Bài viết mới | Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:33
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Yesterday at 15:58
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Yesterday at 15:43
Tranh thơ Tú_Yên by Tú_Yên tv Yesterday at 15:35
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 04:50
TRANG THƠ JENNY HO by phambachieu Mon 02 Dec 2024, 16:29
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Mon 02 Dec 2024, 14:56
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Mon 02 Dec 2024, 01:40
Lịch Âm Dương by mytutru Sun 01 Dec 2024, 05:24
Đường luật by Tinh Hoa Sat 30 Nov 2024, 05:22
7 chữ by Tinh Hoa Fri 29 Nov 2024, 19:04
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Ai Hoa Thu 28 Nov 2024, 13:05
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by Ai Hoa Thu 28 Nov 2024, 09:35
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Ai Hoa Thu 28 Nov 2024, 09:32
Lục bát by Tinh Hoa Mon 25 Nov 2024, 16:48
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
mytutru
Tổng số bài gửi : 11372 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Thu 19 Aug 2021, 07:33 | |
| CHỮ TỔN ĐỨC VÀ MẤT PHƯỚC PHẢI HIỂU CHO ĐÚNG VỚI PHẬT PHÁP. --- Có những chữ sau đây : Chữ Tổn Đức và chữ Mất Phước, đây là hai chữ mà tôi xin chịu trách nhiệm trước bàn dân thiên hạ, trước tất cả các bậc tôn túc trưởng lão và đương nhiên bài giảng này có được ghi âm, không biết trong room này có vị tôn túc nào nghe hay không, nếu có Giác Nguyên này xin đê đầu chịu trách nhiệm. Rất mong toàn thể Phật tử hãy hiểu chữ Tổn Đức và chữ Mất Phước một cách đàng hoàng. *Tổn Đức Tổn đức ở đây mình không thể hiểu cái nghĩa là tôi đã có phước đức rồi, sau đó tôi làm chuyện gì đó không đúng rồi tôi bị mất phước thì không đúng, chữ tổn đức hiểu theo ngoài đời là như vậy, nhưng trong Phật pháp đặc biệt là theo tinh thần của giáo lý A-tỳ-đàm thì chữ tổn đức nghĩa như vậy là không đúng. Phước nào mình đã làm mà bây giờ nếu mình tạo những tội ngũ nghịch như giết cha, mẹ v..v, thì phước đó vẫn còn chứ không tổn. Trong kinh Mi Tiên nói rất rõ : Ông Đề Bà Đạt Đa trước khi ông ra tay hại Phật chia rẽ tăng, ông tu hành rất đàng hoàng, công đức đó vẫn nguyên vẹn không mẻ một gram nào hết, và trong kinh ghi rất rõ : Đức Thế Tôn thấy, biết ông Đề Bà Đạt Đa vô tu ,thế nào cũng sẽ phạm đại tội, và đồng thời Ngài cũng biết luôn những gì ổng gieo cho Ngài đều là do nghiệp xấu của Ngài và Ngài tránh không được, và Đức Phật biết rằng trước khi ông có tâm ác như thế ông đã có thời gian tôn kính Ngài, học tu theo Ngài và đó chính là một sức đẩy rất tốt cho đạo nghiệp Độc Giác của Đề Bà Đạt Đa sau này. Ông làm tội thì có, nhưng chuyện ông huân tu đức lành phước báo thì vẫn có, cho nên Đức Phật vẫn để cho ông đi xuất gia. Cho nên không hề có chuyện tổn đức mà hiểu theo nghĩa xưa giờ mình hiểu, có nghĩa là mình làm phước nhiều rồi sau này mình làm chuyện gì không đúng thì phước bị mất thì chuyện này không có, chuyện nào ra chuyện đó. Nhưng nó có trường hợp này : Lẽ ra với phước đó mình được những chuyện tốt, nhưng vì do mình tạo nhiều ác nghiệp cho nên nó lấn, tức là cái nào nó mạnh thì nó sẽ cho quả trước. Thí dụ như ngày mai tôi sẽ lên ngôi làm vua, nhưng do hôm nay tôi đã làm tội nghiệp quá nặng với Tam Bảo cho nên tôi bị chết. Chuyện ngày mai tôi làm vua phải dời qua kiếp khác, nhưng nếu dời quá lâu, quá nhiều lần thì nó trở thành vô hiệu nghiệm, tức phước làm vua nó không còn nữa. Ở đây không phải là do vấn đề tổn mà ở đây là do mỗi nghiệp nó có thời hạn để trả quả, nhưng nếu bắt nó chờ lâu quá thì nó sẽ không còn hiệu nghiệm nữa. Nghĩa của chữ vô hiệu nghiệm nó nhiều lắm quí vị chứ không phải như mình hiểu. Cho nên tổn đức ở đây phải hiểu như vậy, phước tội nó đề huề ,sở dĩ nó tổn là vì khi mình làm việc phước nó có một ký, mà mình làm việc tội tới 8 ký thì nó chen lấn trổ quả, nó chen đến mức ông kia mất thời hạn thì coi như là vô hiệu chứ không có tổn. *Mất Phước Mất Phước ! Không hề có chuyện làm phước mà bị mất là không có. Thí dụ như có cô Phật tử vô làm lễ dâng y chửi bới tùm lum Cô vào chùa sáng sớm lòng cô tràn trề niềm phúc lạc hoan hỷ thiện tâm, nhưng sau đó cô có gây gỗ với thầy trụ trì, gây gỗ với ban trai soạn ẩm thực dưới nhà bếp, tiếp theo cô gặp một vị Sayadaw ở Miến Điện, vị này là một pháp sư Tam Tạng, cô hoan hỷ đảnh lễ Ngài, sau đó cô lại quay xuống nhà bếp gây chuyện tiếp. Vậy là trong khoảng vài tiếng buổi sáng thiện ác của cô xen kẻ, phước vẫn là phước và tội vẫn cứ tội. Có nghĩa là từ sáng tới trưa có lúc cô trồng ớt, trồng chanh, trồng cà, trồng ổi, thì ớt, cà, chanh, ổi đó cái nào cô trồng thì nó còn nguyên đó chứ không có chuyện trồng ớt rồi bây giờ trồng cà rồi cây ớt chết sạch là không có. Ớt, cà, chanh, ổi hễ có gieo có tưới phân có nắng gió mưa sương thì nó bèn ra trái, chứ không có vụ mất phước ở đây, cái nào ra cái đó. Cho nên những từ mình nói suông miệng cho đã cái khẩu của mình, mà tôi ớn nhất là không học giáo lý mà cứ nghe vị này nói vị kia nói, mình nên tham khảo xem cái đó đọc ở đâu. Cho nên chữ Tổn Đức và Mất Phước mình phải hiểu cho đúng với Phật pháp. ---- Sư Giác Nguyên ( chép lại bài giảng của Sư ) ---------
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11372 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Thu 19 Aug 2021, 23:50 | |
| SỬ DỤNG THỜI GIAN --- Tất cả phàm phu phải luôn nhớ xem mình đã sử dụng thời gian trong một ngày trong một tháng trong một năm trong một đời như thế nào. Bởi vì cách ta sử dụng thời gian trong mỗi ngày chính là con đường dẫn ta về đâu đó một cách tương ứng. Ta sử dụng thời gian như một vị Phạm thiên -- luôn sống trong từ bi hỷ xả -- ta sẽ về cõi Phạm thiên. Ta dùng thời gian trong đời để tu tập niệm xứ, ta sống như một vị thánh thì nếu đủ duyên ta chứng thánh, còn không đủ duyên ta sẽ đi về một nơi chốn nào đó tiếp tục gặp được minh sư thiện hữu, tu hành giác ngộ. Còn nếu ta dùng thời gian một đời của mình để sống như một con thú, với bốn khả năng: đói ăn, khát uống, giao phối và tự vệ khi bị tấn công thì tất cả khả năng này chỉ là khả năng của một loài động vật mà thôi. Là con người thì phải thêm khả năng thứ năm nữa, đó là biết cái gì nên và không nên, biết cái gì phải quấy tốt xấu. Phải có cái khả năng thứ năm mới làm người được nếu không chỉ là chúng sanh hạ liệt. ---- #nhtkýchépbằngkinh_tập19 Sư Giác Nguyên giảng ---------
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11372 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Fri 20 Aug 2021, 05:02 | |
| Bát Chánh Đạo (Trích các câu giảng của Sư Giác Nguyên từ nhiều bài) Katamā ca, bhikkhave, sammādiṭṭhi? Yaṃ kho, bhikkhave, dukkhe ñāṇaṃ, dukkhasamudaye ñāṇaṃ , dukkhanirodhe ñāṇaṃ, dukkhanirodhagāminiyā paṭipadāya ñāṇaṃ – ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammādiṭṭhi. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tri kiến? Này các Tỷ-kheo, chính là trí về khổ, trí về khổ tập, trí về khổ diệt, trí về con đường đưa đến khổ diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tri kiến. ==== Có bốn sự thật chúng ta bắt buộc phải thấy. Phải thấy nó bằng trí tuệ giác ngộ để không còn là phàm phu nữa, không còn sanh tử nữa: 1. Sự thật thứ nhứt là mọi hiện hữu ở đời là khổ dầu tất cả những thứ gì đó thuộc về 6 căn hay 6 trần thì hễ hiện hữu ở đời thì nó đều là khổ trực tiếp hay gián tiếp. 2. Sự thật thứ hai nếu mọi thứ ở đời là khổ thì những gì ta thích thú, kiếm tìm, đam mê, hưởng thụ cũng đều là trong khổ hết. Mình thích trong khổ có nghĩa là mình đang kín đáo âm thầm lặng lẽ tạo thêm cái khổ mới. 3. Sự thật thứ ba là nếu muốn hết khổ thì không tiếp tục thích trong khổ nữa. 4. Sự thật thứ tư là khi sống bằng ba nhận thức trên đây là chúng ta đang có mặt trên con đường thoát khổ. === Chánh kiến thứ nhứt là cái thấy chín chắn về bản chất tam tướng (vô thường tướng, khổ tướng và vô ngã tướng) của vạn hữu gồm những gì trong và ngoài chúng sinh. Chánh kiến thứ hai thấy được cái tính nhân quả, thấy là mọi thứ ở đời nó đều tồn tại trên nguyên tắc nhân quả. Thiện thì nó đều đem lại hỷ, lạc. Ác đem lại khổ ưu, khổ thân, khổ tâm. Còn hỷ lạc là vui thân, vui tâm. Đó là cái luật của trời đất. === Chánh kiến gồm có 2 câu: Câu 1: Mọi sự ở đời do duyên mà có, khi hiểu như vậy mình trừ được đoạn kiến. Câu 2: Khi có rồi thì phải bị mất đi, cái này trừ được thường kiến. https://toaikhanh.com/read.php?doc=201909121136&lan=vn 2. Katamo ca, bhikkhave, sammāsaṅkappo? Yo kho, bhikkhave, nekkhammasaṅkappo , abyāpādasaṅkappo, avihiṃsāsaṅkappo – ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammāsaṅkappo. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tư duy? Này các Tỷ-kheo, chính là xuất ly tư duy, vô sân tư duy, vô hại tư duy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tư duy. === Chánh tư duy gồm có 3 đó là: 1. Ly dục tư duy Là lìa bỏ một cách có ý thức, có chủ ý (intentionally), đối với sự cám dỗ của vật chất, của tình cảm, tình dục. 2. Vô sân tư duy Là không có bất mãn, không có ý thức đối kháng với bất cứ người hay vật ở đời. Tôi nói các vị nghe có hiểu không? Là lìa bỏ tâm thái bất mãn, tâm thức đối kháng đối với người và vật ở đời. Lớn chuyện lắm. Nếu mình không nghe định nghĩa như vậy đó thì mình thấy Bát chánh đạo là chuyện trên mây, chuyện trên trời, chuyện của mấy bậc hiền thánh trên 9 tầng cao. Sai, không phải. Chuyện của chúng mình tại đây và bây giờ là lìa bỏ một cách có ý thức tâm thái bất mãn, tâm thức đối kháng đối với muôn loài gồm người và vật. 3. Bất hại tư duy Là lìa bỏ một cách có ý thức tâm thái xung đột mâu thuẩn đang trên đà bạo lực, bạo động. Là một trạng thái tâm xung đột mâu thuẩn ở mức hành động qua thân và khẩu, phun ra những câu mà làm cho người ta phải máu lệ, ra tay tấn công, triệt hạ, tiêu diệt, chà đạp đối với người, với vật. Không chỉ với người mà còn với vật: giận quá đập bàn, đập ghế, đập chén, đập dĩa, đập máy móc, đốt nhà, liệng đá vô cửa kiếng. Thì cái đó đều là hại tư duy hết. Chứ đừng có nói là “Tôi có làm gì đâu? Tôi chỉ có liệng cục đá vô cửa sổ chứ có gì mà làm gì dữ vậy?" Đó là hại tư duy, có nghĩa là mình biến cái bất mãn đó thành hành động, mình dùng cái tâm thái xung đột và mâu thuẩn ở cái mức độ ngoài kiểm soát, ngoài kềm chế để dẫn đến một cái động thái bằng thể xác, tay chân, hay là bằng ngôn ngữ, lời nói để gây ra cái sự đổ vỡ, tan nát, sụp đổ, hư hao trên người và vật. Thì cái đó được gọi là hại tư duy. Lìa bỏ hại tư duy được gọi là Bất hại tư duy. Ly dục tư duy, Vô sân tư duy và Bất hại tư duy cộng lại được gọi là Chánh tư duy. https://toaikhanh.com/read.php?doc=202002230247&lan=vn 3. Katamā ca, bhikkhave, sammāvācā? Yā kho, bhikkhave, musāvādā veramaṇī, pisuṇāya vācāya veramaṇī, pharusāya vācāya veramaṇī, samphappalāpā veramaṇī – ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammāvācā. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh ngữ? Này các Tỷ-kheo, chính là từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh ngữ. 4. Katamo ca, bhikkhave, sammākammanto? Yā kho, bhikkhave, pāṇātipātā veramaṇī, adinnādānā veramaṇī, abrahmacariyā veramaṇī – ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammākammanto. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh nghiệp? Này các Tỷ-kheo, chính là từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ phi Phạm hạnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh nghiệp. 5. Katamo ca, bhikkhave, sammāājīvo? Idha, bhikkhave, ariyasāvako micchāājīvaṃ pahāya sammāājīvena jīvitaṃ kappeti – ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammāājīvo. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh mạng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử đoạn trừ tà mạng, nuôi sống với chánh mạng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh mạng. 6. Katamo ca, bhikkhave, sammāvāyāmo? Idha, bhikkhave, bhikkhu anuppannānaṃ pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ anuppādāya chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati, Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tinh tấn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp từ trước chưa sanh không cho sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; uppannānaṃ pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati, với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh được trừ diệt, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; anuppannānaṃ kusalānaṃ dhammānaṃ uppādāya chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati, Với mục đích khiến cho các thiện pháp từ trước chưa sanh nay được sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; uppannānaṃ kusalānaṃ dhammānaṃ ṭhitiyā asammosāya bhiyyobhāvāya vepullāya bhāvanāya pāripūriyā chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati – ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammāvāyāmo. với mục đích khiến cho các thiện pháp đã được sanh có thể duy trì, không có lu mờ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tinh tấn. === Chánh tinh tấn là cái gì? Chánh tinh tấn là nỗ lực đúng chỗ, biến từng phút trong đời trở thành ra là những phút giây giá trị. Một tháng một năm trôi qua là một tháng một năm có giá trị vì một tháng một năm ấy có nỗ lực. Nỗ lực trong hai điều, bỏ đi cái ác và vun bồi cái thiện. Tứ chánh cần gôm gọn còn có hai điều đó thôi: Nỗ lực bỏ cái gì không cần thiết và vun bồi cái cần thiết. Đó gọi là chánh tinh tấn. Người cư sĩ đương nhiên là cái sự nỗ lực tinh tấn nó không giống người xuất gia. Người xuất gia thì tùy cái hạnh nguyện. Có vị thì tinh tấn để gầy dựng đạo tràng, làm trụ trì, có vị trở thành một thiền sư, có vị trở thành một pháp sư, giảng sư, v.v. Nhưng mà nói chung lại tất cả mọi nỗ lực trong Phật Pháp đều phải nhắm đến hai cái tinh thần: một là tự lợi, đem lại lợi ích cho mình đời này và đời sau; thứ hai là lợi tha, có nghĩa là bất cứ một xuất sử nào của tam nghiệp đều phải có thêm ý nghĩa thứ hai nó mới thật sự là trọn vẹn. Đó là anh làm cái gì lúc nào cũng phải tính đến thiên hạ. https://toaikhanh.com/read.php?doc=202002201018&lan=vn Katamā ca, bhikkhave, sammāsati? Idha, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ; Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh niệm? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, với mục đích điều phục tham ưu ở đời; vedanāsu vedanānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ; Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời; citte cittānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ; Tỷ-kheo sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời; dhammesu dhammānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ – ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammāsati. Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh niệm. === Katamo ca, bhikkhave, sammāsamādhi? Idha, bhikkhave, bhikkhu vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṃ savicāraṃ vivekajaṃ pītisukhaṃ paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh định? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso ekodibhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ samādhijaṃ pītisukhaṃ dutiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tỉnh, nhất tâm. Pītiyā ca virāgā upekkhako ca viharati sato ca sampajāno, sukhañca kāyena paṭisaṃvedeti, yaṃ taṃ ariyā ācikkhanti – ‘upekkhako satimā sukhavihārī’ti tatiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā pubbeva somanassadomanassānaṃ atthaṅgamā adukkhamasukhaṃ upekkhāsatipārisuddhiṃ catutthaṃ jhānaṃ upasampajja viharati – ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammāsamādhī’’ti. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh định. === Định có nhiều cấp: 1. Định của người đắc Sơ thiền, Nhị thiền trở lên là kiên cố Định. 2. Cận Định là Định của người xém đắc. Chỉ còn tí nữa là đắc Sơ, Nhị, Tam, Tứ thiền. Thì cái thiền dẫn nhập đó, thiền thềm ba, thiền mái hiên đó, khả năng đó gọi là Cận, là gần, là Upacāra. Cận định và Kiên cố định bắt buộc phải có ở người có tu tập thiền định chứ không thể có ở người bình thường. 3. Sát na Định là khả năng tập trung trong tích tắc. Thí dụ như mình đang chạy xe đạp cũng phải có một chút Định trong đó. Khi mình lặt rau, bắt chí, may vá cũng phải có một chút Định trong đó. Định đó là Khanika samādhi là Định tạm thời, Định trong từng khoảnh khắc. Đừng có chê nó. Đúng, nó không bằng 2 Định kia; nhưng nó chính là cái Định mà mình dùng để tu tập Tứ niệm xứ. Đang đi biết là đang đi, đó là Niệm, nhưng Niệm ở đây nó phải được hỗ trợ từ Định. Định và Niệm không có rời nhau. Cho nên ở trong kinh ghi rất rõ. Từ Thanh tịnh đạo cho đến bộ Vô ngại giải đều nhìn nhận: Muốn đắc đạo thì phải gọi là Pañcindriya samatha, là sự quân bình, sự thăng bằng, sự cân đối của 5 Quyền gồm có Tín Tấn Niệm Định Tuệ. https://www.toaikhanh.com/read.php?doc=201912270202&lan=vn
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11372 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Sat 21 Aug 2021, 20:49 | |
| [*] VU LAN ĐẮNG
Vui buồn một cõi biển dâu Chiều nay mẹ bỏ qua cầu thiên thu Sa Môn cát ái mặc dù Mồ côi ai bảo lòng tu chẳng buồn Mốt mai về lại cố thôn Nẻo xưa vẫn đó, nhưng còn mẹ đâu Thuở nào tay trắng, áo nâu Nắm tay con dắt qua cầu tuổi thơ Bây giờ...gì cũng trong mơ Mẹ ơi trời cũ biết chờ gặp ai Lạnh lùng gió sớm mưa mai Dặm đời phía trước còn ai đợi về Vu Lan lạnh cả trời quê Đêm mưa tháng bảy lê thê nát lòng Thương đời mẹ, chuyến đò đông Chiều nay hoá nhánh cỏ bồng mà trôi Mẹ đi biết có ngậm cười Khi con vẫn ở cuối trời vô tâm Để giờ hay đến mươi năm Nhớ người, con chỉ biết nằm chiêm bao Chiều nay vò nát cơn đau trộn thêm nỗi nhớ ươm vào nén hương mắt cay niệm chú vô thường để nghe trong gió mười phương mẹ về....
Toại Khanh
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11372 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Mùa Vu Lan Mon 23 Aug 2021, 16:59 | |
| HỒI HƯỚNG CHO NGƯỜI QUÁ VÃNG --- Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính bạch chư tăng kính thưa quý vị Phật tử ! Nói một cách riêng tư là chủ nhật này nữa là thân mẫu của tôi đã qua đời đúng một tuần, nói theo thế gian là bắt đầu tuần thất thứ nhất, nhưng trong Phật pháp truyền thống thì một người mà họ qua đời giống như là họ đi vào tù, vào bệnh viện đi xa vậy đó, chuyện gì mình có thể làm cho họ thì mình phải khẩn trương, phải tranh thủ chứ mình không có phải lệ thuộc vào vấn đề ngày giờ.. Chúng ta biết rằng chuyện mà cúng 7 thất hoặc là chuyện làm giỗ đó là truyền thống văn hoá của một số nước trong khu vực như VN, Tàu, Đại Hàn chẳng hạn chứ không phải trên thế giới nước nào cũng có truyền thống đó, xưa bày thì nay làm. Theo tinh thần của Phật giáo Nguyên Thủy thì khi người thân mình họ ra đi thì mình chưa biết họ đi về cảnh giới nào nhưng chuyện đầu tiên là từ giây phút mình biết họ đã ra đi từ đó trở đi bất cứ giây phút nào thì mình làm được cái gì đó để mình hồi hướng cho họ thì mình nên làm. Và có một chuyện hiểu lầm rất lớn là bà con mình cứ ngỡ rằng chuyện duy nhất mà mình có thể làm cho người quá cố đó là cúng, đó là chuyện mà tôi rất lấy làm tiếc là nhiều người VN cứ hễ nói đến người chết là mình nghĩ đến chuyện cúng, mà hễ nghĩ đến chuyện cúng là mình nghĩ đến cúng thức ăn, bây giờ nó còn lòi ra cúng hàng mã nữa. Thí dụ như lúc sống họ thích cái gì bây giờ ở VN họ làm cả nhà lầu, điện thoại, cell phone, xe Mercedes, xe Lexus, bây giờ trong nước còn có vụ nàng hầu nữa, tức là họ làm mấy cô supper-model viết tên phía sau lưng như : Paris Hilton, Britney spears, Angelina Jolie, Sophia Lauren. Theo Phật giáo Nguyên Thủy thì xin các vị nhớ giùm, khi mình còn sống cuộc sống của một con người nó gồm có hai phần đó là tinh thần và vật chất, Vật chất là cơm ăn, áo mặc, nhà ở, chăn, đèn. Nhưng mà chúng ta biết rằng ngay như cha mẹ mình tại tiền thì ngoài những thứ đó ra thì cha mẹ rất cần đời sống tinh thần nữa. Các vị cứ thử tưởng tượng mình có rất là nhiều tiền cho cha mẹ, cho cha mẹ đi những cổ xe đắc tiền hàng triệu dollar, nhưng mà đời sống tinh thần và tình cảm của hai cụ không được vui thì hỏi đời sống tuổi già của các cụ có trọn vẹn hay không? Dứt khoát là không trọn vẹn rồi, tôi có biết một vài chuyện rất là buồn cười và rất đau lòng, đó là có nhiều bà cụ ở VN qua bên đây quen rồi cứ thấy con cháu là bồng, nhưng mà có nhiều cô con dâu không có thích chuyện đó, rồi hôi mùi dầu xanh dầu gió không có tốt, khi bồng như vậy mồ hôi của bà làm cho đứa bé bị rôm bị sảy, bị ngứa, chưa kể có nhiều bà cụ bên VN mình thương cháu đang ăn cái gì ngon móc trong miệng cho cháu, mà bên đây dâu với rể cái vụ đó họ dị ứng lắm.. Cho nên khi tuổi già không được trọn vẹn thì dầu có giàu có cách mấy mình cũng không an lạc, điều đó có nghĩa gì ? Xin thưa rằng điều đó có nghĩa rằng đời sống vật chất nó chưa đủ đâu, nó còn một nửa của chúng ta là đời sống tinh thần tâm tư tình cảm. Những gì anh tin ,anh hiểu, anh thích thì những cái đó là phân nửa cuộc đời của anh. Có nhiều người phần đời sống tinh thần chiếm đến 70 %chứ không phải 50%, tôi nói 50% là tôi nói có ngã giá có thương lượng rồi, chứ có nhiều người họ xem đời sống vật chất nó nhẹ lắm, ăn gì cũng được mà quan trọng là đời sống tinh thần. Cho nên ngay khi còn sống mà mình có hai phần đời sống vật chất và tinh thần thì nói chi là lúc mình đã qua đời, cho nên một cái hiểu lầm rất lớn ở đây là khi nói đến chuyện cúng bái tưởng nhớ cho người thân chúng ta thường nghĩ đến có một chuyện thôi đó là cúng tặng, tôi xin thưa nhiều chuyện lắm, tôi nói rồi đời sống tinh thần nó phức tạp nó đa đoan phong phú lắm cho nên mình làm phước mình cúng thức ăn cho người thân của mình chưa có đủ đâu mình phải hành thiền hồi hướng, niệm Phật hồi hướng, tụng kinh cũng hồi hướng, nghe pháp cũng hồi hướng, bố thí cúng dường cũng đem hồi hướng. Tôi nhắc lại, trong cơ thể mình nó rất cần nhiều vitamin, rất nhiều dưỡng tố, thì trong đời sống của một người nó cũng cần rất là nhiều thứ, cho nên kể từ khi người thân mất đi rồi, có nhiều cái phước để mình hồi hướng lắm chứ không phải chỉ riêng gì phước bố thí cúng bái, mà người VN mình 95% là cứ người thân mất là cúng đồ ăn, bên kia thế giới họ đâu phải chỉ có chuyện ăn thôi sao, cho nên chuyện quan trọng ở đây đó là chánh kiến, tôi biết một vài Phật tử ở đây có lẽ ngạc nhiên là tại sao mẹ tôi mất mà tôi không có khóc.. ! Đó là chuyện thứ nhất, chuyện thứ hai là các vị có thấy ở đây tôi cũng chỉ có một mình, nhưng mà đúng ra theo anh em ngoài đời chúng tôi phải dồn lại một chỗ để cúng mẹ, nhưng mà tôi cũng không đi, những người Phật tử Nam tông trong vùng họ tới họ thăm tôi, mấy cái hoa này là họ dâng giùm tôi đó. Một điều nữa là quý vị thấy tôi không có để hình mẹ, quý vị đừng tưởng là tôi không có hình mẹ, tôi có chứ ! Nhưng vì sao ? Vì mẹ trong lòng mình là đủ rồi, vì để tấm hình lớn vô tình người khác hiểu lầm tưởng nhớ tới thân nhân phải có tấm hình to như vậy, cho nên đối với tôi nhiều lắm trong phòng ngủ của tôi có tấm hình của bà nhỏ nhỏ, lớn hơn hình passport một tí vậy thôi đó là nếu tôi muốn, chứ còn quan trọng nhất là đầu hôm sớm mai đi ra đi vào cứ nhớ mẹ, làm cái gì cũng tâm niệm : “Nếu mà mẹ biết thì mẹ hãy vui với cái phước mà con đang làm ở đây nhe mẹ“ vậy thôi. Sáng ra cắt mấy cái bông hồng cúng lên bàn Phật cũng nghĩ trong bụng :” Nếu mà mẹ đang quan sát con đang làm gì thì mẹ hãy vui nhe, mẹ ở phương trời nào đi nữa mẹ có biết là con đang làm cái gì tốt đẹp mẹ vui nhe“ chỉ nghĩ vậy thôi. Bởi vì mình phải học giáo lý mình mới biết rằng khi mà họ ở cảnh giới nào đó mà họ vui với Phật pháp là họ ngay lập tức hào quang của họ nó sáng hơn, thân tướng của họ nó đẹp hơn, thức ăn của họ nó phong phú hơn, chiếc xe mà họ đang đi nó sẽ ngon lành hơn, chỉ cần họ vui thôi. Tuy nhiên còn chuyện này rất quan trọng là mình có một hiểu lầm rất lớn, mình cứ ngỡ rằng chết là sẽ sanh vô cảnh giới về tiên, nhưng mà chúng ta chưa chắc là vì lục đạo mà quý vị. Nếu chẳng hạn mẹ tôi phước nhiều, mẹ tôi có thể sanh về các cõi trời, làm người hoặc là phải do trả một cái nghiệp xấu nào đó trong quá khứ thì bà có thể bị đọa, bà đi vào một trong bốn đường dữ, súc sanh, địa ngục, ngạ quỷ, A-tu-la, và ở đây tôi cùng muốn mở ngoặc nói thêm là không phải trường hợp nào người thân của mình cũng nhận được phước báu hồi hướng đâu Tôi thí dụ mẹ tôi sanh vào loài bàng sanh tức là làm con trùng, con dế thì coi như là phước báu đó không nhận được, hoặc là bà sanh vào cảnh giới Phạm thiên trên cao trên xa thì bà cũng không nhận được. Bà chỉ nhận được phước trong hai trường hợp (1) là bà biết rõ tôi đang làm cái gì (2) hoặc là nếu bà không biết thì có chư thiên mách bảo, cho nên ở đây mình hay có câu là xin chư thiên đến mách giùm báo cho biết là có người con hồi hướng. Tôi thí dụ mấy người đang ngồi trước mặt tôi, tôi nói sáng nay tôi làm được chuyện hay quá, tôi chia hết công đức cho quý vị, thì quý vị cám ơn, quý vị chỉ thấy vui chứ không có gì thay đổi, nhưng ở trong thế giới vô hình của phi nhân không phải như vậy. Tôi ví dụ quý vị chết rồi, quý vị là năm vị phi nhơn đang ngồi trước mặt, thì tôi nói sáng nay tôi làm phước tôi hồi hướng cho các vị nhe, khi mà các vị vui thì các vị sẽ có được hai thành tựu (1) là các vị sẽ chết liền để sanh về cảnh giới cao hơn (2) là những gì quý vị đang hưởng lập tức nó sẽ nhân lên gấp nhiều lần, đó là theo kinh điển Pali nói như vậy, cho nên đó là tại sao ở đây chúng tôi không có đặt nặng vấn đề hình thức mẹ mất là vì chúng tôi không khóc, không có treo hình, tôi cũng không có thầy bà chuông mõ gì hết.. Cái chuyện là tôi tận lực được tôi làm cái gì thì làm thí dụ như tôi gởi tiền về VN cho mấy học viện hoặc là ở miền Trung những chỗ nào mà nuôi chư tăng hoặc là tôi xin địa chỉ của mấy cô tu nữ hoặc là chư tăng đang học ở Miến Điện, Ấn Độ, Thái Lan, thì mẹ tôi cũng nhờ được phước đó. Tôi muốn thưa với quý vị một chuyện mà tôi biết quý vị khó chịu nhưng tôi cũng phải nói : Hôm nay ai cũng thích cất chùa đúc tượng, đúc chuông, nhưng quý vị có biết vận mạng thật sự của Phật giáo sau này nằm ở đâu không ? Không phải nằm trong tay của mấy ngôi chùa, mà vận mạng Phật giáo nằm trong tay tăng và ni, cho nên nếu hôm nay mình không có bồi dưỡng không có tài bồi, không có ung đúc hỗ trợ tăng ni thì Phật giáo sẽ mất, tăng ni quan trọng lắm ! Các vị nên nhớ tăng tài tạo ra chùa lớn chứ chùa lớn chưa chắc tạo ra tăng tài, cho nên cách làm phước hay nhất để hồi hướng cho người thân quá vãng đó là mình phục vụ chúng sanh, phục vụ cho tập thể phước lớn hơn cá nhân, có nhiều cách : làm cầu đường, đào giếng cũng là tập thể, Cúng dường cho tăng ni cũng là làm phước cho tập thể là vì gương mẫu tu hành của họ, màu y sắc áo của họ nó trở thành là phước điền cho thiên hạ muôn phương và đặc biệt là đang có hỗ trợ cho những vị đang có tu học.. Thì tất cả những hỗ trợ đó nó là công đức rất lớn, vì nó là công đức mang ý nghĩa nối truyền huệ mạng của chư Phật ba đời, như hôm nay tất cả mọi người và kể cả chúng tôi và quý vị mà biết được Phật pháp thì cũng nhờ các thế hệ truyền thừa và những thế hệ truyền thừa đó làm sao mà họ sống được nếu mà không có sự hộ trì của những người cư sĩ vô danh. Và chính những tâm hồn, những người vô danh đó đã kéo dài tuổi thọ Phật pháp suốt 25 thế kỷ qua. Ở đây các vị có tuổi rồi, tôi chỉ xin quý vị một chuyện thôi, hít sâu thở chậm, tỉnh thức, làm cái gì biết cái đó, khi giận biết mình giận, khi vui biết mình vui, không để vui quá trớn, không để giận quá trớn, đó là pháp dưỡng sinh mà cũng là pháp tu, chỉ có cách đó mai nầy chúng tôi có tụng kinh cho quý vị chúng tôi mới có niềm tin, chứ còn lăng xăng thì tôi không tin. Cho nên nếu các vị là ba mẹ tôi thì tôi cũng nói câu đó thôi, tức là về sống chậm lại, nhớ là bây giờ xương cốt mình nó loãng, giòn dễ gãy, đi đứng phải cẩn thận, đêm ngủ mà mất thở không có gì phải sợ phải bình tỉnh.. Mình phải tập trung vào trong chánh niệm, tuỳ có người tập trung ở lỗ mũi có người tập trung ở vùng bụng, tập trung xem tại sao hơi thở nó mất. Nhớ ! Đừng bao giờ sợ hãi, sợ hãi nó chỉ hại chứ nó không giúp được gì đâu, tâm của mình nó mạnh lắm, đó cũng là một cách sống, hồi đó tới giờ mình xô bồ xô bộn, mình sống như một xác chết biết đi, thế giới này người ta đau khổ vì người ta làm mà người ta không biết làm cái gì, người ta nói mà không kềm chế được lời nói cho nên người ta mới làm khổ nhau, bây giờ mình tập sống làm sao mà mình có thể biết rõ được những điều mình nói… Đời sống khổ là bởi vì mình mất sự kiểm soát, bây giờ mình tập sống có kiểm soát, chỉ vậy thôi. Giảng như vậy cũng nhiều lắm rồi, xin cám ơn các vị rất nhiều, trước khi dứt lời xin hồi hướng công đức này đến bà cụ của tôi là bà Phạm Thị Thu sanh năm 1937 mất ngày 8-8-2010. Mong mẹ ở cảnh giới nào cũng được tiếp tục sống trong hào quang của chánh pháp, và cũng không quên chia sẻ công đức này đến tất cả thân nhân của quý vị từng người trong room và từng người trước mặt tôi, thất thế phụ mẫu ở nơi chốn nào cũng sống trong đạo tình của chư Phật, và mong các vị tiếp tục tu hành. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ---- Sư Giác Nguyên ( Chép lại bài giảng của Sư ) ---------
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11372 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Tue 24 Aug 2021, 23:28 | |
| Có 4 trường hợp tu chứng: 1) Tu khó mà đắc chậm 2) Tu khó mà đắc nhanh 3) Tu dễ mà đắc chậm 4) Tu dễ mà đắc nhanh - Khó có 2 trường hợp và dễ có 2 trường hợp. Khó là như thế nào? Khó ở đây có 2 nghĩa: Khó ở đây nghĩa là cái điều kiện bên ngoài thí dụ như phải trải qua những năm tháng đói, lạnh, bệnh hoạn, tai nạn trùng trùng rồi cuối cùng mới đắc. Dễ có nghĩa nữa là đề mục, đề mục nào nó nhẹ nhàng, dễ kiếm, dễ ngửi, dễ nhìn mà mình tu đắc đạo bằng đề mục đó thì gọi là tu dễ. Thí dụ đề mục hơi thở, tu bằng đề mục quán cảm thọ như thọ hỷ, thọ lạc thì đắc, nhưng có người thì cần quán thọ khổ thọ ưu mới đắc. Còn quán tâm thì có người nhìn tâm thiện thì đắc, có người nhìn vào tâm bất thiện thì đắc. Có người đắc thiền xong rồi ra khỏi tâm thiền nhìn lại tâm thiền mới đắc, có người không có khả năng đắc thiền, trước sau vẫn chỉ quẩn quanh trong đề mục dục giới thôi. Cho nên trường hợp đó gọi là tu dễ: sang,sạch, đẹp dễ kiếm. Còn tu khó là sao? Tu khó cũng có 2 trường hợp: Một là mình phải trải qua những thử thách từ bên ngoài thí dụ như đói lạnh, trú xứ không thích hợp, khí hậu không thích hợp, thầy bạn không thích hợp, thực phẩm không thích hợp, y áo, phòng ốc, thuốc men không thích hợp…. Trường hợp thứ hai là đề mục khó khăn như phải quán thể trược: tóc, lông, móng, răng, da, thịt gân, xương tuỷ, thận, tim gan… phải quán những thứ ghê như vậy mới đắc. Hoặc đề mục tử thi: tử thi mới chết lạnh ngắt, trương sình, chảy nước, máu me, bị chặt ra hai ba khúc, bị thú dữ gặm nham nhở, bộ xương trắng, nắm xương tàn… Có người phải lấy đề mục đó mới đắc được thì trường hợp này gọi là tu khó. Tu khó mà đắc nhanh Tu khó mà đắc chậm Có nghĩa tu đề mục nó hơi kì kì mà đắc cái rẹt liền. Như thời xưa Đức Phật có nhiều vị khi đi bát thấy người ta nhăn răng cười, nhìn hàm răng thấy bộ xương thì chứng đắc, cái này cũng gọi là tu khó. Còn có các vị tu dễ có nghĩa là chỉ nhìn dòng nước nó chảy như nàng Patācārā lúc nàng rửa chân nàng lấy nước xối lên từ chân này trôi rồi lan ra, tan vào lòng đất rồi mất, nàng nhìn cái đó nàng đắc. Hoặc như nàng Kundalakesā, lúc nàng nhìn ngọn lửa cháy trong lò nàng quán niệm đến tam tướng : vô thường, khổ, vô ngã của ngũ uẩn. Lửa củi trong đó nó đang sắp lụi tàn và cơ thể này, thân tâm này luôn trong tình trạng lụi tàn, nàng nghĩ đến chừng đó và đắc đạo rất nhanh. Còn có những vị phải bị cọp tha, cọp ăn từng phần, trong cơn đau đó mới đắc thánh. Có vị quằn quại trong giường bệnh mình mẩy tanh hôi máu mủ, rên xiết đau nhức toàn tập rồi mới chịu đắc. Tất cả 4 trường hợp trên từ đâu mà ra? tất cả đều do sự chẩn bị của mình trong tiền kiếP. ---- Trích bài giảng sư Giác Nguyên. ASGVK chép lại. ---------
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11372 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Fri 27 Aug 2021, 21:26 | |
| HỎI --- Trong bài Xưng Tán Đảnh Lễ có vài chữ con không hiểu, nhờ Sư giảng giải giùm. “Sáng rực đỉnh Linh Phong”. Vậy Linh Phong là ở đâu? “Long Hoa hội lớn nguyện tương phùng” đó có phải là lễ hội lớn sẽ diễn ra trong tương lai không? --------- ĐÁP --- 1-Linh Phong là gì? Hồi xưa lúc bà con kiều bào vượt biên qua Mỹ , chùa miễu tăng ni không có, cho nên các hội đoàn, các nhóm phật tử mướn cái ‘’apartment’’ (căn hộ) nhỏ nhỏ làm chùa, hay thuê miếng đất kéo cái “mobile home “ ( nhà di động ) rồi đặt tên chùa. Lúc đó ai cũng khoái đặt cái tên Linh Phong, Linh Sơn, tùm lum hết, thì họ mới dịch cái chữ Linh Phong là ‘’Holly Mountain’’, một loạt cũng sính tiếng nước ngoài lắm. Rồi từ từ chư tăng, thầy bà qua đây đông , theo tôi đọc các báo chí, tin tức cũ thì họ đặt theo tên đó. Linh Phong hay là Linh Sơn là như thế này : Bên Ấn Độ có ngọn núi kêu là núi Linh Thứu. « Thứu » nghĩa là con kênh kênh, cái núi đó ngày xửa ngày xưa người Tàu, người Việt không biết, tại vì ngày xưa đâu có máy bay đâu, nhất là trong kinh khi đọc người Tàu họ tôn trọng thấy chữ ‘’Linh Thứu’’ nên gọi lại là Linh Sơn, tức là ngọn núi linh thiêng còn nghĩa gốc là núi Kênh Kênh. Và do người Tàu, người Việt ngày xưa chưa từng đặt chân đến đó nên cứ nghĩ là nó lớn lắm, nhất là trong mấy kinh như là kinh Bảo Tích, tả cái núi Linh Sơn bự khủng khiếp lắm, sức chứa là muôn người nhưng mà hôm nay chúng ta qua Ấn Độ thì chúng ta thấy cái núi đó nó nhỏ xíu à, giống như cái chùa Một Cột mà tới nơi nó giống như cái miễu vậy á. Thì Linh Phong hay Linh Sơn theo kinh Đại Thừa là nơi Phật giảng mấy kinh lớn như là kinh Pháp Hoa chẳng hạn , vì lòng tôn trọng mà các vị dịch là Linh Sơn, còn tên gốc là núi Linh Thứu, nghĩa gốc là núi Kênh Kênh. ‘’Phong’’ trong tiếng Hán nghĩa là đỉnh núi, phong là mũi nhọn, con ong có cây kim mũi nhọn trong tiêng Hán cũng gọi là ‘’phong’’, phong như là tiền phong là mũi nhọn. Phong là đỉnh núi rồi họ thêm chữ « sơn » đằng trước. Lãnh là con đường trên núi người ta gọi là « lãnh », còn phong là cái đỉnh, cái ngọn núi. Đó là chỗ Đức Phật thuyết giảng những bài kinh quan trọng cho nên nó trở thành địa danh nổi tiếng trong Phật Giáo. 2- ‘’ Chiếu soi sáng nẻo hôn mông’’ : « Hôn » nghĩa là tối, mông cũng là tối, các vị có nghe qua chữ mông muội không ? là sáu nẻo tăm tối, (đó là tiếng Hán chứ dịch theo tiếng Việt thì kì lắm.) - “Long Hoa hội lớn nguyện tương phùng” cái này lớn chuyện lắm: ‘’Long Hoa hội lớn’’, mình không có đọc kinh gốc, không có đọc chữ gốc cho mình cứ ôm cái bản dịch của Tàu là mình cứ ngồi dệt mộng, mình tưởng tượng ‘’quá cỡ thợ mộc’’, chứ thật ra nó không có gì hết. ‘’Long Hoa’’ nghĩa là cái gì ? Ở Việt Nam mình có cây gọi là cây Hàm Rồng, bên Ấn Độ gọi là cây Sala, khi nó nở ra nhìn nó giống như con rồng. Thì theo kinh điển ghi là sau này Phật Di Lặc sẽ ra đời tu hành giống như Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi dưới gốc cây bồ đề, mà cây bồ đề của mình quý vị đừng hiểu lầm, tưởng bồ đề là tên một loại cây nhưng thật ra cái chữ ‘’bồ đề’’ ở trong kinh Pāli tiếng Phạn cây bồ đề có nghĩa là giác ngộ, chư Phật mỗi vị khi mà đắc đạo là đắc đạo dưới một gốc cây. Ví dụ như đắc đạo dưới gốc cây sung, thì trong cái thời của các vị đó cây sung gọi là cây bồ đề, còn dưới gốc cây ổi thì dưới thời giáo pháp đó cũng là cây bồ đề. Và cái cây mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi mà bây giờ mình gọi là cây bồ đề thật ra nó thuộc họ cây vả, cây sung, cây đa, cây si. Ngài thì ngài đắc dưới cây đó nhưng mà nó cũng là cái điềm báo khi mà ngài đắc ở dưới cái gốc cây mà cùng họ với cây si, nên khi mà ngài nhập Niết Bàn thì một cái đám đệ tử của ngài toàn ‘’SI’’ không à, nên đi đâu cũng thích trồng cây si. Còn cái ‘’Long Hoa’’ ở đây là trong kinh có hai bản dịch. Bản dịch thứ nhất là cái cây đó nó giống như con rồng hả miệng trong đó có chữ ‘’long’’. ‘’Long Hoa’’ là cái bông nó giống như con rồng vậy. ‘’Long Hoa hội lớn’’ có hai nghĩa : Nghĩa một trong kinh cái thời kì mà Phật Di Lặc từ thị sẽ ra đời là sau này thì giai đoạn đó được gọi là ‘’Long Hoa hội’’. Nhưng mà chữ ‘’Long Hoa’’ nó còn được hiểu theo nghĩa thứ hai đó là bà con có biết ‘’ Tứ Ân Hiếu Nghĩa’’, Hòa Hảo , rồi Phật Sài Gòn Linh Nguyên, ông Sãi bán khoai, Năm Lửa , Đức Huỳnh Phú Sổ v..v.. Thì có một giai đoạn khi mà Pháp-Nhật đang tranh tối tranh sáng, giành nhau mảnh đất Việt Nam, thì lúc đó ở Việt Nam có rất là nhiều đảng phái, tôn giáo và chính trị ra đời. Một mặt là để đáp ứng nhu cầu mà gọi là ‘’rối ren nhân tâm’’ của người Việt lúc đó, đồng thời cũng có rất là nhiều tổ chức họ núp bóng dưới chiêu bài tôn giáo để hoạt động chính trị. Chẳng hạn như Hòa Hảo và Cao Đài. Và để hứa hẹn cho người dân tui nói huỵt toẹt luôn đừng có thù tôi rồi ném đá nha. Bà con đa phần là ít học, mù chữ cho nên trước là nói cái giáo lý muốn nắm họ là phải nắm cái niềm tin của họ. Trưng cái tượng phật ra trước, thứ hai là bà con không có biết chữ cho nên nói cái gì mà nó dễ hiểu chẳng hạn như thơ văn lục bát là thấy khoái rồi. Rồi còn bà con ít học thì mình nói cái gì mà gần gũi với họ, cứ làm ruộng, cứ lấy vợ, lấy chồng chỉ cần thờ phật, thờ Tam Bảo thôi. Cái này nghe , có một lúc ở Việt Nam, mà hình như bây giờ cũng vậy, ( hôm nay cho tôi nói luôn đang chiếu live toàn thế giới thế nào cũng bị chém chết ). Tăng ni khi được cư sĩ họ cung phụng mà họ quý kính quá, nó trở thành một hiện tượng như là một cái giai cấp khác, các vị hiểu không ? Ăn cơm mà múc cơm không có tự múc, múc để sẵn xong ăn vừa hết để cái chén quá là nó nhào tới nó giành chén múc. Ăn uống rồi cúng bao thư quỳ mọp tóc bạc trắng rồi mà xưng con, nhiều người họ ghét cái đó lắm. “Bà má của tui ở nhà đâu có đối xử với ai như vậy, vậy mà vô gặp ông thầy chùa nhỏ xíu mà quỳ mọp bạch bạch tùm lum hết, rồi cúng dường cho ăn mập cái thây, cúng tận họng mà còn đòi cúng tiền nữa, rồi còn lạy xong rồi lùi ra giống như là bái kiến hoàng đế vậy, “ cho nên nhiều đám nó hận thầy chùa dữ lắm ! Thì để đáp ứng cái chuyện thứ nhất là đang rối ren cái vụ Pháp và Nhật làm mình mất nước, thứ hai là làm xoa dịu những người hận thầy chùa, thế là Hòa Hảo nó lòi ra. Trong giáo lý Hòa Hảo chửi đám tăng ni như chửi con vậy ! Bên Chúa thì Tin Lành họ phủ nhận Vatican, phủ nhận nghĩa là họ không có chịu thờ linh mục. “Chúa là của chung mắc gì tui phải qua trung gian của you ? “Bên Phật Giáo thì có Tịnh độ cư sĩ, họ không nói ra nhưng mà họ không có coi tăng ni ra cái gì hết, và bên cạnh đó cũng còn Phật Giáo Hòa Hảo cũng không cần sự trung gian của tăng ni. Và lúc đó để đáp ứng nhu cầu sự hoang mang khi mà nhìn đâu cũng thấy mật thám, việt minh v..v , ai muốn quỡn quỡn là giết. Thời đó ngủ không yên mà. Thì lúc đó người ta trấn an dư luân rằng bà con chịu ‘’nín thở qua sông’’ một thời gian thôi, rồi đây minh quân thánh chúa sẽ ra đời tức là Đức Huỳnh Phú Sổ đó ! Ngài sẽ dẹp được tụi Nhật, tụi Pháp, xong rồi ngài sẽ kiến tạo lại đất nước từ Thất Sơn, An Giang, rồi từ đó cả miền nam, rồi từ đó cả nước Việt Nam mình, rồi sau này sẽ sống trong ánh đạo của đức Huỳnh Giáo Chủ. Thì cái ngày ấy được gọi là ngày ‘’hội Long Hoa’’. Cho nên Long Hoa ở đây có hai nghĩa : Một là theo trong kinh Đức Di Lặc Từ Tôn sẽ ra đời, thứ hai là hiểu theo cái nghĩa mà nặc mùi chính trị như nãy giờ tui nói đó. Ở Việt Nam có câu ‘’ hứa như Hòa Hảo’’ là biết Hòa Hảo thất hứa cỡ nào. Nhưng mà tui chỉ biết có một số thời điểm giai đoạn lịch sử. (Tôi không biết ở đây có đụng chạm Hòa Hảo không ) chứ Tây Ninh là đạo Cao Đài, thí dụ như là An Giang, Thất Sơn những cái khu vực mà Hòa Hảo nắm là họ cứ giết Việt Minh xong xuôi rồi họ treo cái xác vật vờ dưới nước. Dân đi ngang là họ ngoắc vô họ bắt mua thịt Việt Minh mấy kí vậy đó, họ liệng chứ họ đâu dám đem về ăn đâu, nhưng mà phải mua để lấy tiền ủng hộ . Còn ban đêm mà đi quyên tiền, họ quyên bằng cách là họ thấy nhà nào giàu là họ viết một lá thư mà để cây đinh ở trong đó, cây đinh mà hai tấc đó , họ quyên, thí dụ như Diệu X, nhận được cái thư này ngày nào đó thì quyên còn nếu không thì cây đinh này vô trong sọ. Thì tự nhiên mình thấy cây đinh là hiểu rồi. Cứ lấy tiền giao còn không giao là cây đinh vô đầu. Nói tới ‘’Long Hoa’’ là hơi rùng mình bởi vì nếu mà hiểu theo nghĩa Đức Di Lặc Từ Tôn thì ok, còn mà hiểu theo nghĩa Việt Nam đó là một giai đoạn cực kì tăm tối của lịch sử Việt Nam. ---- Mời quí vị xem Hỏi & Đáp đường link bên dưới : https://www.facebook.com/1255927284529972/posts/2226677230788301?sfns=xmo ---- Sư Giác Nguyên giảng ---------
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11372 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Fri 27 Aug 2021, 21:58 | |
| ĐỨC PHẬT NÓI RÕ 4 SỰ THẬT MÀ MÌNH NÊN SỐNG TRONG ĐÓ --- 1. Không nên gây tổn hại cho ai bằng thân, bằng khẩu hay bằng suy nghĩ. 2. Mọi dục lạc, dục cảm, khoải lạc ở đời luôn luôn là vô ngã, vô thường. 3. Mọi sự có mặt ở đời này đều là mong manh, hư ảo, phù du. 4. Trên đời này không có cái gì đáng để mình gọi là tôi, của tôi. Liên tục, thường xuyên, thường trực sống trong tâm niệm này thì sống thanh thản, mà chết cùng bình yên. ---- ( Sư Giác Nguyên Giảng Giải ) --------- Namo Buddhaya Namo Dhammaya Namo Sanghaya ( Nguồn: Chanh Hanh) ---------
Được sửa bởi mytutru ngày Sun 29 Aug 2021, 22:08; sửa lần 1. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11372 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Sun 29 Aug 2021, 22:05 | |
| * KHỔ VÀ CON ĐƯỜNG THOÁT KHỔ Toàn bộ những gì chúng ta cần biết thì có nhiều cách nói lắm. Và dĩ nhiên tui chọn cách nói của Đức Phật: Cả đời Như Lai mấy mươi năm hoằng đạo Như Lai chỉ nói có hai chuyện thôi. Đó là cái khổ và con đường thoát khổ. Tôi vẫn thường nói một câu đó là "con đường vào rừng chính là con đường ra rừng". Nói như vậy có nghĩa là con đường thoát khổ nó không có rời con đường đau khổ, con đường sanh tử trầm luân. * Nó không có rời. Là sao? * Nó không rời như thế nào? Trong vô số kiếp luân hồi mình đam mê ở trong 6 căn với 6 trần, trong vô số kiếp luân hồi mình đam mê nó. Vậy con đường giải thoát là gì? Con đường giải thoát vẫn tiếp tục là 6 căn và 6 trần nhưng mà cộng với cái nhàm chán. Còn cái kia là 6 + 6 mà cộng với cái thích. Cái chán trong 6 + 6 thì đó chính là con đường giải thoát, còn cái thích trong 6 + 6 đó thì đó là con đường sanh tử. * Nghe kỹ chỗ này. Thì chính vì mình thích ở trong 6 + 6 tức là thích ở trong 6 căn 6 trần cho nên nó mới dẫn tới cái hệ quả này. 6 căn 6 trần + với cái thích ghét chính là con đường sanh tử. 6 căn 6 trần + với cái nhàm chán thì đó là con đường giải thoát. * Đó là cái mục A. * Bây giờ mình học qua cái mục B. Thế giới có 2 cách nhìn. * Cách một là cách nhìn tục đế, cách 2 là chân đế. Tục đế là thế giới hiện tượng, còn chân đế tức là thế giới của bản chất. Trong vô số kiếp luân hồi mình chỉ sống ở trong cái đầu tiên (tục đế) không thôi. Mình chỉ quan sát thế giới này qua cái khía cạnh hiện tượng thôi. Khi ta chỉ quan sát thế giới qua thế giới hiện tượng thì chúng ta chỉ có dẫn đến cái hệ quả đầu tiên là thích hay là ghét. * Mà thích và ghét hai cái không có rời nhau. * Nó không có rời nhau. Ngay bây giờ các vị nghe nó rối lắm nhưng mà tối về nghe lại các vị sẽ nhớ. Chính vì vô số kiếp mình chỉ nhìn thế giới này từ cái góc độ thích. * Mà hễ thích ở đâu thì ghét ở đó. Chính vì mình nhìn thế giới này từ góc độ thích ghét cho nên là mình chỉ thấy cái vỏ ngoài của nó thôi. * Thí dụ như Đức Phật Ngài nhìn một cái lá đó Ngài thấy rằng đó là "đất, nước, lửa, gió." Cái hình dáng của cái lá, cái màu sắc của lá, của cây, của cành, của nhánh. * Ngài biết đó là thế giới của hiện tượng được quan sát qua 5 cái giác quan vật chất. * Nhưng xét về cái bản chất rốt ráo của một chiếc lá thì nó chỉ là 4 đại thôi. Vậy thì Đức Phật, bậc Chư Thánh, các Ngài nhìn thế giới ở cái góc 2 này nè. * Nhưng mà riêng mình thì mình chỉ biết có cái góc nhìn 1. * Trong khi các Ngài có cả hai. * Và vì mình chỉ biết thế giới này qua cái góc nhìn 1 à nên từ đó mình mới có thích, có ghét. * Bây giờ mình biết Phật pháp rồi thì mình tập sự, mình nhìn ngắm thế giới qua 2 khía cạnh này. Và khi mà mình nhìn thế giới này qua 2 khía cạnh này đó thì mình mới có thể đưa đến cái chán được. Còn nếu không thì mình chỉ có nhìn thế giới qua khía canh hiện tượng thì mình không thể nào mình chán được hết; không cách nào mình chán được. * Cái con đường nào để giúp cho mình quan sát được thế giới qua khía cạnh chân đế? * Đó chính là con đường Tứ Niệm Xứ. * Chỉ có Tứ Niệm Xứ nó mới giúp cho mình có được cái nhìn chân đế này. Còn cái nhìn bằng tham bằng thích nó chỉ đẩy cho mình chìm sâu trong thế giới hiện tượng. * Chuyện này là chuyện thứ 2. * Giờ nói chuyện thứ 3. * Cái thứ 3 của bài học này là gì? Từ cái chuyện mà mình thích, mình ghét trong 6 trần nó mới dẫn đến chuyện là làm ác hay là làm lành làm thiện. * Làm thiện nó có 2 nhánh. * Thập thiện tức là thiện sơ cấp còn thiện thứ hai là thiền. Từ cái chỗ mà mình không hiểu hai cái tôi đã nói ở trên nó mới dẫn đến chuyện mình làm ác hay làm thiện. * Làm ác ở đây tức là thập ác. * Còn làm thiện nó gồm có 2 đó là thập thiện và tu thiền. Nhớ cái đó. Như vậy thì toàn bộ giáo pháp của Phật đó là gì? Ba lời dạy của Chư Phật: Không làm các điều ác, làm các hạnh lành, giữ gìn tâm trong sạch. * Thì bây giờ mới thấy rõ ràng chưa? * Khi tui giảng tới cái thứ 3 nó mới lòi ra nè: Không làm các điều ác là tránh những cái này (thập ác). * Làm các điều lành tức là làm thiện đó nó gồm có 2: một là thập thiện, hai là tu thiền. * Thì 3 cái này trong giáo lý Duyên khởi gọi nó bằng một cái tên gọi là 3 hành. Nãy giờ tui đang giảng ở cái cột sanh tử thôi. * Còn 3 hành là gì? * Phi phúc hành: Làm ác thì bị lọt xuống các cõi đọa. * Còn làm thiện thì nó có 2 nhánh: * Phúc hành: Làm thiện để sanh về các cõi ngũ uẩn và * Bất động hành: Làm thiện sanh về các cõi tứ uẩn. Cõi ngũ uẩn tức là cái cõi mà có hình danh sắc tướng có thân có tâm thì gọi là cõi ngũ uẩn. * Còn cái cõi tứ uẩn là cái cõi chỉ có tâm thôi, chỉ có thọ, tưởng, hành, thức thôi. Chép theo Bài Giảng của Sư Toại Khanh ----------
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11372 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Mon 30 Aug 2021, 19:43 | |
| @ GIỚI CẤM THỦ @---📍Giới Cấm Thủ có nghĩa là bất cứ pháp môn hành trì nào không hướng đến Diệt Đế và không đúng với tinh thần Đạo Đế thì gọi là Giới Cấm Thủ.* Có nhiều bà con dính mà không biết. * Thí dụ như cũng ăn một bữa mà ăn ngọ, ăn theo lời Phật để tu Tứ Niệm Xứ thì đó được gọi là đầu đà, là giới hạnh.* Nhưng đằng này anh ăn ngày một bữa mà cầu quả nhân thiên, rồi còn chế ra mỗi lần ăn cái tay phải nâng cái chén lên bắt ấn lim dim, rồi trì Chú tùm lum thì đó là giới cấm thủ. * Bởi vì những cái đó đi ngược lại tinh thần Bát Chánh Đạo.* Đó là tôi chưa nói đến những pháp tu kỳ quái.* Bình thường thí dụ như mình thích ăn chay, ăn chay vì nhiều lý do : ăn chay nếu ở trên núi mình tự trồng trọt ăn được không cần phải đi chợ, ăn chay biết cách ăn cũng hỗ trợ cho sức khỏe của mình tốt, ăn chay vì lòng từ bi, mình không nhẫn tâm mỗi lần gấp miếng thịt miếng cá mình nghĩ đến quyến thuộc nhiều đời lòng không yên. * Ăn chay như vậy thì tốt. * Còn nếu cho rằng pháp môn này là cao siêu ..v..v, đứa nào không ăn được là xài không vô, ăn như vầy mới là thượng căn thượng phẩm, thượng nhân, thượng trí ..v..v, cái đó là tào lao nó lọt qua giới cấm thủ rồi.* Người nào mà từ cách ăn, mặc, ở, sinh hoạt lúc nào cũng phải thuận ứng dựa trên tinh thần của Bát Chánh Đạo và hướng đến cứu cánh Niết-bàn là chấm dứt phiền não sanh tử thì đó là chánh đạo, còn ngoài ra là tà đạo. * Bất cứ pháp môn nào mà thuận với Đạo Đế hướng đến Diệt Đế thì gọi là chánh đạo, còn ngoài ra là tà đạo, mà đi theo tà đạo chính là giới cấm thủ.Điều này quan trọng lắm quí vị phải học thuộc lòng.----🍀Sư Giác Nguyên🍀(Chép lại bài giảng của Sư ✍🏻)--------- |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 4 trong tổng số 9 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |