Bài viết mới | Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 21:51
Những bài học thuộc lòng by Trà Mi Yesterday at 08:19
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Yesterday at 00:47
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Mon 09 Sep 2024, 21:54
Tính cách của người Sài Gòn ngày xưa by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 08:28
Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 07:21
7 chữ by Tinh Hoa Sun 08 Sep 2024, 20:35
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Sun 08 Sep 2024, 20:34
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Thu 05 Sep 2024, 19:19
Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Wed 04 Sep 2024, 21:29
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Tue 03 Sep 2024, 23:39
Lục bát by Tinh Hoa Sat 31 Aug 2024, 23:09
Xe gắn máy tại miền Nam Việt Nam trước 1975 by Trà Mi Thu 29 Aug 2024, 14:22
Lưu Kỷ Niệm TX Ngọc Điền by mytutru Wed 28 Aug 2024, 16:25
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 27 Aug 2024, 18:39
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:36
Một thoáng mây bay 5 by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:22
CHIA ĐAU CÙNG PHƯƠNG NGUYÊN by Ai Hoa Mon 26 Aug 2024, 15:19
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 22 Aug 2024, 03:13
TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Wed 21 Aug 2024, 15:30
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:35
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:26
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:23
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU by Phương Nguyên Tue 20 Aug 2024, 08:58
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 20 Aug 2024, 05:55
Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Mon 19 Aug 2024, 01:44
Chia buồn by Phương Nguyên Fri 16 Aug 2024, 08:13
Phật Tại Tâm = Cánh Cửa Mở Vào Cửa Phật & Bốn Quả Thánh by mytutru Fri 16 Aug 2024, 02:14
Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Thu 15 Aug 2024, 07:39
Chút tâm tư by tâm an Wed 14 Aug 2024, 07:12
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
| | |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10590 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: TRẢI LÒNG Thu 09 Feb 2023, 08:44 | |
| |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37407 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: TRẢI LÒNG Thu 09 Feb 2023, 10:39 | |
| Năm 1957 Sửa sai, toàn xã có nhiều biến động lớn, nhưng làng tôi không có nhiều biến động. Hai người đi cải tạo mấy tháng đã trở về, các gia đình bị qui Địa chủ lần lượt được xuống thành, phần ruộng đất được chia như mọi người, được vào các Tổ đổi công như mọi người. Vụ mùa 1959 thành lập HTXNN, vụ mùa 1960 hợp tác hóa toàn thôn, mọi người đều được vào HTX. Đến lúc nay, hầu như đã xóa bỏ Thành phàn giai cấp, chỉ còn một danh xưng chung là XÃ VIÊN, mọi người đều bình đẳng như nhau. Cuối năm 1957, tôi được kết nạp vào Đoàn TNLĐ, Chi đoàn TN xã giao trách nhiệm cho tôi phải cùng Tổ GV hoàn thành kế hoạch TTNMC cho toàn dân vào giữa năm 1958. Đây là việc khá nặng. Như bài thơ "Báo cáo Táo Quan TN năm Đinh Dậu 1957, tôi đã viết :"Kế hoạch thanh toán/chỉ còn một năm/mà nhiều thanh niên/vẫn còn mù chữ". Tổ GV của tôi có 07 người, tôi họp Tổ bàn bạc đề ra kế hoạch thực hiện. Bốn người giữ nguyên lớp cũ, một người dạy lớp 02 gồm những hv thoát NMC đợt đầu năm 1956, 02 người dạy lớp 1 gồm những hv mới thoát NMC những đợt sau; tôi và hai bạn thanh niên khác đặc cách phụ trách ba lớp học tại nhà, là người thuộc dạng " boong ke" nhất. Tháng 6/1958, Tổ GV của tôi báo hỉ với Xã đã hoàn thành Kế hoạch TTNMC của nhà nước. Riêng ba người chúng tôi, tiếp tục lớp một người tại nhà, bồi dưỡng để khỏi quên. Thành tích nhỏ này đã dẫn tới, cuối năm 1959 tôi được đề bạt là Trưởng ban BTVH xã, là tv của Ban giáo dục. Ban Giáo dục xã gồm 03 người : 01 ủy viên UBHC là trưởng ban, 02 Phó ban là Hiệu trưởng trường PTCI (chưa có cấp II) và Trưởng ban BTVH xã. Với phương châm của ngành : "Nhẵn ngõ chó quen", tôi đã rất nhiệt tình với phong trao TTNMC năm 1956-1958 và BTVH năm 1959-1960, đạt được những kết quả đáng khích lệ. (còn tiếp)
Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Tue 25 Apr 2023, 03:18; sửa lần 2. |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37407 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: TRẢI LÒNG Thu 09 Feb 2023, 14:54 | |
| Đoạn đời từ sau HB 54 đến năm 1960, khi chưa bị mắc bệnh, là đoạn đời sáng sủa nhất của tôi trong 68 năm sống dưới chế độ Cộng Sản. Trong khoảng thời gian này, mặc dù có những nỗi buồn riêng, nhưng trong khí thế bừng bừng của những ngày đầu hòa bình yên ổn, dân làng được trở về xây dựng lại quê hương, là một thanh niên mới lớn, tôi rất năng nổ, nhiệt tình tham gia công tác. Thanh niên làng lúc đó phần lớn chưa hết Tiểu học, nhiều người còn mù chữ, ngay từ cuối năm 1954 tôi đã được tham gia vào Tổ thuế của thôn. Tổ thuế có ba người, hai người lớp ba, kiến thức ăn đong chưa vững, tôi là một thanh niên non choẹt mới dời ghế nhà trường còn rất bỡ ngỡ. Việc tính thuế đã có biểu tính sẵn nhưng hai anh vẫn lúng túng, tôi nhờ kiến thức vững, bản tính cẩn thận nên đã nhanh chóng tiếp thu và đóng góp được nhiều cho tổ. Nhắc lại chuyện này vì nó là khởi đầu cho những bước về sau, những kinh nghiệm rút ra từ những khó khăn vấp phải đã giúp tôi nhanh chóng trưởng thành trong cái nghề tính toán không chuyên này. để rồi có lúc làm rung chuyển cả cơ cấu tố chức của HTXNN toàn xã Ngọc Liên, và thốt lên:"Vung bút tung hoành sung sướng thay!"Nhắc lại việc báo hỉ hoàn thành KHTTNMC giữa năm 1958 : Thành tích là do cả tổ g/v nhiệt tình, năng động, nhưng cũng thể hiện được năng lực công tác của tôi. Tổ có 07 người gồm 05 thanh niên và hai ông già. Tôi đã thuyết phục thành công một ông có uy tín, đức độ nhất trong một họ lớn, mở một lớp chủ yếu là những người trong họ, và cha tôi, g/v Pt dạy cho lớp bồi dưỡng những hv thoát nạn MC đợt đầu năm 1956, bản thân tôi dạy một lớp một người, là một phụ nữ con mọn, khối "Boong ke" lớn nhất của làng. Đầu năm 1959, mở đầu chiến dịch Đại thủy nông Bắc-Hưng-Hải, tôi không được trực tiếp tham gia, vì là gv BDHV nên được miễn nghĩa vụ dân công. Qua lời kể của các bạn, tôi cảm tác một bài về tuổi trẻ của ba tỉnh Băc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, trong công trình Đại thủy lợi ấy, đăng lên đây để bạn đọc đọc vui : TUỔI TRẺ BẮC HƯNG HẢI Họ là những gái trai dư sức mạnhTuổi thanh xuân tràn ngập vui tươiTrong gian lao luôn nở nụ cườiĐầy nghị lực của những người chiến thắng Trong kháng chiến lao mình vào lửa đạnCó bao giờ nghĩ đến đền côngVì tương lai, vì hạnh phúc cộng đồngVì Tổ quốc hi sinh tất cả Cờ hòa bình vừa tung bay trước gióLại tay liềm, tay bua đi lênKhắp công trường, nhà máy, nông thônLại vang tiếng người thanh niên dũng cảm Và hôm nay, trời quê tươi đẹp lắmBắc-Hải-Hưng cờ rợp bóng công trườngLớp gái trai mắt người sáng hiên ngangLại vững tiến không tình riêng vương vấn Họ ra đi với bao niềm hi vọngHiến sức mình quyết chinh phục thiên nhiênBiến đồng khô thành biển lúa xanh rờnKhông hạn, lụt quê hương càng tươi đẹp Họ làm việc say sưa, tha thiếtQuên ngày đêm, quên nắng sạm, vai chaiVì quê hương, vì hạnh phúc tương laiGóp viên gạch cho NGÀY MAI TẤT THẮNG!BXP@ Bắc Hưng Hải là một hệ thống thủy lợi gồm kênh, đập, trạm bơm, đê điều nhằm phục vụ việc tưới tiêu và thoát úng cho một vùng tứ giác nước Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Khởi công ngày 1.10.1958, hoàn thành 1/5/1959. Tổng chiều dài của hệ thống kênh chính là 200 km, chủ yếu bằng sức người.(còn tiếp)
Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Tue 25 Apr 2023, 03:20; sửa lần 2. |
| | | Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4872 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: Re: TRẢI LÒNG Thu 09 Feb 2023, 20:26 | |
| Trí nhớ bác tốt thật đấy, bao nhiêu năm và vẫn không quên tí nào |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37407 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: TRẢI LÒNG Thu 09 Feb 2023, 20:56 | |
| - Phương Nguyên đã viết:
- Trí nhớ bác tốt thật đấy, bao nhiêu năm và vẫn không quên tí nào
Bác có cái lạ, những chuyện từ năm 04 tuổi vẫn nhớ như mới, nhưng cái hôm qua lại quên tịt không tài nào nhớ ra được. |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37407 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: TRẢI LÒNG Fri 10 Feb 2023, 04:37 | |
| Tháng 5/1959, tôi vào Ban vận động xây dựng HTXNN thôn. Tháng 7, chính thức thành lập HTXNN với 45 hộ, chia làm 03 Tổ sản xuất, tôi được bầu vào Ban Kiểm soát. Cuối tháng 8, Kế tóan HTX, người được cử đi bồi dưỡng nghiệp vụ KT bỏ đi học phổ thông, cũng đã hình thành một số sổ sách, bàn giao cho Ban Quản trị. Thời gian này tôi vẫn là Tổ trưởng g/v đang gây dựng phong trào BTVH. Cuối tháng 9, xã quyết định chuyển tôi sang làm kế toán. Không một chút chuyên môn về nghiệp vụ kế toán, nhưng nhờ có chút kinh nghiệm tính toán ở Tổ thuế, nhất là sự am tường ruộng đất khi làm thư kí cho Đội CCRĐ, tôi nghiên cứu cuốn tài liệu KẾ TOÁN 12 trang in Roneo của kế toán cũ bàn giao, đã nhanh chóng nắm bắt được nghiệp vụ KT và tiếp thu làm tốt công việc. Gần đến vụ thu hoạch, Huyên triệu tập Kế toán các HTX, bồi dưỡng lên Phương án thu chia, kiến thức cơ bản quan trọng này tôi đã nhanh chóng nắm bắt được. HTX có ba Tổ SX, đều có Thư kí, nhưng rất bỡ ngỡ với công việc, tôi đành phải kiêm nhiệm. Sau khi lên Phương án thu chia HTX hoàn chỉnh, tôi lại phải dàn Phương án thu chia cho các Tổ, đến từng xã viên. Không có máy tính như bây giờ, mọi việc đều làm bộ nên mất rất nhiều thời gian. Sau hơn hai tháng, tôi đã lên Phương án thu chia cho HTX, dàn PATC cho các Tổ đến từng xã viên, làm xong mọi sổ sách rõ ràng minh bạch, hoàn thành nhiệm vụ Kế toán. Vụ này HTX mới thành lập ở cấp thấp, ngoài công lao động còn Hoa lợi ruộng đất, lại được mùa, giá trị ngày công cao, 8kg thóc/công lao động. Mẹ tôi vụ này lại khỏe, tôi và mẹ làm được 60 công, HTX chi 50 công gián tiếp, cộng Hoa lợi ruộng đất, gia đình tôi thu gần 01 tấn thóc. Sau đổi tiền 1958, bây giờ tiêu tiền hào, tiền đồng, một tấn thóc giá 220đ, các quỹ và chi phí chưa lớn, con số hạch toán nhỏ gọn. Sau khi hoàn tất mọi công việc bàn giao cho Kế toán mới, tôi được đề bạt làm Trưởng ban BTVH xã. Tuổi đời mơi 21, là một trong những c/b trưởng ngành của xã, trừ các hội nghị Đảng, hầu hết các cuộc họp ngành giới do xã chủ trì tôi đều được dự, do đó được giao tiếp, quen biết nhiều c/b trong xã. Mặt khác, được dự nhiều cuộc họp huyện của ngành giáo dục, quen biết hai c/b Phòng GD phụ trách BTVH, nhiều Hiệu trưởng trường PT, trong đó có một ông là Hiệu trưởng trường Cấp II TT Cẩm Giàng. Tất cả đã tạo nhiều cơ duyên cho tôi sau này, khi tôi đã mắc bệnh nhưng quyết chí vươn lên. Tháng 03/1960, Huyện phát động chiến dịch "Tiếng sấm đường 5 BTVH", tôi đã nhiệt tình, tâm huyết lăn lộn với phong trào. Thời đó chưa có xe đạp, xã tôi trải dài hơn 3km, thôn xa nhất phải mất hơn một giờ đi về, nhưng không trưa nào tôi vắng mặt ở các thôn trong xã để thăm lớp. Do đó, tôi đã nắm vững tình hình từng Tổ g/v, từng lớp học, góp phần giải quyết nhiều vướng mắc của g/v và của cả hv, đặc biệt có trường hợp cần đến cả UBHC xã. Đó cũng là cơ duyên khiến ông Chủ tịch biết đến sự năng động của tôi, để rồi có những nhận xét tốt đẹp trong lí lịch khi tôi đi học TCLN, không bị Tổ Đảng chèn vào hai chữ "Liên quan". Nhận xét tốt của ông Chủ tịch không chỉ trước mặt tôi khi trực tiếp lên xin lí lịch mà cả khi nhà trường gửi bản Thẩm tra lí lịch về xã, bản Thẩm tra này nằm trong tập hồ sơ nhà trường trả lại khi tôi phải dời trường trở về. Do chịu khó đi thăm lớp, tôi nắm rất vững phong trào, ghi nhận từng gương mặt điển hình để sau kịp thời báo cáo huyện khen thưởng. Tổng kết chiến dịch, xã tôi dẫn đầu phong trào toàn huyện, được vị Bí thư Chi bộ xã lúc đó đánh giá là "Phong trào lịch sử của xã Ngọc Liên". Cũng cần nói thêm một chi tiết : Tôi đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho một Tổ trưởng gv trở thành gương mặt điển hình toàn xã, được huyện tặng bằng khen, tiếc rằng sau đó người này lại là chủ đề các bài thơ của tôi "Ông Chánh cưới con", Vè ông Chánh", "Ông Chánh xã tôi". Rồi tôi sẽ đăng hết những bài thơ này lên để bạn đọc đọc chơi. Phong trào đang lên như diều gặp gió thì tháng 9/1960 tôi phải chuyển công tác. HTX thôn tôi chưa qua ba vụ đã 05 lần thay đổi Kế toán, sổ sách rối mù, Xã đã điều động tôi về gỡ rối cho HTX. Thực trang lúc đó, ngoài tôi ra không ai đủ sức gỡ rối cho HTX. Nói điều này chắc nhiều người cho tôi là kiêu ngạo, khoác lác. Nhưng đó lại là sự thật. Chỉ tiếc rằng, tuổi trẻ hăng say, trong đầu luôn mang nặng ý nghĩ "Phấn đấu vì lí tưởng Cộng sản", không biết giữ mình, làm việc vô độ, đã mắc bệnh Tiền đình nghiêm trọng, tạo nên bước ngoặt cuộc đời, chịu nhiều bất hạnh khổ đau. (còn tiếp)
Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Tue 25 Apr 2023, 03:22; sửa lần 2. |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37407 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: TRẢI LÒNG Tue 14 Feb 2023, 00:16 | |
| Chuẩn bị vào vụ thu hoạch mùa 1960 tình hình HTX thôn tôi vô cùng bi đát. HTX chưa qua 03 vụ đã 05 lần thay Kế toán: + Mùa 1959 mới thành lập đã có hai KT : KT đầu có chuyên môn bỏ nửa chừng, tôi vào thay, hoàn thành thu mùa. + Vụ chiêm 1960 : KT thứ ba làm hết vụ, sau chuyển lên làm KT Tín dụng xã + Vụ mùa 1960, KT thứ tư là ông già không có chuyên môn, năng lực yếu nên bỏ dở, tôi là KT thứ 5 tiếp tục thu hoạch. Nhận nhiệm vụ, tôi gặp trăm ngàn khó khăn. Lúc này đã thực hiện Hợp tác hóa toàn thôn, mọi người dân đều vào HTX, với trên 100 hộ, gần 200 lao động trong độ tuổi. HTX lại lên cấp cao, bỏ Hoa lợi ruộng đất, thực hiện Cổ phần công hữu, ngoài phần ruộng, xã viên còn góp trâu bò, nông cụ… Cân đối giữa cổ phần góp theo Lao động với trâu bò, nông cụ góp vào, phải hạch toán thiếu thừa, nó nẩy sinh nhiều sổ sách, ông KT già không có chuyên môn đã vào lung tung, sổ sách rối mù. Tôi phải mất gần hai tháng lần từng tài khoản, rà soát từng hộ xã viên, gỡ rối từng phần. Là KT, ngoài việc làm sổ sách còn phải tham dự các cuộc họp BTT, BQT, mà họp ở nông thôn thường kéo dài, có hôm tranh cãi nhau đến 1, 2 giờ sáng. Mặt khác, tôi lại là Thôn đội trưởng dân quân, phải điều động canh gác bảo vệ trị an thôn xóm, cũng phải góp phần mình những giờ tuần tra. Thời ấy, trong đầu tôi luôn mang ý nghĩ "Phấn đấu vì lí tưởng Cộng sản", "Vì nhân dân phục vụ", làm việc không biết mệt. Tôi đã gỡ hết mọi đầu mối của mớ bòng bong, lập lại sổ sách, lên Phương án thu chia vụ mùa hoàn chỉnh, minh bạch, lập Đề án sản xuất, Kế hoạch tài vụ cho năm 1961, được báo cáo điển hình toàn huyện. Nhưng tuổi trẻ hăng say, không biết giữ mình, làm việc vô độ, ba tháng ròng "suốt ngày đêm con số múa trong đầu", tôi đã mắc bệnh Tiền đình nghiêm trọng. Trong buổi tổng kết của huyện, tôi lên đọc báo cáo, tiếng tôi sói vào tai tôi như trăm ngàn mũi kim, đọc hết Báo cáo tôi gần ngất sỉu, phải bỏ dở hội nghị trở về. Hôm sau đi bệnh viện, rồi nằm bệnh viên TƯ hai tháng, chữa mãi không khỏi, phải mang bệnh suốt đời. Cũng cần nhắc đến một sự kiện quan trọng, nó giúp tôi vươn lên trụ vững với đời. Trong vụ mùa đầu tiên không có chuyên môn, tôi đã nghiên cứu kĩ cuốn tài liệu KẾ TOÁN của KT cũ bàn giao, đặc biệt quan tâm đến Bảng thanh toán tổng hợp. Với bản tính cẩn thận, ưa chính xác, tôi đã nhận ra ngay đây chính là cốt tuỷ của việc tính toán. Nếu tính đúng thì cộng ngang, cộng dọc, dẫn tới con số cuối cùng phải chính xác 100./. Mùa 1960. Huyện mở lớp học 5 ngày bồi dưỡng các KT lên Phương án thu chia theo hình thức HTX cấp cao, có tổ chức thực tập. Nhờ duyên lành, tôi được giao là Tổ trưởng, chủ trì tính toán chính trong một Tổ, thực tập ở HTX trên địa bàn lớp học. Tôi áp dụng phương pháp thanh toán tổng hợp thấy vênh 05 xu, báo cáo Huyện xin được rà soát từng số liệu, cuối cùng tôi đã tìm ra một vụ tham ô 200đ (theo thời giá lúc đó là gần 01 tấn thóc). Từ buổi thực tập này đến các Báo cáo điển hình, tôi được Huyên để ý, cuối năm nhận được Thông tri triệu tập lên Huyện tham gia "Đoàn cán bộ tăng cường" cho các HTX trong Huyện, lúc này tôi đang nằm bv TƯ. Mắc bệnh trọng, qua hết bv Tỉnh rồi bv TƯ, tốn kém biết bao thời gian, tiền bạc, không một chế độ đãi ngộ, không một sự thăm hỏi động viên, nào ai biết đến nỗi khổ "suốt ngày đêm con số múa trong đầu"... Chao ôi! Cái "lí tưởng Cộng sản" mà tôi tôn thờ, cái "vì dân, vì tập thể" mà tôi nguyên phục vụ nó đã rơi đâu mất, chỉ còn lại trong lòng một nỗi cay đắng, xót xa. Rẽ ngang bước ngoặt cuộc đời, tôi sống triền miên trong nỗi đau bệnh tật, đói nghèo cơ cực, bị chèn ép, vùi dập xuống tận đất đen, nên cái "lí tưởng Cộng sản", cái ý nguyện "vì nhân dân, vì tập thể" tôi đã đánh rơi mất xuống luống cày tự bao giờ, trong tôi chỉ còn một nỗi hận và quyết tâm rửa hận. (còn tiếp)
Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Tue 25 Apr 2023, 03:25; sửa lần 2. |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37407 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: TRẢI LÒNG Wed 15 Feb 2023, 00:42 | |
| Nằm bv TƯ hai tháng, nhà nghèo nên được miễn viện phí, chỉ phải nộp tiền ăn 0,6đ/ngày. Những người trong biên chế nhà nước (công nhân hay c/b) được hưởng chế độ ăn 1đ/ngày, khá tươm tất. Ở xã, chỉ Bí thư, Chủ tịch mới được hưởng chế độ c/b nhà nước, tất cả các c/b ngành giới chỉ hưởng như dân. Nằm Viện xa nhà qua Tết nhưng chỉ đỡ chứ không khỏi. Xuất Viên trở về, suốt 06 tháng đầu năm 1961, tôi sống ngác ngơ giữa cuộc đời, tai nghễnh ngãng, một cảm giác như lửa đốt sau gáy suốt ngày đêm khiến tôi phát điên phát cuồng. Thời ấy cả làng không có cổng, ít nhà đóng cửa. Một đêm, trằn trọc không ngủ được, cảm giác lửa đốt sau gáy hành hạ, chợt nghe tiếng còi tầu, tôi vùng dậy ra ngoài định lao đầu vào tầu kết liễu đời mình. Đường sắt cách nhà tôi khoảng 25m, ra dến nơi tầu chưa đến, chợt nghe tiếng hát : "Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền…" Tôi lắng nghe, khi hết bài hát cũng là lúc tầu xầm xập chạy khỏi, hhông gian trở lại yên ắng. Qua cơn bão lòng khủng khiếp, tôi đã bình tâm, từ đó quyết làm lại cuộc đời. Để lấy lại niềm vui công tác, tôi nhận dạy một lớp 4 BTVH cho thanh niên, một trong những học viên của lớp năm 1962 trở thành người vợ hiền của tôi ngày nay. Sức khỏe tôi cũng hồi phục dần, tôi quyêt tâm tự học hướng tới thi Chuyên nghiệp. Chặng đường tự học - đi thi - đến trường của tôi trải nhiều cam go, vất vả nhưng cũng gặp lắm duyên lành. Năm 60, là c/b BTVH xã, tôi được dự nhiều cuộc họp với Hiệu trưởng các trường Phổ thông trong huyện, trong đó có vị Hiệu trưởng trường cấp II TT Cẩm Giàng. Đầu năm học 61-62, huyện chủ chương bồi dưỡng văn hóa hết cấp II cho giáo viên, trường cấp II CG được giao mở lớp, nhờ quen biết qua công tác tôi đã xin được vào học tại đây. Lớp học mỗi tuần một buổi vào chủ nhật, không được thường xuyên, buổi đực buổi cái, hết năm học, lớp mới học hết chương trình Học kỳ I. Với tôi, một người khát học, được vào học ở đây là cơ hội quý báu. Những bài giảng của thầy đã giúp tôi nhiều cơ sở để tự học và tôi đã tự học hết chương trình lớp 7/10 để đi thi. Quá trình nộp Hồ sơ cũng lắm cam go. Giấy chứng nhận học lớp 7 thì tôi nhờ ông Hiệu trưởng cấp II giúp. Gay nhất là Giấy khám sức khỏe. Đầu Hè 61, chỉ vì lộ tẩy cái bệnh "Thần kinh" mà tôi đã bị loại, không được vào học lớp Sư phạm hai tháng, học xong được về dạy lớp Một ở trường địa phương... Lần này tôi gặp chút may. Các tiêu chí nội tạng bình thường, số đo pigné đạt..., mắt tôi thực là 3/10 và 7/10 nhưng tôi nói dối vừa khám nghĩa vụ, hai mắt 10/10, y sỹ ghi không khám lại. Đến tai, y sỹ ngồi cách tôi 1m, nói thầm: "có vợ chưa?", tôi căng thẳng nhìn mồm đoán và trả lời: "chưa!". Thế mà đúng... Đến ngày thi, chiều hôm trước tập trung kiểm tra Hồ sơ và nhận số báo danh. Tôi không có Bằng Tốt nghiệp cấp II nên không được vào thi, hoảng quá, đến gặp ông Quang cũng là Giám thị kiểm tra Hồ sơ nhờ giúp đỡ nhưng không được ông chấp nhận. Quang và Hãn là c/b Phòng Giáo dục huyện chuyên trách về BTVH, tôi là c/b BTVH xã, được gặp gỡ nhau nhiều qua công tác nên quen biết. Không được ông Quang giúp đỡ, sẽ không được vào thi...., bao mồ hôi những tháng năm dài trở thành nước lã...Tôi quá luyến tiếc nên không thể bỏ về. Suốt đêm ấy, tại trường Nam Tiểu học HD, tâm trạng tôi căng thẳng...thức trắng một đêm dài... Sáng hôm sau đến giờ vào lớp tôi cứ liều lĩnh xếp hàng... Ngước nhìn Giám thị kiểm tra bắt gặp ông Hãn, tôi lại bàng hoàng ác cảm với những c/b BTVH huyện. Nhưng khi đến lượt tôi, ông Hãn nhìn thấy chỉ nói một câu ngắn gọn: "Phượng hử? Thôi vào!" mà không kiểm tra gì cả. Sau những giờ phút lo lắng căng thẳng, khi được vào thi lại mừng đột ngột nên tâm trạng tôi xáo động dữ dội, phải mất gần nửa giờ mới trở lại bình tĩnh, và tôi đã hoàn thành tốt bài Văn. Qua môn thi Lý, tôi làm bài tốt. Đến môn thi Hóa thì thật gay, câu hỏi về tính chất của Muối lại là bài tôi chưa học..., tình tiết diễn ra đúng như tôi đã thể hiện trong thơ. Tôi đã làm được bài nhờ duyên lành...nhưng kết quả không phải tự trên trời rơi xuống mà nó đã trải qua một quá trình dài lao tâm, khổ tứ. Tôi thường tự học bằng cách: đọc trước sách giaó khoa, tóm tắt các qui tắc, công thức ghi vào một cuốn sổ nhỏ gọi là Sổ tâm niệm, học vẹt thuộc lòng..., rồi dựa vào đó trình tự thực hành các bài tập. Bài Muối, theo trình tự thì tôi chưa học, nghĩa là tôi chưa thực hành các bài tập về Muối, nhưng tôi đã thuộc lòng bài tóm tắt "bốn tính chất của muối" trong sổ Tâm niệm, vì nhiều sự kiện dồn dập sẩy ra nên tôi đã quên mất, chỉ còn viết được một tính chất. Anh bạn bên cạnh nhớ được một câu khác, nghiêng bài gợi ý hỏi tôi... Bỗng tôi bừng tỉnh..., trang tóm tắt trong Sổ Tâm niệm hiện ra rõ rệt...Chúng tôi đã cùng nhau làm xong bài. Chiều vào thi Toán ..., tất cả diễn ra đúng như tôi đã diễn tả lại trong thơ... Tâm trạng tôi lúc đó đã gói gọn trong hai câu thơ: "Nhói lòng nghĩ đến Thày U....! Máu trào ngọn bút....hết giờ vừa xong."
Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Tue 25 Apr 2023, 03:30; sửa lần 2. |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37407 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: TRẢI LÒNG Thu 16 Feb 2023, 12:31 | |
| Tôi đăng lên đây bài thơ ĐẠI ĐĂNG KHOA, nó dây cà rễ muống nhưng ghi lại nhiều dấu ấn cuộc đời nên tôi vẫn trân trọng lưu giữ làm kỉ niệm. ĐẠI ĐĂNG KHOA ( Nhận được giấy báo trúng tuyển) Sáng nay trên máng Cửa Đình Tôi đang tát nước phần trăm(1) mệt phờ Bỗng nghe: "Phượng hỡi có thư!" Dừng gầu đón nhận phong bì Vinh trao, Mở xem: Mắt chớp, lệ trào, Tay run, lòng những nao nao bàng hoàng... Chao ôi! Giấy báo nhập trường! Tỉnh? Mơ? Lòng tự hỏi lòng: Tỉnh? Mơ? Ngày đêm khắc khoải mong chờ Khi tin vui đến, thẫn thờ chẳng tin! Rõ ràng giấy trắng mực đen: "Trung cấp kĩ thuật ba năm, nghề rừng".! Kìa bao bạn trẻ học hành Trường lớp bài bản mà đành hoài mơ! "Mèo mù vớ cá rán" ư? Hỡi chàng loạn thị, tai ù, "thần kinh"? Bao năm khao khat học hành Ước mơ tung cánh vẫy vùng trời cao, Bao năm ôm mối lệ sầu, Bao lần trỗi dậy ngẩng đầu vươn lên, Kiên trì tự học ngày đêm, Lấy câu: "Mài sắt lên kim" làm lòng. Ngày ngày dẫu bận việc đồng Đi cày, tát nước, hay làm việc chi Luôn luôn quyển sách cập kè Giải lao là lại mải mê làm bài. Tranh thủ mọi lúc, mọi nơi. Hướng thi Chuyên nghiệp, quyết rời nghề nông. Hải Dương chiều ấy tập trung, Thiếu Bằng Tốt nghiệp nên không được vào. Về ư? Ôi biết làm sao? Gặp anh Quang, chạy nháo nhào chẳng xuôi!!! Thôi đành phó mặc cho Trời! Trường Nam Tiểu học thức hoài trắng đêm... Sáng ra... liều cứ xếp hàng Mà con tim muốn quáng quàng nhẩy ra. Ai như anh Hãn(2) kiểm tra? Lại cán Bổ túc! Số ta thế nào...!!! Bỗng nghe: Phượng hử? Thôi vào! Ôi! Mừng này có mừng nào mừng hơn! Anh là cứu cánh đời em! Ơn này "kết cỏ ngậm vành" chẳng quên. Quá mừng lệ ưá, chân run Vào phòng đón nhận môn VĂN...ngỡ ngàng! Bước đầu lúng túng, hoang mang, Bình tâm lại, cũng dần dần vượt qua. Rồi môn LÝ cũng theo đà... Đến câu hỏi HOÁ...hoá ra bí rì! Đúng bài chưa học, thật bi! "Bốn tính chất Muối" mới xì một thôi! Nửa giờ ngồi cắn bút hoài.... Anh bạn cũng bí, rỉ tai: Thế nào? Bỗng tôi bừng tỉnh nhớ sao! Trang "Tóm tắt Muối" hôm nào mới ghi.(3) Thế là cùng bạn mải mê Viết xong vừa lúc hết giờ kẻng vang. Thở phào: "Xong được ba môn!" Ra ăn qua quít vài lưng cơm hàng. Còn lo: Chiều được vào không? Nhưng rồi thủ tục nhập phòng cũng qua. Bước vào thi TOÁN...bơ phờ! Một đêm căng thẳng..., một trưa bải hoài... Cái mệt ngấm nghía, rã rời... Hai mắt nặng trĩu..., hai tai u ù... Nhói lòng nghĩ đến Thày U....! Máu trào ngọn bút....hết giờ vừa xong. Ra về thắc thỏm ngóng trông Khi mừng...khi sợ...nỗi lòng ngẩn ngơ!!! Nhưng mà Trời chẳng phụ ta! Có công mài ... bút, hoá ra có ngày.... Có ngày như buổi hôm nay, Có ngày thoả cánh trời mây vẫy vùng. Chao ôi! Mộng học cháy lòng! Giờ đây đã thoả ước mong bao ngày. Cuộc đời đổi mới từ đây Rõ ràng khổ tận đến ngày cam lai. Phen này phải cưới vợ thôi! BXP Tháng 8 năm 1962 (1)- Ruộng 5./. HTX chia trồng rau (2)- Hãn c/b BTVH huyện (3)- Bài Muối trong sổ “Tâm niệm”
Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Wed 26 Apr 2023, 03:05; sửa lần 3. |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37407 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: TRẢI LÒNG Sat 18 Feb 2023, 13:36 | |
| BƯỚC ĐƯỜNG HỌC TẬP ĐẦY GIAN NAN VÀ HỨNG THÚ Năm ấy, Tổng cục Lâm nghiệp mới được tách ra từ Bộ Nông Lâm, trường tôi học là một trong hai trường Trung cấp đầu tiên của ngành Lâm nghiệp. Trường đang xây dựng, mới có mấy căn nhà lá làm lớp học, đang phải nhờ Lâm trường Yên Lập nên mọi thứ còn rất thiếu thốn. Sau một tháng lao động, trở lại trường trong niềm hân hoan vô hạn vì sắp được bước vào học tập thỏa nỗi ước mơ. Nhưng sự trắc trở chưa buông tha tôi... Vì tự học đi thi nên không có bằng Tốt ngiệp cấp II, nhà trường kiên quyết định trả tôi về địa phương. Sau mấy ngày căng thẳng, nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của anh lớp trưởng (vốn là c/b được cử đi học), nhà trường tạm chấp nhận ‘‘treo giò’’ cho tôi theo học. Vì tự học nên tôi chỉ học những gì cần thiết để đối phó với kỳ thi, vào học tập trường lớp chính qui mới thấy kiến thức mình quá nghèo nàn. Tôi không quen với cách nghe giảng tự ghi, tai lại nghễnh ngãng nên vô cùng lúng túng. Mắt 7/10 và 3/10, lớp học là căn nhà lá đơn sơ, mùa Đông ở vùng núi sương mù mịt, không có điện, nhìn bảng không rõ, tôi lại phải luôn căng thẳng che dấu bệnh tình.... Những ngày đầu, Thầy ra cho 13 bài tập Hình, suốt một tuần vò đầu bứt trán mới chỉ giải nối ba bài, tưởng không theo kịp phải về. Trước những khó khăn chồng chất, tôi quyết vùng lên, tìm cách khắc phục những nhược điểm của mình. Tôi tế nhị lựa cách để được ngồi ở đầu bàn thứ nhất hoặc thứ hai. Ở vị trí này tôi nhìn bảng được gần hơn, các Thầy thường có thói quen đi giữa hai hàng bàn để giảng bài. Vì nghễnh ngãng, tôi phải tập trung cao độ tinh thần để nghe giảng, nhưng cũng nhờ vậy mà tôi tiếp thu bài học tốt hơn. Sáng lên lớp, chiều học Tổ. Tôi thường nắm vững bài học hơn một số bạn, vì tập trung cao độ tinh thần nghe giảng, nhưng lại không biết cách học ghi nên ghi không kịp. Học Tổ, chúng tôi đã bổ xung lẫn cho nhau. Tôi bị bệnh thần kinh nên trí nhớ rât kém, gặp những bài chuyên ngành như: Côn trùng, Khí hậu, Thổ nhưỡng… nó rất dài, thuộc được bài không dễ gì. Tôi đã thực hiện một phương pháp là: tóm tắt bài học thành một sườn ý, học thuộc sườn này, vận dụng bài giảng của Thầy rồi phát triển ra. Tôi đã tự học thành công chính nhờ phương pháp này. Cứ như thế, ngày qua ngày tôi kiên nhẫn học tập, từ chỗ "tưởng không theo kịp phải về" đã vươn lên trở thành học sinh giỏi, đầu học kì II được cử làm cán sự một bộ môn. Sinh hoạt trong tổ cán sự được gần gũi trao đổi với các bạn giỏi, được các Thầy bồi dưỡng thêm, kiến thức tôi đã được mở rộng nhiều. Thời ấy, ở trường chuyên nghiệp, tình thầy trò rất gần gũi, thân tình. Tôi thường đặt ra những câu hỏi: Tại sao?, Thế nào? rồi nhờ Thầy giải đáp. Các Thầy đã chỉ bảo rất chân tình, nhờ đó mà tôi hiểu sâu thêm bài học. Cuối năm, 9 môn văn hóa tôi đều được điểm tổng kết 5, riêng chính trị tổng kết 3.(Theo thang điểm Liên Xô) và tôi đã được tuyên dương là một trong số mười một học sinh giỏi toàn diện của trường (không phân thứ bậc). Tôi đã được cấp Giấy chứng nhận học hết năm thứ nhất. Đến lúc này thì vấn đề Bằng tốt nghiệp cấp II không cần đề cập tới nữa. Cuối Học kì I năm thứ hai, bệnh tái phát, tôi đã phải dời trường... Bệnh tật đã vùi dập bao hoài bão, ước mơ tuổi trẻ của tôi!!! Bài thơ NIỀM VUI TỔNG KẾT sau đây sẽ ghi lại đoạn đời ấy của tôi, nó kể lể cà kê chẳng có giá trị văn học nhưng ghi lại đoạn đời hạnh phúc nhất của tôi nên tôi vẫn trân trọng nó. NIỀM VUI TỔNG KẾT Hôm nay tổng kết cuối năm Tôi vừa mới được nêu gương điển hình Một trong Mười một học sinh Học giỏi toàn diện, được phần thưởng cao. Lòng tôi vui sướng dạt dào Thật là chẳng uổng công lao các Thầy! Tôi nhớ mãi những ngày Thu ấy Bước đầu tiên chập chững tới trường Lạ lùng trong cảnh sống chung Nhớ nhà chỉ thấy núi rừng quạnh hiu. Nhìn phía trước: núi cao, rừng rậm Ngoảnh lại sau: nhớ phố, nhớ làng Nhìn trường: gỗ đá ngổn ngang Nhìn nhà: chật ních người, giường chen nhau! Bao khó khăn bước đầu xiết kể Chuyện ngành nghề đâu dễ an tâm Canh khuya có lúc khóc thầm Giận đời, tủi phận lệ đầm khăn tay! Nhưng rồi đến một ngày bừng sáng Vén màn đêm rực ánh mặt trời Đảng về như nắng ban mai Thấm từng ngọn cỏ, lòng người, trái cây. Rồi từ đó những ngày đẹp đẽ Nối tiếp nhau vui vẻ tưng bừng Bên tôi bè bạn muôn phương Giúp nhau học tập tình thương chan hòa. Nhớ một tháng Mạo Khê lao động Mồ hôi từng tưới đẫm đá, than Về trường lòng những hân hoan Nào ngờ lại chuyện ...Thiếu Bằng...Khổ thay! Đành thành thực trình bày: Tự học! Là thí sinh dự tuyển tự do Mong nhà trường chiếu cố cho! Trải bao căng thẳng...bơ phờ...cũng yên! Mắt đã cận lại thêm nghễnh ngãng Bài học dài, nghe giảng tự ghi Học nhà: đối phó đi thi! Tới trường: kiến thức mọi bề chênh vênh. Mười ba bài tập Hình buổi ấy Suốt một tuần mới giải được ba! Tưởng không theo kịp phải về... Vẫn kiên nhẫn học từng giờ vươn lên. Trí nhớ kém liệu tìm cách học Lựa chỗ ngồi tiếp cận bảng đen Tập trung cao độ tinh thần Lắng nghe Thày giảng đón từng ý hay. Ghi không kịp, ôn bài củng cố Nhờ bạn bè chỉnh lý giúp cho Bao nhiêu bài tập Thày ra Quyết làm bằng hết, cho dù khó khăn. Học kỳ 1: điểm 5 đã khá Học kỳ 2: Cán sự Bộ môn Giáo trình Đại học mượn xem * Tranh thủ tìm hiểu học thêm ngoài giờ. Kiến thức đã tiếp thu, giữ vững Liên hệ vào cuộc sống hiểu sâu Luôn tìm câu hỏi: "vì sao?" Nhờ Thày giải đáp khi nào hiểu ra. Ngoài học tốt, dành giờ kèm cặp Hai bạn người Dân tộc học lên Nhiệm vụ Cán sự bộ môn Đỡ Thày, giúp bạn làm tròn, ngại chi! Sống sôi nổi tràn trề sức trẻ Lao động hăng, văn nghệ dồi dào Tập rèn thể dục, thể thao Đời vui phơi phới dạt dào tình thơ. Còn ôm ấp giấc mơ Đại học Còn có ngày tiếp tục vươn lên Chín con "ngỗng ngược" * nằm ườn! Niềm vui Tổng kết vẫn còn ngất ngây. Những gì gặt hái hôm nay Là mồ hôi đổ bao ngày gắng công! Về Hè mang SẮC XUÂN HỒNG Làm quà dâng kính ấm lòng Mẹ Cha. Hè 1963 Tổ4-Lớp A-Khóa 1-Trường TCLNTW Quảng Ninh * Giáo trình ĐH trong Thư viện nhà trường. Giáo trình ĐH và Trung cấp cơ bản giống nhau, Ví dụ môn Thổ nhưỡng, phần nói về "Thế điện động của đất" tôi không hiểu thì bỏ, nhưng phần nói về Dung dịch đất, Keo đất, Độ P/h, Sự hấp phụ của đất… nó sâu hơn, rộng hơn ở Trung cấp thì tôi say sưa đọc… * Ngỗng: điểm 2, Ngỗng ngược: Điểm 5, theo thang điểm Liên Xô
Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Tue 25 Apr 2023, 21:27; sửa lần 2. |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: TRẢI LÒNG | |
| |
| | | |
Trang 3 trong tổng số 9 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |