Bài viết mới | Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 09:15
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Today at 02:06
Vua Trời Hỏi Phật by mytutru Yesterday at 22:10
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:56
BÀI GIẢNG RẤT HAY by mytutru Yesterday at 20:09
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Yesterday at 09:22
Những bài học thuộc lòng by buixuanphuong09 Yesterday at 06:46
Đường luật by Tinh Hoa Yesterday at 06:08
Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 by Ai Hoa Sun 15 Sep 2024, 16:35
7 chữ by Tinh Hoa Sun 15 Sep 2024, 03:07
Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh by Trà Mi Sat 14 Sep 2024, 12:43
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Thu 12 Sep 2024, 07:44
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 11 Sep 2024, 11:42
Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Wed 11 Sep 2024, 07:37
Tính cách của người Sài Gòn ngày xưa by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 08:28
Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 07:21
Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Wed 04 Sep 2024, 21:29
Lục bát by Tinh Hoa Sat 31 Aug 2024, 23:09
Xe gắn máy tại miền Nam Việt Nam trước 1975 by Trà Mi Thu 29 Aug 2024, 14:22
Lưu Kỷ Niệm TX Ngọc Điền by mytutru Wed 28 Aug 2024, 16:25
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 27 Aug 2024, 18:39
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:36
Một thoáng mây bay 5 by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:22
CHIA ĐAU CÙNG PHƯƠNG NGUYÊN by Ai Hoa Mon 26 Aug 2024, 15:19
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 22 Aug 2024, 03:13
TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Wed 21 Aug 2024, 15:30
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:35
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:26
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:23
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU by Phương Nguyên Tue 20 Aug 2024, 08:58
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
| | Gieo Gió Gặt Bão- Bình Nguyên Lộc | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7165 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Gieo Gió Gặt Bão- Bình Nguyên Lộc Tue 16 Nov 2021, 08:10 | |
| Gieo Gió Gặt Bão
Bình Nguyên Lộc
Phần III
Đồ may hăm bốn giờ là lấy được, như Hảo báo trước. Tiền may mắc gấp ba, nhưng Hảo không nói ra nên Liên không biết, không sốt ruột bao nhiêu.
Trước đó, Liên đẹp nhưng hơi quê-kệch. Nàng ở trong nhà, ai cũng thấy rõ được đó là người khách, vì người không hòa-hợp với ngôi nhà với những căn buồng và đồ đạc trong nhà.
Nay, mặc đồ mới, hợp thời-trang, nhan-sắc của Liên bỗng như vừa được phủi bụi, rực sáng lên, và bây giờ cái người ít hòa-hợp với cái nhà ấy là Hảo.
Hảo có cảm-giác rằng kẻ vào nhà nàng sẽ ở luôn trong đó rồi lấn nàng... văng ra ngoài. Nàng tự hỏi có nên tiếp-tục trò chơi ác-hiểm của nàng hay không. Cái lợi về sau rất bấp-bênh mà nguy-hiểm thì chưa chi đã rõ bông ra đó.
Nhưng rồi nàng tự tin nơi tài trí và quyền-thế của nàng, trông cậy nơi tánh thật-thà của đứa cháu, và cả quyết đi sâu trong kế-hoạch.
Trưa hôm ấy đang ăn cơm, Nho nhắc:
- Tối nay ta dùng cơm trong Chợ-lớn chớ ?
- Sao lại trong Chợ-lớn. Hảo hỏi gằn.
- Thì chính em đã.....
- Nếu đó là sáng kiến của em thì việc gì đến anh mà anh nói.
Giọng của Hảo là giọng gây-gổ thật tình, khiến Nho vốn nể vợ, càng sợ hãi thêm. Hảo đã định là chính hôm đó đi ăn cơm Tàu, và không quên dự-định của nàng. Nhưng nàng, nổi dóa lên, khi thấy chồng nhớ đến điều đó. Nho nhớ như vậy, tức là săn-sóc Liên cẩn-thận, vì đi ăn cơm Tàu là để đãi Liên; sự săn-sóc của ông Nho chứng tỏ ông đã dành cho Liên một chỗ lớn trong tim ông rồi, trái tim mà từ thuở giờ bà đã chiếm trọn một mình.
Ông Nho có thể chỉ vì lịch-sự và châu-đáo với một người khách bà-con thôi, nhưng bà Nho từ đây, không còn nghĩ như vậy nữa được.
Bà cảm nghe một thích-thú vô song trước sự run sợ của chồng, cái thú trả thù lòng phản-bội của hắn, cái thú được tăng uy-quyền trước một kẻ thù tương-lai.
Bà thổi cho thú ấy phồng lên bằng cách đổi ý-định bất ngờ. Bà vụt cười lên khanh-khách rồi nói:
- Phải, chiều nay ăn cơm Tàu. Mà là do tôi quyết-định chớ không phải do ông nhắc-nhở, và đến phút chót tôi còn quyền bãi bỏ chương-trình.
Nói xong, bà sợ đứa cháu gái ái-ngại và khó chịu rồi không đi, nên bà day lại rồi cười mơn với nó mà rằng:
- Phải không em ? Việc gì cũng phải do chị em mình định cả. Đờn-ông thì cho ra rìa.
Thái-độ bất-lịch-sự của nàng nhờ câu đó bỗng hóa ra một trò đùa. Nho hiểu rằng thật ra không phải thế. Nhưng ông cũng cố mà nhận đó là một trò đùa, cho đỡ tổn thương tự-ái, nên ông cười xòa.
Hảo không ngớt nhìn đứa cháu gái. Liên mặc một bộ đồ mát bằng lụa nhơn-tạo Nhựt-bổn màu ngà-ngà như lụa lèo ta, mà dịu mình hơn nhiều. Chiếc áo của nàng cụt tay, hở cổ. Cánh tay và cổ của Liên no và trắng mịn khiến Hảo là đờn-bà cũng không rời mắt được. Tuy vậy nàng cũng dành chút ít thì-giờ để thỉnh-thoảng nhìn chồng, và mỗi lần nàng bắt gặp mắt Nho liếc qua người khách là nàng sôi gan lên, muốn hất mâm cơm xuống đất.
Nho chỉ cúi gầm xuống mà ăn, thỉnh-thoảng mới dám cho mắt mình đi dạo một vòng, đi vộì-vàng như một toán lính ba-trui, hối-hả trở về kẻo gặp quân địch vây bắt.
Lâu lâu, cần nói gì cho bữa ăn đỡ lạnh, ông chỉ ngước lên nhìn vợ thôi. Thấy như vậy hóa ra mình lạt-lẽo quá, nên một khi kia, ông đánh bạo day qua ngó Liên mà hỏi:
- Sao Liên không ăn giò heo ?
Nho làm bộ nhìn thẳng-thắn để dám nhìn lâu. Hảo đang cầm ly nước đá mà uống, sức muốn bóp nát chiếc ly ấy. Bà bóp thật, và thấy nó rắn quá, bà hạ ly xuống khỏi mặt bàn và ném mạnh lên gạch.
Tiếng pha-lê vỡ kêu cái rổn khiến Nho giựt nẩy mình day qua hỏi lăng-xăng:
- Gì đó ? Gì đó ? Em có sao không ? Bây a đem cái ly khác ra đây mau coi !
Liên không có tịch gì và bản-chất trầm lặng, nên nàng không mảy-may xúc-động vì tiếng ly bể thình-lình.
Từ đó đến cuối buổi ăn, không chuyện gì buồn xảy ra nữa cả. Cơn giận của Hảo như bị ném đi theo cái ly. Nàng bình-tĩnh lại và dẫn đầu câu chuyện cho không-khí trở ra vui-vẻ.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7165 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Gieo Gió Gặt Bão- Bình Nguyên Lộc Thu 25 Nov 2021, 10:51 | |
| Gieo Gió Gặt Bão
Bình Nguyên Lộc
- Liên đi bên mặt của anh Nho đây em, kẻo xe.
Hai vợ chồng ông Nho đậu xe ở đường trong rồi đi bộ ra phố Đồng-Khánh cho vui chơn. Vợ chồng dắt tay nhau đi trước, Liên lót-tót theo sau. Nhưng trái với thói quen, Hảo đi bên trái Nho chớ không đi bên mặt, tức phía trong, để núp xe.
Hảo day lại nói với đứa cháu gái:
- Liên đi lên ngang hàng để nói chuyện với chị, sao lại đi riêng ra như vậy?
Liên, bước lên hàng trên, đi bên trái của Hảo, tức phía ngoài đường.
- Ấy, xe nó ăn em bây giờ, đi phía trong !
Vừa nói, Hảo vừa kéo Liên vào phía vỉa hè. Thành ra Liên đi ngay bên mặt của Nho.
Đáng lý Nho hảnh-diện đi giữa hai phụ-nữ đẹp, nhưng ông ta sợ vợ lên cơn bất tử, nên cứ áy-náy lo-lo, không dám nói gì với Liên cả, cũng chẳng dám vui-vẻ lắm, sợ Hảo tức.
Đến tửu-lâu Thái-hồ ông mới nhẹ người được vì thang lầu hẹp, bắt buộc phải đi hàng hai nên Liên tự lui ra sau. Nhưng lên thang được bốn nấc, Hảo như nhớ ra cái gì nói:
- Ý chết, anh với Liên lên trước đi, em mua cái nầy đã.
Rồi nàng bước lẹ trở xuống để ra ngoài. Nho ngơ-ngác vài giây rồi nhìn Liên mà nói:
- Thôi mình lên trước vậy.
Tấm gương rộng và cao đặt tại đầu thang soi bóng hai người đang lên. Nho trông vào đó thấy Lìên cũng đang nhìn bóng nàng. Bốn mắt gặp nhau, hai mắt Liên vô-tội nên bình-thản soi gương, còn mắt Nho thì vừa sung-sướng trông thấy một cảnh xứng đôi lại vừa lấm-la lấm-lét như sợ ai quở trách về sự sung-sướng trái đạo ấy.
Thang lầu quẹo lên. Nhưng quanh-quẹo đi đâu, vẫn không thoát khỏi bao nhiêu tấm gương lớn, gắn cùng khắp nơi giúp Nho thấy được Liên mà khỏi nhìn ngay vào nàng.
Liên mặc áo bông nhánh khô lá héo. Nho nghĩ rằng nàng mặc lụa gì, màu gì, bông gì cũng đẹp được như thế cả. Bỗng ông giựt mình đánh thót lên vì Hảo thình-lình nói lớn sau lưng ông:
- Trời, mệt muốn đứt hơi.
Chắc ý là Hảo đã thấy mình ngó Liên trong gương, Nho tiếp tục ngó, cố ý tỏ ra mình ngó một cách thẳng-thắn nên không cần sợ-sệt. Vì thế, ông không day ra sau đón vợ mà chỉ nói với Hảo, như là việc Hảo lên theo kịp là tự nhiên và phải lúc, không làm ai hết hồn cả.
- Phải không Hảo, chiếc áo, riêng nó không đủ đẹp. Phải có tướng ăn mặc nữa mới nâng giá-trị nó lên được!
- Chớ sao. Mà áo nào được Liên nó mặc là chắc-chắn đẹp ra.
Liên lùi ra sau để nhường chỗ cho Hảo. Nhưng bà nầy không bước tới với chồng, chỉ đi song song với cháu thôi. Ông Nho day lại hỏi:
- Em mua gì đó?
- Trái cà-na.
- Trời, mua cà-na, cánh-chỉ làm gì?
- Em cũng chẳng biết làm gì nữa.
Liên tức cười cho người cô trẻ con, làm một việc cực nhọc là xuống thang gác, lên thang gác để mua một món quà không biết để làm gì.
Sao lại không biết! Hảo chỉ nói thế thôi. Nàng muốn nhường chỗ mình cho Liên trong giây lát với mục-đích giúp Nho toại mong mỏi ngầm và mục-đích làm cho Nho sợ-hãi chơi khi nàng lặng-lẽ theo kịp họ trong lúc Nho đang nhìn Liên. ° ° °
Nho gắp miếng da gà đưa lên trước mặt rồi hỏi vợ:
- Em biết họ chiên cách nào mà dòn như vầy hay không.?
- Cho mỡ đầy chảo chớ gì?
- Trật lất. Họ gắp da gà đưa lên như vầy rồi múc mỡ đang sôi mà xối vào, xối mãi cho đến khi nào da gà tới mức chín dòn thì thôi. Người Tàu họ có nhiều thứ đặc-biệt lắm.
- Đặc-biệt nhứt là vợ bé, Hảo cười nói. Vợ bé là phát-minh của ngươi Tàu, sở-trường của họ và...
- Chưa chắc. Người Việt-nam lại khòng cỏ vợ bé à?
- Nhưng ta đã chịu văn-hóa Tàu rất lâu.
- Còn người Ấn-độ, người Á-rập?
- Cũng lây Tàu tuốt.
- Nhưng sao em lại thích Tàu?
- Vì em không chống tục lấy vợ bé cho lắm.
- Bà nào cũng nói thế, nhưng hễ đàn-ông đi ra ngoài thì họ làm như giặc.
Hảo day qua Liên mà hỏi:
- Chị đố Liên anh có vợ bé hay không?
- Em không biết, mà chắc là không.
Lần đầu tiên Liên dám xưng em theo lịnh của Hảo. Nàng thấy cải thì khổ thêm với Hảo, nên cố-gắng và chỉ mới dùng cách xưng-hô ấy được hôm đó.
- Em nói đúng. Anh ấy không có nhưng sẽ có. Ảnh đòi vợ bé chèo-chẹo như em nhỏ đòi quà. Ảnh muốn con lắm, mà chị thì hiếm-hoi.
- Nhưng sao cô... sao chị khoẻ mạnh như vậy mà cứ không con?
- Là tại kiến họ của mình như vậy! Ba má chỉ có một mình em, em không thấy sao? Họ mình không tuyệt-tự nhưng hiếm-hoi lắm! Chị chịu thua mà nhìn-nhận như vậy, chớ biết đâu không phải lỗì tại ảnh.
- Nhưng ảnh trông cũng khỏe-mạnh...
Và đây là lần đầu tiên Liên dám kêu Nho bằng anh, vì vui câu chuyện, quên e-ngại như trước.
- Ấy vậy mà chị của em cứ muốn đổ lỗi cho anh, Nho nói.
Cả ba đều dám lộn ngôn theo ý-muốn của Hảo. Ý muốn ấy nhớ ra là chỉ vô-tội thôi, nảy ra ngay lúc Liên mới đến nhà, lúc Hảo chưa phát-minh mưu-kế ác-hiểm nào cả.
Bữa ăn cơm thường nầy đã đánh dấu một biến-đổi lớn trong sự giao-tiếp giữa ba người từ đây.
° ° ° Nho nằm yên rất lâu, muốn tìm biết xem Hảo ngủ hay thức, mà không thể nào tìm được.
Ông ta thao-thức mãi ! Không cục-cựa thì mỏi, mà cục-cựa, lăn-lộn lại sợ Hảo hỏi tại sao mà không ngủ, thì chẳng biết đáp thế nào cho ổn. Ngày thường, ông vẫn hay thao-thức, Hảo có hỏi thì cắt-nghĩa rất dễ-dàng. Nhưng ông ta lại có tịch, sẽ khó nói lắm, mà Hảo lại xét-nét với ẩn-ý nghi-ngờ thì ghê quá.
Thành ra ông cần biết vợ ngủ hay chưa để mà trở mình cho đỡ mỏi.
Ông làm bộ ngủ mê, bỏ tay qua trên mình vợ rồi rên ư-ư vài tiếng. Hảo vẫn nằm im-lìm và thở đều-đều. Bấy giờ Nho mới dám đổi vị-trí, trở chiếc gối để đưa mặt gối mát phía dưới lên trên, rồi dời lưng mình khỏi chỗ nệm nóng hầm.
Khó ngủ lắm, khi người đờn-ông đã để ý đến một người phụ-nữ. Anh ta chiếu phim cho hình bóng người đó hiện lên tấm màn đen của trí-não anh. Anh ta quay dĩa hát cho giọng nói, tiếng cười của người đó vang lên trong đêm lặng. Anh ta tự hỏi cỏ thể yêu được ngươi đó hay không, lòng tự-ái và kinh-nghiện ở đời, hai thứ đều bảo nhỏ anh rằng: "được !".
Mà đã xong đâu. Anh ta lại hỏi thầm mình: "Đành là được nhưng phải dùng chiến-lược nào để thành-công?" À, đây là một câu hỏi rắc-rối, trả lởi hơi lâu. Làm cách nầy, anh thấy sẽ phải đụng đầu với chướng-ngại kia. Làm cách nọ, anh thấy sẽ vương phải thắc-mắc khác.
Lập xong kế-hoạch tấn-công thì quá nửa đêm rồi.
Bây giờ đến lúc xem xét nội-bộ. Yêu được. Dùng chiến-dịch X. Nhưng phản-động của nội bộ sẽ như thế nào? Bà nội-tướng bả sẽ nổi tam bành, nhưng đến mức nào? Đốt chăng? Bắn chăng? Hay bả sẽ tự-tử? Hay gì-gì khác?
Tuy đó là vấn-đề nội bộ, nhưng lại thuộc khách-quan, ông đờn ông không thể lấy ý riêng, kinh-nghiệm riêng mà lường trước phản-động của vợ ông ta.
Thâm-ý của đối phương thật hoàn-toàn bí-mật thì khó liệu biết bao nhiêu! Biết người, biết ta, trăm trận đều thắng. Nhưng người ấy, mỗi khi ông cà-rỡn hỏi xem nếu ông yêu ai, người ấy sẽ làm gì ông, thì người ấy chỉ úp-mở, cười gằn rồi nói: "Cứ yêu đi, rồi sẽ biết tay tôi".
Khổ quá! Người ta muốn biết "tay tôi" trước kìa, để mà tùy-liệu hành-động, chớ sẽ biết nhau sau, thì biết làm gì.
Nhưng thắc-mắc băn-khoăn nào cũng phải mờ đi trước hình ảnh của cô gái cứ lởn-vởn hiện lên trước mắt ông Nho mãi.
Liên mặc dầu chỉ là cháu họ, vẫn hao-hao giống Hảo, Hảo thuở hai mươi. Nho đã yêu Hảo vì gương mặt ngày xưa, bóng-dáng ngày xưa. Gương mặt và bóng-dáng ấy bây giờ không còn nữa. Ông vẫn yêu vợ, nhưng không khỏi ngậm-ngùi tiếc thương những cái đã mất. Mấy hôm nay thình-lình ông tìm lại được thứ của mất ấy nơi người khác, mà người khác ấy, ngoài những nét giống Hảo kia, cũng riêng đẹp lắm, thì làm thế nào mà ông tịnh-tâm được.
Tại sao thuở giờ Liên cũng có đến chơi nhiều lần mà ông không nhận ra nàng là bản sao của Hảo, mà chỉ mới nhận được đây thôi? Là vì những cơn nổi giận thình-lình của Hảo, ông hiểu do đâu mà có. Cái ghen của vợ ông khiến ông nghĩ đến điều quấy mà vợ ông ghen. Đó là cái ghen gợi ý, rất tai-hại.
Ông Nho có chiến-đấu với tà-tâm của ông khi nó mới nhóm. Nhưng ông không phải là một chiến-sĩ quyết-thắng nên ông rút lui mau quá. Vả còn thắng làm sao được khi mà bên trong có kẻ chủ mưu gây rối, cứ đẩy ma-quái tới trước mặt ông, mỗi lần ông xô nó ra.
Ông Nho trở chiếc gối một lần nữa, rồi lăn qua bên kia cho mát. Ông vừa xây mặt ra ngoài thì bỗng bà nắm tai kéo trở vô thật mạnh:
- Lo cái gì mà tới giờ nầy chưa ngủ?
Nho sợ điếng hồn như đứa trẻ vừa bị mẹ bắt chợt ăn vụng mứt. Giọng bà Nho ráo hoảnh chứng tỏ rằng bà cũng chưa ngủ phút nào hết từ đầu hôm tới giờ.
Ông Nho nằm ngửa nhìn nóc mùng, tim đập lia-lịa, ú-ớ không đáp được. Thấy cũng tội-nghiệp, Hảo cười rồi vả vào má chồng mà nói:
- Lo vừa vừa vậy. Không con, làm ra tiền ai ăn mà khổ tâm, khổ trí quá vậy.
Bây giờ Nho mới hoàn hồn, lăn qua, hạ tay cho vợ gối đầu rồi hỏi:
- Em cũng chưa ngủ sao?
- Không, em mới thức giấc.
Bà Nho đã nói dối. Còn hơn ông Nho, bà không ngủ được từ mấy đêm nay. Mưu sâu của bà, bà cắn răng bóp bụng lập ra và thi hành vì quyết bảo-vệ quyền-lợi riêng của bà. Nhưng dầu sao, bà cũng nhiều tình-cảm, không để lý-trí lấn át mọi việc được. Nên chi bà đau-khổ trước, đau cái niềm đau của một bà vợ có chồng yêu người khác. Mà cuộc yêu đương tương-lai ấy lối ra thật là mờ mịt. Mà muốn một đường nhưng biết đâu nó sẽ chẳng đi một ngả.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7165 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Gieo Gió Gặt Bão- Bình Nguyên Lộc Fri 26 Nov 2021, 07:33 | |
| Gieo Gió Gặt Bão
Bình Nguyên Lộc
Hảo dừng lại trước tủ kiếng một hiệu kim-cương. Liên cũng đứng sát lưng nàng và cả hai cùng ngắm-nghía những món nữ-trang chưng bày trong đó.
Đờn ông không ưa hột xoàn, nên ông Nho đứng dang ra xa, day mặt ra đường mà nhìn xe qua lại.
Lâu lắm, ông đứng nghe chừng mỏi chơn, nên ông sốt ruột đi lại gần hai người đờn-bà mà nói:
- Chuông rung rồi kia ! Bộ muốn mua hết cả tủ hay sao ?
- Chuông rung mặc kệ nó. À, anh Nho nè ! Từ thuở giờ chưa thấy anh ngọt với bên vợ lần nào hết.
Nho ngạc-nhiên hỏi:
- Ngọt làm sao ?
- Thì không thấy anh giúp đỡ phía bên em lần nào cả ?
Nho cười ngất:
- Bên em không nghèo, làm sao anh giúp được.
- Không có dịp giúp kế mưu-sinh thì giúp về xa-xí, Đâu anh bóp bụng tặng em Liên một món nữ-trang trong hiệu nầy xem. Em chắc anh không dám làm cuộc hy-sinh đó. Tặng những quân khác thì anh dám, phải không ?
- Ngỡ gì. Anh chưa tặng vì Liên xem bộ nó không thích nữ-trang lắm.
- Ai nói với anh như vậy ? Đờn-bà con gái lại không thích nữ-trang thì thích cái gì ?
- Vậy à ? Thế Liên ưa món nào trong tủ nầy ?
Liên ngỡ Nho và Hảo nói đùa với nhau chơi nên cũng cà-rởn theo:
- Em muốn đôi bông vỏ bạch-kim kia.
- Đâu đôi nào đâu ?
Liên chỉ từng giữa. Một đôi hoa tai nằm trên nệm nhung đen của một chiếc hộp da, vỏ bằng vàng trắng nhận hai hột xoàn lóng-lánh màu sắc dưới ánh đèn. Nho day qua hỏi vợ:
- Cỡ mấy ly em ?
- Chắc là sáu ly.
- Mai em Liên sẽ có hoa tai.
Liên chỉ cười như đứa bé trước bao nhiêu lời hứa suông của người lớn mà kinh-nghiệm đã cho nó biết rằng sẽ ăn trợt cả.
Trong rạp chiếu bóng, phim thời-sự gần dứt. Nho đi trước dẫn đường, nhưng tới trước hàng ghế, ông nhường cho vợ vào. Ông nối gót theo Hảo, thành ra Liên đi sau mà ông thì ngồi giữa hai người.
Lần nầy ông Nho không còn nghĩ vẩn-vơ như lần đi xen vũ Nhựt nữa. Ý bất-chánh đã thành-hình hẳn mà cuộc chiến-đấu cũng đã chấm-dứt. Bây giờ ông đã bại trận, bị bắt làm tù-binh rồi. Ông ngồi tù giữa mối tình câm-lặng, không thoát ngục yêu-đương ấy được. Ông luôn-luôn sắp đặt mưu kế, không phải để vượt ngục, mà để cho mối tình nói lên thành tiếng được, khỏi phải yêu trộm nhớ thầm nữa.
Mỗi lần mỏi tay, gác cùi chỏ lên tay ghế, chạm phải Liên, ông cũng chẳng còn giựt mình giựt mẩy gì nữa hết. Hơn thế, ông dám nghiêng đầu qua để thì-thầm cắt nghĩa cho Liên vài đoạn khó hiểu, và còn hơn thế nữa, ông dám trao quà ngọt cho Liên tận tay.
Hảo là một nhà chiến-lược lỗi-lạc. Trận quyết-liệt, bà sẽ cho đánh tại bờ biển. Nhưng ở Sài gòn, bà gây ra trước nhiều cuộc chạm súng khá sôi-nổi, hào-hứng, để hai đối thủ tiếp-xúc nhau cho quen lần.
Hôm nay, ông Nho về sớm lắm; mới mười giờ rưỡi là xe ông đã tiến vào sân.
Liên đi vắng, còn Hảo thì đang ngồi gọt móng tay nơi buồng ăn. Nho bước vào nói:
- Em bêu xấu anh trước mặt Liên làm chi vậy?
Bà Nho chưng-hửng hỏi:
- Bêu xấu hồi nào ?
- Thì em đã nói rằng anh kẹo, không giúp bên vợ.
- Bộ không nói nó không biết à. Anh có giúp ai bên em lần nào đâu.
- Vì vậy anh tức lắm, phải tỏ cho nó thấy để xóa tiếng rít chúa ấy.
Hảo mỉm cười, hiểu ngay rằng chồng làm bộ nói thế để cắc-nghĩa cho trôi món chi-phí lớn của ông ta, và sự vội vàng sắm quà của ông ta. Nàng lại biết rằng trong túi áo Nho hiện đang có quà tặng ấy, nên đưa tay ra mà nói:
- Đâu cho xem.
Quả thật thế, Nho thò tay vào túi áo trong, lấy ra chiếc hộp da nhỏ xíu mà họ thấy đêm rồi.
Hảo mở hộp ra thì tờ hóa-đơn mở bung lên, nàng lấy giấy lên đọc thì trong đó đề tên người mua là Phan-thị-Liên.
Xoàn hoa tai, nước trắng, Hảo xem sơ bằng mắt trần thì thấy hột sạch lắm.
- Bao nhiêu?
- Sáu mươi lăm.
- Phắc-tuya chỉ để bốn mươi thôi.
- Trốn thuế mà! Bọn nó cắt cổ quá. Nhưng thôi, quà tặng thì không so-đo được lúc cần sắm.
Hảo trao trả hộp nữ-trang cho chồng. Nho nói:
- Em cất đi để rồi trao cho Liên.
- Không, nếu em tặng thì còn nghĩa gì.
Nho chỉ làm bộ nói thế thôi. Sự từ-chối của vợ là một cử-chỉ cứu-tinh, nên ông vội-vàng cất quà vào túi rồi xây lưng mà đi qua buồng giấy thật lẹ, sợ vợ đổi ý chăng?
Nho qua đó nhưng không làm việc gì được. Ông ngồi nóng-nảy rình Liên về. Ông cứ dòm đồng hồ mãi, mặc dầu Liên không có hẹn lúc nào về cả.
Ông nhớ lại thì hai tai Liên không có đeo gì hết. Hoa tai rẻ tiền chắc nàng chê, mà hoa tai quí giá lại mua không nổi, nên cô gái ấy đành để nó mồ côi. Quà tặng sẽ làm nàng vừa lòng chăng? Chắc là có. Sẽ gây cảm-tình của nàng đối với mình chăng? Cũng chắc-chắn là sẽ có. Đó là một món quà đế-vương, người nhận không thể không mến người tặng hơn lên được.
Thích quá ! Nho reo thầm như vậy rồi xoa tay khoan-khoái, ông ta đang chưa biết phải bắt đầu làm sao, thì vợ ông đã dại-dột bày cái trò tặng quà nầy khiến ông khỏi băn-khoăn trước mớ chương-trình của ông. Bây giờ chỉ còn thi-hành chương-trình X thôi mà điểm 1 là tặng món quà nầy.
Mà kìa, Liên đã về. Xe tắc-xi vừa ngừng lại thì Nho nghe bối-rối lên. Ông ta đã sắp-đặt một lối tặng quà bạo-dạn ngay trước mặt vợ. Nhưng đến phút chót sắp-sửa thi-hành thì ông đâm ra sợ-hãi.
Dòm ra cửa sổ, ông thấy Liên ôm gói đồ vừa mua mà vào nhà. Ông chờ một phút. Đoán Liên đang đứng ở buồng ăn mà nói chuyện với Hảo, ông đứng lên mở cửa phòng giấy mà bước qua đó.
Ông Nho đoán không sai.
Hảo ngồi trên chiếc đi-văng đặt sát vách. Liên đứng trước mặt Hảo vừa cười vừa đáp câu hỏi gì đó của vợ ông:
- Dạ em lục-lọi mãi mà không gặp. Hình như hàng-hóa Pháp lúc nầy không có tới nữa.
- Còn em mua gì kia ?
- Chỉ len.
- Trời giữa mùa nực mà đan len ?
- Giữa mùa nực mua chỉ mới rẻ được.
- Cho xem.
Liên vừa đặt gói xuống đi-văng thi Nho đã bước tới. Ông bảo:
- Liên, nhắm mắt lại xem nào!
Liên đoán là có trò gì hay mà hiền-lành, nên vâng lời. Nho móc túi lấy đồ nữ-trang ra, cầm một chiếc hoa tai lên kề sát tai Liên nhưng tránh đụng chạm. Ông ngắm-nghía rồi hỏi vợ:
- Nổi hay không?
- Nổi lắm.
- Đưa kiếng xem.
Hảo vói lấy chiếc gương con trao cho chồng. Nho đưa gương trước mặt Liên rồi bảo:
- Liên, mở mắt ra.
Liên làm y theo lời dặn rồi ngạc-nhiên hết sức mà thấy chiếc bông mà Nho cầm giữa hai ngón tay đang lóng-lánh trước mặt nàng. Thì ra Hảo và Nho đêm rồi đã nói thật chớ không phải cà-rỡn.
- Đâu em đeo vô liền xem, Hảo nỏi.
Liên bối rối quá, không biết có nên nhận món quà quí-giá đó hay không. Phải chi quà ấy Hảo tặng thì còn dễ có thái-độ, đằng nầy…
Bà Nho lại bảo:
- Em đeo đi cho chị xem. Anh biếu em đó, nhận đi.
Thấy Hảo thành-thật mời mọc, Liên hết ngại về người cho quà, nhưng vẫn khó chịu về giá của món quà.
- Anh cho nhiều quá...
Nàng nói nho-nhỏ một câu mà không nói dứt được. Hảo cứu vớt:
- Ảnh nhiều tiền lắm, em đừng lo. Quà đó mà có thấm tháp gì đối với số tiền ảnh kiếm được.
Liên cười ngoỏn-ngoẻn, tiếp lấy đôi bông rồi đeo vào tai. Nàng soi kiếng rồi lại cười, sung-sướng trông thấy. Hai vợ. chồng Nho cũng sung-sướng đã làm vui lòng kẻ khác đến mức đó.
Nho tiếc:
- Phải chi em nó uốn tóc thì tuyệt!
- Ờ, Hảo nói như vừa sực nhớ ra, em đã dặn nó đi uốn tóc mà nó bỏ qua rồi em cũng quên luôn. Được, mai em sẽ nắm đầu nó đi lại hiệu mới được.
Liên sợ-hãi phản đối:
- Ý chết ! Em chưa xin phép ba má...
- Không sao. Cứ đặt ổng bả trước một sự đã rồi. Ổng bả không giết em đâu à sợ. Anh Nho có nhớ chị Nhiệm hay không ?
- Chị Nhiệm nào?
- Bà con bên ngoại em đó mà.
- Ừ, nhớ rồi, rồi sao?
- Thuở chỉ còn con gái, chồng chỉ đi hỏi chỉ được ba tháng thì anh ấy trốn mất. Bên ảnh khóc, bên em càng khóc nhiều hơn. Nhưng ba tháng sau ảnh lù-lù trở về với cái đầu hớt kiểu ma-nin.
Cả đôi bên đều quí cái búi tóc, nhưng lại mừng đứa con trở về hơn, nên bỏ qua luôn. Vả chuyện đã rồi kia mà.
Sáng hôm ấy, Hảo kéo Liên ra đi mà không nói đì đâu, Liên cũng đã quên mất vụ uốn tóc. Khi xe ngừng trước hiệu Mỹ-Phát, Liên mới sực nhớ lại, và hoảng-hốt muốn nhảy xuống xe mà chạy.
Hảo cười ngất nắm chặt lấy tay nàng là rằng:
- Không khoát được đâu. Vào đây cho chị bán em cho Chà-và nó làm thịt em mà nấu cà-ry cho rồi.
Liên nhút-nhát, sợ chèo kéo nhau giữa chỗ đông người, người ta cười cho, nên riu-ríu bước theo Hảo vào tiệm.
Hảo hỏi nàng nho-nhỏ:
- Em thích kiểu nào?
Liên không dám đòi coi kiểu, nói bừa:
- Uốn giống y như chị.
Nàng bùi-ngùi mến tiếc ngọn tóc mà thợ vừa cắt cho ngắn đi, day lại mà dòm xuống rồi nói:
- Cho lại tôi.
Người ta gói tóc cẩn-thận lại, Liên rưng-rưng nước mắt như vừa mất đứa em, nhưng lòng lại bôn-chôn muốn bíết cái đầu mới sẽ ra sao.
Đây là lần đầu trong đời mà nàng thấy bao cuộc thay-đổi diễn ra trong vòng ngấy hôm. Nàng đã biến thành một cô gái khác, và vài giờ nữa đây, thật là khác hẳn rồi.
Liên lắng nghe thử lòng mình xem nó có biến khác đi chăng? Không, chưa thấy gì mới lạ bên trong. Chẳng qua là thêm nhiều ham muốn, nhưng đó là những ham muốn còn rụt-rè.
Liên thấy cái tôi của nàng là quí và không thể tưởng-tượng một cái tôi khác vào thay cái cũ được.
Nàng ngồi đó, nghe như cả một quả núi đá đè nặng lên đầu nàng. Kiếp đờn-bà khổ thay, nàng nghĩ: nào sinh nở; nào kinh-kỳ, nào nội-trợ. Mà kiếp đờn-bà đẹp lại càng khổ hơn; khi không lại úp trên đầu một chiếc nón sắt, nóng và nặng, rồi không dám cựa quậy, rồi về sau lại không dám gội tóc cho thường. Mỗi ngày phải săn-sóc những cái lọn trên đầu như ông cụ chăm-nom cây cảnh.
Tóc đã uốn xong sau mấy tiếng đồng hồ ngồi như nhà sư nhập thiền. Liên nghe kỳ-kỳ hết sức, chừng xem lại mặt mình trong gương thì thấy nó còn kỳ hơn nữa.
Hảo kéo nàng ra cửa rồi nói:
- Em đẹp như tiên ấy. Có ưng ý hay không?
- Sao em lại thấy chướng.
- Vài bữa nó quen đi. Bây giờ thì em thật hoàn-toàn hết nhà quê rồi đó.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7165 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Gieo Gió Gặt Bão- Bình Nguyên Lộc Fri 03 Dec 2021, 10:22 | |
| Gieo Gió Gặt Bão
Bình Nguyên Lộc
Ông Nho tuy giàu mà không có biệt-thự ở Vũng-tàu. Ông nghĩ sắm nhà rồi một năm chỉ ở có một tháng thôi, cũng uổng, nên ông cam ở thuê biệt thự của người khác.
"Quỳnh-hoa" là một một nhà "sinh đôi", gia-quyến chủ-nhơn ở một bên, còn một hên để cho bạn-hữu mướn.
Ba người ra đến đó thì đã sáu giờ chiều. Biển không thấy đâu cả vì biệt-thự ở thụt mãi trong nầy.
Bà Nho hối đi tắm liền nhưng ông Nho nhức đầu, đành phải hoãn việc tắm nước mặn qua ngày mai.
Nhà có bốn buồng, hai trên lầu và hai ở dưới. Trên lầu vợ chồng ông Nho chiếm buồng ngoài trông ra hướng biển, Liên ở buồng phía trong.
Ở đây nóng bức không kém ở Sàigòn, có phần còn hơn nữa. Cả đến gió biển cũng nghe nóng hừng-hực.
Ông Nho nằm mãi trong buồng, nên hai chị em Hảo-Liên rủ nhau xuống vườn một mình, rồi ra phố đi bộ. Hảo nói:
- Em chưa thấy biển lần nào, nên chị để dành cho em nguyên-vẹn cảm-giác mới lạ. Vậy mai hãy ra đó, bây giờ mà xem thì chẳng thấy gì cho lắm lại mòn bớt thú khám-phá của ngày mai đi.
Họ đi bộ chậm-chậm ở các phố phía trên nầy; Liên cứ ngước lên nhìn mãi tia hải đăng đang quay tròn mà quét chơn trời khắp bốn phương tám hướng.
- Lên đó được không chị?
- Được, nhưng cũng chẳng có gì để xem. Ngày xưa họ thắp bằng dầu, ngày nay họ thắp điện, cũng chẳng lạ hơn. Phải quen được với ông trưởng-đăng, ở lại trên ấy một đêm mới thú. Thuở bé chị có ở trển một lần, về khuya rình tàu qua lại dập-dìu trông hay lắm. Té ra trên biển tối om mà mình ngỡ là vắng như sa-mạc lại đầy sự hoạt-động, tàu hè qua lại luôn luôn.
Tiếng tiêu của ai bỗng mọc lên khỏi những ngọn cây trên núi phía hữu, khiến Liên ngây ngươi ra giây lâu, rồi nói:
- Tiếng tiêu nghe trong rừng núi mới có vẻ cổ-sơ và đẹp như thời xưa. Mà trong rừng núi thì mình vào không được. Ở đây, gìữa thành-phố, lại có cái cảnh mơ-ước đó nó xen vào, thú quá.
Hảo nhìn Liên rất lâu, lòng thương cháu bỗng bừng dậy lên. Quan-sát của Liên là nhận-xét của một cô gái còn ngây-thơ, còn thơ-mộng, còn say vẻ đẹp thiên-nhiên. Xô một cô gái như thế vào làn sóng đời, Hảo nghe tội-nghiệp quá. Trong giây phút bà cảm thấy tất cả sự tàn-nhẫn của cuộc âm-mưu của bà.
Dắt tay nhau dạo chơi trong một thành-phố nhỏ, hơn thế trong môt thành-phố có thiên-nhiên lẫn-lộn vào, Hảo cảm nghe như mình sống lại thời niên-thiếu, cùng với Liên đang sống ở thôn-quê rồi ở tỉnh-lỵ nhỏ.
Mặc dầu bẩm-chất nàng đã thường ăn hiếp gió Liên, chớ thâm-tâm nàng cũng rất thưong mến Liên mà nàng đã xem là bạn buổi thiếu-thời, cùng một hoài-bảo với nhau, cùng một ngơ-ngác với nhau trước cuộc đời phức-tạp.
Nay không-khí xưa bỗng thư bay về nên tự-nhiên bao nhiêu tình thương mến nhau thuở bé cũng thức-tỉnh dậy.
- Trời ơi, Bà Nho kêu than thầm, thì ra lòng mình đã bị đời quấy cho vẩn đục đến thế nầy a!
Sống trong một thành-phố quay cuồng trong quyền-lợi Hảo đã biến thành một con người ít tình-cảm, chỉ nghĩ đến lợi riêng mình thôi. Thành-phố ấy lại không thờ đạo-đức lắm, nên Hảo đã nghĩ ra mưu ác mà không thấy là ác bao nhiêu.
Sự yên-tĩnh ở đây như vừa lọc được lòng trần của Hảo, khiến nàng thấy rõ lớp bợn vừa bị tẩy ra nên đâm hoảng lên. Nàng nắm tay Liên siết chặt lại, lòng ứa mến thương, thật tình hối-hận.
Đôi bạn trở gót về nhà. Hảo không nói tía-lia nữa như khi đi, vì trí nàng đang bận-rộn cuộc chiến-đấu chống lại mưu mô ám hại người bạn cũ nầy do nàng bày ra.
Về tới cửa biệt-thự, hai người thấy đèn sáng choang ngoài vườn: vợ chồng ông Thạch, chủ nhà qua chơi, và Nho buộc lòng phải tiếp.
- Kìa chị Nho đã về, Xuyến, vợ của Thạch reo lên.
- Chào anh chị. Vợ chồng tôi không qua thăm anh chị trước thật lỗi lắm.
- Không cần khách-sáo, Thạch nói, chúng tôi bắt anh Nho vừa ôm cái đầu đau vừa tiếp khách, lại không lỗi hay sao?
Hảo đẩy Liên tới rồi giới-thiệu:
- Liên em tôi.
Vợ chồng Thạch chào cô em nầy rồi bà Thạch hỏi:
- Em ruột à ? Sao từ thuở giờ...
- Không, em họ. Nó ở tỉnh, ít lên đây lắm.
Xuyến nhìn Liên mãi rồi cười nói:
- Trời, cô đẹp quá ! Đã có đôi bạn chưa vậy?
- Chưa, Hảo đáp hớt.
Nho gọi người nhà mang thêm ly, nước đá và nước ngọt thêm ra. Hảo hỏi bạn:
- Tụi tôi bận việc, nên ra đây lúc họ đang ùn-ùn kéo nhau về. Hổm nay có gì lạ, chị?
- Chẳng có gì lạ cả. Mà họ chẳng về đâu mà chị lo.
- Trái lại, tôi lo họ không về chớ. Tôi thích biển chỉ để dành riêng một mình tôi thôi.
- Đờn-bà thì ưa độc-quyền lắm, bà nào cũng thế, phải không anh Nho? Thạch hỏi bạn.
- Đúng y như vậy, Nho đáp. Họ ưa độc quyền về mọi việc.
- Tôi thì không, Xuyến cải. Thí dụ về việc vợ chồng tôi cũng rộng-rãi lắm. Tôi biểu anh Thạch rán mà ăn ở với tôi cho tử-tế rồi đúng sáu mươi lăm tuổi, tôi sẽ tuyên-dương công-đức của ảnh và thưởng cho ảnh bốn cô vợ bé một lượt.
Cả bàn đều cười xòa. Nho nhăn mặt, ôm trán, cười mà hỏi vợ:
- Còn em? Đến mấy mươi em mới thưởng anh?
- Anh có ăn ở tử-tế với em bao giờ đâu mà đòi thưởng.
- Vậy à, té ra anh Nho không tử-tế à? Thạch đùa mà hỏi như vậy.
- Tôi tử-tế chỉ kém anh một chút xíu thôi. Nhưng bà nầy bả khó tánh lắm nên tuyên-truyền ra thế để tố tôi đó thôi.
Bà Nho đã sống trở lại không-khí Sài gòn với sự xem thường đạo-đức trong câu chuyện phiếm cũng như trong thái-độ thật hằng ngày. Người ta đùa tội ác, người ta đùa với tội ác cho quen với nó rồi người ta làm tội ác một cách dễ-dàng.
Cuộc chiến-đấu của Hảo hồi nãy chỉ là một cuộc vật lộn sơ-sơ của hai đứa trẻ non dại, đứa nào thắng, người trọng tài cũng cóc cần, vì y thấy không chết ai kia mà.
Bây giờ Hảo chỉ còn thấy trước mặt bà một cô gái đẹp tuyệt-trần, con nhà nghèo lại luống tuổi, khó mong lấy chồng được. Thì tại làm sao cô ấy phải ở đây làm gái già trọn đời cho uổng của trời, mà không giúp bà thoát khỏi nẻo bí?
° ° °
Không, biển không làm cho Liên ngạc-nhiên và sợ-hãi chút xíu nào hết. Đọc sách và nghe người ta nói, thì biển lớn minh-mông, không biết đâu là bờ bến. Nó lại kêu gào ầm-ĩ nghe mà hãi-hùng.
Nhưng giờ đây tầm mắt Liên bị chân trời ngăn lại, chỉ phóng xa ra có chừng mực thôi. Sóng cũng chẳng reo vang bao nhiêu, và cái bãi lài không gây cảm-giác ghê-rợn của vực sâu thẳm.
Mặc dầu "Chị tôi quá sá" chị Hảo cũng không dám mặc áo tắm đi từ nhà ra bờ biển. Ông Nho cũng thế, và cố nhiên là Liên cũng mặc choàng y-phục thường bên ngoài. Họ xuống bãi rồi quẹo qua tay mặt để núp kín-đáo dưới nhũng gộp đá, những tàn cây ven trên lộ chạy vòng quanh trái núi phía hữu. Nhưng vì người khác cũng đi núp như vậy, và ghe đánh cá cũng kiếm ăn nơi đó, nên phải đi rất xa, hàng mấy cây số mới tới chỗ thưa người được.
Hảo ngồi ẩn bóng một tảng đá, thở hổn-hển nòi:
- Liên thay đồ ra đi!
Vừa nói bà vừa mở bỏ y-phục ngoài. Ông Nho cũng làm theo vợ. Trong khi đó thì Liên chỉ đứng làm thinh, ngó mông ra khơi.
- Ủa, biểu thay đồ ra mà! Hảo giục.
- Em không có mặc áo tắm ở trong.
- Trời ơi! Hảo kêu lớn. Bộ mầy tính tẩm nước mặn chiếc áo dài mầy sao mà ?
Rồi bà cười ngất, ngó chồng mà kể:
- Thuở em còn bé, lần đầu em ra đây tắm với ba má em, thì nhớ ra má em mặc cả áo đài mà đi lần xuống nước. Tây đầm nó cười má em dữ lắm.
- Vậy không phải chỉ có Liên là không dám, Nho biện-hộ cho cô gái.
- Nhưng nó sanh sau má em đến gần rửa thế-kỷ.
- Thì chị cứ tắm đi, em đứng đây chơi cũng được mà.
- Sao mầy không đứng trong Sàigòn mà chơi, lại ra đây mà đứng?
- Thôi, ngày mai Liên hãy tắm vậy. Nho hòa-giải.
- Mặc kệ nó. Sớm mai, em biểu nó mặc áo tắm sẵn bên trong, nó ừ, dạ đàng-hoàng bây giờ lại nói không có mặc.
Bà Nho mặc áo hai mảnh, vải bông con sò trắng, nền đen. Nước da bà trắng nên trông rất nổi. Bà lại chưa qua thơi kỳ sinh nở nào nên đường nét của thân-thể còn đều-đặn như thường.
Ông Nho tuy đã bước gần tới thềm của tuổi xế chiều, nhưng ngực còn no, và bụng lép, nên trông ông khỏe-mạnh như con trai.
Nho nói:
- Ta chạy đua xuống mé nước nè!
- Ừ!
- Coi chừng: Một... hai... Ba....
Hai vợ chồng cắm cổ mà chạy xuống dóc. Lúc ấy nước ròng sát, nên bãi cát rộng thênh-thang. Bà Nho mới chạy được nửa đường thì đã mệt, chậm bước lại rồi chỉ còn chạy được lúp-xúp thôi.
Nho không chạy mau, cố đợi vợ nhưng thấy Hảo không còn sức nữa, ông chạy bay xuống mé nước một mình, rồi sẵn trớn chạy luôn trên nước. Ở đây ông bị nước cản tốc-lực, nên chạy chậm lại, đá nước văng lên trắng xóa, rồi một lúc sau, không chạy được nữa, ông thả cho té sấp lên đầu những con sóng nhỏ đang đua nhau chạy vào bờ.
Hảo ngồi bệt trên cát mà réo chồng om trời.
Nho trở lên, nhưng khi gần tới bên vợ thì bị một loạt cát bắn tung vào người. Hảo vừa ném cát vào mình chồng vừa rủa:
- Anh mắc dịch, ăn gian người ta! Chạy lại hè!
Ở trên gió, nên Liên nghe rõ mồn một những gì Hảo nói.
Sự náo-nhiệt ở đây, sự sinh-động của những người đi tắm biển và thái-độ trẻ con của Nho và Hảo khiến Liên thấy tất cả cái tươi-trẻ, vui mạnh của cuộc đời, và nghe thèm sự trẻ mạnh đó.
Nàng hối-hận đã không dám mặc áo tắm, nên bây giờ không tham dự được cuộc sống vui-vẻ kia.
Hảo tiếp-tục hốt cát mà bắn chồng. Nho sợ hãi thật tình, bỏ chạy và bị vợ rượt theo nã đạn không ngớt tay.
Lần đầu tiên, Liên thấy thân-thể đẹp-đẽ của một người đờn-ông đẹp trai. Thuở giờ nàng chỉ thấy dân cày và dân phu đánh trần. Những ngươi nầy lực-lưỡng còn hơn Nho nữa, nhưng sự nở-nang của thân-thể họ thô lắm.
Lạì cũng lần đầu-tiên, nàng cảm thấy rõ-rệt sự che-chở của người đờn-ông, tuy khỏe-mạnh, vẫn nhường vợ mà chạy chớ không dám đương đầu lại.
Sự che-chở ấy nghe sao mà êm đẹp quá. Nàng nghe thèm muốn thân mình nhỏ-nhoi ra để được che-chở như thế, và nhứt là thèm có được một người che-chở cho.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7165 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Gieo Gió Gặt Bão- Bình Nguyên Lộc Tue 07 Dec 2021, 10:12 | |
| Gieo Gió Gặt Bão
Bình Nguyên Lộc
Bước xuống bãi cát, Hảo đưa tay rờ vào mình Liên, Liên nghe nhột-nhạt khó chịu nên cười hăn-hắt và lấy tay mà phủi tay Hảo. Bà Nho cứ làm thinh mà khám xét trên người của cô gái.
- Được, bữa nay mầy nghe lời rồi đó.
Nho nghe thấy thế, biết rằng vợ ông kiểm-soát lại xem Liên nó có mặc áo tắm bên trong hay không, vì Liên mặc áo dài màu bên ngoài, nên màu áo tắm không lộ ra được để nhìn thì thấy ngay.
Họ cũng quẹo qua phía hữu như bữa trước. Khi đến nơi cũ, Hảo hạ lịnh cho đoàn thay y-phục.
Liên bước thụt ra sau lưng Hảo, nhưng vẫn ngồi đó. Đến chừng Hảo thay xong dòm lại thì Liên vẫn giữ nguyên áo ngoài, nên nói:
- Nữa nè! Bộ mầy sợ người ta thấy da rồi mất màu hay sao?
- Chị đi tắm trước đi rồi em theo sau.
- Hừ, con nhỏ làm bộ hoài. Anh Nho, mình xây lưng lại đi, cho nó thay áo.
Rồi nàng đứng lên, nắm chồng mà xây lại. Hai vợ chồng đứng trông ra biển, và Hảo nói:
- Tao đếm một hai đến mười mà mầy chưa xong thì mầy biết tay tao.
- Hay là ta chạy đua như hôm qua, Nho đề-nghị.
- Ừ, nhưng em đếm. Anh đếm ăn gian lắm.
- Ăn gian làm sao ?
- Anh biết khi nào anh nói tiếng "ba", rồi anh dọn bộ trước, ai mà chuẩn bị cho kịp.
- Thôi em đếm đi.
- Liên nè, tao xuống tới nước, mầy phải chạy theo đa nghe. Nè, coi chừng: Một-Hai-Hai rưỡi !
Nghe hô "Hai rưỡi" Nho ngỡ là vợ nói "ba" nên đâm đầu chạy. Chạy được hai ba bước, ông mới thắng lại kịp, và cười hề-hề quay gót trở lại.
- Lêu-lêu mắc cỡ, Hảo chế-nhạo chồng.
Lúc ấy Liên vừa mở nút áo, thấy Nho day lên, nàng hoảng-hốt vội-vàng xây mặt vào trong, rồi gài nút áo lại.
- Coi chừng, Hảo lại hô: Một-Hai-Hai rưỡi-Hai trois quarts !
Lần nầy, Nho lại xộ nữa. Ông đã dè-dặt cố kềm cương lúc nghe tiếng "Hai rưỡi". Nhưng qua tiếng "Hai trois quarts" là ông lại lầm.
Hảo rũ ra mà cười, rồi té quỵ xuống mà cười, rồi lại nằm lăn lộn trên cát mà cười.
Trò đùa trẻ con của Hảo, vẻ mặt ngơ-ngác của Nho lúc trở lộn lên cũng chọc Liên cười no một bữa. Lần nầy nàng cũng vừa mở nút áo lại phải day vào trong.
Nho thấy Liên day lưng ra ngoài, toàn thân nàng rung động vì trận cười cố đè nén. Dáng-điệu của Liên lúc ấy có vẻ gì khép-nép trông dễ... yêu quá đi mất.
Hảo cười mệt rồi lồm-cồm ngồi dậy mà thở ra. Nàng ngó lại thấy Liên day vào trong nên hét:
- Bây giờ mầy lại giấu đến cả cái mặt nữa hả? Thôi ra chạy đua cho nó thay đồ. Coi chừng nè: Một-Hai-Ba.
Nho đinh-ninh tiếng thứ ba ấy, Hảo sẻ hô bậy-bạ gì đó, nên ông không có chuẩn-bị. Chẳng dè lần nầy, Hảo lại hô "ba" rồi nàng chạy trước được lối mười bước ông mới lót-tót chạy theo.
Hai người tới mé nước một lượt, Hảo níu chồng lại mà nói:
- Đừng ngó lên, để nó thay đồ cái đã.
Đứng một lát bực-bội, Nho bứt-rứt nói:
- Phải chi có mắt sau lưng, ta biết nó xong chưa để nhảy chơi, chớ đứng hoài như vầy thì...
- Quỉ, có mắt sau lưng đặng dòm nó thay đồ hả? Anh rể băm-lăm!
Nho cười hề-hề, rồi bị Hảo véo ngay bắp vế một cái, ông nhảy tưng lên mà la oai-oái.
- Rồi chưa con dịch! Rồi thì xuống cho mau, chớ bắt tao đứng như trời trồng đây sao ?
Hảo hét như vậy rồi lắng đợi. Không có gì cả.
- Nè, tụi tao đếm một hai đến năm thì trở lên nắm đầu mầy đây. Một-Hai-Ba-Bốn-Năm !
Hảo và Nho xây lại thình-lình thì thấy Liên đã bỏ y-phục ngoài rồi, nhưng ngồi bó gối co-rút trong kẹt đá.
Hai vợ chồng cười ngất rồi ngược dốc chạy lên. Liên khoanh tay rế mà cười. Hảo nói với chồng:
- Anh nắm chơn, em nắm đầu, ta khiêng nó mà ném xuống biển đi.
Liên sợ-hãi xua tay nói:
- Để em đi! Để em đi!
- Thì đứng dậy coi nào!
- Anh chị chạy trước, em rượt theo.
- Lần nầy mà mầy không chui ra khỏi hang thì tao sẽ bắt mầy như bắt cua.
Rồi hai vợ chồng trở xuống nước. Bận nầy Liên quả-quyết đứng lên chạy theo họ.
Khi cả ba tới gần mé nước, Liên rút tới rồi nhảy ùm xuống biển. Nước cạn quá nên nàng cố lết mau ra ngoài cho toàn thân ngập hết. Nàng bò như thế rất xa mới đạt mục-đích được.
Bây giờ Liên ngồi dậy ló mặt lên mà cười.
- Ờ, rồi ngồi đó nghen em, ngồi riết tới tối đừng có lên nữa!
Hảo nói rồi cũng nhảy ùm xuống rồi tát nước vào má Liên.
- Không chơi, Liên nói.
- Không chơi cũng không được.
Quả Liên ngộp quá nên phải tự-vệ, thành ra không muốn chơi vẫn phải chơi trò đánh giặc nước ấy.
Nho bò ra sau lưng Hảo để xem Liên cử-động ra sao. Nhưng Hảo nói:
- Liên nè! Tụi mình phe phụ-nữ, đoàn-kết lại tát nước anh Nho chơi.
Nói xong nàng chạy qua phía Liên rôi cả hai xáp lại gần Nho mà tấn công. Nho tát trả liền. Ông tát nước vợ ít ít thôi nhưng tát Liên bạo tợn quá, khiến nàng phải cười mà hễ hả miệng ra cười là nước mặn bắn vào.
Hảo để ý biết Nho thiên-vị nên tức ấm-ách. Nàng cảm-giác đang đi với chồng vào chợ phiên, anh chồng cứ theo rắc bông giấy trên đầu các cô gái khác, còn nàng thì bị bỏ quên.
Trong giây phút, nàng nổi tam bành lên, nên đứng dậy đạp nước chạy lại ôm lấy cổ Nho mà vật xuống. Nho bị đè dưới ấy ngộp quá, nên mặc dầu nể vợ, vẫn phải chống trả, vùng dậy lên, khiến Hảo té nhào. Nho nói:
- Không chơi nữa. Bây giờ lội đua nè!
Hảo đã hết giận hỏi:
- Lội từ đâu tới đâu?
- Từ đây ra trái nổi ở trước bãi trước.
- Đi đường xéo như vậy thì xa quá.
- Thì xa mới đáng lội. Chớ lội như tụi nó, từ trong ra ngoài ngay một đường, gần xịch, trẻ con lội cũng được.
- Ừ, thì đua thử xem.
Cả ba cùng nhào ra phía ngoài sâu để có thể lội được. Nho căn dặn:
- Ta đi song song theo bờ biển, chớ không phải từ trong mà đâm xéo ra. Vậy ai nghe đuối sức dọc đường thì cứ đâm vô vài sải là chơn chấm đất. Đừng có quýnh lội bậy mà chết. Nè: Một-Hai-Ba!
Nho nhịn thua, nhường cho hai phụ-nữ vượt tới trước. Lội ngược sóng tuy mệt nhưng sao nghe dễ hơn là đưa hông cho sóng vỗ như thế nầy. Tuy nhiên trông Liên cũng vẫn thấy nàng lội đều-đều chưa có vẻ gì nao-núng cả. Còn Hảo thì xem chừng muốn bỏ cuộc.
Kìa, quả thế, Hảo đã quay đầu vào trong để đâm vô bờ. Bấy giờ Nho mới lướt tới kêu vợ:
- Nhớ bơi vài sải là chơn chấm đất.
Rồi ông tiếp-tục lội, giây phút sau thì theo kịp Liên. Hai người lội song-song với nhau, xéo ra phía trái nổi, một người khoẻ mạnh thưng đã hơi già, một người thuộc phái yếu nhưng sức lực đang lên, cho nên cả hai bù qua bổ lại vẫn đồng hơi nhau được.
Hảo đụng được cát thi đứng xuống và đi vào bờ. Từ trong nầy mà nhìn ra thì thấy hai người kia đã lội tới trái nổi rồi.
Cả hai đều vói tay lên định níu mà trèo. Nhưng trái nổi bị sóng dời như cái trứng gà nên họ hì hục mãi mà vẫn còn ở dưới nước.
Giây lâu, Nho nắm được chơn một trụ sắt rồi rút mình lên. Đứng được trên mặt trái nổi, ông một tay vịn trụ, một tay thòng xuống để nắm lấy tay Liên, Liên níu chặt cườm tay cứu tinh đó và được kéo lên trên.
Hảo bứt-rứt muốn chạy ngay về nhà lấy chiếc ống dòm để nhìn thấy rõ chi-liết của cuộc đụng chạm đầu-tiên giữa hai người. Nhưng nàng nghe không đủ thì giờ, lại nếu thấy rõ còn khó chịu hơn, nên ngồi bệt xuống cát mà buồn hiu.
Hai người vịn chung một trụ sắt, ngã tới, ngã lui tùy theo sự nghiêng ngửa của mặt trái nổi. Hình như là họ đang nói chuyện với nhau vì họ cứ đứng đó nhìn nhau, không làm gì nữa cả.
Hảo lại thấy Liên gập mình lại như là đang rũ ra mà cười. Nàng bậm môi lẩm-bẩm:
- Nói gì mà hay-ho như vậy? Anh ấy không bao giờ có lời nào cho mình vui cả.
Hảo ngửa bàn tay lên chống má và thấy hai người lông-rông xuống một lượt để lội vô. Nàng vội-vàng nằm sắp xuống cát để phơi nắng và để khỏi chưng bộ mặt căm tức ra khi họ vào tới nơi.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7165 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Gieo Gió Gặt Bão- Bình Nguyên Lộc Thu 23 Dec 2021, 11:39 | |
| Gieo Gió Gặt Bão
Bình Nguyên Lộc
Phần IV
Nho lo-lắng liếc nhìn Hảo đang mở bức điện-tín mà người phát thơ vừa đưa tới. Hảo đọc xong rồi châu mày. Nho lỏi:
- Tin lành hay dữ?
Hảo làm thinh, trao bức điện-tín cho chồng. Nho đọc:
Bà Hoàng úp hụi stop. Về ngay để đi thưa. MAI
- Hụi bao nhiêu? Nho hỏi.
- Sáu ngàn, hai mươi tay.
- Có cần về lắm hay không?
- Sao lại không. Phải đi thưa đông đủ tay em, người ta mới lo mau lẹ cho mình.
- Chừng nào đi?
- Đi ngay.
- Nắng quá!
- Mặc kệ.
Ba người ăn cơm trưa vừa xong. Nắng trưa đè nặng mí mắt của họ xuống, nên Nho ngại lái xe. Ông thở ra, uể-oải đứng lên nói:
- Thôi, để anh đi thay đồ.
- Không cần.
- Em lái còn non lắm.
- Em đi xe lô.
- Rồi làm sao mà trở ra.
- Thì cũng ra bằng xe lô.
- Nhưng tối, làm gì có xe ra.
- Em đâu có ra liền nội ngày nay được. Về rồi còn phải đi thăm các bả, các chỉ xem sao, rồi mới vô đơn, tốn ít lắm cũng hai ngày.
Nho bây giờ mới sực biết thư vậy và mừng quýnh lên. Ông cố giấu nỗi vui nó chực lộ ra trên mặt ông. Hảo đã sắp đặt bức điện-tín giả nầy, đã đoán biết phản-động của Nho khi ông ta hay tin bà phải rời Vũng-tàu. Nho không làm sao che đậy được tình-cảm của ông cả.
Bà chửi thầm trong bụng:
- Đồ dịch vật, thích chết đi mà cứ làm bộ hoài. Cái quân đờn-ông thật khốn nạn quá.
Nho nhìn Liên mà hỏi:
- Liên về với chị hay ở lại?
Liên chậm-lụt, lại không biết phải nên về thay nên ở. Nàng còn làm thinh thì Hảo nói:
- Bắt em nó đi chi cho mệt. Em cực chẳng đã phải chịu đi nắng, chịu ngồi xe chật như vầy, chớ khi không, ai mắc mớ gì mà...
- Em đi xe đưa hành-khách, anh ngại lắm: Tài-xế các thứ xe ấy họ hay chạy ẩu.
- Không hề gì. Giấc trưa nầy xe lô nó ưa "dù" lắm. Đi xe "dù" rộng-rãi, băng trước trống trơn, tài-xế nó không bị ép, dễ day trở hơn trên các chuyến thường. Thôi em đi sửa-soạn ngay đây.
Ông Nho nối gót theo vợ lên buồng. Liên cũng lên buồng nàng để nghỉ trưa.
Mọi khi, ăn cơm trưa xong, thì mắt Nho híp lại. Nắng và rượu đã rủ con buồn ngủ đến liền sau bữa ăn. Nhưng hôm nay, ông Nho mắt trao-tráo mà nhìn vợ điểm-trang. Tuy vậy, ông không thấy vợ, mà chỉ thấy những cảnh tương-lai mà ông đang sắp đặt ra.
Hảo trang-điểm xong, bước lại kéo má chồng một cái rồi nói:
- Hãy ngoan nhé, rồi em cưng. Vài bữa em về, em mua quà về cho.
Nho kéo vợ xuống, hôn lên trán Hảo một cái rồi nói:
- Xong thì ra liền nghen!
- Thành-thật hay không?
- Sao em lại hỏi lạ vậy?
- Biết đâu. Em có cảm-giác rằng anh mong em ở mãi trong ấy.
- Xí, nói bậy hoài.
- Hừ, bậy hay không rồi sẽ biết.
Hảo khéo đến đỗi hay nói bóng nói gió đến một sự phản-bội có thể của Nho. Nói đến sự ấy một cách hiền-lành như vậy, người đờn-ông sẽ đoán biết là phản-động của nàng sẽ không mạnh-mẽ bao nhiêu, một khi công chuyện đổ bể ra. Đó là một lối khuyến-khích gián-tiếp, như là nói:
- Em biết anh sẽ phản-bội, nhưng em không làm sao ngăn anh được cả. Âu cũng là số-phận của em. Bọn đờn-ông các anh đều như thế cả thì biết sao bây giờ!
Đờn-bà làm thinh về khoản đó là đờn-bà khôn. Đối-phương sẽ mù tịt về ý-nghĩ của họ nên ghê sợ lắm, không biết họ sẽ làm dữ đến đâu. Đờn-bà hăm-dọa luôn-luôn thì một là ngốc, hai là ngầm xúi giục như Hảo đây.
Hảo lại vả vào má chồng một cái rồi đi ra. Nho kêu nói:
- Nhớ xong thì trở ra liền.
- Em ở luôn trong ấy.
Hảo đã khép cửa buồng lại, nên câu của bà nghe như người ở xa lắm nói.
Nho nằm đó, lật qua lật lại những mưu kế sẽ thi-hành, nhưng quả ông chưa quyết-định được nên dùng mưu nào cho thành-công. Một lát ông lim-dim mắt rồi ngủ thiếp đi.
° ° ° Nho giựt mình thức dậy thì có cảm-giác rằng mình ngủ đã lâu lắm. Ông đưa cánh tay lên xem đồng-hồ thì quả đã bốn giờ rưỡi chiều rồi.
Tuy vậy, ông còn vật-vựa một hồi nữa mới dậy được để đi rửa mặt.
Trái với mọi ngày, hôm nay Nho mặc y-phục đi dạo mát chớ không mặc sơ-sài một chiếc quần Ka-ki và áo thun nữa. Sửa-soạn xong, ông bước ra ngoài, đi lại trước buồng Liên mà réo:
- Liên ơi, Liên!
- Dạ.
- Em đã thức rồi hả?
- Dạ lâu rồi.
- Em ăn mặc thế nào?
- Em mặc bà-ba.
- Chớ không sửa-soạn đi tắm à?
- Đợi anh lâu quá, em không biết anh tính sao, nên xem như chiều nay ở nhà.
- Em đang làm gì đó?
- Em đang ở không.
- Vô được chăng?
Vừa hỏi, Nho vừa nắm hột xoài cửa mà vặn. Liên vừa đáp nửa câu là ông đã vào tới buồng.
- Vô đi chớ, nhà của anh.
- Nhà của anh, nhưng mà buồng của em.
Liên thấy Nho ăn mặc như thế thì hơi ngạc-nhiên một chút, cười rồi nói:
- Chiều hôm nay khác các bữa. Anh không dậy đúng giờ, lại không sửa-soạn đi tắm. Em nghe kỳ-kỳ, trái với thói quen, nên không biết làm sao cả.
- Theo thói quen mãi cũng chán. Em đi dạo mát với anh nghen.
- Tùy anh. Nhưng sao anh hỏi em không sửa soạn đi tắm.
- Thì hỏi vậy thôi. Nếu em đã sửa soạn đi tắm thì anh lại làm theo em.
- Nhưng sao lại không đi tắm như mọi bữa chiều khác.
- Thì không muốn theo thói quen... Nói chơi vậy chớ hôm nay chiều thứ bảy, họ ra đông quá, bãi trước bãi sau gì cũng đen nghẹt người ta thì mình không tắm là hơn. Em sửa-soạn đi, anh đợi em dưới sân. Đừng có sửa-soạn lâu như Hảo, bắt anh đợi rụt giò. Em không cần làm gì hết mà cũng đã đẹp lắm rồi.
- Em không bắt anh đợi đâu mà lo. Em đánh phấn sơ qua thôi.
- Ý đừng có đánh phấn.
- Chớ nắng ăn đen quá.
- Đen quyền, để vậy đẹp hơn.
Năm phút sau, hai người đã ra ngoài và đi bộ trên đường.
Dân đi tắm biển, người mới và người cũ hay ngó nhau. Họ dễ phân-biệt với nhau, nên nhìn qua là biết: người cũ thì người nào da mặt cũng sạm đen, người mới thì mang cả cái màu xanh mét ở các châu-thành ra, người cũ tắm chán rồi nên thích đi dạo để xem kẻ khác nôn nao tắm, người mới thì thấy nước biển như bợm nhậu thấy rượu nếp. Người cũ hãnh-diện, mắt nói thầm lên: "Ta ra đây đã lâu, tắm chán chê rồi, nhà ngươi mới lót-tót theo sau". Người mới mắt cũng đối lại: "Ừ, ở đâu có nhà ngươi thì có ta, nào ta có thua ai đâu".
Nhưng cả hai lớp người cùng một ý-chí: khoe sự xứng đôi vừa lứa của cặp mình. Họ nhìn nhau để trầm trồ nhau, để sung-sướng thấy cặp của họ không kém cặp nào khác, hoặc để hãnh-diện vì cặp của họ hơn các cặp khác.
Nho đi với vợ vẫn bảnh như thường. Nhưng đi với Liên ông thích hơn. Liên trẻ hơn, cặp Nho-Liên chắc-chắn được người ta trầm-trồ hơn. Nhưng không phải vì thế mà ông thích. Nho có cảm-giác như sự hiểu lầm của thiên-hạ nói to lên cho Liên nghe. Nàng nghe mà không phản-đối bằng cách bỏ về, tức là ngầm nhận sự hiểu lầm đó. Đi với cô gái ngầm hiểu cô là vợ của mình quả có thích hơn đi với một cô gái nghĩ khác.
Thích nhứt là được những kẻ bán hàng mời mọc: "Ông bà mua giùm chục cam". "Đậu rang dòn đây thầy cô". Và những người quen biết sơ-sài nhận lầm: "À, rua anh Nho, chị đây phải không anh? Chào chị".
Nho không bao giờ thèm đính-chánh những ngộ-nhận kia, mà chỉ ngó Liên mà lặng-lẽ cười. Liên ban đầu khó chịu lắm, nhưng sau quen đi, và thấy bất lực trước những sự hiểu lầm liên-tiếp của người chung-quanh nên đành chịu số-phận và cũng ngó Nho mà cười cái cười tùng đảng với nhau.
- Liên biết tại sao họ ngộ nhận như vậy hay không?
- Không. Tại sao vậy?
Nho hỏi rồi phát sợ lên, không dám cắt-nghĩa nữa. Nhưng ông ta đâm bạo, đâm liều và giải-thích:
- Là tại mình xứng đôi lắm, mà Liên lại không có vẻ lẳng-lơ của những cô nhơn-tình, nên người ta chỉ có thể nghĩ rằng Liên là vợ anh thôi.
- Xin anh đừng nói xàm.
Lời phản-đối của Liên nghe hiền-hiền ở cái giọng. Thật ra Liên không có nghĩ gì quấy cả, nhưng vì mến và nể Nho nên cô không xẳng giọng được. Dè đâu sự dịu ngọt tương-đối ấy là một sự khuyến-khích gián-tiếp khiến Nho hiểu lầm rằng đó chỉ là sự phản-đối lấy lệ.
Họ không đưa nhau ra bãi biển mà chỉ ngồi dưới một gốc cây già dưới chơn quả núi bên trái, phía trong nầy.
- Sao năm rồi Liên ít lên chơi như vậy? Nho hỏi.
- Thì em cũng lên như mọi năm, vài kỳ thôi.
Sự thật là như thế. Nhưng Nho bắt đầu nghe cần sự lui tới của Liên và chợt ngạc-nhiên vì các cuộc viếng lơi của các năm qua.
"Lạ quá, ông nghĩ, sao trước kia nó ít tới quá mà mình không sốt ruột ? Nó tới, mình cũng xem thường, không chú-ý đến nó bao nhiêu. Nếu từ đây mà nó lơ-là như vậy nữa, chắc mình sẽ buồn lắm. Nhưng nó không lơ-là nữa được vì mình quyết thành-công trong việc tỏ tình với nó ở mùa tắm nầy. Trời ơi, nó đẹp thế kia, sao từ thuở giờ mình lại không thấy".
Liên đẹp thật. Nho nhìn xuống hai bàn chơn nàng thì thấy nó non mởn như chơn con gái xứ lạnh. Liên ngồi xếp tè-he rất kín-đáo và rất dễ thương vì sự kín-đáo ấy.
Nho không biết nói thêm gì, và cũng không tìm được câu chuyện gì để nói. Ông chợt thấy là ông đã yêu, yêu như hồi còn con trai, lòng rộn-ràng tình-cảm mà miệng không thốt ra được gì cả.
Nho nhìn lại Liên xem cô ta thế nào để đoán ý-nghĩ của cô. Liên cố-nhiên là cũng đang làm thinh. Nhưng cô không ngó mông để mơ-mộng mà lại rứt liền tay những ngọn cỏ khô, khiến thấy rõ là cô ta cũng đang nghĩ lung-tung.
Người con gái đẹp thì nhiều tình-cảm; người con gái đẹp nầy lại sống một mình từ thuở bé, không có anh em, chị em để không-khí trong nhà huyên-náo lên. Đời sống cô quạnh ấy càng tăng cường tình-cảm của cô. Phương chi cô giống như một bãi sa-mạc mùa nào cũng nhìn mây lũ-lượt kéo qua mà không bao giờ ghé lại, thì giờ đây, một đám mây bay thấp sà-sà chỉ chực mưa xuống, làm sao cô khỏi đón chờ trận mưa ấy, mặc dầu căn-bản luân-lý của cô kêu lên ầm-ỉ là trận mưa ấy trái đạo.
Nho thấy điều-kiện đã chín muồi. Nhưng kinh-nghiện lại dạy ông biết rằng dầu vậy cũng không thể tỏ tình ngay thẳng được. Cái vốn luân-lý của con người coi vậy mà rất dồi-dào, luôn-luôn đứng lên bảo-vệ cho khuynh-hướug tuột dốc của bản-năng.
Chỉ có thể tỏ tình ngay thẳng được trong những mối yêu đương không ngang trái thôi. Ở đây, phải làm liều, may được, rủi không, hoặc phải đợi một dịp tốt nào khó mong xảy đến, xô họ nhào vào tay nhau, như một đám chết đuối chẳng hạn. Nhưng Liên lại lội giỏi như con rái.
Bỗng Liên kêu oái lên một tiếng thất-thanh và giựt chơn như vừa bị phỏng lửa nơi đó: Nho dòm xuống thì thấy một con kiến nhọt đen thui đang cắn vào mô bàn chơn nàng.
Nho vội vàng cúi xuống lấy hai ngón tay bóp con kiến nát nhừ. Nhưng càng nó vẫn không chịu buông da của nạn nhơn của nó ra, khiến Nho phải rứt một cái mạnh làm cho Liên lạì kêu lên một tiếng nữa rồi hít-hà nghe đến nát ruột.
- Hết rồi, nó đã rời khỏi da em rồi.
- Kiến gì mà to quá như vậy anh?
- Kiến nhọt.
- Ghê quá!
- Bên Mỹ có một thứ kiến lửa to bằng bốn con kiến nhọt nầy. Chúng nó còn ghê gấp trăm lần kiến nhọt, vì chúng đi từ đàn đông hàng mấy triệu con. Ở đâu chúng qua là cây cối rạp hết. Vô-phước cho con vật nào chạy không kịp. Chỉ năm phút thôi là con vật ấy bị cắn xé ra từng mảnh vụn và chun vào bụng kiến. Đến voi cũng phải sợ chúng nữa là.
- Ghê quá. Ý ui, sao bây giờ nó nhức như vầy?
- Kiến nhọt chắc có nọc độc. Dấu cắn của nó nhức-nhối lắm.
Nói rồi Nho lại cúi xuống mà thoa nơi vết thương bàn chơn của Liên. Ông thật tình mà làm như vậy chớ không ẩn ý gì xằng bậy cả. Nhưng Liên cũng khó chịu, đưa chơn đi nơi khác mà tránh và nói:
- Thôi, kệ để mặc em.
Liền lúc ấy Nho vụt thấy năm sáu con kiến nhọt nữa đang bò trên ống quần của Liên. Hoảng-hốt ông vội chụp bắt bằng cả hai tay. Nhưng Liên hoảng-sợ hơn, phủi lia-lịa, không phải phủi kiến mà phủi tay quá bạo của Nho. Nho thấy rõ là đạo binh phòng vệ còn mạnh lắm, ông chưa tấn-công mà phản-ứng hoả-lực nó đã tỏ ra quyết-liệt vô cùng.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7165 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Gieo Gió Gặt Bão- Bình Nguyên Lộc Tue 04 Jan 2022, 16:01 | |
| Gieo Gió Gặt Bão
Bình Nguyên Lộc
Hai ngày đã trôi qua. Đôi bên có thân-mật hơn lên, nhưng Nho cũng chưa bước thêm được bước quyết-định nào. Ông sốt ruột lắm, vì theo lẽ thì Hảo đã xong công việc và trở ra lúc nào không biết chừng. Nếu Hảo trở ra thì cái việc ngàn năm một thuở không bao giờ tái-hiện nữa được. Không bao giờ gần-gũi song đôi với Liên một lần thứ nhì nữa, mà Liên lại sẽ sực tỉnh một khi Hảo có mặt, và đạo binh phòng-vệ hiện đang mệt-mỏi sẽ được lịnh hăng-hái thêm ra.
Từ hôm ra đây tới nay, nhà nầy chưa ăn hải-vị lần nào cả, trừ cá biển ra. Hôm nay, Nho quyết liều ăn một bữa cho đỡ thèm. Và cái người dễ nhiểm độc là Hảo, không có ở đó, thì chắc sẽ không mang hại bao nhiêu. Hảo hễ ăn hải-vị là bị nổi mề-đai, còn ông thì chỉ đau bụng xoàng thôi. Cơ-thể của Liên sẽ phản-ứng ra sao, âu cũng là một dịp để biết thử.
Bữa ăn trưa hôm ấy, hai người bỏ cơm mà ăn rất nhiều con vòm. Con vòm ngon đến đỗi mang tục danh thô tục là "... tiên". Họ ăn lấy no. Nho có uống rượu mạnh cho ngon miệng thêm, còn Liên thì chỉ thêm chanh như ăn sò huyết.
Đến chiều tối không chuyện gì lạ xảy ra cả. Họ đi tắm như thường và tối lại đi dạo mát dưới bóng trăng.
Nho thấy cứ đi với nhau mà nói chuyện suông mãi cũng chẳng ích gì, nên tuyên-bố về nhà ngủ. Thật ra về nhà, ông chỉ nằm mà vật lộn với ý xằng và nỗi lo thất-bại.
Những tiếng động bên ngoài không lọt vào tai ông được. Thành ra đến gần chín giờ rưỡi, ông mới nghe Liên đi lên đi xuống thang lầu. Tiềm-thức ông đã ý niệm những buớc đi đó. Bây giờ chợt ý-thức ra, ông mới sực nhớ rằng Liên đi như vậy từ khi mới về nhà đến giờ.
Nho lắng tai nghe ngóng thì thấy Liên không ngớt đi. Lần đó Liên trở về buồng và ông đợi lâu quá mà không nghe nàng trở ra. Nho mở cửa ra đứng ngoài cu-loa thì nhận thấy có tiếng rên nho-nhỏ trong phòng Liên. Ông vội bước qua đó, hỏi lớn:
- Gì đó Liên? Vô có được không?
Hình như là Liên nói: "được" mà nói nhỏ quá. Nho nắm cái tay vặn, vặn khóa và bước vào. Liên nằm ôm gối mà rên hừ-hừ.
- Gì đó em?
- Ăn con vòm khi trưa, xem bộ không êm.
- Đi ngoài mấy lần rồi?
- Sáu lần.
- Có gì khác nữa hay không?
- Không anh à.
Ý nghĩ đầu tiên của Nho là mời bảc-sĩ. Nhưng nghĩ lại thì không có gì đáng lo lắm, vả ông cũng không biết bác-sĩ ở đâu, nên trở về buồng mình mà lấy ống thuốc cầm.
Đoạn ông trở qua phòng Liên rót nửa tách nước trà rồi trút ra hai viên thuốc.
- Em uống cái nầy, một lát thì khỏi.
Liên cắn răng ráng ngồi dậy, tiếp lấy thuốc và nước rồi uống từ viên một.
- Đấp mền lại. Có gì nhiều thêm thì kêu anh ngay.
- Dạ.
Nho về phòng đợi già nửa tiếng đồng hồ mà không nghe Liên ra vào nữa.
- Thuốc đã có công hiệu, ông lẩm-bẩm, rồi bước xuống giường để qua thăm lại con bịnh.
- Liên ơi, vô có được không? Ông lại gọi cửa.
- Anh cứ vô.
Liên trùm mền mà còn run-rẩy, mặc dầu trời nóng bức.
- Làm sao nữa đó em?
- Em nghe lạnh, lạnh cả thân-thể, nhứt là bụng và tay chơn.
- Hậu-chứng của một buổi đi ngoài. Không sao đâu để anh giúp em.
Nho nhìn quanh-quất thì chú ý đến cái vỏ bình-tích đậy bằng chiếc nệm tròn. Ông bước lại lấy chiếc nệm con ấy, đứng suy-nghĩ giây lâu rồi à một tiếng vui mừng: trên bàn nước, đặt một cái rê-sô con. Nho đi đến bàn, gắn điện vào rồi cầm chiếc nệm mà hơ trên rê-sô. Ông trở qua trở lại vài bận cho nệm nóng đều rồi lui lại giường Liên vạch mí mền lên, đấp nệm nóng vào chơn nàng.
Đang hơ chơn nầy thì chơn kia của Liên bị vọp bẻ. Nho phải buông nệm để bóp cho vọp tan.
Suốt buổi cứu-cấp, Nho hành-động máy-móc như một nhà nghề, trời biết cho ông là không hề ông nghĩ qua điều xằng-bậy nào. Lo-lắng và tận-tâm đã giúp ông dẹp được tà-tâm qua một bên.
Con bịnh vì mệt và khó-chịu nên cũng chẳng nghe gì lạ và nghĩ gì đến phải đục tâm.
Sau nửa tiếng đồng-hồ hơ bóp, Liên đỡ nhiều lắm. Nàng nghe ấm lại như thường và biết nực-nội. Nàng nghĩ tới việc tốc mền ra, nhưng bây giờ không dám nữa. Qua khỏi cơn bịnh, nết e-ngại trở về, mà nết ấy là dấu hiệu của những ý-nghĩ không ngay vậy.
° ° ° - Điện-tín nói gì?
Nho không đáp, chỉ mỉm cười và lặng-lẽ trao bức dây thép cho Liên, Liên đọc:
Công việc xong nhưng còn mệt stop. Vài hôm nữa mới ra.
HẢO
Điện-văn không có gì khả nghi cả, thế mà Liên cũng ngồi suy-nghĩ một lúc lâu, cố tìm xem trong đó có ẩn một tiếng mỉa-mai nào hay chăng, hoặc có ló đuôi sự giả-dối nào hay không?
Từ hôm mù-quáng buông rơi mình trong tay Nho, nàng đâm ra sợ-hãi tất cả, từ tiếng động nhỏ cho đến cái nhìn của chị bếp mà gia đình Nho đã dẫn theo.
Nàng lo sợ Hảo trở ra, nhưng lại sót ruột mà thấy Hảo không ra.
Từ hôm đó, nàng soát lại tất cả những gì đã xảy ra từ ngày nàng lên chơi Sàigòn và có cảm-giác rằng Hảo đã sắp đặt công việc để đưa nàng vào vực thẩm.
Cảm-giác ấy khiến nàng thấy bức điện-tín nầy cũng thuộc vào chương-trình của Hảo nữa.
Nhưng Hảo làm như vậy với mục-đích gì ? Đó là câu hỏi mà nàng đáp không được, vì không biết bí mật gia-đình của người ta. Nhờ đáp không được, nên nàng tạm cho lo sợ của mình là vô-lý và tạm an-lòng được.
Bức điện-tín ấy quả thuộc vào kế-hoạch của Hảo, Hảo định Nho quá lo sợ thiếu thời-giờ rồi vội vàng mà hỏng việc, và Liên cũng vì nỗi lo sợ ấy mà phòng-thủ gắt gao thêm.
Sau phút điên cuồng ấy, Liên đã khóc nức-nở một tiếng đồng-hồ. Gái thơ thường điên và không đủ lý-trí để ý-thức rằng mình điên. Còn gái lỡ-thời già-dặn rồi nên khó điên lắm, mà lỡ điên xong là thấy ngay và hối-hận vô-cùng.
Mối tình ngang trái nầy thật không đưa đến đâu cả. Liên thấy rõ như vậy. Người ta có thể hư thân mà không bí ngõ, và giải-pháp tệ-lậu nào cũng giúp người ta thoát được một cách sạch-sẽ cả. Phần nàng, lâm vào tuyệt đạo, khó lui, mà tới cũng không có đường.
Nho luôn-luôn ở một bên nàng để an-ủi, thề thốt sẽ bảo-vệ nàng đến cùng và lo châu-dáo cho tương-lai của nàng. Nhưng nàng không thể nào tín-nhiệm được nơi lời bảo-đảm cổ-điển: "Trăm ngàn cũng cứ trông vào một ta".
Nàng yêu hay không? Có, nàng đã yêu Nho, yêu với cả tấm lòng nàng nên không đưa điều-kiện gì trước lúc sẩy vời, và cũng chẳng trách móc gì sau đó. Nàng chỉ khóc thôi, khóc số phận mình mà chỗ tới thật là bấp-bênh mờ-mịt.
Vì thế trăng mật của họ lu mờ như trăng mùa mưa dầm; những phút vui-vẻ thơ-mộng thật là ngắn-ngủi và rồi băn-khoăn lại đến tô sầu lên mặt, lên lòng Liên, và lệ của Liên lại xóa mờ thời-gian thần-tiên của Nho. Lại còn người thứ ba cứ luôn luôn hâm dọa bằng sự có mặt sắp tới của nó:
Ba hôm nữa sẽ ra.
HẢO
Đó là bức điện-tín thứ nhì mà họ tiếp được. Nhưng lại có bức điện-tín thứ ba:
Bốn hôm nữa mới ra được.
HẢO
Mục-đích đoán chừng đã đạt, Hảo đâm ghen, phá đám chơi cho bỏ ghét. Những bức dây thép ấy làm cho họ phải đếm từng giờ suốt mấy ngày hạnh-phúc của họ.
Nếu Hảo nói bảy hôm nữa sẽ ra là họ có thể ung-dung trong ít lắm năm ngày để sung-sướng. Đàng nầy bà chia hai cái thời-gian một tuần lễ ấy ra, thế là mỗi đoạn còn rất ngắn, họ phải chừa lại nhiều ngày lo-lắng hơn, như ta hút thuốc vấn vậy: cũng thời hai khối thuốc bằng nhau mà khối nầy vấn thành một điếu dài, khối kia vấn thành nhiều điếu ngắn thì bên khối những điếu ngắn phải bỏ tàn nhiều hơn.
Sau vài hôm không thiết gì cả, Liên hay hỏi Nho câu hỏi cổ-điển nầy mà cô gái nào cũng hỏi nhơn tình cả:
- Rồi làm sao anh.
Câu hỏi tắt ấy nghĩa rõ là như thế nầy: Rồi về sau tương-lai mối tình ta sẽ ra sao? Hoặc: Nếu chị ấy hay được thì làm sao? Hay là: Biết cha mẹ anh có bằng lòng cho phép anh cưới em không?
Đối với người khác, Nho chỉ cười hề-hề rồi đáp một cách rất lãng-mạn:
- Ối, yêu nhau thì cứ yêu, nghĩ đến ngày sau làm gì cho mất vui. Yêu nhau một ngày đắm-đuối, không bận âu-lo còn thích hơn là yêu nhau ngàn ngày trong một giải-pháp lưng-chừng, không thoả-mãn ai cả.
Nhưng đối với Liên ông không thể lẫn trốn như vậy được. Liên thuộc vào hạng người chỉ yêu một lần thôi và bám níu vào tình yêu ấy mãi.
Nhưng lẫn trốn làm chi? Nho đã làm một công mà hai việc: ngoại tình để thỏa thú tính buông cương của đờn-ông và tìm một phụ-nữ hẳn hòi để kiếm con. Như thế ông cần tính chuyện lâu-dài với người phụ-nữ nầy, để có con với người ta, và có con xong, ở đời với người ta vì đứa con ấy.
- Em là vợ của anh, Nho đáp. Không phải vợ bé đâu vì em khỏi ra mặt để được ai nhìn nhận cả. Em sẽ lập riêng một gia-đình, nhà em, em ở.
- Nhưng chị ấy...
- Đã bảo nhà em, em ở thì chị ấy làm gì được em.
- Em không sợ chị ấy làm gì em, nhưng ngại chỉ rầu buồn, còn em thì mang tiếng giựt chồng của người ta, tệ hơn nữa của một người cô họ.
- Em khỏi lo. Nó không làm sao biết được đâu.
Đến ngày thứ bảy quả nhiên Hảo trở ra, y theo lời hẹn trong dây thép.
Nho đã trường-trải trong sự phản bội nên không khó chịu chút nào lúc gặp lại vợ.
Trái lại Liên xẻn-lẻn, trông thấy là biết ngay có chuyện gì bất-chánh xảy ra.
Suốt tuần nay, nàng cố tập một bộ mặt thản-nhiên, nếu mừng-rỡ được càng tốt, để tiếp Hảo, và chuẩn-bị sẵn vài câu hỏi đáp cho tự nhiên và xuôi rót. Nhưng khi thấy mặt Hảo, nàng hoảng-sợ như tội của nàng lộ ra trên mặt nàng bằng những chữ viết to. Câu hỏi chào mừng mà nàng sắp đặt, đã trốn đâu mất. Mà câu đáp cũng chẳng dùng được tuốt vì Hảo hỏi một câu bất ngờ:
- Có chuyện gì lạ hay không?
À, sao chị ta lại hỏi lạ thế? Chị ta đoán biết có gì lạ à ? Liên ú-ớ mãi mà không đáp đuợc, khiển Hảo cười dòn lên mà rằng:
- Con nầy sao mà như ốc mượn hồn!
Lời ấy lại khiến nàng giựt nẩy mình. Nàng là ốc mượn hồn thật đó, xác như như thế mà hồn đã khác rồi, một cái hồn băn-khoăn sợ-sệt, và hối-hận vô-cùng.
Nhưng sao Hảo lại biết tâm-trạng của nàng được? Cái cười của Hảo sao mà nghe mỉa-mai quá lẽ, như chế-nhạo, hâm-he nàng. Cũng may là Nho đánh trống lấp bằng môt câu chuyện ngộ-nghĩnh nên Liên đỡ xẻn lẻn được và được bình-tĩnh lần ra; Nho nói:
- Liên nó bảo thành-ngữ "ốc mượn hồn" là sai, từ hôm nó bắt được một con ốc thứ đó. Nó nói phải kêu là "sâu mượn xác" mới đúng.
Mùa nực còn dài. Dân tắm biển không ngớt ra thêm, nhưng Hảo đến được hai hôm thì tuyên bố hạ màn nghỉ mát.
Trận đánh đã có kết-quả thì chiến-trường mà bà đã chọn không còn cần ích nữa. Chẳng những thế, nó lại có hại; bà phải gai mắt ngày một thì còn gì là bộ thần-kinh của bà. Thà là họ yêu nhau ở đâu, khuất mắt bà thì thôi chớ bẹo-bẹo ra đó ai mà chịu cho thấu. Lẽ thứ nhì là sự có mặt luôn-luôn của bà ngăn trở sự gặp-gỡ lén lút của họ. Nho không nói dối được là vi công việc, để đi vắng nhà.
Hảo muốn mối tình nầy cho thật chóng kết-quả. Kết-quả mà đến chậm thì bà sẽ khổ lâu.
Nếu Nho không làm lỗi gì, Nho đã phản-đối: ông nghỉ chưa thật khỏe, mà bạn-hữu trong giới ông ta không còn ai ở Sàigòn cả thì về đó làm gì.
Nhưng từ đây, bà nội-trợ kia đã biến thành một bà chúa, không thể mích lòng bà ta đưọc. Vả lại về Sàigòn, tuy thế mà lại thích hơn vì có dịp gần Liên.
Vậy hôm sau là họ cơm ghe bè bạn trở lại thủ-đô. Liên ở đó không quá hai ngày thì xin về. Lần đầu-tiên, nàng vắng nhà lâu quá, nên vội về là tự-nhiên.
Tiễn Liên ra bến xe, Hảo cảm-giác là đang mất con mồi. Từ đây Liên sẽ không bao giờ đến nữa. Nàng sẽ đi Sàigòn thường lắm, nhưng lại để gặp Nho nơi khác và cố tránh cái nhà kiêng-kỵ nầy.
Giai đoạn thứ nhì của kế-hoạch mới khó thực-hành làm sao. Gạt Liên và Nho vào tròng thì dễ mà giữ Liên thì khó. Phải, bà phải cầm lấy Liên trong tay mới mong chụp được đứa con tương-lai mà bà sẽ nuôi làm con. Đứa con ấy vừa có đủ tình máu mủ để bà thương, bà quí nó, lại vừa không bị một bà mẹ đòi lại lôi-thôi gì, vì Liên chắc phải sợ xấu-hổ, lén-lút mà đẻ, rồi lìa con càng sớm càng hay.
Nho lại khỏi thắc-mắc vì mẹ của đứa bé không thuộc giống tốt, lý-lẽ mà ông ta đã đưa ra để từ-chối việc nuôi con nuôi.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7165 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Gieo Gió Gặt Bão- Bình Nguyên Lộc Thu 06 Jan 2022, 08:01 | |
| Gieo Gió Gặt Bão
Bình Nguyên Lộc
Phần V
- Mọi khi em không hỏi lôi-thôi, bây giờ sao mà....
- Là vì mọi khi anh ít đi hơn bây giờ, anh lại ít bỏ cơm hơn bây giờ. Hơn nữa nay là mùa nghỉ mát, còn ma nào ở Sàigòn đâu mà anh nói đi lo áp-phe.
- Sao lại không còn người làm ăn ở đây. Bằng cớ là còn anh.
- Nhưng sao lại bỏ cơm?
- Vì công việc kéo dài, về không kịp. Anh có đi đêm đâu mà em nghi-ngờ.
Nho quả chỉ vắng mặt ban ngày thôi. Nhưng chi tiết ấy lại khiến Hảo ngờ vực thêm. À, va tránh ban đêm cho mình khỏi nghi, nhưng ban ngày ai cấm va gặp Liên? Cần gì phải ban đêm mới gặp người yêu được?
Hảo chợt thấy là tình-cảm của bà khác với sự tiên-đoán của bà lúc bà chuẩn bị mưu kế. Bà bụng bảo dạ rán chịu, không ghen, vì mối tình ấy chỉ tạm-thời thôi, rồi bà sẽ rút hai người ra dễ-đàng. Nhưng quả thật muốn thế mà không được.
Mỗi lần Nho đi, bà tưởng-tượng nhiều việc rồi quặn đau như ai cắt ruột bà. Nhưng thà là bà biết chắc rằng Nho đi gặp Liên thì còn đỡ khổ, chỉ buồn thôi. Đằng nầy bà không thể biết Nho đi đâu, nên khó chịu vô cùng.
Nho khéo quá. Bà đã cho người theo dõi ông ta nhưng họ chỉ, hoặc là gặp ông ta ở các nơi làm ăn quen, hoặc là mất dấu ông ta.
Hảo không tin là Nho đã mướn nhà riêng cho Liên ở vì sự tốn kém lớn-lao ấy thế nào cũng lòi ra. Vả Liên làm sao mà bỏ nhà ra đi được? Rốt cuộc bà chỉ mong cho Liên chóng mang thai với Nho. Liên nó sẽ quýnh lên, và bà sẽ gạt nó vào tròng lần nữa một cách dễ-dàng. Bà đã nghĩ được kế bắt Liên rồi, nếu công việc đã xảy ra như ý muốn của bà.
Mà công việc đã xảy ra như vậy. Trời, làm sao mà may-mắn cho bà đến như thế được. Sau ba Tháng âm thầm đau khổ, một hôm Hảo nhận được bức thư như sau:
Cô Hảo,
Vợ chồng tôi viết thơ nầy không để trách-móc gì cô, mặc dầu cô phải chịu hết tách-nhiệm về sự rủí-ro của vợ chồng tôi. Trách móc làm chi, chuyện đã dĩ lỡ ra rồi, không còn làm sao được nữa. Vả cô có muốn thế đâu, chẳng qua vì cô sơ ý xem chừng nên mới ra đến đỗi !
Xin nói mau cho cô rõ là con Liên nó đã có nghén. Tin nầy có làm cô chưng-hửng hay không? Riêng vợ chồng tôi, chúng tôi đã nghe như trời sập trên đầu.
Nó thọ thai với ai làm sao vợ chồng tôi biết được. Tra gạn thế nào nó cũng nhứt quyết ngậm câm.
Nhưng vợ chồng tôi chắc-chắn là nó đã hư thân từ khi vắng nhà lâu, lên chơi trên cô dượng, và đi tắm biển, tắm biếc gì đó.
Từ thuở giờ nó không có đi đâu cả, có lên cô thì cũng một bữa thôi. Nhưng 1úc vắng nhà lâu đó, nó lại đi Sàigòn thường và bảo là có việc học tập buôn bán với cô.
Tin con đoan trang, vợ chồng tôi không giữ nó, nên nay nó ra cớ sự như vậy.
Phải chi cô xem chừng giùm cháu một chút thì nó đâu có dịp mà hỏng đời nó !
Nhưng nói thế thôi chớ chưa chắc làm cha mẹ như vợ chồng tôi giữ con được trọn lành.
Nay công việc đã như vậy, vợ chồng tôi không thể cố lì mà chịu đựng được dư-luận ở đây. Trong một quận lỵ nhỏ hẹp, cái gì cũng là đầu đề bàn tán của người ta cả, phương chi cái trường-hợp của Liên là một đầu đề hay cho họ.
Vậy tôi cậy cô một việc hơi khó, là thương giùm vợ chồng tôi và cháu mà lo cho nó.
Vợ chồng tôi sẽ biểu nó lên trên ấy với cô, nói dối với người ở đây rằng nó đi học nghề bánh nghề trái gì cũng được. Nó sanh nở xong, cứng-cát rồi, sẽ không làm khách cô nữa đâu, vì vợ chồng tôi có lẽ sẽ đi lập-nghiệp nơi khác để nuôi cháu ngoại mà khỏi ngỡ-ngàng với người xứ lạ.
Chỉ khó cho cô một việc là cô sẽ không biết ăn nói làm sao với dượng ấy. Có một đứa cháu mất nết như vậy, sự xấu sẽ lây qua cô, dượng ấy chắc-chắn sẽ cười chê họ-hàng mình mà cô là người luôn-luôn có mặt để chịu đựng sự khinh-miệt ấy.
Vậy nếu cô có thể chịu đựng được mà lo cho cháu, thì vợ chồng biểu nó lên ngay. Bằng không, cũng xin cho biết để vợ chồng tôi liệu phương khác.
Vợ chồng tôi không phải không biết xấu hổ mà trấn nó cho cô để dượng rể nó có dịp khinh-rẻ cả họ ta. Nhưng một người dượng rể cười chê quả có đỡ khổ hơn cả chợ nhạo-báng, nên vợ chồng tôi buộc lòng phải làm phiền cô vậy.
Không cần nói nhiều, chắc cô cũng thấy rõ sự quýnh-quáng của vợ chồng tôi. Vậy xin cô kíp trả lời để vợ chồng tôi biết chắc sẽ phải làm sao.
Thôi kính vài hàng chót để cầu chúc cô dượng được mọi điều lành.
Rất mong,
SANG
Hảo ứa nước mắt khi đọc xong bức thơ trên đây. Mối lo-nghĩ của vợ chồng người anh họ, bà hiểu thấu-đáo được và rất đau lòng vì mối lo-nghĩ ấy chính bà đã gây ra.
Trời ơi, bà than thầm, mình ích-kỷ đến độ chót rồi, chỉ lo lợi riêng thôi, ai chết mặc ai cho dẫu người chết là người trong họ.
Trong giây phút hối-hận ấy, Hảo tự nguyện sẽ đền bù xứng đáng bước sa chân của Liên. Bà sẽ gầy-dựng cho Liên một hạnh-phúc không kém hạnh-phúc của bất-kỳ cô gái tân nào. Bà thành-thật hẹn với mình như vậy, và bà tin sẽ thực-hiện lời nguyện ấy vì bà có nhiều tiền, mua gì lại chẳng nổi. Bà nghe thương Liên hơn bao giờ hết, và bỗng nhớ lại tình bè bạn của bà và Liên thuở hai người còn bé dại. Số mạng đã bất-nhơn đẩy Liên vào bàn tay tàn-nhẫn của bà, Liên một cô gái nết-na không đến phải chịu kiếp gian-truân đó.
Ngồi buồn một lát lâu, Hảo hỉ mũi một cái vì bà đã khóc mà không hay, rồi đi lại bàn giấy lấy bút mực ra viết.
Thưa anh chị Tư,
Em có được thơ anh chi về vụ con Liên. Thật là tin sét đánh. Nhưng em chỉ nghe thương Liên và anh chị thôi.
Phải, anh chị kíp gởi nó lên đây. Nhà em tốt bụng lắm, rất thương bà con và rất hiểu biêt về chuyện đời, nên anh chị khỏi lo anh ấy cười chê gì.
Em sẽ lo cho cháu, vâng. Mà em lo chu-đáo đến cả tuơng-lai của cháu nữa, chớ chẳng phải tạm lo lúc nguy-kịch nầy thôi đâu. Đó là vì thương cháu, mà là cũng để chuộc cái tội chểnh-mãng của em.
Xin anh chị đừng làm tình làm tội gì Liên, vì chắc nó đã khổ lắm rồi, nếu làm quá e nó liều thì nguy.
Kính chúc anh chị được sức khoẻ trường thọ.
Rất mong tin cháu.
Hảo
Hảo chú ý thấy rằng mấy hôm nay, Nho có vẻ lo âu tư-lự. Anh chàng ghen chăng? Bà tự hỏi, vì bà biết những người đờn-ông có nhơn-tình lén-lút như thế hay đa-nghi. Họ đa-nghi vì cô nhơn tình thường khi trẻ hơn họ nhiều và sư chênh-lệch tuổi-tác có thể làm cho cô ấy sanh tâm. Tương-lai bấp-bênh của cô cũng khiến cô ta lo thân, mà lo thân là gì, nếu không phải tìm cách lấy chồng, hoặc tìm cách có một nhơn-tình tự-do hơn.
Anh nhơn-tình lại ít dịp lui tới với người yêu. Mối tình khôn thỏa dễ xui cô nhơn-tình phản-bội lắm.
Anh chàng ghen chăng ? Bà tự hỏi và rất thích chí mà thấy chồng hiện đang đau nỗi đau của bà từ mấy tháng nay. Bà còn đỡ hơn ông ấy vì bà ghen có người, dễ chịu hơn ông ấy ghen bóng ghen gió.
Nhưng từ lúc được thơ của người anh họ, bà hiểu ngay mối lo-âu của Nho.
Nho muốn kiếm con, nhưng giờ kiếm được, lại phải lo vì có lẽ Liên sợ quýnh và truyền nỗi sợ ấy cho ông. Nếu Liên giấu tên người yêu, làm mặt lì ở nhà mà đẻ thì ông có con cũng như không.
Còn Liên khai tên phạm nhân ra? À, cái đó còn ghê hơn nữa. Không biết ông cụ, bà cụ dưới ấy sẽ làm dữ đến bực nào, sẽ bắt đền cách nào đây? Còn Hảo nữa! Với ai thì Hảo còn có thể tha thứ, chớ với cháu của nó, thì...
Hảo đoán tâm-trạng chồng như thế, và đã đoán đúng. Trong bữa cơm chiều, bà nhìn chồng mà cười mỉa rồi hỏi:
- Hổm nay anh có gì lo buồn mà xem anh như ốc mượn hồn?
Nho giựt nẩy mình, không phải vì lời hỏi không có ẩn ý gì khác lạ kia, nhưng vì giọng nói và giọng cười mỉa-mai của vợ.
Nàng đã biết gì chăng? Nho tự hỏi và lo sợ hết sức, Hảo thưởng-thức sự thỏa-chí báo thù của mình, nếm cái ghen cay-đắng bao nhiêu thì bây giờ nếm lo-sợ của chồng ngọt dịu bấy nhiêu.
Để đâm sâu mũi dao độc, bà nói:
- Em mới tiếp được một bức thơ, lạ lắm.
Nho nhảy dựng lên hỏi lia-lịa:
- Thơ gì? Thơ gì? Đưa xem.
- Nhưng tại sao anh lại sợ-hãi đến thế?
- Không, anh có sợ đâu, Nho ấp-úng đáp.
- Hừ, không sợ à? Anh gan trời.
Nho tái xanh mặt trước lời hâm dọa nầy, ông ta thở hổn-hển, nuốt nước miếng mãi mà không trôi vì cổ họng đã khô queo. Ông húp một muổng canh và nuốt được, nhưng nghe rát cổ lên. Giây lâu, ông đánh bạo, hỏi nữa:
- Thơ gì đó vậy?
Giọng hỏi cố bình-thản, nhưng lo-âu cứ khua lên trong ấy.
- Lát nữa ăn cơm rồi hẵng hay. Nhưng anh phải ăn đủ ba chén em mới cho xem thơ.
Nho ăn xong một chén đầu thì nghe no ứ tới cổ. Ông buông đũa, lau liệng và với tay lấy bánh ngọt.
- Đâu có được. Anh phải ăn đủ số chén như ngày thường, bằng không đừng mong biết cái gì.
Hảo nói bằng giọng xẵng, có vẻ không nhìn-nhận lời cãi-cọ nào, nên Nho rìu ríu đưa chén cho thằng nhỏ xúc thêm cơm. Cơm hôm nay sao mà như cát sạn, đồ ăn lại giống dăm bào. Nho nuốt như bò nuốt rơm khô vào mùa nắng, mỗi lần nuốt phải gật đầu một cái nó mới xuống cho.
Khổ-dịch ăn cơm xong rồi. Nho lại nhắc:
- Thơ gì đó?
- Em muốn biết tại sao anh lại chú-ý đến bức thơ nầy dữ đến thế?
- Tại cái giọng bí-mật của em gợi tò-mò của anh.
- Khá lẻo mép. Đáng phục đấy. Đây, anh đọc thì biết.
Nho tiếp lấy bức thơ của người anh họ vợ, và khi thấy hai chữ: "Cô Hảo", ông ta mất máu mặt ngay, vì ngỡ Liên đã khai tạch-hoạch ra rồi và đây là bức thơ mét thót điều tệ-hại của ông cho vợ ông nghe.
Ông đánh bạo đọc hết bức thơ thì nghe nhẹ cả người. Lo quá! Câu chuyện làm cho người khác chín ruột chín gan, thì lại làm cho người nầy vui mừng như trúng số độc-đắc.
Thì ra Liên nó vẫn ngậm câm không khai ai hết. Tội-nghiệp quá! Dễ thương quá!
Nho ngước lên mỉm cười với vợ, tay lau mồ-hôi trán mà nói:
- Có gì em ra bộ bí-mật dữ vậy?
- Còn không có gì nữa. Công chuyện như vậy mà anh cho là thường, bộ anh đợi trời sập mới hoảng sao?
- Thì em nó lỡ như vậy, mình lo cho nó chớ có gì đâu. Anh thật không hiểu vì sao em lại bảo là anh gan trời.
- Anh chị đổ lỗi cho mình, không đáng sợ à? Hảo đáp tránh đi như vậy.
- Đáng sợ. Nhưng ta sẽ chuộc lỗi bằng cách lo cho con Liên. Ai gìết mình đâu mà lo.
- Anh nói cũng phải. Em đã trả lời thơ, hối Liên lên càng sớm càng tốt.
- Em làm phải lắm.
Ra khỏi bàn ăn, Nho xoa tay sung-sướng. Thật là khỏe ru, Liên không ở lì dưới mà đẻ, cũng chẳng khai cho ông. Cha mẹ nàng lại gởi nàng lên đây. Trời, sao mà may mắn đủ mọi đường như vậy kìa!
Ông chỉ ngỡ ham vui một lúc, chịu sầu ngàn năm, nào dè chỉ phải sầu có vài hôm thôi, rồi đâu ra đó cả. Liên sẽ đẻ ở đây, vợ chồng ông sẽ xin đứa bé mà nuôi. Thế là ông có con mà là con thật của ông, thích chưa.
Còn Liên? Liên sẽ sống lại đời sống con gái lỡ-thời và may ra lấy được chồng. Ông yêu Liên lắm, nhưng biết nàng sẽ bằng lòng tiếp-tục lối yêu đương cũ chăng? Xem bộ Liên nó hối-hận quá.
Nếu Liên bằng lòng trở lại tình-trạng cũ thì không gì thích bằng, thật là tuyệt.
Bốn hôm sau, Liên lên. Nho lánh mặt, ở mãi trong buồng giấy cho đến bữa ăn mới chịu ra. Gặp mặt nhau, giả đò không hay biết gì thì không được, mà ra mặt hay biết thì ăn làm sao nói làm sao? Mối tình ngang trái giữa hai người. Nho đã quả quyết là nó không ngang trái chút nào. Không ngang trái sao tùng đảng với gia-đình để giấu đút Liên?
Hảo thấy mặt cháu thì vồn vã hơn xưa bội phần. Bà thương Liên thật tình, mà cũng cố làm ra thế cho Liên khỏi bỡ-ngỡ. Sự nồng-nàn ấy không xóa được sầu và thẹn của cô gái lỡ-thời nầy. Liên thẹn đã có chửa hoang thì it, mà thẹn đã phản-bội Hảo thì nhiều. Hảo càng âu-yếm vuốt ve nàng, nàng càng xấu-hổ thêm lên, nghĩ mình không xứng đáng sự yêu-mến ấy.
Đến bữa cơm chiều buộc phải gặp mặt nhau, Nho mới ra ngoài. Liên cũng cố tránh gặp Nho, và đến phút phải gặp, họ đều cúi mặt xuống.
Nho làm bộ vồn-vã hỏi thăm tin nhà, còn Liên thì vâng dạ mà hồn bay đi đâu không biết.
Để cho dứt-khoát, Hảo nói:
- Em đã biết rằng anh chị thương em lắm. Vậy không có gì đâu mà ngại, cứ tự-nhiên như thường.
Một bức màn thưa bỗng đâu rủ xuống trước mặt Liên. Lệ rưng rưng xóa mờ mọi món ăn, rồi tủi thân quá, nàng nấc lên mà khóc. Hảo ôm lấy Liên mà rằng:
- Đừng dại. Hãy can-đảm lên. Chị thương em, anh cũng thương.
Rồi bà nạt thằng nhỏ bảo nó xuống bếp lấy ớt, đoạn bà lau nước mắt cho Liên:
- Đừng cho ai nhận thấy gì hết. Coi chừng thằng nhỏ, Hảo dặn Liên mau như vậy.
Cả ba đều cầm đũa lên. Để cho Liên vui mà quên sầu, Hảo thành-thật mà nói với chồng:
- Anh Nho tối nay đưa em đi xem chiếu bóng nhé!
Liên bỗng nghẹn ngang cuống họng. Ừ, chính vì những trò đưa nhau đi xem chiếu bóng, đưa nhau đi tắm biển mà nàng ngày nay phải ôm cả bầu tâm-sự như vầy!
Nhưng Nho thì thích lắm, hoan-nghinh liền:
- Ừ, tối hôm nay chiếu phim về Tây-tạng, hay lắm.
- Em mệt quá, xin anh chị tha cho, Liên từ-chối.
Nho và Hảo chợt nhận thấy rằng chuyện cũ gợi buồn cho Liên, nên lặng thinh để tìm cách giải-khuây cho nàng. Thành ra bữa ăn mới bắt đầu thì muốn vui, lại buồn như bữa giỗ đầu của một người thân-yêu.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7165 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Gieo Gió Gặt Bão- Bình Nguyên Lộc Fri 07 Jan 2022, 08:10 | |
| Gieo Gió Gặt Bão
Bình Nguyên Lộc
Tối hôm ấy, Hảo qua buồng khách mà ngủ với Liên. Hai chị em rù-rì với nhau sáng đêm. Cả hai đều nhớ lại những lúc đi về Cố ngày xưa. Cố là ông nội của Hảo, nhưng bà thích kêu Cố theo Liên để nghe mình bé nhỏ và được cưng như Liên.
- Đã mấy tháng rồi mà chưa thấy bụng? Hảo vừa hỏi vừa rờ bụng của đứa cháu họ.
Liên nhột-nhạt khó chịu, cười lên hăn-hắt. Nhờ vậy mà không-khí ấm được lúc đầu và ấm luôn suốt câu chuyện. Nàng vừa cười vừa đáp:
- Ba tháng.
- Em không biết phương-pháp Ok. à?
- Là phương-pháp gì?
- Phương-pháp ngăn thọ thai, theo thuyết của Ogino và Krauss
- Ngỡ gì. Em biết. Nhưng quên nghĩ đến nó. Vả chăng còn tùy người đờn-ông. Hắn không bằng lòng thì khó mà áp-dụng được.
- Sao hắn lại không bằng lòng?
- Ai biết đâu. Thật ra em không có đem ra áp-dụng lần nào để biết ý-kiến của hắn. Nhưng em nhớ là có lần hắn nói là muốn con lắm.
Nói điều đó xong, Liên giựt mình nín lặng. Căn-cước của Nho có thể lộ ra, nếu nàng bép-xép về người yêu của nàng.
- Chị hỏi thật em, có phải là hắn đã có vợ rồi hay không?
Liên lại giựt mình rồi đáp nho-nhỏ:
- Phải. Sao chị biết?
Hảo Cười ngất mà rằng:
- Nếu hắn chưa vợ thì em đã nắm đầu hắn rồi, có cần gì đi trốn như vầy.
- Chị nói không đúng lắm. Em biết một cô gái đồng tuổi với em, có mang với một cậu 17 tuổi. Cố nhiên là cậu ấy chưa vợ, nhưng không bao giờ cô gái dám níu đầu cậu ta cả, vì sợ người ta cười cô đã yêu một thằng bé.
- Nhưng em thì không thể yêu một cậu bé được.
- Biết đâu ! Em đã điên thì với ai cũng có thể điên được.
Liên nói một sự thật nhưng lại rất bằng lòng mà nhận ra rằng sự thật ấy là một lời úp mở có thể đưa nghi-ngờ của Hảo qua nẻo khác.
- Tuy rằng hắn có vợ, Hảo nói, chớ em không hết hy-vọng đâu, nếu em muốn. Chị đã thấy khối cô gái trong trường-hợp em, mà họ vẫn kéo người đờn-ông được.
- Người ấy có bỏ em đâu mà em kéo. Nhưng không thể ra mặt để làm bé được, một là vì em nhứt quyết không làm bé ai, hai là vì nhiều ngăn-trở khác nữa thuộc về tình-cảm.
Hảo xúi-giục như trên cốt để dò biết phản-ứng và dự-định của Liên. Lời đáp của nàng khiến bà yên lòng ngay.
Thuộc về tình-cảm! Tức là không thể giựt chồng của bà. Rõ-ràng là Liên còn biết xấu biết tốt, thì khỏi lo gì nữa cả.
- Chị thương em như em ruột. Em có thể nào cho chị biết hắn là ai không ? Biết đâu biết hắn, chị lại không giúp em được để giải-quyết cái gì.
- Không còn gì để giải-quyết nữa cả. Em chỉ còn nước trốn nầy thôi.
- Tùy em. Chị đã quyết lo cho em thì dầu không biết gì chị vẫn lo. Chị xem như hắn dã chết.
- Mà hắn chết thật chị à!
- Vậy à?
Hảo ngạc-nhiên hết sức. Hay là Liên đã có đến hai nhơn-tình và đứa con nầy không phải con của Nho ? Bà băn-khoăn tự hỏi như vậy.
Nghe giọng ngạc-nhiên của Hảo, Liên thêm:
- Nghĩa là hắn đã chết nơi lòng em. Em thề không trở lại với hắn nữa.
- Ngoan lắm !
Hảo vuốt lên tóc Liên và hôn lên trán đứa em mắc nạn. Liên cảm-động quá, mủi lòng khóc mướt rồi úp mặt vào nách Hảo như một đứa em nhỏ. Hảo kẹp đầu Liên lại và cũng khóc bằng nước mắt chơn-thành rồi nói:
- Chị muốn đề nghị với em điều nầy.
Nín một lát không nghe Liên nói gì, bà thêm:
- Anh chị không con nối dõi. Vậy em để anh chị nhìn nhận đứa bé mà nuôi. Em nghĩ sao?
Liên ngóc đầu lên nói:
- Em thấy ý đó hay và ổn-thỏa lắm. Nhưng để xem sao.
° ° ° Hảo trông con mãi, nên đọc đã hết cả sách dạy về khoa dưỡng-thai và dưỡng-nhi.
Bà săn-sóc Liên như một bà đỡ lành nghề. Cứ lâu-lâu là bắt Liên thử nước tiểu một lần và cho Liên ăn toàn thức ăn chứa nhiều chất vôi.
Cái thai mới ngoài ba tháng mà bà đã may tã em, may gối nhỏ, màn nhỏ, và để vào công việc ấy tất cả tình yêu thương của một người đờn-bà mà tình mẹ không được thỏa.
Thấy Hảo may áo cho em nhỏ mà may áo con gái, Liên hỏi:
- Sao chị lại chắc nó là con gái dữ vậy?
- Do trực-giác. Em thích con trai hay con gái?
- Chắc em cũng như chị, thích con gái hơn.
- Phải, chị thích con gái hơn. Nhưng lại cần con trai nối dõi nên mong con trai.
- Có thể biết trước là trai hay gái không chị?
- Ta có nhiều phương-pháp, nhưng phương pháp nào cũng trật lất. Hình như khoa-học vừa tìm được cách thử để biết.
- Sao ta lại không thử, để đoán như vậy?
- Nói chơi với em, chớ chị không có đoán gì cả. Theo phép vệ-sinh, may áo cho trẻ mới đẻ thì phải may kiểu con gái, mặc dầu đứa bé là con trai.
- Vậy à!
- Em định đặt tên nó là gì?
- À còn phải hỏi...
Liên toan nói: "Còn phải hỏi lại anh ấy" nhưng nàng nín kịp, rồi chữa:
- ...còn phải hỏi lại ba má em.
- Chị tính như thế nầy. Nếu nó là gái thì đặt là Lệ cho liền với tên em; còn như nó là con trai thì đặt là Tâm cho vần với tên chị.
- Mà hai tên ấy có trùng với tên bà con không?
- Không, chị xem lại gia-phổ rồi.
Nho không dám mua sắm gì cả, nhưng luôn-luôn gợi ý cho Hảo:
- À, trên Bàn-cờ có một hiệu ta chuyên bán vật dụng cần-thiết cho trẻ sơ sanh, em có muốn đi xem hay không ?
- Vật gì?
- Những nôi, những xe, những chuồng nhỏ.
Liên có cảm giác nàng là một người dư. Vì dốt nên nàng không được tham-dự vào cuộc chuẩn-bị ráo-riết ấy. Người ta lo cho con nàng nhiều quá, khiến nàng phát nôn-nao lên, và đâm ra ganh-tị.
Không, đứa con nầy là con của nàng chớ không phải con của ai cả. Chính cha nó cũng không có quyền, người ấy đã không dám ra mặt để nhận con.
Họ săn-sóc đến nó để đặt quyền sở-hữu của họ vào nó à? Không!
Lần đầu-tiên, cô gái chửa hoang bắt đầu phản-động ngấm-ngầm, và ý-nghĩ cho con cho người khác mới hôm trước nàng xem là rất ổn, bây giờ sao nghe lại thì không được trơn-tru lắm.
° ° ° Liên bắt đầu có da có thịt hơn, và trắng đỏ ra. Hảo ngồi nhìn mãi cườm chơn no tròn của nàng và thấy nó tuyệt-mỹ, rồi xích lại gần Liên, và lấy ngón tay là bấm lên mắt cá của nàng. Thịt Liên lún xuống nhưng không phòng trở lại như cũ. Nơi chỗ bấm, một lỗ hủng sâu trông như ai đã múc lấy bớt một miếng thịt.
Hảo sợ hãi kêu lên:
- Trời ơi, Liên nó sỉa.
Nho cũmg hốt-hoảng chạy lại nói:
- Sao em quả-quyết rằng đã có thử nước tiểu thường thường.
- Thì vẫn có. Nhưng có lẽ ác-xít hư nên thử hỏng.
- Đi đốc-tơ mau lên.
Liên tức lắm mà thấy họ săn-sóc đến nàng. Họ lo cho đứa bé ấy mà, sợ mẹ nó chết mang nó theo, chớ thật ra mạng nàng nào ai kể ra gì.
- Không cần đốc-tờ. Đi bà đỡ quen với em cũng đủ rồi. Bịnh nầy dễ trị lắm mà. Mai đi em nhá ; bắt đầu chiều nay thì cử ăn mặn.
Liên làm thinh giây lâu rồi đáp xằng:
- Em không đi đâu. Sỉa là chứng bịnh thường. Ở nhà quê ai cũng sỉa cả thì đã sao?
- Sao lại không sao. Bà đỡ quen với chị nói ở xứ ta mỗi năm có hằng ngàn người chết vì hậu quả của chứng sỉa.
- Em không đi đâu.
Liên nói quả quyết như vậy và bằng giọng nói câu-mâu. Ngỡ đàn bà thai nghén hay dở chứng, Hảo làm êm, chờ dịp khác để dỗ Liên.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7165 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Gieo Gió Gặt Bão- Bình Nguyên Lộc Sat 08 Jan 2022, 10:06 | |
| Gieo Gió Gặt Bão
Bình Nguyên Lộc
Liên lên đây hơn một tháng rồi mà chưa gặp riêng Nho lần nào cả. Nàng cũng không tính đến sự gặp gỡ ấy. Hôm mới biết chắc là đã thọ thai, nàng hoảng lắm nên cầu-cứu với Nho. Nay mối nguy đã có cách gỡ, và khi mọi tình-cảm lắng xuống, lý-trí trồi lên để khuyên nhủ nàng nên dứt tình cho rồi. Nơi người đờn-bà mang thai, dục vọng cũng ngủ yên, nên Liên nghe xác-thịt mình thật bình-lặng. Nàng cứ tiếc sao truớc kia nó không chịu yên ổn như vậy để cho nàng phải khổ như ngày nay.
Nho cũng không tìm gặp Liên lần nào. Nhiều người đờn-ông ích-kỷ lắm: Thú tính của họ đã thỏa-mãn thì họ không còn đếm xỉa đến ngrời bạn đường nữa. Điểm nầy lộ rõ ra ngay trong những cuộc ái-ân mà sau đó, hắn lăn ra mà ngủ khì. Thân-thể của người mẹ tương-lai cũng chẳng còn gợi thèm khát của hắn được, nên mặc dầu còn yêu bạn, hắn cũng lơ-là cho đến khi nào bạn hắn trở lại yêu-kiều sau khi đã hạ đứa con trong bụng xuống.
Nhưng thái-độ của Liên hôm nay khiến Nho đâm lo. Liên đã câu-mâu xẵng-xớm với Hảo là -theo lý bề ngoài
- người ơn của nàng, thì lòng nàng đã thay đổi rồi vậy. Mà thay-đổi cách nào? Hay là vì ông ta lợt lạt quá nên nàng giận chăng ? Không khéo nó báo thù bằng cách liều mạng bỏ về tỉnh thì hỏng cả việc.
Nho hối-hận đã quên dặn Hảo đừng tha thiết lắm đến những cuộc mua sắm, đừng có lời nào tỏ rằng Hảo mong-đợi đứa bé lắm, và sẽ quí nó lắm.
Biết được sự ham muốn của vợ chồng ông, Liên có thể nảy ra ý xấu lợi-dụng và khai-thác sự ham muốn ấy. Nàng đang có trong tay một sức mạnh ghê-hồn đối với vợ chồng ông. Sức mạnh đó là đứa bé ham muốn kia.
Nàng chỉ sợ đứa bé ấy làm xấu trong một lúc thôi. Biết đâu rằng suy lại, nàng sẽ cố lì ra. Vả căm-hờn là tình-cảm mạnh hơn sợ xấu, và nàng có thể dẹp xấu tốt lại để báo thù.
Khổ quá, trước kia, khi chưa có gì thì Nho dám ngồi ngoài vườn rồi kêu Liên mà đàm-đạo. Từ ngày Liên lên đây, bị cái án chưa phát-giác đó mà ông chẳng hề dám ngó ngay Liên. Mà hễ không dám thì không dám luôn. Trước không mà sau có, thì Hảo nghi còn gì.
Xế hôm ấy may quá, Hảo đã tới kỳ uốn tóc. Vợ vắng nhà mấy tiếng đồng-hồ liền, Nho rất yên bụng để gặp Liên. May lắm nữa là Liên nằm trên gác là nơi tôi tớ cũng ít khi bước chơn đến.
Nho để y đèn trong buồng giấy như đang làm việc mà phải đi ngoài giây lát, rồi rình người nhà xem đứa nào có mặt ngoài trước không. Thấy vắng bóng tất cả mọi đứa, ông bước lẹ lên lầu.
Lạ quá, bề ngoài ông có lỗi gì với Liên đâu? Nhưng ông nghe như là sự lơ-là của ông hổm nay đã nói rõ cho Liên biết thâm-tâm của ông là sợ vợ hơn yêu bạn. Vì vậy, đứng trưóc cửa buồng Liên rất lâu mà ông không đám gọi.
Ông nhớ lại lúc ở Vũng-tàu, chưa có gì với nhau, lại can đảm hơn, kêu cửa như kêu cửa một người bạn trai, lại dám cả mở cửa tlước khi Liên đáp lời.
Lúc ấy Liên là khách em nhỏ nên nể chủ nhà, niềm-nỡ với ông lắm.
Bây giờ tình thế đã khác hẳn rồi. Cái hố lợt-lạt mà ông đã đào, thật khó bước qua. Liên lại lên chơn thì nàng có thể tự xem là vợ ông chớ không còn là khách em nhỏ nữa. Mà một bà vợ giận lẩy thì phải biết...
Càng đợi lâu càng lo sợ vợ về bắt gặp. Nho đánh bạo kêu nho nhỏ:
- Liên ơi! Liên!.
Trong buồng im thin-thít. Liên sợ cũng có mà giận cũng có, nên nằm làm thinh.
- Liên à! Nho kêu to thêm một chút.
Vẫn không nghe đáp.
- Ngủ hay thức Liên?
Lần nầy Nho kêu lớn và nắm hột xoài vặn qua vặn lại khua om-sòm. Liên vẫn im hơi lặng tiếng. Không đợi được, ông đẩy cửa bước vào.
Liên nằm úp mặt trên chiếc gối áp. Nho bước nhẹ đến đặt bàn tay lên đầu nàng. Bỗng ông Nho nghe cả thân-thể Liên đều run-rẩy lên, nàng nức-nở ra mà khóc.
Nho cuối xuống hôn nhẹ lên tóc bạn, không nói không rằng gì cả vì ông biết giữa một lúc như vậy, nói gì cũng chỉ vô-ích thôi. Ông lợi-dụng thì-giờ chờ đợi để tỏ tình thương mến một cách câm lặng bằng lối vuốt-ve tóc người bạn đáng thương nầy.
Liên khóc một lát thì hả hơi, êm được, chỉ còn tấm-tức tấm-tưởi thôi. Nho nói:
- Anh không bao giờ hết yêu em. Sở-dĩ anh phải lạnh lạt với em vì chỗ nầy không tiện... Sau ta sẽ đoàn tụ lại như cũ.
- Anh mà có không lợt-lạt đi nữa, em cũng chẳng khỏi tủi thân.
- Tại tình cảnh phải như thế. Sanh nở rồi, em sẽ ở riêng chớ.
- Nhưng sao bây giờ lại không ở riêng?
- Là tại một là ba má đã lỡ gởi em ở đây, em ăn nói làm sao với Hảo để ra đi? Hai là ở đây tiện hơn cả. Anh sẽ lo tròn cho em mà khỏi phải vắng nhà. Anh mà vắng nhà thường quá Hảo nó sanh nghi thì khó lắm.
Hai người bỗng giựt nẩy mình lên. Họ nghe khóa cửa khua nho-nhỏ. Sợ điếng hồn, họ nhìn cả ra cửa thì thấy chiếc hột xoài trắng từ từ quay.
Tim họ như ngừng đập hẳn. Chiếc hột xoài quay thật chậm như mỉa-mai cười mà thưởng-thức sự sợ hãi của họ. Họ thấy hòn sứ tráng men trắng ấy như có mắt và có linh-hồn, nó đang nhìn họ mà khinh-bỉ, giận ghét. Nhưng họ cứ nằm yên đó vì tay chơn họ bị tê-liệt cả, không cử-động được nữa.
Hột xoài quay hết một vòng, rồi dừng lại đoạn từ từ quay ngược về vị-trí cũ. Họ càng sợ hơn vì không rõ Hảo định làm cái gì có vẻ ghê gớm hơn là việc bà ta mở cửa mà vào. Phải, họ tin chắc người vặn cửa là Hảo, chớ không một người nhà nào mà dám làm như vậy.
Tiếng giày nện nhẹ trên gạch, đi xa lần. Cả hai đều sút mồ-hôi hột nhìn nhau để thầm hỏi thái-độ gì mà lạ thế của Hảo.
Trời ơi ! Khổ như một lưỡi gươm treo tòn-ten trên đầu ! Thà là Hảo nhảy vào mắng chưởi một hồi rồi thôi, họ sẽ làm mặt lì mà chịu. Đằng nầy, không thể biết ý-định của Hảo ra làm sao thì lo lắng cứ phải kéo dài ra mãi, sợ hết ngày nầy qua ngày khác, chịu làm sao cho thấu đời.
Khi tiếng giày không còn nghe nữa, Nho mới hoàn hồn làm bộ bạo-dạn hôn lên trán Liên một cái. Tức giận sự hèn-nhát của Nho, Liên hất ông ta ra rồi nói giọng xẳng:
- Có sợ lắm thì chạy theo mà lạy để xin tha.
Nho xấu-hổ đứng lên đi ra một nước.
° ° ° Bữa cơm chiều hôm đó, Liên cáo bịnh không xuống ăn. Một mình Nho phải ngồi trước mặt vợ mà chịu trận. Ông lấm-la lấm-lét như đứa con vừa đánh vỡ một chiếc lọ quí, chỉ cúi xuống mà nhìn các dĩa đồ ăn.
Hảo cứ lặng thinh mà mỉm cười. Không, bà không có ý nhát cho ông sợ. Bà hối hận đã hành-động sai hồi lúc xế. Giả bộ không biết gì hết, có lợi hơn. Bây giờ bà mỉm cười để làm lành, nhưng vì ông có tịch nên sợ mãi không thôi và thấy sự im lặng của bà là sự hâm-he của cơn dông-tố sắp nổ bùng ra, thấy cái mỉm cười của bà đầy mai-mỉa.
Thỉnh-thoảng ông ta len-lén liếc nhìn trộm lên một cái thì thấy bà chưa uốn tóc.
Hảo lập kế hồi-mã-thương để trở về bắt quả tang, hay vì hiệu đông khách quá mà bà phải về ? Nho băn-khoăn tự hỏi, mặc dầu có trả lời được cũng không đi đến đâu, vì giả vờ đi uốn tóc, hay đi uốn tóc thật sự mà hết ghế phải về, Hảo cũng đã biết sự thật rồi.
Bà Nho hối-hận không phải vì thương họ. Trái lại nữa bà rất giận Liên. Liên đã nói với bà sẽ xa hẳn người yêu của nàng, nên bà đã thôi ghen. Nhưng hôm nay bắt được quả tang hai người ở trong buồng với nhau, hận của bà bỗng lại trồi lên.
Không, bà sẽ không xin con của Liên mà nuôi nữa, bà sẽ... Hảo nhìn chồng giây lâu rồi nói:
- Mai anh bảo con Liên đi nhà hộ-sanh với em. Nó cứng đầu lắm, cứ nhớ cái vụ sỉa thì biết. Nó đã được bảy tháng rồi, cần thăm thai coi có gì khó khăn hay không.
- Sao em bảo lạ thế. Đó là việc đờn bà với nhau. Anh nói chuyện đó với nó, coi sao được.
Hảo nổi xung thiên lên, dằn mạnh chén cơm xuống bàn mà hét:
- Còn làm bộ nữa hả? Đợi người ta mở cửa vào phòng mới chịu thú nhận à? Người ta lo cho như thế là thương rồi đó, gặp người khác họ đã tống cổ cả hai ra khỏi nhà rồi.
Nho sợ-hãi nín khe, khiến Hảo càng tức thêm nên lại hét:
- Anh có nhận công việc ấy hay không thì nói đi nào!
Nho đáp thật nhỏ:
- Nhận.
- Vậy đưa nó lại nhà hộ-sanh Tân-sinh.
- Sao lại không đưa nó đi đốc-tờ?
- Bà Tân-sinh quen với em nhiều, em tin cậy bà ấy. Vả bà ta lành nghề con hơn cả đốc-tơ nữa kìa.
- Tùy ý em.
- Nó không đi cũng phải lạy nó cho nó đi. Người ta phải thăm thai nhiều lần trước khi tiếp sanh cho nó.
Lần thứ nhì từ hồi xế đến giờ, Nho bị hai người đờn-bà bảo ông lạy người đờn-bà khác. Nếu lạy họ mà yên được trí, được thân thì ông cũng cắn răng mà lạy. Đằng nầy họ chỉ nói nặng ông cho sướng miệng họ thôi, và bị đay nghiến, ông vẫn huờn bị đay nghiến.
Bất giác câu tục-ngữ về vợ bé bỗng đâu như vang lên trong trí ông:
Hai vợ nằm chuồng heo.
Nhưng ông Nho cũng tự bảo điều nầy để an-ủi lòng là bây giờ biết cả nhau rồi, tình thế rõ-rệt và dứt-khoát được. Không còn những mâu-thuẩn, những giả-dối nữa, việc gì cũng tạch-hoạch ra được cả, miễn là Hảo vẫn giữ thái-độ đay nghiến ấy mà không làm gì dữ hơn nữa.
Ngày sau, trưa lại Liên không thể cáo bịnh hoài, nên xuống ăn cơm. Đờn bà hay mắc cỡ, nhưng trong những lỗi-lầm đã rồi, họ lì hơn đờn ông.
Liên vào buồng ăn, không đường-hoàng như mọi bữa, chớ cũng chẳng đến đỗi khép-nép quá lẽ như ông Nho.
Hảo thấy đó là sự liều mạng nên nổi xung thiên lên. Nhưng bà dằn xuống kịp và nghĩ kỹ lại bà đâm lo. Sai-lầm của bà chiều hôm qua đã xảy ra lỡ rồi, không sao gỡ được nữa, thì thôi vậy. Nhưng phải làm thế nào cho hai người kia, tuy bây giờ công việc đa đổ bể ra, vẫn còn phải sợ bà đôi chút. Nếu họ làm mặt lì thì cái người sẽ ra khỏi nhà nầy là bà vậy.
Ý-thức là như thế, nhưng quả không biết hành-động cách nào, có thái-độ nào cho họ khỏi dễ ngươi.
Gấp một khứa cá buôi nhỏ bỏ vào chén Liên, Hảo ngọt giọng nói:
- Ăn đì em. Người ta bảo cá buôi có nhiều chất vôi, nên ăn nó thì dưỡng thai tốt.
Liên cảm-động quên hết mọi việc, hỏi:
- Sao có nhiều chất vôi lại dưỡng thai tốt, chị?
- Ừ, bào thai cần nhiều vôi để tự tạo. Em biết tại làm sao mà người miền Bắc và người miền Trung răng tốt hơn người miền Nam mình hay chăng ?
- Là tại người miền Nam ta ăn quà vặt và nhứt là quà chua nhiều quá nên men răng phải mụt.
- Nhưng có người không ăn quà, không ăn của chua bao giờ cũng vẫn hư răng là làm sao ? Em nên nhớ rằng người Việt ta uống nước sông. Sông miền Nang chảy trong đất bùn lầy nên mang rất ít chất vôi, trái với sông hai miền kia chảy qua không biết bao nhiêu là dãy núi vôi.
Như vậy, những bà mẹ mang thai của ta không đem thêm vôi vào cơ-thể được nên con cái sanh ra xương yếu mà răng cũng non.
Hảo lại gấp giá đậu nành mà bỏ vào chén Liên:
- Đậu nành cũng chứa chất vôi nhiều lắm. Nói vôi, chị mới nhớ lại vụ chiều hôm qua. Chị đến hiệu uốn tóc thì thấy họ tạm dẹp để quét nước vôi...
Nho và Liên hoảng lên, ngỡ Hảo muốn khai việc bắt gặp ra.
- ... Báo hại chị phải hoãn lại vì tiệm khác làm, chị không vừa ý. Đó, cái rồi gặp bà đốc-tơ Thược, bà kéo chị đi xem vải lụa đến chiều.
Ý Hảo muốn tỏ cho họ tin là không phải bà đã quay hột xoài xế trưa hôm qua, đứng nơi cửa do dự giây lát, bà vội-vàng xuống nhà mà đi nữa. Họ có ra cũng không thấy bà kịp.
Nhưng nói xong, bà giựt mình, thấy bà hớ nhiều lắm. Nho đã biết chắc việc ấy, do miệng bà xác-nhận lúc cãi lộn với chồng, Nho không thể không kể lại cho Liên nghe, ít lắm là chi-tiết đó. Biết bà giả-dối họ sẽ khinh-rẻ bà.
Liên cũng có ý-nghĩ trước sự không thẳng-thắn của Hảo. Chiều hôm qua xuống nhà, nàng thấy trong buồng ăn một tập kiểu thêu mũi chữ thập mới mua có gói giấy bóng đàng-hoàng mà Hảo bỏ quên lại lúc lui đi lần thứ nhì.
Tại sao Hảo lại giấu rằng bà ta biết hai người dan-díu với nhau? Phải chăng là sợ đổ bể ra thì hai người sẽ làm mặt lì rồi bà phải thua?
Liên cảm thấy rằng mình đang nắm cả hai ưu-thế trong tay: Đứa bé mà Hảo thèm muốn, và sự cố lì mà Hảo lo sợ. Trong giây phút nàng bỗng thấy là phải lợi-dụng triệt-để hai ưu-thế đó để tự-vệ cho đỡ tủi thân.
|
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Gieo Gió Gặt Bão- Bình Nguyên Lộc | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 2 trong tổng số 5 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |