Mầm mắm nảy mầm
An đang ngủ trên giường nhưng đã đến giờ đi học. An nữa ngủ nữa thức bước xuống giường. chợt An bừng tỉnh hét to:
- Ngập! mẹ ơi ngập!
Nằm bên cạnh con ông Hải và bà Hoa ngồi bật vậy.
- Gì vậy An?
- Ngập! Cả nhà ta toàn là nước ba mẹ ơi! An nói.
Nhìn xuống nền nhà, đúng là chỉ toàn là nước, mật nước độ ngang mắc cá. Bà Hoa quay qua ông Hải rồi nói:
- Mùa gió bấc năm ngoái nước lên chỉ ngập sép hàng ba nhà thế mà năm nay mật nước đã như thế rồi. Với cái đà này con An nó sống được hết đời ở cái mãnh đất Năm Căn này không ông hả? Không ấy tôi tính thế này: Ông nên lên vùng Miền đông, Tây nguyên gì đó mua sẵn một mãnh đất để sau này đời cháu, chắc nó nhờ.
Ông Hải bậc cười trước câu nói của vợ.
- Cái bà này, cả khối người đang sống yên đó, có chuyện gì đâu, nước dâng đến đâu thì ta nâng nền đến đó.
Quay ngang bà Hoa lên tiếng.
- Liệu ông có nâng mãi hết đời này sang đời khác được không. Bà Hoa nói tiếp:
- Những năm 70 của thế kỷ XX ông và tôi đến vùng đất Năm Căn này chỉ thấy toàn là rừng với rừng. Cả thị trấn chỉ vài chục hộ dân, thế mà chỉ sau giải phóng hơn 30 năm mà những cánh rừng phòng hộ ở đây bị tàn phá hết sức nặng nề, chỉ riêng Cà Mau thôi đó chớ Tôi chưa nói đến cả nước. Cộng với hiện tượng nóng lên của trái đất do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỷ thuật, sử dụng các nguồn nhiên liệu gây hiệu ứng nhà kín trong khi mật độ cây xanh không đủ để điều hòa.
Nói như bà khoa học kỷ thuật phát triển sự hủy hoại hay sao?_ Ông Hải hỏi.
- Không khoa học kỷ thuật phát triển là con đường phát triển tất yếu của sự phát triển loài người nhưng nó phải gắn liền với bảo vệ môi trường, có như vậy con người mới tồn tại. Chúng ta có thể thay thế các nguồn nhiên liệu hiện nay bằng các nguồn nhiên liệu mới không gây ô nhiễm môi trường. Điều đó là vấn đề của các nhà khoa học tôi không muốn đề cập nhiều. Tôi chỉ muốn nói ý thức của người dân trong vấn đề bảo vệ rừng còn thấp quá.
Bà Hoa nói đến đây An nằm bên cạnh nảy giờ tò mò hỏi mẹ.
- Con không hiểu mẹ có thể nói rõ hơn không?
Quay sang An bà Hoa ôm con gái vào lòng rồi ân cần nói tiếp.
-Ý thức của người dân bảo vệ rừng còn thấp lắm con ạ! Họ chỉ thấy những lợi ích trước mắt. Họ phá rừng một cách vô tội vạ để làm nương gẫy, vuông tôm, làm hầm than....không theo một sự quy hoạch nào cả. Do nhận thức còn thấp nên họ không nghỉ rằng chính mình đang tự hại mình.
Nghe mẹ nói An tròn cả hai mắt. Tại sao vậy mẹ?_ An hỏi.
Bà Hoa vuốt tóc con rồi nói tiếp:
- Con biết không chặt phá cây rừng không theo sự quy hoạch, cây to, cây nhỏ đều chặt hết không theo cơ chế tỉa thưa dẫn đến diện tích rừng hẹp lại, đến một lúc nào đó những cánh rừng mong manh không thể chống chọi nổi với những trận gió mạnh, những cơn sóng lớn ngoài khơi thì các hiện tượng xói mòn, thiên tai, lũ lụt xảy ra thường xuyên là điều không thể tránh khỏi.
Nhìn An bà Hoa như muốn nói thêm điều gì.
Như hiểu ý mẹ, An hỏi tiếp, rồi sao nữa mẹ?
- Con thấy tai hại của việc phá rừng chưa? Nếu con người biết khai thác tài nguyên rừng một cách hợp lý thì những cánh rừng sẽ đem lại rất nhiều lợi ích: chúng điều hòa khí hậu không làm cho trái đất nóng lên từ đó mà hiện tượng nước dâng cũng hạn chế, rừng là lá phổi xanh của các loài động vật, đồng thời nó làm hạn chế sự phẩn nộ của thiên nhiên: thiên tai, lũ lụt, xói mòn và hiện tượng xâm thực....
Nói đến đây nhìn ông Hải bà Hoa lặp lại:
- Ông nó liệu mà mua một mãnh đất ở Miền đông, Tây nguyên gì đó để đời con cháu con An còn nhờ, chớ cái đà này tôi e.....
Ông Hải lúc này không nói gì, ông lặng xuống trước câu nói của vợ.
Quay sang An bà Hoa bảo?
- Thôi đến giờ đi học rồi, con chuẩn bị để mẹ đưa đến trường.
An vâng lời mẹ chuẩn bị sách vở đến trường nhưng trong An còn động mãi câu nói của mẹ về những ngày tháng của cuộc đời mình sau này. An không muốn rời xa mãnh đất thân yêu với mùi vị phôi pha của biển với những con sóng bồng bềnh vào mỗi buổi hoàng hôn. Sau buổi học hôm ấy, một cô bé mới vừa học lớp 7 cầm trên tay một chùm mắm rãi xuống đầm sau nhà để những hạt mắm nảy mầm như chính cuộc đời mình.
Phạm Đệ