Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Yesterday at 20:28

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 10:41

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Yesterday at 10:27

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Yesterday at 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Sat 16 Mar 2024, 10:05

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:09

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:07

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Thu 14 Mar 2024, 09:55

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

LỀU THƠ NHẠC by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:39

MỪNG NGÀY 08.03 by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:21

Chỉn by Trà Mi Sat 09 Mar 2024, 12:30

Lỗi 404 by mytutru Fri 08 Mar 2024, 11:09

Thể Tánh Muôn Loài by mytutru Tue 05 Mar 2024, 23:44

5-8-8-8 by Tinh Hoa Tue 05 Mar 2024, 03:32

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 04 Mar 2024, 13:37

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sat 02 Mar 2024, 12:09

Hoa Sen Ao Sen by mytutru Sat 02 Mar 2024, 08:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Chúa tàu Kim Quy

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4  Next
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy Empty
Bài gửiTiêu đề: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy I_icon13Fri 07 May 2021, 06:38

Chúa tàu Kim Quy



Lời tựa

Bối cảnh của câu chuyện được xây dựng dưới thời Minh Mạng.

Em gái Lê Thủ Nghĩa bị Trần Tấn Thân xâm phạm tiết hạnh, nên Thủ Nghĩa đánh Tấn Thân gãy tay. Ðể trả thù Tấn Thân đút tiền cho quan huyện vu cáo Nghĩa theo đạo Thiên Chúa, nên chàng bị án chung thân. Trong khám chàng kết thân với một người Khách trú và học nói tiếng Quảng Ðông. Trước khi chết người Khách trú tỏ thật cho chàng biết, ông ta là cháu bốn đời của Mạc Cửu. Cha của ông có giấu nhiều vàng bạc tại đảo Kim Quy, một hòn đảo nhỏ ở phía nam đảo Phú Quốc. Nhân khám bị hỏa hoạn Thủ Nghĩa thừa lúc lộn xộn trốn thoát trở về quê nhà thì được biết cha mẹ và em gái đã chết. Chàng tìm được kho tàng, giả làm khách Quảng Ðông mua tàu đi buôn và trở thành chúa tàu Kim Quy.

Chúa tàu Kim Quy tìm cách đền ơn em rể là Kỉnh Chi đã phải chịu điêu đứng vì lo lắng cho cha mẹ và em gái chàng, chàng tố cáo tội ác của Tấn Thân...

Phần 1

Chương I

Ngày 14 tháng giêng, mặt trời vừa lặn về hướng Tây thì hướng Đông mặt trăng đã ló mọc. Ở chung quanh chợ Tân Châu, nhà nào cũng sửa soạn đốt đèn sập cửa, người lo ôm củi vào bếp, kẻ lo đuổi gà vào chuồng, đầu này inh ỏi giọng mẹ hát ru con, đầu nọ ngâm nga tiếng học trò đọc sách. Ngoài đường thì im lìm vắng vẻ, duy có tiếng cúc kêu với bóng trăng tỏ mà thôi.

Nhà Lê Thủ Thành thuở nay hễ tối thì sập cửa nhưng mà ngày ấy trong nhà đã đốt đèn rồi, song cửa cái chưa sập, mà cửa sau cũng chưa gài. Thủ Thành lại ngồi chồm hổm dựa cửa mà dòm ra ngoài đường một hồi rồi trở vào đi lại giường giở mùng mà hỏi vợ rằng: “Bớt mệt hay không má nó!”. Người vợ nhướng mắt ngó chồng rồi gật đầu mà đáp rằng: “Bớt. Con Xuân đi hốt thuốc đã về hay chưa?”. Thủ Thành bỏ mùng xuống rồi nói rằng: “Chưa về. Thứ đây vô xóm Cây Xoài mà con nó đi làm sao từ hồi nửa chiều đến bây giờ mà chưa thấy tăm dạng gì hết vậy không biết. Còn thằng Nghĩa, hồi mặt trời gần lặn tôi biểu đi ngừa em nó, mà sao nó cũng mất biệt. Chắc là ông Tú đi khỏi, con Xuân nó ở nó chờ rồi tối nó không dám về chớ gì. Hồi nãy tôi có dặn thằng Nghĩa vô lối cây “táo một” đó mà ngừa, không biết nó chờ không được, nó có đi thẳng vô nhà ông Tú hay không”.

Thủ Thành nói mấy lời rồi đi lại bộ ván giữa ngồi hút thuốc và ngó chừng mà xăn văn xéo véo, nên ngồi cũng không yên. Trông đợi hai đứa con đã mòn chí, túng thế ông ngồi khoanh tay trên ván mà chờ, không thèm dòm nữa.

Ngoài đường thì vắng teo, không thấy ai đi qua đi lại, còn trong nhà thì cũng lặng lẽ; vợ nằm không cục cựa, chắc đã ngủ rồi. Thủ Thành ngồi nghĩ đến việc nhà. Năm nay là năm Minh Mạng thập thất, nhằm năm Bính Thân, mình tuổi mới 63, còn vợ mới 61, mà mình không được mạnh giỏi cho lắm, còn vợ lại mang bịnh ho. Vợ chồng sanh có hai đứa con: thằng Lê Thủ Nghĩa năm nay nó đã được 21 tuổi rồi, nó là đứa ham học, mà ngặt nhà nghèo, còn cha mẹ thì bịnh hoạn, nên nó phải bỏ học nửa chừng để lo cày cuốc mà nuôi mẹ cha. Coi bộ nó phải lòng con Chuyên mà tính cậy mai đi nói thì nó không chịu, cứ nói nhà nghèo nếu đi cưới vợ lại càng thêm tốn hao. Còn đứa con gái là con Xuân, năm nay nó mới 19 tuổi, mà chồng đã đi nói rồi, tính để 20 tuổi sẽ cho cưới, mà bên chồng nó cứ theo nài hoài, xin cưới cho sớm.

Thủ Thành ngồi suy nghĩ tới đó, bỗng thấy ngoài đường có dạng người đi, liền chạy ra cửa mà ngó, thì thiệt quả hai đứa con về, Thị Xuân đi trước, đầu cổ chồm bồm, nước mắt nước mũi chàm ngoàm, còn Thủ Nghĩa đi sau, tay mặt cầm hèo, tay trái xách thang thuốc, mặt mày coi cũng khác sắc.

Thủ Thành thấy hai con về khuya mà khí sắc khác thường thì trong lòng lo sợ, liền hỏi rằng: “Có việc gì hay sao mà bây về khuya dữ vậy?”

Thị Xuân nghe cha hỏi, vừa muốn níu cha mà khóc, kế Thủ Nghĩa bước tới cản ngang, biểu em vô buồng mà nghỉ, rồi day lại hỏi cha vậy chớ mẹ có bớt chút nào không. Thủ Thành nói: “Từ hồi tối đến bây giờ không có ho nữa, nên mới nghỉ đặng một lát đó đa”. Thủ Nghĩa liếc cha rồi đi thẳng xuống nhà sau. Thủ Thành hội ý đi theo, còn Thị Xuân giở mùng thăm chừng mẹ rồi đi thẳng vô buồng.

Thủ Thành xuống nhà sau ngồi khoanh tay trên ván ngó chừng Thủ Nghĩa, còn Thủ Nghĩa súc siêu, bỏ thang thuốc vô, đặt lên bếp rồi ngồi gần cha mà tỏ rằng mình đi ngừa em vô khỏi hàng gáo, ngó ra thấy có dạng người đi tưởng là em về nên ngồi đó mà chờ. Ngồi chẳng bao lâu, lại nghe có tiếng la làng, lật đật xách hèo mà chạy. Ngó trước mặt không thấy ai đi hết, chạy tới cây “táo một” nghe trong giữa đám dâu của bà Liễu có tiếng người rên khóc nhỏ nhỏ mới xốc riếc vô, thì gặp Trần Tấn Thân đương hãm hiếp em mình, giận mới vác hèo đập nó, nó chạy ra tới đường té nhủi dựa gốc táo, mình đập hai ba hèo nữa, tưởng nó đã chết rồi nên bỏ đó trở vô đám dâu mà cứu em, nào ngờ khi dắt em về, ra tới cây táo thì không thấy thây Trần Tấn Thân nữa, không biết nó làm bộ chết đặng thoát thân, hay là nó đã chết thiệt mà họ khiêng thây nó họ giấu. Thủ Nghĩa lại nói mình có hỏi con Xuân thì nó nói hồi bận đi, vừa ra khỏi chợ nó có gặp Trần Tấn Thân với Lý Thiên Hùng, Tấn Thân theo chọc nó hoài mà nó không thèm nói đi nói lại. Lúc nó đi về, vừa tới cây “táo một” thình lình Tấn Thân trong bụi nhảy ra chụp nó kéo riết vào đám dâu. Nó la làng được ít tiếng, rồi bị Tấn thân bóp họng nên nó la không được nữa.

Thủ Thành nghe con thuật chuyện thì ngồi lắc đầu mà thở ra, chớ không nói chi hết. Thủ Nghĩa dọn cơm rồi vào buồng kêu Thị Xuân ra ăn. Thị Xuân nằm khóc hoài không chịu ra. Hai cha con ngồi ăn cơm, mạnh ai nấy ăn, không nói tiếng chi hết.

Chừng ăn gần rồi, Thủ Thành mới hỏi rằng: “Bây giờ con tính kiện thằng Trần Tấn Thân hay không?”. Thủ Nghĩa suy nghĩ một hồi rồi thưa rằng: “Dạ thưa cha, con tính để sáng con sẽ dắt em con lên Huyện mà kiện nó”.

Thủ Thành đi uống nước rồi lại ngồi một bên con mà nói rằng:

- Cha tưởng con không nên kiện đâu con.

- Thưa sao vậy?

- Con đánh nó dầu không chết thì cũng đã nặng quá rồi, nếu con còn đi kiện nó nữa, cha e nó tức trí nó vãi tiền ra nó lo rồi mình kiện đã thua mà còn bị hại nữa đa con.

- Cha nói vậy cũng phải, mà nó làm như vậy bây giờ mình lặng thinh hay sao? Con Xuân chồng gần cưới rồi, mà chuyện này sớm muộn gì rồi đây thiện hạ cũng hay, nếu mình lặng thinh thì chồng nó đương thèm đi cưới đa.

- Cưới hay không cưới tự ý nó, chớ biết sao bây giờ. Theo ý cha, đi kiện thì hại nhiều, còn lợi thì không có, đó con.

- Việc ấy tại cha định. Thôi để sáng con dọ thử coi, như nó kiện con đánh nó, thì con sẽ kiện nó hãm hiếp con Xuân. Còn như nó lặng thinh thì thôi.

Hai cha con bàn tính với nhau cho đến siêu thuốc tới. Thủ Nghĩa đem cho mẹ uống xong xả rồi mới đóng cửa mà đi ngủ.

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy I_icon13Mon 10 May 2021, 09:17


Chúa tàu Kim Quy


Nhờ thang thuốc ấy, rạng ngày vợ Thủ Thành giảm bịnh đi ra đi vô được. Còn Thị Xuân tuy đã thức dậy nấu nước quét nhà như thường song trong lòng thì không yên, còn ngoài mặt thì buồn nghiến. Thủ Nghĩa thấy mẹ bịnh giảm thì mừng, mà thấy em ưu sầu thì xốn xang không chịu được, bèn tính ra chợ hỏi thăm coi Trần Tấn Thân động tịnh thế nào. Anh ta tưởng cha mẹ nó đã vào đơn mà kiện mình, nào dè vừa ra đến chợ thì nghe thiên hạ nói hồi chiều qua Trần Tấn Thân đi chơi trong đường hàng gáo, leo cây táo hái trái mà ăn, rủi té gãy tay, nhờ Lý Thiên Hùng cõng về, rồi từ hồi hôm đến giờ thầy thuốc đến nhà nườm nượp. Thủ Nghĩa nghe nói, trong trí đã biết rằng Trần Tấn Thân không tính kiện thưa chi, nên mới kiếm chuyện mà nói dối như vậy, bèn trở về nói lại cho cha hay.

Về tới nhà thấy em rể là Phạm Kỉnh Chi lên thăm thì càng thêm đau đớn nữa. Vả Phạm Kỉnh Chi với Lê Thủ Nghĩa là anh em bạn học với nhau hồi nhỏ, hai người đồng một tuổi, bấy lâu nay thương yêu nhau như anh em ruột. Kỉnh Chi nhà ở Cái Vừng, mồ côi cha, từ khi đi nói Thị Xuân rồi, mỗi lần đến làm rể thì anh vợ em rể dan díu chuyện vãn với nhau tối ngày mà chưa muốn dứt.

Nay Kỉnh Chi nghe mẹ vợ nhuốm bịnh, lật đật lên nhà trước hỏi thăm coi bịnh nặng nhẹ thể nào, sau nữa dọ thử coi Thủ Thành định tháng nào cho làm lễ cưới. Mấy lần trước hễ Kỉnh Chi lên thì Thủ Nghĩa mừng rỡ một phút không rời, chuyến này Thủ Nghĩa đi chợ về chào hỏi sơ sài rồi bỏ đi xuống nhà sau mà lại có sắc mặt buồn. Kỉnh Chi thấy vậy không hiểu có ý gì, nên đứng ngồi không yên chỗ.

Trong lúc ăn cơm Thủ Nghĩa cũng ít nói chuyện, chớ không phải như mấy lần trước. Chừng ăn cơm rồi, Thủ Nghĩa dòm thấy Kỉnh Chi bước ra sau vườn cau, liền đi theo rồi hai anh em dắt nhau và đi và nói chuyện dông dài, lần lần tới cái ao sen ở chính giữa vườn, mới ngồi dựa miệng ao mà trò chuyện. Kỉnh Chi thấy Thủ Nghĩa có sắc buồn, hỏi đâu thì nói đó chớ không phải bô lô bô la như khi trước, tưởng Thủ Nghĩa vì mẹ đau nên không vui, bèn kiếm chuyện mà nói rằng:

- Trên này anh trồng sen trổ bông coi tốt quá em muốn xin ít bụi đem về trồng trong ao trước nhà em chơi.

- Dượng muốn nhổ mấy bụi thì nhổ.

- Để khi khác, chuyến này mẹ ể mình, em không muốn làm rộn cho anh.

- Hệ gì.

- Mẹ uống thuốc ông thầy nào đó anh.

- Ông Tú Đoài ở trong xóm Cây Xoài.

- Dưới em có một ông thầy hốt thuốc cũng khá quá. Mắc cha nói mẹ nhờ có ông thầy này nên bịnh đã bớt nhiều rồi, chớ không em về rước ông thầy dưới em lên coi mạch mà hốt thuốc cho mẹ.

- Ông Tú Đoài cũng giỏi mà.

- Bà thân em có dặn nếu lên thăm coi như mẹ bớt thì hỏi thăm cha coi cha có định tháng nào cho cưới đặng em có sắm lễ vật cho sẵn. Em lên thấy mẹ bớt song thấy cha không được vui, nên em không dám hỏi. Anh có nghe cha tính tháng nào cho cưới hay không?

- Không.

- Em cũng không muốn cưới gấp làm chi; ngặt trong nhà em có hai mẹ con, mẹ thì già còn em thì mắc ở ngoài ruộng hoài, trong nhà không ai coi sóc nên khó lòng quá.

Thủ Nghĩa nghe Kỉnh Chi nói chuyện lễ cưới chừng nào thì trong lòng buồn chứng nấy, cứ ngồi ngó sững xuống ao sen chớ không trả lời chi hết. Kỉnh Chi thấy anh vợ không vui nên không dám nói nữa, cứ ngồi ngó Thủ Nghĩa rồi ngó xuống ao sen. Hai người ngồi lặng thinh một hồi Thủ Nghĩa mới day lại mà nói với Kỉnh Chi rằng: “Dượng nó ôi! Hai anh em mình tuy là anh vợ em rể song trước vẫn là anh em bạn thiết với nhau, vậy tôi tưởng nếu có việc gì thì phải tỏ thiệt cho nhau biết, chớ không nên giấu giếm. Lúc này mẹ tôi đã đau, mà trong nhà tôi lại còn xảy ra một cái họa lớn lắm, bởi vậy cho nên tôi không vui chút nào hết”.

Kỉnh Chi nghe nói mấy lời trong lòng rất lo sợ nên lật đật hỏi rằng: “Có việc chi đó, sao từ hồi sớm mai đến bây giờ anh không cho em hay?”.

- Sớm mai tôi đi chợ về thấy dượng nó lên thì tôi suy nghĩ hoài không biết có nên nói cho dượng nó hay hay không, bởi vậy cho nên tôi dụ dự không muốn nói ra.

- Nếu ý anh ở với em như vậy thì chúng ta có phải bạn tri kỉ với nhau đâu.

- Dượng nó trách cũng phải, ngặt cũng vì tôi thương dượng nó quá nên tôi không nỡ nói.

- Em không hiểu ý anh muốn nói cái gì rồi! Thương em sao lại không nỡ nói.

- Số là hôm qua con em tôi nó đi vô xóm Cây Xoài mà hốt thuốc cho mẹ tôi; nó đi về nửa đường trời lỡ tối, đi một mình trên đường vắng, thằng Trần Tấn Thân là con ông Bình nó cố ý muốn em tôi nên nó đón đường níu lại rồi bụm miệng kéo riết vô giữa đám dâu mà hãm hiếp. Tuy tôi thấy trời tối, tôi có đi ngừa nhưng chừng tôi nghe la làng tôi chạy tới thì sự đã dĩ lỡ ra rồi, tôi nổi giận tôi vác hèo tôi đập thằng khốn kiếp ấy gãy hết một cánh tay, song tôi nghĩ dầu tôi đánh chết nó cũng không đủ đền bồi cái danh tiết của con em tôi được. Từ hồi hôm đến bây giờ tôi cứ suy nghĩ hoài không biết phải đi kiện nó hay không. Cha tôi nói nó thì giàu còn mình thì nghèo, sợ kiện không lại nó rồi con em tôi càng mang xấu nhiều hơn nữa. Cái tai họa nhà tôi lớn như vậy đó, tôi với dượng là anh em, nên tôi phải tỏ thiệt cho dượng nghe, đặng dượng liệu coi có nên cưới con em tôi hay không, chớ việc vợ chồng là việc trăm năm, nếu bây giờ tôi không tỏ thiệt, để dượng cưới nó về rồi ngày sau lậu tiếng ra thì không tốt chi đó.

Kỉnh Chi nghe Thủ Nghĩa nói chừng nào mồ hôi càng nhỏ giọt chừng nấy; tuy ngồi lặng thinh mà nghe không nói đi nói lại, song trong lòng giận thằng Trần Tấn Thân rồi thương cô Lê Thị Xuân không biết ngần nào. Thủ Nghĩa nói dứt lời thì Kỉnh Chi ngồi suy nghĩ một hồi rồi đáp rằng:

- Những lời anh nói với em nãy giờ là lời tâm phúc; anh thương em nên anh tỏ hết như vậy thì em đội ơn anh vô cùng. Hồi nãy anh nói cha cản không muốn cho anh đi kiện, em nghĩ cản cũng phải, bởi vì đi kiện ra mình đã không chắc ăn nó mà lại sợ mẹ hay rồi mẹ càng thêm rầu rĩ uống thuốc sao cho mạnh, còn vợ em lại càng mang tiếng, thiên hạ chê cười chớ không ích gì. Thôi, việc đó em khuyên anh hãy bỏ qua cho rồi, em tưởng anh đánh nó gãy tay đó cũng đủ. Còn anh hỏi em vậy chớ việc đã lỡ như vậy, bây giờ em còn tính cưới hay không, thì em xin thưa với anh rằng: vợ em nó bị cưỡng bức ấy là điều tai bay họa gởi, chớ không phải nó muốn như vậy hay sao mà em chê, em không cưới.

- Việc vợ chồng là việc trăm năm, dượng nó phải suy nghĩ cho kỹ, chớ nên vội lắm.

- Có chi đâu mà phải suy nghĩ, trong ý anh sợ em vị lòng em cưới rồi ngày sau em ăn năn hay sao?

- Không có phải ý tôi tưởng như vậy đâu. Dượng nó cũng biết việc của em tôi sớm muộn gì rồi đây thiên hạ cũng hay. Tôi sợ là sợ nếu dượng cưới rồi sau dượng cũng mang tiếng lây nữa chớ.

- Anh thương em nên anh nói cạn lời như vậy cũng phải; song em đã nghĩ kỹ rồi, xin anh đừng nghi ngại chi hết. Chẳng giấu chi anh, bụng em chẳng phải như thường tình vậy đâu. Em biết vợ em nó bị thằng Trần Tấn Thân hãm hiếp nên nó đã mất chữ trinh rồi, nhưng mà nó không có tình chi với thằng ấy, nếu nó giữ một lòng thương em thì em cưới nó có hại chi đâu. Chớ nếu em đi nói nó mà nó đã có tình với người khác, em nói thiệt dầu gương trinh nó còn làu làu em cũng không dám cưới.

- Dượng nó thiệt là người đại độ. Nếu dượng mà có lòng thương em tôi, dượng chẳng kể miệng thế gian thì ơn ấy ngàn ngày tôi với em tôi cũng còn ghi tạc.

Hai anh em to nhỏ bàn tính với nhau xong rồi, Kỉnh Chi mới cậy Thủ Nghĩa lựa bữa nào cha mẹ vui thì hỏi dọ giùm coi ý cha mẹ muốn tháng nào cho cưới. Chuyện vãn vừa xong liền thấy Thủ Thành đi dạo vườn, hai anh em lật đật đứng dậy theo cha một hồi rồi dắt nhau trở vô nhà. Chiều lại Kỉnh Chi xin kiếu mà về. Thủ Nghĩa đưa em rể xuống tới bến, anh em dặn dò với nhau một hồi nữa rồi mới phân rẽ.

Bà Lê Thủ Thành nhờ ông Tú Đoài hốt thuốc nên bịnh ngày càng giảm lần lần, quá nửa tháng thì ăn biết ngon và đi chợ đi xóm đều được hết. Còn Lê Thị Xuân tuy hằng ngày cũng đều lo dọn dẹp trong nhà, cũng nấu cơm đi chợ như thường, song nếu ai ngó kỹ thì thấy sắc mặt chao vao, còn thân thể thì cũng ốm hơn trước.

Thủ Nghĩa tuy đã đánh Trần Tấn Thân gãy tay, nhưng mà lòng giận cũng chưa nguôi, đến chừng nghe nói Trần Tấn Thân đã mạnh rồi, song cánh tay mặt oam oam như cán vá thì tức cười trong bụng nói thầm rằng: “Vậy cho nó nhớ sau nó không dám đón gái giữa đường mà làm ngang nữa”.

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy I_icon13Tue 11 May 2021, 09:44

Chúa tàu Kim Quy


Chương II

Ngày qua đêm lại lần lựa kể đã hai trăng. Bữa nọ đương ngồi ăn cơm chiều, Thủ Nghĩa dòm thấy cha mẹ có sắc vui bèn đem việc Kỉnh Chi xin cha mẹ định ngày cưới Thị Xuân ra mà nói. Thị Xuân nghe nói liền thôi ăn, đứng dậy cầm chén đũa mà đi xuống nhà sau. Vợ chồng Thủ Thành bàn tính với nhau rồi định qua đầu tháng năm sẽ cho cưới. Thủ Nghĩa ăn cơm rồi ra đứng dựa cửa thì thấy một tên lính lệ ở ngoài xăm xăm đi vô nhà mà nói rằng quan Huyện cho đòi Thủ Nghĩa. Thủ Nghĩa chẳng hiểu có việc chi mà quan Huyện cho đòi, bèn lật đật cho cha mẹ hay rồi mặc áo mà đi theo tên lính đặng hầu quan Huyện.

Khi Thủ Nghĩa đến dinh quan Huyện thì trời đã chạng vạng tối rồi. Quan Huyện dạy lính đốt đèn cho tỏ rõ rồi mới nói với Thủ Nghĩa rằng: “Qua trấn nhậm Huyện này đã tám chín năm nay, tuy qua biết ông già em chớ qua chưa biết mặt em, song qua thường nghe nói em là một người chơn chất thiệt thà, mà lại có học nho cũng khá. Qua hiểu người mà có lân la nơi sân Trình cửa Khổng, thì ít ai đành bỏ ông bà mà theo đạo Thiên Chúa bao giờ. Mà không hiểu vì cớ nào trong trong một năm nay qua được hai ba cái thơ, nói rằng em đã lén theo đạo Thiên Chúa rồi. Tuy thơ không có ký tên, nhưng mà nói rõ ràng coi có đủ bằng cớ lắm”.

Thủ Nghĩa nghe người ta tố cáo như vậy thì trong lòng giận lắm, nhưng mà ngoài mặt làm tỉnh đứng khoanh tay mà thưa cùng quan Huyện rằng: “Bẩm quan lớn, họ ghét tôi nên họ cáo gian cho tôi, chớ tôi ở gần đây tôi có vậy hay không quan lớn cũng đủ biết rồi chớ.

Quan Huyện ngó Thủ Nghĩa rồi chúm chím cười mà nói rằng: “Sao qua lại không biết. Có lẽ em cũng hay có lịnh triều đình cấm nhặt lắm, tuy vậy mà qua biết em không có, nên mấy bức thơ rơi qua xé hết qua không thèm xét làm chi cho thất công”.

Thủ Nghĩa cúi lạy quan Huyện và thưa: “Quan lớn là cha mẹ dân, quan lớn làm như thế thì ân đức của quan lớn ví như trời biển”. Quan Huyện đợi Thủ Nghĩa dứt lời rồi tiếp rằng: “Qua nói chưa hết lời. Hồi sớm mai này qua có được một cái tờ bên tỉnh gởi qua nói rằng có người đầu cáo nói em theo đạo Thiên Chúa nên dạy qua phải tra xét rồi phúc bẩm và giải luôn em qua bển lập tức cho quan trên định đoạt. Qua rõ biết tánh tình của em, chớ chi họ qui đơn mà họ cáo với qua thì dễ lắm; ngặt họ cáo bên tỉnh qua phải đòi em đến mà tra hỏi đặng thượng tờ cho quan trên. Bây giờ em khai làm sao đâu em thưa cho qua biết đặng qua có viết lời phúc bẩm”.

Thủ Nghĩa nghe nói, mồ hôi nhỏ giọt, liền cúi lạy xin quan Huyện thương, chớ việc họ cáo gian bây giờ có biết ra sao mà khai. Quan Huyện lấy lời dịu ngọt mà an ủi Thủ Nghĩa rằng: “Qua thấy em thiệt thà qua cũng thương, thôi để qua liệu thế mà cứu giùm em làm phước. Em chẳng nên lo sợ chi hết, để tối nay qua viết phúc bẩm rồi sáng mai qua trao cho lính cầm phúc bẩm mà dắt em qua bên tỉnh, hễ quan trên xem phúc bẩm của qua rồi thả em về, không có sao đâu mà sợ. Đêm nay em chịu phiền ngủ dưới trại lính đặng khuya dậy đi cho sớm”.

Thủ Nghĩa lạy quan huyện rồi thì quan Huyện dạy lính dắt xuống trại. Thủ Nghĩa nghĩ mình là người vô tội, mà thấy quan lại có ý thương mình nên trong lòng chẳng có chút nào lo sợ, chỉ lo là lo cha mẹ già yếu, sợ e hay việc như vầy rồi buồn rầu đó mà thôi. Mà thiệt lo cũng nhằm đó chút, bởi vì vợ chồng Thủ Thành hồi chiều thấy lính đòi con lên hầu quan Huyện chẳng hiểu có việc chi, nên có ý trông con về coi việc hiền dữ thể nào, trông đến tối rồi đến khuya, mà không thấy con về thì trong lòng xốn xang, nằm ngồi không yên chỗ. Đến nửa canh hai vợ chồng ngồi uống nước mà than thở với nhau, rồi Thủ Thành xách gậy mà lên Huyện, tính lên đó hỏi thăm coi có việc chi mà con không về. Đến Huyện ở ngoài hỏi thăm lính gác thì họ nói Thủ Nghĩa có tội chi không biết mà quan Huyện dạy giam trong trại đặng sáng ngày có giải qua tỉnh. Thủ Thành nghe nói biến sắc, nước mắt rưng rưng, tay run bây bẩy, muốn trở về nói cho vợ hay mà bỏ về không đành, đứng dụ dự một hồi rồi mới tính về lấy tiền đem lo cho lính đặng vô cho giáp mặt mà hỏi con cho rõ. Thủ Thành về, vợ hỏi thì giấu không dám nói ra, lén mở rương xe lấy một quan tiền cột vào lưng rồi trở lên Huyện nữa. Lên đến đó thì trống đã trở canh ba, nhờ có quan tiền nên lính lén dắt vô trại cho cha con gặp nhau. Thủ Nghĩa thuật hết những lời của quan Huyện nói với mình hồi hôm lại cho cha nghe, rồi khuyên cha đừng lo sợ, vì mình đã vô tội mà quan Huyện lại có hứa sẽ lập thế cứu giùm. Thủ Thành thấy con tỉnh táo mà lại nghe quan Huyện có lòng thương thì cũng bớt buồn; chuyện vãn với con được một hồi rồi lính vô biểu phải về kẻo ở lâu quan hay ắt là bị quở. Khi Thủ Thành bước ra về thì Thủ Nghĩa có dặn với rằng: “Xin cha kiếm lời cho khéo mà an ủi mẹ cho mẹ an lòng; khuya này có qua bên tỉnh thì chắc chiều mốt con sẽ về tới nhà, không có sao đâu mà sợ”.

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy I_icon13Mon 17 May 2021, 10:45

Chúa tàu Kim Quy


Thủ Thành về tới nhà, thấy vợ còn chong đèn mà đợi, liền tỏ hết đầu đuôi cớ sự cho vợ nghe và cũng lựa lời mà nói cho vợ khỏi buồn rầu lo sợ. Vợ chồng than thở với nhau một hồi rồi tắt đèn đi ngủ. Tuy hai vợ chồng biết con mình là người vô tội, lại nghe có quan sở tại binh vực, song nằm nhớ tới thân con thì ruột thắt bồi hồi, bởi vậy cho nên nằm thổn thức hoài ngủ không được. Nghe trống dồn trở canh năm, Thủ Thành lồm cồm ngồi dậy đốt đèn; vợ cũng khoát mùng bước ra, kêu con gái thức dậy nấu cơm. Cơm chín rồi bèn vắt làm hai vắt, giở hũ mắm móc vài con mắm sặc, lấy lá chuối gói lại rồi trao cho chồng xách lên Huyện đón mà đưa cho con đem theo đặng ăn dọc đường. Thủ Thành tay xách mấy vắt cơm, tây cầm một gói mắm, đứng trước Huyện mà chờ từ rựng đông cho đến mặt trời mọc mới thấy Thủ Nghĩa đi ra. Thủ Nghĩa thấy mặt cha thì chẳng xiết nỗi buồn, nhưng mà phải ráng gượng cho cha vững bụng. Thủ Thành đưa cơm với mắm cho con thì rưng rưng nước mắt, chớ không nói được lời chi hết. Tên lính hối đi cho mau đặng qua tỉnh cho sớm.

Thủ Nghĩa lấy cơm mắm rồi lật đật theo tên lính xuống bến đặng ngồi xuồng mà đi. Thủ Thành cũng đi theo sau, Thủ Nghĩa ngó lại muốn nói chuyện với cha, song bởi lòng những bồi hồi mắt tràn giọt lụy, nên không nói chi được hết. Lúc đi ngang qua chợ, Thủ Nghĩa ngó vào quán rượu thấy Trần Tấn Thân với Lý Thiên Hùng ngồi uống rượu, chỉ mình rồi ngó nhau mà cười, coi bộ đắc chí lắm, thì có ý mắc cỡ và trong lòng phát nghi. Tới mé sông Thủ Nghĩa xuống xuồng rồi ngó lên thấy cha đứng trên bờ thì nói vói rằng: “Thôi cha về nghỉ, chắc sớm tối gì ngày mai con cũng về”.

Xuồng đã bơi đi mà Thủ Thành hãy còn đứng ngó theo cho đến đi khuất rồi mới lần bước đi về. Bước vô nhà thấy vợ nằm dàu dàu trong mùng thì sợ vợ buồn mà phát bịnh, nên Thủ Thành kiếm lời khuyên giải, lại nói dối rằng mình có gặp quan Huyện và quan Huyện có hứa rằng hễ Thủ Nghĩa qua đến tỉnh, quan trên xem phúc bẩm rồi thì sẽ thả về liền. Tuy vậy mà bà Lê Thủ Thành cũng không vui, tối ngày cứ nằm dàu dàu; đã không ăn cơm mà hễ ngồi dậy uống nước thì châu mày ủ mặt. Tối bữa đó bịnh ho trở lại, làm cho Thủ Thành lo lắng vô cùng.

Sáng ngày sau, Thủ Thành tính bổn thân đi rước ông Tú Đoài, chớ không dám sai con gái đi nữa, may vừa bước ra cửa thì thấy rể là Phạm Kỉnh Chi ở Cái Vừng lên. Thủ Thành trở vô thuật hết mọi việc cho rể nghe. Kỉnh Chi nghe thì đau lòng chẳng kể xiết liền xin để mình đi rước ông Tú Đoài. Thủ Thành hối con dọn cơm cho Kỉnh Chi ăn. Ăn cơm rồi, Kỉnh Chi mới đi rước thầy thuốc.

Nội ngày đó Thủ Thành cứ ngồi tại ván giữa mà trông con hoài, song trông đến tối mò mà cũng không thấy dạng. Còn Kỉnh Chi rước ông Tú Đoài coi mạch hốt thuốc cho mẹ vợ, thuốc uống từ giờ ngọ mà đến tối bịnh cũng không thấy giảm chút nào. Kỉnh Chi thấy nhà bối rối không nỡ bỏ mà về. Tối lại Thủ Thành nằm suy nghĩ, chắc là con mình qua đến đó bị quan trên có nhiều việc, nên chưa xét tới mà tha liền, có lẽ hồi chiều này người ta tha thì mai nó mới về tới.

Rạng ngày sau nữa, Thủ Thành không thấy con về thì trong lòng phát lo sợ, cứ ra vô mà ngó chừng hoài. Kỉnh Chi thấy vậy bèn xin để cho mình bơi xuồng mà đi đón Thủ Nghĩa, ví như đón không gặp về thì sẽ đi tuốt qua tỉnh mà hỏi thăm. Vợ chồng Thủ Thành đương trông con, mà nghe rể tính như vậy thì rất vừa lòng nên hối dọn cơm riết cho Kỉnh Chi ăn đặng có đi cho sớm.

Kỉnh Chi bơi xuồng đi lần lần đến tối đã qua tới tỉnh mà cũng không gặp Thủ Nghĩa về, anh ta trong lòng sinh nghi, tính ở lại đây chờ sáng ngày liệu thế hỏi thăm coi việc lành dữ thế nào rồi sẽ về thưa lại cho cha mẹ vợ biết. Đêm đó Kỉnh Chi nằm dưới xuồng nhịn đói mà ngủ chớ không ăn cơm, bởi vì tuy hồi đi cha vợ có đưa theo một quan tiền, song qua đến đây đã gần hết canh một rồi, thiên hạ đều ngủ hết có biết mua cơm ở đâu mà ăn.

Sáng ngày Kỉnh Chi bơi xuồng lại đậu ngay trước quán mua cơm ăn. Ăn uống xong rồi mới gởi xuồng cho chủ quán mà đi vòng trong chợ, có ý tính kiếm lính tráng mà hỏi không ra mối, túng thế Kỉnh Chi phải trở về quán cơm mà nghỉ. Kỉnh Chi đương ngồi ngó ra đường, trong trí tính coi còn thế nào khác mà hỏi thăm nữa, thình lình có một người trai khăn đen áo dài, coi đàng hoàng lắm, ở ngoài bước vô ngồi biểu chủ quán dọn một mâm cơm. Kỉnh Chi có việc buồn trong lòng, cứ ngồi chống tay ngó ra đường chớ không để ý đến người trai ấy. Cách một hồi, người ấy kêu Kỉnh Chi mà hỏi rằng:

- Chú ở đâu mà lại đây?

Kỉnh Chi nghe hỏi liền day lại đáp rằng:

- Tôi ở Cái Vừng.

- Chú vô đây có chuyện chi hay không?

Kỉnh Chi không biết có nên nói thiệt hay không nên ú ớ một hồi rồi nói rằng:

- Tôi vô đây tính mua vài tay lưới.

- Miệt Cái Vừng, Tân Châu sao mà người ta ưa theo đạo Thiên Chúa quá vậy chú.

- Tôi có thấy ai theo ở đâu.

- Sao lại không có. Tên Lê Thủ Nghĩa nào ở Tân Châu đó theo đạo mới bị tù rồi.

- Sao ông biết?

- Sao lại không biết. Tôi làm đề lại trong dinh quan Án tôi mới chép cái án của anh ta hồi sớm mai đây. Đáng kiếp!

Kỉnh Chi nghe nói mồ hôi nhỏ giọt, mặt mũi tái xanh, song gượng gạo làm tỉnh mà hỏi nữa rằng:

- Không biết người đó bị kêu án bao nhiêu ông há?

- Quan Thượng này ngài thiệt là người nhơn đức. Cái tội đó theo người ta thì chắc là xử trảm, mà ngài có nhơn nên ngài kêu án tù chung thân mà thôi.

- Úy! Kêu án chung thân mà ông còn nói có nhơn.

- Triều đình dạy hễ bắt được người nào có đạo thì phải trảm, mà ngài không chém, như thế không phải là có nhơn sao?

- Không biết người bị xử đó có kêu nài chi hay không ông há?

- Nó khóc dữ quá; nó chối nó không có theo đạo. Mà chối cái giống gì, theo tờ phúc bẩm của quan Huyện nói rõ ràng nó nghịch mạng triều đình lén theo đạo mấy năm nay, nó còn chối gì nữa được.

Phạm Kỉnh Chi càng nghe nói trong lòng càng rối loạn, hỏi thăm nữa không được nên đứng dậy xin một tô nước uống ngồi xuống xuồng mà bơi riết về Tân Châu.

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy I_icon13Tue 18 May 2021, 07:07

Chúa tàu Kim Quy



Chương III

Đã biết trong sách nho có câu rằng: “Gươm dao tuy bén song người vô tội không thể chém được”, nhưng mà việc của con người làm nào có phải như lời trong sách vậy đâu. Có lẽ Lê Thủ Nghĩa cũng nghĩ như vậy, nên lúc từ biệt cha ngồi xuồng mà qua bên tỉnh, tuy biết mình là người vô tội, song bụng phập phồng không biết việc rồi đây lành dữ thể nào. Bởi vậy cho nên Thủ Nghĩa ở dưới xuồng buồn bã trăm chiều, ngó nước xanh lại càng lạnh lẽo tấm lòng, trông trời trăng cứ vái van độ mạng.

Chiều qua tới An Giang rồi tên lính mới dắt Thủ Nghĩa đi thẳng vào dinh quan Án mà nạp. Bữa ấy quán Án không ra khách, có một ông Kinh lịch già giở tờ phúc của quan Huyện ra xem rồi ngó Thủ Nghĩa lườm lườm. Thủ Nghĩa sợ không dám ngó lên, cứ đứng khoanh tay mà ngó xuống đất. Ông Kinh lịch thấy vậy bèn cười gằn mà nói rằng: “Mầy cả gan dữ há!”. Thủ Nghĩa nghe nói chưng hửng không hiểu trong tờ phúc nói làm sao mà mình bị quở như vậy, nên lật đật và lạy và khóc kêu oan, nói rằng mình chẳng hề khi nào dám trái luật triều đình mà theo đạo. Ông Kinh lịch rầy nói: “Nói tờ phúc như vầy mày còn chối gì nữa?”. Rồi dạy lính dắt Thủ Nghĩa vào khám.

Thủ Nghĩa thấy việc chẳng hiền nên sợ run lập cập; nước mắt chảy dầm dề, bị lính nắm tay dắt thì cứ đi theo, chớ tâm thần bối rối không còn hiểu được việc chi nữa hết. Đêm ấy nằm trong khám suy nghĩ hoài không hiểu vì cớ nào quan Huyện đã nói để kiếm thế cứu mình mà sao quan Kinh lịch xem phúc bẩm rồi lại cười gằn và hăm dọa mình như vậy. Thủ Nghĩa tính thầm trong bụng nếu quan trên kêu hỏi thì mình đừng sợ nữa, việc thiệt mình cứ khai thiệt cho hẳn hòi, không lẽ mình vô tội mà người ta nói mình có tội được. Tính như vậy cũng phải, mà đợi hoài cho đến tám chín bữa cũng chư thấy quan đòi hỏi chi hết.

Qua bữa thứ mười có ông Kinh lịch già vào xem xét tù trong khám, Thủ Nghĩa thấy ổng đi ngang bèn quì trước ổng mà kêu oan và xin ổng xét giùm phúc bẩm của quan Huyện Đông Xuyên rồi tha mình về nhà nuôi cha già mẹ bịnh. Ông Kinh lịch hỏi tên mới biết Lê Thủ Nghĩa bèn cười mà nói rằng: “Quan Thượng và quan Án đã xét tờ phúc rồi kêu án mầy chung thân hổm nay, mầy còn nói gì nữa được”.

Thủ Nghĩa nghe nói ở tù chung thân thì ngã lăn mà khóc rống lên, xem ra lấy làm thảm thiết. Ông Kinh lịch ngó lơ rồi bỏ đi, không thèm nói chi hết. Mấy trăm tội nhơn ở trong khám thấy vậy không hiểu chuyện gì, áp chạy lại đứng chung quanh, người thì lấy lời dịu ngọt mà hỏi thăm, kẻ thì dùng tiếng điếm đàng mà cười ngạo. Thủ Nghĩa không thèm nói chi hết, đứng dậy đi riết lại góc khám ngồi khoanh tay mà than khóc. Mấy người hỏi dịu ngọt mà không thấy trả lời thì họ ghét nên họ không thèm hỏi nữa, mà họ cũng không thèm an ủi. Còn mấy đứa theo cười chê nó thấy tánh tình như thế nó càng chọc thêm, làm cho Thủ Nghĩa nổi giận gây gổ rồi sanh ra một đám đánh lộn rần rần trong khám. Lính trong khám vào đánh tả đánh hữu đâu đó rạp hết rồi mới bẩm với quan trên rằng Thủ Nghĩa có bịnh điên. Quan trên không tra xét chi hết, liền dạy bỏ Thủ Nghĩa vào khám tối ở một mình, không cho tên tù nào được lai vãn đến đó.

Thủ Nghĩa vào khám tối ngó quanh quất thì mờ mờ, chỉ thấy có một tấm ván ngựa bằng dầu bỏ dưới đất mà thôi, chớ không thấy có vật chi hết. Mỗi ngày đến bữa ăn thì lính đem vô một tô cơm với vài hột muối, lâu lâu mới cho một con mắm sặc nhỏ bằng hai ngón tay. Hễ ăn rồi thì anh lính đóng cửa bỏ ở một mình, muốn thức thì thức, muốn ngủ thì ngủ, không ai rầy la chi hết.

Lúc mới vô khám tối thì Thủ Nghĩa cứ nằm than khóc hoài không biết ai mà nhắn lời cho cha mẹ hay, kẻo cha mẹ mỏi lòng trông đợi. Nghĩ như vậy rồi lại sợ, vì cha đã già, mẹ thì có bịnh, nếu hay con bị kết án chung thân thì chắc là cha ưu sầu chẳng khỏi ly trần, mẹ áo não, bịnh càng khó trị. Lo cho cha mẹ rồi lại lo cho nỗi em, vì phận em yếu đuối mà lại mang tiếng nhuốc nhơ chẳng biết Phạm Kỉnh Chi có thương mà bảo bọc hay không, hay là sợ lây tiếng xấu rồi hồi không chịu cưới.

Thủ Nghĩa lo việc nhà hết sức rồi mới nghĩ tới việc mình, nghĩ chừng nào càng nghi cho Trần Tấn Thân lo với quan Huyện đặng lập thế mà hại mình, mà nghi chừng nào thì giận thêm chừng nấy. Ngày đêm Thủ Nghĩa xây quanh trong khám tối, nằm hết sức rồi đi chung quanh, mà dầu nằm hay ngồi, hay là đi cũng nhớ cha mẹ thương phận em, chẳng có một giây phút nào mà quên được. Có nhiều khi Thủ Nghĩa não đời buồn trí muốn bỏ ăn đặng chết phức cho rồi, song nghĩ phận làm trai mang nặng gánh hiếu trung, dầu tai ương hoạn nạn đến thế nào cũng phải bền chí mà lo báo bổ đức sanh thành, tài bồi nền vương thổ. Có nhiều lúc Thủ Nghĩa oan tình tức giận, tính lập mưu kiếm kế mà thoát thân, song thấy tường cao cửa chắc khó nổi ra, nên cực chẳng đã phải co tay chịu phép.

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy I_icon13Wed 19 May 2021, 09:24

Chúa tàu Kim Quy


Thấm thoát ngày qua tháng lại, chốn lao tù xẩn bẩn đã năm năm. Ngày kia, Thủ Nghĩa đương nằm chèo queo trên tấm ván dầu mà than thân trách phận, suy tới nghĩ lui, trong khám thì tăm tối lờ mờ, chung quanh thì tiếng người vắng bặt, thình lình nghe sạt sạt dường như có ai đào đất dưới chỗ mình nằm. Thủ Nghĩa không hiểu ai làm việc chi ở đâu, bèn lóng tai nghe thì tiếng sạt sạt cũng còn hoài cho đến lính gần đem cơm mới hết nghe nữa. Tối bữa ấy thì im lìm, qua ngày sau buổi sớm mai thì cũng chẳng nghe tiếng chi, đến chừng ăn cơm sớm mai rồi lại nghe như vậy nữa, cho đến xế chiều mới dứt. Từ ấy về sau mỗi bữa đều có nghe như vậy, mà tiếng nghe ngày càng lớn. Thủ Nghĩa lấy làm lạ nên có ý trông coi ai làm việc chi ở đâu. Nghe như vậy trọn một tháng trường mà cũng không thấy chi hết nên lần lần mỏn chí không thèm để ý đến nữa.

Một buổi trưa, Thủ Nghĩa ăn cơm rồi nằm gác tay lên trán mà tưởng đến việc nhà, tưởng một hồi rồi tâm thần mờ mệt, trong vía ngó thấy một người dị hình dị dạng mở cửa khám mà dắt mình ra rồi chỉ đường cho mình về. Về đến Tân Châu thấy chỗ mình ở khi trước cửa nhà tiêu hết, mà lại có ba bốn cái mồ đất nằm đó thì mủi lòng nên ngồi dựa mấy cái mả mà khóc. Chừng khóc mới giựt mình thức giấc rồi ngồi dậy thấy dựa chỗ mình nằm đất đùn lên dường như có ai ở dưới đất moi đất mà chun lên vậy. Thủ Nghĩa thấy việc quái gở lấy làm kỳ, liền đứng dậy rồi nép một bên có ý rình coi ai làm việc chi cho biết. Cách chẳng bao lâu đất đùn lên thì có một cái lỗ trống chừng bằng cái thúng. Thủ Nghĩa vừa bước lại dòm coi thì ở dưới lỗ ấy có một người trồi đầu lên, râu ria xồm xàm, quần áo lang thang lưới thưới, coi dị hình dị dạng lắm. Anh ta nhớ sự chuyện mình chiêm bao thấy khi nãy, tưởng người này đến cứu mình, nên lật đật quì xuống và khóc xin cứu giùm làm phước. Người dị hình ấy thấy Thủ Nghĩa quì khóc thì chưng hửng, đứng ngó quanh quất một hồi, rồi mới bước lại gần dòm sát trong mặt và nắm tay Thủ Nghĩa mà nói rằng:

- Ngộ có phép gì mà cứu nị được?

- Vậy chớ ông là ai?

- Ngộ cũng ở tù như nị làm vậy mà.

Thủ Nghĩa nghe nói cũng ở tù như mình thì biết người ấy muốn đào ngạch mà thoát thân, song rủi đào sai đường nên mới lọt vào trong khám tối của mình. Thủ Nghĩa bèn ngồi trên tấm ván mà thở ra. Người ấy lại khoanh tay một bên Thủ Nghĩa rồi hỏi thăm Thủ Nghĩa quê quán ở đâu, có vợ con hay chưa, bị tội chi mà ở tù, và ở tù đã được bao lâu rồi. Thủ Nghĩa tuy thấy người ấy là chệt khách, song vì trọn năm năm trường không thấy ai hỏi thăm thêm chuyện của mình đặng có nói ra cho nó giải bớt cái lòng sầu não, nay nghe hỏi đến thì tự nhiên cảm động bèn đem hết việc nhà bối rối và việc mình oan ức mà tỏ thiệt cho người ấy nghe, không giấu giếm chi hết.

Người ấy nghe rồi lặng thinh rất lâu, dường như trong trí suy nghĩ lung lắm vậy. Cách một hồi người ấy mới nói rằng mình là người Quảng Đông, song sanh đẻ tại Việt Nam, tên là Mạc Tiển, năm nay đã được 50 tuổi. Cách 20 năm trước anh ta ngồi một chiếc thuyền lớn, chở hàng hóa bên Tàu tính đem qua Xiêm mà bán. Đi ngang qua Phú Quốc rủi gặp giông tố nên xả buồm rồi neo thuyền dựa mé hòn mà nghỉ, chẳng dè quan An Nam đi tuần gặp nói thuyền của anh ta là thuyền ăn cướp nên bắt anh ta giải qua An Giang rồi giam cầm trong khám tối từ ấy đến nay.

Mấy năm nay anh ta thường tính kế thoát thân, song nhắm coi không có thế nào mà thoát được.

Cách một năm trời nay, chiều bữa nọ tên lính đem cơm có cầm theo một con dao phay, đến chừng trở đóng cửa thì lại bỏ quên con dao trong khám. Mạc Tiển hội ý lật đật lấy con dao cắm xuống đất cho lút cán mà giấu. Bữa sau tên lính vô kiếm con dao mà kiếm không có, chắc là tưởng bỏ quên nơi khác nên không thèm kiếm nữa. Mạc Tiển được con dao ấy mới quyết đào hang mà trốn. Đào đất được bao nhiêu thì lấy tay bụm mà đem lên khám rồi tối lén quăng xuống hào ở sau khám đặng lính khỏi nghi. Ban ngày đào đất đem lên, ban đêm lén quăng xuống hào, làm như vậy hơn một năm trường tưởng đã xa rồi nên mới đào trở lên mặt đất, chẳng dè lên được mới hay mình lọt vào khám của Thủ Nghĩa.

Hai người bày tỏ tâm sự cùng nhau vừa xong thì đã gần đến bữa cơm chiều. Mạc Tiển đứng dậy từ giã Thủ Nghĩa rồi chun xuống hang mà đi trở về khám mình, trước khi đi hứa mai ăn cơm rồi sẽ chun qua nói chuyện chơi cho giải khuây. Qua ngày mai ăn cơm rồi thiệt quả Mạc Tiển chun qua; hai người trò chuyện một hồi rồi Mạc Tiển dắt Thủ Nghĩa qua khám của mình đặng coi cho biết. Thủ Nghĩa chun xuống hang thì cái hang hẹp lắm, có chỗ thì bò được còn có chỗ nhỏ thì phải nằm mà trườn. Thủ Nghĩa thầm nghĩ Mạc Tiển đào được như vầy thiệt là người bền chí dày công lắm. Khám của Mạc Tiển thì rộng mà sáng hơn khám của Thủ Nghĩa. Yếng sáng đây là nhờ có một cái lỗ chừng bằng hai bàn tay, đứng chỗ lỗ ấy dòm ra ngoài thì thấy dựa bên vách có một cái hào rồi khỏi cái hào ấy thì cỏ cây rậm rạp, cách chừng 40 thước mới có một dãy nhà của lính ở. Mạc Tiển chỉ cái lỗ ấy mà nói rằng mình nhờ đó mới quăng đất xuống hào được. Thủ Nghĩa hỏi vậy chớ tại sao không đào hang ra phía đó lại đào trở lộn vô, thì Mạc Tiển cắt nghĩa rằng mình thấy phía đó có lính ở, sợ đào ra đó chúng hay nên đào vô phía trong, tưởng trổ ra ruộng được nào dè không trổ đi đâu lại trổ qua khám khác. Thủ Nghĩa rủ Mạc Tiển đào nữa thì Mạc Tiển lắc đầu nói rằng mình đã mỏn chí rồi, tính thế nào khác chớ đào hang coi chẳng tiện.

Từ ấy về sau, mỗi ngày hai người qua lại mà nói chuyện với nhau hoài. Tuy là nhiều khi nhớ tới thân phận gian nan thì hai người ngó nhau mà khóc, song thiệt cũng nhờ có người hủ hỉ nên bớt buồn. Hễ ăn cơm sớm mai rồi người này không lại thì người kia qua, chừng gần bữa cơm chiều thì về rồi kéo tấm ván bít miệng hang lại, nên lính đem cơm không thấy được. Lân la với nhau được một ít lâu, không còn biết chuyện gì nữa mà nói, Mạc Tiển mới dạy Thủ Nghĩa học nói tiếng Quảng Đông.

Ban đầu Thủ Nghĩa không chịu học, nghĩ vì mình là người Việt Nam học tiếng Quảng Đông không có ích gì. Song ở trong khám một ngày một thêm buồn, mà tình bầu bạn một ngày một thêm mặn, lần lần hai người thương yêu nhau chẳng khác nào anh em ruột. Thủ Nghĩa muốn giải bớt lòng buồn mà cũng muốn tỏ tình yêu mến Mạc Tiển nên mới chịu học nói tiếng Quảng Đông. Và Thủ Nghĩa sẵn biết chữ nho giỏi, bởi vậy cho nên cách chừng vài năm thì Thủ Nghĩa nói tiếng Quảng Đông giống như khách. Hai người hễ nói chuyện với nhau thì nói ròng tiếng Quảng Đông. Thủ Nghĩa lấy làm vui, nhưng mà có một đêm nằm nghĩ mình là người Việt Nam nếu mình nói tiếng ngoại quốc hoài như vậy thì e quên hết tiếng nước mình. Mà bây giờ mình muốn nói tiếng Việt Nam thì biết nói với ai? Lính đem cơm có khi nào họ thèm nói chuyện với mình đâu mà mình nói. Thủ Nghĩa nghĩ như vậy nên trong bụng có buồn một chút.

Hai người lân la bậu bạn với nhau đã được năm năm, tính ra thì Thủ Nghĩa ở tù đã được mười năm rồi, còn Mạc Tiển thì được 25 năm. Mạc Tiển đã già yếu nên năm ấy thường hay đau hoài. Bữa nọ Mạc Tiển đau nặng mà không thuốc men chi hết, biết trong mình không thể sống nữa được, thấy Thủ Nghĩa chun qua thăm bèn nắm tay Thủ Nghĩa khóc rồi tỏ thiệt rằng: Mình vốn là cháu bốn đời của Mạc Cửu, ông nội và cha khi trước đều nối nhau mà cầm quyền Tổng trấn xứ Hà Tiên. Khi vua Gia Long thâu Phú Xuân tức vị ít năm thì cha mình già yếu nên mất lộc.

Lúc ấy anh ta còn bé nên vua Gia Long không cho tập ấm mà kế nghiệp cha, mới sai quan An Nam vô lãnh quyền Tổng trấn Hà Tiên. Mẹ con Mạc Tiển bèn chở hết gia tài sự sản đem về Quảng Đông mà ở với một người cậu của Mạc Tiển, khi còn nhỏ thì Mạc Tiển chuyên học tập văn chương tính để ra ứng thí đặng làm quan, chớ trong nhà giàu có lớn mà người cậu cũng giàu, chẳng cần chi phải lo buôn bán. Mạc Tiển tuy dày công đèn sách song đi thi hai lần đều rớt luôn cả hai. Đến 29 tuổi anh ta thối chí không muốn học thi nữa, mới xin phép mẹ rồi sắm một chiếc thuyền lớn đặng đi mua bán chơi. Mạc Tiển dọn thuyền xong bèn soạn những sách cũ của cha để lại, lựa vài bộ đặng đem theo dưới thuyền mà đọc. Soạn sách ra thấy có bộ đề tựa: “Đào Châu tri phú” thì Mạc Tiển mừng rỡ vô cùng, nghĩ thầm rằng mình bấy nay mình chuyên ôn nhuần kinh sử đặng đi thi nên không thạo việc thượng cổ, nay mình tính đi buôn mà gặp được bộ sách này thì may biết chừng nào. Mạc Tiển liền gói bộ sách ấy rồi từ giã mẹ và cậu xuống thuyền, kéo neo tính thẳng qua Nam Việt. Thuyền linh đinh giữa biển, nước xanh lét in trời, Mạc Tiển buồn mới giở bộ sách ấy ra xem. Đọc qua quyển thứ hai đến tờ thứ năm thấy trong ấy có giấu một phong thơ xếp sát lắm nên phải giở tờ sách mới gặp được. Mạc Tiển chẳng hiểu là thơ của ai, bèn ngồi dậy rồi mở ra coi thì là thơ của cha mình viết, trong thơ nói rằng lúc bình sanh bị giặc Xiêm hay nhiễu loạn nên bạc vàng châu báu không dám để tại Hà Tiên, mới chở qua hòn Kim Qui là một hòn nhỏ ở hướng Nam hòn Phú Quốc mà giấu. Bề trái lại có vẽ một tấm địa đồ chỉ chỗ hòn đó nữa. Mạc Tiển thấy thơ nói như vậy thì suy nghĩ hoài không hiểu vì cớ nào mà bấy lâu nay không nghe mẹ mình nói chuyện ấy, không biết cha mình giấu mà đã lấy rồi hay chưa, hay là khi chết quên trối lại cho mẹ mình biết. Mạc Tiển nằm nghĩ cả đêm, mà cũng chưa ắt là chơn giả; tuy vậy mà anh ta nghĩ bây giờ mình qua Nam Việt, chi bằng mình nhơn dịp này mà ghé hòn Kim Qui tìm thử coi có y như thơ của cha nói đó hay không. Mạc Tiển vừa tới Phú Quốc thì quan An Nam xét rồi nghi mình là môn đệ của Mạc Cửu muốn qua mà thâu đoạt xứ Hà Tiên, nên bắt bỏ tù từ ấy đến nay, đã chưa đến được hòn Kim Qui, mà cũng không hiểu mẹ già còn mất.

Mạc Tiển nói đến đó thì giọt lụy tràn trề. Thủ Nghĩa thấy vậy động lòng nên kiếm lời ngọt ngon mà an ủi. Mạc Tiển khóc một hồi rồi xin lỗi Thủ Nghĩa về sự anh em bấy lâu nay không tỏ thiệt với nhau, lại xin Thủ Nghĩa như may mà ra khỏi chốn lao tù thì hãy kiếm thế ra hòn Kim Qui đặng tìm vàng bạc đó mà dùng.

Mạc Tiển nói rằng lúc bị bắt mình sợ lậu việc nên đã xé cái thơ của cha, song dầu thơ mất cũng chẳng hại chi, bởi vì ra Phú Quốc rồi nhắm hướng Nam đi thì sẽ gặp cái hòn đó. Mạc Tiển xin có một điều này là như Thủ Nghĩa lấy được vàng bạc rồi thì làm ơn kiếm thuyền quá giang mà qua tỉnh thành Quảng Đông rồi hỏi thăm đến nhà thuật giùm các việc cực khổ của anh ta cho mẹ và cậu anh ta hay mà thôi.

Thủ Nghĩa thấy Mạc Tiển đau nặng thì thương, song nghĩ mình không có thế nào thoát thân được nên không để ý đến lời trối của Mạc Tiển cho lắm. Thủ Nghĩa trở về khám rồi tối chun qua thăm Mạc Tiển nữa, thì thấy Mạc Tiển đã tắt hơi rồi. Thủ Nghĩa lấy làm đau đớn trong lòng nên ngồi khóc cho đến sáng mới chun về.

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy I_icon13Sat 22 May 2021, 07:59

Chúa tàu Kim Quy



Chương IV

Từ ngày Mạc Tiển chết rồi không có ai trò chuyện nữa thì Thủ Nghĩa buồn bực hết sức; có nhiều khi muốn chết phức cho rồi đặng trả cho sạch nợ trần, song nghĩ Mạc Tiển là một người sang trọng giàu có mà người ta còn ráng chịu cho đến cùng thay, huống chi là mình, có lý nào mình lại thối chí. Đã vậy mà phận mình lại còn cha mẹ, mình phải lo báo bổ nghĩa sanh thành, tuy là mình bị tai nàn nên không trọn đạo thần hôn song mình phải ráng ẩn nhẫn hoặc may có ngày sum hiệp. Thủ Nghĩa nghĩ như vậy nên rầu mà chẳng hề mỏi lòng thối chí.

Mạc Tiển chết gần một năm rồi, một đêm kia Thủ Nghĩa đương ngon giấc điệp, thình lình nghe tư bề đều có tiếng la vầy. Thủ Nghĩa lồm cồm đứng dậy rồi chạy lại nép cửa lóng tai nghe coi nửa đêm có việc chi mà trong khám người ta náo nức như vậy. Lóng tai một hồi thì nghe kẻ la om người chạy rộn, song không hiểu việc chi hết. Dòm kẹt cửa mà coi thì thấy ngay trước cửa khám tối chỗ mình bị giam đó yếng sáng ửng lòa. Thủ Nghĩa nghi lửa cháy khám, trong trí liền nghĩ nếu mình ở đây chắc là bị cháy thiêu, chi bằng phá cửa ra ngoài trước là khỏi chết, sau nữa liệu coi nếu có thế nào trốn được thì mình sẽ bôn đào mà lánh nạn.

Thủ Nghĩa nghĩ như vậy rồi hai tay xô cửa thì cửa chắc quá nên xô không nổi. Phía ngoài người ta nghe càng lớn, mà lại nghe có tiếng trống vang dậy. Thủ Nghĩa vừa sợ chết vừa muốn thừa cơ hội lộn xộn này mà thoát thân, nên đứng sụn chơn xuống kê vai bên tay mặt vào cánh cửa rồi chuyển gân nín thở mà lấn một cái rất mạnh làm cho cánh cửa văng chốt ngã rớt xuống đất một cái rầm. Lúc ấy Thủ Nghĩa chẳng còn kể chi nữa, thấy cửa ngã liền nhảy phóc ra ngoài rồi chạy dọc theo chái nhà ra tới sân, quả thấy lửa cháy khám rần rần, lính cầm roi, tù xách nước đương xúm nhau mà chữa lửa.

Thủ Nghĩa bò theo mấy chỗ tối, lén lại tới hàng rào rồi vạch rào mà chun, chẳng dè ra khỏi rào lại gặp cái mương lớn. Thủ Nghĩa muốn co giò mà nhảy qua, song bị cầm tù hơn mười một năm, chơn đã cuồng, sức đã yếu, liệu nhảy không nổi, nên lần lần lội qua mương rồi nhắm ngay trước mặt mà chạy. Trời thì tối, đất thì cỏ mọc rậm rạp, anh ta chạy té lên té xuống, khó nhọc không biết chừng nào. Chạy được một hồi ngó ngoái lại thì thấy xa xa ngọn lửa còn đỏ trời, biết chắc lính còn lo chữa lửa không dè mình trốn mà rượt theo, nên trong lòng bớt sợ rồi đi thủng thẳng mà nghỉ. Vừa đi vừa suy nghĩ, thình lình nghe phía bên tay trái có tiếng người nói chuyện với nhau nho nhỏ và chạy lướt cỏ nghe xào xào. Thủ Nghĩa chẳng hiểu ai chạy đi đâu, sợ lính theo bắt mình, nên lủi vô bụi rồi im lìm nín thở. Cách một hồi thấy có hai dạng người chạy ngang qua, một người chạy trước, một người chạy sau, người trước nói với người sau rằng: “Ráng chạy một khúc nữa tới phía rừng thì hết lo”.

Thủ Nghĩa nghe mấy lời định chắc người nầy là tù thừa hỏa hoạn mà trốn như mình nên bớt sợ. Song đợi hai người ấy chạy được một đỗi xa xa rồi mới đứng dậy mà đi theo. Anh ta vừa đi được nửa canh thì tới một đám rừng tràm, tuy là khó đi song muốn thoát thân nên phải ráng. Đi đến sao mai mọc, đuối chơn mỏi sức đi không nổi, Thủ Nghĩa thấy có một cây tràm lớn chết khô ngả nằm xiên xiên trên mặt đất bèn nằm ngay trên đó mà nghỉ lưng. Nghỉ một hồi rồi ngủ quên đến sáng mặt trời mọc được chừng một sào, yếng sáng mặt trời chói ngay vào mặt mới giật mình thức dậy.

Thủ Nghĩa tính thầm rằng bây giờ mình phải lén về Tân Châu mà thăm cha mẹ rồi sẽ xin cha mẹ trốn đi với mình đến xứ khác cho khỏi lậu. Anh ta biết Tân Châu ở hướng mặt trời mọc nên nhắm hướng ấy mà đi. Đi đến đứng bóng, phần thì mệt mỏi, phần thì đói bụng, trong lòng lo sợ nếu đi trong rừng hoài như vầy chắc là phải chết đói. Ráng đi một hồi nữa mặt trời vừa trịch bóng, may đã ra khỏi rừng rồi lại thấy trước mặt đồng trống minh mông, xa xa cách chừng vài dặm hú thì có một cái nhà tranh, có khói bay trên nóc nhà, Thủ Nghĩa chẳng xiết nỗi mừng, bèn đi riết lại cái nhà ấy. Tới nơi bước vô thì thấy có một bà già chừng 60 tuổi, đầu bạc hoa râm, mặc quần vải đen cũ, trên có mang cái yếm mà thôi chớ không có áo, đương ngồi chắp trân để dệt chiếu. Bà già thấy Thủ Nghĩa quần áo rách nát mà mình mẩy lại lấm lem, không hiểu ai đi đâu nên coi có sắc sợ, Thủ Nghĩa nói dối rằng mình là bạn lưới ở Hà Tiên đi ra Tân Châu mà thăm bà con, đi lạc trong rừng mấy ngày rày đói khát hết sức may thấy nơi đây có nhà nên ghé xin cơm mà ăn. Bà già nghe nói lật đật vô buồng bưng rá cơm nguội ra thì còn được vài chén, bèn để trên sập rồi trở vô móc ít con mắm lóc nhỏ đem ra cho Thủ Nghĩa ăn. Thủ Nghĩa ăn rồi liền lạy bà già mà tạ ơn và hỏi thăm đường đi Tân Châu. Bà già nói rằng: “Cậu ở Hà Tiên đi Tân Châu mà cậu đi lạc tới trên nầy, đã gần tới xứ Cao Miên[1] rồi, vậy bây giờ cậu phải trở lộn xuống và đi xéo xéo qua phía mặt trời mọc mới được, mà bây giờ trời đã nửa chiều rồi cậu đi không kịp, vậy thôi cậu ở đây mà nghỉ rồi khuya sẽ đi. Hễ khuya cậu đi thì chừng lối nửa chiều cậu tới Tân Châu, đi ban ngày dễ hơn chớ đi bây giờ rồi nửa đường trời tối chỗ đâu mà nghỉ?”

Thủ Nghĩa thấy bà già tử tế thì trong lòng chẳng xiết cảm phục, bèn xin phép cho ngủ nhờ ngoài mái hiên một đêm cũng được, chẳng cần ở trong nhà. Bà già không chịu, lật đật lấy chổi quét sập rồi biểu Thủ Nghĩa lên đó nằm mà nghỉ, còn bà thì đi lấy nồi nấu cơm, đến mặt trời gần lặn bà dọn cơm với rau luộc mắm kho rồi mời Thủ Nghĩa ăn với bà nữa. Tối lại Thủ Nghĩa thấy bà ở giữa đồng có một mình bèn hỏi thăm coi có con cháu chi hay không thì bà nói chồng bà chết có để lại một đứa con trai tên Cam, mà hồi chồng bà còn sanh tiền có thiếu nợ của ông Bình ở Tân Châu 30 quan tiền, bà không thể trả nổi, nên phải đem con mà đợ cho người ta hơn hai mươi năm rồi.

Năm ngoái bà đi bán võng có gặp người ở Tân Châu bà hỏi thăm con bà thì người ta nói nó ăn trộm đồ của con ông Bình là Trần Tấn Thân sao đó nên nó đã trốn đi mất rồi. Xưa rày bà không thấy con về mà cũng không nghe tin tức ở đâu, chẳng biết nó có bị quan bắt bỏ tù hay không. Bà già nói đến đó thì rưng rưng nước mắt.

Thủ Nghĩa thấy bà già hiu quạnh như vậy rồi nghe lời thiết tha như vậy thì cũng động lòng nên nằm gác tay lên trán mà thở dài.

Đến khuya bà già thức dậy nấu cho Thủ Nghĩa ăn một bữa cơm nữa rồi chỉ chừng hướng cho Thủ Nghĩa đi. Thủ Nghĩa tay không chẳng biết lấy chi mà đền ơn, chỉ cúi lạy mà tỏ rằng: “Cháu là người nghèo khổ mà bà tiếp đãi cháu rất hậu như vầy, ơn này dầu ngàn ngày cháu cũng không quên đặng. Vậy cháu xin lạy tạ bà mà tạ ơn và nguyện xuống Tân Châu sẽ hỏi thăm giùm tin tức người con của bà coi bây giờ ở đâu cho biết”. Bà già gật đầu rồi đứng ngó chừng cho Thủ Nghĩa đi.

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy I_icon13Mon 24 May 2021, 10:20

Chúa tàu Kim Quy


Thủ Nghĩa băng ngang trong đồng, khi thì cỏ lấp bít đầu khi thì lội nước tới bụng, đi riết tới nửa chiều thiệt quả thấy mấy cây gáo mọc theo đường Tân Châu qua xóm Cây Xoài. Thủ Nghĩa bụng đã đói, song sợ người ta biết mặt nên chun trong một đám dâu nằm mà nghỉ chơn, đợi tối rồi sẽ lén mà về nhà. Thủ Nghĩa nằm suy nghĩ chắc là về đây cha mẹ mừng lắm, song mừng mà nghe nói mình vượt ngục thì chắc là chẳng khỏi rầu lo. Suy tới nghĩ lui, sợ rồi mừng, mừng rồi buồn, buồn rồi lại sợ cho đến tối đốt đèn một lát mới đứng dậy mà vô chợ Tân Châu. Thủ Nghĩa đi ngang qua nhà cô Tư Chuyên là người mình yêu mến tính gá nghĩa châu trần khi trước thì nhà đã dỡ đi đâu mất, chỉ còn có một cái nền không với mấy bụi chuối xơ rơ đó mà thôi. Thủ Nghĩa trong lòng khoan khoái muốn đi riết về nhà thì thấy đường đi vô bị bít hết, nhà cửa cũng không có, còn cái vườn cau thì ai đốn hết chỉ còn rơi rát chừng năm bảy cây mà thôi. Thủ Nghĩa xem vườn xưa cảnh cũ như vậy thì lòng như dao cắt, ruột tợ kim châm, đau đớn thay dâu bể cuộc đời, ngao ngán nỗi thung huyên xiêu lạc. Thủ Nghĩa chơn run lập cập, lụy ứa dầm dề, muốn bước vô mà giở bước chẳng kham, nên ngồi bẹp tại đầu đường mà khóc.

Thủ Nghĩa khóc một hồi rồi lặng thinh mà ngó mấy cây cau, văng vẳng nghe tiếng chó sủa xa xa, rụt rịt thấy dạng chuột xù xông trước mặt. Anh ta vùng đứng dậy rồi xăm xăm đi thẳng vô chỗ nhà mình ở khi xưa. Đêm ấy trời tuy không trăng, nhưng mà nhờ bóng sao tỏ rạng nên mọi vật đều thấy mờ mờ: cái nền nhà trên chỗ nầy bây giờ tranh mọc đã bít hết. Cái sân là chỗ mình trồng bông khi trước không còn một bụi mà đất lại nổi vồng dường như ai đã cuốc mà trồng khoai bắp chi đây.

Cây quít ở dựa chái nhà, khi trước sai oằn nhánh, nay cũng còn đây song cội khô lá đổ coi ra như tuồng nhớ chủ đứng bàng hoàng. Thủ Nghĩa đi xem cùng mấy chỗ mình ở khi trước rồi lần lần đi thẳng vô miếng vườn, cây trái điêu tàn, càng nhắm dạ càng đau, cỏ tranh rậm rạp, càng đi chơn càng vướng; tới cái ao sen là chỗ mình ngồi rồi thỏ thẻ thuật chuyện nhà với em rể lần chót đó, thì ao đã cạn, nước đã khô, bông sen trắng đỏ chẳng còn, chỉ còn thấy một vùng đất bùn đen thui với mấy con cóc nhảy lom xom bên cẳng. Đứng chần ngần dựa mé ao một hồi rồi Thủ Nghĩa quày quã trở ra, đi ngang qua mấy cái nền nhà là chỗ khi mới vô trông thấy rất đau đớn lòng mà anh ta cũng không thèm dừng bước, cứ lầm lũi đi riết ra đường rồi băng xuống ruộng nhắm hướng nam mà đi tới.

Thủ Nghĩa đi đến sáng gặp một cây gòn rừng mọc giữa đồng bèn leo lên ngồi tại cháng ba mà dòm ngó tứ phía rồi leo xuống nhắm qua phía mặt trời mọc mà đi. Ai có biết Thủ Nghĩa đi đâu hay không?

Số là khi về đến quê xưa dòm thấy nhà cửa tiêu điều mẹ cha đâu mất thì cảm động nên lụy ứa dàm dề, chừng ra gặp ao sen nhớ tới phận thằng em rể mình ở Cái Vừng mới tính đi riết xuống đó đặng hỏi thăm việc nhà và mẹ cha em út.

Mặt trời mọc được một lát thì Thủ Nghĩa vô tới xóm Cái Vừng. Vả khi trước Thủ Nghĩa thường tới lui chơi với Phạm Kỉnh Chi, đã quen chỗ em mình ở, nên nay chẳng có chút gì bợ ngợ, vô xóm rồi cứ nhớ theo con đường cũ mà đi. Đến nhà đứng trước ngó vô thì quả là cái nhà đó, tuy cái nhà sau bây giờ đã dỡ cất qua phía bên tay mặt, tuy bây giờ có trồng thêm một hàng dừa ở phía sau, nhưng mà trước nhà cũng còn cái hào đây, dựa chái nhà cũng còn mấy cây xoài đó, Thủ Nghĩa nhắm nhía một hồi rồi bước vô sân; hai con chó vàng trong nhà thấy người lạ mặc quần áo rách lang thang lại ướt loi ngoi thì áp ra mà sủa. Anh ta đứng giữa sân không dám bước tới, thình lình nghe trong nhà có tiếng đàn bà la chó, trong lòng khấp khởi không biết có phải là em gái của mình chăng.

Hai con chó dang ra, anh ta vừa muốn đi tới nữa thì thấy trong nhà có một người đàn bà bước ra, độ chừng 40 tuổi, vạt áo trước vắt choàng ngang lưng quần, đầu bịt trùm khăn vải trắng, ngó Thủ Nghĩa mà hỏi rằng: “Chú ở đâu lạ, đến nhà tôi có việc chi hay không?”.

Thủ Nghĩa nghe la chó thì trong bụng mừng thầm tưởng em gái mình, chẳng dè chừng thấy mặt lạ không biết là ai lại nghe hỏi thình lình, lính quýnh không biết trả lời làm sao cho được. Anh ta đứng bợ ngợ, người đàn bà ấy ngó chằm chằm một hồi rồi anh ta mới nhỏ nhẹ mà hỏi rằng:

- Thưa thím, không biết nhà nầy có phải là nhà của Phạm Kỉnh Chi hay không thím há?

- Chú hỏi nhà ai?

- Thưa nhà của Phạm Kỉnh Chi.

- Kỉnh Chi nào, tôi có biết ở đâu?

- Cách hơn mười năm trước tôi có ghé thăm một lần thì tôi nhớ ở chỗ nầy.

- Tôi không biết.

Người đàn bà trả lời bao nhiêu đó rồi bỏ đi vô nhà. Thủ Nghĩa đứng bơ vơ, mặt buồn nghiến, vừa muốn trở ra thì thấy ngoài cửa ngõ có một người đàn ông đi vô, mặc đồ vắn, tay cầm một rựa, hỏi Thủ Nghĩa là ai mà đi đâu đó. Thủ Nghĩa cũng đáp mấy lời như là đáp với người đàn bà khi nãy vậy, thì người ấy hỏi rằng: “Vậy chú có bà con hay là quen biết chi với Phạm Kỉnh Chi hay sao mà hỏi?”

Thủ Nghĩa nói rằng mình là anh em bạn hồi nhỏ, hơn mười một năm mắc nghèo lo đi làm ăn nên không gặp mặt nhau, nay có việc nên ghé mà thăm coi mạnh giỏi thể nào.

Người ấy nghe nói như vậy liền biểu Thủ Nghĩa vô nhà. Thủ Nghĩa quần áo lấm lem mà bụng lại đói, vì từ sớm mơi hôm qua đến nay không có để vật chi vào miệng hết, hễ khát nước thì lựa vũng nào trong bụm tay uống cho đỡ dạ mà thôi, bởi vậy cho nên vừa bước vô nhà thì liền ngồi bẹp xuống dưới đất. Chủ nhà đi cất cái rựa rồi trở ra biểu Thủ Nghĩa lên ván mà ngồi. Chủ nhà lại hỏi:

- Chú ở đâu mà đi lại đây?

- Tôi cũng là người gốc gác ở đây, song hồi nhỏ cha mẹ nghèo nên xiêu lạc, bây giờ tôi ở Hà Tiên.

- Phải, cuộc đất này hồi trước là chỗ Kỉnh Chi ở; anh ta bán lại cho vợ chồng tôi nay tính được chín mười năm rồi.

- Hồi trước tôi coi Kỉnh Chi tuy không giàu; song trong nhà cũng đủ ăn, không biết tại sao mà bán nhà bán cửa vậy anh há?

- Anh ta nghèo là tại vợ, chớ anh ta là người thiệt thà làm ăn, làm sao đến đỗi nghèo được.

- Vợ làm sao mà anh nói tại vợ?

- Kỉnh Chi đi nói con gái ông Thành ở trên Tân Châu, vợ thì chưa cưới mà bà già vợ chết cũng phải lo chôn. Đến ông già vợ chết cũng phải lo chôn nữa, rồi vợ có chửa đau hoài phải lo mà chạy thuốc, đến chừng đẻ phải lo nuôi đẻ, đẻ chưa đầy tháng vợ chết phải lo chôn nữa, rồi đem con nhỏ về nuôi, làm như vậy giàu muôn hộ bây giờ cũng phải nghèo, huống chi anh ta vừa đủ ăn, chớ phải giàu có chi hay sao.

Thủ Nghĩa nghe rõ sự tình như dao cắt, nghĩ điềm chiêm bao khi ở khám thiệt chẳng lầm. Anh ta sợ lậu nên dằn lòng gượng gạo mà hỏi rằng:

- Không biết bà già ruột Kỉnh Chi bây giờ còn mạnh giỏi hay không anh há?

- Ối, bả cũng chết nữa.

- Anh có nhớ bả chết hồi năm nào hay không?

- Tôi không nhớ chắc, chết đâu một năm với vợ anh ta đó đa.

- Hồi nghèo bị nợ đòi quá bán nhà cửa cho tôi đặng lấy tiền mà trả nợ rồi gởi con cho chị Bảy Quế chỉ nuôi giùm còn anh ta thì đi chèo ghe mướn. Cách ba năm nay anh ta dắt con đi đâu mất, tôi không biết bây giờ ở đâu.

- Tôi nghiệp ảnh quá, không biết ảnh có con trai hay là con gái?

- Con trai.

Hai người ngồi nói chuyện với nhau tới đó kế chị chủ nhà dọn cơm bưng lên. Anh chủ nhà mời lơi Thủ Nghĩa ăn, chẳng dè Thủ Nghĩa tỏ thiệt rằng hồi sớm mai hôm qua đến nay mình nhịn đói nên dầu không mời rồi đây mình cũng xin chút cơm dư mà ăn cho đỡ dạ. Chị chủ nhà hồi nãy thấy Thủ Nghĩa lạ mặt nghi là kẻ bất lương nên hỏi thăm không thèm nói, nãy giờ nghe nói chuyện với chồng thì mềm mỏng, bây giờ nghe lời khiêm tốn nữa thì động lòng thương nên hiệp với chồng mà mời Thủ Nghĩa lên ăn cơm, còn chị ta thì trở xuống dưới bếp nấu thêm một nồi nữa rồi sẽ ăn sau, Thủ Nghĩa cơm nước xong rồi mới từ tạ hai vợ chồng chủ nhà mà đi. Chủ nhà hỏi bây giờ đi đâu thì Thủ Nghĩa không biết đi đâu mà nói nên ú ở một hồi nói dối rằng mình đi qua An Giang kiếm thuyền quá giang mà về Hà Tiên.

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy I_icon13Tue 25 May 2021, 09:08

Chúa tàu Kim Quy


Chương V

Ai đã từng trải cuộc đắng cay, đã có đớn đau vì ly biệt, thì mới biết những lúc buồn rầu chẳng có lúc nào khó chịu cho bằng lúc nghe tin cha mẹ mình đã tỵ trần mà du âm cảnh. Thủ Nghĩa trót mười một năm trường ngày đêm luống nhớ mẹ thương cha; khi vượt ra khỏi ngục thì quyết đi riết về nhà mà thăm cha mẹ; về đến quê xưa, thấy nhà cửa tiêu điều, mẹ cha đâu mất trong lòng tuy đau đớn nhưng mà còn tưởng rằng nếu ráng sức kiếm tìm có lẽ gặp nhau. Nào dè đến Cái Vừng, nghe mẹ cha đã sớm tách suối vàng, em gái cũng hồn du địa phủ; em rể thì vì thế mặt cho mình mà tán gia bại sản, thân bình bồng không biết trôi nổi đến xứ nào. Nếu người thường mà nghe tỏ các điều ấy thì dầu ruột bằng đá cũng phải mềm, dẫu mắt bằng sành cũng phải ướt. Mà Thủ Nghĩa không tỏ dấu ai bi đau đớn, cứ ngồi tỉnh tuồng mà hỏi phăng tới lần lần, thế thì đủ biết người vững lòng bền chí là dường nào, dầu lở núi cũng không nao, dầu sập trời cũng không núng.

Có lẽ vì sự hoạn nạn nó trau dồi thiêu đốt cái lòng anh ta đã lâu rồi nên ngày nay mới được cứng như vậy chăng? Chắc là tại như vậy, bởi vì từ khi nghe rõ việc nhà rồi ngồi ăn cơm cho đến lúc từ giã chủ nhà mà đi, anh ta chẳng tỏ dấu chi buồn thảm hết. Chừng bước ra khỏi nhà rồi thì lầm lũi mà đi hoài, đi khỏi xóm ra tới đồng lại băng trong đồng mà đi cứ ngó xuống đất chớ chẳng hề ngó qua ngó lại.

Nếu có ai cắc cớ lén đi theo mà coi thì ắt thấy Thủ Nghĩa ra khỏi xóm rồi ruột gan như cắt, nước mắt dầm dề, tay đấm ngực, miệng kêu trời, xem ra lấy làm thảm thiết lắm. Đi được một hồi gặp một gò mả bèn lên đó mà ngồi than khóc một mình, tức tối vì cha mẹ nhắm mắt mà không thấy được mặt con, rồi lại trách trời đất nỡ khuấy rối những người lương thiện. Thủ Nghĩa đau đớn trong lòng chịu không nổi mà nghĩ rằng mình vượt ngục là cố ý muốn về để gần gũi mẹ cha, nay mẹ cha đã chết hết rồi, thế thì mình còn mang cái thân cực khổ này chộn nhộn nơi dương trần nữa làm chi? Nghĩ như vậy nên tính tự vận mà chết, trước là trút cho hết cái nợ hồng trần, sau nữa đến suối vàng hoặc may có sum vầy cùng mẹ cha. Quyết chí rồi đứng dậy ngó quanh quất thì đồng trống minh mông, cách xa chừng một vài dặm thấy mé sông cái mới bươn bả đi lại đó đặng nhào xuống sông mà chết. Đi được vài công đất, trong trí nhớ tới Kỉnh Chi bèn đứng lại mà nghĩ thầm rằng: Kỉnh Chi vì một tiếng hứa hẹn, vì lòng tri kỉ với mình mà phải tán gia bại sản, ơn ấy rất nặng nề, nếu mình chết thì làm sao mà đền bồi cho được. Đã vậy mà mình bị lao tù rồi cha mẹ buồn rầu mà chết hết đây chắc là quân tiểu nhơn âm mưu khổ hại, cái oán này mình chưa trả được, nếu bỏ mà chết đi thì có đáng làm người đâu. Nghĩ như vậy rồi ngồi chồm hổm chống tay đỡ cằm mà tính, tính một hồi rồi đứng dậy nhắm hướng mặt trời lặn lầm lũi mà đi riết.

Thủ Nghĩa đêm ngày cứ đi hoài, khi thì xông lướt qua rừng khi thì hụp lặn mà qua bưng, đói kiếm xóm xin ăn, mệt lựa gò nằm nghỉ, đi được ba ngày bốn đêm mới tới một sóc Cao Miên.

Anh ta đi ngay vào sóc hỏi thăm mới biết đã đến Vũng Trạch rồi, từ đó qua Hà Tiên chẳng còn bao xa nữa. Thủ Nghĩa đi lần lần tính chẵn bảy ngày bảy đêm mới đến Hà Tiên. Đến nơi rồi anh ta mới tìm xóm rỗi biển, tính ở lại đó mà xin ở làm bạn rỗi.

Thủ Nghĩa đi dọc theo bãi biển; lúc ấy nhằm lúc ban mai, nước lớn, gió thổi lao rao, dưới chơn sàn sạt sóng cất vòi, ngoài cửa linh đinh thuyền chạy vát. Trước mặt thấy có ba bốn chiếc ghe rỗi đã về đến bến rồi đương cất cá lên bãi, kẻ khiêng người gánh, kẻ tát nước, người cuốn buồm, sau lưng nhìn có mấy cụm núi xanh xanh, lùm lùm chỗ thấp chỗ cao, chỗ phun khói lam như mây đen, chỗ đỏ lòm như lửa đốt. Nhìn xem phong cảnh ngó trời ngó nước, trong dạ đương bàng hoàng, thình lình sau lưng có một người đi tới vỗ vai anh ta mà hỏi rằng: “Làm gì mà đứng đây?”. Thủ Nghĩa giựt mình day lại thì thấy có một người độ trên 50 tuổi, quần áo cụt, râu tóc đã hoa râm, tướng mạo vạm vỡ, bộ tịch cứng cỏi, không biết là ai, nên ú ớ không biết sao mà trả lời. Người ấy thấy vậy bèn tiếp rằng:

- Chú em nó ở đâu lạ tôi không biết?

Thủ Nghĩa muốn thừa dịp làm quen đặng kiếm chỗ dung thân, nên đáp rằng:

- Thưa, tôi ở An Giang nghèo nàn không có chỗ làm ăn, nên vô đây tính kiếm chỗ ở đi bạn rỗi.

- Vậy sao? Nếu muốn ở bạn thôi về ở với tôi; không hại gì, ở với người ta bao nhiêu tôi cũng trả tiền công như ở với người ta vậy. Mà thuở nay chú em nó đã có biết đi biển hay chưa?

- Thưa, chưa.

Người ấy ngó Thủ Nghĩa rồi nói:

- Không hại gì, ở với tôi, tôi tập cho. Nghề đi biển không khó gì, đi chừng ít tháng thì quen; ai cũng vậy, thuở nay có ai học hành gì đâu. Thôi đi với tôi.

Người ấy dứt lời rồi dắt Thủ Nghĩa đi dựa theo mé biển về nhà; lúc đi dọc đường, hỏi Thủ Nghĩa rằng:

- Chú em nó có cha mẹ, vợ con chi hay không?

Thủ Nghĩa nghe hỏi đến việc nhà thì đau lòng chẳng xiết, nhưng mà muốn cho có chỗ ở yên, lại sợ quan trên người ta bắt nữa, nên phải gượng gạo mà nói rằng:

- Thưa, tôi không có vợ con chi hết, chỉ còn một mẹ già bây giờ đương ở với anh tôi ngoài An Giang.

- Tôi đây không có con, trong nhà có hai vợ chồng, thuở nay tôi chuyên có một nghề ra biển kiếm cá đem về cho vợ bán. Nói cho phải, nhờ trời đất phò hộ nên trong nhà thường đủ cơm ăn. Năm nay tôi đã 56 tuổi, trong mình có hơi mệt mỏi, nên tôi tính kiếm một người phụ với tôi đặng tôi nghỉ chút đỉnh.

Người này tên Nguyễn Văn Phi, thường người ta kêu là ông Tám Phi, lời nói nghe có dấu thiệt tình, nên Thủ Nghĩa trong bụng mừng thầm, chắc được yên thân mà chờ vận. Đi về tới cửa, ông Tám Phi dừng chơn rồi chỉ tay xuống mé biển mà nói rằng: “Đó, chiếc thuyền của tôi đánh cá đó”. Thủ Nghĩa ngó coi thì chiếc thuyền tuy không lớn, nhưng mà sửa soạn rất đẹp, xem qua thì cũng đủ biết người chủ thuyền kỹ lưỡng mà lại mến chiếc thuyền, nên hằng lo rửa chùi sạch sẽ luôn luôn. Lúc vô nhà thì thấy nhà cửa vén khéo mà vợ ông Tám Phi lại vui vẻ nữa.

Tám Phi nói việc mình tính mướn Thủ Nghĩa lại cho vợ nghe thì vợ mừng rỡ, khen chồng hay, chớ già cả rồi mà đi lưới có một mình mệt nhọc lắm. Thủ Nghĩa ăn nói nhỏ nhoi, tánh tình trung hậu, vợ Tám Phi càng ngày càng để lòng thương. Hễ ngồi thuyền ra khơi mà đánh cá thì ông Tám Phi chỉ cồn này hòn nọ, chỉ cách vát ngược chạy xuôi, chỉ mây sao mà biết mây nổi giông, chỉ nước sao mà biết nước gần lớn, nhờ vậy nên Thủ Nghĩa đã quen thuộc đường đi nước bước trong vịnh Xiêm, đã thông thạo cách coi buồm, cầm lái mà đi biển. Nhiều khi ông Tám Phi mệt ở nhà thì Thủ Nghĩa đi đánh cá một mình; lại nhiều lúc thuận gió cá nhiều Thủ Nghĩa với ông Tám Phi cũng có chạy tuốt vô cửa Cần Vọi, cửa Rạch Giá, hoặc cửa sông Đốc mà bán cá.

Thủ Nghĩa ở được một năm, tuy vợ chồng chủ nhà thương yêu như con ruột, nhưng mà anh ta chẳng hề khi nào dám lậu việc riêng, cứ xưng mình là Ba Cu ở An Giang mà thôi. Lúc buồn thường thương cha mẹ, nhớ tới em, thường giận kẻ tiểu nhơn gian mưu, thường thương phận Kỉnh Chi lưu lạc. Mà hễ nhớ tới chuyện nhà thì trong trí thầm quyết sẽ kiếm kế ra hòn Kim Qui mà tìm vàng, nếu quả được châu báu ngọc ngà y như lời Mạc Tiển nói với mình thì liệu kế mà đền ơn trả oán.

Bữa nọ vợ chồng ông Tám Phi trả tiền công cho Thủ Nghĩa ở một năm là mười quan, rồi nói với Thủ Nghĩa rằng mình nay già cả làm nghề chài lưới dầm sương trải nắng nữa không nổi mà thấy Thủ Nghĩa có nết siêng năng, có tình trung hậu thì thương, tính bán chịu chiếc thuyền cho Thủ Nghĩa làm chủ đi đánh cá một mình, đánh cá được bao nhiêu đem về bán lại mình mua, làm có tiền bao nhiêu thì trả lần bấy nhiêu, trả đủ một trăm quan thì làm chủ đứt chiếc thuyền, làm như vậy hoặc may ra Thủ Nghĩa mới khá được.

Thủ Nghĩa nghe vợ chồng Tám Phi tính như vậy thì xiết nỗi vui mừng, nghĩ thầm rằng nếu mình ráng chịu cực đi đánh cá mà góp cho đủ giá chiếc thuyền rồi thì mình làm chủ muốn ra kiếm hòn Kim Qui đi mới đặng. Bởi nghĩ như vậy nên anh ta chịu liền; thiệt anh ta ngồi thuyền đánh cá chưa đầy một năm mà trả nợ gần hết. Khi trả được 90 quan thì ông Tám Phi kêu mà cho đứt chiếc thuyền không đòi thêm nữa. Thủ Nghĩa có được chiếc thuyền chẳng khác nào như cá có vi, như chim đủ cách, trong lòng nóng nảy quyết tìm cho bằng được hòn Kim Qui mà thôi, ngặt lúc ấy gió nghịch nên phải nấn ná mà chờ, cứ đánh cá đem về đổi lấy tiền, người ngoài ai cũng tưởng Thủ Nghĩa quyết theo nghề chài lưới cho đến già, chớ không dè bình sanh nhiều nỗi đắng cay, trong bụng toan điều vĩ đại.

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy I_icon13Wed 26 May 2021, 07:26

Chúa tàu Kim Quy


Qua tháng giêng năm sau, Thủ Nghĩa thấy có ngọn gió bấc thổi già mới quyết chí ra khơi tìm hòn Kim Qui. Anh ta sửa thuyền lại cho chắc chắn, sắm buồm lái cho hẳn hòi, mua gạo củi, nước mắm, cá khô, chở xuống thuyền rồi lại thăm vợ chồng ông Tám Phi và nói dối rằng lúc nầy đi làm cá không được nên tính ra Phú Quốc chở nước mắm về bán.

Đúng bữa rằm, khuya thức dậy nấu cơm ăn rồi trời hừng sáng Thủ Nghĩa mới giương buồm mở dây chỉ mũi hướng tây mà chạy.

Thuyền ra khỏi cửa rồi thì mặt trời vừa ửng mọc, Thủ Nghĩa ngó ngoái trở vô bờ thì thấy nhà cửa mờ mờ, trên có mấy cụm núi xanh xanh, dưới có mấy giăng rừng lúp xúp. Gió bấc thổi bọc cánh buồm làm túi, lượn sóng đùa đưa thuyền chạy như tàu, ào ào trước mũi nước tẽ hai, lũm chũm sau lưng tôm nhảy dựng. Thuyền chạy tới đứng bóng, Thủ Nghĩa ngó vô bờ thì chẳng còn thấy chi nữa hết, tư bề trời nước minh mông, trên dưới một màu liên tiếp; Thủ Nghĩa tay nắm lèo, chơn kềm lái, chí tang bồng khấp khởi với dòng xanh, nhớ chuyện cũ, tính đường đi, lòng ân oán chập chồng như non cả.

Thủ Nghĩa xem trời ngó nước, suy tới nghĩ lui một mình, dạ đương bồi hồi bỗng trước mũi thuyền dạng dạng có giăng núi nằm ngang, mà phía tay mặt xa xa lại có một giăng núi nữa. Anh ta định chắc trước mặt đó là hòn Phú Quốc, còn phía trên kia là núi Trà Lơn, bởi vậy cho nên tay nắm lèo cứ xuôi gió mà chạy hoài, đến trời tối vô tới bờ rồi mới xả neo thuyền mà nghỉ. Thủ Nghĩa nấu cơm ăn rồi gác tay lên trán, trên trời bóng trăng rằm vằng vặc, ngoài biển lượn sóng dập ồ ào; trên nhành bầy vượn giỡn chuyền con, canh vắng tiếng chim kêu tìm ổ. Thủ Nghĩa tuy ngồi coi lái trọn ngày mệt mỏi, nhưng mà trong lòng lo lắng nên nằm thổn thức trọn canh dài. Trời vừa hừng đông, anh ta vừa thức dậy nấu cơm ăn rồi mặt trời mọc thì kéo neo làm buồm chạy dọc theo mé hòn, tính kiếm người mà hỏi đường dọ nẻo. Thuyền chạy tới xế mới tới đầu hòn phía nam, ngó vô bờ thì thấy một cái ụ lớn, trong ụ có ba bốn chiếc thuyền đậu tại đó, lại có người ta đương phơi lưới. Anh ta liền bẻ lái trở buồm xông vô ụ; mấy người đương phơi lưới chẳng biết là thuyền của ai nên ngó sửng.

Thủ Nghĩa vô tới, xả buồm buộc thuyền xong rồi mới leo lên bờ đi lần lại chỗ mấy người phơi lưới mà hỏi rằng:

- Mấy anh ơi, không biết đây có phải là hòn Phú Quốc hay không, mấy anh?

Có một người ước chừng 40 tuổi, nghe hỏi tức cười đã không trả lời, lại hỏi Thủ Nghĩa rằng:

- Vậy chớ chú em nó ở đâu mà hỏi kỳ cục vậy?

- Tôi ở trong Hà Tiên, chủ tôi sai tôi đi kiếm đồi mồi với ổ yến. Tôi chạy trọn một ngày hôm qua đến tối mới tới hòn nầy, hồi hôm tôi đậu phía trên kia tôi ngủ rồi hồi sớm mai tới bây giờ mới xuống tới đây. Tôi chẳng có gặp ai mà hỏi thăm, mà thuở nay tôi cũng chưa đi đến đây, vậy xin mấy anh làm phước nói giùm coi hòn này là hòn gì.

- Phải, hòn nầy là hòn Phú Quốc, mà đây là mũi ông Đội, nhằm đầu hòn, hễ qua mũi nầy rồi thì thấy mũi Hạnh, từ mũi Hạnh đi trở lộn lên đó là Dương Đông.

- Người ta nói gần đây có một hòn kêu là hòn Kim Qui, chỗ ấy có đồi mồi nhiều lắm phải vậy không anh?

- Hòn Kim Qui đâu có đồi mồi, ai chỉ cho chú em đó?

- Chủ tôi biểu tôi ra đó coi như có thế bắt đặng thì bắt, bằng khó bắt thì hỏi giá cả cho chắc rồi về đem tiền ra mà mua.

- Không có đâu! Anh em tôi ở đây thuở nay không biết hay sao! Chú em nó đi thất công vô ích.

Thủ Nghĩa nghe nói liền khoanh tay trên cổ làm bộ tính thầm một hồi rồi nói rằng: “Mấy anh nói như vậy thì tôi đi cũng không ích gì. Cha chả! Mà chủ tôi sai tôi ra đó nếu tôi đi nửa chừng tôi trở về, chắc là bị rầy. Trong lòng tôi lưỡng lự không biết tính sao bây giờ”.

Có một người chừng 30 tuổi, nghe Thủ Nghĩa than như vậy bèn nói rằng:

- Nếu người ta biểu anh ra hòn Kim Qui mà anh đến đây rồi anh trở về như vậy sao cho phải. Đây xuống đó chẳng bao xa, chạy độ chừng một buổi thì tới, thà anh đi xuống đó không có anh trở về, vậy cho vừa lòng người ta chớ.

Thủ Nghĩa thấy người ấy nói trúng ý mình, thì hỏi phăng tới rằng:

- Không biết hòn Kim Qui đi ngả nào anh há?

Người ấy làm bộ lanh, buông tay lưới chạy lấy một nhánh cây nhỏ vẽ dưới đất mà chỉ cho Thủ Nghĩa rằng:

- Tại đây anh cứ hướng nam mà chạy; anh sẽ gặp bốn cái hòn dọc đường; hòn thứ nhứt là hòn Đen, hòn thứ nhì là hòn Rái, hòn thứ ba là hòn Thơm, hòn thứ tư nhỏ mà nằm ngang đó là hòn Vàng. Hễ anh đi khỏi bốn cái hòn tôi mới chỉ cho anh đó rồi thì anh sẽ thấy bốn cái hòn nằm dài trước mũi ghe, cái hòn chót nhỏ nằm phía bên cột chèo mũi đó là hòn Kim Qui.

Thủ Nghĩa nghe nói chíp trong bụng, song còn ráng hỏi thêm rằng:

- Anh có đến hòn Kim Qui lần nào không?

- Không. Tôi có chạy ngang qua đó vài lần, chớ tôi không có ghé.

- Không biết cái hòn đó có người ta ở hay không anh há?

- Cái đó tôi không biết chắc.

Người chừng 40 tuổi nói chuyện với Thủ Nghĩa hồi đầu hết đó, nghe hỏi liền ứng tiếng nói rằng: “Không có ai ở đâu. Bốn cái hòn nằm ngang đó, cái hòn chót phía bên cột chèo lái kêu là hòn Móng Tay thì có người ta ở, chớ mấy cái hòn kia thì không có”.

Thủ Nghĩa nghe nói mừng thầm, ngồi hỏi thăm việc chài lưới một hồi, rồi xuống thuyền nấu cơm ăn, tính ở đó nghỉ một đêm đợi khuya sẽ dậy làm buồm mà xuống hòn Kim Qui. Anh ta biết đường đi rồi nên vững bụng, tối lại ngủ ngon giấc, chẳng còn tư lự chi nữa.

Sáng bữa sau, Thủ Nghĩa thức dậy nấu một nồi cơm ăn phân nửa, còn phân nửa để dành chiều. Cơm nước xong xuôi, anh ta mới làm buồm và từ giã mấy người nói chuyện với mình hôm qua đó rồi nhắm hướng nam mà chạy. Thiệt quả qua bốn cái hòn khác nằm ngang trước mũi thuyền. Thủ Nghĩa nhắm cái hòn chót phía bên cột chèo mũi mà chạy, tới đó thì mặt trời vừa đứng đầu. Anh ta lựa một cái vịnh sấn thuyền vào một gốc cây lớn gie ra ngoài mé biển, nằm nghỉ đợi mặt trời trịt bóng mới xăn quần xách rựa mà lên bờ.

Khi bước lên hòn thì không biết đâu mà đi; anh ta đứng nhắm một hồi rồi tính trong bụng rằng mình phải đi vòng tròn theo chung quanh cái hòn nầy rồi đi ngang đi dọc nữa thì mới tìm kỹ lưỡng được; song bây giờ trời đã xế rồi mà mình không rõ cái hòn bao lớn nên không biết đi giáp vòng có kịp hay không, vậy thôi bữa nay mình đi bậy một khúc rồi rạng ngày thức dậy sớm mình sẽ đi cho giáp vòng. Tính như vậy rồi anh ta cầm rựa nhắm giữa hòn mà đi sấn vô. Hòn thì hoang tàng nên cây cối rậm rợp, nhánh gie ngang, tàn che phủ khó đi lắm, có nhiều chỗ nhánh nhỏ nó xỏ rế bít đường phải chặt bớt đi qua mới được. Ban đầu đất còn ướt, đi được một hồi hết đất bùn tới đất cát, rồi đi một khúc nữa lại tới đá. Thủ Nghĩa định chắc giữa hòn có núi, song núi không cao bởi khi thuyền còn ở xa thì không thấy hòn núi nổi cao hơn mặt nước cho lắm. Thiệt quả hễ tới đá thì trước mặt có một dãy núi thấp giăng ngang, song chỗ cao chỗ thấp không chừng, mà chỗ nào cây cũng mọc bít hết, nên không thấy đá, lại chỗ cao hơn hết là trăm thước mộc là nhiều.

Tới chưn núi, Thủ Nghĩa ngồi dựa gốc cây nghỉ một hồi rồi quyết trèo lên trên chỗ cao đặng đứng lên nhắm địa thế coi cái hòn bao lớn. Lên đến đó rồi ngó trước mặt thì thấy mé biển gần lắm, mới hay giăng núi nằm dựa mé hòn chớ không phải nằm chính giữa hòn. Thủ Nghĩa đương đứng ngó thình lình nghe cái sạt, cây nhỏ rung rinh, không rõ là con chi, anh ta cầm rựa đứng ngó lườm lườm, song không thấy động tịnh chi nữa. Anh ta sợ ác thú mà lúc ấy trời đã nửa chiều rồi, nên lật đật trở lại mà xuống thuyền vì e trời tối giữa đường thì chẳng tiện. Xuống tới thuyền thì mặt trời đã lặn. Anh ta ăn sơ cơm nguội nấu hồi sớm mai đó, rồi mới dậy cho thuyền dang ra xa mà nghỉ.

Đêm ấy Thủ Nghĩa trong lòng lo tính hoài nên ngủ không được, không biết mình có công đi tìm vàng bạc như vầy mà được hay không, như được thì làm sao mà chở, và chở rồi biết để ở đâu; còn như tìm không được thì mình tính việc chi, chớ không lẽ ơn Kỉnh Chi chưa đền, oán của tiểu nhơn mình chưa tìm ra mối mà mình linh đinh nơi bãi cạn, trôi nổi chốn vực sâu hoài hay sao. Mảng bàng hoàng trằn trọc nên ngủ chẳng đặng bao lâu kế trời sáng. Cơm nước xong rồi muốn xách rựa mà đi vòng theo mé hòn, song nghĩ đường đi hiểm trở lắm, mà đi dựa mé thôi thà mình chèo thuyền mà đi còn tiện hơn. Nghĩ như vậy nên mở dây rồi chèo dọc theo mé, và chèo và ngó vô bờ coi có thấy hang hố gì hay không. Lúc sớm mai trời thanh gió tịnh nên Thủ Nghĩa chèo sát dựa mé, coi chừng hoài mà không thấy chi hết, chỉ có rừng rậm ri, nhánh rào ngang, rễ xỏ dọc bít chịt hết mà thôi. Chèo hơn nửa buổi xuống tới đầu hòn, kế trời phát gió lao rao, Thủ Nghĩa làm buồm đặng mà nghỉ tay, chạy trở lên mé bên kia chẳng bao lâu thì thấy chơn núi ra sát mé biển, cây cối thưa lần, lại có một cái ụ rất kín, nhắm thuyền đậu êm ái lắm. Thủ Nghĩa chui thuyền vô ụ, hạ buồm, buộc dây rồi mới xách rựa mà đi dọc theo chơn núi. Đường đi thì ít có cây cản trở, song đá chập chồng nên đi rất nhọc nhằn.

Đi được một khúc ước chừng chín mười công đất, xảy thấy núi dựng đứng sát mé biển. Chỗ ấy lại cũng có một cái ụ thuyền đậu coi êm hơn cái ụ hồi nãy nữa. Anh ta đứng nhắm cái ụ rồi nhắm hòn núi, lại thấy đá dựng đứng đó có một cái hang lớn, miệng hang bề ngang có vài sải và bề cao hơn một tầm, song dây cóc kèn với dây bìm bìm giăng bít hết phân nửa.

Anh ta lần lần đến miệng hang, lấy rựa chặt dây giăng phủ đó hết rồi đứng dòm vô trong hang thì thấy tối mờ mờ. Anh ta dụ dự không dám vô, cứ đứng ngoài mà dòm một hồi rồi trở lại chèo thuyền đem lại đây mà đậu.

Buộc thuyền xong rồi mới xách rựa nhảy lên, lầm lũi đi sấn vô hang, dường như người đã vô ra quen thuộc đường rồi vậy. Trong hang mờ mờ, Thủ Nghĩa đi lần lần chớ không dám đi mau; đi tới đâu chàng hiu, rắn mối chạy đến đó, có khi cóc giựt mình nhảy đeo chơn, có khi dơi lính quýnh bay đụng mặt. Thủ Nghĩa liều mạng mà đi, chớ trong bụng phập phồng lắm, bởi vì nếu thú rừng rắn độc nằm đâu đây thì khó mà lánh thân, hoặc chống cự được. Hang ở ngoài tuy lớn mà vô trong lại hẹp lần lần, có chỗ phải cúi đầu chun qua mới được. Đi một hồi tới một ngã ba, anh ta đứng dòm thì đường thẳng coi hẹp té mà lại tối đen, có ngõ quẹo bên tay mặt thì là rộng mà lại sáng sáng lần lần, tưởng thầm rằng mình đã qua gần tới miệng hang bên kia rồi nên có yếng mặt trời dọi sáng như vậy. Chẳng dè đi được một khúc, thấy trước mặt sáng hoắc như trên đất bằng. Thủ Nghĩa trong bụng đã hồ nghi mình đi sai đường; tuy vậy mà cũng cứ đi tới hoài, có ý muốn biết coi cái hang này trổ ra đâu, nào ngờ lại đến chỗ sáng ấy thì thấy có một cái lỗ lớn ở trên trổ xuống.

Thủ Nghĩa đứng lại chỗ lỗ ngó lên, thấy mây trên trời rõ ràng, mới hay nếu mình dài dài theo trên núi có lẽ mình cũng gặp cái miệng lỗ này, song ngó kỹ thì từ trên miệng lỗ tới chỗ anh ta đứng coi xa lắm, ở trên không có thế nào mà xuống được. Ngó lên rồi mới ngó chung quanh thì thấy cái hang đến đó lại rộng lớn, bèn đi tới nữa. Thủ Nghĩa đi thì thấy hang lần lần tối càng tối, mà lại càng rộng, đi chừng ba chục bước xảy thấy cái hang chỗ ấy bùng binh ra bằng hai căn nhà, chính giữa có một đống chi cao tới ngực như củi chất đó vậy, lại hai bên đống ấy có vật chi đen giống như người ta quì, ở xa coi không rõ.

Thủ Nghĩa trong bụng phập phòng ngần ngại, không dám bước tới, bèn đứng mà tằng hắng thì tiếng dội rền trong hang nghe bắt rởn óc. Anh ta vái thầm vong hồn Mạc Tiển nếu có linh thì xin đem đường dẫn nẻo đặng tìm cho được bạc vàng mới có thế qua Quảng Đông mà báo tin được, lại hứa thầm nếu mình được bao nhiêu cũng chở qua Quảng Đông mà chia cho mẹ Mạc Tiển phân nửa.

Nhớ tới Mạc Tiển thì liền nhớ tới sự cực khổ của mình ở trong khám tối hơn mười một năm, mà nhớ tới sự cực khổ ấy thì lại nhớ tới phận của mẹ cha, nhớ tới thân em gái và em rể, mà hễ nhớ tới việc nhà thì lòng như dao cắt, chẳng còn biết sợ chi nữa hết, nên xăm xăm đi riết lại chỗ mấy vật đen đen ấy chẳng chút dụ dự nữa. Thủ Nghĩa tới nơi rờ coi thì thấy đống như đống củi ấy là ngà voi, còn mấy vật đen đen như người ta quì đó là mấy cái ché. Anh ta vừa rờ đống ngà voi thì trong bụng mừng rỡ vô cùng, tay run rẩy, ngực hồi hộp, biết chắc mình đã tìm trúng chỗ rồi. Anh ta coi kỹ thì đống ngà voi năm hay bảy chục cặp, còn ché thì là năm cái, hai cái lớn bề cao tới rún và ba cái nhỏ bề cao tới đầu gối, mỗi cái đều có nắp đậy và dây ràng coi chắc chắn lắm.

Thủ Nghĩa rờ mấy cái ché, đứng suy nghĩ một hồi rồi lấy rựa cắt dây ràng một cái ché lớn và một cái ché nhỏ thì dây tuy còn nguyên như mới ràng, song đã mục tự bao giờ, nên vừa đụng tới lưỡi rựa thì là đứt hết.

Anh ta giở hai cái ché lên coi, trong ché lớn thì bạc nén, còn trong ché nhỏ là vàng thoi. Anh ta liệu chắc trong mấy cái ché kia cũng là vàng bạc chớ chẳng có vật chi lạ nên chẳng cần phải coi nữa, bèn để rựa ngồi chồm hổm mà nghĩ rằng thuyền mình nhỏ lắm, nếu chở hết mà đem về thì sợ chở không nổi, chi bằng mình chở lần một mớ đặng đi mua một chiếc lớn rồi sẽ trở lại chở nữa. Suy nghĩ như vậy rồi mới đứng dậy xách rựa trở lộn ra. Thủ Nghĩa xuống thuyền lấy một cái thúng lớn rồi tay xách thúng tay cầm rựa đi vô hang nữa. Chuyến này quen thuộc đường rồi nên cứ đi riết chẳng chút nào bợ ngợ. Vô đến chỗ vàng bạc khi nãy, Thủ Nghĩa bèn hốt bạc nén trong ché lớn đã giở nắp ra rồi đó mà bỏ qua bên thúng; đầy thúng rồi tính đội mà trở ra, chẳng dè nhóm thử thì nặng quá nhắm đội đi bất tiện nên hốt bớt lại còn chừng nửa thúng rồi mới đội đi. Thủ Nghĩa xuống thuyền đổ bạc sau bồng lái, lấy chiếu đậy lại rồi đội thêm nửa thúng nữa, mà chuyến này lại có lấy bên ché nhỏ vài thoi vàng và lấy một cặp ngà voi rồi mới trở ra. Tới miệng hang anh ta để thúng bạc xuống kéo dây bìm bìm làm cho bít miệng hang rồi mới xuống thuyền.

Lúc ấy trời đã gần tối nên Thủ Nghĩa tính đậu thuyền tại đó mà ngủ, đợi sáng ngày sẽ đi. Đêm ấy nằm tính tới nghĩ lui, tính coi phải làm thế nào mà chở cho hết vàng bạc rồi lại tính hễ chở rồi thì đem để đâu và phải làm thế nào đặng đi tìm em rể mà người ta đừng biết mình được. Suy nghĩ tới canh khuya xảy nghe trên núi có tiếng cọp kêu cà um vang dầy; lúc ấy trời êm trăng sáng, sợ ở đây bất tiện nên anh ta lật đật ra mở dây rồi chèo thuyền đi trở lộn lại, vòng theo mé cù lao, đến trời rựng đông thì thả thuyền nấu cơm ăn rồi mới làm buồm mà lên Phú Quốc.

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Chúa tàu Kim Quy Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Chúa tàu Kim Quy
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 4 trangChuyển đến trang : 1, 2, 3, 4  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện Sưu tầm :: Tiểu thuyết :: Hồ Biểu Chánh-