Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Today at 00:47

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:54

Tính cách của người Sài Gòn ngày xưa by Trà Mi Yesterday at 08:28

Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Yesterday at 07:21

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Sun 08 Sep 2024, 21:28

7 chữ by Tinh Hoa Sun 08 Sep 2024, 20:35

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Sun 08 Sep 2024, 20:34

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Thu 05 Sep 2024, 19:19

Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Wed 04 Sep 2024, 21:29

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Tue 03 Sep 2024, 23:39

Lục bát by Tinh Hoa Sat 31 Aug 2024, 23:09

Xe gắn máy tại miền Nam Việt Nam trước 1975 by Trà Mi Thu 29 Aug 2024, 14:22

Lưu Kỷ Niệm TX Ngọc Điền by mytutru Wed 28 Aug 2024, 16:25

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 27 Aug 2024, 18:39

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:36

Một thoáng mây bay 5 by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:22

CHIA ĐAU CÙNG PHƯƠNG NGUYÊN by Ai Hoa Mon 26 Aug 2024, 15:19

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 22 Aug 2024, 03:13

TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Wed 21 Aug 2024, 15:30

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:35

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:26

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:23

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU by Phương Nguyên Tue 20 Aug 2024, 08:58

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 20 Aug 2024, 05:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Mon 19 Aug 2024, 01:44

Chia buồn by Phương Nguyên Fri 16 Aug 2024, 08:13

Phật Tại Tâm = Cánh Cửa Mở Vào Cửa Phật & Bốn Quả Thánh by mytutru Fri 16 Aug 2024, 02:14

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Thu 15 Aug 2024, 07:39

Chút tâm tư by tâm an Wed 14 Aug 2024, 07:12

CHẮP CÁNH BAY XA by buixuanphuong09 Mon 12 Aug 2024, 06:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Thành ngữ dân gian

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Next
Tác giảThông điệp
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Vàng thau lẫn lộn   Thành ngữ dân gian - Page 7 I_icon13Thu 24 Jun 2010, 02:55

Vàng thau lẫn lộn

Vàng, thau là hai kim loại khác nhau. Vàng thuộc loại kim loại quý, hiếm, có giá trị cao. Còn thau chỉ là hợp chất giữa đồng và kẽm, có màu vàng lợt. Về hình thức, vàng và thau có màu sắc như nhau, dễ nhầm lẫn. Nhưng về bản chất, vàng, thau hoàn toàn khác nhau, không thể đánh đồng cùng một hạng, một thang giá trị. Đối với con người và các hiện tượng trong cuộc sống cũng tương tự như vậy. Giữa cái tốt, cái xấu, cái thật, cái giả, giữa cái đúng và cái sai... đôi khi dựa vào hình thức để phân biệt, nhận biết tính xác thực của chúng cũng không đơn giản. Sự nhầm lẫn trong đánh giá, nhận biết các chân giá trị này, thường được nhân dân ta biểu thị bằng thành ngữ "vàng thau lẫn lộn".

Trong tiếng Việt, thành ngữ "vàng thau lẫn lộn", ngoài việc hàm chỉ sự nhận thức lẫn lộn các chân giá trị, còn được để đánh giá bản chất của các hiện tượng, các hành động. Một xã hội "vàng thau lẫn lộn", một tập thể "vàng thau lẫn lộn"... cũng là một xã hội, một tập thể không còn thể thống, không còn nề nếp và đang suy thoái, lộn xộn, đảo điên.

Vô tình đánh giá, nhận biết sai các chân giá trị, làm cho "vàng thau lẫn lộn" là chuyện thường gặp. Đó là kết quả của trình độ nông cạn, thiếu kinh nghiệm và đôi khi còn là kết quả sự cẩu thả thiếu thận trọng, "nhìn gà hoá cuốc". Nhưng cố ý làm cho "vàng thau lẫn lộn", để đổi trắng thay đen lại là hành động có ý thức, hành động bịp bợm, thâm hiểm. Bản chất xấu xa ti tiện của loại hành động này cần được vạch mặt chỉ tên.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Tham Bát Bỏ Mâm   Thành ngữ dân gian - Page 7 I_icon13Thu 24 Jun 2010, 02:57

Tham Bát Bỏ Mâm

Trong cuộc sống, đôi khi chỉ vì tham những lợi lộc nhỏ mọn, trước mắt mà người ta bỏ qua những nguồn lợi lâu dài, to lớn hơn. Vậy là tham bát bỏ mâm.

Ý nghĩa trên được hình thành nhờ sự so sánh trực quan và nôm na của tư duy dân gian: Bát chỉ là phần nhỏ nằm trong mâm cỗ lớn. Thế mà cố giành lấy bát, quên rằng mâm cỗ còn nhiều hơn, còn to hơn, âu cũng là tư tưởng tầm thường, được miếng nào hay miếng ấy, không biết nhìn xa trông rộng. Vì lẽ đó, thành ngữ tham bát bỏ mâm thường cũng được dùng để phê phán lối nhìn thiển cận, cách làm ăn manh mún, thiếu tính toán. Bỏ được tư tưởng tham bát bỏ mâm thì mới có thể tiếp cận được lối làm ăn lớn.

Thành ngữ tham bát bỏ mâm còn có biến thể như tham đĩa bỏ mâm, tham miếng bỏ bát.

Ngoài ra, trong tiếng Việt gần nghĩa với tham bát bỏ mâm còn có thành ngữ tham bong bong bỏ bọng trâu.

Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Dốt Có Đuôi   Thành ngữ dân gian - Page 7 I_icon13Thu 24 Jun 2010, 02:58

Dốt Có Đuôi


Những người kém thông minh, chậm hiểu, dốt nát, khờ dại thường bị chế giễu bằng thành ngữ “dốt có đuôi”. Thành ngữ này có xuất phát điểm và quá trình chuyển dịch rất thú vị.

Nhiều người cho rằng, thành ngữ “dốt có đuôi” xuất hiện gắn liền với chế độ khoa cử dưới thời phong kiến. Thoạt tiên, thành ngữ này chỉ có ý chê bai một đối tượng không đến nỗi dốt nát. Họ cũng là người có đỗ đạt trong kì thi hội, thi đình hẳn hoi. Số là, sau kì thi, những người trúng tuyển được tập trung lại để yết kiến vua. Họ được sắp xếp thứ tự từ người đỗ cao nhất đến người đỗ thấp nhất (tức đứng cuối, đứng rốt) với quần áo mũ miện nhà vua ban phát chỉnh tề. Người đứng sau cùng đội chiếc mũ có tai dài, vì thế người ta mới chế giễu là “có đuôi”. Rõ ràng trong mắt sĩ tử và dân chúng thì người đội mũ có đai dài trông như cái “đuôi ấy”, vẫn là người dốt hơn cả so với những người có mặt. Từ đây, trong lời ăn tiếng nói của nhân dân xuất hiện thành ngữ “dốt có đuôi” để chế giễu tất cả những ai dốt nát.

Một số người khác lại cho rằng, thành ngữ này có xuất xứ từ một câu chuyện cười Việt Nam. Chuyện rằng, một thầy đồ được mời đến cúng cho gia chủ tên là Tròn. Nhưng than ôi, thầy đồ gì mà chữ nghĩa chẳng được bao lăm. Đến cái tên của gia chủ là Tròn mà ông ta cũng chẳng biết viết, đành khoanh một vòng tròn. Chẳng may, có một kẻ tinh nghịch đã sổ thêm một nét vào “chữ Tròn” ông vừa mới viết. Khi đọc sớ, thầy không biết, cứ việc theo hình vẽ mà đọc tên gia chủ là “Gáo”. Chủ nhà giật mình, cải chính. Ông thầy cúng biết mình nhầm, xấu hổ lắm, những mong có lỗ nào mà chui ngay xuống đất. Qua câu chuyện này, thành ngữ “dốt có đuôi” có hai cách hiểu về xuất xứ và cũng có hai biến thể khác nhau: “dốt có đuôi” “dốt có chuôi”. Dẫu hiểu thế nào thì thành ngữ này cũng chỉ biểu hiện ý nghĩa: “dốt nát và không giấu được cái dốt của mình”.

Để biểu thị ý nghĩa “dốt nát, không biết gì”, ngoài thành ngữ “dốt có đuôi”, “dốt có chuôi”, trong tiếng Việt còn có các thành ngữ “dốt đặc cán mai”, “dốt như bò”. Tuy nhiên, các thành ngữ này không có nét nghĩa “không giấu được cái dốt, cái dốt bộc ra ngoài”, chúng chỉ đơn thuần biểu thị mức độ cao nhất của sự dốt nát mà thôi.

Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Mạt cưa mướp đắng   Thành ngữ dân gian - Page 7 I_icon13Thu 24 Jun 2010, 03:01

Mạt cưa mướp đắng

Có một cuộc hội ngộ thật ngẫu nhiên và đầy lý thú. Một anh chàng rao bán cám làm thức ăn cho lợn gà, mà trong gánh chỉ rặt một thứ mạt cưa! Lại nữa một kẻ rêu rao bán dưa chuột, nhưng những thứ bán ra chỉ toàn là mướp đắng!

Chả là về ngoại hình thì mạt cưa trông cũng từa tựa như cám, và “mướp đắng” cũng khó phân biệt với dưa chuột mà lại! Và, trớ trêu thay cái phường mạt cưa mướp đắng ấy lại gặp nhau!

“Tình cờ chẳng hẹn mà nên
Mạt cưa mướp đắng đôi bên một phường”

(“Truyện Kiều” - Nguyễn Du)


Thành ngữ mạt cưa mướp đắng hay mướp đắng mạt cưa, do chỗ được hình thành từ câu chuyện vui như trên, cho nên trước hết nó được dùng để chỉ những kẻ chuyên đi lừa đảo trong xã hội. Trong sử dụng, thành ngữ này còn có thể được dùng để chỉ trích ngay hành vi bịp bợm của những hạng người xảo trá, đê tiện.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhạt phấn phai hương   Thành ngữ dân gian - Page 7 I_icon13Thu 24 Jun 2010, 03:04

Nhạt phấn phai hương

Người phụ nữ bao giờ cũng có thời xuân sắc, trẻ trung, lọt vào mắt xanh bao chàng trai, và làm cho họ say mê, đeo đuổi. Nhưng thời đó cũng phải qua, nhan sắc cũng tàn tạ theo thời gian năm tháng, đó là lúc nhạt phấn phai hương:

Lòng phiền, nhạt phấn phai hương
Ủ ê mày liễu võ vàng mắt hoa.

(Truyện Phương Hoa)


Ai cũng hiểu thành ngữ nhạt phấn phai hương chỉ sự tàn phai nhan sắc do tuổi tác của người phụ nữ. Nhưng hiểu hương, phấn trong thành ngữ này là gì thì lại không đơn giản. Thoạt tiên, nhiều người cho rằng hương, phấn ở đây là các loại xa xỉ phẩm dùng để hoá trang, tôn thêm sắc đẹp cho người phụ nữ. Vậy thì nhạt phấn phai hương có liên quan gì đến tuổi già? Nhạt phấn phai hương trong trường hợp phấn hương là đồ hoá trang chỉ liên quan đến cách sống, lối sống cá nhân, do chủ quan tạo ra. Trong khi đó, tuổi già là do quy luật khách quan chế định, tác động. Thành ra, cách hiểu này chưa thoả đáng.

Thực ra, phấn hương trong nhạt phấn phai hương là hệ quả của sự ước lệ. Trước đây người ta ví người phụ nữ như một bông hoa (làm hoa để người ta hái, làm gái để người ta thương). Lúc còn xuân sắc, đương thì cũng là lúc hoa vừa mới nở, đang đưa hương và khoe sắc phấn. Lúc hoa tàn, thì phấn hương sẽ phai nhạt. Khi người con gái về già, thì nhan sắc tàn tạ dần đi cũng tựa như hoa tàn thì hương phấn tất phải nhạt phai. Như vậy, theo phép ước lệ của truyền thống văn hoá cổ thì hương, phấn trong nhạt phấn phai hương chính thực là hương phấn của hoa. Tuy nhiên về sau này người ta dễ dàng bỏ qua điều đó, nghiễm nhiên xem phấn, hương trong thành ngữ này là các chất hoá trang thường dùng của phụ nữ. Cứ vậy, người ta chỉ hiểu ý nghĩa chung của thành ngữ mà mặc nhiên xem phấn hương là chuyện đã biết và dễ hiểu như thế. Theo cách hiểu này và theo khuôn mẫu có sẵn của nhạt phấn phai hương người ta tạo lập các dạng thức mới của thành ngữ này, lệ như nhạt phấn phai son (hay phai son nhạt phấn):

“Tưởng không nổi giận duyên tủi phận
Tưởng không điều nhạt phấn phai son"

(Khuyết danh “Bần thán nữ”)

“Nơi lạnh lẽo, nơi xem gần gặn
Há phai son lạt phấn ru mà”

(Nguyễn Gia Thiều “Cung oán ngâm khúc”).
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Lấy Thúng Úp Voi   Thành ngữ dân gian - Page 7 I_icon13Fri 25 Jun 2010, 00:06

Lấy Thúng Úp Voi


Voi là con vật to lớn so với nhiều loài động vật, ngôn ngữ dân gian thường ví von “to như voi.” Thúng là cái rổ sâu, đường kính lớn hơn cái rổ thường, đan bằng tre, dùng đựng thóc, gạo, đậu hay ngô khoai. Đọ với con voi, cái thúng gánh ở hai đầu quang gánh hay cắp bên nách người đàn bà nông thôn, rõ ràng là rất nhỏ, úp nguyên cái đầu voi đã không lọt, nói chi cả
mình voi?

Vì vậy, câu tục ngữ “Lấy thúng úp voi” diễn tả:

1. Một việc sai trái lớn tầy đình mà toan che đậy bằng lý lẽ thiếu sót, không đủ, khiến dấu đầu hở đuôi.

2. Dùng biện pháp nhỏ để giải quyết việc lớn, không thích hợp.

Thí Dụ:

“Công ty làm ăn thua lỗ nặng, tiếng đồn khắp nơi mà ban giám đốc cứ biện luận qua quýt để dấu, có mà lấy thúng úp voi!”

“Con làm gì, mẹ đã biết hết, đừng loanh quanh lấy thúng úp voi nữa.”
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Nước Mắt Cá Sấu   Thành ngữ dân gian - Page 7 I_icon13Fri 25 Jun 2010, 00:07

Nước Mắt Cá Sấu


Cá sấu là một loại bò sát mạnh bạo, ăn thịt động vật mà nó bắt được. Loài vật này có thể tấn công và bắt những con vật to lớn khoẻ mạnh như trâu bò và có khi là con người khi vô tình rơi vào phạm vi hoạt động của nó. Do đó người ta xếp cá sấu vào loại động vật hung bạo nguy hiểm. Có một điểm đặc biệt là sau khi nuốt chửng con mồi, khoé mắt cá sấu lại chảy nước tương tự như con người chảy nước mắt khóc thương ai đó. ..Vì sự tương quan này người ta nghĩ là cá sấu đã khóc cho nạn nhân của nó, kẻ vừa bị nó cướp đi sinh mạng.

Dựa vào tính cách khóc thương kiểu của cá sấu này, người ta liên tưởng đến những hạng người giả dối trong xã hội. Một mặt hại người, hại bạn, một mặt thì nói lời tử tế hiền lành. Một mặt thì làm điều xằng bậy, một mặt nói lời giả nhân, giả nghĩa.

Trong dân gian còn có câu "miệng thì nam mô bồ tát, trong bụng vác một bồ dao găm”. Hạng người này thật là nguy hiểm!
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Thua keo này bày keo khác   Thành ngữ dân gian - Page 7 I_icon13Fri 25 Jun 2010, 00:09

Thua keo này bày keo khác


Trong cuộc sống không phải bao giờ cũng thuận chiều suôn sẻ. Con người không dễ dàng tránh khỏi những thất bại đắng cay. Người không có chí, gặp thất bại là nản lòng, là bỏ cuộc. Người có chí, khi thất bại phải tìm cách khôi phục, không chịu thua thiệt, thua keo này bày keo khác.

Tùy thuộc vào bản chất của đối tượng mà trong sử dụng ngôn ngữ, thành ngữ thua keo này bày keo khác có những sắc thái ý nghĩa khác nhau. Với những người có tư tưởng làm việc phục vụ cho lợi ích nhân dân, thành ngữ thua keo này bày keo khác, thể hiện sự kiên trì phấn đấu để đạt mục đích.

Thành ngữ thua keo này bày keo khác bao gồm hai vế kết hợp với nhau, không đòi hỏi tính chặt chẽ một cách nghiêm ngặt. Vì vậy, trong sử dụng, giữa hai vế người ta có thẻ thêm vào các từ chỉ chủ thể hành động, chẳng hạn như thua keo này ta bày keo khác...
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Nước Đổ Đầu Vịt   Thành ngữ dân gian - Page 7 I_icon13Fri 25 Jun 2010, 00:11

Nước Đổ Đầu Vịt

Với một số đối tượng, thì có khuyên bảo, dạy dỗ đến đâu cũng vô ích, không có tác dụng gì. Công sức dạy bảo khuyên nhủ đó cũng như "nước đổ đầu vịt" mà thôi.

Như đã biết, đầu vịt đã bị thon, lại hơi nhô. Lông ở đầu vịt thường dày và mượt. Thành ra, nước đổ lên đầu vịt cứ trôi tuồn tuột, chẳng dành thấm vào đâu được. Hiện tượng có thực này dễ làm người ta liên tưởng đến việc không tiếp thu lời khuyên bảo ban của một số người. Ở họ, dẫu có cố công giảng giải, răn bảo bao nhiêu thì cũng vô ích. Họ không ghi nhớ, không hiểu ra do kém trí thông minh, ít hiểu biết hoặc trì độn. Nhưng cũng có khi không phải vì kém cỏi, tối dạ mà là do sự bướng bỉnh, gàn quấy, hiểu cả đấy, biết là lời hay lẽ phải đấy, nhưng cứ không nghe theo không làm theo như chẳng nghe gì cả. Kẻ dốt nát thì không tiếp nhận lời dạy bảo là chuyện bình thường. Họ cứ ù ù cạc cạc như vịt nghe sấm. Nói với họ rõ là chán, nói với đầu gối còn hơn. Như vậy, cả kẻ dốt nát và kẻ bướng bỉnh đều gặp nhau ở chỗ là mọi lời giáo huấn, chỉ dẫn đều vô tích sự, đều vô dụng, không mang lại hiệu quả gì.

Dần dần thành ngữ "nước đổ đầu vịt" được mở rộng để chỉ sự vô tác dụng, vô ích, không có kết quả nói chung.

Gần nghĩa với "nước đổ đầu vịt" còn có một loạt thành ngữ như: như nước đổ lá khoai (môn), như nước đổ đầu chày...
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Hàng Tôm Hàng Cá   Thành ngữ dân gian - Page 7 I_icon13Fri 25 Jun 2010, 00:16

Hàng Tôm Hàng Cá



Thành ngữ hàng tôm hàng cá trong tiếng Việt “chỉ những người hay cãi lộn nhau một cách nhỏ nhen” (Đào Văn Tập. Từ điển Việt Nam).

Do đâu thành ngữ có nghĩa như trên? Điều này, nguyên do là ở chỗ hàng tôm và hàng cá đích thực ở chợ. Vào những ngày tư, ngày rằm hay ngày tết, khi nhu cầu về thức ăn của người ta tăng lên thì hàng tôm, hàng cá (và cả hàng thịt nữa) thường đông khách, chủ yếu là các bà, các cô, kẻ mua nguời bán tấp nập, kẻ bớt một, người thêm hai, cứ là “ồn ào như vỡ chợ”. Rồi thì sự “mua tranh bán cướp" tất yếu xảy ra câu chuyện “hàng tôm” tranh khách của “hàng cá” còn “hàng cá” lại muốn cướp khách của “hàng tôm”. Và cuối cùng họ đôi co, cãi lộn, quen thói “tanh tưởi”, họ trút tất cả ra ở chợ! Hàng tôm hàng cá là như vậy. Hoá ra là, quy luật cạnh tranh của thị trường đời nào cũng có! Thành ngữ hàng tôm hàng cá chỉ sự đanh đá, cãi vã, lắm điều trong cách xử sự nhỏ nhen thô lậu, thường là của đàn bà con gái khi tranh chấp một quyền lợi gì đó. Từ nét nghĩa cơ bản trên, ý nghĩa thành ngữ được mở rộng: “nó còn chỉ một lối chơi" không đẹp, một cách xử sự nhỏ nhen trong quan hệ giữa người với người trong cuộc sống.

Đôi khi thành ngữ hàng tôm hàng cá được dùng để chỉ một lối mua bán theo kiểu chợ búa của hàng tôm hàng cá.

Trong tiếng Việt còn có hai thành ngữ khá lí thú, gần nghĩa với hàng tôm hàng cá hàng thịt nguýt hàng cá trâu buộc ghét trâu ăn.

Song, hai thành ngữ hàng thịt nguýt hàng cá trâu buộc ghét trâu ăn chỉ mang nét nghĩa “ghen ăn tức ở” chứ không có nét nghĩa biểu thị sự cãi lộn, đanh đá, lắm điều hay đối xử thô lậu, nhỏ nhen. Xem ra hai thành ngữ sau có sắc thái mát mẻ hơn hàng tôm hàng cá.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Thành ngữ dân gian - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thành ngữ dân gian   Thành ngữ dân gian - Page 7 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Thành ngữ dân gian
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» VÌ SAO NHO ? ......HÁT
» Hình chụp từ không gian
» Tranh_Thơ TiCa
» CẢNH ĐẸP TRẦN GIAN
» Có Sự Thật Nào Đẹp Bằng Gian Dối
Trang 7 trong tổng số 10 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Tài Liệu-