Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Yesterday at 20:28

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 10:41

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Yesterday at 10:27

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Yesterday at 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Sat 16 Mar 2024, 10:05

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:09

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:07

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Thu 14 Mar 2024, 09:55

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

LỀU THƠ NHẠC by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:39

MỪNG NGÀY 08.03 by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:21

Chỉn by Trà Mi Sat 09 Mar 2024, 12:30

Lỗi 404 by mytutru Fri 08 Mar 2024, 11:09

Thể Tánh Muôn Loài by mytutru Tue 05 Mar 2024, 23:44

5-8-8-8 by Tinh Hoa Tue 05 Mar 2024, 03:32

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 04 Mar 2024, 13:37

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sat 02 Mar 2024, 12:09

Hoa Sen Ao Sen by mytutru Sat 02 Mar 2024, 08:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 3 I_icon13Tue 04 May 2021, 08:13

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 3 Fb_im106


MỘT CÕI TÀ DƯƠNG
T o ạ i K h a n h
---
* Chút nắng tàn le lói trên con đường bụi dẫn về học viện Nalanda.
- Thầy Devaguru lại trông thấy cái bóng người gầy gò ấy đang ngược chiều với mình.
- Nghe trông lòng một chút thương cảm, ông gấp lại cuốn sách đang đọc dở dang và chuẩn bị một nụ cười thiệt ấm.
- Thầy Subhuti đang trên đường về lại khu rừng sau học viện.
- Thầy không học ở đây, nhưng sáng nào cũng về phố khất thực qua con đường này.
- Thỉnh thoảng ghé vào một khu vườn quen để nghỉ trưa và chiều lại về rừng.
- Có lẽ hôm nay cũng vậy..
- Bởi các vị bên ấy hiếm khi lang thang trên đường vào giờ này.
- Cứ gặp nhau hoài thành quen biết.
- Nhưng nhiều lắm cũng chỉ là vài câu han hỏi, không nhiều hơn...
- Biết nói gì đây.
- Họ chào nhau bằng lễ Sa-môn.
- Thấy trời còn sáng, thầy Devaguru bỗng nhiên muốn rủ thầy Subhuti ngồi xuống một lát.
- Ông muốn hỏi thăm cho biết vài chuyện...
- Ông hỏi với giọng ái ngại:
* Một bữa ăn mà mất nhiều thời gian vầy có mệt lắm không thầy, hình như thầy ngày nào cũng rời rừng từ sáng?
- Thầy Subhuti nheo mắt cười hiền lành:
-Thiệt ra không chỉ là một bữa ăn đâu thầy, còn nhiều thứ khác nữa chứ.
- Thầy xem, vận động cơ thể, tập nghe đời chửi, gieo duyên cho cả những người nghèo nhất và xê dịch cái hình ảnh y vàng trên đường cũng là một cách hoằng đạo tích cực.
* Thầy Devaguru nhìn xuống đất một lát, ông muốn biết thêm chuyện khác về những người bạn tu gặp hoài vẫn lạ này.
- Lâu nay ông chỉ biết về họ qua mấy cuốn luận thư từ thời Phật giáo bộ phái.
- Suy cho cùng mình là anh em, nhưng sao cứ có cái gì ngăn ngại kỳ cục quá.
- Nhiều lúc tôi muốn ôm chầm lấy thầy...
- Thầy Subhuti bật cười, hai bàn tay vẫn đặt trên bình bát khất thực:
- Cũng anh em cả thôi, nhưng kẻ đi buôn làm giàu thì sao có dịp ngồi ăn cơm với những người anh em ngồi giữ đất hương hỏa.
- Thầy xem, có người nói tụi này không biết gì về bên đó.
- Sao lại xa lạ nhau quá vậy chứ?
- Một chữ Ekayano ám chỉ Bốn Niệm Xứ, thực ra chứa trọn Phật đạo rồi còn gì.
- Sống theo đó thì tự nhiên có bi với trí, nôm na là hiểu và thương.
- Tầng cao nhất của hai món đó chính là Phật quả.
- Tuỳ theo căn cơ mà người ta dừng lại ở tầng nào.
- Vậy mà người ta sửa lại thành Ekayano là Nhất Thừa gì đó để diễn dịch lý tưởng Bồ-tát, rồi thì anh em xa nhau.
- Thầy xem có đau không...!
- Thầy tu nói chữ "buồn" nghe kỳ quá, nhưng ngẫm lại cũng ngậm ngùi thầy ơi.
* Thầy Devaguru giật mình:
- Cứ cho Pháp Hoa đã đi quá xa, nhưng còn những Trung Luận, Hoa Nghiêm...Hình như bên thầy không mấy mặn mà?
- Hôm nào rảnh, thầy ngó lại xem anh em hiểu nhau như vậy nên không? ..
- Hai bài Tiểu Không, Đại Không trong Trung Bộ và Đại Duyên trong Trường Bộ của thời nguyên thủy, đã nói hết mọi sự về Giáo Lý Duyên Khởi và khái niệm Không Tánh gì đó từ lâu.
- Tán rộng quá dễ hiểu lầm..!
- Phật không dở hơn chúng ta đâu.
- Kẻ hữu duyên nghe ít cũng đủ, người vô căn nói sao cũng mịt.
- Thà để họ mịt mù còn hơn là gây ngộ nhận tội nghiệp người ta.
- Cả Trí Kim Cang(Vajiranana) gì đó từ nguyên thủy cũng đã dùng để gọi Thánh Trí La Hán, quán chiếu vạn pháp vô ngã.
- Vậy mà có người đành đoạn gọi anh em là Tiểu Thừa, có tu đến La Hán cũng còn chấp Pháp.
- Không biết họ đọc ở đâu cái đó.
- Họ có lẽ đến chết vẫn không ngờ đựơc rằng anh em chúng tôi vẫn xem Phật Trí Vô Thượng của Thế Tôn là do duyên tạo và cũng không nằm ngoài Tứ Tướng.
* Xin hỏi chấp pháp là sao?
- Thầy Devaguru quên trời đang tối, ông xuất hạn và nghe lạnh cả người:
* Thế thầy nghĩ sao về bộ Bát Nhã sang sông của bên này?
- Tôi có trộm đọc bộ sách đó một lần, mà cứ có cảm giác đó là bản sao chép sai lạc của vài bộ Sớ Giải của kinh điển nguyên thủy.
- Đặc biệt là khái niệm Ba la mật mà trong bộ sách đó cố tình tô đậm, thực ra gần như không có trong giáo lý nguyên thủy.
- Chữ Parami hiểu theo khái niệm Lục Độ, Thập Độ, theo tôi biết thì rất xa lạ trong kinh điển truyền thống.
- Về tên gọi Sang sông hay Đáo Bỉ Ngạn gì đó thì trong kinh điển truyền thống của chúng tôi cũng có, nhưng ngắn gọn hơn nhiều.
- Trong đó không gọi là Paramita mà là Parayana.
- Chỉ mươi trang thôi, nhưng xét kỹ nội dung cũng là trọn vẹn hành trang sang sông thầy ạ.
* Trước mắt, tôi thấy người ta còn có vẻ muốn dùng chữ Jhana, ám chỉ bốn tầng thiền chứng của thời nguyên thủy, để gọi chung cho tất cả những gì có liên quan đến việc xếp bằng, hay suy tưởng,hoặc tưởng tượng về Phật pháp theo cách riêng.
* Vầng trăng đầu tháng đã treo trên hàng cọ bên đường.
- Hai thầy chia tay nhau.
- Kẻ về học viện, người đi lên rừng.
- Đêm đó thầy Devaguru thức trắng.
* Mấy năm sau, thầy Devaguru rời khỏi Nalanda với mấy gùi kinh tượng.
- Thầy đi về Đông Độ để chép cho xong mấy dòng giáo sử, như chứng tích của một giai đoạn chánh pháp đang đi vào bóng đêm của biển dâu.
* Ra khỏi biên giới xứ Ấn, thầy dùng lại tên thật của mình là Huyền Trang!
---------
Chân thành cảm ơn vị đã chép bài giảng này
---------

Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 3 I_icon13Tue 04 May 2021, 21:32

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 3 Fb_im107


THỜI NÀY LÀ THỜI MẠT PHÁP, MÌNH NÊN TU PHÁP MÔN GÌ ?

* Nếu có người hỏi tôi thời này là thời mạt pháp, mình nên tu pháp môn gì ?
* Có người thì họ tu pháp môn niệm Phật, tu rải tâm từ, tâm bi, tu niệm hơi thở.
* Nhưng mà riêng tôi là người đang hầu chuyện, thưa chuyện với quí vị.
- Nếu tôi thấy các vị không có thời giờ nhiều, nhớ dở hiểu chậm thì tôi sẽ đề nghị pháp môn gọi là " TU NGUYỆN "
* Nguyện ở đây không phải là xin, không phải là xin Phật, xin thánh tăng, xin Chư Thiên Long Thần Hộ Pháp, Thiên Long Bát Bộ, Lục Mạch Thần Kiếm, Võ Lâm Ngũ Bá, mà chữ Nguyện ở đây có nghĩa là mình tự gây tạo ấn tượng tâm lý, nhắc đi nhắc lại nhiều lần cái điều mà mình thấy là quan trọng cần thiết.
- Buổi đầu nó chỉ là tâm nguyện, lâu ngày nó trở thành là đại nguyện, nếu nó hợp lý chắc chắn nó sẽ thành tựu .
* Hợp lý có nghĩa là mình nguyện cái điều mà nó không có chỏi lại với cái lý vô thường, nghiệp báo.
- Thí dụ như mình nguyện đời sau sanh ra có trí, và bây giờ mình vun bồi những hạnh lành mà nó liên quan tới trí tuệ như là : Học hỏi thiền định, ấn tống kinh sách, hỗ trợ người tu hành, hỗ trợ người học đạo.
- Mình vừa làm phước vừa nguyện được gọi là không có đi ngược lại với lý nhân quả.
* Quí vị có thể nghi ngờ tại sao chưa nghe pháp môn này, nhưng mà nếu vị nào có một chút tin tôi cũng nhớ rằng tôi đã đúc kết, tổng hợp từ bao nhiêu năm làm thầy chùa và đọc kinh điển, tôi đúc kết ra chứ không phải tôi chế ra.
* Đúc kết cái gì ?
* Thay vì nguyện Tam Bảo, nguyện chư thiên, Ngũ Bách Hồng Danh, nguyện Long Thần Hộ Pháp ..v..v. Các vị chỉ cần nguyện liệt kê ra khoảng chừng 20 hoặc 30 hoặc 50 câu nguyện, thí dụ như :
01) Đời đời kiếp kiếp hễ có hiền thánh, con xin được gặp.
02) Đời đời kiếp kiếp khi con muốn làm thiện, thì nghèo cách mấy, dốt cách mấy,  cũng có điều kiện.
03) Đời đời kiếp kiếp khi con có lòng làm ác thì đừng cho có điều kiện.
04) Đời đời kiếp kiếp xin cho con đừng có bị lừa bịp bởi vẻ hào nhoáng, ngọt ngào dầu về tâm linh hay tình cảm.
05) Đời đời kiếp kiếp con không mong quả lành mà con chỉ mong có điều kiện tạo nhân lành.
06) Đời đời kiếp kiếp xin cho con đừng bao giờ có điều kiện tạo nhân xấu, nhưng nếu gặp cảnh xấu thì đó cũng là điều kiện để cho con tạo nhân lành.
07) Đời đời kiếp kiếp con xin sớm được  nhận ra cái gì là cốt lõi, cái gì là cành lá.
08) Con xin nguyện tất cả sức mạnh phước báu mà con có, xin cho con đời đời kiếp kiếp gặp được minh sư thiện hữu.
* Ngày ngày trước khi đi làm quỳ trước bàn Phật cứ đọc suốt như vậy và trong đó lúc nào cũng phải có câu này : Con sống bao lâu không quan trọng chỉ xin được chết sạch, chết yên và chết tỉnh.
- Chết sạch là đừng hôi hám, tanh tưởi khổ mình phiền người.
- Chết yên là đừng giãy giụa đau đớn vì nhức mỏi.
- Chết tỉnh là đừng hôn mê, mê sảng, nói bậy.
* Tổng cộng là khoảng 20 ; 30 ; 50 câu nguyện như vậy, đọc tới đâu hiểu tới đó, viết xuống câu cú đàng hoàng.
- Các vị phải tin vì theo A-Tỳ-Đàm, mỗi một câu nguyện như vậy là một lần tác ý nó quan trọng lắm, lập đi lập lại nhiều lần với lòng thiết tha da diết lâu ngày thì nó sẽ trở thành tâm nguyện, lúc đó nó trở thành sức mạnh, một tháng, hai tháng, một năm, hai năm nó mạnh lắm, các vị phải tin chuyện đó.
* Tôi xin chịu trách nhiệm về pháp môn này gọi đó là pháp môn tu nguyện.
* Quí vị có thời gian tu chánh niệm, tu tứ niệm xứ, thân, thọ, tâm, pháp đó là bắt buộc rồi, nhưng ngoài tu tứ niệm xứ ra nếu các vị còn muốn gì khác nữa, thay vì lễ Phật, cầu chư thiên, cầu Tam bảo gia hộ tránh tai họa gia đạo bình yên phát lộc phát tài gì đó ...v...v thì đừng.
- Bên cạnh tu tứ niệm xứ thì mỗi ngày cứ làm mấy bài nguyện như vậy, sáng, trưa, chiều, tối và tôi bảo đảm với quí vị điều gì mà lập đi lập lại nhiều lần thì tự nhiên nó là một sức mạnh lớn.
----
Sư Giác Nguyên
(Chép lại bài giảng của Sư )
---------
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 3 I_icon13Wed 05 May 2021, 01:31

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 3 Fb_im108


BA LÝ DO ĐỨC PHẬT CHỌN KUSINĀRA NHẬP NIẾT-BÀN
---
* Tấm lòng đại bi đại từ của Thế Tôn đối với chúng sanh.
- Đến lúc nhập Niết-bàn mà Ngài cũng chỉ nghĩ đến chúng sanh.
- Cho đến giây phút cuối cùng, vì đâu có biết bao nhiêu chỗ để nhập Niết-bàn mà Thế Tôn chọn Kusināra hẻo lánh, là vì 3 lý do :
* Ngài về Kusināra để cho ông Subhadda gặp mặt, đó là vị đệ tử cuối cùng.
- Đây là hạng đệ tử phải đắc đạo với Thế Tôn, với đạo sư.
* Ngài về Kusināra là để tránh một binh biến can qua, máu chảy thành sông xương thây chất thành núi, khi 16 các quốc gia lớn ở Ấn Độ trong vùng đánh nhau để giành xá-lợi.
* Ngài về Kusināra vì biết ở đó có một nhân vật tên là Dona, ông này có khả năng biện sĩ đứng ra ngoại giao dàn xếp để không dùng đến biện pháp quân sự giải quyết vụ xá-lợi.
- Ông này có tên rất lạ là Dona, đây là sự trùng hợp lịch sử của vạn hữu của vũ trụ.
- Dona trong Pali là cái cân.
* Ông chia Xá-Lợi của thế Tôn mỗi quốc gia một phần, nước nào tới trễ thì đành hốt tro.
- Còn riêng phần ông Dona ông rước cái cân về làm kỷ niệm, cái cân đó bằng vàng, ông mang về thờ.
- Không phải ông tham cái cân, cỡ ông thì muốn bao nhiêu cũng có, nhưng cái cân đó đã từng được dùng để cân chia đều Xá-Lợi.
- Ông có hơi một chút trục trặc chỗ này.
- Ông đang chia, ông liếc thấy cái răng của Ngài đẹp quá, ông lấy và lén dấu trong búi tóc của ông rồi ông chia tiếp.
- Lúc đó Trời Đế Thích ngài nhìn thấy, ngài bèn dùng thần thông tịch thu cái răng đó.
- Bốn chiếc răng đó là một trong bốn chiếc răng nhọn được thờ ở bốn nơi :
1) Trên Đao Lợi một chiếc.
2) Sri Lanka một chiếc.
3) Dưới Long Cung một chiếc
4) Ở Gandhara một chiếc.
Ở Gandhara thì bây giờ siêu lạc nơi đâu không ai biết.
- Hai ngàn sáu trăm năm rồi không biết trôi dạt về đâu.
- Tương truyền rằng cái Phật Nha ở Tích Lan chỉ có Tăng Thống, tổng thống Tích Lan và những hàng Tăng chúng chức sắc mới biết.
* Chiếc răng mình đến lạy mỗi ngày là chín mươi chín phần trăm là răng giả vì kích thước và màu sắc hoàn toàn không phải là răng người.
* Hôm nay tôi giảng về vấn đề này có thể có nhiều vị đã từng đi Tích Lan coi có nhận xét khác nhau.
- Chúng tôi đọc có sử sách đàng hoàng, răng mà mình hiện tại nhìn thấy người ta chỉ làm răng mẫu cho coi để biết rằng chỗ này là thờ răng, vì họ sợ mất lần nữa.
- Bởi vì đó là quốc bảo.
- Thời Bồ Đào Nha và người Anh họ đô hộ Tích Lan họ đã từng có ý chiếm giữ hoặc phá hủy chiếc răng đó.
* Trong kinh nói rằng không có một mảnh xá-lợi nhỏ xíu nào của Thế Tôn mà bị tiêu hủy được, vì tất cả phải được bảo toàn trọn vẹn một trăm phần trăm để chờ năm ngàn năm lịch sử Phật giáo lúc đó tất cả xá-lợi đều gom lại một chỗ ở Bồ Đề Đạo Tràng trở thành một kim thân Phật tổ, cũng có 32 hảo tướng và kim thân đó sẽ thuyết pháp ròng rã trong 7 ngày 7 đêm, lúc đó nhân loại không còn khả năng nghe pháp nữa, số thính chúng lúc đó tất cả đều là chư thiên, Phạm thiên, cho nên hôm nay mà những ai tu thiền Quán mà không đắc thì có thể nguyện lúc đó.
- Lúc đó mà ko đắc thì nguyện đến đời Phật Di Lặc, mà nếu đến đời Phật Di Lặc không đắc nữa thì mình phải chờ một a tăng kỳ và một trăm ngàn đại kiếp hoặc là mình phải đi sang một hệ vũ trụ khác rất xa.
----
Sư Giác Nguyên
(Chép lại bài giảng của Sư VIII. Phẩm Ananda ngày30-4-2018)
---------
XÁ LỢI RĂNG PHẬT
-
Từ muôn kiếp huân tu muôn hạnh
đức Thế tôn pháp tánh rạng ngời
tâm như ngọc, trí như trời
báu thân hảo tướng ai người sánh ngang
kim thân Phật ánh vàng tuyệt hảo
sắc hào quang châu báu nào đương
hữu vi theo lẽ vô thường
ai rồi cũng phải lên đường đi xa
thành Kusinara ngày đó
rừng Sa-la Phật bỏ báu thân
linh thiêng xá-lợi bảy phần
chia đều cho khắp thiên nhân phụng thờ
nay chúng con được nhờ duyên phước
cùng dự phần nghinh rước Phật Nha
cung chiêm thánh tích một tòa
một phần di cốt cũng là Thế Tôn
phút thiêng liêng càn khôn lắng đọng
cho pháp âm vang vọng đất trời
kiếp sau mong được thân người
theo lành lánh ác như lời Phật xưa
Nhìn răng Phật nhớ lời pháp nhũ
nhớ tôn dung, nhớ nụ cười hiền
tâm thành lễ Phật gieo duyên
nguyện mau giải thoát khỏi miền tử sanh.
----
Toại Khanh
---------
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 3 I_icon13Wed 05 May 2021, 13:55

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 3 Fb_im109


BỐN LẦN TRỌNG BỆNH CỦA PHẬT
---
* Ngoại trừ bốn lần trọng bệnh được kể trong kinh, Ngài rất hiếm khi bị se mình ương yếu.
- Có nghĩa là nắng không ưa, mưa không chịu, ghét gió kỵ mù sương, nhảy mũi, hắc xì, trùm chăn, quấn mền, sức dầu, mang vớ áo len trong ngoài ..v v, Phật không bị những thứ đó.
- Trung bình mỗi ngày Ngài ăn đồ bá gia, họ cho đồ nóng, lạnh, chiên, xào, cà ri .v..v., Ngài dùng thanh thản không sao hết.
- Phật thần thông đầy người, trong 45 năm hoằng đạo Phật đi bộ là chủ yếu, một người có thể lực trung bình thì đã không kham nổi, nhưng Phật thì không.
- Bốn lần trọng bệnh của Phật nổi bật là :
1) - Ngài bị chứng đau lưng suốt đời vì nghiệp quá khứ.
- Trước khi viên tịch ba tháng có một buổi chiều đó sau khi xả định, Ngài thấy lưng đau, Ngài nghĩ nghiệp đến đây đã mãn, thôi thì từ đây cho đến ngày ta viên tịch bệnh này đừng bao giờ tái phát nữa.
- Thế Tôn Chú nguyện như vậy và lập tức kể từ ấy Ngài không bị đau lưng nữa.
2) -Thế Tôn gặp khó khăn trong đường bài tiết, Ngài có nói với ông Jīvaka danh y, ông này quí Phật lắm, ông nghĩ Thế Tôn một ngày chỉ ăn có một bữa, bây giờ Thế Tôn phải đưa vật gì vào miệng nuốt, đối với ông chuyện đó ông không muốn, ông thương quí Phật không có bến bờ nào mà kể xiết.
- Trên đời này có người quí Phật không thể tả, chẳng hạn như trong kinh nói rất nhiều lần, Thế Tôn nhìn hội chúng Tỷ Kheo ngồi trước mặt, Ngài đang im lặng và suy nghĩ như sau :
“Nếu ta không phải là người mở lời, thì chúng Tỷ Kheo này dầu có im lặng suốt một đại kiếp, bốn lần thành trụ hoại không của vũ trụ thì họ cũng sẽ im lặng vì lòng tôn kính Như Lai.”
* Ông Jīvaka này ông thương kính Phật quá cỡ, ông không nghĩ là ông đưa cho Ngài một chén thuốc đắng, ông không can tâm, không đành lòng.
- Cuối cùng ông nghĩ ra một cách, ông làm một loại thuốc tán thiệt mịn do chính tay ông lựa, kiểm chứng một hoa sen ok nhất từ một hồ hoa sen sạch, ông rắc loại thuốc đó lên dâng cho Phật.
- Ông nói Thế Tôn chỉ việc cầm hoa sen này ngửi, thì tự nhiên Thế Tôn sẽ được thông đường bài tiết.
* Từ chuyện đó mà mình thấy đi đâu cũng nảy ra chuyện Phật cầm bông sen, và diễn dịch nào là Phật cầm bông sen bên Linh Thứu nhìn đại chúng mĩm cười không ai hiểu, rồi hội ý hỏi Thế Tôn...
* Riêng Tôn Giả Ca Diếp mĩm cười và Phật bèn trao truyền chánh Pháp nhãn tạng ..v...v.
- Bên Nam Tông chuyện Phật cầm hoa sen ngửi chỉ để chữa bệnh bài tiết (bệnh bón).
* Còn việc Phật trao y cho ngài Ca Diếp là như vầy: Phật biết đây là người sẽ trì hạnh đầu đà suốt đời và sẽ là tấm gương sáng, gương lành cho tứ chúng mai hậu, cho nên Ngài khen y ngài Ca Diếp đang mặc là y tốt, rồi ngài Ca Diếp dâng y đó cho Đức Phật, và Đức Phật nói thế này:
“y ta là y thô nhặt từ ngoài chỗ liệng xác, Ca Diếp không ngại thì lấy mặc“.
- Quí vị tưởng tượng một vị Chánh Đẳng Chánh Giác đích thân tự tay nhặt y đó về vò giặt, đệ nhất thị giả Anānda đem đi cắt may nhuộm, thì quí vị tưởng tượng lá y đó nó lớn chuyện cỡ nào.
- Ngài Ca Diếp không còn lý do nào mà không trân quí vô bờ đối với lá y đó.
- Ngài nhận y đó và phát nguyện:
“ từ nay cho đến con không còn thở nữa, con chỉ xài loại y này thôi, lá y Thế Tôn trao cho con có mục nát đi nữa thì con cũng tìm một lá y khác từ ở tha ma mộ địa vải lượm con mặc, chứ con không mặc của tín thí cúng dường may sẵn“.
- Từ chuyện đó mà qua chuyện Đức Phật trao y bát tùm lum. (Mình không bàn nhiều về chuyện đó).
3) - Có một buổi chiều trước khi viên tịch Đức Phật Ngài xả định, buổi trưa nào Ngài cũng dưỡng sức bằng nhập định, có hai loại định:
- Một, quả định Ngài an trú vào tâm quả La Hán suốt một giờ, hai giờ, ba giờ, tuỳ theo Ngài muốn.
- Hai, là Ngài trú vào không tướng, an trú trong đề mục niệm xứ, thở ra biết thở ra, thở vào biết thở vào, ở đây chỉ có bốn đại, ở đây chỉ có ý thức, ở đây không hề có một người một chúng sanh thọ giả nào hết.
* Đó gọi là không tánh giải thoát, Ngài thường an trú vào hai cái này.
- Sau khi Ngài xả định xong, lập tức Ngài nhận ra có một cơn bạo bệnh đang diễn ra trong cơ thể của Ngài, và Ngài biết chắc chắn mười mươi, với chứng bệnh này ở người bình thường là chết ngay lập tức, Ngài biết nếu bây giờ không dùng thiền định kềm lại thì Ngài phải viên tịch.
- Cho nên Thế Tôn suy nghĩ rất nhanh, ta không thể đi ngay bây giờ và ngày dùng thiền định kềm lại, tiếp tục trụ thế thêm vài tháng nữa.
4) - Ngài bị kiết lị nặng nề trước khi xả bỏ Thọ Hành là ayusankhara avassaji, có nghĩa là xả bỏ mạng sống không còn có ý tiếp tục sinh tồn nữa.
- Vì với lòng tôn kính Thế Tôn, với chư Phật nói chung, chuyện qua đời, từ trần, khuất núi, quá vãng, được dùng từ rất sang đó là ayusankhara avassaji-Xả bỏ mạng sống.
* Ngoài đời vua mất người ta gọi là Băng Hà.
- Mỗi lần ông vua kêu mấy cung tần vô hầu thì gọi là Triệu Hạnh, tắt đèn sụp mùng thì gọi là Lâm Hạnh, ăn gọi là Ngự Thiện.
* Trong ngôn ngữ Thái Lan có ba dòng ngôn ngữ..
- Một, là ngôn ngữ bình dân, bất chấp văn tự xài tiếng lóng tha hồ, dân ngành cá, dân tiểu thương, dân làm ruộng đều có tiếng lóng riêng.
- Hai, là ngôn ngữ sử dụng trong văn chương sách vở kinh điển, đặc biệt là giới tu sĩ và dân trí thức, dân bình dân nghe cũng hiểu mà chỉ hiểu lốm đốm.
- Ba, là cách nói tiếng Thái dành riêng cho giới hoàng gia, tiếng Thái cũng cầu kỳ như vậy.
* Tiếng Mỹ có hai là Formal and informal, formal English tức là thứ tiếng chuẩn Academic English dùng trong trường lớp dành cho mấy người có học, và thứ hai là formal English, chữ Slang dùng nhiều tiếng bồi tiếng lóng.
- Chỉ vậy thôi, Formal and informal.
Thế Tôn ngoài những lần trọng bệnh này, chính Ngài cũng nhìn nhận là Ngài ít bệnh.
----
Sư Giác Nguyên
( chép lại bài giảng của Sư 18-9-2018)
(III) (53) Các Chi Phần
---------
-
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 3 I_icon13Wed 05 May 2021, 23:37

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 3 000510


KHỔ MÌNH KHỔ NGƯỜI
---
* Đức Phật Ngài dạy trên đời này có bao nhiêu chúng sinh đi nữa cũng chỉ nằm gọn trong 4 hạng người:

1) CHUYÊN SỐNG LÀM KHỔ MÌNH.
- Có những kẻ trong đây được định nghĩa là sống khổ hạnh tuân thủ một chế độ sinh hoạt nghiêm khắc vì một lý tưởng chính trị tôn giáo nào đó, được gọi là tự làm khổ mình.
- Trong đời tôi có thấy vài người như vậy, họ có những nguyên tắc sinh hoạt rất hà khắc.
- Họ đối với mọi người rất dễ thương nhưng đối với bản thân họ thì không.
- Có người do tính bủn xỉn nên không dám tiêu xài gì hết.
- Ăn, mặc, ở, vật dụng, sinh hoạt ...
- Tất cả luôn ở cái mức tối thiểu mặc dù họ có đủ hay dư điều kiện khả năng nhưng do cái kiểu người như vậy.
- Có kẻ thì vì lý tưởng chính trị, tôn giáo nào đó mà cũng tự khép mình trong một cái nền nếp sinh hoạt rất khó khăn, chật vật.
- Hạng này được gọi là chuyên làm khổ mình.
---
2) CHUYÊN LÀM KHỔ NGƯỜI.
Những kẻ do nghề nghiệp hoặc sinh kế của họ là nhắm vào chuyện làm hại chúng sanh khác, làm tổn thương loài khác như: trộm cướp, phá sơn lâm, lâm hà bá, săn bắn, đánh cá hoặc nghề giết mổ gia cầm, gia súc được trong đây kể rõ. Cả đời tay nhuốm máu tươi, đời sống của họ được đổi bằng máu và lệ của loài khác.
---
3) LÀM KHỔ MÌNH VÀ NGƯỜI.
- Bản thân mình vì tuân thủ theo một nguyên tắc chính trị hay tôn giáo nào đó mà bản thân cũng không lấy gì là vui vẻ.
- Nạn nhân của mình dĩ nhiên là bội phần đau đớn.
- Cho phép tôi nhớ đâu nói đó chứ đừng nghĩ tôi có ác ý gì ở đây.
* Ví dụ như Trung Quốc thời cách mạng văn hoá, trăm hoa đua nở, cải cách ruộng đất, bước đại nhảy vọt ...
- Những người cán bộ Trung Quốc thực thi chính sách để đàn áp dân chúng thì mấy người đó cũng không có vui vẻ gì.
- Họ cũng phải xếp hàng tem phiếu...cho nên bản thân mình cũng khó khăn, khốn đốn mà mình cũng phải đi thực thi chính sách để đầy đoạ người khác.
* Hoặc mình đi theo một tín ngưỡng khổ hạnh cực đoan, bản thân mình cũng gầy nhom, muối dưa đạm bạc.
- Bản thân đi theo pháp môn ngoài trung đạo, rồi mình đi hướng dẫn cho nguyên đám người ăn rồi chỉ biết chạy tịnh, thiếu máu, suy dinh dưỡng từ thầy lẫn trò, đu nhánh đu đủ không gãy ...
- Cái trường hợp vì lý tưởng tôn giáo, văn hoá như thế nào đó mà bản thân mình khổ mà cũng cuốn theo một rừng người đông như quân Nguyên khổ theo mình.
* Ở đây Ngài đưa một ví dụ: những ông vua chúa làm lễ tế thần: bản thân mấy ổng cũng mình mảy dính máu me tanh tưởi mà không có vui vẻ gì.
- Bên cạnh đó những súc vật bị đem đi hiến tế trong những cái lễ hiến sinh nó cũng không có vui vẻ gì.
- Nhưng mình phải hiểu rộng ra chứ không chỉ cái ví dụ trong kinh.
- Nghĩa là có biết bao kẻ trên đời này vì thực thi, thực hiện cái lý tưởng tôn giáo, chính trị nào đó mà bản thân mình không lấy gì là vui vẻ và bao nhiêu nạn nhân dưới tay mình thì bội phần máu lệ.
- Cái loại này được kể là sống vừa làm khổ mình, vừa làm khổ đời.
---
4) KHÔNG LÀM KHỔ AI HẾT.
- Hạng người này không hại mình, không hại người, chính là vị tỷ kheo hành trì lời Phật.
- Có thể nói toàn bộ lý tưởng của Phật Pháp chỉ nằm trong câu này thôi:
"Biết từ đâu mình khổ nên không gieo nhân sinh tử.
- Biết vì đời nhuốm nhiều máu lệ nên không gây tổn thương cho ai".
- Hạng này được gọi là không làm khổ mình, không làm khổ người.
* Nguyên văn chánh kinh thì rất dài ở đây tóm gọn lại chính là con đường
- Tam Học: Giới, Định, Tuệ.
- Hành trình tam học là hướng đến lý tưởng chấm dứt sinh tử cho mình và không gây thiệt hại, thương tổn cho bất cứ ai.
- Trích bài giảng Kinh Tăng Chi số 109
Kalama xin tri ân bạn phamquynhnhu1989 ghi chép
Sư Giác Nguyên Giảng
---------
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 3 I_icon13Thu 06 May 2021, 20:12

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 3 Fb_im110

CÓ BAO NHIÊU CÁCH ĐỐI PHÓ PHIỀN NÃO ?
---
* Đức Phật Ngài dạy rằng muốn có một trí nhớ tốt, trí hiểu tốt, thì chuyện đầu tiên mình phải dàn xếp được 5 triền cái .
* Có ông Bà-la-môn Sangàrava đến hỏi Đức Phật tại sao ngày xưa ông học kinh điển Bà La Môn giáo kinh Veda học mau nhớ mau, còn bây giờ học lâu mà mau quên.
- Đức Phật Ngài giải thích cho ông nghe, không phải Ngài dạy riêng cho ông học mà ngay cả trong chuyện tu cũng vậy.
* Nếu hôm nay bà con tu Samatha (thiền Chỉ) hay Vipassana (thiền Quán), mà nó cứ ù lì đứng yên không tiến bộ thì mình phải xét xem có phải mình bị 5 triền cái hay không, triền nào và thứ nào trong năm thứ này.
* Trong bài kinh này Phật dạy rằng cõi tâm linh của mình sẽ được bao la thênh thang, sẽ bừng sáng, vừa sáng, vừa rộng, vừa cao, khi nào mà chúng ta dàn xếp được năm triền cái này đó là :
1) Tham dục là niềm đam mê thích thú trong năm trần.
2) Sân độc là bất mãn trong năm trần.
3) Hôn Thụy là sự biếng lười buồn ngủ dã dượi, sự muốn buông xuôi, sự tiêu cực của tâm thức.
4) Trạo Hối là sự băn khoăn ray rứt tiếc nuối, khi nghĩ về chuyện đã làm và chưa làm để lòng không yên.
5) Hoài Nghi là hoang mang nghi hoặc không biết rằng con đường mình đang đi đúng hay sai.
- Mình thắc mắc thì mình phải đi tìm cách giải quyết, chứ không nên ôm nổi thắc mắc đó biến nó trở thành một gánh nặng tâm lý, để rồi dùng dằng đứng yên không đi xa được nữa, thì lúc bấy giờ cái sự hoang mang nghi hoặc ấy nó trở thành ra một thứ phiền não có tên gọi là: "Hoài Nghi Cái".
* Ở đây trong kinh dạy rất rõ: Chỉ có thánh nhân mới dứt điểm được 5 thứ phiền não này, và trong kinh dạy rất rõ có 5 cách để đối phó với phiền não.
- Nhưng gom gọn lại chỉ có 3 cách:
1* tadaṇgapahāna 2.vitikkhambhanapahāna 3. samucchedapahāna
-
1- Tadangapahāna: Hoà hoãn từng cơn.
Có nghĩa là mình học giáo lý ngồi thiền được ba mớ, mỗi ngày ngồi được 2 tiếng đi, 2 tiếng ngồi, 3 tiếng đi, 3 tiếng ngồi ..v..v .
- Và có học giáo lý để mỗi lần mình phát hiện được là mình đang bị một phiền não nào đó, và khi mình nhận diện nó thì nó sẽ mất, đó là nói trên nguyên tắc gọn gàng.
- Chứ trên thực tế nhìn nó để cho nó mất thì phải mất thời gian rất lâu.
- Nếu các vị hỏi tôi bao lâu ? Thì tùy người, trên nguyên tắc khi bị nhận diện thì phiền não sẽ nhường chỗ cho thiện tâm, đó là theo nguyên tắc.
- Còn trên thực tế đối với thằng Tèo thằng Tí thời gian bao lâu mới đạt đến mức nhìn nó là nó mất thì cái đó tuỳ người.
- Cách đối phó phiền não, kiểu gặp đâu diệt đó, đó là tadaṇgapahāna.
-
2* Vitikkhambhanapahāna: Làm chủ được nó nhưng nó vẫn còn đó.
- Có nghĩa là tu tập chứng thiền, bên tuệ quán là chúng ta phải có khả năng thiền Tụê nào đó, còn bên thiền Chỉ chúng ta phải có tầng Sơ, Nhị, Tam, Tứ.
- Nói chung là mỗi lần chúng ta nhập thiền, chúng ta an trú có thể mỗi 2, 3, 4, 5 tiếng mà không có một khe hở nào cho phiền não nó chen vô được, dầu là bằng thiền Chỉ hay thiền Quán.
- Nhưng phải liên tục trong 1, 2 đến 3 tiếng.
-
3- Samucchedapahāna: Có nghĩa là cắt đứt nó bằng trí tuệ thánh nhân.
- Nếu mình là Tu-Đà-Hườn thì cắt đứt hẳn được thân kiến và hoài nghi, nếu mình là A-na-hàm thì dứt hẳn dục ái và sân, nếu mình A-la-hán thì dứt sạch hết tất cả phiền não còn lại.
-
* Cách thứ nhất là tệ nhất trong ba cách, nhưng không có không được.
- Có nghĩa là thấy nó biết liền, khi nó được nhận diện thì tạm thời biến mất, một lát sau nó quay trở lại mình tiếp tục nhận diện nó, cứ như vậy.
-
* Cách hai kiểu mình có thể đè nén nó, cho nó vắng mặt trong vòng 1,2, 3 tiếng hoặc là mình về cõi Phạm thiên, một đại kiếp, năm đại kiếp, tám đại kiếp.
-
Năm thứ phiền não này, các vị phải đồng ý với tôi cách một là không có ai đắc.
- Cách hai hi vọng bà con có khả năng mỗi lần xếp chân là được hai, ba tiếng, chỉ có niệm, định và tuệ thôi.
- Chứ không có tham sân, thích thú, bất mãn nào nó lọt vô được trong khoảng thời gian một, hai, ba tiếng.
----
Sư Giác Nguyên
( chép lại bài giảng của Sư ngày 9-12-2018)
Simsapa)
---------

Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 3 I_icon13Sun 09 May 2021, 21:41

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 3 Fb_im111

* MỌI THỨ Ở ĐỜI NÀY ĐỀU LÀ KHỔ, THÍCH GHÉT GÌ CŨNG LÀ THÍCH GHÉT TRONG KHỔ, MUỐN HẾT KHỔ THÌ ĐỪNG ĐAM MÊ
* TRONG KHỔ, SỐNG TRONG BA NHẬN THỨC ẤY, ĐÓ CHÍNH LÀ CON ĐƯỜNG THOÁT KHỔ.
---
* Tất cả chúng ta trong cuộc đời này do tiền nghiệp, phiền não, vô minh, tham ái mà chúng ta có mặt ở đây.
- Vô minh là không hiểu biết Bốn Đế từ đó mới dẫn tới ái.
- Chính vì không hiểu Bốn Đế, không hiểu mọi sự là khổ mới thích hưởng thụ cái này, tìm kiếm cái kia, mong tiếp tục có mặt ở nơi này nơi nọ.
* Chính vì do vô minh, tham ái cho nên chúng ta mới có mặt từ thân này sang thân khác, từ cõi này sang cõi khác, từ kiếp này sang kiếp khác, từ đời này sang đời khác.
* Vì vô minh trong Bốn Đế nên mới có tham ái trong ba cõi, 6 trần, 6 căn.
- Do 6 ái trong 6 trần, 6 căn ta mới có tâm đầu thai đi về các cõi.
- Có tham ái lại có công đức thì sanh về cõi lành, có tham ái, thiếu công đức thì về cõi khổ.
* Mỗi kiếp tái sanh gồm bốn giai đoạn: sanh, già, đau, chết.
- Nếu trong đời này ta không biết sợ sự tái sanh trong các cõi rồi tiếp tục chìm sâu đắm đuối trong 6 trần thì ta tiếp tục tái sanh.
- Trong thân đau khổ này ta lại đầu tư thêm thân đau khổ khác.
* Khi gặp điều bất toại thì ta nghĩ đến lối thoát ngọt ngào nào đó.
- Khi gặp điều như ý thì ta lại đắm đuối trong đó mong nó kéo dài đừng mất.
- Nghĩa là trước khổ hay sướng ta đều sống bằng phiền não.
* Trong thân sinh tử ta lại đi tìm thân sinh tử.
- Ta tìm có hai cách, một là ở một qui mô lớn, ở chiều kích lớn trong thân này ta lại tạo cái thân đầu thai khác.
- Nhưng thật ra đâu có đợi tắt thở chun vào quan tài mới gọi là chết, mà thật ra ta đã chết từng phút rồi quý vị.
- Xuân Diệu nói “yêu là chết trong lòng một ít”.
* Tại sao vậy? Ông nói với ý rất đời nhưng hiểu theo Phật pháp thì câu đó rất là hay.
- Khi ta yêu khi ta thích một vật gì đó là ta đang quên mình, ta đang hóa thân vào một con người khác.
- Ta không còn là ta buổi nào nữa.
- Khi ta ghét cũng vậy.
- Khi ta thích hay ghét một cái gì đó thì ta hóa thân vào một con người mới để mà đối kháng để đắm đuối để theo đuổi hay trốn chạy vật mà ta thương ghét.
* Cho nên trong từng phút ta lúc thiện , lúc ác, lúc buồn , lúc vui.
- Nghĩa là trong từng phút ta đã sanh, đã già, đã bệnh và đã chết.
- Và ta không thấy được điều đó.
- Ta cứ tưởng rằng bệnh là phải có đau đớn thân thể, phải có uống thuốc, phải có liệu pháp chữa trị mới gọi là bệnh.
* ️Phật ra đời dạy cho chúng ta biết, con may mắn con mới được mang thân người.
- Nếu con mang thân người, gặp được chánh pháp mà con không tu tập thì mai này con lọt vào cảnh giới dưới sâu, dưới thấp nặng nề âm u làm sao con có dịp trở lên.
- Xin xem lại điều tôi vừa nói trong Kinh Hiền Ngu, Trung Bộ Kinh.
- Mang thân người rất là khó.
* Cũng trong Kinh Hiền Ngu, Phật dùng ví dụ con rùa mù, và cũng trong bài kinh ấy Phật dạy một khi đã đọa xuống cõi thấp rồi thì cơ hội quay trở lên là ngàn trùng khó khăn.
- Là vì sao? Là vì, này các Tỳ Kheo trong cảnh giới thấp kém ấy, chúng sinh chỉ biết có hai việc mà thôi, đó là sợ chết và ham sống.
- Tìm mọi cách để được sống và tìm mọi cách để đừng có chết.
- Và trong cảnh giới ấy, chúng sinh không có khái niệm thiện ác, nên và không nên, tốt và xấu, không biết thị và phi.
- Trong cảnh giới ấy, này các Tỳ Kheo, các loài chúng sinh trong đó lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu, chỉ vậy mà thôi.
- Thử hỏi trong cảnh giới âm u tăm tối mù mịt ấy, làm gì có chỗ nào, cơ hội nào cho chúng ta trồi lên cõi sáng của cõi nhân thiên.
- Thế là chúng ta mãi hoài sống y chang như trong cái thân sinh tử lại đi tìm cái thân sinh tử.
- Trong từng phút giây sinh tử chúng ta lại yêu mê, chết mệt với những phút giây đau khổ trong đời của mình.
- Yêu từng phút giây đau khổ, yêu từng cuộc đời hoạn nạn, chúng ta cứ khổ là khổ, khóc là khóc, nhưng cứ sợ biến mất.
- Thà khổ thà chan nước mắt mà sống giữa đời còn hơn nghĩ đến chuyện phải kết thúc mọi sự.
- Đó chính là nỗi niềm vô minh của phàm phu.
----
🌹Sư Giác Nguyên🌹
(chép lại bài giảng của Sư✍🏻)
---------
-
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 3 I_icon13Thu 13 May 2021, 23:31

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 3 Fb_im113


Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 3 Fb_im114




NÓI NĂNG CHÁNH NIỆM
----
  *  Nói để người khác nghe và lắng nghe người khác nói đều phải cần đến sự kiểm soát của chánh niệm.
- Nói bằng chánh niệm thì không thể nói bằng tâm xấu, không thể gây phiền lòng cho người nghe.
- Nghe bằng chánh niệm là không để mình bị phiền não với điều người ta nói.
- Như vậy nói hay nghe với chánh niệm là ta đang sống an toàn và cũng khiến mình trở nên đẹp hơn.
- Đẹp là vì mình chỉ nói điều cần thiết, lúc cần thiết và không giành nói với ai.
- Nói bằng chánh niệm ta sẽ không nói dư hoặc thiếu, không nói bằng  thái độ hay âm điệu khó nghe và khi lắng nghe bằng chánh niệm ta đã thực hiện một trong những kỹ thuật sống ít người làm được là để người khác thấy họ được tôn trọng.
- Hành giả không cần đắc nhân tâm nhưng sống được lòng người khác và qua đó cũng kiểm soát được tâm mình thì thái độ biết lắng nghe này quả thật là rất quan trọng.
*  Hành giả tu tâm quán không bỏ sót bất cứ cơ hội nào để nhìn lại tâm mình.
- Ta luôn sống với một ngón tay cảnh báo, không để mình bị phiền não và cũng không gây phiền não cho ai.
 *  Trích từ cuốn ”Kinh nghiệm Tuệ quán” của Tỳ khưu Giác Nguyên.
Nguồn : Trần Trung Sơn
---------
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 3 I_icon13Sat 15 May 2021, 01:08

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 3 Fb_im115

TỨ NIỆM XỨ
----
* Bên Phật giáo Nam Tông thì Kinh Niệm Xứ là cốt lõi của Phật pháp, là con đường duy nhất dẫn đến giải thoát.
- Có người hỏi rằng tại sao chỉ có mấy bài Tứ Niệm Xứ thôi? Có hai bài nổi tiếng là kinh Đại Niệm Xứ trong Trường Bộ và kinh Niệm Xứ trong Trung Bộ, chỉ có hai bài đó.
- Nếu pháp môn Tứ Niệm Xứ là quan trọng thì sao chỉ có hai bài thôi? Tôi xin trả lời ngay: Khi nêu đích danh Tứ Niệm Xứ thì trong kinh chỉ có hai bài.
- Tứ Niệm Xứ được phân tích giải thích đầy đủ chỉ trong hai bài.
- Nhưng Tứ Niệm Xứ được nhắc tới và tinh thần Tứ Niệm Xứ được bàn bạc khắp nơi trong cả ba Tạng, Kinh, Luật và A Tỳ Đàm.
* Bất cứ chỗ nào Đức Thế Tôn nói về 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới, 4 đế, thì chỗ đó Đức Thế Tôn đang nói về pháp môn Tứ Niệm Xứ.
* Trong khi đó, chỗ này chúng tôi phải xin lỗi trước, tôi rất là ngạc nhiên và cũng là một sự chạnh lòng, là 95% người Việt Nam và người Tàu khi tìm đến Phật pháp thì rõ ràng do thiếu duyên nên họ cứ bị nhồi nhét tuyên truyền cái pháp môn Tịnh độ, niệm Lục tự Di đà, niệm kinh Bạch y thần chú Quan Thế Âm.
- Nếu các vị bỏ chút thời gian đọc kinh điển tìm trong toàn bộ Hán Tạng bài kinh nào nhắc tới tên gọi A Di Đà thì sẽ thấy là đã hiếm.
- Còn kinh nào nhắc tới pháp môn tập trung réo gọi một người nào đó để cầu giải thoát thì tôi dám khẳng định là ngoại trừ kinh Vô Lượng Thọ thì không có một chỗ nào trong ba tạng mà kêu gọi cái tinh thần tu tập bằng cái kiểu đó; nghĩa là réo gọi ai đó để cầu giải thoát.
- Tôi e rằng không có.
- Quý vị không tin chúng tôi thì có thể tìm hỏi những vị danh tăng bên Bắc tông coi có đúng vậy không, nói với họ là có ông bên Nam tông ổng nói vậy.
* Chúng tôi có xin lỗi trước vì chúng tôi không hề có ý bài xích nhưng xin bà con phật tử Việt Nam lưu ý giùm điểm đó.
- Nếu quả thật pháp môn Tịnh độ mà quan trọng như vậy, hữu ích, lợi lạc như vậy thì ít ra cái tinh thần của pháp môn đó phải được phổ biến bàn bạc khắp nơi trong kinh điển, chứ có đâu mà chỉ được nhắc đến trong một bài kinh nhỏ xíu cực kỳ ngắn ngủi và ngoài bài kinh đó ra thì khi tìm chỗ nào trong kinh điển mà nhắc lại cái tinh thần tu tập kiểu đó thì sẽ không thấy nữa.
* Kinh Tứ Niệm Xứ lại khác.
- Ngoài hai bài nêu đích danh và phân tích sâu rộng về Tứ Niệm Xứ thì chúng ta thấy tinh thần pháp môn Tứ Niệm Xứ được bàn bạc, phảng phất, lảng vảng, khắp nơi trong cả ba kinh tạng.
* Xin xác nhận thêm một chuyện nữa là bản thân chúng tôi, người đang hầu chuyện cùng quý vị, chúng tôi không phải là hành giả chuyên nghiệp, chứ đừng nói gì là thiền sư, cũng không phải là pháp sư tam tạng, đừng nói gì là thánh nhân.
- Có vị sẽ hỏi: Cái gì ông cũng nói không hết thì ông dựa vào cái gì, căn cứ trên cái gì để mà ông tin Phật? Thì tôi xin thưa bằng cái phàm phu của tôi, tôi tin Phật qua các điểm sau đây:
* VÔ THƯỜNG VÀ VÔ NGÃ : Phật dạy cái gì ở đời này đều là vô thường.
- Trong cái kém cỏi của mình, tôi thấy hình như đúng.
- Quý vị có thể nói với tôi là vàng ngọc kim cương quý hiếm là lâu bền, không bị oxy hóa gì gì, tôi không cần biết.
- Tôi chỉ biết rằng khoa học đã xác nhận là sẽ có một ngày cái trái đất này nó không còn nữa, sẽ có một ngày ngay cả mặt trời nó cũng sẽ không còn nữa, và trước mắt là sẽ có một ngày cái cục thịt mấy chục kilo này của tôi đây nó cũng sẽ không còn nữa.
-,Thì ba cái đó là đủ để mình tin Đức Phật nói đúng, cái gì cũng là vô thường.
- Và hễ nó vô thường là nó không thật sự của tôi.
- Tôi đâu muốn có mất mát, chia ly, hư hao, băng hoại.
- Tôi không thích những chuyện đó nhưng mà nó vẫn theo duyên mà nó chuyển ra, xảy ra và theo duyên nó mất.
- Từ chỗ tôi tin cái lý vô thường tôi tin cái lý vô ngã.
- Mọi chuyện theo duyên mà có, có rồi thì tùy duyên mà mất.
* NHÂN VÀ QUẢ : Phật dạy rằng mình phải chịu trách nhiệm những gì mình nói, mình làm, mình suy tư.
- Ở đây tôi nhắc lại tôi là một người phàm dốt nát, tôi nói thật, chứ không vì khiêm tốn.
- Cái biết của mình nó chẳng là cái gì trong trời đất này.
- Tôi đem cái khờ ngu của tôi để tôi hiểu lời Phật dạy về lý nhân quả.
- Nếu mình làm chuyện xấu, chuyện bậy, chuyện ác thì mình sẽ bị khổ, bị rắc rối.
- Còn khi mình làm chuyện lành, chuyện tốt, chuyện thiện thì chắc chắn là mình được vui, được an lạc.
- Bằng kiểm nghiệm bản thân, tôi thấy hình như đúng, tôi tin chuyện này.
- Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu.
* KHỔ VÀ THẤT NIỆM : Phật dạy rằng cái khổ của thế giới do Khổ Quả nhưng không đáng kể bằng Khổ Nhân.. Khổ Quả là thế này:
- Do quả bỏn xẻn mà tôi nghèo, do quả sát sanh mà tôi bệnh, do quả nói xấu người ta mà giờ tôi bị người ta chửi.. Đó là khổ quả.
- Nhưng còn cái khổ nhân là thế này.
- Khi một bậc thánh bị chửi, bị đói thì ngài không có khổ như người phàm.
- Khi người phàm bị đói, bị đánh, bị bịnh, bị chửi, nó thấy khổ, nó khổ nhiều hơn bậc thánh.
- Vì sao? Vì cái Nhân phiền não vẫn còn.
- Bị đánh, bị chửi, bị đói, bị bịnh, là cái Quả xấu, Quả khổ, tuy cũng thấy ớn thiệt, Đức Phật cũng gặp phải nạn này nạn kia, nhưng cái Quả khổ nó làm khổ ít hơn là cái Nhân.
- Vì chúng sanh mình còn phiền não cho nên mình đón nhận cái Quả khổ bằng cái Nhân phiền não.
- Đức Phật xác định là cái khổ ở đời là do phiền não.
- Và cái phiền não đến từ đâu? Cái tham, sân, si đến từ đâu? Quý vị có thể nói là do vô minh gì gì, nhưng ở đây tôi nói trong tinh thần Tứ Niệm Xứ, thì phiền não là do Thất Niệm.
- Trong một phút giây nào mà anh sống thất niệm là chắc chắn anh khổ.
- Quý vị dắt lại cho tôi hai người, thằng Tèo và thằng Tí.
- Thằng Tèo thì đẹp trai, mạnh khỏe, học giỏi, đào hoa, làm ăn may mắn suông sẻ, nhưng nó sống thất niệm.
- Còn thằng Tí chỉ có một sào đất, trồng trọt hoa màu kiếm sống lây lất nhưng nó có lối sống của Phật tử thứ thiệt, một hành giả Tứ Niệm Xứ thứ thiệt.
- Trong thâm tâm tôi thì tôi tin chắc là thằng Tí nó sống an lạc.
- Và sống thất niệm như thằng Tèo thì tôi dám khẳng định là nó sẽ không thể sống an lạc.
* Một người tin Phật, thờ Phật, tu Phật, học Phật, theo Phật bắt buộc phải biết ba điều trên đây.
- Khi mình tin và biết ba cái này, thì liếc mắt vô kinh Niệm Xứ là sẽ thấy mình nằm trong đó.
- Kinh Tứ Niệm Xứ là kinh xác nhận ba điểm này.
* Trên đời này không có cái gì để mình bám víu vào được, không có cái gì mình nhờ cậy được; bởi vì cái giống gì nó cũng vô thường hết.
- Nó có đó rồi nó bỏ nó đi.
- Ngay cả một vị thánh có tất cả những pháp thánh, thành tựu trí tuệ đức hạnh đủ thứ nhưng rồi một ngày cái danh cái sắc của ngài nó cũng bỏ lại hết mà đi.
- Đó là thánh nhân còn vậy thì nói chi là ba cái thứ tào lao của đám phàm phu.
- Ba cái thứ tiếng tăm, sức khỏe, quyền lực, quen biết quan hệ xã hội, tùm lum ...
Sẽ có một ngày nó bỏ đi hết sạch.
* Pháp môn Tứ Niệm Xứ chính là cái phao nổi để cái đám đang sắp chết đuối chúng ta bám vào đó mà sống.
* Quý vị là xuất gia hay tại gia, già hay trẻ, khỏe hay bịnh thì tôi không cần biết tôi chỉ nhắc quý vị câu này:
* Phúc thay cho kẻ nào có niềm tin, có trí tuệ để được sống chánh niệm.
* Bất hạnh thay cho kẻ không có đủ niềm tin và trí tuệ để phải sống thất niệm.
* Có nhiều người có lẽ vì thiếu phước hoặc là duyên đưa tới mà họ có thắc mắc thế này:
- Mình tu là phải nghĩ tưởng tới Phật, réo gọi Bồ Tát, thờ cúng cái gì đó linh thiêng, cao siêu.
- Chứ tu cái gì mà cứ quẩn quanh ba cái hơi thở ra vô, ra vô... Tu kiểu đó có gì đâu mà hay?
- Còn Chánh niệm thì là gì? Làm gì biết nấy, buồn vui tốt xấu hiểu rõ - thì cũng có gì là hay?
- Tu là phải tiếp xúc với cái gì nó cao siêu thiêng liêng chứ còn ba cái tu tập gì long móng lăn da, nghe thấy gớm rồi. Còn hơi thở của mình nó ra vô thây kệ nó, nó có cái gì mà mình phải dòm, phải quan sát nó? Mình tu là mình phải để cái đầu mình nó hướng đến cái gì cao siêu.
- Tôi xin thưa với bà con câu này mà tôi đã nhắc lại cả ngàn lần: "Đường vào rừng và đường ra khỏi rừng chỉ là một.
- Cái quan trọng là cái mặt của mình nó hướng về đâu, cái mắt của mình nó nhìn về đâu."
* Cho nên các vị cứ nói tu là réo gọi Phật, Bồ tát tùm lum thì tôi xin thưa: Những vị đó họ cao siêu lắm, đừng có đụng tới họ.
- Họ không có mắc mớ gì tới cái chuyện tu hành của mình.
- Vì người ta đã đạt được, đắc xong cái chuyện của người ta rồi.
- Cái chuyện mà Đức Phật là Toàn Giác, Chánh Đẳng Chánh Giác là chuyện của ngài.
- Người ta là ông vua còn mình là ăn mày, chẳng mắc mớ gì mình.
- Cái mắc mớ duy nhất tới mình là Ngài nói cái gì.
- Xin nhớ là Ngài đã thành Phật, Ngài niết bàn rồi.
- Cái chuyện Ngài thành thì mình được cái gì trong cái thành đó?
- Cái quan trọng nhất là Ngài dạy mình cái gì thì cái đó mới là quan trọng, cái đó mới là cái mắc mớ tới mình.
* Một thí dụ nữa là quý vị có là tỷ phú thì chuyện đó đối với tôi không quan trọng mà cái quan trọng là quý vị cho tôi được cái gì.
- Cái đó đối với tôi mới là quan trọng.
- Trên thế giới này có biết bao nhiêu tỷ phú mà mình trong đây có ăn chia được cái gì đâu?
- Chuyện người ta là tỷ phú là chuyện của người ta.
- Cái quan trọng là người ta cho mình được cái gì.
- Cho ở đây có thể có hai: Một là cho hiện kim hiện vật; Hai là cho kinh nghiệm, lời khuyên, gương sống, cách thức làm ăn để mình có ngày mình được giàu gần bằng họ.
- Thì cái thứ hai đó nó mới là quan trọng.
---
#toaikhanh #herenow
----
Trích bài giảng Kinh Đại Niệm Xứ
* Mọi bài viết trên trang này đều có thể chia sẻ không cần xin phép.
- Xin vui lòng giữ lại nguồn, không chỉnh sửa.
*️ Con xin cúng dường Đức Thế tôn, Pháp Bảo và Tăng Bảo bằng sự hành đạo.
- Con nguyện sự chia sẻ giáo pháp này là nhân duyên giúp cho chúng con và gia quyến thoát khỏi sự khổ thân, thoát khỏi sự khổ tâm, đoạn tận phiền não, tránh mọi cám dỗ, hướng đến giác ngộ giải thoát.
---------
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 3 I_icon13Tue 18 May 2021, 21:21

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 3 Fb_im117


NHỮNG CHỦ NỢ THỨ DỮ
---
Tại sao mình có cái gan mình đi shopping, vì mình biết mình đang ok.
- Nhưng mình không có cái gan để thấy rất nhiều chủ nợ rượt mà mình không biết.
Bạn biết chủ nợ đó là ai không? Tuổi già, cái bệnh, cái chết, sự sa đoạ.
- Và đó là những chủ nợ thứ dữ không đó.
- Trong hình hài một đứa bé nó đã tàng ẩn những cái đó mà mình không chịu biết.
Trong Kinh kể như thế này, nghe khiếp lắm.
- Có cái Anh, ảnh đang ngủ trong một căn nhà, ảnh nghe tiếng đập cửa.
- Ảnh liếc ra ảnh thấy đó là những kẻ thù lâu năm của ảnh đã tìm thấy nơi ảnh ẩn nấp, thế nên ảnh tung cửa ảnh chạy.
- Đang chạy như vậy ảnh mới lọt xuống một cái giếng cạn, ảnh sợ thì theo phản xạ ảnh chụp lấy cái gì đó, thì cái ảnh chụp được là cái rễ cây, vậy là ảnh đu tòn ten trên rễ cây, mà dưới giếng thì nguyên một bầy rắn, mà cái rễ cây thì có 2 con chuột trắng và đen đang cạp, nếu chúng cạp đứt thì ảnh rớt xuống với bầy rắn ở dưới, mà ảnh sợ quá leo trở lên thì kẻ thù đang ở trên.
- Lúc mà ảnh đang tiến thoái lưỡng nan, thập tử nhất sinh thì có một tổ ong nó bị vỡ, thì những giọt mật nhễu vào miệng ảnh, ảnh thấy ngọt thiệt.
- Đây là một câu chuyện ví dụ mà trong Kinh muốn nói đến:
Chúng ta bị cái già, cái bệnh, cái chết nó rượt đuổi.
- Và cái rễ cây đó là hơi thở, là mạng sống, 2 con chuột trắng và đen tượng trưng cho ngày và đêm nó đang gặm nhắm mạng sống của mình.
- Dưới chân là bầy rắn tượng trưng cho tứ đại ( thân ) đang trong tình trạng xáo trộn.
- Trên đầu mình là bao nhiêu thứ tai ương: già, bệnh, tai nạn…
-,Mật ngọt là những gì lâu lâu có một lần.
- Chỉ vì mấy giọt mật đó mà quên sạch bầy rắn dưới chân, quên 2 con chuột, quên lũ kẻ thù cầm mã tấu đang đợi mình ở trên.
----
* Trích bài Pháp: 24 Duyên Hệ
Sư Giác Nguyên thuyết ngày: 3.10.2019
LieuTam ghi chep.
---------
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Sponsored content




Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 3 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Diệp mã nhi phú - Nguyễn Phi Khanh
» Lý Thuyết Và Hành - Động Tuệ Khanh
» Tản Đà toàn tập
» Truyện Kiều - Nguyễn Du
» ĐÓN XUÂN (Hồng Khanh)
Trang 3 trong tổng số 9 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: mytutru-