Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
EM CHIM HÁT HAY QUÁ by mytutru Today at 07:53

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:46

Chết rồi! by Phương Nguyên Yesterday at 17:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Yesterday at 13:41

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Yesterday at 13:33

Nguyễn Thái Học 1902- 1930 (Nhượng Tống) by Ai Hoa Wed 15 May 2024, 10:25

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 15 May 2024, 10:08

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Wed 15 May 2024, 07:34

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Tue 14 May 2024, 13:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Tue 14 May 2024, 09:55

4 chữ by Tinh Hoa Mon 13 May 2024, 20:23

MÂY NGŨ SẮC 13.05.2024 by mytutru Mon 13 May 2024, 15:05

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Mon 13 May 2024, 06:14

CÁC LOÀI CHIM ĐẸP by mytutru Sun 12 May 2024, 10:51

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Sun 12 May 2024, 00:04

Lục bát by Tinh Hoa Sat 11 May 2024, 14:33

QUY NHƠN TÔI YÊU by phambachieu Fri 10 May 2024, 16:51

Mái Nhà Chung by mytutru Thu 09 May 2024, 23:18

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Thu 09 May 2024, 12:37

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 05 May 2024, 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Cột đồng chưa xanh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 41 ... 79, 80, 81 ... 90 ... 100  Next
Tác giảThông điệp
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh - Page 80 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh   Cột đồng chưa xanh - Page 80 I_icon13Thu 10 Sep 2015, 04:16

Ai Hoa đã viết:

...

Phong Lôi lắc đầu:
_ Phái Long Động vốn phát xuất từ họ Mạc ở Chí Linh, tổ sư là Trạng nguyên Mạc Hiển Tích, từng giữ chức Hàn Lâm Học Sĩ và Thượng Thư triều Lý. Đến đời thứ mười ba sản sinh ra Mạc Đăng Dung là tay có sức khoẻ phi thường, vũ nghệ tuyệt luân, làm quan Đô chỉ huy sứ nhà Hậu Lê, tước Vũ Xuyên Bá. Triều Lê suy yếu, các tướng chia bè phái đánh nhau, Lê Chiêu Tông nghe lời gièm pha giết tướng Trần Chân khiến thủ hạ là Nguyễn Kính nổi loạn. Đăng Dung chiêu hàng Nguyễn Kính, dẹp tan Trần Cung, thu tóm quyền hành bèn phế truất Chiêu Tông lập Lê Cung Hoàng lên, ông ta được thăng Bình chương quân quốc trọng sự thái phó Nhân quốc công, rồi An Hưng Vương. Vẫn chưa thoả dạ, khi đã đánh bại quân cần vương của Trịnh Tuy và bắt được Chiêu Tông mang giết, không còn ai ngăn trở, ông ta ép Cung Hoàng nhường ngôi, lập nên triều Mạc.

Ái Hoa
(còn tiếp)
 
hy vọng có sơn xanh rồi lol2


Cụ Mạc Hiển Tích là Văn Trạng Nguyên mà cũng giỏi võ nữa hở anh thầy ? :ae_014:
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10567
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh - Page 80 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh   Cột đồng chưa xanh - Page 80 I_icon13Thu 10 Sep 2015, 07:50

Shiroi đã viết:
Ai Hoa đã viết:

...

Phong Lôi lắc đầu:
_ Phái Long Động vốn phát xuất từ họ Mạc ở Chí Linh, tổ sư là Trạng nguyên Mạc Hiển Tích, từng giữ chức Hàn Lâm Học Sĩ và Thượng Thư triều Lý. Đến đời thứ mười ba sản sinh ra Mạc Đăng Dung là tay có sức khoẻ phi thường, vũ nghệ tuyệt luân, làm quan Đô chỉ huy sứ nhà Hậu Lê, tước Vũ Xuyên Bá. Triều Lê suy yếu, các tướng chia bè phái đánh nhau, Lê Chiêu Tông nghe lời gièm pha giết tướng Trần Chân khiến thủ hạ là Nguyễn Kính nổi loạn. Đăng Dung chiêu hàng Nguyễn Kính, dẹp tan Trần Cung, thu tóm quyền hành bèn phế truất Chiêu Tông lập Lê Cung Hoàng lên, ông ta được thăng Bình chương quân quốc trọng sự thái phó Nhân quốc công, rồi An Hưng Vương. Vẫn chưa thoả dạ, khi đã đánh bại quân cần vương của Trịnh Tuy và bắt được Chiêu Tông mang giết, không còn ai ngăn trở, ông ta ép Cung Hoàng nhường ngôi, lập nên triều Mạc.

Ái Hoa
(còn tiếp)
   hy vọng có sơn xanh rồi lol2


Cụ Mạc Hiển Tích là Văn Trạng Nguyên mà cũng giỏi võ nữa hở anh thầy ? :ae_014:
 
 
Văn võ toàn tài muh!   :thinking:

_________________________
Cột đồng chưa xanh - Page 80 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10567
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh - Page 80 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh   Cột đồng chưa xanh - Page 80 I_icon13Thu 10 Sep 2015, 07:55

Cột đồng chưa xanh (tt)

Phong Nguyệt reo lên cắt ngang:
_ A, em biết rồi, khi ấy ông tổ nhà họ Vũ của ta là Gia Quốc Công không chịu thần phục họ Mạc nên chiếm giữ miền Tuyên Quang Hưng Hoá chống lại tân triều.

Phong Lôi gật:
_ Đúng thế! Thực ra xưa kia phái này có tên là Lũng Động, lấy theo gốc tích họ Mạc ở Hải Dương. Về sau do Mạc Đăng Dung lên ngôi mới gọi trại là Long Động, ý chỉ huyệt rồng, nơi sản sinh ra vua. Trong thời gian họ Mạc tiếm vị là thời kỳ cực thịnh của phái Long Động, vua nhà Mạc cho xây Dương Kinh ở Nghi Dương. Suốt cả xứ Đông đều nằm trong tay phái này. Đến khi Lê triều trung hưng, vua tôi họ Mạc rút chạy lên Cao Bằng phát triển phái Long Động nơi đó, trong khi đệ tử phái Long Động ở Hải Dương bị vua Lê chúa Trịnh tiêu diệt, Dương Kinh bị tàn phá. Trịnh Tùng đã đem quân đốt phá, san phẳng các công trình kiến trúc được xây dựng thời Mạc trên địa bàn Dương Kinh. Những người họ Mạc ở lại đều phải trốn lánh, đổi sang họ Phạm, họ Bùi, họ Nguyễn .... Năm Tây Sơn ra Bắc, nhà Lê mất nước, con cháu họ Mạc mới dần dần ra mặt, khôi phục lại môn phái, bây giờ Long Động trở thành một trong những võ phái đứng đầu của nước Nam. Người ta gọi phái Long Động ở Cao Bằng là Bắc Long Động, còn ở Hải Dương là Nam Long Động. Tuy nhiên họ đều nhận là cùng một môn phái.

Đào Long Vân tò mò hỏi:
_ Ở nước ta tất thể có bao nhiêu môn phái huynh biết chăng?
_ Có đến hàng trăm phái lớn nhỏ ...

Đào Long Vân kêu lên:
_ Nhiều thế cơ à?
_ Vâng, người Việt mình hay có tính tự cao tự đại, không ai chịu ai, người nào cũng muốn danh xưng tôn sư võ phái cả! Nhưng có tiếng tăm và thực lực thì chỉ độ quá  hai mươi thôi ...
_ Thế những phái nào là mạnh nhất?

Phong Lôi ngẫm nghĩ giây lát rồi từ tốn đáp:
_ Mạnh nhất Đàng Trong dĩ nhiên là phái Gia Định và Đồng Nai vì nhiều người trong hai phái này là trọng thần đương triều. Vài mươi năm trước đây phái Tây Sơn nổi danh hơn cả, với mười hai người gọi là Tây Sơn Thất hổ tướng và Tây Sơn Ngũ phụng thư đều là cột trụ của triều Tây Sơn. Khi Tây Sơn bị tiêu diệt, thập nhị anh hùng người thì bị giết, người mai danh ẩn tích, phái Tây Sơn bị triều đình truy sát, đệ tử phái này trốn lánh lưu lạc khắp nơi. Ngoài ra còn có  phái Hà Tiên do Mạc Cửu sáng lập hơn trăm năm trước cũng hùng dũng lắm. Ở Đàng Ngoài không kể Long Động ở Hải Dương thì còn phái Thiên Trường ở Sơn Nam và phái Quỳnh Lâm ở Kinh Bắc cũng là hai môn phái lớn lâu đời. Trấn Sơn Tây có phái Đường Lâm từng sản sinh nhiều tay anh kiệt. Trấn Thanh Hoa có phái Lam Sơn do Lê Thái Tổ sáng  lập, đã đóng góp nhiều công lao trong cuộc kháng chiến quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi, phái này là chỗ dựa chính của Lê triều.

Đào Long Vân khen:
_ Phong Lôi huynh thật rành rẽ về các võ phái. Tôi thì mù tịt!

Phong Lôi cười đáp:
_ Chúng tôi sau khi học hết các miếng võ gia truyền, trước khi được phép ra bôn tẩu giang hồ thu thập kinh nghiệm, đã được gia nghiêm giáo huấn kỹ càng nguồn gốc cùng vũ công trấn môn của các phái, hiểu rõ ưu điểm, nhược điểm, nghiên cứu cả cách khắc chế chúng để hữu dụng về sau.

Thình lình đứa bé bảo:
_ Ông ơi, con đói bụng rồi. Mình về nhà đi ông.

Ông lão bảo:
_ Ừ, để ông qua nhà bà Năm vay tạm nắm gạo về nấu cháo ốc ăn vậy. Có rổ ốc vừa mới đãi kia ...

Đứa bé giãy nãy:
_ Ông vay bà Năm nhiều lần rồi mà chưa trả được. Lần này con e bả chẳng cho vay đâu!

Ông lão chưa kịp trả lời thì Đào Long Vân đã lấy trong túi ra một lạng bạc giúi vào tay đứa bé và nói:
_ Bé cầm lấy mà mua gạo, khỏi phải đi vay.

Đứa bé ngẩn người, mồm há hốc. Nó chưa bao giờ cầm món tiền to đến thế. Ông lão ấp úng ngăn lại:
_ Dạ chúng tôi không dám! ...

Đào Long Vân khoát tay bảo:
_ Không sao, đây là quà cho cháu, cụ đừng ngại gì cả!

Hai ông cháu líu ríu cám ơn rồi đi về xuồng. Đào Long Vân cảm khái thở dài. Ở xã hội này có những người dân nghèo đến vậy, bữa cháo cũng không có mà ăn!

Ái Hoa
(còn tiếp)

_________________________
Cột đồng chưa xanh - Page 80 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh - Page 80 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh   Cột đồng chưa xanh - Page 80 I_icon13Fri 11 Sep 2015, 04:44

Ai Hoa đã viết:
Cột đồng chưa xanh (tt)

Phong Nguyệt reo lên cắt ngang:
_ A, em biết rồi, khi ấy ông tổ nhà họ Vũ của ta là Gia Quốc Công không chịu thần phục họ Mạc nên chiếm giữ miền Tuyên Quang Hưng Hoá chống lại tân triều.

Phong Lôi gật:
_ Đúng thế! Thực ra xưa kia phái này có tên là Lũng Động, lấy theo gốc tích họ Mạc ở Hải Dương. Về sau do Mạc Đăng Dung lên ngôi mới gọi trại là Long Động, ý chỉ huyệt rồng, nơi sản sinh ra vua. Trong thời gian họ Mạc tiếm vị là thời kỳ cực thịnh của phái Long Động, vua nhà Mạc cho xây Dương Kinh ở Nghi Dương. Suốt cả xứ Đông đều nằm trong tay phái này. Đến khi Lê triều trung hưng, vua tôi họ Mạc rút chạy lên Cao Bằng phát triển phái Long Động nơi đó, trong khi đệ tử phái Long Động ở Hải Dương bị vua Lê chúa Trịnh tiêu diệt, Dương Kinh bị tàn phá. Trịnh Tùng đã đem quân đốt phá, san phẳng các công trình kiến trúc được xây dựng thời Mạc trên địa bàn Dương Kinh. Những người họ Mạc ở lại đều phải trốn lánh, đổi sang họ Phạm, họ Bùi, họ Nguyễn .... Năm Tây Sơn ra Bắc, nhà Lê mất nước, con cháu họ Mạc mới dần dần ra mặt, khôi phục lại môn phái, bây giờ Long Động trở thành một trong những võ phái đứng đầu của nước Nam. Người ta gọi phái Long Động ở Cao Bằng là Bắc Long Động, còn ở Hải Dương là Nam Long Động. Tuy nhiên họ đều nhận là cùng một môn phái.

Đào Long Vân tò mò hỏi:
_ Ở nước ta tất thể có bao nhiêu môn phái huynh biết chăng?
_ Có đến hàng trăm phái lớn nhỏ ...

Đào Long Vân kêu lên:
_ Nhiều thế cơ à?
_ Vâng, người Việt mình hay có tính tự cao tự đại, không ai chịu ai, người nào cũng muốn danh xưng tôn sư võ phái cả! Nhưng có tiếng tăm và thực lực thì chỉ độ quá  hai mươi thôi ...
_ Thế những phái nào là mạnh nhất?

Phong Lôi ngẫm nghĩ giây lát rồi từ tốn đáp:
_ Mạnh nhất Đàng Trong dĩ nhiên là phái Gia Định và Đồng Nai vì nhiều người trong hai phái này là trọng thần đương triều. Vài mươi năm trước đây phái Tây Sơn nổi danh hơn cả, với mười hai người gọi là Tây Sơn Thất hổ tướng và Tây Sơn Ngũ phụng thư đều là cột trụ của triều Tây Sơn. Khi Tây Sơn bị tiêu diệt, thập nhị anh hùng người thì bị giết, người mai danh ẩn tích, phái Tây Sơn bị triều đình truy sát, đệ tử phái này trốn lánh lưu lạc khắp nơi. Ngoài ra còn có  phái Hà Tiên do Mạc Cửu sáng lập hơn trăm năm trước cũng hùng dũng lắm. Ở Đàng Ngoài không kể Long Động ở Hải Dương thì còn phái Thiên Trường ở Sơn Nam và phái Quỳnh Lâm ở Kinh Bắc cũng là hai môn phái lớn lâu đời. Trấn Sơn Tây có phái Đường Lâm từng sản sinh nhiều tay anh kiệt. Trấn Thanh Hoa có phái Lam Sơn do Lê Thái Tổ sáng  lập, đã đóng góp nhiều công lao trong cuộc kháng chiến quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi, phái này là chỗ dựa chính của Lê triều.

Đào Long Vân khen:
_ Phong Lôi huynh thật rành rẽ về các võ phái. Tôi thì mù tịt!
 

Shiroi cũng mù tịt  :horang:

Ai Hoa đã viết:

Phong Lôi cười đáp:
_ Chúng tôi sau khi học hết các miếng võ gia truyền, trước khi được phép ra bôn tẩu giang hồ thu thập kinh nghiệm, đã được gia nghiêm giáo huấn kỹ càng nguồn gốc cùng vũ công trấn môn của các phái, hiểu rõ ưu điểm, nhược điểm, nghiên cứu cả cách khắc chế chúng để hữu dụng về sau.

Thình lình đứa bé bảo:
_ Ông ơi, con đói bụng rồi. Mình về nhà đi ông.

Ông lão bảo:
_ Ừ, để ông qua nhà bà Năm vay tạm nắm gạo về nấu cháo ốc ăn vậy. Có rổ ốc vừa mới đãi kia ...

Đứa bé giãy nãy:
_ Ông vay bà Năm nhiều lần rồi mà chưa trả được. Lần này con e bả chẳng cho vay đâu!

Ông lão chưa kịp trả lời thì Đào Long Vân đã lấy trong túi ra một lạng bạc giúi vào tay đứa bé và nói:
_ Bé cầm lấy mà mua gạo, khỏi phải đi vay.

Đứa bé ngẩn người, mồm há hốc. Nó chưa bao giờ cầm món tiền to đến thế. Ông lão ấp úng ngăn lại:
_ Dạ chúng tôi không dám! ...

Đào Long Vân khoát tay bảo:
_ Không sao, đây là quà cho cháu, cụ đừng ngại gì cả!

Hai ông cháu líu ríu cám ơn rồi đi về xuồng. Đào Long Vân cảm khái thở dài. Ở xã hội này có những người dân nghèo đến vậy, bữa cháo cũng không có mà ăn!

Ái Hoa
(còn tiếp)
 
Hổng biết Đào Long Vân kiếm đâu mà lạng bạc nhiều quá dzị chiện sĩ ới ơi :docs2:
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10567
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh - Page 80 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh   Cột đồng chưa xanh - Page 80 I_icon13Fri 11 Sep 2015, 09:17

Cột đồng chưa xanh (tt)

Cũng may là chàng được bọn Ngô Trọng Đạo tặng cho túi bạc trước khi chia tay nên trên bước đường phiêu bạt mới không gặp cảnh đói khát. Chàng thầm nghĩ:
_ Không ngờ nhờ vào bạc của kẻ cướp mà bao lần ta giúp được người khốn cùng. Phải chăng ... trộm cướp cũng là việc nghĩa?

Trời sụp tối. Những thuyền chài đã đổ cá xong, bọn gia nhân nhà Kiều Thái gia cũng về cả. Bãi sông giờ lặng ngắt, trơ trọi. Trăng thượng tuần lên sớm, toả ánh sáng dịu dàng, chiếu lấp lánh trên sóng nước lung linh trông như những con rắn bạc bơi lượn tung tăng. Vẳng đưa trong gió có tiếng ngâm thơ, giọng nghe rất thanh tao:
_ Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hoả đối sầu miên
...

Đây là hai câu đầu bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế, một thi sĩ nổi tiếng đời Đường. Nguyên bài thơ còn hai câu cuối:
_ Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

Đào Long Vân đợi mãi cũng không thấy người nào đó ngâm tiếp hai câu thơ sau thì cũng hơi ngạc nhiên. Nhìn cảnh sông nước vắng lặng, chàng không khỏi cảm thấy bùi ngùi, bất giác buột miệng ngâm lên theo:
_ Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu ...
(Trời chiều tối tự hỏi quê nhà nơi đâu, khói sóng trên sông khiến người ta buồn)

Hai câu này nằm trong bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu, một tuyệt tác mà chính thi hào Lý Bạch khi đọc phải vứt bút than rằng:
_ Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu
(Trước mắt thấy cảnh không tả được bởi vì Thôi Hiệu đã đề thơ trên đầu)

Chàng thấy hai câu thơ diễn thật đúng tâm trạng của mình, do hoàn cảnh đưa đẩy mà phải nổi trôi nơi đất khách, nhìn khói sóng trên sông nước mà lòng buồn vô hạn.

Bỗng thấy có bóng người từ phía bến sông đi lên. Đó là một nha hoàn tuổi chừng mười lăm mười sáu. Nó đến trước mặt chàng cúi đầu lễ phép thưa:
_ Tiểu tỳ vâng lệnh chủ nhân kính thỉnh tiên sinh quá bộ xuống thuyền đàm đạo.

Đào Long Vân ngạc nhiên hỏi:
_ Chủ nhân cô nương là ai?
_ Dạ chủ nhân tiện tỳ đang chờ tiên sinh nơi đàng kia.

Nó chỉ tay về phía bến, nơi đó neo một con thuyền lớn, ở đầu thuyền có một văn nhân đang đứng vòng tay hướng về phía mấy người.

Thấy Đào Long Vân có vẻ ngại ngần, nha hoàn liền thưa:
_ Chủ nhân chúng tôi nghe tiếng ngâm biết tiên sinh là bậc văn nhã nên muốn mời hội diện cho thoả tình mến mộ chứ không có ý gì khác. Xin tiên sinh đừng từ chối kẻo người buồn bực lại trách mắng tiểu tỳ không khéo mời khách.

Phong Nguyệt nói:
_ Chúng ta cứ đến chào quý chủ nhân cho biết mặt, tiện thể kết giao thêm những bậc danh sĩ Hải Dương kể cũng hay mà.

Bốn người theo chân nha hoàn xuống bến. Văn nhân đứng chờ sẵn vòng tay cúi chào:
_ Tiểu đệ họ Văn xin kính chào chư vị. Đường đột thỉnh mời như vầy thật thất lễ xin niệm tình tha thứ.

Đào Long Vân lật đật vòng tay đáp:
_ Không dám, chúng tôi thật hân hạnh được Văn công tử mời diện kiến, thật là tam sinh hữu hạnh.

Chàng liếc nhìn thấy văn nhân mặc áo xanh, đầu vấn khăn xanh, dung mạo cực kỳ thanh tú thì khen thầm:
_ Sao có người đẹp trai thế, chắc ngày xưa Lục Lang, Ngũ Lang cũng đẹp đến thế là cùng!

Lục Lang, Ngũ Lang tức hai anh em Trương Xương Tôn và Trương Diệc Chi, là hoàng hậu và phi tần rất được sủng ái của Võ Tắc Thiên hoàng đế bên Tàu. Hai người này nổi tiếng rất đẹp trai, đặc biệt là Lục Lang. Lúc chưa vào cung, mỗi lần y dạo phố đàn bà con gái thường chạy theo tặng hoa. Đương thời Dương Tài Tư có nói:
" _ Người ta bảo mặt Lục Lang đẹp như hoa sen, nói thế không đúng, mà phải nói hoa sen đẹp như Lục Lang".

Trong sách Lưu nữ tướng còn ghi:
"_ Thong dong vịnh tuyết, đề mai
Tuổi chừng nhị bái, sắc vời Lục Lang"

Hai người làm cho mụ hoàng đế già ngày đêm mê mẩn, mặc dù bị triều thần tìm mọi cách kết án vẫn được tha tội.

Ái Hoa
(còn tiếp)

_________________________
Cột đồng chưa xanh - Page 80 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh - Page 80 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh   Cột đồng chưa xanh - Page 80 I_icon13Sat 12 Sep 2015, 05:12

Đẹp trai như hoa sen là sao chiện sĩ nhỉ :fun1:
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10567
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh - Page 80 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh   Cột đồng chưa xanh - Page 80 I_icon13Tue 15 Sep 2015, 12:01

Shiroi đã viết:
Đẹp trai như hoa sen là sao chiện sĩ nhỉ :fun1:
 
 
 
Thử đi tìm hoa sen mà so thì biết! :bitchitlin:

_________________________
Cột đồng chưa xanh - Page 80 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10567
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh - Page 80 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh   Cột đồng chưa xanh - Page 80 I_icon13Tue 15 Sep 2015, 12:09

Cột đồng chưa xanh (tt)

Đào Long Vân tự giới thiệu mình, Chi Lan cùng anh em họ Vũ, rồi mọi người bước vào khoang thuyền. Thuyền được trang trí rất thanh nhã, trên vách có treo đàn, giữa là một chiếc bàn nhỏ. Văn nhân mời ngồi xong bảo nha hoàn pha trà dâng mời. Chàng nói:
_ Đây là chè Thái Nguyên, rất ngon, xưa nay vẫn nổi tiếng là đệ nhất danh trà nước Nam.

Mùi hương trà thanh dịu, ngấm vào cổ tạo cảm giác sảng khoái. Văn nhân cầm đĩa bánh mời tiếp:
_ Bánh đỗ xanh đặc sản xứ Đông, mời chư vị nếm thử.

Bánh đậu xanh là một đặc sản của vùng Hải Dương. Miếng bánh bỏ vào miệng tan chảy ra, mùi hương, vị ngọt hoà lẫn vào nhau tạo nên cảm giác kỳ thú. Chi Lan buột miệng khen:
_ Ngon quá!

Phong Lôi cũng nói:
_ Chúng tôi đã thưởng thức bánh nhiều nơi, nhưng chỉ có bánh Hải Dương  là đặc biệt nhất. Không biết người ở đây có bí quyết nào chăng nhỉ?

Văn nhân cười bảo:
_ Nhà con bé này chuyên làm bánh đỗ, có lẽ nó rành lắm.

Rồi chàng ta quay sang bảo nha hoàn:
_ Mi hãy trình cho quý khách đây biết bánh đỗ xanh được làm như thế nào.

Nha hoàn vâng dạ rồi nói:
_ Dạ thưa tiên sinh, nguyên liệu làm bánh gồm bốn thứ: đỗ xanh, đường tinh, mỡ lợn và tinh dầu hoa bưởi. Muốn làm được bánh ngon thì cần sử dụng đúng thứ đỗ xanh của Hải Dương. Đỗ xanh chọn loại mỏng, mẩy hạt, phơi thật khô kiệt. Khi sử dụng, chần qua nước sôi, vớt hết hạt lép, lửng, mọt rồi rang khô, xay vỡ, sảy sạch vỏ, cho vào chảo rang nhỏ lửa để nhân đỗ chín vàng. Đỗ rang xong đổ vào cối xay để xay nhỏ, điều tiết cho đỗ chảy thật chậm để bột nhỏ mịn. Mỡ khổ còn tươi, lột da, rán nhỏ lửa để mỡ không bị cháy, vàng, rán xong lọc qua vải màn, loại bỏ những mẩu tóp nhỏ để mỡ trong suốt và thơm. Đường kết tinh hoà nước, lọc sạch bằng lòng trắng trứng cô đặc để khi hoà với bột đỗ chóng nhuyễn đều, khi ăn không có cảm giác sạn. Tinh dầu hoa bưởi, chưng cất bằng phương pháp thủ công, trong đó có một số chất phụ gia như mùi già, rễ tòng bài ...

Phong Lôi trầm trồ ra vẻ thán phục:
_ Quả nghề làm bánh cũng lắm công phu thực!

Được mấy tuần trà, Đào Long Vân bắt đầu gợi chuyện:
_ Khi nãy bất chợt xúc cảnh sinh tình mà ngâm câu thơ xưa làm phiền đến Văn công tử, thật là đắc tội.

Văn nhân xua tay nói:
_ Chính tiểu đệ mới là sai. Nguyên đệ thấy ánh trăng và đốm lửa chài, chợt nhớ đến bài Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế nên buột miệng ngâm hai câu, thì chợt nhận ra là không thích hợp ... bởi vì tình cảnh họ Trương là đang thao thức quá nửa đêm, thấy trăng tàn quạ kêu tạo nên cảnh sầu. Vả chăng bờ sông cũng nào có cây phong, cũng chẳng thể có tiếng chuông Hàn San Tự đáo thuyền, nên đành tắc tị ...

Đào Long Vân đáp:
_ Bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc cũng gây nhiều tranh cãi lắm. Chẳng hạn người ta đặt một số nghi vấn như sau: "Nghĩa của từ sầu miên là gì? Có phải thi sĩ buồn vì thấy trăng lặn quạ kêu nên không ngủ được?" " Liệu có con chim quạ nào kêu vào lúc trăng lặn hay không?" "Có đúng là chuông chùa Hàn San được đánh vào quá nửa đêm chăng?" Ngay cả nhà thơ Đỗ Phủ cũng chê câu nầy là không thực tế vì làm gì mà lại nghe được chuông chùa vào lúc nửa đêm. Có thể nào đây là một ngữ bệnh của bài thơ chăng?

Văn nhân gật đầu:
_ Đúng thế, tiểu đệ cũng ngờ ngợ, chẳng lẽ một thi sĩ hữu danh như Trương Kế mà lại viết ra bài thơ sáo ngữ, bịa đặt những điều không có thực, chỉ nằm trong trí tưởng tượng, để làm cho câu thơ nghe êm tai thôi sao?
_ Thực ra thì bài thơ này ẩn chứa một giai thoại kỳ thú mà nếu hiểu rõ, người ta sẽ thấy rất là hợp lý, công tử đã nghe qua giai thoại này chưa?
_ Tiểu đệ kiến văn hạn hẹp, phiền Lý tiên sinh không ngại nhọc công giảng giải cho tiểu đệ được mở mang đầu óc một chút!

Ái Hoa
(còn tiếp)

_________________________
Cột đồng chưa xanh - Page 80 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4782
Registration date : 23/03/2013

Cột đồng chưa xanh - Page 80 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh   Cột đồng chưa xanh - Page 80 I_icon13Tue 15 Sep 2015, 14:31

Đào công tử tới đất Hải Dương rồi. Không biết nay mai Đào công tử có ghé Hải Phòng để PN được mời bánh đa cua và chả nem cua bể không nhỉ?  hon

Em cũng nóng lòng mún nghe giai thoại thầy ui hocbai
Về Đầu Trang Go down
Cẩn Vũ

Cẩn Vũ

Tổng số bài gửi : 1799
Registration date : 03/09/2012

Cột đồng chưa xanh - Page 80 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh   Cột đồng chưa xanh - Page 80 I_icon13Tue 15 Sep 2015, 17:11

Phương Nguyên đã viết:
Đào công tử tới đất Hải Dương rồi. Không biết nay mai Đào công tử có ghé Hải Phòng để PN được mời bánh đa cua và chả nem cua bể không nhỉ?  hon

Em cũng nóng lòng mún nghe giai thoại thầy ui hocbai
-------------------------------------------------------
Đãi bánh đậu xanh và vải thiều nổi tiếng Hải Dương nữa chứ...
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Cột đồng chưa xanh - Page 80 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh   Cột đồng chưa xanh - Page 80 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Cột đồng chưa xanh
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Cá kho trà xanh
» KÍNH VẠN HOA toàn tập - Nguyễn Nhật Ánh
» Trân châu hấp đậu xanh
»  Cây xanh là phổi thủ đô Môi trường để sống, sao rồ chặt đi ?
» Trị ung thư bằng 'nọc bọ cạp xanh': coi chừng mất mạng
Trang 80 trong tổng số 100 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 41 ... 79, 80, 81 ... 90 ... 100  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: Ái Hoa-