Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:41

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Thu 25 Apr 2024, 18:57

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

Mái Nhà Chung by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:33

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 09:57

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Tìm thấy 2 mục

Tác giảThông điệp
Topics tagged under 21 on daovien.net Forum_11Chủ đề: Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu
phambachieu

Trả lời: 18
Xem: 4375

Search in: THƠ SÁNG TÁC   Topics tagged under 21 on daovien.net Lastpo10Tiêu đề: Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu    Topics tagged under 21 on daovien.net I_icon13Sat 19 Nov 2022, 09:55
312

HÃY CHỌN
Phạm Bá Chiểu

Có chàng bị thất nghiệp
Vùi đầu trong nợ nần
Chàng làm liều thuốc chuột
Quyết rời quên cõi trần

Bệnh viện dốc lòng cứu
Chàng sống lại thần kỳ
Bác sĩ khuyên nhủ kỹ
Đừng dại gì ra đi

Chàng nghe lời quyết sống
Nhưng viện phí hóa đơn
Chàng phải trả ba tỉ
Sống hay chết sướng hơn?


01/04/2022
#21

313
VÍ TIỀN VÀ NỖI BUỒN
Phạm Bá Chiểu

Ví tiền và nỗi buồn
Hai phía đồng hồ cát
Khi ví tiền trống dần
Nỗi buồn dâng đầy ắp


314

ẤM ÁP
Phạm Bá Chiểu

Ấm áp chẳng ta ngồi bên bếp lửa
Mà khi ta ngồi bên cạnh đống tiền


315
NGỦ ĐỂ MƠ
Phạm Bá Chiểu

Sống phải có ước mơ
Muốn mơ phải đi ngủ
Ngủ thật nhiều mới đủ
Mơ được nhiều giấc mơ


316

XÚC PHẠM NGƯỜI NGU
Phạm Bá Chiểu

Tao không dám nói mày đồ ngu ngốc
Bởi vì tao sợ xúc phạm người ngu


317
CƯỜI VÀ CƯỚI
Phạm Bá Chiểu

Tôi chẳng sợ người cười vì không cưới
Bởi sợ sau khi cưới chẳng thể cười


318
GU THẨM MỸ
Phạm Bá Chiểu

Cậu chẳng hề thích tớ, cũng chẳng sao
Đâu phải ai cũng có gu thẩm mỹ


319
TÌNH CHINH PHỤC
Phạm Bá Chiểu

Hãy đừng nói tình yêu chinh phục tất
Bởi chẳng hề chinh phục được đau răng


320
NÓI PHÉT
Phạm Bá Chiểu

Nếu người nói chẳng thể sống thiếu tôi
Vậy thiếu tôi, đến bao giờ người chết?



321

KIÊN NHẪN
Phạm Bá Chiểu

- Vợ yêu ơi, em sẽ chẳng bao giờ
Thuần phục được con chó gàn bướng ấy
- Chồng yêu ơi, phải đành kiên nhẫn vậy
Như buổi đầu, em kiên nhẫn dạy anh


322
CHỒNG THỜI NAY
Phạm Bá Chiểu

Chồng là một con người
Vừa mới đổ xong rác
Đã có ngay cảm giác
Vừa làm sạch căn nhà (?)


323
DÙNG TIỀN NGƯỜI KHÁC
Phạm Bá Chiểu

Shopping lý thú hơn
Khi dùng tiền người khác
Thay vì dùng đồng bạc
Từ trong ví của mình


324
VÒNG XOẮN NGHÈO
Phạm Bá Chiểu

Nhà nghèo đành phải ăn khoai
Anh khoai nóng ruột thức hoài canh thâu
Thức hoài đành phải ôm nhau
Ôm hoài rồi lại cái bầu to hơn
To hơn rồi đẻ xòn xòn
Đếm con… vào sổ… vẫn còn sợ sai
Lại nghèo, lại phải ăn khoai
Anh khoai nóng ruột thức hoài canh thâu…


325
NĂM CON, EM VẪN CHƯA CHỒNG
Phạm Bá Chiểu

Gặp đây Mận mới hỏi Đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì Đào xin thưa
Con Đào năm đứa, Đào chưa có chồng


326
DUYÊN
Phạm Bá Chiểu

Còn duyên trai đẹp làm ngơ
Hết duyên bô lão cũng mơ theo hầu


327
GHEN
Phạm Bá Chiểu

Xuống sông mới biết nông, sâu
Vợ đôi mới biết thế nào là ghen


328
CẬU BÉ LIFEBUOY
Phạm Bá Chiểu

Cậu bé trong phòng tắm
Chạm cô gái khắp nơi
Đơn giản vì cậu ấy
Có tên LIFEBOY (đồng âm với LIFEBUOY)



329
VÍ CỦ HÀNH
Phạm Bá Chiểu

Ví tôi là củ hành tây
Mở ra nước mắt rơi đầy ví không


330
SIÊU LƯỜI
Phạm Bá Chiểu

Nếu giải nhất, trong hội thi lười biếng
Tôi sẽ nhờ người đến đó lấy giùm


331
LÀM
Phạm Bá Chiểu

Hôm qua, tôi chẳng làm chi
Hôm nay hoàn thiện những gì hôm qua


332
NÓI DỐI
Phạm Bá Chiểu

Nói dối mà thành việc làm
Tôi thành tỉ phú Việt Nam siêu giàu


333
NẰM MỚI NHỚ
Phạm Bá Chiểu

Chiếc giường, chốn diệu kỳ thay
Chỉ nằm là nhớ việc nay chưa làm


334
BÍ QUYẾT KHOẺ
Phạm Bá Chiểu

Bí quyết sức khoẻ
Ôi hay quá chừng:
“Muốn khoẻ hãy đừng
Bao giờ bị ốm!”


335
PHỤC PHỤ HUYNH
Phạm Bá Chiểu

Phục lăn ba, mẹ
Trí tuệ phi thường
Không google vẫn
Tốt nghiệp ra trường


336
THÓI LƯỜI
Phạm Bá Chiểu

Biếng lười là một thói quen
Thư giãn trước lúc trở nên... mệt nhoài


337
PHÍA SAU THÀNH CÔNG
Phạm Bá Chiểu

Sau đàn ông thành công
Có một người phụ nữ
Sau chàng không thành công
Có thêm một em nữa


338
NÃO TAM GIÁC QUỶ
Phạm Bá Chiểu

Bộ não tôi cực giống
Tam giác Bermuda
Thông tin vào thì có
Nhưng tìm hoài không ra


339
CHUYỆN VUI THỜI COVID
Phạm Bá Chiểu

Sắp hàng hiệu thuốc đông dài
Thuốc ngừa covid người người hóng mua
Bỗng chàng kia đến hét la:
“Cho tôi mua trước vợ nhà nằm mong!”
Mọi người thương cảm động lòng
Cho chàng mua trước những mong cứu người
Chàng ta hổn hển nghẹn lời:
“Bao cao su... tốt, bán... mười... chiếc, nhanh!”


340
ĐAU ĐẦU VÌ NHIỀU TIỀN
Phạm Bá Chiểu

Người giàu nhức óc bởi điều
Nghĩ hoài chẳng biết sao tiêu hết tiền



341
CHUYỆN SÁU CON BÒ
Phạm Bá Chiểu

Chàng già cùng một đàn bò
Sáu con tơ mộng cao, to qua cầu
Chàng nhìn xuống dưới dòng sâu
Có cô gái tắm... dạt dào sóng trôi
Một tòa kiệt tác tuyệt vời
Chàng già lóa mắt, trên đời không hai
Thấy chàng, nàng ngụp sông dài
Chàng già mất hứng đành nài nỉ em:
- Cháu ơi, cho thấy phần trên
Một con bò mộng xin đem tặng liền!
"Mất gì chỉ mỗi phần trên
Được con bò mộng đáng tiền lắm thay"
Nghĩ xong, nàng đứng dậy ngay
Chàng già mắt mỏng, mắt dày say sưa
Lòng chàng cuộn sóng xô bờ:
- Cho xem phần dưới hai bò xin trao
"Chỉ xem có mất gì đâu
Được hai bò mộng làm giàu siêu nhanh"
Nghĩ rồi, nàng đứng cao chân
Lộ thân nòn nẫn thiên thần, tiên nga
Chàng già lòng cuộn phong ba
Toàn thân căng cứng tuổi già bay đâu
Chằng rằng:- Nơi ấy vào sâu
Nửa cây thôi, sẽ được trao ba bò!
"Nửa cây nào có nhằm nhò
Thêm ba bò mông cao, to tuyệt vời"
Nghĩ xong, nàng quyết nhận lời
Trải mình vệ cỏ đưa đời lên mây
Chàng già lòng dạ thẳng ngay
Không hơn nơi ấy nửa cây đưa vào
Lòng đâu bão tố ầm ào
Không còn chịu nổi, nàng gào thật to:
- Mình ơi, cho cả cây vô
Em xin đem cả 6 bò tặng anh!




342
GIÚP EM THI TOÁN
Phạm Bá Chiểu

Ngày mai em đi thi
Môn cực kỳ hiểm hóc
Ấy là môn toán học
Anh giúp em với nào

Cộng hai ta vào nhau
Đem trừ đi quần áo
Chia chân làm hai nẻo
Nhân chúng mình lên nhau



343
KHI TỔ QUỐC CẦN
Phạm Bá Chiểu

Nếu nhà nước áp dụng
Mở chuồng sư tử ra
Để phòng tránh covid
Mọi người sợ, ở nhà

Thì tôi xin được góp
Nàng vợ yêu của tôi:
- Vợ ơi, đã đến lúc
Tổ quốc cần em rồi!





344
MƠ HÃO LÀ HAO MỠ
Phạm Bá Chiểu

Có chàng hàng xóm đứng tim
Khi nàng hàng xóm cực xinh đến nhờ
Nàng này còn đẹp như mơ
Thân hình nóng bỏng lại vừa ly hôn
"Anh ơi, anh có rảnh không
Tối nay em muốn thả rông cuộc đời
Uống say bí tỉ mới thôi
Nếu anh có rảnh, em mời anh sang"
Chàng ta đáp lại vội vàng:
"Anh đây quá rảnh, anh sang ngay nhà"
"Con em, nhất quỷ nhì ma
Nhờ anh trông giúp, em đà phải đi"


345
HAI LOÀI SƯ TỬ
Phạm Bá Chiểu

Một hôm Tèo hỏi cha mình
- Loài nào sư tử thực tình mạnh hơn
Một loài sư tử trên non
Một loài sư tử Hà Đông cạnh nhà?
- Với loài sư tử non xa
Ba đoàng súng ngắn nó đà đi tong
Nhưng mà sư tử Hà Đông
Ba đoàng triệu phát vẫn không hề gì
Súng ba ngày mỗi mòn đi
Hà Đông sư tử nó thì mạnh thêm
Thế thì con hãy nghĩ xem
Trong hai con ấy hạng tiên con nào?
- Con đà phân được thấp cao
Hà Đông sư tử kẻ nào mạnh hơn
Nhưng mà sư tử trên non
Vào vườn bách thú là con thấy rồi
Hà Đông sư tử ba ơi
Con không hề biết tăm hơi mới là
- Điều này, mẹ rõ hơn ba
Về nhà hỏi mẹ ắt là hiểu nhanh


346
CÔNG TÁC MANG THUỐC TRÁNH THAI
Phạm Bá Chiểu

Vợ đi công tác xa nhà
Chồng fone bồ nhí ghé qua nhà liền
Bồ rằng:- Vội quá, em quên
Thuốc ngừa thai để ở bên nhà rồi
- Cứ bình tĩnh nhé, em ơi
Vợ anh cũng có, anh thời lấy ngay
Chàng tìm lục mỏi cả tay
Cuối cùng gương mặt xung đầy giận căm:
= Vợ anh, ôi thứ lăng loàn
Đi công tác cũng an toàn tránh thai


347
CÁCH TÍNH TUỔI THỌ
Phạm Bá Chiểu

Vợ chồng xứ Việt nhà ta
Đi sang Nhật Bản để mà dịch lu (du lịch)
Nghĩa trang họ đến chiều thu
Lá vàng bay khắp mịt mù sương sa
Bỗng nhìn bia mộ một bà
Mặt thì già cả, thọ là 10 năm
Vợ chồng quá đỗi băn khoăn
Đành đem câu hỏi quản trang sao kỳ
Một bà già cả thế kia
Tính sao tuổi thọ kiểu gì 10 năm
Nước tôi- Ông quản trang rằng
Số năm tuổi thọ tính bằng thời gian
Số năm hạnh phúc trời ban
Tháng năm bất hạnh chẳng bàn làm chi
Chồng rằng: - Vợ nhớ khắc ghi
Đến khi chồng chết, vợ thì viết lên
Ở trên bia mộ chớ quên
"Người này đã chết ngay liền sau sinh"


348
TÌNH LÁNG GIỀNG
Phạm Bá Chiểu

Hai chàng Jhon, Jack láng giềng
Thương nhau như thể anh em ruột rà
Một hôm chàng Jack đem quà
Bộ rèm cửa sổ qua nhà chàng Jhon:
- Tặng ông cho nó kín hơn
Ngày nào tôi cũng thấy mòn mắt ra
Cứ đi làm việc về nhà
Thấy liền cái cảnh ông bà chưởng nhau
Áo quần chẳng có mảnh nào
Nhỡ ai thấy được chẳng sao tránh phiền.
Chàng Jhon vui vẻ nói liền:
- Để tôi đáp lễ bạn hiền của tôi
Ống dòm hai mắt một đôi
Để chàng thấy rõ vợ tôi hay vợ chàng?


349
TIẾNG TÌNH YÊU NỬA ĐÊM
Phạm Bá Chiểu

Nửa đêm, vợ đánh thức chồng
Với hai nắm thuốc nâu, hồng trên tay:
- Đầu đau uống thuốc hồng đây
Bụng đau uống gấp thuốc này màu nâu
- Nhưng tôi còn bệnh nữa đâu
Không còn đau bụng, đau đầu cũng thôi
- Thế thì có chạy đằng trời
Lý do đã hết trả bài nợ ngay!


350
ĐAU KHỔ MỘT MÌNH
Phạm Bá Chiểu

Đôi tình nhân đẹp dạo chơi
Bỗng đâu như thể rách trời đổ mưa
Chàng mang có mỗi chiếc ô
Xòe ra vừa đủ che cho chính chàng
- Anh ơi, có khổ đau chăng
Khi em ướt nước mưa giăng đầy trời
- Khổ đau anh lắm em ơi
Muốn đưa ô giữ cho người em khô
Nhưng khi anh chẳng có ô
Ướt anh, em lại vô bờ khổ đau
Anh không chịu nổi thế đâu
Nên đành phải chịu khổ đau một mình


351
SẮT SON
Phạm Bá Chiểu
(Tặng các chàng trai ngoại thành chăm chỉ giữ vệ sinh cho nội thành Hà Nội)

Với tình anh quyết sắt son
Chưa đầy hai sọt anh còn xa em


352
Y HỌC BÓ TAY
Phạm Bá Chiểu

Thầy tôi, giáo sư giỏi
Khám xong bệnh, phán ngay:
- Bệnh này tiên lượng xấu
Chỉ sống thêm vài ngày

Bệnh nhân sau vài tháng
Vẫn sống tươi như hoa
Chàng sinh viên gặp lại:
- Ơ, bác chưa chết à?

Gặp thầy, chàng thắc mắc
Sao bệnh nhân vẫn chưa...
- Khi người bệnh quyết sống
Y học đành chịu thua!


353
TRÊU BẠN MẤT RĂNG
Phạm Bá Chiểu

Răng xưa đội ngũ chỉnh tề
Sao hàng tiền đạo nỡ về hưu non?


354
TRÊU BẠN HÓI
Phạm Bá Chiểu

Tóc, đầu ly dị không tòa
Đầu buồn, đầu hói như là... sân bay


355
LỒNG CHIM EM
Phạm Bá Chiểu

Lồng em chẳng nhốt được chim
Chim vào, chim quậy, chim ghìm... chim nôn...


356
RỤNG RĂNG
Phạm Bá Chiểu

Chê già, răng quyết băng hà
Ngai vàng để lại chỉ là... móm răng

[/list]
357
VỢ DỌA
Phạm Bá Chiểu

Vợ người ly dị thấy ham
Vợ mình nó dọa: trăm năm chung tình


358
HAI NGÀY VUI NHẤT
Phạm Bá Chiểu

Ngày chàng vui nhất là đây
Một: ngày cưới vợ, hai: ngày vợ ly

359
KHỦNG BỐ
Phạm Bá Chiểu

Thiếu quần, cúc ngực quên cài
Tình anh xộ khám tình ai mất rồi

360
THƠ ANH MA NÓ ĐỌC
Phạm Bá Chiểu

Halloween đọc thơ anh
Ma thành thi sĩ, quỷ thành thi nhân


361
ĐA THÊ
Phạm Bá Chiểu

Từ anh nhiễm bệnh đa thê
Thơ là vợ cả, em về vợ hai


362
LĂNG NHĂNG NHÀ THƠ
Phạm Bá Chiểu

Nhà thơ giời bắt lăng nhăng
Cưới nàng sung sướng gần bằng cưới thơ

363
LỜI TỎ TÌNH TRONG MƯA CHẤY
Phạm Bá Chiểu

Hỏi yêu... nàng cứ gãi đầu
Chấy đâu như thể mưa ngâu rơi hoài...


364
THIÊN LÔI VỀ HƯU
Phạm Bá Chiểu

Vợ tôi dông bão một khi
Thiên lôi lép vế đành về hưu non


365
THIÊN LÔI THEO HỌC
Phạm Bá Chiểu

Thiên lôi theo học vợ tôi
Cách nàng sấm sét đất trời rét run


366
THIÊN LÔI Á KHẨU
Phạm Bá Chiểu

Vợ tôi mà nổi bão dông
Thiên lôi á khẩu, hồn không lối về


367
LÀM ĐẦU
Phạm Bá Chiểu

Làm tình, làm vợ, làm dâu
Trong ba làm ấy, làm nào em ưa
Anh hỏi thì em xin thưa
Trong ba làm ấy em ưa làm... đầu (tóc)


368
LÁI KHÔNG BẰNG
Phạm Bá Chiểu

Phi công trẻ, máy bay già
Không cần bằng lái vẫn là phi công


369
LÁI HAI TAY
Phạm Bá Chiểu

Phi công, không học, thành tài
Hai tay anh lái máy bay bà già


370
TRỒNG RĂNG
Phạm Bá Chiểu

- Đi trồng răng giả lợi chăng?
- Lợi thì có lợi mà răng giả... cầy


371
CHAI
Phạm Bá Chiểu

Thân thể ở trong chai
Tinh thần ở ngoài chai
Muốn nên bệnh tật lớn
Tinh thần càng phải oai


372
CÁI LỢI HÚT THUỐC LÁ
Phạm Bá Chiểu

Nếu không hút thuốc? Thảm sầu!
Bác sĩ, chữa cháy còn đâu việc làm


373
THƠ TẶNG BÁC TÀI
Phạm Bá Chiểu

Gái khôn lấy được bác tài
Có đôi cần số vừa dài vừa to
Chậm, nhanh, lùi, tiến... ro ro
Chẳng lo chết máy nằm co giữa giường (à lộn, giữa đường)


374
MÁU DÊ (thơ vui)
Phạm Bá Chiểu

Làm trai chẳng có máu dê
Chúng lườm, chúng giận, chúng chê, chúng hờn...
Topics tagged under 21 on daovien.net Forum_11Chủ đề: Tự Lực văn đoàn – Văn học và cách mạng
Trà Mi

Trả lời: 72
Xem: 15443

Search in: BIÊN KHẢO, BÌNH LUẬN THƠ VĂN   Topics tagged under 21 on daovien.net Lastpo10Tiêu đề: Tự Lực văn đoàn – Văn học và cách mạng    Topics tagged under 21 on daovien.net I_icon13Thu 28 Oct 2021, 12:04
TỰ LỰC VĂN ĐOÀN - VĂN HỌC VÀ CÁCH MẠNG

Sự ra đời của Lý Toét

Lý Toét do Nhất Linh sáng tạo ngay từ tháng 6 năm 1931, khi chưa có Phong Hóa. Nhất Linh chính thức đưa Lý Toét lên Phong Hóa từ số 15 (29-9-32), và sẽ được các họa sĩ chấm phá thêm, trở thành một trong những nhân vật sáng chói của Tự Lực Văn Đoàn, biểu hiệu tất cả phong cách hài hước và bi đát trong hý họa của Phong Hóa Ngày Nay.

Lý Toét trở thành một sáng tác tập thể, một thứ lương tâm thời đại, một sự tự trào, cười dân mình mà cũng là cười chính mình: một lũ nhà quê ra tỉnh, lóe mắt trước đời mới tối tân, hoa lệ người Âu đem lại, bị bánh xe thực dân và cuộc sống tân thời đè bẹp, nhưng vẫn cố gắng ngoi lên, chống lại bằng sự ngây ngô, gàn dở, mà không thua.

Lý Toét trở thành một nhân vật “có thật”, một con người bằng xương bằng thịt, thậm chí, trên Phong Hóa, có khung quảng cáo của Thanh Hà Dược Phòng với tít Lý Toét mắc lậu kể chuyện Lý Toét và Ba Ếch đi chơi ngõ Sầm Công “để thưởng thức phong lưu Hà Thành. Sau trận mây mưa một ít lâu, cả hai đều mắc phải bệnh kín” may nhờ uống thuốc của Hà Thành Dược Phòng 55 Route de Huế, một tuần lễ là khỏi!

Sự ra đời của Lý Toét mãi sau này mới được Nhất Linh kể lại trên báo Xuân Ngày Nay 1940, số 198 (3-2-40) trong bài viết tựa đề Lịch sử Lý Toét, Ba Ếch và Xã Xệ.

Nhất Linh sáng tác ra Lý Toét như thế nào? Ông kể lại như sau:

   Đông Sơn một hôm ngồi xem báo Phụ Nữ, nghịch vẽ một người nhà quê và thấy mặt người ấy hay hay liền xé chỗ vẽ cất đi, chưa biết dùng làm gì. Các bạn thấy trong hình đầu tiên ấy Lý Toét trẻ hơn bây giờ nhiều, mà ngay lúc đó, Lý Toét đã có đủ cả ô, cả giầy, cả râu ria, búi tóc.

   Không có tờ báo Phụ Nữ Thời Đàm thì không có Lý Toét. Vậy theo đúng lịch sử ta có thể quả quyết rằng:

   Đông Sơn và Phụ Nữ đã đẻ ra Lý Toét, đẻ vào tháng 6 năm 1931.

   Được ít lâu Phong Hóa đổi tòa soạn. Lý Toét ra mắt độc giả ngay từ số 14 trong mục Vui Cười nhưng vẫn bơ vơ ngơ ngác vì chưa có tên. Đầu tiên là Tứ Ly đem Lý Toét vào Phong Hóa (số 35 ngày 24-2-33) trong bài cuộc chợ phiên của Phong Hóa tổ chức, có bức vẽ Lý Toét đi với Ba Ếch vào xem phụ nữ kén chồng.

   Bức tranh khôi hài đầu tiên có vẽ Lý Toét và có chua tên cẩn thận là bức tranh vẽ Lý Toét ra tỉnh đứng trước cái máy nước ngẫm nghĩ: Quái! Bia ai mà lạ vậy!”
(Phong Hóa số 48 ngày 26-5-33).



Topics tagged under 21 on daovien.net Tlvd9110

Nét vẽ Lý Toét đầu tiên của Nhất Linh trên báo [i]Phụ Nữ Thời Đàm, in lại trên Ngày Nay #198[/i]


Trong bài viết này, Nhất Linh nhớ gần đúng, chỉ sai hai chỗ:

– Lý Toét có mặt trên mục Vui cười, từ Phong Hóa số 15 (không phải số 14).

– Nhất Linh không nhớ bài viết đầu tiên, đặt tên cho Lý Toét trên Phong Hóa, là bài Cụ Lý Toét đi xem hội chợ (Cát-Tót, Juillet) của HTC [Hoàng Tích Chu] in trên PH số 25 (9-12-32). Còn bài Cuộc chợ phiên của Phong Hóa tổ chức của Tứ Ly, là bài thứ hai, in sau ba tháng, trên PH số 35 (24-2-33). Hoàng Tích Chu mới là người đầu tiên đặt tên cho Lý Toét.

Nhất Linh lại viết:

Tên Lý Toét thấy xuất hiện năm 1930 trong báo Tứ Dân mà người đẻ ra tên Lý Toét lại là Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu.” Đấy là Nhất Linh nghĩ thế. Nhưng khách quan mà xét, thì tên Lý Toét trên báo Phong Hóa là do Hoàng Tích Chu đưa ra trong bài Cụ Lý Toét đi xem hội chợ (Cát- Tót, Juillet). Hoàng Tích Chu có cóp của Tú Mỡ hay không, ta không thể biết được. Nhưng ta cũng nên đặt câu hỏi: nếu tên này Tú Mỡ đã đặt ra từ năm 1930, thì tại sao Nhất Linh lại không dùng ngay từ đầu? Vậy nếu Tú Mỡ có nghĩ ra hai chữ Lý Toét, từ năm 1930, thì tôi cho rằng đó chỉ là điều trùng hợp.

Sự hiển nhiên là Lý Toét của Nhất Linh mấy tháng đầu chưa có tên, chỉ từ khi HTC đặt tên cho nhân vật này là Lý Toét, thì lúc ấy mọi người mới gọi là Lý Toét. Cho nên tôi nghĩ rằng “công” đặt tên cho Lý Toét phải là của Hoàng Tích Chu.

Bản chất Lý Toét

Trong thời kỳ đầu, biếm họa trên Phong Hóa còn hiền lành, cốt chỉ mua vui.

Nhưng dần dần Lý Toét sẽ chỉ đạo tư tưởng những biếm họa trên Phong Hóa Ngày Nay. Khởi đầu bằng khuôn mặt hiền lành do Đông Sơn tạo ra trên Phong Hóa, 1932 và kết thúc bằng nhưng nét phẫn nộ, gào thét của Nguyễn Gia Trí trên Ngày Nay kỷ nguyên mới, 1945.

Lý Toét là nhân vật chính và nổi tiếng nhất của Tự Lực Văn Đoàn, ra đời trước cả cô Mai (Nửa chừng xuân), cô Tuyết (Đời mưa gió), cô Loan (Đoạn tuyệt)… Lý Toét ở với Tự Lực Văn Đoàn lâu nhất, có mặt từ Phong Hóa số 15 và chỉ ra đi khi Ngày Nay kỷ nguyên mới đình bản.

Lý Toét “chính thức” có mặt trên Phong Hóa từ số 15, nhưng đã có mặt trong “vô thức” từ Phong Hóa số 14 (22-9-32), trong bức tranh lớn Người Annam mình kinh doanh của Đông Sơn, với hình một người nét mặt giống Lý Toét, ngồi trên mui xe hàng.



Topics tagged under 21 on daovien.net Tlvd9210

Người Annam mình kinh doanh, trên trang nhất báo Phong Hóa #14, với Lý Toét ngồi trên mui xe


Topics tagged under 21 on daovien.net Tlvd9310

Lý Toét ngồi trên mui xe


Và vẫn trong số 14 này, trang 3, còn có hai tranh: Mồm mép hàng giầy, ký Tô, vẽ người bán giầy có khuôn mặt và bộ dạng giống như Lý Toét. Bên cạnh là bức tranh Giậy khôn ký Nul, vẽ cảnh một thằng nhỏ bị xe cán đứt đôi, một ông nhà quê cầm dù giống Lý Toét đi qua, cúi xuống dặn: lần sau có đi nên cẩn thận!


Topics tagged under 21 on daovien.net Tlvd9410

Mồm mép hàng giày của Tô, Phong Hóa #14


Topics tagged under 21 on daovien.net Tlvd9510

Giậy khôn của Nal, Phong Hóa #14


Hai bức tranh này ký Tô và Nul (Nguyễn Gia Trí) nêu ra hai khía cạnh đối lập của Lý Toét: vừa khôn ngoan lại vừa ngây ngô, thật thà. Hai đặc tính này sẽ được đào sâu trong bài viết của Hoàng Tích Chu: Cụ Lý Toét đi xem hội chợ (Cát- Tót, Juillet) đã nói đến ở trên và cũng sẽ được Nguyễn Gia Trí sử dụng triệt để khi ông vẽ Lý Toét sau này, trong những bức biếm họa chống tàn tích của xã hội cũ và chống thực dân.

Trên Phong Hóa số 15 (29-9-32), mục Vui cười, lần đầu tiên có hình Lý Toét, ký DS (Đông Sơn) nhưng chưa đề tên Lý Toét.



Topics tagged under 21 on daovien.net Tlvd9610

Lý Toét hiền lành trong mục Vui Cười, ký DS (Đông Sơn), Phong Hóa #15


Phong Hóa số 16 (6-10-32), trang 4, có tranh vẽ ông lý (chưa có tên Toét) đi qua hiệu giải khát, được cô hàng mời: “Mời ông vào sơi nước chanh nước đá”. Ông lý hiểu lầm là cô hàng mời uống không tốn tiền, nên lễ phép từ chối: Tôi không dám mời cô sơi. Tác giả (không ký tên) đã chỉ ra sự “nhà quê” của ông lý.


Topics tagged under 21 on daovien.net Tlvd9710

Tranh vẽ ông lý (chưa có tên Toét) trên Phong Hóa #16


Trên Phong Hóa số 21 (11-11-32) có bức tranh Tưởng tượng… và sự thực… của Đông Sơn: bên trái, nhân vật giống Lý Toét, tưởng tượng mình đứng bên cầu phong cảnh đầy thơ mộng… bên cạnh là… cảnh thực.


Topics tagged under 21 on daovien.net Tlvd9810

Tưởng tượng, của Đông Sơn, vẽ Lý Toét… nhà thơ, Phong Hóa #21


PH 25 (9-12-32), số đặc biệt về Hội Chợ, lần đầu tiên xuất hiện tên Lý Toét được xuất hiện trên tựa bài viết: Cụ Lý Toét đi xem hội chợ (Cát- Tót, Juillet), Hoàng Tích Chu[3] mô tả Lý Toét như sau:

Lúc vào cửa, cụ Lý Toét bị chen, trên đầu thì xổ cả khăn, tung cả búi tóc, dưới chân thì họ séo tụt cả giầy, khốn đốn mới qua được cái cửa quay. (…) Bới lại cái “búi chấy”, quấn lại cái khăn lượt mầu nước dưa cho chỉnh, cụ lý đi nghênh ngáo mọi nơi. Mỗi hàng một vẻ, lộng lẫy, rực rỡ như động tiên, cụ chẳng biết nên xem đâu trước, đâu sau, ngơ ngẩn cả người như mán về đồng bằng vậy. (…) Đi qua dan hàng máy hát, réo rắt dọng hát chèo, sen tiếng nhị, tiếng trống, tiếng mõ, tiếng thanh la, nghe rõ mồm một. Cụ ngây cả người không biết tiếng hát ở đâu mà ra.

Bài viết của Hoàng Tích Chu, không những lần đầu tiên đặt tên cho Lý Toét, mà còn mô tả dáng điệu và tâm lý Lý Toét, dùng lập luận nhà quê của Lý Toét để phê bình cái văn minh mẫu quốc đem lại. Đây là bài viết đầy đủ và có ý nghiã nhất về Lý Toét, cũng là văn bản sau cùng của Hoàng Tích Chu trên Phong Hóa, bởi vì ông mất ngày 25-1-1933. Sau này, các họa sĩ đều dựa vào “tinh thần” bài của HTC để vẽ chân dung Lý Toét.

Trên Phong Hóa số 35 (24-2-33), có bài Cuộc chợ phiên của Phong Hóa tổ chức của Tứ Ly, kể chuyện Lý Toét và Ba Ếch đi chợ phiên gặp đủ các vị chức sắc trong làng (cổ) văn: Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Khắc Hiếu, Nguyễn Công Tiễu, Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Văn Tố… kèm theo tranh Phụ nữ kén chồng, vẽ Lý Toét và Ba Ếch đứng xem các bà, các cô dự cuộc thi kén chồng. Đây là lần đầu Lý Toét xuất hiện với tên trong bài viết và với hình minh họa.



Topics tagged under 21 on daovien.net Tlvd9910

Phụ nữ kén chồng của Tứ Ly, Phong Hóa #35: Lý Toét đứng cạnh Ba Ếch (tr. 8)


Phong Hóa số 48 (26-5-33) có bức tranh đề tít: Lý Toét ra tỉnh, vẽ Lý Toét ô cặp nách, cúi nhìn cái vòi nước công cộng, tưởng là bia mộ, miệng lẩm bẩm: quái bia gì mà lạ vậy? Tranh không ký tên, nhưng lột đúng “tinh thần” Lý Toét của Hoàng Tích Chu.

Đây là lần đầu tiên tranh Lý Toét có tên.



Topics tagged under 21 on daovien.net Tlvd1012

Lý Toét ra tỉnh, Phong Hóa #48


Quá trình thành lập nhân vật Lý Toét như thế là xong. Kéo dài trong 8 tháng, từ PH số 15 (29-9- 32) đến PH số 48 (26-5-33).

Từ đó các họa sĩ thi nhau vẽ Lý Toét, nhất là từ khi trên Phong Hóa có cuộc thi Lý Toét, bất cứ ai cũng có thể gửi tranh, gửi bài đến tòa báo.

Cùng với tranh là loạt bài cổ động, bắt đầu trên PH số 51 (16-6-33) với vở kịch Nửa cái thỏ bò [thủ bò, đầu bò] của Khái Hưng vai chính là Lý Toét. PH số 52 (23-6-33), trang nhất có tranh Lý Toét tức cảnh của Nhất Sách, vẽ Lý Toét ra Hà Nội bị hành hung… Nhiều tranh hài hước có hình Lý Toét, nhưng không đề tít và không ký tên người vẽ. PH số 60 (18-8-33), có tranh Lý Toét của Đông Sơn. PH số 78 (22-12-33) có nhiều tranh và bài về Lý Toét. PH số 79 (29-12-33), có tranh Lý Toét của Ngạc Mai (Trần Quang Trân) và trên mục Vui cười, hình Lý Toét có thay đổi, có cá tính hơn, chắc Nguyễn Gia Trí sửa.

Lý Toét ngự trị một mình trên Phong Hóa, cho đến khi Xã Xệ ra đời.

Ba Ếch

Nhất Linh không chỉ tạo Lý Toét, ông còn tạo cả Ba Ếch, nhân vật thứ hai này, theo ông, là một người có thật, tên là Ech, sống ở Hà Nội. Nhưng Nhất Linh không vẽ hình Ba Ếch, vì ông muốn Ba Ếch có “thiên hình vạn trạng”[4]. Tuy được cổ động trên Phong Hóa rất kỹ, cả Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, đều viết truyện vui, kịch, truyện ngắn đề cao Ba Ếch, nhưng không thành công.

Mặc dù gần “bằng tuổi” Lý Toét, Ba Ếch ra đời từ PH số 19 (27-10-32), xuất hiện lần đầu trong mục Vui cười, với mẩu truyện Ba Ếch đi xe hỏa, không ký tên, chắc của Nhất Linh. Tiếp đó, có bài Ba Ếch đi xem hội chợ của Nhất Linh, trên PH số 25 (9-12-32), cũng không gây được tác dụng mong muốn. Rồi Ba Ếch ăn Tết của Tứ Ly trên PH số 31 (24-1-33) cũng vậy.

PH số 35 (24-2-33), có bài Cuộc chợ phiên của Phong Hóa tổ chức của Tứ Ly, kể chuyện Lý Toét và Ba Ếch đi chợ phiên (đã nói ở trên). Bài này cũng không làm cho Ba Ếch nổi tiếng, chỉ lộ tính cách hài hước của Tứ Ly.

PH số 39 (24-3-33), Khái Hưng đem cả tên mình vào đóng cùng với Ba Ếch trong vở kịch vui tự trào Tôi là Khái Hưng, cũng chẳng ăn thua gì. PH số 41 (7-4-33) Khái Hưng lại viết thêm truyện vui: Ba Ếch Vô Huế. PH số 73 (17-11-33), Tứ Ly viết bài: Vợ chồng Ba Ếch đi ăn tạp-pí lù… Tóm lại những cố gắng triệt để “lăng- xê” Ba Ếch đều vô hiệu. Bởi vì Ba Ếch không tạo được cảm hứng cho họa sĩ vẽ tranh, nên không để lại dấu vết gì trong lòng người đọc.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Chuyển đến