Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Yesterday at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Wed 27 Mar 2024, 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Wed 27 Mar 2024, 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Wed 27 Mar 2024, 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 7 I_icon13Thu 06 Jan 2022, 09:07



Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 7 Fb_im332


PHÁP MÔN TU ĐÚNG
----
Bà Gotami, di mẫu của đức Phật, dì ruột của thái tử Tất Đạt.
- Khi bà xuất gia, chứng A La Hán, thì bà trở thành bậc Ni tổ,
- người đầu tiên sáng lập hệ thống tỳ-kheo-ni.
- Lần đó, bà đến gặp Phật: Bạch Thế Tôn,
- rồi đây sẽ có rất nhiều người thậm xưng hay mạo mạo nhận đây là lời Phật,
- người hậu tấn về sau biết dựa vào đâu xác minh đâu là lời dạy Thế Tôn,
- đâu không phải là lời Phật ?
* Đức Phật trả lời cho bà Gotami. Chúng ta biết rằng,
- chỉ dựa vào bài kinh Kalama và bài kinh Bác đoán Phật pháp,
- chúng ta hoàn toàn có thể hiểu rằng, nếu câu hỏi đó,
- được hỏi lại ở hoàn cảnh khác, với đối tượng khác
- thì chắc chắn rằng đức Thế Tôn sẽ có cách trả lời khác,
- nhưng nội dung vẫn là bài kinh Kalama.
* Có nghĩa là: Cái gì thiện thì theo, cái gì bất thiện thì bỏ.
- Nhưng thiện ở đây là cái gì? Bất thiện ở đây là cái gì?
- Thì, tùy chỗ mà Ngài nói rộng, nói sâu khác nhau. Nhớ nha.
- Tùy chỗ mà Ngài giải thích cái thiện và cái bất thiện rộng, sâu khác nhau,
* tùy căn cơ chúng sinh.
* Cho nên, ở đây, trước mắt chúng ta có bài kinh Bác đoán Phật pháp, có thể làm chuẩn mực chung
- để hiểu bài kinh Kalama một cách rộng rãi và dễ nuốt hơn.
- Chứ còn tiêu chuẩn thiện & bất thiện thì gọn quá.
\(|)/ Ở trong bài kinh Bác đoán Phật pháp,
- khi được bà Gotami hỏi như vậy, đức Thế Tôn, trả lời rộng rãi hơn.
* Ngài dạy :
1/ Pháp môn hành trì nào mà người thực hành lâu ngày thích sống một mình,
- không muốn gần gũi đám đông.
* Cái đó đúng là lời Phật.
2/ Pháp môn nào càng hành trì..
- người ta càng tinh tấn trong chuyện tu thiện, lánh ác.
- Phải nói rõ như vậy.
- Chứ tinh tấn ở đây không phải là bày ra đủ thứ chuyện để làm
- mà không liên quan gì đến giáo lý,
- đến chuyện tu hành thì cái đó không phải tinh tấn theo nghĩa ở đây.
- Nghĩa ở đây, có nghĩa là tinh tấn trong chuyện tránh ác hành thiện,
- trong trau dồi Tam học, hành trì 37 Bồ Đề phần
- (thất giác chi, Bát chánh đạo, ngũ căn,
- ngũ lực, tứ chánh cần, tứ như ý túc, tứ niệm xứ).
- Tinh tấn đó mới được kể ở đây.
- Ngài dạy, pháp môn nào càng đi theo càng tinh tấn,
- mà tinh tấn kiểu đó thì đó là lời Phật.
* Pháp môn nào mà càng theo càng xa rời lời Phật,
- càng xa rời lý tưởng tu hành giải thoát.
- Nói đến tu hành giải thoát người nó bải hoải,
- nó chán nản, nó ê ẩm, ngán ngẩm thì sai.
- Con đường nào mình càng theo càng trở nên tinh tấn,
- có hứng thú trong chuyện tu tập hơn đó là con đường đúng.
* Như vậy, chuyện đầu tiên, càng đi theo mà càng thích sống một mình hơn,
- không thích đàn đúm, tụ tập.
- Thay vì “tu tập” thêm dấu nặng thành “tụ tập”. Nhớ nha.
- Mùa covid là mua tu tập không phải mùa tụ tập.
- Nhiều khi thêm dấu chấm là nó tan hoang cuộc đời hết.
- Ở đây là chỗ tu tập không phải chỗ tụ tập.
* Cho nên, đó là 2 tiêu chuẩn.
* Tiêu chuẩn tiếp theo.
3/ Càng tu càng trở nên dễ nuôi.
- Dễ nuôi không phải dễ duôi nha.
- Dễ nuôi có nghĩa là, hoàn cảnh nào,
- điều kiện vật chất ra sao cũng sống được.
* Dễ nuôi không gói gọn trong chuyện ăn mặc đâu,
- mà nó còn ghê hơn nữa: Ăn, mặc, ở, điều kiện sinh hoạt, thì sao cũng được,
- coi nó là chuyện phụ, chuyện nhỏ thôi.
- Miễn sao có đủ sức khỏe, miễn sao đời sống tinh thần mình không bị đời sống vật chất ảnh hưởng nghiêm trọng.
* Thí dụ, nắng nóng quá, chỗ đó lạnh quá, chỗ đó ồn quá, hôi hám quá,
- chỗ đó ô nhiễm quá, khói bụi nhiều quá,…
- thì cái đó mình phải tránh.
- Chứ còn ăn, mặc, ở sao cũng được. Phải nói vậy.
* Chứ còn, nên nhớ.
- Cái đơn giản ở đây là phải đơn giản trong cái an toàn & An lạc.
* 2 chữ “An” nha: An toàn & an lạc.
- Chứ không phải đơn giản là thách thức với mọi nguy cơ ..
- có thể phương hại đến sức khỏe và đến đời sống tâm lý
- thì cái đó là liều mạng chứ không phải dễ nuôi.
- Cái đó là liều mạng, cái đó là ngu xuẩn.
- Mà ở đây là đơn giản, đạm bạc nhưng trong điều kiện An lạc & An toàn.
* Nhớ cái đó.
Nhớ 2 chữ An này nha. Xăm lên người. Đó là dễ nuôi.
Càng tu nhu cầu vật chất càng trở nên đơn giản hơn,
- đạm bạc, nâu sòng nhưng trong tiêu chí an lạc & an toàn.
4/ Pháp môn nào càng tu tập mình càng hướng đến xuất ly chứ không quay lại sanh tử.
* Có nghĩa là, càng tu càng muốn buông thôi.
Trích bài giảng Sư Toại Khanh
---------
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 7 I_icon13Thu 06 Jan 2022, 18:28


Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 7 Fb_im333


Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 7 Fb_im334


🙏TRÍ TUỆ Hiểu Theo Ý Nghĩa Phật Pháp 🙏
---
Trí Tuệ hiểu theo ý nghĩa Phật pháp có nghĩa là:
- người có khả năng kiểm soát được thiện ác của mình.
- Trí tụê gồm có 5 :
1)kammassakatapanna : Trí trong lý nhân quả hay là nghiệp lý
2)jhanapanna : Trí có được do tu tập thiền định
3)Vipassanapana : Trí của người tu tập Tuệ Quán
4)Maggapanna: Trí trong thánh đạo là trí của bốn tầng thánh .
5)Phalapanna : Trí trong thánh quả .

1️) kammassakatapanna :Trí Tuệ trong lý nhân quả hay là nghiệp lý.
- Có nghĩa là người tu học biết rằng trên đời này không có hành động nào là vô nghiệm,
- vô nghiệm trong toán có nghĩa là không có kết quả.
- Có một hành giả đến hỏi thiền sư: What is the Karma ? ( Nghiệp báo là gì ) ?
- Bà trả lời : Notthing is notthing. (Không có gì trên đời này là Vô Nghiệm ).
* Đó là nghiệp báo trong đạo Phật.
- Trên đời này không có gì là vô nghiệm.
- Một chiếc lá rụng xuống,
- người mà không có suy nghĩ thì thấy chiếc lá chỉ là chiếc lá rụng.
- Nhưng mà nếu nói theo kinh Phật nhân nào mà khiến cho chiếc lá rụng,
- chiếc lá từ đâu mà có, rồi hôm nay vì nhân nào mà nó rụng.
- Chỉ riêng về chiếc lá..
- bản thân nó là quả mà bản thân nó là nhân của bao nhiêu thứ.
- Nó là quả của bao nhiêu thứ điều kiện
- và nó là nhân của bao nhiêu thứ kết quả.
- Thiện, ác, buồn, vui từng khoảnh khắc
- trong lòng của mỗi người chúng ta nó là quả của bao nhiêu thứ nhân
- và nó là nhân của bao nhiêu thứ quả.
- Thiện đời này là nhân vui cho đời sau,
- ác đời này là nhân khổ đời sau,
- vui đời này là quả của lành đời trước,
- khổ đời này là quả của ác đời trước.
- Cứ như vậy mỗi người đều có một nghiệp riêng,
- không ai có thể vì ghét thương,
- cưu mang chở che hay là sang đoạt phần của người khác được.
- Không có thể vì ghét mà sang đoạt cái thiện căn của người,
- mà không phải vì thương mà mình cứu được cái quả ác của họ.
2️) Jhanapanna : Trí Tụê có được do tu tập thiền định (Thiền Chỉ )
* Khi ta sống đam mê trong năm dục ..
- thì cái gì ta biết được cũng toàn là suy diễn, hình dung,
- lý luận tưởng tượng và liên tưởng.
- Khi ta chán dục đắc thiền, thì cái biết của ta là:
- cái biết thực nghiệm của một người có thiên nhãn, thiên nhĩ,
- có tha tâm thông có túc mạng thông và có sanh tử thông.
- Thì cái biết đó coi như là cái biết trực quan, đó là cái biết tin được.
- Có một điều trí thực nghiệm ấy vẫn là:
- trên cái gọi là Biến Kế Sở Chấp và Thế Trí Biện Thông.
- Cái biết mà do thiền định đem lại vẫn nằm trong cái Thế Trí Biện Thông
- và Biến Kế Sở Chấp, có nghĩa là cái biết của Tục Đế Chế Định.
- Còn ai trong room này không có học A-Tỳ-Đàm
- thì tôi bèn cắn răng vì lợi ích của kẻ ấy
- mà tôi phải giải thích thêm một chút thế nào là Biến Kế Sở Chấp.
- Biến Kế Sở Chấp là cái biết còn dựa vào hồi ức,
- kiến thức và kinh nghiệm vay mượn từ người này sang người kia.
- Thí dụ như tại sao mình gọi đây là chiếc xe mà không gọi đây là chiếc xuồng,
- tại sao mình gọi nó là hình vuông
- mà không gọi nó là tròn, tam giác, lục giác ...v...v,
- tại sao mình nói nó là chua mà không phải bùi ngọt đắng mặn ..v...v.
- Tại sao mình nói nó bằng thủy tinh mà không phải bằng đất sét, si măng .
- Thì đó là cái biết dựa trên Biến Kế sở Chấp.
- Nó cũng là cái biết của Thế Trí Biện Thông.
- Cái biết đó cũng là do kiến thức, lý luận,
- do trao truyền từ đời này sang đời này sang đời khác,
- từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ người này sang người khác.
- Cái biết vay mượn chứ không phải cái biết trực quan tự có.
- Cho nên trong trường hợp đó thì gọi là cái biết của người hưởng dục,
- cái biết do hình dung lý luận tưởng tượng hồi ức kinh nghiệm mà có.
- Còn cái biết của người đắc thiền chỉ,
- đắc thần thông là cái biết thực nghiệm. Đúng,
- Nhưng mà khổ thay cái thực nghiệm ấy lại cũng là:
- cái biết trên Thế Trí Biện Thông và Biến Kế sở Chấp .
3️) Vipassanapana : Trí Tụê của người tu tập Tuệ Quán .
* Cái biết này đang từng bước tháo gở sự ám ảnh
- của Biến Kế Sở Chấp và Thế Trí Biện Thông.
- Mới vào tu tập Tụê Quán thì ta chánh niệm như sau :
- Đang đi biết là đang đi, ngồi biết là đang ngồi.
- Đi và ngồi lại cũng là Biến Kế Sở Chấp vẫn là Tục Đế.
- Thở ra biết là thở ra, thở vào biết là thở vào
- cũng là cái biết của Biến Kế sở Chấp, cái biết Tục Đế.
- Tuy nhiên theo năm tháng chánh niệm
- và trí tuệ mạnh dần sẽ có một ngày
- hành giả lìa bỏ được cái Tướng Chế Định để hành giả chỉ còn thấy ở đây chỉ có Danh và Sắc mà thôi.
- Sắc đang được danh tác động, sắc đang được danh ghi nhận.
- Ở đây chỉ có danh pháp ghi nhận danh sắc,
- ở đây không có ai tu tập, không có ai ghi nhận, không có ai chứng đắc,
- không có ai phiền não mà chỉ có các pháp tồn tại.
- Chỉ có danh và sắc, chỉ có thiện-ác, thọ khổ, thọ lạc, thọ xả mà thôi.
- Cái biết này là cái biết Tuệ Quán .
- Nhưng ba-la-mật chưa đủ thì anh chỉ quẫn quanh tới đây thôi.
- Tức là anh đã có cái nhìn biết từ xưa đến giờ
- khi chưa có tu Quán thì mình chỉ là đứa bé chơi nhà chồi thích nắn đất sét,
- bây giờ mình tu Tuệ Quán rồi
- đã trưởng thành không thích trò chơi trẻ con nữa.
- Mình đã 18 tuổi có những cái thích khác.
* Đó là Trí Tuệ Quán.
4️) Maggapanna : Trí trong thánh đạo là trí của bốn tầng thánh .
Trí Tu-Đà-Hườn, Tư-Đà-Hàm, A-Na-Hàm, A-La-Hán.
5️) Phalapanna : Trí trong thánh quả .
- Khi duyên ba-la-mật chín mùi
- thì trí Tuệ Quán không còn là trí nhận thức của một người trên 18 tuổi nữa
- mà nó thành ra là cái biết của người hiểu chuyện,
- hiểu chuyện khác mà 18 tuổi khác.
- Đó là trí trong thánh đạo.
- Vị này trước đây thấy đây là thiện ác vui buồn khổ lạc xả.
- Nhưng vô tới trí thánh đạo thì vị đó không thèm dòm cái thiện ác, buồn vui nữa mà vị đó nhìn thấy rằng:
- trong toàn bộ cuộc sống này vị đó nhìn cái gì thì vị ấy biết rõ đây là Tập Đế,
- ngoài cái thích ra tất cả đều là Khổ Đế.
- Đắc đạo là thấy như vậy đó.
- Vì mọi thứ đều là Khổ Đế nên Tập Đế chỉ là niềm đam mê trong Khổ Đế,
- muốn hết Khổ Đế thì phải chấm dứt Tập Đế,
- và hành trình nhận thức ấy chính là Đạo Đế.
- Khi hành trình ấy đạt đến chín mùi,
- rốt ráo cái mình chứng Đạo đó chính là Diệt Đế. 🙏
Sư Giác Nguyên
(Chép lại bài giảng của Sư)
---------

.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 7 I_icon13Fri 07 Jan 2022, 21:33


Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 7 Fb_im337


CÂU CHUYỆN NÀY ẨN Ý NÓI VỀ
LÚC CẬN TỬ "VÔ THƯỜNG"



MỘT CUỘC TÌNH ĐẸP HƠN DƯƠNG QUÍ PHI
VÀ ĐƯỜNG MINH HOÀNG NHIỀU TRIỆU LẦN THƯA QUÍ VỊ.
---
Tiếp theo là kinh 49 về hoàng hậu Mallika của vua Pasenadi .
* Bà Mallika là một người con gái dân dã,
- nhờ bà cúng dường hoa nhài cho Đức Phật nên được thiện nghiệp trổ sinh,
- vua gặp bà thương ngay và rước về cung làm chánh hậu.
- Bà thương quí kính Đức Phật còn hơn là cha ruột của mình.
- Bà chính là tác giả tổng công trình sư cho một cuộc bố thí asadisadana
- tức là vô song thí, một cuộc cúng dường hoành tráng
- quy mô bậc nhất trong đời Đức Phật.
- Chuyện dài lắm tôi chỉ kể vắn tắt.
* Có lần đó vua mời Phật về cung cúng dường,
- dân chúng họ thấy nói với nhau:
- vua giàu chỉ có một nguồn tài chánh,
- và những thứ vua có đều hạn chế,
- làm sao bì với thiên hạ muôn phương,
- bây giờ bà con mình góp gió làm bão lấy ít làm nhiều.
- Họ bèn tổ chức một buổi cúng dường Phật và chư tăng trên đời chỉ có một.
- Vua thấy như vậy bèn nghĩ mình là vua không thể thua được,
- cứ như vậy dân và vua  đấu qua lại.
- Ngày cuối cùng đến phiên vua tổ chức,
- chuyện làm thiện có tâm thiện là đúng rồi,
- nhưng cộng với một chút tự ái kiêu gạo của một đấng quân vương,
- vua cứ trằn trọc ưu tư không biết đám dân đen này không ngờ chơi bạo quá,
- mình làm bằng họ đã là nhục rồi mà làm thua còn nhục hơn nữa.
- Lúc đó hoàng hậu hỏi vua chuyện gì mà bệ hạ ăn không ngon ngủ không yên,
- vua kể cho bà nghe và bà nói để bà lo.
* Bà gọi mọi người chăm sóc voi ngựa trong cung vô hỏi
- có bao nhiêu con voi trong cung.
- Trước mắt trừ ra mấy con bị điều ra biên ải,
- thì hiện giờ được 500 con voi,
- sau đó họ báo trong 500 con nhưng bây giờ chỉ còn 499 con,
- còn con kia bị bệnh không dùng được,
- bây giờ muốn dùng thì phải dùng voi chiến,
- voi quân sự, mà voi này nó rất hung hăng.
- Bà nói không sao để con voi đó đứng sau ngài Vô Não.
(Trong kinh nói sức mạnh của ngài Vô Não tương đương với 7 con voi
- và thần thái của ngài luôn khiến loài thú ở gần kiêng nễ.)
* Hôm sau là lễ trai tăng..
- người dân thì không thể có lượng voi khẩn cấp như vậy
- là vì họ cũng không nghĩ ra,
- cuối cùng buổi trai tăng của vua cũng được hoành tráng.
- Mỗi một con voi là cầm lọng hầu một vị thánh,
- voi trắng của vua thì ôm lộng che đi theo hầu Đức Phật.
- Bà Mallika góp ý cho vua nhiều chuyện quan trọng lắm
- cho nên khi bà mất thình lình vua buồn lắm,
- vua đang hầu Phật có người báo.
* Trong đời vua Pasenadi cứ có chuyện quan trọng thì rất ngẫu nhiên
- ông đều được báo tin trong lúc đang hầu Phật,
- vì trung bình mỗi ngày vua đến gặp Phật 5 lần còn hơn với cha ruột của mình.
- Thí dụ như lần này bà Mallika chết vua cũng nghe đang lúc hầu Phật,
- lần thứ hai vua được báo tin
- hoàng hậu sanh công chúa không phải sanh trai, vua buồn và Phật an ủi chí lý.
Phật nói : “ Tại sao phải coi nhẹ phụ nữ,
- khi tất cả những vĩ nhân trên thế giới này đều do phụ nữ sanh ra,
- chưa có một vĩ nhân nào mà do đàn ông sanh ra .
Đó là một câu an ủi mà tôi cho rằng không thể hay hơn.
- Có thể nói đây là một bản tuyên ngôn đầu tiên về nữ quyền sắt thép
- nhiều thuyết phục nhất trong lịch sử nhân loại toàn thế giới.
- Lần thứ ba khi vua vào hầu Phật năm vua 80 tuổi, bằng tuổi với Phật,
- vua đang nghe pháp có người đến báo tin hình như sắp có chính biến
- tức biến động chính trị, đảo chánh soán ngôi,
- cho nên vua lạy Phật rồi tức tốc trở về đến cổng thành
- thì nghe tin vị vua mới đã lên ngôi, đêm ấy thân già mòn mỏi,
- tuỳ tùng trốn sạch, vua băng hà bên ngoài thành,
- chết như một kẻ không nhà và bên cạnh một cung tầng duy nhất,
- chết rồi vua sanh về Đâu Suất Thiên.
- Chỗ này tôi cố ý kể cho các vị nghe về vợ chồng vua
- không phải tào lao, bởi vì không có dịp nào tôi kể.
- Để cho bà con thấy rằng một vị vua quyền lực bậc nhất Ấn Độ thời đó
- mà cuối cùng kết thúc cuộc đời quạnh hiu như vậy.
- Sư phụ của vua là Thế Tôn bậc A La Hán Chánh Đẳng Chánh Giác
- Vô Thượng Điều Ngự Thiên Nhơn Sư Phật Thế Tôn.
- Vua cả đời hầu Phật lạy Phật, năm vua 40 tuổi thì Thế Tôn cũng 40 tuổi,
- và kể từ đó vua đối với Thế Tôn còn hơn con đối với cha,
- vua cất một cung kế bên chùa
- và mỗi ngày đều đến hầu Phật trung bình là 5 lần.
- Và vua là một vị Chánh Đẳng Chánh Giác
- trong tương lai gần mình nhất.
- Có nghĩa là ai không đắc trong đời này
- thì nguyện gặp 10 vị Phật sắp tới,
- trong 10 vị đó có vua Pasenadi trong đây.
- Quí vị thấy quyền lực như vậy là do tiền nghiệp nào đó
- cuối đời vua đã kết thúc cuộc đời quạnh hiu và phủ phàng mai mỉa.
- Cũng may là vua có công đức vô lượng
- cho nên khi vua mất rồi về thẳng lên Đâu Suất Thiên.
* Bây giờ chúng ta trở lại chuyện bà Mallika,
- bà là một Phật tử tràn trề tín tâm cả đời bà chỉ có công đức và công đức.
- Bà chỉ có một lỗi duy nhất là có một lần đó ở trong nhà tắm,
- bà đang đứng lom khom thì có con chó cưng của bà nó là dạng chó to,
- mình gọi là chó chăn cừu, nó chồm tới và nó làm ẩu,
- thay vì bà đuổi nó thì bà im lặng chấp nhận chuyện con chó làm ẩu.
- Khi đó vua ở trên nhìn thấy kỳ quá,
- và vua không tin vào mắt mình,
- lát sau vua hỏi bà tại sao khanh có thể hèn hạ như vậy.
- Bà nghĩ rất nhanh còn chối được thì cứ chối, chối cho trắng án mới thôi.
- Bà nói từ vị trí bệ hạ đứng, cộng với điều kiện ánh sáng,
- cộng với khoảng cách không thích hợp khiến cho vua đã thấy như vậy,
- chứ không thể có chuyện đó được .
- Vua là người đơn giản và quá thương quá tin hoàng hậu,
- cho nên chuyện đó coi như thông qua.
- Nhưng cuối đời lúc cận tử hoàng hậu chẳng may bao nhiêu đức lành
- phước báu đã làm với Tam bảo bà không nhớ mà lại nhớ chuyện mình đã gạt vua,
- cho nên bà đã ra đi trong nỗi niềm ray rứt ấy,
- và niềm ray rứt ấy đã trở thành nghiệp cận tử của bà.
- Bà đi thẳng xuống địa ngục, nhưng vì phước bà nhiều quá ..
( bây giờ mình trở lại kinh cũ ).
* Phật dạy có người một ác nghiệp của họ..
- giống như nắm muối bỏ vào chén nước,
- còn có người chỉ giống như nắm muối liệng xuống sông.
- Bà Mallika này cũng vậy, bà bị sanh xuống địa ngục 7 ngày của nhân loại,
- khoảng một hoặc hai giây dưới địa ngục.
- Trong khi có nhiều người sanh xuống dưới địa ngục  ở cả nhiều ngàn năm.
- Bà con đừng nghe như vậy rồi coi thường,
- cứ nghĩ là bà làm tội lỗi như vậy ..
- mà bà đi địa ngục có mấy ngày thì mình cũng vậy, nghĩ vậy là không phải.
Mà mình phải coi bà Mallika này phước bà nhiều cỡ nào.
- Trong khoảng thời gian 7 ngày đó vua thương nhớ bà lắm,
- vua hỏi Phật thương bà quá bây giờ vua muốn biết bà đi đâu về đâu,
- bà tu nhiều quá, bà tin Phật hầu Phật kính Phật.
- Phật biết rằng nếu nói cho vua biết bà đang ở địa ngục vua sẽ chịu không nỗi,
- và Phật biết rằng sau 7 ngày bà sẽ ok.
- Phật dùng tâm lực của Ngài,
- Ngài Chú nguyện vua hãy quên chuyện đó.
* Và nên nhớ không phải trường hợp nào Phật cũng có thể làm chuyện này.
- Người kia phải làm sao,
- phước duyên như thế nào thì Ngài mới dùng tới khả năng này,
- Ngài hướng cho vua vào chuyện khác suốt 7 ngày như vậy.
- Và đến ngày thứ bảy,
- Phật biết chính xác là bà Mallika
- đã từ địa ngục đi thẳng về Đâu Suất không ghé nhân gian.
- Và khi vua hỏi Phật một lần nữa
- thì Phật cho vua biết hoàng hậu đã về Đâu Suất, vua mừng lắm,
- vua tin chắc là hễ bà ok là được,
- bởi vì sớm muộn gì cũng sẽ được đoàn tụ với bà.
- Vua học đạo cả đời,
- vua tin là chuyện gặp lại bà không khó miễn là bà về cõi lành.
* Chuyện của bà Mallika là như vậy.
- Trong chánh tạng thì mình chỉ thấy có một đoạn này thôi.
- Chỉ nói đơn giản là vua bị báo tin buồn.
- Và Đức Phật an ủi vua ..
- không ai trên đời này tránh được sanh già bệnh chết,
- có rồi phải mất và mọi sự phải kết thúc,
- vua nghe như vậy và cũng giảm được đau buồn phần nào.
- Cộng với một điều mà tôi cho là vô cùng quan trọng,
- đó là nhiều khi cũng bài kinh đó,
- nhưng mình nghe vị sư giảng hoặc người khác tụng đọc
- không bằng ông vua này gặp trực tiếp Thế Tôn,
- một ngùời ngoài mấy chục tướng tốt của Ngài ra,
- Ngài còn có từ trường lan tỏa vạn dặm.
- Trong kinh nói:
không có cái gì có thể cưỡng lại sức mạnh từ tâm của một vị
- Chánh Đẳng Chánh Giác ngoại trừ ra ác nghiệp,
- còn một người không có ác nghiệp,
- không có lòng oan trái với chư Phật,
- khi nhìn chư Phật, nghe tiếng nói của chư Phật,
- thì một con voi điên nó to như là cái núi
- đang lừng lững lao tới với tốc độ của một đoàn tàu hỏa,
- vậy mà khi nó chạm phải từ trường bi mẫn của Thế Tôn
- lập tức con voi nó khuỵ chân gục xuống,
- chỉ biết lấy cái vòi hút bụi dưới chân Ngài.
* Các vị không tin nhưng tôi tin,
- vì bằng chứng là tôi đã từng gặp nhiều người chỉ cần nhìn ánh mắt,
- nghe tiếng nói, tôi đã nghĩ trong bụng làm sao có thể giận được người này,
- mà đó là người tào lao.
- Đó là họ không phải là Phật,
- mà lúc đó họ xài tâm tham chứ không phải tâm từ
- mà họ còn cảm hoá được tôi,
- nói chi là lòng đại bi của một vị Vô Thượng
- Điều Ngự Chánh Đẳng Chánh Giác.
- Cho nên khi Phật trấn an phủ dụ vua như vậy thì vua được an ổn rất nhiều,
- và nhờ vậy vua chịu trận được 7 hôm,
- và tới ngày thứ bảy khi biết rằng bà hoàng hậu rất mực dấu yêu của mình,
- nay đã đang an vị trên một tầng trời sung sướng
- vui vẻ thì vua bội phần an tâm đẹp dạ.
- Bởi vì vua vững tin rằng trong một ngày không xa lắm
- hai người sẽ được đoàn tựu
- theo một lời nguyện của một đêm thất tình,
- trên trời làm chim liền cánh và dưới đất làm cây liền cành,
- một cuộc tình đẹp hơn Dương Quí Phi
- và Đường Minh Hoàng nhiều triệu lần thưa quí vị...
Sư Giác Nguyên
(chép lại bài giảng của Sư ngày 19-9-2018)
(IX) (49) Người Kosala 9.
Kosalasuttaṃ Hoàng Hậu Mallika
---------



Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 7 I_icon13Thu 10 Feb 2022, 19:17




Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 7 Fb_im374



THƯƠNG AI, HÃY GIÚP HỌ AN TRÚ VÀO TAM BẢO
---
Kẻ sát sanh nhiều đời thì khi sinh ra sẽ bị yếu đuối, yểu thọ, khi cơ thể yếu đuối thì sẽ có những cách suy nghĩ kỳ cục, luôn nhút nhát, sợ hãi bất an.
Người nghèo quá, thiếu phước bố thí thì khi sanh ra lúc nào cũng sợ mất mát, hao mòn, tốn kém.
Kẻ không có lòng tôn kính thì sẽ sinh ra trong một dòng họ thấp kém, bị người ta chèn ép, hiếp đáp, thế là lúc nào cái lòng cũng hèn, sống bằng tâm nô lệ.
Vì vậy phải làm công đức để được có mặt trong điều kiện tốt, môi trường tốt, chỉ trong môi trường tốt thì mình mới có cơ hội bỏ đi những tật xấu.
Nếu không tu tập thì sẽ bị đẩy vào cảnh thấp và sẽ lại phát sanh thói xấu, cái khổ nuôi cái xấu, cái xấu nuôi cái khổ, một lúc nào đó may mắn hãn hữu vô cùng mới gặp được bốn điều này:
1. Hiền cận.
2. Trú xứ thích hợp.
3. Biết lắng nghe.
4. Biết thực hành.
Có đủ bốn điều này thì mới ngoi lên được. Tuy nhiên, thiện luôn ít hơn ác, cho nên khả năng bị đọa lớn vô cùng, đã đọa thì càng khó gặp được bốn điều này.
Trong dòng sinh tử luân hồi, khi nào may mắn mình được bốn pháp như bánh xe đưa ta về cõi thiện (cakkadhamma) gồm:
1. Hiền cận.
2. Trú xứ thích hợp
3. Biết lắng nghe.
4. Biết thực hành.
Có bốn điều này mới có cơ hội đi lên, nếu không, gặp toàn những bạn bè nói cho mình những chuyện làm cho mình tham, sân, si.
Trong đau khổ sầu bi, người ta ai cũng quýnh quáng tìm lối thoát. Tìm bằng cách nào? Đó là trở lại vòng tròn vô minh duyên hành, hoặc sống ác, hoặc sống thiện. Nếu sống thiện thì về cõi trên, hết tuổi thọ lại đọa xuống.
Khi anh không có một nỗ lực gì thì tự nhiên sẽ trở về đơn vị gốc.
Khi trở về cõi Dục thì chỉ tìm chốn đoạn trường mà đi, biền biệt sơn khê không có lối về. Trong Tăng Chi Bộ kinh, Pháp Một Chi, Đức Phật dạy:
Nếu có thương ai, cha mẹ, vợ chồng, bè bạn, thân quyến, láng giềng, muốn đem lại lợi lạc cho người đó thì khuyên họ sống an trú trong niềm tin Tam Bảo. Vì sao vậy?
Vì rằng giống như đại dương có lượng nước khổng lồ, ta không thể cân đo đong đếm; công đức có được từ niềm tin đúng đắn với Tam bảo sẽ đem lại lợi lạc vô lượng cho đương sự. Vì vậy thương ai thì giúp cho người ta an trú vào chánh kiến và chánh tín.
Trích bài giảng Sư Giác Nguyên
Nguồn : Diệu Trí
---------

Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 7 I_icon13Fri 18 Feb 2022, 20:50



Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 7 Fb_im379



VÍ DỤ CỤT CHÂN.
---
Thánh nhân La Hán gồm có nhiều hạng.
Có vị là chỉ chấm dứt phiền não thôi, không còn tham sân si, không còn sanh tử nữa, hết dầu hết củi thì lửa tắt chỉ vậy thôi, hết phiền não.
* Gọi là Thuần Quán La Hán.
* Trường hợp hai gọi là Tam Minh La Hán.
- Nghĩa là cái vị này bên cạnh việc chấm dứt tất cả phiền não, thì vị này có được 2 khả năng đó là nhớ được cái nhân sanh tử và quả sanh tử.
* Nhớ được cái quả sanh tử thì được là Túc Mạng Minh.
- Trong khi hạng A La Hán đầu tiên thì không nhớ được cái này, chỉ biết thôi, chỉ biết là chúng sanh ở đời làm ác thì bị khổ làm lành thì được vui và không còn thiện ác thì không còn tái sinh, hết ác hết thiện thì không còn khổ vui, nghĩa là chấm dứt sinh tử.
- Nhưng mà cái hạng thứ 2 thì không chỉ biết thôi mà còn nhớ nữa, nhớ được cái nhân sanh tử, cái quả sanh tử.
- Nhớ được cái quả sanh tử là sao?
- Là nhớ được kiếp trước của mình, của người khác, mình từng làm vua ở đâu, tuổi thọ, mặt mũi bao nhiêu chi tiết lớn bé trong đời sống, kiếp nào làm chó làm heo, kiếp nào đi địa ngục, kiếp nào làm ruồi muỗi nhớ hết.
- Dĩ nhiên, trong một cái giới hạn nào đó thôi.
- Có vị thì nhớ trăm ngàn kiếp, có vị thì nhớ hai trăm ngàn, ba trăm ngàn, có vị nhớ vài ngàn kiếp, có vị nhớ nhiều đại kiếp, có vị nhớ được cả a tăng kỳ nữa.
- Đó là do tu nhiều tu ít.
- Nhưng cái chuyện đầu tiên là nhớ được cái quả luân hồi.
- Còn nhớ được cái nhân sinh tử có nghĩa là nhớ được là ồ kiếp đó mình nhớ cái phước gì đó mà mình mới sanh làm ông vua, kiếp kia mình vì cái nghiệp gì đó mà mình làm con chó con heo, rồi trong khi làm chó làm heo thì thấy có kiếp con heo đó sống hết tuổi, con heo mới vừa chớm chớm heo sữa là bị giết, còn có con phải đủ tạ mới bị giết, rồi bị giết kiểu gì, giết ở đâu trong bối cảnh như thế nào, nhớ hết, nhớ tại sao, nhớ mình tạo nghiệp gì.
- Thì trường hợp đó được gọi là nhớ cái nhân sanh tử.
* Nhớ được cái quả sanh tử được gọi là Túc Mạng Minh,
* nhớ được cái nhân sanh tử được gọi là Sanh Tử Minh, sau khi thấy nhớ được hai cái đó thì cộng với cái trí La Hán.
- Trí La Hán gọi là cái trí chấm dứt phiền não lậu hoặc,
- cái trí đó được gọi là Lậu Tận Minh.
* Hạng La Hán đầu tiên Thuần Quán La Hán chỉ có được cái Lậu Tận Minh thôi, nhưng mà La Hán Tam Minh thì thêm hai Minh nữa là Sanh Tử Minh (nhớ nhân sanh tử) và Túc Mạng Minh (nhớ quả sanh tử).
* Hạng La Hán thứ 3 là Lục Thông La Hán, vị này bên cạnh chuyện chấm dứt phiền não, bên cạnh chuyện nhớ được nhân sanh tử và quả sanh tử thì vị này còn có khả năng đặc biệt khác...
* Ví dụ như: vị đó có thể có khả năng biến hóa nhiều thứ gọi là Biến Hóa Thông, vị đó muốn có nhà, muốn hiện ra một con đường, muốn một cái hồ nước, muốn biến hiện ra con trâu con cọp gì cũng được, đi mây về gió, cái đó gọi là:
- Biến Hóa Thông.
* Thông thứ 2 là Tha Tâm Thông. Vị này có thể hiểu được tâm của người khác dầu ở xa hay là ở gần thì vị đó chỉ cần nghĩ đến ai là biết được cái tâm của người đó.
* Thiên Nhãn Thông là cái khả năng có thể thấy được những xa, những cái nhỏ nhất những cái xa nhất mà mắt thường không có thấy gọi là:
-Thiên Nhãn Thông.
Thiên Nhĩ Thông là nghe được tất cả mọi tần số âm thanh dù xa dù gần mà người thường nghe không được, tất cả mọi tần số âm thanh thấp nhất cỡ nào, cao nhất cỡ nào, xa cỡ nào người đó cũng nghe được.
* Biến Hóa Thông, Tha Tâm Thông, Thiên Nhãn Thông, Thiên Nhĩ Thông ...
- Đó là những khả năng của một vị chứng Lục Thông La Hán.
- Nhưng tại sao chứng La Hán rồi mà lại có vị kiểu này vị kiểu khác? Là do cái kiểu tu...
- Kiểu tu là sao?
* Ví dụ như hôm nay mình cũng có cái tâm cầu giải thoát, cái tâm chán sợ sanh tử nhưng mà cái kiểu tu chỉ chuyên tu Tứ Niệm Xứ thôi, không có lo cái gì khác.
- Thì mai mốt chỉ chứng Thuần Quán La Hán, chỉ hết phiền não rồi thôi, không thêm bớt gì hết.
- Còn nếu bây giờ mà mình có quan tâm các chuyện khác như là trau dồi kiến thức giáo lý, rồi tu tập thêm Samatha thiền chỉ, tu mấy cái đề mục như là đất nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, hư không, ánh sáng rồi cộng với lời nguyện nữa.
- Nguyện là đời sau tôi sẽ đắc đạo với quả vị lục thông.
- Nhớ cái đó! Phải có lời nguyện nữa.
- Chứ còn không là như mình thấy: Có nhiều người bây giờ chỉ có tu Tứ Niệm Xứ mà không màn giáo lý.
- Cái ngữ "không màn giáo lý" này mới là lớn chuyện.
- Không màn giáo lý tức là chỉ học có chút ít đủ để tu thôi.
- Rồi cũng không có thiết gì chuyện bố thí phục vụ.
- Chê luôn việc làm từ thiện.
- Chê là mấy cái đó mất thời gian. Thì cũng đúng.
- Theo cách nói rốt ráo của người cầu đạo giải thoát thì nó đúng là mất thời gian thiệt.
- Nhưng mà bên cạnh nó có một sự thật mà mình phải đồng ý.
* Tôi ví dụ có hai người bắt đầu chuyến đi dã ngoại cắm trại.
- Người thứ nhất chủ trương là gọn nhẹ.
- Có thể nói là lúc sửa soạn hành lý thì cái anh gọn nhẹ là thấy sướng rồi, còn anh kia ảnh cụ bị lụm thụm, luộm thuộm, mình thấy mình mệt.
- Nhưng mà trong lúc va chạm thực tế thì mình thấy có những cái khác.
- Như anh đơn giản thì lúc chuẩn bị ảnh chuẩn bị nhanh đã đành, mà lúc đang đi bộ, đang đi leo núi thì cái anh mà hành lý ít thì ảnh đi cũng nhanh, sướng thân, không có nặng.
- Nhưng mà tới nơi, tới chỗ hạ trại căng lều thì coi chừng ảnh bị thiếu tùm lum.
- Còn anh kia thì giữa rừng ảnh có cái máy pha cà phê, có lò ga, bếp cồn, có đồ ăn khô; giữa rừng mà sáng sớm ảnh có thể nướng bánh mì ăn với mứt trái cây; giữa rừng mà ảnh có trà nóng, cà phê loại xịn ảnh uống.
- Còn cái anh đơn giản thì đúng lúc sửa soạn thì khỏe lắm, lúc đi cũng khỏe lắm.
- Nhưng mà lúc trụ lại tới nơi rồi thì khi đó mình mới thấy hai anh khác nhau.
- Quí vị hỏi kiểu nào tốt thì tôi đâu có nói được.
- Bởi vì tùy lựa chọn của mình thôi.
* Hạng thứ 4 là hạng Vô Ngại Giải La Hán.
- Vị này khi đắc La Hán rồi có được 4 khả năng trí tuệ đặc biệt các vị khác không có được.
- Một trong 4 khả năng đó là Pháp Vô Ngại Giải.
* Pháp Vô Ngại Giải có hai: Một là nhìn đâu cũng thấy Phật Pháp, nhìn cái gì cũng nói pháp được hết.
- Thấy cái lá nó rụng xuống thì người đó có thể nói một ngàn pháp thoại liên hệ tới chiếc lá.
- Thấy một người đang cười đang khóc thì người đó có thể nói một ngàn pháp thoại liên quan đến tiếng cười tiếng khóc.
- Nhìn đâu cũng thấy Pháp hết, bất cứ cái gì người đó cũng phân tích theo pháp được hết.
* Hai là nhìn nhân mà thấy quả, nhìn cái này biết từ đâu nó ra.
- Chỗ này nhiều vị La Hán thấy nhanh, có vị chậm, có vị thì ... zero.
- Vị "zero" này diệt trừ phiền não rồi, và trong đời sống thì vị này nhìn chuyện gì thì biết nó từ đâu nó ra hoặc là biết cái này sẽ dẫn tới cái gì, nhưng vị đó chỉ biết một cách rất là căn bản:
- "Làm ác thì bị khổ, làm thiện thì được sướng, hết ác hết thiện thì không còn sướng khổ, hết chỗ đầu thai, chấm dứt sanh tử." ...
- Chỉ hiểu như vậy thôi.
- Chỉ cầu đạo giải thoát và chỉ hiểu bấy nhiêu đó; gom lại 3-4 dòng là xong.
* Nhưng vị La Hán Vô Ngại Giải lại khác.
- Vị này gặp bất cứ chuyện gì thì chỉ cần nhìn nhân biết quả, nhìn quả biết nhân, giải quyết vấn đề rất nhanh.
- Có những vị A La Hán có những khả năng đặc biệt là cái vấn đề khó cỡ nào, khó giải thích cỡ nào vị ấy cũng mau chóng tìm ra ví dụ tuyệt vời để cho người ta hiểu.
- Điển hình là các ngài Kumara Kassapa, ngài Katyayana, ngài Sāriputta.
- Những vị này có khả năng đặc biệt.
- Ngài Kassapa là vô địch về việc tìm ví dụ rất nhanh.
- Cái chuyện mà lựa ví dụ để giải thích cho người ta là không phải dễ đâu quí vị.
- Có những ví dụ 10 điểm, có những ví dụ chỉ 3 điểm - 4 điểm thôi.
- Cái ví dụ mà càng sát sao, khít khao vấn đề thì nó mới khó chứ còn ví dụ mà nó gượng gượng thì không khó mấy.
* Tôi nhớ có một vị pháp sư có tiếng đã cho ví dụ mà nó hơi khập khiễng.
- Có người hỏi: Mình tu hành để sanh về cõi thiên đàng hay là cõi tây phương cực lạc thì có chỗ mô tả rất kỹ.
- Ví dụ như cực lạc của Phật giáo Bắc truyền họ mô tả kỹ lắm.
- Thiên đàng của Hồi giáo người ta cũng tả kỹ lắm.
- Trên thiên đàng của thánh Ala thì có thảm cỏ xanh, mây trắng, nắng vàng.
- Rồi mỗi một người đàn ông trên đó có 47 cô tiên nữ.
- Trên đó có những dòng sông toàn là rượu thôi, uống đã luôn, uống chỉ đủ say say lân lân thôi, chứ không xỉn mù mịt khói lửa như dưới đây.
- Cả đời chỉ sung sướng hàng vô số năm không có chết mà đời đời lúc nào cũng có 47 người con gái đẹp lộng lẫy hầu hạ.
- Rồi thiên đàng của Cơ-đốc cũng một bầy chim, hươu nai, rồi mây trắng nắng vàng, các thiên thần áo trắng, rồi bồ câu v.v...
- Rồi cõi cực lạc của Phật giáo Bắc truyền, trong kinh A Di Đà Vô Lượng Thọ giải thích thấy đã lắm.
- Nhưng riêng cái Niết Bàn của Nam Truyền thì tả rằng giống như ngọn đèn tắt, không còn sanh tử nữa.
- Thì cái Niết Bàn trong kinh điển Pali rất là mơ hồ.
- Vậy làm sao mình tưởng tượng hình dung ra Niết Bàn là cái gì? Rồi làm sao mình biết vị A La Hán an lạc cỡ nào để mà mình hướng tới tu hành?
* Thì cái vị giảng sư này cho ví dụ thế này:
- Có nhiều khi mình không cần chạm tới cái đó mình cũng biết, mình cũng có thể hình dung ra được.
- Ví dụ như bà con chưa bị cụt chân nhưng bà con có thể hình dung ra cụt chân nó khổ cỡ nào! Mình nghe cái ví dụ, đọc cái ví dụ đó, tuy mình biết vị đó muốn nói cái gì, nhưng mà cho cái ví dụ đó nó hơi kỳ kỳ.
- Tức là vị đó nói là: Không có cần phải đắc A La Hán, mình chỉ cần hình dung là không còn phiền não, biết chắc là mình không còn sa đọa nữa, không còn luân hồi nữa, cảm giác chỉ nghĩ bấy nhiêu thôi mình đã hình dung ra cái sướng của nó rồi.
- Không còn thích, không còn ghét, không còn sợ, không còn giận là sướng rồi.
- Dầu mình chưa có đắc A La Hán nhưng mà mình có thể hình dung được.
* Nhưng mà cho ví dụ như vậy rất là gượng.
Nguồn: trang toaikhanh.com
---------


😊😊😊💖🙏💖😊😊😊
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 7 I_icon13Fri 18 Mar 2022, 07:58



TAM HỌC
(Vô thường. Khổ. Vô ngã)
---
Muốn hết khổ thì phải hiểu khổ, khi hiểu được khổ rồi thì không còn tiếp tục thích thú trong nó nữa.
    Đời sống của người không tu tập là những ngày tháng trốn khổ tìm vui trong KHỔ và sự hành trì TAM HỌC chính là hành trình chán sợ khổ.
    Mà khi đã chán sợ rồi thì không còn tha thiết đầu tư. Không có Tập Đế thì làm gì có Khổ Đế, và con đường dẫn đến sự lìa bỏ Tập Đế chính là Đạo Đế.
    Để quan sát được 3 đặc tính VÔ THƯỜNG - KHỔ - VÔ NGÃ của vạn vật bên ngoài, thì trước hết hành giả phải quan sát thân tâm chính mình từ những cảm giác buồn vui, thiện ác, thương thích, ghét sợ.... qua từng phút giây sống trong từng hoạt động lớn nhỏ như: đi, đứng, nằm, ngồi, co, duỗi, cầm, buông, nhúc nhích, xê dịch và rốt ráo nhất là qua từng hơi thở ra vào.
    Bản chất đặc tính VÔ THƯỜNG luôn có sẵn ở đó, ta cứ nhìn thì sẽ thấy. Không chịu nhìn thì làm sao thấy và cứ đời này sang kiếp khác sống trong ảo tưởng, trong niềm hy vọng về sự bền vững, trường cửu mà thực ra không bao giờ có thật ở đời.
    Với nhận thức về sự VÔ THƯỜNG của vạn hữu, lợi ích đầu tiên là hành giả sẽ bỏ dần những nghi hoặc cùng những bận tâm về cái gọi là TÔI, CỦA TÔI, THIÊN HẠ, CỦA THIÊN HẠ qua thái độ sống trong sáng và lành mạnh, không trốn chạy cũng không tìm kiếm bất cứ thứ gì ở đời.
    Làm được như vậy thì dầu chưa là Thánh thì phàm phu nào chắc chắn cũng được sống an lạc hiện tiền.
    Có an lạc thì mới có định, có định thì tuệ càng thêm vững mạnh. Tuệ càng mạnh thì sự an lạc càng lớn... Cứ như vậy, định hỗ trợ cho tuệ và ngược lại. Đó chính là hành trình Chỉ Quán song tu.
    Khi thấy được sự hiện hữu của mình chỉ diễn ra trong từng phút giây sanh diệt của DANH SẮC là cả một sự mệt mỏi và tẻ nhạt thì người ta mới có ý hướng thiết tha nhắm đến sự giải thoát.
    Thánh trí không thể xuất hiện ở một người còn đang mơ hồ về bản chất của sự hiện hữu. Có biết rõ mình là gì và đang ra sao thì người ta mới có thể chán sợ và ly tham, rồi từ đó chứng thánh.
----
Sư Giác Nguyên (giảng)
---------
(/) Nhóm ghi chép: ÁNH SÁNG ĐẠO VÀ ĐỜI.
Nguyện cho tất cả chúng sanh luôn tràn đầy tình thương, không oan trái lẫn nhau, thoát khổ thân tâm, luôn được nhiều an lành.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 7 I_icon13Fri 18 Mar 2022, 19:54


Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 7 Fb_im406

TÔN KÍNH ĐẠO SƯ
----
Tôn kính Đạo Sư không phải là đi kiếm một bức hình Phật hay một pho tượng Phật về quì lạy sì sụp thâu đêm suốt sáng, mà tôn kính là phải hiểu lời Phật.
Học Phật nhiều thì mới hiểu Phật được nhiều. Có hiểu được thì mới có hành được. Có hành được thì mình mới thành tựu được cái mà Ngài đã muốn chúng ta thành tựu.
Và cái niềm tin của chúng ta đối với Đức Phật cũng có ba cấp.
* Một là thông qua trí văn, thông qua những gì chúng ta đọc, chúng ta nghe.
* Hai là thông qua những gì chúng ta gặm nhấm, suy tư, thấm thía, tiêu hóa với riêng mình.
* Ba là thông qua cái kinh nghiệm thực chứng tu trì. Cái kinh nghiệm ở đây không phải chỉ riêng người đắc, mà ngay lúc còn phàm anh phải học giáo lý, phải có giáo lý căn bản cái đã.
Bây giờ quý vị học giáo lý, chỉ học suông thôi, quý vị tin Phật ở một mức độ (level) nào đó. Rồi sau đó ngày dài tháng rộng quý vị suy tư, thấm thía, tiêu hóa trên những cái mình học, lúc bấy giờ mình hiểu về Ngài khác một chút.
Và cuối cùng quý vị phải hành trì, nói cụ thể là sống chánh niệm, thông qua đời sống chánh niệm quý vị ngộ ra nhiều điều mà quý vị không có ngờ được.
Ví dụ như hồi đó giờ mình nói vô ngã vô thường như con két vậy đó. Không có ai thấm thía vô ngã, vô thường bằng cái người sống chánh niệm hết. Hồi đó giờ mình nói nhân quả báo ứng, nhân thiện thì cho hỷ lạc, nhân ác thì cho khổ ưu v.v... cũng chỉ là con két nói.
Chỉ có hành giả Tứ Niệm Xứ sống chánh niệm mới hiểu được tại sao nhân thiện cho quả hỷ lạc, nhân ác cho quả khổ ưu.
Người tu chánh niệm mới hiểu cái đó, mới có dịp thấy cái đó. Vì sao? Vì cái nhân ác -- nếu mình không học giáo lý -- mình phải đợi khi nào nó trổ cái quả nặng nề mình mới hiểu.
Mà cũng chưa chắc nữa, khi mình bị khổ có chắc gì mình chịu nhớ rằng cái ác này nó từ cái nhân nào mà ra, làm sao mà mình nghĩ ra được cái đó.
Trong khi đó người tu Tứ Niệm Xứ lại khác, ngay trong lúc tâm tham có mặt là họ đã thấy họ đang khổ vì tâm tham, trong lúc tâm sân đang có mặt là họ đã thấy rõ ràng họ đang khổ vì tâm sân. Khi cái lòng sợ hãi, ghen tị, bỏn xẻn, tiếc nuối, ray rứt có mặt thì hành giả Tứ Niệm Xứ bằng chánh niệm của mình, thấy rất rõ từng thứ phiền não này xuất hiện rõ ràng nó làm mình khổ.
Lúc đó hành giả mới thấy bất thiện là nhân khổ.
Chứ còn chỉ học giáo lý qua chữ nghĩa từ chương thì mấy cái đó mình không có hiểu. Anh phải học giáo lý, anh phải suy tư và anh phải hành trì, lúc bấy giờ anh hiểu về Phật khác đi nhiều lắm. Tôn kính đạo sư là như vậy đó.
Và trong cái đêm cuối sắp niết-bàn, Đức Phật đã dạy cho ngài Ānanda và chư tăng cách tốt nhất, cao quí nhất, ý nghĩa nhất, linh thiêng nhất để cúng dường Ngài đó là hành trì lời dạy của Ngài:
“Này Ananada, các cây Sala song thọ tự nhiên trổ hoa trái mùa tràn đầy cành lá, những đóa hoa này rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường.
Những thiên hoa Mandàrava từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Bột trời chiên đàn từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường.
Nhạc trời trên hư không trổi dậy để cúng dường Như Lai. Thiên ca trên hư không vang lên để cúng dường Như Lai.
Nhưng, này Ananda, như vậy không phải kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường hay lễ kính Như Lai.
Này Ananda, nếu có Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp, hành trì đúng Chánh pháp, thời người ấy kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai với sự cúng dường tối thượng.” (Kinh Đại Bát Niết Bàn)
Ngày xưa khi đọc cái này tôi nghĩ chắc tại vì Ngài là Phật thì Ngài nói như vậy thôi, Ngài muốn cho mình tu chớ Ngài đâu có thích mình bái lạy Ngài. Mình có lạy Ngài thì Ngài có biết đâu, Ngài tịch rồi.
Dầu Ngài còn tại thế, mình lạy Ngài hay cả rừng người quì lạy Ngài, Ngài có được cái gì đâu. Nhưng mà không, hiểu như vậy nông cạn lắm. Càng lớn tôi mới thấy, nếu thiệt dốc lòng kính Phật, thì trên đời này không có người nào kính Phật hơn người hành lời Phật hết.
Anh học bằng trời đi nữa, nếu anh không có sống chánh niệm, anh không có sống trí tuệ, anh không có sống thiền định thì cái lòng kính Phật của anh không thể nào rốt ráo được.
Bởi vì chỉ có sống chánh niệm mới hiểu được giá trị của lời Phật sâu sắc, thực tế đến mức nào. Tôn kính đạo sư là như vậy đó.
Bài Giảng Của Sư Giác Nguyên
---------
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 7 I_icon13Fri 18 Mar 2022, 21:16



Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 7 Fb_im407


TAM GIỚI BAO GỒM 31 CÕI VÀ ĐƯỢC PHÂN LOẠI NHƯ SAU:
----
𝐀. 𝐂õ𝐢 𝐕ô 𝐒ắ𝐜 𝐆𝐢ớ𝐢 (𝐀𝐫ū𝐩ā𝐯𝐚𝐜𝐚𝐫𝐚)
31. Cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng (Nevasaññānāsaññāyatanabhūmi)
30. Cõi Vô Sở Hữu (Ākiñcaññāyatanabhūmi)
29. Cõi Thức Vô Biên (Viññānañcāyatanabhūmi)
28. Cõi Hư Không Vô Biên (Ākāsānañcāyatanabhūmi)

𝐁. 𝐒ắ𝐜 𝐆𝐢ớ𝐢 (𝐑ū𝐩ā𝐯ā𝐜𝐚𝐫𝐚-𝐛𝐡ū𝐦𝐢)

𝑩4. 𝑪õ𝒊 𝑻ứ 𝑻𝒉𝒊ề𝒏 (𝑪𝒂𝒕𝒖𝒕𝒕𝒉𝒂𝒋𝒋𝒉ā𝒏𝒂)
* 𝑵ă𝒎 𝒄õ𝒊 𝑻ị𝒏𝒉 𝑪ư (𝑫à𝒏𝒉 𝒄𝒉𝒐 𝒃ậ𝒄 𝑩ấ𝒕-𝑳𝒂𝒊 𝒗à 𝑨-𝒍𝒂-𝒉á𝒏)
27. Cõi Sắc Cứu Cánh (Akaniṭṭhā)
26. Cõi Thiện Kiến (Sudassī)
25. Cõi Thiện Hiện (Sudassā)
24. Cõi Vô Nhiệt (Atappā)
23. Cõi Vô Phiền (Avihā)
22. Vô Tưởng Thiên (Asaññīsatta)
21. Quảng Qủa Thiên (Vehapphalā)

𝑩3. 𝑪õ𝒊 𝑻𝒂𝒎 𝑻𝒉𝒊ề𝒏 (𝑻𝒂𝒕𝒊𝒚𝒂𝒋𝒋𝒉ā𝒏𝒂)
20. Biến Tịnh Thiên (Subhākiṇā)
19. Vô Lượng Tịnh Thiên (Appamāṇasubhā)
18. Thiểu Tịnh Thiên (Parittasubhā)

𝑩2. 𝑪õ𝒊 𝑵𝒉ị 𝑻𝒉𝒊ề𝒏 (𝑫𝒖𝒕𝒊𝒚𝒂𝒋𝒋𝒉ā𝒏𝒂)
17. Quang Âm Thiên (Ābhassarā)
16. Vô lượng Quang thiên (Appamāṇābhā)
15. Thiểu Quang Thiên (Parittābhā)

𝑩1. 𝑪õ𝒊 𝑺ơ 𝑻𝒉𝒊ề𝒏 (𝑷𝒂𝒕𝒉𝒂𝒎𝒂𝒋𝒋𝒉ā𝒏𝒂)
14. Đại Phạm Thiên (Mahābrahmā)
13. Phạm Phụ Thiên (Brahmapurohitā)
12. Phạm Chúng Thiên (Brahmapārisajjā)

𝐂. 𝐃ụ𝐜 𝐆𝐢ớ𝐢 (𝐊ā𝐦𝐚𝐬𝐮𝐠𝐚𝐭𝐢-𝐛𝐡ū𝐦𝐢)
* 𝑪õ𝒊 𝑫ụ𝒄 𝑻𝒉𝒊ê𝒏 (𝑺𝒖𝒈𝒂𝒕𝒊)
11. Tha Hóa Tự Tại (Paranimmitavasavattī)
10. Hóa Lạc Thiên (Nimmānarati)
09. Đâu Suất (Tusitā)
08. Dạ Ma (Yāmā)
07. Đao Lợi (Tāvatimsā)
06. Tứ Thiên Vương (Cātummahārājikā)

𝟎𝟓. 𝑪õ𝒊 𝑵𝒉â𝒏 𝑳𝒐ạ𝒊 (𝑴𝒂𝒏𝒖𝒔𝒔ā) 𝒄ó 𝒃ố𝒏 𝒄𝒉â𝒖:
a- Bắc Cưu Lưu Châu (Uttarakuru)
b- Tây Ngưu Xa Châu (Aparagoyāna)
c- Đông Thắng Thân Châu (Pubbavideha)
d- Nam Thiệm Bộ Châu (Jambudīpa)
04. A-tu-la (Asurakāya)
03. Ngạ Qủy (Petavisaya)
02. Bàng sanh (Tiracchānayoni)

𝟎𝟏. Đị𝒂 𝒏𝒈ụ𝒄 (𝑵𝒊𝒓𝒂𝒚𝒂) 𝒈ồ𝒎 𝒄ó 𝒕á𝒎 𝒏ơ𝒊 𝒑𝒉ổ 𝒃𝒊ế𝒏:
a- Đẳng Hoạt (Saṃjīva)
b- Hắc Thằng (Kālasūtra)
c- Chúng Hiệp (Saṃghāta)
d- Hào Khiếu (Raurava)
e- Đại Khiếu (Maharaurava)
f- Viêm Nhiệt (Tapana)
g- Đại Nhiệt (Pratāpana)
h- Vô Gián (Avīci)

(Bài viết và thiết kế chỉ mang tính trích dẫn, để tìm hiểu thêm xin quí vị tìm đọc sách «Triết học A Tỳ Đàm của Phật giáo truyền thống. Quyển 1 ».
Dịch Giả: Tỳ Kheo Giác Nguyên.)

Địa chỉ thỉnh sách:

https://www.facebook.com/101026961462296/posts/501065994791722/?d=n
---------
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 7 I_icon13Sat 26 Mar 2022, 10:39



Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 7 Fb_im412



“GẶP ĐƯỢC NHƯ LAI, ĐƯỢC XUẤT GIA, CÓ ĐƯỢC NHỮNG THỨ MÀ NGƯỜI TA PHẢI MẤT HÀNG TỈ TỈ ĐẠI KIẾP MỚI CÓ ĐƯỢC.”
----
Thời Đức Phật, có một vị Tỳ Kheo đi bát, gặp một cô Phật tử giàu và đẹp cô này gặp là cổ thương liền, cô để bát và có dặn một câu : “Đi tu như vầy tội nghiệp quá, bữa nào nắng gió mưa sương, ngài thấy mệt trong người ghé nhà con cúng dường khỏi đi theo mấy sư kia.”.
Ngài tu đàng hoàng, ngài cũng ôm bát đi, bữa đó ngài thấy mệt, nắng quá ngài ghé vô cô mừng lắm chuẩn bị thức ăn đầy đủ, cô nói: “Ngài nhìn, cái nhà này không thiếu thứ gì, bao nhiêu tiện nghi không thiếu, chỉ thiếu đàn ông thôi. Ngài về suy nghĩ lại, chỉ cần ngài có mặt ở đây.”
Ngài về bỏ ăn, huynh đệ theo hỏi :
- Sư bệnh hả ?
Ngài trả lời :
- Không, không biết tại sao trong bụng không có yên, không biết có nên tu nữa hay không.
Cuối cùng ngài nói thiệt :
- Tôi thương người ta
(các vị kia biết thân thế của ngài là công tử đi tu)
Chư Tăng đem chuyện đó trình lên Đức Phật (chuyện gì đến tai Đức Phật cũng phải xong) Đức Phật nói :
- Hãy gọi ông lên đây
Ngài lên và quỳ lại Phật, Phật hỏi :
- Chuyện đó có hay không, đi bát rồi thương người ta ?
Ngài trả lời :
- Dạ phải
Rồi Đức Phật kể một câu chuyện xưa : Thưở xưa, có một cậu thanh niên đó đi học ở xứ xa, học giỏi, tánh tình ngoan hiền, trung thực lương thiện, thầy thương lắm. Cho nên khi khi học thành tài, thầy mới truyền nghề và đem đứa con gái gả cho.
Trên đường hai vợ chồng trẻ đi về xứ, đi ngang qua một quãng đường vắng thì bị đám đông chặn lại cướp. Anh chồng trẻ giỏi võ lắm, ảnh đánh, thì cuối cùng chỉ còn ảnh với tên đầu đảng. Ảnh mới nói với vợ : “Em đưa anh con dao”.
Nhưng mà xui là từ khi cô vợ gặp tên cướp, cổ thương, thay vì đưa con dao cho chồng thì cổ lại đưa cho tên cướp. Thì biết chuyện gì xảy ra rồi, ông chồng chết.”
Đức Phật Ngài kể câu chuyện và dạy rằng : “Ngươi có biết rằng, người chồng xấu số đó là ai không ? Đó chính là ngươi, còn người đàn bà phụ bạc chính là cô gái rủ hoàn tục.
Kiếp xưa cổ đã vì một người khác giết chết ngươi một đời, hôm nay ngươi gặp được Như Lai, xuất gia, ngươi đang có những thứ mà người ta phải mất hàng tỉ tỉ đại kiếp mới có.
Ngươi được làm nam nhân, được gặp Phật, gặp chánh pháp, được hiểu đạo xuất gia, vậy mà chỉ vì một bóng sắc như vậy mà ngươi lại định bỏ, vậy là hôm nay cổ định giết ngươi lần thứ hai.”. Đức Phật nói xong thì vị này đắc Tu-Đà-Hườn.
Bởi vậy rất nhiều lần trong kinh nói, khi mà mình thiết tha yêu một người nào đó, mình chỉ nhớ trong kinh Phật dạy thì mình không còn thiết tha nữa.
Sư Toại Khanh
(Chép lại bài giảng của Sư)
---------


Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 7 I_icon13Wed 30 Mar 2022, 20:53


Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 7 Fb_im414


HỒI HƯỚNG RẤT QUAN TRỌNG
---
Hồi hướng quan trọng lắm, hồi hướng là tấm lòng của người hành thiện đối với vô lượng chúng sanh khác.
Ta biết rằng ta có trong tay một món ăn thì ta phải sẵn lòng chia sẻ cho người khác; đó là vật thí, tài thí.
Nhưng ta biết rằng ta đang có một công đức lớn và có vô lượng chúng sanh đang hướng về ta để cầu công đức, họ muốn lắm nhưng mà không có điều kiện để làm, họ đang chầu chực để chờ mình nhắc tới họ đó.
Khi nghĩ tới họ, mình phát đại bi tâm, bèn hồi hướng đến vô lượng chúng sanh không phân biệt biên giới, thì công đức đó chẳng thể nghĩ bàn.
- Vì sao? Vì có biết bao nhiêu người trong chúng ta khi sống làm nghiệp này nghiệp nọ, nghiệp nặng thì đi địa ngục, bàng sanh súc sanh, còn không thì sanh làm A-tu-la, ngạ quỷ rất là tội nghiệp.
Ngạ quỷ có 2 trường hợp:
- Loại 1 là không thể nhận được phước hồi hướng, dù có hồi hướng cỡ nào đi nữa cũng phải sống cho hết cái tuổi thọ để trả nghiệp.
- Loại 2, paradattupajīvī, là loại ngạ quỷ có thể nhận được đồ cúng hoặc phước hồi hướng.
Khi chết mà bị lọt vô đây thì khát nước lắm.
- Quí vị có ai từng khát lè lưỡi, đói xanh mặt chưa.
- Trong khi có những kẻ hàng ngàn năm, hàng triệu năm, lang thang khắp đầu đường ghềnh cuối bể, cứ thấy nước là nhào tới, thế là nước khô queo.
- Khô queo với riêng mình ngạ quỷ thôi, còn trong mắt người khác thì dòng nước vẫn cuồn cuộn, lăn tăn bình thường.
- Khô queo hoặc thành lửa cháy rần rần giống như con suối dầu lửa, còn không nó thành nguyên một dòng suối máu, suối mủ với nước vàng tanh tưởi, dòng nước cống đen ngòm tanh rình, làm sao mà uống được.
- Vậy mà suốt hàng ngàn năm như vậy.
- Cho nên chỉ cần nghe ở đâu mà động dao động thớt có mùi nhang khói tụng niệm, hồi hướng là mừng lắm, liền nhào tới.
Vậy mà người ta đâu có biết, người ta chỉ hồi hướng cho thân nhân, cho gia đình của họ mà thôi.
- Cho nên nhớ tốt nhất là hồi hướng đến vô lượng chúng sanh.
- Vì 2 lẽ: chúng sanh nào cũng đáng thương và khó mà tìm ra được một chúng sanh nào chưa từng là thân quyến của mình.
- Tất thảy trong đời này đều nằm trong 2 hạng người sau đây: Người dễ thương (người thiện, người hạnh phúc) và người đáng thương (người ác, người khổ), chứ không có ai để mình ghét hết.
- Trong vô lượng vũ trụ, thánh hiền, nam nữ, đực, cái, trống, mái đều nằm trong 2 hạng người này.
- Đây là lý do tại sao chúng ta phải hồi hướng.
- Hôm nay chúng ta đối với người khác ra sao, thì mai này, đời sau kiếp khác cũng có kẻ hành động như vậy với ta.
- Hễ ta lăn đùng ra chết là có người đè ra hồi hướng.
- Có lúc nhận được, có lúc không nhận được nhưng mà có còn hơn không.
- Nhớ nghen, chứ đừng lúc nào cũng ba tôi, má tôi mà quên vô lượng chúng sanh khác.
- Có bị khát nước vài giờ đồng mới thấy thương cho mấy con ngạ quỷ.
----
Bài Giảng Của Sư Toại Khanh
(chép lại bài giảng của Sư).
---------


Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Sponsored content




Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 7 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Diệp mã nhi phú - Nguyễn Phi Khanh
» ĐÓN XUÂN (Hồng Khanh)
» Tiếng Thơ
» Lý Thuyết Và Hành - Động Tuệ Khanh
» Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính
Trang 7 trong tổng số 9 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: mytutru-