Bài viết mới | 7 chữ by Tinh Hoa Today at 03:07
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 15:18
Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh by Trà Mi Yesterday at 12:43
Kỳ thi Tú tài IBM” ở Sài Gòn năm 1974 by Trà Mi Yesterday at 08:40
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Yesterday at 00:07
Những bài học thuộc lòng by buixuanphuong09 Thu 12 Sep 2024, 15:45
Đường luật by Tinh Hoa Thu 12 Sep 2024, 10:20
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Thu 12 Sep 2024, 07:44
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 11 Sep 2024, 11:42
Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Wed 11 Sep 2024, 07:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Tue 10 Sep 2024, 21:51
Tính cách của người Sài Gòn ngày xưa by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 08:28
Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 07:21
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Thu 05 Sep 2024, 19:19
Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Wed 04 Sep 2024, 21:29
Lục bát by Tinh Hoa Sat 31 Aug 2024, 23:09
Xe gắn máy tại miền Nam Việt Nam trước 1975 by Trà Mi Thu 29 Aug 2024, 14:22
Lưu Kỷ Niệm TX Ngọc Điền by mytutru Wed 28 Aug 2024, 16:25
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 27 Aug 2024, 18:39
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:36
Một thoáng mây bay 5 by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:22
CHIA ĐAU CÙNG PHƯƠNG NGUYÊN by Ai Hoa Mon 26 Aug 2024, 15:19
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 22 Aug 2024, 03:13
TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Wed 21 Aug 2024, 15:30
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:35
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:26
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:23
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU by Phương Nguyên Tue 20 Aug 2024, 08:58
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 20 Aug 2024, 05:55
Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Mon 19 Aug 2024, 01:44
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
| | |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Công tử Bạc Liêu Mon 14 Jun 2010, 02:30 | |
| Công tử Bạc Liêu
Tục truyền rằng người giàu nhất Bạc Liêu ngày xưa là ông Hội đồng Trạch, vốn là thư ký làng.
Hội đồng Trạch có cả chục ngàn mẫu ruộng. Theo lời cháu chắt ông kể lại, toàn tỉnh Bạc Liêu bấy giờ có 13 lô ruộng thì hết 11 lô là của ông Trạch. Ông có 3 con trai và 4 con gái.
Trong số 3 người con trai của ông Trạch có cậu ba Trần Trinh Huy là ăn chơi phung phí hơn hết.Mỗi lần đi xem ruộng, cậu ba Huy mướn máy bay nhẹ có phi công người Pháp chở. Mỗi lần đi đòi nợ, cậu đi một chiếc xe khác. Có lần cậu đi hóng gió, dùng cả chục chiếc xe kéo, mỗi chiếc chở một món đồ của cậu như cái mũ, cây can... Người ta còn kể nhiều truyền thuyết về cuộc sống đào hoa, phóng khoáng của cậu ba Huy nữa...
Ngôi nhà của công tử Bạc Liêu nay trở thành bảo tàng tỉnh Minh Hải. (*)
Chú thích: Minh Hải (tên cũ) nay là tỉnh Bạc Liêu. |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Dây tơ hồng Mon 14 Jun 2010, 02:31 | |
| Dây tơ hồng
Điển tích tơ hồng do chuyện ngày xưa, bên Tàu có một người tên là Vi Cố, một bữa đi chơi trăng, bắt gặp một ông già đang ngồi xe các sợi dây đỏ. Hỏi ra thì ông ta nói ông là Nguyệt Lão, chuyên coi việc xe duyên vợ chồng nhân gian.
Ông nói "ta buộc dây tơ này vào chân người nào thì dù thế nào cũng phải lấy nhau". Vi Cố bèn hỏi sau này ông sẽ lấy ai, Nguyệt lão nói Vi Cố sẽ lấy một cô gái hàng rau rách rưới bẩn thỉụ Vi Cố giận lắm toan giết cô gái, nhưng rồi cuối cùng hai người cũng lấy nhau.
Người Việt Nam tin tình duyên do tiền định trước, cho nên thành vợ thành chồng rồi thì phải tạ ơn ông Nguyệt Lão và cầu mong dây tơ hồng được cột chặt bền lâu. |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Thành ngữ dân gian Mon 14 Jun 2010, 02:32 | |
| Sợ Truông Nhà Hồ, ngại phá Tam Giang
Sử còn ghi lại, nơi địa đầu tỉnh Quảng Bình ngày nay có một vùng đất rộng lớn cạnh là Hồ Xá, nên gọi là Truông Nhà Hồ. Ngày xưa vùng này nổi tiếng nhiều trộm cướp. Về sau, ông Nguyễn Khoa Đăng được chúa Nguyễn ủy thác đi dẹp loạn. Ông liền nghĩ ra kế giả làm khác bộ hành đi ngang Truông Nhà Hồ, để cho bọn cướp bắt đem về giam ở sào huyệt, nhưng đi đến đâu ông rải lúa để làm dấu, nhờ đó mà quân lính của ông vào tận sào huyệt dẹp tan quân cướp.
Phá Tam Giang có khúc cạn khúc sâu bất thường nên việc đi lại rất khó khăn nguy hiểm. Nhiều thuyền bè qua lại bị sóng cuộn bất ngờ bị đắm chìm.
Cho nên trong dân gian có câu:
"Thương em anh cũng muốn vô, Sợ Truông Nhà Hồ, sợ Phá Tam Giang"
Câu đó ý nói nhiều trở ngại khó khăn khó mà vượt qua được. |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Luận bàn về con số 4 Mon 14 Jun 2010, 02:33 | |
| Luận bàn về con số 4
Tiền nhân ta thường nghiền ngẫm những hiện tượng quan trọng, lặp đi lặp lại trong cuộc sống để đánh giá, tổng kết và sắp hạng ưu tiên. Mục đích là để người đương thời và hậu thế noi theo, ứng dụng trong đời sống. Phần lớn những nhận xét đến nay vẫn còn giá trị, nhưng cũng có một số đã lỗi thời, theo biến chuyển của thời gian.
Ngoài ra, dân gian thỉnh thoảng cũng tham gia ý kiến và xếp hạng với một tinh thần bông lơn, trào phúng. Có một điều thú vị là dân ta thường dùng con số 4 để xếp hạng những nhận định của mình. Cũng có lúc dùng các con số 2, 3, 5, 6, 7... nhưng ít hơn.
I. Nhận định về hiện tượng thiên nhiên:
1. Về phương hướng có tứ phương: Ðông, Tây, Nam, Bắc. 2. Về thời tiết có tứ quí (cũng gọi là tứ thời): Xuân, Hạ, Thu, Đông. 3. Có 4 loại cây tiêu biểu cho 4 mùa: Mai, Lan, Cúc, Trúc. 4. Tứ hải: Thời xưa người Trung Hoa cho rằng 4 mặt chung quanh đất liền là biển cả. Thuở ấy, người xưa chưa biết trái đất là một quả cầu tròn vĩ đại, gồm nhiều lục địa, bao quanh bởi nhiều biển, chứ không phải chỉ có 4 biển mà thôi. Cho nên họ nói, cả nước, thậm chí cả thiên hạ (tức là cả thế giới) đều là "tứ hải". Do đó mới có các thành ngữ sau đây: - Tứ hải giai huynh đệ: Trong bốn biển đều là anh em, tất cả loài người là đồng bào. - Tứ hải vi gia: Bốn biển là nhà, nghĩa bóng là nói về con người giang hồ, đi phiêu lưu khắp đó đây, không ở nơi nào cố định.
II. Nhận định về hiện tượng xã hội:
1. Về ngành nghề, theo quan niệm xưa, có 4 thứ hạng, gọi là tứ dân: sĩ, nông, công, thương. 2. Về nghệ thuật có 4 ngành: cầm, kỳ, thi, họa. 3. Về nghề lao động có: ngư, tiều, canh, mục. Tức là nghề đánh cá, nghề đốn củi, nghề làm ruộng, nghề chăn nuôi. Ngày nay, ta gọi là ngư nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp (gồm cả trồng trọt và chăn nuôi). 4. Trong nghề nông có 4 yếu tố sau đây vẫn còn giá trị: Nhấtt nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. 5. Tứ thi: Bốn bộ sách được coi là kinh điển của Nho giáo (Ðại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử). 6. Tứ bảo: Bốn đồ vật quí báu của người trí thức: Giấy, bút (lông), mực, nghiên. Ngày nay, máy điện toán (computer) đã thay thế ba đồ vật ngày xưa (trừ giấy). 7. Tứ táng: Thời phong kiến 4 cách an táng người chết (Thủy táng, hỏa táng, thổ táng, điểu táng). 8. Tứ đại đồng đường: Cha, con, cháu, chít, dân chúng rất xa lạ về cách sống này. Xưa kia, Việt Nam đã trải hơn 1000 năm Bắc thuộc, bị ảnh hưởng sâu xa về văn hóa Trung Hoa, cho nên trong xã hội ngày nay, "nhị đại đồng đường" và "tam đại đồng đường" vẫn còn phổ biến. 9. Tứ sắc là một trò chơi bài có 112 quân với 4 màu: Xanh, vàng, đỏ, trắng. 10. Trong sinh hoạt thời trước tại nước ta, có 4 việc mà ta nên cẩn thận, không nên tùy hứng sáp vô, vì hậu quả có thể đem lại nhiều phiền toái: Ở đời có bốn cái ngu, Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu.
III. Nhận định về con người:
1. Ở Trung Quốc, vào thời quân chủ, người ta quan niệm về trách nhiệm của một công dân như sau: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ (Trau dồi bản thân, lo việc gia đình, điều khiển đất nước, đem lại hòa bình cho nhân loại). 2. Ðạo đức của con người, theo quan niệm xưa: Ðối với phái nam: hiếu, đễ, trung, tín (thờ cha mẹ, trọng người lớn, hết lòng với nước, trọng lời hứa) Ðối với phái nữ: Công, dung, ngôn, hạnh (Nữ công, nét mặt, nói năng, tính nết). 3. Tứ duy. Ðạo đức xưa để duy trì lòng người : Lễ, nghĩa, liêm, sỉ. 4. Theo quan niệm của Phật giáo, có: a. Tứ vô lượng tâm là tiêu chuẩn cho lối sống của người Phật tử: Từ, bi, hỉ, xả (Từ: tình thương, cứu khổ; Bi: thương xót, ban vui; Hỉ: vui mừng; Xả: bông bỏ, tha thứ) b. Tứ diệu đế là 4 lẽ mậu nhiệm của Phật giáo (Sinh, khổ, diệt, đạo). c. Tứ khổ là 4 cảnh khổ của đời người: Sinh, lão, bệnh, tử. 5. Tứ bất tử. a. Theo quan niệm duy tâm, có 4 hạng người bất tử: Thần, Tiên, Phật, Thánh. b. Trong đời thường có 4 hạng người cũng được xem là bất tử: - Người có đạo đức lớn - Người có sự nghiệp lớn - Người có tác phẩm văn học bất hủ lưu truyền lâu dài - Người có công lao lớn 6. Tứ linh: Theo quan niệm xưa, có 4 con vật linh thiêng (long, lân, qui, phụng). 7. Tứ đổ tường: Bốn điều ham mê tai hại, là tửu, sắc, tài, khí (rượu, gái, đánh bạc, hút thuốc phiện) 8. Con người có 4 điều khác thường về diện mạo và ngoại hình : Nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ móm 9. Tứ khoái. Con người có 4 khoái cảm : Cữu hạn phùng cam vũ Tha hương ngộ cố tri Ðộng phòng hoa chúc dạ Kim bảng quải danh thì
Nghĩa: Nắng lâu ngày gặp mưa ngọt, tức khổ lâu ngày gặp được sướng. Sống xa quê hương gặp bạn cũ. Ðêm tân hôn của vợ chồng. Tên được yết trên bảng vàng, tức bản đề tên các thí sinh đậu tiến sĩ trong thời đại khoa cử ngày xưa. |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Công tử bột Mon 14 Jun 2010, 02:34 | |
| Công tử bột
"Công tử bột" là ai vậy, mà hễ bất kỳ chàng trai nào ít am hiểu xã hội, vẻ béo tốt, trắng trẻo, ăn mặc sạch sẽ cứ ngơ ngơ ngác ngác trước cuộc sống, vụng về trong công việc, thích ăn chơi, lười biếng... đều bị liệt vào hạng người này.
Theo nhiều người kể lại, các chàng công tử bột không phải ai xa lạ mà chính là các công chức ngành dây thép (bưu điện) trong thời Pháp thuộc. Thuở ấy, các công chức này thường ăn diện quần áo trắng tinh, bảnh bao, cứ chạy nhong nhong như cờ lông công trên các đường phố ở thành phố lớn. Lại có người nói rằng, trước đây ở Hà Nội, có một viên chức ngành bưu điện có đứa con trai nổi tiếng ăn chơi, lêu lổng...
Nhưng cớ sao lại gọi là công tử bột ?
"Công tử" là con quan, thì ai cũng hiểu rõ. Nhưng "bột" là gì ? Ở đây, trong cách hiểu dân gian, dường như có sự trùng âm giữa từ "bột" với nghĩa trong "bột gạo, bột mì, bột sắn, gà bột, phỗng bột" cũng như các thứ đồ chơi cho trẻ, xinh xắn bụ bẫm... Và từ "bột", vốn là cách đọc chệch của âm từ "poste" trong tiếng Pháp, có nghĩa là bưu điện (dây thép). Hóa ra "công tử bột" là chàng công tử làm nghề bưu điện hay liên quan tới nghề bưu điện. Hiện nay các hình ảnh đó đã xa vắng, khác lạ so với chúng ta, không còn hình ảnh nào để gợi nhớ tới họ nữa. |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Ba que xỏ lá Mon 14 Jun 2010, 02:35 | |
| Ba que xỏ lá
Thời Pháp thuộc, có một bọn người chuyên tổ chức những "trò chơi có thưởng". Trò chơi của bọn họ gồm một cái que và ba chiếc lá. Mỗi lá có đính một chiếc vòng nhỏ ở cuống. Người chơi cầm cái que nhỏ xỏ vào ba vòng này. Mỗi người chỉ được xỏ một lần. Người nào xỏ vào được một lúc cả ba lá và nhấc được chúng lên thì được lĩnh thưởng. Ai xỏ trật, tức xỏ không vào lá nào hoặc chỉ vào một trong ba lá, sẽ mất toi số tiền đặt cược.
Cũng liên quan tới trò chơi này, có người kể lại cách thức chơi của bọn chủ trò có khác chút ít. Chúng thường dùng ba que nhỏ, trong đó chỉ có một que xỏ vào chiếc lá rồi chìa cho mọi người xem. Chúng tuyên bố rằng nếu ai rút trúng que có chiếc lá khi chúng nắm tay lại thì người đó trúng thưởng. Ngược lại, người chơi sẽ mất số tiền đặt cược trước. Dù chơi theo cách thức nào đi nữa, thì bọn chủ trò vẫn có nhiều mưu mẹo, khiến cho người chơi bao giờ cũng thua cuộc. Vì thế, người ta mới gọi bọn chủ trò là bọn "ba que xỏ lá" với hàm ý là bọn bịp bợm, lừa đảo, dối trá. Từ cách thức chơi thứ nhất, nhiều người cho rằng hình thức ban đầu của "ba que xỏ lá" là "xỏ lá ba que".
Sở dĩ có sự thay đổi này là do việc đọc chệch cho thuận miệng, dễ đọc, dễ nhớ.
Thành ngữ "ba que xỏ lá" dần dần được mở rộng phạm vi xử dụng. Nó được dùng để chỉ tất cả những hạng người lừa lọc, bịp bợm...
Trong quá trình sử dụng, thành ngữ "ba que xỏ lá", được tách thành hai vế "ba que", "xỏ lá". Các bộ phận được tách ra này đã gia nhập vào vốn từ vựng tiếng Việt. Về ý nghĩa, các từ "ba que", "xỏ lá" được dùng tương tự như thành ngữ "ba que xỏ lá".
|
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Buôn Tảo Bán Tần Mon 14 Jun 2010, 02:36 | |
| Buôn Tảo Bán Tần
"Tảo", "tần" là tên hai loại rau mọc ở dưới nước, ven bờ khe suối. Trong bài thơ "Thái tần" có câu:
Vu dĩ Thái Tần, Nam gián chi tân Vu bỉ Thái Tảo Vu bỉ hàng lạo
Nghĩa là: Đi hái "rau tần", bên bờ khe phía nam, đi hái "rau tảo", bên lạch nước kia. Theo cách chú giải truyền thống thì câu thơ trên ca ngợi người vợ hiền dâu thảo, chăm hái rau tần, rau tảo về làm cỗ cúng tổ tiên. Trong truyền thống văn hóa Trung Quốc, "tảo", "tần" tượng trưng cho đức tính siêng năng, chịu khó, hay làm của người phụ nữ. Thành ngữ "buôn tảo bán tần" đã có trong Kinh Thi.
Ở Việt Nam, ý biểu trưng của tảo, tần cũng được xử dụng nhiều trong văn học cổ. Chẳng hạn:
Sớm khuya chăm việc tảo tần Thờ cha kính mẹ đôi lần chẳng sai (Phạm Tải - Ngọc Hoa)
Sau này, "buôn tảo bán tần" được hiểu với nghĩa rộng hơn chỉ đức tính đảm đang việc nhà của người phụ nữ:
Cô Hai buôn tảo bán tần Cô Ba đòi nợ chỗ gần chỗ xa (Ca dao) |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Có công mài sắt, có ngày nên kim Mon 14 Jun 2010, 02:37 | |
| Có công mài sắt, có ngày nên kim
Đến như sắt mài mãi cũng thành kim, thì bất cứ việc gì cũng có thể làm được, miền là chúng ta biết chịu khó khổ luyện, biết kiên trì nhẫn nại, không quản gian lao vất vả. Lời giáo huấn biểu hiện qua câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim", một mặt, được nhận thức qua ngôn từ của nó mà mấu chốt là sự đối lập giữa hai hình ảnh "sắt" và "kim"; mặt khác, thông qua sự liên hội tới giai thoại về cuộc đời của nhà thơ nổi tiếng đời Đường ở Trung Quốc - nhà thơ Lý Bạch.
Tương truyền, thuở niên thiếu, Lý Bạch là cậu bé không chịu khó học hành, ham chơi như bao đứa trẻ bình thường khác. Một hôm, cậu bé chán học, lẻn sang chơi ở chân núi phía Đông. Kỳ lạ quá! Trước mặt cậu bé là một bà lão đang cắm cúi mài một thanh sắt bên một tảng đá lớn. "Bà già tóc bạc đến dường kia mà lại chăm chắm mài một thanh sắt làm gì nhỉ ?" Cậu bé hết sức phân vân, bèn rón rén đến bên cạnh cụ già rồi cất tiếng hỏi: - Cụ ơi! Cụ mài sắt để làm gì vậy?
Bà lão ngoảnh mặt lên, hiền từ trả lời: - Để làm kim khâu, cháu ạ. - Làm kim khâu ư? Thanh sắt thì làm thế nào mà trở thành cái kim khâu được? Cậu bé chất vấn bà lão. - Mài mãi cũng phải được. Kể có công mài sắt thì có ngày nên kim chứ - Bà lão trả lời một cách tin tưởng như vậy.
Lý Bạch nửa tin nửa ngờ hỏi lại. "Liệu hôm nay có xong được không hở cụ? "Bà lão thong thả trả lời hòa nhịp với động tác mài kim: "Hôm nay không xong thì mai lại làm tiếp vậy, năm nay không xong thì sang năm tiếp tục mài, ngày lại ngày, già nhất định mài xong".
Nghe đến đây, Lý Bạch chợt hiểu ra và im lặng. Về nhà, Lý Bạch thường ngẫm nghĩ về những lời của bà lão mà càng chuyên tâm học tập. Chẳng bao lâu, Lý Bạch trở thành nhà thơ lỗi lạc với những áng thơ Đường tuyệt mỹ, có một không hai trong nền văn học Trung Quốc. Từ đó, trong dân gian lưu truyền câu tục ngữ "chỉ yếu công phu thâm, thiết chữ ma thành châm" với nghĩa là "có công mài sắt, có ngày nên kim".
Thoạt đầu, nó như một nhận xét về cuộc đời, văn nghiệp của Lý Bạch: từ chỗ lười học, nhờ sự tỉnh ngộ qua cuộc gặp gỡ với cụ già mà siêng năng, kiên trì học tập và cuối cùng trở thành tài. Nhưng dần dần câu tục ngữ "có công mài sắt, có ngày nên kim" được lưu truyền rộng rãi, vượt qua phạm vi của một cuộc đời, một sự nghiệp, trở thành một lời dạy, lời giáo huấn mọi người về ý chí bền bỉ trong công việc nói riêng, trong cuộc đời nói chung. |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Đánh trống bỏ dùi Mon 14 Jun 2010, 02:38 | |
| Đánh trống bỏ dùi
Thoạt nghe, tưởng chừng thành ngữ "đánh trống bỏ dùi" chẳng có vấn đề gì về mặt chữ nghĩa, vậy mà chính nó là một thành ngữ khá phức tạp, không đơn giản như nhiều người vẫn hiểu. Tất cả cũng tại một chữ "dùi"!
Thông thường, nhiều người diễn giải rằng "đánh trống bỏ dùi" là dùng dùi để đánh trống và đánh xong thì đem vất dùi đi. Từ đó mà suy ra nghĩa của thành ngữ. Có người còn suy ra là người đánh trống, khi xong công việc thì chỉ mang trống về, chỉ giữ gìn lấy trống mà vất dùi lại, chẳng tiếc gì thứ "rẻ tiền" đó nữa.
Trách ai tham trống bỏ dùi (Ca dao)
Nhưng lại có một cách hiểu khác về chữ "dùi". "Dùi" là tên gọi những tiếng trống lẻ sau những hồi trống dài, liên tục. Như vậy, "dùi" còn mang ý nghĩa như "tiếng" do phép hoán dụ, dùng phương tiện hành động chỉ kết quả hành động. Trong thổ ngữ Nghệ Tĩnh, "dùi" và "tiếng" song song tồn tại bên nhau và có khả năng thay thế cho nhau: "ba hồi chín dùi = ba hồi chín tiếng".
Đáng lưu ý là những "dùi" trống riêng lẻ này rất quan trọng vì chúng là tín hiệu góp phần phân biệt quy định các hiệu lệnh khác nhau của hồi trống "ba hồi chín dùi" có nội dung thông báo khác với hiệu lệnh "ba hồi ba dùi". Đánh trống mà bỏ (không đánh) những "dùi" lẻ này thì người nghe không thể biết đó là hiệu lệnh gì để đáp ứng yêu cầu kịp thời. Ấy vậy là làm việc không chu đáo và thiếu trách nhiệm. |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Lệnh ông không bằng cồng bà Mon 14 Jun 2010, 02:39 | |
| Lệnh ông không bằng cồng bà
Nói về quyền quyết định mọi việc của người phụ nữ trong gia đình, chúng ta có thành ngữ “Lệnh ông không bằng cồng bà”.
Với thành ngữ này, việc nhận biết ý nghĩa và khả năng vận dụng không khó khăn gì. Về mặt ngữ nghĩa, chỉ có chữ “lệnh” là điều băn khoăn duy nhất. Nên hiểu “lệnh” là “mệnh lệnh” hay là “cái lệnh”, một dụng cụ thường dùng ở các nhà thờ, đền chùa? Trong thế đối ứng với “cồng” người ta dễ chấp nhận “lệnh” là dụng cụ phát ra âm thanh. Cái đáng quan tâm nhất thành ngữ là tại sao "lệnh ông lại không bằng cồng bà". Trong dân gian có hai cách hiểu vấn đề này.
=> Theo nhiều người, thành ngữ này gắn liền với việc chiêu mộ binh lính của anh em Triệu Thị Trinh. Trong khi Triệu Quốc Đạt phát lệnh chiêu tập binh lính kết quả không được bao năm, thì bằng tiếng cồng vang vọng, Triệu Thị Trinh đã tập hợp quanh mình rất nhiều nghĩa sĩ.
=> Nhiều người khác lại khẳng định xuất xứ của thành ngữ này gắn liền với tục cưới xin ở một số dân tộc ít người. Số là, khi làm lễ cưới, bên nhà trai phải phát "lệnh" trước để xin dâu, nếu đồng ý thì bên nhà gái đánh "cồng" đáp lại. Trong trường hợp, không nghe thấy tiếng cồng đáp lại tức là chưa được rước dâu. Rõ là, tiếng cồng nhà gái (cồng bà) có quyền quyết định tối hậu. |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Thành ngữ dân gian | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 2 trong tổng số 10 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |