Bài viết mới | Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:39
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 10:04
Lục bát by Tinh Hoa Thu 31 Oct 2024, 01:35
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
7 chữ by Tinh Hoa Mon 28 Oct 2024, 15:04
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Fri 25 Oct 2024, 10:33
Trụ vững duyên thầy by buixuanphuong09 Thu 24 Oct 2024, 16:03
Điển tích truyện Kiều by Trà Mi Wed 23 Oct 2024, 07:42
5 chữ by Tinh Hoa Tue 22 Oct 2024, 03:37
TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Mon 21 Oct 2024, 14:07
CHÚC MỪNG SINH NHẬT Bạn Và Đệ Tử by mytutru Mon 21 Oct 2024, 00:00
Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Sat 19 Oct 2024, 15:16
Đường luật by Tinh Hoa Sat 19 Oct 2024, 06:52
Rất Tuyệt Với by mytutru Fri 18 Oct 2024, 12:12
PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Fri 18 Oct 2024, 00:04
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 17 Oct 2024, 13:40
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 17 Oct 2024, 13:32
Một góc Quê hương by Tú_Yên tv Thu 17 Oct 2024, 13:28
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Thu 17 Oct 2024, 12:32
8 chữ by Tinh Hoa Thu 17 Oct 2024, 08:57
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 17 Oct 2024, 07:31
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 15 Oct 2024, 06:58
BỊ OÁNH VÌ THƠ?!!! by Phương Nguyên Sun 13 Oct 2024, 18:39
CHÍN NĂM DUYÊN by buixuanphuong09 Sun 13 Oct 2024, 12:07
5-8-8-8 by Tinh Hoa Sat 12 Oct 2024, 08:37
Hoạ thơ Bác Phượng by Trà Mi Tue 08 Oct 2024, 09:54
Một cuộc di tản giáo dục lớn khỏi Việt Nam…! by Trà Mi Sun 06 Oct 2024, 07:49
Lịch Âm Dương by mytutru Tue 01 Oct 2024, 17:15
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7185 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM Thu 01 Aug 2013, 08:34 | |
| SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAMNguyễn Văn Thành Phần 1: NHẬP MÔN: Không giống như Việt Nam, vấn đề thi cử của các nước khác được thi bằng chính ngôn ngữ của họ trong suốt các thời kỳ thí dụ như bên Pháp, Mỹ và Anh. Trái lại, nước ta vì bị nội thuộc của Tàu và Pháp cho dù có độc lập như thời Ngô, Đinh, tiền Lê, Lý, Trần, hậu Lê, Nguyễn nhưng thi cử bằng Hán Tự rồi đến thời Pháp thi bằng chữ Pháp. Mãi đến thời độc lập ta mới thi bằng tiếng Việt. Trong thời kỳ đầu của nền độc lập ở miền Nam, ta vẫn xử dụng giáo sư người Pháp vì thiếu giáo sư người Việt. Mặc dầu ở Trung Học thi bằng tiếng Việt nhưng ở bậc Đại Học cũng còn thi bằng tiếng Pháp trong một thời gian cho tới khi toàn bộ các giáo sư người Pháp được thay thế bằng các giáo sư người Việt, lúc ấy tiếng Việt mới hoàn toàn được xử dụng trong các kỳ thi. Sự giáo dục và thi cử ở Việt Nam ta qua các thời đại được tạm chia làm 3 thời kỳ: Thời kỳ thứ nhất dưới các chế độ quân chủ - thi bằng Hán Tự Thời kỳ thứ hai dưới thời đô hộ của Pháp – thi bằng tiếng Pháp Thời kỳ thứ ba dưới thời tự chủ - thi bằng tiếng Việt gồm có: Từ năm 1945 đến 1975: Nền giáo dục và thi cử của cả miền Nam và miền Bắc. Từ năm 1975 đến bây giờ: Thời kỳ này cũng chia làm 2 phần: 1) Nền giáo dục của miền Bắc và miền Nam chưa thống nhất 2) Cả 2 miền đều ứng dụng chương trình 12 năm cho Trung và Tiểu Học. Thời kỳ này nền học vấn cũng chia ra làm 2 thời kỳ: một thời kỳ chỉ giảng dạy bằng tiếng Việt và thi cử phỏng theo lối của Pháp để lại và một thời kỳ hiện đại đưa sinh ngữ vào Trung Học gồm có tiếng Anh, Pháp, Nga và Trung Hoa. Trong thời kỳ này cũng có đổi thay thi từng năm học (ảnh hưởng của Pháp) ở bậc Đại Học sang thời kỳ thi theo tín chỉ (ảnh hưởng Anh, Mỹ). Khuynh hướng chuyển từ nền giáo dục ảnh hưởng của Pháp sang ảnh hưởng của nền giáo dục của Anh, Mỹ, phát triển các trường Đại Học và cho mở các trường Đaị Học do nước ngoài chủ trương hoặc hợp tác với nước ngoài và bằng cấp được nước ngoài công nhận và cấp phát từ những nước khác (Mỹ, Úc….). Ta sẽ cố gắng nghiên cứu từng thời kỳ một để xem nền giáo dục này có giúp ích gì cho nền phát triển kinh tế, thông tin và các ngành khác.
Tham khảo: Trong việc hoàn tất loạt bài này, tác giả dựa theo trí nhớ và đã tham khảo những tài liệu sau đây: Trước năm 1945: Tham khảo "Việt Nam Sử Lược" của Trần Trọng Kim Sau năm 1945: Tham khảo của những người đã sống trong những thời đó thí dụ muốn biết việc thi cử trong khoảng 60-75 thì hỏi những thí sinh và các giáo sư trong khoảng thời gian đó. Các Websites liên hệ được trích dẫn trong những bài viết. Tác giả rất cần ý kiến của các chuyên gia về cách học tập và thi cử ở các trường Đại Học qua mọi thời đại thí dụ như về Y Khoa cần ý kiến của các Bác Sĩ đã từng tốt nghiệp ở Đại Học Việt Nam, Nha Khoa cần các Nha Sĩ, Dược Khoa cần Dược Sĩ, Luật Khoa cần các vị tốt nghiệp trường Luật và tất cả các trường khác tại Việt Nam,… Mong toàn thể quý vị góp ý kiến vì không một ai có thể biết tất cả các bộ môn được. Cám ơn quý vị. Nguyễn Văn Thành Cuối tháng giêng, 2005 (còn tiếp) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7185 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM Thu 01 Aug 2013, 08:36 | |
| Phần 2: A- GIÁO DỤC VÀ THI CỬ TRONG THỜI QUÂN CHỦ: Từ thời Thượng cổ tức thời vua Hùng và suốt gần một nghìn năm lệ thuộc vào Trung Hoa, nước ta chưa đặt được hệ thống thi cử tuy rằng đến đời nhà Ngô, Đinh, vua đã lựa các người có học vào làm quan trong triều. Nhưng thực sự đến đời nhà Lý, việc học hành thi cử ở nước ta mới bắt đầu. Năm 1075, vua mới mở khoa thi Tam Trường để chọn 10 người ra làm quan. Thủ Khoa khóa này là Lê Văn Thịnh. Năm 1075, vua lập ra Quốc Tử Giám. Đến năm 1086, một kỳ thi được mở ra để chọn người vào Hàn Lâm Viện. Tuy nhiên, khi vua Lý Nhân Tông lên ngôi năm 1072, lúc ấy nhà vua chỉ có 7 tuổi cho nên mọi quyền thế đều dưới quyền chỉ huy của Quan Thái Sư Lý Đạo Thành. Trong kỳ thi vào Hàn Lâm Viện, ông Mạc Hiển Tích đỗ đầu và được cử vào làm Hàn Lâm Học Sĩ. Ta nhớ lại rằng khi Lý Công Uẩn lên làm vua, ông đã dời đô ra Thăng Long. Vì ông là con nuôi của 1 ông sư từ nhỏ và vì nhu cầu học giáo lý Phật giáo cho nên chẳng những Phật giáo được tôn trọng mà ông còn chú trọng vào nền Văn Học. Vậy ta không lạ gì đời nhà Lý đã mở đường cho việc thi cử ở nước ta cũng như thành lập Quốc Tử Giám làm nơi giáo dục cho con của các quan. Sau nhà Lý, đời nhà Trần tiếp nối. Trần Cảnh lên ngôi năm 1225, mới có 8 tuổi, quyền hành đặt dưới tay của Trần Thủ Độ. Trần Thủ Độ dưới danh nghĩa của vua cho mở khoa thi Thái Học Sinh (Tiến Sĩ) năm 1232. Năm 1247, khoa thi Tam Khôi được đặt ra để tuyển lựa Trạng Nguyên, Bảng Nhãn và Thám Hoa. Trong kỳ thi này, ông Lê Văn Hưu đỗ Bảng Nhãn, và ông cũng là người đầu tiên viết Sử nước ta. Cũng năm ấy, có kỳ thi Tam Giáo: Nho, Thích, Lão. Năm 1253, nhà Trần lập Quốc Học Viện để giảng Tứ Thư và Ngũ Kinh. Năm 1274, mở khoa thi Thái Học Sinh chọn lựa 50 người và vua đã cấp mũ áo cho những người này về vinh quy bái tổ. Và như vậy, tục lệ này đã có từ thời nhà Trần. Đến năm 1400, nhà Hồ lập khoa thi gồm có trường 1 thi Kinh Nghĩa, trường 2 thi Phú, trường 3 thi Chiếu, Chế, Biểu, trường 4 thi Văn Sách, và trường 5 thi Toán. Một năm sau khi kỳ thi Hương mở ra, kỳ thi Hội ra đời. Xem như vậy, Hồ Quý Ly đã có công đưa nền Toán học vào trong thi cử. Kỳ thi Hội chỉ có thi Văn Sách để định cao thấp. Thi Hội được thi tại Bộ Lễ, nếu đỗ thí sinh được tuyển ra làm quan và nếu đỗ thi Hội tức là đỗ Thái Học Sinh (Tiến Sĩ), và Nguyễn Trãi đậu Tiến Sĩ năm 1400. Ông là con của Nguyễn Phi Khanh, đã viết bài Bình Ngô Đại Cáo và sau này giúp vua Lê Lợi đánh thắng quân nhà Minh. Khi lên ngôi, vua Thái Tổ nhà Lê lập Quốc Tử Giám tại Kinh Đô. Trong đời vua Thái Tổ, văn quan phải thi Kinh sử, võ quan thi Vũ kinh, đến đời vua Thánh Tông tức đời Hồng Đức định phép thi Hương và thi Hội. Vua Thánh Tông làm Chủ Tịch thi Đình và lập ra kỳ xướng danh các Tiến Sĩ và cho vinh quy bái lễ. Đến đời nhà Nguyễn Tây Sơn, vua Quang Trung ra lệnh thi bằng chữ Nôm. Như vậy, vua Quang Trung chẳng những là một nhà quân sự đại tài mà còn là một nhà đại ái quốc, bắt thi cử bằng chữ Nôm và các chiếu của vua, các tờ trình của quan đều phải viết bằng chữ Nôm. Nhưng đến đời Gia Long, nhà vua lại bắt thi bằng chữ Hán trong các kỳ thi. Năm 1822, thời vua Minh Mạng mở kỳ thi Hội và thi Đình để lấy bằng Tiến Sĩ. Năm 1829, những người thi rớt Tiến Sĩ nhưng số điểm rất gần các ông Tiến Sĩ, được cấp cho chức Phó Bảng. Cách tổ chức kỳ thi của nhà Nguyễn có kỳ đệ nhất trường thi Kinh Nghĩa, đệ nhị trường thi Tứ Lục, đệ tam trường thi Phú, và đệ tứ trường thi Văn Sách. Đỗ xong tứ trường được gọi là Cử Nhân, và tam trường gọi là Tú Tài. Cử Nhân có nghĩa là người giỏi của địa phương được cử vào trong Kinh thi Hội. Các kỳ thi này vẫn tiếp tục một thời gian cho đến năm 1917 mới chấm dứt mặc dầu quân Pháp đã kiểm soát đất nước ta từ năm 1884. Mới đầu người Pháp không can thiệp vào nội bộ thi cử của Việt Nam mà họ chỉ huấn luyện những người học tiếng Pháp để làm thông ngôn cho họ trong việc giao tiếp với phía Việt Nam. Cũng nên nhớ rằng mặc dầu tên nước ta đã chính thức là Việt Nam vào năm 1802 nhưng nếu đọc sử, Pháp vẫn gọi ta trong thời đó là An Nam tức là danh hiệu mà nước Tàu gọi nước ta với tính cách khinh biệt. (vì suốt trong lịch sử nước ta không có vua nào gọi nước ta là An Nam cả). Nguyễn Văn Thành Giữa tháng 3, 2005 (còn tiếp) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7185 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM Thu 01 Aug 2013, 08:38 | |
| Phần 3: B- GIÁO DỤC VÀ THI CỬ TRONG THỜI PHÁP THUỘC: Sau cuộc cách mạng kỹ nghệ tại Âu Châu khoảng thập niên 1800, người Âu Châu có thể sản xuất nhiều khí giới tốt cho nên họ có tham vọng đi tìm thuộc địa và vì thế bành trướng chủ nghĩa đế quốc của họ.. Tây Ban Nha chiếm Mễ Tây Cơ (Mexico) và Nam Mỹ. Hòa Lan chiếm Nam Dương quần đảo. Anh chiếm một phần Gia Nã Đại (Canada), Bắc Mỹ, Ấn Độ (trong đó có Pakistan và Bangadesh), Mã Lai Á, Úc Châu và một số nước Phi Châu. Pháp chiếm một phần Canada (hiện nay Québec, Montréal vẫn còn nói tiếng Pháp), Louisiana (sau Pháp bán lại cho Mỹ). Pháp cũng chiếm Phi Châu như Maroc, Tunisia, Algerie, Trung Đông. Syria, Liban, một phần Ấn Độ (Pondichéry), Việt Nam, Lào và Cam Bốt. Anh chiếm một phần Thượng Hải khoảng thế kỷ thứ 19, Pháp cũng chiếm một phần trong lãnh thổ của Trung Hoa, gọi là Tô Giới. Pháp bắt đầu lấn chiếm Việt Nam trong thời vua Tự Đức. Khoảng năm 1858 đến năm 1884, coi như Pháp đã chiếm toàn bộ nước ta sau khi ký kết với Tàu và Pháp trả lại Tô Giới tại Thượng Hải, đổi lại Tàu rút quân về nước không đánh giúp các vua triều Nguyễn nữa. (Hiệp ước Thiên Tân được ký giữa Tàu và Pháp ngày 27 tháng 4 năm Ất Dậu - 1885, Tàu đã nhượng bộ để Việt Nam hoàn toàn cho Pháp đô hộ và cam kết không còn giúp Việt Nam chống lại Pháp nữa). Cho đến khi vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết thất trận, Pháp hoàn toàn cai trị nước ta, tuy chỉ có 2 vua Thành Thái và Duy Tân còn cố gắng chống cự lại Pháp. Thực dân Pháp đã bắt đi tù 3 vua Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân mãi tận Phi Châu, rồi những vua sau đời nhà Nguyễn thực tế chỉ là bù nhìn của Pháp mà không còn chút quyền hành nào cả. Hoàn tất việc bảo hộ xong, Pháp chuẩn bị mở mang nền giáo dục. Tuy nhiên, vì chưa có một nền giáo dục nào cả nên lúc đầu, họ vẫn xử dụng các tri huyện là những người biết chữ Nho. Đến khoảng năm 1900, Pháp bắt đầu thiết lập bậc Tiểu Học rồi Trung Học. Cũng trong thời gian này, Pháp mở các trường Thông ngôn và các trường Huấn luyện Hành chánh có dạy kèm một số Dân Luập Pháp nằm phục vụ cho chính quyền bảo hộ. Mãi đến năm 1917, Pháp bãi bỏ các kỳ thi chữ Nho và mở trường Đại Học Hà Nội năm 1918. Tổ chức giáo dục của Pháp trên thực tế chỉ phục vụ cho nền cai trị và quyền lợi của thực dân Pháp. Họ đào tạo một số công chức nhà nước sẵn sàng theo lệnh của nhà cầm quyền Pháp mà không có một mục đích nào để phát triển văn hóa và phục vụ cho xã hội và nhân dân Việt Nam cả. (1) Cách Tổ Chức Các Trường Tiểu Học: Pháp chia nền giáo dục Tiểu Học thành 7 năm học. Muốn vào lớp Năm phảỉ theo học từ một đến hai năm Dự Bị, tương đương với Mẫu Giáo (École Maternelle) bây giờ. Lớp Năm, lớp Tư và lớp Ba được giảng dạy bằng tiếng Việt nhưng buộc học sinh bắt đầu học tiếng Pháp. Sau lớp Ba, học sinh thi văn bằng tốt nghiệp gọi là bằng Sơ Học Yếu Lược (Certificat d’Études Élémentaires). Đậu Sơ Học Yếu Lược xong, học sinh phải thi vào lớp Nhì (Cours Moyen) nhưng nếu rớt học sinh không được tiếp tục việc học nữa. Tất cả các môn học ở lóp Nhì đều phải học bằng tiếng Pháp, do vậy Pháp đặt ra 2 lớp Nhì: Lớp Nhì năm thứ nhất Lớp Nhì năm thứ hai. Cuối năm lớp Nhất, học sinh phải thi bằng Tiểu học trong đó tất cả các môn thi được thi bằng tiếng Pháp như Chính tả (Dictée), Luận văn (Composition), Toán (Mathématiques), Khoa học (Sciences) và Sử - Địa (Histoire – Géographie). Nếu phạm 5 lỗi viết chính tả, thí sinh dự thi viết đương nhiên rớt. Do đó các kỳ thi Tiểu Học (Primaire) cũng ít khi đậu quá 30%. Sau khi tốt nghiệp Tiểu Học, học sinh phải thi vào năm thứ nhất bậc Trung Học. (2) Cách Tổ Chức Các Trường Trung Học: Sau 4 năm học, học sinh thi bằng Trung Học Tốt Nghiệp, nếu đậu, học sinh phải thi vào lớp Seconde (École secondaire) tương đương với lớp 10 bây giờ. Sau khi học một năm lớp Seconde, học sinh lên lớp Première tương đương với lớp 11 bây giờ, cuối năm đó thi Tú Tài I. Đậu xong Tú Tài I, học sinh lên lớp Terminale (lớp 12 bây giờ) là lớp cuối cùng của bậc chót Trung Học để thi Tú Tài II. Trung Học Phổ Thông, Tú Tài (Baccalauréat) I và II đều phải thi bằng tiếng Pháp. Việc giáo dục được Pháp chia ra một phần dành cho con cháu của các quan cai trị người Pháp theo học tại trường Pháp và có chương trình y hệt bên Pháp, phần còn lại cho các trường Trung Học Việt Nam để cho dân Việt Nam theo học. Đại đa số những người học ở trường Pháp là con của các nhân viên người Pháp nằm trong bộ máy cai trị tại Việt Nam như con của các quan công sứ, bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, luật sư, chánh án, các thương nhân, chủ đồn điền cao su….và rất ít những người con của Việt Nam được học nhưng sau dư chỗ vì không đủ sĩ số học sinh nên Pháp cho phép một số ít dân Việt Nam theo học sau khi đậu kỳ thi tuyển vào trường Pháp. Bằng cấp phát theo hệ thống giáo dục bên Pháp, bằng Trung Học được gọi là bằng Brevet, bằng Tú Tài gọi là bằng Tú Tài Pháp và tỷ số thi đỗ khoảng 50-60% trong khi đó bằng Trung Học cho dân bản xứ học thì gọi là bằng Tú Tài nội địa (Baccalauréat local) và bằng Trung Học được gọi là Cao Đẳng Tiểu Học Đông Dương (DEPSI – Diplôme d’Études Primaire Supérieure Indochinois). Thông thường, thi Tú Tài Pháp thì dễ hơn thi Tú Tài bản xứ, do đó đề thi của Tú Tài Pháp và Tú Tài bản xứ khác nhau. Điều này có nghĩa rằng, thi đỗ bằng Tú Tài Việt Nam rất khó. Trong các kỳ thi, Tú Tài I có sĩ số thí sinh đậu chiếm từ 10 tới 20% và Tú Tài II khoảng chừng 20 đến 40%. Rất ít trường Trung Học được Pháp thiết lập trên khắp lãnh thổ Việt Nam từ Bắc tới Nam. Ngoài Bắc chỉ có trường Bưởi và trong Nam có trường Petrus Ký là dạy được Tú Tài II. Còn các trường khác như trường Phan Thanh Giản ở Cần Thơ hoặc trường Nguyễn Đình Chiểu ở Mỹ Tho, chỉ dạy đến Trung Học Đệ Nhất Cấp mà thôi. Ở miền Trung chỉ ở Huế có trường Trung Học Đệ Nhất Cấp gọi là trường Bảo Hộ (École Protectorate Française). Ngoài ra, ở Hà Nội có trường Trung Học của Pháp tên là Lycée Albert-Sarraut, trong Nam có trường Chasseloup- Laubat ở Sài Gòn là dạy đến lớp cuối cùng (Terminale) của chương trình Pháp. Và vì vậy cả Bắc lẫn Nam, mỗi năm sản xuất chỉ được trên dưới 100 người có bằng Tú Tài mà thôi. Tuy nhiên, Pháp không đặt trường Đại Học ở trong Nam vì con cháu của các người giàu có thường là dân Tây (có quốc tịch Pháp) gửi con theo học các Đại Học tại Pháp. Vì vậy ta không lấy làm lạ là trường Đại Học chỉ được mở tại Hà Nội năm 1918 mà không mở tại Sài Gòn. Xem như vậy, thực dân Pháp không thực sự mở mang nền giáo dục của nước ta mà họ chỉ muốn đào tạo một số công chức và người làm tay sai cho Pháp mà thôi. Và với dân số khoảng 25 triệu người Việt Nam khoảng thập niên 1940 mà mỗi năm không quá 100 người tốt nghiệp bậc Đại Học thời Pháp thuộc. Nguyễn Văn Thành Trung tuần tháng 3, 2005 (còn tiếp) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7185 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM Thu 01 Aug 2013, 08:39 | |
| Phần 4: B- GIÁO DỤC VÀ THI CỬ TRONG THỜI PHÁP THUỘC: Đọc những phần 4 và 5 sau đây về "sự giáo dục và thi cử của nuớc Việt Nam trong thời Pháp thuộc", ta thấy không có nước nào cai trị tàn nhẫn như nước Pháp. Thật vậy, Pháp không chịu mở mang nền giáo dục ở Việt Nam và là một nước bảo hộ tồi tệ nhất thế giới vì mỗi năm tổng số sinh viên tốt nghiệp Đại học dưới thời Pháp cai trị không quá 100 nhà trí thức gồm các Bác Sĩ, Dược Sĩ, Luật Khoa, Khoa Học so với dân số 25 triệu người trong khoảng năm 1945. Đại Học Hà Nội là Đại Học duy nhất nhưng mỗi năm chỉ sản xuất vài chục Bác Sĩ, vài chục Dược Sĩ, một ít Luật Khoa; trong khi Cử Nhân Khoa Học (Licence ès Sciences) mỗi năm sản xuất không tới 10 người và Cử Nhân Văn Khoa thì hoàn toàn không có. Suốt thời Pháp thuộc, các trường Đại học ở Việt Nam do Pháp cai quản đã không cấp được một bằng Tiến Sĩ Khoa Học (Doctorat ès Sciences), Tiến Sĩ Luật Khoa (Doctorat en Droit), Tiến Sĩ Dược Khoa (Doctorat en Pharmacie), Cử Nhân Văn Khoa (Licence ès Lettres) và không sản xuất được một giáo sư Trung Học Đệ Nhị Cấp nào cả. Ngoài ra, Pháp cũng không cấp phát được văn bằng Đại Học Sư Phạm, mà chỉ có Sư Phạm dạy Trung Học Đệ Nhất Cấp. Pháp cũng không cấp phát bất cứ một bằng Kỹ Sư nào như Điện, Cơ Khí, Hóa Học v.v…nhưng Pháp chỉ cấp phát văn bằng Kỹ Sư Canh Nông (Ingénieur d’Agriculture). Một số rất ít những người hoặc làm công cho Pháp (Tri Huyện, Tri Phủ, Tham Biện…) hoặc mở mang đồn điền do thực dân Pháp ban ơn, có tiền cho con du học bên Pháp nhưng cũng không nhiều lắm, mỗi năm du học trở về Việt Nam cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay trên dưới 50 người. Cho đến khi Nhật đảo chánh Pháp năm 1945, nền học vấn của Pháp mới chấm dứt tại Việt Nam. Ta phải nói rằng nền giáo dục của Pháp trong suốt thời gian thống trị đã để lại cho nước ta là một con số không to lớn. Vì nền giáo dục đã yếu kém như vậy cho nên nền kinh tế còn thê thảm hơn nữa. Thực dân Pháp và Phát-xít (fasciste) Nhật đã làm chết đói dân ta 2 triệu người, ngoài ra người dân Viêt Nam có sản xuất được chút gì thì chỉ làm giàu cho những chủ của các đồn điền cao su người Pháp và chủ của các mỏ than Hòn Gai, Uông Bí mà thôi. (3) Cách Tổ Chức Các Trường Đại Học: Pháp mở trường Đại Học tại Hà Nội năm 1918 nhưng chỉ có 3 phân khoa: Y Khoa, Dược Khoa và Luật Khoa. Tùy theo môn học nên thời gian học khác nhau, thí dụ trường Luật đòi hỏi 3 năm ra Cử nhân Luật (Licence en Droit), trường Dược mất 5 năm ra Dược Sĩ (Pharmacien), Trường Y với thời gian lâu hơn đòi hỏi 7 năm ra Bác Sĩ Y Khoa (Docteur en Médecine). Trường Công Chánh đào tạo Cán Sự Kỹ Thuật (Agent Technique), đòi hỏi sinh viên cần có bằng Trung Học và thời gian theo học là 2 năm. Tuy nhiên, trước khi đào tạo ra các Bác Sĩ và Dược Sĩ, vì nhu cầu cấp bách trong khoảng thập niên 1920 nên Pháp đã tạo ra bằng Y Sĩ Đông Dương (Médecin Indochinois) chỉ giảng dạy ở Đại Học Hà Nội. Điều kiện để tốt nghiệp Y sĩ Đông Dương buộc sinh viên phải có bằng Trung Học Phổ Thông (Brevet) hoặc Cao Đẳng Tiểu Học (DEPSI) và mất 4 năm theo học. Trình độ của những vị này tương đương với Y Tá nhưng cũng được quyền chữa trị bệnh nhân như Bác Sĩ trong bất cứ các địa phương nào không có Bác Sĩ ở đó. Song song với việc đào tạo các Y Sĩ Đông Dương, Pháp mở trường dạy các Dược Sĩ Đông Dương (Pharmacien Indochinois) cũng chỉ cần văn bằng tốt nghiệp Trung Học, thời gian theo học 4 năm rồi ra làm Dược Sĩ hạng 2 (Deuxième Classe) và được phép mở nhà thuốc Tây (Pharmacie) tại những nơi không có Dược Sĩ hạng 1 (Première Classe). I- Cách Tổ Chức Các Trường Sư Phạm:
a. Đào Tạo Giáo Viên Tiểu Học: Sư Phạm Tiểu Học (École de Pédagogie pour L’enseignment Primaire) đào tạo các giáo viên Tiểu học có trình độ tương đương với Trung học Đệ Nhất Cấp ngày nay vậy. Muốn vào trường Sư Phạm Tiểu Học, thí sinh chỉ cần văn bằng Tiểu Học và tiếp tục học 4 năm. Sau khi tốt nghiệp được bổ nhiệm làm Giáo viên (Instituteur) đi dạy bậc Tiểu học từ lớp Năm đến lớp Nhất. Ấy là chưa kể những người có bằng Tiểu Học nhưng không được huấn luyện Sư phạm (Pédagogie) 4 năm trong các trường Sư Phạm. Những vị này được cử làm Hương Sư tại những vùng nhà quê dạy từ lớp Năm đến lớp Ba trong các làng không có Giáo viên Tiểu học. b. Đào Tạo Giáo Sư Trung Học Đệ Nhất Cấp:
Muốn trở thành Giáo sư Trung Học Đệ Nhất Cấp, thí sinh cần có bằng Trung Học (Brevet) hoặc Cao Đẳng Tiểu Học (DEPSI) và phải qua kỳ thi tuyển vào trường Sư Phạm Trung Học Đệ Nhất Cấp (École de Pédagogie pour L’enseignment secondaire du Premier Cycle). Thời gian học là 3 năm được chia làm hai ban: Ban Khoa Học học chuyên về Toán, Lý, Hóa và Vạn Vật. Sinh viên tốt nghiệp trở thành Giáo sư Trung Học Đệ Nhất Cấp (Premier Cycle) dạy môn Toán, Lý, Hóa hay Vạn Vật (Sciences Naturelles). Ban Văn Chương học chuyên về Pháp Văn, Sử Ký và Địa Lý. Sau khi tốt nghiệp dạy những môn đó. C. Đào Tạo Giáo Sư Trung Học Đệ Nhị Cấp:
Không có tại Việt nam trong thời Pháp thuộc. Ngành Trung Học Đệ Nhị Cấp gồm có các lớp: Classe Seconde, Classe Première và Classe Terminale, tương đương với lớp 10, 11 và 12 thời nay vậy. Vì Pháp không mở trường đào tạo Giáo sư Trung Học Đệ Nhị Cấp tại Việt Nam nên muốn dạy, Giáo sư phải đậu bằng Cử Nhân hay Thạc Sĩ (Agrégé) bên Pháp. Bằng Cử Nhân do các Đại Học cung cấp trong khi bằng Thạc Sĩ thường do các trường Đại Học Sư Phạm tại Pháp (École Normale Supérieure) hoặc những người có bằng Cử Nhân Khoa Học hoặc Văn Chương thi dự tuyển để lấy văn bằng Thạc Sĩ. Ở Pháp, những người có bằng Thạc Sĩ tốt nghiệp tại các trường Đại Học Sư Phạm hoặc những người có văn bằng Cử Nhân thi đậu, được cử làm Giáo Sư chính ngạch (professeur titulaire), còn những người chỉ có bằng Cử Nhân muốn hành nghề phải xin phép bổ nhiệm từ Bộ Giáo Dục, làm Giáo Sư khế ước (contrat) một thời gian, nếu công tác tốt mới được chuyển sang chính ngạch. Những vị dạy ở Trung Học Đệ Nhị Cấp (Deuxième Cycle) thường được danh hiệu là Giáo sư Trung học, vì họ tốt nghiệp từ trường Đại Học Khoa Học (Faculté des Sciences) hoặc Văn Khoa (Faculté des Lettres) hay Sư Phạm (École Normale Supérieure) tại Pháp. Khoảng năm 1940 trường Đại Học Khoa Học được thành lập và giảng dạy cho tới khi Nhật đảo chánh Pháp năm 1945, nhưng chỉ có vài người tốt nghiệp tại Việt Nam mà thôi. Trong suốt thời Pháp thuộc không có trường Văn Khoa. Tuy nhiên, trường Văn Khoa đầu tiên tại Hà Nội là do chính phủ Quốc Gia Việt Nam thiết lập từ năm 1950. II- Cách Tổ Chức Của Trường Đại Học Khoa Học:
Năm 1938, Pháp mở trường Đại Học Khoa Học tại Hà Nội để đào tạo Cử Nhân Khoa Học gồm có Cử Nhân Toán, Cử Nhân Lý Hóa và Cử Nhân Vạn Vật. Các giáo sư ở trường này thường có văn bằng Tiến Sĩ hay Thạc Sĩ từ Pháp sang giảng dạy. Trước khi Nhật đảo chánh Pháp năm 1945, không có một giáo sư Việt Nam nào dạy ở trường Đại Học Khoa Học trừ Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn nhưng chỉ được chức Giảng Sư (không được chức Giáo Sư) vì ông chỉ có bằng Thạc Sĩ và theo cách tổ chức của Pháp, ông chỉ đủ tư cách dạy Trung Học mà thôi. Trường này không sản xuất một bằng Cử Nhân Toán nào cả mà chỉ có một vài Cử Nhân Khoa Học Lý Hóa hay Vạn Vật. Trong thời gian này, quy định muốn có bằng Cử Nhân Giáo Khoa Toán Học sinh viên phải có 3 chứng chỉ là Toán Học Đại Cương, Cơ Học Thuần Lý và Vi Tích Phân Toán Học. Và vì trường không có dạy chứng chỉ Vi Tích Phân Toán Học cho nên không có một người nào tốt nghiệp Cử Nhân Toán tại Đại Học Hà Nội trước năm 1945. Do đó, những người muốn có văn bằng Cử Nhân Toán, phải sang Pháp học chứng chỉ Vi Tích Phân Toán. Cử Nhân Giáo Khoa Lý Hóa gồm có các chứng chỉ Toán Lý Hóa, Vật Lý Đại Cương và Hóa Học Đại Cương. Cử Nhân Vạn Vật gồm có Chứng Chỉ Lý Hóa Nhiên (SPCN), Thực Vật Học Đại Cương và Địa Chất Học. Lúc này chưa mở chứng chỉ Sinh Học Đại Cương. Có 3 bộ Cử Nhân như sau: Cử Nhân Giáo Khoa* Lý Hóa :
MPC (Toán Lý Hóa – Mathématiques, Physique et Chimie) Vật Lý Đại Cương (Physique générale) Hóa Học Đại Cương (Chimie générale)
Cử Nhân Giáo Khoa* Vạn Vật :
SPCN (Science Physique, Chimie et Naturelle) Thực Vật Đại Cương (Botanique générale) Khoáng Vật Đại Cương (Minéralogie générale - có thể thay bằng Sinh Vật Đại Cương - Biologie)
Cử Nhân Giáo Khoa* Toán:
Toán Đại Cương (Mathématiques générales) Cơ Học Thuần Lý (Mécanique rationnelle) Vi Tích Phân Toán (Calcul différentiel et intégral)
* Giáo khoa có nghĩa là những người có bằng này được phép dạy tại các trường Trung Học Đệ Nhị Cấp mà không cần tốt nghiệp tại Đại Học Sư Phạm. Sinh viên có 3 chứng chỉ không vào bộ trên được cấp bằng Cử Nhân Khoa Học Tự Do. Thí dụ có Toán Đại Cương, Cơ Học Thuần Lý và Vật Lý Đại Cương thì gọi là Cử Nhân Khoa Học Tự Do (Licence ès Sciences Libres). Trường Đại Học Khoa Học Hà Nội chỉ đào tạo được Cử Nhân Lý Hóa hoặc Vạn Vật. Những sinh viên nào muốn có bằng Cử Nhân Toán sau khi đã có các chứng chỉ Toán Đại Cương và Cơ Học Thuần Lý thì sang Pháp học tiếp chứng chỉ Vi Tích Phân Toán Học. Ta đừng nên nhầm lẫn với thời Việt Nam Cộng Hòa, nếu chỉ có Toán Cơ Học và Vật Lý thì không gọi là Cử Nhân, phải thêm hoặc Vi Tích Phân Toán tức 4 chứng chỉ thành Cử Nhân Giáo Khoa Toán hoặc thế chứng chỉ Hóa Học Đại Cương thành Cử Nhân Giáo Khoa Lý Hóa. Xem như vậy thời Pháp thuộc từ năm 1945 trở về trước, việc học của trường Đại Học Khoa Học không hoàn toàn đầy đủ.
Nguyễn Văn Thành Gần cuối tháng 3, 2005 (còn tiếp) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7185 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM Thu 01 Aug 2013, 08:40 | |
| Phần 5: B- GIÁO DỤC VÀ THI CỬ TRONG THỜI PHÁP THUỘC: III- Cách Tổ Chức Của Trường Đại Học Luật Khoa: Muốn theo học trường Luật, sinh viên phải có văn bằng Tú Tài phần II (Baccalauréat - deuxième partie). Sinh viên Luật thi tốt nghiệp mỗi cuối năm và sau 3 năm, nếu đậu được cấp bằng Cử Nhân Luật (Licence en Droit). Các giáo sư trường này thường là người Pháp có bằng Tiến Sĩ (Doctorat en Droit) hoặc Thạc Sĩ Luật Khoa (Agrégation en Droit). Thời gian học để lấy bằng Tiến Sĩ Luật Khoa mất khoảng 3 năm, sau khi đã đậu bằng Cử Nhân Luật. Muốn dự thi bằng Thạc Sĩ Luật Khoa, trước tiên thí sinh phải có bằng Tiến Sĩ. Trường Đại Học Hà Nội chỉ đào tạo Cử Nhân Luật Khoa. Do đó, sau khi tốt nghiệp Cử Nhân Luật (3 năm) nếu muốn học Tiến Sĩ sinh viên phải sang Pháp vì hai bằng Tiến Sĩ và Thạc Sĩ chỉ có giảng dạy ở Pháp mà thôi. Nước ta trong thời Pháp thuộc có ông Nguyễn Mạnh Tường là người duy nhất đậu cả hai văn bằng Tiến Sĩ Luật Khoa và Tiến Sĩ Văn Chương Pháp. Các sinh viên tốt nghiệp Luật Khoa tại Việt Nam có thể nộp đơn xin làm Chánh Án (Juge), Biện Lý (Procureur) hoặc là Tri Phủ, Tri Huyện (Chef de district), hoặc làm đơn xin Tập Sự Luật Sư (Avocats stagiaires) trong 3 năm, nếu tốt nghiệp kỳ thi Luật Sư do Luật Sư đoàn tổ chức, sẽ được phép hành nghề Luật Sư (Avocat). Thường Chánh án kiêm luôn Dự Thẩm, Biện Lý và ngay cả Lục Sự trong thời Pháp thuộc. Thậm chí ở những quận huyện,Tri phủ hoặc Tri huyện kiêm luôn vai trò Chánh Án, Biện Lý và quyết định số phận của người dân không qua bất cứ một luật lệ nào. IV- Cách Tổ Chức Của Trường Đại Học Y-Nha-Dược:
Pháp tổ chức trường Đại Học Y- Nha- Dược hỗn hợp. a- Trường Đại Học Y Khoa: Ngành Y Khoa đào tạo Bác Sĩ Y Khoa. Điều kiện nhập học ngành chuyên môn này đòi hỏi sinh viên phải có bằng Tú Tài II và hoàn tất lớp Lý Hóa Sinh PCB (Physique, Chimie et Biologie). Chứng chỉ PCB chỉ được giảng dạy ở trường Đại Học Khoa Học. Tốt nghiệp PCB xong, sinh viên nộp đơn xin vào năm thứ nhất của trường Y Khoa rồi học thêm 6 năm nữa nhưng mỗi cuối năm đều có kỳ thi, đủ điểm mới được lên lớp. Đến năm thứ 6, kể cả PCB là năm thứ 7, sinh viên Y Khoa phải trình một Luận án (Thèse) để ra trường. Luận án thường nghiên cứu và nêu ra các bệnh tật xảy ra trong nước Việt Nam cùng cách chữa trị và thống kê. Vì lúc bấy giờ Pháp mở rất hạn chế nhà thương, bệnh viện tại nước ta cho nên muốn thực tập nội trú, sinh viên cuối năm thứ ba phải thi vào nội trú (interne), nếu không đậu vẫn tốt nghiệp Y Khoa sau năm thứ 6 và vẫn được hành nghề Bác Sĩ. Chỉ có sự khác biệt là những Bác Sĩ nào mang nhãn hiệu nguyên là nội trú ở Bệnh Viện thì Bác Sĩ ấy có nhiều kinh nghiệm hơn. Xem như vậy, nền Y khoa của Pháp rất yếu kém so với nền Y Khoa của các nước khác vì ở nước Mỹ sau khi tốt nghiệp Y Khoa phải thực tập ở Bệnh viện từ 1 đến 5 năm hoặc nhiều hơn nữa trước khi đi thi lấy giấy phép hành nghề Bác Sĩ. Theo lý thuyết, các giáo sư tại trường Y Khoa cần có bằng Thạc Sĩ Y Khoa, và muốn có bằng Thạc Sĩ, các Bác Sĩ phải làm trong Bệnh viện 5 năm rồi sau đó sang Pháp thi bằng Thạc Sĩ Y Khoa. Như vậy các giáo sư Đại Học Y Khoa, đại đa số là các Bác Sĩ (không có bằng Thạc Sĩ) giảng dạy. Trường Đại Học Y Khoa Hà Nội mỗi năm chỉ cấp phát chừng một vài chục văn bằng Y Khoa Bác Sĩ. Do đó, trong thời Pháp thuộc, nhiều Bác Sĩ hành nghề ở Việt Nam thường là các Bác Sĩ người Pháp chữa trị cho Pháp kiều và cho những người Việt Nam giàu có trong các bệnh viện do Pháp quản trị chẳng hạn ngoài Bắc có bệnh viện St. Paul ở Hà Nội và trong Nam có bệnh viện Grall và St. Paul ở Sài Gòn. Ngoài ra, còn có các trường Y Tá thường thuộc Bộ Y Tế quản lý nhưng do các Bác Sĩ giảng dạy chứ không thuộc trường Y Khoa. b- Trường Đại Học Nha Khoa: Trường Nha Khoa là một phần của trường Y-Nha-Dược hỗn hợp đào tạo các Nha Sĩ. Ghi danh học trường Nha Khoa đòi hỏi sinh viên phải có văn bằng Tú Tài phần II và thời gian học là 5 năm. Trường chuyên đào tạo các Nha Sĩ chuyên về Răng Hàm Mặt.
c- Trường Đại Học Dược Khoa: Trường Dược Khoa cũng là một phần của trường Y-Nha-Dược hỗn hợp đào tạo các Dược Sĩ. Muốn vào trường Dược Khoa, sinh viên phải có bằng Tú Tài II cộng thêm tập sự một năm tại các Bệnh Viện hay tại các Dược Phòng và cuối năm phải thi vấn đáp và thực tập tại trường Dược Khoa, nếu đậu thì được vào năm thứ nhất trường Dược, tiếp tục học 4 năm học và mỗi năm đều có thi cuối năm. Sau năm thứ tư (tổng cộng là 5 năm) nếu tốt nghiệp thì được bằng Dược Sĩ hạng nhất và được phép hành nghề tức là mở Dược Phòng, hay làm tại các nhà thương. Nội dung học ở trường gồm có Thực Vật Học, Hóa Học Đại Cương, Hóa Học Vô Cơ (Chimie minérale), Hóa Học Hữu Cơ (Chimie organique), Hóa Dược (Chimie pharmaceutique), Vật Lý Học và ảnh hưởng của các dược phẩm vào con người. Tất cả các môn học đều có kỳ thi cuối năm gồm có thi viết, thực tập và vấn đáp. Nhưng trái với phân khoa Khoa Học, phân khoa Dược chú trọng về Giáo Khoa trong các kỳ thi nhiều hơn. Tuy nhiên, trường Dược Khoa phải học thêm một môn gọi là môn Dược Bất Đồng (kỵ nhau - Incompatibilité) nghĩa là học những vị thuốc nếu uống cùng với nhau có thể gây phản ứng phụ làm chết người. Như vậy, trường Dược Khoa ở Việt Nam thời Pháp thuộc khác với trường Dược ở Mỹ là sau khi tốt nghiệp bằng Dược Sĩ ở Mỹ, Dược Sĩ tương lai sẽ phải đi thực tập tại các bệnh viện rồi sau đó dự thi cấp bằng hành nghề, trái lại ở Việt Nam phải tập sự ngay từ năm thứ nhất. Như vậy nền giáo dục của Pháp đào tạo các Dựợc sĩ không có phẩm chất cao vì thực tập đã thực hiện ngay từ năm thứ nhất trong khi chưa có một kiến thức hiểu biết gì về Dược Khoa. Điểm lưu ý, ở Việt Nam ai có bằng Dược Sĩ sẽ được phép mở Dược Phòng hay ra làm tại các bệnh viện mà khỏi cần giấy phép hành nghề như ở bên Mỹ đòi hỏi vậy. V- Cách Học và Thi Cử ở Các Bậc Đại Học: Nói về cách học và thi cử ở các bậc Đại Học, ta phải công nhận rằng trường Đại Học Khoa Học là khó nhất. Giả tỉ 50 người dự thi cuối năm, kết quả chỉ đậu được vào khoảng 5 người, và vì vậy mỗi năm số Cử Nhân Khoa Học ra trường chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong thời Pháp thuộc, có năm không có một người nào đủ điều kiện đậu, thật ư là khó, khó hơn thi Tiến Sĩ thời Hán học. Trong khi đó, nếu ai đã vào được trường Y Khoa và Dược Khoa, cuối năm thi lên lớp hầu như đậu hết. Trường Luật Khoa tương đối có tỷ số đậu cao hơn, khoảng 50%. Trường Y-Nha-Dược khá hơn nhưng tỷ số đậu chỉ khoảng 80-90%. a- Trường Đại Học Khoa Học (Faculté des Sciences) Trường Khoa Học thời Pháp thuộc có 4 chứng chỉ dự bị: Toán Đại Cương (Mathématiques générales) Toán Lý Hóa (MPC) Lý Hóa Nhiên (SPCN) dùng cho các bằng Cử Nhân Khoa Học PCB (Physique Chimie Botanique) dùng để vào trường Y Khoa Và các chứng chỉ chuyên khoa như phần 4 (Cách Tổ Chức của trường Đại Học Khoa Học) đã liệt kê đầy đủ. Các Giáo Sư thường là các Tiến Sĩ từ Pháp sang dạy. Các bài giảng trong lớp thường theo lối diễn văn (conférence). Thường thường sau mỗi giờ khi Giáo Sư ra về, các sinh viên đứng dậy vỗ tay hoặc để tán thưởng việc giảng dạy của Giáo sư hoặc làm một cách "nịnh bợ" cốt cho Giáo Sư ngoại quốc vui lòng để hy vọng cuối năm Giáo Sư cho đậu nhiều. Nhưng thực tế, vì việc học và việc thi không giống nhau, lúc học thì học toàn lý thuyết, lúc thi thì làm Toán cho nên kết quả thi của trường Khoa Học thường rất là bi đát. Giáo sư các môn Toán, Vật Lý hoặc Hóa Học chỉ giảng lý thuyết sau đó các phụ tá giáo sư (Giảng Nghiệm Viên Assistant - hoặc Giảng Nghiệm Trưởng Chef de TP) chỉ có bằng Cử Nhân, dạy thực tập hoặc là làm các bài tập mà thôi. Mỗi năm bài thi tốt nghiệp một chứng chỉ (certificat) thí dụ như Toán Đại Cương được thi hai lần và thi 2 buổi mỗi buổi 4 giờ, thường thì cho một bài Toán lớn từ đầu đến cuối, nếu làm trật câu đầu thì hỏng luôn cả bài. Tuy nhiên, một vài thầy tử tế cho 3, 4 đề thi và nếu điểm trung bình của 2 bài từ 10/20 thí sinh đậu thi Viết (Écrit), sau đó phải vào Vấn Đáp (Oral), và thầy sẽ hỏi Giáo Khoa hoặc cho bài tập làm tại chỗ. Nếu như vậy, ai không biết làm Toán hoặc thiếu sót thì rớt ngay từ kỳ thi viết. Nếu đậu thi viết, thí sinh sẽ vào vấn đáp và nếu không trả lời được các câu hỏi lý thuyết hoặc thực hành, môn vấn đáp ấy coi như rớt. Lần sau trở lại dự thi, thí sinh phải thi lại từ đầu mà không được giữ điểm thi viết. Tỷ số thi đậu của các chứng chỉ ờ trường Khoa Học chiếm khoảng 5 đến 30%. Thậm chí có nhiều kỳ thi khi ra bảng, không có ai đậu cả. Các chứng chỉ trong trường Đại Học Khoa Học ngành Vạn Vật Học (Sciences Naturelles) tương đối có tỷ số đậu cao hơn tỷ số tốt nghiệp từ 10 đến 40 %. Xem như vậy trường Đại Học Khoa Học có tỷ số đậu thấp nhất trong tất cả các trường Đại Học. b- Trường Luật (Faculté de Droit): Trường Luật thi vào mỗi cuối năm. Muốn đậu cử nhân Luật thì phải tốt nghiệp hết năm thứ ba. Thi Luật gồm có hai phần: thi Viết và Vấn Đáp. Thời Pháp thuộc, sinh viên phải thi Dân luật và Hình luật của Pháp, các môn Kinh Tế, Luật Đối Chiếu Quốc Tế…. Đậu thi Viết xong, thí sinh vào thi Vấn đáp, và mỗi môn thì có một Giáo Sư phụ trách môn ấy hỏi. Tỷ số trường Luật đậu từ 30 đến 50%. Các bài thi của trường Luật được các giáo sư căn cứ vào Luật Pháp để bình giải một sự việc Pháp Lý. Thí dụ đề tài nói về thuyết Nhân Trị và Pháp Trị. Ngoài các trường Đại Học kể trên, ta phải kể một số trường dạy nghề như Điện Máy Nổ hoặc là Nguội Hàn Lạnh. Thí dụ như trường Cán Sự Công Chánh đòi hỏi có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp thi vào học 3 năm, xong thi tốt nghiệp và được cấp phát bằng Cán Sự Công Chánh (Agent Technique). Thí dụ muốn vào trường Kỹ Nghệ Thực hành ở Hà Nội, thí sinh chỉ cần tốt nghiệp Tiểu Học rồi thi trúng tuyển vào học 4 năm và tùy theo ban được cấp bằng cơ khí, sửa máy ô tô, điện (làm thợ điện), nguội (làm thợ nguội). Song song với trường Kỹ Nghệ Thực Hành, trong Nam có trường Kỹ Thuật Cao Thắng. Ta nhớ là sau năm 1945, trường Cao Thắng phát triển đệ nhị cấp và có thi Tú Tài Kỹ Thuật nhưng việc đó không xảy ra trong thời thực dân Pháp tức là khoảng năm 1884-1945. Sau năm 1945, khoảng 1945-1954, trướng Cao Thắng mới dạy tới bậc Trung Học Đệ Nhị Cấp kỹ Thuật còn trong thời Pháp thuộc chỉ đào tạo tới những ngành và nghề như trường Trung học Kỹ Thuật Thực Hành ở Hà Nội.
Nguyễn Văn Thành Cuối tháng 3, 2005 (còn tiếp) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7185 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM Thu 01 Aug 2013, 08:42 | |
| Phần 6: C- GIÁO DỤC VÀ THI CỬ SAU NGÀY NHẬT ĐẢO CHÁNH PHÁP: (TRONG KHOẢNG MÙNG 9 THÁNG 3 NĂM 1945 ĐẾN NGÀY MÙNG 1 THÁNG 8 NĂM 1954). Sau ngày đảo chánh mùng 9 tháng 3 năm 1945, Nhật giao chính quyền cho vua Bảo Đại và nhà vua đã cử ông Trần Trọng Kim làm Thủ Tướng lập Chính Phủ Quốc Gia đầu tiên tại Việt Nam. Ông Hoàng Xuân Hãn được đề cử giữ chức vụ Bộ Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục. Ông Hoàng Xuân Hãn tốt nghiệp từ trường Bách Khoa Pháp, ngoài ra ông còn có văn bằng Cử Nhân Toán tại Đại Học Sorbonne và bằng Thạc Sĩ Toán tại Paris. Công trạng đáng kể của ông là đã xuất bản lần đầu tiên năm 1942 và được tái bản nhiều lần quyển "Danh Từ Khoa Học - Hoàng Xuân Hãn" bao gồm các môn Toán, Vật Lý, Hóa Học và Vạn Vật Học, và là cơ sở cho việc học Khoa Học từ Tiểu, Trung và Đại Học kể từ năm 1945 cho đến ngày nay. Mặc dầu nền khoa học đã tiến bộ nhiều nhưng cơ bản các danh từ khoa học vẫn lấy Danh Từ Khoa Học của Hoàng Xuân Hãn là chính, về sau chỉ bổ túc thêm mà thôi. Ông Hoàng Xuân Hãn rất giỏi về Hán tự và chữ Nôm cho nên ngoài Danh từ Khoa học, ông còn dịch truyện Kiều và Chinh Phụ Ngâm từ chữ Nôm ra chữ Quốc Ngữ và có lời bình giải rất uyên thâm. Ông đã ra lệnh cho toàn thể các trường học giảng dạy bằng tiếng Việt ở bất cứ chỗ nào có thể thi hành được, tuy nhiên chỉ có Trung học và Tiểu học là cố gắng dạy tiếng Việt còn các trường Đại học hầu như không hoạt động được nữa vì rằng đại đa số giáo sư người Pháp dạy trường này đều bị Nhật bỏ tù vào ngày mùng 9 tháng 3 năm 1945. Nói như vậy có nghĩa rằng chính phủ Trần Trọng Kim chỉ tổ chức được các kỳ thi Tiểu học, và Trung học Phổ thông, Tú Tài I và II bằng tiếng Việt nhưng không tổ chức được kỳ thi tốt nghiệp Đại Học năm 1945. Mãi cho đến ngày 19 tháng 8 năm 1945, Việt Minh cướp chính quyền và sau ngày đó những vùng do chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cai trị, các việc học được tổ chức bằng tiếng Việt gồm có miền Bắc và một phần miền Trung. Như vậy, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chỉ lập được nền giáo dục tại miền Bắc và một vài tỉnh ở miền Trung là dạy theo tiếng Việt. Năm 1946, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tổ chức các kỳ thi Tiểu học, Trung học, Tú Tài và bậc Đại học hoàn toàn bằng tiếng Việt. Sau khi Nhật đầu hàng quân đội Đồng Minh, quân đội Anh vào miền Nam nước ta để giải giới khí giới của quân đội Nhật. Pháp đã lợi dụng cơ hội này, núp theo chân quân đội Anh tiến chiếm lại toàn miền Nam và Pháp đã thiết lập lại việc học giống như thời trước tại Sài Gòn và các tỉnh mà Pháp chiếm được.
I- Sự Giáo Dục Trong Miền Đất Do Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Kiểm Soát:
Ta kể chính phủ Quốc Gia Việt Nam từ thời chính phủ Trần Trọng Kim, sau đó tới lúc ông Bảo Đại ký kết với Pháp hiệp định Hạ Long năm 1948 chính thức công nhận Quốc Gia Việt Nam. Lúc này, Vua Bảo Đại không còn danh hiệu là Vua mà có danh hiệu là Quốc Trưởng. Quốc Trưởng Bảo Đại lập chính phủ Quốc Gia Việt Nam tại Sài Gòn do Thủ Tướng Trần Văn Hữu rồi Nguyễn Văn Tâm. Chính phủ Quốc Gia Việt Nam tổ chức nền Giáo Dục trong khoảng năm 1948 - 1954, Bộ Trưởng Giáo Dục là ông Vương Quang Nhường. Từ năm 1948 đến năm 1954, chính phủ Quốc Gia tổ chức các kỳ thi Trung Học, Tú Tài I và II bằng tiếng Việt, còn Đại Học vẫn bằng tiếng Pháp. Chỉ có trường Đại Học Văn Khoa tại Hà Nội là dạy bằng tiếng Việt được chính phủ Quốc Gia Việt Nam mở ra năm 1950 và trực thuộc Bộ Giáo Dục. Ngoài ra cũng tại Hà Nội, chính phủ Quốc Gia còn tổ chức được trường Cao Đẳng Sư Phạm gồm có 2 ban Khoa Học và Văn Chương cũng dạy bằng tiếng Việt để cung cấp Giáo sư Trung học Đệ Nhất Cấp. Còn tất cả các trường Đại Học khác kể cả trường Luật, từ Viện Trưởng đến Khoa Trưởng và hầu hết các Giáo sư đều là người Pháp, tất nhiên dạy và học bằng tiếng Pháp. Sau khi Hiệp Định Genève ký kết ngày 20 tháng 7 năm 1954, ông Viện Trưởng De Lassus ra lệnh cho tất cả trường Đại Học dọn vào Nam tức khắc và các sinh viên di chuyển theo trường được phép tạm trú tại trường Nữ Trung Học Gia Long tại Sài Gòn ngày mùng 1 tháng 8 năm 1954 vì lúc đó là kỳ nghỉ hè nên các nữ sinh Gia Long về quê. Tổng số sinh viên của trường Đại Học Hà Nội lúc bấy giờ chỉ có 550 sinh viên nhưng độ 500 sinh viên di chuyển vào Sài Gòn; chỉ còn 50 người ở lại vì lý do gia cảnh. Thế nhưng, trong số 50 người đó cũng có một số người vào trong Nam sau này, những người khác ở lại tiếp tục việc học và trở thành các Giáo sư Đại Học tại Hà Nội. Trường Đại Học ở Hà Nội tập trung tại một nơi nhưng ở Sài Gòn các trường Đại Học được phân tán làm nhiều nơi: Trường Đại Học Khoa Học chiếm một khu đất của trường Trương Vĩnh Ký (Pétrus Ký) tại Đại Lộ Cộng Hòa. Trường Luật chiếm một khu tại đường Duy Tân. Trường Y-Nha-Dược hỗn hợp chiếm một khu ở đường Trần Quý Cáp. Ngoài ra còn trường Kỹ Sư Công Chánh vốn đã có ở trong Nam từ trước năm 1954. Trường Y-Nha-Dược cũng không thay đổi bao nhiêu so với thời Pháp thuộc. Y Khoa vẫn học 7 năm, Nha Khoa cũng học 5 năm, Dược Khoa vẫn 5 năm. Nha Khoa chỉ sản xuất ra Nha Sĩ không sản xuất Tiến Sĩ Nha Khoa. Tổng kết quá trình từ lúc xuất hiện Quốc Gia Việt Nam tới năm 1954, chính phủ Quốc Gia Việt Nam đã xây dựng một nền Tiểu Học 5 năm trong đó bỏ lớp Nhì năm thứ 2 có từ thời Pháp thuộc. Và nền Trung Học có thời gian 7 năm, thi Tú Tài có 2 sinh ngữ : sinh ngữ 1 và sinh ngữ 2. Nền giáo dục ở bậc Đại Học gần như không có gì thay đổi vì sự quản trị hoàn toàn vẫn do giáo sư người Pháp điều hành. Tuy vậy nhưng cũng có rất ít thay đổi thí dụ ban Cử Nhân Khoa Học trước năm 1945 chỉ có 3 chứng chỉ nay lên 4 chứng chỉ và trước năm 1945 không cấp phát văn bằng Cử Nhân Toán, nay cấp phát được bằng Cử Nhân Toán. Điều đáng kể là chứng chỉ Vi Tích Phân Toán Học chỉ mở tại Sài Gòn, sinh viên không cần phải qua Pháp để hoàn tất như trong thời Pháp thuộc. Như vậy có nghĩa rằng muốn có văn bằng Cử Nhân Toán Học, các sinh viên Khoa Học tại Hà Nội phải vào Sài Gỏn học chứng chỉ đó để hoàn tất Cử Nhân Toán Học. Lúc này, Cử Nhân Giáo Khoa Toán gồm các chứng chỉ Toán Đại Cương, Cơ Học Thuần Lý, Vi Tích Phân Toán và Vật Lý Học Đại Cương. Cử Nhân Giáo Khoa Lý Hóa gồm các chứng chỉ Toán Lý Hóa ( hoặc Toán Đại Cương), Vật Lý học Đại Cương, Hóa học Đại Cương, Cơ học Thuấn Lý (hay Vi Tích Phân Toán). Cử Nhân Giáo Khoa Vạn Vật gồm có chứng chỉ Lý Hóa Nhiên, Thực Vật Đại Cương, Khoáng Vật Đại Cương, Sinh Vật Đại Cương. Cách tổ chức này kéo dài đến năm 1974 và chỉ có sự thay đổi nhỏ là năm 1965 tách rời chứng chỉ lớn thành chứng chỉ nhó mà ta sẽ nói chi tiết trong phần sau. II- Sự Giáo Dục Trong Miền Đất Do Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Kiểm Soát:
Đến ngày 19 tháng 12 năm 1946 toàn quốc kháng chiến khiến chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chạy vào bưng biền ẩn náu trong các tỉnh miền Bắc Việt Nam và có tổ chức các kỳ thi Tiểu học, Trung học và Tú Tài Toàn Phần trong những năm 1947-1950 nhưng bỏ kỳ thi Tú Tài I. Còn các trường Đại Học hầu như tê liệt hoàn toàn, nhưng cũng có một số trường chạy sâu vào nội địa Trung Quốc an toàn và mang theo một số giáo sư Việt Nam theo dạy. Sở dĩ các trường Đại Học vào nội địa Trung Quốc vì năm 1949 chính phủ Quốc Gia Trung Hoa do Thống Chế Tưởng Giới Thạch làm Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc đã bỏ đất liền tới đảo Đài Loan và vì vậy Trung Cộng đã lập được chính quyền trên toàn lục địa Trung Hoa. Lúc này, Trung Cộng sẵn sàng giúp đỡ chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong việc giáo dục tại nội địa Trung Hoa trong những vùng sát Việt Nam trong thành phố Nam Ninh, thủ phủ tỉnh Quảng Tây. Như vậy trong suốt thời gian kháng chiến chống Pháp, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chỉ tổ chức được một nền giáo dục rất yếu kém và nền Trung Học chỉ tới lớp 9. Sau ngày tiếp thu Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 1954, trường Đại Học Hà Nội chính thức mở cửa lại vào ngày 1 tháng 11 năm 1954 và cho phép các học sinh mang học bạ lớp 9 lên thẳng Đại Học học cùng với các học sinh Việt Nam từ Hà Nội cũ có bằng Tú Tài II. Đồng thời các trường từ bên Trung Quốc cũng dọn về và các sinh viên đi theo các xe của quân đội trở về học lại tại Đại Học Hà Nội. Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mở lại tất cả các phân khoa Y-Nha-Dược, Khoa Học, Sư Phạm, Văn Khoa và theo nguyên tắc có bao nhiêu, học bấy nhiêu. Thí dụ năm thứ 5 trường Y Khoa còn lại 5 sinh viên thì học 5 sinh viên, trường Dược còn lại 3 người thì học 3 người v.v.. Chính phủ chú trọng từ năm thứ nhất, cơ bản là huấn luyện đào tạo các giáo chức nên mở trường Sư Phạm học 3 năm ban Văn và ban Khoa Học. Những năm 1950-1954, gần như không còn tổ chức các kỳ thi nào nữa vì lý do chiến tranh.
Nguyễn Văn Thành Đầu tháng 4, 2005 (còn tiếp) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7185 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM Mon 05 Aug 2013, 08:32 | |
| Phần 7: III- Chi Tiết Về Sự Phân Ban Trung Học Đệ Nhị Cấp của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam: Như đã đề cập trong phần trước, tại các bậc Đại Học trong giai đoạn này, toàn thể các môn vẫn được giảng dạy bằng tiếng Pháp ở những trường Luật Khoa, Khoa Học, Y Khoa, Nha Khoa, Dược Khoa, trường Kỹ Sư Công Chánh vì phần lớn giáo sư từ Pháp gửi sang, chỉ trừ phân khoa Văn Khoa và Cao Đẳng Sư Phạm mở tại Hà Nội năm 1950, dạy bằng tiếng Việt. Điều kiện nhập học trường Cao Đẳng Sư Phạm, thí sinh cần có bằng Tú Tài II và nộp đơn theo học 2 năm. Trường Cán Sự Vô Tuyến Điện có nhận dạy Cán Sự, học hai năm và điều kiện nhập học đòi hỏi học sinh phải có văn bằng Trung học Phổ Thông. Ngoài ra, chính phủ Quốc Gia còn tổ chức mở trường Đại Học Quốc Gia Hành Chánh từ năm 1952 khởi đầu tại Đà Lạt. Muốn vào trường này, sinh viên phải có văn bằng Tú Tài II và ghi danh theo học với học trình là 3 năm, được giảng dạy hoàn toàn cũng bằng tiếng Việt. Trường này cốt đào tạo Đốc Sự Hành Chánh, những năm về sau trường phát triển thêm ngành Tài Chánh. Những người tốt nghiệp ban Đốc Sự thường được cử làm Phụ Tá Tỉnh Trường (Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh) còn những người tốt nghiệp ban Tài Chánh được bổ làm trưởng Ty Thuế Vụ ở mỗi tỉnh. Tóm lại, chính phủ Quốc Gia trong những năm 1949-1954 tổ chức được nền Tiểu Học (5 năm) và Trung Học (7 năm), các kỳ thi Tú Tài I và II bằng tiếng Việt. Đại Học Văn Khoa, Hành Chánh và Cao Đẳng Sư Phạm cũng được tổ chức bằng tiếng Việt còn tất cả các Đại Học khác đều bằng tiếng Pháp kể cả trường kỹ sư Công Chánh và trường Cán Sự Vô Tuyến Điện. Ngoài ra, với chính sách chiêu hồi, học sinh nào có bằng Tú Tài do chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cấp đều được thi bằng Tú Tài tương đương, chỉ thi Viết mà không phải thi Vấn Đáp và chương trình thi được giới hạn, thí dụ Toán có 7 môn nhưng chỉ thi 2 hoặc 3 môn. Thí sinh chỉ thi những môn chính như Toán Lý Hóa và Triết vì Tú Tài ở hậu phương (những vùng kiểm soát của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) không có chia ban cho nên Tú Tài tương đương cũng không có chia ban và vì chương trình này nhẹ hơn Tú Tài II nhiều nên tỷ số đậu từ 60 đến 80%, và được phép lên Đại Học nếu đậu. Trong giai đoạn này, nhiều kẻ không có bằng Tú Tài hậu phương, đã lợi dụng cơ hội làm giả chứng chỉ để thi Tú Tài tương đương trong vùng Quốc Gia. Cũng nên nhắc lại rằng chứng chỉ cấp bởi chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chỉ là một bản đánh máy và một dấu đóng. Con dấu (triện) được làm giả một cách dễ dàng bằng cách thuê những người thợ làm con dấu giả để đóng dấu giả và làm bằng giả. Bằng cấp giả lúc này có tên gọi là bằng "củ khoai". Những thí sinh nộp bằng "củ khoai" để dự thi, nếu đậu vẫn được phép lên Đại Học, nhưng vì là giả nên các sinh viên này rất khó theo học những phân khoa như Khoa Học và Y Nha Dược nên họ thường vào những phân khoa dễ theo hơn như Văn Khoa, ban Sử Địa chẳng hạn. Tuy nhiên, một số người có bằng "củ khoai" mà đậu bằng Tú Tài tương đương, và họ cũng trở thành các sinh viên xuất sắc trong các phân khoa khác. Các trường của Pháp ở Hà Nội (Lycée Albert Sarraut) cũng như ở Sài Gòn (Chasseloup Laubat), học sinh được phép thi bằng Tú Tài của Pháp cũng giống như thời Pháp thuộc. Tú Tài Pháp hay Việt cũng đều được phép ghi danh vào Đại Học như nhau và thí sinh không phải thi vào. Trung Học Đệ Nhất Cấp không phân ban, chỉ có Trung Học Đệ Nhị Cấp phân ban rõ rệt và có 3 lớp, tương đương với lớp 10, 11 và 12 ngày nay. Học sinh học hết lớp 11 thi Tú Tài I, nếu đậu được học lớp 12 và cuối năm 12, thi Tú Tài II. Chính phủ Quốc Gia Việt Nam cũng đã tổ chức được 4 ban khác nhau là A, B, C, D cho bậc Trung Học Đệ Nhị Cấp hay trong kỳ thi Tú Tài, như sau:. Ban A đặt trọng tâm vào Vạn Vật Lý Hóa Ban B trọng tâm là Toán Lý Hóa Ban C chú trọng về Triết Học và các Sinh Ngữ Anh, Pháp Ban D chú trọng về Hán Văn, cộng một sinh ngữ nữa thí dụ như Anh hoặc Pháp và Triết Học. Riêng phần Triết Học học thêm về Triết Học Đông Phương thí dụ như Lão Tử. Ban A Tú Tài II có môn Triết Học hệ số 3, môn Lý Hóa hệ số 3 và môn Vạn Vật Học cũng hệ số 3. Phần Triết Học của ban A, ngoài Luận Lý Học, có thêm phần Tâm Lý Học và phần này sẽ giúp cho các học sinh ban A khi lên Đại Học có thể theo học Y Khoa để biết tâm lý của bệnh nhân. Ngoài ra, môn Vạn Vật của Tú Tài II, ban A cũng chuyên chú về thân thể con người ta và phần này cũng giúp ích cho các sinh viên Y Khoa tương lai. Ban B Tú Tài II, thi viết gồm có 3 môn chính. Môn Toán Học hệ số 4, môn Lý Hóa hệ số 3 và môn Triết Học hệ số 1. Triết Học ban B chỉ chuyên nhiều về Luận Lý Học vì phần này giúp ích cho luận lý khoa Học. Đặc biệt, môn Toán Học ban B gồm 7 môn Toán: Hình Học, Đại Số Học, Cơ Học, Hình Học Họa Hình, Số Học, Thiên Văn Học, và Lượng Giác Học. Phần chính của Ban B Tú Tài II là Hình Học, chứa đựng nhiều phần phức tạp như các phép biến đổi vị tự, nghịch đảo, đối cực, trục đẳng phương,… và phần sau bao gồm 3 hình Cônic là Ellipse, Parabole và Hyperbole. Tất cả các hình Cônic này đều dùng định nghĩa của Quỹ Tích, thí dụ: Ellipse là quỹ tích của tất cả những điểm trên mặt phẳng có tổng số khoảng cách đến hai điểm cố định (gọi là tiêu điểm), bằng một hằng số. Parabole là quỹ tích của các điểm trên mặt phẳng mà khoảng cách từ điểm đó đến tiêu điểm, bằng khoảng cách từ điểm đó đến một đưởng thẳng (gọi là đưởng chuẩn). Hyperbole là quỹ tích của những điểm trên mặt phẳng mà hiệu số khoảng cách đến hai điểm cố định (tiêu điểm), bằng một hằng số. Những môn khác thì có Đại Số Học gồm Giải Tích và một phần Tích Phân, Cơ Học gồm Cơ Học Chất Điểm và Cố Thể trên mặt phẳng có ma sát hay không ma sát, Hình Học Họa Hình, Lượng Giác Học. Ngoài ra còn có môn Thiên Văn Học học về sự chuyển động của các vì tinh tú, nhật thực và nguyệt thực, ngày đêm dài ngắn khác nhau và tại sao ngày mùa đông thì ngắn hơn ngày mùa hè. Ấy là chưa kể môn học rất phức tạp, đó là môn Số Học (Arithmétique) và nếu môn Toán này được ra trong kỳ thi Viết, thí sinh chỉ có nước ngậm viết mà thôi. Trong những đề thi Tú Tài II về Lượng Giác, thí sinh phải dùng bảng Logarithm để giải Toán, cho nên nhiều người thi rớt môn này. Và mặc dầu môn Hình Học Phẳng là môn khó nhất nhưng nếu thí sinh Tú Tài II gặp đề này thường dễ đậu hơn vì lý do trong suốt năm học, họ thường bỏ nhiều thì giờ để học môn Hình Học Phẳng và dường như cả thầy lẫn trò không còn đủ thì giờ làm các môn khác như Thiên Văn, Số Học và Lượng Giác chỉ vì rằng 7 môn Toán học chỉ được dạy 8 giờ một tuần. Dù giảng dạy bằng tiếng Việt và bài vở được dịch từ tiếng Pháp ra tiếng Việt nhưng cách học trong thời gian này hoàn toàn theo Pháp, mang tính chất nhồi sọ và không giúp học trò Tú Tài II phát triển tính luận lý diễn dịch của Toán Học. Học sinh Tú Tài II ban B sau khi đậu thường tiếp tục việc học ở Đại Học Khoa Học và các trường Kỹ Sư hoặc đi du học ngoại quốc. Tú Tài II ban C thi viết gồm có môn Triết Học hệ số 4, môn Sinh Ngữ 1 hệ số 3 và Sinh Ngữ 2 hệ số 2. Sinh Ngữ mà các thí sinh ưa chọn là Anh Văn và Pháp văn. Tuy nhiên, trình độ sinh ngữ của ban C lớp 12 (đệ nhất) dù là ban Pháp văn (sinh ngữ 1) vẫn thua xa trình độ học sinh trường Pháp lớp tốt nghiệp Trung học Đệ Nhất Cấp (Brevet). Bởi vậy, rất nhiều học trò trường Tây sau thi rớt Tú Tài Pháp nếu chuyển sang thi Tú Tài Việt Nam, họ đậu một cách dễ dàng. Phần Triết Học của Tú Tài II ban C gồm có Luận Lý Học, Đạo Đức Học, Tâm Lý Học và Siêu Hình Học (Métaphysique). Riêng môn Siêu Hình được dạy về những vấn đề không tưởng ngả về tôn giáo nhiều hơn, thí dụ học về Thượng Đế. Như vậy, học sinh theo học ban C có khuynh hướng lên Đại Học Văn Khoa hoặc là học làm Linh Mục. Thời gian này, Chính phủ Quốc gia lựa những người đi du học tại Mỹ chỉ cần thi đủ điểm Anh Văn, cho nên các sinh viên Việt Nam Tú Tài II ban C thi đậu dễ hơn các sinh viên ban khác nhưng thường thất bại khi đi du học vì không có căn bản về Toán Lý Hóa. Trong khi đó bất cứ trường Đại học nào ở Mỹ dù học về Kinh Tế, Tài Chánh hay Quản Trị Xí Nghiệp cũng đòi hỏi một số lớp Toán căn bản trong 2 năm đầu tiên. Tú Tài II ban D, sinh ngữ 1 là Hán Văn, đề thi gồm có Triết Học hệ số 4, Hán Văn hệ số 3 và một sinh ngữ hoặc Anh hoặc Pháp có hệ số 2. Phần Triết Học cũng giống như ban C chỉ có phần Hán Văn thì chỉ những người nào có căn bản Hán Học chẳng hạn con cái của các cụ đồ Nho cũ hay người Việt gốc Hoa mới thi nổi ban Hán Văn. Cũng như ban C, học sinh tốt nghiệp Tú Tài II ban D thường tiếp tục việc học của họ ở Đại Học Văn Khoa học ban Việt Hán, và sau khi tốt nghiệp họ trở thành Giáo Sư Trung học dạy Việt Văn và Hán Văn tại những trường Trung Học nào có tổ chức ban D. Sinh viên Việt gốc Hoa, sau khi tốt nghiệp Tú Tài II ban D thường sang du học ở Hồng Kông hoặc Đài Loan để tiếp tục bậc Đại Học. Sau khi đậu các môn thi Viết, tất cả các thí sinh Tú Tài II đều được vào Vấn Đáp từ 1 đến 3 ngày để thi tất cả các môn có trong chương trình khảo thí. Thí dụ như ban khoa học B phải thi lại Triết, Toán, Lý, Hóa, Vạn Vật, Sử, Địa, Anh Văn, Pháp Văn. Mặc dầu thi cử bằng tiếng Việt nhưng tỷ số thi đậu Tú Tài I thường rất thấp, độ khoảng từ 15 đến 30% trong mỗi kỳ thi, trong khi Tú Tài II đậu khoảng từ 30 đến 45%. Trong giai đoạn này, việc học Đại học vẫn giống như của Pháp chỉ có sự khác biệt là trường Đại Học Khoa Học trước kia cần 3 chứng chỉ để tốt nghiệp Cử Nhân, bấy giờ thành 4 chứng chỉ và thời gian theo học tối thiểu là 4 năm thay vì 3 năm như trước. Trường Luật chưa có gì thay đổi vẫn 3 năm, trưởng Dược vẫn 5 năm, trường Y vẫn 7 năm, trường Nha vẫn 5 năm, vẫn giống như thời Pháp Thuộc. Do nền học ở Trung học hoàn toàn bằng tiếng Việt và Đại học thì hoàn toàn bằng tiếng Pháp cho nên các sinh viên khi lên Đại học rất vất vả, vì vậy ta thấy tỷ số thi đậu ở bậc Đại Học rất thấp. Trường Dược, Nha và Y khoa dạy nghề chuyên môn có tỷ số tốt nghiệp cao hơn. IV- Chi Tiết Về Sự Phân Ban Nền Trung Học của Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa:
Ta cũng nên nhắc lại các trường học trong vùng kiểm soát của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa: 1946-1950: Tổ chức được các kỳ thi Tiểu học, Trung học Phổ thông và Tú Tài, bỏ Tú Tài I từ năm 1946 nên chỉ gọi Tú Tài Toàn Phần. 1950-1954: Các kỷ thi Tú Tài và Trung Học không còn tổ chức được nữa vì lý do chiến sự lan tràn, bởi vậy nền giáo dục ở miền Bắc do chính phủ này kiểm soát, bậc Trung học chỉ tới lớp 9 mà thôi, nghĩa là Trung học không có phân ban và học trình chỉ có 4 năm thay vì 7 năm. Đặc điểm của nền Trung Học này là nâng hệ số của môn Toán lên 6, còn tất cả các môn khác chỉ là hệ số 1 hay hệ số 2 vì lý do có một số người lãnh đạo giáo dục muốn học sinh chú trọng đến môn Toán để sau này có thể theo học các môn Khoa Học và Kỹ Thuật để phát triển đất nước trong tương lai. Ngày 10 tháng 10 năm 1954, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào tiếp thu Hà Nội và thiết lập lại trường Đại Học Hà Nội ngày mùng 1 tháng 11 năm 1954. Sinh viên trong những vùng do chính phủ này kiểm soát chỉ cần học bạ lớp 9 là được vào Đại Học. Các sinh viên Việt Nam di tản sang bên Tàu, học Đại Học và trở lại Hà Nội theo các đoàn xe của Quân Đội, cũng hưởng quy chế này. Còn những người ở vùng Quốc Gia ở lại phải có bằng Tú Tài II mới được phép vào Đại Học, và học cùng với những người có học bạ lớp 9. V- Kết Luận: Nền giáo dục trong miền do chính phủ Quốc Gia Việt Nam quản lý chỉ tạo được một nền kinh tế tương đối yếu kém nhưng nhờ có vựa lúa ở miền Nam trù phú cho nên người dân không bị chết đói dù rằng lúc bấy giờ viện trợ của Mỹ Quốc chưa đến tay của nhân dân Việt nam. Trong khi đó, những vùng do chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa kiểm soát, nền kinh tế quay lại thời sơ khai nhân dân rất đói khổ ăn độn ngô khoai sắn (bắp, khoai lang, khoai mì) và nhờ vào viện trợ của Trung Cộng. Nguyễn Văn Thành Trung tuần tháng 4, 2005 (còn tiếp) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7185 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM Mon 05 Aug 2013, 08:40 | |
| Phần 8: D- GIÁO DỤC VÀ THI CỬ TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975
I-Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa (Chính Phủ Sài Gòn):
Sau Hiệp Định Genève ký ngày 20 tháng 7 năm 1954, nước Việt Nam chia làm hai miền: miền Bắc và miền Nam lấy sông Bến Hải (hay cầu Hiền Lương hay vĩ tuyến 17) làm ranh giới. Từ sông Bến Hải đi ngược lên phía Bắc thuộc chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH), và từ sông Bến Hải đi xuôi về miền Nam thuộc chính phủ Quốc Gia Việt Nam. Hiệp định Genève cũng xác định rằng ngày mùng 10 tháng 10 năm 1954, Pháp phải rút ra khỏi Hà Nội, và ngày 28 tháng 5 năm 1955, toàn thể nhân viên chính phủ Quốc Gia Việt Nam phải rút ra khỏi Hải Phòng và toàn thể miền Bắc. Trong suốt thời gian làm Quốc Trưởng, Hoàng thân Vĩnh Thụy đều ở bên Pháp, và từ Pháp ông cử các vị Thủ Tướng tại miền Nam Việt Nam. Năm 1934, ông Ngô Đình Diệm có thành tích từ chối không nhận làm chức vụ trong triều tương đương với Thủ Tướng sau khi vua Bảo Đại chính thức cầm quyền năm 1932 sau khi trở về từ bên Pháp (ông lên ngôi năm 1926 nhưng vì tuổi còn nhỏ phải quay trở lại Pháp để hoàn tất việc học) vì lúc đó chức vụ này không có thực quyền và tất cả đều do Pháp quản lý. Cho đến khoảng tháng 7 năm 1954, ông Ngô Đình Diệm nhận lời của Quốc Trưởng Bảo Đại, đồng thời được sự ủng hộ của Mỹ nên ông về nước chấp chánh ngày 7 tháng 7 năm 1957, làm Thủ Tướng (ông cũng được Hồng Y Giáo Chủ Spellmann của Hoa Kỳ hậu thuẫn). Sở dĩ ông Bảo Đại tin tưởng và đề cử ông Ngô Đình Diệm vì thân phụ của ông Ngô Đình Diệm là cụ Ngô Đình Khả không chịu theo Pháp ký giấy truất phế vua Thành Thái. Cũng nên nhắc lại là vua Thành Thái rất yêu nước, nhà vua luôn tìm cách loại bỏ ảnh hưởng của Pháp, do vậy thực dân Pháp quyết tâm truất phế. Thực dân Pháp đã dùng chính sách "ném đá dấu tay" cưỡng ép toàn thể các vị Thượng Thư trong triều đình ký giấy yêu cầu truất phế vua Thành Thái với lý do nhà vua không đủ khả năng. (Thật ra vua chỉ có tư tưởng chống Pháp chứ không phải là không đủ khả năng làm vua). Nhưng chỉ một mình cụ Ngô Đình Khả không chịu ký, bởi lẽ ấy trong dân gian ta có câu: "Truất vua không Khả". “Đào mả không Bài" (Thực dân Pháp đào mả các vua họ Nguyễn để kiếm vàng bạc bị Thân Trọng Bài, một vị Thượng Thư chống về việc Pháp đào mả của các vị vua ta vì đó là hành động bất kính đối với các vị Hoàng Đế đã quá cố của Việt Nam). Cụ Ngô Đình Khả sinh ra các vị Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Luyện,… và con gái của cụ Khả sinh ra đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, từng là phụ tá Đức Giáo Hoàng John Paul II tại tòa thánh Vatican La Mã. Sau khi ông Ngô Đình Diệm lên làm Thủ Tướng, chính phủ Mỹ giữ lời hứa và hết lòng hậu thuẫn cho chính sách di dân từ Bắc vào Nam trong thời hạn 300 ngày ấn định bởi Hiệp Định Genève và chấm dứt vào ngày 28 tháng 5 năm 1955. Các tàu chuyên chở của Không quân và Hải quân Mỹ đã vận chuyển khoảng 1 triệu người di cư từ Bắc vào Nam lập nghiệp, trong số ấy gồm hầu hết các nhà trí thức tại Hà Nội cũng như các tỉnh miền Bắc, các nhà buôn, các nhà kinh doanh, và các dân thuộc Bùi Chu, Phát Diệm, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng,…. Vì Quốc Trưởng Bảo Đại ở bên Pháp cho nên mọi mệnh lệnh cho chính phủ Ngô Đình Diệm đều có ảnh hưởng của Pháp, do vậy Thủ Tướng Ngô Đình Diệm muốn dành toàn quyền giải quyết việc điều hành quốc gia tại Việt Nam; nên ông lập ra cuộc Trưng Cầu Dân Ý vào ngày 26 tháng 10 năm 1955 để toàn dân có cơ hội đưa ý kiến. Kết quả, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm được đại đa số tín nhiệm bầu làm Tổng Thống và nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa ra đời . Tiếp theo đó, miền Nam tự do đổi thành Việt Nam Cộng Hòa, và ảnh hưởng của Pháp coi như hoàn toàn chấm dứt. Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một nhà yêu nước nên cố công thiết lập chính phủ và cố gắng ban hành nền giáo dục bằng tiếng Việt từ Tiểu học, Trung học và Đại học. Sau khi, quân đội Pháp hoàn toàn rút khỏi miền Nam Việt Nam khoảng cuối năm 1955, ông Viện trưởng Viện Đại Học De Lassus cũng trở về Pháp. Tổng Thống Ngô Đình Diệm cử ông Nguyễn Quang Trình, Tiến Sĩ Hóa Học tại Paris, thay thế ông De Lassus làm Viện Trưởng đầu tiên của trường Đại Học dưới quyền quản trị của chính phủ Quốc Gia Việt Nam. Lúc đầu trường Đại Học cũng còn tiếp tục giảng dạy bằng tiếng Pháp vì chưa đủ giáo sư người Việt. Cho đến khi đủ số Giáo sư người Việt, tất cả các Giáo sư người Pháp rút lui vào khoảng năm 1964 và cũng kể từ năm này, toàn thể các Giáo sư người Việt lãnh trách nhiệm giảng dạy cho toàn thể các trường Đại Học Việt Nam. A) Trường Đại Học Luật Khoa: Từ năm 1955 trở đi, trường Đại Học Luật Khoa bắt đầu giảng dạy bằng tiếng Việt vì trong giai đoạn này, trường Luật Khoa có rất nhiều Giáo sư Việt Nam với đầy đủ các cấp bằng Thạc Sĩ, Tiến Sĩ tốt nghiệp tại Pháp như: Giáo sư Vũ Văn Mẫu, Giáo sư Vũ Quốc Thúc, Giáo sư Vũ Quốc Thông, Giáo sư Nguyễn Cao Hách, … Giáo sư Vũ Văn Mẫu từng làm Ngoại Trưởng trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, và Giáo sư Nguyễn Cao Hách cũng có thời làm Khoa Trưởng trường Đại Học Luật Khoa Sài Gòn, v.v… Trường Đại Học Luật Khoa lúc đầu chỉ có 3 năm giống như chương trình Cử Nhân Luật của Pháp nhưng chỉ khác là bài vở dịch sang tiếng Việt. Vì nước nhà đã độc lập nên chương trình học loại bỏ Dân Luật của Pháp, được thay bằng Dân Luật Việt Nam và trong khi giảng dạy giáo sư cũng có đôi khi so sánh với bộ luật Hồng Đức thời nhà Lê. Thời gian học vẫn là 3 năm thi tốt nghiệp Cử Nhân Luật và tỉ số đậu cũng chỉ 20-30%. Trường Luật tương đối dễ học hơn những trường khác nên rất đông sinh viên ghi danh nhưng tiếc rằng khuôn khổ của trường tọa lạc trên đường Duy Tân quá chật hẹp nên chỉ độ 20-30% sinh viên ghi danh được nghe giảng còn phần còn lại chỉ mua những bài in Ronéo của Giáo sư đem về nhà học. Mãi đến năm 1961 trường Luật theo học trình của trường Đại Học Khoa Học và Văn Khoa, đổi thời gian học lên đến 4 năm thay vì 3 năm. Sau đó, trường này cũng cấp phát một số bằng Cao Học Luật Khoa ban Kinh Tế hoặc ban Dân Luật nhưng tuyệt đối không cấp phát được một bằng Tiến Sĩ nào, không rõ phải lả do Giáo sư muốn giữ độc quyền cấp bằng Tiến Sĩ hoặc Thạc Sĩ hoặc các nghiên cứu sinh không đủ khà năng. Việc này chúng tôi miễn phê bình. Chương trình tiêu biểu của năm thứ nhất truờng Luật, niên khóa 1968-1972 gồm có 7 môn như sau: Dân Luật, Cổ Luật, Luật Đối Chiếu, Quốc Tế Công Pháp, Luật Hiến Pháp, Pháp Chế Sử, và Kinh Tế Học. Môn Luật Hiến Pháp có sách học dày nhất trong tất cả 7 môn. Dân Luật, Cổ Luật: Giáo sư Vũ Văn Mẫu phụ trách giảng dạy Pháp Chế Sử: Giáo sư Vũ Quốc Thông phụ trách giảng dạy Kinh Tế Học: Giáo sư Phan Tấn Chức phụ trách giảng dạy Luật Đối Chiếu: Giáo sư Nguyễn Cao Hách phụ trách giảng dạy, …........ Mỗi cuối năm sinh viên đều phải thi lên lớp, chẳng hạn cuối năm thứ nhất sinh viên có 2 lần thi, nếu đậu được lên năm thứ hai. Tổ chức thi bao gồm hai phần: thi Viết và thi Bút Vấn. Thi Viết: Trước ngày thi, giáo sư bốc thăm 2 môn trong số 7 môn đã kể ở trên. Hai môn này sẽ được chọn làm đề thi Viết với bài Văn dài. Muốn vào thi Bút Vấn, thí sinh phải đậu phần thi Viết. Thi Bút Vấn: 5 môn còn lại sẽ vào đề thi Bút Vấn. Nếu rớt Bút Vấn, thí sinh sẽ đuợc giữ điểm thi Viết cho kỳ 2 cùng năm và chỉ thi Bút Vấn mà thôi. Năm thứ ba, sinh viên chọn ngành: Tư Pháp (tốt nghiệp làm Thanh Tra hoặc Luật sư Tập sự), Công Pháp (tốt nghiệp thường làm ở Quốc Hội), Kinh Tế (tốt nghiệp làm ở Ngân Hàng)…và thi tốt nghiệp Cử Nhân Luật của ngành đã chọn vào cuối năm thứ tư. B) Trường Đại Học Văn Khoa:
Tương tự như trước năm 1954, cách tổ chức và chương trình của trường không có gì thay đổi. Một số các Giáo sư phụ trách giảng dạy của trường như sau: Giáo sư Nghiêm Toản dạy môn Văn Chương Việt Nam. Ông Nghiêm Toản trước kia đã từng theo Nguyễn Thái Học trong Việt Nam Quốc Dân Đảng và đã bị thực dân Pháp bỏ tù một thời gian. Giáo sư Nguyễn Đăng Thục, Kỹ sư Hóa Học tại Pháp, chuyên về Triết Học Đông Phương. Ông còn giảng dạy tại trường Đại Học Vạn Hạnh. Giáo sư Bùi Xuân Bào, Tiến Sĩ Văn Chương Pháp, dạy Pháp Văn Giáo sư Lê Trung Nhiên, Tiến Sĩ Văn Chương Pháp tại Đại Học Sorbonne, dạy môn Pháp Văn, Giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch, Tiến Sĩ Văn Chương Pháp tại Đại Học Sorbonne, giảng dạy môn Pháp Văn và môn Văn Minh Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Đình Hòa, Ph D, dạy môn Anh Văn… Các Giáo sư phụ trách môn Việt Hán thường là các thầy dạy Việt Văn từ Trung học hoặc là một vài Giáo sư dạy chữ Hán có bằng Tiến Sĩ Hán Học. Các vị Giáo sư Việt Văn và Triết Học, Sử Địa thường không có bằng Tiến Sĩ cho nên họ chỉ là Giảng Sư của trường nhưng sau năm 1972 vì công lao to lớn của các vị này đào tạo nhiều Giáo sư Trung Học dạy các môn Văn, Sử Địa v..v…cho nên chính phủ đặc cách một số vị không có bằng Tiến Sĩ, làm Giáo Sư Đại Học. Ta cũng nên kể một vài vị có bằng Tiến Sĩ từ Pháp hay Mỹ giảng dạy nhưng không quá 5 vị trong số này. Trường Văn Khoa cấp phát được một số bằng Cao Học môn Địa Lý và Sử Học, Anh và Pháp nhưng không cấp phát được một bằng Tiến Sĩ nào cả. Các môn Việt Văn, Ngôn Ngữ và Văn Chương, Văn Phạm Việt Nam, Sử Ký, Địa Lý Việt Nam và Quốc Tế (dạy bằng chữ Quốc Ngữ), Hán Văn (dạy bằng tiếng Hán), Anh Văn (dạy bằng tiếng Anh) và Pháp Văn (dạy bằng tiếng Pháp). Thí dụ: Cử Nhân Giáo Khoa Việt Hán đòi hỏi phải có Chứng chỉ Dự Bị, Chứng chỉ Văn Chương Việt Nam, Chứng chỉ Ngôn Ngữ và Văn Minh Việt Nam, Chứng chỉ Hán văn, Chứng chỉ Sử hoặc Địa. Cử Nhân Pháp Văn phải có bằng Dự Bị bằng tiếng Pháp, Chứng chỉ Văn Chương Pháp, Chứng chỉ Ngôn Ngữ và Văn Minh Pháp, Chứng Chỉ Việt Văn, Chứng Chỉ Anh Văn, Chứng chỉ Sử (hoặc Địa). Cừ Nhân Sử Địa phải có Chứng chỉ Dự Bị, Chứng chỉ Văn Chương Việt Nam, Chứng chỉ Ngôn Ngữ và Văn Minh Việt Nam, Chứng chỉ Sử Việt Nam, Chứng chỉ Sử Quốc Tế, Chứng chỉ Địa Việt Nam, Chứng chỉ Địa Quốc Tế. Cử Nhân Anh Văn phải có Chứng chỉ Dự Bị, Chứng chỉ Văn Chương Việt Nam, Chứng chỉ Văn Chương Anh, Chứng chỉ Ngôn Ngữ và Văn Minh Anh và một chứng chỉ nhiệm ý như Pháp văn, Chứng chỉ Sử (hoặc Địa). ……. C) Trường Đại Học Y Khoa: Trường Đại Học Y Khoa tọa lạc tại số 28 đường Trần Quý Cáp. Trường có một số giáo sư Thạc Sĩ rất tài giỏi như: Giáo sư Phạm Biểu Tâm, chuyên về giải phẫu, Giáo sư Trần Ngọc Ninh, chuyên về xương, Giáo sư Ngô Gia Hy, chuyên về nội thương, đặc biệt về thận, Giáo sư Trần Anh, chuyên về giải phẫu, trưởng khu Cơ Thể Học và từng giữ chức vụ Viện Trưởng Viện Đại Học Sài Gòn, Giáo sư Nguyễn Hữu, chuyên về giải phẫu, ..v..v....…, Cách tổ chức của trường Y Khoa vẫn tương tự trước năm 1954. Năm thứ nhât, một vài tháng có một lần thi hoặc thi Cơ Thể học, hoặc thi Mô Học, hoặc thi Sinh Hóa Học. Năm thứ ba, sinh viên bắt đầu đi thực tập ở các bệnh viện hoặc chia nhau đi canh gác tại các nhà thương chẳng hạn nhà thương chuyên bênh lao Hồng Bàng... Mãi đến sau năm 1970, trường bắt đầu giảng dạy bằng tiếng Việt nhưng đồng thời bắt buộc sinh viên dùng tài liệu Y Khoa bằng tiếng Anh để tham khảo. Có lẽ vì vậy sau năm 1975, các vị Bác Sĩ này khi di tản sang Hoa Kỳ có đủ khả năng thi lại bằng Bác Sĩ tương đương. D) Trường Đại Học Dược Khoa:
Trường Đại Học Dược Khoa cũng tọa lạc tại số 28 đường Trần Quý Cáp trong thời gian 1954-1964. Vì nằm chung trên một giải đất với trường Y Khoa nên trường có tên là Y Dược Đại Học Đường. Sau trường dời về địa điểm mới tại góc đường Cường Để và đại lộ Thống Nhất. Trường Đại Học Dược Khoa có một số giáo sư danh tiếng như: Giáo sư Đặng Vũ Biền, Tiến Sĩ Dược Khoa tại Đại Học Sorbonne Giáo sư Tô Đồng, Dược Khoa Tiến Sĩ tại Đại Học Sorbonne. Giáo sư Nguyễn Vĩnh Niên, Tiến Sĩ Dược Khoa tại Pháp. Đặc biệt ông Đặng Vũ Biền còn có thêm bằng Cử Nhân Lý Hóa và Cử Nhân Toán tại Đại Học Sài Gòn. Trường Đại Học Dược Khoa cũng giống như trước năm 1954, không có gì thay đổi và không cấp phát được một bằng Tiến Sĩ Dược Khoa nào. E) Trường Nha Khoa:
Đại Học Nha Khoa có các giáo sư tài giỏi như: Giáo sư Lê Trọng Phong, Tiến Sĩ Nha Khoa Đại Học Paris, Giáo sư Nguyễn Văn Thơ, Tiến Sĩ Nha Khoa Đại Học Paris…. Trước năm 1975, trường Nha Khoa chỉ học có 5 năm và tốt nghiệp được cấp bằng Nha Sĩ. Sau năm 1954, trường Nha Khoa cũng tiếp tục như vậy. Ai muốn có bằng Tiến Sĩ Nha Khoa thì phải qua Pháp học. Sau năm 1970, trường Nha Khoa cũng bắt đầu yêu cầu các sinh viên dùng tài liệu bằng tiếng Anh và điều này cũng giúp các Nha Sĩ Việt Nam khi di tản có đủ điều kiện để tiếp tục lấy bằng Tiến Sĩ Nha Khoa tại Hoa Kỳ. F) Trường Kỹ Sư Phú Thọ: Trường Kỹ Sư thiết lập năm 1958 đào tạo Kỹ Sư Điện, Kỹ Sư Cơ Khí, Kỹ Sư Công Chánh. Kỹ Sư Hóa Học và Kỹ Sư Công Nghệ. Muốn vào trường này phải có bằng Tú Tài II và phải qua kỳ thi tuyển rất khó vì mỗi ban chỉ tuyển có 20 người và 3 người dự khuyết. Chương trình học là 4 năm, hai năm đầu học về Toán, Vật Lý và Hóa Học. Chương trình cao hơn chương trình của chứng chỉ MPC một chút nhưng thua bằng Cử Nhân Lý Hóa. Sau đó vào chuyên ngành học thêm hai năm nữa như vậy 2 năm đầu tiên học chung với nhau trong trường Khoa Học Cơ Bản của trường Kỹ Sư Phú Thọ, 2 năm sau sinh viên mới sang trường chuyên môn của mình. Tất cả các kỹ sư tốt nghiệp, ra trường đều được chính phủ bổ nhiệm vào làm Tổng Cục Điện, ngành Công Chánh, hoặc trong các hãng xưởng thí dụ làm trong Kỹ Nghệ Dệt tại Thủ Đức, các nhà máy xi-măng… Khi thi vào trường Kỹ Sư chỉ cần thi Toán, Vật Lý và Hóa Học. Các ngành cán sự Điện, Công Chánh, Điện tử, Hóa Học chỉ cần có bằng Trung Học đậu thi tuyển vào và học 2 năm. Giáo sư Võ Thế Hào, Tiến Sĩ Toán tại Đại Học Louvain, Bỉ Quốc, đã từng là Giám Đốc Trung Tâm Khoa Học Cơ Bàn tại Đại Học Kỹ Sư Phú Thọ. G) Trường Đại Học Kiến Trúc:
Muốn vào trường này phải có bằng Tú Tài II và trải qua kỳ thi tuyển gồm có các môn Toán, Lý và Kỹ Nghệ Họa. Sau đó, phải học một chương trình dài 7 năm. Năm chót phải làm một dự án vẽ kiểu nhà hoặc cao ốc (Building) rồi phải trình Hội Đồng Giáo Sư để tốt nghiệp. Khi tốt nghiệp được cấp bằng Kiến Trúc Sư. Nguyễn Văn Thành Gần hạ tuần tháng 4, 2005 (còn tiếp) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7185 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM Mon 05 Aug 2013, 08:43 | |
| Phần 9: H) Trường Cao Đẳng Sư Phạm:Muốn nhập học vào trường Cao Đẳng Sư Phạm, sinh viên phải có văn bằng Tú Tài II, và nộp đơn theo học. Học trình là 2 năm, học bằng tiếng Việt và có hai ban: Khoa Học và Văn Chương. Ban Khoa Học gồm có Toán, Lý, Hóa và Vạn Vật để đào tạo Giáo sư Trung Học Đệ Nhất Cấp và sau khi tốt nghiệp ra trường, có thể dạy được Toán, Lý, Hóa hay Vạn Vật. Ban Văn Chương gồm có Anh, Pháp, Việt, Sử, Địa. Tốt nghiệp dạy các môn đó. I) Trường Đại Học Sư Phạm: Trường Đại Học Sư Phạm có học kỳ là 3 năm và điều kiện nhập học cần văn bằng Tú Tài II, nộp đơn thi nhập học. Khóa đầu tiên khai giảng khoảng tháng 10 năm 1958. a- Ban Toán: 3 năm học bên Khoa Học gồm Toán Đại Cương, Vi Tích Phân Toán Học và Cơ Học Thuần Lý. Trường Sư Phạm chỉ dạy môn Sư Phạm Học nhưng đưa Sinh viên đi thực tập ở các trường Trung Học. Nhắc lại là văn bằng Cử Nhân Toán đỏi hỏi sinh viên hoàn tất 4 chứng chỉ gồm Toán Đại Cương, Cơ Học Thuần Lý, Vi Tích Phân Toán và Vật Lý Đại Cương. Muốn đậu các chứng chỉ của trường Đại Học Khoa Học, tổng số điểm phải ít nhất là 10/20 trong khi trường Sư Phạm gửi sinh viên sang học bên trường Khoa Học; thi xong, trường Khoa Học gửi điểm trả về trường Sư Phạm và trường Sư Phạm chỉ cần số điểm 7/20 là cho phép sinh viên lên lớp, và vì vậy trình độ của sinh viên tốt nghiệp Sư Phạm không cao bằng trình độ của người tốt nghiệp Cử Nhân Toán. Trường Đại Học Sư Phạm quyết định cắt điểm xuống còn 7/20 vì nếu lấy đúng điểm số như trường Đại Học Khoa Học 10/20 thì chắc chắn Sinh viên Sư phạm không đậu được 10 tới 20%, do đó không cung cấp đủ nhu cầu giáo sư Trung Học. b- Ban Lý Hóa: Học kỳ 3 năm và tổng số điểm cuối năm chỉ cần 7/20 là đậu. Năm đầu tiên học chứng chỉ Toán Lý Hóa tại trường Khoa Học Năm thứ hai học Vật Lý Đại Cương Năm thứ ba học Hóa Học Đại Cương Ngoài ra, các sinh viên phải học môn Sư Phạm Học tại trường Sư Phạm và phải đi thực tập tại các trường Trung Học. Các sinh viên trường Sư Phạm được gửi sang học bên trường Khoa Học. Cuối năm, trường Khoa Học gửi điểm thi của sinh viên liên hệ về lại trường Sư Phạm. Tốt nghiệp Cử Nhân Giáo Khoa Lý Hóa, phải hoàn tất 4 chứng chỉ: Toán Lý Hóa, Vật Lý Đại Cương, Hóa Học Đại Cương và Cơ Học Thuần Lý. Kỳ thi tốt nghiệp của trường Khoa Học có tổng số điểm tối thiểu 10/20 được chấm đậu. Như vậy, trường Sư Phạm học ngắn hạn hơn và điểm tốt nghiệp (7/20) thấp hơn trường Khoa Học (10/20). Thêm vào đó, sinh viên tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm được chính phủ cử làm Giáo sư Đệ Nhị Cấp chính ngạch, trong khi sinh viện tốt nghiệp Cử Nhân Khoa Học, nếu đi dạy học Trung học chỉ được làm Giáo sư Khế ước. Mặc dù điều kiện làm việc không tốt như trường Sư Phạm nhưng các sinh viên tốt nghiệp trường Khoa Học có cơ hội làm Giảng Nghiệm viên ở Đại Học và nếu đi du học cũng dễ được các trường ở ngoại quốc như Mỹ và Pháp chấp nhận để học Cao Học hoặc Tiến Sĩ vì rằng khả năng của sinh viên trường Khoa Học tốt nghiệp với điểm số 10/20. c- Ban Vạn Vật: Thời gian 3 năm. Năm thứ nhất học chứng chỉ Lý Hóa Vạn Vật. Năm thứ hai học về Sinh Vật Học bên trường Khoa Học. Năm thứ ba, học Thực vật Học cũng học bên Khoa Học Điểm tốt nghiệp 7/20. Muốn có bằng Cử Nhân Vạn Vật Học phải có 4 chứng chỉ gồm có Lý Hóa Vạn Vật (SPCN), Sinh Học, Thực Vật Học và Địa Chất Học. Tất cả điểm tốt nghiệp từ 10/20. d- Ban Việt Hán: Gửi sinh viên đến trường Văn Khoa và điểm số cũng khoảng 7/20 tốt nghiệp và ít năm học hơn so với Văn Khoa là 4 năm và Sư Phạm chỉ 3 năm. e- Ban Sử Địa: Cũng gửi Sinh viên đến trường Văn Khoa học và điểm số 7/20 là tốt nghiệp, học 3 năm. f- Ban Anh và Pháp Văn: Cũng gửi Sinh viên đến trường Văn Khoa học và điểm số 7/20 là tốt nghiệp, học 3 năm. Nhắc lại là tất cả sinh viên ban Văn Khoa cũng như ban Khoa Học đều phải học thêm Sư Phạm Học và thực tập giảng dạy tại các trường Trung Học. Kể từ năm 1954 về sau, tổ chức của các trường Văn Khoa và Khoa Học cũng tương tự như năm 1954, và ta không nhắc lại ở đây vì đã nói rõ trong phần trước năm 1954. J) Trường Đại Học Khoa Học:
Mặc dù Trung học học bằng tiếng Việt nhưng tổ chức Đại học vẫn giống như trước năm 1954, nghĩa là vẫn học bằng tiếng Pháp làm cho các sinh viên gốc chương trình Việt rất lúng túng khi theo học Đại Học Khoa Học và tham khảo các sách Giáo Khoa bằng tiếng Pháp. Vì vậy ta không nên lấy làm lạ, tỷ số của thí sinh đậu tại trường Khoa Học rất thấp khoảng từ 5-30% mà thôi. Tốt nghiệp Cử Nhân Khoa Học đòi hỏi sinh viên phải hoàn tất 4 chứng chỉ. Sau năm 1964, một số giáo sư người Việt Nam tốt nghiệp từ Pháp hay Mỹ về giảng dạy để thay thế các giáo sư người Pháp, Đại Học Khoa Học bắt đầu giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Việt. Tuy rằng một số sách tham khảo cũng còn bằng tiếng Pháp và lúc này trường Khoa Học theo trường bên Pháp tách những chứng chỉ dài. Vật Lý Đại Cương thành những Chứng chỉ nhỏ như : Chứng chỉ Điện, Điện Tử, Từ và Điện Từ Chứng chỉ Tuần Hoàn, Quang, Chứng chỉ Cơ, Nhiệt. Chứng chỉ Hóa được tách ra Hóa Đại Cương, Hoá Vô cơ và Hóa Hữu cơ. Tốt nghiệp Cử Nhân Khoa Học đòi hỏi 7 chứng chỉ kể luôn chứng chỉ Dự Bị. Trong giai đoạn này, nhà trường cũng cho tốt nghiệp một vài Tiến Sĩ Khoa Học Quốc Gia và Tiến Sĩ Khoa Học Đệ Tam Cấp nhưng chỉ có trong ban Lý Hóa mà không có trong ban Toán Học và chỉ có một vài vị mà thôi. Một số Giáo sư ban Toán: Giáo Sư Phạm Tinh Quát, ông này là người Việt nhưng không biết nói tiếng Việt cho nên người trở về Pháp sau một thời gian dạy ở Sài Gòn, Giáo Sư Phạm Mậu Quân, Tiến Sĩ Toán tại Đại Học Paris, dạy tại Đại Học Sài Gòn trong khoảng năm 1955-1957 rồi cũng trở về Pháp, Giáo Sư Từ Ngọc Tỉnh, Tiến Sĩ Toán Đại Học Sorbonne, Giáo Sư Đặng Đình Áng, Tiến Sĩ Toán tại Viện Đại Học Kỹ Thuật California, thành phố Pasadena, năm 1958, Giáo Sư Nguyễn Đình Ngọc, tốt nghiệp Cử Nhân tại Đại Học Sài Gòn năm 1955, sinh viên của Giáo Sư Phạm Tinh Quát (học Chứng chỉ CDI - Calcul Différentiel et Intégral) Tiến Sĩ Toán tại Đại Học Paris. Ông là Giáo sư tại Đại Học Paris từ năm 1964-1966, và dạy tại Đại Học Sài Gòn từ năm 1966, Giáo Sư Võ Thế Hào Tiến Sĩ Toán tại Đại Học Louvain, Bỉ Quốc. Giáo sư Hào còn là Giám Đốc Trung Tâm Khoa Học Cơ Bàn tại Đại Học Kỹ Sư Phú Thọ, ……….. Một số Giáo sư ban Hóa Học: Giáo Sư Nguyễn Quang Trình, Tiến Sĩ Hóa Học tại Paris, Giáo Sư Trần Hữu Thế, Tiến Sĩ Hóa Học tại Paris, Giáo Sư Lê Văn Thới, tốt nghiệp Tiến Sĩ tại Đại Học Pháp, Giáo Sư Nguyễn Thanh Khuyến, Cử Nhân tại Đại Học Paris, Tiến Sĩ tại Sài Gòn, Giáo Sư Chu Phạm Ngọc Sơn, PhD, Tiến Sĩ Hóa Học tại Đại Học Michigan, ……….. Giáo Sư Nguyễn Quang Trình và Trần Hữu Thế giảng dạy bằng tiếng Pháp cho đến khi trường chuyển dạy tiếng Việt năm 1965, các vị này không còn giảng dạy nữa. Cũng nên nhắc lại là ông Trần Hữu Thế thay thế ông Nguyễn Quang Trình từ chức, và giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục đến năm 1963. Một số Giáo sư ban Vật Lý: Giáo sư Nguyễn Chung Tú, Tiến Sĩ Vật Lý tại Đại Học Rennes, Pháp, Giáo sư Nguyễn Doãn Phi, Tiến sĩ Đại Học Sorbonne, Paris, ………… Giáo Sư Lê Văn Thới và Giáo Sư Nguyễn Chung Tú là hai trong số các Khoa Trưởng của trường Đại Học Khoa Học. Cách giảng dạy ở trường Khoa Học rập theo khuôn khổ ở bên Pháp nghĩa là chỉ giảng dạy bằng Lý Thuyết nhưng tới khi thi lại cho Toán mà không cho Giáo Khoa. Việc thi cử ở trường Khoa Học rất phức tạp: a- Ban Toán: Các môn Toán thí dụ như Toán Đại Cương, Vi Tích Phân Toán, Cơ Học Thuấn Lý thì thi có hai phần. Thi Viết hai buổi mỗi buổi 4 giờ. Trong mỗi buổi hoặc ra bài Toán dài từ đầu đến cuối có nhiều câu hỏi liên hệ với nhau, như vậy nếu làm trật câu đầu, toàn thể bài Toán kể như bỏ, hoặc làm nhiều bài Toán độc lập từ 2 bài tới 6 bài. Phần thứ hai thi Vấn Đáp: Điểm thi viết từ 10/20 trở lên được chấm đậu vào Vấn Đáp và Vấn Đáp ít nhất có 2 thầy hỏi Giáo Khoa hoặc giải bài Toán; nếu tổng số điểm thi Viết và Vấn đáp được 10/20 trở lên, được chấm đậu. Kết quả của các kỳ thi ban Toán của trường Đại Học Khoa Học chiếm từ 0-30% là nhiều. b- Ban Vật Lý: Kể từ năm 1965 trở về sau, trường Khoa Học đã gia tăng số chứng chỉ tốt nghiệp. Cụ thể là Vật Lý Đại Cương được phân ra làm các chứng chỉ nhỏ như Chứng chỉ Điện và Điện Tử, Từ và Điện Từ, Chứng chỉ Cơ Nhiệt và Động Lực học và Cơ Học Lượng Tử (mécanique quantic) và Lý Thuyết Tương Đối, Chứng chỉ Tuần Hoàn và Quang Học. Thi Vật Lý Đại Cương gồm có 3 phần: Phần Viết: Hai buổi mỗi buổi 4 giờ. Phần Thực tập: Nếu điểm trung bình thi viết từ 10/20 trở lên thì được vào Thực Tập. Môn Vật Lý Đại Cương của trường Đại Học Khoa Học có khoảng 40 Thí Nghiệm. Một tuần trong năm học làm 2 cuộc thí nghiệm, mỗi buổi thí nghiệm kéo dài 4 giờ rồi làm bài Báo Cáo nhưng khác với Mỹ và các nước khác dù được điểm số trên 10/20, đậu thi Viết cuối năm vẫn phải thi Thực Tập. Phần Vấn Đáp: Ai đủ điểm thi Thực Tập được phép vào Vấn Đáp, và phải vào ít nhất là 2 Giáo sư. Nếu đủ điểm 10/20 được đậu. Cũng như ban Toán, Chứng chỉ Vật Lý có rất ít người chiếm Ưu hạng hoặc Bình hạng, thường chỉ được Bình Thứ hoặc Thứ hạng và rớt thì nhiều khoảng 70% hoặc hơn nữa. Cách thức thi các chứng chỉ nhỏ: Sau năm 1965, trong khoảng 65-74: Chứng chỉ Vật Lý Đại Cương được chia làm chứng chỉ nhỏ như đã đề cập: Điện và Điện Tử Cơ Nhiệt Tuần Hoàn và Quang Thi các chứng chỉ nhỏ chỉ có một buổi 4 giờ.
Thi Viết một buổi Thi Thí Nghiệm 4 giờ Thi Vấn Đáp Phải đậu thi viết mới được vào thi Thực Tập và đậu Thực Tập mới được vào Vấn Đáp và điểm cuối cùng của 3 môn từ 10/20 trở lên, được chấm đậu. Tỷ số đậu khoảng 5-30%. c- Ban Hóa Học: Thi Viết: Chứng Chỉ Hóa Đại Cương cũng được thi phần Viết hai buổi mỗi buổi 4 giờ như môn Vật Lý Đại Cương nhưng khác với môn Vật Lý là thi Viết môn Vật Lý toàn là Toán còn môn Hóa Học thì vừa có câu hỏi Giáo Khoa vừa làm Toán. Câu hỏi Giáo Khoa có thể một đề dài hoặc nhiều đề độc lập với nhau. Thi Thực tập: Điểm trung bình thi Viết từ 10/20 được phép thi Thực Tập. Thi Thực tập 4 giờ thường có 2 phần là Định Tính và Định Lượng. Định Tính nghĩa là tìm ra các Cation và Anion: Cation là gốc Kim loại, Anion là gốc Acid. Thường phải phân tích 4 chất muối tức là phải tìm ra 4 Cation và 4 Anion, sau đó phải làm phần định lượng tức là tìm ra được số Mole của Acid trong một lít dung dịch. Thí sinh làm được điểm số từ 10/20 thì được vào phần Vấn Đáp. Phần Vấn Đáp. Ai đủ điểm 10/20 thì được vào Vấn Đáp, thường có 2 hay 3 thầy hỏi, nếu điểm số trung bình từ 10/20 trở lên thỉ được chấm đậu. Tỷ số đậu của môn Hóa Học này từ 10-40% và rất ít người đậu hạng Ưu hay Bình. d- Chứng chỉ Dự Bị Toán Đại Cương (MG): Chứng chỉ ban Toán Đại Cương (MG): Thi viết 2 buổi mỗi buổi 4 giờ, nếu đủ điểm 10/20 thì được vào Vấn Đáp, có từ 2 đến 3 thấy hỏi, nếu đủ điểm 10/20 được chấm đậu. e- Chứng chỉ Dự Bị Toán Đại Cương và Vật Lý (MGP): Sau năm 1963, chứng chỉ Toán Đại Cương (MG) đổi thành chứng chỉ Toán Đại Cương và Vật Lý (MGP) như vậy thi viết gồm có 2 buổi: Buổi thứ nhất thi Toán, Buổi thứ hai thi Vật Lý. Sau đó, phải thi môn thực tập môn Vật Lý, nếu đủ điểm 10/20 thì được vào Vấn Đáp và điểm trung bình sau cùng 10/20 thì đậu. Chứng chỉ này rất ít người đậu chỉ đậu từ 5-20%. f- Cử Nhân Khoa Học Vạn vật: Gồm có 4 chứng chỉ: Lý Hóa Nhiên (SPCN) Thực Vật Đại Cương Địa Chất Học Đại Cương Sinh Vật Học Đại Cương Cách thi cử tương tự ban Vật Lý và Hóa Học nghĩa là phải thi Viết, Thực Tập và vấn Đáp. Tuy nhiên ta nhắc là, dù thi Viết cũng không phảo hoàn chỉ hỏi Giáo Khoa nhưng còn phải làm Toán Vạn Vật thí dụ làm Toán về Thuyết Mendel (Gregor Mendel) hay làm Toán định thời gian của đá hiện hữu bao lâu. g- Chứng chỉ Dự Bị Lý Hóa Nhiên (SPCN): Trong các chứng chỉ của môn Vạn Vật thì cách thi cử phức tạp nhất lại là chứng chỉ dự bị SPCN lý do thi Viết thi 4 buổi: Buổi 1 môn Vạn Vật Buổi 2 môn Vật Lý Buổi 3 môn Hóa Học Buổi 4 môn Toán Học. Muốn vào thi Thực Tập cần đủ điểm 10/20 thi Viết, Thực tập có 3 phẩn: Thực Tập Vạn Vật Thực Tập Vật Lý Thực Tập Hóa Học. Nếu đủ điểm thí sinh được vào vấn Đáp. Vấn Đáp chỉ thi môn Lý Hóa và Vạn Vật, không phải thi Toán, tổng số điểm trung bình từ 10/20 thì đậu. Chứng chỉ này có tỷ số đậu 10 – 40%. h- Chứng chỉ Dự Bị Toán Lý Hóa (MPC): Thi Viết có 3 buổi: Buổi 1 thi Toán, Buổi 2 thi Vật Lý gồm Giáo Khoa và Toán Vật Lý, Buổi 3 thi Hóa Học gồm Giáo Khoa và Toán Hóa Học. Thi Thực Tập (TP): Khi đủ điểm thi Viết 10/20, được vô Thực Tập (TP) Thực Tập Môn Vật Lý Thực Tập môn Hóa Học Thi Vấn Đáp: Ai đủ điểm 10/20 Thực Tập thì được vào Vấn Đáp. Và điểm trung bình tất cả 10/20 được chấm đậu. Tổng số tốt nghiệp cho Chứng chỉ này từ 5-30%. Các môn tiêu biểu của chứng chỉ Dự Bị Toán Lý Hóa (MPC) năm 1967 và các giáo sư/giảng nghiệm viên/giảng nghiệm trưởng phụ trách giảng dạy như sau: Giải Tích Học: Lê Kim Đính Hình Học Giải Tích: Nguyễn Văn Kỷ Cương hay Đỗ Minh Tiết Toán Sác Xuất và Thống Kê: Nguyễn Viêm Vật Lý Học: Nguyễn Thông Minh Quang Học: Phó Đức Minh Nhiệt Học: Trần Thế Hiển Cơ Học: Cao Xuân An Hóa Học: Nguyễn Hữu Tính Giờ TP Toán: Đặng Văn Định hay Cù An Hưng Trưởng phòng Hóa Học: Nguyễn Thanh Khuyến Điểm thi viết được giữ cho năm sau nếu bị rớt thực tập TP. (Thi TP Hóa Học, thí nghiệm tìm 2 chất trong 3 chất, được chấm đậu). Trường Đại Học Khoa Học cấp phát được một số bằng Cao Học môn Vật Lý và Hóa Học. Ban Vật Lý cấp phát được một vài Văn Bằng Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp. Ban Hóa Học cấp phát được một vài bằng Tiến Sĩ Quốc Gia. Ban Toán Học tuyệt đối không cấp phát được một bằng Tiến Sĩ nào cả. Nguyễn Văn Thành Hạ tuần tháng 4, 2005 (còn tiếp) |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM Tue 06 Aug 2013, 03:54 | |
| Tác giả bài viết này thật sưu tầm kỹ lưỡng. Thời đó đậu khó thật đó, chỉ có 5-30% thôi. Còn riêng Ban Hoá ở Đại Học Khoa Học ít người đậu hạng Bình hay Ưu. Không biết có người nào chuyên về Ban Học này để Shiroi đi phỏng vấn. |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM | |
| |
| | | |
Trang 1 trong tổng số 4 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |