Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
7 chữ by Tinh Hoa Today at 03:07

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 15:18

Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh by Trà Mi Yesterday at 12:43

Kỳ thi Tú tài IBM” ở Sài Gòn năm 1974 by Trà Mi Yesterday at 08:40

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Yesterday at 00:07

Những bài học thuộc lòng by buixuanphuong09 Thu 12 Sep 2024, 15:45

Đường luật by Tinh Hoa Thu 12 Sep 2024, 10:20

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Thu 12 Sep 2024, 07:44

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 11 Sep 2024, 11:42

Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Wed 11 Sep 2024, 07:37

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Tue 10 Sep 2024, 21:51

Tính cách của người Sài Gòn ngày xưa by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 08:28

Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 07:21

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Thu 05 Sep 2024, 19:19

Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Wed 04 Sep 2024, 21:29

Lục bát by Tinh Hoa Sat 31 Aug 2024, 23:09

Xe gắn máy tại miền Nam Việt Nam trước 1975 by Trà Mi Thu 29 Aug 2024, 14:22

Lưu Kỷ Niệm TX Ngọc Điền by mytutru Wed 28 Aug 2024, 16:25

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 27 Aug 2024, 18:39

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:36

Một thoáng mây bay 5 by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:22

CHIA ĐAU CÙNG PHƯƠNG NGUYÊN by Ai Hoa Mon 26 Aug 2024, 15:19

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 22 Aug 2024, 03:13

TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Wed 21 Aug 2024, 15:30

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:35

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:26

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:23

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU by Phương Nguyên Tue 20 Aug 2024, 08:58

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 20 Aug 2024, 05:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Mon 19 Aug 2024, 01:44

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Thành ngữ dân gian

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Next
Tác giảThông điệp
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Tấc đất cắm dùi   Thành ngữ dân gian - Page 3 I_icon13Wed 16 Jun 2010, 04:48

Tấc đất cắm dùi


Thành ngữ "tấc đất cắm dùi" có khá nhiều biến thể khác nhau: "thước đất cắm dùi", "một thước cắm dùi", "miếng đất cắm dùi", "mảnh đất cắm dùi",…

Trong những dạng thức này, các từ "tấc", "thước", "mảnh", "miếng" là những danh từ chỉ đơn vị. Tưởng là rất cụ thể là "tấc", là "thước", là "miếng", là "mảnh: nhưng chẳng có gì cụ thể. Các từ này chỉ phản ánh sự ít ỏi về mặt số lượng của vật thể cần đo đếm. Sự ít ỏi này càng được bộc lộ rõ khi kết hợp với tổ hợp "cắm dùi".

Tại sao lại như vậy? Số là, trước đây nhân dân ta trồng tỉa thường dùng "dùi" chọc lỗ để gieo hạt. Phương thức canh tác này hiện còn lưu giữ trong việc làm nương rẫy của đồng bào một số dân tộc ít người. "Tấc đất" chỉ đủ để cắm dùi, rõ là cũng chẳng to tát gì. Thành ra, thành ngữ "tấc đất cắm dùi" mới được dùng để chỉ phần đất nhỏ bé để sinh sống và canh tác của người nông dân.

Đất là cái sinh tử của người nông dân. Người ta sống chết cũng vì đất và phải bám lấy đất. Người ta tranh đấu, giành giật, thù hận cũng vì đất. Tấc đất là tấc vàng! Vì lẽ đó, đất là thước đo sự giàu sang, nghèo hèn. Tấc đất cắm dùi nhỏ nhoi là vậy mà cũng không có thì đó là sự nghèo hèn đến cùng cực.

Thông thường trong tiếng Việt, để nhấn mạnh ý nghĩa và mức độ của sự nghèo hèn, hầu như bao giờ "tấc đất cắm dùi" cũng đi kèm với các yếu tố phủ định. Hãy so sánh:

- Không có + tấc đất cắm dùi (không có (một) tấc đất cắm dùi)
- Tấc đất cắm dùi + (cũng) không có (một tấc đất cắm dùi cũng không có)
- Không + tấc đất cắm dùi (không tấc đất cắm dùi)
- Tấc đất cắm dùi + cũng không (tấc đất cắm dùi cũng không)
- Có + tấc đất cắm dùi nào đâu (Có một tấc đất cắm dùi nào đâu)
- Đâu (nào) có + tấc đất cắm dùi (Đâu có (nào có) một tấc đất cắm dùi).
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Len lét như rắn mùng năm   Thành ngữ dân gian - Page 3 I_icon13Wed 16 Jun 2010, 04:49

Len lét như rắn mùng năm


Theo dân gian, ngày năm tháng năm âm lịch là ngày “diệt sâu bọ”. Người ta làm bánh trái, đồ xôi, nấu chè, bày hoa quả cúng tế để tẩy trừ “sâu bọ” có hại cho cây cối, mùa màng và đời sống nói chung. Không rõ là Tết “diệt sâu bọ” ở xứ ta và ngày giỗ Khuất Nguyên ở bên Trung Quốc có gì liên quan nhau không? Riêng ở Việt Nam ta thì theo tục truyền rằng, ngày xưa, người Việt cổ, vào ngày 5 tháng 5 thường đi tìm rắn để giết vì rắn rết dù là loài bò sát nhưng vẫn bị coi là sâu bọ tai ác. Chả thế mà thằn lằn vốn hiền lành cũng bị nỗi “oan Thị Kính” đó sao:

“Đảo chân ai chẳng dám chầy
Thằn lằn len lét ẩn ngày mùng Năm”
(Thiên Nam ngữ lục)

Người ta cũng cho hay là trong ngày mùng năm tất cả các con rắn đều nép mình ở trong hang không dám ngóc đầu lên (len lét) vì sợ bị giết chết. Ngày này, người ta nói rắn rất sợ người và trốn đi biệt tăm hết cả. Nhất là đến giờ Ngọ, thì khó mà nhìn thấy một con rắn hay chú thằn lằn nào?!

Thành ngữ "len lét như rắn mùng năm" chỉ thái độ và diện mạo của những người hay sợ sệt nói chung. Thường đó là thái độ của những người nhu nhược sợ những người cấp trên hoặc những người nắm sinh mệnh kinh tế hay chính trị của mình một cách trực tiếp.

Trong tiếng Việt có thành ngữ "len lét như chuột ngày đồng" so sánh với thành ngữ trên mang sắc thái ý nghĩa kém hơn.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Nói có sách, mách có chứng   Thành ngữ dân gian - Page 3 I_icon13Wed 16 Jun 2010, 04:51

Nói có sách, mách có chứng


Nói có sách mách có chứng, nghĩa là nói điều gì đó xác thực, có chứng cứ rõ ràng, có thể kiểm chứng được. Nói có sách, mách có chứng có nghĩa là không nói vu vơ kiểu ăn ốc nói mò, không thêu dệt, không nói kiểu tung tin thất thiệt, bịa đặt dựng chuyện, vu oan giá hoạ để bóp méo, xuyên tạc sự thật hay đổ lỗi cho người khác. Nhưng tại sao, để diễn đạt ý nghĩa đó người Việt Nam lại chọn cách nói như vậy? Có thể bắt đầu từ cấu trúc thành ngữ, sau đó cậy nhờ việc suy xét ý nghĩa dân gian của các từ sách, mách, chứng được dùng trong thành ngữ này để hiểu nội dung thành ngữ. Dễ thấy là, thành ngữ nói có sách, mách có chứng gồm 2 vế: Nói có sách và mách có chứng, được tạo thành trên hai cơ sở của phép đối và điệp. Nói đối với mách, sách đối với chứng. Trong thực tế sử dụng thành ngữ này có thêm một số biến thể khác như: nói phải có sách, mách phải có chứng hoặc nói chẳng có sách, mách chẳng có chứng gì cả. Do vậy, cấu trúc của mỗi vế nói trên cũng có các biến thể khác nhau như đã thấy. Đối với loại thành ngữ được tạo ra theo kiểu này, khi nắm được ý nghĩa của một trong hai vế, thường là vế thứ nhất, là có thể hiểu được nội dung chính yếu của các thành ngữ. Sách trong quan niệm dân gian là kho báu, là nơi thâu góp được những điều hay, lẽ phải ở đời. Sách là nơi cho những điều tin cẩn, rõ ràng và sự sáng suốt. Sách là mực thước. Soi trong sách có thể nhận được điều chân xác và sự yên tâm ở lời nghe được và những lời nói ra. Nói có sách, mách có chứng mang được ý nghĩa trên, trước hết là nhờ vào ngữ nghĩa dân gian ấy của từ sách. Còn mách trong ý nghĩa nguyên sơ của nó, cũng có nghĩa là nói, nói cho biết, bảo cho biết. Mách trong mách bảo, mách nước cũng với nghĩa như thế. Chứng là chứng cứ. Mách có chứng nghĩa là nói cho ai đó điều gì đó phải có chứng cứ cụ thể, tức điều đem báo, đem mách cho ai đó là điều có thật, đã trông tận mắt, nghe tận tai. Mách có chứng cũng yêu cầu không được nói sai, nói không có căn cứ, nói những điều chưa biết chắc đúng, sai, thật, hư. Mách có chứng cũng có nghĩa là nói đàng hoàng, đúng đắn, công khai, chứ không theo lối mách lẻo hay thóc mách.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn   Thành ngữ dân gian - Page 3 I_icon13Wed 16 Jun 2010, 04:52

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

Ông cha ta thường khuyên con cháu phải biết giao thiệp rộng, tiếp xúc với nhiều người để học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đặc biệt cần phải tránh, không nên thu mình một chỗ, một xó kẻo rồi khi ra cáng đáng việc đời lại bỡ ngỡ, choáng ngợp trước một cuộc sống đa dạng, muôn màu muôn sắc mà hoàn cảnh hạn hẹp theo lối ếch ngồi đáy giếng chưa cho phép một lần được trông thấy, nghĩ tới. Câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một trong những lời khuyên sâu sắc và quý giá đó.


Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Ba hồn bảy vía - Ba hồn chín vía   Thành ngữ dân gian - Page 3 I_icon13Wed 16 Jun 2010, 04:53

Ba hồn bảy vía - Ba hồn chín vía


Ai đã đọc “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, hẳn không quên hình ảnh chị Dậu chạy ra ngõ hú gọi ba hồn bảy vía anh Dậu “về với vợ con” trong khi anh bị bọn cường hào đánh trói nằm bất tỉnh nhân sự trong nhà. Còn trong dân gian, theo mê tín, khi xem bói bài tây hoặc chữa bệnh bằng mẹo, người ta thường bắt buộc phải tráo quân bài hoặc làm một động tác quy ước nào đó bảy lần (với nam) và chín lần (với nữ). Ấy là do “đàn ông có bảy vía, đàn bà có chín vía”, theo sự mê tín của dân gian.

Xưa nay, người bình dân chỉ quan niệm giản đơn rằng, người ta sống là do có tinh thần tức là “hồn vía” nhập vào thể xác. Khi hồn vía lìa khỏi xác thể thì cũng là lúc con người từ bỏ thế giới này mà về nơi “chín suối” với tổ tiên. Tất cả cái tinh anh khí phách của người đàn ông hợp thành ba hồn bảy vía, còn tất cả cái khôn ngoan tháo vát ở người đàn bà hợp thành ba hồn chín vía. Chính vì thế, ở dân tộc Kinh, mỗi khi có người ốm “thập tử nhất sinh” hoặc bị tai nạn “bất tỉnh nhân sự”, tính mạng bị đe dọa thì người ta thường trèo lên mái nhà hoặc chạy ra ngã bảy, ngã ba mà vừa đi về và vừa gọi hồn vía người bị nạn để mong cho họ đừng “bỏ đi” xuống “suối vàng”. Hoặc giả, nếu họ có chết thì hồn khỏi bị lạc đường, bơ vơ dễ sa vào bàn tay bọn ma quỷ “vô lại”, làm công cụ để hại người lương thiện. Sự gọi hồn ấy, tuỳ theo người bị nạn là nam hay nữ mà gọi ba hồn bảy vía hay ba hồn chín vía.

Đồng bào dân tộc thiểu số cũng có quan niệm về hồn vía như trên, có điều hồn vía được phân biệt thêm là có vía lành, vía dữ. Khi chết, vía lìa khỏi xác và hồn đi sau cùng. Người Tày, Nùng không gọi hồn như người Kinh, người ta tổ chức hát then, cúng tế để gọi hồn người chết về.

Nhưng nguyên do của ba hồn bảy vía và ba hồn chín vía là ở đâu? Tại sao đàn ông lại chỉ có “bảy vía” mà đàn bà lại “chín vía”?

Đó là những câu hỏi không dễ giải thích ngọn ngành, chỉ biết rằng từ xưa người Việt đã có quan niệm và xử sự như vậy.

Tìm về với tôn giáo, chúng ta thấy sáng rõ được nguồn gốc của quan niệm trên. Thật ra, đó là xuất phát từ quan điểm duy tâm của Đạo Giáo. Theo kinh sách của Lão Tử, hồn là cái linh, thuộc vào phần khí của con người, phách (vía) là cái linh, phụ thuộc vào phần hình của con người. Hồn là phần khinh thanh (nhẹ) phách là phần trọng trọc (nặng). Vì vậy, khi nguời ta chết, hồn bay về trời, còn phách thì tiêu xuống đất theo thể xác. Hồn thì tồn tại mãi mãi, phách và xác thì sẽ tiêu tan. Đàn ông và đàn bà đều có ba hồn phụ vào tam tiêu (tam tiêu là ba miền thượng tiêu là phần trên dạ dày, trung tiêu là miền giữa dạ dày và hạ tiêu là miền trên bàng quan), song chỗ khác nhau giữa đàn ông và đàn bà là: Đàn ông có ba hồn và bảy phách phụ vào thất khiếu (thất khiếu là bảy lỗ trên mặt: hai mắt, hai tay, hai mũi và miệng), còn đàn bà có ba hồn và chín phách phụ vào cửa khiếu là thất khiếu + lỗ sinh dục và hậu môn). Quan niệm về hồn vía ở trên, không ai khác, chính là do các bậc nho học truyền bá và ảnh huởng sâu rộng trong dân gian đến mức người ta chỉ còn biết cái ngọn của nó và tin theo, làm theo.

Trở lại với thành ngữ trên, do có nguồn gốc tôn giáo như vậy, mỗi khi gặp một trường hợp “bất tỉnh nhân sự”, cần “cấp cứu” trong khi không có thầy thuốc, người Việt, theo thói quen mê tín, thường hú gọi hồn vía người ấy quay về, đừng bỏ phần xác mà ra đi theo ma quỷ!
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Đồng không mông quạnh   Thành ngữ dân gian - Page 3 I_icon13Wed 16 Jun 2010, 04:54

Đồng không mông quạnh


Với người Việt Nam, ý nghĩa chung của thành ngữ đồng không mông quạnh không có gì là phức tạp khó hiểu. Trong mọi trường hợp, thành ngữ này đều được dùng để chỉ một không gian trống trải, vắng lặng đến mức gây cho con người cảm giác choáng ngợp vì cô đơn.

“Chàng về đồng không mông quạnh, gió lạnh sương sa
Em ở nhà lụy lâm, lâm lụy nước mắt sa theo chàng”.
(Dân ca Bình Trị Thiên)

Nếu chỉ dừng lại ở việc tìm ý nghĩa đương đại, ý nghĩa chung của thành ngữ, thì rõ ràng đây là một thành ngữ đơn giản, không có điều gì cần phải bàn. Nhưng thực ra thành ngữ đồng không mông quạnh lại chính là một thành ngữ phức tạp đối với những ai muốn hiểu rõ từng chữ, từng từ cấu tạo nên thành ngữ này. Cho đến nay, cách hiểu ý nghĩa của một vài từ trong thành ngữ vẫn còn là điều “thách đố” chúng ta. Xét về mặt chữ nghĩa, các từ đồng, mông được bàn đến nhiều và có ý kiến trái ngược nhau.

Từ cách nhìn đồng đại, các từ đồng và không đều được coi là dễ hiểu, không cần phải lý giải gì thêm. Nhưng từ mông và từ quạnh thì nên hiểu thế nào? “Từ điển Hán - Việt” của Đào Duy Anh giải thích mông nghĩa là “tối tăm” còn quạnh là “vắng vẻ”. Ở các từ điển khác kết cấu mông quạnh được giải thích nghĩa là “rộng rãi và vắng vẻ”. Dù giải thích tách riêng thành hai yêu tố mông, quạnh hay thành một cấu kết mông quạnh, thì ý nghĩa của chúng vẫn được nhận diện phù hợp với ý nghĩa chung của toàn thành ngữ. Theo cách hiểu này thì đồng là một danh từ và ba yếu tố không, mông, quạnh được xem là các tính từ bổ nghĩa cho danh từ trung tâm có chức năng lột tả cảnh rộng rãi, tối tăm, vắng vẻ mà thành ngữ đồng không mông quạnh hàm chỉ. Song khi khảo sát loại thành ngữ có bốn yếu tố, chúng ta chưa gặp một dạng thức nào có cấu tạo gồm một trung tâm và ba yếu tố phụ làm định ngữ như cách giải thích ở trên. Tính cá biệt và phi hệ thống này đã khiến chúng ta phải tìm một cách lí giải khác.

Nhìn chung, đồng không mông quạnh được xem là một thành ngữ đối ứng, trong đó đồng đối với mông, không ứng với quạnh. Các từ không, quạnh, đối ứng với nhau là hiển nhiên và hợp quy tắc. Vấn đề chủ yếu là ở cặp đồng và mông. Xung quanh cặp từ này cũng có lắm cách hiểu khác nhau. Có thể thấy ít nhất là có những cách hiểu sau đây:

1. Trong tiếng Việt có các từ mông và đồng có nghĩa gần nhau và đều chỉ trẻ nhỏ. Đó là nghĩa trong các từ nhi đồng, đồng dao, mông học, mông huấn. Cách Ií giải này thỏa mãn được sự đối ứng và tương hợp về nghĩa của cặp từ mông đồng trong thành ngữ đồng không mông quạnh vì theo quan niệm dân gian, trẻ con gắn liền với cảnh đầm ấm, yên vui, nếu đến một nơi nào đó mà vắng vẻ, trống thiếu trẻ con thì người ta cũng cảm nhận thấy sự trống vắng và buồn tẻ. Điều này khá gần gũi với ý nghĩa chung của thành ngữ đồng không mông quạnh hiện đang được dùng trong tiếng Việt. Nhưng rất tiếc là ý nghĩa chung của thành ngữ đang xét lại thiên nói về không gian hơn là nói về quan hệ giữa nguời với người, cho nên, cần xem xét lại cách luận giải này.

2. Theo cuốn Từ điển từ nguyên tiếng Hán, có một từ mông chỉ một loài cỏ. Với nghĩa này, mông có thế đối ứng và tương hợp được với đồng (cánh đồng). Quả là đồng và cỏ gắn liền với nhau và có thể đối ứng, tương hợp về nghĩa như đồng khô cỏ úa hay đồng khô cỏ cháy. Song điều khó giải thích là ở chỗ, nếu mông là từ chỉ cây cỏ thì ít khả năng kết hợp được với quạnh. Do đó, sẽ hoàn toàn có lý khi người ta nghi ngờ tính đúng đắn của cách giải thích này.

3. Cách luận giải thứ ba cho rằng mông vốn là một từ cổ, chỉ bãi trống giữa những cánh đồng. Từ này đang được lưu giữ trong một số thổ ngữ ở Nghệ Tĩnh. Nếu quả đúng là như thế thì ý nghĩa của thành ngữ đồng không mông quạnh là sáng rõ.

Như vậy, cho dù ý nghĩa của các yếu tố trong thành ngữ đồng không mông quạnh còn cần được tìm hiểu thêm, nhưng đối với mọi người, ý nghĩa và cách sử dụng thành ngữ này đều thống nhất. Những khoảng không gian trống trải, vắng lặng, quạnh hiu đều có thể ví với cảnh đồng không mông quạnh.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Cáo mượn oai hùm   Thành ngữ dân gian - Page 3 I_icon13Wed 16 Jun 2010, 04:55

Cáo mượn oai hùm


Cáo thì chỉ “bắt nạt” được gà, còn hùm (tên nôm của hổ) là chúa tể của muôn loài! Hùm giỏi giang ở đâu thì chưa biết nhưng riêng cái khoản tục ăn thì không ai bằng (ăn như hùm đổ) và gian ác thì cũng đáng được xếp hạng “miệng hùm nọc rắn”. Vô phúc con vật nào - cả con người nữa, để nó vồ được thì chỉ có mà về... chầu tiên tổ. Vậy nên, trong tiếng Việt đã sinh ra câu “cáo mượn oai hùm” để chỉ hạng người luôn mượn thế kẻ mạnh, nấp dưới ô quyền lực đi hù dọa, lòe bịp người khác hoặc lấy đó làm lá chắn để thỏa sức lộng lành.

Thành ngữ này vốn bắt nguồn từ một câu chuyện kể về sự gian ngoan, ma lanh của cáo đã khéo uốn ba tấc lưỡi để lừa “thầy hùm”, còn hùm thì đúng là “to đầu mà dại”.

… Có một con hùm đói mồi, đang lang thang trong rừng kiếm ăn, thì gặp ngay con cáo. Hùm sướng rơn và chắc mẩm phen này được bữa chén no say. Nhưng con cáo gian ngoan đã nói ngay với hùm rằng: “Này, cái ông hùm ông hổ kia ơi! Ông đừng có mà ăn thịt tôi. Thượng đế đã giao cho tôi làm chúa tể muôn loài. Ông mà ăn tôi là làm trái ý của thượng đế! Không tin, ông cứ đi đằng trước, tôi đi đằng sau, thử hỏi có con vật nào trông thấy tôi mà không sợ?” Và hùm đã làm theo. Quả nhiên, chúng đi đến đâu, mọi thú vật đều chạy toán loạn. “Sự thật” đó đã làm cho hùm tin lời cáo, và đương nhiên cáo đã thoát chết! Hùm có biết đâu rằng, những con vật kia sợ mình, sợ từ cái bóng của mình, chứ đâu có sợ cáo!...

Trong dân gian, bên cạnh thành ngữ “cáo mượn oai hùm” còn có cách nói “cáo đội hổ uy” với nghĩa tương tự nhưng ít dùng. Tiếc thay, đến nay trong tiếng Việt từ hùm, từ hổ chưa có được cái nét nghĩa “khờ dại và cả tin đến mức ngu xuẩn”. Còn nét “tinh khôn, ranh mãnh, quỷ quái” (Thằng cha ấy cáo lắm. Bọn thực dân cáo già) đã trở thành một trong những nghĩa phổ biến của từ cáo.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Nói nhăng nói cuội   Thành ngữ dân gian - Page 3 I_icon13Wed 16 Jun 2010, 04:57

Nói nhăng nói cuội


Trong dân gian Việt Nam “Cuội” vốn đã mang cái tiếng xấu là hay nói dối, “nói dối như Cuội” mà lại! “Bắc thang lên đến tận mây, hỏi sao Cuội phải ấp cây cả đời ? Cuội nghe hỏi thế Cuội cười. Bởi hay nói dối lên ngồi ấp cây” (Ca dao). Và những người nói lăng nhăng, không thật thì gọi là nói nhăng nói cuội.

Để cắt nghĩa thành ngữ trên có hai ý kiến. Một ý kiến cho rằng vì “nhăng” có nghĩa là quấy phá nhăng nhít cho nên nó đi với “cuội” là thích hợp để diễn tả cái ý nói năng dối trá không đáng tin cậy. Còn ý kiến khác lại cho rằng “nhăng cuội” chính là do “giăng cuội” nói chệch ra mà thôi. Vì vậy nhăng cuội (hay giăng cuội) thường được dùng ở dạng tách đôi xen vào giữa là hình thức lặp của một động từ nói để biểu thị sự nói năng nhảm nhí, vu vơ, dối trá, chuyện nhăng cuội, hứa nhăng hứa cuội, nói nhăng nói cuội, tán nhăng tán cuội, v.v...

Thành ngữ nói nhăng nói cuội (hay nói giăng nói cuội) mang nét nghĩa chung là nói không thật, nói vu vơ, hão huyền. Trong tiếng Việt còn có thành ngữ gần nghĩa là nói hươu nói vượn. Song ở thành ngữ nói hươu nói vượn không có nét nghĩa dối trá.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Chết đứng như Từ Hải   Thành ngữ dân gian - Page 3 I_icon13Wed 16 Jun 2010, 04:59

Chết đứng như Từ Hải


Hình tượng Từ Hải trong truyện Kiều của Nguyễn Du đã để lại cho nhân dân ta những ấn tượng sâu sắc. Đây là một bậc trượng phu khác người. Cái diện mạo “râu hùm, hàm én, mày ngài, vai năm tấc rộng thân mười thước cao” đã thể hiện một con người có sức mạnh vô song. Hơn thế nữa Từ là kẻ ngang tàng, “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”. Không chịu luồn cúi triều đình phong kiến, Từ đã dấy binh khởi nghĩa. Với tài thao lược “gươm đàn nửa gánh non sông một chèo” chàng đã lập nên một vương quốc, một triều đình riêng. Trong con mắt của triều đình phong kiến chính thống, Từ là kẻ phiến loạn, là giặc mang tội bất trung. Tội ấy đáng chém đầu. Nhưng với một vương triều mạnh, với một con nguời tài giỏi như Từ, đánh đổ đâu dễ dàng. Chúng nghĩ ngay kế mua chuộc và dụ hàng. Nhà vua cử tên tổng đốc trọng thần “mặt sắt đen sì” Hồ Tôn Hiến làm nhiệm vụ này. Hồ Tôn Hiến nghĩ ngay ra diệu kế. Bấy giờ, nàng Kiều sau bao năm lưu lạc đã thành vợ của Từ Hải. Hồ Tôn Hiến dùng vàng bạc mua chuộc Kiều mong nàng tìm cách thuyết phục Từ Hải quy hàng triều đình. Cả tin lại chán ghét cảnh bèo dạt mây trôi, Kiều đành nhận lời. Bởi nghe lời Kiều, Từ Hải đã quy hàng. Những tưởng triều đình sẽ ban thưởng chức tước như đã hứa, nhưng tráo trở thay nhân cơ hội này, Hồ Tôn Hiến đã giết Từ Hải. Người anh hùng đã chết, chết trong sự oan ức. Từ chết đứng “trơ như đá, vững như đồng, ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng dời”.

Từ hình ảnh chết đứng của Từ Hải như vậy, trong tiếng Việt xuất hiện thành ngữ “chết đứng như Từ Hải”. Thành ngữ này còn một biến thể khác là “như Từ Hải chết đứng”. Về ý nghĩa, thành ngữ “chết đứng như Từ Hải” biểu thị trạng thái đứng đờ ra của con người khi bị tác động đột ngột, không ứng xử kịp nhất là trước những niềm vui nỗi buồn, sự đau khổ bất ngờ.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Hồn xiêu phách lạc   Thành ngữ dân gian - Page 3 I_icon13Wed 16 Jun 2010, 05:00

Hồn xiêu phách lạc


Hồn và phách (cũng gọi là vía) theo quan niệm dân gian, là phần tinh thần, phần linh hồn của con người ta đối với thể xác. Hồn và phách luôn tồn tại cùng thể xác khi người ta còn sống. Khi người ta chết thì hồn bay lên không, phách nặng, phụ thuộc vào phần hình của con người, thì tiêu xuống cõi âm.

Với ý nghĩa như vậy, hồn và phách luôn là một nửa của sinh mạng con người. Trong tiếng Việt thành ngữ hồn xiêu phách lạc biểu thị cái ý “mất hết tinh thần và sinh lực do sự sợ hãi”.

Thành ngữ đang xét có rất nhiều biến thể: hồn xiêu phách rụng, hồn kinh phách lạc, hồn kinh phách rời, hồn rơi phách lạc, hồn tan phách rời, hồn bay phách rụng.

Trong thơ văn, các biến thể trên thường được dùng ở dạng đảo lại trật tự kiểu như hồn lạc phách xiêu, phách lạc hồn kinh, lạc phách xiêu hồn.

Ngoài các biến thể trên, thành ngữ hồn xiêu phách lạc còn có hai thành ngữ đồng nghĩa là kinh hồn bạt vía và hồn vía lên mây.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Thành ngữ dân gian - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thành ngữ dân gian   Thành ngữ dân gian - Page 3 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Thành ngữ dân gian
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» VÌ SAO NHO ? ......HÁT
» DÒNG THƠ TÔI GỞI THỜI GIAN
» ÐÔI MẮT NGỌC
» Thời Gian
» Phim Truyện PG / Rất Hay
Trang 3 trong tổng số 10 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Tài Liệu-