Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
7 chữ by Tinh Hoa Today at 03:07

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 15:18

Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh by Trà Mi Yesterday at 12:43

Kỳ thi Tú tài IBM” ở Sài Gòn năm 1974 by Trà Mi Yesterday at 08:40

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Yesterday at 00:07

Những bài học thuộc lòng by buixuanphuong09 Thu 12 Sep 2024, 15:45

Đường luật by Tinh Hoa Thu 12 Sep 2024, 10:20

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Thu 12 Sep 2024, 07:44

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 11 Sep 2024, 11:42

Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Wed 11 Sep 2024, 07:37

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Tue 10 Sep 2024, 21:51

Tính cách của người Sài Gòn ngày xưa by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 08:28

Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 07:21

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Thu 05 Sep 2024, 19:19

Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Wed 04 Sep 2024, 21:29

Lục bát by Tinh Hoa Sat 31 Aug 2024, 23:09

Xe gắn máy tại miền Nam Việt Nam trước 1975 by Trà Mi Thu 29 Aug 2024, 14:22

Lưu Kỷ Niệm TX Ngọc Điền by mytutru Wed 28 Aug 2024, 16:25

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 27 Aug 2024, 18:39

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:36

Một thoáng mây bay 5 by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:22

CHIA ĐAU CÙNG PHƯƠNG NGUYÊN by Ai Hoa Mon 26 Aug 2024, 15:19

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 22 Aug 2024, 03:13

TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Wed 21 Aug 2024, 15:30

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:35

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:26

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:23

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU by Phương Nguyên Tue 20 Aug 2024, 08:58

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 20 Aug 2024, 05:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Mon 19 Aug 2024, 01:44

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Thành ngữ dân gian

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Next
Tác giảThông điệp
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Tức nước vỡ bờ   Thành ngữ dân gian - Page 8 I_icon13Sun 27 Jun 2010, 00:50

Tức nước vỡ bờ

Trong những vùng ven sông, kênh rạch, người nông dân thường đấp đê, đấp bờ để ngăn chận nước lớn tràn vào ruộng vườn quá mức cho phép gây ngập úng. hoặc đấp bờ để giữ nước trong ao hồ, cho việc cần sử dụng. Nếu lượng nước lưu trữ hoặc chãy quá lớn quá mạnh, bờ không thể giữ được phải vỡ, nước tràn.

Tức nước vỡ bờ ám chỉ bất cứ sự chịu đựng nào cũng có giới hạn của nó. Nếu vượt quá giới hạn cho phép thì sự chịu đựng không còn nữa mà thay vào đó bằng một phản kháng giống như bờ bị nước ép quá không thể nào giữ yên được và phải vỡ ra.

Với tính tham sẳn có trong bản chất con người, không dừng lại ở một giới hạn cho phép, nên khi chất chứa một món gì đó, chứa được mười thì muốn mười hai, và khi vật chứa không đủ sức chịu đựng thì phải vỡ thôi.

Trong quan hệ xã hội hàng ngày. Nhiều cá nhân muốn duy trì sự ôn hoà trong cộng đồng, đã cố gắng nhường nhịn những kẻ ỷ thế, cậy quyền, trong tư tưởng một câu nhịn chín câu lành với mong mỏi việc gì rồi cũng qua đi, vui vẻ bình an là chính… Tuy nhiên, thói thường những kẻ ỷ thế cậy quyền thường không cảm nhận được sự nhịn nhục của người khác đối với mình là có giới hạn, và khi lấn lướt được ai đó, thì họ có cảm giác đắc thắng và muốn tiến xa hơn nữa trong việc lấn lướt. .. Người nhường nhịn chỉ có thể nhường nhịn đến một mức nào thôi và khi quá sức chịu đựng người ấy sẽ phản kháng lại. Sự phán kháng sau khi nhịn nhục quá mức này nó sẽ mạnh mẽ hơn là những phản kháng tức thời. Vì dựa vào hình ảnh nước chảy, nếu chảy từ từ thì không có gì, nhưng nếu do vỡ bờ mà chảy thì ào ạt mạnh mẽ khôn cùng.

Điều này nhằm giải thích. Trong quan hệ xã hội, làm gì cũng đừng đưa người khác vào một thế chịu đựng quá mức. Vì nếu dồn nén ai vào một mức chịu đựng quá sức thì việc phản kháng mạnh mẽ lại là việc đương nhiên không tránh khỏi.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Dở dở ương ương   Thành ngữ dân gian - Page 8 I_icon13Sun 27 Jun 2010, 00:55

Dở dở ương ương



Cũng như nhiều thành ngữ khác trong tiếng Việt, thành ngữ dở dở ương ương được hình thành bằng ghép láy hai từ dởương đi liền nhau.

Nếu chấp nhận rằng có một sự chuyển nghĩa từ dở trong khế dở (khế không ra ngọt mà cũng không ra chua) đến dở trong dở người, từ ương trong ổi ương đến ương trong ương gàn, ương ngạnh v.v… thì cũng có thể chấp nhận có hai cách giải thích của thành ngữ dở dở ương ương.

Với nghĩa gốc, dở là ở trạng thái chưa xong, chưa kết thúc; còn ương biểu thị cái trạng thái của trái cây gần chín, cái trạng thái chưa chín hẳn, nhưng cũng chẳng còn xanh nữa! Có thể nói dở và ương đều có một nét nghĩa chung là ở trạng thái, chưa kết thúc của quá trình, ở trạng thái nửa vời, không ra thế nọ mà cũng chẳng ra thế kia. Từ đó, với nghĩa bóng, nghĩa rộng, thành ngữ dở dở ương ương thường được dùng để biểu thị tính cách của những người khôn chẳng ra khôn mà dại chẳng ra dại. Dĩ nhiên cái tính cách, phẩm chất này lại thường thể hiện ở cách nói năng, cách ứng xử, thí dụ:

“Ấy cũng chỉ vì trên đầu có hai thứ tóc nên mới ăn nói dở dở ương ương như thế”. (Tạp chí VNQD 1-1967).

“Gọi là Đạo Khùng vì ông dở dở ương ương lúc cười nói huyên thuyên, lúc im hơi lặng tiếng, khi thì đon đả hỏi chuyện khách viếng thăm, vui vẻ trả lời các câu hỏi, lúc lì lì hoặc gắt gỏng, xua đuổi người đến thỉnh cầu như xua tà” (Khoa học bịp).

Với nghĩa chuyển, dở được dùng để biểu thị tính khí không bình thường, được biểu hiện bằng những hành vi ngớ ngẩn, còn ương là “gàn”, cứ theo ý mình, không chịu nghe ai” (Từ điển tiếng Việt, 1988). Như vậy thì việc giải thích dở dở ương ương là thành ngữ biểu thị tính cách của con người không bình thường, khôn chẳng ra khôn, dại chẳng ra dại cũng là cách giải thích có thể chấp nhận được. Trong trường hợp này, thì nghĩa của dở dở ương ương được hình thành từ nghĩa chuyển của dở và ương, chứ không phải từ nghĩa gốc của hai từ này.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Bóc ngắn cắn dài   Thành ngữ dân gian - Page 8 I_icon13Sun 27 Jun 2010, 00:57

Bóc ngắn cắn dài



Về ý nghĩa thành ngữ bóc ngắn cắn dài, các cuốn sách như “Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên (NXB. KHXH 1988), “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của Nguyễn Lân (NXB. VH 1989) đều giải thích là nói đến, hoặc chê việc “làm được ít mà tiêu dùng lại quá nhiều”.

Thí dụ: “Chuyện ông cụ ngày xưa chỉ bóc ngắn cắn dài nghèo rớt mồng tơi, suốt đời đi dũi đi dậm như con trâu nước mà chỉ ráp nghề đãi bạn” (Vũ Tú Nam. “Kể chuyện quê nhà”).

Thành ngữ bóc ngắn cắn dài được giải thích như trên là đúng nhưng chưa đủ. Trên thực tế, thành ngữ này còn được dùng với ý nghĩa rộng hơn, phê phán lối làm ăn có tính cò con do tham lam, muốn bỏ ít công sức, vốn liếng mà lại muốn thu được lợi nhuận nhiều.

Thí dụ:“Thực dân Pháp trước đây già cỗi, tầm nhìn ngắn, sức nghĩ nông, chỉ nghĩ tới chuyện bóc ngắn cắn dài (Báo Nhân dân 31-10-1976).

Ý nghĩa chung của thành ngữ bóc ngắn cắn dài nẩy sinh trên một lôgich và cơ chế nghĩa khá lí thú. Như đều biết, thành ngữ bóc ngắn cắn dài nói tới một việc rất cụ thể, nói đến chuyện ăn uống một thứ gì có vỏ. Thứ đó là gì không thành vấn đề, bởi ai mà chẳng liên hệ với cái thứ vỏ mềm, khả dĩ ăn được như khoai lang, chuối... Điều quan trọng hơn là, trên thực tế có những kẻ bóc vỏ được một phần ngắn mà khi ăn lại cắn một phần dài hơn, lấn sang cả chỗ chưa bóc vỏ. Lệ thường thì đó là hành vi phàm ăn tục uống. Nhưng người đời không nhất thiết khai thác hoàn toàn ý này. Người ta chỉ còn giữ được cái ý “làm thì ít mà muốn hưởng thì nhiều”. Điều này có liên quan tới nghĩa thứ hai của thành ngữ, tức là phê phán kẻ làm ăn cò con, hám lợi, muốn bỏ sức và bỏ vốn ít nhưng muốn thu về cho nhiều lợi lộc hơn. Thực ra ở thành ngữ này, dân gian đã khai thác theo một hướng khác trên cơ sở nghĩa biểu trưng của các từ cấu tạo nên thành ngữ. Các từ bóc, ngắn, cắn, dài đều có ý nghĩa biểu trưng riêng. Ở đây bóc biểu trưng cho lao động, cho hành động làm (việc), ngắn biểu trưng cho số lượng ít, sản phẩm làm ra không nhiều, trong khi đó cắn biểu trưng cho hành động ăn, việc tiêu dùng nói chung, dài biểu trưng cho số nhiều, phần chi tiêu lớn. Tổng hòa nghĩa của các thành tố này, chúng ta có thành ngữ bóc ngắn cắn dài với ý nghĩa “làm ra được ít mà chi dùng quá nhiều”. Vì đi theo hướng biểu trưng này nên thành ngữ bóc ngắn cắn dài đã xa dần với cái xuất phát điểm của nó, cũng như thực tế quan sát việc ăn uống theo lối bóc ngắn cắn dài. Từ bóc chẳng còn gợi gì đến việc “bóc vỏ” nữa. Thành ra, trong tiếng Việt, đôi khi người ta còn dùng động từ làm để thay vì cho bóc trong thành ngữ này để tạo lập một biến thể khác là làm ngắn cắn dài. Thí dụ: “Tay Bật hai vợ chồng khỏe thế sao đã hết thóc? - Làm ngắn cắn dài. Chị vợ làm trại ở chăn nuôi, buổi đực, buổi cái. Tính lại hay ăn quà như mỏ khoét. Của đâu cho lại” (Hoàng Minh Tường. “Đồng chiêm”).

Dạng thức Làm ngắn cắn dài tuy làm mất thế đối xứng giữa các động từ vốn có liên hệ chặt chẽ về nghĩa và hành động bóc và ăn trên thực tiễn, song nó vẫn được tồn tại hiển nhiên trong tiếng Việt, do tính biểu trưng của các thành tố trong thành ngữ đem lại.

Trong sử dụng ngôn ngữ, thành ngữ bóc ngắn cắn dài được dùng khá linh hoạt. Thành ngữ này được tách, chen, thay đổi vị trí các yếu tố trong đó theo những dạng thức khác nhau tùy theo dụng ý người nói, người viết. Thí dụ:

“Bóc thì ngắn, cắn thì dài
Hàng trong ế ẩm, hàng ngoài nhập siêu”
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Lời ong tiếng ve   Thành ngữ dân gian - Page 8 I_icon13Sun 27 Jun 2010, 00:59

Lời ong tiếng ve


“Ong” “ve” trong câu thành ngữ trên là con ong và con ve. Và thành ngữ lời ong tiếng ve có nghĩa là lối chê bai, châm chọc của người đời đối với ai đó. Phải chăng, do đặc điểm của ong và ve là hay châm chích và khi bay, hai giống côn trùng này phát ra tiếng kêu vo ve khó chịu nên người ta đã nhân cách hóa để nói về chuyện đàm tiếu của con người.

Lời ong tiếng ve là những tin đồn, là lời chê bai về những chuyện không hay. Những tin đồn, những lời đàm tiếu đó có thể đúng mà cũng có thể sai.

Những lời ong tiếng ve có khi là của “miệng thế gian” và có khi là của kẻ rỗi hơi “ngồi lê đôi mách” thích đơm đặt chuyện người khác do “ghen ăn tức ở”. Đối tượng mà lời ong tiếng ve hướng tới không chỉ là người nào đó, mà có khi là cả một tập thể.

Trong tiếng Việt thành ngữ trên còn có những biến thể khác, như điều ong tiếng ve, tiếng ong tiếng ve

Thành ngữ lời ong tiếng ve có một loạt các thành ngữ đồng nghĩa khác như: lời ra tiếng vào, lời to tiếng nhỏ, lời xa tiếng gần
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Rách như tổ đỉa   Thành ngữ dân gian - Page 8 I_icon13Sun 27 Jun 2010, 01:01

Rách như tổ đỉa


Trong lời ăn tiếng nói của nhân dân ta, thành ngữ rách như tổ đỉa thường được dùng để chỉ sự rách nát, nham nhở của các thứ đồ dùng bằng vải, bằng lá, nhất là đối với quần áo.

Thành ngữ rách như tổ đỉa còn có biến thể khác là xác như tổ đỉa. Ý nghĩa và cách dùng dạng thức này không có gì khác biệt.

Theo quan niệm của dân gian, giàu nghèo đều thể hiện ở cơm ăn áo mặc hàng ngày. Vậy mà quần áo đã rách như tổ đỉa ấy, thì làm sao được coi là một kẻ giàu sang phú quý. Thành ra, ý nghĩa thành ngữ rách như tổ đỉa cũng được mở rộng ra và được khái quát hơn để chỉ sự nghèo đói, khổ cực đến cùng kiệt của con người.

Về ý nghĩa, cách hiểu thành ngữ rách như tổ đỉa như vậy là thoả đáng. Song, ở thành ngữ này, tổ đỉa là gì lại cần bàn kĩ cho sáng rõ. Tổ đỉa là cái tổ của con đỉa ở dưới nước với vẻ tớp túa, lỗ chỗ, xác xơ chăng? Giả thiết này không hợp lý, bởi vì “tổ” con đỉa dưới nước thì mấy ai thấy được, quan sát được để làm đối chứng so sánh với các con vật quen thuộc như áo quần, tơi nón,... Hơn nữa, trong tiếng Việt, tổ thường được dùng để chỉ nơi che chắn kín đáo để ở, đẻ và nuôi con của một số loài vật như chim, chuồn, ong, chứ ít nói đến tổ con đỉa. Vậy, hiểu tổ đỉa như trên là không chính xác. Thực ra, tổ đỉa là tên của một loài cây thường mọc ở bờ nước. Lá của tổ đỉa trông có vẻ xơ xác, dễ gây liên tưởng tới sự rách nát lỗ chỗ, tớp túa của một số đồ vật như quần áo, vải vóc... Và, dần dần tổ đỉa cũng góp phần biểu hiện nghĩa khái quát, hàm chỉ sự nghèo đói. Có lẽ nhờ nghĩa này mà trong tiếng Việt, tổ đỉa có thể đi vào thành ngữ nợ như tổ đỉa nữa.

Gần nghĩa với rách như tổ đỉa, trong tiếng Việt còn có rách như tàu lá khô[/i[I]rách như xơ mướp. Sắc thái ý nghĩa của các thành ngữ này không có sức gợi những ấn tượng mạnh như thành ngữ rách như tổ đỉa, xác như tổ đỉa. Ngoài ra, thành ngữ rách như tổ đỉa, xác như tổ đỉa còn gần nghĩa với xác mồng tơi. Tuy nhiên, thành ngữ xác mồng tơi chỉ thiên về biểu thị ý nghĩa khái quát, tức là hàm chỉ sự nghèo đói, cơ cực chứ không hàm chỉ trạng thái rách nát của vật cụ thể như ở thành ngữ rách như tổ đỉa, xác như tổ đỉa.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa   Thành ngữ dân gian - Page 8 I_icon13Sat 03 Jul 2010, 20:52

Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa

Khi biết trước một sự bất lợi nào đó, con người tìm cách tránh nó, song họ lại gặp phải một sự bất lợi khác mà đôi khi nó còn lớn hơn so với bất lợi lúc đầu. Ý của câu tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa là như thế.

Điều cần làm sáng tỏ thêm ở đây là tại sao để nói về những điều bất lợi, không may mắn, dân gian lại viện đến vỏ dưa và vỏ dừa? Như ai nấy đều biết khi ăn dưa hấu, người ta thường bổ dọc quả dưa thành từng miếng. Miếng dưa hấu sau khi ăn hết còn vỏ dày vất lại. Miếng vỏ dưa có hình dạng cong, võng lên ở hai đầu, trông tựa như mảnh vỏ ngoài quả dừa. Vỏ dưa nhiều nước, cứng, trơn. Vô ý dẫm lên vỏ dưa rất dễ bị ngã. Và, nhiều người đã bị ngã vì đạp phải vỏ dưa. Thế cho nên, người đời hễ gặp vỏ dưa là tránh, khỏi dẫm lên mà ngã. Oái oăm thay, vỏ dưa và vỏ dừa lại hao hao giống nhau. Cái tâm lý “Kính cung chi điểu” (tức con chim phải tên thấy làn cây cong cũng hoảng sợ) đã cho người đời một lời khuyên choại vỏ dưa thấy vỏ dừa phải tránh. Nghĩa là đã bị trượt ngã vì dẫm phải vỏ dưa, khi gặp vỏ dừa cũng phải tránh ra, vì vỏ dừa và vỏ dừa cũng na ná như nhau mà thôi. Thế nhưng, cuộc sống không phải lúc nào cũng có sự công bằng trong ban phát và trừng phạt. Có những lúc, con người liên tiếp gặp phải những điều không may này đến những điều không may khác. Hoặc, cũng có những khi ta muốn tránh điều bất lợi này mà chọn làm một việc nọ, nhưng khi làm việc nọ lại vấp phải một điều bất lợi khác. Cho nên, đã đành là khi đạp vỏ dưa rồi thì gặp vỏ dừa phải tránh đi, nhưng không phải lúc nào cũng làm được điều đó. Trong khi nhiều trường hợp, tránh vỏ dưa lại đạp phải vỏ dừa. Nghĩa là không thoát khỏi được, dù có ý thức chống đỡ, mà cứ gặp hết điều bất lợi này đến điều bất lợi khác. Rất có khả năng là, thành ngữ tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa hình thành trên cơ sở cấu từ lại ý của câu choại vỏ dưa thấy vỏ dừa phải tránh do hiện thực cuộc sống đòi hỏi.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Giàu vì bạn, sang vì vợ   Thành ngữ dân gian - Page 8 I_icon13Sat 03 Jul 2010, 21:01

GIÀU VÌ BẠN, SANG VÌ VỢ


Trong tiếng Việt, tồn tại cả hai dạng “giàu vì bạn, sang vì vợ”“giàu đổi bạn, sang đổi vợ”. Nhiều người cho rằng đây là hai biến thể của một câu tục ngữ duy nhất. Theo huớng này, hoặc thừa nhận biến thể này là đúng và phủ nhận biến thể kia, hoặc ngược lại. Kì thực thì đây là hai câu tục ngữ riêng biệt, bởi vì hình thức và ý nghĩa của chúng có sự phân biệt rạch ròi.

Ở câu tục ngữ “giàu vì bạn, sang vì vợ”, ý nghĩa được toát là sự đúc kết một kinh nghiệm lâu đời về cách ứng xử của nguời con trai trước bạn bè và người vợ của mình. Bao giờ cũng vậy, hễ gặp bạn bè, dù nghèo khó thật, chàng vẫn tỏ ra giàu có và hào phóng. Còn đối với vợ, chàng tỏ ra mình là người sang trọng, có tài được nhiều người kính phục. Một số người có cách hiểu khác về câu tục ngữ này. Theo họ, câu tục ngữ này ý nói: nhờ có bạn bè và người vợ tốt mà chàng trai mới trở nên giàu sang. Do vậy, chàng trai cần phải quý trọng bạn bè và vợ con. Sự tồn tại cả hai cách hiểu phổ biến đối với câu tục ngữ này có thể tìm thấy cách giải thích, ở cách hiểu từ . Ở cách hiểu thứ nhất, được hiểu trong nghĩa mục đích; còn ở cách hiểu thứ hai, được hiểu theo nghĩa nguyên nhân.

Cũng là cách ứng xử với bạn bè và người vợ, nhưng ở câu tục ngữ “giàu đổi bạn, sang đổi vợ” mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Câu tục ngữ này trước hết phê phán những kẻ hay thay lòng đổi dạ. Khi nghèo khó thì anh còn biết chơi với bạn nghèo. Khi giàu có, hắn ta sợ bạn nghèo làm phiền nên bỏ bạn cũ để tìm đến bọn giàu kết bạn mong được lợi lộc, chí ít thì cũng ''có đi có lại'' và được tiếng là sánh vai với các bậc đàn anh giàu có trong thiên hạ. Lại nữa, khi anh ta chưa có địa vị, người vợ của mình là tất cả. Nhưng trớ trêu thay, khi đạt được địa vị cao hơn, hắn ta nghĩ ngay tới một người vợ tương xứng hơn với mình. Sự phụ bạc đối với bạn bè, vợ con của bọn người sống bạc bẽo, hợm đời, trưởng giả này không phải là hiếm. Đây là sự đúc kết kinh nghiệm thực tế qua nhiều thế kỉ và đồng thời cũng là lời kết án đối với lối sống của những hạng người như vậy.

Rõ ràng là hai câu: “giàu vì bạn, sang vì vợ”''giàu đổi bạn, sang đổi vợ” là hai câu tục ngữ riêng biệt. Mỗi câu biểu thị một ý nghĩ riêng, đúc kết một chân lý riêng và bài học được rút ra qua đó cũng rất riêng.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Đàn gảy tai trâu   Thành ngữ dân gian - Page 8 I_icon13Sat 15 Oct 2011, 01:33

Đàn gảy tai trâu


Câu thành ngữ "đàn gảy tai trâu" ngụ ý rằng đưa điều hay ho tốt đẹp đến với đối tượng không có khả năng thưởng thức và cảm thụ thì cũng chỉ phí công vô ích mà thôi.

Câu thành ngữ này bắt nguồn từ tiếng Hán: "Đối ngưu đàn cầm". Chuyện rằng xưa có một người tên là Công Minh Nghĩa rất tinh thông nhạc lý và chơi đàn rất hay. Một ngày nọ, ông ta đang dạo chơi thì nhìn thấy một đàn trâu gặm cỏ. Tức cảnh sinh tình, ông đàn khúc "Thanh giác chi tao" - một bản nhạc vô cùng tao nhã. Tiếng đàn của Công Minh Nghĩa rất hay, nhưng lũ trâu vẫn bình thản gặm cỏ khiến ông rất bực. Sau khi quan sát thì ông nhận thấy không phải lũ trâu không nghe được mà vì khả năng cảm thụ âm nhạc của chúng rất kém. Ông bèn đàn một giai điệu quen thuộc thì chúng ngừng gặm cỏ và dỏng tai lên.

Đến cuối đời Đông Hán, một người thông tuệ tên là Mâu Dung đã kể lại câu chuyện này cho các học trò Nho gia sau khi dùng những triết lý cao siêu để giảng kinh Phật mà họ cứ ngơ ngác. Từ đó "đàn gảy tai trâu" trở thành một câu thành ngữ, được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.

- (Theo Lê Ngọc)

Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng   Thành ngữ dân gian - Page 8 I_icon13Sat 15 Oct 2011, 23:29

Con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng


Con so là con sinh đầu lòng, con rạ là những đứa con sinh sau. Nếu nuôi được cả thì con so là trưởng, con rạ là thứ. Thành ngữ này phổ biến ở một số địa phương ngoài Bắc, nói chung con gái không được sinh đẻ ở nhà cha mẹ mình.

Con gái mới lớn lên, mới sinh lần đầu tiên, trẻ người non dạ, chưa biết đi đứng, ăn uống, tắm giặt, kiêng khem ra sao, hơn nữa trong người yếu khoẻ ra sao muốn nhờ vả mẹ chồng hoặc chị em nhà chồng cũng ngần ngại, khó nói hơn với mẹ đẻ và em út mình. Còn những lần sinh sau đã có kinh nghiệm, có thể tự mình giải quyết được nhiều việc.

Câu thành ngữ trên xét theo tập quán phong tục thì, "Con so về nhà mạ" là một phong tục hay nhưng muốn giải quyết được êm đẹp cũng phải có thu xếp:

- Gần ngày ở cữ, mẹ chồng hoặc chàng rể sang quê ngoại thưa chuyện trước, nếu có khó khăn về kinh tế hoặc đường xá xa xôi cách trở cũng cần thảo luận với nhau về trách nhiệm cho thoả đáng, sau khi mẹ tròn con vuông, cháu cứng cáp, chàng rể cũng cần sắm một số lễ vật, nhằm ngày tốt sang tạ ơn gia tiên bên ngoại và ông bà ngoại để xin đón vợ con về. Ông bà ngoại còn cẩn thận đánh dấu vôi hoặc nhọ nồi ở trán cho cháu và các thứ bùa phép khác để các thứ tà ma ác quỷ không dám đến quấy rối cháu dọc đường.

- ở vùng như Nghệ Tĩnh lại có phong tục ngược lại:

Cho là sinh dữ tử lành, ngoài người con dâu ra, không ai được quyền sinh trong nhà. Con gái về nhà mạ, nếu nhỡ đến kỳ động thai, trở dạ, không kịp trở về nhà chồng, sợ sinh nở dọc đường thì bố mẹ phải dựng tạm chiếc lều ở góc vườn, hoặc nếu không kịp, thì ra chuồng trâu mà đẻ.

Do đo thiết nghĩ không cần phân tích, bạn đọc cũng thấy được sự tình thì nào hợp tình hợp lý hơn.

Trường hợp đã mồ côi mạ, về nhà mạ thiếu người chăm nom thì con so cũng về nhà chồng.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thành ngữ dân gian   Thành ngữ dân gian - Page 8 I_icon13Sun 16 Oct 2011, 23:41

Áo gấm đi đêm


Áo gấm về làng là mang vinh hiển trở về quê hương, áo ấy mặc vào ban ngày. Còn như áo gấm mà đi đêm thì ắt là sự sang trọng ấy hẳn có sự mờ ám, khuất tất. Câu thành ngữ còn muốn phê phán sự không hợp lý, không đúng lúc, đúng chỗ của một hành động nào đó xét cho cùng là sự lãng phí, là không có tác dụng nếu không muốn nói là hành động ấy còn mang mục đích thiếu trong sáng như anh chàng ở chuyện trên.

Áo gấm: một loại áo dệt bằng tơ lụa, nhiều màu sắc, có hình hoa văn đẹp và quý.

Còn có câu: Áo gấm mặc ban ngày; Áo gấm về làng; Y cẩm hoàng lương.

Nghĩa bóng: Ăn diện sang trọng đẹp đẽ không một ai biết đến. Tốn phí, phô trương tốn kém mà không đàng hoàng.

Chuyện kể:

Có một người học trò học dốt, nhưng hay khoác lác. Chàng ta nói vớ vợ:

- Ta phen này đi thi nhất định đỗ. Nhà rồi sẽ thấy, ta sẽ có áo gấm mặc về làng, cả làng ra đón. Bọn quan lại nhãi nhép ở cái tổng này phải ra mà cúi lạy ta. Lúc ấy ta thật là danh giá, mình cũng thơm lây.

Người vợ chẳng chút nghi ngờ, nàng vẫn ngày đêm tần tảo lo toan cho chồng ăn học và mong có ngày chồng đỗ đạt cho cả nhà vinh hiển.

Kỳ thi đến, chàng trai khoác lác kia không học đến bến, trượt đầu nước. Nghĩ lời ngày nào đã trót hãnh diện với vợ rằng sẽ được ban áo gấm, nên chàng xấu hổ lắm không dám về làng. Nhưng đi đâu cho được, chàng ta đành làm thân với một người học trò thi đỗ đã được bổ làm quan, mượn cái áo gấm. Anh chàng mừng lắm, nhưng không biết mặc nó vào lúc nào để về làng. Mặc ban ngày thì không tiện, sợ có người biết mình thi trượt sẽ kêu quan. Anh ta đành chờ đêm tối, mặc áo gấm vào rồi lẻn về nhà. Về đến nhà, vợ thấy chồng mặc áo gấm mới lấy làm vinh dự lắm. Đoạn nàng nói với chồng:

- Sáng mai, tôi sẽ mời nội ngoại đến nhà mình, ta ăn mừng thầy nó được ban áo gấm.

Anh chàng sợ, sáng ra mới cởi áo cất vào tay nải. Người trong làng được tin kéo đến đông lắm. Người thì mừng cho anh chàng nọ, kẻ thì hiếu kỳ muốn được xem áo gấm thực hư thế nào. Chờ mãi, sốt ruột, một người bảo:

- Áo gấm đâu, mặc vào cho cả làng thơm lây.

Anh chàng học trò nọ, mới lúng túng nói:

- Áo gấm của tôi, vua ban chỉ được mặc đi đêm thôi.

Biết chuyện, từ bấy làng có câu:

Vẻ vang gì áo gấm đi đêm
Khác gì cái mảnh chăn mền vắt vai.

Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Thành ngữ dân gian - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thành ngữ dân gian   Thành ngữ dân gian - Page 8 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Thành ngữ dân gian
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» VÌ SAO NHO ? ......HÁT
» DÒNG THƠ TÔI GỞI THỜI GIAN
» ÐÔI MẮT NGỌC
» Thời Gian
» Phim Truyện PG / Rất Hay
Trang 8 trong tổng số 10 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Tài Liệu-