Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Yesterday at 20:28

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 10:41

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Yesterday at 10:27

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Yesterday at 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Sat 16 Mar 2024, 10:05

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:09

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:07

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Thu 14 Mar 2024, 09:55

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

LỀU THƠ NHẠC by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:39

MỪNG NGÀY 08.03 by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:21

Chỉn by Trà Mi Sat 09 Mar 2024, 12:30

Lỗi 404 by mytutru Fri 08 Mar 2024, 11:09

Thể Tánh Muôn Loài by mytutru Tue 05 Mar 2024, 23:44

5-8-8-8 by Tinh Hoa Tue 05 Mar 2024, 03:32

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 04 Mar 2024, 13:37

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sat 02 Mar 2024, 12:09

Hoa Sen Ao Sen by mytutru Sat 02 Mar 2024, 08:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Chúa tàu Kim Quy

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy - Page 4 I_icon13Wed 14 Jul 2021, 11:34

Chúa tàu Kim Quy


Thu Thủy ở chung một nhà, thường để ý coi chừng coi Kỉnh Chi thấy mình có động tình hay không, song xem hoài mà không thấy Kỉnh Chi ló mòi chi hết, túng thế đêm nọ thừa lúc thằng Phục ngủ rồi, Thu Thủy bèn thức dậy đốt đèn rồi mời Kỉnh Chi ra ngoài ván, mà hỏi rằng: “Em đến đây ở đậu với anh hơn một tháng rồi, em dọ coi ý anh thiệt là một người nghèo mà biết an phận, bởi vậy cho nên em kính mến anh lung lắm. Chẳng giấu chi anh, bấy lâu nay em không chịu lấy chồng là vì em muốn kén chọn một người nghèo mà biết trọng nghĩa nhơn, biết liêm sỉ. Nay em nghe gia đạo của anh rồi, em thấy cách anh ăn ở thì hiệp với ý em muốn kén chọn đó lắm. Lời tục thường có nói: “Trâu tìm cột, chớ không lẽ cột tìm trâu” mà vì em mến cách cư xử của anh, em chắc đôi ta có duyên gì nên trời mới khiến gặp nhau đây, vậy nên em chẳng nệ hiềm nghi, mới tỏ thiệt với anh đặng anh liệu định. Nếu anh chẳng chê em là gái hư hèn, anh khứng cho em nưng khăn sửa trấp, thì em nguyện bạch thủ tương kỳ, tùng phu trọn đạo”.

Kỉnh Chi cho Thu Thủy ở đậu, thấy Thu Thủy dung nhan tuấn tú còn nghĩ mình lam lụ cùi đày, thấy Thu Thủy bạc tiền chớn chở, còn nghĩ mình thiếu trước hụt sau, thì trong lòng thường cung kính Thu Thủy lắm, coi Thu Thủy là người bực trên còn xét mình là người bực dưới, nên chẳng hề chi nào dám trộm mơ thầm ước điều chi. Nay thình lình nghe Thu Thủy xin kết nghĩa châu trần thì cũng như sấm sét nổ bên tai, cũng như mặt trời lòa trước mắt, trong lòng rối loạn, mừng không phải mừng, buồn cũng không phải buồn, mà mắc cỡ cũng không phải mắc cỡ, ngẩn ngơ bợ ngợ, không biết làm sao mà trả lời.

Thu Thủy cũng thẹn thùa hết sức, song muốn đền ơn Chúa tàu nên chẳng nệ, mới nói tiếp rằng: “Anh mới biết em có mấy ngày, chưa rõ gốc gác của em nên anh dụ dự không biết sao mà trả lời, em nghĩ cũng phải. Chớ chi em có cha mẹ bà con thì thân em đâu có lưu lạc như vầy …”. Thu Thủy nói tới đó thì tủi lòng nên khóc thút thít rồi mới nói tiếp: “Em cũng như anh, thân tộc không còn ai hết. Hổm nay em thấy thân anh như vậy rồi em nghĩ đến thân em thì em buồn bực vô cùng, bởi vậy cho nên em mới tính gá nghĩ trăm năm đặng nương cậy nhau mà làm ăn cho dễ. Hôm nọ anh than nghèo nên không muốn cưới vợ, xin anh đừng lo sự đó. Cha mẹ em khuất có để lại cho em vàng được trót trăm thoi, bạc cũng được vài trăm nén, em tưởng bao nhiêu đó vợ chồng ta cũng đủ làm vốn mà buôn bán, nếu may được đất trời phò hộ thì có lẽ cũng làm giàu được”.

Kỉnh Chi ngồi suy đi nghĩ lại một hồi lâu rồi mới đáp rằng: “Cô thấy nhà tôi nghèo nàn, thân tôi cực khổ cô thương nên cô tính như vậy, thiệt tôi đội ơn cô nhiều lắm. Cô đã lấy sự thiệt tình mà nói với tôi, vậy tôi xin phép cô cho tôi cũng lấy sự thiệt tình mà trả lời. Cô cũng biết tôi là trai góa vợ năm nay đã gần 35 tuổi rồi còn cô là gái mới lớn lên, mà lại con nhà giàu có nữa. Theo thói thường ai nghe cô nói như vậy cũng vui mừng; tôi đây được một người vợ như cô há tôi lại không vui mừng hay sao? Tôi mừng lắm chớ, song tôi còn nghi một chút. Gái nhan sắc giàu có như cô nếu muốn kén chồng lại thiếu gì chỗ cao sang hay sao? Chẳng hiểu vì cớ nào cô lại ưng tôi làm chồng, bởi tôi nghĩ như vậy nên tôi dụ dự, chớ không phải tôi dám chê cô”.

Thu Thủy đứng dậy têm trầu ăn rồi đáp rằng: “Anh hiềm nghi cũng phải. Mà anh biết tại sao mà em ưng anh hay không? Đời nầy thiên hạ họ thường coi đồng tiền trọng hơn nhơn nghĩa. Từ nhỏ đến lớn em đã thệ tâm kiếm cho được người nào trọng nhơn nghĩa hơn bạc tiền em mới ưng làm chồng, bằng kiếm không được thì thà em chịu chích bóng trọn đời, chớ không thèm kết bạn. Em đến đây, em nghe anh thuật chuyện nhà của anh, em mới biết anh là người vị nghĩa vong gia, thiệt là người đáng cho em kính trọng lắm, bởi vậy cho nên em mới quyết kết tóc trăm năm với anh. Còn sự anh lớn tuổi còn em nhỏ tuổi, thì xin anh đừng ngại sự ấy. Em kén chồng là kén nhơn nghĩa chớ không phải chọn nhan sắc, nhỏ tuổi mà không biết điều, nhỏ ích gì?”

Kỉnh Chi thở ra rồi đứng dậy mà nói rằng: “Thôi, chuyện cô nói vậy, thì hay vây, để thủng thẳng rồi sẽ tính”. Nói rồi liền bước vô trong buồng mà ngủ.

Đêm ấy, Kỉnh Chi nằm trăn trở hoài ngủ không đặng, không hiểu vì cớ nào Thu Thủy như vậy, còn mình như vầy, mà cô lại muốn mình. Tuy Thu Thủy nói mến mình là mến nhơn nghĩa, song chưa chắc lời ấy là lời thiệt tình. Ví như lời ấy là lời thiệt tình thì Thu Thủy chẳng phải người tầm thường; mà không phải là người tầm thường thì thiếu chi ông Cử, ông Đồ sao lại tìm một chú chèo đò mà lấy? Suy nghĩ hết sức mà nghĩ không ra cớ nào, đến khuya mới nói rằng: “Hay là trời thấy thân mình cực khổ trời thương nên xui khiến như vày đặng cho mình hết cực?”.

Kỉnh Chi nghĩ như vậy mới hết nghi ngại nữa. Kế thằng Phục nằm một bên muỗi cắn nó cựa mình rồi bỏ tay ôm ngang mình Kỉnh Chi. Kỉnh Chi đụng con liền nhớ đến vợ trước thì trong lòng buồn bực không biết chừng nào, nằm suy tới nghĩ lui thao thức sáng đêm chẳng hề nhắm măt.

Sáng ngày thức dậy, Thu Thủy bộ có hơi mắc cỡ, còn Kỉnh Chi thì trong bụng lo tính nên ngoài mặt chẳng đặng vui. Ngày ấy Kỉnh Chi chèo đò mà trong lòng tính thầm hoài, không biết có nên kết tóc trăm năm với Thu Thủy hay không. Nếu mình ưng Thu Thủy thì thân mình chắc là sung sướng, mà còn thằng Phục không biết nó có vui lòng không.

Trưa thằng Phục đi học về, xách cơm đem ra bến đò cho cha ăn, thấy cha không được vui vẻ như mọi lần trước thì trong bụng sanh nghi. Chiều tan học rồi nó ghé lại chờ cha đặng đi về một lượt, đi dọc đường kiếm chuyện này, nhắc chuyện nọ mà hỏi cha; còn Kỉnh Chi hỏi đâu thì nói đó, bằng không hỏi thì cứ lặng thinh mà đi. Lúc về gần tới nhà, trời đã chạng vạng tối rồi, thằng Phục mới hỏi: “Sao bữa nay cha buồn vậy cha?”.

Kỉnh Chi nghe con hỏi thì động lòng, liền ngồi dựa mé bờ kinh mà thuật hết mấy lời của Thu Thủy nói hồi hôm đó lại cho con nghe. Thằng Phục nghe rồi liền hỏi: “Vậy mà cha chịu hôn cha?”. Kỉnh Chi nói mình còn dụ dự chưa nhứt định. Thằng Phục liền nói: “Chịu đi cha. Tuy con nghe cha nói chuyện má thì con thương, mà từ hôm cô đó cổ ở đậu đến nay, con thấy cổ sao con cũng thương quá. Cha chịu đi cha! Má con chết rồi, cha đợi sống dậy được hay sao cha?”

Kỉnh Chi thấy con nói xúi thì tức cười nên nói rằng: “Con không sợ mẹ ghẻ hay sao? Nè, nó dọi lủng đầu đa con, chớ không thấy người vợ sau của anh Tư Tồn chỉ đánh khảo sắp con ảnh hay sao?”. Thằng Phục liền trề môi mà nói rằng: “Đâu có! Cô nầy không có như vậy đâu cha, cổ thương con lắm mà”. Kỉnh Chi nghe con nói như vậy bèn đứng dậy dắt con đi về. Trọn bốn năm ngày trong bụng lo tính hoài, nên không vui chút nào hết, Thu Thủy là gái mà đi trêu ghẹo đàn ông như vậy, nghĩ cũng hổ thầm; tuy muốn đền ơn cho Chúa tàu, nên phải làm mặt dạn mày dày, song tưởng mình như vầy, còn người như vậy hễ nói thì đắc lời, nào dè đâu nói ra mà người còn dục dặc, nên mắc cỡ không dám nhắc đến việc hôn nhơn nữa.

Thằng Phục tuy còn thơ ngây nhưng mà nhờ cha chỉ điều quấy lẽ phải, nhờ thầy dạy đạo lý luân thường, mà nhứt là nhà nghèo thân khổ, nên thấu hiểu thế thái nhân tình, thấy cha lam lụ cùi đày chẳng xiết nỗi thương, lúc ngồi một mình hoặc khi nằm ban đêm, thường tính học cho siêng đặng thi đậu làm quan mà nuôi cha cho phỉ dạ. Nay nghe cha nói chuyện cô Thu Thủy tính kết duyên thì nó mừng hết sức mừng, chẳng phải nó thấy cô nọ có tiền mà nó ham, thiệt vì nó thấy cô nọ nết na yểu điệu, tánh ý hiền từ, nó muốn cho cha nó ưng đặng có người nội trợ.

Bởi nó nghĩ như vậy nên nó theo xúi cha nó hoài, bữa nào chiều cha con dắt nhau về nó cũng hỏi thăm cha nó tính làm sao; hễ cha nó nói để thủng thẳng rồi sẽ hay, thì nó lại khuyên lơn, chí quyết nói cho cha nó chịu nó mới nghe.

Kỉnh Chi lớp bị con xúi giục, lớp thì thấy ý Thu Thủy mà thương, nên cực chẳng đã bữa nọ về ngồi ăn cơm tối với con mới tỏ với Thu Thủy rằng nếu cô đem lòng đoái tưởng thì mình cũng không dám phụ rẫy.

Thu Thủy được lời chẳng xiết nỗi mừng, biểu Kỉnh Chi lựa ngày tốt, mua một cặp vịt nấu cúng, rồi mời mấy người ở lối xóm và kêu hết bạn dưới ghe lên ăn uống vui mừng cho hai họ vầy duyên cầm sắt.

Lễ cưới xong rồi, Thu Thủy không cho Kỉnh Chi chèo đò nữa, đưa hết vàng bạc cho Kỉnh Chi rồi biểu Kỉnh Chi lo cất một cái nhà tại chợ An Giang đặng dọn tiệm mà buôn bán. Thu Thủy lại nói với chồng cho bạn bè họ về xứ sở, làm như vậy đặng trả Trần Mừng, Cam, Quít lại cho Chúa tàu Kim Qui.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy - Page 4 I_icon13Thu 15 Jul 2021, 07:43

Chúa tàu Kim Quy


Chương IV

Khi Trần Mừng với Thu Thủy ra đi thì Chúa tàu Kim Qui có nói rằng ít ngày mình sẽ đem tàu trở lên An Giang.

Tuy nói vậy mà Trần Mừng đi rồi, Chúa tàu nghĩ không biết việc tính gả Thu Thủy có thành hay không, nếu việc chưa thành mình lên đó không ích gì, nên lên tới mũi Cần Vố rồi neo tàu tại đó mà chờ Trần Mừng.

Chúa tàu đợi hoài không thấy Trần Mừng, vừa muốn kéo neo lên An Giang, bỗng nhớ sực lại quan Huyện Đông Xuyên khi trước nghe nói đã vinh thăng Tri phủ Tân Thành, vậy nên tính lên đó ra mắt ngài đặng coi người hại mình khi trước nay ra thể nào. Chúa tàu bèn dạy bạn sắm lễ vật một mâm rồi vào viếng quan Phủ.

Quan Phủ một là vì thấy lễ vật nhiều nên chóa mắt, hai là vì nghe Chúa tàu đã làm ơn trên An Giang nên trong bụng kiêng thầm, bởi vậy cho tiếp đãi trò chuyện rất ân cần, có dè đâu ông Chúa tàu giàu có này vốn là thằng Lê Thủ Nghĩa mình đã gạt hồi mười mấy năm về trước. Chúa tàu hỏi thăm vậy chớ quan Phủ trấn nhậm Tân Thành đã bao lâu, quan Phủ lấy tình thiệt mà tỏ rằng mình ngồi Tri huyện Đông Xuyên gần hai mươi năm mới thăng bổ xuống đây.

Chúa tàu liếc xem thì thấy quan Phủ nay tuy tuổi đã già hơn trước, nhưng mà còn bải buôi, giọng cười chẳng đổi chút nào. Nghe nói Tri huyện Đông Xuyên, Chúa tàu mới nói rằng mình có quen với một người ở huyện ấy tên Trần Tấn Thân và hỏi quan Phủ có biết người ấy chăng. Quan Phủ nghe nói tới tên Trần Tấn Thân thì bộ dường như nghi ngại điều chi vậy, bởi vậy cho nên ngó ngay Chúa tàu một cái, nói “tôi biết”, rồi bắt qua chuyện khác mà nói, không muốn nói chuyện Trần Tấn Thân.

Chúa tàu từ giã xuống tàu nằm suy nghĩ hoài, không hiểu tại sao người ta độc hiểm đến thế, ngoài miệng thì lời nói ngọt như đường, mà trong lòng lại ruột cay như ớt. Chúa tàu chờ hơn hai tháng, Trần Mừng mới dắt Cam, Quít với tên Cường xuống tới. Trần Mừng thuật hết đầu đuôi việc Kỉnh Chi cưới Thu Thủy lại cho Chúa tàu nghe, lại nói rằng vì Kỉnh Chi dục dặc hoài nên hơn hai tháng tính mới xong việc. Chúa tàu dạy trả tiền công và cho tên Cường về nhà, rồi kéo neo làm buồm mà chạy lên An Giang.

Chúa tàu tuy nhớ đến cha mẹ với em thì thương nhớ, song cách mấy tháng trước đã viếng thăm mồ mả cha mẹ được rồi, nay lại đền ơn chút đỉnh cho em rể cũng xong nữa rồi nữa, bởi vậy trong lòng hớn hở, tàu lui rồi thì lấy rượu ra mà uống với Trần Mừng, nói nói cười cười, chớ không phải ủ mặt châu mày tối ngày, vào thở ra than sáng đêm như trước nữa. Trần Mừng thấy Chúa tàu hết buồn thì trong bụng mừng thầm, mà lại có nghe Chúa tàu nói trở lên An Giang quyết lập thế mà đòi cho được một trăm bốn mươi nén bạc giùm anh ta thì anh ta tuy không hiểu lập thế làm sao, song tin chắc Chúa tàu hễ nói thì làm được, nên trong bụng lại càng mừng hơn nữa.

Tàu lên tới An Giang, hai chiếc cũng đậu cặp kè nhau như khi trước. Chúa tàu dòm qua bến đò thì thấy người chèo đò nào lạ, chớ không phải Kỉnh Chi. Trần Mừng mặc quần áo đoan trang rồi đi dạo chơi, có ý coi Kỉnh Chi đã cất nhà xong rồi hay chưa; còn Chúa tàu thì ở dưới tàu đặt một lá đơn đặng cho Trần Mừng đứng mà kiện Trần Tấn Thân về sự sang đoạt một trăm bốn chục nén bạc. Trong đơn Chúa tàu kể đủ mọi điều: Trần Mừng gởi bạc đặng đi Biển Hồ, khi trở về Trần Tấn Thân gạt nói quan Huyện đến xét nhà lấy hết bạc ấy, và hăm hễ Trần Mừng về sẽ bắt mà bỏ tù, làm cho Trần Mừng sợ không dám ở mà đòi bạc; Chúa tàu lại kể sự Trần Tấn Thân dạy bạn trong nhà là tên Cam tên Quít đưa Trần Mừng đi cho rồi; mà đi rồi lại nghi cho hai đứa ấy nói lậu ý gian của mình, nên lập mưu với quan Huyện tính cáo hai đứa ăn trộm đồ đặng bỏ tù chúng nó cho ém nhẹm, may nhờ ông đội Sum lấy lòng nhơn mà tha, nên hai đứa ấy khỏi oan ức. Kể xong mọi việc rồi mới xin quan trên đòi chứng là tên Cam, tên Quít với ông đội Sum mà hỏi, rồi buộc Trần Tấn Thân về tội sang đoạt, buộc quan Phủ Tân Thành về tội a ý với kẻ gian và dạy Trần Tấn Thân phải trả một trăm bốn mươi nén bạc cho Trần Mừng.

Chúa tàu làm đơn vừa rồi thì Trần Mừng đã trở xuống tàu. Trần Mừng nói nhà Kỉnh Chi cất gần rồi, chừng năm mười ngày nữa sẽ dọn về ở được. Chúa tàu đọc lá đơn lại cho Trần Mừng nghe rồi biểu lấy viết mực mà thủ ký. Chúa tàu biểu thế nào thì Trần Mừng làm y như vậy chớ không cãi lẽ, mà cũng không hỏi han chi hết.

Chiều lại Chúa tàu biểu Trần Mừng dắt lên chợ, trước đi hóng mát, sau coi nhà Kỉnh Chi cất chỗ nào, dân sự tuy nhờ có chiếu của Triều đình gởi vô cho phép quan Tổng đốc khai kho mà chẩn bần nên hết đói nữa, nhưng mà cũng hằng nhớ ơn của Chúa tàu cứu cấp lúc đầu, nên thấy dạng của Chúa tàu cả chợ ai cũng vui mừng. Chúa tàu đi ngang qua nhà mới của Kỉnh Chi thấy lợp nóc, làm vách đã xong rồi, duy còn làm cửa nữa mà thôi. Nhà rộng rãi mà lại cao ráo coi đẹp lắm, Chúa tàu thấy vậy chẳng xiết nỗi mừng.

Sáng bữa sau, ăn cơm rồi Chúa tàu kêu Cam với Quít vào phòng mà tỏ trước cho hai đứa đó hay rằng Trần Mừng sẽ vào dinh quan Tổng đốc mà kiện Trần Tấn Thân về sự nó giựt một trăm bốn mươi nén bạc và dạy hai đứa nó phải đi theo mà làm chứng. Hai Cam với Sáu Quít nghe nói vào nha môn thì biến sắc bởi vì xưa nay chưa từng đến cửa quan lớn, đã vậy mà chúng nó lại bị Trần Tấn Thân cáo ăn trộm đồ của nó mà trốn, không biết nay ra mặt có hại chi không. Chúa tàu thấy hai đứa nó sợ thì cười mà nói rằng: “Có ngộ đi nữa mà, hỏng có sao đâu mà sợ. Nị ở tù, ngộ chịu cho”.

Chúa tàu dặn Cam và Quít hễ quan hỏi thì cứ việc thiệt mà nói, biết sao nói vậy, đừng thêm đừng bớt; dặn rồi bỏ lá đơn vào túi và dắt Trần Mừng đi với Cam, Quít mà lên dinh quan Tổng đốc.

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy - Page 4 I_icon13Fri 16 Jul 2021, 10:13

Chúa tàu Kim Quy


Quan Tổng đốc đang ngồi xử kiện, có quan Bố, quan Án ngồi hai bên; phía ngoài thì làng tổng chực hầu đông đầy, Chúa tàu vừa bước vô tới sân, ngài dòm thấy liền sai lính hầu chạy ra mời. Chúa tàu biểu Cam với Quít đứng ngoài cửa, dắt một mình Trần Mừng vô mà thôi. Quan Tổng đốc, quan Án, quan Bố đều mừng rỡ, mời ngồi rồi dạy lính đem nước trà ra mà đãi. Quan Tổng đốc ngưng việc xử kiện để trò chuyện với Chúa tàu. Ban đầu ngài tỏ cho Chúa tàu hay rằng Triều đình mới phê y lời ngài xin, nên ngài đã khai kho mà chẩn bần; tuy vậy mà thiệt cũng nhờ có lòng quảng đại của Chúa tàu, chớ không thì mấy tháng trước nhơn dân chắc là bị khổ hại lắm, Ngài nói việc ấy xong rồi, mới hỏi thăm hai tháng nay Chúa tàu đi đâu, và nay trở lại đây có việc chi thì cứ tỏ thiệt với ngài, ngài sẽ hết lòng lo giùm giúp. Chúa tàu tỏ rằng hai tháng nay mắc đi buôn bán tỉnh Long Hồ, nay có việc ức mới trở lên đây mà cầu quan trên minh oan giùm.

Quan Tổng đốc nghe nói có việc ức liền hỏi coi việc chi. Chúa tàu thưa rằng Trần Mừng là anh em bạn đi với mình đây cách sáu bảy năm trước có gởi bạc cho một người An Nam ở bên Tân Châu bị người ấy giựt hết, việc ức như vậy mà Trần Mừng không biết đâu mà đi kiện, nay mới tỏ cho mình nghe, nên dắt lên đây cầu xin quan trên tra xét giùm. Nói dứt lời liền rút lá đơn trong túi ra mà trao cho quan Tổng đốc.

Quan Tổng đốc đọc hết lá đơn rồi liền hỏi: “Trần Mừng là chú nầy phải không?”. Chúa tàu chỉ Trần Mừng mà nói phải. Quan Tổng đốc nói: “Năm đó tôi chưa nhậm tỉnh này. Quan Bố và quan Án ở đây lâu có lẽ hai quan lớn biết việc này. Vậy hai quan lớn xét coi như có quả Tri huyện Đông Xuyên a ý với tên Trần Tấn Thân mà giựt bạc của người ta thì định tội cho nó rồi tịch biên gia sản của tên Thân đặng lấy bạc mà trả lại cho khách Trần Mừng. Hai quan lớn xét giùm mau mau đặng Chúa tàu đi buôn bán, chớ để dần dà lâu ngày, người ta tổn phí tội nghiệp”.

Quan Tổng đốc nói rồi bèn đưa lá đơn cho quan Bố. Quan Bố trải lá đơn trên bàn; quan Án bước lại gần rồi hai người đọc với nhau. Đọc rồi quan Bố thưa với quan Tổng đốc rằng: “Bẩm cụ lớn, tôi nhớ chắc lúc trên Cao Miên có giặc chẳng hề có dạy Tri huyện Đông Xuyên xét nhà ai bao giờ; mà thuở nay tôi cũng không có thấy Tri huyện Đông Xuyên phúc bẩm về sự đó”.

Quan Án cười gằn mà tiếp thưa rằng: “Bẩm cụ lớn, tôi thường nghe Tri phủ Tân Thành lúc còn ngồi Tri huyện Đông Xuyên hay làm nhiều điều oan ức dân sự lắm. Việc nầy chưa tra mà tôi dám chắc là Tri huyện Đông Xuyên năm đó a ý với tên Thân mà giựt bạc của người ta. Vậy xin cụ lớn để tôi thẩm tra chừng mươi năm bữa ra mối thì biết ai ngay ai gian”.

Quan Tổng đốc gật đầu, quan Án lấy lá đơn rồi day qua hỏi Chúa tàu vậy chớ hai tên đi theo Chúa tàu đó phải là tên Cam tên Quít hay không. Chúa tàu thưa phải, quan Án bèn kêu vô hỏi đầu đuôi, chúng nó biết làm sao thì hai đứa cũng nói y trong đơn không sái chỗ nào hết. Quan Án biểu Chúa tàu với Trần Mừng dắt Cam, Quít xuống tàu mà nghỉ, đợi đòi Tri phủ Tân Thành, Trần Tấn Thân với đội Sum tới rồi sẽ đối diện mà xét.

Ra khỏi dinh quan Tổng đốc, Chúa tàu bèn dạy Trần Mừng với Cam, Quít đi xuống tàu và dặn đừng có đi chơi, vì sợ Kỉnh Chi ngó thấy sanh nghi mà lậu việc. Chúa tàu đi dạo phố phường chơi lần tới nhà mới của Kỉnh Chi, thấy ba bốn người thợ mộc đang đóng ráp cửa rầm rầm, Kỉnh Chi đứng coi cho thợ họ làm, còn Thu Thủy thì ngồi quạt lửa nấu nước và nói chuyện với thợ. Chúa tàu đứng ngoài dòm vô, Kỉnh Chi mắc phụ thợ mà ráp khuôn cửa giữa, nên không ngó thấy, duy có Thu Thủy ngó ra thấy Chúa tàu, vùng la lớn lên một tiếng “húy”. Chúa tàu vùng khoát tay, nháy mắt và lắc đầu, ra dấu biểu Thu Thủy đừng nói.

Kỉnh Chi thấy vợ ngó ra đường mà la, không hiểu việc chi, nên hỏi: “Gì vậy?”, rồi cũng dòm ra ngoài đường. Chúa tàu chấp tay sau đít bỏ đi, Thu Thủy bợ ngợ không biết nói với chồng làm sao, cùng thế bèn hỏi: “Nghe nói Chúa tàu xuất hai trăm nén bạc dưng cho quan đặng mua lúa thí cho dân ăn, phải người đó hay không?”. Kỉnh Chi nói phải, rồi đứng ngó theo Chúa tàu mà cười. Chúa tàu thấy vậy bèn trở lại rồi bước vô nhà.

Thu Thủy đứng sụt vô trong, Kỉnh Chi bước ra chào hỏi, Chúa tàu hỏi nhà nầy của ai, Kỉnh Chi nói nhà nầy của mình cất, Chúa tàu hỏi vậy chớ phải anh ta chèo đò hồi trước đó hay không. Kỉnh Chi nói phải. Chúa tàu và cười và hỏi: “Chèo đò khá lắm hay sao mà cất nhà tốt dữ vậy?”. Kỉnh Chi nghe hỏi mắc cỡ nên ngó xuống đất mà nói rằng: “Tôi mới cưới vợ có vốn chút đỉnh nên cất nhà cho chắc đặng ở buôn bán”.

Chúa tàu cười rồi kiếu từ mà xuống tàu. Chúa tàu mắt thấy Kỉnh Chi đã kết duyên với Thu Thủy, thấy Kỉnh Chi áo quần lành lẽ chớ không phải lang thang lưới thưới như hồi trước nữa, lại thấy Kỉnh Chi cất nhà tử tế tính việc làm ăn thì trong lòng mừng rỡ vô cùng. Xuống đến tàu liền biểu Trần Mừng sai bạn đi mua vịt rượu đem xuống ăn uống vui cười ngả ngớn, hết dàu dàu như khi trước nữa.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy - Page 4 I_icon13Mon 19 Jul 2021, 09:15

Chúa tàu Kim Quy

Chương V

Quan Án sát An Giang tuy tuổi đã gần sáu mươi, nhưng mà sức hãy còn mạnh mẽ lắm. Người làm quan lòng thì thanh liêm chánh trực, mà tánh thì nóng nảy siêng năng, bởi vậy cho nên người ngồi án sát tại đây hơn mười năm, kẻ quấy đều khiếp oai mà người ngay đều mến đức.

Quan Án chấp đơn của Trần Mừng rồi, chiều lại viết tờ sai lính một người thì đi bắt Trần Tấn Thân, một người thì đi đòi đội Sum, còn một người thì xuống Long Hồ đem thơ cho quan Tổng đốc tỉnh ấy cậy đòi giùm Tri phủ Tân Thành.

Bá hộ Trần Tấn Thân ở nhà đương nằm mà hút á phiện, thình lình thấy tên lính bước vô nói quan Án sát sai qua bắt đem về mà nạp thì hồn phi phách tán, sợ run lập cập, không biết việc lành dữ thể nào, Trần Tấn Thân hối vợ con lấy ra ba quan tiền mà cho tên lính đặng hỏi thăm coi quan dạy bắt về tội chi. Tên lính thấy cho tiền thì lấy mà không nói chi hết. Trần Tấn Thân bấy lâu nay khắc bạc thành gia, làm nhiều điều bất nhơn thất đức lắm, song hại đâu thì được đó, nên tưởng đâu những việc mình làm là việc thường trong thế gian, chẳng tội lỗi gì mà sợ. Nay thình lình nghe nói quan dạy bắt nạp thì giựt mình, suy đi nghĩ lại mình làm nhiều việc tội lỗi vô cùng, không biết nay quan buộc vào tội nào mà tính trước đặng lo mà gỡ.

Trần Tấn Thân chạy ra chạy vô lộn xộn, dặn vợ con việc nầy, dạy tới việc nọ, coi ra ý bịn rịn không muốn đi. Tên lính có thọ ba quan tiền rồi nên không hối thúc cho lắm, song hễ Trần Tấn Thân vô buồng thì nó dòm chừng lom lom, bởi vì nó sợ hễ tên Thân bỏ nhà mà trốn thì nó có tội.

Vợ con Trần Tấn Thân khóc mùi, Trần Tấn Thân thấy vậy lại càng đứt ruột nát gan hơn nữa, ăn cơm rồi tên lính thúc phải đi cho mau, chớ không được dần dà nữa. Trần Tấn Thân hẹn cầm chừng hoài, đến xế lính thúc riết, cực chẳng đã phải vào buồng lấy hai chục nén bạc lận vào lưng rồi từ giã vợ con mà đi theo tên lính.

Tên lính dắt Trần Tấn Thân về tới An Giang thì trời đã tối rồi, phải giam đỡ trong trại đợi sáng mới giải đến nhà quan Án. Đêm ấy Trần Tấn Thân nằm gác tay qua trán mà suy nghĩ coi mình có tội chi, nhớ hồi nhỏ mình hãm hiếp con gái của người ta nhiều phen, mà mấy việc ấy là việc xưa, dầu nay có bươi móc ra đi nữa, thì có bằng cớ chi mà lo sợ.

Nhớ bình sanh mình hay cậy quyền thế mà làm hại nhiều người, song mình có hại ai thì mình cậy tay người khác chớ phải bổn thân mình làm hay sao mà sợ họ kiện; nhớ mình ở với tá điền tá thổ thiệt là gắt gao, nhưng mà họ thiếu lúa thiếu tiền, nếu không làm như vậy thì có ai chịu trả.

Tấn Thân đêm nằm suy tới nghĩ lui, nhắm việc nào mình cũng không có tội hết, song còn quên một việc là việc gạt Trần Mừng mà giựt một trăm bốn mươi nén bạc, bởi vậy cho nên sáng ngày tên lính dẫn lên hầu quan Án, quan Án đọc lá đơn của Trần Mừng thì Tấn Thân cặp con mắt chớp lạch, da mặt xanh như chàm. Quan Án đọc đơn rồi hỏi có quả như vậy hay không, thì Tấn Thân ú ớ trả lời không được.

Quan Án nổi giận nạt rằng: “Mi là đồ ăn cướp! Có giựt bạc của người ta không thì khai thiệt đi cho mau, nếu mi chối ta biểu lính nó khảo chết bây giờ đa”. Tấn Thân không dè Trần Mừng thưa kiện, nghe đọc lá đơn thì kinh tâm không biết sao mà trả lời, chừng nghe quan Án quở thì lại càng lính quýnh hơn nữa, liền thò tay vào lưng lấy gói bạc ra để trên án, rồi lạy quan Án mà thưa rằng: “Bẩm quan lớn, oan ức con dân lắm. Con có quen biết với Trần Mừng nào đâu mà giựt bạc của nó”.

Quan Án thấy để một gói trên án không biết là gói chi, giở ra xem thấy mấy chục nén bạc, lại càng nổi giận, liền lấy tay hất bạc văng cùng dưới đất rồi mắng rằng: “Đồ khốn! Mi quen thói lo lót thuở nay, nên mi tưởng hễ mi có bạc ông quan nào mi mua cũng được hết hả? Để rồi mi coi!”

Quan Án dạy dẫn Tấn Thân ra để ngồi ngoài xó cửa rồi sai xuống tàu đòi Trần Mừng với tên Cam, tên Quít lên đặng đối diện. Chúa tàu thấy lính đòi liền dắt Trần Mừng với tên Cam, Quít lên dinh quan Án. Vừa bước tới cửa lại gặp lính đòi ông đội Sum cũng vừa tới đó. Cam với Quít lột khăn xá ông đội rồi dắt nhau vô hầu.

Chúa tàu bước vô liếc thấy Trần Tấn Thân ngồi dựa cửa, tay run lập cập, mặt mày tái lét, thì lòng cười thầm. Quan Án thấy Chúa tàu với Trần Mừng lật đật mời ngồi rồi dạy lính kêu Tấn Thân, đội Sum và Cam, Quít vô một lượt. Trần Tấn Thân thấy mặt Trần Mừng thì hồn vía đã mất hết, mà thấy tên Cam, tên Quít lại sợ hơn nữa, bởi vậy cho nên đứng trước mặt quan Án run en như kẻ đau rét, gục mặt xuống đất không dám ngó lên.

Quan Án chỉ Trần Mừng mà hỏi Tấn Thân rằng: “Hồi nãy mi khai mi không biết Trần Mừng, vậy chớ mi có biết người nầy là ai hay không?”. Tấn Thân sợ quá liền cúi lạy quan Án mà khai rằng: “Bẩm quan lớn, những lời trong đơn của chú Mừng thiệt quả như vậy. Chú Mừng thiệt có gởi cho con 140 nén bạc rồi đi Biển Hồ, song bạc ấy không phải con lấy, xin quan lớn xét lại cho nhờ”.

Quan Án thấy Tấn Thân muốn khai thiệt nên bỏ giận làm vui mà hỏi rằng: “Vậy chớ ai lấy? Việc thiệt làm sao, đâu mi khai đi; nếu mi khai thiệt ta dung chế cho, không sao đâu mà sợ”.

Trần Tấn Thân thưa rằng: “Bẩm quan lớn, năm ấy chú Mừng gởi bạc cho con rồi chú lên Biển Hồ. Sáng ngày quan Huyện gặp con hỏi con vậy chớ hồi hôm có tên khách nào ghé nhà con đó. Việc thiệt con tỏ thiệt đầu đuôi lại cho quan Huyện nghe. Tối lại quan Huyện cho lính đòi con lên dinh rồi dạy con phải đem hết 140 nén bạc lên cho ngài. Ngài dặn rằng hễ chú Mừng có trở về đòi bạc thì bày chuyện nói quan nghi cho chú thông đồng với Xiêm nên xét nhà lấy bạc hết, lại kiếm chú bắt nữa, rồi cho bạn trong nhà đưa chú đi cho rồi. Con là phận con dân nên không dám cãi. Con làm y như lời quan Huyện dạy. Sự cáo hai tên bạn là Cam với Quít ăn trộm đồ mà trốn cũng là mưu của quan Huyện bày, chớ con không dám”.

Quan Án lại hỏi: “Quan Huyện có chia bạc ấy cho mi hay không?” Tấn Thân thưa: “Quan Huyện lấy hết, chớ không có chia cho con nén nào”. Quan Án cười gằn mà nói rằng: “Lẽ nào mà lại không chia cho mi! Mi đừng nói dối, có sao nói vậy, ta đã cho lính đòi Tri phủ Tân Thành rồi, mai chiều gì đây sẽ lên tới. Nếu mi nói dối, sau ta tra ra thì có tội đa”. Trần Tấn Thân nghe nói như vậy liền thưa rằng: “Bẩm quan lớn, thiệt hồi đó quan Huyện có kêu con mà cho con ít chục nén”.

Chúa tàu với quan Án ngó nhau mà cười, Quan Án hỏi: “Ít chục đó là mấy chục?”. Tấn Thân thưa: “Dạ, lâu quá việc đó con không nhớ”. Quan Án nạt một tiếng, Tấn Thân giựt mình ú ớ mà thưa rằng: “Dạ bẩm … hai …dạ, thưa ba chục nén”. Quan Án nạt: “Hai chục hay là ba chục?” Tấn Thân nói: “dạ, con nhớ ba chục nén”.

Quan Án ngó Chúa tàu với Trần Mừng rồi day lại nói với Tấn Thân rằng: “Ta biết rồi, mi với Tri huyện Đông Xuyên hồi trước a ý nhau đặng đoạt của người ta. Để Tri phủ Tân Thành lên tới rồi sẽ hay”. Nói rồi bèn dạy lính dắt Tấn Thân đem giam và dặn phải canh giữ cho nghiêm nhặt.

Chúa tàu ngồi nhắm Tấn Thân, thấy vóc thì cao hơn, cằm mọc râu lém đém, coi khác hơn xưa, nhưng mà cặp mắt nháy lia nháy lịa, mặt thỏn mà dài thiệt là tướng mạo người gian giảo tham lam, chẳng đổi chút nào hết. Tấn Thân đi xuống trại rồi, tên lính hầu lượm hai chục nén bạc Quan Án hất hồi nãy đó mà để dựa khay trầu. Quan Án day lại ngó thấy vùng cười ngất rồi nói với Chúa tàu rằng: “Bạc của tên Thân nó đem lo với tôi đó đa. Để chừng tra xét vụ nầy xong rồi tôi thượng tờ cho quan Thượng, tôi sẽ tỏ luôn việc ấy đặng cho ngài làm tội nó”.

Quan Án dạy Chúa tàu với Trần Mừng dắt tên Cam, Quít xuống tàu mà nghỉ, đợi chừng Tri phủ Tân Thành đến rồi ngài sẽ cho lính đòi mà hầu.

Tri phủ Tân Thành tiếp được tờ của quan Tổng đốc Long Hồ dạy phải đến hầu quan Án An Giang thì trong bụng tưởng là đòi đến dạy việc chi đó, chớ không dè có người thưa kiện, bởi vậy cho nên trì huỡn không lật đật gì đi. Cách bốn ngày Tri phủ mới tới An Giang, Quan Án thấy Tri phủ vào hầu thì chào sơ rồi để đứng mà chờ, chớ không mời ngồi. Ngài dạy lính xuống tàu đòi Chúa tàu với Trần Mừng, và dặn hễ hai người ấy đến thì phải dắt Trần Tấn Thân và dắt chúng vào hầu một lượt.

Tiên cáo, bị cáo và chứng đến đủ rồi, quan Án mới kêu Tri phủ lại đứng chính giữa mà tỏ rằng: “Tên khách Trần Mừng đây có vào đơn mà kiện và nói rằng cách sáu năm trước nó đi Biển Hồ, sợ đi dọc đường đem bạc tiền theo nhiều bất tiện, nên ghé nhà tên Trần Tấn Thân ở Tân Châu mà gởi 140 nén bạc. Khi nó trở về tên Thân nói với nó rằng quan nghi cho nó lên Cao Miên đặng xúi dân dấy loạn, nên đã lấy hết 140 nén bạc nó gởi đó và lại đón bắt nó mà bỏ tù nữa. Nó sợ nên lật đật mượn tên Thân cho bạn trong nhà đưa giùm nó xuống Rạch Giá, không dám ở mà đòi bạc.

Nay nó nghe rõ lại thì tên Thân âm mưu mà giựt bạc của nó, chớ không phải quan xét nhà lấy bạc ấy. Nó dắt chứng cớ vào mà thưa với quan Thượng. Quan Thượng dạy thẩm xét, tôi đòi tên Thân tôi tra thì nó khai rằng lúc ấy ngài ngồi Tri huyện Đông Xuyên, ngài dạy nó đem bạc ấy đưa cho ngài rồi ngài dặn nó nói lập mưu mà sang đoạt. Vụ ấy duyên cớ làm sao đâu ngài khai cho tôi nghe thử coi”.

Tri phủ nghe nói mấy lời mồ hôi nhỏ giọt, ngực nhảy thình thịch, song gắng gượng làm tỉnh, day qua ngó Trần Tấn Thân rồi day lại thưa rằng: “Bẩm quan lớn, tôi ngồi Tri huyện Đông Xuyên mười mấy năm trường, tôi biết tên Thân này nhiều lắm. Nó là một đứa lòng dạ gian giảo, thuở nay khắc bạc thành gia. Khi tôi ngồi ở Đông Xuyên tôi ghét nó lắm. Chuyện bạc tiền của tên Trần Mừng gởi cho nó, tôi có hay biết chi đâu. Thế khi nó oán tôi nên nó đặt điều mà cáo gian cho tôi đặng gỡ tội cho nó chớ gì”.

Quan Án cười rồi hỏi: “Ngài nói ngài ghét nó sao hồi trước ngài chạy tờ xin chức bá hộ cho nó?”.

Tri phủ nghẹn ngào ú ớ một hồi rồi thưa rằng: “Dạ, thưa hồi đó nó dưng tiền cho nhà nước nhiều, nên tôi phải xin giùm, chớ phải tôi thương yêu gì nó sao?”.

Quan Án hỏi Trần Tấn Thân thì nó thưa quyết rằng bạc ấy Tri huyện Đông Xuyên hồi đó lấy hết, sau có cho nó ba chục nén mà thôi. Tri phủ cũng cứ chối hoài, nói không biết bạc nào hết. Quan Án dạy Trần Mừng khai hết đầu đuôi lại cho mình nghe, dạy tên Cam, tên Quít thấy sao cũng khai y như vậy, rồi lại dạy đội Sum cũng phải khai coi Tri huyện Đông Xuyên tống trát dạy đón bắt Cam Quít làm sao và tại sao đã bắt rồi lại thả, mỗi người khai rõ ràng rồi ngài mới nói rằng: “Vụ nầy tôi biết hết rồi. Quan Phủ với tên Thân a ý với nhau mà đoạt một trăm bốn mươi nén bạc của Trần Mừng, nay sợ tội nên thầy đổ cho bóng, bóng đổ cho thầy, chớ tôi chắc hai đàng chia với nhau mỗi người đều có lấy một mớ. Phận Trần Tấn Thân chẳng nói làm chi, hễ nó làm quấy thì nó có tội. Tôi rất buồn cho quan Phủ, mình là dân chi phụ mẫu, lẽ thì phải giữ lòng công bình chánh trực mà trị dân, đặng cho dân nó nhờ, chớ sao lại tham lam của dân như vậy? Tội quan Phủ tôi coi khó nổi dung thứ lắm; quan Phủ cũng rõ tội tham nhũng của quan trường luật định phạt thể nào. Lẽ thì tôi phải giam quan Phủ với tên Thân đặng đợi lịnh quan Thượng, song tôi thấy ngài làm quan thâm niên xỉ cũng trộng rồi, nên tôi không nỡ bó buộc cho lắm. Vậy ngài xuống ghe ở đó mà đợi lịnh. Mà tôi nói cho ngài biết trước rằng tội ngài tôi e chẳng khỏi bị đày lưu đâu”.

Quan Án nói rồi day mặt chỗ khác không thèm ngó Tri phủ, ngài dạy lính dắt Trần Tấn Thân đem giam và dạy chứng là đội Sum với Cam, Quít đâu về đó.

Tri phủ Tân Thành xá ba cái rồi bước ra, tay chơn run bây bẩy như người phát lãnh, nước mắt chảy dầm dề, bộ thấy thảm thương. Chúa tàu ngó theo, tuy hờn giận không nguôi, song thấy cũng cảm động. Quan Án tỏ rằng để vài bữa mình kết án xong rồi sẽ dưng lên cho quan Thượng định tội.

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy - Page 4 I_icon13Tue 20 Jul 2021, 11:00

Chúa tàu Kim Quy


Chương VI

Chúa tàu từ giã quan Án vừa bước ra khỏi thềm, mắt ngó qua phía tay mặt, thấy Trần Tấn Thân xăm xăm đi xuống trại, Tấn Thân đi trước, tên lính theo sau. Tấn Thân ngoái đầu lại nói chuyện chi đó không biết, mà tên lính nhảy tới xô mạnh quá khiến Tấn Thân chúi lúi gần té sấp. Chúa tàu dừng chơn đứng lại xem thì thấy Tấn Thân lầm lũi đi riết, không dám nói chi hết. Tấn Thân ở đất Tân Châu oai thế cũng như ông Huyện thứ nhì, giàu sang đến bực bá hộ, nay lâm hại rồi một tên lính cơ cũng có thể húng hiếp được. Mùi đời mặn lạt, thế tục đắng cay, nghĩ rất buồn thay! Chúa tàu nghĩ như vậy rồi nhớ lúc mình hoạn nạn không ai đoái hoài, thì lòng càng chua xót, dạ càng ngẩn ngơ, bởi vậy cho nên đi riết xuống tàu, không nói chuyện chi với Trần Mừng hết.

Xuống tới mé sông thấy Tri phủ Tân Thành còn đứng đó chờ lính neo ghe sát vô mé đặng bước xuống cho dễ. Tri phủ hai con mắt đỏ chạch, còn mình mẩy thì run như thằn lằn đứt đuôi. Lúc ấy mặt trời vừa trịch bóng. Chúa tàu đi thẳng lại bến đò rồi gọi bạn tàu bơi tam bản vô rước. Chúa tàu vào phòng, mở cửa sổ ngồi ngó chừng thì thấy ghe của Tri phú cũng đậu chớ không chèo đi. Chúa tàu dòm một hồi thấy ban đầu một tên lính nhảy lên bờ rồi đi chợ, một lát thấy có một tên trạo cũng nhảy lên bờ mà đi nữa. Cách một hồi lâu có một tên trạo nữa cũng bỏ ghe mà đi. Chúa tàu rình coi thì dưới ghe im lìm dường như không có người ta vậy. Chúa tàu lật đật bước qua tam bản rồi biểu bạn bơi riết lại ghe Tri phủ.

Tam bản cặp dựa mé cột chèo mũi, Chúa tàu bước qua ghe thì trạo phu, lính tráng đều đi mất hết, dòm vô trong mui thấy có một người trùm mền rên hù hù đó mà thôi. Chúa tàu định chắc đó là quan Phủ, bèn chun vô mui, lấy tay kéo mền thì thiệt quả quan Phủ nóng vùi, nằm mê man không biết chi hết. Chúa tàu rờ trán nắm tay; quan Phủ tỉnh lại, mở mắt thấy Chúa tàu thì lắc đầu mà khóc rồi nhắm mắt lại. Chúa tàu kêu: “Quan Phủ! Quan Phủ!”. Quan Phủ mở mắt, Chúa tàu liền hỏi: “Ông biết tôi là ai đây hay không?”. Quan Phủ ráng nói: “Ông là Chúa tàu Kim Qui chớ ai”. Chúa tàu cười và lắc đầu mà nói rằng: “Ông lầm rồi. Tôi là Lê Thủ Nghĩa, con của Lê Thủ Thành ở Tân Châu đây. Cách mười bốn năm trước ông ăn của thằng Trần Tấn Thân năm chục quan tiền, rồi ông hại tôi bị án chung thân, ở nhà cha mẹ với em tôi rầu buồn chết lúc đó, ông nhớ hay không? Nay tôi trả thù đa, nói cho ông biết”.

Quan Phủ nghe mấy lời vùng tốc mền ngồi dậy la lớn lên rằng: “Bớ người ta! Thủ Nghĩa nó muốn giết tôi đây nè, bớ …”

Chúa tàu lấy tay chỉ ngay quan Phủ mà nói rằng: “Đừng la vô ích, để tôi nói chuyện cho ông nghe. Tôi có thèm giết ông đâu mà sợ. Nếu tôi muốn giết ông, tôi xin với quan Thượng ngài làm tội nặng thì ông phải chết, cần gì tôi phải giết. Không, tôi không thèm giết ông đâu. Thiệt, bây giờ tôi là thằng tù trốn mà tôi đố ông lên ông thưa làm sao cho quan họ bắt tôi đa. Trong tỉnh nầy quan dân ai cũng đều biết tôi là Chúa tàu Kim Qui, ông nói ai tin, mà ông bị tôi kiện, bây giờ ông đi thưa tôi thì sao họ cũng nói ông đặt điều, họ càng ghét ông hơn nữa”.

Quan Phủ run lập cập, liếc mắt dòm cùng trước mũi sau lái nghe. Chúa tàu cười rồi tiếp rằng: “Lính với trạo đều đi lên chợ hết, dưới ghe bây giờ còn có một mình ông với tôi mà thôi. Có ai đâu mà chứng được. Vậy thì ông ngồi tử tế, tôi nói chuyện cho ông nghe”.

Quan Phủ ngồi thở dài rồi bệu bạo rằng:

- Cái thời của tôi đã hết rồi, tự ý chú em nó thương thì tôi nhờ, còn hại thì tôi chịu, chớ biết sao bây giờ.

- Tôi là người ngay mà vì ông với thằng Trần Tấn Thân âm mưu hại tôi đến nỗi bị án chung thân, ở nhà cha mẹ chết hết, nhà cửa tan hoang, bởi vậy cho nên tôi bước chưn ra khỏi ngục thì hầm hầm quyết trả cho được cái thù riêng, làm cho ông với thằng Tấn Thân cũng bị đày bị lưu như tôi vậy, tôi mới vừa lòng. Chẳng dè nay tôi thấy ông sợ sệt quá, trong lòng tôi bất nhẫn.

- Tội nghiệp tôi quá chú em ơi! Tôi già đã gần sáu mươi tuổi rồi, nay mai gì cũng chết. Vậy xin chú em nó thương giùm…

- Ông là người gian, mà ông biểu tôi thương. Hồi trước tôi là người ngay mà tôi lạy ông, tôi xin ông thương, lại kiếm chuyện hại tôi?

- Tôi bị thằng Trần Tấn Thân nó nói quá nên tôi mới làm quấy như vậy, chớ phải tôi thù oán chi chú em hay sao.

- Mình làm quan sao lại đi nghe lời đứa tiểu nhơn làm chi?

- Bởi vậy mới có chuyện!

- Thôi, bây giờ tôi biết ông ăn năn rồi, tôi cũng không muốn hại ông làm gì.

- Tội nghiệp tôi mà!

- Tôi hỏi thiệt ông, vậy chớ bạc của Trần Mừng đó ông lấy bao nhiêu, còn ông chia cho thằng Tấn Thân bao nhiêu?

- Thiệt hồi đó tôi có biết khách Trần Mừng gởi bạc bao nhiêu ở đâu. Nó nói với tôi rằng: Trần Mừng gởi bốn mươi nén, nó biểu tôi tính thế đặng đoạt bạc ấy. Ban đầu tôi không chịu, nó nói riết, tôi mới bày mưu cho nó, rồi nó đem đưa nó cho tôi có hai chục nén, chớ phải tôi lấy hết hay sao.

- Ông thấy hay chưa? Mưu với đứa tiểu nhơn hại như vậy đó! Mà bây giờ ông muốn gỡ tội cho ông hay không?

- Cha cha! Nếu chú em có lòng nhơn cứu giùm tôi phen này thì tôi đội ơn ngàn ngày.

- Có lẽ khi ông cũng có nghe chớ? Tôi có làm một việc đại ơn trong tỉnh này, bởi vậy cho nên từ quan Thượng cho tới quan Bố, quan Án ai cũng đều vị tôi hết thảy. Bây giờ tôi muốn gỡ tội cho ông không khó chi đâu. Song tôi giao với ông như vầy: “Nếu tôi nói mà nghe lời tôi, thì tôi mới chịu xin giùm cho ông”.

- Chú em nó muốn biểu làm sao cũng được hết.

- Tôi không biểu việc chi khó đâu ông sợ; tôi muốn ông viết một tờ bẩm nói rằng năm Bính Thân, lối tháng ba, ông ngồi Tri huyện Đông Xuyên, ông nghe lời đứa tiểu nhơn nó kẻ vô kẻ ra nên ông có nghi cho tên Lê Thủ Nghĩa theo đạo Thiên Chúa, ông bắt nó giải qua tỉnh, quan tỉnh thẩm xét không kỹ, nên kêu án nó tù chung thân. Nay ông nghe chắc lại thì hồi đó ông nghi lầm, mà quan trên kêu án cũng lầm. Vậy ông xin quan trên thẩm án đó lại mà tha tên Thủ Nghĩa kẻo oan ức nó tội nghiệp, ông viết phúc bẩm rồi ông đi với tôi đưa lên cho quan Án. Tôi cấm ông một điều nầy là như quan trên có hỏi tên Thủ Nghĩa bây giờ ở đâu thì ông đừng có chỉ tôi, ông nói nó vượt ngục đã ba năm nay, nghe nói bây giờ nó trốn ở trong rừng phía bên Tân Châu. Lúc nầy nhằm mùa thu, chánh là lúc quan đương thẩm án. Hễ ông đưa phúc bẩm đó rồi tôi sẽ gỡ tội cho ông.

Chúa tàu nói vừa dứt lời, kế có một tên lính trở xuống ghe, chun vô mui đưa cho quan Phủ một gói thuốc tán. Quan Phủ uống thuốc rồi liền lấy giấy mực ra mà viết tờ bẩm. Quan Phủ viết, Chúa tàu ngồi coi từ chữ. Nhờ uống gói thuốc tán đó nên quan Phủ đổ mồ hôi, bớt nóng lạnh. Tờ bẩm viết xong, Chúa tàu lấy đọc lại, rồi hai người dắt nhau trở lên dinh quan Án, quan Phủ trao tờ bẩm cho quan Án, quan Án xem rồi liếc quan Phủ mà nói rằng: “Ngài biết ăn năn rồi hay sao nên đi xin tội cho người khác đây? Ngài ăn năn trễ quá!”. Chúa tàu rước mà đỡ lời nói rằng quan Phủ đã ăn năn lắm và xin quan Án thương giùm tội nghiệp, rồi day lại biểu quan Phủ xuống ghe mà nghỉ.

Quan Phủ xá quan Án rồi đi xuống ghe. Chúa tàu ở lại mới tỏ rằng hồi trưa mình có qua ghe viếng quan Phủ thì thấy quan Phủ nóng lạnh nằm vùi, mình lấy lời dịu ngọt mà dọ hỏi thì thiệt quả tên Thân nó sang đoạt của Trần Mừng, nó lo cho quan Phủ có hai chục nén mà thôi, chớ không phải quan Phủ lấy hết. Chúa tàu lại nói quan Phủ bây giờ ăn năn lung lắm, nhớ những việc nào mình làm quấy hồi trước thì lo sợ nên khóc nghe rất thảm thiết. Chúa tàu có nghe quan Phủ thuật lại chuyện hại Lê Thủ Nghĩa như vậy nên mới xúi làm tờ phúc bẩm mà xin quan trên thẩm án lại kẻo tên Thủ Nghĩa hàm oan tội nghiệp. Rốt hết Chúa tàu mới xin quan Án làm tội Trần Tấn Thân mà thôi, còn quan Phủ già cả, xin bao dung cho ổng hồi hưu đặng thong thả ngày già, chớ làm tội ổng, thì sợ ổng rầu chết tội nghiệp.

Quan Án liền dạy Kinh lịch lục kiếm tờ bẩm của Tri huyện Đông Xuyên hồi trước và kiếm coi hồi trước xử Thủ Nghĩa về tội chi. Kinh lịch lục hai ngày mới ra rồi đưa cho quan Án xem. Quan Án xem xét xong rồi bèn đòi mấy người trưởng lão bên Tân Châu qua mà hỏi coi hồi trước Lê Thủ Nghĩa có theo đạo Thiên Chúa hay không. Mấy người trưởng lão đều nói Thủ Nghĩa học nho giỏi, nhơn vì có gây thù oán với Trần Tấn Thân nên tên Thân nó kiếm chuyện mà nói vô nói ra với quan Huyện, quan Huyện không tra xét cho minh bạch, chạy tờ nói oan cho Thủ Nghĩa, chớ Thủ Nghĩa chẳng hề có theo đạo Thiên Chúa bao giờ.

Quan Án tra một vụ thành hai, mà tìm được sự oan ức của Thủ Nghĩa, là người ngay mà bị kẻ bất lương ám hại, thì ngài mừng rỡ vô cùng, nên lật đật lên án đặng có dưng cho quan Tổng đốc phê chuẩn.

Về vụ Trần Mừng bị giựt bạc ngài nghĩ rằng: Trần Tấn Thân chịu có lãnh mà cất giùm một trăm bốn chục nén bạc cho Trần Mừng, mà lãnh rồi từ ấy đến nay không có trả lại cho nguyên chủ. Tấn Thân khai bạc ấy Tri huyện Đông Xuyên lấy hết, khai thì khai như vậy chớ chẳng có chứng cớ chi. Tri huyện khai không biết vụ Trần Mừng gởi bạc cho Tấn Thân và chẳng có xét nhà bắt buộc Tấn Thân, chẳng có lấy bạc chi hết, việc vô bằng cớ nên chơn giả khó phân minh. Tuy vậy mà việc xét đã rõ ràng: tên Thân có giữ bạc cho khách Trần Mừng rồi sau lại bày chuyện mà nói quan xét nhà lấy hết bạc, đặt điều mà nói quan đón bắt Trần Mừng, ấy là những mưu gian dùng mà làm cho Trần Mừng sợ, bỏ bạc mà đi đặng có lấy của ấy. Đã vậy mà sai hai tên bạn trong nhà đưa Trần Mừng đi rồi, lại sợ chúng nó nói bậy mà lậu việc, nên ở nhà đến quan cáo gian chúng ăn trộm đồ, ấy là cố tâm sang đoạt của người, đến nỗi làm hại kẻ vô tội, thiệt Trần Tấn Thân lòng tham lam mà dạ lại độc ác nữa.

Quan Án thẩm như vậy nên định phạt Trần Tấn Thân đòn một trăm trượng, đồ[1] năm năm, lột phẩm bá hộ và tịch ký tài sản đặng bán lấy bạc mà trả lại cho Trần Mừng đủ một trăm bốn chục nén, như còn dư thì giao lại cho vợ con tên Thân dùng.

Còn Tri phủ Tân Thành, nguyên Tri huyện Đông Xuyên, làm quan không ơn đức mà cũng không oai nghi, bởi vậy cho nên kẻ dưới không kính mến mà lại không kiêng vì, mới dám cáo mình dùng quyền mà hà lạm. Tuy lời cáo không bằng không cớ, nhưng mà làm quan dường ấy thể diện mất hết rồi, theo tội lẽ thì phải cách chức mới vừa, song nghĩ vì Tri phủ dày công giúp nước thâm niên, nên dung chế cho hồi hưu an nghỉ.

Quan Án kết án vụ sang đoạt của Trần Mừng rồi, lại làm thêm một tờ bẩm vụ Lê Thủ Nghĩa bị hàm oan. Trong tờ bẩm ngài xin quan Thượng dưng sớ về triều mà xin hủy án cho Thủ Nghĩa. Giấy tờ làm xong rồi, quan Án mới cho lính xuống tàu mời Chúa tàu lên dinh đặng đưa Chúa tàu xem trước, Chúa tàu thấy quan Án xử y như lời mình xin thì trong bụng mừng rỡ vô cùng liền đứng dậy tạ ơn, rồi quan Án ôm hết giấy đem luôn hai chục nén bạc của tên Thân và dắt Chúa tàu lên dinh quan Tổng đốc.

Quan Tổng đốc xét rồi phê y như lời của quan Án phân đoán và dạy quan Án lãnh coi thi hành. Ngài gởi án ra Kinh và gởi luôn vụ hàm oan của Lê Thủ Nghĩa mà xin Triều đình hủy án cũ. Chúa tàu tạ ơn quan Tổng đốc rồi từ giã mà xuống tàu.

Quan Án về dinh cho đòi Tri phủ Tân Thành lên mà dạy trở về làm việc bổn phận, đợi chừng nào có bổ tri phủ khác đến rồi sẽ nghỉ. Ngài lại sai lính dắt Trần Tấn Thân lên đọc án cho nó nghe, rồi dạy đem xuống khám. Các việc xong rồi ngài mới biểu Kinh lịch viết tờ dạy Tri huyện Đông Xuyên tịch ký tài sản của Trần Tấn Thân bán lấy một trăm bốn mươi nén bạc đem qua tỉnh đặng ngài trả lại cho tiên cáo, còn bao nhiêu thì giao lại cho vợ con tên Thân.

Trần Mừng chẳng có lòng mong đòi bạc gởi cho Trần Tấn Thân lại được, may nhờ có Chúa tàu mà bạc trả lại đủ một trăm bốn mươi nén, thì lòng chẳng xiết nỗi mừng nhưng mà nghĩ vì mình mang ơn Chúa tàu đã nhiều, mình đã nguyện theo giúp đỡ Chúa tàu trọn đời, đã vậy mà Chúa tàu lại tin cậy nên giao hết vàng bạc cho mình giữ, thế thì mình cũng không lấy một trăm bốn mươi nén bạc này làm gì, bởi vậy Trần Mừng lãnh bạc rồi đem xuống tàu đưa hết cho Chúa tàu chớ không chịu lấy, Chúa tàu chẳng để ý đến tiền bạc, nhân Trần Mừng đưa bạc thì Chúa tàu biểu đem cất rồi thôi, chớ không nói lấy, mà cho Trần Mừng cũng không nói cho.

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy - Page 4 I_icon13Wed 21 Jul 2021, 09:24

Chúa tàu Kim Quy


Chương VII

Kiện cáo xong rồi thì nhà Kỉnh Chi cất cũng đã rồi. Chiều Chúa tàu Kim Qui lên bờ đi chơi ngang thấy cha con Kỉnh Chi đứng trước cửa, áo quần nhổn nha, còn Thu Thủy thì ngồi trong ngó ra, coi bộ hân hoan lắm. Chúa tàu ghé lại bước vô. Kỉnh Chi lật đật chào hỏi lăng xăng, còn Thu Thủy thấy Chúa tàu thì mừng, nhưng mà nhớ lời Chúa tàu dặn, nên lật đật bỏ đi ra nhà sau, không dám hỏi han chi hết.

Chúa tàu với Kỉnh Chi nói chuyện với nhau thì thằng Phục đứng ngó Chúa tàu trân trân. Chừng Chúa tàu từ giã ra về, thì nó nói với Kỉnh Chi rằng: “Ông Chúa tàu này mặt coi giống An Nam quá, mà nói tiếng nghe cũng như An Nam, con nghi ổng là An Nam đó cha”. Kỉnh Chi cười mà nói với con rằng: “Không phải An Nam đâu con! Ổng qua An Nam buôn bán lâu năm nên nói tiếng An Nam giỏi như vậy đa. Nếu ổng là An Nam sao lại giả dạng người khách làm gì?”.

Chúa tàu trở xuống tàu, đêm ấy vui vẻ trong lòng vô cùng, nên ngủ không đặng, nằm nghĩ thầm rằng ơn mình đã đền xong, oán mình đã trả đặng mà sự oan ức của mình, mình gỡ cũng gần ra mối; bây giờ còn một chút buồn là mẹ cha với em không còn sống đặng chung hưởng phú quí với mình đó mà thôi. Chúa tàu nghĩ tới đó mới tính hễ Triều đình hủy án cho mình rồi thì mình chường mặt, bày thiệt họ thiệt tên, rồi về Tân Châu mua đá làm mả cho cha mẹ, đặng mồ phần cho ấm cúng.

Chúa tàu lại tính dầu Triều đình có hủy án cho mình thì mau nào cũng bốn năm tháng chiếu vô mới tới, không lẽ mình đậu tàu tại đây mà chờ hoài, nghĩ như vậy nên sáng ngày dắt Trần Mừng lên từ giã các quan, rồi xuống tàu kéo neo mà đi. Chúa tàu ngồi một chiếc, Trần Mừng ngồi một chiếc, tính dắt nhau đi Rạch Giá, Hà Tiên, rồi qua Xiêm mà buôn bán. Qua tới Xiêm, Chúa tàu mua hàng chở đầy hai chiếc tàu, rồi trở về Rạch Giá bán hết phân nửa, còn phân nửa chở về An Giang.

Từ ngày Chúa tàu ở An Giang ra đi cho đến ngày trở về kể đã hơn bốn tháng. Tàu vừa tới thì Chúa tàu với Trần Mừng liền lên viếng quan Tổng đốc và đem trà lụa lên mà làm lễ tạ ơn, quan Tổng đốc cũng không chịu nhậm lễ, song Chúa tàu nài nỉ quá nên túng thế ngài phải nhậm. Chuyện vãn một hồi rồi Chúa tàu mới hỏi thăm coi quan Tổng đốc dưng sớ xin hủy án cho Lê Thủ Nghĩa vậy mà Triều đình đã phê hay chưa. Quan Tổng đốc nghe hỏi lật đật lấy chiếu mà đưa cho Chúa tàu xem và nói rằng Triều đình đã hủy án cho Lê Thủ Nghĩa rồi, còn vụ Trần Tấn Thân cũng đã phê y như án và đã có cấp bằng Tri huyện Tân Hòa trên Định Tường xuống thế cho Tri phủ Tân Thành.

Chúa tàu nghe nói không thèm đọc chiếu, liền cúi lạy quan Tổng đốc mà thưa rằng: “Bẩm cụ lớn, bấy nay con gian dối cúi xin cụ lớn tha lỗi cho con. Con đây là Lê Thủ Nghĩa, chớ không phải Chúa tàu nào hết. Gần mười lăm năm nay con chịu hàm oan, kêu trời không thấu, nay nhờ cụ lớn công bình chánh trực nên sự oan ức của con mới minh oan ra được, vậy ơn cụ lớn con xem như trời như biển, dầu ngàn ngày con cũng chẳng dám quên”.

Quan Tổng đốc ngồi chưng hửng không hiểu chuyện gì mà dị kỳ như vậy, Trần Mừng cũng chưng hửng không dè Chúa tàu là An Nam. Quan Tổng đốc chưa kịp hỏi, thì quan Án, quan Bố ở ngoài cửa lại bước vô. Chúa tàu day ra xá hai quan lớn. Quan Tổng đốc chỉ Chúa tàu mà nói rằng: “Hai quan lớn nầy, té ra Lê Thủ Nghĩa là Chúa tàu nầy đây, mà thuở nay mình có dè đâu!”. Quan Án, quan Bố cũng đứng khựng, nhìn nhau không hiểu chi hết.

Chúa tàu Kim Qui mới kể hết đầu đuôi mọi việc cho các quan nghe, tỏ vì sao bị đày, vô khám, may gặp Mạc Tiển ra làm sao, ở tù mấy năm rồi mới trốn, ra hòn Kim Qui lấy được vàng bạc bao nhiêu, vì sao phải giả dạng Chúa tàu. Các quan nghe ai cũng lắc đầu. Chúa tàu tỏ dứt lời, quan Bố liền nói: “Ông giả Chúa tàu thiệt giống người khách quá. Tôi chẳng có nghi chút nào hết”. Quan Án liền tiếp rằng: “Bạc vàng mà ông bà Mạc Tiển tom góp mà chứa ngoài hòn Kim Qui đó là vàng bạc của An Nam. Thôi bạc vàng ấy trở về cho người An Nam, vậy cũng phải”.

Còn quan Tổng đốc thì ngài lắc đầu mà cười hoài không nói chi hết. Chúa tàu xin phép đặng từ rày đổi y phục lại theo An Nam và xin đổi tên Lê Thủ Nghĩa, chớ không dám giả dạng nữa. Các quan cho phép liền và hỏi Lê Thủ Nghĩa bây giờ tính trở về Tân Châu hay là đi mua bán nữa. Thủ Nghĩa thưa rằng việc ấy mình chưa chắc, xin để ít ngày đặng liệu. Chuyện vãn một hồi rồi Thủ Nghĩa mới từ giã xuồng tàu.

Ra khỏi dinh, Thủ Nghĩa biểu Trần Mừng đi xuống tàu, còn mình thì đi lại nhà Kỉnh Chi. Bước vô nhà thấy hàng hóa dẫy đầy, có một tên bạn đương dọn dẹp, chớ không thấy Kỉnh Chi mà cũng không thấy Thu Thủy. Thủ Nghĩa hỏi tên bạn coi đó có phải là nhà Kỉnh Chi hay không, tên bạn vẫn biết mặt Chúa tàu Kim Qui, nên nghe hỏi lật đật đứng dậy thưa phải. Thủ Nghĩa kéo ghế mà ngồi rồi hỏi vậy chớ chủ nhà đi đâu. Tên bạn thưa rằng ông chủ nhà đi khỏi, còn bà chủ nhà thì ở dưới nhà sau. Thủ Nghĩa bèn dạy vào mời bà chủ ra nói chuyện.

Thu Thủy đương ngồi may áo cho thằng Phục, thình lình nghe bạn nói Chúa tàu Kim Qui dạy mời ra nói chuyện, không hay Chúa tàu đi mấy tháng nay mà trở lại hồi nào và cũng không biết có chuyện chi nên lật đật buông kim chạy ra, thấy Chúa tàu tuy bề ngoài chào hỏi lơ là như người không quen, song bề trong mừng rỡ lắm. Thủ Nghĩa liếc mắt một cái, Thu Thủy hội ý bèn dạy tên bạn ra nhà sau mà bửa củi.

Thủ Nghĩa đợi tên bạn đi rồi mới cười mà nói rằng: “Nay tôi đã hết hoạn nạn rồi nên lật đật lại đây cho cô hay đặng cô mừng. Bấy lâu nay tôi làm Chúa tàu Kim Qui, ấy là tôi giả dạng đặng lánh nạn, chớ tôi đây thiệt tên họ là Lê Thủ Nghĩa, vốn là anh vợ của chồng cô”. Thu Thủy nghe nói đứng như thường, chẳng chút nào động dung, bởi vì bấy lâu nay tuy kêu Chúa tàu thì kêu, chớ Thu Thủy nghe chồng thuật chuyện cũ thì đã có lòng nghi Chúa tàu là anh vợ Kỉnh Chi rồi. Thủ Nghĩa hỏi Kỉnh Chi đi đâu, thì Thu Thủy nói cha con dắt nhau về Tân Châu coi làm mồ mả cho cha mẹ hai bên và cho vợ. Thủ Nghĩa nghe nói rất khen thầm, rồi dặn Thu Thủy chừng Kỉnh Chi về đừng nói chuyện chi hết, để mình mời hai vợ chồng và con xuống tàu rồi mình sẽ tỏ thiệt đặng coi bộ Kỉnh Chi mừng là thế nào.

Thủ Nghĩa dặn dò xong rồi mới cáo từ mà xuống tàu, ra đến cửa lại day lại mượn Thu Thủy mua giùm một vóc khăn đen và may giùm áo quần An Nam đặng có thay đổi y phục.

Mấy ông đề lại, thơ lại nghe nói Chúa tàu Kim Qui thiệt tên là Lê Thủ Nghĩa ai cũng cho là một sự kỳ nên giụm năm giụm ba mà nghị luận với nhau, rồi khi về nhà còn thuật chuyện cho bà con trong nhà và anh em lối xóm nữa. Người nầy nói chuyền với người nọ, đến chiều cả chợ An Giang, từ già chí trẻ, ai cũng đều hay việc Thủ Nghĩa là Chúa tàu hết thảy.

Sáng bữa sau, cha con Kỉnh Chi ở bên Tân Châu đi về, ghe vừa tới bến dòm thấy hai chiếc tàu đậu thình lình không biết tàu của ai và lại hồi nào. Chừng bước lên bờ gặp một đứa nhỏ liền hỏi thăm coi tàu của ai, thì nó liền nói tàu đó là tàu của Chúa tàu Kim Qui mà Chúa tàu Kim Qui thiệt tên là Lê Thủ Nghĩa, vốn người An Nam, xưa nay mắc nạn nên đổi tên đổi họ mà giả dạng người khách. Kỉnh Chi nghe nói trong lòng hồi hộp, chơn đi lính quýnh, muốn chạy riết về nhà hỏi vợ coi có nghe chuyện như vậy không. Chạy ít bước, rồi vùng đứng lại muốn đi thẳng xuống tàu mà hỏi, dục dặc một hồi đi tới đi lui hai ba bận, rồi mới nhứt định về nhà mà hỏi lại cho chắc.

Kỉnh Chi vừa bước vô nhà liền kêu vợ mà hỏi: “Mình ơi, họ nói ông Chúa tàu đó là Lê Thủ Nghĩa, mình có nghe như vậy hay không?”. Thu Thủy chạy ra thấy chồng hào hễn thì tức cười mà đáp rằng: “Em có nghe việc chi đâu”.

Kỉnh Chi dụ dự một hồi rồi biểu thằng Phục ở nhà, để mình chạy xuống tàu mà hỏi mới chắc. Kỉnh Chi ra đi, Thu Thủy bèn kêu đứng lại mà nói rằng: “Phải, em có nghe như vậy thiệt, Chúa tàu Kim Qui là Lê Thủ Nghĩa đa. Mà thủng thẳng rồi sẽ đi chớ đi đâu mà gấp lắm vậy”. Kỉnh Chi nghe vợ nói mấy lời mừng rỡ hết sức, vụt chạy riết không thèm nói chi hết. Thu Thủy thấy vậy bèn dặn bạn coi nhà rồi dắt thằng Phục đi theo.

Ra tới mé sông, Thu Thủy thấy chồng còn đương xăng văng xéo véo, kiếm ghe mượn đưa ra tàu. Thủ Nghĩa ở dưới tàu dòm thấy, liền sai bạn bơi tam bản vô rước. Tam bản vô đến mé Kỉnh Chi bước xuống, Thu Thủy cũng dắt thằng Phục đi theo. Kỉnh Chi day lại nói với vợ rằng:

- Mình về coi nhà, theo xuống tàu làm chi?

- Để em xuống thăm Chúa tàu.

- Tôi quen chớ mình có quen sao mà thăm?

- Em quen lắm chớ! Mình quen với Lê Thủ Nghĩa, còn em quen với Chúa tàu Kim Qui.

- Nói cái gì lạ vậy? Mình quen hồi nào?

- Hồi nào để xuống tàu rồi biết. Nếu em không quen với Chúa tàu thì đâu có kết duyên với mình.

Kỉnh Chi càng nghe càng rộn trí, không hiểu vì sao mà Chúa tàu lại xưng là Lê Thủ Nghĩa, vì sao mà vợ mình lại quen với Chúa tàu. Hai vợ chồng đương cãi lẫy với nhau, tam bản đã cập một bên tàu rồi. Kỉnh Chi nhảy lên thì Thủ Nghĩa đã đứng sẵn mà chờ, liền chạy lại nắm tay, Kỉnh Chi đứng ngó trân trân một hồi rồi ôm Thủ Nghĩa mà khóc. Thủ Nghĩa thấy vậy động lòng nên khóc òa theo.

Thu Thủy dắt thằng Phục lên tàu, Thủ Nghĩa chạy lại nắm tay thằng Phục mà nói rằng: “Cậu đây, cháu biết hôn?”. Kỉnh Chi thấy vậy càng khóc hơn nữa. Thằng Phục thấy cha khóc cũng khóc mướt theo.

Thủ Nghĩa dắt hết vào phòng rồi biểu Kỉnh Chi tỏ hết đầu đuôi mọi nỗi cho mình nghe. Những lời Kỉnh Chi nói thì cũng y như lời của họ thuật cho Thủ Nghĩa nghe mấy năm nay đó vậy. Kỉnh Chi thuật hết rồi Thủ Nghĩa mới thuật chuyện của mình lại cho Kỉnh Chi nghe, thuật đến hồi lập mưu mà gả Thu Thủy đặng đền ơn, thì Kỉnh Chi có hơi mắc cỡ và chừng ấy mới hiểu thấu lời của vợ nói hồi còn ở dưới chiếc tam bản.

Thủ Nghĩa biểu Thu Thủy dạy bạn dọn cơm rồi kêu Trần Mừng qua đặng ăn uống vui mừng ngày hội hiệp. Cơm nước xong rồi, mới dắt nhau qua hết lên nhà Kỉnh Chi. Đi dọc đường, Trần Mừng, Thu Thủy và thằng Phục đi trước, còn Kỉnh Chi với Thủ Nghĩa lục thục đi sau, Kỉnh Chi mới lén nói nhỏ với Thủ Nghĩa rằng:

- Chẳng giấu chi anh, khi anh ở tù, em thấy cha mẹ đau càng ngày càng nặng, em lên ở mà nuôi dưỡng, thì cô ba cổ đã có nghén ba bốn tháng rồi. Anh ở tù không đầy sáu tháng kế cổ đẻ.

- Nếu vậy thằng Phục nó là con của Trần Tấn Thân hay sao?

- Chớ anh không thấy gương mặt nó đó hay sao?

Thủ Nghĩa biến sắc đứng lại suy nghĩ một hồi rồi thở dài và hỏi Kỉnh Chi rằng:

- Mà thuở nay thằng Phục nó có biết nó là con Trần Tấn Thân hay không?

- Không.

- Thiệt chắc hôn?

- Sao lại không chắc, nó tưởng em là cha ruột, không có chút nào nghi ngại chi hết.

- Nếu vậy mà dượng thương nó, dượng nuôi dưỡng nó, lại cho nó học hành thì cái ơn của dượng càng lớn hơn nữa, tôi biết làm sao đền ơn cho đặng.

- Có ơn chi đâu.

- Thôi, việc lỡ như vậy xin dượng nó cũng thương luôn cho nó xuôi, chớ đừng lậu ra nó buồn tội nghiệp.

Hai người nói chuyện mới tới đó, thì đã tới nhà. Kỉnh Chi vui vẻ vô cùng, mà Thủ Nghĩa cũng vui, bởi vậy cho nên hai anh em trò chuyện với nhau cho đến tối Chúa tàu mới xuống tàu mà ngủ.

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy - Page 4 I_icon13Fri 23 Jul 2021, 08:01

Chúa tàu Kim Quy


Chương VIII

Cách vài ngày Thu Thủy sắm sửa áo quần An Nam cho Thủ Nghĩa xong rồi, Thủ Nghĩa mới thay đổi y phục vào dinh mà tạ ơn các quan. Thủ Nghĩa lại biểu vợ chồng Kỉnh Chi sắm lễ vật rồi xuống tàu đi hết về Tân Châu mà cúng tế. Đến nơi Thủ Nghĩa thấy mồ mả Kỉnh Chi đã làm xong rồi hết, thì trong lòng càng thêm cảm mến vô cùng, ở Tân Châu ai nghe Lê Thủ Nghĩa đã thoát khỏi hàm oan, mà lại được giàu có, thì ai cũng đều mừng giùm, bởi vậy cho nên tàu đậu mấy ngày người ta xuống thăm nườm nượp.

Thủ Nghĩa thấy nhơn tâm trìu mến như vậy, thì cảm động trong lòng, nên mua heo làm thịt mà đãi tổng làng, liên tiếp ba bốn bữa mới dứt.

Các việc xong xuôi rồi, Thủ Nghĩa với vợ chồng Kỉnh Chi ngồi tàu trở về An Giang.

Thủ Nghĩa đền ơn trả oán xong hết, thì trong lòng hớn hở vô cùng, anh em đàm luận với nhau, kể lúc gian nan, người tỏ tình hoài vọng, nói tới lúc buồn thì khóc, nói tới lúc vui thì cười, nói chuyện tối ngày không dứt. Kỉnh Chi hỏi Thủ Nghĩa rằng: “Nay anh đã thoát khỏi tai nàn, mà lại được trở nên phú hộ vậy chớ bây giờ anh tính về Tân Châu hay cất nhà cưới vợ, lập gia cư đặng an hưởng thanh nhàn, hay là anh tính đi đâu? Anh ở đâu xin cho em biết đặng theo mà ở một bên anh chớ anh em ta ly biệt nhau, hằng thương nhớ nhau đêm ngày, nay sum hiệp rồi, em không muốn phân cách nữa”.

Thủ Nghĩa nghe hỏi như vậy, ngồi suy nghĩ một hồi rồi đáp rằng: “Chẳng giấu chi dượng nó, mấy năm tôi thoát tai nạn tìm được bạc vàng rồi, thì tôi hằng lo một là đền ơn cho được, hai là báo oán cho xong. Nay oán tôi trả xong, ơn tôi đền được, nhưng mà tôi còn chút ngại lòng, là lúc nhỏ tôi có trộm ước với cô Tư Chuyên, nhơn vì nhà nghèo bẩn chật nên cưới chưa kịp kế tôi bị kết án. Cách mấy tháng trước tôi trở về Tân Châu tôi có hỏi thăm thì họ nói khi tôi bị kết án cô nguyện trực tiết mà chờ tôi, ở như vậy cho đến năm sáu năm, nghèo quá mới bán nhà về ở với chú. Họ lại nói nghe cô chết rồi, song nghe là nghe mơ hồ, chớ không dám chắc, ấy vậy tôi tính rồi đây tôi sẽ mướn người đi kiếm thử coi, như may kiếm được và như cô chưa lấy chồng, thì tôi sẽ cưới cô đặng định bề gia thất”.

Kỉnh Chi hỏi cô Tư Chuyên hồi trước nhà ở chỗ nào. Thủ Nghĩa chỉ chỗ cho Kỉnh Chi, rồi Kỉnh Chi vỗ tay cười lớn mà nói rằng:

- Anh khỏi mướn ai đi kiếm cho thất công, để về tới An Giang rồi anh muốn gặp chỉ chừng nào cũng được hết.

- Té ra cô ở bên An Giang hay sao?

- Phải.

- Phải ở với người chú hay không?

- Phải.

- Mà cô có chồng hay chưa?

- Không biết hồi trước cô có hay không, chớ từ ngày em qua ở bên tỉnh tới nay thì em không thấy chồng con chi hết.

- Mà sao dượng lại biết cô Tư Chuyên?

- Em biết mà. Người ấy hồi ở Tân Châu mặt trắng, má bầu, chơn mày cong vòng nguyệt, miệng cười có hai đồng tiền, mà trước nhà có trồng mấy bụi chuối đó phải hay không?

- Phải.

- Em biết chỉ là vì hồi anh bị án, cha mẹ rầu buồn rồi tỵ trần, lúc cha mẹ đau thì chỉ lại thăm hằng ngày, khi tống táng thì chỉ đến để giùm giúp. Em thấy người lối xóm mà có lòng như vậy em cảm mến lắm, nên em có hỏi thăm má thằng Phục thì nói chỉ tên là Tư Chuyên.

- Bây giờ cổ ở đâu?

- Ở bên An Giang.

- Mà ở nhà ai chớ?

- Em nói ở nhà chú của chỉ.

- Ừ, mà người chú đó tên gì?

- Chú chỉ là ông Năm Trận, ở mé bên kia sông, ngang qua chợ An Giang, lối chỗ bến đò đó.

- Người chú đó làm nghề gì?

- Em thấy hay đi chài lưới, mà nghe cũng có làm ruộng nữa thì phải. Cha chả! Mà sợ bây giờ anh gặp chỉ chắc anh không biết chỉ đâu.

- Sao vậy?

- Chỉ lớn rồi, mà lại vì nghèo nàn lam lụ nên cùi đày lắm.

- Có lẽ nào tôi quên được.

Thủ Nghĩa nghe nói cô Tư Chuyên còn sống và hễ về An Giang thì sẽ gặp mặt, thì lòng khoan khoái, chẳng xiết nỗi mừng. Đêm ấy nằm dưới tàu, Thủ Nghĩa tính tới nghĩ lui, trằn trọc sáng đêm ngủ không được. Qua ngày sau tàu lên khỏi Cái Đầm rồi, Thủ Nghĩa mới kêu Kỉnh Chi mà nói rằng: “Dượng nó này, tôi đã hết lúc bần cùng nay tới hồi hiển đạt, tôi tưởng nếu bây giờ tôi đi nói vợ thì chẳng thiếu chi chỗ họ sẵn lòng gả con cho tôi. Song tôi nghĩ vì cô Tư Chuyên cổ biết tôi trong lúc tôi bần hàn, mà đến ngày tôi mắc nạn cổ cũng chẳng quên lời hẹn, đàn bà mà lòng dạ ở như vậy xưa nay chẳng hiếm lắm sao? Bạc vàng tôi đã có nhiều rồi, nhan sắc tôi không lòng mơ ước, tôi chán ngán cuộc đời rồi, bây giờ tôi cầu là cầu nhơn nghĩa mà thôi. Vậy chừng về đến An Giang, xin dượng nó làm ơn dắt tôi đến nhà cô Tư Chuyên, như cô chưa lấy chồng thì tôi cậy mai nói mà cưới cô rồi tôi cất nhà ở An Giang buôn bán với hai vợ chồng dượng chơi cho vui, tôi tính như vậy dượng nó nghĩ coi có được hay không?”.

Kỉnh Chi suy nghĩ một hồi rồi đáp rằng: “Anh tính như vậy em nghe cũng phải. Em biết bây giờ nội tỉnh An Giang đều nghe anh giàu có, nên ai cũng yêu chuộng anh; em dám chắc nếu anh muốn nói vợ nhà quan cũng được nữa. Song ở đời nhơn nghĩa là hơn, chớ bạc vàng quyền thế mà làm gì. Anh tính như vậy xong đa, thôi, để về tới An Giang em dắt anh đi tìm chỉ”.

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy - Page 4 I_icon13Mon 26 Jul 2021, 07:53

Chúa tàu Kim Quy


Hai chiếc tàu về tới An Giang, trời đã tối rồi. Vợ chồng Kỉnh Chi với thằng Phục đem đồ lên nhà mà nghỉ, còn Thủ Nghĩa với Trần Mừng thì ngủ dưới tàu. Sáng ngày mặt trời chưa mọc thì Thủ Nghĩa đã lên nhà kêu Kỉnh Chi biểu dắt đi đến nhà ông Năm Trận đặng thăm cô Tư Chuyên.

Hai người trở xuống mé sông kêu bạn bơi tam bản vô rước rồi đưa luôn qua mé bên kia sông, đặng đi lại nhà ông Năm Trận. Hai người bước vô, ông Năm Trận đương ngồi vót tre đương rổ sơ sài, không thèm mời ngồi cứ ngồi vót tre hoài. Thủ Nghĩa bợ ngợ nên đứng xớ rớ xó cửa. Kỉnh Chi tuy không quen, nhưng mà biết ổng nên ngồi chồm hổm dựa bên ổng rồi hỏi rằng: “Ông Năm nầy, ông có một người cháu gái ở với ông mấy năm nay đó, phải tên chỉ là Tư Chuyên hay không?”

Ông Năm Trận nghe hỏi mới ngừng tay, ngó Kỉnh Chi rồi nói rằng: “Phải, tên nó là Chuyên, mà hỏi chi vậy?”. Kỉnh Chi đáp rằng: “Anh tôi đây ở bên Tân Châu hồi trước có quen với chỉ, nay có dịp qua tỉnh nên biểu tôi dắt lại thăm chỉ vậy mà. Có chỉ ở nhà hay không ông?”. Ông Năm Trận day ngó Thủ Nghĩa rồi cúi xuống vót tre và đáp rằng: “Nó vô trong đồng tát đìa kiếm cá, từ hồi khuya đến bây giờ, một lát trưa nó mới về”.

Thủ Nghĩa với Kỉnh Chi nghe nói liền ngó nhau, rồi Thủ Nghĩa ngồi đại trên cái sập để dựa cửa đó. Kỉnh Chi hội ý biết Thủ Nghĩa tính ngồi mà chờ, nên anh ta cũng ngồi bẹp một bên ông Năm Trận rồi kiếm chuyện nầy chuyện kia mà hỏi. Thủ Nghĩa dòm cùng trong nhà chẳng thấy vật chi đáng năm quan tiền, và cũng chẳng thấy ai vào ra, biết chắc nhà nghèo, và nghi ông nầy ở hủ hỉ với cháu mà thôi, chớ chẳng có ai hết. Ngồi một hồi lâu, Thủ Nghĩa bèn hỏi: “Không biết mấy năm nay cô Tư về bên nây mà cô có nơi nào kết bạn làm ăn hay không ông há?”

Ông Năm Trận đáp rằng: “Không có. Nhỏ lớn nó đã có chồng ở đâu! Con nhỏ kỳ lắm mà, ai đi nói cũng không ưng hết thảy”. Ông nói mấy lời ngó ra trước sân mà nói tiếp rằng: “Kìa, nó về kìa!”.

Thủ Nghĩa ngó ra thấy một người đàn bà mình mẩy lấm lem, mặc một cái quần vải nhuộm dà cũ nên màu đã sậm rồi và một cái áo xanh rách, hai tay cụt vừa phủ tới cánh chỏ mà thôi, đầu thì không khăn khíu chi hết, tay bưng thúng cá, ở ngoài đi vô. Tuy hình dạng dơ dáy như vậy song gương mặt ngó sáng trưng, Thủ Nghĩa vừa ngó ra thì biết ngay là cô Tư Chuyên, nên lật đật đứng dậy chạy ra sân, muốn kêu mà nói không ra tiếng, vì nghẹn cổ nghẹn hầu, muốn khóc mà không ra nước mắt, vì nửa buồn nửa vui lộn xộn, nên đứng chần ngần giữa sân mà ngó. Cô Tư Chuyên bưng thúng cá xầm xầm bước vô tới sân, thấy Thủ Nghĩa thì cô cũng đứng khựng lại đó mà ngó, hai đàng nhìn nhau rồi cô Tư Chuyên để thúng cá xuống đất, và nói rằng: “Anh phải hôn?”. Thủ Nghĩa cũng nói có hai tiếng: “Cô Tư” rồi hai người đứng đó khóc hết, chớ không nói chi được.

Khóc một hồi rồi Thủ Nghĩa mới nói rằng: “Tôi có dè ngày nay mà đôi ta còn gặp nhau như vầy đâu!”. Cô Tư Chuyên lau nước mắt mà đáp rằng: “Hôm nọ em nghe họ đồn Chúa tàu Kim Qui là Lê Thủ Nghĩa. Gốc ở Tân Châu, họ lại nói Thủ Nghĩa quan đã minh oan nên xả tội rồi thì em mừng quá em muốn xuống tàu mà thăm anh, song ra mé sông, nghĩ thân em nghèo hèn còn bây giờ anh sang trọng, không biết xuống tàu anh có nhìn hay không, nên em trở lên, không dám xuống. Sáng bữa sau em đi qua chợ bán cá thì không thấy tàu đậu đó nữa, em tưởng anh đi luôn, chớ không dè anh còn trở lại đây”.

Thủ Nghĩa nói rằng: “Tôi không dè cô ở đây, tôi về Tân Châu cúng quải cha mẹ, chừng trở qua đây đi dọc đường dượng Kỉnh Chi nói biết nhà cô, nên tôi mới mượn dắt tới đây”.

Trong lúc hai người gặp nhau, ông Năm Trận dòm ra thấy hai người đều lựng khựng rồi khóc hết, không hiểu là việc chi; ông hỏi Kỉnh Chi, Kỉnh Chi nói Lê Thủ Nghĩa khi trước là Chúa tàu Kim Qui là người đó, thì ông chưng hửng lật đật quăng mác chạy ra rồi mời vào nhà.

Thủ Nghĩa kể hết đầu đuôi mọi nỗi cho cô Tư Chuyên nghe, và nói khi về Tân Châu hỏi thăm họ nói cô không khứng lấy chồng thì trong lòng hoài vọng hết sức, quyết tìm cho được mà trả nghĩa tương tri.

Cô Tư Chuyên cũng thuật chuyện mình đợi chờ sầu não cho Thủ Nghĩa nghe, mỗi lời đều giống y như lời bà Tám Tiền nói với Thủ Nghĩa cách mấy tháng trước.

Hai người bày lòng kể chuyện với nhau xong rồi, Thủ Nghĩa mới đứng dậy xin ông Năm Trận để mình cất nhà ở cho yên nơi yên chỗ rồi sẽ chọn ngày làm lễ cưới cô Tư Chuyên đặng lo bề nội trợ.

Ông Năm Trận nghe Thủ Nghĩa tính cưới cháu mình thì ngồi khựng, ngó hai đàng rồi lắc đầu, chớ không nói chi hết.

Thủ Nghĩa với Kỉnh Chi dắt nhau về. Thu Thủy dọn cơm ăn thì Thủ Nghĩa lòng khoái lạc lộ ra đến ngoài mặt, cứ ngồi nói nói cười cười hoài, tính việc cất nhà, lo bề cưới vợ, không ăn uống chi được hết. Thủ Nghĩa cậy Kỉnh Chi đem bạc đưa cho cô Tư Chuyên đặng mua sắm áo quần mà mặc cho lành lẽ và đưa cho ông Năm Trận đặng sửa soạn nhà cửa lại cho vẻn vang. Thủ Nghĩa lại mua đất cất một cái nhà rất đẹp, ở một bên Kỉnh Chi, rồi chọn ngày làm lễ cưới.

Khi trước cô Tư Chuyên bần hàn lam lụ, nay ăn mặc đẹp đẽ lòng dạ vui mừng, nên nhan sắc nhắm càng xinh. Cưới rồi, chiều lại Thủ Nghĩa dọn tiệc mà đãi quan làng và mấy người quen biết. Các quan tỉnh đều có đến dự tiệc, ai cũng khen thầm Thủ Nghĩa là người “bất phụ kỳ danh”, đã vậy mà trả ơn trả oán đều phân minh, nên ai cũng kính phục.

Bề gia thất định xong, Thủ Nghĩa bèn lấy một trăm bốn chục nén bạc mà trao cho Trần Mừng, và cho luôn một chiếc tàu đặng đi buôn bán. Trần Mừng thấy người tánh tình hào phóng, lòng dạ nhơn từ, thì kính phục vô cùng, bởi vậy cho nên đi buôn thì đi song năm nào cũng trở về An Giang, ghé ở chơi với Thủ Nghĩa năm mười bữa hoặc nửa tháng. Thủ Nghĩa lại cất thêm một cái nhà bên Tân Châu, tại chỗ mình ở khi trước, rồi vợ chồng qua lại mà viếng thăm mồ mả cha mẹ. Vợ chồng ở với nhau càng ngày tình càng mặn nghĩa càng nồng, sau sanh con gái con trai đủ hết.

Vợ chồng Kỉnh Chi nhờ Thủ Nghĩa vùa giúp, nên buôn bán rồi lần lần cũng trở nên một nhà đại phú tại An Giang, trong nhà con cái đông dày. Thu Thủy về Bình Định tìm được mả cha rồi làm mộ phần rất tử tế.

Trần Tấn Thân bị án năm năm, mà chịu án mới có một năm rồi đau chết trong khám.

Thằng Phục khôn lớn càng thương Kỉnh Chi, càng mến Thu Thủy, cứ tưởng mình là con của Kỉnh Chi mà thôi, chớ không dè chi hết, chừng được 24 tuổi thi đậu Tú tài.

Thiệt là:

Thiện ác đáo đầu chung hữu báo,
Chi tranh lai tảo dữ lai trì.


Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Chúa tàu Kim Quy - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy - Page 4 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Chúa tàu Kim Quy
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 4 trong tổng số 4 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện Sưu tầm :: Tiểu thuyết :: Hồ Biểu Chánh-