Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 20:34

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:23

Điển tích truyện Kiều by Trà Mi Thu 10 Oct 2024, 11:59

Chút tâm tư by tâm an Wed 09 Oct 2024, 22:20

Cột đồng chưa xanh (2) by Cẩn Vũ Wed 09 Oct 2024, 08:28

7 chữ by Tinh Hoa Wed 09 Oct 2024, 07:41

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Wed 09 Oct 2024, 02:20

Trụ vững duyên thầy by Phương Nguyên Tue 08 Oct 2024, 20:17

Hoạ thơ Bác Phượng by Trà Mi Tue 08 Oct 2024, 09:54

Đường luật by Tinh Hoa Mon 07 Oct 2024, 08:36

TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Sun 06 Oct 2024, 20:15

Một cuộc di tản giáo dục lớn khỏi Việt Nam…! by Trà Mi Sun 06 Oct 2024, 07:49

Lục bát by Tinh Hoa Fri 04 Oct 2024, 07:29

Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Wed 02 Oct 2024, 08:55

Lịch Âm Dương by mytutru Tue 01 Oct 2024, 17:15

5 chữ by Tinh Hoa Tue 01 Oct 2024, 01:24

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sun 29 Sep 2024, 15:22

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sun 29 Sep 2024, 15:14

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sun 29 Sep 2024, 14:47

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 29 Sep 2024, 11:52

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sun 29 Sep 2024, 01:44

Chúc mừng sinh nhật Cẩn Vũ by Ai Hoa Fri 27 Sep 2024, 09:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Fri 27 Sep 2024, 09:27

Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Wed 25 Sep 2024, 12:15

Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh by Trà Mi Wed 25 Sep 2024, 11:57

8 chữ by Tinh Hoa Tue 24 Sep 2024, 14:23

ĐƯỜNG THƠ MÁI ẤM ĐÀO VIÊN by mytutru Mon 23 Sep 2024, 22:39

Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Sun 22 Sep 2024, 01:08

Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 by Trà Mi Fri 20 Sep 2024, 09:44

Thành Tâm Chú Nguyện by mytutru Thu 19 Sep 2024, 10:42

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Một thoáng mây bay 14

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10598
Registration date : 23/11/2007

Một thoáng mây bay 14 Empty
Bài gửiTiêu đề: Một thoáng mây bay 14   Một thoáng mây bay 14 I_icon13Wed 11 Sep 2024, 07:37

Một thoáng mây bay 14: Bão nổi lên rồi

Đầu năm 1973, hiệp định Ba Lê ra đời với mục đích kiến tạo hoà bình cho miền Nam Việt Nam. Quân đội Mỹ đã hoàn toàn rút khỏi Việt Nam vào tháng 3 năm này, đồng thời sự ngừng bắn được hai bên cam kết thi hành theo hiệp định. Dân chúng miền Nam hân hoan chào đón triển vọng hoà bình lập lại ở Việt Nam sẽ đưa đến một tương lai tươi sáng cho đất nước không còn chiến tranh. Chính phủ VNCH đề ra những kế hoạch phát triển kinh tế hậu chiến. Các nhạc sĩ sáng tác những bài hát ca ngợi hoà bình. Uỷ ban Nobel Na Uy trao giải thưởng Nobel hoà bình cho cố vấn tổng thống Hoa kỳ Richard Nixon là tiến sĩ Henry Kissinger và cố vấn chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà là ông Lê Đức Thọ, hai nhân vật chủ chốt đã “đi đêm” thành công đưa tới việc ký kết hiệp định Ba Lê chấm dứt cuộc chiến huynh đệ tương tàn gần hai mươi năm qua mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng ghi nhận trong tác phẩm của ông:

“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ, để lại cho con
Gia tài của mẹ, là nước Việt buồn

Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ, một rừng xương khô
Gia tài của mẹ, một núi đầy mồ...”


Điều ít ai trong dân chúng miền Nam được biết sự thực đây là sáng kiến của Henry Kissinger nhằm mục đích rút chân quân đội Mỹ ra khỏi miền Nam theo yêu cầu của Trung Cộng. Kissinger đã mặc cả điều đó cùng với việc hất cẳng Trung Hoa dân quốc và trao chiếc ghế đại diện thường trực Hội đồng Bảo An Liên hiệp quốc của chính phủ này cho Trung Cộng thay thế nắm giữ để đánh đổi việc Mỹ xâm nhập thị trường tiêu thụ béo bở gần một tỷ người đang đói khát thèm thuồng hàng hoá kỹ thuật Âu Tây. Chẳng thế mà khi hải quân Việt Nam Cộng Hoà điều động lực lượng tái chiếm quần đảo Hoàng Sa bị Trung Cộng xâm chiếm đầu năm 1974 thì Kissinger trắng trợn đe doạ khiến tổng thống Nguyễn văn Thiệu phải ra lịnh đình chỉ kế hoạch phản công.*

Các chính khách xôi thịt cùng những phần tử cơ hội cứ ngỡ là hiệp định Ba Lê sẽ được thi hành nên bắt đầu ra mặt tự xưng thành phần thứ ba chống đối chính quyền của tổng thống Thiệu nhằm tạo thế đứng chính trị để được mời tham gia trong chính phủ liên hiệp sau này. Ngược lại phía chính quyền cũng cố sức tuyên truyền bác bỏ tinh thần hiệp định tung khẩu hiệu gắn khắp nơi và bài ca “bốn không” nghe ra rả hàng ngày trên đài phát thanh Sài gòn:

“Không! Ta nhất quyết không trung lập, ta nhất quyết không liên hiệp với quân cộng sản tham tàn... Không!... Ta kiên định lập trường tranh đấu....”

Tin tức chiến sự có phần lắng dịu hơn, mặc dù một phần là do chính quyền cố tình bưng bít các hành động lấn chiếm của cả hai phía, bên nào cũng tố cáo bên kia vi phạm hiệp định Ba Lê.

__________________

• Vì lý do chính trị, Lê Đức Thọ từ chối giải thưởng phần mình; Kissinger vắng mặt trong buổi lễ phát giải, chỉ nhờ Đại sứ Hoa Kỳ tại Na Uy thay mặt nhận giùm. Sau này, Kissinger xin trả lại giải thưởng nhưng ủy ban trao giải từ chối.



_________________________
Một thoáng mây bay 14 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10598
Registration date : 23/11/2007

Một thoáng mây bay 14 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 14   Một thoáng mây bay 14 I_icon13Fri 27 Sep 2024, 10:12

Một thoáng mây bay 14: Bão nổi lên rồi

Dù sao Kissinger cũng đã lộ một phần ý định của mình qua lời kể của John Ehrlichman, Phụ Tá Tổng Thống Nixon về các Vấn Đề Quốc Nội. Sau ngày Hiệp Định Ba Lệ được ký kết, Kissinger trở về Hoa Thịnh Đốn. Ehrlichman có gặp Kissinger tại phòng Lincoln trong Tòa Bạch Ốc và đã hỏi ông ta:
_ Theo anh thì Miền Nam Việt Nam có thể còn tồn tại được bao lâu nữa ?

Kissinger trả lời như sau:
_ Tôi suy nghĩ rằng nếu may mắn thì họ có thể giữ được chừng một năm rưỡi!*

Tất nhiên là miền Nam không đủ may mắn khi chiến sự vẫn tiếp diễn trong khi viện trợ nước ngoài bị giảm rất nhiều. Miền Bắc đã yên ổn sau khi Mỹ chấm dứt việc thả bom toàn diện và hơn nữa, từ năm 1974 nhận thêm sự tăng cường viện trợ quân sự của Liên Xô lên gấp 4 lần nhằm thúc đẩy việc mở rộng quy mô chiến cuộc tại miền Nam. Thiếu trang bị vũ khí bổ sung cùng lực lượng yểm hộ quan trọng của không quân Mỹ khi chống trả với sự tấn công của quân giải phóng và bộ đội Bắc Việt, quận đội miền Nam lâm vào thế yếu.

Đầu năm 1975, tỉnh Phước Long rơi vào tay quân giải phóng sau 3 tuần chiến đấu. Mọi người trông chờ sự trở lại của quân đội Mỹ bởi vì Tổng Thống Richard Nixon khi ép phái đoàn VNCH ký hiệp định Ba Lê đã hứa sẽ can thiệp nếu phía bên kia vi phạm. Tuy nhiên Nixon đã từ chức do vụ xì-căng-đan Watergate, và ngay cả nếu còn tại vị chưa chắc ông ta đã muốn thực hiện lời hứa. Vả lại, quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật buộc Tổng thống đưa quân ra nước ngoài chiến đấu cần sự cho phép của Quốc hội. Mặt khác Thượng viện Mỹ cũng bác bỏ đề nghị viện trợ bổ sung cho Việt Nam do người kế nhiệm là Tổng thống Gerald Ford đưa ra.

Sự mất tinh thần của quân dân miền Nam và hành động bất can thiệp của Mỹ đã dẫn tới quyết định tấn công quy mô vào các tỉnh miền Nam từ Bộ Chính trị đảng Lao động miền Bắc, khởi đầu là thị xã Ban mê thuột. Với quân số ít hơn địch gấp 20 lần, Ban mê thuột thất thủ chỉ trong vòng một ngày. Bảy ngày sau cứ điểm phòng thủ cuối cùng của tỉnh Darlac là Phước An cũng bị xoá sổ.

Vì Tổng thống Thiệu không đồng ý chi viện thêm quân để tái chiếm Ban mê thuột, tướng Phạm văn Phú tư lệnh vùng 2 đã rút quân ra khỏi Kontum và Pleiku, bỏ ngỏ hai tỉnh này cho phía bên kia dù chưa có dấu hiệu bị tấn công. Hậu quả là quân Bắc Việt đã chiếm cứ Kontum và Pleiku 4 ngày sau đó mà không tốn một viên đạn. Các tỉnh ở Vùng 2 lần lượt rơi vào tay địch quân khiến Tổng thống Thiệu ra quyết định từ bỏ cao nguyên để lui về giữ các tỉnh đồng bằng duyên hải, ông ta gọi đó là sách lược “di tản chiến thuật”. Chiến thuật này đã bị mỉa mai, nói móc trên báo chí miền Nam thời đó rất nhiều.

Cuộc rút lui của quân đoàn II về đồng bằng theo đường số 7 đã trở thành thảm hoạ. Dân chúng lo sợ sự trả thù của phía bên kia giống như cuộc thảm sát ở Huế hồi năm Mậu Thân 1968 (với bằng chứng là những mồ chôn tập thể được khai quật) đã hốt hoảng bỏ tài sản nhà cửa chạy theo quân đội. Nhiều binh sĩ công chức rời đơn vị để cùng gia đình di tản gây nên tình trạng hỗn loạn chưa từng thấy. Quân đội VNCH rút lui quá nhanh khiến quân giải phóng cũng cảm thấy bất ngờ. Sau khi nắm bắt tình hình, họ tổ chức phục kích ở đèo Tuna gần Cheo Reo. Phía trước bị chặn, phía sau bị truy kích, các lực lượng quân đội và dân chúng tranh đường nhau để chạy. Trong sự hỗn loạn, mọi cố gắng ổn định lại tình hình và tổ chức kháng cự của các chỉ huy VNCH trở nên vô vọng. Kết quả, chỉ một số ít binh lính về đến Tuy Hòa. Lực lượng Quân đoàn II bị thiệt hại đến hơn ba phần tư, không còn đủ sức chống trả.

__________________

* Dự đoán của Kissinger khá chính xác. Viện trợ của Hoa kỳ sau hiệp định Ba Lê đã giảm mạnh. Về mặt quân sự ước tính cho thấy tới tháng 6 năm 1975, quân đội VNCH sẽ không còn đủ xăng dầu và đạn dược để chiến đấu trong vòng 30 ngày. Về mặt kinh tế do tình trạng chiến tranh, sản xuất bị đình trệ, kinh tế miền Nam phụ thuộc rất nhiều vào viện trợ của Mỹ. Sự cắt giảm viện trợ đưa đến khó khăn rất lớn. Theo một thăm dò thực hiện với binh sĩ Sư đoàn 3 bộ binh, 90% gia đình binh sĩ không có thịt ăn hàng tháng.

Theo Thiếu Tướng JOHN E. MURRAY-Tùy Viên Quân Lực Hoa Kỳ (DAO) đánh giá thì VNCH:

    • Nếu được viện trợ ở mức 1400 triệu Mỹ kim: Giữ được cả 4 Vùng Chiến Thuật.
    • Nếu được viện trợ ở mức 1100 triệu Mỹ kim: Không giữ được Vùng I.
    • Nếu chỉ được viện trợ có 900 triệu Mỹ kim: Quên đi cả Vùng I và Vùng II.
    • Nếu chỉ được viện trợ 750 triệu Mỹ kim: Chỉ còn giữ được một số vùng đông dân cư.
    • Nếu quân viện chỉ còn ở mức độ 600 triệu Mỹ kim: Chỉ còn giữ được Sài Gòn và miền Tây.


_________________________
Một thoáng mây bay 14 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10598
Registration date : 23/11/2007

Một thoáng mây bay 14 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 14   Một thoáng mây bay 14 I_icon13Wed 02 Oct 2024, 08:55

Một thoáng mây bay 14: Bão nổi lên rồi

Trong khi mở chiến dịch Ban Mê Thuột, bộ đội Bắc Việt cũng vượt sông Thạch Hãn đánh phá các nơi tại Quân khu I để cầm chân quân đội VNCH. Họ chiếm quận Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, xâm nhập các xã ven biển tỉnh Thừa Thiên, phía Nam đánh các cao điểm của Sư đoàn 1, tấn công tuyến sông Bồ, chiếm 2 quận Tiên phước, Hậu Ðức tỉnh Quảng Tín, bắn phá tỉnh lỵ Tam Kỳ của Quảng Nam…

Quân khu I ngày một nguy ngập, quân Bắc Việt đã bắt đầu tấn công mạnh theo thế gọng kìm từ trên Quảng Trị đánh xuống và từ dưới Quảng Ngãi đánh lên, dân chúng chạy loạn ồ ạt từ Huế kéo về Ðà Nẵng đông như kiến. Quảng Trị bị bỏ ngỏ, Quân đội VNCH tập trung phòng thủ tại 3 cứ điểm Huế, Chu Lai và Đà nẵng.

Sư đoàn Nhảy Dù bị rút về thủ Sài Gòn, Thuỷ Quân Lục Chiến rời Quảng Trị để về Ðà Nẵng thay thế. Từ ngày 17-3 những thường dân ở Quảng Trị khi đoán biết Việt cộng sắp sửa mở cuộc tổng tấn công đã ùn ùn chạy vào Huế và Đà Nẵng khiến cho sự lưu thông trên Quốc Lộ Số 1 bị kẹt và gây ra hỗn loạn tại nhiều nơi. Sự di tản ồ ạt của dân chúng làm cản trở việc điều động quân đội. Tư Lệnh Vùng 1 tướng Ngô Quang Trưởng tuyên bố tử thủ. Tổng thống Thiệu đọc bài hiệu triệu trên đài phát thanh Huế để trấn an dân chúng.

Quân Khu I gồm 5 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi là nơi tiếp giáp với Bắc Việt, chiến tranh có thể bùng nổ bất cứ lúc nào nên cũng gọi là Vùng Hoả Tuyến. Từ sau khi ký hiệp định Ba Lê phía VNCH chỉ còn kiểm soát được khoảng gần nửa diện tích Quân khu nằm về phía Ðông, còn phía Tây đã lọt vào tay Bắc Việt. Dần dần VNCH chỉ còn những tỉnh lỵ và thị xã và các quận do sự lấn chiếm theo kiểu tằm ăn dâu của địch, và đến ngày 19-3-1975, quân đội miền Nam chỉ còn kiểm soát được vào khoảng một phần ba diện tích Quân khu.

Trước tình hình hình khó khăn do quân viện bị cắt giảm, áp lực địch mạnh, tổng thống Thiệu cho rằng chỉ có thể giữ được Quân khu III, Quân khu IV và một vài tỉnh duyên hải vùng 2, vùng 1 chỉ giữ Huế và Ðà Nẵng. Tỉnh Quảng Trị rơi vào tay đối phương vào ngày 19-3 sau đó Quân Đoàn I được lệnh rút về lập tuyến phòng thủ ở sông Mỹ Chánh, cách Thành Phố Huế chừng 10 cây số về phía Bắc.

Ngày 24-3 hai tỉnh cực Nam của Vùng I Chiến thuật là Quảng Tín và Quảng Ngãi và Tỉnh cực Bắc là Quảng Trị đã bị địch chiếm đóng, Vùng I chỉ còn có một phần tỉnh Quảng Nam, Huế và Đà Nẵng. Thành Phố Huế được xem như là bị bỏ ngỏ từ tối hôm 25-3 sau khi Sư Đoàn 1 Bộ Binh rút về Thuận An và Cửa Tư Hiền. Một số binh sĩ đã bỏ hàng ngũ để đi tìm thân nhân, gia đình của họ cùng di tản. Hàng chục ngàn binh sĩ và thường dân đã tranh nhau tìm đường thoát thân khiến cho con đường từ Thuận An vào phía Nam trở thành hỗn loạn. Quân Bắc Việt đã biết được ý định của Sư Đoàn 1 Bộ Binh tìm cách di tản vào Đà Nẵng cho nên họ đã gia tăng pháo kích truy tập các đơn vị này đã làm cho nhiều người bị thiệt mạng trong đó có Tư lệnh Sư đoàn 1 là Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm.

Ngày 25-3 chính phủ tuyên bố Huế và Chu Lai thất thủ. Tình hình Quân khu I rối loạn đến mức không còn kiểm soát được nữa. Chỉ có một phần ba tổng số quân về được đến Đà Nẵng nhưng khi về đến nơi thì trừ các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến, phần còn lại cũng không còn hữu dụng nữa vì họ lo đi tìm thân nhân, gia đình thất lạc tại các trại tỵ nạn chứ không còn theo hàng ngũ hay đơn vị nào nữa.

Ngày 27-3 tất cả kế hoạch phòng thủ Đà Nẵng trở thành vô hiệu trước sự rối loạn và phẫn nộ của những người tỵ nạn. Ngày 28-3 Tướng Trưởng họp khẩn cấp với các Chỉ Huy Trưởng và một số biện pháp đã đươc áp dụng để vãn hồi an ninh trật tự và tái trang bị các đơn vị di tản đang hiện diện trong Thành Phố Đà Nẵng. Một số Quân Nhân được xung vào Quân Vụ Thị Trấn Đà Nẵng nhằm giữ trật tự, nhưng trật tự không thể nào vãn hồi được vì với làn sóng người tỵ nạn từ Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Tín Quảng Ngãi đổ về, Thành Phố Đà Nẵng lúc đó đã tăng lên trên hai triệu người. Thành Phố Đà Nẵng đang chìm trong hỗn loạn và vô Luật Pháp. Tối 28 tháng 3 quân Bắc Việt pháo kích vào Phi Trường, căn cứ Hải Quân, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn và các căn cứ Quân Sự rất mãnh liệt và chính xác nhờ những đặc công trà trộn vào đám người tỵ nạn hướng dẫn tác xạ.

Ngày 29-3 Tướng Trưởng ra lệnh triệt thoái quân khỏi Đà Nẵng khi thấy tình hình không còn hy vọng.


_________________________
Một thoáng mây bay 14 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Một thoáng mây bay 14 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 14   Một thoáng mây bay 14 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Một thoáng mây bay 14
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» cách điều trị bệnh thoái hóa cột sống và bài thuốc chữa thoái hóa cột sống
» Tiếng hát Thoại Mỹ - CD2
» Lục bát
» THOÁT
» Một thoáng mây bay 9
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: Ái Hoa-