đủ tài lực để sở hữu được một Phòng kiểm nghiệm đúng tiêu chuẩn? Do đó nhiệm vụ quan trọng nhất của Tửng là… mang mẫu xi măng về thành phố nhờ Phòng kiểm nghiệm của nhà máy Xi măng Hà Tiên đặt tại Thủ đức làm giúp. Nhưng Tửng không thể phàn nàn điều gì vì mỗi lần như thế Tửng có dịp tranh thủ về thăm gia đình. Việc sản xuất rất ạch đụi, máy móc cứ làm reo hoài, chạy vài ngày lại đòi nghỉ để chờ nhân viên HTX Đồng Tâm lên sửa!

Ngoài việc phụ trách kiểm nghiệm sản phẩm cho nhà máy xi măng, thỉnh thoảng Tửng còn được giao những nhiệm vụ đột xuất, chẳng hạn như có lần Khoa Địa chất trường đại học Tổng hợp TP lê nhở hỗ trợ người để khoan đất thăm dò địa chất, Trung đoàn cũng cử Tửng tham gia. Hoặc như hồi Trung đoàn phó Năm H. đề xuất sáng kiến sản xuất xà bông đất sét Bentonite, Tửng được chỉ định lên kế hoạch thử nghiệm.

Nguyên sản phẩm này được phát minh từ “Dự án khai thác bentonite” do GS Chu Phạm Ngọc Sơn và GS Trần Kim Thạch ở Trường Đại học Tổng hợp TPHCM chủ trì, ứng dụng tính chất tẩy rửa dầu mỡ của đất sét Bentonite vào việc điều chế xà bông. Đất sét bentonite được làm tinh chất bằng phương pháp rửa sạch và ly tâm dùng làm phụ gia trong việc chế biến xà bông gọi là xà bông bentonite, với mục đích giảm số lượng dầu mỡ trong thành phần nguyên liệu để tiết kiệm trong tình trạng nghèo đói thiếu thốn của đất nước. Mặc dù ban đầu hai vị giáo sư hợp tác với nhau để nghiên cứu sản xuất, nhưng một thời gian sau các vị đâm ra tranh cãi rồi kình chống nhau về mặt khoa học. Theo GS Sơn thì Bentonite chỉ là phụ gia, thành phần nguyên liệu chính là dầu mỡ vẫn phải chiếm ít nhất 40% thì sản phẩm mới bảo đảm phẩm chất, còn GS Thạch cho rằng bản thân đất sét Bentonite đã có tính tẩy rửa nên chỉ dùng độ trên 15-20% dầu mỡ là đủ. GS Thạch thêm rằng phương pháp của GS Sơn tinh chế Bentonite làm mất hoạt tính vốn có của nó, trong khi phương pháp của GS Thạch giữ nguyên Bentonite nguyên thuỷ không tinh chế nên có hoạt tính cao hơn. Một đàng là Tiến sĩ Hoá học, đàng kia là Tiến sĩ địa chất, bà con không biết phải tin ai! Một vị Tiến sĩ khác, GS Nguyễn Thanh Khuyến nói riêng bên tai Tửng rằng: “Về mặt chuyên môn, giữa hai người tôi tin GS Sơn hơn”.

Tửng biết GS Sơn là một nhà khoa học có uy tín quốc tế nên khó thể nghi ngờ trình độ chuyên môn của Thầy. Mặt khác GS Thạch từng mang tiếng vì trước kia giữa lúc dư luận đang xôn xao về vấn đề khai thác dầu mỏ GS Thạch nhất quyết đoan chắc rằng do cấu trúc các tầng địa chất (như thế nào đó không biết, Tửng không học địa chất nên không hiểu rõ) miền Nam Việt Nam không thể có mỏ dầu hoả. Tuy nhiên chỉ ít lâu sau đó, vào tháng 8 năm 1974 báo chí đưa tin hãng thầu ngoại quốc Pecten chỉ với mũi khoan thăm dò đầu tiên ở thềm lục đia miền Nam Việt Nam đã phát hiện ra dấu vết dầu hoả trong giếng dầu Hoa Hồng số 9. Ai cũng tưởng là Hoa Hồng số 9 là mũi khoan thứ 9, nhưng thật ra là báo chí đã lầm lẫn ký hiệu 1X với IX là số 9 La mã. 1 là số thứ tự giếng thứ nhất còn X viết tắt từ Exploration có nghĩa thăm dò. Tháng 9 năm đó Pecten khoan giếng Dừa số 9 (thật ra là 1X) tìm ra trữ lượng 1 tỉ thùng dầu đủ khai thác trong 30 năm. Tháng 1 năm 1975 hãng thầu Mobil cũng phát hiện dầu và khí đốt trong giếng Bạch Hổ 1X và lên kế hoạch dự định khai thác thương mại bắt đầu từ năm 1977. Tỷ lệ thành công như vậy là rất cao so với thế giới. Rất tiếc là các hãng này phải bỏ dở công việc do tình hình chiến sự sôi động tháng 4 năm 1975. Mấy năm sau khi Việt Nam cho phép Liên doanh dầu khí Vietsovpetro khai thác dầu mỏ ngoài khơi Vũng Tàu, có người hỏi lại GS Thạch về tuyên bố trước kia của ông miền Nam Việt Nam không có mỏ dầu hoả, GS Thạch đáp rằng ông nói vậy để đánh lừa Mỹ cho nó bỏ Việt Nam mà không phải luyến tiếc quyền lợi kinh tế. Đánh lừa Mỹ dễ dàng như thế sao? Có bao nhiêu người tin lời nói của ông bấy giờ?

(còn tiếp)

Thầy ơi, T xem phim thấy diễn viên mở cái bao nhỏ ra, lấy tay quẹt 1 ít rồi đưa lên miệng nếm nếm rồi gật gù, chắc kiểm nghiệm xi măng cũng làm được vậy á Thầy.
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10590
Registration date : 23/11/2007

Tửng đi bộ đội  - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tửng đi bộ đội    Tửng đi bộ đội  - Page 8 I_icon13Wed 01 Mar 2023, 11:26

Trăng đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Tửng đi bộ đội - Ái Hoa

Tửng được bố trí ngủ ở một gian nhà trơ trọi, cách gian nhà của ban chỉ huy chừng mấy chục thước, xung quanh không có người nào, chỉ toàn là đất trống, cỏ mọc um tùm. Trung đoàn trưởng, chú Tám V. phê bình:
_ Ông kỹ sư phải chịu khó dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ chớ, kỹ sư mà luộm thuộm quá coi sao được?

Thế là Tửng phải vác cuốc đi dẫy cỏ xung quanh chỗ ở cho vừa lòng Thủ trưởng. Nhìn thấy Tửng tích cực cuốc đất, chú Tám V. cất tiếng khen ngợi. Ở chế độ XHCN, lao động là vinh quang mà!

Nói chung công việc của Tửng rất nhàn hạ. Nhà máy xi măng vẫn còn trong giai đoạn đang xây dựng, máy móc đơn giản, xi măng sản xuất không phải Portland mà là xi măng cấp thấp, quy trình sản xuất chỉ là nghiền trộn đá bazan với vôi. Nhiệm vụ của Tửng là kiểm nghiệm xi măng, nhưng Trung đoàn làm gì đủ tài lực để sở hữu được một Phòng kiểm nghiệm đúng tiêu chuẩn? Do đó nhiệm vụ quan trọng nhất của Tửng là… mang mẫu xi măng về thành phố nhờ Phòng kiểm nghiệm của nhà máy Xi măng Hà Tiên đặt tại Thủ đức làm giúp. Nhưng Tửng không thể phàn nàn điều gì vì mỗi lần như thế Tửng có dịp tranh thủ về thăm gia đình. Việc sản xuất rất ạch đụi, máy móc cứ làm reo hoài, chạy vài ngày lại đòi nghỉ để chờ nhân viên HTX Đồng Tâm lên sửa!

Ngoài việc phụ trách kiểm nghiệm sản phẩm cho nhà máy xi măng, thỉnh thoảng Tửng còn được giao những nhiệm vụ đột xuất, chẳng hạn như có lần Khoa Địa chất trường đại học Tổng hợp TP lê nhở hỗ trợ người để khoan đất thăm dò địa chất, Trung đoàn cũng cử Tửng tham gia. Hoặc như hồi Trung đoàn phó Năm H. đề xuất sáng kiến sản xuất xà bông đất sét Bentonite, Tửng được chỉ định lên kế hoạch thử nghiệm.

Nguyên sản phẩm này được phát minh từ “Dự án khai thác bentonite” do GS Chu Phạm Ngọc Sơn và GS Trần Kim Thạch ở Trường Đại học Tổng hợp TPHCM chủ trì, ứng dụng tính chất tẩy rửa dầu mỡ của đất sét Bentonite vào việc điều chế xà bông. Đất sét bentonite được làm tinh chất bằng phương pháp rửa sạch và ly tâm dùng làm phụ gia trong việc chế biến xà bông gọi là xà bông bentonite, với mục đích giảm số lượng dầu mỡ trong thành phần nguyên liệu để tiết kiệm trong tình trạng nghèo đói thiếu thốn của đất nước. Mặc dù ban đầu hai vị giáo sư hợp tác với nhau để nghiên cứu sản xuất, nhưng một thời gian sau các vị đâm ra tranh cãi rồi kình chống nhau về mặt khoa học. Theo GS Sơn thì Bentonite chỉ là phụ gia, thành phần nguyên liệu chính là dầu mỡ vẫn phải chiếm ít nhất 40% thì sản phẩm mới bảo đảm phẩm chất, còn GS Thạch cho rằng bản thân đất sét Bentonite đã có tính tẩy rửa nên chỉ dùng độ trên 15-20% dầu mỡ là đủ. GS Thạch thêm rằng phương pháp của GS Sơn tinh chế Bentonite làm mất hoạt tính vốn có của nó, trong khi phương pháp của GS Thạch giữ nguyên Bentonite nguyên thuỷ không tinh chế nên có hoạt tính cao hơn. Một đàng là Tiến sĩ Hoá học, đàng kia là Tiến sĩ địa chất, bà con không biết phải tin ai! Một vị Tiến sĩ khác, GS Nguyễn Thanh Khuyến nói riêng bên tai Tửng rằng: “Về mặt chuyên môn, giữa hai người tôi tin GS Sơn hơn”.

Tửng biết GS Sơn là một nhà khoa học có uy tín quốc tế nên khó thể nghi ngờ trình độ chuyên môn của Thầy. Mặt khác GS Thạch từng mang tiếng vì trước kia giữa lúc dư luận đang xôn xao về vấn đề khai thác dầu mỏ GS Thạch nhất quyết đoan chắc rằng do cấu trúc các tầng địa chất (như thế nào đó không biết, Tửng không học địa chất nên không hiểu rõ) miền Nam Việt Nam không thể có mỏ dầu hoả. Tuy nhiên chỉ ít lâu sau đó, vào tháng 8 năm 1974 báo chí đưa tin hãng thầu ngoại quốc Pecten chỉ với mũi khoan thăm dò đầu tiên ở thềm lục đia miền Nam Việt Nam đã phát hiện ra dấu vết dầu hoả trong giếng dầu Hoa Hồng số 9. Ai cũng tưởng là Hoa Hồng số 9 là mũi khoan thứ 9, nhưng thật ra là báo chí đã lầm lẫn ký hiệu 1X với IX là số 9 La mã. 1 là số thứ tự giếng thứ nhất còn X viết tắt từ Exploration có nghĩa thăm dò. Tháng 9 năm đó Pecten khoan giếng Dừa số 9 (thật ra là 1X) tìm ra trữ lượng 1 tỉ thùng dầu đủ khai thác trong 30 năm. Tháng 1 năm 1975 hãng thầu Mobil cũng phát hiện dầu và khí đốt trong giếng Bạch Hổ 1X và lên kế hoạch dự định khai thác thương mại bắt đầu từ năm 1977. Tỷ lệ thành công như vậy là rất cao so với thế giới. Rất tiếc là các hãng này phải bỏ dở công việc do tình hình chiến sự sôi động tháng 4 năm 1975. Mấy năm sau khi Việt Nam cho phép Liên doanh dầu khí Vietsovpetro khai thác dầu mỏ ngoài khơi Vũng Tàu, có người hỏi lại GS Thạch về tuyên bố trước kia của ông miền Nam Việt Nam không có mỏ dầu hoả, GS Thạch đáp rằng ông nói vậy để đánh lừa Mỹ cho nó bỏ Việt Nam mà không phải luyến tiếc quyền lợi kinh tế. Đánh lừa Mỹ dễ dàng như thế sao? Có bao nhiêu người tin lời nói của ông bấy giờ?

(còn tiếp)

Thầy ơi, T xem phim thấy diễn viên mở cái bao nhỏ ra, lấy tay quẹt 1 ít rồi đưa lên miệng nếm nếm rồi gật gù, chắc kiểm nghiệm xi măng cũng làm được vậy á Thầy.

T. nếm chưa? chắc là làm được á, chờ xi măng đông cứng trong miệng thì biết quality liền! rất tiếc là Tửng mún được về thăm nhà nên hong ngu gì kiểm nghiệm kiểu đó! lol2

_________________________
Tửng đi bộ đội  - Page 8 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10590
Registration date : 23/11/2007

Tửng đi bộ đội  - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tửng đi bộ đội    Tửng đi bộ đội  - Page 8 I_icon13Fri 03 Mar 2023, 10:32

Tửng đi bộ đội - Ái Hoa

Trở lại kế hoạch sản xuất xà bông Bentonite của Trung đoàn 210, chú Năm H. mời GS Trần Kim Thạch lên hướng dẫn phương pháp sản xuất mà không mời GS Chu Phạm Ngọc Sơn, có lẽ vì GS Thạch có quan hệ trước với Trung đoàn 210, hơn nữa phương pháp của GS Thạch tiết kiệm nguyên liệu nhiều hơn. Tửng chuẩn bị vật dụng nguyên liệu rồi cùng chú Năm H. đón tiếp GS Thạch và TS Phù Ngọc. Hồi còn chưa nhập ngũ Tửng rất thân thiết với Ngọc Lan cán bộ giảng dạy cùng Tổ Địa hoá với Thầy Thạch và chị Phù Ngọc nên Tửng cũng có quen biết với hai người từ trước. Nói chung công việc cũng thuận lợi suôn sẻ. Sản phẩm làm ra được Tửng cất giữ trong nhà mình. Xà bông Bentonite ít tạo bọt, trơ cứng và teo tóp lại sau một thời gian. Tửng nghiên cứu lên kế hoạch sản xuất quy mô lớn nhưng Trung đoàn chưa có tiền đầu tư nên sự việc tạm gác lại.

Ở văn phòng Trung đoàn bộ ngoài 5 thủ trưởng còn có 7 lính lác bao gồm Tửng cùng 2 văn thư, 2 liên lạc và 2 tài xế. Hai văn thư, một người tên là Bút, người kia tên Luỹ. Ngoại trừ anh Bút là chuẩn uý lớn tuổi hơn cả, 5 người kia đều mang lon hạ sĩ, chỉ có Tửng là binh nhì. Tửng không biết nhiệm vụ chính của văn thư là gì nhưng nhiệm vụ phụ có lẽ là đi săn thú để cải thiện bữa ăn cho Thủ trưởng. Nhiệm vụ của liên lạc là lo cơm nước và tài xế dĩ nhiên là lái xe.

Anh Bút là bộ đội miền Bắc, tính tình vui vẻ, do lớn tuổi lại là sếp bộ phận văn phòng nên anh được nể trọng. Anh có biệt tài săn bắn, thỉnh thoảng buồn tình anh nổi hứng vào rừng săn đêm, vai vác súng đầu đội đèn săn. Nghe anh bảo là giống thú rừng trong đêm bị đèn rọi thì chúng đứng sững, hai mắt nhìn đèn như bị thôi miên nên người đi săn ngắm bắn dễ dàng, bởi thế mới ra câu thành ngữ “nai chịu đèn”. Đêm nào đi săn anh cũng mang về ít nhất là mấy con cheo, có hôm còn được cả một con mển già, làm thịt ăn hơi dai cứng. Những lần khác thì nhím, trúc, voọc, thỏ hay kỳ đà. Đặc biệt anh không ăn thịt kỳ đà. Anh bảo săn về để ai ăn thì ăn. Hình như anh ngại vì nghe người ta nói kỳ đà ăn xác chết. Trong đời Tửng được thưởng thức thịt nhiều loại thú rừng nhất là ở thời kỳ đi bộ đội này. Một lần anh Bút săn được những hai con nai rất lớn, xác mỗi con to gần bằng một con ngựa. Anh để Trung đoàn làm thịt một con còn một con mang xuống chợ Bình Long bán. Một trong 2 tài xế Trung đoàn tên là Hoàng đã xung phong ướp thịt làm khô nai ăn rất là ngon. Luỹ cũng có khi đi săn đêm mặc dù ít hơn anh Bút, và thường cũng chỉ bắn được một vài con cheo nhỏ.

Tất nhiên là bộ đội bình thường không được may mắn như thế. Tiêu chuẩn bộ đội lúc Tửng còn ở Ban Tham mưu cũng như C1 là cơm độn khoai (ngoại trừ anh thượng uý phó ban tham mưu được cấp gạo nếp vì đau bao tử) và ít đầu khô cá mối kho nhỏ bằng đầu ngón tay út với nước muối pha gạo rang giả làm nước mắm. Muốn ăn rau thì tự tăng gia lấy. Một số ban bệ nuôi chó và ngan (miền Nam gọi là vịt cồ hay vịt xiêm lai) để phục vụ cho những buổi liên hoan. Chó ăn xương thừa cơm cặn còn ngan thì tự đi kiếm ăn quanh quẩn. Bắt chó thì dễ, họ cứ gọi con chó lại, vuốt ve đùa giỡn với nó rồi bẻ quặt chân nó ra sau lưng trói lại. Mõm cũng bị buộc chặt. Lúc đầu chú chó vô phước tưởng chủ vui giỡn với mình, đến chừng bị xách treo lên và dí dao vào cổ thì mới chảy nước mắt thảm thiết. Tửng không ăn thịt chó. Có bữa liên hoan thịt chó thì anh Hoàng tài xế đi chợ Bình long mua nửa ký thịt bò về nấu riêng cho Tửng.

Ngan được nuôi thả rong không cần chăn giữ. Loài ngan có cánh bay khá cao, đôi lúc chúng bay lên cả mái nhà để nằm, nhưng bình thường chỉ đủng đỉnh đi trong sân trại hoặc đằm trong ao vũng. Có lần Tửng thấy hai con ngan to rượt đuổi nhau kêu la ỏm tỏi, không biết chuyện gì. Chúng bay một quãng khá xa rồi đáp xuống cùng một chỗ bên bờ nước. Tò mò nhìn theo thấy hai con vịt chổng đuôi đè nhau, Tửng chợt hiểu ra là hai anh chị đang thực hiện chức năng lưu truyền nòi giống, tiếng bình dân gọi là đạp mái! Vì ngan thả không dễ gì bắt được nên muốn làm thịt, bộ đội phải sử dụng súng bắn. Tửng nghe người ta bảo thịt ngan rất độc nên mới có thành ngữ “độc như vịt xiêm lai”. Ăn thịt ngan có thể bị nổi phong và người nào có máu cùi tiềm ẩn ắt sẽ phát bệnh. Tửng không dám và cũng chưa bao giờ có dịp nếm thử thứ thịt này!


(còn tiếp)

_________________________
Tửng đi bộ đội  - Page 8 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1841
Registration date : 23/04/2014

Tửng đi bộ đội  - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tửng đi bộ đội    Tửng đi bộ đội  - Page 8 I_icon13Sun 05 Mar 2023, 17:12

Ai Hoa đã viết:
Tửng đi bộ đội - Ái Hoa

Trở lại kế hoạch sản xuất xà bông Bentonite của Trung đoàn 210, chú Năm H. mời GS Trần Kim Thạch lên hướng dẫn phương pháp sản xuất mà không mời GS Chu Phạm Ngọc Sơn, có lẽ vì GS Thạch có quan hệ trước với Trung đoàn 210, hơn nữa phương pháp của GS Thạch tiết kiệm nguyên liệu nhiều hơn. Tửng chuẩn bị vật dụng nguyên liệu rồi cùng chú Năm H. đón tiếp GS Thạch và TS Phù Ngọc. Hồi còn chưa nhập ngũ Tửng rất thân thiết với Ngọc Lan cán bộ giảng dạy cùng Tổ Địa hoá với Thầy Thạch và chị Phù Ngọc nên Tửng cũng có quen biết với hai người từ trước. Nói chung công việc cũng thuận lợi suôn sẻ. Sản phẩm làm ra được Tửng cất giữ trong nhà mình. Xà bông Bentonite ít tạo bọt, trơ cứng và teo tóp lại sau một thời gian. Tửng nghiên cứu lên kế hoạch sản xuất quy mô lớn nhưng Trung đoàn chưa có tiền đầu tư nên sự việc tạm gác lại.

Ở văn phòng Trung đoàn bộ ngoài 5 thủ trưởng còn có 7 lính lác bao gồm Tửng cùng 2 văn thư, 2 liên lạc và 2 tài xế. Hai văn thư, một người tên là Bút, người kia tên Luỹ. Ngoại trừ anh Bút là chuẩn uý lớn tuổi hơn cả, 5 người kia đều mang lon hạ sĩ, chỉ có Tửng là binh nhì. Tửng không biết nhiệm vụ chính của văn thư là gì nhưng nhiệm vụ phụ có lẽ là đi săn thú để cải thiện bữa ăn cho Thủ trưởng. Nhiệm vụ của liên lạc là lo cơm nước và tài xế dĩ nhiên là lái xe.

Anh Bút là bộ đội miền Bắc, tính tình vui vẻ, do lớn tuổi lại là sếp bộ phận văn phòng nên anh được nể trọng. Anh có biệt tài săn bắn, thỉnh thoảng buồn tình anh nổi hứng vào rừng săn đêm, vai vác súng đầu đội đèn săn. Nghe anh bảo là giống thú rừng trong đêm bị đèn rọi thì chúng đứng sững, hai mắt nhìn đèn như bị thôi miên nên người đi săn ngắm bắn dễ dàng, bởi thế mới ra câu thành ngữ “nai chịu đèn”. Đêm nào đi săn anh cũng mang về ít nhất là mấy con cheo, có hôm còn được cả một con mển già, làm thịt ăn hơi dai cứng. Những lần khác thì nhím, trúc, voọc, thỏ hay kỳ đà. Đặc biệt anh không ăn thịt kỳ đà. Anh bảo săn về để ai ăn thì ăn. Hình như anh ngại vì nghe người ta nói kỳ đà ăn xác chết. Trong đời Tửng được thưởng thức thịt nhiều loại thú rừng nhất là ở thời kỳ đi bộ đội này. Một lần anh Bút săn được những hai con nai rất lớn, xác mỗi con to gần bằng một con ngựa. Anh để Trung đoàn làm thịt một con còn một con mang xuống chợ Bình Long bán. Một trong 2 tài xế Trung đoàn tên là Hoàng đã xung phong ướp thịt làm khô nai ăn rất là ngon. Luỹ cũng có khi đi săn đêm mặc dù ít hơn anh Bút, và thường cũng chỉ bắn được một vài con cheo nhỏ.

Tất nhiên là bộ đội bình thường không được may mắn như thế. Tiêu chuẩn bộ đội lúc Tửng còn ở Ban Tham mưu cũng như C1 là cơm độn khoai (ngoại trừ anh thượng uý phó ban tham mưu được cấp gạo nếp vì đau bao tử) và ít đầu khô cá mối kho nhỏ bằng đầu ngón tay út với nước muối pha gạo rang giả làm nước mắm. Muốn ăn rau thì tự tăng gia lấy. Một số ban bệ nuôi chó và ngan (miền Nam gọi là vịt cồ hay vịt xiêm lai) để phục vụ cho những buổi liên hoan. Chó ăn xương thừa cơm cặn còn ngan thì tự đi kiếm ăn quanh quẩn. Bắt chó thì dễ, họ cứ gọi con chó lại, vuốt ve đùa giỡn với nó rồi bẻ quặt chân nó ra sau lưng trói lại. Mõm cũng bị buộc chặt. Lúc đầu chú chó vô phước tưởng chủ vui giỡn với mình, đến chừng bị xách treo lên và dí dao vào cổ thì mới chảy nước mắt thảm thiết. Tửng không ăn thịt chó. Có bữa liên hoan thịt chó thì anh Hoàng tài xế đi chợ Bình long mua nửa ký thịt bò về nấu riêng cho Tửng.

Ngan được nuôi thả rong không cần chăn giữ. Loài ngan có cánh bay khá cao, đôi lúc chúng bay lên cả mái nhà để nằm, nhưng bình thường chỉ đủng đỉnh đi trong sân trại hoặc đằm trong ao vũng. Có lần Tửng thấy hai con ngan to rượt đuổi nhau kêu la ỏm tỏi, không biết chuyện gì. Chúng bay một quãng khá xa rồi đáp xuống cùng một chỗ bên bờ nước. Tò mò nhìn theo thấy hai con vịt chổng đuôi đè nhau, Tửng chợt hiểu ra là hai anh chị đang thực hiện chức năng lưu truyền nòi giống, tiếng bình dân gọi là đạp mái! Vì ngan thả không dễ gì bắt được nên muốn làm thịt, bộ đội phải sử dụng súng bắn. Tửng nghe người ta bảo thịt ngan rất độc nên mới có thành ngữ “độc như vịt xiêm lai”. Ăn thịt ngan có thể bị nổi phong và người nào có máu cùi tiềm ẩn ắt sẽ phát bệnh. Tửng không dám và cũng chưa bao giờ có dịp nếm thử thứ thịt này!


(còn tiếp)

Giờ mà cho 3 con: con ngan, con ngỗng, con vịt xếp hàng rồi nói T gọi tên đúng thì T botay luôn
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7162
Registration date : 01/04/2011

Tửng đi bộ đội  - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tửng đi bộ đội    Tửng đi bộ đội  - Page 8 I_icon13Tue 07 Mar 2023, 11:35

Trăng đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Tửng đi bộ đội - Ái Hoa

Trở lại kế hoạch sản xuất xà bông Bentonite của Trung đoàn 210, chú Năm H. mời GS Trần Kim Thạch lên hướng dẫn phương pháp sản xuất mà không mời GS Chu Phạm Ngọc Sơn, có lẽ vì GS Thạch có quan hệ trước với Trung đoàn 210, hơn nữa phương pháp của GS Thạch tiết kiệm nguyên liệu nhiều hơn. Tửng chuẩn bị vật dụng nguyên liệu rồi cùng chú Năm H. đón tiếp GS Thạch và TS Phù Ngọc. Hồi còn chưa nhập ngũ Tửng rất thân thiết với Ngọc Lan cán bộ giảng dạy cùng Tổ Địa hoá với Thầy Thạch và chị Phù Ngọc nên Tửng cũng có quen biết với hai người từ trước. Nói chung công việc cũng thuận lợi suôn sẻ. Sản phẩm làm ra được Tửng cất giữ trong nhà mình. Xà bông Bentonite ít tạo bọt, trơ cứng và teo tóp lại sau một thời gian. Tửng nghiên cứu lên kế hoạch sản xuất quy mô lớn nhưng Trung đoàn chưa có tiền đầu tư nên sự việc tạm gác lại.

Ở văn phòng Trung đoàn bộ ngoài 5 thủ trưởng còn có 7 lính lác bao gồm Tửng cùng 2 văn thư, 2 liên lạc và 2 tài xế. Hai văn thư, một người tên là Bút, người kia tên Luỹ. Ngoại trừ anh Bút là chuẩn uý lớn tuổi hơn cả, 5 người kia đều mang lon hạ sĩ, chỉ có Tửng là binh nhì. Tửng không biết nhiệm vụ chính của văn thư là gì nhưng nhiệm vụ phụ có lẽ là đi săn thú để cải thiện bữa ăn cho Thủ trưởng. Nhiệm vụ của liên lạc là lo cơm nước và tài xế dĩ nhiên là lái xe.

Anh Bút là bộ đội miền Bắc, tính tình vui vẻ, do lớn tuổi lại là sếp bộ phận văn phòng nên anh được nể trọng. Anh có biệt tài săn bắn, thỉnh thoảng buồn tình anh nổi hứng vào rừng săn đêm, vai vác súng đầu đội đèn săn. Nghe anh bảo là giống thú rừng trong đêm bị đèn rọi thì chúng đứng sững, hai mắt nhìn đèn như bị thôi miên nên người đi săn ngắm bắn dễ dàng, bởi thế mới ra câu thành ngữ “nai chịu đèn”. Đêm nào đi săn anh cũng mang về ít nhất là mấy con cheo, có hôm còn được cả một con mển già, làm thịt ăn hơi dai cứng. Những lần khác thì nhím, trúc, voọc, thỏ hay kỳ đà. Đặc biệt anh không ăn thịt kỳ đà. Anh bảo săn về để ai ăn thì ăn. Hình như anh ngại vì nghe người ta nói kỳ đà ăn xác chết. Trong đời Tửng được thưởng thức thịt nhiều loại thú rừng nhất là ở thời kỳ đi bộ đội này. Một lần anh Bút săn được những hai con nai rất lớn, xác mỗi con to gần bằng một con ngựa. Anh để Trung đoàn làm thịt một con còn một con mang xuống chợ Bình Long bán. Một trong 2 tài xế Trung đoàn tên là Hoàng đã xung phong ướp thịt làm khô nai ăn rất là ngon. Luỹ cũng có khi đi săn đêm mặc dù ít hơn anh Bút, và thường cũng chỉ bắn được một vài con cheo nhỏ.

Tất nhiên là bộ đội bình thường không được may mắn như thế. Tiêu chuẩn bộ đội lúc Tửng còn ở Ban Tham mưu cũng như C1 là cơm độn khoai (ngoại trừ anh thượng uý phó ban tham mưu được cấp gạo nếp vì đau bao tử) và ít đầu khô cá mối kho nhỏ bằng đầu ngón tay út với nước muối pha gạo rang giả làm nước mắm. Muốn ăn rau thì tự tăng gia lấy. Một số ban bệ nuôi chó và ngan (miền Nam gọi là vịt cồ hay vịt xiêm lai) để phục vụ cho những buổi liên hoan. Chó ăn xương thừa cơm cặn còn ngan thì tự đi kiếm ăn quanh quẩn. Bắt chó thì dễ, họ cứ gọi con chó lại, vuốt ve đùa giỡn với nó rồi bẻ quặt chân nó ra sau lưng trói lại. Mõm cũng bị buộc chặt. Lúc đầu chú chó vô phước tưởng chủ vui giỡn với mình, đến chừng bị xách treo lên và dí dao vào cổ thì mới chảy nước mắt thảm thiết. Tửng không ăn thịt chó. Có bữa liên hoan thịt chó thì anh Hoàng tài xế đi chợ Bình long mua nửa ký thịt bò về nấu riêng cho Tửng.

Ngan được nuôi thả rong không cần chăn giữ. Loài ngan có cánh bay khá cao, đôi lúc chúng bay lên cả mái nhà để nằm, nhưng bình thường chỉ đủng đỉnh đi trong sân trại hoặc đằm trong ao vũng. Có lần Tửng thấy hai con ngan to rượt đuổi nhau kêu la ỏm tỏi, không biết chuyện gì. Chúng bay một quãng khá xa rồi đáp xuống cùng một chỗ bên bờ nước. Tò mò nhìn theo thấy hai con vịt chổng đuôi đè nhau, Tửng chợt hiểu ra là hai anh chị đang thực hiện chức năng lưu truyền nòi giống, tiếng bình dân gọi là đạp mái! Vì ngan thả không dễ gì bắt được nên muốn làm thịt, bộ đội phải sử dụng súng bắn. Tửng nghe người ta bảo thịt ngan rất độc nên mới có thành ngữ “độc như vịt xiêm lai”. Ăn thịt ngan có thể bị nổi phong và người nào có máu cùi tiềm ẩn ắt sẽ phát bệnh. Tửng không dám và cũng chưa bao giờ có dịp nếm thử thứ thịt này!


(còn tiếp)

Giờ mà cho 3 con: con ngan, con ngỗng, con vịt xếp hàng rồi nói T gọi tên đúng thì T botay luôn

TM chưa thấy ngan bao giờ, còn vịt thì thấy trong tiệm... thịt quay!   :tongue:
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4872
Registration date : 23/03/2013

Tửng đi bộ đội  - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tửng đi bộ đội    Tửng đi bộ đội  - Page 8 I_icon13Tue 07 Mar 2023, 13:19

Trà Mi đã viết:
Trăng đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Tửng đi bộ đội - Ái Hoa

Trở lại kế hoạch sản xuất xà bông Bentonite của Trung đoàn 210, chú Năm H. mời GS Trần Kim Thạch lên hướng dẫn phương pháp sản xuất mà không mời GS Chu Phạm Ngọc Sơn, có lẽ vì GS Thạch có quan hệ trước với Trung đoàn 210, hơn nữa phương pháp của GS Thạch tiết kiệm nguyên liệu nhiều hơn. Tửng chuẩn bị vật dụng nguyên liệu rồi cùng chú Năm H. đón tiếp GS Thạch và TS Phù Ngọc. Hồi còn chưa nhập ngũ Tửng rất thân thiết với Ngọc Lan cán bộ giảng dạy cùng Tổ Địa hoá với Thầy Thạch và chị Phù Ngọc nên Tửng cũng có quen biết với hai người từ trước. Nói chung công việc cũng thuận lợi suôn sẻ. Sản phẩm làm ra được Tửng cất giữ trong nhà mình. Xà bông Bentonite ít tạo bọt, trơ cứng và teo tóp lại sau một thời gian. Tửng nghiên cứu lên kế hoạch sản xuất quy mô lớn nhưng Trung đoàn chưa có tiền đầu tư nên sự việc tạm gác lại.

Ở văn phòng Trung đoàn bộ ngoài 5 thủ trưởng còn có 7 lính lác bao gồm Tửng cùng 2 văn thư, 2 liên lạc và 2 tài xế. Hai văn thư, một người tên là Bút, người kia tên Luỹ. Ngoại trừ anh Bút là chuẩn uý lớn tuổi hơn cả, 5 người kia đều mang lon hạ sĩ, chỉ có Tửng là binh nhì. Tửng không biết nhiệm vụ chính của văn thư là gì nhưng nhiệm vụ phụ có lẽ là đi săn thú để cải thiện bữa ăn cho Thủ trưởng. Nhiệm vụ của liên lạc là lo cơm nước và tài xế dĩ nhiên là lái xe.

Anh Bút là bộ đội miền Bắc, tính tình vui vẻ, do lớn tuổi lại là sếp bộ phận văn phòng nên anh được nể trọng. Anh có biệt tài săn bắn, thỉnh thoảng buồn tình anh nổi hứng vào rừng săn đêm, vai vác súng đầu đội đèn săn. Nghe anh bảo là giống thú rừng trong đêm bị đèn rọi thì chúng đứng sững, hai mắt nhìn đèn như bị thôi miên nên người đi săn ngắm bắn dễ dàng, bởi thế mới ra câu thành ngữ “nai chịu đèn”. Đêm nào đi săn anh cũng mang về ít nhất là mấy con cheo, có hôm còn được cả một con mển già, làm thịt ăn hơi dai cứng. Những lần khác thì nhím, trúc, voọc, thỏ hay kỳ đà. Đặc biệt anh không ăn thịt kỳ đà. Anh bảo săn về để ai ăn thì ăn. Hình như anh ngại vì nghe người ta nói kỳ đà ăn xác chết. Trong đời Tửng được thưởng thức thịt nhiều loại thú rừng nhất là ở thời kỳ đi bộ đội này. Một lần anh Bút săn được những hai con nai rất lớn, xác mỗi con to gần bằng một con ngựa. Anh để Trung đoàn làm thịt một con còn một con mang xuống chợ Bình Long bán. Một trong 2 tài xế Trung đoàn tên là Hoàng đã xung phong ướp thịt làm khô nai ăn rất là ngon. Luỹ cũng có khi đi săn đêm mặc dù ít hơn anh Bút, và thường cũng chỉ bắn được một vài con cheo nhỏ.

Tất nhiên là bộ đội bình thường không được may mắn như thế. Tiêu chuẩn bộ đội lúc Tửng còn ở Ban Tham mưu cũng như C1 là cơm độn khoai (ngoại trừ anh thượng uý phó ban tham mưu được cấp gạo nếp vì đau bao tử) và ít đầu khô cá mối kho nhỏ bằng đầu ngón tay út với nước muối pha gạo rang giả làm nước mắm. Muốn ăn rau thì tự tăng gia lấy. Một số ban bệ nuôi chó và ngan (miền Nam gọi là vịt cồ hay vịt xiêm lai) để phục vụ cho những buổi liên hoan. Chó ăn xương thừa cơm cặn còn ngan thì tự đi kiếm ăn quanh quẩn. Bắt chó thì dễ, họ cứ gọi con chó lại, vuốt ve đùa giỡn với nó rồi bẻ quặt chân nó ra sau lưng trói lại. Mõm cũng bị buộc chặt. Lúc đầu chú chó vô phước tưởng chủ vui giỡn với mình, đến chừng bị xách treo lên và dí dao vào cổ thì mới chảy nước mắt thảm thiết. Tửng không ăn thịt chó. Có bữa liên hoan thịt chó thì anh Hoàng tài xế đi chợ Bình long mua nửa ký thịt bò về nấu riêng cho Tửng.

Ngan được nuôi thả rong không cần chăn giữ. Loài ngan có cánh bay khá cao, đôi lúc chúng bay lên cả mái nhà để nằm, nhưng bình thường chỉ đủng đỉnh đi trong sân trại hoặc đằm trong ao vũng. Có lần Tửng thấy hai con ngan to rượt đuổi nhau kêu la ỏm tỏi, không biết chuyện gì. Chúng bay một quãng khá xa rồi đáp xuống cùng một chỗ bên bờ nước. Tò mò nhìn theo thấy hai con vịt chổng đuôi đè nhau, Tửng chợt hiểu ra là hai anh chị đang thực hiện chức năng lưu truyền nòi giống, tiếng bình dân gọi là đạp mái! Vì ngan thả không dễ gì bắt được nên muốn làm thịt, bộ đội phải sử dụng súng bắn. Tửng nghe người ta bảo thịt ngan rất độc nên mới có thành ngữ “độc như vịt xiêm lai”. Ăn thịt ngan có thể bị nổi phong và người nào có máu cùi tiềm ẩn ắt sẽ phát bệnh. Tửng không dám và cũng chưa bao giờ có dịp nếm thử thứ thịt này!


(còn tiếp)

Giờ mà cho 3 con: con ngan, con ngỗng, con vịt xếp hàng rồi nói T gọi tên đúng thì T botay luôn

TM chưa thấy ngan bao giờ, còn vịt thì thấy trong tiệm... thịt quay!   :tongue:

Các nàng thua anh nông dân PN hết. Cả 3 con ngan ngỗng vịt anh chỉ cần liếc mắt là nhận ra liền lol2
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10590
Registration date : 23/11/2007

Tửng đi bộ đội  - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tửng đi bộ đội    Tửng đi bộ đội  - Page 8 I_icon13Wed 08 Mar 2023, 06:44

con nào ngan con nào vịt con nào ngỗng?       :pp:




Tửng đi bộ đội  - Page 8 Vit-xi10

_________________________
Tửng đi bộ đội  - Page 8 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10590
Registration date : 23/11/2007

Tửng đi bộ đội  - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tửng đi bộ đội    Tửng đi bộ đội  - Page 8 I_icon13Wed 08 Mar 2023, 06:48

Trăng đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Tửng đi bộ đội - Ái Hoa

Trở lại kế hoạch sản xuất xà bông Bentonite của Trung đoàn 210, chú Năm H. mời GS Trần Kim Thạch lên hướng dẫn phương pháp sản xuất mà không mời GS Chu Phạm Ngọc Sơn, có lẽ vì GS Thạch có quan hệ trước với Trung đoàn 210, hơn nữa phương pháp của GS Thạch tiết kiệm nguyên liệu nhiều hơn. Tửng chuẩn bị vật dụng nguyên liệu rồi cùng chú Năm H. đón tiếp GS Thạch và TS Phù Ngọc. Hồi còn chưa nhập ngũ Tửng rất thân thiết với Ngọc Lan cán bộ giảng dạy cùng Tổ Địa hoá với Thầy Thạch và chị Phù Ngọc nên Tửng cũng có quen biết với hai người từ trước. Nói chung công việc cũng thuận lợi suôn sẻ. Sản phẩm làm ra được Tửng cất giữ trong nhà mình. Xà bông Bentonite ít tạo bọt, trơ cứng và teo tóp lại sau một thời gian. Tửng nghiên cứu lên kế hoạch sản xuất quy mô lớn nhưng Trung đoàn chưa có tiền đầu tư nên sự việc tạm gác lại.

Ở văn phòng Trung đoàn bộ ngoài 5 thủ trưởng còn có 7 lính lác bao gồm Tửng cùng 2 văn thư, 2 liên lạc và 2 tài xế. Hai văn thư, một người tên là Bút, người kia tên Luỹ. Ngoại trừ anh Bút là chuẩn uý lớn tuổi hơn cả, 5 người kia đều mang lon hạ sĩ, chỉ có Tửng là binh nhì. Tửng không biết nhiệm vụ chính của văn thư là gì nhưng nhiệm vụ phụ có lẽ là đi săn thú để cải thiện bữa ăn cho Thủ trưởng. Nhiệm vụ của liên lạc là lo cơm nước và tài xế dĩ nhiên là lái xe.

Anh Bút là bộ đội miền Bắc, tính tình vui vẻ, do lớn tuổi lại là sếp bộ phận văn phòng nên anh được nể trọng. Anh có biệt tài săn bắn, thỉnh thoảng buồn tình anh nổi hứng vào rừng săn đêm, vai vác súng đầu đội đèn săn. Nghe anh bảo là giống thú rừng trong đêm bị đèn rọi thì chúng đứng sững, hai mắt nhìn đèn như bị thôi miên nên người đi săn ngắm bắn dễ dàng, bởi thế mới ra câu thành ngữ “nai chịu đèn”. Đêm nào đi săn anh cũng mang về ít nhất là mấy con cheo, có hôm còn được cả một con mển già, làm thịt ăn hơi dai cứng. Những lần khác thì nhím, trúc, voọc, thỏ hay kỳ đà. Đặc biệt anh không ăn thịt kỳ đà. Anh bảo săn về để ai ăn thì ăn. Hình như anh ngại vì nghe người ta nói kỳ đà ăn xác chết. Trong đời Tửng được thưởng thức thịt nhiều loại thú rừng nhất là ở thời kỳ đi bộ đội này. Một lần anh Bút săn được những hai con nai rất lớn, xác mỗi con to gần bằng một con ngựa. Anh để Trung đoàn làm thịt một con còn một con mang xuống chợ Bình Long bán. Một trong 2 tài xế Trung đoàn tên là Hoàng đã xung phong ướp thịt làm khô nai ăn rất là ngon. Luỹ cũng có khi đi săn đêm mặc dù ít hơn anh Bút, và thường cũng chỉ bắn được một vài con cheo nhỏ.

Tất nhiên là bộ đội bình thường không được may mắn như thế. Tiêu chuẩn bộ đội lúc Tửng còn ở Ban Tham mưu cũng như C1 là cơm độn khoai (ngoại trừ anh thượng uý phó ban tham mưu được cấp gạo nếp vì đau bao tử) và ít đầu khô cá mối kho nhỏ bằng đầu ngón tay út với nước muối pha gạo rang giả làm nước mắm. Muốn ăn rau thì tự tăng gia lấy. Một số ban bệ nuôi chó và ngan (miền Nam gọi là vịt cồ hay vịt xiêm lai) để phục vụ cho những buổi liên hoan. Chó ăn xương thừa cơm cặn còn ngan thì tự đi kiếm ăn quanh quẩn. Bắt chó thì dễ, họ cứ gọi con chó lại, vuốt ve đùa giỡn với nó rồi bẻ quặt chân nó ra sau lưng trói lại. Mõm cũng bị buộc chặt. Lúc đầu chú chó vô phước tưởng chủ vui giỡn với mình, đến chừng bị xách treo lên và dí dao vào cổ thì mới chảy nước mắt thảm thiết. Tửng không ăn thịt chó. Có bữa liên hoan thịt chó thì anh Hoàng tài xế đi chợ Bình long mua nửa ký thịt bò về nấu riêng cho Tửng.

Ngan được nuôi thả rong không cần chăn giữ. Loài ngan có cánh bay khá cao, đôi lúc chúng bay lên cả mái nhà để nằm, nhưng bình thường chỉ đủng đỉnh đi trong sân trại hoặc đằm trong ao vũng. Có lần Tửng thấy hai con ngan to rượt đuổi nhau kêu la ỏm tỏi, không biết chuyện gì. Chúng bay một quãng khá xa rồi đáp xuống cùng một chỗ bên bờ nước. Tò mò nhìn theo thấy hai con vịt chổng đuôi đè nhau, Tửng chợt hiểu ra là hai anh chị đang thực hiện chức năng lưu truyền nòi giống, tiếng bình dân gọi là đạp mái! Vì ngan thả không dễ gì bắt được nên muốn làm thịt, bộ đội phải sử dụng súng bắn. Tửng nghe người ta bảo thịt ngan rất độc nên mới có thành ngữ “độc như vịt xiêm lai”. Ăn thịt ngan có thể bị nổi phong và người nào có máu cùi tiềm ẩn ắt sẽ phát bệnh. Tửng không dám và cũng chưa bao giờ có dịp nếm thử thứ thịt này!


(còn tiếp)

Giờ mà cho 3 con: con ngan, con ngỗng, con vịt xếp hàng rồi nói T gọi tên đúng thì T botay luôn

cô giáo sinh vật nói vậy ai tin bán lúa giống!  lol2

_________________________
Tửng đi bộ đội  - Page 8 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Tửng đi bộ đội  - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tửng đi bộ đội    Tửng đi bộ đội  - Page 8 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Tửng đi bộ đội
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 8 trong tổng số 11 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3 ... 7, 8, 9, 10, 11  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: Ái Hoa-