Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 09:15

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Today at 02:06

Vua Trời Hỏi Phật by mytutru Yesterday at 22:10

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:56

BÀI GIẢNG RẤT HAY by mytutru Yesterday at 20:09

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Yesterday at 09:22

Những bài học thuộc lòng by buixuanphuong09 Yesterday at 06:46

Đường luật by Tinh Hoa Yesterday at 06:08

Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 by Ai Hoa Sun 15 Sep 2024, 16:35

7 chữ by Tinh Hoa Sun 15 Sep 2024, 03:07

Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh by Trà Mi Sat 14 Sep 2024, 12:43

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Thu 12 Sep 2024, 07:44

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 11 Sep 2024, 11:42

Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Wed 11 Sep 2024, 07:37

Tính cách của người Sài Gòn ngày xưa by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 08:28

Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 07:21

Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Wed 04 Sep 2024, 21:29

Lục bát by Tinh Hoa Sat 31 Aug 2024, 23:09

Xe gắn máy tại miền Nam Việt Nam trước 1975 by Trà Mi Thu 29 Aug 2024, 14:22

Lưu Kỷ Niệm TX Ngọc Điền by mytutru Wed 28 Aug 2024, 16:25

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 27 Aug 2024, 18:39

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:36

Một thoáng mây bay 5 by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:22

CHIA ĐAU CÙNG PHƯƠNG NGUYÊN by Ai Hoa Mon 26 Aug 2024, 15:19

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 22 Aug 2024, 03:13

TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Wed 21 Aug 2024, 15:30

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:35

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:26

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:23

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU by Phương Nguyên Tue 20 Aug 2024, 08:58

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 PHÚ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2, 3  Next
Tác giảThông điệp
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10594
Registration date : 23/11/2007

PHÚ Empty
Bài gửiTiêu đề: PHÚ   PHÚ I_icon13Tue 15 Sep 2020, 09:38

A. Đại cương:

Phú (賦) là một thể văn chương cổ của nước ta, xuất phát từ Trung Hoa, du nhập vào Việt Nam từ sớm, nhưng được sáng tác rộng rãi bắt đầu từ thời Trần.  Phú có thể được viết bằng văn vần, văn xuôi hoặc văn biền ngẫu nhằm miêu tả phong cảnh, kể sự việc, bàn chuyện đời.


B. Lịch sử:

Phú vốn nghĩa là “phô bày”. Các nhà nghiên cứu kinh thi giải thích: “Phú là phô bày thẳng sự việc.” Có thể phú nảy sinh từ thời Chiến quốc, định hình và thịnh hành vào thời Hán, thường dùng lối chủ khách đối đáp, kiểu câu tự do, không chặt chẽ về bằng trắc. Thời Nam Bắc triều có biền phú, viết theo lối văn biền ngẫu. Đời Đường chế độ khoa cử đòi hỏi thơ và phú đều phải làm theo luật, do đó ở đời Đường, phú được gọi là phú luật hay phú cận thể để phân biệt với phú thể trước đó. Đời Tống phú có xu hướng văn xuôi hóa nên được gọi là văn phú.

Phú theo nghĩa đen chủ yếu là thể văn tả cảnh. Nhưng từ cái ý chính tả ngoại cảnh, một bài phú thường liên kết với nội tâm để tả tình.

Trong văn học Việt Nam thời xưa, phú có mặt ở hầu hết các giai đoạn và giai đoạn nào cũng có những tác phẩm có giá trị. Thể phú cũng được các vua chúa Việt Nam dùng trong khoa cử. Trong kỳ thi Hương và thi Hội thì bài phú là một phần của kỳ ba (tam trường).

Bên cạnh phú chữ Hán như Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu, Ngọc tỉnh liên phú của Mạc Đĩnh Chi, Chí Linh sơn phú của Nguyễn Trãi, còn có phú Nôm (Cư trần lạc đạo phú của Trần Nhân Tông, Tịch cư ninh thể phú của Nguyễn Hãng, Tụng Tây Hồ phú của Nguyễn Huy Lượng, Hàn nho phong vị phú của Nguyễn Công Trứ, Tài tử đa cùng phú của Cao Bá Quát, Phú hỏng thi khoa Canh Tý của Trần Tế Xương...).


C. Thể loại:

   1. phú tứ tự: phú bốn chữ, mỗi câu chỉ có bốn chữ
   2. phú thất tự: phú bảy chữ, mỗi câu chỉ có bảy chữ
   3. phú Sở từ: câu phú có năm, sáu chữ; cuối câu thì đệm chữ "hề"
   4. phú lưu thủy: phú không hạn chế số chữ, gần như một loại văn xuôi có vần.
   5. phú cận thể, phú luật hay Đường phú: được đặt theo luật lệ quy định, có vần, có đối theo luật bằng trắc.


D. Đường phú:

Là phú cận thể hay phú luật, được đặt ra từ đời Đường bên Tàu. Bài phú có hai yếu tố chính là có vần và có đối. Một câu chia làm hai vế phải đối nhau. Chữ cuối câu, tức cuối vế thứ nhì thì gieo vần.



Luật vần:

Đường phú có thể áp dụng một trong ba luật vần:
   1. độc vận: dùng chỉ một vần, gieo từ đầu đến cuối bài cho mọi câu của cả năm đoạn: lung, biện nguyên, thích thực, phu diễn và nghị luận.
   2. hạn vận: một bài có thể có 5, 6, 7, 8 vần, tuỳ sự hạn vận (tức là ra một câu làm giới hạn bắt buộc gieo vần theo thứ tự các chữ trong câu)
   3. phóng vận: vần có thể thay đổi tự do, không cần ăn khớp với mỗi đoạn của bài phú.


Phép đặt câu:

Phú Đường luật bao giờ cũng đặt câu bằng hai vế đối nhau, vần nằm ở cuối vế dưới. Số câu trong bài phú không nhất định, muốn đặt bao nhiêu cũng được.

Số chữ mỗi câu có mấy loại, căn cứ trên cách ngắt câu.
   - tứ tự: mỗi vế 4 chữ
   - bát tự: mỗi vế 8 chữ
   - song quan: hai cửa, mỗi vế 5 đến 9 chữ, không ngắt
   - cách cú: mỗi vế ngắt làm hai đoạn, một ngắn, một dài
   - gối hạc hay hạc tất: mỗi vế ngắt làm ba đoạn, đoạn giữa thường ngắn như cái đầu gối nối giữa hai ống chân con hạc.

Câu đầu mỗi đoạn thường dùng câu tứ tự. Nếu xếp mấy câu bốn chữ liền nhau thì có thể gieo cùng một vần, gọi là vần liên châu.Sau câu tứ tự thì đến thân đoạn.


Bố cục:

   1. Lung khởi (mở đầu, nói một ý bao quát toàn bài).
   2. Biện nguyên (nói gốc tích, ý nghĩa của đầu bài).
   3. Thích thực (giải thích, phân tích ý nghĩa của đầu bài).
   4. Phu diễn (trình bày, dẫn chứng, minh họa làm rõ phần giải thích, phân tích).
   5. Nghị luận : bình luận, nhận xét ý nghĩa của đầu bài.
  6. Kết (thắt lại, kết thúc).



Lối ra đề làm phú:

Vài lối hay dùng để ra đề mục xưa kia :

   1. Lối bài luật : không hạn định chỉ 8 câu. Câu đầu không vần rồi cứ mỗi vần phải 2 câu, từng đôi, có luật.
   2. Lối phú đắc : lấy một câu trong kinh sử, thi ca cổ nhân làm đề, có hạn vần. Thí dụ :"Phú đắc Việt điểu sào Nam chi ", đắc "sào" (bài phú "Chim Việt đậu cành Nam", lấy vần "sào").

Ðầu bài chỉ định những chữ phải dùng làm vần. Thí dụ :"Ôn cố tri tân phú, dĩ đề tự vi vận" (= lấy chữ đầu đề làm vần) là trong đề có mấy chữ thì dùng từng ấy vần, ở đây dùng 4 chữ "ôn, cố, tri, tân" làm vần ; nếu đề là "dĩ đề vi vận" (= lấy đề làm vần) thì lấy tất cả những chữ trong đề làm vần, tức là phải tính cả chữ "phú", thành 5 vần.

(ST/TH)

_________________________
PHÚ Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4872
Registration date : 23/03/2013

PHÚ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHÚ   PHÚ I_icon13Tue 15 Sep 2020, 17:50

Ai Hoa đã viết:
A. Đại cương:

Phú (賦) là một thể văn chương cổ của nước ta, xuất phát từ Trung Hoa, du nhập vào Việt Nam từ sớm, nhưng được sáng tác rộng rãi bắt đầu từ thời Trần.  Phú có thể được viết bằng văn vần, văn xuôi hoặc văn biền ngẫu nhằm miêu tả phong cảnh, kể sự việc, bàn chuyện đời.


B. Lịch sử:

Phú vốn nghĩa là “phô bày”. Các nhà nghiên cứu kinh thi giải thích: “Phú là phô bày thẳng sự việc.” Có thể phú nảy sinh từ thời Chiến quốc, định hình và thịnh hành vào thời Hán, thường dùng lối chủ khách đối đáp, kiểu câu tự do, không chặt chẽ về bằng trắc. Thời Nam Bắc triều có biền phú, viết theo lối văn biền ngẫu. Đời Đường chế độ khoa cử đòi hỏi thơ và phú đều phải làm theo luật, do đó ở đời Đường, phú được gọi là phú luật hay phú cận thể để phân biệt với phú thể trước đó. Đời Tống phú có xu hướng văn xuôi hóa nên được gọi là văn phú.

Phú theo nghĩa đen chủ yếu là thể văn tả cảnh. Nhưng từ cái ý chính tả ngoại cảnh, một bài phú thường liên kết với nội tâm để tả tình.

Trong văn học Việt Nam thời xưa, phú có mặt ở hầu hết các giai đoạn và giai đoạn nào cũng có những tác phẩm có giá trị. Thể phú cũng được các vua chúa Việt Nam dùng trong khoa cử. Trong kỳ thi Hương và thi Hội thì bài phú là một phần của kỳ ba (tam trường).

Bên cạnh phú chữ Hán như Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu, Ngọc tỉnh liên phú của Mạc Đĩnh Chi, Chí Linh sơn phú của Nguyễn Trãi, còn có phú Nôm (Cư trần lạc đạo phú của Trần Nhân Tông, Tịch cư ninh thể phú của Nguyễn Hãng, Tụng Tây Hồ phú của Nguyễn Huy Lượng, Hàn nho phong vị phú của Nguyễn Công Trứ, Tài tử đa cùng phú của Cao Bá Quát, Phú hỏng thi khoa Canh Tý của Trần Tế Xương...).


C. Thể loại:

   1. phú tứ tự: phú bốn chữ, mỗi câu chỉ có bốn chữ
   2. phú thất tự: phú bảy chữ, mỗi câu chỉ có bảy chữ
   3. phú Sở từ: câu phú có năm, sáu chữ; cuối câu thì đệm chữ "hề"
   4. phú lưu thủy: phú không hạn chế số chữ, gần như một loại văn xuôi có vần.
   5. phú cận thể, phú luật hay Đường phú: được đặt theo luật lệ quy định, có vần, có đối theo luật bằng trắc.


D. Đường phú:

Là phú cận thể hay phú luật, được đặt ra từ đời Đường bên Tàu. Bài phú có hai yếu tố chính là có vần và có đối. Một câu chia làm hai vế phải đối nhau. Chữ cuối câu, tức cuối vế thứ nhì thì gieo vần.



Luật vần:

Đường phú có thể áp dụng một trong ba luật vần:
   1. độc vận: dùng chỉ một vần, gieo từ đầu đến cuối bài cho mọi câu của cả năm đoạn: lung, biện nguyên, thích thực, phu diễn và nghị luận.
   2. hạn vận: một bài có thể có 5, 6, 7, 8 vần, tuỳ sự hạn vận (tức là ra một câu làm giới hạn bắt buộc gieo vần theo thứ tự các chữ trong câu)
   3. phóng vận: vần có thể thay đổi tự do, không cần ăn khớp với mỗi đoạn của bài phú.


Phép đặt câu:

Phú Đường luật bao giờ cũng đặt câu bằng hai vế đối nhau, vần nằm ở cuối vế dưới. Số câu trong bài phú không nhất định, muốn đặt bao nhiêu cũng được.

Số chữ mỗi câu có mấy loại, căn cứ trên cách ngắt câu.
   - tứ tự: mỗi vế 4 chữ
   - bát tự: mỗi vế 8 chữ
   - song quan: hai cửa, mỗi vế 5 đến 9 chữ, không ngắt
   - cách cú: mỗi vế ngắt làm hai đoạn, một ngắn, một dài
   - gối hạc hay hạc tất: mỗi vế ngắt làm ba đoạn, đoạn giữa thường ngắn như cái đầu gối nối giữa hai ống chân con hạc.

Câu đầu mỗi đoạn thường dùng câu tứ tự. Nếu xếp mấy câu bốn chữ liền nhau thì có thể gieo cùng một vần, gọi là vần liên châu.Sau câu tứ tự thì đến thân đoạn.


Bố cục:

   1. Lung khởi (mở đầu, nói một ý bao quát toàn bài).
   2. Biện nguyên (nói gốc tích, ý nghĩa của đầu bài).
   3. Thích thực (giải thích, phân tích ý nghĩa của đầu bài).
   4. Phu diễn (trình bày, dẫn chứng, minh họa làm rõ phần giải thích, phân tích).
   5. Nghị luận : bình luận, nhận xét ý nghĩa của đầu bài.
  6. Kết (thắt lại, kết thúc).



Lối ra đề làm phú:

Vài lối hay dùng để ra đề mục xưa kia :

   1. Lối bài luật : không hạn định chỉ 8 câu. Câu đầu không vần rồi cứ mỗi vần phải 2 câu, từng đôi, có luật.
   2. Lối phú đắc : lấy một câu trong kinh sử, thi ca cổ nhân làm đề, có hạn vần. Thí dụ :"Phú đắc Việt điểu sào Nam chi ", đắc "sào" (bài phú "Chim Việt đậu cành Nam", lấy vần "sào").

Ðầu bài chỉ định những chữ phải dùng làm vần. Thí dụ :"Ôn cố tri tân phú, dĩ đề tự vi vận" (= lấy chữ đầu đề làm vần) là trong đề có mấy chữ thì dùng từng ấy vần, ở đây dùng 4 chữ "ôn, cố, tri, tân" làm vần ; nếu đề là "dĩ đề vi vận" (= lấy đề làm vần) thì lấy tất cả những chữ trong đề làm vần, tức là phải tính cả chữ "phú", thành 5 vần.

(ST/TH)

Thế mà nhiều người (trong đó có cả CV nhà mình) cứ thay vì viết “thơ” lại ghi “phú” trong khi sáng tác thơ hoặc hoạ thơ :potay:
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7165
Registration date : 01/04/2011

PHÚ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHÚ   PHÚ I_icon13Wed 16 Sep 2020, 08:09

Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
A. Đại cương:

Phú (賦) là một thể văn chương cổ của nước ta, xuất phát từ Trung Hoa, du nhập vào Việt Nam từ sớm, nhưng được sáng tác rộng rãi bắt đầu từ thời Trần.  Phú có thể được viết bằng văn vần, văn xuôi hoặc văn biền ngẫu nhằm miêu tả phong cảnh, kể sự việc, bàn chuyện đời.


B. Lịch sử:

Phú vốn nghĩa là “phô bày”. Các nhà nghiên cứu kinh thi giải thích: “Phú là phô bày thẳng sự việc.” Có thể phú nảy sinh từ thời Chiến quốc, định hình và thịnh hành vào thời Hán, thường dùng lối chủ khách đối đáp, kiểu câu tự do, không chặt chẽ về bằng trắc. Thời Nam Bắc triều có biền phú, viết theo lối văn biền ngẫu. Đời Đường chế độ khoa cử đòi hỏi thơ và phú đều phải làm theo luật, do đó ở đời Đường, phú được gọi là phú luật hay phú cận thể để phân biệt với phú thể trước đó. Đời Tống phú có xu hướng văn xuôi hóa nên được gọi là văn phú.

Phú theo nghĩa đen chủ yếu là thể văn tả cảnh. Nhưng từ cái ý chính tả ngoại cảnh, một bài phú thường liên kết với nội tâm để tả tình.

Trong văn học Việt Nam thời xưa, phú có mặt ở hầu hết các giai đoạn và giai đoạn nào cũng có những tác phẩm có giá trị. Thể phú cũng được các vua chúa Việt Nam dùng trong khoa cử. Trong kỳ thi Hương và thi Hội thì bài phú là một phần của kỳ ba (tam trường).

Bên cạnh phú chữ Hán như Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu, Ngọc tỉnh liên phú của Mạc Đĩnh Chi, Chí Linh sơn phú của Nguyễn Trãi, còn có phú Nôm (Cư trần lạc đạo phú của Trần Nhân Tông, Tịch cư ninh thể phú của Nguyễn Hãng, Tụng Tây Hồ phú của Nguyễn Huy Lượng, Hàn nho phong vị phú của Nguyễn Công Trứ, Tài tử đa cùng phú của Cao Bá Quát, Phú hỏng thi khoa Canh Tý của Trần Tế Xương...).


C. Thể loại:

   1. phú tứ tự: phú bốn chữ, mỗi câu chỉ có bốn chữ
   2. phú thất tự: phú bảy chữ, mỗi câu chỉ có bảy chữ
   3. phú Sở từ: câu phú có năm, sáu chữ; cuối câu thì đệm chữ "hề"
   4. phú lưu thủy: phú không hạn chế số chữ, gần như một loại văn xuôi có vần.
   5. phú cận thể, phú luật hay Đường phú: được đặt theo luật lệ quy định, có vần, có đối theo luật bằng trắc.


D. Đường phú:

Là phú cận thể hay phú luật, được đặt ra từ đời Đường bên Tàu. Bài phú có hai yếu tố chính là có vần và có đối. Một câu chia làm hai vế phải đối nhau. Chữ cuối câu, tức cuối vế thứ nhì thì gieo vần.



Luật vần:

Đường phú có thể áp dụng một trong ba luật vần:
   1. độc vận: dùng chỉ một vần, gieo từ đầu đến cuối bài cho mọi câu của cả năm đoạn: lung, biện nguyên, thích thực, phu diễn và nghị luận.
   2. hạn vận: một bài có thể có 5, 6, 7, 8 vần, tuỳ sự hạn vận (tức là ra một câu làm giới hạn bắt buộc gieo vần theo thứ tự các chữ trong câu)
   3. phóng vận: vần có thể thay đổi tự do, không cần ăn khớp với mỗi đoạn của bài phú.


Phép đặt câu:

Phú Đường luật bao giờ cũng đặt câu bằng hai vế đối nhau, vần nằm ở cuối vế dưới. Số câu trong bài phú không nhất định, muốn đặt bao nhiêu cũng được.

Số chữ mỗi câu có mấy loại, căn cứ trên cách ngắt câu.
   - tứ tự: mỗi vế 4 chữ
   - bát tự: mỗi vế 8 chữ
   - song quan: hai cửa, mỗi vế 5 đến 9 chữ, không ngắt
   - cách cú: mỗi vế ngắt làm hai đoạn, một ngắn, một dài
   - gối hạc hay hạc tất: mỗi vế ngắt làm ba đoạn, đoạn giữa thường ngắn như cái đầu gối nối giữa hai ống chân con hạc.

Câu đầu mỗi đoạn thường dùng câu tứ tự. Nếu xếp mấy câu bốn chữ liền nhau thì có thể gieo cùng một vần, gọi là vần liên châu.Sau câu tứ tự thì đến thân đoạn.


Bố cục:

   1. Lung khởi (mở đầu, nói một ý bao quát toàn bài).
   2. Biện nguyên (nói gốc tích, ý nghĩa của đầu bài).
   3. Thích thực (giải thích, phân tích ý nghĩa của đầu bài).
   4. Phu diễn (trình bày, dẫn chứng, minh họa làm rõ phần giải thích, phân tích).
   5. Nghị luận : bình luận, nhận xét ý nghĩa của đầu bài.
  6. Kết (thắt lại, kết thúc).



Lối ra đề làm phú:

Vài lối hay dùng để ra đề mục xưa kia :

   1. Lối bài luật : không hạn định chỉ 8 câu. Câu đầu không vần rồi cứ mỗi vần phải 2 câu, từng đôi, có luật.
   2. Lối phú đắc : lấy một câu trong kinh sử, thi ca cổ nhân làm đề, có hạn vần. Thí dụ :"Phú đắc Việt điểu sào Nam chi ", đắc "sào" (bài phú "Chim Việt đậu cành Nam", lấy vần "sào").

Ðầu bài chỉ định những chữ phải dùng làm vần. Thí dụ :"Ôn cố tri tân phú, dĩ đề tự vi vận" (= lấy chữ đầu đề làm vần) là trong đề có mấy chữ thì dùng từng ấy vần, ở đây dùng 4 chữ "ôn, cố, tri, tân" làm vần ; nếu đề là "dĩ đề vi vận" (= lấy đề làm vần) thì lấy tất cả những chữ trong đề làm vần, tức là phải tính cả chữ "phú", thành 5 vần.

(ST/TH)

Thế mà nhiều người (trong đó có cả CV nhà mình) cứ thay vì viết “thơ” lại ghi “phú” trong khi sáng tác thơ hoặc hoạ thơ :potay:

chắc người ta nghĩ PHÚ chỉ khác THƠ ở... cái dấu sắc!   :laughing:
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10594
Registration date : 23/11/2007

PHÚ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHÚ   PHÚ I_icon13Wed 16 Sep 2020, 09:38

Bạch Đằng giang phú

Trương Hán Siêu

Khách hữu:
Quải hạn mạn chi phong phàm,
Thập hạo đãng chi hải nguyệt.
Triêu dát huyền hề Nguyên, Tương,
Mộ u thám hề Vũ huyệt.
Cửu Giang, Ngũ Hồ,
Tam Ngô, Bách Việt.
Nhân tích sở chí,
Mị bất kinh duyệt.
Hung thôn Vân Mộng giả sổ bách nhi,
Tứ phương tráng chí do khuyết như dã.
Nãi cử tiếp hề trung lưu,
Túng Tử Trường chi viễn du.
Thiệp Đại Than khẩu,
Tố Đông Triều đầu.
Để Bạch Đằng giang,
Thị phiếm thị phù.
Tiếp kình ba ư vô tế,
Trám diêu vĩ chi tương mâu.
Thuỷ thiên nhất sắc,
Phong cảnh tam thu.
Chử địch ngạn lô,
Sắt sắt sâu sâu.
Chiết kích trầm giang,
Khô cốt doanh khâu.
Thảm nhiên bất lạc,
Trữ lập ngưng mâu.
Niệm hào kiệt chi dĩ vãng,
Thán tung tích chi không lưu.
Giang biên phụ lão,
Vị ngã hà cầu.
Hoặc phù lê trượng,
Hoặc trạo cô châu.
Ấp dư nhi ngôn viết:
“Thử Trùng Hưng nhị thánh cầm Ô Mã Nhi chi chiến địa,
Dữ tích thời Ngô thị phá Lưu Hoằng Thao chi cố châu dã.”
Đương kỳ:
Trục lô thiên lý,
Tinh kỳ ỷ nỉ.
Tỳ hưu lục quân,
Binh nhẫn phong khỉ.
Thư hùng vị quyết,
Nam Bắc đối luỹ.
Nhật nguyệt hôn hề vô quang,
Thiên địa lẫm hề tương huỷ.
Bỉ:
Tất Liệt chi thế cường,
Lưu Cung chi kế quỷ.
Tự vị đầu tiên,
Khả tảo Nam kỷ.
Ký nhi:
Hoàng thiên trợ thuận,
Hung đồ phi mỵ.
Mạnh Đức Xích Bích chi sư đàm tiếu phi hôi,
Bồ Kiên Hợp Phì chi trận tu du tống tử.
Chí kim giang lưu,
Chung bất tuyết sỉ.
Tái bạo chi công,
Thiên cổ xưng mỹ.
Tuy nhiên:
Tự hữu vũ trụ,
Cố hữu giang san.
Tín thiên tạm chi thiết hiểm,
Lại nhân kiệt dĩ điện an.
Mạnh Tân chi hội ưng dương nhược Lã,
Duy Thuỷ chi chiến quốc sĩ như Hàn.
Duy thử giang chi đại tiệp,
Do đại vương chi tặc nhàn.
Anh phong khả tưởng,
Khẩu bi bất san.
Hoài cổ nhân hề vẫn thế,
Lâm giang lưu hề hậu nhan.
Hành thả ca viết:
“Đại giang hề cổn cổn,
Hồng đào cự lãng hề triều tông vô tận.
Nhân nhân hề văn danh,
Phỉ nhân hề câu dẫn.”
Khách tòng nhi canh ca viết:
“Nhị thánh hề tịnh minh,
Tựu thử giang hề tẩy giáp binh.
Hồ trần bất cảm động hề, thiên cổ thăng bình.
Tín tri: bất tại quan hà chi hiểm hề,
Duy tại ý đức chi mạc kinh.”

Lời dẫn của tác giả:

   Cuối đời nhà Đường trong thời Ngũ Đại, Lưu Cung tiếm ngôi, xưa quốc hiệu là Hán. Giữa lúc Nam Bắc phân tranh, nước ta chưa có thông thuộc, Dương Đình Nghệ cầm quyền cai trị trong châu, bị kẻ con nuôi là Kiều Công Tiễn giết để lên thay chân. Tướng của Đình Nghệ là Ngô Quyền dấy binh đánh Công Tiễn. Tiễn cầu cứu với Lưu Cung, Cung bèn sai con là Hoằng Thao đem quân sang cứu. Thao đem chiến thuyền từ sông Bạch Đằng kéo vào. Lúc ấy Quyền đã giết được Công Tiễn, và đã ngầm cắm những cây gỗ nhọn ở hai bên cửa bể, rồi dụ Hoằng Thao vào bên trong, đến khi nước thuỷ triều rút lui, ông mới tung quân ra đánh, giết được Hoằng Thao.

   Đời vua Nhân Tông nhà Trần, niên hiệu Trùng Hưng năm thứ 4 (1288), vua Thế Tổ nhà Nguyên sai Ô Mã Nhi sang xâm lược, kéo binh vào sông Bạch Đằng. Hưng Đạo Vương là Trần Quốc Tuấn cũng trồng cột nhọn ở lòng sông từ trước, rồi chờ lúc thuỷ triều lên thì ra khiêu chiến rồi giả cách thua chạy, đến lúc thuỷ triều xuống mới tung ra đánh, phá vỡ được quân địch, bắt sống được Ô Mã Nhi. Trận này vua Nhân Tông và thái thượng hoàng là Thánh Tông cùng ra cầm quân.


Bản dịch của Đông Châu

Khách có kẻ:
Chèo quế bơi trăng
Buồm mây giong gió
Sớm ngọn Tương kia
Chiều hang Vũ nọ
Vùng vẫy Giang, Hồ
Tiêu dao Ngô, Sở
Ði cho biết đây
Ði cho biết đó

Chằm Vân, Mộng chứa ở trong kho tư tưởng, đã biết bao nhiêu:
Mà cái chí khí tứ phương, vẫn còn hăm hở
Mới học thói Tử Trường
Bốn bể ngao du
Qua cửa Ðại Thần
Sang bến Ðông Triều
Ðến sông Bạch Ðằng
Ðủng đỉnh phiếm chu
Trắng xoá sóng kình muôn dặm
Xanh rì dặng ác một màu
Nước trời lộn sắc
Phong cảnh vừa thu
Ngàn lau quạnh cõi
Bến lách đìu hiu
Giáo gãy đầy sông
Cốt khô đầy gò
Ngậm ngùi đứng lặng
Ngắm cuộc phù du
Thương kẻ anh hùng đâu vắng tá?
Mà đây dấu vết vẫn còn lưu
Kìa kìa bên sông, lão phủ người đâu?
Lượng trong bụng ta, chừng có sở cầu
Hoặc gậy chống trước, hoặc thuyền bơi sau.

Vái tạ mà thưa rằng:
Ðây là chỗ chiến địa của vua Trần bắt giặc Nguyên,
Và là nơi cố châu của vua Ngô phá quân Lưu đấy.

Ðương khi:
Muôn đội thuyền bày, hai quân giáo chỉ
Guơm tuốt sáng loè, cờ bay đỏ khé
Tướng Bắc quân Nam
Ðôi bên đối luỹ
Ðã nổi gió mà bay mây
Lại kinh thiên mà động địa
Kìa Nam Hán nó mưu sâu
Nọ Hồ Nguyên nó sức khoẻ

Nó bảo rằng:
Phen này đạp đổ nước Nam, tưởng chừng cũng dễ.

May thay:
Trời giúp quân ta
Mây tan trận nó

Khác nào như:
Quân Tào Tháo bị vỡ ở sông Xích Bích khi xưa.
Giặc Bồ Kiên bị tan ở bến Hợp Phì thuở nọ
Ấy cái nhục tầy trời của họ, há những một thời
Mà cái công tái tạo của ta, lưu danh thiên cổ
Tuy vậy, từ thuở có trời có đất, vẫn có giang san
Trời đất ra nơi hiểm trở
Người tính lấy cuộc tôn an
Hội nào bằng hội Mạnh Tân như vương sư họ Lã
Trận nào bằng trận Duy Thuỷ như quốc sĩ họ Hàn

Kìa trận Bạch Ðằng này mà đại thắng
Bởi chưng Ðại vương coi thế giặc nhàn
Tiếng thơm còn mãi
Bia miệng bao mòn
Nhớ ai sa giọt lệ
Hổ mình với nước non

Rồi vừa đi vừa hát rằng
Sông Ðằng một giải dài ghê
Luồng to sóng lớn dồn về bể Ðông
Trời Nam sinh kẻ anh hùng
Tăm kình yên lặng, non sông vững vàng
Khách lại nối mà hát rằng
Triều ta hai vị thánh nhân
Sông kia còn dấu tẩy trần giáp binh
Nghìn xưa gẫm cuộc thăng binh
Tại đâu đất hiểm, bởi mình đức cao.

(Nguồn: “Khảo về địa dư và lịch sử tỉnh Quảng Yên”, Nam Phong tạp chí, tập XIV số 8, tháng 6-1924)

Thiviennet

_________________________
PHÚ Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10594
Registration date : 23/11/2007

PHÚ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHÚ   PHÚ I_icon13Wed 16 Sep 2020, 10:45

Cư Trần Lạc Đạo Phú

Trần Nhân Tông


Đệ nhất hội


Mình ngồi thành thị, nết dụng sơn lâm

Muôn nghiệp lặng an nhàn thể tính, nửa ngày rồi tự tại thân tâm.

Tham ái nguồn dừng, chẳng còn nhớ châu yêu ngọc quý.
Thị phi tiếng lặng, được dầu nghe yến thốt oanh ngâm.

Chơi nước biếc, ẩn non xanh, nhân gian có nhiều người đắc ý.
Biết đào hồng, hay liễu lục, thiên hạnăng mấy chú tri âm.

Nguyệt bạch vầng xanh, soi mọi chỗ thiền hà lai láng.
Liễu mềm hoa tốt, ngất quần sinh tuệ nhật sâm lâm.

Lo hoán cốt, ước phi thăng, đan thần mới phục.
Nhắm trường sinh, về thượng giới, thuốc thỏ còn đâm.

Sách dễ xem chơi, yêu tính sáng, yêu hơn châu báu.
Kinh nhàn đọc dấu, trọng lòng rồi, trọng nữa hoàng câm.

Chú thích:

1) Bài phú “Sống đời vui đạo”
2) Mình: Thân thể
3) Nết: Nếp sống, phong cách, phong thái; tính hạnh, cách ăn thói ở
4) Nghiệp: (Từ ngữ Phật giáo) Hành động, hành vi thể hiện qua thân thể, lời nói, tư duy có thể tạo nên quả báo thiện ác về sau, Karma
5) Lặng: Thanh tịnh,không bị vọng động.
6) Thể tính: (Từ ngữ Phật giáo) Bản thể và bản tính, thực thể. Thể: Thực chất của sự vật, bản thể; Tính: bản chất không biến đổi của thể. Như vậy, thể là tính, tính là thể, 2 mặt của nhau. Thể tính của Phật và chúng sinh không khác nhau.
7) Rồi: An nhàn, thanh thản, không bận bịu, thảnh thơi; Rãnh rỗi, rỗi rãi.
8) Dừng: Ngừng, đứng lại, chấm dứt.
9) Dầu: Dầu lòng, mặc lòng
10) Hay: Biết
11) Năng: Tới mức, đạt tới.
12) Thiền hà: (Từ ngữ Phật giáo) Dòng sông thiền, chỉ việc Thiền định trong việc tu Phật (Thiền định chi thuỷ, năng diệt tâm hỏa (phiền não), vì thế ví như giòng sông, nên gọi là Thiền hà)
13) Ngất: Cao ngút.
14) Quần sinh: Chúng sinh.
15) Tuệ nhật: (Từ ngữ Phật giáo) Lấy ánh sáng mặt trời để ví như trí tuệ của Phật chan hòa khắp cả chúng sinh, chiếu sáng u minh, mê muội.
16) Sâm lâm: rậm rạp, sum sê.
17) Hoán cốt: Thay xương đổi cốt.
18) Đan thần: Thuốc tiên.
19) Phục: Uống.
20) Thuốc thỏ còn đâm: Do 4 chữ “Ngọc thố đảo dược”. Chuyện nhân gian của đạo Lão, Trung quốc cho rằng có con thỏ trắng trên mặt trăng, quỳ bên cối mà đâm giã làm thuốc trường sinh, uống vào sống lâu thành tiên.
21) Dấu: Yêu thích, yêu mến.
22) Hoàng câm: Hoàng kim, vàng.


Đệ nhị hội

Biết vậy!
Miễn được lòng rồi, chẳng còn pháp khác.

Gìn tính sáng, tính mới hầu an.
Nén niềm vọng, niềm đành chẳng thác.

Dứt trừ nhân ngã, thì ra tướng thực kim cương.
Dừng hết tham sân, mới làu lòng mầu viên giác.

Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây Phương.
Di Đà là tính sáng soi, mựa phải nhọc tìm về Cực Lạc.

Xét thân tâm, rèn tính thức, há rằng mong quả báo phô khoe.
Cầm giới hạnh, địch vô thường, nào có sá cầu danh bán chác.

Ăn rau ăn trái, nghiệp miệng chẳng hiềm thửa đắng cay.
Vận giấy vận sồi, thân căn có ngại chi đen bạc.

Nhược chỉn vui bề đạo đức, nửa gian lều quý nữa thiên cung.
Dầu hay mến thửa nhơn nghì, ba phiến ngói yêu hơn lầu gác.

Chú thích:

1) Lòng rồi: Tâm rỗi, tâm thanh thản, tâm thảnh thơi.
2) Pháp: Phương cách, phương pháp
3) Tính sáng: Phật tính Sáng rõ, do từ ngữ Phật giáo “Minh tâm kiến tính”
4) Niềm vọng: (Thuật ngữ Phật giáo) “Vọng niệm”. Vọng: (chữ Hán) Điều sai lầm.
5) Đành: Ưng, chịu
6) Thác: sai, không đúng.
7) Nhân ngã: Tương quan giữa ta và người, giữa chủ thể và đối tượng.
8) Tướng thực:(Thuật ngữ Phật giáo) Bản chất chân thật, lý lẽ bất biến của vạn pháp.
9) Làu: Làu thông, hiểu thấu suốt.
10) Lòng mầu: (Thuật ngữ Phật giáo) từ chữ Hán “Diệu tâm”.
11) Viên giác: (Thuật ngữ Phật giáo) Sự giác ngộ tròn đầy, toàn diện, trọn vẹn.
12) Tịnh độ: (Thuật ngữ Phật giáo) Cõi Phật, cõi thanh tịnh, cõi trong sạch.
13) Di Đà: Phật A Di Đà.
14) Mựa: Chớ
15) Nghiệp miệng: Khẩu nghiệp
16) Thân căn: Hình thể, hình hài, thân hình; một trong lục căn.
17) Vận: Mặc áo quần. Toàn câu ý nói: Miễn có áo quần mà mặc, sá gì đơn sơ, không màu mè.
18) Nhược: Nếu.
19) Chỉn: Chỉ
20) Thửa: Tiếng thế cho người, vật, chỗ, nơi.


Đệ tam hội

Nếu mà cóc,
Tội ắt đã không, pháp học lại thông.

Gìn tính sáng, mựa lạc tà đạo.
Sửa mình học, cho phải chính tông.

Chỉn Bụt là lòng, xá ướm hỏi đòi cơ Mã Tổ.
Vong tài đuổi sắc, ắt tìm cho phải thói Bàng công.

Áng tư tài, tính sáng chẳng tham, há vì ở Cánh Diều Yên Tử.
Răn thanh sắc, niềm đình chẳng chuyển, lọ chi ngồi am Sạn non Ðông.

Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc.
Sơn lâm chẳng cóc, hoạ kia thực cả đồ công.

Nguyền mong thân cận minh sư, quả bồ đề một đêm mà chín.
Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa ưu đàm mấy kiếp đơm bông.

Chú thích:

1) Cóc: Biết, hay.
2) Xá: Hãy, nên.
3) Đòi: Theo.
4) Cơ: Cách, chìa khóa, then chốt, cơ chế, công việc, phương sách, phương tiện, dụng cụ.
5) Mã Tổ: Thiền sư Mã Tổ (709-788), còn gọi là Mã Tổ Đạo Nhất, nổi tiếng đời Đường, thuộc dòng thiền Tào Khê, thường dùng “Tức Tâm Thị Phật” (Chính cái tâm này là Phật) và “Bình thường tâm thị đạo” (Tâm bình thường là đạo) để hành thiền và dạy dỗ môn sinh.
6) Vong tài: Quên, không màng tới tiền bạc, của cải.
7) Bàng công: Bàng Uẩn (?-807), tên tự là Đạo Huyền, trong các sách viết về đạo Phật gọi là Cư sĩ Bàng Uẩn, người huyện Hành Dương, tỉnh Hồ Nam, học trò của Mã Tổ, dòng dõi nhà Nho, sau nối nghiệp Mã Tổ. Sách thiền thời Nam Tống ghi lại Bàng Uẩn không tham nhà cao cửa rộng, đem của cải, vàng bạc châu báu đổ xuống hồ Động đình, từ đó sinh sống trong cảnh thanh bần.
8) Áng: Đám, làm thành một đám
9) Tư tài: Tiền bạc, của cải.
10) Răn: Biết để tránh, cai, chừa, từ bỏ, cấm.
11) Thanh sắc: Hai trong lục tặc.
12) Đình: Dừng, ngừng, đứng lại.
13) Đồ công: Mượn ý và chữ trong 4 chữ Hán “Đồ lao vô công” có nghĩa là “Uổng công”, “vô ích”.
14) Hoa ưu đàm: Dịch âm chữ Phạn Udumbara, hoa Ưu Đàm Bát La. Chuyện thần thoại Ấn Độ kể rằng hoa này sinh trưỏng ở Hy Mã Lạp sơn, 3000 năm mới nở hoa, nở ra xong thì tàn ngay; chỉ việc mới xuất hiện thì đã tan biến ngay rất hiếm gặp.


(Nguyễn Hữu Vinh & Trần Đình Hoành)

_________________________
PHÚ Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10594
Registration date : 23/11/2007

PHÚ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHÚ   PHÚ I_icon13Thu 17 Sep 2020, 12:19

Cư Trần Lạc Đạo Phú

Trần Nhân Tông


Đệ tứ hội


Tin xem,
Miễn cóc một lòng, thì rồi mọi hoặc.

Chuyển tam độc, mới chứng tam thân.
Ðoạn lục căn, nên trừ lục tặc.

Tìm đường hoán cốt, chỉn xá năng phục dược luyện đan.
Hỏi pháp chân không, hề chi lánh ngại thanh chấp sắc.

Biết Chân như, tin Bát nhã, chớ còn tìm Phật Tổ Tây Ðông.
Chứng thật tướng, ngộ vô vi, nào nhọc hỏi kinh Thiền Nam Bắc.

Xem Tam tạng giáo, ắt học đòi Thiền uyển thanh quy.
Ðốt ngũ phân hương, chẳng tốn đến chiên đàn chiêm bặc.

Tích nhơn nghì, tu đạo đức, ai hay này chẳng Thích Ca.
Cầm giới hạnh, đoạn ghen tham, chỉn thật ấy là Di Lặc.

Chú thích:

1) Rồi: Hết, xong, chấm dứt.
2) Hoặc: (Thuật ngữ Phật giáo) Mê hoặc, phiền não, trạng thái phiền khổ của thân tâm.
3) Tam độc: (Thuật ngữ Phật giáo) Ba độc, ba yếu tố chính trói buộc con người vào Luân hồi là Tham dục, Sân hận và Ngu si.
4) Tam thân: (Thuật ngữ Phật giáo) Chỉ ba loại thân của một vị Phật, theo quan điểm Đại thừa (mahāyāna). Quan điểm này xuất phát từ tư tưởng cho rằng Phật như Ngài đã xuất hiện trên thế gian để hoằng hoá, tiếp độ chúng sinh chính là biểu hiện của sự Tuyệt đối, của Chân như và Phật có khi hiện thân thành nhiều hình tướng khác nhau chỉ vì lợi ích của chúng sinh. Ba thân gồm: Pháp thân (dharmakāya), Báo thân (saṃbhogakāya), Ứng thân (nirmāṇakāya),
5) Đoạn: Dứt bỏ.
6) Lục căn: (Thuật ngữ Phật giáo) Sáu giác quan của con người (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, não).
7) Lục tặc: (Thuật ngữ Phật giáo) Còn gọi là Lục Trần, là 6 yếu tố: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp..
8) Chỉn xá: Thì hãy.
9) Năng: Đủ sức, đạt được.
10) Phục dược: Uống thuốc
11) Chân không: (Thuật ngữ Phật giáo): a) Cảnh giới trên hết mọi ý thức sắc tướng, là Niết Bàn của phái Tiểu thừa; b) Là quan niệm của phái Đại thừa về tính Không cho rằng “phi không chi không” là Chân không.
12) Lánh: Tránh ra, né tránh.
13) Ngại: Vướng mắc.
14) Chân như: (Thuật ngữ Phật giáo) tathatā, bhūtatathatā; Một khái niệm quan trọng của Phật giáo Đại thừa, chỉ thể tính tuyệt đối cuối cùng của vạn sự.
15) Bát nhã: (Thuật ngữ Phật giáo) Sankrit: prajnā; danh từ dịch âm, nghĩa là Trí tuệ, Tuệ, Nhận thức; Một khái niệm trung tâm của Phật giáo Đại thừa, chỉ một thứ trí tuệ không phải do suy luận hay kiến thức mà có, mà là thứ trí tuệ chớp nhoáng lúc trực nhận tính Không (sankrit: śūnyatā), là thể tính của vạn sự. Đạt được trí Bát nhã được xem là đồng nghĩa với Giác ngộ và là một trong những yếu tố quan trọng của Phật quả.
16) Thật tướng: (Thuật ngữ Phật giáo) Bản chất chân thật, lý lẽ bất biến của vạn pháp.
17) Vô vi: (Thuật ngữ Phật giáo) Là không phụ thuộc, không bị ảnh hưởng, không vì nhân duyên mà sinh ra, đối nghĩa với vô vi là Hữu vi, cũng thường được hiểu là “Không làm”. Trong Phật giáo nguyên thuỷ thì chỉ có Niết bàn được xếp vào hạng vô vi, tất cả các Pháp còn lại đều là hữu vi.
18) Tam tạng: Sankrit: tripiṭaka; Là ba phần cốt tuỷ của kinh sách đạo Phật, gồm a) Kinh tạng (sankrit: sūtra-piṭaka, b) Luật tạng (sankrit: vinaya), c) Luận tạng.
19) Thiền uyển thanh quy: Tên sách cổ viết về những quy luật cho tăng, ni và cư sĩ tu trong cũng như ngoài chùa Phật do thiền sư Tông Trách đới nhà Tống soạn xong năm 1103. Thiền uyển: Là nơi sinh sống, tu tập của những người theo Thiền tông; Thanh quy: Qui luật cho tăng, ni và cư sĩ tu trong cũng như ngoài chùa Phật.
20) Ngũ phân hương: (Thuật ngữ Phật giáo) Lấy hương đốt cúng Phật làm tỷ dụ chia ra thành năm loại tâm hương: a) Hương giới, 2b) Hương định, c) Hương tuệ, d) Hương giải thoát và e) Hương tri kiến giải thoát.
21) Chiên đàn: Phiên âm chữ Candana từ tiếng Phạn và Pāli, là một loại cây có vỏ dùng làm dược thảo, và làm hương đốt.
22) Chiêm bặc: Phiên âm tiếng Phạn chữ Campaka, một loài hoa thơm ở Ấn độ.


Đệ ngũ hội

Vậy mới hay
Bụt ở cung nhà, chẳng phải tìm xa.

Nhân khuy bổn nên ta tìm Bụt
Đến cóc hay chỉn Bụt là ta.

Thiền ngỏ năm câu, nằm nướng trong quê Hà hữu.
Kinh xem ba bận, ngồi ngơi mé nước Tân la.

Trong đạo nghĩa, khoáng cơ quan, đà đụt lẫn trường Kinh cửa Tổ.
Lánh thị phi, ghê thanh sắc, ngại chơi bời dặm liễu đường hoa.

Ðức Bụt từ bi, mong nhiều kiếp nguyền cho thân cận.
Ơn Nghiêu khoáng cả, trút toàn thân bỏ việc đã xa.

Áo lẫn chăn đầm ấm qua mùa, hoặc chằm hoặc trải.
Cơm cùng cháo đói no đòi bữa, dầu bạc dầu xoa.

Ngăn bát thức, nén bát phong, càng đè càng bội.
Lẩy tam huyền, nong tam yếu, một cắt một ma.

Cầm vốn thiếu huyền, xá đàn dấu xoang vô sinh khúc.
Ðịch chẳng có lỗ, cũng bấm chơi xướng thái bình ca.

Lẩy cội tìm cành, còn khá tiếc Câu Chi trưởng lão.
Quay đầu chụp bóng, ắt kham cười Diễn Nhã Ðạt Ða.

Lọt khuyên Kim Cương, há mặt hầu thông nên nóng.
Nuốt bồng lật cức, nào tay phải xước tượng da.

Chú thích:

1) Khuy: Thiếu.
2) Bổn: Cội, gốc rễ.
3) Cóc hay: Hiểu biết.
4) Quê Hà hữu: Lấy nghĩa của “Vô hà hữu chi hương” 無何有之鄉 trong bài “Tiêu Dao du” của Trang tử, nghĩa là một nơi (chốn, chỗ, quê, làng…) không có cái gì cả, làng trống không, chỉ một nơi huyển ảo, không thật. (Kim tử hữu đại thụ, hoạn kỳ vô dụng, hà bất thụ chi ư vô hà hữu chi hương, quảng mạc chi dã, bàng hoàng hồ vô vi kỳ trắc, tiêu dao hồ tẩm ngoạ kỳ hạ.今子有大樹,患其無用,何不樹之於無何有之鄉,廣莫之野,彷徨乎無為其側,逍遙乎寢臥其下。 (Nay tôi có cây lớn, lo nó vô dụng, sao ta không trồng nó sang làng trống không, giữa cảnh đồng nội rộng rãi, rồi loanh quanh ta nghỉ ngơi không làm gì bên cạnh, tiêu dao ta nằm khểnh bên dưới). “Tiêu Dao Du” tiêu biểu cho nhân sinh quan nhàn du, tuyệt đối tự do tự tại của Trang tử.
5) Tân La: Nước Tân La (Silla) (57 TCN– 935 CN) là một trong Tam Quốc Triều Tiên, và là một trong số các triều đại duy trì liên tục lâu nhất trong lịch sử châu Á. Phật giáo chính thức được đưa vào Tân La vào năm 527 dưới thời Pháp Hưng Vương (Beopheung), mặc dù vương quốc đã tiếp xúc với Phật giáo trong hơn một thế kỷ và đức tin này chắc chắn đã xâm nhập vào đời sống tôn giáo của cư dân bản địa. Tầm quan trọng của Phật giáo trong xã hội Tân La và cuối của thời kỳ sơ khởi còn chưa biết rõ. Từ Pháp Hưng Vương cho đến 6 người kế vị sau đó đều nhận tên Phật và tự coi mình là Phật vương. Giai đoạn cuối của thời kỳ sơ khởi Tân La được xem là một thời kỳ đỉnh cao của Phật giáo, chủ yếu là thờ Phật Di lặc. Một lượng lớn các chùa đã được xây dựng, thường xuyên nhận được trợ giúp tài chính và bảo trợ của các quý tộc, các ngôi chùa nổi bật trong số đó là Hwangnyongsa (Hoàng Long tự), Bulguksa (Phật Quốc tự) và Seokguram (Thạch Quật am). Hwangyongsa đặc biệt nhấn mạnh quyền lực của quân vương và vai trò của Phật giáo trong việc bảo vệ và nâng cao vị thế quốc gia. Ngôi tháp gỗ 9 tầng của chùa, có lẽ là kiến trúc nhân tạo cao nhất tại Đông Á đương thời, là biểu tượng cho 9 quốc gia đã chịu phục tùng Tân La. Silla coi trọng ngôi tháp này, tháp được xây dựng bằng đá và gỗ. Sau khi thống nhất, Phật giáo đã giảm tầm ảnh hưởng trong chính trị Tân La. Khi đó, các quân vương Tân La đã đưa Nho giáo trở thành tư tưởng chủ đạo trong cách thức trị vì một nhà nước được mở rộng và cũng là để hạn chế quyền lực của các gia đình quý tộc. Tuy nhiên, Phật giáo vẫn giữa vai trò trung tâm trong xã hội Tân La. Hàng trăm nhà sư Tân La đã sang Đường để tìm hiểu giáo lý và mua sắm các kinh điển Phật giáo.
6) Trong: Làm cho rõ.
7) Khoáng: Làm cho rộng hơn, lớn hơn.
8) Cơ quan: (Thuật ngữ Phật giáo) Cách thức, cơ chế, công việc, phương sách, phương tiện, dụng cụ, động cơ, phương pháp sử dụng trong thiền môn để giúp người thiền sinh cởi mở được những ràng buộc, ví dụ : công án, tiếng la hét, dùng gậy đánh v.v..
9) Đà: Đã.
10) Đụt: Núp vào, chun vào.
11) Trường kinh: Chỉ nơi đọc kinh, niệm kinh, dạy kinh, chùa chiền.
12) Cửa tổ: Nơi tu hành của tăng, sư, chùa chiền, tịnh thất.
13) Nghiêu: Đế Nghiêu, tên ông vua hiền của Tàu.
14) Khoáng cả: Rộng lớn.
15) Chằm là chằm lại, kết lại, nối lại; Trải là trải ra, rải ra, giăng ra.
16) Đòi: nhiều.
17) Xoa: hẩm; cơm xoa: cơm hẩm.
18) Bát thức: (Thuật ngữ Phật giáo) Tên gọi sự lập thành lĩnh vực cốt tuỷ và đặc biệt nhất trong giáo lý của Du già hành tông Phật giáo, được biết đến ở Đông Á với tên Pháp tướng tông (法 相) và Duy thức tông (唯識). Theo giáo lý của tông nầy, mỗi chúng sinh đều có 8 lớp thức riêng biệt, năm thức đầu tiên tương ứng với 5 giác quan, thức thứ 6 tương ứng với tâm hay suy nghĩ (thức 意識), thức thứ 7, Mạt na thức (末那識) tương ứng với ý niệm về bản ngã, thức thứ 8 (A- lại-da thức) là kho chứa mọi dấu ấn từ kinh nghiệm của mình.
19) Bát phong: aṣṭalokadharma; (Thuật ngữ Phật giáo) Nghĩa là tám ngọn gió. Chỉ tám sự việc ràng buộc người vào thế gian, lay chuyển lòng người, đó là: 1./2. Được (利; lợi; s: lābha), mất (衰; suy; s: alābha); 3./4. Vinh (稱; xưng; s: yaśa), nhục (譏; cơ; s: ayaśa); 5./6. Khen (譽; dự; s: praśaṅsa), chê (毀; huỷ; s: nindā); 7./8. Vui (樂; lạc; s: sukha), khổ (苦; khổ; s: duḥkha)
20) Bội: Gấp đôi.
21) Lẩy: Lảy, tách ra, tẽ ra, lật ra, rút ra.
22) Tam huyền tam yếu: (Thuật ngữ Phật giáo) Thiền sư Lâm Tế Nghĩa Huyền đề xướng giáo lý Tam Huyền và Tam Yếu để dẫn dắt môn sinh. Ngài nói rằng “Trong lời nói phải có mối manh của ba cái huyền diệu (Tam huyền), mỗi một mối Huyền diệu đều phải có ba cái Quan trọng (Tam yếu), nhưng không giảng rõ Tam huyền tam yếu là gì.
23) Nong: Làm cho rộng ra.
24) Ma: Mài giũa.
25) Cầm vốn thiếu huyền: Chữ Hán “Vô huyền cầm” (đàn không dây). Tiêu Thống đời Lương viết Truyện Đào Uyên Minh ghi lại rằng: “Đào Uyên Minh không hiểu về âm nhạc, nhưng có cây đàn không dây, thường ôm gảy đàn này mỗi khi uống rượu”. Người đời sau thường dùng điển tích này chỉ cuộc sống nhàn dật.
26) Xá: Hãy, nên.
27) Xoang vô sinh khúc: Đàn bản nhạc “Không sinh không diệt”.
28) Ðịch chẳng có lỗ: Sáo không có lỗ. Thiền tông dùng để chỉ ngộ thiền không thể dùng lời nói hay ý thức diễn tả được.
29) Câu Chi: Thiền sư Trung Quốc dòng Mã Tổ Đạo Nhất. Tương truyền rằng, hể ai hỏi gì về thiền, Sư chỉ đưa một ngón tay lên.
30) Kham: Khá, chịu nổi, có sức, chịu được.
31) Diễn Nhã Đạt Đa: Còn gọi là Diên Nhã Đạt Đa, Giê Nhã Đạt Đa, chữ Phạn là Yajadatta. Theo kinh Lăng Nghiêm: Trong thành Thất la có người tên Diễn Nhã Đạt Đa buổi sáng lấy gương soi mặt, nhìn thấy trên đầu mày mặt mình trong gương thì lấy làm vui thích. Quay đầu lại muốn nhìn cái đầu mình thì không thấy được mặt mũi mình nữa, bèn cho là vì ma quỷ đưa đường nên vô cố bỏ chạy.
32) Kim cương khuyên và lật cức bồng: (Thuật ngữ Phật giáo) xuất xứ từ thiền sư Dương Kỳ Phương Hội (996-1049): “Thấu đắc kim cương khuyên. Thôn đắc lật cức bồng”, có nghĩa là “lọt qua được cái vòng kim cương, nuốt được gai võ quả hạt dẻ”. Dương Kỳ thị chúng rằng: “Lọt được cái vòng kim cương Thấu được kim cương khuyên, nuốt được gai võ quả hạt dẻ, liền cùng với chư Phật ở ba đời cùng dắt tay cùng đi, cùng với lịch đại Tổ sư cùng một hổng mũi. Nếu hoặc chưa được như thế, thì tham thiền phải là người thực tham, chứng ngộ phải là người thực chứng ngộ mới được vậy”.


(Nguyễn Hữu Vinh & Trần Đình Hoành)

_________________________
PHÚ Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7165
Registration date : 01/04/2011

PHÚ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHÚ   PHÚ I_icon13Sat 19 Sep 2020, 08:25

Bài phú thiệt hay, mờ đọc chú thích cũng mún điên đầu lun!  :447:
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4872
Registration date : 23/03/2013

PHÚ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHÚ   PHÚ I_icon13Sat 19 Sep 2020, 08:53

Trà Mi đã viết:
Bài phú thiệt hay, mờ đọc chú thích cũng mún điên đầu lun!  :447:

Tại vì đọc không hỉu, đọc xong lại đối chiếu với chú thích nên bớt hay nhìu rùi. Đọc cái hỉu ngay thì còn hay đến như nào :mim:
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7165
Registration date : 01/04/2011

PHÚ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHÚ   PHÚ I_icon13Sun 20 Sep 2020, 09:47

Phương Nguyên đã viết:
Trà Mi đã viết:
Bài phú thiệt hay, mờ đọc chú thích cũng mún điên đầu lun!  :447:

Tại vì đọc không hỉu, đọc xong lại đối chiếu với chú thích nên bớt hay nhìu rùi. Đọc cái hỉu ngay thì còn hay đến như nào :mim:

chớ hổng phải thơ càng khó hỉu càng hay hở tỷ? :laughing:
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4872
Registration date : 23/03/2013

PHÚ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHÚ   PHÚ I_icon13Sun 20 Sep 2020, 13:11

Trà Mi đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Trà Mi đã viết:
Bài phú thiệt hay, mờ đọc chú thích cũng mún điên đầu lun!  :447:

Tại vì đọc không hỉu, đọc xong lại đối chiếu với chú thích nên bớt hay nhìu rùi. Đọc cái hỉu ngay thì còn hay đến như nào :mim:

chớ hổng phải thơ càng khó hỉu càng hay hở tỷ?   :laughing:

Thơ khó hỉu đương nhiên phải khen hay rùi. Không khen hay sợ ngừi ta chê mình dốt hihi
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




PHÚ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHÚ   PHÚ I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
PHÚ
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» TÀI TỬ ĐA CÙNG PHÚ
» PHÚ TẾU
» Gởi Shiroi :)
» SỰ HIỆN DIỆN PHONG PHÚ VÀ ĐẶC SẮC CỦA VĂN HÓA CHĂM PA Ở THANH HÓA
» NHÀ TÂY SƠN - Quách Tấn, Quách Giao
Trang 1 trong tổng số 3 trangChuyển đến trang : 1, 2, 3  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: BIÊN KHẢO, BÌNH LUẬN THƠ VĂN-