Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Mái Nhà Chung by mytutru Yesterday at 23:18

EM CHIM HÁT HAY QUÁ by mytutru Yesterday at 21:55

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Yesterday at 12:56

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Yesterday at 12:37

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Wed 08 May 2024, 11:15

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Wed 08 May 2024, 10:00

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Tue 07 May 2024, 23:54

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Tue 07 May 2024, 08:05

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:42

Chết rồi! by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:31

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 05 May 2024, 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Cột đồng chưa xanh (2)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 41 ... 78, 79, 80 ... 83 ... 87  Next
Tác giảThông điệp
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10564
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh (2) - Page 79 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2)   Cột đồng chưa xanh (2) - Page 79 I_icon13Fri 30 Apr 2021, 11:46

Cột đồng chưa xanh (tt)

Sáng hôm sau khi thức dậy, nhìn ra cửa đã thấy mặt trời lên nửa cây sào.  Hải Thanh hầu sẵn hỏi:
_ Tiên sinh ngủ có an giấc chăng?

Đào Long Vân đáp:
_ Vâng, ngủ rất ngon, đa tạ cô nương quan tâm.

Cô gái nói tiếp:
_ Mời tiên sinh và công tử vào rửa mặt ạ. Em đã hầu sẵn nước nóng và khăn trong ấy.

Sau khi rửa mặt xong, chàng và Chi Lan bước ra. Trên bàn đã sẵn bộ ấm tách và bên cạnh Hải Thanh đang quạt lò đun nước.

Bộ ấm tách màu đỏ tím trông khá kỳ lạ. Đào Long Vân nhấc nắp ấm lên nhìn vào trong rồi cà nhẹ nắp ấm vào miệng ấm, nghe một tiếng kêu thanh thoát vang giòn phát ra. Chàng gật gù:
_ Ấm tử sa này tốt thực!

Chi Lan không nhịn được liền hỏi:
_ Tốt thế nào?

Chàng đáp:
_ Em nhìn này, da ấm có độ bóng tự nhiên, sờ tay lên bề mặt ấm thấy trơn láng, mịn màng. Ấm tử sa làm từ đất tử sa ở vùng Nghi Hưng bên Tàu. Gọi là đất nhưng thực tế là đá quặng được để phong hoá rồi khai thác, qua quá trình nghiền lọc nhào nặn mới trở thành nguyên liệu làm ấm. Đất sét làm ấm có nhiều loại, gọi tên theo màu sắc của nó, như tử sa có màu nâu tím, hồng sa đỏ cam, hồng sa cũ thì đỏ sậm, đoàn sa màu vàng, lục sa màu xanh lá cây, chu sa màu đỏ bóng, nhưng nói chung các loại đất sét từ Nghi Hưng đều gọi là tử sa. Đất chu sa là hiếm nhất vì nó được chiết xuất từ tĩnh mạch đá ở dưới sâu. Chu sa có tính chịu nhiệt và độ ngót cao nhất, hơn hẳn các loại đất khác. Ngoài nguyên liệu, ấm tốt còn tuỳ thuộc vào tay nghề của người làm. Ấm tử sa có nhiều điểm hơn hẳn các loại khác. Thứ nhất dùng để pha nước chè không mất đi nguyên vị của chè. Văn Chấn Hanh đời Minh bình luận trong tập Trường vật chí : “Ấm tử sa dùng pha chè tốt nhất, đậy nắp không mất mùi thơm, giữ nóng lâu”. Thứ nhì thành ấm có nhiều lỗ thông khí bé li ti, dùng lâu ngày có thể hấp thu mùi vị chè, chỉ cần chế nước sôi vào là có hương vị nước chè. Thứ ba nước chè pha trong ấm để mấy ngày không bị thiu, mốc hay biến chất. Thứ tư ấm sử dụng càng lâu càng phát màu, Ngô Kiến nói:“Ấm tử sa dùng hàng ngày, năng lau chùi sẽ sáng bóng như gương”. Thứ năm là ấm tử sa có đặc điểm chịu được sự biến động nhiệt độ nóng lạnh tức thời mà không bị rạn nứt, lại truyền nhiệt chậm, lỡ tay cầm vào ấm không bị bỏng.

Cô gái chế nước sôi đã đun già vào ấm, tráng ấm chén và đổ nước đi. Xong cô cho chè vào ấm, chế nước nóng vào sâm sấp lá chè thật nhanh xong chắt bỏ ngay. Sau đấy cô châm nước vào, đậy nắp, chờ một tí rồi rót ra vừa đúng hai chén đưa mời. Đào Long Vân nâng chén lên thưởng thức, khen ngợi:
_ Chè Thái Nguyên quả thật danh bất hư truyền!

Chi Lan ngạc nhiên hỏi:
_ Sao anh biết là chè Thái Nguyên?

Đào Long Vân đáp:
_ Cánh lá chè Thái Nguyên sau khi chế biến sẽ có hình dáng xoăn chắc, cong như chiếc lưỡi câu, có màu đen bạc, màu bạc là do một số búp trà non sau khi chế biến vẫn còn giữ lại được lớp lông mao trắng, những búp trà như thế sẽ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Búp trà to hay bé sẽ tùy vào nguyên liệu khi thu hái chẳng hạn một tôm một lá hoặc mộ tôm hai ba lá non). Cánh lá chè đạt chuẩn khi sờ vào sẽ cảm nhận được độ khô và độ giòn rôm rốp khi bóp nát. Chè Thái Nguyên sau pha sẽ cho ra màu vàng xanh như cốm non, nước trong và sánh, lại có mùi thơm cốm non dễ chịu không gắt, dịu nhẹ và thanh mát. Khi uống nước chè Thái Nguyên có vị chát nhẹ ở đầu lưỡi và vị hậu ngọt dịu lan tỏa khắp cả khoang miệng rồi đọng lại thật lâu ở cổ họng.

Hải Thanh tán thưởng:
_ Kiến thức về chè của tiên sinh quả thực sâu rộng như trời bể! Chúng em xin bái phục!

Đào Long Vân vội khiêm nhường đáp:
_ Những điều này do tôi hầu Thầy trong nhiều năm mới học hỏi được!

Hải Nhạn mang ra một đĩa bánh mời:
_ Kính thỉnh tiên sinh cùng công tử dùng điểm tâm bánh chả dừa của chúng em ạ!

Bánh được cắt hình vuông, màu nâu cánh gián, hương dừa ngan ngát, cắn miếng giòn tan, vị ngọt ngọt, bùi bùi, ngậy mà chẳng ngán.

Đào Long Vân hỏi:
_ Bánh này do mấy cô làm hở? Ngon thực!

Cô gái bẽn lẽn:
_ Tiên sinh lại chế nhạo rồi!

Đào Long Vân xua tay:
_ Không đâu, tôi chưa từng được nếm thứ bánh nào ngon như thế!

_________________________
Cột đồng chưa xanh (2) - Page 79 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4781
Registration date : 23/03/2013

Cột đồng chưa xanh (2) - Page 79 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2)   Cột đồng chưa xanh (2) - Page 79 I_icon13Fri 30 Apr 2021, 17:46

Ai Hoa đã viết:
Cột đồng chưa xanh (tt)

Sáng hôm sau khi thức dậy, nhìn ra cửa đã thấy mặt trời lên nửa cây sào.  Hải Thanh hầu sẵn hỏi:
_ Tiên sinh ngủ có an giấc chăng?

Đào Long Vân đáp:
_ Vâng, ngủ rất ngon, đa tạ cô nương quan tâm.

Cô gái nói tiếp:
_ Mời tiên sinh và công tử vào rửa mặt ạ. Em đã hầu sẵn nước nóng và khăn trong ấy.

Sau khi rửa mặt xong, chàng và Chi Lan bước ra. Trên bàn đã sẵn bộ ấm tách và bên cạnh Hải Thanh đang quạt lò đun nước.

Bộ ấm tách màu đỏ tím trông khá kỳ lạ. Đào Long Vân nhấc nắp ấm lên nhìn vào trong rồi cà nhẹ nắp ấm vào miệng ấm, nghe một tiếng kêu thanh thoát vang giòn phát ra. Chàng gật gù:
_ Ấm tử sa này tốt thực!

Chi Lan không nhịn được liền hỏi:
_ Tốt thế nào?

Chàng đáp:
_ Em nhìn này, da ấm có độ bóng tự nhiên, sờ tay lên bề mặt ấm thấy trơn láng, mịn màng. Ấm tử sa làm từ đất tử sa ở vùng Nghi Hưng bên Tàu. Gọi là đất nhưng thực tế là đá quặng được để phong hoá rồi khai thác, qua quá trình nghiền lọc nhào nặn mới trở thành nguyên liệu làm ấm. Đất sét làm ấm có nhiều loại, gọi tên theo màu sắc của nó, như tử sa có màu nâu tím, hồng sa đỏ cam, hồng sa cũ thì đỏ sậm, đoàn sa màu vàng, lục sa màu xanh lá cây, chu sa màu đỏ bóng, nhưng nói chung các loại đất sét từ Nghi Hưng đều gọi là tử sa. Đất chu sa là hiếm nhất vì nó được chiết xuất từ tĩnh mạch đá ở dưới sâu. Chu sa có tính chịu nhiệt và độ ngót cao nhất, hơn hẳn các loại đất khác. Ngoài nguyên liệu, ấm tốt còn tuỳ thuộc vào tay nghề của người làm. Ấm tử sa có nhiều điểm hơn hẳn các loại khác. Thứ nhất dùng để pha nước chè không mất đi nguyên vị của chè. Văn Chấn Hanh đời Minh bình luận trong tập Trường vật chí : “Ấm tử sa dùng pha chè tốt nhất, đậy nắp không mất mùi thơm, giữ nóng lâu”. Thứ nhì thành ấm có nhiều lỗ thông khí bé li ti, dùng lâu ngày có thể hấp thu mùi vị chè, chỉ cần chế nước sôi vào là có hương vị nước chè. Thứ ba nước chè pha trong ấm để mấy ngày không bị thiu, mốc hay biến chất. Thứ tư ấm sử dụng càng lâu càng phát màu, Ngô Kiến nói: “Ấm tử sa dùng hàng ngày, năng lau chùi sẽ sáng bóng như gương”. Thứ năm là ấm tử sa có đặc điểm chịu được sự biến động nhiệt độ nóng lạnh tức thời mà không bị rạn nứt, lại truyền nhiệt chậm, lỡ tay cầm vào ấm không bị bỏng.

Cô gái chế nước sôi đã đun già vào ấm, tráng ấm chén và đổ nước đi. Xong cô cho chè vào ấm, chế nước nóng vào sâm sấp lá chè thật nhanh xong chắt bỏ ngay. Sau đấy cô châm nước vào, đậy nắp, chờ một tí rồi rót ra vừa đúng hai chén đưa mời. Đào Long Vân nâng chén lên thưởng thức, khen ngợi:
_ Chè Thái Nguyên quả thật danh bất hư truyền!

Chi Lan ngạc nhiên hỏi:
_ Sao anh biết là chè Thái Nguyên?

Đào Long Vân đáp:
_ Cánh lá chè Thái Nguyên sau khi chế biến sẽ có hình dáng xoăn chắc, cong như chiếc lưỡi câu, có màu đen bạc, màu bạc là do một số búp trà non sau khi chế biến vẫn còn giữ lại được lớp lông mao trắng, những búp trà như thế sẽ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Búp trà to hay bé sẽ tùy vào nguyên liệu khi thu hái chẳng hạn một tôm một lá hoặc mộ tôm hai ba lá non). Cánh lá chè đạt chuẩn khi sờ vào sẽ cảm nhận được độ khô và độ giòn rôm rốp khi bóp nát. Chè Thái Nguyên sau pha sẽ cho ra màu vàng xanh như cốm non, nước trong và sánh, lại có mùi thơm cốm non dễ chịu không gắt, dịu nhẹ và thanh mát. Khi uống nước chè Thái Nguyên có vị chát nhẹ ở đầu lưỡi và vị hậu ngọt dịu lan tỏa khắp cả khoang miệng rồi đọng lại thật lâu ở cổ họng.

Hải Thanh tán thưởng:
_ Kiến thức về chè của tiên sinh quả thực sâu rộng như trời bể! Chúng em xin bái phục!

Đào Long Vân vội khiêm nhường đáp:
_ Những điều này do tôi hầu Thầy trong nhiều năm mới học hỏi được!

Hải Nhạn mang ra một đĩa bánh mời:
_ Kính thỉnh tiên sinh cùng công tử dùng điểm tâm bánh chả dừa của chúng em ạ!

Bánh được cắt hình vuông, màu nâu cánh gián, hương dừa ngan ngát, cắn miếng giòn tan, vị ngọt ngọt, bùi bùi, ngậy mà chẳng ngán.

Đào Long Vân hỏi:
_ Bánh này do mấy cô làm hở? Ngon thực!

Cô gái bẽn lẽn:
_ Tiên sinh lại chế nhạo rồi!

Đào Long Vân xua tay:
_ Không đâu, tôi chưa từng được nếm thứ bánh nào ngon như thế!

Món ăn uống gì qua con chữ của thầy cũng thành tuyệt tác hết :bong:
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10564
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh (2) - Page 79 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2)   Cột đồng chưa xanh (2) - Page 79 I_icon13Thu 06 May 2021, 08:07

Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Cột đồng chưa xanh (tt)

Sáng hôm sau khi thức dậy, nhìn ra cửa đã thấy mặt trời lên nửa cây sào.  Hải Thanh hầu sẵn hỏi:
_ Tiên sinh ngủ có an giấc chăng?

Đào Long Vân đáp:
_ Vâng, ngủ rất ngon, đa tạ cô nương quan tâm.

Cô gái nói tiếp:
_ Mời tiên sinh và công tử vào rửa mặt ạ. Em đã hầu sẵn nước nóng và khăn trong ấy.

Sau khi rửa mặt xong, chàng và Chi Lan bước ra. Trên bàn đã sẵn bộ ấm tách và bên cạnh Hải Thanh đang quạt lò đun nước.

Bộ ấm tách màu đỏ tím trông khá kỳ lạ. Đào Long Vân nhấc nắp ấm lên nhìn vào trong rồi cà nhẹ nắp ấm vào miệng ấm, nghe một tiếng kêu thanh thoát vang giòn phát ra. Chàng gật gù:
_ Ấm tử sa này tốt thực!

Chi Lan không nhịn được liền hỏi:
_ Tốt thế nào?

Chàng đáp:
_ Em nhìn này, da ấm có độ bóng tự nhiên, sờ tay lên bề mặt ấm thấy trơn láng, mịn màng. Ấm tử sa làm từ đất tử sa ở vùng Nghi Hưng bên Tàu. Gọi là đất nhưng thực tế là đá quặng được để phong hoá rồi khai thác, qua quá trình nghiền lọc nhào nặn mới trở thành nguyên liệu làm ấm. Đất sét làm ấm có nhiều loại, gọi tên theo màu sắc của nó, như tử sa có màu nâu tím, hồng sa đỏ cam, hồng sa cũ thì đỏ sậm, đoàn sa màu vàng, lục sa màu xanh lá cây, chu sa màu đỏ bóng, nhưng nói chung các loại đất sét từ Nghi Hưng đều gọi là tử sa. Đất chu sa là hiếm nhất vì nó được chiết xuất từ tĩnh mạch đá ở dưới sâu. Chu sa có tính chịu nhiệt và độ ngót cao nhất, hơn hẳn các loại đất khác. Ngoài nguyên liệu, ấm tốt còn tuỳ thuộc vào tay nghề của người làm. Ấm tử sa có nhiều điểm hơn hẳn các loại khác. Thứ nhất dùng để pha nước chè không mất đi nguyên vị của chè. Văn Chấn Hanh đời Minh bình luận trong tập Trường vật chí : “Ấm tử sa dùng pha chè tốt nhất, đậy nắp không mất mùi thơm, giữ nóng lâu”. Thứ nhì thành ấm có nhiều lỗ thông khí bé li ti, dùng lâu ngày có thể hấp thu mùi vị chè, chỉ cần chế nước sôi vào là có hương vị nước chè. Thứ ba nước chè pha trong ấm để mấy ngày không bị thiu, mốc hay biến chất. Thứ tư ấm sử dụng càng lâu càng phát màu, Ngô Kiến nói: “Ấm tử sa dùng hàng ngày, năng lau chùi sẽ sáng bóng như gương”. Thứ năm là ấm tử sa có đặc điểm chịu được sự biến động nhiệt độ nóng lạnh tức thời mà không bị rạn nứt, lại truyền nhiệt chậm, lỡ tay cầm vào ấm không bị bỏng.

Cô gái chế nước sôi đã đun già vào ấm, tráng ấm chén và đổ nước đi. Xong cô cho chè vào ấm, chế nước nóng vào sâm sấp lá chè thật nhanh xong chắt bỏ ngay. Sau đấy cô châm nước vào, đậy nắp, chờ một tí rồi rót ra vừa đúng hai chén đưa mời. Đào Long Vân nâng chén lên thưởng thức, khen ngợi:
_ Chè Thái Nguyên quả thật danh bất hư truyền!

Chi Lan ngạc nhiên hỏi:
_ Sao anh biết là chè Thái Nguyên?

Đào Long Vân đáp:
_ Cánh lá chè Thái Nguyên sau khi chế biến sẽ có hình dáng xoăn chắc, cong như chiếc lưỡi câu, có màu đen bạc, màu bạc là do một số búp trà non sau khi chế biến vẫn còn giữ lại được lớp lông mao trắng, những búp trà như thế sẽ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Búp trà to hay bé sẽ tùy vào nguyên liệu khi thu hái chẳng hạn một tôm một lá hoặc mộ tôm hai ba lá non). Cánh lá chè đạt chuẩn khi sờ vào sẽ cảm nhận được độ khô và độ giòn rôm rốp khi bóp nát. Chè Thái Nguyên sau pha sẽ cho ra màu vàng xanh như cốm non, nước trong và sánh, lại có mùi thơm cốm non dễ chịu không gắt, dịu nhẹ và thanh mát. Khi uống nước chè Thái Nguyên có vị chát nhẹ ở đầu lưỡi và vị hậu ngọt dịu lan tỏa khắp cả khoang miệng rồi đọng lại thật lâu ở cổ họng.

Hải Thanh tán thưởng:
_ Kiến thức về chè của tiên sinh quả thực sâu rộng như trời bể! Chúng em xin bái phục!

Đào Long Vân vội khiêm nhường đáp:
_ Những điều này do tôi hầu Thầy trong nhiều năm mới học hỏi được!

Hải Nhạn mang ra một đĩa bánh mời:
_ Kính thỉnh tiên sinh cùng công tử dùng điểm tâm bánh chả dừa của chúng em ạ!

Bánh được cắt hình vuông, màu nâu cánh gián, hương dừa ngan ngát, cắn miếng giòn tan, vị ngọt ngọt, bùi bùi, ngậy mà chẳng ngán.

Đào Long Vân hỏi:
_ Bánh này do mấy cô làm hở? Ngon thực!

Cô gái bẽn lẽn:
_ Tiên sinh lại chế nhạo rồi!

Đào Long Vân xua tay:
_ Không đâu, tôi chưa từng được nếm thứ bánh nào ngon như thế!

Món ăn uống gì qua con chữ của thầy cũng thành tuyệt tác hết :bong:

thầy viết trò khen!  :tongue:

_________________________
Cột đồng chưa xanh (2) - Page 79 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10564
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh (2) - Page 79 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2)   Cột đồng chưa xanh (2) - Page 79 I_icon13Thu 06 May 2021, 08:09

Cột đồng chưa xanh (tt)

Sau bữa điểm tâm, Hải Thanh bảo:
_ Đại Hội chủ sẽ tiếp kiến tiên sinh vào cuối giờ Tị, bây giờ mới đầu giờ Thìn, còn hơn một thời thần nữa. Tiên sinh và công tử định ra ngoài ngắm cảnh chăng?

Đào Long Vân chợt nhớ đến hoả giả, chàng đáp:
_ Từ đây đến chỗ Nã Tư Lạp Đinh hoả giả cũng không lâu, tôi đến thăm ông ấy một tí vậy!

Hải Thanh cúi đầu:
_ Vâng ạ, để chúng em dẫn đường tiên sinh và công tử.

Gặp Đào Long Vân, hoả giả rất mừng rỡ. Ông ta kéo chàng vào nhà, chỉ ngay bài toán ông ta đang giải. Đây là một bài toán săn đuổi với nhiều dữ kiện không xác định. Đề bài như sau: một thợ săn đang tìm săn một con thú trong rừng. Ban đầu thợ săn và thú có cùng điểm xuất phát. Thú thấy rõ vị trí thợ săn và chạy với tốc độ đúng 1 trượng cho mỗi bước nhảy và người thợ săn không thấy được đường thú đi, nhưng ông ta có con liệp ưng cùng đi. Liệp ưng không tấn công thú mà chỉ bay vòng vòng phía trên con thú và báo cho thợ săn biết vị trí thú chính xác trong khoảng cách ít hơn 1 trượng. Thợ săn cũng di chuyển cùng tốc độ với thú. Câu hỏi là thợ săn có thể di chuyển cách nào để sau mười triệu bước vẫn giữ được thú ở trong tầm bắn chính xác của mình, tức là cách mình dưới một trăm trượng, hay không?

Đề toán quả là hóc búa, trước hết phải dự đoán kết quả như thế nào, sau đó mới định hướng đi tiếp theo. Thợ săn không biết đường đi của thú, liệp ưng cũng không cho biết chính xác vị trí thú, trong khi thú biết thợ săn ở đâu. Đào Long Vân suy nghĩ rằng nếu dự đoán câu đáp là khẳng định, bài toán sẽ rất khó giải vì phải trải qua hai lần bất định, còn trái lại, nếu dự đoán câu đáp phủ định, bài toán dễ dàng hơn vì chỉ cần đưa ra một trường hợp thú chạy xa thợ săn với bất kỳ vị trí của liệp ưng.

Chàng liền nêu ý tưởng của mình cho hoả giả hay, rồi lại tiếp tục suy luận theo chiều hướng này. Chàng vẽ trên giấy một hình lồi tạo thành bởi hai cung tròn giao nhau, một cung nhỏ xoay lên có tâm là vị trí thợ săn và cung kia là nửa vòng tròn xoay xuống có tâm nằm giữa dây cung nhỏ và bán kính là 1. Tâm này chính là vị trí chiếu của liệp ưng. Nếu thú ở bất kỳ vị trí nào trong hình (r) này thì qua bước sau, thú đã ở vị trí bất kỳ trong hình (r+1).  Nếu thợ săn ở dưới điểm đỉnh của hình (r) môt khoảng cách d thì ở bước thứ nhì, thợ săn sẽ ở ít nhất một khoảng cách d bên dưới đỉnh của hình (r+1) kế tiếp. Chọn điểm tận cùng bên trái (hoặc bên phải) của hình, trong bước thứ nhì thú có thể ở điểm bất kỳ trong hình lồi có tâm là điểm tận cùng này. Đỉnh của hình có thể là điểm bất kỳ trên vòng tròn nên điểm xa thợ săn nhất sẽ chọn. Sau một số tính toán biến đổi từ trạng thái (1,1) sang trạng thái (1,100) mất không đầy bốn triệu bước. Câu trả lời là không!

Hoả giả than:
_ Đề toán này khi còn ở Trung thổ ta cùng các toán gia Thanh quốc nghiên cứu. Họ bảo nó đã trải qua mấy đời chưa có lời giải thoả đáng. Thế mà cậu đưa ra kết quả chỉ trong vòng một khắc. Có đến xứ Nam đây ta mới được mở mang tầm mắt, càng ngày ta càng thấy trí tuệ của người An Nam chẳng thể xem thường!

Hai người đàm đạo giải thêm vài ba đề toán nữa, nhìn ra đã thấy mặt trời lên cao, có lẽ đã qua giờ Tị. Đào Long Vân cùng mọi người trở về Nghênh Tân Quán chờ hội kiến Đại hội chủ.


_________________________
Cột đồng chưa xanh (2) - Page 79 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4781
Registration date : 23/03/2013

Cột đồng chưa xanh (2) - Page 79 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2)   Cột đồng chưa xanh (2) - Page 79 I_icon13Thu 13 May 2021, 18:33

Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Cột đồng chưa xanh (tt)

Sáng hôm sau khi thức dậy, nhìn ra cửa đã thấy mặt trời lên nửa cây sào.  Hải Thanh hầu sẵn hỏi:
_ Tiên sinh ngủ có an giấc chăng?

Đào Long Vân đáp:
_ Vâng, ngủ rất ngon, đa tạ cô nương quan tâm.

Cô gái nói tiếp:
_ Mời tiên sinh và công tử vào rửa mặt ạ. Em đã hầu sẵn nước nóng và khăn trong ấy.

Sau khi rửa mặt xong, chàng và Chi Lan bước ra. Trên bàn đã sẵn bộ ấm tách và bên cạnh Hải Thanh đang quạt lò đun nước.

Bộ ấm tách màu đỏ tím trông khá kỳ lạ. Đào Long Vân nhấc nắp ấm lên nhìn vào trong rồi cà nhẹ nắp ấm vào miệng ấm, nghe một tiếng kêu thanh thoát vang giòn phát ra. Chàng gật gù:
_ Ấm tử sa này tốt thực!

Chi Lan không nhịn được liền hỏi:
_ Tốt thế nào?

Chàng đáp:
_ Em nhìn này, da ấm có độ bóng tự nhiên, sờ tay lên bề mặt ấm thấy trơn láng, mịn màng. Ấm tử sa làm từ đất tử sa ở vùng Nghi Hưng bên Tàu. Gọi là đất nhưng thực tế là đá quặng được để phong hoá rồi khai thác, qua quá trình nghiền lọc nhào nặn mới trở thành nguyên liệu làm ấm. Đất sét làm ấm có nhiều loại, gọi tên theo màu sắc của nó, như tử sa có màu nâu tím, hồng sa đỏ cam, hồng sa cũ thì đỏ sậm, đoàn sa màu vàng, lục sa màu xanh lá cây, chu sa màu đỏ bóng, nhưng nói chung các loại đất sét từ Nghi Hưng đều gọi là tử sa. Đất chu sa là hiếm nhất vì nó được chiết xuất từ tĩnh mạch đá ở dưới sâu. Chu sa có tính chịu nhiệt và độ ngót cao nhất, hơn hẳn các loại đất khác. Ngoài nguyên liệu, ấm tốt còn tuỳ thuộc vào tay nghề của người làm. Ấm tử sa có nhiều điểm hơn hẳn các loại khác. Thứ nhất dùng để pha nước chè không mất đi nguyên vị của chè. Văn Chấn Hanh đời Minh bình luận trong tập Trường vật chí : “Ấm tử sa dùng pha chè tốt nhất, đậy nắp không mất mùi thơm, giữ nóng lâu”. Thứ nhì thành ấm có nhiều lỗ thông khí bé li ti, dùng lâu ngày có thể hấp thu mùi vị chè, chỉ cần chế nước sôi vào là có hương vị nước chè. Thứ ba nước chè pha trong ấm để mấy ngày không bị thiu, mốc hay biến chất. Thứ tư ấm sử dụng càng lâu càng phát màu, Ngô Kiến nói: “Ấm tử sa dùng hàng ngày, năng lau chùi sẽ sáng bóng như gương”. Thứ năm là ấm tử sa có đặc điểm chịu được sự biến động nhiệt độ nóng lạnh tức thời mà không bị rạn nứt, lại truyền nhiệt chậm, lỡ tay cầm vào ấm không bị bỏng.

Cô gái chế nước sôi đã đun già vào ấm, tráng ấm chén và đổ nước đi. Xong cô cho chè vào ấm, chế nước nóng vào sâm sấp lá chè thật nhanh xong chắt bỏ ngay. Sau đấy cô châm nước vào, đậy nắp, chờ một tí rồi rót ra vừa đúng hai chén đưa mời. Đào Long Vân nâng chén lên thưởng thức, khen ngợi:
_ Chè Thái Nguyên quả thật danh bất hư truyền!

Chi Lan ngạc nhiên hỏi:
_ Sao anh biết là chè Thái Nguyên?

Đào Long Vân đáp:
_ Cánh lá chè Thái Nguyên sau khi chế biến sẽ có hình dáng xoăn chắc, cong như chiếc lưỡi câu, có màu đen bạc, màu bạc là do một số búp trà non sau khi chế biến vẫn còn giữ lại được lớp lông mao trắng, những búp trà như thế sẽ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Búp trà to hay bé sẽ tùy vào nguyên liệu khi thu hái chẳng hạn một tôm một lá hoặc mộ tôm hai ba lá non). Cánh lá chè đạt chuẩn khi sờ vào sẽ cảm nhận được độ khô và độ giòn rôm rốp khi bóp nát. Chè Thái Nguyên sau pha sẽ cho ra màu vàng xanh như cốm non, nước trong và sánh, lại có mùi thơm cốm non dễ chịu không gắt, dịu nhẹ và thanh mát. Khi uống nước chè Thái Nguyên có vị chát nhẹ ở đầu lưỡi và vị hậu ngọt dịu lan tỏa khắp cả khoang miệng rồi đọng lại thật lâu ở cổ họng.

Hải Thanh tán thưởng:
_ Kiến thức về chè của tiên sinh quả thực sâu rộng như trời bể! Chúng em xin bái phục!

Đào Long Vân vội khiêm nhường đáp:
_ Những điều này do tôi hầu Thầy trong nhiều năm mới học hỏi được!

Hải Nhạn mang ra một đĩa bánh mời:
_ Kính thỉnh tiên sinh cùng công tử dùng điểm tâm bánh chả dừa của chúng em ạ!

Bánh được cắt hình vuông, màu nâu cánh gián, hương dừa ngan ngát, cắn miếng giòn tan, vị ngọt ngọt, bùi bùi, ngậy mà chẳng ngán.

Đào Long Vân hỏi:
_ Bánh này do mấy cô làm hở? Ngon thực!

Cô gái bẽn lẽn:
_ Tiên sinh lại chế nhạo rồi!

Đào Long Vân xua tay:
_ Không đâu, tôi chưa từng được nếm thứ bánh nào ngon như thế!

Món ăn uống gì qua con chữ của thầy cũng thành tuyệt tác hết :bong:

thầy viết trò khen!  :tongue:

Muốn chê mà hong có gì để chê cả thầy ui hihi
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10564
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh (2) - Page 79 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2)   Cột đồng chưa xanh (2) - Page 79 I_icon13Fri 14 May 2021, 13:12

Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Cột đồng chưa xanh (tt)

Sáng hôm sau khi thức dậy, nhìn ra cửa đã thấy mặt trời lên nửa cây sào.  Hải Thanh hầu sẵn hỏi:
_ Tiên sinh ngủ có an giấc chăng?

Đào Long Vân đáp:
_ Vâng, ngủ rất ngon, đa tạ cô nương quan tâm.

Cô gái nói tiếp:
_ Mời tiên sinh và công tử vào rửa mặt ạ. Em đã hầu sẵn nước nóng và khăn trong ấy.

Sau khi rửa mặt xong, chàng và Chi Lan bước ra. Trên bàn đã sẵn bộ ấm tách và bên cạnh Hải Thanh đang quạt lò đun nước.

Bộ ấm tách màu đỏ tím trông khá kỳ lạ. Đào Long Vân nhấc nắp ấm lên nhìn vào trong rồi cà nhẹ nắp ấm vào miệng ấm, nghe một tiếng kêu thanh thoát vang giòn phát ra. Chàng gật gù:
_ Ấm tử sa này tốt thực!

Chi Lan không nhịn được liền hỏi:
_ Tốt thế nào?

Chàng đáp:
_ Em nhìn này, da ấm có độ bóng tự nhiên, sờ tay lên bề mặt ấm thấy trơn láng, mịn màng. Ấm tử sa làm từ đất tử sa ở vùng Nghi Hưng bên Tàu. Gọi là đất nhưng thực tế là đá quặng được để phong hoá rồi khai thác, qua quá trình nghiền lọc nhào nặn mới trở thành nguyên liệu làm ấm. Đất sét làm ấm có nhiều loại, gọi tên theo màu sắc của nó, như tử sa có màu nâu tím, hồng sa đỏ cam, hồng sa cũ thì đỏ sậm, đoàn sa màu vàng, lục sa màu xanh lá cây, chu sa màu đỏ bóng, nhưng nói chung các loại đất sét từ Nghi Hưng đều gọi là tử sa. Đất chu sa là hiếm nhất vì nó được chiết xuất từ tĩnh mạch đá ở dưới sâu. Chu sa có tính chịu nhiệt và độ ngót cao nhất, hơn hẳn các loại đất khác. Ngoài nguyên liệu, ấm tốt còn tuỳ thuộc vào tay nghề của người làm. Ấm tử sa có nhiều điểm hơn hẳn các loại khác. Thứ nhất dùng để pha nước chè không mất đi nguyên vị của chè. Văn Chấn Hanh đời Minh bình luận trong tập Trường vật chí : “Ấm tử sa dùng pha chè tốt nhất, đậy nắp không mất mùi thơm, giữ nóng lâu”. Thứ nhì thành ấm có nhiều lỗ thông khí bé li ti, dùng lâu ngày có thể hấp thu mùi vị chè, chỉ cần chế nước sôi vào là có hương vị nước chè. Thứ ba nước chè pha trong ấm để mấy ngày không bị thiu, mốc hay biến chất. Thứ tư ấm sử dụng càng lâu càng phát màu, Ngô Kiến nói: “Ấm tử sa dùng hàng ngày, năng lau chùi sẽ sáng bóng như gương”. Thứ năm là ấm tử sa có đặc điểm chịu được sự biến động nhiệt độ nóng lạnh tức thời mà không bị rạn nứt, lại truyền nhiệt chậm, lỡ tay cầm vào ấm không bị bỏng.

Cô gái chế nước sôi đã đun già vào ấm, tráng ấm chén và đổ nước đi. Xong cô cho chè vào ấm, chế nước nóng vào sâm sấp lá chè thật nhanh xong chắt bỏ ngay. Sau đấy cô châm nước vào, đậy nắp, chờ một tí rồi rót ra vừa đúng hai chén đưa mời. Đào Long Vân nâng chén lên thưởng thức, khen ngợi:
_ Chè Thái Nguyên quả thật danh bất hư truyền!

Chi Lan ngạc nhiên hỏi:
_ Sao anh biết là chè Thái Nguyên?

Đào Long Vân đáp:
_ Cánh lá chè Thái Nguyên sau khi chế biến sẽ có hình dáng xoăn chắc, cong như chiếc lưỡi câu, có màu đen bạc, màu bạc là do một số búp trà non sau khi chế biến vẫn còn giữ lại được lớp lông mao trắng, những búp trà như thế sẽ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Búp trà to hay bé sẽ tùy vào nguyên liệu khi thu hái chẳng hạn một tôm một lá hoặc mộ tôm hai ba lá non). Cánh lá chè đạt chuẩn khi sờ vào sẽ cảm nhận được độ khô và độ giòn rôm rốp khi bóp nát. Chè Thái Nguyên sau pha sẽ cho ra màu vàng xanh như cốm non, nước trong và sánh, lại có mùi thơm cốm non dễ chịu không gắt, dịu nhẹ và thanh mát. Khi uống nước chè Thái Nguyên có vị chát nhẹ ở đầu lưỡi và vị hậu ngọt dịu lan tỏa khắp cả khoang miệng rồi đọng lại thật lâu ở cổ họng.

Hải Thanh tán thưởng:
_ Kiến thức về chè của tiên sinh quả thực sâu rộng như trời bể! Chúng em xin bái phục!

Đào Long Vân vội khiêm nhường đáp:
_ Những điều này do tôi hầu Thầy trong nhiều năm mới học hỏi được!

Hải Nhạn mang ra một đĩa bánh mời:
_ Kính thỉnh tiên sinh cùng công tử dùng điểm tâm bánh chả dừa của chúng em ạ!

Bánh được cắt hình vuông, màu nâu cánh gián, hương dừa ngan ngát, cắn miếng giòn tan, vị ngọt ngọt, bùi bùi, ngậy mà chẳng ngán.

Đào Long Vân hỏi:
_ Bánh này do mấy cô làm hở? Ngon thực!

Cô gái bẽn lẽn:
_ Tiên sinh lại chế nhạo rồi!

Đào Long Vân xua tay:
_ Không đâu, tôi chưa từng được nếm thứ bánh nào ngon như thế!

Món ăn uống gì qua con chữ của thầy cũng thành tuyệt tác hết :bong:

thầy viết trò khen!  :tongue:

Muốn chê mà hong có gì để chê cả thầy ui hihi

ủa sao muốn chê? :bitchitlin:

_________________________
Cột đồng chưa xanh (2) - Page 79 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10564
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh (2) - Page 79 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2)   Cột đồng chưa xanh (2) - Page 79 I_icon13Fri 14 May 2021, 13:25

Cột đồng chưa xanh (tt)

Thâm đường chủ đón Đào Long Vân và Hồng Chi Lan đưa vào đại sảnh. Hai bên là hai hàng vệ sĩ mặc cẩm bào tía đứng dàn chào. Trong sảnh đường có mặt rất nhiều người, đại hội chủ ngồi trên ngai giữa, những người khác đứng hầu chung quanh, trông tựa như nghi vệ của một buổi triều kiến ở triều đình. Đào Long Vân thầm nghĩ:
_ Chẳng lẽ Kình Nghê Hội muốn kiến tạo một triều đình độc lập, Đại hội chủ muốn lên làm hoàng đế chăng?

Ngoài Hàn Như Băng chàng đã từng gặp còn có ba đại hán khác, một người vạm vỡ râu hàm én, vận áo bào màu xanh chàm, một người cao lêu nghêu, râu thưa, vận áo vàng và một đại hán dáng cao to, mặt đen sì, râu rậm, vận áo đỏ. Thâm như Hải chào từng người:
_ Hàn đường chủ, Vũ đường chủ, Cao đường chủ, Cương đường chủ. Các vị đến rồi à? Đây là Lý tiên sinh và Lý công tử.

Vậy là đủ mặt năm đường chủ của Kình Nghê Hội. Đào Long Vân chắp tay thi lễ từng người. Bốn vị đường chủ chỉ lãnh đạm gật chào đáp lại.

Thấy Đào Long Vân và Chi Lan, Đại hội chủ bước xuống vồn vã đón chào. Sau những lời han hỏi xã giao, Đại Hội Chủ nói:
_ Hôm nay, mời được Lý tiên sinh viếng thăm tệ đảo, bỉ nhân rất vui!

Đào Long Vân đáp:
_ Tiểu sinh nào có danh phận gì, được Đại hội chủ ưu ái như thế thực là diễm phúc cho tiểu sinh! Dám hỏi Đại hội chủ có điều chi sai khiến tiểu sinh?

Đại Hội Chủ xua tay:
_ Ấy chết, bỉ nhân nào dám thị quyền sai khiến tiên sinh. Bỉ nhân mời tiên sinh đến đây là vì có mấy điều thỉnh nguyện. Xin mời tiên sinh an toạ rồi từ từ rồi bỉ nhân sẽ tỏ bày.

Ông ta trỏ vào hai chiếc cẩm đôn phía trước cho chàng và Chi Lan ngồi rồi trở lại chỗ mình an vị. Đào Long Vân chắp tay đa tạ rồi cùng Chi Lan ngồi xuống. Chàng cất tiếng hỏi:
_ Xin Đại hội chủ cứ thực tình ban lệnh. Điều gì có thể làm được Thế Đào tôi chẳng dám từ nan.

Đại hội chủ nói:
_ Lý tiên sinh là bậc tài cao hiểu rộng, kiến thức uyên bác. Bỉ nhân muốn học theo tiền nhân xin rửa tai cung kính nhờ tiên sinh chỉ dạy cho!

Đào Long Vân trả lời:
_ Tiểu sinh nào dám! Đại hội chủ muốn hỏi về vấn đề gì?
_ Bỉ nhân chỉ muốn hỏi về thuật trị quốc. Tiên sinh nhận định tình thế nước Nam hiện thời như thế nào?

Đào Long Vân trầm ngâm không đáp. Đại hội chủ biết ý bèn nói:
_ Tiên sinh đừng ngại. Cứ thành thực bày tỏ ý mình. Ở đây không phải triều đình, dẫu tiên sinh nói gì cũng chẳng ai bắt tội.

Đào Long Vân thở dài:
_ Thế cuộc nhiễu nhương, dân tình đói khổ, mùa màng thất bát, thuế nặng sưu cao, loạn lạc khắp nơi, ngoại bang dòm ngó. Hoàng thượng mình trong thâm cung, vây quanh toàn lũ triều thần ngu muội, quan lại tham tàn vơ vét, tuy đất nước đã thống nhất nhiều năm mà dân chúng chẳng được hưởng cảnh thanh bình.

Đại hội chủ gật đầu, hai mắt lộ vẻ tán thưởng:
_ Vậy giả như tiên sinh được trao quyền trị quốc, tiên sinh có kế sách gì làm cho quốc phú dân cường?

Đào Long Vân khẽ ngâm:
_ Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc,
Thập niên chi kế mạc như thụ mộc.
Chung thân chi kế mạc như thụ nhân,
Nhất thụ nhất hoạch giả, cốc dã.
Nhất thụ thập hoạch giả, mộc dã,
Nhất thụ bách hoạch giả, nhân dã. (*)


__________________________________________________

(*) Nguyên sáu câu này là lời Quản Trọng tâu với Tề Hoàn Công, nghĩa là:
Kế một năm, không gì bằng trồng lúa,
Kế mười năm, không gì bằng trồng cây.
Kế trọn đời, không gì bằng trồng người,
Trồng một, gặt một, ấy là lúa.
Trồng một, gặt mười, ấy là cây,
Trồng một, gặt trăm, ấy là người.



_________________________
Cột đồng chưa xanh (2) - Page 79 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4781
Registration date : 23/03/2013

Cột đồng chưa xanh (2) - Page 79 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2)   Cột đồng chưa xanh (2) - Page 79 I_icon13Fri 14 May 2021, 22:29

Ai Hoa đã viết:
Cột đồng chưa xanh (tt)

Thâm đường chủ đón Đào Long Vân và Hồng Chi Lan đưa vào đại sảnh. Hai bên là hai hàng vệ sĩ mặc cẩm bào tía đứng dàn chào. Trong sảnh đường có mặt rất nhiều người, đại hội chủ ngồi trên ngai giữa, những người khác đứng hầu chung quanh, trông tựa như nghi vệ của một buổi triều kiến ở triều đình. Đào Long Vân thầm nghĩ:
_ Chẳng lẽ Kình Nghê Hội muốn kiến tạo một triều đình độc lập, Đại hội chủ muốn lên làm hoàng đế chăng?

Ngoài Hàn Như Băng chàng đã từng gặp còn có ba đại hán khác, một người vạm vỡ râu hàm én, vận áo bào màu xanh chàm, một người cao lêu nghêu, râu thưa, vận áo vàng và một đại hán dáng cao to, mặt đen sì, râu rậm, vận áo đỏ. Thâm như Hải chào từng người:
_ Hàn đường chủ, Vũ đường chủ, Cao đường chủ, Cương đường chủ. Các vị đến rồi à? Đây là Lý tiên sinh và Lý công tử.

Vậy là đủ mặt năm đường chủ của Kình Nghê Hội. Đào Long Vân chắp tay thi lễ từng người. Bốn vị đường chủ chỉ lãnh đạm gật chào đáp lại.

Thấy Đào Long Vân và Chi Lan, Đại hội chủ bước xuống vồn vã đón chào. Sau những lời han hỏi xã giao, Đại Hội Chủ nói:
_ Hôm nay, mời được Lý tiên sinh viếng thăm tệ đảo, bỉ nhân rất vui!

Đào Long Vân đáp:
_ Tiểu sinh nào có danh phận gì, được Đại hội chủ ưu ái như thế thực là diễm phúc cho tiểu sinh! Dám hỏi Đại hội chủ có điều chi sai khiến tiểu sinh?

Đại Hội Chủ xua tay:
_ Ấy chết, bỉ nhân nào dám thị quyền sai khiến tiên sinh. Bỉ nhân mời tiên sinh đến đây là vì có mấy điều thỉnh nguyện. Xin mời tiên sinh an toạ rồi từ từ rồi bỉ nhân sẽ tỏ bày.

Ông ta trỏ vào hai chiếc cẩm đôn phía trước cho chàng và Chi Lan ngồi rồi trở lại chỗ mình an vị. Đào Long Vân chắp tay đa tạ rồi cùng Chi Lan ngồi xuống. Chàng cất tiếng hỏi:
_ Xin Đại hội chủ cứ thực tình ban lệnh. Điều gì có thể làm được Thế Đào tôi chẳng dám từ nan.

Đại hội chủ nói:
_ Lý tiên sinh là bậc tài cao hiểu rộng, kiến thức uyên bác. Bỉ nhân muốn học theo tiền nhân xin rửa tai cung kính nhờ tiên sinh chỉ dạy cho!

Đào Long Vân trả lời:
_ Tiểu sinh nào dám! Đại hội chủ muốn hỏi về vấn đề gì?
_ Bỉ nhân chỉ muốn hỏi về thuật trị quốc. Tiên sinh nhận định tình thế nước Nam hiện thời như thế nào?

Đào Long Vân trầm ngâm không đáp. Đại hội chủ biết ý bèn nói:
_ Tiên sinh đừng ngại. Cứ thành thực bày tỏ ý mình. Ở đây không phải triều đình, dẫu tiên sinh nói gì cũng chẳng ai bắt tội.

Đào Long Vân thở dài:
_ Thế cuộc nhiễu nhương, dân tình đói khổ, mùa màng thất bát, thuế nặng sưu cao, loạn lạc khắp nơi, ngoại bang dòm ngó. Hoàng thượng mình trong thâm cung, vây quanh toàn lũ triều thần ngu muội, quan lại tham tàn vơ vét, tuy đất nước đã thống nhất nhiều năm mà dân chúng chẳng được hưởng cảnh thanh bình.

Đại hội chủ gật đầu, hai mắt lộ vẻ tán thưởng:
_ Vậy giả như tiên sinh được trao quyền trị quốc, tiên sinh có kế sách gì làm cho quốc phú dân cường?

Đào Long Vân khẽ ngâm:
_ Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc,
Thập niên chi kế mạc như thụ mộc.
Chung thân chi kế mạc như thụ nhân,
Nhất thụ nhất hoạch giả, cốc dã.
Nhất thụ thập hoạch giả, mộc dã,
Nhất thụ bách hoạch giả, nhân dã. (*)


__________________________________________________

(*) Nguyên sáu câu này là lời Quản Trọng tâu với Tề Hoàn Công, nghĩa là:
Kế một năm, không gì bằng trồng lúa,
Kế mười năm, không gì bằng trồng cây.
Kế trọn đời, không gì  bằng trồng người,
Trồng một, gặt một, ấy là lúa.
Trồng một, gặt mười, ấy là cây,
Trồng một, gặt trăm, ấy là người.



“Bỉ nhân” là ý làm sao thầy ui?
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

Cột đồng chưa xanh (2) - Page 79 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2)   Cột đồng chưa xanh (2) - Page 79 I_icon13Sat 15 May 2021, 10:36

Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Cột đồng chưa xanh (tt)

Thâm đường chủ đón Đào Long Vân và Hồng Chi Lan đưa vào đại sảnh. Hai bên là hai hàng vệ sĩ mặc cẩm bào tía đứng dàn chào. Trong sảnh đường có mặt rất nhiều người, đại hội chủ ngồi trên ngai giữa, những người khác đứng hầu chung quanh, trông tựa như nghi vệ của một buổi triều kiến ở triều đình. Đào Long Vân thầm nghĩ:
_ Chẳng lẽ Kình Nghê Hội muốn kiến tạo một triều đình độc lập, Đại hội chủ muốn lên làm hoàng đế chăng?

Ngoài Hàn Như Băng chàng đã từng gặp còn có ba đại hán khác, một người vạm vỡ râu hàm én, vận áo bào màu xanh chàm, một người cao lêu nghêu, râu thưa, vận áo vàng và một đại hán dáng cao to, mặt đen sì, râu rậm, vận áo đỏ. Thâm như Hải chào từng người:
_ Hàn đường chủ, Vũ đường chủ, Cao đường chủ, Cương đường chủ. Các vị đến rồi à? Đây là Lý tiên sinh và Lý công tử.

Vậy là đủ mặt năm đường chủ của Kình Nghê Hội. Đào Long Vân chắp tay thi lễ từng người. Bốn vị đường chủ chỉ lãnh đạm gật chào đáp lại.

Thấy Đào Long Vân và Chi Lan, Đại hội chủ bước xuống vồn vã đón chào. Sau những lời han hỏi xã giao, Đại Hội Chủ nói:
_ Hôm nay, mời được Lý tiên sinh viếng thăm tệ đảo, bỉ nhân rất vui!

Đào Long Vân đáp:
_ Tiểu sinh nào có danh phận gì, được Đại hội chủ ưu ái như thế thực là diễm phúc cho tiểu sinh! Dám hỏi Đại hội chủ có điều chi sai khiến tiểu sinh?

Đại Hội Chủ xua tay:
_ Ấy chết, bỉ nhân nào dám thị quyền sai khiến tiên sinh. Bỉ nhân mời tiên sinh đến đây là vì có mấy điều thỉnh nguyện. Xin mời tiên sinh an toạ rồi từ từ rồi bỉ nhân sẽ tỏ bày.

Ông ta trỏ vào hai chiếc cẩm đôn phía trước cho chàng và Chi Lan ngồi rồi trở lại chỗ mình an vị. Đào Long Vân chắp tay đa tạ rồi cùng Chi Lan ngồi xuống. Chàng cất tiếng hỏi:
_ Xin Đại hội chủ cứ thực tình ban lệnh. Điều gì có thể làm được Thế Đào tôi chẳng dám từ nan.

Đại hội chủ nói:
_ Lý tiên sinh là bậc tài cao hiểu rộng, kiến thức uyên bác. Bỉ nhân muốn học theo tiền nhân xin rửa tai cung kính nhờ tiên sinh chỉ dạy cho!

Đào Long Vân trả lời:
_ Tiểu sinh nào dám! Đại hội chủ muốn hỏi về vấn đề gì?
_ Bỉ nhân chỉ muốn hỏi về thuật trị quốc. Tiên sinh nhận định tình thế nước Nam hiện thời như thế nào?

Đào Long Vân trầm ngâm không đáp. Đại hội chủ biết ý bèn nói:
_ Tiên sinh đừng ngại. Cứ thành thực bày tỏ ý mình. Ở đây không phải triều đình, dẫu tiên sinh nói gì cũng chẳng ai bắt tội.

Đào Long Vân thở dài:
_ Thế cuộc nhiễu nhương, dân tình đói khổ, mùa màng thất bát, thuế nặng sưu cao, loạn lạc khắp nơi, ngoại bang dòm ngó. Hoàng thượng mình trong thâm cung, vây quanh toàn lũ triều thần ngu muội, quan lại tham tàn vơ vét, tuy đất nước đã thống nhất nhiều năm mà dân chúng chẳng được hưởng cảnh thanh bình.

Đại hội chủ gật đầu, hai mắt lộ vẻ tán thưởng:
_ Vậy giả như tiên sinh được trao quyền trị quốc, tiên sinh có kế sách gì làm cho quốc phú dân cường?

Đào Long Vân khẽ ngâm:
_ Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc,
Thập niên chi kế mạc như thụ mộc.
Chung thân chi kế mạc như thụ nhân,
Nhất thụ nhất hoạch giả, cốc dã.
Nhất thụ thập hoạch giả, mộc dã,
Nhất thụ bách hoạch giả, nhân dã. (*)


__________________________________________________

(*) Nguyên sáu câu này là lời Quản Trọng tâu với Tề Hoàn Công, nghĩa là:
Kế một năm, không gì bằng trồng lúa,
Kế mười năm, không gì bằng trồng cây.
Kế trọn đời, không gì  bằng trồng người,
Trồng một, gặt một, ấy là lúa.
Trồng một, gặt mười, ấy là cây,
Trồng một, gặt trăm, ấy là người.



“Bỉ nhân” là ý làm sao thầy ui?


... là người bỉ  Razz
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10564
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh (2) - Page 79 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2)   Cột đồng chưa xanh (2) - Page 79 I_icon13Sat 15 May 2021, 13:56

Trà Mi đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Cột đồng chưa xanh (tt)

Thâm đường chủ đón Đào Long Vân và Hồng Chi Lan đưa vào đại sảnh. Hai bên là hai hàng vệ sĩ mặc cẩm bào tía đứng dàn chào. Trong sảnh đường có mặt rất nhiều người, đại hội chủ ngồi trên ngai giữa, những người khác đứng hầu chung quanh, trông tựa như nghi vệ của một buổi triều kiến ở triều đình. Đào Long Vân thầm nghĩ:
_ Chẳng lẽ Kình Nghê Hội muốn kiến tạo một triều đình độc lập, Đại hội chủ muốn lên làm hoàng đế chăng?

Ngoài Hàn Như Băng chàng đã từng gặp còn có ba đại hán khác, một người vạm vỡ râu hàm én, vận áo bào màu xanh chàm, một người cao lêu nghêu, râu thưa, vận áo vàng và một đại hán dáng cao to, mặt đen sì, râu rậm, vận áo đỏ. Thâm như Hải chào từng người:
_ Hàn đường chủ, Vũ đường chủ, Cao đường chủ, Cương đường chủ. Các vị đến rồi à? Đây là Lý tiên sinh và Lý công tử.

Vậy là đủ mặt năm đường chủ của Kình Nghê Hội. Đào Long Vân chắp tay thi lễ từng người. Bốn vị đường chủ chỉ lãnh đạm gật chào đáp lại.

Thấy Đào Long Vân và Chi Lan, Đại hội chủ bước xuống vồn vã đón chào. Sau những lời han hỏi xã giao, Đại Hội Chủ nói:
_ Hôm nay, mời được Lý tiên sinh viếng thăm tệ đảo, bỉ nhân rất vui!

Đào Long Vân đáp:
_ Tiểu sinh nào có danh phận gì, được Đại hội chủ ưu ái như thế thực là diễm phúc cho tiểu sinh! Dám hỏi Đại hội chủ có điều chi sai khiến tiểu sinh?

Đại Hội Chủ xua tay:
_ Ấy chết, bỉ nhân nào dám thị quyền sai khiến tiên sinh. Bỉ nhân mời tiên sinh đến đây là vì có mấy điều thỉnh nguyện. Xin mời tiên sinh an toạ rồi từ từ rồi bỉ nhân sẽ tỏ bày.

Ông ta trỏ vào hai chiếc cẩm đôn phía trước cho chàng và Chi Lan ngồi rồi trở lại chỗ mình an vị. Đào Long Vân chắp tay đa tạ rồi cùng Chi Lan ngồi xuống. Chàng cất tiếng hỏi:
_ Xin Đại hội chủ cứ thực tình ban lệnh. Điều gì có thể làm được Thế Đào tôi chẳng dám từ nan.

Đại hội chủ nói:
_ Lý tiên sinh là bậc tài cao hiểu rộng, kiến thức uyên bác. Bỉ nhân muốn học theo tiền nhân xin rửa tai cung kính nhờ tiên sinh chỉ dạy cho!

Đào Long Vân trả lời:
_ Tiểu sinh nào dám! Đại hội chủ muốn hỏi về vấn đề gì?
_ Bỉ nhân chỉ muốn hỏi về thuật trị quốc. Tiên sinh nhận định tình thế nước Nam hiện thời như thế nào?

Đào Long Vân trầm ngâm không đáp. Đại hội chủ biết ý bèn nói:
_ Tiên sinh đừng ngại. Cứ thành thực bày tỏ ý mình. Ở đây không phải triều đình, dẫu tiên sinh nói gì cũng chẳng ai bắt tội.

Đào Long Vân thở dài:
_ Thế cuộc nhiễu nhương, dân tình đói khổ, mùa màng thất bát, thuế nặng sưu cao, loạn lạc khắp nơi, ngoại bang dòm ngó. Hoàng thượng mình trong thâm cung, vây quanh toàn lũ triều thần ngu muội, quan lại tham tàn vơ vét, tuy đất nước đã thống nhất nhiều năm mà dân chúng chẳng được hưởng cảnh thanh bình.

Đại hội chủ gật đầu, hai mắt lộ vẻ tán thưởng:
_ Vậy giả như tiên sinh được trao quyền trị quốc, tiên sinh có kế sách gì làm cho quốc phú dân cường?

Đào Long Vân khẽ ngâm:
_ Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc,
Thập niên chi kế mạc như thụ mộc.
Chung thân chi kế mạc như thụ nhân,
Nhất thụ nhất hoạch giả, cốc dã.
Nhất thụ thập hoạch giả, mộc dã,
Nhất thụ bách hoạch giả, nhân dã. (*)


__________________________________________________

(*) Nguyên sáu câu này là lời Quản Trọng tâu với Tề Hoàn Công, nghĩa là:
Kế một năm, không gì bằng trồng lúa,
Kế mười năm, không gì bằng trồng cây.
Kế trọn đời, không gì  bằng trồng người,
Trồng một, gặt một, ấy là lúa.
Trồng một, gặt mười, ấy là cây,
Trồng một, gặt trăm, ấy là người.



“Bỉ nhân” là ý làm sao thầy ui?


... là người bỉ  Razz

Từ điển Hán Nôm: bỉ nhân 鄙人 = người ở nơi xa xôi hẻo lánh, người ở chỗ quê mùa hoang dã (dùng xưng hô một cách khiêm tốn)

_________________________
Cột đồng chưa xanh (2) - Page 79 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Cột đồng chưa xanh (2) - Page 79 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2)   Cột đồng chưa xanh (2) - Page 79 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Cột đồng chưa xanh (2)
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Cá Hú Kho Tiêu Xanh
» Hình nền - Màu xanh hy vọng
» Chè nha đam đậu xanh
» Mầm xanh bất diệt.
» Hoa Hồng Xanh Lá Cây
Trang 79 trong tổng số 87 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 41 ... 78, 79, 80 ... 83 ... 87  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: Ái Hoa-