Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:31
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 16:53
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Yesterday at 00:18
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Thu 05 Sep 2024, 19:19
Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Wed 04 Sep 2024, 21:29
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Tue 03 Sep 2024, 23:39
Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Tue 03 Sep 2024, 07:50
Lục bát by Tinh Hoa Sat 31 Aug 2024, 23:09
Xe gắn máy tại miền Nam Việt Nam trước 1975 by Trà Mi Thu 29 Aug 2024, 14:22
Lưu Kỷ Niệm TX Ngọc Điền by mytutru Wed 28 Aug 2024, 16:25
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 27 Aug 2024, 18:39
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:36
Một thoáng mây bay 5 by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:22
CHIA ĐAU CÙNG PHƯƠNG NGUYÊN by Ai Hoa Mon 26 Aug 2024, 15:19
7 chữ by Tinh Hoa Sun 25 Aug 2024, 15:19
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 22 Aug 2024, 03:13
TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Wed 21 Aug 2024, 15:30
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:35
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:26
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:23
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU by Phương Nguyên Tue 20 Aug 2024, 08:58
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 20 Aug 2024, 05:55
Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Mon 19 Aug 2024, 01:44
Chia buồn by Phương Nguyên Fri 16 Aug 2024, 08:13
Phật Tại Tâm = Cánh Cửa Mở Vào Cửa Phật & Bốn Quả Thánh by mytutru Fri 16 Aug 2024, 02:14
Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Thu 15 Aug 2024, 07:39
Chút tâm tư by tâm an Wed 14 Aug 2024, 07:12
CHẮP CÁNH BAY XA by buixuanphuong09 Mon 12 Aug 2024, 06:27
ĐƯỜNG THƠ MÁI ẤM ĐÀO VIÊN by mytutru Sun 11 Aug 2024, 22:03
Trụ vững duyên thầy by mytutru Sun 11 Aug 2024, 21:54
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
| | Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
mytutru
Tổng số bài gửi : 11317 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Wed 06 Apr 2022, 19:11 | |
| 3 HẠNG NGƯỜI NÀO KHÔNG THỂ CHỨNG THÁNH QUẢ ..? --- 1-Khi công viên quả mãn có giỏi bằng trời, phước nhiều như biển cũng không đắc vì họ có bản nguyện quá lớn muốn trở thành Phật tổ, thành vị Thanh Văn như ngài Xá Lợi Phất chói chang nắng hạ, Ngài Mục Kiền Liên, Ngài Ānanda, Ngài Ca Diếp ..v...v. 2-Họ chưa đủ phước lành ba-la-mật cũng không đắc được. 3-Họ có đủ phước lành ba-la-mật nhưng chưa đúng lúc duyên hội cho nên cũng không đắc được. Nhiều người tưởng lầm là tu 8 ngàn đại kiếp đủ duyên mình muốn đắc lúc nào thì đắc, giống như mình có tiền trong túi muốn xài lúc nào xài, không phải ! Có đủ duyên lành giải thoát nhưng trong một đời người chỉ có một vài lần hội đủ cơ hội, nếu mình bỏ qua là mất luôn. Trong kinh nhiều lần Đức Phật Ngài nói : “Này các Tỳ Kheo, nếu cặp vợ chồng này mà xuất gia, biết đạo, học đạo, hiểu đạo hồi trẻ, đến thời trung niên nếu họ biết đạo, hành đạo họ cũng đã đắc rồi, nhưng đến tuổi này họ đã già yếu, khả năng đắc chứng của họ bị suy yếu.“. Ba-la-mật thì trước sau vẫn vậy, nhưng cơ hội, điều kiện tâm lý, điều kiện sinh học của họ, sức khỏe, sự minh mẫn bị hạn chế. Dĩ nhiên phước báu Tu hành không mất, nhưng để trổ quả, nó phải có khi có thì. Bằng chứng có những vị La-hán kiếp chót sớm muộn gì cũng đắc, nhưng có nhiều vị 7 tuổi làm cái rẹc đắc, có vị gặp Phật nói một câu đắc, có vị vừa mặc áo vô có 3 ngày đắc, nửa tháng, một tháng đắc. Có vị 60 năm tóc bạc, da nhăn, lưng còng, má hóp, sống một đời khổ hạnh núi cao khổ lắm rồi mới đắc. Sớm muộn cũng đắc vì đủ duyên lành kiếp đó nhưng phải mất thời gian, bệnh không có thuốc uống, đói không có ăn, lạnh không có gì đắp. Có vị mùa đông xuống suối ngâm nửa người lấy cỏ khô nhúng nước đội trên đầu ròng rã 12 năm như vậy mới đắc A-la-hán. Tùy kiểu Tu , tuỳ khuynh hướng tâm lý. Lúc mình tu, tu kiểu thấy ghét, vừa tu vừa hại người, tới lúc đắc quả thì khổ như điên. Tôi đã gặp loại người đó rồi, có tin Phật có lòng tu nhưng rất ác. Thấy người ta làm việc gì đó là đem cái tình riêng ghét thương ra mà chống phá, thứ đó cũng đắc nhưng trước khi đắc cũng bị trục trặc... - Sư Toại Khanh Giảng - (Chép Lại Bài Giảng Của Sư) ---- Nghe để hiểu Học để Tu Namo Buddhaya Namo Dhammaya Namo Sanghaya 🌹🌹🙏🌹🌹 ---------
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11317 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Thu 07 Apr 2022, 19:40 | |
|
🙏ĐẠI TRÍ CỦA ĐỨC PHẬT🙏 (Sư Giác Nguyên giảng) --- Cái thứ nhất là Ngài biết rõ cái gì là hợp lý, vô lý. ṭhānañca ṭhānato aṭṭhānañca aṭṭhānato Cái thứ hai là biết rõ về cái nghiệp của chúng sanh, nghiệp lý. atītānāgatapaccuppannānaṃ kammasamādānānaṃ ṭhānaso hetuso vipākaṃ Cái thứ ba, biết rõ về thiền định. jhānavimokkhasamādhisamāpattīnaṃ saṃkilesaṃ vodānaṃ vuṭṭhānaṃ Cái thứ tư, Ngài biết rõ về cái quả luân hồi. anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarati, seyyathidaṃ – ekampi jātiṃ, dvepi jātiyo…pe… iti sākāraṃ sauddesaṃ anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarati. Tức là nhớ lại vô số đời trước không giới hạn. Có nghĩa là nhớ kiếp xưa cách đây một ngàn kiếp, một tỷ kiếp, một triệu tỷ kiếp mình hoặc là người khác đã sanh ra ở đâu, làm gì, hình dáng, tuổi thọ, sinh hoạt, thích ghét, nhu cầu ra sao biết rất rõ, nhớ rất rõ đó gọi là nhớ quả luân hồi. Tiếp theo là sanh tử trí, tức là cái nhân luân hồi. dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena…pe… yathākammūpage satte pajānāti Là nhớ rất rõ biết rất rõ là ông nào đó, bà nào đó hoặc bản thân Ngài kiếp đó, trong kiếp đó vì nghiệp nào mà được giàu, vì nghiệp nào mà bị nghèo, bị bệnh, vì nghiệp nào có sức khỏe, thông minh, vì nghiệp nào có quyền lực, có nhan sắc, vì nghiệp nào được kẻ thương người ghét. Biết rất rõ, đó gọi là nhân luân hồi. Và cuối cùng cái thứ sáu là gì? Khi mà biết rõ cái nhân và quả luân hồi thì Ngài mới thấy được ra cái 4 đế. āsavānaṃ khayā…pe… sacchikatvā upasampajja viharati. Ngài thấy rằng tất cả quả luân hồi đều là khổ, tất cả nhân luân hồi đều là tập, còn thích trong khổ là còn đầu tư trong tập, muốn hết khổ thì phải vắng mặt của tập đế tức là lòng tham trong 6 trần. - Và cái hành trình nào dẫn tới sự vắng mặt ấy đó? Chính là Tứ niệm xứ hay còn gọi đủ là Bát chánh đạo. Có nghĩa là từ cái chuyện thấy nhân thấy quả sanh tử Ngài mới ngộ ra được 4 đế, Ngài ngộ theo cái hướng đó. - Thấy tất cả quả sanh tử đều là khổ, tất cả nhân sanh tử đều là tập đế. - Muốn vắng mặt khổ đế phải lìa tập đế, hành trình lìa bỏ tập đế chính là đạo đế, tức là Bát thánh đạo vậy. - Khi mà Ngài có được 6 cái trí này thì Ngài mới được gọi là vị vô thượng điều ngự, thiên nhân sư, Đức Phật, Thế Tôn. Sáu cái trí này ở vị Thinh văn có không? Có chứ, nhưng mà không có đáng kể so với Thế Tôn, từ cái trí 1 cho tới trí thứ 6. Chỉ có trí thứ 6 thì có điểm giống hơi nhiều giữa đạo sư và đệ tử, giống ở chỗ nào? - Giống ở chỗ cả hai đều phải thấy rõ 4 đế và 12 duyên khởi mới là chứng thánh, mới lìa hẳn tất cả phiền não kiết sử. - Giống nhau là giống chỗ đó. - Và với một người như vậy thì sau kiếp sống này không còn luân hồi nữa, đây là điểm giống thứ hai. Tuy nhiên cái biết, cái mà giác ngộ cái trí thứ 6 của vị Chánh đẳng giác là do thấy tất cả mọi sự rồi chứng tứ đế. - Cái thấy của Ngài bao la lắm. - Nếu các vị đọc kinh các vị tinh ý một chút sẽ thấy rằng chỉ riêng cái khoản túc mạng minh mà Ngài dùng hẳn một canh. - Khiếp chưa? Một canh để Ngài nhớ, tức là Ngài nhìn ngược nhìn xuôi "Trời ơi, nhìn đâu cũng khổ vậy". Rồi tới canh thứ hai Ngài mới quán nhân sanh tử "Ồ! cái giàu đó, cái nghèo đó, cái xấu, cái đẹp, cái sướng, cái khổ đó, cái đen trắng, mập ốm, ngu khôn, sang hèn đó đó là nó do mấy cái nghiệp này nè". - Ngài quán đó Ngài mới lạnh xương sống, và khi Ngài đã nghe xương sống nó lạnh rồi thì Ngài mới bắt đầu Ngài mới thấy nhàm chán, Ngài mới quán chiếu 4 đế thông qua nhân và quả sanh tử. Trong chú giải ghi rất rõ là trong tích tắc Ngài có thể tu qua tất cả các đề mục thiền chỉ. - Tuy nhiên, trước khi thành đạo Ngài phải dùng tứ thiền từ đề mục hơi thở. - Chư Phật luôn dùng tứ thiền từ đề mục hơi thở để làm nền tảng quán chiếu 12 duyên khởi và 4 đế, để thành Phật. - Đại khái như vậy. Cái này trong room thế nào cũng có người thắc mắc "Cái này ổng nghĩ ra hay là ở đâu?" Dạ thưa cái này trong chú giải có ghi. Các vị nào mà biết Tiếng Anh, các vị dịch dùm cái câu này. - Tôi không có giúp các vị nữa. Thời này là thời internet, thời này là thời Google, các vị dịch dùm cái Tiếng Anh, dịch qua Tiếng Pháp, dịch qua Tiếng Đức, dịch xong rồi mới liệng qua Google. - Tôi cho các vị một cái từ khóa luôn, là anapana catutthajjhana paccayakara, đánh cái từ khóa này vô Google rồi coi nó dắt mình đi đâu. - Thì trong đó sẽ có cái câu nói là "Bồ tát phải dùng cái tứ thiền có từ hơi thở để mà quán chiếu cái duyên khởi." Duyên khởi và 4 đế không có rời nhau, vì sao vậy? Vì duyên khởi gồm có hai chiều thuận và nghịch. - Khi hai chiều thuận nghịch của 12 duyên khởi cộng lại thì có đủ 4 đế. - Tức là do vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc. - Do u mê trong 4 đế mới tạo các nghiệp thiện ác, rồi từ các nghiệp thiện ác mới có tâm đầu thai. - Do các tâm đầu thai nên mới có lục căn, lục xúc, lục thọ, lục ái. - Và từ lục ái sanh ra tứ thủ, tứ thủ sanh ra hai hữu. - Đó là hành trình từ khổ đến tập và từ tập đến khổ. Khi vô minh diệt, có nghĩa là khi không còn vô minh trong 4 đế nữa thì sao? Thì không còn các nghiệp thiện ác. - Cái đó là hành trình ngược lại, hành trình diệt và đạo là đó. - Cái tinh thần của 4 đế được thể hiện qua hai chiều thuận nghịch của 12 duyên khởi. - Cho nên khi ai đó nói "Thinh văn chỉ có biết 4 đế, Độc giác chỉ có biết 12 duyên khởi" thì con lạy các bố, các bố có học giáo lý kỹ không, các bố nói gì kỳ vậy? Tôi vừa giảng xong là 6 cái trí này ở Thinh văn cũng có, nhưng mà chỉ là cái mảnh vụn của Chánh đẳng giác thôi. - Thí dụ như túc mạng minh, sanh tử minh đệ tử của Đức Phật cũng có vậy, các vị Thinh văn cũng có vậy nhưng chỉ là một mảnh vụn. - Các vị có thể nhớ được 100 ngàn đại kiếp, 200 ngàn đại kiếp trong khi Đức Thế Tôn là không giới hạn bởi các con số. Sanh tử minh cũng vậy, lậu tận minh cũng vậy. - Còn mấy cái trí đầu tiên như là trí hiểu biết về thiền, trí hiểu biết nghiệp lý, trí hiểu biết cái gì là có thể và không có thể, những cái trí đó Thinh văn cũng có nhưng chỉ là những mảnh vụn. Và cuối cùng là cái lậu tận trí, như tôi đã nói, Thinh văn chỉ cần nhìn vào một giọt sương, nhìn vào một giọt nước, nhìn một tí ánh trăng, Thinh văn chỉ cần quan sát hơi thở, quan sát một tâm trạng, một cảm xúc là Thinh văn đắc chứng, mặc dù trước đó mù tịt không biết cái gì hết. - Không biết cái gì hết nhưng mà duyên đủ rồi thì chỉ cần nhìn cái mặt nước, sao gợn ánh trăng, nhìn một chiếc lá rơi, quan sát hơi thở trong tích tắc, v v… có thể chứng, nhưng mà riêng vị Chánh đẳng giác thì không. Cái hành trình của các Ngài là kèn trống ầm ỉ, nghi trượng gọi là trang nghiêm lắm, là sao? - Các Ngài phải trải qua bao nhiêu, có nghĩa là các Ngài phải đắc chứng toàn bộ các tầng thiền định xong rồi các Ngài lấy đó làm nền tảng để mà quán chiếu danh sắc, quán chiếu 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới thông qua 12 duyên khởi và từ đó là 4 đế. - Và đây là lý do vì đâu mà sau khi thành Phật rồi Thế Tôn và Chư Phật nói chung đã nhập 2 triệu 400 ngàn lần các cái tầng thiền vào ra, ra vào, vào ra, ra vào, vào ra, suốt 2 triệu 400 ngàn lần như vậy sau khi thành Phật, thời gian tích tắc là đã xong. - Và trước khi niết bàn đã lập lại một lần nữa chuyện ấy có nghĩa là xuất nhập vào ra 2 triệu 400 ngàn lần, chín tầng thiền tất cả, vô sơ thiền ra sơ thiền, nhập nhị thiền ra nhị thiền, nhập tam thiền ra tam thiền, nhập tứ thiền ra tứ thiền sắc giới, nhập vào hư không ra khỏi hư không vô biên, nhập vào thức vô biên ra khỏi thức vô biên, nhập vào vô sở hữu xứ ra khỏi vô sở hữu xứ, nhập vào phi tưởng phi phi tưởng ra khỏi phi tưởng phi phi tưởng, nhập vào diệt thọ tưởng định xuất khỏi diệt thọ tưởng định, nhập vào sơ thiền ra khỏi sơ thiền, nhập vào nhị thiền ra khỏi nhị thiền, nhập vào tam thiền ra tam thiền,...cứ như vậy mà đến 2 triệu 400 ngàn lần sau khi thành Phật và trước khi niết bàn. Cho nên đây cũng là một trong những cái lý do mà cái bữa ăn của Bà Sujata và cái bữa ăn của ông Cunda có công đức rất lớn. - Cái bữa ăn của Bà Sujata là nhờ cái bửa ăn đó mà Bồ tát coi như là thành Phật chứng được hữu dư y niết bàn, chứng được phiền não niết bàn và cũng nhờ bữa ăn đó Ngài đủ sức khỏe để Ngài nhập thiền 2 triệu 400 ngàn lần. - Và bữa ăn của Cunda được xem là công đức tương đương vì nhờ bữa ăn đó Ngài cũng đủ sức để nhập được 2 triệu 400 ngàn lần các tầng thiền định, và cũng từ bữa ăn đó Ngài mới có thể viên tịch niết bàn tức là vô dư y niết bàn. - Từ đó gọi là tuyệt đối khỏe thân, không còn phải nhọc sức đi hóa độ người này người kia, bị chúng chửi, bị chà đạp, rồi thị phi rồi dè bỉu quàng xiên khổ nhọc. Mệt lắm. Mình thương Phật mình muốn Phật trụ thế đời đời nhưng mà thật ra mình quên nghĩ tội nghiệp Ngài lắm, mệt lắm. - Xuất thân đế vương mà mỗi ngày đi bát nó cho tầm bậy tầm bạ củ sắn, củ khoai gì đó ráng mà nuốt. - Nó thương thì nó quì nó lạy, nó ghét thì nó đứng chống nạnh nó chửi từ sáng cho tới chiều. - Rồi làm sao? Cũng đứng mà nhịn chứ làm gì? Cho nên quí Phật, muốn Phật trụ thế đời đời nhưng cũng phải thương Phật chứ. - Ngài thương chúng sinh Ngài đâu có được cái gì đâu? Đi hoằng pháp không có được cái gì hết, Đức Phật không được một cái gì hết. ---- Trích bài giảng KTC.6.64 Sư Tử Hống Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép. --------- . |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11317 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Wed 13 Apr 2022, 09:56 | |
| MÙI THƠM CỦA TRÁI MÍT --- Hôm trước đi sang Myanmar tôi có mua một trái mít khi ghé qua Mandalay. - Thì khi ăn trái mít tôi mới nhận ra được một chuyện rất thú vị nhưng lại ngậm ngùi. - Trái mít nó cũng giống như con người vậy. - Khi nó còn non, chưa có mùi thơm, gai chưa nở, nhìn không bắt mắt thì tuổi thọ của nó còn dài. - Nhưng khi trái mít bắt đầu nở gai, có mùi thơm, thì cũng là lúc nó sắp sửa lìa cành, người ta không hái nó thì nó cũng tự rụng. - Bởi vì cái mà mình gọi là mùi thơm của trái mít thật ra là tử khí, là mùi của cái nguồn sắp chết. - Con người nhận thấy tử khí khi đến gần người lìa đời. - Những loài chim kên kên quạ có khả năng ngửi thấy mùi tử khí của người sắp chết từ xa và trên cao. Câu chuyện và kinh nghiệm về trái mít nó làm tôi nhớ đến kiếp người. - Cho đến khi một người có một chút địa vị, danh phận, sự nghiệp, giàu sang, con cái thành đạt, mua nhà, cháu chắt ngoan, dễ thương, có thể ngồi hưởng thì cũng đã quá 50 rồi. - Cho nên có thể gọi cái sự thành công của con người chính là cái mùi tử khí. Có một câu chuyện rất là sâu sắc mà tôi muốn kể cho quý vị nghe hôm nay: Có một anh kia rất là nghèo, cả đời làm thuê mướn cho người ta, rất cơ cực. - Anh ta đã 50 tuôi rồi mà đời vẫn không khá. - Một hôm anh đi ngang chỗ ông thầy bói nổi tiếng nhất trong khu vực, tiền quẻ rất cao. - Anh tự nhiên thấy cao hứng vì lý do gì đó, anh móc hết bao nhiêu tiền trong túi anh có vào đặt quẻ. - Anh nói rằng anh rất nghèo, lâu nay không nghĩ hay tin gì chuyên bói toán, nhưng hôm nay anh ngẫu hứng xin một quẻ về hâu vân của anh ta. - Anh kể lể là đời anh rất là khổ cực, làm sao cho bớt khổ. "Con nay đã hơn 50 mà sao nghèo cực quá, cơm không được bữa nào ngon như ý, áo quần thô sơ tiên đâu mua đó, tết nhất không có bánh mứt như người ta, giỗ lễ ông bà thì sơ sài, ... - Đây là toàn bộ số tiền con kiếm được hôm nay, xin thầy gieo quẻ giúp con. - Đời con quá khồ, khổ vì nghèo... - Thầy làm sao giúp cho con chuyển cái số phận nghèo này ..." - Ông thầy bói xem chỉ tay và hỏi chi tiết tên họ ngày giờ sinh năm tháng đẻ của anh ta, của cả cha mẹ anh ta. - Hỏi xong thì ông thầy bói mới phán thế này: "Câu nhờ tôi bói về cuộc đời của cậu, một phần câu muốn biết cái hậu vận của cậu có bớt khổ hay không. - Thôi thì như vầy, tôi sẽ tận lực giúp cậu bớt khổ, nhưng còn chuyện cậu có bớt khổ hay không thì 50 phần trăm là do sức của tôi còn 50 phần trăm là sức của cậu. - Cậu nghe cho kỹ đây.. Số của cậu không có tệ. Trong vòng năm tới mười lăm năm, cậu sẽ thành đại phú hào, giàu nứt vố đổ vách, giàu có nhất trong khu này, nhưng có một điều - số của cậu nghèo thì Thọ mà giàu thì Yểu. - Cái mạng này tôi cãi không được..!!! - Nếu cậu muốn thì tôi chìu. - Nếu nghèo thì cậu sống đến chín chục, nhưng nếu khi giàu thì tôi không chắc cậu sống dược bao lâu, muốn đi lúc nào là đi thôi, cứ qưỡn là đi." Anh nhà nghèo kia suy nghĩ thì thấy mình đang quá nghèo, mà năm mười năm nữa trở thành giàu có thì cũng được. Theo các quý vị ở đây, nếu các quý vị ở trong trường hợp của anh ta, quý vị có muốn giàu không? Tôi nghe có vị nói là "Có, muốn giàu". Nhưng mà trong câu chuyện thì lại là không. - Anh ta nghèo quá, muốn đổi đời, nhưng đêm về nằm một mình ngó lên vách, anh ta ngồi dậy nghĩ: "Thà nghèo, bữa đói bữa no, mà sống tới chín chục. - Chứ còn giàu nứt đố đổ vách mà được có mấy ngày thì giàu với ai? Giàu để làm gì?" Thế là kể từ hôm đó anh ta yêu cái nghèo của anh hơn bao giờ hết. - Tôi cũng vậy. Nếu tôi ở hoàn cảnh của anh ta, tôi cũng thà tôi nghèo mà sống tới chín chục, tuy không biết sống để làm gì. Tây có một câu rất phổ biến: "Ai cũng muốn sống lâu nhưng ai cũng sợ già" - Rất kỳ cục nhưng đó là sự thật. Thế rồi sau một năm, hai năm, đến năm thứ ba thì anh nhà nghèo kia mới làm một mâm lễ vật, rượu trà, mứt bánh phong phú, thật to, thật đầy đủ đem đến quỳ lạy trả lễ cho ông thầy bói. - Ông thầy bói cầm quạt phe phẩy, nhìn mâm quả rất to, rất quý, và nhìn anh nhà nghèo tay lấm chân bùn, áo rách trước rách sau, quần ông cao ống thấp, hỏi: "Sao rồi, bộ trúng mánh rồi hả? Tại sao đến trả lễ cho tôi?" Anh ta trả lời thế này: "Thưa thầy, con vẫn nghèo, mà giờ còn nghèo hơn xưa nữa thầy ơi. "Vậy sao anh phải tới cảm ơn tôi?" "Dạ vì ngày trước con thấy nghèo là nghèo. - Nhưng hôm nay con thấy nghèo nó đồng nghĩa với trường thọ. - Đó là chuyện thứ nhất. - Chuyện thứ hai, là trước kia mỗi khi tết nhất giỗ lễ mà nhà không có gì con tủi lắm, con lén ra sau nhà ngồi khóc. - Nhưng bây giờ lại khác, thầy biết không, mỗi bữa ăn mà thiếu cái này cái kia, con vui lăm. - Vì con nghĩ cho mày nghèo nát luôn, miễn sống lâu là được rồi ..." Câu chuyện thâm thúy là chỗ đó. Bài Giảng Sư Toại khanh --------- MUỐN GIÀU - THỌ - KHÔNG BỆNH TẬT Thêm Ý cho Phật Tử đang còn ở trên đời * Muốn vừa giàu vừa thọ và khỏe mạnh không bệnh tật, thì từ ngay bây giờ hãy sống, và tập - Bằng những gì Phật đã khuyên.. Đầu Tiên là: Năm Giới Cấm Đừng Phạm 1) Không Sát Sanh = tha mạng không giết..! (đây là cách tạo đức và phúc không yểu mệnh) 2) Không Trộm Cắp = Tham (biết bố thí cúng dường) đây là cách trừ tham (tạo phước) 3) Không Dâm Dục = có vc rồi không lăng nhăng ..(đây cũng là cách nuôi dưỡng đạo đức và phẩm hạnh) 4) Không Lộng Ngôn hai lưỡi = Nói xấu, nghĩ xấu (đây cũng là cách dạy mình có sự thông cảm hiểu biết, đó cũng là cách trưởng dưỡng trí huệ và đạo hạnh) 5) Không Uống Rượu (Uống đến mất lý trí) không uống rượu là cách nuôi dưỡng trí tuệ luôn sáng suốt, quý cô cùng Nói chung trong 5 giới trên đều có liên đới với nhau, chúng ta nên tránh, và lỡ phạm thì phải biết sám hối và quyết tâm sửa.! Lúc nào cũng phải tập chuyên cần, sư dù tu rồi vẫn phải rầy mình từng chút, mình tự dạy mình Sư mong các bạn chưa là Phật Tử, hay là Phật Tử mà lơ là về Giới Phật đã dạy ... * Học thì sẽ giỏi * Tập hoài sẽ quen (Vì vậy mới có câu Trường Đời Là Trường Học) Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏 ---------
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11317 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Tue 24 May 2022, 11:00 | |
|
CỤC LỬA TRONG TÚI QUẦN --- Bất lạc (arati) là bất mãn tha nhân. - Nghĩa là sao? Có nghĩa là mình luôn luôn và luôn luôn có cái cớ để mà mình bực mình người khác. - Và đặc biệt cái nổi bật của cái này là gì? Là thấy người khác được cái gì hay ho là mình ghét. - Nhưng mà nói chung là luôn luôn bất mãn người khác. Cái loại người này tôi nhớ, tôi gặp cũng hơi bị nhiều. - Họ sống ở đâu họ cũng bực mình hết. - Cả thế giới mà quì xuống hôn chân họ thì may ra, chớ còn mà để họ sống bình thường như mình họ không cách nào mà họ chấp nhận được ai hết. - Cái lòng ngộ lắm. Tối ngày cái mặt nhăn nhăn như khỉ ăn ớt vậy. - Không bao giờ vui được với ai. - Không thương được ai hết. - Khi mình sống như vậy là chỉ khổ mình và khổ người thôi. - Cái bất lạc là bất mãn người khác là vậy đó. Cái này nếu mà nói sơ sơ thì nó vậy, nếu mà nói sâu thì nói tới ngày mốt cũng không hết nữa. - Các vị phải giăng mùng để mà nghe nói cái vụ này. Cái bất lạc nó từ đâu ra? Mình đừng bao giờ dại dột nghĩ rằng mình ghét cái thằng đó là tại vì mình ghét cái tánh xấu của nó và mình ghét cái tánh xấu của nó có nghĩa là mình không có cái tánh đó. Sai. Sai bét. - Cái này nhiều người hiểu lầm, nhiều người lắm. Chuyện đầu tiên là khi tôi ghét nó, dĩ nhiên là tôi đâu ghét cái tốt của nó. - Tôi ghét cái xấu của nó. Đúng không? - Các vị ngồi lý luận coi có phải vậy không? - Tôi ghét nó, tôi đâu phải là con thú đâu, tôi ngu gì đến mức tôi ghét cái lành của nó? - Cái thiện của nó tôi đâu có ghét. - Tôi ghét cái bất thiện của nó, tôi ghét cái nết, cái thói xấu của nó. - Ai cũng nói vậy hết. - Chớ không ai mà đi nói tôi ghét cái tánh hào sảng của nó, tôi ghét cái lòng ngoan đạo của nó, tôi ghét cái đức tin của nó, tôi ghét cái chánh niệm của nó, ghét cái trí tuệ của nó. - Hỏng có. - Toàn là ghét tánh xấu của người ta không hà. Đó là chuyện thứ nhứt. Mình nói ra là tôi ghét nó tại vì ghét tật xấu của nó, cái tánh nó vầy vầy vầy. - Và khi mà mình đả kích người ta, mình nói xấu người ta, mình ghét người ta đó vì cái tánh xấu đó, vì cái thói xấu đó; thật ra chắc gì mà mình không có? Chắc gì? - Thí dụ mình nói cái thằng đó nó kẹo, chắc gì mình hỏng kẹo? Coi chừng có trường hợp vì mình quá kẹo cho nên mình mới hiểu thằng kẹo nó kỹ như vậy. - Quý vị có hiểu không? Đó. Cho nên, cái bất lạc đầu tiên này là gì? Khi anh không được an lạc thì anh không có cam tâm mà nhìn người khác an lạc. - Đó, cái chuyện nó lớn chỗ đó. - Khi anh không có được an lạc thì anh mới bất mãn người khác. Vậy cái vấn đề ở đây là gì? Tại sao anh không an lạc? Tại sao? - Khi mà anh không an lạc, anh mới đem cái không an lạc ấy anh trút lên người khác. - Anh tấn công bằng đủ cách. Vì sao? - Là vì trước hết bản thân anh không có an lạc. Tây có một câu rất là hay: "Khi mà mình có lòng hại người, nó giống như là mình uống thuốc độc mà mình muốn người ta chết" *. - Có nghĩa là chưa biết ai chết mà chuyện đầu tiên khi mà mình sống mình thức, mình ngủ với cái lòng hại người đó, là mình đã không an lạc rồi. - Đấy, khi mình sống với cái lòng bất mãn người khác, dầu cái bất mãn đó theo mình là hợp lý hay là vô lý thì hể còn để tâm nghĩ đến người khác bằng cái sự không an lạc thì chuyện đầu tiên là mình không an lạc. Thứ hai, hành động nào, suy tư nào mà nó bắt nguồn từ cái tâm trạng không an lạc thì chắc chắn cái quả báu của nó cũng là không an lạc, nhớ nha. - Tại sao mà mình ghét người đó quá ghét? - Cái chuyện mà người đó nó có xấu hay không thì trời biết, nhưng mà chuyện đầu tiên là bản thân mình không an lạc và bản thân mình không có tốt. Thí dụ: Các vị tận mắt các vị thấy thằng Tèo nó đi ăn cướp. - Các vị thấy nó giết người. - Thì một là các vị kêu cảnh sát bắt nó, còn hai nữa là các vị làm lơ đi. - Đó là lời khuyên của tôi. - Một là các vị kêu cảnh sát bắt nó, đi tố cáo nó; hai là các vị im lặng luôn cho nó chìm xuồng. - Còn đằng này các vị chọn cái giải pháp thứ ba là đi nói xấu. Nói để làm chi? Quên được thì quên liền đi. Cái chuyện đầu tiên là mình phải an lạc trước cái đã. - Nhắc lại: Chuyện đầu tiên là mình phải an lạc trước. - Còn đằng này có cái gì ngu cho bằng mình đem chuyện xấu của thằng Tèo mình về mình làm thành cục lửa mình bỏ vô trong cái túi quần của mình. - Các vị nghĩ các vị chịu nổi không? Các vị có hiểu cái này không? Bất lạc là bực mình về cái chuyện của người ta. Ngay cả con ruột của mình nó hư. - Mình khuyên nó mà nó hỏng nghe thì mình đành phải quên cái chuyện đó đi. - Tôi biết tôi nói vậy quý vị trong đây không đồng ý nhưng mà tùy các vị. - Các vị phải nhớ: Mình nói nó mà nó hỏng nghe thì mình phải quay lại mình lo mình chứ? - Chứ có ai mà nói con, nói chồng, nói vợ nó hỏng nghe rồi mình ôm cái cục khổ này mình vô giường mình ngủ à? - Các vị nghĩ coi có gì ngu bằng cái đó không? - Tôi gọi cái đó là ngu đó. - Là tự nhiên lấy cục lửa trong nhà người ta đem nhét vô túi quần của mình. - Quý vị không nhảy tưng tưng mới là lạ. Nên cái đầu tiên, bất lạc là vậy. - Là bất mãn, là không có thể sống chung với người khác được. - Và để đối phó với cái pháp bất lạc này chỉ có một cách một là tu tâm tùy hỷ (muditā). ---- Sư Giác Nguyên giảng Trích bài giảng KTC.6.105Hữu Bhava/Kalama xin tri ân bạn elteetee đã ghi chép --------- .
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11317 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Mon 30 May 2022, 10:05 | |
|
SỐNG BẰNG CÁI TÂM TÌNH CỦA LOÀI NÀO THÌ LÚC ĐÓ MÌNH ĐÃ VÔ CẢNH GIỚI ĐÓ TRƯỚC RỒI --- Đức Phật nói trong Kinh Tăng Chi không đợi đến chết rồi mới bị đọa , không cần chết rồi mới siêu , mà ngay trong đời sống thường nhật , mình sống bằng cái tâm tình của loài nào thì lúc đó mình đã vô cảnh giới đó trước rồi . Cả đời cứ ngồi chầu chực canh me chờ đợi được cái này cái kia từ người khác đó là sống kiểu ngạ quỷ. Cả đời sân si sẵn sàng gây gỗ , mâu thuẩn xung đột , ai mình cũng ghét , đó là sống kiểu A-tu-la Cả đời lầm lũi , sống chui rút khuất lấp là kiểu sống súc sanh . Cả đời sống buông thả yêu thương vị tha là kiểu sống chư thiên . Cả đời sống thanh tịnh không hưởng thụ , dốc lòng buông bỏ đó là kiểu sống Phạm thiên. - Có một con ngạ quỷ sống gần cốc của một vị tỳ kheo đắc thiền . - Tại sao nó làm ngạ quỷ ?. - Là vì hồi còn sống nó sống kiểu “vắt chày ra nước “ . - (Ngã quỷ nhiều loại lắm , mà loài phổ biến nhất là quỷ đói ). - Chết rồi nó làm loài ngạ quỷ, nó đi vòng vòng, nó khát nước cả ngàn năm, nhìn thấy nước mà xáp vô thì nước không còn là nước. - Có đứa nó rờ vô thì nước mất tiêu , có đứa rờ vô thì nước thành lửa, có đứa vừa chạm tay vô nước thành máu, có đứa rờ vô thì nước đắng sền sệt, miễn sao mà nó rờ vô là không được uống. - Có đứa nó khổ lắm , cái đầu nó như trái dừa mà cái cổ nó thì cỡ cây kim, lúc nào cũng khát nước . Con ngạ quỷ này nó đói quanh năm , tình cờ vị tỳ kheo ngồi đắc thiền thấy nó. Ông hỏi con ngạ quỷ : TK :Con có cần giúp gì không ? NQ : Con khát nước quá TK :Sông đó suối đó tại sao không uống ? NQ :Con chạm vô thì nó không còn là nước nữa TK : Con biết lý do tại sao không ? NQ : Con không biết. Tại sao con sanh vào loài này khổ quá ? Vị tỳ kheo chỉ nói vắn tắt : -Từ tài sản cho đến tình cảm buông hết sẽ được hết, cái gì cũng muốn nắm sẽ không được gì hết . Ngạ Quỷ nghe một thời gian lòng nó từ từ ngấm. Ngấm bằng cách nào ? Hồi đó nó ngủ không được suốt ngày nó đi kiếm nước uống, uống không được nó cũng ráng dòm, nhưng bây giờ nó biết làm lành. - Quí vị biết ngạ quỷ thì đâu có làm lành được , nhưng nó khiến, thí dụ nó biết cây cầu đó bước lên sẽ lọt xuống mương, thì nó sẽ kéo cho người ta vấp trên bờ trước để đừng té xuống mương. - Từ chỗ đó người ta mới có cơ hội biết cây cầu đó bị gãy, hoặc nó thấy người ta đói khát thì nó khiến khua động tàu lá gì đó có âm thanh cho người ta tìm chỗ nào đó có nước có đồ ăn, nó làm đủ cách để giúp người . Đến một ngày khi nghiệp nó nhẹ bớt , và bắt đầu có phước, vị tỳ kheo nói với nó như thế này: -Làm ngạ quỷ khổ thiệt , nhưng so với con người ngạ quỷ nó hơn nhiều lắm con biết không ? Ngạ quỷ hỏi : -Hơn chỗ nào thưa thầy ? Vị tỳ kheo nói : -Ngạ quỷ như con chỉ khát nước , còn loài người họ khát đủ thứ ... Ngạ quỷ vừa nghe xong là siêu liền. *Không đợi tới lúc chết mới đọa, mà ngay lúc mang thân người đã đang đọa rồi. - Con người khát tình , khát tiền , khát danh lợi , quyền lực ..vv. Ngay cả biết đạo rồi vẫn khát ..., đi hành thiền họ cũng mong đắc cái này cái kia ---- SƯ TOẠI KHANH ( chép lại bài giảng của Sư ) ---------
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11317 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Mon 06 Jun 2022, 04:27 | |
| PHÉP LẠ CỦA ĐẠO PHẬT LÀ SỰ CHUYỂN HOÁ TỪ XẤU NÊN TỐT --- Tuỳ vào vốn liếng của mỗi người mà chúng ta đóng góp được gì cho thế giới, và chính sự đóng góp đó là phép lạ. Trong tinh thần của Phật pháp phép lạ không phải là cái gì để mình nhìn cho nó đã con mắt mà phép lạ là một sự hoán chuyển . Tôi nhớ có một vị thiền sư nói thế này : “Bạn có thể dời một ngọn núi lấp một con sông, nhưng cái đó nó không có ghê gớm bằng bạn có thể chuyển hoá cho những người tà kiến thành chánh kiến, những người sân si thành mát mẻ, những người u mê tự nhiên có trí tuệ , những người cuồng tín trở nên chánh tín .” Và có một chuyện quí vị phải đồng ý với tôi, chuyện khoa học dời núi họ làm được phải không, nhưng chuyện muốn thay đổi suy nghĩ của một người “ chắc chích thuốc tử hình chứ không có cửa “ . Ngày còn bé tôi đọc được câu này : “Chém đầu ngàn viên tướng ngoài trận dễ hơn là thay đổi suy nghĩ của kẻ thất phu“ . Tôi thấy rất vô lý, nhưng bây giờ tôi già rồi tôi thấy đúng, một ngàn viên tướng đúng là khó chặt đầu, nhưng mình có thể dùng mỹ nhân kế, ly gián, khổ nhục kế ..v.v hoặc lấy bom “bùm “ là xong, nhưng để thay đổi suy nghĩ một người rất khó. Cho nên phép lạ của Đạo Phật là gì ?Là sự chuyển hoá từ xấu nên tốt . Tôi nhớ có một ông minh triết của Hồi Giáo, ông sống đến già, ngày ông 80 tuổi bạn bè đến thăm, lúc ông đang nằm ngáp ngáp thoi thóp trên giường bệnh ông thều thào nói thế này : Năm 20 tuổi tôi ôm mộng thay đổi thế giới, năm 40 tuổi tôi ôm mộng thay đổi mọi người chung quanh tôi, năm nay tôi 80 tuổi tôi mong thay đổi được tôi thôi. Các vị đừng coi thường chuyện đó, nếu mọi người trong đám đông này mà tự thay đổi được mình thì thế giới sẽ được thay đổi. Tôi thấy tôi phun một miếng kẹo Chewing gum đâu có bao nhiêu, cô kia cũng nghĩ không có bao nhiêu, cuối cùng nguyên đống toàn là Chewing gum. Tôi liệng xuống một bao nilon, vị đó liệng xuống một chai nước, cô kia liệng xuống một cái lon. Một cái lon, tờ giấy, bao nilon, chai nước, lon nước chưa đủ là rác, nhưng gom tất cả lại chúng ta có nguyên một đống rác. Thế giới này là một môi trường cộng hưởng, không có gì trên đời này tồn tại độc lập mà không cần đến sự kết nối liên đới, cộng hưởng, cộng sinh với vô vàn những thứ khác, vì đó là bản chất duyên khởi của thế giới . Vô ngã là gì ? - Là không có một cái gì đơn thuần bất biến một mình nó mà nó có thể tồn tại. Ngay cả một nụ cười, một giọt nước mắt của chúng ta nó cũng cần vô số điều kiện để có được. Do đó người Phật tử hiểu được nguyên tắc này phải sống có trách nhiệm hơn. Vì sao vậy ? Vì một nụ cười, một cái lườm liếc của mình vẫn có thể đưa đến một bi kịch . ---- Sư Giác Nguyên Giảng Giải ( Chép Lại Bài Giảng Của Sư ) --------- Namo Buddhaya Namo Dhammaya Namo Sanghaya 🌹🙏🙏🙏🌹 ---------
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11317 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Fri 17 Jun 2022, 21:24 | |
| MỖI NGƯỜI LÀ MỘT CHIẾC LÁ TRONG DÒNG CHẢY CỦA CUỘC TỬ SINH - Sư Giác Nguyên giảng. ---- Không phải một người đời này bất hạnh là họ không có phước, không phải là suốt nhiều đời họ không làm công đức. Suốt nhiều đời họ đã làm nhiều công đức nhưng nhằm ngay kiếp này họ đang nhận quả xấu. Ngược lại, không phải những người đời này đang vô cùng sung sướng là họ không làm ác nghiệp trong quá khứ, mà chỉ là nhằm ngay lúc này họ đang hưởng quả thôi. Người sung sướng đời này có thể là đang vào mùa thu hoạch sầu riêng, măng cụt. - Người chịu khổ đời này có thể là nhằm lúc vườn trái của họ đang sái mùa. Vì vậy, dù họ siêng dữ lắm, tu hành dữ lắm, làm cỏ bón phân, cắt tỉa, mà cứ ra lá, còn anh kia xì ke ma túy chích choác nhưng nhằm ngay mùa sầu riêng, măng cụt nên ra vườn là đem vô ăn, đem vô bán. Phải biết cái này để đừng coi thường ai hết. Bồ tát có lúc còn đọa địa ngục, đọa địa ngục còn khổ gấp triệu lần sống kiếp nghèo trên cõi Người. Mỗi người chỉ là một chiếc lá trong dòng chảy của cuộc sinh tử, lúc thì chúng ta ghé vào bờ này, khi thì chúng ta ghé sang bến kia. Nhằm ngay cái lúc được hưởng phước thì sướng như tiên, nhằm lúc chịu khổ thì khổ như điên. Ngay trong từng phút chúng ta đang gieo nhân mới và đang hái quả cũ. Quả cũ là đang nhìn cái mình thích, đang nhìn cái mình ghét, đang nghe cái mình thích, đang nghe cái mình ghét, đang ngửi cái mình thích, đang ngửi cái mình ghét v.v... Suốt hăm bốn giờ đồng hồ, có lúc nào ngũ song thức - năm căn vật chất của quí vị không làm việc không? Chỉ trừ lúc ngủ! Đức Phật dạy rằng : Con chim có dịp là bay về trời, con cá có dịp thì nhảy xuống nước, chồn cáo thích về hang như thế nào thì con mắt cũng luôn chờ dịp để nhìn, lỗ tai luôn luôn trong tình trạng sẵn sàng lắng nghe, lỗ mũi của mình luôn luôn trong tình trạng ngửi,lưỡi của mình cũng luôn luôn trong tình trạng sẵn sàng làm việc. Như vậy là rõ ràng trong từng phút chúng ta đang sống trong quả. Còn nhân thì sao? Mỗi lần con mắt của mình, lỗ tai của mình nó biết cái gì mình thích thì mình sống bằng tâm tham; nó biết cái gì mình ghét thì mình sống bằng tâm sân. Mà tham và sân là nhân sinh tử dẫn về cõi đọa. Còn những khi nghe hoặc thấy chiếc lá vàng rơi, mình tu thiền quán; nghe tiếng suối chảy, mình tu thiền quán; nghe thân này đau đớn, mình tu thiền quán, thì lúc đó mình sống bằng tâm thiện. Khổ nỗi tâm thiện này cũng là nhân sinh tử, có điều là nó đưa mình về cõi sướng. Chỉ vậy thôi. Mỗi cái mùi, mỗi âm thanh mình nghe được hoàn toàn có thể là một lối về, một sự dẫn dắt, một sự khơi gợi về một cảnh giới nào đó. Nói như vậy có nghĩa là trong từng phút những gì mình nghe mình thấy mình ngửi mình nếm, đụng và suy tư rất có thể đó là cơ hội để mình sống thiện và sống bất thiện. Dầu cho mình sống bằng tâm thiện hay tâm bất thiện đều là sự sanh tử hết. Nói như vậy không có nghĩa là tôi bài bác cái thiện. Hễ mình còn trong dòng sanh tử, cái thiện này là cái phải có: - Để mình bớt khổ, thay vì sanh làm con nhà nghèo thì mình sanh làm con nhà giàu đỡ khổ hơn. - Nhờ có thiện pháp mình mới có trí tuệ, có điều kiện để học đạo, tu hành, đắc chứng, giải thoát, chứ nói rốt ráo thiện ác gì cũng sanh tử rồi không trau dồi cái thiện là sai. Trong khu rừng có những con đường đưa mình tới chỗ chết nhưng cũng có những con đường đưa mình ra ngoài bìa rừng. Nói cho sang vậy chứ con đường đưa mình vô rừng sâu hay ra bên ngoài rừng chỉ là một, vấn đề là hướng đi của mình. Hai con đường này chỉ là một thôi, tùy mặt mình xoay hướng nào. Hễ chưa ra khỏi rừng thì mình còn có mặt trong rừng và đôi chân của mình vẫn tiếp tục đặt trên con đường rừng. Thiện pháp cũng vậy đó, thiện pháp của người cầu đạo giải thoát cũng y hệt như thiện pháp của người đam mê sanh tử, chỉ khác một điểm là cái NHÌN. (Sư Giác Nguyên Giảng Giải) Namo Buddhaya Namo Dhammaya Namo Sanghaya 🌹🙏 ( Nguồn: Sư Chanh Hanh) ---------
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11317 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Fri 17 Jun 2022, 21:32 | |
| Thế giới này là thế giới của: Thọ, Tưởng, Hành, Thức --------- 1. Thế giới này là thế giới của Tưởng Chữ Tưởng trong tưởng uẩn, từ chữ Pāḷi là Saññā. - Chúng ta có nhiều cái biết: biết bằng trí, biết bằng thức, biết bằng tưởng. - Biết bằng trí nghĩa là biết cái này là nhân, cái này là quả, cái này là thiện, cái này là ác, cái này là nên, cái này là không nên, cái này là tín tấn niệm định tuệ, cái này là tham sân si hoài nghi phóng dật... - Những cái biết phải do huân tập từ trí văn, trí tư, trí tu cộng lại mới có được là cái biết của trí. - Biết bằng thức là cái biết của năm giác quan. - Biết của tưởng là biết dựa trên hồi ức, kinh nghiệm, trí nhớ cũ. - Đại đa số phần lớn thời gian trong cuộc đời này chúng ta chỉ sống bằng tưởng. - Đó chính là bi kịch nhân gian. - Ví dụ, tôi là người Cơ đốc giáo, học giáo lý nhà thờ từ hồi nhỏ. - Từ đó tôi nhìn thế giới này qua nhãn quan lăng kính của một tín hữu công giáo. - Tôi là một Phật tử Bắc Tông, từ bé đã được dạy niệm Phật Di Đà, niệm Quán m để thoát nạn. - Khi vào đời dù tôi nghiên cứu bao nhiêu kinh sách đi nữa thì ám ảnh trong đầu tôi vẫn là niệm Phật Đi Đà cầu vãng sinh, niệm Quán m cầu tai qua nạn khỏi, niệm Địa Tạng để thoát địa ngục. - Tôi là một người Hồi Giáo, mỗi ngày tôi quỳ cầu nguyện năm lần, suy nghĩ gì cũng dựa trên kinh Qur’an. - Tôi là người Do Thái giáo, tôi học sách Talmud từ bé, tôi không ăn các loại cá da trơn. - Tất cả nền tảng suy nghĩ của tôi lúc nào cũng dựa trên kinh Talmud. - Người Phật tử Nam Tông có học Vi diệu pháp suy nghĩ gì cũng không ra khỏi A-tỳ-đàm. - Đời sống của chúng ta suy cho cùng đều y cứ trên những hồi ức, kỷ niệm, kinh nghiệm mình đã trải qua. - Hiếm bao giờ mình dành thì giờ suy nghĩ lại để biết nghi ngờ con đường dưới chân mình. - Tôn giáo đã vậy, chính trị, văn hóa cũng thế. - Chúng ta được ăn học, được đào tạo trong một môi trường nào đó, thế rồi chúng ta không dám nghi ngờ nó vì cứ sợ mình lầm đường lạc lối để rồi cứ vậy mà sống cho đến ngày tàn hơi. - Người như vậy thì không có khá. - Khổ một nỗi, nếu sống mà không có hồi ức thì chúng ta tự cho rằng mình không có kiến thức, không có học thức, không có đủ kinh nghiệm. - Thật ra, toàn bộ kiến thức học đường chỉ là kinh nghiệm của người khác trao truyền cho mình. - Sau khi ra trường thành bác sĩ, thành kỹ sư rồi cộng thêm một số kinh nghiệm mới nữa thông qua những cái biết mới nhưng đời sống của mình vẫn dựa vào cái biết cũ, đó gọi là tưởng. - Hôm nay tôi nói tưởng uẩn là những kinh nghiệm thì có nhiều người chịu không nổi, nhất là những người có học A-tỳ-đàm. * Đối với những người đó tôi phải nói riêng vào tai của họ lời thầm thì rất nhỏ rằng là: tôi vẫn giữ nguyên cái biết của anh. - Đúng rồi, tưởng uẩn là tâm sở tưởng. - Nhưng anh phải làm ơn nhớ rằng hiểu như vậy nó nghèo lắm anh biết không. - Tưởng uẩn, phải hiểu rằng nó là toàn bộ ký ức, kinh nghiệm, hồi ức của chúng ta trong đời sống. - Cái biết bằng tưởng là như vậy đó! Tại sao chúng ta nghe âm thanh đó chúng ta thích? - Vì dựa vào ký ức cũ nào đó! Ghét thương hay sợ cũng vậy, do hồi ức. - Cả hành trình sống của chúng ta chỉ toàn là hiểu lầm. - Tức là nhìn cái này mình cứ nghĩ đến cái khác, cứ vậy mà sống. - Có người vợ chết rồi cưới vợ khác, vẫn tìm bóng dáng người vợ cũ trên hình hài người vợ mới. - Có người cứ thích một kiểu chưng hoa hay một kinh nghiệm nấu ăn nào đó, chỉ vì nó gắn liền với ký ức nào đó của người thân người thương cũ. - Có những loại nhạc người ta chỉ nghe vào đêm khuya. - Có người nói với tôi rằng họ thèm một đêm mưa nằm nghe Khánh Ly hát nhạc Vũ Thành An, Từ Công Phụng, mà phải nghe đúng ca sĩ đó, vào thời điểm đó. - Đó chính là tưởng. - Có người thích hoàng hôn, có người sợ hoàng hôn. - Có người thích mưa khuya, có người rất sợ mưa khuya. - Có người sợ mùa đông tuyết trắng, còn tôi yêu châu u vì tôi yêu mùa đông ở đây nhưng có người muốn bỏ châu u mà đi vì họ sợ mùa đông ở đây. Đó là tưởng. - Có người hỏi Trịnh Công Sơn nắng khuya là gì (trong câu hát “có khi nắng khuya chưa lên mà một loài hoa chợt tím”). - Từ lúc tôi biết câu trả lời của Trịnh Công Sơn: nắng khuya là đèn đường, tôi yêu đèn đường hơn bao giờ hết. - Chỗ ở của tôi bên Đức bây giờ có bốn ngọn đèn đường. - Thỉnh thoảng những đêm không ngủ được tôi ngồi nhìn bốn ngọn đèn đường trước nhà mà thấy nắng khuya đang lên. - Đó là tưởng! Khi Đức Phật ra đời, thấy điều đó, Ngài dạy rằng: Thay vì chạy theo những kinh nghiệm những hồi ức rất đỗi phàm phu không có lợi, ta dạy cho các ngươi những cái tưởng có lợi hơn, đó là tưởng bất tịnh: tưởng về sự chết, tưởng về hài cốt. - Tại sao Ngài vẫn xài chữ tưởng? - Vì Ngài biết trước khi giác ngộ, trước khi có được thánh trí thì hành giả vẫn tiếp tục sử dụng cái hồi ức. - Thay vì sử dụng những hồi ức rất là phàm phu không lợi ích, thì bây giờ tưởng có lợi hơn. - Vị hành giả ngồi tưởng tượng đây là xương. - Một tấm thân người đẹp cách mấy, trắng cách mấy, đen cách mấy, mập ốm cách mấy, khi chết rồi thì một hai ngày sẽ trương sình lên, chảy nước, bốc mùi. - Bảy mươi phần trăm cơ thể là nước nên nó sẽ rã tan rất nhanh sau đó chỉ còn lại một bộ xương trắng và một nhúm nội tạng, rất lâu mới phân hủy hết. - Nhúm xương trắng đó mới đầu là bộ xương, sau rời ra từng lóng từng đốt nhỏ. - Theo thời gian từ màu trắng muốt chuyển qua màu xám. - Qua nhiều năm sẽ mục rã thành bột và đi vào đất như là chưa từng xuất hiện bao giờ. - Tất cả những suy tư đó chỉ là tưởng. - Nói theo Vi diệu pháp, đó chính là cái biết thông qua khía cạnh tục đế, chế định, biến kế sở chấp, thi thiết. - Biết đó là đồ giả, nhưng vẫn cứ quán niệm thân này từ đầu đến chân gồm 32 thứ dơ bẩn (tóc, lông, móng, gân, xương, máu, mủ, mồ hôi, nước tiểu v.v...), tất cả những thứ dơ này được gói gọn trong túi da có chèn thịt bên trong. - Nếu chúng ta lấy những thứ thức ăn thức uống trong một ngày nhai rồi nhả vào một bị ny-lon và đeo trước ngực liệu chúng ta có gần nhau nổi không. - Nhưng cũng thức ăn đó nuốt tất cả vào bụng, đánh răng sạch sẽ thơm tho, thiên hạ nhìn nhau vẫn hấp dẫn như thường. - Có những pháp môn tu chỉ là tưởng, nhưng trau dồi nhiều ngày thì từ cái tưởng tục đế chuyển qua cái biết bằng trí tuệ để thấy được cái chân đế, bản chất thực của các pháp. - Bản chất thực của các pháp vốn không dơ, không sạch, không xa, không gần, không sớm, không muộn, không lớn, không nhỏ, không trong, không ngoài. - Nhưng khi chưa được tới giai đoạn nhìn thấy các pháp như vậy thì trước mắt chúng ta phải tùy thuộc vào các pháp tục đế, nhìn thấy mọi sự theo cách trẻ con. - Nói đến chữ tưởng ta phải tâm niệm một điều: toàn bộ đời sống này y cứ vào hồi ức, vào kinh nghiệm cũ, cái biết cũ; y cứ vào suy diễn và liên tưởng. - Suy diễn và liên tưởng là nội dung của tâm sở tưởng, tức là sở hữu tưởng. - Hội họa, âm nhạc, thi ca cũng là liên tưởng là suy diễn. - Một tòa nhà được xây dựng cũng y cứ trên sự suy diễn và liên tưởng của ai đó. - Kẻ phàm phu thích cái này cái kia trong năm trần, người ly dục thì không thích cái này cái kia, họ muốn tu thiền. - Tu thiền là ngó vô các đề mục, cũng chính là tưởng. 2. Thế giới này là thế giới của Thọ Thọ, nếu nói một cách đơn giản, thọ tức là tâm sở thọ trong 52 trong tâm sở thì nghèo nàn quá. - Thế giới này không chỉ là thế giới của tưởng mà còn là thế giới của cảm giác. - Từ lúc trong bụng mẹ đến lúc đi vào quan tài chúng ta luôn theo đuổi cảm giác. - Đứa bé khóc vì đói, vì lạnh, vì ngứa; cười khi cảm thấy thoải mái. - Cứ thế nó lớn lên và đến khi già thì toàn bộ đời sống cũng chỉ là cảm giác; hoặc là như ý hoặc là bất toại. - Điều quan trọng là hành giả Tứ Niệm Xứ biết cái gì đang xảy ra, cái biết này quí hơn kim cương. - Vì sao mình có tâm tham? Bởi khi có cảm giác như ý thì mình thích. - Tại sao mình có tâm sân? Vì khi có chuyện trái ý nghịch lòng thì khởi lên tâm sân. - Một hành giả đúng mức khi thấy mọi sự diễn ra như vậy đừng thêm bớt gì hết, đừng để mình chìm sâu trong cái tưởng. - Người không chìm sâu trong tưởng thì mới tự chủ trong thọ, trong cảm giác. - Người sống để cái tưởng làm chủ thì không làm chủ được trong đời sống cảm thọ. - Có một vị sư kia, ngẫu nhiên trong bữa cơm, không hiểu sao vị trí của vị này luôn luôn là một cái chén mẻ. - Nếu không để ý thì không sao, còn nếu cứ để ý thì nghĩ là người dọn cơm có ác ý. - Vấn đề ở chỗ là mình để ý, mình coi chuyện đó là quan trọng thì cái chén mẻ đó thành ra nỗi buồn của mình, nhưng nếu mình không để ý thì nó chẳng là gì hết. - Nếu dùng cái tưởng nhiều quá thì cái thọ nảy sinh vấn đề. - Tu chính là đừng để cho cái tưởng làm chủ. - Tu cũng cũng chính là làm chủ cái thọ. - Khi chưa biết đạo, cái làm cho ta vui toàn là chuyện tào lao, khi biết đạo rồi, cái tào lao làm cho vui thì ta không có vui, vậy là tu cái thọ. - Khi chưa biết đạo, có nhiều chuyện làm ta bực mình, nhưng khi biết đạo rồi thì chuyện bực mình không giống như ngày xưa nữa. - Ngày xưa ai chửi tôi, tôi chịu không được, bây giờ thì ok. - Ngày xưa tôi nhịn đói không được, nhưng bây giờ, chuyện đói lạnh cũng ok. - Nghĩa là mình đang làm chủ cảm thọ của mình. - Với người đời, có những chuyện họ rất thích, nhưng với người tu, chuyện đó không nên, mình không tiếp tục thích nữa, như vậy là đang tu cái thọ. - Nếu định nghĩa tu là tu cái xúc cũng được. - Ngày xưa mắt mình muốn nhìn gì thì cứ nhìn, tai muốn nghe gì thì cứ nghe, chân muốn đi đâu thì cứ đi, bây giờ thì không; hạn chế tối đa. - Vậy là tu xúc. - Ngày xưa cái gì làm cho mình vui thì mình bất kể trời đất, hôm nay thì mình phải chọn lựa lại. - Không phải bất cứ trò vui nào cũng tham gia được. - Phải là cái gì được phép, hợp pháp, vô tội, có lợi. - Có những nơi chốn mà tu sĩ không được đặt chân vào. - Tôi là một con mọt sách. - Tôi đi Miến Điện, Thái Lan, VN hay Thụy Sĩ, Đức, ở đâu tôi cũng hỏi thăm tiệm sách trước cái đã. - Bên Thái Lan ngoài chuyện mua sách, có hai món tôi thích đi tìm. - Bên đó có nhiều tượng Phật đẹp lắm. - Thứ hai là có vài món mà ở Mỹ tôi dám mua nhưng ở Thái thì không dám, đó như những món bằng lụa, tôi muốn mua làm quà cho vài người ơn nghĩa. - Xui cho họ, tôi đang đứng ở xứ kinh đô của lụa mà không dám bước vào. Nếu nói rằng, hành tinh này, thế giới này, vũ trụ này, và vô lượng vũ trụ khác là cảnh giới của cảm thọ thì hoàn toàn không sai. - Niềm vui nỗi buồn ở cõi Dục không giống như ở cõi Phạm thiên. - Ở cõi Phạm thiên họ không có tâm sân, chỉ có niềm vui. - Cái vui ở đó không có liên hệ đến năm dục như ở cõi Dục giới. - Điều đó có nghĩa rằng, chỉ riêng cảm thọ thôi đã là cả vấn đề rất lớn. - Một người có giáo dục không có niềm vui bệnh hoạn, còn người không được giáo dưỡng thì họ không từ nan bất cứ niềm vui nào miễn là họ thấy thích. - Vì vậy, có những niềm vui của người cư sĩ mà một vị xuất gia không nên bắt chước hay để tâm kiếm tìm. 3. Thế giới này là thế giới của Thức Đức Phật dạy rằng: Con chim có điều kiện thì bay về trời, con cá có điều kiện thì nhảy xuống nước, chồn cáo có điều kiện sẽ trốn về hang, con rắn có điều kiện thì chui xuống đất. - Cũng vậy, 6 căn của một người không tu tập luôn có khuynh hướng đi tìm 6 cảnh. - Dù là anh em cùng một nhà nhưng sở thích khác nhau. - Có người tìm niềm vui qua con mắt. - Có người tìm niềm vui qua những gì họ nghe được. - Có người tìm niềm vui qua những gì họ ngửi. - Có người coi nặng hình thức, trang phục quần là áo lụa, đồng hồ, mắt kính, nước hoa đắt tiền. - Nước hoa cả ngàn đô la họ vẫn mua, những chai nước hoa đắt tiền mạ vàng cẩn hột trên nắp. - Có người có mê âm nhạc, đầu tư cho những cặp loa rất đắt tiền, cho những đĩa nhạc. - Có người mê ẩm thực, ghiền ăn và nơi nào có món ăn ngon là tìm đến. - Có cô Phật tử bên Mỹ, cô ấy ở nhà lớn hay nhà nhỏ không thành vấn đề, xe tốt hay xe xấu không thành vấn đề, nhưng thành phố này có nhà hàng nào đó ngon lành, ngon miệng ra đời mà cô không biết tới, thì đó là vấn đề. - Có người nặng về xúc, giường nằm phải êm ái, áo quần phải mịn màng họ mới chịu. - Có người thích thiền định, trầm tư mặc tưởng. - Thế giới này là thế giới của 6 thức là vậy đó. - Có người muốn nhìn thế giới này qua cửa mắt, có người muốn nhìn thế giới này qua cửa mũi, cửa tai, cửa lưỡi, cửa thân, cửa ý. 4. Thế giới này là thế giới của Hành Thế nào là thế giới của hành? Chỗ này tôi nói sơ qua cho những người có học A tỳ đàm. - Trong 50 tâm sở hành uẩn có thiện có ác. - Trong tâm của một vị A-la-hán, cái thọ uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn giống hệt của mình, nhưng hành uẩn thì khác mình. - Hành uẩn là yếu tố thiện ác trong tâm thức một người. - Quí vị nấu ăn thì biết, có những thứ mình bỏ vô, nó không can dự vào mùi vị của món ăn, nhưng có những thứ thật sự tạo ra mùi vị đặc biệt. - Trong một viên thuốc tây, chất trị bệnh không nhiều, nhưng tinh bột để làm nên viên thuốc thì nhiều. - Trong một dĩa cơm thì thức ăn không nhiều bằng cơm. - Trong tâm thức của mình có 4 danh uẩn: thọ, tưởng, hành, thức. - Trong đó thọ, tưởng và thức không mang yếu tố quyết định phàm, thánh, thiện, ác. - Cái danh uẩn đảm nhiệm vai trò yếu tố quyết định cho thiện ác phàm thánh ở một sát na tâm chính là hành uẩn. - Ở tâm thức của một phàm phu có 14 tâm sở bất thiện tùy lúc mà có cái nào. - Trong một tâm thiện cũng vậy, 25 tâm sở tịnh hảo cũng tùy lúc mà có cái nào. - Riêng trong tâm của một vị A-la-hán thì không phải như vậy, không có tâm bất thiện đã đành rồi mà các tâm sở xuất hiện trong tâm của các ngài cũng không phải là tâm sở thiện mà là những tâm sở mang tính cách duy tác. - Trong tâm vị A-la-hán cũng có tâm sở tư nhưng nó không tạo nghiệp. - Trong tâm vị A-la-hán vẫn có phần, vẫn có vô lượng phần; vẫn có tín, niệm, tàm, quý, vô tham, vô sân y chang như tâm đại thiện của phàm phu, gọi là thánh hữu học, nhưng những cái này như hạt thóc bị luộc không để lại di hậu, hay kết quả. - Hành uẩn là một thành tố tâm lý của chúng sinh mà chính cái này quyết định tâm thiện hay là ác. Nói thế giới này là thế giới của tưởng uẩn, là thế giới của thọ uẩn, là thế giới của thức uẩn, hay là thế giới của hành uẩn đều đúng hết. - Nói rằng thế giới này là thế giới của thọ uẩn thì ta cũng phải nhớ rằng luôn luôn có sự can thiệp của hành uẩn. - Nói rằng thế giới này là thế giới của tưởng uẩn thì chúng ta cũng đừng quên rằng nó luôn có sự can thiệp của hành uẩn. - Nói rằng thế giới này là thế giới của thức uẩn thì ta cũng luôn luôn phải nhớ rằng có sự can thiệp của hành uẩn. - Tu tập là tưởng cũng tu được, thọ cũng tu được, thức cũng tu được. Thế nào là tu thức? Nếu tôi không phải là nhà sư, tôi không phải là Phật tử, tôi muốn nhìn gì thì tôi nhìn. - Nhưng tôi là nhà sư, là Phật tử, là người tin Phật, là hành giả, nên tôi hạn chế chuyện nhìn. - Tôi sống trong thiền viện, trong chùa, hay trong nhà với vợ chồng con cái, tôi hạn chế tối đa chuyện lui tới để nghe, để nhìn những thứ tôi cho rằng không thực sự cần thiết cho đời sống chánh niệm của tôi. - Như vậy là tôi đang tu với 6 thức. - Ngay trong lúc đó cũng là lúc tôi đang tu với 6 thọ. - Có những niềm vui tôi không muốn có nữa, vì nó là con đường dẫn đến đọa lạc, cũng như có những nỗi buồn giờ tôi không còn bận tâm nữa. - Hạn chế tối đa những gì không thực sự cần thiết trong đời sống, đó là đang tu thọ, đang tu tưởng, đang tu thức. Nội dung bài kinh này, Đức Phật dạy rằng: Con đường đi đến giải thoát là hành trình giải quyết dứt điểm tứ danh uẩn là như vậy. * Quí vị nào không hiểu thì có thể hỏi thêm, đếm tới 3 không hỏi thì tôi đi. - Bây giờ là 8 giờ, tôi chỉ còn có một ít thời gian là phải đi đến chỗ người ta cắt cây. - Ở cái xứ này, muốn bỏ cây phải thuê người ta đem xe tới chở đi quăng. - Một chỗ kiếm củi đốt không có, một chỗ muốn bỏ cây phải trả tiền, đúng là thế giới của cảm thọ. Xin chào đại chúng. --------- / Trích bài giảng: TẬP I: THIÊN CÓ KỆ. CHƯƠNG 1. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN / TK Giác Nguyên giảng / Nhị Tường ghi chép / Nội dung chưa hiệu đính. Giảng sư không chịu trách nhiệm nội dung văn bản ghi chép này. Nguồn : Here & Now --------- .
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11317 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Sun 25 Sep 2022, 16:20 | |
| HỒI HƯỚNG.??? HỎI: Bạch Sư cho con hỏi dĩ nhiên là cầu siêu thì không được, nhưng nếu mình làm phước rồi mình chia phước thì thế nào ạ ? - Tất cả chúng sanh trong đời này dầu ở cảnh giới nào cũng nhờ có các thức ăn mà sống, dầu đó là thức ăn về tinh thần, có những cõi họ chỉ cần ngồi Thiền họ sống, đó là thức ăn của họ. - Còn dưới cõi Thiền thì mỗi chúng sanh có thức ăn của họ, thí dụ như mình thấy có những con chim nó ăn sâu cái mỏ nó khác, ăn hạt cái mỏ nó khác, ăn cá cái mỏ nó dài để nó chọt, chim ăn thịt sống thì nó có móng vuốt đủ để xé thịt. - Như vậy tuỳ mỗi loài có thức ăn khác nhau, khi mình hồi hướng có nghĩa là lấy cái phước đó giúp cho đương sự đó có thức ăn thích hợp với họ. - Tức nếu má tôi về trời thì muốn ăn cái gì thì ăn, nhưng chính cái phước hồi hướng đó bà sẽ có thức ăn mà bà muốn, thức ăn đó tôi ăn không được nhưng bà ăn được. - Cũng giống như má tôi đi Nhật, trách nhiệm của tôi là gửi dollars nhưng qua đó má tôi phải đổi bằng tiền Yen, rồi má tôi ăn Shusi, uống Sake ..vv , phải đổi bằng tiền Yen thì mới xài được. - Đốt vàng mã đó là do Tàu chế, gian thương gạt mấy người dân tào lao. - Nếu đốt vàng bạc ở chốn cửu tuyền hoặc cõi nào đó có chỗ xài được thì hoá ra thế giới này vẫn là dành cho kẻ nào giàu có tiền hay sao ? Tại vì tôi là triệu phú tôi đốt cho má tôi 20 chục tấn, còn người nào nghèo thì dẹp đúng không ? Sai ! - Cho nên thế giới này sòng phẳng lắm, anh đi đâu tôi không cần biết nhưng anh phải có phước báu, phước đó có hai : - Một là do chính mình tạo, hai là có ai đó hồi hướng cho mình. - Nhưng không phải thằng Tèo nó làm phước rồi hồi hướng cho má nó rồi má nó nhận là sai bét ! - Mà má nó phải vui với cái phước đó, khi má nó vui tức là má nó đang tạo ra cái phước (bà tạo bằng cách là vui với phước mà người ta đã tạo). - Khi mình vui thì mình mới nhận phước, còn nếu không vui là không nhận được. - Cho nên có câu chuyện của Nhật, chuyện đó có thể là giả sử nhưng tôi thấy rất đúng : Một ngày kia Bồ Tát Quán Âm nhìn xuống địa ngục, nhìn xuống một chảo dầu và Bồ Tát thấy trong chảo lúc nhúc giống như chả giò vậy. - Bồ Tát thòng một sợi dây nhện xuống để mà cứu người lên. - Lúc đó một đám người nắm sợi dây đu lên, càng đu thì sợi dây càng giãn sắp đứt thì có anh kia ảnh thấy có một người khác đang nắm sợi dây ảnh sợ đứt cho nên ảnh đạp người kia xuống. - Không ngờ khi ảnh đạp người kia xuống thì ảnh rớt xuống luôn và lúc đó ảnh mới nghe Bồ Tát nói thế này : “Đến giờ phút này mà con vẫn còn sống bằng tâm trạng ích kỷ, con cứ tưởng rằng một sợi dây như vậy thêm người nữa thì nó sẽ nặng như vậy là con sẽ chết. - Nhưng mà con quên rằng ngay bây giờ con đang ở dưới địa ngục. - Cái sức nặng của một người mà kéo con xuống nó không có nặng, mà cái lòng ác, lòng ích kỷ của con nó đã kéo con xuống.” - Cho nên không phải hồi hướng là nhận được, mà người nào lúc còn sống họ tin lý nhân quả, chứ lúc còn sống nghĩ rằng chết là hết, không nhân quả thiện ác là thua. - Lúc còn sống phải có tâm hồn mở cửa đón nhận với người khác, chứ còn sống chỉ biết gom góp thì khi chết lòng nắm chặt thế này. - Có ông đó vợ chết ông vào Chùa cúng dường làm phước hồi hướng, đêm đó vợ ông về nói : “ Em thấy anh đi làm phước hồi hướng cho em vui lắm, nhưng em khó chịu lắm vì em là Nguyễn Thị X thì hồi hướng cho X thôi tại sao hồi hướng cho tất cả chúng sanh họ giành hết của em thì sao ? - Có mâm cơm chút xíu mà chia hết thì đâu còn gì .” Ông chồng đem chuyện đó vào kể cho vị hoà thượng, Ngài nói :“ Khi anh có lòng mở ra với người khác thì anh đang mở ra cho anh.”… Sư Giác Nguyên Giảng Giài ( Chép Lại Bài Giảng Của Sư ) Ảnh: Sưu Tầm Namo Buddhaya Namo Dhammaya Namo Sanghaya 🌹🙏 --------- . |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11317 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên Wed 05 Oct 2022, 10:31 | |
| THÂN HÀNH NIỆM(hoá đường thi)—Tâm hằng chánh niệm chẳng xôn xaoKết tựu điều hay thức ngọt ngàoHạnh giữ "sai dừng" tâm khuất phục Thân hành "lệch sửa" ý hoài thao Xây nguồn thiện cả gìn hương đức Bón cội hiền sâu dưỡng mật đào Sắc đổi bình yên hoà mực thước Phước điền vũ thuận sống tiêu dao —TKN Đào Liên05.10.2022.---------THÂN HÀNH NIỆM (sư Giác Nguyên)—-Tại sao lại phải tu hơi thở? Bởi vì hơi thở là hiện tượng lý tưởng nhất để ta nhận ra hoạt động và sự tồn tại ngắn ngủi của thân tâm.- Không một hoạt động nào của cơ thể lại thường trực và dễ nhận ra như hơi thở. - Ví dụ tuần hoàn của máu huyết thì tuy là liên tục và thường trực nhưng làm sao mình cảm nhận được? Còn những tư thế sinh hoạt như ăn uống, nằm ngồi, đi đứng, nhai nuốt, gãi vuốt, chà xát, cầm lên để xuống, tiểu tiện, tắm giặt,… thì lúc có lúc không. Chỉ có hơi thở. - Hơi thở là hoạt động thường trực nhất mà dễ nhận ra nhất trong người mình. Còn những cái kia thường trực mà khó nhận ra.Chỉ quan sát hơi thở thì ta mới toàn tâm toàn ý dốc hết sự chuyên chú vào đề mục, vào tấm thân này cùng với những biến chuyển tâm lý đi kèm. - Đây! Tôi đang thở ra bằng sự hờn giận. Đây! Tôi đang thở ra bằng sự ghen tuông, sợ hãi, tiếc nuối, áy náy, ray rứt, thao thức, trăn trở… Không có hiện tượng nào trong cơ thể của mình lý tưởng hơn hơi thở. Quý vị tìm cho tôi đi.- Những hoạt động thường trực khác là quá sâu kín, quá trừu tượng.- Chỉ có hoạt động hơi thở là cái mình có thể theo nó, dựa vào nó để nhận ra thân tâm này, bản chất của nó ra sao.- Tức là dựa vào hơi thở mình mới thấy được "À, thì ra sự tiếp nối buồn và vui liên tục như vậy, sự tiếp nối của cảm giác dễ chịu và khó chịu liên tục như vậy." Không quan sát hơi thở thì chúng ta khó bề mà nhận ra được sự biến chuyển liên tục, thường trực, thường xuyên của tấm thân này. Chỉ quan sát hơi thở.Quan sát tâm thì lại là đề mục khác.- Trong bài kinh này Đức Phật nhìn căn cơ của những vị Tỳ kheo đang ngồi trước mặt mà Ngài giảng về đề mục thân hành tùy niệm.- Ở một chỗ khác, thì Ngài lại dạy quán thân quán thọ, quán pháp.- Nhưng ở đây, ngay chỗ này, Ngài nói về thân hành niệm.Một lần đó Đức Phật và chư tăng sau một chuyến du hành hoằng hóa lâu ngày, chuyến đi đường xa trở về chùa Kỳ Viên. Buổi chiều đó chư tăng ngồi với nhau. - Các vị phàm tăng nhắc lại chuyến đi.- Một vị thích hồ thì nói rằng: “Ở yên một chỗ đâu ngờ trên đời này lại có những cái hồ đẹp vậy.” - Vị thích rừng thì nói: “Đâu ngờ trên đời lại có những cánh rừng đẹp vậy.”- Có vị thích suối, thích hoa, thích ong bướm, có vị thích ngã ba sông bát ngát, những cánh đồng ngút mắt.- Đức Thế Tôn từ hương thất bước qua giảng đường, ở đó lúc nào cũng có chỗ ngồi sẵn cho Ngài, Ngài bước vào ngồi xuống và hỏi: “Các ngươi đang bàn chuyện gì?”- Câu chuyện bị gián đoạn bởi sự có mặt của Như Lai. - Chư tăng thưa họ đang nhắc lại những nơi chốn đã đi qua.- Đức Phật dạy rằng: "Này các Tỳ kheo, không có vùng đất nào đáng để chúng ta lưu tâm chú ý cho nhiều bằng cái thân này, cái tâm này. - Thân tâm này chứa hết vũ trụ trong đó, siêu đọa hay giải thoát mai sau đều nằm hết ở đây”.Tức là mai này mà mình có thành Bill Gates hay Steve Jobs, có giàu, có giỏi, có tiếng tăm, hay vô danh, nghèo đói dưới gầm cầu, mái hiên hay con giòi, con bọ dưới cống, hay phạm thiên trên các cõi, thì tất cả các điều đó đều khởi đi từ thân tâm này. Có đúng không?Bây giờ tự nhiên có người ăn rồi là chui vô một góc ngồi hít thở.- Khi nào có dịp bố thí thì đi bố thí, có dịp đi phục vụ thì đi phục vụ, có dịp nghe pháp thì đi nghe pháp.- Còn hễ không chuyện gì thì liền chạy về góc ngồi lim dim.- Đời sống người đó nhìn thì có vẻ hình như hơi bị hâm, không bình thường. Nhưng mình đâu có ngờ người đó đang từng ngày từng ngày làm 2 chuyện sau đây:- Một là đang đổ nhựa cho con đường giải thoát, mai này chiếc xe của họ cứ lăn bánh mà đi thôi.- Hai là trong thời gian chờ đợi giải thoát thì họ đang kiến tạo những khu vườn, những lâu đài, hồ nước, hoa viên cực đẹp mà mình không ngờ.- Bởi vì họ đang tu. Cứ quởn là ngồi thiền chỉ, thiền quán. Còn có dịp thì bố thí, phục vụ, nghe pháp. Quý vị tưởng tượng đó có phải là kiểu sống đang đổ nhựa cho đường giải thoát, đang âm thầm xây những lâu đài hoa viên cho kiếp sau không? Chính xác là đúng! - Thay vì bàn bạc về phong cảnh này phong cảnh kia thì họ quay về với tấm thân này và họ xử lý nó.- Họ đã ngẫu nhiên, tình cờ, âm thầm kiến tạo ra cảnh giới cho họ có mặt mai này trong thời gian họ đi trên đường giải thoát sinh tử.- Qua thân hành niệm, hành giả mở ra con đường giải thoát và âm thầm kiến tạo những lạc cảnh tuyệt vời cho mai sau.Xưa nay ta chỉ cử động theo ý thích nên ta sống thất niệm, phóng dật, lúc buồn lúc vui không kiểm soát.- Sinh hoạt kiểu đó một tỉ năm cũng chỉ là tạo nhân sanh tử.- Nay biết pháp môn thân hành niệm, ta thở ra thở vào cũng là thở công đức, đi đứng nằm ngồi bằng niệm và tuệ đều là hoạt động công đức.- Mỗi nhúc nhích đều là công đức. - Phải tin như vậy, có chết cũng phải hiểu như vậy." Bởi vì niệm và tuệ là tâm lành" Nếu đủ duyên thì chứng thánh ngay đời này. - Còn chưa đủ duyên thì đi cầu cũng là công đức. Chải tóc, rửa mặt, lau mặt, xức dầu,... tất cả đều là công đức. Vì sao? Vì mình sống bằng niệm.Hôm nay mình học thân hành niệm mới thấy cái đề mục này sâu lắm.- Nghĩa là từ khi có được cái pháp này, thì có dịp mình vẫn đi bố thí.- Bố thí là vitamin C, còn trì giới là calcium, còn những công đức khác là vitamin B1, B6, B12. Mình không thể nào lấy thuốc bổ này thay thuốc bổ kia được.- Thân hành niệm nói riêng, và tứ niệm xứ nói chung là tu tập đường tuệ học. - Nhưng mà không phải vì vậy mà mình bỏ lơ những cái khác. Cả vitamin C và calcium đều là những thứ cần thiết. - Nhưng mình còn cần bao nhiêu thứ khác nữa, còn cần sắt, magnesium nữa chứ.Có dịp thì vẫn đi tụng kinh, đi lễ Phật, vẫn nghe pháp, bố thí, vẫn phục vụ người khác, vẫn quét tước, dọn dẹp, rửa chén như bình thường.- Nhưng tất thảy những hoạt động lớn nhỏ đều được diễn ra trong chánh niệm.- Như vậy thì lúc bấy giờ hít thở cũng là công đức. Gãi lưng, vuốt tóc là công đức. Đi cầu không giúp ai mà cũng là tạo phước.- Tôi nói hơi toẹt móng heo như vậy nhưng phải nói như vậy. Vì tất cả đều làm trong chánh niệm.- Cái gì làm trong chánh niệm thì cái đó là công đức.Khi anh sống trong chánh niệm thì thế giới biến đi một mầm loạn." Đó là vô úy thí."* Nhắc lại có 3 loại thí: 1/ Tài thí là cho vật chất2/ Pháp thí là chia sẻ kiến thức phật pháp, 3/ Vô úy thí là khiến mình không còn là mối đe dọa cho bất cứ ai.Quý vị đừng có nói rằng quý vị tay yếu chân mềm, xưa nay quý vị nhút nhát không có lòng hại ai nên quý vị không là mối đe dọa cho ai.- Hãy bỏ tư tưởng đó đi vì nó rất là sai. Quý vị có ốm yếu, thiếu máu, kiệt sức nhưng nếu quý vị có cái tật nói xấu, nhiều chuyện, nói đâm thọc người khác thì quý vị đã là mối họa cho nhiều người rồi. - Quý vị có thể hoàn toàn khiến cho người ta tan nhà nát cửa bằng một cái email, một cú phone, một tin nhắn.- Biết bao nhiêu người đã tự tử vì kẻ khác lấy hình họ đăng trên facebook, để họ nhục mà tự tử chết.- Khi thân nhau thì kể cho nhau nghe những bí mật, lúc ghét nhau thì khai quật bí mật của nhau.- Vì vậy mình đừng nói rằng sống chánh niệm là vô nghĩa với tha nhân.- Kiểu sống chánh niệm tự thân nó đã là vô úy thí, là một pháp bố thí, vì người sống chánh niệm khiến mình trở nên vô hại đối với thiên hạ.Bài Giảng Sư Giác Nguyên Trích bài giảng Kinh Tăng Chi số 023Kalama xin tri ân bạn Nguyenhuongbichhue ghi chép-------- |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 8 trong tổng số 9 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |