Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 17:36

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 16:14

Lục bát by Tinh Hoa Today at 14:33

EM CHIM HÁT HAY QUÁ by mytutru Yesterday at 20:11

QUY NHƠN TÔI YÊU by phambachieu Yesterday at 16:51

Mái Nhà Chung by mytutru Thu 09 May 2024, 23:18

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 09 May 2024, 12:56

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Thu 09 May 2024, 12:37

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Wed 08 May 2024, 10:00

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Tue 07 May 2024, 23:54

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Tue 07 May 2024, 08:05

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:42

Chết rồi! by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:31

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 05 May 2024, 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 10 ... 16, 17, 18 ... 22  Next
Tác giảThông điệp
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19   RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 17 I_icon13Tue 19 May 2020, 08:55

Chiến dịch hồi hương hơn 300 công dân Việt mắc kẹt ở Ấn Độ
Hơn 300 công dân mắc kẹt vì Covid-19 khắp Ấn Độ chuẩn bị về nước trên chuyến bay do Đại sứ quán Việt Nam nỗ lực sắp xếp hai tháng qua. 

Chiều 18/5, một ngày trước giờ khởi hành chuyến bay từ New Delhi về Cần Thơ, đội hậu cần của Đại sứ quán (ĐSQ) Việt Nam tại Ấn Độ tất bật chuẩn bị 360 suất cơm nắm, muối vừng, bánh, nước uống, hoa quả. Họ đang tiến hành những khâu cuối cùng để hoàn thành chiến dịch hồi hương đặc biệt đưa hơn 300 công dân Việt Nam về nước vào 20h ngày 19/5 (13h30 giờ Việt Nam), mà Đại sứ Phạm Sanh Châu gọi tên là "Chiến dịch Hồ Chí Minh phiên bản Ấn Độ".

"Chúng tôi mới được chính phủ Việt Nam cấp phép triển khai chuyến bay hồi hương hôm 14/5", ông Sanh Châu, Đại sứ Việt Nam tại 3 nước Ấn Độ, Nepal và Bhutan, chia sẻ với VnExpress. "Không giống ở các quốc gia khác, việc hồi hương công dân Việt Nam tại Ấn Độ cực kỳ khó khăn, do quốc gia này diện tích rộng lớn, thủ tục phức tạp, hoàn cảnh của các công dân đặc biệt và lại diễn ra trong thời gian phong tỏa toàn quốc. Tuy nhiên, chúng tôi quyết tâm không lùi bước, thực hiện kế hoạch đúng vào ngày 19/5, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh".
 RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 17 97111450-10221465923587760-646-4533-9735-1589819128
Một nhóm tăng ni có mặt ở thành phố Pune hôm 17/5 để tới New Delhi và lên chuyến bay về Việt Nam ngày 19/5. Ảnh: ĐSQ Việt Nam tại Ấn Độ

Cách đây 2 tháng, ĐSQ Việt Nam tại Ấn Độ bắt đầu quá trình tiếp nhận đơn đăng ký về nước của công dân, làm việc với các hãng hàng không, chuẩn bị giấy tờ theo quy định để trình chính phủ hai nước. Khó khăn nhất là tập hợp đầy đủ công dân Việt Nam đang sinh sống khắp Ấn Độ về điểm khởi hành ở New Delhi trong bối cảnh nước này áp lệnh phong tỏa toàn quốc nhằm kiềm chế nCoV lây lan.

ĐSQ đã thuê giúp 3 chuyến bay nội địa từ các thành phố Bangalore, Pune và Gaya, dự kiến hạ cánh ở New Delhi vào sáng 19/5, kịp cho bà con lên máy bay về Việt Nam vào tối cùng ngày. Việc thuê máy bay riêng cực kỳ phức tạp do nhiều yêu cầu khắt khe về thủ tục của hãng bay, cơ quan cấp phép bay, các sân bay và của Bộ Ngoại giao Ấn Độ.

Bên cạnh đó, việc di chuyển bằng đường bộ đến các sân bay cũng rất khó khăn khi xe thương mại bị cấm và bất cứ xe cá nhân nào hoạt động cũng phải xin giấy thông hành của Bộ Nội vụ Ấn Độ. Ngoài ra, các bang đều có chốt kiểm tra riêng, người dân khi di chuyển từ bang bị ảnh hưởng nặng của Covid-19 đến những bang nhẹ hơn cũng có thể bị buộc cách ly hoặc bị cấm đi qua địa phận.

Để đảm bảo di chuyển thông suốt, mỗi công dân phải mang theo 5 bộ tài liệu, gồm thư đi đường do sứ quán cấp, công hàm chấp thuận của Bộ Ngoại giao Ấn Độ, vé máy bay, hợp đồng thuê máy bay, giấy tờ tùy thân. Có người từ thành phố Varanasi, bang Uttar Pradesh, vượt quãng đường hơn 1.000 km về New Delhi trong điều kiện đường rất xấu, thời tiết nóng bức và các cửa hàng ăn uống trên đường chưa mở cửa. Có thuỷ thủ đang trên tàu viễn dương rất mong được cập bến để di chuyển hàng trăm cây số kịp bắt chuyến bay nội địa về New Delhi.

"Tổng cộng 340 người sẽ xuất phát từ các điểm khác nhau ở 15 bang để đến được 3 sân bay địa phương và cuối cùng là sân bay New Delhi", ông Châu cho hay. "ĐSQ đã nỗ lực xin phép Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ Ấn Độ và chính quyền các địa phương nơi bà con đang cư trú và sẽ đi qua đồng ý cấp giấy thông hành để di chuyển giữa các bang".

Ban đầu, ĐSQ cũng nỗ lực đưa một số người Việt mắc kẹt ở Nepal về nước nhưng cuối cùng, chính phủ Ấn Độ không đồng ý cấp phép cho họ quá cảnh ở sân bay New Delhi.
Hôm 17/5, Bộ Nội vụ Ấn Độ tuyên bố tiếp tục gia hạn lệnh phong toả đến ít nhất ngày 31/5. Ấn Độ đến nay đã ghi nhận hơn 100.000 ca nhiễm nCoV, cao hơn cả Trung Quốc, trong đó hơn 3.000 người đã tử vong. 
Trước tình hình này, toàn bộ 30 nhân viên của ĐSQ Việt Nam tại New Delhi và Tổng Lãnh sự quán ở Mumbai dốc toàn lực để điều phối các hoạt động, giải quyết những thủ tục còn vướng mắc và theo sát lộ trình của từng nhóm người.
 RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 17 98145202-10221476007439850-400-7682-3310-1589819128
Nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại New Delhi (trái) kiểm tra thân nhiệt một công dân có mặt ở đây để chuẩn bị bay về nước vào ngày 19/5. Ảnh: ĐSQ Việt Nam tại Ấn Độ

Ông Châu cho biết ngoài khách du lịch, kỹ sư, doanh nhân, trong số các công dân về nước lần này có gần 200 người là tăng ni, Phật tử đang trong khoá tu ở các viện Phật giáo tại Ấn Độ. Hoàn cảnh của những người tu hành rất khó khăn, không thể trụ lại giữa lệnh phong toả nhưng cũng không đủ khả năng tài chính để mua vé máy bay. Nhiều người từng nuôi ý định về nước vì lo lắng trước dịch bệnh rồi đành bỏ cuộc. 
ĐSQ đã tổ chức quyên góp cho một số trường hợp đặc biệt khó khăn, bên cạnh các khoản hỗ trợ của một số nhà hảo tâm. Một số nhóm chưa có chỗ ăn ở được bố trí nghỉ lại ngay trong toà nhà ĐSQ chờ đến ngày bay.
Ngoài ra, trong số những người trở về Việt Nam còn có một doanh nhân Ấn Độ là chủ nhà máy dệt ở tỉnh Nam Định cũng được ĐSQ xin phép cho nhập cảnh Việt Nam để về trả lương cho 700 công nhân đang chờ. 
Hiện hãng Hàng không quốc gia Việt Nam đã được cấp giấy phép cất cánh của chính phủ Việt Nam, giấy phép hạ cánh của chính phủ Ấn Độ, giấy phép bay qua không phận Myanmar và Bangladesh. Chỉ vài tiếng trước giờ cất cánh, ĐSQ mới nhận được giấy phép bay nội địa của chính phủ Ấn Độ và giấy phép của Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho mở sân bay quân sự Pune để chuyến bay chở 80 công dân từ đây lên đường về New Delhi.
Hiện toàn bộ các nhóm ở xa đã lên đường di chuyển tới 3 bang Bangalore, Pune và Gaya vào sáng 10/5, dưới sự chỉ đạo của các trưởng nhóm.
"Chúng tôi xem chiến dịch hồi hương đầy gian truân này như Chiến dịch Hồ Chí Minh phiên bản Ấn Độ", ông Châu nói. "13 nhóm gồm 340 người như 13 cánh quân do các tư lệnh chỉ huy với tinh thần khẩn trương và đảm bảo an toàn. Họ di chuyển trên 66 xe ôtô, 3 máy bay, vượt hàng chục nghìn km của 15 bang và đi cả ngày lẫn đêm để kịp về hội quân tại sân bay New Delhi".
Từ đây, các công dân sẽ lên chuyến bay dài 4 tiếng rưỡi để trở về Việt Nam. 
"Trải qua nhiều phen thót tim, nay mọi thủ tục cho chuyến bay đặc biệt này đã hoàn tất. Chúng tôi mong những người mắc kẹt ở Ấn Độ trở về Việt Nam an toàn, bình an đúng vào dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi đó chúng tôi mới có thể thở phào nhẹ nhõm", ông Châu nói.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19   RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 17 I_icon13Tue 19 May 2020, 09:52

Sáng nay không ca nhiễm nCoV
6h ngày 19/5, Bộ Y tế không ghi nhận ca dương tính nCoV, đánh dấu 33 ngày không phát hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Như vậy, 24 giờ qua ghi nhận bốn ca nhiễm mới, ba người khỏi bệnh. Tổng số ca nhiễm lên 324, trong đó 263 người khỏi bệnh.

Trong 61 bệnh nhân đang điều trị, hai người xét nghiệm âm tính lần một, 6 người âm tính lần hai. 

Kể từ ngày 16/4, 33 ngày Việt Nam không phát hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch được cách ly là hơn 11.000. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện 302 người, tại cơ sở tập trung gần 9.000, số còn lại tại nhà hoặc nơi lưu trú.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19   RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 17 I_icon13Tue 19 May 2020, 15:01

Những nước nhỏ 'vượt mặt' siêu cường trong cuộc chiến Covid-19
Khi đại dịch đến, nhiều người lo những nước nhỏ sẽ chịu thiệt hại nặng nhất. Ngược lại, chính các siêu cường thế giới phải điêu đứng trước Covid-19. 

Ba siêu cường Mỹ, Anh và Nga trở thành ba vùng dịch lớn và chết chóc nhất hành tinh. Những quốc gia lớn khác ban đầu cũng chật vật phản ứng với đại dịch. Trung Quốc co về phòng thủ trước mũi dùi chỉ trích vì thiếu minh bạch trong cuộc chiến chống Covid-19.

Ngược lại, một số nước nhỏ lại giành được sự công nhận mới. Yanzhong Huang, thành viên cấp cao tại Ủy ban Quan hệ đối ngoại, tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ, cho rằng các quốc gia lớn và hùng mạnh nhất thế giới sẽ cần học hỏi nhiều điều từ những nước nhỏ bé hơn.

"Tôi muốn diễn giải điều nhà văn nổi tiếng Leo Tolstoy từng nói: tất cả quốc gia thành công đều giống nhau, những quốc gia thất bại sẽ thất bại theo cách của riêng họ", Huang nói.
 RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 17 556318411b-Covid-Vietnam-2338-5546-5281-1589797258
Bộ đội phòng hóa phun hóa chất tẩy trùng số nhà 125 Trúc Bạch và các khu lân cận, Hà Nội, ngày 7/3. Ảnh:Giang Huy.

Một trong những câu chuyện chống Covid-19 thành công được nhắc đến là Việt Nam, quốc gia Đông Nam Á với khoảng 95 triệu dân. Huang cho rằng ngay cả khi nằm trong nhóm những nước châu Á có chiến lược chống dịch hiệu quả, Việt Nam vẫn là ngoại lệ. 

Không phải một nền dân chủ giàu có như Hàn Quốc hay thành phố phát triển vượt bậc như Singapore và còn giáp Trung Quốc, Việt Nam chỉ ghi nhận 320 ca nhiễm, trong đó 60 ca đang được điều trị. Việt Nam không phát hiện ca nhiễm cộng đồng trong một tháng qua và chưa báo cáo bất kỳ ca tử vong nào.

Nhiều chuyên gia Mỹ rất ấn tượng với cách chống dịch của Việt Nam. "Việt Nam là một hình mẫu thực hiện các biện pháp y tế cộng đồng để kiểm soát Covid-19", Matthew Moore, quan chức thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, nhận định.

Ông chỉ ra Việt Nam đã tăng cường khả năng xét nghiệm và theo dõi lịch sử tiếp xúc rất nhanh, đồng thời xây dựng được chiến lược truyền thông rộng khắp với sự ủng hộ người dân. 

Việt Nam cũng đang tìm cách khôi phục nền kinh tế giữa lúc nhiều công ty nước ngoài dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc. Huong Le Thu, nhà phân tích tại Viện Chính sách Chiến lược Australia, tháng trước cho hay "cuộc khủng hoảng củng cố vị thế và uy tín của Việt Nam trên vũ đài quốc tế, đồng thời gia tăng niềm tin của người dân vào chính phủ".

Gruzia vẫn khá bình yên dù tiếp giáp Nga, vùng dịch lớn thứ hai thế giới với hơn 280.000 người nhiễm và hơn 2.600 người chết. Quốc gia với 3,75 triệu dân báo cáo chưa tới 700 ca nhiễm, 12 ca tử vong và nhận được nhiều ca ngợi từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Hành động nhanh chóng của chính phủ, như yêu cầu kiểm tra y tế ở sân bay từ cuối tháng 1 và sớm hạn chế đi lại quốc tế, dường như đã giúp Gruzia "thắng trận đầu" trước đại dịch. Khi tốc độ lây nhiễm giảm dần và quốc gia này dự định mở cửa du lịch, đại sứ Gruzia tại Mỹ David Bakradze cho biết văn phòng của ông đã nhận được nhiều đề nghị kinh doanh và du lịch từ những người Mỹ tò mò.

Gruzia, với địa lý nhỏ, cảnh giác với nguy cơ lây nhiễm từ du khách nước ngoài. Từng điêu đứng khi Liên Xô sụp đổ, người dân luôn sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung, như chấp nhận lệnh cấm đi lại hoặc hàng loạt biện pháp kiểm soát xã hội. "Chúng tôi đã quen với việc cùng nhau sống qua giai đoạn khó khăn", Bakradze  nói. 
 RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 17 Ghana-covid-19-6353-1589797258
Nhân viên y tế đo thân nhiệt cho hành khách nam tại sân bay quốc tế Kotoka ở thủ đô Accra, Ghana. Ảnh: Reuters. 

Nhiều chuyên gia từng lo lắng các nước châu Phi cận Sahara có thể trở thành nơi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của đại dịch. Nhưng hơn ba tháng qua, một số nước châu Phi có vẻ làm tốt hơn so với các nước ở Bắc Mỹ và châu Âu. Tại Ghana, quốc gia Tây Phi với khoảng 30 triệu người, chính phủ đã xét nghiệm hơn 161.000 người, chỉ đứng sau Nam Phi ở khu vực.

Ghana đã phát hiện 5.600 ca nhiễm và 28 người chết vì nCoV. Chiến dịch xét nghiệm rộng khắp giúp nước này có thể theo dõi các ổ dịch bùng phát đơn lẻ, trong đó có ổ dịch ở nhà máy chế biến cá khi một công nhân lây nhiễm cho 533 người. Các đội nhân viên y tế cộng đồng của Ghana cũng phản ứng với dịch rất hiệu quả. WHO đang nghiên cứu một số kỹ thuật của Ghana, bao gồm "xét nghiệm nhóm" để tiết kiệm thời gian, trong đó nhiều mẫu máu sẽ được xét nghiệm cùng nhau và chỉ được tiến hành riêng nếu phát hiện kết quả dương tính.

Osman Dar, giám đốc Chương trình Sức khỏe Toàn cầu tại Viện nghiên cứu Chatham House ở London, cho biết Ghana được hưởng lợi khi đa phần là dân số trẻ, chỉ 3% dân số trên 65 tuổi. Nhưng giới chức Ghana cũng "khá chủ động sử dụng ngân sách để kiểm soát dịch bùng phát", ông nói. Ghana đã huy động quỹ khẩn cấp của chính phủ thay vì đợi chờ viện trợ quốc tế.

Một số quốc gia châu Phi khác cũng hành động quyết liệt như vậy. Nam Phi đã huy động hàng nghìn y tá trong khi Senegal nhanh chóng phát triển bộ xét nghiệm 1 USD có thể phát hiện nCoV trong 10 phút. Các lệnh cấm đi lại và lệnh giới nghiêm cũng được các nước áp dụng theo chỉ đạo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Phi, "cơ quan đóng vai trò quan trọng trong điều phối và đưa ra phản ứng nhất quán", theo Dar.

Costa Rica là quốc gia đầu tiên ở khu vực Mỹ Latinh phát hiện ca nhiễm nCoV vào 6/3. Hơn hai tháng sau, quốc gia 5 triệu dân đã bắt đầu nới phong tỏa, khi ghi nhận chưa tới 850 ca nhiễm và 10 ca tử vong.

Juliana Martinez-Franzoni, phó giáo sư tại Đại học Costa Rica, chỉ ra hai yếu tố chính giúp quốc gia này chống dịch hiệu quả là hệ thống y tế thống nhất và vững mạnh, cùng việc huy động hiệu quả nguồn lực của chính quyền trung ương để cung cấp các hỗ trợ và dịch vụ cơ bản.

"Phản ứng của Costa Rica nhanh hơn bất kỳ quốc gia Mỹ Latinh nào và có kỷ luật hơn", bà Martinez-Franzoni nói và thêm rằng người dân tin tưởng chính phủ đang giúp họ xử lý khủng hoảng nên mức độ tuân thủ các quy định cũng cao hơn.

Không giống các quốc gia Nam Mỹ khác, Costa Rica có hệ thống y tế phổ cập và các dịch vụ như điện, nước không được tư nhân hóa. Dù còn bất bình đẳng về kinh tế và nghèo đói, những tổ chức nền tảng vẫn giúp quốc gia này đối phó và kiểm soát nCoV, đồng thời ngăn kinh tế sụp đổ. 

Khi đại dịch đến, Lebanon đang đối mặt với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, các cuộc biểu tình chính trị, hệ quả của tham nhũng và bộ máy quản lý rối loạn trong nhiều thập kỷ. Hơn một triệu người tị nạn Syria và Palestine đặt ra cho quốc gia chưa tới 7 triệu người hàng loạt thách thức.

Nhưng giới chức Lebanon đã hành động nhanh khi nCoV xuất hiện. Chính phủ ra lệnh phong tỏa một tuần sau khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên hồi tháng 2. Hành động sớm và việc người dân đã quen với khủng hoảng, sẵn sàng thực hiện các biện pháp dù có hay không có chỉ đạo từ chính phủ đã giúp Lebanon kiểm soát dịch nhanh chóng. Quốc gia ở Trung Đông báo cáo hơn 900 ca nhiễm và 26 trường hợp tử vong vì nCoV.

Covid-19 đặt ra một bài kiểm tra về khả năng kiên cường của Lebanon. Nền kinh tế đóng băng do phong tỏa làm trầm trọng thêm những tai ương kinh tế tồn tại từ trước đó. Giữa tháng 5, chính phủ bắt đầu nới lỏng hạn chế khi số ca nhiễm mới giảm và lập tức tái áp đặt phong tỏa 4 ngày khi hơn 100 ca nhiễm mới được phát hiện chỉ trong vài ngày. Giới chức tiếp tục đóng cửa đất nước để thực hiện truy vết lịch sử tiếp xúc và kiểm soát đợt bùng phát. 
 RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 17 Covid-19-4-6156-1589797258
Người dân vẫn duy trì cách biệt cộng đồng trên một tuyến phố ở Auckland, New Zealand, hôm 14/5. Ảnh: Washington Post

New Zealand áp chiến lược dập dịch thần tốc và chỉ mất 10 ngày để thấy thành công đầu tiên trong cuộc chiến chống Covid-19. Ngày 23/3, Thủ tướng Jacinda Ardern cảnh báo quốc gia ở Châu Đại Dương chỉ có 48 giờ để chuẩn bị phong tỏa cấp 4. "Chúng ta hiện ghi nhận 102 ca nhiễm. Nhưng Italy cũng từng như vậy", bà nói.

6 tuần sau, New Zealand bắt đầu nới lỏng hạn chế. Quốc gia 5 triệu dân ghi nhận 1.498 ca nhiễm và 21 ca tử vong vì nCoV. Tuần này, lần đầu tiên kể từ khi phong tỏa, New Zealand không phát hiện ca nhiễm mới.

Chỉ một tháng trước, khảo sát cho thấy bà Arden phải đối mặt với cuộc chiến tái tranh cử rất khó khăn vào cuối năm nay. Nhưng tỷ lệ ủng hộ Arden trong tháng 4 đã tăng lên 65% khi bà được quốc tế ca ngợi vì phản ứng quyết liệt với đại dịch.

Van Jackson, học giả người Mỹ tại Đại học Victoria ở Wellington, cho biết ông đã nhận được nhiều cuộc gọi của người Mỹ để hỏi về thị trường việc làm ở New Zealand. "Ngay cả một số người bạn của tôi được biên chế ở các viện Ivy League cũng đang nghiên cứu xem liệu họ có nên chuyển tới sống ở New Zealand hay Australia. Bạn có biết một người được biên chế muốn chuyển tới nơi khác sống là chuyện hiếm thấy tới mức nào không?", ông nói. 
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19   RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 17 I_icon13Wed 20 May 2020, 14:08

63 ngày điều trị bệnh nhân phi công Anh
Tiếp nhận "bệnh nhân 91", nhân viên phòng xét nghiệm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM cảnh báo "bác sĩ cẩn thận" do tải lượng virus của bệnh nhân cao gấp nhiều lần người bệnh khác.

"Điều này đồng nghĩa bệnh nhân có nguy cơ cao lây lan cho đội ngũ y bác sĩ điều trị cho anh ấy", bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng Khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, nhớ lại cuộc thảo luận cùng các đồng nghiệp. Khi ấy là sáng sớm 18/3, các bác sĩ lần đầu cầm trong tay kết quả xét nghiệm của bệnh nhân phi công 43 tuổi người Anh.

Đây là bệnh nhân Covid-19 đầu tiên liên quan quán Buddha Bar & Grill tại TP HCM. Vài ngày sau, xuất hiện nhiều bệnh nhân liên quan quán bar này. Cũng thời điểm ấy, ngày 23/3, nam bác sĩ 29 tuổi của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ở Hà Nội xác định dương tính nCoV, trở thành nhân viên y tế đầu tiên bị lây nhiễm trong quá trình làm việc. Diễn biến này cho thấy nguy cơ cao y bác sĩ bị lây nhiễm chéo từ bệnh nhân Covid-19 đang điều trị. 

Là người đứng đầu khoa trực tiếp điều trị bệnh nhân nCoV, bác sĩ Phong không khỏi lo ngại khả năng lây nhiễm chéo cho đội ngũ y tế trong khoa. Nhất là khi họ vừa tiếp nhận "bệnh nhân 91" với tải lượng virus cao hơn bình thường. 

"Chúng tôi không nao núng tinh thần, nhưng không thể không cảnh giác, thận trọng hơn", bác sĩ Phong cho biết. Mỗi ngày ông đều nhắc nhở nhân viên y tế cẩn thận khâu bảo hộ cá nhân, kiểm soát nhiễm khuẩn, bởi "một người không tuân thủ quy trình là ảnh hưởng đến an nguy cả tập thể còn lại".

Nam phi công cân nặng 100 kg, cao 1,81 m, chỉ số BMI hơn 30. "Bệnh nhân trẻ tuổi, không có bệnh nền nhưng béo phì là một nguy cơ của Covid-19, không thể chủ quan", bác sĩ Phong phân tích khi người bệnh mới nhập viện.

Khi ấy, cuộc chiến với Covid-19 vẫn còn rất mới mẻ. Còn nhiều điều về dịch tễ, về điều trị liên quan đến căn bệnh mới, các nhà nghiên cứu thế giới đang loay hoay lý giải. Tuy nhiên, phán đoán ban đầu của bác sĩ Phong với 23 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền nhiễm, về tình trạng bệnh nhân phi công, đã không sai.

Khi vào viện, bệnh nhân vẫn tỉnh táo, đi lại khỏe mạnh, không chịu ăn thức ăn Việt. Bệnh viện phải liên hệ nơi công tác của anh này - hãng hàng không Vietnam Airlines - hỗ trợ đặt thức ăn riêng. Vài ngày sau bệnh nhân suy hô hấp tăng dần, hỗ trợ hô hấp thở oxy mũi. Từ ngày 25/3, anh phải chuyển sang thở oxy qua mặt nạ. Đến ngày 5/4 phải thở máy xâm lấn và từ 6/4 phải can thiệp ECMO ngay tại phòng cách ly áp lực âm.

Cả tập thể y bác sĩ trải qua chuỗi ngày muôn vàn gian nan để cứu bệnh nhân, "không còn định nghĩa về thời gian".

"Có khi tôi không để ý hôm nay là thứ mấy, ngày mấy, vì hầu như ai cũng phải làm thêm giờ, túc trực bệnh viện thường xuyên, bất kể cuối tuần, đêm hôm", bác sĩ Phong chia sẻ. Với các bác sĩ, đó là những ngày "rất cực, rất quá tải, rất mệt", thậm chí "đến lúc ngủ cũng nằm mơ thấy phác đồ điều trị cho nam phi công".

Tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, cho biết trong quá trình điều trị, hệ miễn dịch của bệnh nhân đã phản ứng quá mức khi bị nCoV tấn công. Cơ thể tiết ra nhiều chất cytokine chống lại chính cơ thể, gây ảnh hưởng các phủ tạng. Phổi bệnh nhân vừa bị tổn thương do nCoV, vừa do chính cơ thể tiết ra chất chống viêm làm ảnh hưởng.

Một nhóm chat online được thành lập, quy tụ những chuyên gia hàng đầu về chuyên ngành hồi sức, truyền nhiễm, huyết học, hô hấp, vi sinh lâm sàng, dược lâm sàng... tập trung theo dõi và hội chẩn về "bệnh nhân 91". Các chuyên gia đến từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Chợ Rẫy như phó giáo sư Phạm Thị Ngọc Thảo, tiến sĩ Phan Thị Xuân, tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, bác sĩ Nguyễn Thanh Trường... Tình hình bệnh nhân được cập nhật, thảo luận liên tục 24/7. Dù không trực tiếp chăm sóc bệnh nhân, họ là những người thầm lặng đưa ra quyết định sống còn cho nam phi công.
 RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 17 0x1a1360-1589943372-8657-1589948689
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng Khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, chuẩn bị trang phục bảo hộ vào phòng chăm sóc "bệnh nhân 91". Ảnh: Hữu Khoa.

Bệnh nhân khi điều trị ECMO phải dùng thuốc kháng đông heparin. Tuy nhiên anh vừa bị rối loạn đông máu do Covid-19, đồng thời mắc thêm hội chứng HIT - giảm tiểu cầu do dị ứng với heparin, nguy cơ chảy máu cao, đe dọa tính mạng. Việc điều chỉnh, chọn lựa thuốc cho anh rất khó khăn.

Các bác sĩ hội chẩn, quyết định chuyển qua dùng thuốc kháng đông bằng tĩnh mạch. Thuốc chưa từng sử dụng tại Việt Nam, Bộ Y tế phải làm thủ tục nhập khẩu từ Đức. Trong hơn 10 ngày chờ đợi thuốc từ Đức, các chuyên gia phải dùng tạm loại thuốc Xarelto chưa từng có trong phác đồ. Đây là thuốc điều trị và dự phòng huyết khối, ít ảnh hưởng rối loạn đông máu.

Khi chuyển từ Khoa Nhiễm D về phòng áp lực âm của Khoa Hồi sức Cấp cứu, bệnh nhân được bác sĩ Dương Thị Bích Thủy, Hà Thị Hải Đường, Nguyễn Văn Thành Được, Dư Lê Thanh Xuân cùng 16 điều dưỡng khoa này phụ trách ngày đêm. Bệnh viện Chợ Rẫy cũng cử các bác sĩ Ngô Việt Anh, Dư Quốc Minh Quân, Trần Hoàng An, Huỳnh Thị Thu Hiền sang bệnh viện Nhiệt đới túc trực điều trị.

Phổi bệnh nhân cứ đông đặc nặng dần. Lần chụp CT đầu tiên hôm 12/5 thấy tình trạng xơ hóa đông đặc toàn bộ hai phổi, chỉ khoảng 10% vùng phổi còn hoạt động, bệnh nhân sẽ tử vong nếu rời máy hỗ trợ sự sống. Bộ Y tế chỉ định ghép phổi.

Đến ngày 18/5, bệnh nhân chụp CT lần hai, xác định phổi có những dấu hiệu phục hồi 10-20%. Ngày 20/5, Bộ Y tế khẳng định bệnh nhân đã được điều trị hết nCoV. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn còn tình trạng nhiễm trùng màng phổi, nên chưa thể ghép phổi và tiếp tục điều trị nội khoa để hạn chế tình trạng nhiễm trùng.

Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh, cho biết Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế thống nhất chuyển bệnh nhân sang Trung tâm Điều trị Chuyên sâu về Hồi sức Tích cực tại Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp tục điều trị.

Ông Khuê đánh giá Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM "đã hoàn thành sứ mệnh điều trị cho bệnh nhân phi công Anh". Tổng cộng bệnh nhân điều trị Covid-19 hai tháng hai ngày, tại bệnh viện Nhiệt đới. 

Đằng sau sứ mệnh đó, là những tháng ngày quên ăn quên ngủ, những gương mặt in hằn vết khẩu trang chuyên dụng của các nhân viên y tế. "Mỗi lần rời phòng bệnh, cởi bỏ lớp quần áo bảo hộ bên ngoài mới thấy quần áo bên trong ướt đẫm tự bao giờ, có thể vắt ra nước", bác sĩ Phong nói.

Dù trải qua nhiều đợt dịch lớn như H1N1, SARS, MERS... nhưng với các bác sĩ, cuộc chiến với Covid-19 mang đến "quá nhiều những trải nghiệm lần đầu trong đời". Cả tập thể vừa mày mò điều trị, vừa chờ theo dõi, lo ngại các biến cố, biến chứng ở ca bệnh diễn biến khó lường. Bệnh nhân nhiều lần đối diện tình huống nguy kịch, như tràn khí màng phổi, xuất huyết ồ ạt khi mở khí quản thở máy...

"Dù nhiều vất vả nhưng chúng tôi chưa lúc nào chùn bước, nản lòng, luôn sẵn sàng trong tâm thế những người tuyến đầu có cơ hội tiếp xúc ca bệnh đặc biệt", bác sĩ Phong nói. Đây cũng là lần đầu Việt Nam điều trị bệnh nhân nCoV nặng với những phác đồ chưa từng có trên thế giới, để lại nhiều bài học kinh nghiệm trong "cuộc chiến chống kẻ thù rất mới".

Nhiều bạn bè gọi điện thăm hỏi bác sĩ Phong, kể chuyện đi chợ mua cá mua rau còn nghe các tiểu thương bàn luận "bệnh nhân 91", tin tưởng bác sĩ Việt Nam cứu được nam phi công.

Báo chí nước ngoài nhìn nhận Việt Nam đang cố gắng hết sức để cứu bệnh nhân phi công Anh, ca ngợi các biện pháp "mạnh tay" của chính phủ.

Hãng Reuters nhấn mạnh trong nỗ lực cứu mạng công dân Anh, Việt Nam "không tiếc bất cứ gì để giữ lại cuộc sống cho người đàn ông 43 tuổi". Chính phủ nhận được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng trong chiến dịch ngăn chặn nCoV. Reuters dẫn số người mong muốn hiến phổi cho bệnh nhân phi công, trong đó có một cựu chiến binh 70 tuổi tình nguyện cho phổi.

Báo New York Times theo sát nỗ lực của Việt Nam trong điều trị bệnh nhân phi công: "Các bác sĩ tại Việt Nam đang hy vọng ca ghép phổi có thể cứu sống phi công người Anh, để anh ấy không trở thành ca tử vong đầu tiên tại quốc gia Đông Nam Á này".

Lê Phương  

ANH PHẢI SỐNG

Nếu mai này gã tử thần bỏ cuộc
Vì tay nghề của thầy thuốc nước tôi
Chuyện của anh là kỳ tích tuyệt vời
Ngày xuất viện sẽ ngập tràn hạnh phúc

Cố lên nhé, chúc anh mau bình phục
Hãy tin vào nỗ lực của lương y
Rồi tương lai sẽ có phép diệu kỳ
Còn blouse trắng là anh còn hy vọng

Anh phải sống, anh ơi anh phải sống
Để bao niềm xúc động lại trào dâng
Vì bên anh có hình bóng thiên thần
Những bác sĩ tài năng đầy tâm đức
.

David Tèo
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19   RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 17 I_icon13Wed 20 May 2020, 14:18

Bệnh nhân phi công Anh hết nCoV
"Bệnh nhân 91" được xét nghiệm nCoV 5 lần trong 10 ngày đều kết quả âm tính, Bộ Y tế khẳng định bệnh nhân đã được điều trị hết virus.

"Hiện có thể khẳng định bệnh nhân đã được điều trị hết nCoV", Cục trưởng Quản lý Khám, Chữa bệnh, Bộ Y tế, Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.

Ông Khuê đánh giá Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM "đã hoàn thành sứ mệnh điều trị cho bệnh nhân phi công Anh". Nhận định này cũng được Hội đồng Chuyên môn thống nhất tại buổi hội chẩn toàn quốc "bệnh nhân 91" hôm qua.

Bệnh nhân nhập viện ngày 18/3, đến hôm nay đã được hai tháng hai ngày. Trong đó, 47 ngày chạy ECMO, hơn 20 ngày mở nội khí quản. 

Ngày 18/5, bệnh nhân được chụp CT lần hai để đánh giá tổn thương phổi. Kết quả cho thấy phổi bệnh nhân đã có những dấu hiệu phục hồi từ 10-20%. Hiện bệnh nhân vẫn còn tình trạng nhiễm trùng màng phổi, nên chưa thể ghép phổi và cần tiếp tục điều trị nội khoa để hạn chế tình trạng nhiễm trùng.

Hội đồng chuyên môn thống nhất chuyển bệnh nhân sang Trung tâm Điều trị Chuyên sâu về Hồi sức Tích cực tại Bệnh viện Chợ Rẫy để tiếp tục điều trị.

Bộ Y tế quy định người nhiễm nCoV xuất viện khi hết sốt ít nhất ba ngày, hai mẫu bệnh phẩm lấy cách nhau một ngày đều xét nghiệm âm tính. Ngoài ra bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng cải thiện, toàn trạng tốt, các dấu hiệu sinh tồn ổn định, chức năng các cơ quan bình thường, xét nghiệm máu bình thường, X-quang phổi cải thiện.

Như vậy, với "bệnh nhân 91", Bộ Y tế ghi nhận "hết nCoV", chưa ghi nhận "khỏi Covid-19".

Sau điều trị tích cực nội khoa, phương án đặt ra là sẽ ghép phổi hoặc kết hợp ghép các tạng khác bị suy cho bệnh nhân. Bộ Y tế sẽ lập hội đồng chuyên môn để nghiên cứu kỹ phương án.

Về khả năng ghép phổi, một chuyên gia của Hội đồng Chuyên môn cho biết, bệnh nhân đang gặp ba chống chỉ định ghép phổi, trong đó có nhiễm trùng phổi, suy đa tạng. Do đó nếu ghép ngay, có thể thành công về mặt kỹ thuật, nhưng tỷ lệ hồi phục rất thấp. Bệnh nhân cần tiếp tục chờ đợi quá trình điều trị nội khoa.

Với quan điểm "còn nước còn tát", Bộ Y tế giao Bệnh viện Việt Đức lên kế hoạch tiến hành ghép phổi khi đủ điều kiện cả về sức khỏe bệnh nhân lẫn nguồn phổi hiến tặng.

Hiện các bác sĩ Việt Nam vẫn ưu tiên số một là tìm tạng hiến tặng từ người hiến đã chết não. 

Bệnh nhân là phi công người Anh, làm việc cho hãng hàng không Vietnam Airlines. Đây là ca Covid-19 nặng nhất Việt Nam, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM. Bệnh nhân 43 tuổi, nặng 100 kg, mắc hội chứng "bão cytokine" - hệ miễn dịch phản ứng thái quá, rối loạn đông máu, phổi đông đặc 90%.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19   RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 17 I_icon13Thu 21 May 2020, 08:28

5 triệu sản phẩm bảo hộ y tế Việt Nam đến New York
Trong tuần qua, Việt Nam vừa giao xong một đơn hàng lớn cho chính quyền New York với 5 triệu sản phẩm bảo hộ y tế.

Chiều 20/5, ông Huỳnh Quốc Định, Giám đốc Super Cargo Service, đơn vị vận chuyển đơn hàng 5 triệu sản phẩm bảo hộ y tế từ Việt Nam đến New York (Mỹ) thông báo chiếc máy bay cuối cùng vận chuyển lô hàng đã đáp xuống sân bay JFK. Theo ông, đây là đơn hàng thiết bị y tế thuộc hàng "cực lớn" của Mỹ đặt mua từ Việt Nam gần đây, gồm áo bảo hộ, khẩu trang và găng tay phục vụ chống dịch.

Ông Định cho biết, để đáp ứng thời gian gấp rút chỉ trong một tuần, công ty đã hợp tác với 4 hãng hàng không là Ethiopia Airlines, Cathay Pacific, Eva Airlines và Philippines Airlines để tiến hành vận chuyển
 RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 17 169fbf79baf740a919e6-158997911-8025-2587-1589979371
Các thiết bị bảo hộ y tế trong lô 5 triệu sản phẩm được chuyển lên máy bay. Ảnh: SCS.

"Việc có 8 chiếc máy bay cỡ lớn, Boeing 777- 300 ER và Boeing 777- 360 ER, đến từ 4 hãng bay thế giới liên tục đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất tuần qua để vận chuyển sản phẩm y tế từ Việt Nam đến Mỹ là điều chỉ có Covid-19 mới tạo ra", ông bình luận.

Trước đó, hồi đầu tháng 5, Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio đã nhắc đến việc mua các thiết bị bảo hộ y tế từ Việt Nam. CBSNews dẫn lời ông Bill de Blasio cho biết thành phố đã đặt hàng một nhà máy ở Việt Nam sản xuất số lượng lớn các bộ quần áo bảo hộ y tế. 

"Bây giờ chúng tôi tự tin rằng có đủ đồ bảo hộ y tế qua giữa tháng 5," ông nói hôm 1/5, thời điểm New York đã nhận một triệu bộ đồ và 900.000 chiếc khác "made in Vietnam" đang được đưa lên máy bay. Là một trong hai vùng dịch lớn nhất nước Mỹ, đến sáng ngày 20/5, toàn tiểu bang New York đã có 357.757 ca dương tính với Covid-19 và 28.437 người chết, theo số liệu của The New York Times.
 RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 17 560c4e9d4513bf4de602-158997918-7884-6851-1589979371
Các máy bay được thuê chở thiết bị bảo hộ y tế sẽ chứa hàng ở cả khoang vốn chở khách. Ảnh: SCS

Giới dịch vụ logistics dự báo, đơn hàng lớn lần này là dấu hiệu cho thấy Mỹ sẽ còn chọn Việt Nam để liên tục mua sản phẩm bảo hộ y tế chống Covid-19 với số lượng lớn và có thể kéo dài đến hết năm nay. "Mỹ và một số nước châu Âu đang chuyển hướng mua sản phẩm bảo hộ y tế của Việt Nam", ông Huỳnh Quốc Định, nhận xét.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19   RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 17 I_icon13Fri 22 May 2020, 09:59

Phó thủ tướng: Việt Nam chưa chiến thắng Covid-19
Việt Nam vẫn chưa chiến thắng mà mới kiểm soát tốt Covid-19 nên cuộc chiến còn rất dài, có phần khó hơn.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu nhận định trên tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, ngày 21/5.

Ông nhấn mạnh, những ngày qua, nhiều tổ chức quốc tế chúc mừng Việt Nam chiến thắng Covid-19 nhưng "chúng ta vẫn chưa chiến thắng mà mới kiểm soát tốt dịch bệnh". 

"Cuộc chiến này còn rất dài và Việt Nam vẫn đồng hành cùng cộng đồng quốc tế trong công tác phòng, chống dịch. Thậm chí giai đoạn này còn có phần khó hơn, bởi sau thời gian dài không xuất hiện ca bệnh trong cộng đồng nên người dân có tâm lý buông lỏng. Vì vậy, chúng ta tuyệt đối không được có tâm lý xả hơi", Phó thủ tướng nói. 

 RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 17 Untitled-1-6566-1590077194
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: VGP

Tại cuộc họp, các chuyên gia y tế cho rằng sau hơn một tháng, Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng; các ổ dịch được dập tắt. "Nguy cơ dịch bệnh tiềm ẩn vẫn còn nhưng người dân đã có tâm lý coi như hết dịch", các chuyên gia nhận định.  

Trong khi đó, dịch bệnh trên thế giới còn phức tạp, khó lường. Thời gian tới, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập có thể gia tăng, do Việt Nam tổ chức đưa công dân từ vùng dịch về nước; các chuyên gia, nhà đầu tư, người lao động kỹ thuật cao sang làm việc.

Vì vậy, Ban chỉ đạo thống nhất phải "bao đê chặt" bằng cách quản lý người nhập cảnh, đường biên giới, cửa khẩu, đường mòn, lối mở...; tiếp tục cách ly, xét nghiệm sàng lọc với những người, khu vực có nguy cơ. 

Ban chỉ đạo cho rằng phải có hướng dẫn chi tiết theo quy trình khép kín từ xem xét cấp thị thực (visa), chuẩn bị cơ sở cách ly, theo dõi sức khoẻ. Tất cả doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài phải có văn bản gửi UBND cấp tỉnh. Nhà chức trách căn cứ tình hình địa phương, lập danh sách gửi Bộ Công an để làm thủ tục duyệt cấp visa. Người nhập cảnh Việt Nam tiếp tục cách ly tối thiểu 14 ngày. 

Cảnh báo nguy cơ lây nhiễm nCoV từ các thành viên tổ bay, phi hành đoàn của hãng hàng không nước ngoài, Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Giao thông vận tải siết chặt quy định cách ly phi hành đoàn, tổ bay chở khách, hàng hoá quốc tế đến Việt Nam. Phi hành đoàn này phải ở khách sạn riêng, không ở chung với những khách lưu trú khác để tránh rủi ro lây nhiễm.

Bộ Y tế soạn văn bản hướng dẫn cụ thể về cấp visa và cách ly người nước ngoài nhập cảnh; công dân từ vùng dịch về; tổ bay, thuỷ thủ, lái xe điện qua lại biên giới. 

Đến chiều 21/5, Việt Nam ghi nhận 324 ca nhiễm nCoV, trong đó 266 người khỏi bệnh, chưa có người tử vong. 
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19   RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 17 I_icon13Fri 22 May 2020, 10:02

Sáng nay không thêm ca nhiễm nCoV
6h ngày 22/5, Bộ Y tế không ghi nhận ca dương tính nCoV, đánh dấu 36 ngày không phát hiện lây nhiễm trong cộng đồng.

Như vậy, 24 giờ qua không thêm ca nhiễm mới, hai bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương khỏi Covid-19. 

Tổng số ca nhiễm 324, trong đó 266 người khỏi bệnh. Trong 58 bệnh nhân đang điều trị, bốn người xét nghiệm âm tính lần một, bốn người âm tính lần hai.

Trong số ca nhiễm, 184 ca "nhập cảnh" được cách ly ngay, còn lại lây nhiễm trong cộng đồng. 36 ngày qua, Việt Nam không xuất hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng.

"Bệnh nhân 91" vẫn là ca nặng nhất hiện nay. Hôm qua, phổi của bệnh nhân đã cải thiện hơn, bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM đang giảm dần các thông số ECMO để cho tập dần tự thở bằng phổi.

Hơn 10 ngày qua, bệnh nhân đã âm tính nCoV trong 6 lần xét nghiệm. Bộ Y tế đang tính phương án chuyển "bệnh nhân 91" về Anh. Trước mắt, bệnh nhân sẽ được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị tiếp.

Một bệnh nhân nặng khác đã khỏi Covid-19 và được chuyển viện sang Bạch Mai tiếp tục điều trị bệnh nền (di chứng xuất huyết não) là cụ bà 88 tuổi ở Hưng Yên. Hiện, cụ tiến triển rất tích cực, bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đề xuất cho ra viện.

Hôm qua Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Quốc gia họp, đánh giá sau hơn một tháng Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng là điều đáng mừng. Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh tiềm ẩn vẫn còn. Ban Chỉ đạo cho rằng người dân có tâm lý "coi như hết dịch", thậm chí một số địa phương chủ quan.

Trong khi đó, diễn biến dịch bệnh ở nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới còn phức tạp, khó lường. Nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam, đã ghi nhận nhiều ca nhiễm từ nước ngoài về.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu không được mất cảnh giác, chủ quan, lơ là, không được có tâm lý "coi như đã hết dịch".

Hiện, số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch được cách ly là hơn 14.000. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện 266 người, tại cơ sở tập trung gần 8.000, số còn lại tại nhà hoặc nơi lưu trú.

Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc vào tháng 12/2019, đến nay xuất hiện tại hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 5 triệu ca nhiễm, hơn 325.000 người chết, gần hai triệu người đã khỏi. Mỹ ghi nhận ca nhiễm nCoV nhiều nhất thế giới, thứ hai là Nga.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19   RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 17 I_icon13Fri 22 May 2020, 20:51

Hơn 95% người Việt ủng hộ cách chính phủ ứng phó Covid-19
Thăm dò của YouGov cho thấy 97% người Việt ủng hộ cách chính phủ ứng phó Covid-19, đứng đầu các nước được khảo sát.

97% người Việt Nam tham gia khảo sát cho rằng chính phủ đang xử lý đại dịch "rất" hoặc "khá" tốt, theo số liệu cập nhật ngày 12/5 trên trang web của YouGov, công ty phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường dựa trên Internet quốc tế, trụ sở tại Anh. Cuộc khảo sát được thực hiện ở hơn 20 nước ở châu Á, châu Mỹ và châu Âu.

Nhưng điều này không có nghĩa là người Việt đang mất cảnh giác với dịch bệnh, bởi Việt Nam cũng nằm trong số 26 quốc gia "sợ" Covid-19 nhất. 90% "rất" hoặc "hơi" lo sợ bị nhiễm nCoV, theo số liệu ngày 27/4. Tỷ lệ này giảm xuống còn 81% vào 12/5. 
 RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 17 Dothannhiet-4595-1590118940
Nhân viên y tế tiến hành đo thân nhiệt tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, ngày 28/3. Ảnh: Giang Huy.

Phát hiện này được xem là thú vị, bởi thông thường, nhiều người cho rằng nỗi sợ hãi có thể giảm xuống khi người dân tin rằng chính phủ đang kiểm soát được dịch bệnh.

Một nghiên cứu mới đây của Đại học Tokyo, Nhật Bản, tìm cách giải thích tại sao nỗi sợ Covid-19 và việc ứng phó dịch bệnh hiệu quả lại có thể không trùng khớp.

Khảo sát tiến hành đối với 2.800 người trưởng thành ở Nhật Bản cho thấy, ngay cả những chỉ thị không bắt buộc của chính phủ cũng có thể làm gia tăng sự thận trọng của người dân, từ đó khuyến khích những thay đổi cần thiết về mặt hành vi nhằm ngăn virus lây lan. Nói cách khác, trong đại dịch, khả năng ứng phó của chính phủ có thể tạo ra nỗi sợ hãi "lành mạnh" cho công dân, cũng chính là một trong những cách hiệu quả khiến họ giữ gìn sức khỏe.

Cùng với Việt Nam, các quốc gia đang xử lý khủng hoảng tốt, ít nhất là trong mắt công dân, bao gồm Ấn Độ, Australia, Đan Mạch, Na Uy, Canada và Phần Lan. Trong khi đó, chưa đến một nửa người dân Mỹ, 49%, cho rằng chính phủ đang xử lý đại dịch "rất" hoặc "khá" tốt. Một cuộc thăm dò gần đây của Pew Reseach, nhóm chuyên gia Mỹ có trụ sở tại Washington D.C., cho hay có 65% người Mỹ cảm thấy chính phủ liên bang quá chậm trễ thực hiện các biện pháp nhằm ứng phó Covid-19.

Ba quốc gia gồm Tây Ban Nha, Pháp, Nhật Bản, số người đồng tình với cách chính phủ xử lý đại dịch thấp hơn. Mỗi nước này ghi nhận dưới 40% người dân ủng hộ chính phủ xử lý khủng hoảng y tế. Riêng tại Thụy Điển, số người dân đồng tình cách chính phủ xử lý khủng hoảng tăng so với một tháng trước đó. Hiện khoảng 57% người Thụy Điển cho rằng chính phủ đang xử lý đại dịch một "rất" hoặc "khá" tốt, so với con số 41% hồi tháng trước.

Không giống hầu hết các nước phát triển, Thụy Điển quyết định không đóng cửa các doanh nghiệp và trường học. Một bài đăng trên Bloomberg mới đây cho thấy tỷ lệ nhiễm và tử vong do Covid-19 đang bắt đầu đạt đỉnh ở Thụy Điển, sự ủng hộ Thủ tướng Thụy Điện Stefan Lofven cũng tăng vọt.

Dư luận chỉ là một khía cạnh, tình hình thực tế cũng rất quan trọng. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia được đánh giá là dẫn đầu trong vấn đề này. Dù dân số 95 triệu người và gần với nơi khởi phát dịch, Việt Nam báo cáo 324 ca nhiễm và chưa ghi nhận ca tử vong do Covid-19.

Hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ đã xuất hiện Covid-19, sau khi dịch khởi phát hồi tháng 12/2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc, khiến gần 5,2 triệu người nhiễm, gần 335.000 người chết. Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19   RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 17 I_icon13Fri 22 May 2020, 20:57

Phổi bệnh nhân phi công tốt hơn khi tập thở
Phổi "bệnh nhân 91" hôm nay tốt hơn sau khi được giảm dần các thông số ECMO để chuyển dần sang tự thở. 

Tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, cho biết bệnh nhân "có hy vọng hơn". Ngày 22/5, siêu âm tim của bệnh nhân thấy tim co bóp tốt. Hình ảnh chụp phim X-quang, phổi trái không còn tràn khí. Hai phổi tràn dịch ít, thể tích khí lưu thông cải thiện hơn.

Bệnh nhân tiếp tục xét nghiệm nCoV âm tính, là lần thứ 7 âm tính liên tiếp kể từ ngày 7/5.

Bệnh nhân vẫn dùng thuốc an thần, thỉnh thoảng có kích thích nhẹ. Các bác sĩ tiếp tục cho bệnh nhân thở máy qua mở nội khí quản ngày thứ 29, can thiệp ECMO (hệ thống oxy hóa máu ngoài cơ thể) ngày thứ 47, lọc máu, kháng sinh, tiên lượng còn nặng.

Từ ngày 21/5, phổi bệnh nhân cải thiện tốt hơn nên được giảm dần các thông số ECMO để tập tự thở bằng phổi, tiến tới thử cai ECMO.

Hai bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Chợ Rẫy đang chuẩn bị các kế hoạch để chuyển bệnh nhân sang Chợ Rẫy tiếp tục điều trị.

Ngoài phương án chuyển bệnh nhân sang Chợ Rẫy ghép phổi, Bộ Y tế cũng tính đến khả năng chuyển "bệnh nhân 91" về Anh. Tuy nhiên việc di chuyển bệnh nhân chỉ khả thi khi anh đủ điều kiện sức khỏe. Hồi tháng 3, mới nhập viện và còn tỉnh táo, bệnh nhân nói với các bác sĩ rằng anh ta không có người thân. Cơ quan ngoại giao Anh ở Việt Nam duy trì liên lạc với bệnh viện qua email để cập nhật tình hình.

"Bệnh nhân 91" là phi công người Anh, mới bay chuyến đầu tiên cho Vietnam Airlines thì mắc Covid-19. Đây là ca Covid-19 nặng nhất Việt Nam. Bệnh nhân nặng 100 kg, mắc hội chứng "bão cytokine" - hệ miễn dịch phản ứng thái quá, rối loạn đông máu, phổi có lúc đông đặc 90%.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 17 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19   RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 17 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
VIỆT NAM CHỐNG COVID-19
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Giảng viên bị đuổi việc do chỉ trích biện pháp chống dịch COVID
» Virus - Covid - 19
» Lần đầu tiên Việt Nam loan báo có người chết vì COVID-19
» Chữa COVID bằng thuốc chủng ngừa
» Covid ở Trung Quốc
Trang 17 trong tổng số 22 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 10 ... 16, 17, 18 ... 22  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN THƠ :: THƠ TRỮ TÌNH SÁNG TÁC ::  Góc thơ :: BùiXuânPhượng-