Bài viết mới | Những bài học thuộc lòng by Trà Mi Today at 08:19
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Today at 00:47
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:54
Tính cách của người Sài Gòn ngày xưa by Trà Mi Yesterday at 08:28
Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Yesterday at 07:21
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Sun 08 Sep 2024, 21:28
7 chữ by Tinh Hoa Sun 08 Sep 2024, 20:35
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Sun 08 Sep 2024, 20:34
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Thu 05 Sep 2024, 19:19
Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Wed 04 Sep 2024, 21:29
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Tue 03 Sep 2024, 23:39
Lục bát by Tinh Hoa Sat 31 Aug 2024, 23:09
Xe gắn máy tại miền Nam Việt Nam trước 1975 by Trà Mi Thu 29 Aug 2024, 14:22
Lưu Kỷ Niệm TX Ngọc Điền by mytutru Wed 28 Aug 2024, 16:25
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 27 Aug 2024, 18:39
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:36
Một thoáng mây bay 5 by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:22
CHIA ĐAU CÙNG PHƯƠNG NGUYÊN by Ai Hoa Mon 26 Aug 2024, 15:19
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 22 Aug 2024, 03:13
TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Wed 21 Aug 2024, 15:30
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:35
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:26
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:23
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU by Phương Nguyên Tue 20 Aug 2024, 08:58
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 20 Aug 2024, 05:55
Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Mon 19 Aug 2024, 01:44
Chia buồn by Phương Nguyên Fri 16 Aug 2024, 08:13
Phật Tại Tâm = Cánh Cửa Mở Vào Cửa Phật & Bốn Quả Thánh by mytutru Fri 16 Aug 2024, 02:14
Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Thu 15 Aug 2024, 07:39
Chút tâm tư by tâm an Wed 14 Aug 2024, 07:12
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
| | |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10590 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Truyện nay - Ái Hoa Fri 20 Dec 2019, 07:08 | |
| - Trà Mi đã viết:
- Phương Nguyên đã viết:
- Ai Hoa đã viết:
- Ngôn ngữ quốc tế
Tửng cứng lưỡi, đúng là không thể nào cãi lại được với hắn! Bạn Tửng nói tiếp: _ Không những tiếng Anh, các tiếng Âu châu cũng có nhiều từ bắt nguồn từ tiếng Việt nữa. _ Thí dụ? _ Chẳng hạn trong tiếng Việt có từ BÉO BỞ, BỞ ở đây không có nghĩa là dễ rời ra như người ta thường nghĩ, mà BỞ là chất béo, tiếng Pháp gọi là BEURRE, chất béo lấy từ sữa, phiên âm Việt là “BƠ” đấy! _ Thật thế à? _ Đúng vậy, ngoài ra còn có chữ MANH là mỏng như trong từ MỎNG MANH, tiếng Pháp chính là MINCE, đọc là “manh-xơ” cũng nghĩa là mỏng. Tiếng Việt OM có nghĩa là tối, như ta thường nói TỐI OM, tiếng Pháp là OMBRE, đọc là OMBRỜ. Chữ “SẮT” trong từ “SE SẮT” tiếng Việt có nghĩa là khô, thì tiếng Pháp viết là SEC/SÈCHE. Chữ SỐT tiếng Việt là nóng thì tiếng Pháp viết là CHAUD/CHAUDE (đọc là SÔ/SỐT). Trong khi đó chữ LE trong tiếng Việt cổ có nghĩa là nước, chất lỏng, còn tồn tại trong các từ LỎNG LE là lỏng như nước, chim LE LE tức là chim nước, chua LE hay chua LÈ tức là chua chảy nước miếng, thì bên tiếng Pháp có chữ LAIT, đọc thành “LE” có nghĩa là sữa. tức là loại chất lỏng.
Tửng reo lên thán phục: _ Hay nhỉ?
Bạn Tửng giơ tay lên ngăn: _ Chưa hết đâu, tiếng Việt với tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng có cùng nguồn. Ví dụ như mình có từ MẶN MÀ, MÀ là mặn liên hệ đến biển mặn, muối biển thì Tây Ban Nha là chữ MAR, đọc “MA” có nghĩa là biển mặn.
Tửng còn đang giở google dịch ra tra từ thì hắn đã tiếp: _ Mặt khác chữ MÀNG có nghĩa là chất béo trong từ MỠ MÀNG thì tiếng Tây Ban Nha là MANTEQUILLA, tiếng Bồ Đào Nha là MANTEIGA đều có nghĩa là BƠ, chất béo lấy từ sữa.
Tửng thộn mặt nhìn: _ Còn từ nào nữa không?
Hắn đáp: _ Còn chứ! Chữ NHÍ trong tiếng Việt là bé như trong từ KÉP NHÍ, BỒ NHÍ. Cụm từ NHÍ NHA NHÍ NHÔ diễn tả thái độ, hành động của trẻ nít vốn cùng nguồn với tiếng Tây Ban Nha NIÑA NIÑO nghĩa là bé gái bé trai…
Thấy Tửng lặng thinh không nói gì, bạn Tửng nói thêm: _ Trong tiếng Tiền cổ-Ấn Âu dịch là Proto- - Indo- European language, viết tắt PIE, có chữ TEM/TAM nghĩa là TỐI, tiếng Việt mình có từ TĂM trong TỐI TĂM nghĩa là TỐI; chữ CỚN tiếng Việt nghĩa là CONG thì tiếng PIE là KER/K’OR?KR nghĩa là vặn, quẹo, uốn cong.
Trong lúc Tửng tròn mắt theo dõi, hắn lại thao thao bất tuyệt: _ Chữ BURG trong tên các thành phố Âu châu như St Petersburg, Strassburg, Luxemburg bắt nguồn từ chữ BÚA như CHỢ BÚA trong tiếng Việt, BÚA có nghĩa là PHỐ, PHỦ; Búa cũng chính là pur, pura, trong tiếng Phạn để chỉ chỗ ở, miền, thành phố như Singapura hay Singapore, Thành phố Sư tử. Chữ BUÔN, BẢN tiếng Việt còn liên hệ với tiếng Maya ở Trung Mỹ PAN có nghĩa là bản, buôn, chỗ ở, thành phố như Mayapán, Copán…
(còn tiếp)
Bạn của Tửng giỏi thật đấy chắc lá số Tử Vi của Tửng có mệnh giáp Xương, Khúc, Khoa, Quyền tức là bạn bè, người xung quanh giỏi giang, quyền thế còn mình thì không! giống lá số của AH _________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10590 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Truyện nay - Ái Hoa Fri 20 Dec 2019, 07:15 | |
| Ngôn ngữ quốc tế
Ngừng một chút như để suy nghĩ thêm, hắn lại tiếp: _ Nói về tiếng Phạn tiếng Việt cũng có nhiều chữ liên hệ, ví dụ như: ƯỚT ÁT, chữ ÁT có nghĩa là ướt thì trong tiếng Phạn có chữ AK, AKA nghĩa là nước và chữ AĐRA nghĩa là ướt, trong BỤI BẶM chữ BẶM cũng có nghĩa là bụi, tiếng Phạn gọi là PÂMSU, PÂMMU, PÂM rõ ràng xuất phát từ chữ BẶM, ĐAU ĐỚN tiếng Phạn là DU, DUNA, chữ THÀ trong THẬT THÀ có nghĩa là ngay thẳng thì tiếng Phạn có SHÂ là đứng, thẳng. Đối với ngôn ngữ của các nước Á châu, tiếng Việt còn gần gũi hơn nữa. Chẳng hạn CÂY của tiếng Việt sang tiếng NHẬT thành KUY hay KI, MAY trong MÚA MAY có nghĩa là múa thì tiếng Nhật là MAI, XẮN nghĩa là xinh thì tiếng Nhật là SHAN. Ngoài ra tiếng Ainu của thổ dân đảo Hokkaido ở Nhật có chữ ARI nghĩa là trễ, liên hệ với chữ RÌ của Việt trong CHẬM RÌ, chữ HUP là sưng trong tiếng Việt có từ SƯNG HÚP, chữ SẮT là khô như đã nói trước kia, tiếng Ainu là SAT.
Tửng ngạc nhiên: _ Ấn Độ và Nhật Bản ở rất xa Việt Nam mà ngôn ngữ lại liên hệ với tiếng Việt. Thế tại sao những nước ở gần lại không bắt chước?
Bạn Tửng cười mũi: _ Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe nhe Tửng! Ai bảo Từng là ngôn ngữ các nước Đông Nam Á không có nguồn gốc liên hệ với tiếng Việt? Này nhé, chữ MẠT trong tiếng Việt nghĩa là con bọ chét, tiếng Thái lan là gọi MAT là con bọ chét, GÒ NỔNG tiếng Mã Lai – Nam Dương gọi là GUNUNG, tiếng Khmer là PHNOM, RẬM là rừng, tiếng Mã Lai là RÂM, MÁT là chết, tiếng Mã Lai – Nam Dương là MATI. Trong từ NHỎ NHOI, NÍT NOI, thì NHOI nghĩa là nhỏ, NOI là con nít nhỏ, tiếng Thái NOI cũng chính nghĩa là nhỏ. XANH XAO, chữ XAO cũng là xanh, tiếng Thái là SAUU. RỖ có nghĩa là lỗ, như trong câu “Mặt rỗ như tổ ong bầu” thì Thái Lan có tiếng RÔ có nghĩa là lỗ. Tiếng Thái Lan DEE nghĩa là xinh đẹp, tiếng VIệt có từ ĐẼ là đẹp trong ĐẸP ĐẼ. Tiếng Việt ĐAI là đất, như ta thường gọi ĐẤT ĐAI, tiếng Khmer DAY cũng nghĩa là đất. KHẠO là ngốc như trong từ KHỜ KHẠO, tiếng Khmer là KLAO hay CHAOT nghĩa là ngu ngốc, HÀO là kêu gọi như trong từ HÔ HÀO, trong tiếng Khmer là HAO nghĩa là gọi.
Tửng cứ há hốc mồm ra nuốt chửng lấy từng lời của hắn.
_ Không những dân các cường quốc hay những nước quanh vùng có giao lưu với người Việt mà cả những dân tộc ở những vùng xa xôi cũng có nhiều liên hệ với tiếng Việt nữa. Ví dụ như thổ dân Úc có tiếng LU, YU là khóc, tiếng Việt có BÙ LU BÙ LOA, (KHÓC) RÚ, còn tiếng Việt MẦN MÀ, tiếng Mangarayi của thổ dân miền Bắc Úc có động từ MA, MA-N nghĩa là làm. Tiếng Việt LÀU là biết như trong THÔNG LÀU, THUỘC LÀU thì tiếng Kekchi của người Mayan ở Guatemala, Belize gọi là NAU, ME hay MÊ trong từ MÁU ME, MÁU MÊ của người Việt, liên hệ với từ AMI của tộc Macro-Tacanan ở xứ Peru, Bolivia Nam Mỹ có nghĩa là máu, TANH trong LẠNH TANH, tiếng Almosan-Keresiouan, Alghic có từ TAHK nghĩa là mát...
Nghe đến đấy, Tửng chợt ngắt lời hắn, reo lên: _ Quả thực tiếng Việt mình là ngôn ngữ quốc tế, là nguồn gốc của mọi ngôn ngữ! Té ra là từ những cường quốc sừng sỏ trong G8 như Anh Pháp Mỹ Nga Nhật, các cựu đế quốc thực dân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha cho đến mấy con rồng con hổ châu Á, cả thổ dân những vùng xa xôi Úc châu, Mỹ châu cũng đều phải bắt chước tiếng nước mình!
Và Tửng cảm thấy tự hào, không còn mang mặc cảm “nỗi buồn nhược tiểu“ nữa!
______________________________________________________________ Tài liệu tham khảo: BS Nguyễn Xuân Quang, Tiếng Láy và tiếng Ghép trong Việt Ngữ, Nam Kỳ Lục Tỉnh.
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7162 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Truyện nay - Ái Hoa Mon 23 Dec 2019, 08:08 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Trà Mi đã viết:
- Phương Nguyên đã viết:
- Ai Hoa đã viết:
- Ngôn ngữ quốc tế
Tửng cứng lưỡi, đúng là không thể nào cãi lại được với hắn! Bạn Tửng nói tiếp: _ Không những tiếng Anh, các tiếng Âu châu cũng có nhiều từ bắt nguồn từ tiếng Việt nữa. _ Thí dụ? _ Chẳng hạn trong tiếng Việt có từ BÉO BỞ, BỞ ở đây không có nghĩa là dễ rời ra như người ta thường nghĩ, mà BỞ là chất béo, tiếng Pháp gọi là BEURRE, chất béo lấy từ sữa, phiên âm Việt là “BƠ” đấy! _ Thật thế à? _ Đúng vậy, ngoài ra còn có chữ MANH là mỏng như trong từ MỎNG MANH, tiếng Pháp chính là MINCE, đọc là “manh-xơ” cũng nghĩa là mỏng. Tiếng Việt OM có nghĩa là tối, như ta thường nói TỐI OM, tiếng Pháp là OMBRE, đọc là OMBRỜ. Chữ “SẮT” trong từ “SE SẮT” tiếng Việt có nghĩa là khô, thì tiếng Pháp viết là SEC/SÈCHE. Chữ SỐT tiếng Việt là nóng thì tiếng Pháp viết là CHAUD/CHAUDE (đọc là SÔ/SỐT). Trong khi đó chữ LE trong tiếng Việt cổ có nghĩa là nước, chất lỏng, còn tồn tại trong các từ LỎNG LE là lỏng như nước, chim LE LE tức là chim nước, chua LE hay chua LÈ tức là chua chảy nước miếng, thì bên tiếng Pháp có chữ LAIT, đọc thành “LE” có nghĩa là sữa. tức là loại chất lỏng.
Tửng reo lên thán phục: _ Hay nhỉ?
Bạn Tửng giơ tay lên ngăn: _ Chưa hết đâu, tiếng Việt với tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng có cùng nguồn. Ví dụ như mình có từ MẶN MÀ, MÀ là mặn liên hệ đến biển mặn, muối biển thì Tây Ban Nha là chữ MAR, đọc “MA” có nghĩa là biển mặn.
Tửng còn đang giở google dịch ra tra từ thì hắn đã tiếp: _ Mặt khác chữ MÀNG có nghĩa là chất béo trong từ MỠ MÀNG thì tiếng Tây Ban Nha là MANTEQUILLA, tiếng Bồ Đào Nha là MANTEIGA đều có nghĩa là BƠ, chất béo lấy từ sữa.
Tửng thộn mặt nhìn: _ Còn từ nào nữa không?
Hắn đáp: _ Còn chứ! Chữ NHÍ trong tiếng Việt là bé như trong từ KÉP NHÍ, BỒ NHÍ. Cụm từ NHÍ NHA NHÍ NHÔ diễn tả thái độ, hành động của trẻ nít vốn cùng nguồn với tiếng Tây Ban Nha NIÑA NIÑO nghĩa là bé gái bé trai…
Thấy Tửng lặng thinh không nói gì, bạn Tửng nói thêm: _ Trong tiếng Tiền cổ-Ấn Âu dịch là Proto- - Indo- European language, viết tắt PIE, có chữ TEM/TAM nghĩa là TỐI, tiếng Việt mình có từ TĂM trong TỐI TĂM nghĩa là TỐI; chữ CỚN tiếng Việt nghĩa là CONG thì tiếng PIE là KER/K’OR?KR nghĩa là vặn, quẹo, uốn cong.
Trong lúc Tửng tròn mắt theo dõi, hắn lại thao thao bất tuyệt: _ Chữ BURG trong tên các thành phố Âu châu như St Petersburg, Strassburg, Luxemburg bắt nguồn từ chữ BÚA như CHỢ BÚA trong tiếng Việt, BÚA có nghĩa là PHỐ, PHỦ; Búa cũng chính là pur, pura, trong tiếng Phạn để chỉ chỗ ở, miền, thành phố như Singapura hay Singapore, Thành phố Sư tử. Chữ BUÔN, BẢN tiếng Việt còn liên hệ với tiếng Maya ở Trung Mỹ PAN có nghĩa là bản, buôn, chỗ ở, thành phố như Mayapán, Copán…
(còn tiếp)
Bạn của Tửng giỏi thật đấy chắc lá số Tử Vi của Tửng có mệnh giáp Xương, Khúc, Khoa, Quyền tức là bạn bè, người xung quanh giỏi giang, quyền thế còn mình thì không! giống lá số của AH Thầy có bạn tốt dzị cũng được hưởng sái |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10590 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Chuyện thường ngày trên xe bus Thu 09 Mar 2023, 08:12 | |
| Chuyện thường ngày trên xe bus
Tửng mới đọc được trên mạng Việt tin một bà mẹ quay clip tố cáo việc một cô gái trẻ không chịu nhường ghế cho con mình trên xe. Câu chuyện được kể sau đây:
Bà mẹ này cùng con trai (không rõ mấy tuổi) định di chuyển bằng xe bus trong một khu du lịch ở Phú Quốc. Khi lên xe đã hết chỗ ngồi, bà mẹ liền nhờ một cô gái trẻ đang ngồi trên ghế nhường chỗ cho con trai mình nhưng cô gái từ chối. Bà mẹ cho rằng hành động của cô gái là không thể chấp nhận nên chụp ảnh đăng lên mạng để phê phán.
"Đây là hình ảnh mình chụp trên xe bus từ ... về khách sạn ... Phú Quốc. Cả nhà mình lên xe thì đã hết chỗ, mình có nói bạn nữ áo trắng kia nhường chỗ giúp bé nhà mình nhưng bạn đó nhất định không đồng ý. Lúc đầu bạn nữ chưa đeo kính mặt vênh váo lắm, lúc mình chụp thì đeo kính rồi.
Dù mình đã nói là tài xế có nhắc nhường ghế cho người già, trẻ em và phụ nữ có bầu hoặc người lớn bế em bé, vậy mà bạn vẫn nhất quyết không nhường. Mình đã bảo con trai mình ngồi ké vào, nhưng thật sự trông thằng bé ngồi rất tội. Bạn kia trông xinh đó, nhưng ý thức kém quá".
Đăng tải kèm theo là bức hình chụp cậu con trai đang ngồi ké ở phần giữa hai ghế, bên cạnh một cô gái diện sơ mi trắng xinh xắn đang thoải mái chơi điện thoại.
Bài viết đã gây tranh cãi dữ dội trong cộng đồng dân mạng. Một số ủng hộ quan điểm người mẹ cho rằng người lớn nên nhường chỗ cho trẻ em khi đi các phương tiện công cộng. Số khác không đồng tình, phản bác lại rằng mọi người trả tiền như nhau thì việc nhường ghế không phải là bắt buộc.
Một số người còn phê phán bà mẹ nhất mực yêu cầu người khác phải nhường ghế cho con mình là điều không nên bởi sẽ ảnh hưởng đến cách giáo dục, sự trưởng thành của đứa trẻ trong tương lai.
Liên hệ với người mẹ, bà ta từ chối chia sẻ thêm về câu chuyện này. Bên dưới bài viết, dân mạng bình luận không ngớt.
Tửng kể chuyện này cho đám bạn của Tửng nghe, chúng nó nhao nhao lên:
_ Trời, người ta bỏ tiền đi xe chị kêu đứng lên cho con chị ngồi! Chị là bà nội người ta à?
_ Bả chắc là lãnh đạo cơ quan gì đó quá, quen thói cứ tưởng mình nói là mọi người phải răm rắp tuân theo không được cãi?
_ Giáo dục thế này thì hỏng! Phải dạy cho con mình biết rằng không phải thích cái gì là có được cái đó chứ?
_ Đúng rồi! Lên trước thì ngồi, lên sau hết chỗ thì đứng, thế giới nó vận hành như vậy đấy.
_ Không được nhường quay ra đổ lỗi. Nhường hay không là quyền của người ta, về bản chất họ chẳng làm gì sai cả.
_ Nếu là mình, mình sẽ đứng cùng con. Lớn rồi không phải là không thể đứng được, cũng là để giải thích cho con hiểu rằng cuộc sống này có tôn ti trật tự, khi tham gia dịch vụ công cộng không thể đến sau mà bắt người ta phải ưu ái cho mình. Còn ai chủ động nhường ghế thì dạy con trân trọng và cảm ơn người ấy.
_ Người khác giúp đỡ bạn là bởi vì họ mong muốn được làm điều đó chứ không phải là vì họ có nghĩa vụ hay trách nhiệm phải giúp một người xa lạ.
_ Đã vô lý còn đăng lên mạng cho người ta chửi vào mặt!
Một người bạn của Tửng từng qua Mỹ du học giơ tay bảo:
_ Thanh niên Mỹ khi đi xe buýt ai cũng đứng dù còn ghế, lý do bởi họ thích đứng. Các cậu bé cũng được dạy nên nhường ghế cho phụ nữ. Người mẹ trong câu chuyện hơi lạm dụng chuyện về ý thức và xâm phạm đời tư của cô gái khi chụp ảnh đăng lên mạng. Cô gái hoàn toàn có thể kiện ngược lại.
Người khác đế thêm vào:
_ Phải đó, đâu phải cứ thích là đăng mặt người ta lên mạng để chỉ trích bàn luận không cần xin phép ai.
Anh bạn Việt kiều về chơi nói:
_ Ở Úc trên xe bus có ghi rõ trẻ em phải nhường chỗ cho người lớn, nếu không nhường thì sẽ phải mua vé như người lớn! Người nước ngoài luôn chuộng sự công bằng. Người già, tàn tật có chỗ dành ưu tiên riêng.
Một anh bạn khác xì một tiếng:
_ Cứ gì ở ngoại quốc, Việt Nam cũng có quy định trẻ em không phải mua vé phải ngồi chung ghế với người lớn! Để cho bé ngồi chung là tử tế lắm rồi, còn phàn nàn điều gì nữa?
_ Cô gái áo trắng đã cố gắng ép chân vào sát thành xe cho con của chị cùng ngồi chung rồi còn gì. Hãy xem việc người ta nhường ghế cho mình là một ân huệ, còn nếu người ta không nhường thì cũng đừng gay gắt như thế.
_ Đây là tự nguyện chứ không phải nghĩa vụ, nhỡ chị kia đang đau hay mệt chị không muốn nhường thì sao, con chị còn khỏe đứng chơi được thì tại sao phải nhường?
Tửng quay sang một chị bạn hỏi:
_ Chị cũng có con nhỏ, sao không lên tiếng đi?
Chị e lệ đáp:
_ Mình cũng thấy bà mẹ này thật sự quá tự tin á. Mình nghĩ rằng sau này khi con chị ấy lớn lên rồi ra ngoài cuộc sống, sẽ chẳng ai vì con chị nhỏ tuổi hơn người ta mà nhường cơ hội cho con chị đâu. Muốn con mình thoải mái thì đi xe riêng, còn không thì chịu khó đứng, người ta cũng như mình thôi.
Đợi mọi người bớt xôn xao, Lành, môt người bạn của Tửng làm việc ở văn phòng Luật sư từ tốn bảo:
_ Trong quy định pháp luật không có bất kỳ điều khoản nào liên quan đến việc nhường ghế. Vì vậy, đây không có tính ràng buộc về pháp lý. Tuy nhiên, hành động ghi hình, chụp ảnh của bà mẹ khi chưa có sự đồng ý của người khác có thể vi phạm quyền cá nhân đối với hình ảnh và quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân theo quy định tại Điều 31, Điều 38 Bộ Luật Dân sự năm 2015. Nếu cô gái kiện, bà mẹ này có thể bị xử phạt hành chính 10-20 triệu đồng hoặc nếu cô gái chứng minh được hành động này gây hậu quả nghiêm trọng về tinh thần, tâm lý, ảnh hưởng uy tín, công việc của cô có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác và có nguy cơ bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm tù giam. Ngoài ra, còn có thể bị cấm đảm nhiệm các chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.
Các bạn Tửng phá lên cười:
_ Thế thì hết làm lãnh đạo nhá?
________________________
Bài báo đưa ra các ý kiến để độc giả bình chọn:
Dù đã ngỏ ý nhưng người lạ vẫn không nhường ghế cho con, mẹ sẽ làm gì?
(a) Lên tiếng cãi nhau, mắng chửi đến khi người kia nhường ghế cho con mình thì thôi.
(b) Giải thích cho người kia rằng họ phải có ý thức nhường ghế cho trẻ nhỏ còn không cần người ta nhường ghế nữa.
(c) Cho con đứng hoặc bế con vì cũng không cần thiết phải ngồi.
(d) Chia sẻ bức xúc với ban quản lý khu du lịch hoặc đăng tải lên mạng xã hội.
(e) Ý kiến khác.
Kết quả có 92,3% người tham gia chọn câu (c) và 7,7% chọn câu (d), riêng các câu còn lại không có người nào chọn. Còn bạn thì sao?
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Truyện nay - Ái Hoa | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 16 trong tổng số 16 trang | Chuyển đến trang : 1 ... 9 ... 14, 15, 16 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |