Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Yesterday at 20:28

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 10:41

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Yesterday at 10:27

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Yesterday at 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Sat 16 Mar 2024, 10:05

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:09

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:07

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Thu 14 Mar 2024, 09:55

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

LỀU THƠ NHẠC by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:39

MỪNG NGÀY 08.03 by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:21

Chỉn by Trà Mi Sat 09 Mar 2024, 12:30

Lỗi 404 by mytutru Fri 08 Mar 2024, 11:09

Thể Tánh Muôn Loài by mytutru Tue 05 Mar 2024, 23:44

5-8-8-8 by Tinh Hoa Tue 05 Mar 2024, 03:32

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 04 Mar 2024, 13:37

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sat 02 Mar 2024, 12:09

Hoa Sen Ao Sen by mytutru Sat 02 Mar 2024, 08:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Chúa tàu Kim Quy

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4  Next
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy - Page 3 I_icon13Wed 09 Jun 2021, 07:42

Chúa tàu Kim Quy


Sáng bữa sau, mặt trời vừa mọc, Chúa tàu thức dậy ra xem, thì tàu mới lên tới Hồng Ngự. Chúa tàu đội nón ngồi một bên đà công hoài, gặp chiếc thuyền nào cũng ngó theo, thấy cái nhà nào cũng đứng dậy mà coi. Vừa nửa buổi sớm mơi, nhờ có gió lao rao nên tàu đi mau được. Tới bữa cơm, Chúa tàu vào phòng ăn với Thu Thủy, song ăn thì ăn, chớ không nói chuyện chi hết, ăn cơm rồi cũng đội nón lên ngồi dựa một bên đà công. Đến trưa mới thấy mấy lùm cây tại Tân Châu. Chúa tàu đứng một chỗ không yên, ra trước mũi vừa ngồi thì liền đứng dậy trở ra sau lái, mà ra sau lái rồi cũng ngồi không được, bỏ mà đi tới trước mũi nữa. Chừng tàu còn một khúc sông nữa thì tới bến Tân Châu, Chúa tàu bèn dặn đà công tới đó thì neo dựa mé cho chặt, dặn rồi quày quả trở vô phòng biểu Thu Thủy thay áo đổi quần, cổi vòng, cổi kiềng mà giả dạng xẩm. Còn Chúa tàu thì nằm riết phòng trong, không ló ra nữa.

Ăn cơm chiều rồi Chúa tàu mới bước ra đứng tại cột buồm mà ngó lên chợ. Trên bờ con nít người lớn xúm nhau chừng hai ba mươi, ngồi dài theo mé mà xem tàu.

Có người bơi xuồng ra cặp một bên hông tàu mà hỏi coi tàu của ai, đến đây mua bán vật chi. Chúa tàu dặn bạn giả đò không biết tiếng An Nam, cứ nói tiếng Quảng Đông hoài, mấy người hỏi họ nghe không được nên bơi xuồng đi hết.

Đêm ấy Chúa tàu cho phép bạn nghỉ ngơi, bởi vì tàu chạy đã mười mấy ngày nên ai nấy cũng đều mệt mỏi. Chúa tàu biểu Thu Thủy chế một bình trà rồi mới xách lên chỗ đà công coi lái ngồi một mình uống nước hút thuốc mà ngó vô bờ. Thu Thủy tưởng Chúa tàu ngồi hóng mát một hồi rồi đi ngủ chẳng dè khuya nghe trống dồn trở canh năm, thức dậy dòm trong phòng trong thì thấy đèn chong leo lét mà không có Chúa tàu. Thu Thủy bước ra ngoài dòm trước xem sau thì thấy Chúa tàu hãy còn ngồi dựa tay bánh mà hút thuốc.

Thu Thủy nhớ lời dặn nên không dám hỏi, liền quày quả trở vào phòng. Cách một hồi Chúa tàu cũng trở vào, Thu Thủy liếc coi thì con mắt Chúa tàu đỏ chạch mà lại có hơi sưng nữa. Chúa tàu kêu một tên bạn thức dậy canh tàu rồi mới vào phòng tắt đèn mà ngủ.

Bị thức khuya, nên qua ngày sau đến lối giờ thìn, Chúa tàu mới thức dậy. Thu Thủy pha nước cho Chúa tàu rửa mặt rồi mới rót nước trà mà bưng lại. Chúa tàu uống nước và hút vừa hết điếu thuốc thì kế cơm dọn. Cơm nước xong rồi Chúa tàu thay quần áo mới, mở mấy gói hàng mua bên Hướng Cỏn ra mà lựa hai cây lụa trắng thiệt đẹp, lại lấy ra hai gói trà ngon và lấy giấy đỏ gói năm nén bạc rồi để lụa, trà và bạc trên một cái mâm, biểu bạn bưng đi theo lên chợ đặng đi viếng quan Huyện.

Bạn bơi tam bản đưa Chúa tàu lên bờ, trẻ nhỏ người lớn trên chợ ngó thấy chạy ra mé sông đứng coi đông nức. Chúa tàu thấy thiên hạ đi coi, rồi mới nhớ tới tâm sự, thì trong bụng tức cười thầm, nếu cha mẹ mình còn sống, ngày nay mình về thăm, mà đầu gióc bính, mình mặc đồ như vầy, chắc là cha mẹ cũng không biết ai mà hỏi. Chúa tàu lên bờ rồi, tay cầm quạt lông, khoan thai đi trước, còn tên bạn bưng mâm lúc thúc theo sau, đi được chừng vài chục bước ngó vô trong phố thấy ông cựu lý trưởng Đồ, nay già đã lụm cụm rồi, đứng ngó mình trân trân mà có lẽ cũng tưởng là khách Quảng Đông chớ không dè mình là Thủ Nghĩa. Chúa tàu bèn ghé lại, sửa giọng theo khách Quảng Đông nói tiếng An Nam, rồi hỏi thăm vậy chớ có một Tri huyện trấn nhậm tại đây phải không? Ông lý trưởng gật đầu nói phải. Chúa tàu bèn hỏi vậy chớ quan Huyện nầy quí danh là gì? Ông lý trưởng đáp là Huỳnh Thiện Tứ. Chúa tàu lại hỏi coi quan Huyện khi trước là ông Lê Trọng Kim bây giờ ở đâu, thì ông lý trưởng nói ngài đã bổ đi Tri phủ Tân Thành gần một năm nay rồi.

Chúa tàu nghe nói châu mày, dụ dự một hồi rồi kiếu ông lý trưởng mà đi. Đi chừng sáu bảy bước vùng trở lại hỏi coi lên trên quan Huyện phải đi đường nào, ông lý trưởng bước ra ngoài cửa lấy tay chỉ, biểu đi thẳng đường nầy lên tới cây bồ đề lớn có ngã ba, quẹo qua tay mặt đi một đỗi thì tới dinh quan Huyện.

Chúa tàu lẽ nào lại không biết đường, nhưng mà sợ người ta nghi nên mới hỏi như vậy. Tới dinh, Chúa tàu sửa áo chỉnh tề rồi mới bước vô. Quan Huyện chẳng hiểu khách Quảng Đông đến có việc chi nên sai lính ra hỏi. Chừng lính vô bẩm rằng khách Quảng Đông ấy là Chúa tàu Kim Qui đến mua bán, muốn vào viếng quan sở tại chớ chẳng có việc chi hết, quan Huyện mới cho vào, Chúa tàu để mâm đồ trên ghế mà thưa rằng mình đến đây mua bán chẳng có vật chi quí nên tạm đỡ vài cây lụa, vài cân trà và năm nén bạc làm lễ ra mắt quan Huyện mà thôi, nên xin quan Huyện thương tình mà nhậm đỡ. Quan Huyện thấy lễ vật rất trọng nên lật đật mời ngồi, rồi dạy lính pha trà đem ra mà đãi.

Chúa tàu liếc coi quan Huyện chưa đầy ba mươi tuổi, diện mạo thì nho nhã, song không rõ lòng dạ thể nào. Chúa tàu với quan Huyện trò chuyện với nhau một hồi rồi Chúa tàu mới hỏi thăm tới cha mẹ, nói rằng mười lăm, mười sáu năm trước mình đi buôn bán có ghé qua đây một chuyến, và có làm quen với một người tên Lê Thủ Thành không biết người ấy mạnh giỏi thể nào? Quan Huyện đáp rằng người trấn nhậm Huyện Đông Xuyên chưa đầy một năm nên chưa biết ai cho lắm, rồi kêu một người thơ lại già gần sáu mươi tuổi, đầu đã bạc, răng đã rụng mà hãy còn mạnh. Khi bước ra thì Chúa tàu đã biết mặt liền, song ổng không dè Chúa tàu là Thủ Nghĩa.

Chúa tàu hỏi thăm Lê Thủ Thành thì ổng nói vợ chồng với đứa con gái đều chết hết, còn đứa con trai bị án chung thân. Chúa tàu tỏ lời thương tiếc và hỏi ông thơ lại vậy chớ có biết mả chôn nơi nào hay không, xin chỉ giùm đặng có sắm nhang đèn mà cúng, gọi là đền ơn quen biết hồi trước. Ông thơ lại nói mình biết. Chúa tàu bèn xin phép quan Huyện cho ông thơ lại dắt đi chỉ giùm. Ông Huyện thấy Chúa tàu tử tế, dầu xin việc chi cũng đặng, chẳng luận là việc nhỏ mọn như vậy, nên cho thơ lại đi theo Chúa tàu.

Chúa tàu kiếu quan Huyện bước ra khỏi dinh rồi thì cứ hỏi ông thơ lại chuyện này chuyện nọ lăng xăng, hỏi hoài không dứt. Chúa tàu lại hỏi vậy chớ nghe ở xứ nầy có ông Trần Tấn Thân giàu có lắm, mà người ở chỗ nào? Lúc ấy đi vừa tới nhà ông Trần Tấn Thân, ông thơ lại liền lấy tay chỉ mà nói rằng: “Nhà Trần Tấn Thân là nhà nầy đây; anh ta giàu có lớn lắm, bạc tiền mà ruộng đất cũng nhiều, cách hai năm nay anh ta mua chức bá hộ bây giờ sang trọng, sung sướng lắm mà”.

Chúa tàu đứng ngoài ngó vô thì thấy nhà cửa ba tòa kinh dinh, hoa quả một vườn thạnh mậu, có hồ sen, ao cá, có thơ phòng, nhắm coi thiệt là một cảnh rất phong lưu mà chẳng hiểu tại sao lại chứa một người độc hiểm. Chúa tàu ngó cho đã con mắt rồi mới chịu đi.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy - Page 3 I_icon13Fri 11 Jun 2021, 09:35

Chúa tàu Kim Quy


Chúa tàu và đi và nói chuyện, ra khỏi chợ rồi đi theo bờ nhỏ một đỗi xa xa tới một cây me lớn, ông thơ lại mới dừng bước chỉ tay vô giữa đám ruộng mà nói rằng: “Ba cái mả đứng đây ngó thấy đó là mả của hai vợ chồng và con gái của ông Thành đa”. Chúa tàu đứng ngó một hồi rồi dắt nhau vô chợ, đi dọc đường có nói rằng để qua ngày sau mình sẽ mua nhang đèn đem vô đó mà cúng cho thỏa tình bằng hữu. Đi tới ngã ba lên dinh quan Huyện ông thơ lại bèn kiếu mà về. Chúa tàu thò tay vào hầu bao lấy ra một nén bạc mà đưa cho ổng và xin nhậm đem về mua trà mà uống; ông thơ lại mừng hết sức, không dè Chúa tàu tử tế quá như vậy nên về dọc đường khen thầm hoài.

Chúa tàu với tên bạn chưa chịu xuống tàu, dắt nhau thủng thẳng vòng theo các nẻo đường xem nhà cửa, phố phường chơi, đi đến đâu cũng thấy cảnh vật đều khác hết, có chỗ hồi trước u tệ bây giờ đã vẻn vang, còn có chỗ hồi trước vẻn vang bây giờ lại u tệ. Chúa tàu thấy cảnh vật đổi dời như vậy mà ngao ngán trong lòng, nghĩ lại con người nào khác cuộc đời, hết thạnh tới suy, hết suy rồi thạnh.

Chúa tàu đi cùng hết, song không dám léo lại chỗ nhà mình ở khi trước và chỗ nhà cô Tư Chuyên, bởi vì sợ đến đó thấy cảnh cũ người xưa, rồi mủi lòng dằn không được.

Chúa tàu xuống tới tàu thì đã đúng bữa cơm chiều. Thu Thủy dọn một mâm cơm bưng vào phòng. Chúa tàu thấy thịt cá vù vèo, hỏi ra mới hay Thu Thủy lấy hai quan tiền đưa cho tổng khậu lên chợ mua đặng cho Chúa tàu dùng. Chúa tàu lấy làm đắc ý, biểu Thu Thủy lấy một quan tiền đưa cho bạn bơi tam bản vô chợ mua rượu đem xuống uống cho vui. Rượu mua đem về, Chúa tàu rót một chén còn bao nhiêu thì cho bạn uống. Lúc ăn cơm Chúa tàu vui vẻ lắm, cười cười nói nói luôn. Thu Thủy thấy vậy trong bụng mừng thầm. Chúa tàu dặn Thu Thủy ăn cơm rồi thì đưa tiền cho tổng khậu biểu lên đặt quay một con heo, sáng mai có và mua nhang đèn, giấy tiền, vàng bạc đặng mai đi cúng.

Chúa tàu uống rượu ngà ngà nên ăn cơm rồi đi ngủ liền. Sáng bữa sau thức dậy chờ tổng khậu khiêng heo quay về và mua đồ xong rồi mới dạy ba tên bạn khiêng heo xuống tam bản. Chúa tàu biểu Thu Thủy đi theo lên bờ, kẻo ở dưới tàu lâu ngày tù túng. Con nít trên chợ thấy Thu Thủy mặc y phục theo xẩm, lạ con mắt nên áp theo coi rất đông, song đứng xa xa mà ngó chớ không dám lại gần. Chúa tàu với Thu Thủy đi trước, bạn khiêng heo và đồ theo sau, đi thẳng ra chỗ hôm qua, rồi kiếm bờ nhỏ mà vô mả. Vô tới nơi thấy hai cái mả nằm kế nhau và một cái mả sụt phía sau, mà ba cái mả cái nào cỏ cũng mọc đầy. Chúa tàu biểu bạn nhổ cỏ cho trống rồi bày lễ vật, đốt nhang đèn mà cúng.

Chúa tàu lạy cha lạy mẹ và rót rượu vái em rồi ngồi bẹp dựa mồ cha mẹ mà khóc rống lên nghe rất thảm thiết. May chỗ này ở giữa đồng không ai thấy, duy có ba tên bạn với Thu Thủy mà thôi. Thu Thủy thấy tình cảnh như vậy động lòng, dằn không được, nên cũng ngồi khóc thút thít. Chúa tàu khóc thì được song tỏ cái lòng buồn rầu đau đớn ra không được nên ấm ức từ hồi. Chừng day lại thấy Thu Thủy cũng khóc như mình, thì không thế nào dằn cái lòng ấm ức đó nữa được, nên mới chỉ và nói tiếng An Nam với Thu Thủy rằng: “Hai cái mồ này là mồ của cha mẹ tôi, còn cái mồ nằm sau đây chắc là của em gái tôi, cha mẹ với em tôi chết tôi không thấy mặt; gần mười ba năm nay, tôi mới cúng tế một lần thứ nhứt đây”. Chúa tàu nói tới đó vùng khóc nữa. Thu Thủy nghe nói liền bước lại xá và lạy đủ hết ba cái mả rồi cũng ngồi mà khóc.

Cúng tế xong rồi, Chúa tàu mới dạy bạn khiêng heo xuống tàu. Ra khỏi mả Chúa tàu đã lau nước mắt khô rồi, duy còn Thu Thủy cứ khóc hoài, Chúa tàu thấy vậy sợ chúng nghi nên biểu Thu Thủy đừng khóc nữa. Thu Thủy lật đật lau nước mắt và nói rằng: “Nay em mới rõ vì sao mà Chúa tàu buồn. Mà em nghĩ Chúa tàu cũng có phước mà được cúng quải mẹ cha, em rất tủi phận em không biết mồ mả cha mẹ ở đâu mà cúng”. Thu Thủy nói tới đó liền ngồi giữa bờ mà khóc nữa. Ba tên bạn không hiểu chuyện chi nên đứng ngó sững. Chúa tàu liền ngồi một bên mà an ủi, hứa rằng rồi đây mình sẽ đi tìm mồ cha giùm cho. Thu Thủy nghe nói mấy tiếng trong lòng rất mừng, nên dứt khóc, đứng dậy lau nước mắt rồi đi theo mà xuống tàu.

Chúa tàu vừa bước xuống tàu thì liền kêu tổng khậu mà dạy xả hết heo quay ra đặng cho bọn bạn họ ăn một bữa cho phỉ dạ. Chúa tàu vào phòng thay áo, cách một hồi tổng khậu dọn cơm bưng vô một mâm cho Chúa tàu với Thu Thủy ăn.

Hai người ngồi ăn cơm chẳng ai nói tới ai hết. Chúa tàu thì lơ lơ lửng lửng coi bộ như muốn ép mình ăn chớ trong bụng chẳng muốn ăn chút nào; còn Thu Thủy gắp một miếng thì liếc Chúa tàu một cái, trong ý muốn dọ coi Chúa tàu toan tính những việc chi.

Cơm nước xong rồi, Chúa tàu vào phòng trong, ngủ thức không biết, song nằm im lìm cho đến trời nửa chiều mới ra. Tối bữa ấy, Chúa tàu biểu bạn nhắc một cái ghế dài để dựa cột buồm rồi nằm hút thuốc mà suy tính việc mình. Chúa tàu nghĩ thầm rằng khi mình vượt ngục về nhà, thấy nhà cửa tiêu điều, rồi nghe mẹ cha với em đều chết hết, mình tủi tấm lòng, nghĩ nếu còn sống cũng chẳng ích chi cho ai, nên tính tự vận mà chết cho rồi cái kiếp trần ai chi khổ. Mình đã tính như vậy mà mình không chết, lại dằn lòng chịu cực chịu khổ thêm gần hai năm nữa rồi mới vượt biển mà tìm bạc vàng, ấy là vì mình muốn làm sao có thế để về cố hương tìm cho ra mồ mả mẹ cha đặng cúng lạy mà tỏ chút lòng hiếu tử, rồi mình sẽ tính đền ơn Kỉnh Chi là bạn tri kỷ vì mình mà phải bại sản tán gia, và báo oán kẻ thù là đứa bất nhơn làm cho cả nhà mình kẻ bị đày người thì chết. Nay mình đã về chốn cố hương, đã cúng tế mẹ cha rồi, bây giờ phải lo đền ơn cho người ơn, trả oán cho kẻ oán mới mới được.

Chúa tàu suy nghĩ như vậy nên mới tính sáng ngày sẽ lên giã từ quan Huyện đặng đi qua An Giang, trước là kiếm Kỉnh Chi, sau nữa mưu trả oán.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy - Page 3 I_icon13Tue 15 Jun 2021, 08:16

Chúa tàu Kim Quy



Thiệt qua ngày sau ăn cơm rồi Chúa tàu liền kêu đà công dặn phải coi buồm cho sẵn đặng trưa có kéo neo mà đi. Chúa tàu dặn rồi thì xuống tam bản ngồi cho bạn bơi đưa vô chợ. Chúa tàu bước lên bờ lại nghĩ rằng đã biết mình thấy chỗ mình ở cũ thì buồn, nhưng mình về đây mà mình không đến đó thì e ngày sau mình nhớ tới mình buồn thầm. Nghĩ như vậy rồi mới thủng thẳng như kẻ đi chơi, lần lần đi lại chỗ nhà ở khi trước; Chúa tàu đứng ngoài ngó vô thì cảnh vật buồn hiu, coi cũng y như cảnh mình thấy trong lúc ban đêm cách hai ba năm trước vậy.

Chúa tàu chấp hai tay sau đít đứng ngó, hai hàng nước mắt rưng rưng, sợ đứng lâu khó dằn lòng nên lật đật bỏ mà đi chỗ khác. Chúa tàu về đến chỗ quê nhà thì trong lòng đường kia nẻo nọ ngổn ngang, nhớ chỗ đứng đi, nhớ người quen biết, Chúa tàu lại nhớ tới cô Tư Chuyên là người mà mình có tiếng hẹn hò khi trước, nên lần chơn đến đó, tính hỏi thăm coi bây giờ đã có chồng con hay chưa.

Chúa tàu đã biết nhà ở khi trước đã dỡ đi mất rồi, nên không đến chỗ ấy, ghé lại nhà một bên mà hỏi. Có một bà già Chúa tàu vẫn còn nhớ tên là bà Tám Tiền, nói rằng cô Tư Chuyên từ khi mẹ chết rồi có nhiều nơi đi nói, mà một lòng tự quyết không chịu lấy chồng, ở vậy ngày hái rau bắt cá, tối may mướn vá thuê, làm hết sức mà không đủ ăn, nên mới bán nhà mà đi, nói rằng về ở với ông chú. Đi năm nay tính đã năm năm rồi, không ai biết đi đâu, người ta nói đã chết rồi, mà không biết có thiệt như vậy hay không mà dám nói chắc.

Chúa tàu nghe nói mấy lời trong lòng cảm động vô cùng bởi vậy cho nên lật đật kiếu bà Tám Tiền mà đi, không muốn hỏi nữa. Chúa tàu đi thẳng lên dinh quan Huyện từ giã rồi xuống tàu hối đà công kéo neo trở xuống Vàm Nao đặng qua An Giang.

Theo thói thường hễ khi trước mình ở trong làng trong xóm mình nghèo nàn cực khổ, nay mình đi đến xứ khác làm ăn phát đạt mình trở về chốn cũ quê xưa mà thăm, thì ai cũng trong lòng hớn hở, ngoài mặt hân hoan.

Chúa tàu Kim Qui khi còn thơ ấu ở Tân Châu tuy chẳng nghèo cho lung, chẳng cực cho lắm, nhưng mà ngoài đồng không có ruộng, trong nhà chẳng dư tiền, thế thì cũng chẳng phải là bực giàu có chi đó. nay lớn khôn rồi trở về xứ sở, dưới tàu bạc có hơn hai ngàn nén, vàng có hơn một ngàn thoi, lẽ thì đắc ý biết chừng nào; ngặt trong mình có tịch, không dám bày họ chường tên, trong bụng thương tiếc mẹ cha không còn mà sum vầy sung sướng, bởi vậy cho nên về đến quê nhà vàng bạc chở đầy tàu mà chẳng có chút nào vui vẻ hết.

Mà nếu về buồn thì đi lẽ phải vui chớ, sao tàu kéo neo mà đi, Chúa tàu lại cũng nằm dàu dàu trong phòng, coi còn buồn hơn khi về nữa. Thu Thủy thấy vậy trong lòng không an, nên bỏ trà ngon, chế nước nóng, rồi mời Chúa tàu dùng nước trà mà giải khát.

Chúa tàu uống vài chén nước rồi cũng chun vào phòng nằm gác tay lên trán mà thở ra. Thu Thủy lấy làm bứt rứt trong lòng, không biết làm sao mà gỡ mối sầu não cho Chúa tàu được.

Bận đi xuống nhờ nước xuôi gió thuận, tàu đi mau hơn bận lên, bởi vậy cho nên lui hồi xế qua, đến mặt trời lặn thì tàu đã tới Cái Vừng, Chúa tàu ra đứng xem hai bên sông đến tối mới trở vô phòng ngồi uống nước mà coi Thu Thủy may áo. Thu Thủy mặt mày sáng rỡ, môi đỏ má bầu, còn hai tay thì ngón nhỏ, cườm tròn, lụi kim rút chỉ coi thiệt duyên lắm. Chúa tàu là người hiếu nghĩa, lòng thương cha nhớ mẹ chẳng lúc nào nguôi, dạ báo oán đền ơn chẳng lúc nào xao lãng, bởi vậy cho nên từ khi vớt được nàng Thu Thủy thì trong bụng chẳng hề khi nào có tính thừa công ơn cứu tử mà phối hiệp châu trần bao giờ. Nhưng vậy mà đêm nọ ngồi nhắm coi Thu Thủy mặc đồ An Nam, thấy nàng nhan sắc ít ai bì, thì cái cục ái tình nó đà có hơi diêu động. Nay ngồi coi Thu Thủy ngồi may nữa, nhắm gương mặt, ngó bàn tay một hồi thì lửa lòng hừng hực, biển ái dồi dào, nghĩ rất khó mà lảng lơ cho được. Chúa tàu sợ lửa gần rơm chẳng tiện, nên tính bỏ mà đi ra ngoài cho nguôi, song muốn đứng dậy mà đứng không đành, dường như ai níu ai trì, biểu phải ngồi đó mà ngó Thu Thủy. Chúa tàu muốn gây chuyện mà nói, mà không biết phải nói chuyện gì, nên cứ ngồi coi may một hồi lâu rồi mới hỏi rằng: “Cô nói áo quần An Nam may hết rồi, mà sao còn may giống gì nữa đó?”.

Nãy giờ Thu Thủy ngồi may trong ý cũng đợi Chúa tàu mở đầu nói chuyện đặng có thừa dịp mà hỏi dọ coi Chúa tàu sầu não việc chi, ngỏ hầu kiếm thế mà gỡ giùm; chừng nghe hỏi thì trong lòng chẳng xiết nỗi mừng, nên ngước mặt lên, mắt ngó Chúa tàu, miệng cười chúm chím mà đáp rằng: “Thưa, em còn một cái áo nầy chưa đơm khuy nút, nên em đơm cho rồi”. Chúa tàu thấy miệng cười như hoa nở, nghe tiếng nói rất thanh tao, thì tâm thần càng bấn loạn hơn nữa, song cũng gắng gượng mà nói rằng: “Tôi quên lửng, mà cô cũng không thèm nhắc, tàu đậu tại Tân Châu mấy bữa rày sao cô không lấy bạc lên chợ coi hàng lụa có thứ nào đẹp mua may áo quần thêm mà mặc?”

Thu Thủy cũng cười chúm chím mà thưa rằng: “Áo quần em đã nhiều rồi, mua làm chi nữa thêm tốn hao”.

Chúa tàu nghe nói thì nhíu cặp chơn mày mà đáp rằng: “Cô đừng lo sự tốn hao. Vàng bạc tôi đầy một tàu, xài đến chừng nào cũng không hết đâu mà sợ. Cô muốn mua vật chi cứ dỡ khoang chỗ cô nằm đó lấy tiền bạc mà mua, chẳng cần phải hỏi tôi, mà cũng chẳng cần đợi tôi biểu”.

Thu Thủy nghe Chúa tàu nói mấy lời quảng đại không biết lấy chi mà trả lời cho xứng, nên cười rồi cúi mặt xuống mà may. May được vài mũi kim nhớ tới sự sầu não của Chúa tàu liền ngó lên mà hỏi rằng: “Em có một việc muốn hỏi Chúa tàu quá, mà vì Chúa tàu có lời dặn trước, nên em không dám hỏi”

- Hỏi việc chi?

- Chúa tàu là một người giàu có lớn, muốn làm việc chi cũng được hết; đã vậy mà em dòm coi Chúa tàu lại cũng là một người hiền từ nhơn đức lắm, Chúa tàu sự nghiệp lớn như vậy, tánh nết tốt như vậy, chẳng biết vì cớ nào trong lòng lại hay sầu não, ăn chẳng ngon, nằm chẳng vui?

Nãy giờ Chúa tàu ngồi nhìn Thu Thủy, quên những việc riêng của mình, nên trong lòng mới vui vẻ được chút đỉnh, Chúa tàu lấy làm khoái ý, nghĩ vì gần mười ba năm trường nếm mùi đời cay đắng luôn luôn chớ chưa gặp lúc nào ngọt bùi như đêm nay vậy. Chừng nghe hỏi mấy lời, liền nhớ đến nhà, thấy khám tối quạnh hiu, thấy mẹ cha nằm chết, thấy Kỉnh Chi nghèo cực, thấy em gái khóc than, như ai đem bức tranh thảm sầu mà treo trước mắt, nên châu mày ủ mặt rồi đổ quạu mà đáp một cách rất cộc cằn rằng: “Tôi đã dặn rồi mà sao cô còn hỏi? Chuyện ấy cô chẳng cần biết làm chi”.

Nói vừa dứt tiếng ngó lại thì thấy Thu Thủy mặt mày tái xanh, mà hai hàng nước mắt lại chảy ròng ròng nữa. Có lẽ khi Chúa tàu thấy vậy mà ăn ăn, nên mới nói cộc đó rồi liền tiếp rằng: “Cô ôi, tâm sự của tôi thảm thiết lắm, không thế nào kể cho xiết được. Có lẽ rồi sau cô cũng rõ; bây giờ xin cô đừng hỏi đến, vì hỏi thì tôi thêm đau lòng, chớ không ích chi”.

Thu Thủy ngó Chúa tàu một cách rất buồn thảm, rồi cúi mặt xuống mà may, chẳng dám nói lời chi nữa hết. Chúa tàu ngồi ngó cũng hết vui, nên uống nước rồi chun vào phòng trong mà nằm.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy - Page 3 I_icon13Wed 16 Jun 2021, 12:42

Chúa tàu Kim Quy


Chúa tàu muốn ngủ mà ngủ không được, cứ nằm thao thức, nhớ việc này, tính việc kia hoài, nhớ mấy lời bà Tám Tiền thuật chuyện cô Tư Chuyên thì thương xót hết sức.

Chúa tàu nhớ lại lúc mình còn nhỏ thấy cô Tư Chuyên là gái có nết, nên mình phải lòng, mình quyết nguyền loan phụng trăm năm, mà chẳng biết cô ta có khứng hay không. Bữa nọ gặp cô ta giữa đường vắng vẻ mình ướm thử, thì cô ta cũng hữu tình, nên mới hứa cùng nhau, vì một chữ nghèo bó buộc, nên mối tơ điều chưa chắp kịp, kế mình bị sa vào chốn lao tù. Mười mấy năm nay mỗi lần nhớ đến cô ta thì đều tưởng đã lấy chồng khác làm ăn rồi chớ có dè đâu một lời hứa giữa đường, mà người cứ cắm thuyền mà chờ khách.

Chúa tàu nằm nghĩ đến đó thì trong lòng buồn bã trăm chiều. Cô Tư Chuyên là gái mà biết giữ lời hứa cùng mình, mình là trai há không biết giữ lời hứa với cô hay sao? Nếu có xiêu lạc chốn nào mình cũng phải tìm cho ra mà vầy duyên cá nước, song người ta nói cô đã chết rồi, vậy mình biết đâu mà tìm. Mình có nên giữ cô phòng chích gối đặng tạ lòng thủ tiết của cô hay không?

Chúa tàu hỏi thầm trong bụng như vậy rồi lại càng ngẩn ngơ, không biết làm sao mà trả lời. Nằm suy tính một hồi lâu nghĩ cha mẹ sanh đặng có một mình là trai, nếu mình không cưới vợ đặng sanh con mà phụng tự tổ tiên thì là thất hiếu với cha mẹ lắm. Mà nay cô Tư Chuyên là người mình đã nặng lời giao ước, cô đã chết rồi, bây giờ mình mới kết bạn cùng ai?

Chúa tàu vừa hỏi câu này bỗng nghe Thu Thủy lục đục ở phòng ngoài. Chúa tàu ngóc đầu mà dòm, thấy cô ta đương dọn dẹp đồ mà ngủ, thì trong lòng lại ngơ ngẩn, lửa tình muốn cất ngọn, sóng ái muốn bủa vòi, thầm nghĩ nếu mình không kết bạn với cô ta thì uổng lắm. Lúc ấy bạn dưới tàu phần nhiều đã ngủ rồi, duy còn đà công cứ coi lái và còn hai người bạn coi trở buồm, một tên thì kéo đờn liếu, một tên thì hát phía trước mũi.

Chúa tàu lồm cồm ngồi dậy tính ra phòng ngoài đặng kể hết mọi điều sầu não cho Thu Thủy nghe, rồi luôn dịp sẽ tỏ ý bày lòng mà xin cô kết tóc trăm năm cho phỉ tỉnh quyến luyến. Vừa muốn đứng dậy lại nghĩ mình là người ơn của Thu Thủy, nay mình trở lòng muốn cô ta, như cô ta cũng vui lòng mà làm bạn với mình thì chẳng nói làm chi, thoảng như cô ta không có lòng thương mình, tuy cự hẳn thì không dám cự, song cô ta không được vui, thì cái ơn cứu tử của mình sẽ trở nên cái oán cường bức, dường ấy ắt mình phải ăn năn tới chết.

Chúa tàu xét đến đó thì trong lòng chẳng có chút chi vui, nên nằm xuống kéo mền mà đắp tính ngủ phứt cho rồi. Chẳng dè nằm đã trót canh mà ngủ không được, giận khoát mền ngồi dậy rồi đốt đèn, tính kêu Thu Thủy vào phòng trong đặng to nhỏ bày tình cho dễ. Lúc ấy hai tên bạn phía trước mũi đã dứt đờn thôi hát. Chúa tàu lóng tai nghe tứ phía im lìm, duy có chú đà công một lát bẻ bánh nghe một cái kẹt mà thôi. Chúa tàu muốn cất tiếng kêu Thu Thủy, song dợm đến ba bốn lần mà không dám kêu.

Việc tình cờ mà nghĩ cũng lạ kỳ, bởi vì từ đầu hôm cho đến chừng ấy. Chúa tàu tính những việc chi là tính thầm trong bụng mà thôi, chớ chẳng hề ló mòi cho Thu Thủy biết, đến chừng muốn kêu Thu Thủy thì Thu Thủy cũng không hay, mà sao Thu Thủy lại cựa mình rồi tằng hắng dường như tỏ ý cho Chúa tàu biết rằng mình còn thức vậy.

Chúa tàu nghe tiếng tằng hắng thì ngực nhảy hồi hộp dằn không được nữa, bèn cất tiếng mà hỏi nho nhỏ rằng: “Cô còn thức đó hay sao?”. Thu Thủy cũng đáp nho nhỏ rằng: “Dạ thưa em còn thức”. Chúa tàu lặng thinh một hồi rồi mới biểu rằng: “Cô làm ơn rót cho tôi một chén nước”.

Thu Thủy ngồi dậy rót một chén nước trà rồi bưng lại cửa phòng mà đưa cho Chúa tàu. Chúa tàu thò tay mà lấy chén nước, liếc mắt ngó Thu Thủy, thấy mái tóc phất phơ hai gò má dường như guộn mây vướng vít mặt trăng rằm, thì tình càng thêm mến, lòng lại còn thêm yêu, muốn nắm tay Thu Thủy kéo riết vào phòng rồi mặt giao mặt, tay bắt tay, mà tỏ thiệt nỗi niềm đau đớn. Muốn thì muốn mà trong lòng lại ngần ngại, bởi vậy cho nên lấy chén nước rồi ngó đèn mà suy nghĩ một giây lâu, tính rằng sự đền ơn trả oán là điều mình cần phải lo trước, chớ còn sự tóc tơ tình tự là điều mình chẳng gấp gì mà ham, vậy để mình đền ơn trả oán xong rồi sẽ tính phối hiệp vợ chồng nghĩ cũng chẳng muộn chi đó.

Thu Thủy đứng đợi Chúa tàu uống nước cho rồi đặng lấy chén đem đi cất, mà đợi hoài không được nên tính dỡ bước mà đi, chẳng dè vừa mới xây mình thì Chúa tàu bưng nước uống rồi trả chén lại và nói rằng: “Cô cất chén rồi đi nghỉ đi, thức chi khuya dữ vậy”.

Thu Thủy bước ra cất chén rồi kéo gối mà nằm. Chúa tàu cũng tắt đèn phòng trong rồi đắp mền mà ngủ.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy - Page 3 I_icon13Fri 18 Jun 2021, 12:13

Chúa tàu Kim Quy


Chương II

Đêm khuya lặng ngồi mà suy hết việc đời thì thấy nhộn nhàng trước mắt có kẻ sang, có người hèn, có kẻ giàu, có người nghèo, có kẻ thiên hạ khen là khôn, có người thiện hạ chê là dại, có kẻ thiên hạ chê là dở, có người thiên hạ khen là hay. Đã thấy như vậy, mà lại còn thấy bực sang giàu thì ở trên cao, còn bực nghèo hèn thì ở dưới thấp. Người mà thiên hạ khen là khôn là giỏi thường hay khua môi múa mỏ, còn kẻ thiên hạ chê là dại là dở lại thường bị ép bị đè. Ai dòm thấy trong xã hội có phân ngôi thứ như vậy thì cũng đều cho là lẽ tự nhiên, nên dầu gặp người giàu sang húng hiếp kẻ nghèo hèn chẳng biết đau lòng, dầu gặp kẻ giỏi khôn khinh khi người dở dại cũng chẳng biết tức trí.

Hỡi người ái nhơn quần, mộ đạo nghĩa, vậy chớ ai đã rõ biết sự giàu sang với sự nghèo hèn, hẳn cách nhau bao xa hay không? Vậy chớ có ai xem thấy lời khen ngợi với lời chê bai của thiên hạ đó chẳng nhằm chút nào hay không? Hiếm kẻ giàu trong giây phút đã hóa ra nghèo, hiếm kẻ nghèo rồi trở nên giàu, hiếm kẻ hèn rồi trở nên sang. Người mà họ khen giỏi khôn chưa ắt thiệt giỏi thiệt khôn, người mà họ chê là dở là dại cũng không ắt thiệt dở thiệt dại.

Ấy vậy nếu trong xã hội mà muốn phân cho có ngôi có thứ, thì thà phân ra người ngay, người phải, đứng theo một phía còn kẻ quấy kẻ tà đứng theo một bên, rồi người ngay người phải thì tôn trọng ngợi khen, còn kẻ quấy kẻ tà thì khinh khi bỉ bạc.

Chúa tàu Kim Qui đã từng lao đao lận đận, mà nay lại được vàng bạc dẫy đầy, đã thấy kẻ giàu mà bất nhơn, người nghèo mộ nghĩa, đã biết kẻ sang tham lam, người hèn thẳng ngay, nên trong lòng chán ngán cuộc đời, chẳng còn kể ai là hơn ai, chỉ biết người phải nên thương, kẻ quấy nên ghét mà thôi.

Bụng Chúa tàu đã như vậy mà may gặp Trần Mừng cũng giống ý mình, bởi vậy cho nên hai người yêu nhau, tin nhau chẳng khác chi anh em ruột. Trần Mừng thấy bụng Chúa tàu hào phóng, chưa biết mình mà dám ra mấy chục nén bạc mà cứu mình, thì thường nguyện thầm rằng sẽ đem hết tấm lòng thành mà đáp nghĩa tương tri, bởi vậy cho nên khi thấy Chúa tàu có vàng bạc nhiều chẳng hề động tâm, mà từ ấy về sau lại còn lo mà phục sự Chúa tàu hết lòng hết dạ nữa.

Trần Mừng từ khi phân rẽ Chúa tàu mà qua An Giang thì cứ một lòng lo kiếm cho được Kỉnh Chi mà thôi, bởi vì sợ kiếm không được thì chắc là Chúa tàu sầu não. Tàu tới An Giang thì nhằm lúc ban đêm. Vừa quăng neo rồi thì Trần Mừng kêu Cam với Quít vào phòng, đưa cho mỗi người một bộ quần áo Quảng Đông và biểu phải cạo đầu gióc bính rồi mặc quần áo đó cho thiện hạ khỏi nghi, chớ nếu không giả dạng người ta dòm thấy An Nam ở dưới tàu khách, chắc sao người ta cũng tra hỏi, mà hễ người ta tra hỏi thì lậu việc hai người bị tội ăn trộm mà trốn, ắt chẳng khỏi bị bắt.

Cam với Quít tuy là sợ quan bắt nên cũng giả làm người khách cho yên thân, song nghĩ vì mình An Nam mà cạo đầu gióc bính thì dị kỳ nên dục dặc không chịu tiễn phát. Trần Mừng nói rằng Chúa tàu muốn cậy hai người đi tìm Kỉnh Chi giùm cho Chúa tàu, nếu hai người không chịu thay hình đổi dạng thì làm sao mà giúp cho Chúa tàu được.

Cam với Quít không biết kiếm Kỉnh Chi làm chi mà hỏi Trần Mừng thì Trần Mừng cũng không hiểu bởi vậy cho nên hai người không biết có cần kíp chi hay không mà phải cạo đầu, nên dục dặc hoài, Trần Mừng ép riết, túng thế mới hứa để vài ngày rồi sẽ tiễn phát.

Sáng bữa sau, Cam với Quít thức dậy ra mũi tàu mà hút thuốc và bàn với nhau coi có nên cạo đầu gióc bính hay không. Lúc ấy mặt trời gần mọc. Hai Cam đương ngó vô mé bờ, bỗng thấy có một người chèo ghe hình dạng mặt mày giống Kỉnh Chi như khuôn đúc. Anh ta kêu mà chỉ cho Sáu Quít coi. Sáu Quít nhìn một hồi thiệt quả là Kỉnh Chi, chẳng còn nghi ngại chi nữa. Hai người bàn với nhau rằng: “Mấy năm trước mình còn ở Tân Châu thì có nghe họ nói Kỉnh Chi đưa đò ngang sông bến An Giang, có lẽ khi anh ta còn đưa đò đây chớ gì”. Vừa nói dứt tiếng, thiệt quả có ai đứng bên sông kêu đò rồi Kỉnh Chi chèo ghe qua mà rước.

Cam, Quít thấy rõ bèn kêu Trần Mừng mà chỉ cho anh ta coi. Trần Mừng nghe nói chèo đò đưa ngang sông trước mũi tàu đó là Kỉnh Chi thì trong lòng chẳng xiết nỗi mừng, lại sợ Kỉnh Chi nhìn biết Cam, Quít thì trái ý Chúa tàu, nên đứng coi một hồi rồi dặn Cam, Quít đừng có lên bờ, mà cũng đừng cho Kỉnh Chi thấy mặt, để đợi Chúa tàu qua rồi sẽ hay. Hai người nói rằng mình biết Kỉnh Chi là biết mặt mà thôi chớ không quen, mà xa cách nhau đã năm sáu năm rồi, không lẽ Kỉnh Chi còn nhớ mà sợ.

Trần Mừng tuy giả ý không cố đến Kỉnh Chi song trong lòng muốn biết coi Kỉnh Chi nhà cửa ở đâu đặng chừng Chúa tàu tới mà thuật lại rõ ràng cho Chúa tàu nghe, bởi vậy cho nên ở trong phòng mở cửa rình coi, đến trưa mới thấy có một đứa con trai chừng mười ba mười bốn tuổi, xách một gói cơm để dựa gốc cây da, rồi Kỉnh Chi bỏ thuyền leo lên bờ rồi chấp tay sau đít đi thơ thẩn dọc theo mé sông, có ý chờ Kỉnh Chi đi về đặng đi theo sau mà dọ coi nhà ở chỗ nào cho biết. Mặt trời gần lặn, đứa nhỏ xách cơm hồi trưa đó trở lại rồi thì Kỉnh Chi buộc thuyền lên đi với nó mà về nhà. Trần Mừng nom theo thì thấy Kỉnh Chi qua khỏi chợ rồi theo vòng vô trong mé kinh Vĩnh Tế, tới một cái chòi nhỏ bằng tranh giỡ cửa chun vào rồi nổi lửa đốt đèn, nấu cơm lăng xăng. Qua ngày sau, lúc Kỉnh Chi đương chèo đò, Trần Mừng lén đi đến cái chòi ấy thì thấy cửa gài chặt cứng, trong chòi vắng tanh.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy - Page 3 I_icon13Tue 22 Jun 2021, 09:32

Chúa tàu Kim Quy


Trần Mừng dọ biết hết rồi mới chịu nằm dưới tàu mà chờ Chúa tàu. Quan nghe tàu ngoại quốc vào có sai lính xuống hỏi, thì Trần Mừng nói rằng tàu buôn bán, song mình là từng khạo[1], ít ngày nữa Chúa tàu mới đến. Đậu tại An Giang trọn sáu ngày, Chúa tàu mới qua tới. Khi Chúa tàu tới thì mặt trời đã lặn, nên Kỉnh Chi đã về rồi. Trần Mừng vừa thấy tàu tới liền bơi tam bản mà qua, dạy đà công neo ngay chiếc tàu mình đặng hai chiếc đậu song song coi cho đẹp.

Chúa tàu vừa thấy mặt Trần Mừng thì liền hỏi coi kiếm Kỉnh Chi có được hay không; mới nghe Trần Mừng nói kiếm được rồi thì trong lòng hớn hở, ngoài mặt vui cười, coi ra đắc ý lắm. Tàu neo xong rồi, Trần Mừng với Chúa tàu mới dắt nhau vào phòng. Trần Mừng thuật lại hết các việc mình đã thấy lại cho Chúa tàu nghe rồi xin Chúa tàu đợi qua ngày mai thì sẽ thấy Kỉnh Chi xuống bến đưa đò.

Đêm ấy Chúa tàu thao thức ngủ không đặng, trông đợi cho mau sáng đặng có thấy mặt Kỉnh Chi, kẻo anh em cách nhau mười mấy năm trường, lòng rất nhớ thương, mà nghe nói anh ta vì lo bảo bọc gia quyến mình nên phải mang nghèo, mang khổ, thì lại càng kính mến lắm.

Trời vừa hừng sáng thì Chúa tàu đã thức dậy, Thu Thủy thấy Chúa tàu thức dậy thì lật đật hối bạn nấu nước, bỏ trà ngon, chế một bình đem vào phòng cho Chúa tàu uống. Chúa tàu mở cửa sổ bên tay trái, ngồi uống nước mà ngó lên bờ thấy có nhà đã mở cửa, còn có nhà còn ngủ, ngang chỗ tàu đậu có một cây da lớn đứng dựa mé sông, lá rậm rợp, nhánh sum suê, gốc lớn đến nỗi hai người ôm không giáp. Dựa gốc cây da có một chiếc ghe lườn nhỏ, nước ròng chảy mạnh nên chiếc ghe nằm xuôi theo mé bờ. Dọc theo mé sông có một cái đường, một lát thì có một người đàn bà đi ngang, kẻ thì gánh, người thì bưng, mà người nào đến đó cũng đứng lại mà ngó tàu, có người lại để gánh dựa gốc da rồi níu nhánh thòng chơn dưới sông mà rửa.

Mặt trời mọc, thiên hạ lại qua trên đường càng đông, Chúa tàu hễ thấy có đàn ông thì ngó chừng, coi phải Kỉnh Chi hay không. Đương dòm bên tay trái, bỗng nghe dưới mé sông bên tay mặt có người kêu đò inh ỏi.

Chúa tàu vói tay mở cửa sổ bên kia mà dòm, thì thấy có ba người đàn bà, hai người thì gánh, một người thì bưng thúng nói lớn rằng: “Dữ hôn! Bữa nay ngủ quên hay sao mà tới chừng nầy mới ra?”. Người ấy vừa dứt tiếng lại nghe mé bên kia có tiếng đàn ông đáp lại rằng: “Chịu phiền đợi một chút, bớ mấy chị. Để tôi tát nước rồi tôi qua đa”.

Chúa tàu nghe nói như vậy liền trở qua dựa cửa sổ phía tay trái mà coi, thì thấy có một chú đàn ông ở dưới ghe lườn buộc dựa gốc da đó, đương lum khum tát nước ghe. Chúa tàu biết đó là Kỉnh Chi nên trong lòng hồi hộp, mắt ngó chằng chằng, đợi ngước mặt lên đặng xem coi có quả là Kỉnh Chi hay không. Người ấy tát nước xong rồi liền lại trước mũi ghe mà mở dây, rồi ra sau lái gay chèo mà chèo ngang qua sông. Khi ghe day mũi ra ngoài sông, Chúa tàu dòm thấy mặt người ấy chán chường rồi liền cúi đầu xuống, hai hàng nước mắt nhỏ giọt, ngó không được nữa. Trần Mừng thấy Kỉnh Chi ra thì lật đật bơi tam bản qua, có ý chỉ cho Chúa tàu coi.

Chúa tàu vào phòng trong nằm gác tay lên trán mà thở ra, một hồi rồi mới ngồi dậy đi ra trước mũi tàu mà ngó hai bên bờ. Lúc Chúa tàu ra thì Kỉnh Chi vừa chèo đò trở lại, mắt thì ngó hai chiếc tàu miệng thì nói chuyện với ba chị đi đò. Chúa tàu thấy Kỉnh Chi mặc một cái quần vắn bằng vải đen vừa chí đầu gối nên lòi hai ống chơn mốc thích, áo cũng vải đen mà đã cũ có vá hai ba miếng, còn đầu thì chôm bôm lại có bịt một cái khăn xéo bằng vải xanh. Chúa tàu đứng ngó hoài coi Kỉnh Chi chèo qua chèo lại đến bốn lần mới chịu trở vô phòng.

Ăn cơm rồi Chúa tàu mới dạy Trần Mừng soạn ra năm cây lụa tốt, hai cân trà ngon, hai cặp ngà thiệt xứng, lại lấy giấy đỏ gói hai chục nén bạc, rồi để trên mâm, biểu bạn bưng đi theo đặng có đi tết quan Tổng đốc. Chúa tàu với Trần Mừng vào dinh thì quan Tổng đốc tiếp rước rất hậu. Quan Tổng đốc tuổi chừng năm mươi lăm, râu đã bạc hoa râm, mời uống nước rồi hỏi Chúa tàu tính mua bán vật chi, thì Chúa tàu nói dối rằng mình muốn mua lúa chở về Quảng Đông mà bán.

Quan Tổng đốc nghe nói liền lắc đầu mà đáp rằng: “Chúa tàu đến tính mua lúa mà rủi quá, năm nay tỉnh An Giang mất mùa có lúa đâu mà mua, mà dầu dân có lúa chút đỉnh muốn bán đi nữa, tôi cũng không dám cho phép Chúa tàu mua, bởi vì hiện giờ đây nhà nghèo đã không có cơm mà ăn, phải dùng khoai dùng bắp mà đỡ dạm nếu tôi cho bán lúa thì vài tháng nữa chắc là dân trong tỉnh chết đói hết thảy. Hôm tháng trước tôi nghe dân nghèo nhiều làng đã đói rồi thì tôi sai sứ đệ sớ về kinh mà tâu cho Triều đình hay và xin phép khai kho mà chẩn bần. Dân nghe một ngày một đói, mà đợi sứ hoài không thấy về tôi lấy làm bối rối lắm, không biết liệu làm sao đây?”.

Chúa tàu nghe nói thì hỏi coi hiện giờ dân ở chỗ nào đói hơn hết. Quan Tổng đốc nói trong cả tỉnh chỗ nào cũng vậy, hễ nhà nghèo là đói, bởi vì lúa thì có, mà giá thì cao, nên dân nghèo không có tiền mà mua, thậm chí khoai bắp mà mua cũng không nổi mà ăn nữa. Chúa tàu lại hỏi nếu Triều đình không cho phép mở kho mà chẩn bần thì làm sao? Quan Tổng đốc ngồi lặng thinh một hồi rồi lắc đầu mà nói: “Không lẽ không cho phép”.

Chuyện vãn được một hồi, quan Tổng đốc thấy Chúa tàu với Trần Mừng muốn kiếu mà xuống tàu thì ngài ngó mâm lễ vật rồi nói rằng: “Chúa tàu đến đây buôn bán, vào dinh mà viếng tôi thì cũng đủ lễ rồi, không cần lễ vật chi. Vậy xin Chúa tàu dạy bạn nó bưng đồ ấy xuống tàu, thiệt tôi không dám lãnh đâu”.

Chúa tàu thấy quan Tổng đốc không thâu lễ vật thì trong lòng không an, nên theo năn nỉ hoài, mà năn nỉ thế nào ngài cũng không chịu nhậm, ngài lại nói rằng từ ngày ngài ra làm quan thì ngài nguyện giữ lòng thanh liêm chánh trực, chẳng hề thâu lễ vật chi của ai, không lẽ bây giờ ngài đổi cái lòng ấy mà nhậm lễ của Chúa tàu. Chúa tàu nài nỉ không được, túng thế xin nhậm một cây lụa với một cặp ngà, mà quan Tổng đốc cũng không chịu. Chừng Chúa tàu năn nỉ quá, cực chẳng đã ngài phải nhậm một gói trà mà thôi.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy - Page 3 I_icon13Wed 23 Jun 2021, 11:34

Chúa tàu Kim Quy


Chúa tàu lúc nói chuyện thì đã biết quan Tổng đốc là người nhơn đức, chừng thấy không nhậm lễ vật thì mới hay là một người thanh liêm, nên trong lòng cảm phục vô cùng, thầm nghĩ rằng: ông quan này thiệt là đáng kính, nếu khi trước mình gặp ông quan như vậy thì có đâu mà bị hại, mình oan ức tính đến đây lập thế xin minh oan, mà nay mình gặp ông này chắc là thành sự được. Song ổng không chịu nhậm lễ vật thì mình làm sao mà làm quen?

Chúa tàu vừa nghĩ đến đó thì hội ý nên day qua nói tiếng Quảng Đông với Trần Mừng biểu Trần Mừng kiếu rồi xuống tàu lấy đem lên cho mình hai trăm nén bạc. Trần Mừng kiếu ra đi, còn Chúa tàu thì cứ ngồi đó mà nói chuyện. Một lát Trần Mừng bưng bạc lên Chúa tàu mới đứng dậy mà thưa với quan Tổng đốc rằng mình là người giàu có lớn, mà được làm giàu ấy cũng là nhờ buôn bán với người An Nam. Nay đến đây quan Tổng đốc nhơn đức thanh liêm thì kính phục vô cùng, lại nghe nói dân nghèo đói rách thì động lòng chịu không nổi. Vậy nên xin dưng cho quan trên hai trăm nén bạc, để mua lúa rồi phát cho dân nghèo ăn đỡ lúc này chớ nếu chờ cho có lịnh cho phép khai kho mà chẩn bần thì sợ dân phải chết đói.

Quan Tổng đốc nghe nói thì chưng hửng, không dè người ngoại quốc mà có lòng thương dân trong xứ như vậy. Tuy ngài giữ tánh thanh liêm, mà người ta dưng bạc đặng mua lúa cứu dân chớ không phải cho ngài nên ngài không lẽ từ chối được, bởi vậy ngài tỏ lời cám ơn Chúa tàu, rồi cho mời quan Bố, quan Án đến nhà thuật chuyện Chúa tàu tử tế cho quan Bố, quan Án nghe và dạy lập tức tống trát cho tổng làng nói cho rõ rằng Chúa tàu Kim Qui có dưng hai trăm nén bạc để chẩn bần, dạy làng tổng nếu chỗ nào có dân đói thì phải làm khai đặng đến lãnh bạc về mua lúa phát cho dân ăn.

Lúc quan Tổng đốc bàn tính với quan Bố và quan Án, thì Chúa tàu ngồi liếc xem thấy quan Bố chưa có râu, mặt thỏn, môi mỏng, tuổi chừng bốn mươi; còn quan Án thì râu dài, da đen, môi dày, già chừng sáu mươi tuổi. Chúa tàu hỏi thì quan Tổng đốc nói trấn nhậm An Giang mới hai năm, quan Bố được bảy năm, còn quan Án mười một năm rồi. Chúa tàu thầm nghĩ hồi mình bị nạn ba ông này không có ông nào ở đây hết, còn hồi Trần Mừng gởi bạc cho Trần Tấn Thân thì có đủ quan Bố, quan Án nhậm tại đây. Chúa tàu chuyện vãn đến trưa rồi mới kiếu mà đi xuống tàu với Trần Mừng.

Hai người dắt nhau về tới bến đò thì thấy Kỉnh Chi đương ngồi dựa gốc da mà cơm ăn với con. Chúa tàu thấy vậy bèn bước lại đứng gần một bên mà xem cho tường tận: Kỉnh Chi mặt da đen nám, ngó thoáng qua thì biết người dầm mưa dang nắng, lao lực cực thân rất nhiều nên mới cùi đày như vậy, còn đứa con tuy áo quần cũng không lành, nhưng mà cặp con mắt sáng trưng, hai bàn tay dịu nhĩu, má bầu cằm lặm, coi giống hệt diện mạo Thị Xuân ngày xưa.

Chúa tàu với Trần Mừng tuy giả bộ đứng chờ tam bản vô rước, song thiệt lòng muốn coi cho rõ ràng. Khi hai người đứng đó thì nghe cha con Kỉnh Chi nói chuyện với nhau như vầy:

- Bữa nay con đem cơm trễ, cha có đói bụng không?

- Chưa đói cho mấy.

- Thầy mắc dạy con ráng nghe cho hết bài sách nên bữa nay con về trễ, lật đật vo gạo nấu cơm mà nấu cũng trễ.

- Hồi sớm mai con thuộc bài hay không?

-Thưa thuộc. Thầy nói mai sáng nghe qua Kinh thơ. Cha mua bộ Kinh thơ đó thầy khen chữ rõ ràng dữ.

- Ráng học nghe con.

- Ờ, cha, gạo còn có vài nồi nữa thì hết đa cha.

- Không hại chi đâu. Cha nài bà Lý được một giạ lúa rồi, để chiều cha gánh về rồi tối sẽ giọt mà ăn… Con ăn cơm rồi về coi nhà, xế sẽ đi học, ở ngoài nầy nắng quá.

Chúa tàu nghe tới đó thì tam bản đã vô tới, nên bước xuống tàu cho bạn bơi ra tàu; tam bản bơi dang ra xa rồi mà Chúa tàu cứ ngó cha con Kỉnh Chi hoài.

Trời nửa chiều, Chúa tàu với Trần Mừng đem lễ vật đến viếng quan Bố và quan Án, đến đâu cũng được tiếp rước rất hậu song vì bởi quan Tổng đốc hồi sớm mai không nhậm lễ, mà lại Chúa tàu đã có làm ơn đối với dân nên quan Án, quan Bố cũng không nhậm lễ vật.

Nhân dân sở tại hay sự Chúa tàu xuất hai trăm nén bạc mà chuẩn bần thì ai cũng đều ngợi khen kính mến, bởi vậy cho nên hễ Chúa tàu bước chơn lên bờ thì đàn ông, đàn bà, con nít nếu ở trong nhà thì núp cánh cửa mà coi, còn như gặp ở ngoài đường thì nép một bên mà ngó.

Chúa tàu viếng quan Bố, quan Án xong rồi, bèn biểu Trần Mừng dắt mình đến nhà Kỉnh Chi coi bề ăn ở làm sao. Từ chợ lên tới vàm kinh Vĩnh Tế thì nhà cửa ở đông, mà dọc theo bờ kinh thì cách xa xa mới có một cái, mà cái nào cũng túm húm, muốn chun vô cửa phải cúi đầu. Qua khỏi hai cái nhà rồi Trần Mừng lấy tay chỉ cái nhà nhỏ kế đó mà nói rằng đó là nhà của Kỉnh Chi.

Lúc ấy mặt trời đã chen lặn, Chúa tàu chơn đi thủng thẳng, mắt ngó bao đồng, thấy trước mặt hòn núi Sam đồ sộ xanh um, còn xa xa thì là dãy núi Thất Sơn, khói tỏa mây vần, trông ra phát ngậm ngùi tâm sự.

Chúa tàu đến trước nhà Kỉnh Chi rồi mới dừng chơn đứng ngó vô, nhà cất sụt vô bờ kinh chừng ba chục thước, có dọn một cái đường vô sạch bóng, hai bên đường trồng bông trang đỏ với bông nở ngày, trước sân có một đám huệ trắng, gió chiều phưởng phất mùi bay ngào ngạt, hai bên nhà trồng khoai lang, sau hè có mấy cây ổi trái sai oằn nhánh. Nhà sập cửa gài kín mít, có một con chó mực nằm dựa gốc ổi thấy Chúa tàu với Trần Mừng đi tới thì chạy ra sửa vang tai.

Chúa tàu đứng ngó một hồi, đương buồn bực ngao ngán, bỗng nghe sau lưng có tiếng người ta nói chuyện, lật đật day lại thấy Kỉnh Chi gánh một gánh lúa đi trước, còn đứa con thì tay ôm sách, chạy lút thút theo sau. Chúa tàu sợ Kỉnh Chi nghi, nên lần chơn đi tới, làm như tuồng thừa trời mát mẻ đi theo bờ kinh mà ngó nước trông non. Cha con Kỉnh Chi vào nhà nói chuyện với nhau nho nhỏ, ở ngoài nghe không rõ, duy một lát nghe thằng nhỏ cười lên một tiếng. Chúa tàu lúc về ngang qua nhà Kỉnh Chi thì có khói lên nghi ngút, đứa con ngồi dựa hè, tay vo gạo còn miệng bình sách om sòm.

Chúa tàu thấy Kỉnh Chi nghèo khổ thì chẳng xiết nỗi thương, bởi vậy cho nên khi xuống tàu ngồi ăn cơm thì chống đũa mà ngó ra cửa sổ hoài, ăn không biết ngon. Trần Mừng ăn cơm rồi qua bên tàu mình mà ngủ. Chúa tàu dặn Trần Mừng rạng ngày đưa cho Hai Cam ít nén bạc biểu nó mướn xuồng lén về thăm nhà coi mẹ già còn mạnh giỏi thể nào, rồi trở xuống mau mau đặng kéo neo đi xứ khác.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy - Page 3 I_icon13Thu 08 Jul 2021, 11:16

Chúa tàu Kim Quy


Đêm ấy Chúa tàu ngủ không được, cứ ngồi dậy nằm xuống, trong trí tính hoài, không biết làm thế nào đặng đền ơn cho Kỉnh Chi. Ban đầu muốn thừa dịp lúc ban đêm tỏ thiệt cho anh ta rồi hỏi anh ta như muốn đi theo thì bỏ nhà xuống tàu ở với mình, còn như không chịu thì cho anh ta vàng bạc rồi biểu anh ta trở về xứ cho an nhàn, khỏi khổ thân lao lực nữa. Tính như vậy coi đã phải rồi, song nghĩ lại mình còn một nỗi lo báo oán, bởi vì những kẻ thù của mình là kẻ độc ác, không lẽ mình đành để cho nó an hưởng phú quí vinh huê, nếu mình nói thiệt với Kỉnh Chi, sợ Kỉnh Chi dằn lòng không được rồi làm bể tiếng, đã báo thù không được mà lại còn có hại nữa.

Chúa tàu tính tới tính lui, nhớ tới đứa cháu càng thương đứt ruột. Trống trên thành đã trở canh tư mà Chúa tàu cũng chưa ngủ, cứ nằm trăn trở hoài. Chúa tàu bò ra phòng ngoài rót nước uống. Thu Thủy thấy Chúa tàu ra thì ngồi dậy mà nói rằng: “Thưa, nước nguội rồi. Chúa tàu muốn uống nước nóng để em đi nấu cho”.

Chúa tàu lắc đầu rồi rót nước nguội mà uống đỡ, lại hỏi Thu Thủy coi ngày nay có lên chợ mà đi chơi hay không. Thu Thủy nói: “Xứ lạ em không dám lên. Chúa tàu ngày nay lên hai lần như vậy chớ có gặp việc chi vui hay không?”. Chúa tàu tình cờ suy nghĩ không kịp nên vụt đáp rằng: “Tới đây đã chẳng có chi vui mà lại còn buồn thêm nhiều nữa”.

Thu Thủy liếc mắt ngó Chúa tàu thì thấy nước mắt rưng rưng muốn chảy. Thu Thủy bò lại ngồi xếp chè he và lạy và thưa rằng: “Thưa Chúa tàu, em mang ơn Chúa tàu tế độ, cải tử huờn sanh, mà lại còn chiếu cố làm ơn cho em no cơm ấm áo em chẳng biết làm sao mà đền bồi ơn ấy cho được. Đêm nay em xin tỏ thiệt, dầu Chúa tàu nổi giận, chém giết em thì em cũng cam lòng, chớ hễ em thấy Chúa tàu buồn thì em ăn ngủ không được. Thiệt em chẳng dám tọc mạch đèo bồng hỏi thăm đến việc riêng của Chúa tàu, song em xin Chúa tàu một điều này là Chúa tàu nghĩ coi phận em đây có thể chi mà giúp cho Chúa tàu bớt buồn được hay không, ví như em có thể giúp được, thì dầu tan xương nát thịt em cũng vui lòng chẳng hề chi mà Chúa tàu ngại”.

Chúa tàu nghe nói mấy lời, bề ngoài thì là trung hậu mà bề trong nghĩ rất thâm tình, bởi vậy cho nên ngồi ngơ ngẩn rối loạn tâm thần, rồi giọt lụy tràn trề ngừng không đặng. Chúa tàu ngồi khóc; Thu Thủy thấy vậy cũng khóc theo. Khóc một hồi rồi Chúa tàu lau nước mắt nói tiếng An Nam với Thu Thủy rằng:

- Chẳng giấu chi cô em, có một người khi trước đã có thi ơn cho tôi trọng lắm. Người ấy nay nghèo khổ, còn tôi giàu có mà tôi không biết làm sao để đền ơn, nên tôi buồn bởi vậy, tôi không muốn chường mặt cho người ấy biết tôi. Vậy nếu cô thiệt có lòng thương tôi thì có lẽ tôi trả cái ơn ấy xong được.

- Dạ, nếu em có thể trả ơn giùm Chúa tàu được thì em xin vưng. Bây giờ em phải làm sao?

- Tôi nghĩ có một kế này thì hơn hết; nếu cô em ưng người ấy làm chồng, thì tôi giao vàng bạc cho cô đem về mà nuôi chồng, làm giàu cho chồng, đặng cho chồng khỏi cực khổ nữa, có kế ấy thì tôi bớt buồn mà thôi.

- Dạ, em chịu.

- Tôi xin nói trước cho cô biết rằng người ấy trộng tuổi rồi, mà lại xấu xa bần hàn lắm.

- Em đã nguyện dầu nát thân em mà Chúa tàu vui lòng được, em cũng làm; em đã nói như vậy, Chúa tàu còn ngại chi nữa.

- Nếu cô có lòng tốt quyết thay mặt mà đền ơn đáp ngãi cho tôi, vậy thôi để mai tôi chỉ người ấy cho cô coi.

- Thưa, Chúa tàu chẳng cần chi phải chỉ, Chúa tàu dạy em ưng thằng cùi đứa đui em cũng chịu, chẳng luận là ai.

- Người ấy chèo đò đưa ngang sông trước mũi tàu đây để mai rồi cho cô coi.

- Em đã nói như vậy, còn coi làm chi.

- Vậy thôi cô đi nghỉ đi, để thủng thẳng rồi tôi sẽ tính.

Chúa tàu trở vô phòng, bên tai hãy còn văng vẳng nghe mấy lời trung hậu của Thu Thủy hoài. Tuy kế đền ơn thật là hay, song lòng luống những bồi hồi, buồn thì thiệt bớt buồn, mà vui cũng chưa vui được.

Rạng ngày sau, Kỉnh Chi ra chèo đò, Chúa tàu dòm thấy liền kêu mà chỉ cho Thu Thủy coi. Thu Thủy nhứt định không chịu coi, mà vì Chúa tàu ép quá, biểu phải coi cho biết mặt, nên cực chẳng đã Thu Thủy phải lại cửa sổ mà dòm.

Tàu đậu tại An Giang mấy bữa, bữa nào cũng ngồi mà nhắm Kỉnh Chi. Có khi lên chợ chơi, chừng trở xuống tàu không cho bạn bơi tam bản mà rước, lại biểu Kỉnh Chi chèo đò mà đưa ra tàu rồi cho tiền, khi thì một quan, khi thì hai quan. Kỉnh Chi thấy nhiều không dám lấy, Chúa tàu ép hoài, túng thế phải lấy. Kỉnh Chi thấy Chúa tàu thì hay ngó, nhưng ngó thì ngó chớ không nghi chi hết; lại nghe nói Chúa tàu là người quảng đại, đã xuất ra hai trăm nén bạc mà cứu dân cơ cẩn, nên Chúa tàu đi đò cho một hai quan tiền nghĩ chẳng lạ gì.

Hai Cam về nhà mấy bữa rồi trở xuống tàu. Chúa tàu hỏi thăm mẹ mình mạnh giỏi thế nào, thì nói mẹ đã chết hơn một năm nay, nhà cửa bỏ hoang hư sập hết. Chúa tàu nghe nói trong bụng thương thầm, tiếc vì khi hoạn nạn nhờ mấy bữa cơm, nay giàu có mà không đền ơn đáp nghĩa được.

Chúa tàu có hỏi Sáu Quít như muốn về thăm nhà thì về, Sáu Quít nói rằng mình không còn mẹ cha mà cũng không có nhà cửa vợ con chi hết, nên về chẳng ích gì. Đã vậy mà cô bác đều ở tại Tân Châu, nếu về đó mà thăm thì chắc không khỏi Trần Tấn Thân làm hại nên không dám về.

Tàu đậu tại An Giang trót mười ngày, Chúa tàu dạy Trần Mừng kiếm lụa mua được ít chục cây rồi mới lên từ tạ các quan mà kéo neo. Hai chiếc tàu xuống tới Long Hồ, Chúa tàu dạy neo tại đó, rồi biểu Trần Mừng kiếm mua một chiếc ghe cui ba chèo và mua hàng lụa thêm ít chục cây nữa.

Ghe mua xong rồi, tối lại Chúa tàu mới kêu Trần Mừng và Thu Thủy vào phòng mà tỏ rằng ý mình muốn gả Thu Thủy cho Kỉnh Chi và cấp vàng bạc cho nhiều đặng Thu Thủy nuôi Kỉnh Chi mà đền bồi ơn trọng khi trước. Song nếu ở An Giang thì không biết phải làm sao mà gả cho được, bởi vậy cho nên phải xuống đây mua một chiếc ghe ba chèo, biểu Hai Cam, Sáu Quít và mướn thêm một tên bạn An Nam nữa chèo mà đưa Thu Thủy trở lên An Giang, giả dạng gái mồ côi đi bán hàng, lập thế làm quen rồi lần lần kết nghĩa vợ chồng, dường ấy mới gạt Kỉnh Chi được. Vả bạn thì lạ, đường thì xa, Thu Thủy là phận gái, mà vàng bạc đem theo cũng nhiều bởi vậy Trần Mừng phải thay áo đổi quần rách rưới rồi đi theo mà giữ gìn mới được.

Chúa tàu nói rồi liền biểu Trần Mừng đếm đưa cho Thu Thủy một trăm nén vàng, hai trăm nén bạc, và biểu đem hết mấy chục cây lụa mua trên An Giang và mới mua tại đây qua chiếc ghe mới, rồi sáng bữa sau, Trần Mừng, Thu Thủy mới sang ghe nhỏ cho Hai Cam, Sáu Quít và tên bạn mới mướn đò chèo lên An Giang. Lúc gần lui ghe, Thu Thủy bước vào phòng lạy Chúa tàu mà đi, thì giọt lụy dầm dề, không nói được lời chi hết. Chúa tàu thấy vậy cũng tủi lòng, song gượng làm tỉnh mà dạy Thu Thủy phải thay áo quần theo An Nam, hễ lấy chồng rồi dầu có gặp mình thì phải làm lơ như kẻ lạ và cũng dạy Trần Mừng, Cam , Quít phải cẩn thận đừng để cho Kỉnh Chi nghi.

Khi Thu Thủy bước qua ghe nhỏ mà đi, Chúa tàu nói rằng: “Xin cô ráng hết lòng trả nghĩa thế cho tôi, cái ơn của cô dầu ngàn ngày tôi cũng chẳng hề dám quên dám lạt”. Thu Thủy cúi đầu lặng thinh một hồi rồi mới đáp rằng: “Xin Chúa tàu yên tâm, em nguyện nếu em không trả nghĩa giùm được cho Chúa tàu thì em chẳng hề dám thấy mặt Chúa tàu nữa”.

Chúa tàu lại kêu với Trần Mừng mà nói rằng trong ít ngày nữa mình sẽ đem tàu lên sau, rồi đứng ngó cho đến chừng chiếc ghe chèo đã đi xa, không còn thấy dáng nữa nên mới chịu trở vào phòng.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy - Page 3 I_icon13Sat 10 Jul 2021, 08:49

Chúa tàu Kim Quy


Chương III

Lối nửa canh một, trời mưa tạnh rồi bóng trăng vằng vặc, gió tây thổi lao rao, ghe Thu Thủy lên tới chợ An Giang thì phố phường đều ngủ hết, duy có một vài nhà còn đốt đèn leo lét, chỗ nói thơ inh ỏi, chỗ may vá im lìm. Trần Mừng bàn tính với Thu Thủy rồi biểu bạn chèo thẳng vào kinh Vĩnh Tế, nhắm lối gần nhà Kỉnh Chi mới cặm sào đậu mà ngủ. Rạng ngày Trần Mừng gói hàng lụa làm hai gói rồi biểu Sáu Quít gánh đi với mình lên chợ kiếm mối hàng mà bán.

Chiều lại lối mặt trời gần chen lặn, Thu Thủy mới kéo ghe vô sát mé bờ kinh rồi leo lên bờ đi qua đi lại mà hòng mát. Đương thơ thẩn trên bờ kinh, gió thổi tóc phất phơ dựa hai bên gò má chẳng khác nào mây bay vương mặt trăng, thình lình gặp cha con Kỉnh Chi dắt nhau đi về. Thu Thủy đứng nép tránh bên đường, Kỉnh Chi nép đi qua, không biết vì hổ thẹn phận hèn, hay là ý khinh khi má phấn, song đi qua thì đi, chớ chẳng hề ghé mắt ngó Thu Thủy.

Thu Thủy day mặt xuống ghe dặn Hai Cam coi nấu cơm đặng cho hai người đi bán hàng chừng họ về có sẵn cho họ ăn, rồi lần lần đi tới, ngang nhà Kỉnh Chi đứng nhắm một hồi rồi trở lại. Chiều bữa sau, Kỉnh Chi đi về gần tới nhà cũng thấy Thu Thủy nữa, song bữa nay ngồi trên mui ghe, chớ không phải đứng dựa đường như bữa trước.

Kỉnh Chi thấy vậy thì hay vậy, trong bụng tưởng ghe thương hồ họ đậu mà mua bán chi đó, nên không để ý đến.

Tối lại cơm nước xong rồi, Kỉnh Chi đương ngồi dạy con học, thắp đèn leo lét, cửa lá chống sùm sụp, thình lình con chó mực đương nằm khoanh dưới ván vùng chạy ra cửa đứng sủa vang rân, Kỉnh Chi ngước mặt ra thì thấy hai người muốn vô nhà, song bị chó sủa nên còn đứng khựng lại đó, không dám bước vô. Kỉnh Chi la chó rồi chống hoác cửa lên thì ở ngoài bước vô một nàng con gái là người mình đã gặp hai lần lối gần nhà đó, và một chú đàn ông, là Hai Cam đi theo Thu Thủy.

Kỉnh Chi chẳng biết có việc chi mà khách lạ đến đêm hôm như vậy, nên trong lòng ái ngại, song cũng lật đật quét ván mời ngồi. Thu Thủy ngồi tại ván, còn Hai Cam đứng xớ rớ không biết chỗ nào mà ngồi, thấy dựa vách có úp một cái cối giã gạo, bèn đặt đít mà ngồi đỡ. Thu Thủy ngó quanh quất trong nhà thì nhà tuy sạch sẽ, song không có ngựa ván chi cho lắm, chính giữa có một cái gường thờ, ngoài có một cái ghế mà không có bình phong, lục bình chi lắm, chỉ có một cái quả tử với một cái lư hương mà thôi. Trước gường thờ thì có bộ ván là chỗ Thu Thủy ngồi đó, bên mặt thì để một cái cối giã gạo với một cái chày, bên trái thì có hai bó lá buôn với hai ba cây cần câu trúc. Từ gường thờ sắp vô bị vách ngăn nên không biết phía trong có vật chi nữa.

Thu Thủy ngồi nhắm nhía, Kỉnh Chi đứng bợ ngợ cứ cầm chổi quét ván hoài, còn con của Kỉnh Chi thấy có khách nên cầm sách chạy lại đứng dựa gường thờ mà ngó. Thếp đèn để chính giữa ván, tim đã lụn, Thu Thủy thấy vậy bèn lấy tay kéo tim ra cho tỏ, rồi mới ngó Kỉnh Chi mà nói rằng: “Thưa anh, em là người ở xứ xa đến đây buôn bán. Dưới ghe chật hẹp mưa nắng cực khổ lắm em chịu không được, em đậu ghe hai bữa rày trước nhà đây, em thấy nhà anh rộng rãi, mà ban ngày anh sập cửa bỏ đó không ai gìn giữ. Vậy em lên đây thưa với anh cho em ở đậu ít ngày, không biết anh liệu có được hay không?”.

Kỉnh Chi nghe nói chưng hửng, không biết trả lời làm sao, nên đứng bợ ngợ một hồi rồi mới đáp rằng: “Thưa cô, người ta nói rậm người hơn rậm cỏ, ăn thì nhiều chớ ở hết bao nhiêu. Thiệt tôi chẳng phải hẹp bụng với cô, song nghĩ khó quá”.

Thu Thủy ngó thằng con Kỉnh Chi, miệng chúm chím cười rồi liếc Kỉnh Chi mà hỏi rằng: “Thằng cháu đây phải là con của anh chăng?”. Kỉnh Chi cũng ngó con rồi gật đầu: “Thưa phải”. Thu Thủy giơ tay ngoắt thằng nhỏ, còn miệng thì nói: “Cháu, lại cô biểu chút coi nào”.

Thằng con Kỉnh Chi mắt ngó cha, còn chơn thì đi lần lại gần. Thu Thủy với nắm tay kéo riết lại, rồi rờ đầu, rờ vai mà nói rằng: “Thằng nhỏ mặt mày sáng láng, dễ thương quá!” Kỉnh Chi đem cây chổi dựng dựa vách rồi lại đứng dựa cột cái vấn thuốc mà hút. Thu Thủy rờ rẫm thằng nhỏ một hồi rồi ngó Kỉnh Chi mà nói rằng: “Em xin ở đậu anh nói khó, em coi có khó chi đâu. Nếu anh cho em ở thì em coi nhà coi cửa giùm cho, cơm nước em biểu bạn họ nấu giùm cho cũng được, hay là anh muốn ăn tiền bao nhiêu em cũng trả cho”.

Kỉnh Chi đi lần lại đứng dựa đầu ván bên kia rồi vói tay vô thếp đèn và đốt thuốc và đáp rằng: “Không phải tôi muốn ăn tiền cô nên tôi kiếm chuyện mà nói dục dặc. Tôi nói khó là vì nhà tôi nghèo hèn, trống trước rách sau, còn cô là người giàu có, cô ở tôi sợ không xứng đáng chớ!”.

- Không hại gì, ở dưới ghe cực quá, nếu em được ở đây em mừng lắm. Xin anh đừng ngại, em ở đỡ đặng mua bán, hoặc đôi ba tháng hoặc năm bảy tháng rồi em đi, không có sao đâu mà sợ.

- Thưa cô, không biết cô ở đâu lại đây mua bán vậy?

- Thưa, em ở dưới Long Hồ.

- Cô ở Long Hồ sao nói tiếng nghe giống tiếng người đàng ngoài quá?

- Ờ phải, cha mẹ em là người Bình Định, vào Long Hồ ở buôn bán gần mười năm nay. Hồi năm kia cha mẹ em khuất, em buồn không muốn trở về xứ, nên mới sắm ghe bạn mua hàng hóa đi buôn bán dạo.

- Thuở nay cô đã đến xứ nầy lần nào chưa?

- Thưa chưa, mấy năm nay em thường đi phía Định Tường, năm nay lên đây buôn bán thử coi có khá hay không chớ miệt dưới không được khá cho lắm.

- Cô buôn bán vật chi?

- Thưa, không chừng, em đến đây em coi thứ hàng nào bán có lời thì em mua sỉ rồi cho bạn gánh vô trong xóm làng mà bán.

- Dưới ghe cô, bạn được mấy người?

- Thưa bốn người.

- Không bề gì. Cô muốn ở thì ở. Mà tôi xin tỏ thật với cô, nhà tôi thì nghèo nên không được chắc chắn, vậy cô có ở thì bạc tiền hàng hóa cô phải biểu bạn họ canh giữ, chớ tôi ở chỗ nầy vắng vẻ mà lại óp, nên tôi sợ trộm đạo nó khuấy rối lắm.

- Xin anh đừng lo, không hệ gì đâu … Thôi, anh nói vậy để sáng rồi em sẽ biểu bạn dọn đồ đạc chút đỉnh lên nhà em ở.

- Cha chả! Mà nhà tôi không có gường chõng chi hết, không biết …

Kỉnh Chi nói chưa dứt lời thì Thu Thủy liền chận mà nói rằng: “Anh đừng lo, để em liệu cho”. Thu Thủy nói mấy lời đứng dậy kiếu Kỉnh Chi mà đi xuống ghe. Trước khi bước ra cửa lại rờ đầu thằng con Kỉnh Chi rồi hỏi rằng: “Cháu tên chi?”. Thằng nhỏ đáp: “Thưa, tên Phục”. Thu Thủy lại hỏi: “Cô ở đây cháu chịu hay không?”. Thằng nhỏ dụ dự không biết sao mà trả lời, Thu Thủy liền nói tiếp rằng: “Có cô nấu cơm và vá áo giùm cho cháu biết hôn?”. Thu Thủy ngó Kỉnh Chi chúm chím cười rồi đi xuống ghe.

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy - Page 3 I_icon13Tue 13 Jul 2021, 09:22

Chúa tàu Kim Quy


Trời rựng sáng, Kỉnh Chi vừa thức dậy chống cửa thì Thu Thủy với Hai Cam, Sáu Quít ở ngoài đã bước vô. Thu Thủy nhắm trong nhà một hồi, rồi chừng cha con Kỉnh Chi dắt nhau ra đi, mới đưa tiền cho Hai Cam, Sáu Quít và biểu đi ra chợ kiếm mua đỡ một bộ ván dầu với một đôi chiếu.

Thu Thủy ở nhà một mình mới bắt đầu từ trước đi ra sau xem chỗ ăn ở của Kỉnh Chi cho tường tận, thấy trong buồng chẳng có vật chi lạ hết, chỉ có một cái chõng trên trải một manh chiếu trắng cũ với hai cái gối rơm rách mà thôi. Dựa vách thấy giắt áo quần; Thu Thủy lấy ra coi thì là một cái áo vải đen rách cánh chỏ, một cái quần vắn cũng bằng vải nhuộm màu dà của Kỉnh Chi với một cái áo, một cái quần của thằng Phục. Dưới bếp tuy quét tước vén khéo, có hai bộ ông táo, song đồ đạc thì chỉ có một cái nồi đất còn mới, một cái ơ đất đã mẻ miệng, hai cái chén, ba cái dĩa với hai đôi đũa tre mà thôi. Dựa chưn vách có để vài cái ghè, giở ra coi thì là gạo trắng. Phía sau hè có chất một đống chà để làm củi chụm.

Thu Thủy coi hết trong ngoài rồi mới ra mé kinh kêu Trần Mừng lên dặn rằng tiền bạc hàng hóa thì Trần Mừng để dưới ghe mà giữ, còn áo quần mền gối của mình thì xin biểu tên Cường là tên bạn mới mướn dưới Long Hồ đó đem giùm lên nhà. Thu Thủy lại biểu hễ có Kỉnh Chi ở nhà thì Trần Mừng với Cam , Quít đừng có lên nhà, vì sợ anh ta biết mặt mà lậu sự.

Cơm nấu vừa chín thì thằng Phục đi học về, cất sách lật đật chạy xuống bếp tính nấu cơm đặng có xách ra bến đò cha con ăn với nhau. Thu Thủy cản không cho nấu, lại dắt xuống ghe ăn cơm với mình, rồi lấy quảu nhỏ lót lá chuối mà đựng cơm và lấy tộ múc một khúc cá kho, biểu thằng Phục đem ra cho Kỉnh Chi ăn.

Cam với Quít mua được ván đem ghe ra chở về dọn chỗ phía trước, lót tử tế để cho Thu Thủy nằm. Thu Thủy lại dạy đi mua thêm chén bát, mua gạo, cá, muối, nước mắm đem về để trên nhà đủ hết. Chiều lại nấu cơm kho cá xong rồi mới lấy đồ ra may, có ý chờ cha con Kỉnh Chi về sẽ mời ăn cơm chung với mình đặng khỏi mất công nấu nữa.

Cha con Kỉnh Chi về, Thu Thủy lật đật dọn cơm rồi mời ăn, Kỉnh Chi ké né hoài, Thu Thủy mời quá, khó mà chối từ được nên cực chẳng đã phải ngồi mà ăn với Thu Thủy. Thu Thủy một hai cũng biểu Kỉnh Chi để mình lo cơm nước cho, bởi vì ơn cho ở đậu là ơn trọng, nên phải lo cơm nước mà đền bồi ơn ấy. Kỉnh Chi cực chẳng đã phải nghe lời, song biểu Thu Thủy lấy gạo của mình mà nấu.

Tối lại Kỉnh Chi dạy con học, còn Thu Thủy thì đốt đèn ngồi may, đến gần hết canh một, mạnh ai nấy đi ngủ, chớ không chuyện vãn chi hết.

Từ ấy về sau, bữa nào Thu Thủy cũng đều lo cơm nước cho Kỉnh Chi luôn luôn, lại tỏ ý thương thằng Phục lắm, bởi vậy cho nên coi bộ nó cũng quyến luyến. Có bữa Thu Thủy ở nhà lấy áo quần của Kỉnh Chi coi chỗ nào rách thì vá giùm, lại mua vải may cho thằng Phục. Kỉnh Chi thấy vậy cảm đức vô cùng, còn thằng Phục lại càng thêm trìu mến hơn nữa.

Trần Mừng với ba tên bạn đều ở dưới ghe hết, khi nào Thu Thủy có kêu sai việc chi thì mới lên nhà mà thôi.

Ở được năm bảy bữa, thủng thẳng quen lần lần, ban đêm hễ Kỉnh Chi dạy thằng Phục học xong rồi thì Thu Thủy làm bộ mượn Kỉnh Chi biên sổ, biên bữa nào mua bán hàng thứ nào, giá tiền bao nhiêu.

Thu Thủy ở đậu được nửa tháng, bữa nọ cha con Kỉnh Chi đi ngủ mà Thu Thủy cứ ngồi may hoài. Gần nửa canh hai thình lình trời nổi dông, Kỉnh Chi sợ củi để ngoài sau hè mưa ướt hết nên chồm dậy mở cửa chạy ra ôm củi mà bỏ sau bếp đặng sáng mai có củi khô mà chụm. Thu Thủy thừa dịp ấy mới kiếm chuyện mà nói với Kỉnh Chi. Thu Thủy thì ngồi bên bộ ván dài mới mua đó, còn Kỉnh Chi thì ngồi bên bộ ván giữa, ban đầu hai người còn nói chuyện dông dài, Thu Thủy hỏi thăm sự mất mùa đói khát, Kỉnh Chi hỏi thăm coi buôn bán lời lỗ, lần lần Thu Thủy mới hỏi phăng đến việc nhà. Kỉnh Chi thấy Thu Thủy là một người con gái biết điều, thấy mình khó để ý thương yêu, nên chẳng có lòng nghi ngại chút nào, mới đem hết việc riêng của mình mà tỏ cho Thu Thủy nghe.

Thu Thủy nghe hết đầu đuôi câu chuyện thì trong lòng có ý nghi Chúa tàu là anh vợ Kỉnh Chi, song nghi thì nghi chớ không tỏ cho Kỉnh Chi biết; mà lại nghe Thủ Nghĩa người ngay mắc nạn và nghe Kỉnh Chi ở trọn nghĩa với anh em thì mủi lòng nên ứa nước mắt rồi nói với Kỉnh Chi rằng: “Nếu vậy thì anh vì thương bà con bên vợ mà phải tán gia bại sản, rồi thân mới ra cực khổ thế này đây. Chị chết đã lâu rồi sao anh không kiếm nơi chấp mối đặng đỡ tay chơn?”.

Kỉnh Chi nghe hỏi ngồi thở ra rồi đáp rằng: “Nghèo gần chết, cưới vợ nữa mà làm gì! Mà dầu muốn cưới, bạc tiền đâu mà cưới. Tôi tính thà ở vậy nuôi con, no đói hẩm hút với nhau, miễn thằng nhỏ ăn học được thì thôi, tôi không tính cưới vợ làm chi nữa”.

Thu Thủy lặng thinh ngồi may không nói chi hết, Kỉnh Chi liếc xem Thu Thủy mặt mày đẹp đẽ chẳng khác chi con nhà quan, không hiểu vì cớ nào tuổi chừng ấy, dung nhan dường ấy mà lại đi buôn một mình, nên ngẫm nghĩ một hồi rồi hỏi Thu Thủy rằng: “Cô có chồng hay chưa mà đi buôn một mình như vậy?”.

Thu Thủy nghe hỏi ngước mặt lên chúm chím cười và nói rằng: “Thưa, chưa”. Kỉnh Chi nghe trả lời như vậy thì trong bụng mắc cỡ thầm, bởi vì người ta mới hỏi mình “sao không cưới vợ”, mình liền hỏi lại “vậy chớ cô có chồng hay chưa” thế thì dầu mình hỏi là hỏi thiệt mà biết người ta có nghi cho mình có bụng quấy hay không, nghĩ như vậy nên day mặt chỗ khác.

Có lẽ Thu Thủy biết Kỉnh Chi hỏi vô ý rồi mắc cỡ hay sao, nên liền tiếp mà nói chuyện mình cho Kỉnh Chi nghe đặng có giã lã. Mà thuật chuyện, Thu Thủy không thuật chuyện thiệt như thuật cho Chúa tàu nghe hồi tàu gần đến Rạch Giá, đã vậy, lại đặt chuyện nói rằng: “Cha mẹ mình gốc ngoài Bình Định, khi mình được chín tuổi, cha mẹ mình vào Long Hồ ở buôn bán. Cách ít năm trước cha mẹ khuất hết, còn có một mình, muốn về xứ mà bây giờ về ngoải bà con cũng chẳng còn ai, muốn lấy chồng mà coi chỗ giàu họ hay kiêu căng, chỗ nghèo họ hay quên nhơn nghĩa, nên không chịu xuất giá, mới sắm ghe mướn bạn đi buôn chơi”. Thu Thủy tuy nói dối mà cách nói thật thà, bởi vậy cho nên Kỉnh Chi chẳng chút nào nghi hết.

Thu Thủy ở đậu gần đầy một tháng, càng ngày càng quen lần lần. Bữa nọ Thu Thủy biểu Kỉnh Chi đừng có đi chèo đò mướn nữa, bởi vì chèo đò một tháng có một quan tiền, nếu chịu biên sổ và đi mua hàng giùm thì mỗi tháng cô trả tiền công cho hai quan, mà cơm nước hai cha con ăn cô chịu bao hết nữa. Kỉnh Chi thấy lòng rộng rãi cũng muốn thôi chèo đò, song nghĩ thầm rằng mình chèo đò đã tám chín năm rồi, tuy ăn ít tiền song cũng no ấm được. Nay theo làm công với cô này tuy ăn nhiều tiền hơn mà biết có đời hay không, thoảng như một ít tháng cô đi xứ khác, nghề chèo đò mình đã mất rồi, biết làm việc chi mà nuôi miệng. Nghĩ thầm như vậy nên không chịu, song không dám tỏ cho Thu Thủy biết.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Chúa tàu Kim Quy - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy - Page 3 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Chúa tàu Kim Quy
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 3 trong tổng số 4 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện Sưu tầm :: Tiểu thuyết :: Hồ Biểu Chánh-