Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Trụ vững duyên thầy by buixuanphuong09 Today at 07:54

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 18:22

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 17:48

Tiển Bác Bí Thư NPT by mytutru Yesterday at 09:24

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Jul 2024, 17:17

7 chữ by Tinh Hoa Thu 25 Jul 2024, 17:03

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 25 Jul 2024, 11:03

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by buixuanphuong09 Wed 24 Jul 2024, 16:28

NỖI NIỀM by buixuanphuong09 Tue 23 Jul 2024, 17:52

4 chữ by Tinh Hoa Tue 23 Jul 2024, 17:13

LẠI RỬA by Phương Nguyên Tue 23 Jul 2024, 09:30

NGƯỜI ƠI… by Phương Nguyên Tue 23 Jul 2024, 09:09

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 23 Jul 2024, 05:41

Cuộc đấu trí 75 ngày ở hội nghị Geneve by buixuanphuong09 Sun 21 Jul 2024, 11:37

NHỮNG BÀI THƠ CŨ (Phương Nguyên) by Phương Nguyên Sun 21 Jul 2024, 09:48

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Thu 18 Jul 2024, 23:24

GIÀU CŨNG KHỔ (Lí Lắc) by Phương Nguyên Thu 18 Jul 2024, 22:56

Đường luật by Phương Nguyên Thu 18 Jul 2024, 07:31

Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by buixuanphuong09 Wed 17 Jul 2024, 10:56

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Tue 16 Jul 2024, 15:48

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 16 Jul 2024, 15:42

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 16 Jul 2024, 15:38

Một thoáng mây bay 13 by Phương Nguyên Fri 12 Jul 2024, 09:39

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Phương Nguyên Thu 11 Jul 2024, 08:26

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Thu 11 Jul 2024, 01:33

LẠI KIẾN by Phương Nguyên Wed 10 Jul 2024, 08:52

NHỜ GIÚP by Phương Nguyên Sat 06 Jul 2024, 10:03

Tu sĩ nhân dân by Trà Mi Fri 05 Jul 2024, 14:39

KIẾN by Phương Nguyên Fri 05 Jul 2024, 10:54

TỨC ẢNH… ĐỀ THƠ by Phương Nguyên Fri 05 Jul 2024, 10:12

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 TRẢI LÒNG

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next
Tác giảThông điệp
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37102
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 5 I_icon13Sat 25 Feb 2023, 20:42

B28- Không lợi dụng được tôi, tay BTĐU gạt tôi khỏi BKS, chặn tiếng nói của tôi trước ĐHXV bằng cách gạt tôi khỏi danh sách đại biểu… Đầu năm 1989, hắn dính vào vụ A.34 phải vào nhà đá. Kiện toàn lại tổ chức, bầu Bí thư, Chủ tịch, Chủ nhiệm mới. Tôi lại được xã viên cử vào đoàn đại biểu đi dự Dại hội. Tôi đã đọc bài thơ này trước ĐH.
CHUYỆN XÃ TÔI
 
Đêm trăn trở thấy lòng buồn day dứt
Dân xã mình còn nghèo xác nghèo xơ
Ruộng đồng cao chưa nắng đã khô
Còn nơi trũng chớm mưa đã ngập
 
Rồi sâu bệnh bốn mùa phá phách
Đổ mồ hôi mà thóc lép khoai hà
Rau muối mà bữa nói bữa no
Ăn cháo để xây nhà chống bão
 
Tôi không nói những ngôi nhà hoàn hảo
Với tủ chè, mô đéc, sa lông
Cưỡi "Phượng hoàng xích hộp" chạy lông nhông
Tìm cuốn chả, phở ngon lót dạ
 
Tôi không nói lũ mèo no thịt cá
Nên ngủ ườn để chuột phá hòm, rương
Tôi không nêu chuyện những kẻ bất lương
Chuyên trộm cắp, buôn gia bán lận
 
Chỉ muốn nói những điều nóng nhất
Mà dân lành đang rất quan tâm
Chuyện thanh trừng nội bộ… Có hay không?
Chuyện gia trị ba bè, bảy mối…
 
Nếu thật thế thì quả là bối rối
Dân nghe ai và biết tin ai?
Chắc chỉ là dư luận mà thôi
Mong lãnh đạo vẫn "ba người một khối"
 
Để xây dựng một tư duy mới
Lắng tai nghe tiếng nói của dân : 
"Truyền thanh ư? Rất tốt nhưng chưa cần
Vì trong lúc nhân dân còn thiếu tốn
 
Cứ nghĩ đến nó ăn, nó ngốn 
Mà rùng mình muốn nút cái tai nghe
Bạc triệu bỏ ra phát được mấy giờ?
Dân đói bụng nghe loa mà ớn bụng
 
Nếu tiền đó ta đem xây dựng
Thêm trạm bơm, tăng dầu máy có hơn không
Tế-Cẩm-Thu đồng ruộng cao ghềnh
Nước hai trạm cuối, đầu đều khó tới
 
Lúa khao khát trăm mong ngàn đợi
Được nước về nhếch nhác quá thôi
Chầu chực ngày đêm mương máng trải trăm người
Nước vừa đến thì ôi thôi… Mất điện!
 
Hay giả sử tiền kia đưa tiết kiệm
Mấy tháng qua hẳn lãi mấy trăm ngàn!
Ấy là tôi nói ví dụ cho sang
Chứ thực tế tiền đâu đưa tiết kiệm
 
Nếu sẵn tiền đã không bán đạm
Để lúa cằn dân chạy toát mồ hôi
Lạc, đỗ, lợn, sen, gạch, cá… đâu rồi?
Công không lạng… Phải bỏ tiền mua thóc!
 
Lạc đổi đạm từ khi thu hoạch
Đền thu Mùa chưa trả hết cho dân
Dân đói lòng muốn phát triển vụ Đông
Đanh giơ cổ cho con phe cứa cắt
 
Rồi Tổng kết, Liên hoan, Tiếp khách
Bao khỏan chi có gạo tạ, bạc ngàn…
Để đông viên… tiệc mặn cũng cần
Nhưng bơn bớt thì dân đỡ khổ
 
Kìa trường lớp gió lùa không cánh cửa
Con em ta ngồi học co ro
Gió cắt thịt da, thầy rát cổ hàng giờ
Đói lại rét tiếp thu sao bài giảng?
 
Tượng Tự Trọng đứng giữa trời mưa nắng
Thân lở long, dầu dãi xót xa thay
Gạo tạ bạc ngàn ai hỡi có hay?
Dân đóng góp để xây hay phá?
 
Ruộng mầu mỡ bỏ ra mở chợ
Bạc triệu đổ vào để phục vụ cho ai?
Hay anh em chật đất, đông người
Nên sáng lập Ngọc Tân xóm chợ
 
Trường tiên tiến báo đài rầm rộ
Mà lận lờ học bạ, hồ sơ
Để cậu ấm, cô chiêu vào thẳng cấp III
Chuyện lộ tẩy úm trù người trung thực
 
Ai cửa quyền? Ai hống hách?
Ai bóp méo sự thật mà luôn miệng răn đe
Để xóm thon không khí nặng nề
Miễn đàm luận sợ uy Tào Tháo
 
Đảng ủy viên lại là Văn Xã 
Cưới vợ khác cho em khi chửa li hôn
Mà ai kia vẫn đến chén tràn
Còn Dân, Cán đẻ thêm thì cúp, cách!
 
Ai đã biến chủ trương, chính sách
Thành lệ làng để trù dập nhân dân
Lấy chiêu bài "Tập thể" làm bức bình phong
Che đậy tính bá quyền hống hách.
 
Tôi nghĩ : "Đảng muốn cho trong sạch
Thì người đầu phải nêu đức cho dân
Nếu có tài mà kém đức, kém nhân
Thì tài ấy chỉ là tài Bí… bét!"
 
Chuyện tiêu cực kể sao cho hết
Thơ nôm na tạm viết đôi dòng
Kìa phương Đông đã rạng ánh hồng
Trời sẽ nắng bừng lên rực rỡ
 
Hỡi cô bác, anh em, đồng chí
Chuyện hôm nay chớ để mai ngày
Việc cần làm hãy nói để làm ngay
Xin chớ để gặp những ngày dông bão!
 
BXP Mùa Đông 1986


Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Wed 26 Apr 2023, 10:39; sửa lần 4.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37102
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 5 I_icon13Sun 26 Feb 2023, 00:30

B29- ÔNG CHÁNH CƯỚI CON (1)
 
Chuyện rằng ông Chánh cưới con
Hơn trăm mâm cỗ vẫn còn ì eo
Bởi chưng ông Chánh tôi nghèo
Bà con tình "cảm" phong bao ít tờ
Thôi thì vài tí "cà chua"
Của nhiều, lòng ít cho vừa bụng nhau
Nếu mà ông Chánh tôi giàu
Phen này ắt mổ ba trâu bảy bò
Thì dân hẳn được bữa no
Mất mùa thì mặc mất mùa, có sao?
Ngày công mấy lạng, không hào
Lúa cằn bán đạm đổ vào truyền thanh
Để ông ngồi vững ghế bành
Hoàng Tung (2) nghĩa tử vây quanh phởn phè
Lời dân ông hỡi có nghe?
BXP 04.10.1987
(1) Chuyên sẩy ra ở xã NL - Cẩm Bình - Hải Hưng 
(2) Hoàng Tung trong truyện nôm Nhị Độ Mai.
 
Bài đăng báo QĐND số 9503, Thứ hai 9.11.1987 với bút danh NĐL nghĩa là nói để làm, bắt chước TBT Nguyễn Văn Linh lấy bút danh NVL nghĩa là nói và làm.
Tôi bị tay Bí thư đ/u gạt khỏi BKS cũng không hận vì cái tôi mong muốn đã đạt được, tôi cũng không thích ở lại BKS. Năm 1985, vì sức yếu tôi xin mở quán nước bán hàng vặt, hắn vin vào lí do này gạt tôi khỏi ds đại biểu xv, mục đích chặn tiếng nói của tôi trước ĐHXV. Chuyện này tôi cũng không bận lòng. Nhưng có một chuyện nhỏ, vặt vãnh lại làm tôi sôi hận, vì cảm thấy bị xúc phạm, lòng tự trọng tổn thương. Sau Nghị quyết 10 của BCT do TBT Nguyễn Văn Linh kí đầu năm 1988, chính thức giao ruộng cho xã viên, từ năm 1987 trở về trước, vẫn còn cơ cấu HTX, tôi trồng lạc khoán của HTX đã 20 năm kinh nghiệm nên đạt năng xuất cao. Tôi thường chọn củ già, mẩy để dành làm giống và rang bán. Do chị tôi truyền thụ bí quyết từ món "phát sa" của người Hoa, tôi rang lạc mặn ngọt phong túi, đổ cho các quán và bán tại quán minh. Hôm ấy gặp một số c/b xã vào quán, phần vĩ đãi bạn, phần muốn giới thiệu sản phẩm, tôi bóc ra một số túi mời. Mọi người chưa kịp thưởng thức thì tay bí thư đi qua, thấy đông c/b trong quán hắn mới rẽ vào, chuyện tầm phào một lát rồi hắn đứng dậy về, không đụng một hạt lạc nên mọi người cũng không ai dám ăn. Chả bao giờ hắn vào quán tôi, có lẽ hắn thấy đông c/b trong quán nên rẽ vào muốn chặn sự tiếp xúc chuyện trò giưã tôi và mọi người. Mọi người theo hắn đứng dậy, đĩa lạc còn nguyên, tôi giận tím mặt định hất đĩa lạc đi, nhưng kịp kìm lại, vì ngoài hắn ra còn những người khác là bạn bè, khách hàng của tôi. Từ đó tôi ôm hận và quyết tâm rửa hận. Sau đó hắn tổ chức đám cưới cho con rất linh đình, người ta kháo nhau hơn 100 mâm cỗ vẫn còn thiếu…Vậy là tôi lấy đề tài viết bài thơ trên và gửi đăng mục "Ống kính chụp nhanh" của báo QĐND mà tôi hàng ngày đặt mua đọc. Sau khi gửi bài, nghĩ lại thấy giật mình "gọi Bí thư Đảng ủy xã là ông Chánh". Tôi vội đi Hà Nội, đến tận Tòa soạn báo nói nên trăn trở của mình, hôm ấy tình cờ tôi gặp chính ông Tổng biên tập. Ông đã tìm xem bài báo và động viên tôi… Hai hôm sau tôi đọc được bài mình trên báo, vui sướng vô cùng. 
Bài báo đã gây tiếng vang lớn trong xã, vì tôi ghi chú : 
1- Chuyên sẩy ra ở xã NL - Cẩm Bình - Hải Hưng (cả huyện Cẩm Bình chỉ có xã Ngọc Liên quê tôi ứng với hai chữ NL.)
(Còn tiếp)


Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Wed 26 Apr 2023, 10:41; sửa lần 4.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37102
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 5 I_icon13Mon 27 Feb 2023, 16:46

B30- VÈ ÔNG CHÁNH *
 
Lẳng lặng mà nghe / Cái vè ông Chánh
Anh hùng nhất khoảnh / Ai dám ho he
Mấy nhiệm kì qua / Ghế ông vẫn vững
Tiền hô hậu ủng / Nghĩa tử một bầy
Giương cánh dựng vây / Oai trùm thiên hạ
Trước cả Đảng bộ /  Vỗ ngưc : chẳng xoàng!
Dân rụt, cán run / Lưỡi ông càng dẻo
Đồng khô lúa ẻo / Đạm béo con phe
Truyền thanh ọ e / Bỏ thương vương tội
Ruông giao bộ đội / Hơn tấn thu tiền
Tiền được ưu tiên / tùy nghi di tản
Cây dư một vạn / Những ai tiêu sài
Mỗi cây chục hai (10đ) / Thu tăng ai hưởng?
Khai trương chợ Phướn / Chi chuột, xuất voi
Anh điện tử tôi / Được phen vớ bở
Bỏ ruông mầu mỡ / Xây quán, mở hàng
Chợ kéo lên đường / Buộc trâu thả lợn
Còn ba ba (33) tấn / Thóc lợn tiếp tay
Ông cứ bầy bây / Lâu ngày hóa đất
Vì đâu nặng mặt / Ngày hội Thương binh
Chén quật tan tành / Coi dân như rác
Bác Chinh vừa mất / Cả nước đau lòng
Đám cưới con ông / Tưng bừng pháo nổ
Lân gian học bạ / Con vào cấp III
Thầy nào nói ra / ông trù ông đuổi
Xã viên Đại hội / Quyền lực tối cao
Ngang ược ông gào / Ý ông là nhất
Ghế ông sắp đặt / ai được cứ ngồi
Kẻ nào lôi thôi / A lê “cúp”, “cách”
Dân “vỡ kế hoạch” / Thì hãy coi chừng
Còn nghĩa nữ ông / Tha hồ tăng “sản”.
Đảng bộ phê phán / xã viên chẳng thông
Sản lượng cứ tăng / Quyền ông ai dám.
Thằng cháu dâm đãng / Bộ đội thải hồi
Một bước nhảy dài / Định vào Đảng ủy.
Trước ngày bầu cử / Cắp cặp đi chào
Khi ghế không nhào / là ông phủi sạch.
Ngày càng hống hách / Tổ chức lộn phèo
Cửa hàng phăng teo / Mặc dân dị nghị.
Cả gia đình tr ị/  Con cháu đông đàn
Thâu tóm lợi quyền / Lộng hành hết cỡ.
Chỉ dân khu nhọ / ngắn họng bé mồm
Là cứ chịu luôn / Cho ông cưỡi cổ.
Ngô gia hùng hổ / Cũng chỉ nhất thời
Khi về vườn rồi / Ông còn ngẩng mặt?
Hỡi ông Bí…bét / Trước lúc vào “hòm”
Hẳn muốn bia…Mồm / Được lưu muôn thuở.
 
BXP Tháng 12/1988
* Hai bài thơ VÈ ÔNG CHÁNH và ÔNG CHÁNH XÃ TÔI dều lấy bút danh NDL, nó được truyền tay nhau lưu truyền khắp xã ngay trong thời hoàng kim của tay Bí thư.


Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Wed 26 Apr 2023, 10:42; sửa lần 4.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37102
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 5 I_icon13Tue 28 Feb 2023, 17:13

B31- ÔNG CHÁNH XÃ TÔI
Loa mồm hết cỡ tiêng oang oang
Vỗ ngực : Ta đây chẳng phải xoàng!
Thâu tóm cán, dân về một mối
Bảo “Gia đình trị” thật là oan
 
Huynh, đệ, tử, tôn đã đủ đầy
Nghĩa nam, nghĩa nữ lại thêm vây
Nhất khoảnh coi đời bằng nửa mắt
Ô to, dù lớn lắm quan thầy
 
Như rứa, ai còn dám đấu tranh
Quyền ông mở chợ, dựng truyền thanh
Ghế ông sắp đặt ai không chịu
"Cúp", "Cách" răn đe… Quá lộng hành!
 
Ông muốn là ông nhất định làm
Miệng ông lắm thép lại nhiều gang
Ông làm chính trị ôm kinh tế
Cái túi muốn đầy thỏa máu tham
 
Quen mùi ông mó A ba tư (A.34)*
Vì cậy to vây lại lại lớn dù
Ầm ì sấm dậy ông nào biết
Sét nổ có ngày chết bỏ bu!
 
Đôi lời thành thực nhắc cùng ông
Gia trị như Ngô cũng ngã đùng
Gieo gió có phen rồi gặt bão
Khuyên ông bơn bớt tính yêng hùng!
 
BXP Đông 1988
* A.34 là vụ án kinh tế lớn, nó có dây từ tỉnh đến nhiều huyện, xã… Tôi có duyên được tham gia tí chút góp phần phanh phui vụ án. Xã tôi có hai ông c/b tỉnh người cùng làng về hưu, một ông tôi không nhớ thuộc ngành nào, một ông là Giảng viên trường lí luận chính trị tỉnh. Anh của ông này với cha tôi là bạn đồng học, lại là bạn đồng nghiệp trong trường xã, ông với gia đình tôi có nhiều quan hệ thân tình. Tôi được tham gia viết một số văn bản dưới sự chỉ đạo của ông. Tôi làm việc rất thận trọng, ông Giảng viên mắt kém không đọc được, tôi viết xong đọc cho ông nghe, sửa theo sự chỉ đạo của ông, khi hoàn thiện có ông c/b tỉnh kia chứng kiến. Do điều kiện ấy mà tôi biết nhiều về tay Bí thư này. Hắn đã cùng đồng bọn vào nhà đá bóc lịch, sau được về rồi ốm chết. Tất cả đã ra người thiên cổ, nhắc lại những chuyện buồn có điều không phải, nhưng nó là dấu ấn cuộc đời tôi nên đành phải viết.
Tôi cố gắng đăng nốt bài thơ này rồi tạm nghỉ. 


Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Wed 26 Apr 2023, 10:43; sửa lần 3.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37102
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 5 I_icon13Wed 01 Mar 2023, 18:32

[size=30]Ông già lẩn thẩn[/size]
[size=30]Viết chuyện "Trải lòng"[/size]
[size=30]Gây thêm thù oán thật không ích gì![/size]

[size=30]Sắp về với đất[/size]
[size=30]Tâm thật vô tư[/size]
[size=30]Giữ điều "Thêm bạn bớt thù là hơn"[/size]
[size=30]BXP[/size]


Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Sat 25 Mar 2023, 23:13; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37102
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 5 I_icon13Thu 02 Mar 2023, 13:24

[size=30]Ông già lẩn thẩn[/size]
[size=30]Viết chuyện "Trải lòng"[/size]
[size=30]Gây thêm thù oán thật không ích gì![/size]

[size=30]Sắp về với đất[/size]
[size=30]Tâm thật vô tư[/size]
[size=30]Giữ điều "Thêm bạn bớt thù là hơn"[/size]
[size=30]BXP[/size]


Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Sat 25 Mar 2023, 23:13; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37102
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 5 I_icon13Sun 05 Mar 2023, 01:54

B34-
Sắp về với đất còn mong
Cái hay, cái dở trải lòng nơi đây
Dẫu rằng đất Việt, trời Tây
Mà sao vẫn muốn phơi bày ruột gan ???
 
Hôm nay tôi lại cà kê kể cho mọi người nghe chuyện về Bé Phượng lên bốn. Bé Phượng lên bốn không phải như ông Phượng già 85 nhưng cũng không phải khác, cũng là Phượng đó thôi.
Trước ngày Toàn quốc kháng chiến, gia đình tôi còn nguyên 01 sào đất ở Nội tôi để lại cho cha tôi, trên đó có ngôi nhà trên 05 gian và một nhà ngang một gian hai chái. Nhà trên 05 gian (chứ không phải 03 gian hai chái), là nếp tranh tre dựng theo lối cổ nhưng rộng rãi khang trang. Ba gian nhà ngoài, phía trước che ba bức dại riêng biệt, bức giữa liền, hai bức bên có cửa mở ra sân, khi nhà có việc lớn, chuyển bức dại giữa ra ngoài, đi lại rất rộng rãi. Nhà không có hiên, hai gian buồng làm thụt vào, để phía trước hai hành lang, mở cừa lách ra hai đầu nhà. Ba gian nhà ngang gồm một gian bếp và hai gian để cối xay, chạn bát và là chỗ ngồi ăn cơm., khoảng trống rộng ở gian giữa thường mắc chiếc võng đay. Vào một buổi sáng êm ả năm 1942, cha tôi dạy học ở xa, mẹ tôi đi chợ, bà tôi bế em tôi ở nhà trên, một mình tôi nghịch chao võng ở nhà dưới, đang chao võng đột nhiên dừng lại, nghĩ đến cái chết và ôm mặt khóc nức nở. Một vết đen lớn đầu đời. Năm 1952-1954, hai năm Trung học trên đất Hà thành đầy bướm hoa và thơ mộng, đẹp nhất đời tôi. Vậy mà không biết vì sao tôi lại bột phát ra những câu này : 
Mẹ ơi con chán lắm rồi
Đời con thôi thế là thôi còn gì
Giờ con chỉ muốn ra đi
Ra đi không hẹn ngày về mẹ ơi!
Cuối năm 1954 thì tôi có lí do để buồn : nỗi đau thất học và nỗi sầu tương tư…, nhưng lúc này tôi mới sắp bước sang tuổi 17, tương lai còn đầy hứa hẹn phía trước. Vậy mà tôi đã viết :
Đau buồn chi lắm hỡi ai ơi!
Cuộc thế trầm luân chán lắm rồi
Giờ ta chỉ muốn qui y Phật
Mượn cửa từ bi sống đổi đời.
Nàng Kiều ở tuổi 15, một tiểu thư khuê các sống trong nhung lụa, đời chỉ thấy hoa và bướm, vậy mà đã viết ra khúc ca "Bạc mệnh" làm não lòng người, để rồi chịu 15 năm lưu lạc, bì dìm xuống tận đáy xã hội. Tôi, một đứa trẻ bốn tuối, còn thơ ngây, tinh khiết như một tờ giấy trắng… Một đốm mây đen xuất hiện dưới chân trời, không ai để ý, nhưng đã lớn dần thành đám mây Vũ tich, tạo lên những cơn giông tố phũ phàng.
Liệu có ai như tôi, trong vòng 42 năm (1947-1989) đã chứng kiến trong một gia đình 07 bận làm nhà ??? "Sáu năm ba bận mất nhà" và dựng lại nhà thuộc thế hệ cha mẹ tôi. Hai lần dỡ ra chuyển dựng lại trên đất khác và hai lần làm nhà theo hướng đi lên, thuộc thế hệ tôi. Sau "Sáu năm ba bận mất nhà", năm 1958, cha mẹ tôi mua được ngôi nhà cũ mang về dựng lại trên đất Tổ Tiên. Năm 1966, Mỹ đánh bom cầu Cẩm Giàng, nhà tôi ở gần cầu, sau đó phải chuyển lên làm nhờ đất thôn trên. Lúc này tôi đã có vợ và hai con, là chủ gia đình. Năm 1971 lụt lớn, tường nhà vách đất rã hết, lại phải chuyển về đất cũ dựng lại. Tám năm sau, năm 1979, bằng nguồn tre, xoan nhà trồng, được sự giúp đỡ tận tình của cậu tôi, ngôi nhà tre gỗ năm gian đã hoàn thành, rộng rãi, khang trang, có hiên. Khi pha tre lấy thước làm mức, cây tre từ gốc đến ngọn trắng toát, không gợn một dóng kiến nào. Cậu tôi bảo đi làm thợ dựng rất nhiều nhà mới nhưng chưa gặp nhà nào như thế, nên bảo nhà tôi sẽ ăn nên làm ra. Đúng vậy, 10 năm sau tôi đã xây được ngôi nhà cấp 4 tồn tại đến hôm nay, giữa những trang lầu tráng lệ, nó vẫn không lạc hậu. Tôi đăng lên đây bài thơ ghi lại cảm xúc của mình trong ngày vui về nhà mới :  
TIẾNG PHÁO
 
Đẹt, đẹt, đùng
Đẹt, đẹt, đẹt, đùng
Tiếng pháo rền vang
Tiếng pháo tưng bừng
Pháo mừng nhà mới
Pháo gọi đời vui
Rạo rực lòng người
Đất trời rộng mở.
 
Ôi!
Qua đêm dài bão tố
Rực rỡ mặt trời lên
Mồ hô quyện sương đêm
Đẫm từng manh áo vải
Cuộc sống hôm nay đã đến mùa gặt hái
Hoa nở, trời trong, chỉ tiếc Bố không còn
Anh linh Người hãy chia sẻ cùng con
Niềm vui lớn Bố chưa từng mơ ước
Ngôi nhà mới chưa hẳn là to đẹp
Bữa cơm còn thanh đạm đơn sơ
Nhưng tình người đã rất chan hòa
Điều quí giá ngọc vàng nào sánh nổi
 
Năm tháng sẽ qua đi
Niềm vui còn đọng mãi
Cả gia đình phấn khởi
Hạnh phúc thật chứa chan
Trải bao gian khổ, khó khăn
Mùa Xuân nở vạn mùa Xuân huy hoàng.
 
Tôi sẽ tiếp kể cho mọi người nghe quá trình 10 năm để có ngôi nhà này như thế nào. 


Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Wed 26 Apr 2023, 10:45; sửa lần 4.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37102
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 5 I_icon13Mon 06 Mar 2023, 00:07

B35- Như trên tôi đã kể, vết đen đầu đời từ năm 04 tuổi, bài thơ buồn vô cớ năm 1953, và bài thơ buồn năm 1955, đã báo hiệu cuộc đời đầy giông tố của tôi. Sau khi từ giã tuổi học sinh thơ mộng Thu 1954, dù mang nỗi đau thất học và nỗi sầu tương tư, nhưng tôi đã được sống trọn vẹn 6 năm rưỡi của tuổi trẻ hăng say. Từ khi bị bệnh, nhất là từ khi dời trường Trung cấp LN trở về, tôi sống triền miên trong nỗi đau bệnh tật, trong đói nghèo cơ cực và sự tảo tần tìm kế sinh nhai vì tám đứa con. Nghiệp tiền kiếp của tôi quá nặng nề nên chịu nhiều nỗi bất hạnh, hẩm hiu. Khi cây bút trong tay thì cũng làm được đôi điều đáng nói, nhưng khi con dao, cái cày, cái cuốc trong tay thì tôi là người vụng về, đần độn nhất trên thế gian này. Thế nhưng, vì 08 đứa con, tôi vẫn phải mang cái yếu, cái hẩm, cái đần, cái vụng ấy ra mà bươn chải với đời. Tôi chăn nuôi thường gặp nhiều thất bát, khi giá cao thì mình chưa có sản phẩm, khi có sản phẩm thì giá hạ, khi bán hết giá lại lên. Vợ con mọn, tôi thường chạy chợ, từ nhà đi Hà Nội cách 40km, đi về như con thoi, nhưng trăm lần thì 99 lần không mất cắp thì nhỡ tầu xe hoặc gặp trắc trở khác, không lần nào suôn sẻ, an toàn. Mẹ tôi bảo tôi "đi đến đâu chết trâu đến đấy." Mở quán nước bán hàng vặt, nhưng tai nghễnh ngãng, giao tiếp vịt gà, hàng ế ẩm,  bán chịu nhiều, gặp thời đồng tiền trượt giá mạnh, lúc thu được nợ có khi chỉ còn nửa vốn. Bỏ quán cho mẹ già trông, trở về nuôi giun, trồng nấm :
 
Có ai hấp như tôi không nhỉ
Bỏ quán hàng quyết chí nuôi giun
Mặc ai nói dọc, nói ngang
Nuôi giun, trồng nấm cứ làm say sưa
 
Ai biết ta từng giờ đứng lặng
Nhìn nấm lên ngây ngất hồn thơ
Bữa ăn đông đủ cả nhà
Nấm sào thơm ngọt đậm đà thân thương
 
Mấy tháng trước bốn ngàn giun giống
Một chén con, thùng nhỏ chơi vơi
Mà nay vạn, triệu giun rồi
Giun ăn, giun lớn, giun cười với ta…
 
Tôi đến Công ty vệ sinh HN tham quan, học cách nuôi, thu hoạch và chế biến sản phẩm. Lúc đầu tôi mua giống và nguyên liệu của họ. Ctyvs thu rác thải thành phố, nghiền nát, khử trùng, chế biến thành nguyên liệu tơi xốp dùng làm nền nuôi giun. Tôi hợp đồng mua rơm cho họ, họ đánh cả xe tải lớn chở nguyên liệu về cho tôi và chở rơm đi. Tôi nuôi trong một gian log rộng và làm thêm dãy lán nhỏ bên ngoài, xây ô theo qui cách, trải nguyên liệu vào, giữa phủ một nửa bao rơm đựng muối phế thải đã giặt sạch, làm chỗ cho giun ăn. Thức ăn là phân trâu, phân lợn dễ kiếm ở nông thôn. Tôi nuôi loại giun đỏ (trùn quế), nó phát triển rất nhanh, sang luống theo cấp số nhân, một ô thành hai, chỉ trong sáu tháng tôi đã phủ kín mấy chục ô, trữ lượng có hàng triệu con. Hàng ngày tôi đi nhặt phân trâu, kết hợp phân lợn nhà, hòa loãng trải trên mặt, phủ bao rơm, tưới nước. Phía trên các ô giun, tôi làm giàn để trồng nấm, tưới nước cho nấm cũng đồng thời là tưới nước cho giun. Hàng ngày cho giun ăn, tưới nấm, nhìn những đàn giun lúc nhúc lên ăn, những cụm nấm phát ra mơn mởn, niềm vui trước thành quả mồ hôi không bút nào tả xiết. Thế nhưng, có ai học được chữ NGỜ! Tôi kể chuyên rông dài vì đây là thất bại nặng nề, đau đớn nhất của tôi. Trữ lượng giun phát triển đã nhiều, tôi chuẩn bị thu hoạch, đột nhiên chuột cày phá, chỉ trong vòng một tuần tôi đã trắng tay. Bình thường, tĩnh lặng, giun phát triển nhanh, nhưng khi đã có ngoại cảnh tác động là chúng ngừng phát triển và dễ tìm cách bỏ đi. Hôm trước cho giun ăn còn thấy giun đông đúc, sau một đêm trở trời giông tố, sáng ra cho giun ăn, tôi bàng hoàng thấy giun lên ăn rất thưa thớt. Theo lí thuyết, con trùn quế có thể leo cao tới 2m, sau này tôi dỡ bỏ lán, trên mái rạ có những chỗ dột nát trước đây đã chứa đầy giun. 
Phần vì chuột phá, phần bị giun đi, sau một tuần tôi hoàn toàn phá sản, bao mồ hôi công sức trong sáu tháng trở thành nước lã.
(Còn tiếp) 


Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Wed 26 Apr 2023, 12:14; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37102
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 5 I_icon13Fri 10 Mar 2023, 02:27

B36- Cuộc đời nghèo khó có lúc bắt tôi phải làm "thợ" bất đắc dĩ. Nhiều lần làm nhà đều do cậu tôi giúp cho tới khi hoàn thiện có chỗ ở, nhưng bếp thì tôi phải tự lo. Một lần, khi tôi chuẩn bị vật liệu đầy đủ nhưng hẹn thợ gần một tháng vẫn không làm cho, tôi quyết định tự làm. Trước đó, trong một buổi trà dư tôi đã hỏi ông thợ trong làng về cách tính mực thước, suy ngẫm, vận dụng định lí Pitago, tôi định ra cách tính cho riêng mình, hợp điều kiện của mình. Với chiếc cưa cũ mua được của ông thợ đóng cối, chiếc đục gụm cũ ông thợ trong làng cho và con dao dựa của nhà, cuối cùng tôi đã dựng được một căn bếp nhỏ dt 7x3,2m. Tôi đã vụng về, chậm chạp lại cưa cùn, đục mẻ… , trầy trật biết bao nhiêu, nhưng từ đây tôi đã không phải đi thuê, chủ động được công việc của mình. Tôi còn tự lợp nhà. Sau năm 1979, cậu tôi đã dựng cho ngôi nhà tre gỗ 05 gian mái rộng, mỗi lần lợp lại là phải chờ thợ rất phiền hà nên tôi cũng qyết tự làm. Theo tập quán, người ta làm rạ nối dài, nếp rộng, bó to… , chỉ có thợ khéo tay mới lợp được. Tôi theo cậu tôi, làm rạ rút sạch, cỡ hẹp như viên ngói, bó nhỏ, nén chặt, khi lợp xếp theo hàng như lợp ngói rồi dùng sào đập dài vỗ nhẹ… Tôi rất vụng nhưng cũng ổn.
Năm 1987, cậu tôi giới thiệu em rể tôi chuyển giao cho một bộ đồ làm mì
 
Giun, nấm, lợn, gà mệt sớm hôm
Giun thì phá sản, lợn gầy nhom
Hàng vêu về ruộng chần rời rã
Bỗng gặp nghề mì thấy cung xôm
 
Gói bò bò thế thế mà nhanh
Dẫu bệnh đầy người trí vẫn minh
Cuốn dẻo, mì dai đời rộng mở
Kiên tâm vững bước cuộc hành trình…
 
Năm 1987 cũng là năm giao ruộng cho xã viên "vụng trộm" nhưng rộng rãi, ruộng về gia đình chăm sóc đạt năng xuất cao. Đầu năm 1988, thực hiện "khoán 10", chính thức giao ruộng cho xã viên, mọi người đua nhau thâm canh tăng năng xuất, vụ mùa 1988 bội thu, không khí phấn khởi tràn ngập khắp thôn làng.
 
Từ khi đón nhận nghề mì
Bù đầu, díp mắt làm gì có thơ
Nửa đêm đã dậy nhóm lò,
Sáng ra cân bánh, bó mì, chuyển phên
Lò còn… tiếc mẻ "than ngon"
Đun một "gánh nước", hai xoong cám đầy…
 
Đọc câu "Đun một gánh nước" chắc mọi người ngạc nhiên? Tất nhiên không phải cả "gánh nước" nhưng cũng là một thùng lớn. Chuyện là thế này : Tôi làm mì, vụ thu hoạch tráng thêm bánh cuốn đổi thóc, 01kg bánh/01kg thóc. Em gái tôi được một bà người Hoa truyền cho công thức pha nước chấm, em bảo lại tôi. Công thức này chỉ ứng dụng cho quán hàng, nhưng tôi vận dụng nó pha thử nhiều lần, tìm ra tỷ lệ thích hợp, ứng dụng vào nước chấm của mình với tiêu chuẩn "ngon nhưng giá rẻ, gần mức 0đ". Tôi phải lên chợ Đồng Xuân HN chọn mua loại nước mắm chất lượng, dấm HN (không phải dấm  h/h), pha đường h/h, mì chính, nước mắm, dấm, tỏi thành một hỗn hợp "nước cốt", sau đó pha thêm nước sôi để nguội, đóng chai. Buổi sáng, dân làng đến đổi bánh đều mang theo chai lấy nước chấm. Nước chấm của tôi có đặc điểm tạo lên vị ngọt đậm ở đầu lưỡi, kích thích thèm ăn, cứ muốn ăn mãi. Bột tráng bánh là bột tráng mì xay lại lần 02, thường dự trù mỗi hôm 60kg bánh, nhưng có hôm thiếu phải dùng cả bột tráng mì. 
Nghề mì mạnh kéo theo chăn nuôi phát triển, kinh tế khá dần, các con tôi đã được no ấm, tạo động lực vững chắc cho bước đi tiến tới ngôi nhà xây năm 1989.
Người ta còn bảo tôi trồng lạc để xây nhà, điều đó ngẫm kĩ cũng không ngoa. Tôi được bà chị truyền cho kĩ thuật rang lạc theo kiểu "phát sa" của người Hoa. Tôi có lợi thế là lạc nhà trồng, khi thu hoạch, tôi chọn loại hạt mẩy, chắc phơi riêng, đổ chum để dành, các loại khác bán tươi hoặc phơi để riêng. Lúc đầu tôi chỉ rang lạc ngọt, sau khách ăn góp ý : "giá thêm tý muối thì vị đậm hơn", tôi thử ngay. Tôi mò mẫm tìm ra tỷ lệ thích hợp cho 01kg hạt lạc : đường h/h, muối, nước, chỉ vừa đủ ngấm, không dư thừa, sau đó phơi khô, rang cát đã đãi sạch, độ chín 70./., rắc húng lìu ủ, lạc chín thêm, giữ được lượng dầu nên ăn rất béo. Vì là lạc của nhà đã chọn lọc nên hạt đều, không lẫn hạt lép, rang cát nhỏ lửa, độ chín đều nên chất lượng cao. Món lạc mặn ngọt của tôi lúc đó cả vùng chưa ai có. Tôi rang lạc phong bao đổ cho các quán và bán tại quán mình. Hồi ấy phong trào đốt lò gạch gia đình và kinh doanh nhỏ rất sôi nổi. Hàng ế ẩm, tôi gợi ý bán hàng đổi gạch với các chủ lò kinh doanh. Món lạc mặn ngọt + rượu Phu Lộc, là thứ rất hấp dẫn với các chủ đốt gạch khi vào lò. Ngôi nhà xây của tôi năm 1989 hết 2 vạn rưỡi gạch, trong đó có một vạn rưỡi là gạch đổi hàng.
Tai nghễnh ngãng, giao tiếp vịt gà, sống ngơ ngác giữa cuộc đời đầy biến động, tôi vụng về, đần độn lắm, nhưng vì tám đứa con vãn phải cố vươn lên bươn chải với đời.
 
Sống trong cuộc sống muôn hình vẻ
Vốn dĩ tôi đần, tôi biết tôi! 
 
(Còn tiếp) 


Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Wed 26 Apr 2023, 12:15; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37102
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 5 I_icon13Sat 11 Mar 2023, 07:13

B37- Sau khi xây được ngôi nhà mới cuối năm 1989, cuộc đời tôi đã giở sang trang mới, lúc này con gái lớn đã lấy chồng, con thứ 07 bị tai nạn mất năm 1986, còn lại 06 con và một mẹ già, 09 khẩu ăn, nghề mì có phần chậm, tôi phát triển thêm nghề nổ ngô, phong bao đổ cho các quán.
 
Mì chậm lại thêm nghề nổ ngô
Con đông tận dụng sức dư thừa
Tháng ba ngày tám không lo việc
Khuya sớm ngại gì chuyện nắng mưa…
 
Làm mì phải dựa vào trời nắng, theo dõi đài thấy báo nắng mới ngâm gạo, mỗi khi thời tiết thay đổi đột ngột thì cực lắm. Nổ ngô không lệ thuộc nắng mưa, nhưng con trai trưởng của tôi phải chịu sức ép tiếng nổ và và sức nóng của lò quay quá vất vả. Nhưng biết làm sao, con đông, nhà nghèo, cuộc sống bươn chải…
Thiếu thì phải vay, đó là cái nợ đồng lần. Nhiều nhà, khi tháng ba thiếu thường đi vay 20kg thóc tháng năm trả thành 30kg. Riêng tôi, kiên quyết không bao giờ vay lãi để ăn, dùng cách "đo lọ nước cáy đếm củ dưa hành" để lèo lái gia đình, có lúc quặn lòng phải chia từng bát cơm, thậm chí từng bát cháo. Dù phải trải qua nhiều đói cơm khát sữa, nhưng 07 đứa con còn lại của tôi, con gái đầu không thi được vào cấp III, phải ở nhà giúp mẹ và đứa út tôi quá nuông chiều nên không chịu học, còn ba trai, hai gái đều học hết cấp III, có tri thức để hòa nhập với đời. Thân bệnh, nhà nghèo, không đủ sức nên không con nào vào được Đại học, chỉ duy nhất một con học Trung cấp Thú y, chính là đứa con từ hai bàn tay trắng vươn lên, nay là Giám đốc một Công ty TNHH, có nhiều trang trại. Năm 1994, bốn con đã dựng vợ, gả chồng, còn lại con thứ 06 đang đi nghĩa vụ QS, con út. và một mẹ già. 
Năm 1990, ruộng đất rẻ như bèo, một xuất đất 10m mặt đường lệ phí 65.000đ, tôi đã có ý thức phải tạo được cho bốn con trai mỗi đứa một xuất đất mặt đường, tạo hưởng kinh doanh tương lai. Con trưởng tôi chưa ở riêng nên chưa có xuất, tôi phải nhờ tên chú em để xin một xuất, lúc này lệ phí đã lên 300.000đ/10m mặt đường. Theo tiêu chuẩn, đợt 1 chia 10m, lệ phí 65.000đ. đợt hai 11m, lệ phí 300.000đ. Khi chia, tôi bị vào chỗ thùng sâu nên đề nghị xin thêm 2m, ban đo đất đã đồng ý, cắm mốc cho tôi 13m, chia tiếp người sau lên chỗ cao nên chỉ được 11m, sau lấn ra 3m là 14m. Năm 1993 có chủ trương đo đất ở để tính lệ phí, cứ rào cắm đến đâu là đo đến đấy, nhiều nhà trước lấn chiếm nay trở thành hợp pháp. Tuy nhiên, đến hai nhà chia thêm sau thì họ lại không đo, tính theo qui định. Vì tin có con trong Ban đo đất nên không để ý. Buồn thay! Bố 21 tuổi đã là một c/b đầu ngành của xã, con 23 tuổi còn là đứa trẻ ngây thơ cho người sai vặt, không bảo vệ được quyền lợi gia đình. Tuy nhên, ngày nay nó đã là Phó Chủ tịch UBND xã, không phải Trưởng ngành quèn như bố khi xưa. Con hơn cha là nhà có phúc mà! 2m đất này về sau gây nhiều sự phiền hà tốn kém. Sau năm 1990, con gái thứ hai lấy chồng, con trai thứ hai cho học Trung cấp Thú y, con trai thứ ba đi NVQS, con trai trưởng chưa có vợ. Thời gian này kinh tế gia đình đã khá, ăn uống no đủ nhưng tiền tiêu thì thiếu. Nhân có thuyền về hút cát nạo vét lòng sông, các gia đình góp thêm phí để được hút đổ cát vào từng mảnh đât riêng đến khi đầy. Tôi thế chấp nhà đất vay Ngân hàng được 05 triệu trả phí hút cát bằng mặt. Đến kì hạn tôi không có tiền trả Ngân hàng, có người hỏi mua, đành phải bán đi 7m với giá 3 triệu/m, được 21 triệu, trả xong nợ Ngân hàng, trả hết nợ vặt, mua được một ti vi màu 03 triệu, còn lại 07 triệu, tôi gửi Ngân hàng chứ không dám tiêu. Cuối năm 1995, thôn làm đường gạch, xin xã bán mấy xuất đất lẻ. Tôi trong ban làm đường được chia 500.000đ tiền công và rút 07 triệu gửi Ngân hàng, mua được miếng đất 5m mặt đường giá 07 triệu và mảnh vườn nhỏ phía sau giá 500.000đ. Thế là, bán đi 07m đất, trả sạch nợ, mua được một ti vi màu, vẫn có đủ bốn miếng đất mặt đường phân cho bốn con trai : Con trưởng, một phần đất quán, xã gọi 06 triệu chỉ có ba; con thứ hai mảnh đất quán, trên đó có cửa hàng của con; con thứ ba mảnh đất còn lại 06m; con út mảnh đất mới. Về sau con út chơi bời phá phách, cho con sợ nó bán mất, tôi ép nó ở với vợ chồng tôi để quản lí rồi bán đi được 200 triệu, cho con trưởng 30 triệu làm thêm tầng 3 để thờ phụng Tổ Tiên, khi vợ chồng tôi chết, nhà đất đang ở sẽ là của con út.   
Cuối năm 2017, sau 126 năm lưu lạc, chỉ với vài dòng ngày giỗ cha để ại, tôi đã tìm được cội nguồn gốc Tổ chính xác của mình, chính xác đến tận tên và ngày giỗ của các Cụ. Từ ngày tìm được cội nguồn chính xác, con thứ hai và ba ăn lên làm ra, kinh tế phát triển mạnh, con trưởng đường tiến hanh thông. Đầu năm 2022, các con họp bàn nhau xin tôi được cải tạo ngôi nhà này thành Nhà thờ Tổ, tôi đồng ý. Chúng đã xây cho em út ngôi nhà cấp 4 phía trước, lợp tôn mát, khang trang, có gác xép, đủ tiện nghi máy giặt, tủ lạnh, điều hòa, bình nóng lạnh… ; cải tạo hai gian buồng thành phòng ngủ cho bố mẹ, đủ tiện nghi sang trọng, có phòng tắm, WC ngay trong phòng thuận tiện cho tuổi già; cải tạo ba gian ngoài, lập Ban thờ Tổ to đẹp, góc Tây Nam đặt một tủ thờ, là nơi sớm tối tôi tụng Kinh kính Phật, bên trong là tủ sách của tôi; tận dụng mặt đường hầm log xây dựng nhà ăn rộng rãi; tận dụng ba mặt log dựng nhà lợp tôn mát, khi có công việc sử dụng thuận tiện, rộng rãi. 
Tuổi già được hưởng thụ những tiện nghi sang trọng, đầy đủ với sự chăm sóc tận tình của con cái đã là niềm hạnh phúc, nhưng hạnh phúc của tôi còn được nhân lên gấp bội khi nhìn đàn con có sự kế thừa lòng trân trọng cội nguồn, nhất là sự đoàn kết gắn bó của các con. Tổng chi phí xây dựng hết trên 900 triệu, con thứ hai nhận 500 triệu, con thứ ba nhận 300 triệu, anh cả 100 triệu, em út giao tượng trưng 50 triệu, trả dần hàng tháng cho bố mẹ tiêu. Điều này ứng hợp với nguyện ước của tôi : "Anh chuyên tâm công tác bảo vệ quyền lợi chính trị gia đình, hai em phát triển kinh tế, hỗ trợ anh liêm khiết giữ ghế….
Từ đói nghèo cơ cực vươn lên, các con tôi không đi Tầu, Tây, Nhật, Mỹ làm ô xin hầu hạ ai, bằng mồ hôi và trí tuệ của mình đã làm giàu ngay trên quê hương đất nước mình, đóng góp cho làng xóm mình, ngay trong chế độ Cộng sản này. Đó là điều tôi đáng tự hào lắm chứ! 
(Còn tiếp)


Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Wed 26 Apr 2023, 12:17; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




TRẢI LÒNG - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 5 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
TRẢI LÒNG
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 5 trong tổng số 9 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN THƠ :: THƠ TRỮ TÌNH SÁNG TÁC ::  Góc thơ :: BùiXuânPhượng-