cám ơn anh VD nhiều đã dán vô một bài thơ hay, một thí dụ rất hiếm tìm thấy cho thể này.
Em còn tính viết thêm về các thể này nữa.
Em thấy có người làm theo bảng luật như vầy
x B x T (v)
x T x B (v)
x B x T x B (v)
x B x T x B(v) x B(v*)
chữ cuối câu 1 (thanh trắc) vần với chữ cuối câu 2 (thanh bằng). Chữ cuối câu bát (bằng) vần với chữ cuối câu 1 khổ tiếp theo (trắc).
Nhưng em không đồng ý với cách gieo vần như vậy, (chỉ là ý riêng em thôi) vì chữ thanh trắc không có vần với chữ thanh bằng dù cùng một gốc âm.
Đây là một biến thể của thơ Song Thất Lục Bát, theo em, nếu viết theo cách dưới đây thì gần 7768 hơn:
x B x T(v)
x T(v) x B(v*)
x B x T x B(v*)
x B x T x B(v*) x B(v**)
x B(v**) x T(v)
x T(v) x B(v*)
x B x T x B(v*)
x B x T x B(v*) x B(v**)
Vần điệu trong các thể này có thể thay đổi không nhất thiết phải vào một khuôn khổ nào. Cốt yếu là đọc lên thấy êm tai là được.
_________________________
