Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
5 chữ by Tinh Hoa Yesterday at 22:27

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 16:16

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 11:01

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

Mái Nhà Chung by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:33

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 09:57

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 TRẢI LÒNG

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next
Tác giảThông điệp
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4777
Registration date : 23/03/2013

TRẢI LÒNG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 2 I_icon13Wed 01 Feb 2023, 13:23

Ông nội cháu khi còn sống cũng viết rất nhiều thơ, nhưng chỉ toàn thơ lục bát. Hồi đó con cháu của cụ (là bố cháu, các cô chú của cháu và anh em chúng cháu) không ai quan tâm đến thơ của ông nên tới giờ không có một bài thơ nào để lại, cả bút tích cũng như sự ghi nhớ đều không. Mấy anh em cháu không ai làm thơ ngoài cháu. Nhưng mà cháu mới viết thơ được có hơn 10 năm thôi. Mà thơ cháu viết không bao giờ để người nhà đọc.
Có đăng trên Facebook thì để chế độ không cho người thân đọc được Very Happy
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 2 I_icon13Wed 01 Feb 2023, 17:42

Phương Nguyên đã viết:
Ông nội cháu khi còn sống cũng viết rất nhiều thơ, nhưng chỉ toàn thơ lục bát. Hồi đó con cháu của cụ (là bố cháu, các cô chú của cháu và anh em chúng cháu) không ai quan tâm đến thơ của ông nên tới giờ không có một bài thơ nào để lại, cả bút tích cũng như sự ghi nhớ đều không. Mấy anh em cháu không ai làm thơ ngoài cháu. Nhưng mà cháu mới viết thơ được có hơn 10 năm thôi. Mà thơ cháu viết không bao giờ để người nhà đọc.
Có đăng trên Facebook thì để chế độ không cho người thân đọc được Very Happy

Sao cháu lại không cho người nhà đọc? Thơ bác thì ai đọc cũng được... Hì!
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4777
Registration date : 23/03/2013

TRẢI LÒNG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 2 I_icon13Thu 02 Feb 2023, 07:08

buixuanphuong09 đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ông nội cháu khi còn sống cũng viết rất nhiều thơ, nhưng chỉ toàn thơ lục bát. Hồi đó con cháu của cụ (là bố cháu, các cô chú của cháu và anh em chúng cháu) không ai quan tâm đến thơ của ông nên tới giờ không có một bài thơ nào để lại, cả bút tích cũng như sự ghi nhớ đều không. Mấy anh em cháu không ai làm thơ ngoài cháu. Nhưng mà cháu mới viết thơ được có hơn 10 năm thôi. Mà thơ cháu viết không bao giờ để người nhà đọc.
Có đăng trên Facebook thì để chế độ không cho người thân đọc được Very Happy

Sao cháu lại không cho người nhà đọc? Thơ bác thì ai đọc cũng được... Hì!

Họ chê thơ cháu không hay bác ạ. Họ bảo thơ ĐL của cháu là thơ con cóc :tongue:
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 2 I_icon13Thu 02 Feb 2023, 15:18

Phương Nguyên đã viết:
buixuanphuong09 đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ông nội cháu khi còn sống cũng viết rất nhiều thơ, nhưng chỉ toàn thơ lục bát. Hồi đó con cháu của cụ (là bố cháu, các cô chú của cháu và anh em chúng cháu) không ai quan tâm đến thơ của ông nên tới giờ không có một bài thơ nào để lại, cả bút tích cũng như sự ghi nhớ đều không. Mấy anh em cháu không ai làm thơ ngoài cháu. Nhưng mà cháu mới viết thơ được có hơn 10 năm thôi. Mà thơ cháu viết không bao giờ để người nhà đọc.
Có đăng trên Facebook thì để chế độ không cho người thân đọc được Very Happy

Sao cháu lại không cho người nhà đọc? Thơ bác thì ai đọc cũng được... Hì!

Họ chê thơ cháu không hay bác ạ. Họ bảo thơ ĐL của cháu là thơ con cóc :tongue:
Sợ thiên hạ chê chứ nhà chê thì OK. Hì! Hôm nay cái đầu bác căng quá, cứ nằm suốt, cả ngày đêm sống với người âm nhiều hơn người dương. Suốt ngày hôn trầm, cứ chợp đi là toàn những mộng mị ma quái. Những giờ thực sự tỉnh táo của bác bây giờ cứ ít dần, vẫn phải cố...

Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4777
Registration date : 23/03/2013

TRẢI LÒNG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 2 I_icon13Thu 02 Feb 2023, 16:19

buixuanphuong09 đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
buixuanphuong09 đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ông nội cháu khi còn sống cũng viết rất nhiều thơ, nhưng chỉ toàn thơ lục bát. Hồi đó con cháu của cụ (là bố cháu, các cô chú của cháu và anh em chúng cháu) không ai quan tâm đến thơ của ông nên tới giờ không có một bài thơ nào để lại, cả bút tích cũng như sự ghi nhớ đều không. Mấy anh em cháu không ai làm thơ ngoài cháu. Nhưng mà cháu mới viết thơ được có hơn 10 năm thôi. Mà thơ cháu viết không bao giờ để người nhà đọc.
Có đăng trên Facebook thì để chế độ không cho người thân đọc được Very Happy

Sao cháu lại không cho người nhà đọc? Thơ bác thì ai đọc cũng được... Hì!

Họ chê thơ cháu không hay bác ạ. Họ bảo thơ ĐL của cháu là thơ con cóc :tongue:
Sợ thiên hạ chê chứ nhà chê thì OK. Hì! Hôm nay cái đầu bác căng quá, cứ nằm suốt, cả ngày đêm sống với người âm nhiều hơn người dương. Suốt ngày hôn trầm, cứ chợp đi là toàn những mộng mị ma quái. Những giờ thực sự tỉnh táo của bác bây giờ cứ ít dần, vẫn phải cố...


Người nhà chê cũng thấy buồn á bác, vì người nhà chê là chê thật không khen lấy lòng như người ngoài :tongue:
Bác cố lên bác nhé!
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 2 I_icon13Sat 04 Feb 2023, 02:02

Dân làng tôi chỉ có một số gia đình có ruộng thuê người làm và một số chuyên làm thuê, còn lại phần lớn buôn bán. Làng có chợ cổ mang tên chợ Giằng, là chợ lớn nhất trong huyện, trên bến dưới thuền, đông vui sầm uất. Khi về Tề ổn định, chợ mở lại, họp trên đất lưu không đường sắt, lúc đó còn rất rộng, trải từ quốc lộ 20 đến cổng Làng Văn hóa hiện nay, thông cả vào đường xóm tôi ở. Giữa năm 1947, dân làng đắp đoạn đường ven giếng ra đất đình Lục Xã (đình đã bị Pháp phá hêt lấy gạch xây bốt Bình Phiên) và chuyển chợ ra đây. Cuối năm 1948, chợ chuyển sang thị trấn Cẩm Giàng. Nơi đây Pháp dùng làm bãi xử bắn tù nhân, nó tồn tại suốt thời hoàng kim của ông Sếp thông ngôn (1947-1951).
Đa số dân làng chỉ quen buôn bán, bước đầu làm ruộng rất lúng túng, lại gặp ngay năm đại hạn nên vô cùng vất vả. Đại hạn diễn ra ngay giữa lúc lúa đang mơn mởn xuân thì. Đoạn sông, nơi "con gà gáy ba tỉnh nghe tiếng", năm cạn nhất vẫn còn nước vũng vãnh, bùn lội ngập gối. Năm này hạn đến mức nhiều đoạn sông qua lại hai bờ không lấm chân. 
Bao năm li tán, hòa bình yên ổn, được trở về làng xây dựng cuộc sống mới, không khí phấn khởi còn tràn ngập trong dân. Đảng Cộng Sản đã có nhiều kinh nghiệm với việc lãnh đạo dân chống giặc ngoại xâm, chống giặc trời. Làng chưa có cơ sở Đảng, Đoàn. Các tổ chức Nông hội, Thanh niên, Phụ nữ mới hình thành họat động dưới sự chỉ đạo của Chi bộ xã. Theo chỉ đạo, ba tổ chức cùng phối hợp huy động toàn dân ra tát nước tập trung chống hạn. Không phân biệt ruộng của ai, nhà nhiều ít lao động, tất cả già, trẻ, gái, trai đều đổ ra đồng tát nước cứu lúa. Quê tôi phần lớn ruông bậc thang, có chỗ phải dòng mấy chục bậc mới đem được nước lên. Gàu sòng, gàu giai tầng tầng, lớp lớp, có chỗ phải dùng cả thùng chậu múc nước. Cuối cùng, nước về tràn ruộng, lúa lại hồi sinh. Trong khoảng 10 năm, từ 1954-1964, không nhà nào có cổng, cả làng nhà nhà thông suốt nhau, không đóng cửa : 
… Những xoong nồi quên cổng chẳng ai tham
Và những khi có HIẾU, HỈ … cả làng
Đều tụ đến buồn vui cùng chia sẻ… 
Ngày nay hồi tưởng lại tôi cứ thấy ngỡ ngàng. Nhưng…
… Ngày nay kín cổng cao tường
Đèn ai nấy rạng, tinh thương nhạt nhòa…
Đoạn trên tôi viết : "Và rồi… ngay đầu năm 1955 đã được ăn cháo!", thực ra chỉ là viết vui thôi. Dân làng buôn bán nên tích lũy được nhều. Về xây dựng lại quê hương, phải làm nhà cửa mua sắm vật dụng, đầu tư cho sản xuất… kinh tế trở nên thiếu hụt nhưng chưa đói. Qua cơn đại hạn lại đến cơn đại vũ, trong một đêm, trời như đổ nước xuống trần gian, sáng ra tất cả ao hồ trắng băng. Thời gian này cái đói mới chỉ đến với những gia đình nghèo khó nhất, buồn thay, trong đó có gia đình tôi. Nguồn sống chính của gia đình dựa vào lương của cha tôi. Thời còn Pháp, lương ấy nuôi cả nhà sung túc, bây giớ cũng nuôi cả nhà, nhưng 80 kí gạo/6 khẩu ăn, lại còn bao thứ tiêu khác…, mẹ tôi thì đau yếu quanh năm, mình tôi là lao động chính. Một cậu học trò mặt còn búng ra sữa, vừa dời ghế nhà trường đã phải lao vào sản xuất với trăm phần bỡ ngỡ. Gia đình tôi lúc này còn ở nhờ một gia đình vắng chủ, cách làng 1.5km, được sử dụng mọi thứ nên chưa về làng. Sau một đêm đại vũ, những vạt rau muống mơn mởn, nguồn hỗ trợ bữa ăn lớn đã bị ngập băng. Tôi theo mọi người ra các khoảnh ao, lặn ngụp mò vớt những sơ muống ngoi vật vờ dưới đáy, qua mấy ngày có chỗ đã thum thủm, mang về băm nhỏ thổi cơm. Lần đầu tiên trong đời, tôi được thưởng thức hương vị của món "sơ muống cõng cơm"... Gia đình tôi nghèo, nhưng anh em tôi chưa bao giờ bị đói. Năm 1945, người chết đói đầy đường, nhưng mẹ tôi vẫn tần tảo :
… Năm xưa xác chết đầy đường 
Canh khuya thân gái dặm trường ngại chi
Bước qua xác chết mà đi
Không đi nào biết lấy gì nuôi con…
Mẹ ơi thân Mẹ héo mòn
Trọn đời bầu sữa thương con vẫn đầy…
(Còn tiếp)


Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Mon 24 Apr 2023, 08:05; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 2 I_icon13Sun 05 Feb 2023, 01:41

Hoàn cảnh gia đình tôi sau ngày HB 1954 rất bi đát. "Sáu năm ba bận mất nhà", "Cả tài sản gia đình trên đôi quang mẹ gánh". Cha tôi được bổ Hương sư năm 1943, dạy ở một xã khác trong huyện, cách nhà 7km. Lương cha tôi thuộc dạng "cố nông" của ngành giáo dục, những năm đầu chỉ đủ nuôi mình và một con theo cha. Mức lương 1.100đ/tháng mới được tăng từ năm 1950-1954. Trước năm 1950, nguồn thu chính dựa vào sự buôn bán tảo tần của mẹ tôi. Đòn gánh trên vai, dép da trâu dưới chân, mẹ tôi đã dạo khắp các chợ quanh vùng, có nơi xa tới 50km.
… Từ Bầu Hệ, Lai Khê, Nam Sách
Đến Thứa, Bần, Chằm, Chẹm, Hồ, Nôm
Bàn chân dạo khắp nẻo đường
Sớm khuya đầu chợ, cuối thôn tảo tần…
Và rồi… nắng, mưa, muỗi, rệp, sương gió dặm trường đã khiến mẹ tôi mắc bệnh chân voi vô cùng khổ sở. Hàng trăm trận sốt đơn rung giường, nát chiếu, những cơn đau vật vã đã vắt kiệt sức Người. Đầu năm 1955, bước đầu làm ruộng, mẹ tôi đau yếu quanh năm, chỉ quẩn quanh với mấy bữa ăn chăm sóc chồng con, tôi là lao động chính, mặt búng ra sữa, mới dời ghế nhà trương, công việc đồng áng còn bỡ ngỡ, ngô nghê. Nguồn sống chính dựa vào đồng lương "Thu dung" của cha tôi 80 kí gạo/7 miệng ăn, và còn bào thứ chi khác, tôi được nếm mùi đói ngay từ đầu năm. Trong không khí chống hạn sôi động của dân làng, từ nơi ở tạm cách 1,5km, sáng xuống làng tát nước, trưa về nhà, mẹ tôi nấu cháo lá lang, tôi có tật đau bụng không ăn được, nhịn xuông chiều vẫn đi tát nước, tối về mới có chút cơm. Rồi sau cơn "đại vũ", nước ngập trắng băng, được thưởng thức hương vị của món "sơ muống cõng cơm". 
Cuối năm 1955, về làng, chưa có tiền làm nhà, ở tạm một gian log nửa chìm nửa nổi cua Pháp để lại. Khi ở nơi tạm cư vắng chủ, được sử dụng nhà, vườn, giường, ghế… , nay về nhà, cái giường nằm cũng không có, phải trải chiếu xuống đất, mùa Đông trải ổ rơm. Những ngày tạnh ráo, bố mẹ tôi và 03 em nhỏ nằm trong log, tôi và em thứ hai mang chiếu lên mặt log, trên thì làm bạn với sương, muỗi, dưới thì nhận cái nóng hầm hập của mặt log bốc lên… Cứ như vậy suốt hơn hai năm. Đầu năm 1958, bố mẹ tôi cố vay dật mua được ngôi nhà cũ với giá 13 vạn (lương cha tôi 3,3 vạn). Lúc này, sau một năm sửa sai, mọi việc đã ổn định, nhưng ông Ngoại và cậu lớn của tôi vẫn đang đi cải tạo, cậu thứ hai huy động các chú, các em tôi lên làm giúp từ A đến Z, hoàn thiện ngôi nhà, mẹ tôi chỉ việc lo bữa ăn. Ngôi nhà này yên vị được 08 năm, giữa năm 1966, nó được dỡ ra, mang lên dựng ở thôn trên, sơ tán tránh máy bay Mĩ. Giữa năm 1967, trong 07 ngày/14 trận, giặc Mĩ đã trút xuống khu vực nhà ga, Thị trấn, cầu Cẩm Giàng và các vùng phụ cận, trong đó có Bình Phiên của tôi,  hàng trăm tấn bom đạn, có cả bom bi và roc ket. Tất cả chỉ còn là đống gạch vụn hoang tàn với những hố bom sâu hoắm, chằng chịt, 30 năm sau còn giật mình vì tiếng "Bom ngầm kính nổ". Trong chiến tranh chống Pháp, làng bị san phẳng. Trong chiến tranh chống Mĩ, làng lại bị bom Mĩ tàn phá nặng nề. Nhưng 
… Với địa thế xung quanh là trận địa
Cầu ba đầu, đường sắt ép hai bên
Thì cả làng là một túi hứng bom
Đất thấm máu không bỏ hoang một tấc
Ngày đi sơ tán, tối lại về, lựa ánh trăng, vẫn cấy, vẫn cày không để một thước ruộng hoang
… Lúa vẫn tươi xanh như sức sống thôn làng
Giữa năm 1971, đê Mai Lâm vỡ, nước lụt ngang trời, những căn nhà tranh tre tường đất ở nơi sơ tán đã bị đổ hết. Nhà tôi, lại các cậu, các chú, các em quê Ngoại lên chuyển về dựng lại… Cuối năm 1979, với nguồn tre, xoan tự trồng, được sự giúp đỡ tận tình của cậu tôi, đã dựng được một ngôi nhà tre gỗ 05 gian, to, rộng, thoáng mát, đánh dấu một bước chuyển mình lớn. Cuối năm 1989, vợ chồng tôi đã phá ngôi nhà tre gỗ 5 gian, xây lên ngôi nhà cấp 4, nhưng có ba gian hiên mái bằng, rộng 2,2m, đẹp đẽ khang trang, tới nay nó vẫn không lạc hậu so với những ngôi nhà cao tầng san sát mọc lên khắp thôn làng. (còn tiếp)


Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Mon 24 Apr 2023, 08:06; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 2 I_icon13Mon 06 Feb 2023, 17:25

Cuộc sống của mỗi con người không thể tách dời gia đình và xã hội. Tôi đã kể những chuyện về gia đình, quê hương, làng xóm, giờ bắt đầu kể những chuyện của riêng tôi. 
Như trên đã nói, trong 70 năm cuộc đời tôi, có 02 năm sống dưới chế độ Bảo Đại, 68 năm sống dưới chế độ Cộng Sản, chế độ nào cũng có cái hay, cái dở, tùy theo điều kiện của mình mà tìm cách thích nghi.
Hai năm dưới chế độ Bảo Đại là hai năm của tuổi học sinh Trung học trên đất Hà thành ắp đầy kỉ niệm, nó hồn nhiên thơ mộng, đẹp nhất đời tôi. Thời gian này làng tôi đã bị san phẳng, dân làng tan tác muôn phương, gia đình tôi lên ở nhờ các thôn trên, ba lần phải chuyển cư, việc buôn bán của mẹ tôi gặp nhiều khó khăn nên giảm sút nhiều. Tuy nhiên, cha tôi lại được tăng lương, với đồng lương này anh em tôi sống khá đàng hoàng, chỉ việc ăn, học và chơi. 
Đầu năm học 53-54, bất ngờ vào trú cơn mưa, bất ngờ gặp người bạn gái, bất ngờ biết nhà bạn cùng phố tôi trọ học…, duyên tiền kiếp dun dủi khiến chúng tôi nhanh chóng thân nhau. Bạn học trường Nữ Trung học Trưng Vương, nằm trên Phố Huế, tôi học trường Trần Hưng Đạo trên phố Trần Quốc Toản, cách Phố Huế 10 số nhà. Phố Trần Xuân Soạn nơi tôi trọ học rất ngắn, tôi ở đầu phố, cách Phố Huế 05 nhà, bạn gái ở cuối phố, khi đi học bạn phải qua chỗ tôi trọ để ra Phố Huế. Chúng tôi học hai trương khác nhau nhưng cùng chung lớp Đệ lục, cùng trên một đường đi nên thường đợi nhau :
… Ngày ngày hai buổi đi-về có nhau
Bạn là tiểu thư ái nữ của một viên chức chính quyền, rất được nuông chiều nên mải chơi học dở. Tôi là cậu học trò nhà quê ra tỉnh học gạo, mong kiếm tấm bằng Đíp Nôm … nên phải học giỏi. Khi quen biết nhau, tôi đã biến những dịp đi chơi thành buổi học tổ
… Truy câu hỏi khó giải bài toán gay…
Sau một thời gian quen nhau, bạn gái trở lên học rất khá, bố mẹ bạn rất quí tôi, thường bảo bạn mời tôi đến nhà chơi. 
Nhà bạn có chậu Lan Bạch Phượng, bạn mang tên loài Lan này, là kết tinh một mối tình đẹp của bố mẹ bạn. Bạch Phượng người tôi đã rất thân quen, nhưng Bạch Phượng hoa chưa một lần được chiêm ngưỡng, vì Lan Bạch Phượng nở vào mùa Thu nhưng cuối Hè chúng tôi đã vĩnh viễn xa nhau rồi. Năm 2015, khi sưu tập Lan, tôi cố ý tìm loài lan Bạch Phượng, mãi đến loài 870 mới biết tên khoa học của nó Pecteilis susannae, tôi đưa lên google hình ảnh, hàng loạt ảnh lộng lẫy hiện ra khiến tôi ngỡ ngàng
TRẢI LÒNG - Page 2 Image3-1629426699-666-width600height400

Bồi hồi kỉ niệm, tôi đã viết bốn câu thơ minh họa cho bài sưu tập :
Đôi cánh mỏng tung trời khát vọng
Chiếc cổ dài mang sức sống vươn lên
Sắc trắng trong tinh khiết dịu hiền
Em là cả vạn niềm thương nhớ.
BXP
Nhớ lại một đoạn văn trong truyện Thép đã tôi thế đấy : "Tuổi thiếu niên! Tuổi thiếu niên! Tươi đẹp biết bao khi bạn còn chưa biết gì đến khát vọng, khi mà bàn tay bạn còn run rẩy, sờ sợ, rụt nhanh lại vì vô tình chạm vào ngực người bạn gái, khi mà tình bạn của tuổi niên thiếu còn ngăn bạn không cho đi tới bước cuối của tình cảm." Quan hệ của chúng tôi là một thứ tình cảm rất lạ lùng, nó xen giữa tình bạn và tình yêu, nó thủy chung trong sáng, đẹp biết bao! Ngoài hàng ngày đến lớp "hai buổi đi-về có nhau", những ngày chủ nhật thường sánh vai nhau du ngoạn trên đường Cổ Ngư, Bách Thảo, những ngày lễ không thiếu mặt ở đền Quan Thánh, chùa Trấn Quốc, đôi lần hỉ hả cưỡi thuyền lướt sóng Hồ Tây, và biết bao lần cùng nhau chia sẻ những món ăn vặt khoái khẩu của lớp học sinh thời ấy : bò khô, mực nướng, bánh tôm Trúc Bạch, bún chả Sinh Từ… 
Ôi! Nhớ đến cháy lòng biết bao hình ảnh đẹp của một thời hồn nhiên tươi trẻ.
Sau HB 54, một ngày cuối Hè, tôi ra Hà Nội lấy tư trang sách vở về vì hoàn cảnh không được học tiếp. Tôi đến thăm bạn gái thì được biết gia đình bạn đã chuyển đi Hải Phòng, một mình bạn ở nhà làm nôt một số việc và chờ người về đón, sau đó theo đoàn di cư vào Nam. (Hà Nội đã giải phóng nhưng Hải Phòng còn trong hạn 300 ngày tập kết của Phap). Lúc này tôi mới biêt chúng tôi đã yêu nhau tha thiết tự bao giờ. Trái tim tôi như vỡ ra từng mảnh…
Hai năm Trung học tôi còn có những kỉ niệm đẹp nhưng không viết vì sợ rườm rà làm phiền bạn đọc : Hoạt động sôi nổi trong phong trào Hướng Đạo Sinh, sinh hoạt thơ trong nhóm thơ cũng là nhóm kết nghĩa anh em mang tên Ngũ Vân : Anh cả Bạch Vân học Đệ tứ, chị hai Thanh Vân học Đệ ngũ, anh ba Kim Vân và tôi Phi Vân học Đệ lục, em út Hồng Vân học Đệ thất. Nhóm thơ này tồn tại đến tháng 3/1954 thì tan vì chiến tranh lan rộng, một số bạn phải bỏ học về quê. 
Trở lại quê hương, mang nỗi đau thất học và nỗi sầu tương tư thầm lặng … (Còn tiếp)


Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Mon 24 Apr 2023, 08:15; sửa lần 4.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 2 I_icon13Tue 07 Feb 2023, 16:01

Tôi cứ quẩn quanh mãi với những kỉ niệm hai năm Trung học Hà Nội, vì đó là những tháng ngày hồn nhiên, thơ mộng đẹp nhất đời tôi. Sáu mươi tám năm sau là những tháng ngày chìm trong đói nghèo cơ cực, bệnh tật khổ đau. Những năm tháng cuối đời tôi đã có tất cả : Chính trị, kinh tế, cội nguồn gốc Tổ, cuộc sống sung túc, tiện nghi sang trọng đầy đủ…, nhưng bản thân ăn không biết miếng ngon, ngủ không biết giấc yên, cuộc sống vật vờ lay lắt, chưa đến lúc chết thì phải sống, cố tìm cách sống cho đàng hoàng. Vậy thôi.
Nhóm thơ Ngũ Vân, dù đã gần 70 năm trôi qua nhưng nó vẫn ắp đầy kỉ niệm đẹp. Tôi không còn nhớ tên thật của từng người mà chỉ nhớ bút danh sinh hoạt. Nhóm do anh Bạch Vân khởi xướng, tập hợp và dẫn dắt, nó được thành lập tháng 3/1953, đến tháng 3/1954 thì chia tay vì tình hình thời sự, một số người phải bỏ học về quê. Nó chỉ tồn tại có một năm ngắn ngủi, nhưng tôi nhớ trọn đời, nhất là anh Bạch Vân. Anh hơn tôi 05 tuổi, học trên tôi hai lớp, là tấm gương sáng cho cả nhóm noi theo : lòng hiếu học, đức tính khiêm nhường hòa nhã. Cả chặng đường gần 70 năm cuộc đời về sau, tôi không gặp được người nào như anh…
Trở lại làng, mang nỗi đau thất học và nỗi sầu tương tư thầm lặng, nhưng cũng thấy vui khi được hòa vào không khí hừng hực hòa bình yên ổn, được trở về xây dựng lại quê hương :
Vườn chuối xanh um
Mái nhà san sát
Đường nhựa sạch trơn
Tấu xe nhộn nhịp
Quê hương tôi từng bước chuyển mình
Xóa dần tàn tích chiến tranh…
Sau HB 54, cả xã tôi mới có 05 học sinh trung học, riêng Bình Phiên chúng tôi có 04, 03 người thuộc thành phần trên, tôi thuộc lớp dân nghèo. Các anh lớn làng tôi đều đi lính, đủ các binh chủng, nhưng chỉ có hai người di cư vào Nam, còn tất cả đều về làng, là lực lượng nòng cốt mạnh mẽ xây dựng làng. Tôi được giao "Phụ trách thanh niên", lãnh đạo cả các anh lớn. Các anh lớn e dè với hai chữ "ngụy binh", tôi mặt búng ra sữa, nhưng đi họp xã, lĩnh nghị quyết của xã về phổ biến thì ai dám chống lại. Thế nên, từ cuối năm 1954 đến cả năm 1955, trước CCRĐ, phong trào thanh niên thôn tôi rất mạnh, kết quả lớn nhất là giúp bộ đội nhổ cọc rào, dọn kẽm gai, giải phóng mặt bằng trả lại ruộng đất cho dân. Trước HB 54, cả làng là những bãi mìn, hàng rào kẽm gai trùng điệp cỏ ngập đầu, kéo dài ra các cánh đồng giáp với các thôn lân cận. Bộ đội công binh về dọn mấy tháng mới hết, vì lượng kẽm gai quá lớn. Trên ruộng đồng, đất làng, 30 năm sau người dân còn gánh chịu những tàn tích của cọc gãy, kẽm gai han rỉ rơi rớt khắp nơi.
Cuối năm 1955, Đội CCRĐ về, tất cả các tổ chức trước đều giải thể, cơ sở Đoàn TNLĐ mới hình thành từ các cốt cán nông dân. Khi qui định thành phần, nhà tôi không có ruộng, nhưng không làm thuê, không phải Bần, Cố nông, cha tôi dạy học trường làng, người ta không biết qui thành phần gì, mới chụp cho cái tên Tiểu tư sản. Khi tôi được Đội sử dụng làm thư kí, cha tôi rất sợ. Trong văn phòng Đôi CCRĐ ở thôn có hai thư kí, một anh chuyên trách về tòa án, tôi chuyên trách về ruộng đất. Anh chuyên về tòa án, chữ tròn đẹp, có biệt tài viết hàng chục bản án không sửa một chữ nào. Việc quản lí hồ sơ lí lịch là do anh chuyên trách tòa án. Tuy nhiên, cùng trong văn phòng Đội, tôi cũng lựa lúc đọc hết, nên biết rõ từng vị chức dịch, từng người lính, binh chủng nào, cấp bậc ra sao. Nhưng biết để mà biết thôi.
Dưới sự chỉ đạo của c/b Đội, dựa vào Sổ và bản đồ địa chính của chính quyền cũ, tôi rà soát từng ô thửa, đối chiếu từng tên người, tập hợp ruộng đất của làng phân loại theo 11 xứ đồng lớn, chuẩn bị cho việc chia ruộng. Ruộng đất của làng tôi 70./. là của chủ ấp Tư Bình, 30./. còn lại tập trung vào một số gia đình chức dịch mới-cũ đã bị qui Địa chủ, tịch thu hết. Đến lúc này, cả làng đếu trắng tay về ruộng đất. Khi chia ruộng, dựa vào khảu hiện có, không phân biệt Địa chủ hay Cố nông, Dân nghèo, tất cả đều được chia như nhau. Ngoài thời gian làm trong văn phòng Đội ở thôn, tôi còn mất ba tháng ăn, ngủ tập trung trên xã, cho tới khi hoàn thành việc cấp "Giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất" cho toàn dân. Toàn bộ sổ sách, giấy tờ cũ đều hủy bỏ, toàn bộ sổ sách giấy tờ mới lưu lại đều do tôi làm.
Tháng 9/1956, cuộc CCRĐ mới chính thức khép lại, có hai người bị qui Địa chủ phải đi cải tạo, nhưng cũng chỉ mấy tháng là được về. Toàn bộ sỹ quan, hạ sỹ quan của binh lính thời Pháp không có ai bị đi cải tạo. 
Cuộc sống của tôi cũng trở lại bình thường, tôi được vào dân quân du kích, là Tổ trưởng giáo viên gây dựng phong trào BDHV. Tôi gõ vào đây bài thơ CHÈO VUI để bạn đọc hiểu thêm về một thời tuổi trẻ của tôi.
CHÈO VUI!
Như tôi đây! Họ Bùi tên Phượng
Hiệu Phi Vân, vốn trước học sinh
Trong bao năm theo đuổi học hành
Vì nhà túng nên đành bỏ dở
Gia đình tôi đã túng tiền lại nhiều nợ
Bố mẹ tôi đã vất vả lại đông con
Đàn em tôi thì hãy còn non
Được tôi lớn lại khật khừ luôn tháng
Gia đình tôi mới chuyển nghề làm ruộng
Nên cày bừa tôi chửa biết theo trâu
Suốt hai năm chỉ biết cái gàu
Đứng một chỗ tha hồ mà co kéo
Vốn tôi đây chẳng phải người khéo léo
Nên đi làm lắm kẻ trách người chê
Ấy nhưng tôi chẳng diêm thuốc, rượu chè,
Không lêu lổng, chẳng biết nghề cờ bạc
Được tín nhiệm cũng tham gia công tác
Nào Thanh niên, Du kích, dạy Bình dân
Trong phong trào "Nhẵn ngõ chó quen"
Cũng làm được đôi điều đáng nói
Trong cuộc sống tuy có nhiều buồn tủi
Nỗi đói nghèo, thất học dứt day
Nhưng lòng tôi đã quyết từ đây
Gạt sầu muộn, sống cho đời thanh thản
Ngày ngày tôi ra đồng làm ruộng
Tối tối về thơ thẩn thêm vui
Nhứng canh khuya vắng vẻ chỉ mình tôi
Lòng xúc cảm tạo nguồn thơ mạnh mẽ
Nhưng tôi đâu có tâm hồn thi sĩ
Nên lắm lần cũng rât bí vì thơ
Ấy thế mà
Cũng có khi tôi ngất ngưởng gật gù
Câu tứ tuyêt chẳng cần gì niêm luật
Vậy có câu thơ rằng :
Cuộc đời biến chuyển lắm vần xoay
Vác bút không xu phải vác cày
Sáng sáng ra đồng vui với ruộng
Đêm về thơ thẩn thế mà say!
Cuối mùa Đông 1956.
BXP


Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Tue 25 Apr 2023, 03:16; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10556
Registration date : 23/11/2007

TRẢI LÒNG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 2 I_icon13Thu 09 Feb 2023, 08:37

buixuanphuong09 đã viết:
Hoàn cảnh gia đình tôi sau ngày HB 1954 rất bi đát. "Sáu năm ba bận mất nhà", "Cả tài sản gia đình trên đôi quang mẹ gánh". Cha tôi được bổ Hương sư năm 1943, dạy ở một xã khác trong huyện, cách nhà 7km. Lương cha tôi thuộc dạng "cố nông" của ngành giáo dục, những năm đầu chỉ đủ nuôi mình và một con theo cha. Mức lương 1.100đ/tháng mới được tăng từ năm 1950-1954. Trước năm 1950, nguồn thu chính dựa vào sự buôn bán tảo tần của mẹ tôi. Đòn gánh trên vai, dép da trâu dưới chân, mẹ tôi đã dạo khắp các chợ quanh vùng, có nơi xa tới 50km.
… Từ Bầu Hệ, Lai Khê, Ghẽ, Sặt
Đến Thứa, Bần, Chằm, Chẹm, Hồ, Nôm
Bàn chân dạo khắp nẻo đường
Sớm khuya đầu chợ, cuối thôn tảo tần…
Và rồi… nắng, mưa, muỗi, rệp, sương gió dặm trường đã khiến mẹ tôi mắc bệnh chân voi vô cùng khổ sở. Hàng trăm trận sốt đơn rung giường, nát chiếu, những cơn đau vật vã đã vắt kiệt sức Người. Đầu năm 1955, bước đầu làm ruộng, mẹ tôi đau yếu quanh năm, chỉ quẩn quanh với mấy bữa ăn chăm sóc chồng con, tôi là lao động chính, mặt búng ra sữa, mới dời ghế nhà trương, công việc đồng áng còn bỡ ngỡ, ngô nghê. Nguồn sống chính dựa vào đồng lương "Thu dung" của cha tôi 80 kí gạo/7 miệng ăn, và còn bào thứ chi khác, tôi được nếm mùi đói ngay từ đầu năm. Trong không khí chống hạn sôi động của dân làng, từ nơi ở tạm cách 1,5km, sáng xuống làng tát nước, trưa về nhà, mẹ tôi nấu cháo lá lang, tôi có tật đau bụng không ăn được, nhịn xuông chiều vẫn đi tát nước, tối về mới có chút cơm. Rồi sau cơn "đại vũ", nước ngập trắng băng, được thưởng thức hương vị của món "sơ muống cõng cơm". 
Cuối năm 1955, về làng, chưa có tiền làm nhà, ở tạm một gian log nửa chìm nửa nổi cua Pháp để lại. Khi ở nơi tạm cư vắng chủ, được sử dụng nhà, vườn, giường, ghế… , nay về nhà, cái giường nằm cũng không có, phải trải chiếu xuống đất, mùa Đông trải ổ rơm. Những ngày tạnh ráo, bố mẹ tôi và 03 em nhỏ nằm trong log, tôi và em thứ hai mang chiếu lên mặt log, trên thì làm bạn với sương, muỗi, dưới thì nhận cái nóng hầm hập của mặt log bốc lên… Cứ như vậy suốt hơn hai năm. Đầu năm 1958, bố mẹ tôi cố vay dật mua được ngôi nhà cũ với giá 13 vạn (lương cha tôi 3,3 vạn). Lúc này, sau một năm sửa sai, mọi việc đã ổn định, nhưng ông Ngoại và cậu lớn của tôi vẫn đang đi cải tạo, cậu thứ hai huy động các chú, các em tôi lên làm giúp từ A đến Z, hoàn thiện ngôi nhà, mẹ tôi chỉ việc lo bữa ăn. Ngôi nhà này yên vị được 18 năm, giữa năm 1966, nó được dỡ ra, mang lên dựng ở thôn trên, sơ tán tránh máy bay Mĩ. Giữa năm 1967, trong 07 ngày/14 trận, giặc Mĩ đã trút xuống khu vực nhà ga, Thị trấn, cầu Cẩm Giàng và các vùng phụ cận, trong đó có Bình Phiên của tôi,  hàng trăm tấn bom đạn, có cả bom bi và roc ket. Tất cả chỉ còn là đống gạch vụn hoang tàn với những hố bom sâu hoắm, chằng chịt, 30 năm sau còn giật mình vì tiếng "Bom ngầm kính nổ". Trong chiến tranh chống Pháp, làng bị san phẳng. Trong chiến tranh chống Mĩ, làng lại bị bom Mĩ tàn phá nặng nề. Nhưng 
… Với địa thế xung quanh là trận địa
Cầu ba đầu, đường sắt ép hai bên
Thì cả làng là một túi hứng bom
Đất thấm máu không bỏ hoang một tấc
Ngày đi sơ tán, tối lại về, lựa ánh trăng, vẫn cấy, vẫn cày không để một thước ruộng hoang
… Lúa vẫn tươi xanh như sức sống thôn làng
Giữa năm 1971, đê Mai Lâm vỡ, nước lụt ngang trời, những căn nhà tranh tre tường đất ở nơi sơ tán đã bị đổ hết. Nhà tôi, lại các cậu, các chú, các em quê Ngoại lên chuyển về dựng lại… Cuối năm 1979, với nguồn tre, xoan tự trồng, được sự giúp đỡ tận tình của cậu tôi, đã dựng được một ngôi nhà tre gỗ 05 gian, to, rộng, thoáng mát, đánh dấu một bước chuyển mình lớn. Cuối năm 1989, vợ chồng tôi đã phá ngôi nhà tre gỗ 5 gian, xây lên ngôi nhà cấp 4, nhưng có ba gian hiên mái bằng, rộng 2,2m, đẹp đẽ khang trang, tới nay nó vẫn không lạc hậu so với những ngôi nhà cao tầng san sát mọc lên khắp thôn làng. (còn tiếp)

nhà thời đó rẻ nhỉ? 4 tháng lương mua được rồi! :-bd  

từ 1958 đến 1966 chỉ mới 8 năm?  Rolling Eyes

_________________________
TRẢI LÒNG - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




TRẢI LÒNG - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
TRẢI LÒNG
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 2 trong tổng số 9 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN THƠ :: THƠ TRỮ TÌNH SÁNG TÁC ::  Góc thơ :: BùiXuânPhượng-