Bài viết mới | Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:57
Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 15:58
Trụ vững duyên thầy by buixuanphuong09 Yesterday at 13:19
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 10:41
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Yesterday at 06:58
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Mon 14 Oct 2024, 15:48
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Mon 14 Oct 2024, 15:27
7 chữ by Tinh Hoa Mon 14 Oct 2024, 14:13
BỊ OÁNH VÌ THƠ?!!! by Phương Nguyên Sun 13 Oct 2024, 18:39
CHÍN NĂM DUYÊN by buixuanphuong09 Sun 13 Oct 2024, 12:07
Chút tâm tư by tâm an Sat 12 Oct 2024, 22:13
5-8-8-8 by Tinh Hoa Sat 12 Oct 2024, 08:37
Điển tích truyện Kiều by Trà Mi Thu 10 Oct 2024, 11:59
Cột đồng chưa xanh (2) by Cẩn Vũ Wed 09 Oct 2024, 08:28
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Wed 09 Oct 2024, 02:20
Hoạ thơ Bác Phượng by Trà Mi Tue 08 Oct 2024, 09:54
Đường luật by Tinh Hoa Mon 07 Oct 2024, 08:36
TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Sun 06 Oct 2024, 20:15
Một cuộc di tản giáo dục lớn khỏi Việt Nam…! by Trà Mi Sun 06 Oct 2024, 07:49
Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Wed 02 Oct 2024, 08:55
Lịch Âm Dương by mytutru Tue 01 Oct 2024, 17:15
5 chữ by Tinh Hoa Tue 01 Oct 2024, 01:24
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sun 29 Sep 2024, 14:47
LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 29 Sep 2024, 11:52
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sun 29 Sep 2024, 01:44
Chúc mừng sinh nhật Cẩn Vũ by Ai Hoa Fri 27 Sep 2024, 09:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Fri 27 Sep 2024, 09:27
Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Wed 25 Sep 2024, 12:15
Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh by Trà Mi Wed 25 Sep 2024, 11:57
8 chữ by Tinh Hoa Tue 24 Sep 2024, 14:23
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
| | CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7179 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ Thu 03 Nov 2022, 09:52 | |
| CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Hồi ký viết lúc hoàng hôn)
Hoàng Tuấn PhổLăng mộ vợ chồng Đào Kỳ - Phương Dung. Ảnh: St Ông chủ quán Kẻ Sặt đưa tôi đến gõ cửa cụ giáo già về hưu, nhà ở cuối phố.
Nhà cụ giáo kín cổng cao tường, trong ngoài vắng vẻ. Đầu xuân chắc trẻ già đi chơi cả, ở nhà còn mình cụ đang ngồi xem một quyển sách to dày cộp. Cụ giáo gấp sách, buông kính đứng lên đón chúng tôi như bạn bè thân quý. Chúng tôi cúi đầu lễ phép chắp tay kính chào thầy giáo. Cụ giáo đáp lễ chúng tôi cũng bằng động tác y hệt đầy vẻ khách sáo mà trong Thanh đã từ lâu không thấy ai còn làm như vậy. Có lẽ cụ giáo vốn được đào tạo như vậy trong lò luyện đức luyện tài dưới chế độ cũ trước 1945, một kiểu thi lễ đã bị phê phán là phong kiến!
Cụ giáo kéo ghế mời chúng tôi ngồi chơi xơi nước. Trong khi chờ đợi cụ giáo làm các nghi thức tráng chén và rót nước từ trong ấm giỏ, thong dong, phiền phức khiến tôi càng thêm sốt ruột. Tôi liếc mắt nhìn thấy trên bìa sách dày cộp có nhan đề “Văn đàn bảo giám”. Sách này tôi cũng đã thấy ở hiệu sách Cầu Quan hồi học trường Na Sơn, vì không đủ tiền mua nên chỉ dám lướt qua, chờ bạn bè có thì hỏi mượn hoặc nếu xin được tiền của bố mẹ mua sau. Rồi tôi cũng mua được một quyển.
Ông chủ quán trình bày sự việc của tôi với cụ giáo. Cụ giáo cười:
-Được, xin mời hai vị thong thả xơi nước đã!
Chiều lòng cụ giáo, chúng tôi nâng chén cho phải phép vì vừa mới uống xong ở nhà. Cụ giáo hỏi tôi:
-Thế ai vẽ đường cho ông xuống tận Kẻ Sặt này?
Một thằng oắt con như tôi mà được gọi bằng “ông”, tôi thấy ngượng quá!
-Dạ, thưa thầy, con chỉ mới 20 tuổi, xin thầy gọi là “cháu” đã là vinh hạnh lắm rồi ạ!
-Xem cậu, tôi đoán có lẽ sống ở vùng tự do cậu cũng được ăn học nhiều. Thế cậu học đến lớp mấy rồi?
-Dạ, thưa thầy, đúng con có được học, nhưng ít lắm ạ! Con xin nhờ thầy dạy bảo thêm ạ!
Cụ giáo cười:
-Tôi không dám!
Im lặng một lúc, cụ giáo nói tiếp:
-Cậu đến Gia Lâm là gần đến nơi cậu cần đến. Cậu tới Bần Yên Nhân thì Nhân Lý đã ở trước mắt rồi! Nhưng không phải ông khách ngồi hàng với cậu không biết gì đâu. Ông ấy nói rằng ở Gia Lâm có đền thờ và hai ngôi mộ người Thanh Hoá, đông khách hành hương bốn phương, riêng dân Thanh Hoá thì hình như ít ai chú ý tới, là rất đúng! Tôi đã dạy ở đó gần 10 năm, tôi biết rõ.
Cụ giáo uống một chén nước, cũng loại chè nụ vối như ông già “Thanh” thị xã Bắc Ninh, rồi thong thả kể:
-Cậu hẳn là biết huyện Nông Cống? Xưa kia, gọi là trang Nông Cống. Ở đây có nhân vật Đào Kỳ - một viên tướng kỳ tài phò tá Trưng Vương khởi nghĩa chống quân nhà Hán. Mẹ Đào Kỳ nghèo khổ, sống bằng nghề te tép. Đêm sáng trăng, có đạo quân hành binh qua đường, một người lính bế xốc lấy cô gái vào bãi cỏ dưới gốc cây kè…Sau đó anh vội vã chạy theo đội ngũ. Đủ chín tháng mười ngày hoài thai, trong khi vươn cao tay hái quả đào chín, người phụ nữ ấy đẻ rơi một thằng bé bên gốc cây đào …Do đó, người mẹ đặt tên đứa bé ấy là Kè (gốc Kè) và lấy Đào làm họ, vì không biết cha nó là ai, sau thành tên chữ Đào Kỳ.
Mẹ mất sớm, Đào Kỳ lang thang, phiêu bạt, ở đâu có sông nước thì dừng lại nơi đó mò bắt cá đổi lấy bữa ăn. Khi đến trang Đông Ngàn (Bắc Ninh), Đào Kỳ thấy mến cảnh dừng chân bên bờ Cối Giang. Khúc sông này lắm tôm nhiều cá, dễ kiếm ăn. Đào Kỳ dựng một túp lều vịt trên bờ sông để tạm trú qua ngày.
Chàng Kỳ có biệt tài bắt cá. Ai cần mua cá gì, to hay nhỏ thì chàng mới nhảy ùm xuống sông lặn một cái mất tăm. Chốc lát chàng ngoi lên khỏi mặt nước, hai tay nắm hai đầu con cá. Những hôm trời mưa gió, chàng Kỳ bắt cá mang vào làng đổi gạo muối. Trong làng có một phú ông tính thích ăn thịt ba ba. Phú ông bảo Kỳ chỉ cần con to bằng cái vung, chàng bắt ngay đem tới. Bữa có tiệc tùng, ông thử bảo chàng bắt con to bằng cái rá, chàng cũng tóm cổ dưới vực đúng một con cỡ như vậy xách đến cho ông.
Nhà phú ông chỉ sinh hạ được một đứa con gái nhan sắc xinh đẹp, nhưng không ham việc canh cửi mà thích luyện tập võ nghệ. Chiều ý con, ông mời thầy dạy võ và mở hẳn một lớp học ngay tại nhà mình. Học đến môn đánh thuỷ, phú ông phải nhờ Đào Kỳ giúp dạy cho cách bơi lặn, nhịn thở lâu dưới nước sâu. Đào Kỳ cũng xin được học các môn võ nghệ khác. Ba năm sau, chàng trở thành tay võ nghệ cao cường nhất trong lớp học. Phú ông muốn cho chàng ở rể, nàng Phương Dung con gái ông mến tài Kỳ cũng ưng thuận.
Bấy giờ nhà Hán đô hộ nước ta, bóc lột tàn khốc, cai trị bạo ngược, nhân dân căm giận, khắp nơi rục rịch nổi dậy. Hai Bà Trưng Trắc, Trưng Nhị chiêu mộ quân sĩ, họp binh khởi nghĩa. Hai vợ chồng Đào Kỳ - Phương Dung cũng đem người đến Phong Châu tụ nghĩa. Đánh đuổi được quân nhà Hán, Hai Bà Trưng xưng vương làm vua nước Nam, phong Đào Kỳ làm Nguyên soái, Phương Dung làm Tướng quân, sai trấn thủ thành Cổ Loa, vốn trước của An Dương Vương Thục Phán (thuộc vùng Gia Lâm). Hai vợ chồng chiêu mộ dân mở mang thêm nhiều trại, ấp…
Năm 43, quân Đông Hán kéo sang tiến đánh Phong Châu rồi tàn phá vùng Gia Lâm. Đào Kỳ và Phương Dung quân ít, lực yếu vẫn quyết tử chống lại Mã Viện, bảo vệ thành Cổ Loa đến phút cuối cùng. Nhân dân Gia Lâm vô cùng thương tiếc, chôn cất hai vợ chồng thành hai nấm mộ song song. Họ lại lập đền thờ hai vợ chồng để bốn mùa hương khói tưởng nhớ công lao.
Một tác giả thời Lê đề thơ viếng mộ Đào Kỳ-Phương Dung:
Sinh vi lương tướng tử vị thần Vạn cổ cương thường hệ thử thân Loa địa song đôi thu nguyệt ảnh Anh hùng liệt nữ tưởng quân phần
(Sống là tướng giỏi chết thần thiêng Muôn thuở trung trinh tiếng vẫn truyền Trăng tỏ thành Loa đôi nấm mộ Anh hùng nữ kiệt khéo nên duyên)
Ở phía nam làng Lộc Hà vùng Gia Lâm (Mai Lâm xưa) còn một tấm bia đá ghi sự tích Đào Tướng quân, tạo tác niên hiệu Thuận Thiên (Lịch sử Việt Nam có hai triều vua đặt niên hiệu này: Lý Thái Tổ (1010), Lê Thái Tổ (1428).
Cụ giáo kể chuyện lịch sử gần 2000 năm trước rất tường tận và hấp dẫn khiến cả tôi và ông quán say sưa, thích thú đến nỗi quên mất mục đích chính là hỏi thăm làng Nhân Lý quê tôi đã thất lạc hai thế kỷ rồi!
Chúng tôi khâm phục trí nhớ và hiểu biết sâu rộng của cụ, không ngừng xuýt xoa khen ngợi. Cụ giáo khiêm tốn cứ một “không dám” hai “không dám” nhận lời khen của chúng tôi, tự cho rằng mình chỉ nhớ đâu nói đó, làm món quà xuân năm mới đãi khách cho vui.
Kể xong chuyện Đào Kỳ người Thanh Hoá và Phương Dung nàng dâu xứ Thanh, lúc này cụ giáo nói tiếp việc tôi hỏi đường về quê Tổ xa đời:
-Chim nhớ tổ, người nhớ tông. Bất cứ vì lý do gì cậu,…cậu gì nhỉ -(tôi xưng tên họ)-cậu cũng là người đáng khen ngợi. Cậu lên Bắc Ninh, xuống Gia Lâm lại sang Kẻ Sặt hỏi làng Nhân Lý. Ở Hải Dương này, không kể ấp Nhân Lý, có 3 làng Nhân Lý lâu đời: một làng ở huyện Vĩnh Lại, một làng ở huyện Thanh Lâm, một làng ở huyện Thủ Đường, liệu phải mấy tuần cậu Phổ mới tìm cho thấy?
Nhưng cậu đừng vội thất vọng!
Tôi biết chắc có một làng Nhân Lý ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Tên huyện Yên Mỹ cũng không xa xưa lắm. Nguyên trước là huyện Đường Hào, vì kiêng huý tên vua Đồng Khánh nên đổi phủ thành Mỹ Hào, lại chia thành 2 huyện Mỹ Hào, Đông Yên, lại đổi Mỹ Hào, trước thuộc tỉnh Bắc Ninh, sau cắt sang tỉnh Hưng Yên, lôi thôi rắc rối lắm! Tôi cũng chỉ nhớ chừng chừng vậy thôi. Nhưng tôi biết đích xác làng Nhân Lý cậu đang cần tìm, nó ở bên cạnh huyện lỵ Yên Mỹ, đi tắt qua làng Lá sang rất gần…
(Nguồn: Tuấn Công Thư Phòng)
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7179 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ Mon 07 Nov 2022, 08:11 | |
| CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Hồi ký viết lúc hoàng hôn)
Hoàng Tuấn PhổMái ngói nhà thờ họ Hoàng ở làng Nhân Lý-Yên Mỹ-Hưng Yên. Ảnh: HTC Cụ giáo nói tiếp:
-Tôi đã ngồi dạy trường Tiểu học huyện lỵ, có một học trò tên Hoàng Xuân Giao học lực thường nhưng hạnh kiểm rất tốt. Một hôm ông thân sinh cậu Giao mời tôi sang chơi nhà. Nhà ông giàu có, những 30 mẫu ruộng, nhà ông anh gọi là ông Tiên Vợi - Tiên chỉ làng Nhân Lý còn giàu có hơn, ruộng đất những hơn 80 mẫu! Tôi nhớ trong bữa rượu, ông Tiên Vợi có kể họ Hoàng ở đất ấy đông, chiếm hơn nửa làng nên làng bầu ông làm Tiên chỉ, điều mà ông không muốn. Họ Hoàng Nhân Lý có những 5 chi, anh em ông Tiên Vợi thuộc chi thứ 4, nhưng nhiều người lại bảo chi thứ 3. Ông là kẻ hậu sinh chẳng rõ thế nào. Đáng lẽ họ còn đông hơn nữa, bởi Hoàng tộc có một chi thất lạc…
Cụ giáo ngừng lời nhấp giọng ngụm nước. Rồi chợt nhớ ra:
-Mải nói chuyện xưa chuyện nay, tôi quên khuấy mất!
Cụ giáo đứng lên mở tủ lấy ra gói thuốc lá còn nguyên:
-Ngày xuân uống chè nên hút điếu thuốc cho thêm vui. Trước Tết có một học trò cũ biếu thầy mấy gói Lucky. Tôi không hay hút thuốc lá thuốc lào, chỉ để dành tiếp khách. Loại thuốc này hút thú vị lắm, trong người cảm thấy mơ mơ màng màng, lâng lâng nhẹ nhõm như bay lên mây…
Cụ giáo bóc gói thuốc. Tôi xin phép thầy giáo miễn thứ cho kẻ quê mùa không biết hút thuốc lá. Ông quán cũng cáo lỗi bởi chỉ quen hút thuốc lào. Cụ giáo lịch sự:
-Ngày xuân làm hai vị mất vui. Nhà tôi không ai dùng thuốc lào nên chẳng sắm điếu đóm gì cả.
Cụ giáo trở lại câu chuyện chính:
-Cậu Phổ ạ! Sáng mai cậu thong thả lên đường 5, trở lại Bần Yên Nhân, nhưng chưa đến Bần Yên Nhân cậu nhớ dừng lại rẽ ở Phố Nối, đi không đến một ki-lô-mét là huyện lỵ Yên Mỹ có đường phố kề chợ búa, hỏi về Nhân Lý, đấy chắc là làng cũ quê xưa của cậu…
Chúng tôi cảm ơn cụ giáo. Tôi xin lỗi đã làm mất thì giờ của thầy đang xem dở quyển sách hay! Cụ giáo hỏi:
-Thì ra cậu cũng đã xem “Văn đàn bảo giám”? Tôi đoán không sai, nghe lời nói, tôi biết cậu là người có học thức! Tôi nói có gì lầm lỗi, cậu bỏ quá cho!
Tôi thưa lại:
-Con không dám hỗn phép đâu ạ. Xin đội ơn thầy giáo!
Tôi cúi đầu khom lưng vái chào cụ giáo, xin phép về quán trọ. Cụ giáo cũng kính chào lại và tiễn hai chúng tôi ra tận cổng rồi khép nhẹ hai cánh cửa lại.
Đêm ấy, tôi ngủ một giấc ngon từ lúc đặt lưng xuống giường cho đến sáng bạc canh.
Tôi thanh toán tiền cơm tiền trọ và hết sức cảm ơn sự giúp đỡ chí tình của ông chủ quán.
Tôi tìm được làng Nhân Lý không khó khăn gì. Về đường rẽ, chỉ hơi rắc rối ngờ ngợ một chút. Đó là khi hỏi tên Phố Nối, mọi người ai cũng chỉ dẫn về Phố “Lối”, rồi đến cả tên làng tôi mọi người cũng gọi là Nhân “Ný” chứ không phải Nhân “Lý”. Thì ra đây là phát âm địa phương quê tôi: N thành L và ngược lại!
Chưa vội ngắm nhìn phong cảnh quê hương. Theo chỉ dẫn của bà con người làng, tôi vào thẳng nhà ông Tiên Vợi.
Đúng là một gia đình giàu có!
Địa phương tôi, làng Văn Đoài, xã Quảng Hoà, huyện Quảng Xương, tôi chưa thấy một gia đình nào giàu sang như thế! Thế nhưng lạ thay, bên trong nhà rỗng tuếch! Thì ra thời Pháp tạm chiếm, địch lấy nhà bác Tiên Vợi làm đồn bốt, bắc súng lên tầng hai kiểm soát cả mấy xã quanh huyện lỵ. Chúng vứt hết đồ đạc gia đình, đuổi người nhà đi sơ tán nên hoà bình trở về chỉ còn cái xác nhà không!
Ông bác Tiên Vợi và gia đình rất vui mừng gặp được người họ hàng thân thích lưu lạc vào Thanh Hoá đã 6 đời, nay mới tìm được về đất Tổ quê Cha, làng Nhân Lý, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
Bác Tiên Vợi: Tiên là chức Tiên chỉ làng, Vợi là tên cô gái đầu lòng đã mất. Sau đó đẻ cô gái thứ hai, đặt tên thật xấu để dễ nuôi: cái Múc! Lớn lên mới đổi Múc thành Phúc. Bác Tiên Vợi lấy thêm bà hai, sinh anh Quán và cô Nhẫn. Anh Quán đã cưới vợ, một cô gái làng Châu Xá, nét mặt xinh tươi, da dẻ hồng hào, vóc dáng đậm, tôi ít thấy chị và không biết tên.
Bác Tiên Vợi tên thật là Hoàng Xuân Tống, thời kháng chiến chống Pháp vào Thanh Hoá tham gia kháng chiến, hoà bình mới về.
Tôi đến nhà bác Tống vào sáng mùng bảy Tết. Theo lệ cổ truyền, mùng bảy là Tết hạ nêu. Dựng nêu chiều Ba mươi tháng Chạp, hạ nêu sáng ngày mùng bảy tháng Giêng, đúng bảy ngày kết thúc Tết nguyên đán. Ở Thanh Hoá do bom đạn, máy bay máy bò, không còn nhà nào dám dựng nêu. Hưng Yên là vùng địch chiếm đóng cũng súng bắn đì đòm ngày đêm, cây nêu tất phải lui vào quá khứ. Bây giờ đã bình yên. Nhưng ở đây đã hết không khí Tết từ mùng hai, mùng ba. Bà Hai bác Tống vẫn đi làm đồng áng cùng chị con dâu, vợ anh Quán. Cô Phúc, cô Nhẫn đang ngồi tựa lưng vào tường tập khâu nón. Nghề làm nón do bác ông học được trong Thanh Hoá. Chỉ có anh Quán đi học trung cấp gì đó ở Hà Nội, ít khi về.
Bữa cơm trưa hôm ấy, tôi ăn cơm với bác ông ở phòng trên, còn bà Cả, bà Hai, con gái, con dâu dọn mâm dưới nhà ngang. Khi uống nước, bác Tống hỏi tôi tình hình gia đình, anh em trong Thanh. Tôi thưa chuyện vắn tắt:
-Thưa bác, họ hàng trong Thanh nói chung đều nghèo cả. Nhà cháu, cha mẹ hiếm hoi chỉ sinh được mỗi một mình cháu, cũng được ăn học tử tế, nhưng gia đình sa sút, từ chỗ vài mẫu ruộng chỉ còn dăm ba sào. Nước nông giang canh tác không có vì Pháp phá hỏng đập Bái Thượng. Cháu học hành dở dang, nghề nghiệp không có, chả lẽ cả nhà dắt nhau đi ăn mày và…! Thày mẹ cháu bảo cháu thử tìm đường về Bắc, làng quê xưa, trước thăm anh em họ hàng, sau nhờ các bác, các cô giúp đỡ cho việc làm, việc chi cũng được, miễn kiếm được miếng cơm chín ăn, chờ trời đất tan mây lặng gió rồi sẽ liệu sau…
Tính bác Tống lành, im lặng một lát, rồi cho người mời bác Biển đến nói chuyện.
Bác Biển cũng con người hiền lành, lấy đến 3 vợ mà không có con cái gì. Bà Ba mới cưới trong năm, con gái mười tám khá xinh xắn nhưng nhà quá nghèo, người làng Lá, bên cạnh phố huyện Yên Mỹ, thuộc xã Trai Trang. Bác Biển hồi kháng chiến làm Thôn đội trưởng du kích hoạt động ở ngay trong lòng địch. Nay bác Biển làm Thôn đội trưởng làng Nhân Lý.
Bác Biển hỏi tôi:
-Chú có giấy tờ gì không?
Tôi đưa ra một mảnh giấy gấp tư, nội dung là giấy giới thiệu đi buôn cói Nga Sơn, có dấu và chữ ký của Uỷ ban Kháng chiến Hành chính xã. Ngoài ra tôi không còn giấy tờ gì cả, từ văn bằng, chứng chỉ đến sơ yếu lý lịch. Tôi trình bày thực tình: Nhân dân đấu tranh chính trị đốt cháy hết cả! Bác Biển không hiểu đấu tranh chính trị là gì, chỉ nói:
-Trời đất loạn lạc sinh lắm chuyện lạ. Để tôi bàn với ông Cự chủ tịch xã, xem ý tứ ông ấy ra sao.
Bác Tống bảo:
-Gì thì gì cũng anh em lá lành đùm bọc lá rách thôi!
Ông Cự là bạn thân với bác Biển, lập sơ yếu lý lịch cho tôi là người Nhân Lý, Thanh Long, chạy loạn đã lâu, nay mới tìm được đường về quê. Nhờ sơ yếu lý lịch do xã lập ra, gồm sinh quán, trú quán, học lực, tên cha, tên mẹ…đúng như sự thật, chỉ có thành phần gia đình, và vấn đề đấu tranh chính trị thì bỏ qua, tôi được bố trí làm giáo viên lớp Ba, Trường Phổ thông Dân lập cấp I, xã Thanh Long, lương hàng tháng 24kg gạo (Hiệu trưởng là giáo viên lớp 4 được 30kg gạo). Toàn tỉnh Hưng Yên và cả Hải Dương thuộc vùng mới giải phóng đều như vậy. Chủ trương cấp trên chưa tổ chức trường quốc lập.
Chỗ ở, các bác bố trí cho tôi trú tại nhà thờ chếch Tây Nam trông ra ao làng rộng mênh mông, hè thoáng mát, đông ấm áp. Trông coi nhà thờ chỉ có bà cụ Khối, mẹ đẻ bác Súc trưởng họ. Đun nấu, ăn cơm dưới gian bếp nhỏ. Hai chái nhà thờ kê giường cho cụ Khối và tôi.
Ban ngày một buổi tôi đi bộ qua cầu tre sông Lực Điền, lên Thượng Tại dạy học lớp Ba trường dân lập đặt tại nhà dân. Buối tối, người trong làng, trong họ đến học lớp bình dân do tôi dạy. Học phí cũng là gạo, ai muốn đóng bao nhiêu cũng được. Cộng cả gạo dạy trường dân lập và lớp bình dân được khoảng 30-35kg/tháng, tôi giao cả cho bà cụ Khối. Có lẽ sinh hoạt ăn uống cộng thêm nước nôi, dầu đèn, xà phòng…cũng tạm đủ, khỏi phải lo vất vả ngược xuôi.
Ngoài thời giờ dạy học, tôi quanh quẩn trong nhà thờ, không đến chơi nhà ai, cũng không có báo chí gì để xem, sách vở gì để đọc. Đôi lúc nghĩ xa nghĩ gần, thấy thực tại đầy lo âu và tương lai thì mờ mịt. Ở quê Thanh, tôi còn cha mẹ, chú thím, nhất là người chú mới ra tù, đang ốm đau thập tử nhất sinh trong cảnh đói nghèo, không nơi nương tựa, trái lại, ai cũng khinh ghét. Chúng tôi cứ như cái gai trong mắt họ!...
Dù lo âu, nghĩ xa nghĩ gần là vậy, nhưng lúc này tôi cũng không thể ngờ rằng, sau khoảng râm mát ngắn ngủi của chặng đường “chạy nắng”, “trời đất loạn lạc” lại sắp nổi cơn thịnh nộ.
Tôi lại bị cuốn vào cuộc Cải cách ruộng đất “long trời...”, tận mắt chứng kiến cảnh đầu rơi máu chảy ngay tại chính nơi quê Cha đất Tổ…
(Nguồn: Tuấn Công Thư Phòng)
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7179 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ Thu 10 Nov 2022, 10:42 | |
| CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Hồi ký viết lúc hoàng hôn)
Hoàng Tuấn PhổBàn thờ ngày giỗ Tổ họ Hoàng ở Hưng Yên. Nem chua và sen hồng đem từ Thanh Hoá Ngày một buổi, tôi đi bộ qua cầu tre sông Lực Điền, lên Thượng Tài dạy lớp Ba, trường dân lập của xã đặt tại nhà dân. Tối về tôi dạy lớp bình dân cho người lớn tuổi ngay tại nhà thờ họ. Tiền lương trả bằng gạo của cả hai nơi chừng 30-35kg/tháng.
Cuộc sống tạm ổn. Tôi gửi thư về nhà dì dượng nhắn bố mẹ về Hưng Yên quê xưa để lánh nạn một thời gian, chờ “yên hàn” sẽ tính liệu sau. Năm đồng bạc tôi để lại đã hết vèo từ lâu, bố mẹ tôi phải ăn xin dọc đường từ thị xã Thanh Hóa ra Hà Nội, xuống Hưng Yên gần 200km.
Bố mẹ tôi kể: Chú Thuyết tôi trong quê yếu lắm rồi, có lẽ cũng chết vì ốm nặng, không có tiền mua thuốc, tiền bán bò tiêu hết từ lâu. Nhà không được cứu tế gạo nên đến miếng cháo cũng không, mà củ chuối với cám không ăn được! Trong nhà còn nửa chum thóc, thím tôi bảo phải để dành, lỡ chết còn có bát gạo nấu cơm nhờ người ta đào huyệt! Chú tôi cùng can vụ án với bố tôi, nhưng tội nặng hơn, bị xử 8 năm tù. Tất cả xuất phát từ vụ án mơ hồ có tên “Liên tôn chống (hay diệt?) Cộng” do Tuệ Quang – Tuệ Chiếu cầm đầu. Trong đấu tranh chính trị "phá án", chú tôi bị bắt giam ở vùng thượng du nước độc Nghệ An nên mắc bệnh sốt rét ngã nước, khi được thả về thì đã thân tàn ma dại….
Rồi xã Thanh Long rục rịch cải cách ruộng đất. Trong dân một số người dư luận: Nhà ông Phổ trong Thanh chắc phải giàu có lắm, nếu không, con cái không thể được học hành. Họ nói thế là dựa vào tình hình thực tế địa phương mình. Bố tôi linh cảm thấy mình khó yên ổn, bảo mẹ tôi: “Chạy trời không khỏi nắng, ta nên trở về Thanh Hóa, có chết cũng còn có ông bà, tổ tiên!”.
Bắt đầu CCRĐ, đường sá canh gác nghiêm ngặt đề phòng địa chủ chạy trốn. Đi đâu phải có giấy tờ tùy thân, nếu không sẽ bị bắt. Bác Biển chơi thân với ông Cự chủ tịch xã cấp cho bố mẹ tôi cái giấy chứng nhận ông bà về thăm quê cũ, nay trở về nơi trú quán.
Hai ông bà nhờ có lương thực và mươi đồng bạc mang theo, dọc đường đi khỏi bị đói khát, nhưng cũng phải mất hơn một tuần mới về đến nhà.
Đầu năm 1956, đội cải cách ruộng đất về xã Thanh Long. Họ chọn nhà bác Tống làm nơi đóng trụ sở. Gia đình bác Tiên Vợi Hoàng Xuân Tống lập tức bị đuổi khỏi nhà đầu tiên. Với 80 mẫu ruộng, bác Tống thừa tiêu chuẩn đại địa chủ để Toà án Nhân dân đặc biệt xử tử hình! Người ta không cần biết thành tích kháng chiến của bác Tống ra sao. Lúc này Đội cần một đại địa chủ chứ không cần người hoạt động cách mạng. Có người còn bảo Hoàng Xuân Tống trước đây vào Thanh để hoạt động gián điệp.
Bác Tống bị trói cổ giam lại. Bác bà bị khảo tra tiền của cất giấu ở đâu, vì khổ nhục, uất ức đành thắt cổ chết cho thoát kiếp. Bà hai, cô Phúc, cô Nhẫn không rõ chạy trốn nơi nào. Chị con dâu vợ anh Quán về nhà cha mẹ đẻ bên làng Châu Xá thuộc thành phần trung nông lớp dưới. Nhà bác Giao, Đội tịch thu chia cho bần cố nông, còn gia đình bị đuổi đi đâu tôi cũng không biết. Bác Biển được xem là địa chủ kháng chiến, chỉ bị tịch thu ruộng đất, con trâu và một ít đồ đạc. Ông Cự chủ tịch xã bị cách chức, tra xét về tội tham gia tổ chức Quốc dân đảng, không biết theo căn cứ nào.
Đoàn uỷ Cải cách Hưng Yên cho cụm mấy xã Thanh Long, Trai Trang, Hưng Đạo, Liêu Xá mở Toà án Nhân dân đặc biệt từ hình, bắn thí điểm Cai tổng Quýnh để rút kinh nghiệm.
Nhân dân mấy xã kéo đi đông nghịt. Tôi cũng đi để chứng tỏ mình cũng hưởng ứng Cải cách như ai. Chỉ theo người ta đi, tôi không rõ địa điểm mở phiên toà. Đêm tối, đèn đuốc sáng rực trời. Đông người lắm lời nhiều tiếng, cứ ầm ì chuyển động như sóng biển. Chợt nghe tiếng hô “Đả đảo Cai tổng Quýnh”. Cả biển người lập tức vang dậy: “Đả đảo! Đả đảo! Đả đảo!”
Người ta trói Cai tổng Nguyễn Hữu Quýnh lôi đi. Ông ấy không bước nổi. Chẳng hiểu vì bị giam cầm hành hạ hay bởi quá sợ hãi. Mắt ông bị bịt kín. Miệng ông bị tống đầy giẻ rách, sợi xơ vải toè cả ra quanh mồm.
Cai tổng Quýnh bị trói nghiến, hai tay hai chân căng ra hai cái cọc dài chôn đứng, khoảng cách độ vài mét. Đội du kích dàn hàng ngang, súng trường trong tay ngắm vào mục tiêu. Anh đội trưởng dõng dạc hô to: “Hai, ba,…Bắn!” Mười nòng súng trường mười viên đạn bay ra toé lửa giữa rừng đuốc sáng như sao sa. Tôi bị biển người chen lấn, xô đẩy, rồi tiến mãi vào gần chỗ Cai tổng Quýnh đền tội. Tội gì? Chỉ cần nghe hai tiếng “Cai tổng” đủ biết! Cai tổng tất phải cường hào gian ác. Đã cường hào gian ác là có nợ máu với nông dân, mà có nợ máu với nhân dân phải trả bằng máu! Cái lý nó đi như thế.
Không cần hỏi, không cần biết cụ thể tội ác của Cai tổng Quýnh. Mà có hỏi cũng biết được. Đại loại những chuyện như nó cho người ở đợ ăn cháo chim bồ câu vặt không hết lông để sinh bệnh ho lao mà chết,v.v…
Tôi theo dòng người đến gần chỗ thi hành án. Sau loạt súng nổ vang trời, thân hình Cai tổng Quýnh bị võng dần xuống. Có lẽ ông chết không kịp ngáp! Thiên hạ reo hò vang trời. Còn tôi, tôi sợ chết khiếp, chân tay run lẩy bẩy, suýt bị dẫm đè chết bẹp trong đám người đông như kiến cỏ…
Đêm hôm ấy tôi không ngủ nổi, trong khi cả làng cả xã đèn đuốc đổ ra đi tìm bác Tống. Bởi chính giữa lúc súng nổ vang trời, bác Tống lừa dịp canh phòng sơ hở, tự cởi được thừng trói chạy trốn, hy vọng thoát khỏi những họng súng trường đang nhắm vào Tiên Vợi Hoàng Xuân Tống, tiếp sau Cai tổng Nguyễn Hữu Quýnh!
Cả làng cả xã, 4 thôn Nhân Lý, Châu Xá, Thượng Tài, Long Vỹ cùng đốt đuốc đi tìm bắt Hoàng Xuân Tống. Họ đoán phạm nhân lội tắt cánh đồng Nhân Lý qua đồng Liêu Xá lên đường Năm chạy vào Thanh Hoá hoặc ra Hà Nội. Trong Thanh là nơi Tiên Vợi từng "hoạt động gián điệp", còn Hà Nội là nơi có nhà quen chỗ con trai là Hoàng Xuân Quán trọ học, và nghe nói Tiên Vợi còn có một cửa hàng tạp hoá nhỏ ở Hà Thành. Nhưng bác Tiên Vợi bặt vô âm tín, một đi không trở lại từ đêm hôm ấy.
Sau Cải cách sửa sai, chủ nhà anh Quán trọ học mới tình cờ thấy một mẩu giấy nhét vào bản lề cánh cửa, dòng chữ viết nguệch ngoạc: “Đừng tìm tôi mất công. Hôm nay là ngày giỗ tôi!” Có lẽ bác đã nhảy xuống sông Hồng tự vẫn?
Bởi họ Hoàng làng Nhân Lý có những ba địa chủ, trong số này Đại địa chủ Tiên Vợi đã trốn thoát. Bản thân tôi, quần chúng dư luận là con địa chủ trong Thanh, nên Đội cải cách xã không cho ở nhà thờ nữa, bắt về giam lỏng tại cái nhà bếp cũ của bác Tiên Vợi vốn để cho người làm thuê tạm trú.
(Nguồn: Tuấn Công Thư Phòng)
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7179 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ Mon 14 Nov 2022, 08:12 | |
| CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Hồi ký viết lúc hoàng hôn)
Hoàng Tuấn PhổTừ nhà thờ họ Hoàng nhìn ra là cánh đồng lúa nếp làng Nhân Lý. Ảnh: HTC Tôi bị Đội giam lỏng trong căn nhà bếp hai gian, không cửa sổ, cửa chính toang hoang, vì cánh cửa mất đã lâu, lỗ bản lề trông như cặp mắt toét.
Không còn bếp núc gì. Chỉ có mấy hòn gạch vỡ ám khói đen, cái nồi đất sứt miệng và một cái giường hẹp, lưa thưa vài nan vạc trơ trọi, thiếu cả manh chiếu rách. Tôi ngồi ghé vào cạnh giường, ngửa mặt nhìn lên mái nhà dột nát. Một luồng ánh nắng rọi chiếu chính mặt. Quả đúng là “Chạy trời không khỏi nắng”! Lúc này tôi không giận ai, oán ai, biết phận mình nó thế, chỉ thấy buồn…
Cái bếp tôi ở “toạ lạc” trước ngõ nhà bác Tống-giờ là Trụ sở Đội Cải cách xã Thanh Long. Ngày đầu tôi phải nhịn suông. Ngày thứ hai vẫn chẳng có gì ăn, tôi không dám đi đâu ngoài cái bếp dột nát, vì Đội đã bảo “không được đi đâu”!
Đói quá, muốn kêu trời, nhưng ông bà nông dân thường nói “Nhất Đội nhì trời”! Mình có kêu cũng vô ích, không khéo lại nguy hơn.
Lúc này quê Thanh cũng đang tiến hành đợt cải cách ruộng đất cuối cùng giống như Hưng Yên. Nhà cũ do ông bà nội tôi để lại: nhà trên 3 gian một chái, cột kèo gỗ hàng tạp, lợp kè, vách sau dừng phên nứa, cửa trước bằng gỗ; nhà dưới (nhà ngang) 3 gian, 1 gian cổng trâu bò, 2 gian đàn bà con gái ở; thêm cái xối nối hai nhà làm buồng cất chứa đồ đạc thóc lúa. Cả hai nhà, Đội CCRĐ đều lấy chia cho 2 gia đình nông dân. Bố mẹ tôi xin ở nhờ cái đình Bắc, thấp nhỏ như cái điếm canh, được một tháng thì bị đuổi.
Thương ông bà sống vạ vật dưới gốc cây trôi đầu làng, anh Viên Hải con địa chủ rủ hai người cùng thành phần, tìm kiếm ít tre nứa cũ che tạm một túp lều vịt bên bờ ao đình làng, tạm có chỗ chui ra chui vào, che mưa, tránh nắng. Ông bà sắm mấy chục cái te làm nghề kéo tép. Gà gáy đầu ra đồng đặt te, mờ sáng thu dọn te, được dăm ba bát tép, đem đi chợ Nguyễn bán mua gạo, mắm muối. Hôm nào bán ế vì biển lặng nhiều cá, mang tép về phơi khô, chờ khi biển động. Tép đồng kéo te sạch hơn tép vê nhủi, trăm con óng ả cả trăm, còn sống nhảy lao xao trong giành (một loại đồ đựng đan bằng nứa) trông rất ngon, rất dễ bán. Gần đấy có ông từ Năm hiền lành phúc hậu. Những hôm trời mưa gió, bố mẹ tôi không thể đi kéo te, ông thường cho gạo và cà muối. Nhưng ông phải chờ đêm tối vắng người, vội ném đùm gạo hay gói cà muối qua cửa vì sợ làng xóm trông thấy, quy cho là liên quan địa chủ phản động, sẽ bị mất hết quyền lợi!
Trở lại chuyện tôi bị giam lỏng trong căn bếp ở Hưng Yên.
Sáng ngày thứ ba, tôi bò ra vườn khoai móc trộm củ, nhưng khoai mới có rễ. Tôi hái lá vào nấu canh. Nồi là cái niêu đất sứt miệng, nước múc ở góc đám vườn nhỏ trồng khoai lang, nước mưa từ rãnh luống chảy dồn lại một vũng. Tôi xếp lại mấy viên gạch vỡ, thế là thành bếp. May còn giữ được hộp diêm trong túi. Bụng tôi mỗi lúc một thêm nôn nao cồn cào. Nước mới réo, tôi đã bỏ rau vào. Tôi nghĩ vừa nấu vừa ăn, vào trong cái bụng đang sôi sùng sục, rau nào mà chả chín! Tôi liền múc canh vừa thổi phù phù vừa húp sùm sụp mấy miếng liền.
Hồi 1953, tôi đã ăn cám thô, cố nuốt rồi uống ngụm nước, dần dần miếng cám cũng trôi khỏi họng. Vậy mà đối với canh rau khoai sống dở không muối lại nôn oẹ, làm cho cái bụng đang đói càng thêm đau quặn lại!
Đêm nằm trên cái vạc giường rách, tôi mê mệt thiếp đi trong cơn đói lả. Sáng hôm sau, một bóng người vụt qua, gói gạo đùm trong khăn mặt ném qua lỗ thủng tường noi sau bếp, kèm mấy quả cà muối gói bằng tờ giấy xé từ vở đã viết. Tôi không kịp nấu cơm, bốc gạo ăn cùng với cà muối. Chao ôi! Cái của ngọc thực sao mà thần tiên kỳ diệu đến thế. Mát ruột, khoẻ người, tỉnh hẳn lại. Tôi không phải bò mà lê bước ra vườn khoai lang, nằm rạp xuống vũng nước trong ừng ực một hồi…
Lúc này tôi mới nhặt lại tờ giấy gói cà, nhận ra nét chữ một học sinh tôi dạy lớp Ba, người cùng xóm này, độ mười sáu mười bảy tuổi, còn họ tên gì, tôi quên mất. Đến bây giờ, đã bao lần lục tìm trong ký ức vời vợi vẫn không nhớ nổi. Đành chịu lỗi với anh bạn trẻ. Với gói gạo, mấy quả cà, anh đã cứu sống tôi…
Đã cơn đói khát, bụng tôi no căng, đập bàn tay vào bình bịch như trống thủng. Ngồi nghỉ một lúc bên vũng nước, tôi lê bước đi về bếp, cái bếp giờ trở thành người thân yêu của tôi, nằm vật xuống cái giường khấp khểnh, ngủ thiếp đi, không phải vì đói lả, mà bởi no quá. Gạo sống vào bụng nở ra, cứ trương dần lên, may sao nó cũng tiêu hoá được tất cả…
Sáng dậy, đó là ngày thứ tư đẹp trời. Tôi nghe được cả tiếng chim hót xa xa. Bỗng nhớ anh Tỡi con địa chủ họ Hà, cuối năm ngoái rủ tôi đi Nam. Anh bảo đi dễ lắm. Anh sẽ dẫn tôi qua đường tắt lên phố Nối, nhảy xe hoả ra Hải Phòng, xuống bến, có sẵn tàu thuỷ đón vào Nam, đất thiên đường của Chúa…Tôi không đi, vì còn cha mẹ ở quê Thanh. Hơn nữa, đời tôi, tôi tin còn dài. Tôi phải sống trên đất Bắc để minh oan, để chứng minh gia đình mình không phản dân hại nước như đã bị quy sai, hiểu lầm. Nhưng cảnh ngộ chưa chết đói hôm nay, để ngày mai có thể đói đến chết, tôi nhận ra con đường minh oan còn khó hơn đường lên trời…
Tôi ngồi bệt xuống đất, nhón tay nhặt từng hạt gạo vãi đưa lên miệng. Không thể ăn ngấu nghiến như hôm qua, vì của ngọc thực mà cậu học trò tốt bụng giấu đem cho sắp hết. Hẳn anh bạn trẻ thương người đã phải dũng cảm lắm mới vượt qua cái lưới tai mắt của Đội vây bọc.
Đang nghĩ vẩn vơ, bỗng một người đàn ông lạ mặt dong dỏng cao xuất hiện trước khung cửa hẹp, tay cầm tờ giấy. Tôi giật nẩy mình. Hạt gạo chưa kịp nhai nuốt mắc lại cổ họng. Ông đã nhìn thấy tôi đang nhặt từng hạt gạo ăn sống. Một giọng Hà Thành dễ nghe cất lên:
-Tôi là cán bộ, Đội phó Đội Cải cách Thanh Long, vì bận nhiều việc quên bẵng chuyện anh đang ở đây. Thôi, bây giờ anh sang ngay văn phòng, tôi có việc cần đến anh…
(Nguồn: Tuấn Công Thư Phòng)
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7179 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ Tue 15 Nov 2022, 08:36 | |
| CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Hồi ký viết lúc hoàng hôn)
Hoàng Tuấn PhổTriển lãm CCRĐ: "Hiện vật trong một không gian ngôi nhà của địa chủ Việt Nam". Ảnh và chú thích: Báo Dân Trí Ông cán bộ Đội phẩy bàn tay làm hiệu dẫn tôi vào nhà bác Tống, hiện đã bị tịch thu làm Văn phòng trụ sở Đội. Anh Đội phó lấy cơm nguội cho tôi ăn, xà phòng cho tôi tắm rửa, thay quần áo sạch sẽ, rồi bảo ngồi vào cái bàn nhỏ kê ở góc phòng. Trên bàn đặt sẵn tập giấy trắng, bút mực và hai mảnh giấy viết nguệch ngoạc.
Anh cán bộ tự giới thiệu:
-Tôi là Đoàn Hưng Nông, cán bộ Bộ Công an biệt phái làm Đội phó Đội cải cách phụ trách Toà án. Có mấy cái đơn tố cáo của khổ chủ, chữ viết như gà bới, lời văn lủng củng ngây ngô quá. Anh là giáo viên, nhờ anh sửa sang lại, không cần văn hay chữ tốt, chỉ cốt mạch lạc, rõ ràng. Nếu anh chép được bằng tay trái cho kiểu chữ đơn này khác đơn kia càng tốt, để đưa vào hồ sơ vụ án được hợp lệ.
Văn phòng rộng rãi. Bàn ghế trơ trọi không có người ngồi. Anh Đội trưởng lên Đoàn uỷ báo cáo công tác. Các đội viên xuống xóm “ba cùng”, tức cùng ăn, cùng ở cùng làm với nông dân để phát động đấu tranh căm thù giai cấp phú nông địa chủ, cường hào ác bá. Vì nhiều lý do, nhiều người khổ mà không dám tố khổ. Hoặc là còn sợ bóng sợ vía ông nọ bà kia, hay bởi vấn vương tình cảm anh em họ hàng. Có chuyện cũ lâu ngày, phải khơi gợi mãi mới nhớ ra. Nhân đó, đám chuỗi rễ không thiếu hạng ông bà cố bịa đặt chuyện bị tên nọ tên kia hãm hiếp, bóc lột, đánh đập, vân vân, để được thành tích, cấp trên khen ngợi, đưa ra làm ông cán bộ. Ví như ông chủ tịch Cự bị đưa ra đấu tố về tội tham gia Quốc dân đảng, một cố nông lên thay, phải học tập mãi mới viết nổi chữ “cờ y ky sắc ký” (ký) vào công văn giấy tờ.
Hàng tuần, ngày chủ nhật, cán bộ Đội đi “ba cùng” về tập trung tại Văn phòng Đội để báo cáo công tác. Anh Đội trưởng tôi không biết tên, còn rất trẻ, trắng trẻo, đẹp trai, phong độ con nhà trí thức, ngồi nghe anh Đội phó báo cáo, ghi chép và thu nhận các đơn tố khổ. Anh Đội trưởng nhận xét các cán bộ Đội, rút kinh nghiệm công tác, yêu cầu không được bỏ sót địa chủ, bỏ lọt phản động, luôn luôn nhớ lời cấp trên: “đánh đúng đầu rắn, bắn đúng đầu chim”. Đối với bọn tề nguỵ thà “bắt nhầm hơn bỏ sót”! Anh phê bình nghiêm khắc cán bộ đội viên đi suốt tuần không được kết quả gì.
Tuần sau, anh Đội trưởng tuyên dương thành tích đã phát hiện thêm được mấy tên địa chủ, mấy tên tề nguỵ và nhắc nhở thôn nào còn thiếu địa chủ theo tiêu chuẩn số hộ đã quy định. Những vụ việc đặc biệt xảy ra, cán bộ địa bàn phải về Văn phòng báo cáo ngay để Đội có biện pháp kịp thời….
Thời kháng chiến chống Pháp, ở vùng tự do Thanh Hoá mở nhiều trường tư thục cấp II, cấp III. Có một trường quốc lập Đào Duy Từ địa điểm Cốc Thuận, Thọ Xuân, bên cạnh là Thành Tín mới mở thêm trường Hoàng Văn Thụ. Tôi học trường này vài tháng thì bỏ vì phải học lại chương trình cấp II. Tuy thời gian học ngắn, tôi cũng không quên các thầy cô: Thầy Bửu Cân dạy môn Vạn vật học, cả giờ chỉ tán chuyện thịt chó. Cô Vũ Thị Liên dạy môn Vật lý-Hoá học, không bao giờ thấy cười. Cô Đặng Thị Hạnh (nghe nói là con Giáo sư Đặng Thai Mai) dạy Việt văn, rất cẩn thận, chăm chỉ,…Việc học nhàn, chúng tôi tha hồ chơi. Tính tôi ít đi đâu, thường chỉ ngồi nhà trọ đọc sách báo, tập viết các kiểu chữ, vẽ lại những hình minh hoạ trong báo mình thích. Rồi thì vẽ rồng vẽ phượng chơi, “ký hoạ” con chó đang ngồi ngoài sân, con mèo nằm dài ra ngủ trên bức tường hoa…Không ngờ cái trò nghịch chơi thời niên thiếu nhác học ấy đến giờ lại đắc dụng.
Tôi chép lại những đơn tố cáo, lời tố khổ của nông dân chẳng khó khăn gì. Anh Đội phó rất hài lòng. Hôm sau, anh Nông giao cho tôi chép lại “Biên bản hỏi cung” rồi sau đó là sửa chữa biên bản hỏi cung sao cho mạch lạc, rõ ràng, hợp lý.
Ban ngày tôi đến văn phòng Đội làm việc, cơm nước ở văn phòng Đội, tối về cái bếp ngủ. Nơi tôi bị giam lỏng bây giờ đã được quét dọn sạch sẽ, thay vạc giường lành, trải chiếu hẳn hoi. Đôi dép cao su cũ mòn của tôi hay tụt quai, cứ phải thủ sẵn cái que kẹp rút dây trong túi. Anh Nông bảo sẽ mua đôi dép mới, để rồi còn phải cùng anh đi công tác xa…
Công việc toà án Đội, anh Nông giao cho tôi làm ngày càng khó khăn. Ấy là phải tự viết lấy “Biên bản hỏi cung can phạm”, trên cơ sở những đơn tố cáo của quần chúng, đơn tố khổ của khổ chủ. Anh nói:
-Can phạm đã bị bắt giam rồi, chúng tôi cũng đã hỏi cung rồi, nhưng nội dung phức tạp. Can phạm khai nhận, rồi lại phản cung, không có thư ký ghi chép. Bây giờ anh làm công việc của thư ký viết thành “Biên bản hỏi cung”. Tôi sẽ hướng dẫn và anh sẽ quen việc thôi.
Biên bản hỏi cung nào cũng mở đầu:
Hôm nay ngày…tháng…năm, tại …chúng tôi gồm ông…Đội phó CCRĐ phụ trách toà án xã Thanh Long, ông Đội viên phụ trách địa bàn thôn…, ông Thư ký giúp việc ghi chép…hỏi cung một bị can căn cước lý lịch như sau:
Họ và tên: Nguyễn Văn X. Tuổi:
Quê quán: Thôn Nhân Lý, xã Thanh Long, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
Nghề nghiệp:
Thành phần:
Chức vụ trải qua:
Can tội:
Bị bắt ngày…tháng…năm…tại…
Dưới đây là thẩm vấn của Toà án và lời cung khai của bị can trong buổi hỏi cung lần thứ…(Phải ghi rõ biên bản hỏi cung lần thứ mấy).
Hỏi:
Trả lời:
…..
Biên bản hỏi cung lần thứ…này đã đọc lại cho bị can nghe, nhận là đúng và ký tên dưới đây cùng chúng tôi.
(Ba người: Phụ trách Toà án, Thư ký giúp việc Toà án và phạm nhân. Riêng phạm nhân, nhiều trường hợp phải điểm chỉ bên cạnh chữ ký).
Anh Đoàn Hưng Nông giao cho tôi thảo “Biên bản hỏi cung” bị can Nguyễn Văn Dương can tội bắn chết địa chủ trong khi đang bị giam giữ. Lý do để bắt anh Dương: Bắn giết phạm nhân địa chủ do chính anh canh giữ.
Bản thân anh Nguyễn Văn Dương là bộ đội phục viên, đã từng chiến đấu ở Mặt trận Điện Biên, đã được Đảng giáo dục, quân đội rèn luyện, mà cố ý vi phạm kỷ luật, tội càng nặng. Chứng cứ có ba đơn tố cáo:
Đơn thứ nhất nội dung viết: mỗi phiên hai du kích canh gác, đến phiên tên Dương, Dương đã cho bớt một người lên giường ngủ để còn mình Dương dễ bề hành động.
Đơn thứ hai, nội dung viết: Tên Dương đi bộ đội là tay bắn giỏi. Đội du kích Thượng Tài, ngoài tên Dương không ai sử dụng súng trường giỏi bằng. Tên Dương lại cho bạn đi ngủ để mình dễ thực hiện âm mưu giết địa chủ C. là cường hào, đối với gia đình Dương có nhiều thù oán.
Đơn thứ ba, nói rõ ông X. người hàng xóm thấy Dương quỳ gối ngoài sân bắn vào trong nhà chỗ cây cột hiên trói giam địa chủ C.
Anh Đoàn Hưng Nông bảo tôi:
-Không có bị can nào chỉ cần hỏi cung một lần là xong. Thường nó rất ngoan cố, mình phải dùng lý lẽ căn vặn, lấy chứng cớ thuyết phục, nó mới hết đường chối cãi, nhưng vẫn còn kêu oan…
Tôi hỏi anh Nông:
-Viết biên bản, anh duyệt xong, cuối cùng bị can không công nhận là “đúng” thì sao?
Anh cười:
-Không lo, tôi sẽ có cách!
Tôi không có nghiệp vụ toà án, cũng không được chứng kiến cuộc hỏi cung nào, nên phải viết đi viết lại mấy lần mới xong. Anh Nông khuyến khích:
-Anh làm được như thế là giỏi. Cán bộ chuyên nghiệp chưa chắc đã bằng!
Tôi phấn khởi nói:
-Phải nhờ anh giúp đỡ nhiều, ý tứ đều do anh chỉ đạo, tôi chỉ dùng lời văn diễn đạt lại thôi.
Anh Nông cười vẻ hài lòng.
Chuẩn bị hồ sơ các bị can trong xã xong, anh Nông bảo tôi đi cùng anh lên Đoàn uỷ để duyệt, nếu có gì cần bổ khuyết, sửa chữa, kịp thời làm ngay, khỏi mất công đi lại nhiều lần.
Nơi Đoàn uỷ CCRĐ cụm đóng đâu tận Kim Động, tôi không dám hỏi. Chừng 8 giờ sáng, đói bụng, chúng tôi vào nhà hàng ăn phở trừ cơm trưa. Đến 12 giờ nghỉ tạm trên những chiếc bàn học sinh bỏ không vì nghỉ hè.
Thanh Long bị bác hồ sơ Nguyễn Văn Dương, vì thiếu biên bản khám nghiệm tử thi, thiếu mô tả dấu vết hiện trường, rồi hành vi của phạm nhân, động cơ giết địa chủ, cách thực hiện tội ác… Có thể đằng sau tên Dương còn có thủ mưu là cá nhân hay tổ chức phản cách mạng muốn diệt trừ đầu mối v.v… Thanh Long còn bỏ sót tên ác ôn giết người là Trần Thiện Thính tức Cúng, quần chúng đã có đơn phản ánh về Đoàn uỷ…
Nghe anh Nông đọc lại những lời Đoàn uỷ nhận xét như vậy, tôi rợn tóc gáy, nổi da gà!
Mấy ông cán bộ Đội xã bạn cũng thở dài vì hồ sơ của họ cái nào cũng phải bổ sung sửa chữa. Nan giải nhất là một tên địa chủ cường hào gian ác đáng tử hình mà đơn tố cáo lại toàn những tội lơ mơ. Ví dụ: Cái ở đang đun bếp, thằng địa chủ giật lấy “que đời” đánh một cái, cái đĩ ấy vỡ sọ lăn quay ra chết!
Ông cán bộ Đội xã bạn rầu rĩ:
-Cả Đoàn uỷ cười bò lăn ra, còn mình thì xấu hổ đỏ cả mặt! Thằng thư ký của mình kém quá! Mà cũng tại mình sơ ý không xem xét kỹ.
Rồi ông ấy khen anh Nông:
-Ông tìm đâu ra thằng thư ký giỏi thế. Đoàn uỷ khen lời văn viết đâu ra đó, chứng tỏ người có học hành.
Anh Nông trỏ tay vào tôi….
Trưa hôm ấy, tôi phải chép hộ mấy cái đơn của Đội xã bạn cho khác kiểu chữ, vì Đoàn uỷ bảo: Hồ sơ chỉ một kiểu chữ viết đơn tố cáo là không hợp lệ. Luật không cho phép một người chuyên viết thuê đơn tố cáo như vậy!
(Nguồn: Tuấn Công Thư Phòng)
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7179 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ Wed 16 Nov 2022, 08:35 | |
| CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Hồi ký viết lúc hoàng hôn)
Hoàng Tuấn PhổTường của một căn nhà hoang ở thôn Nhân Lý. Ảnh: HTC Mãi chiều tà chúng tôi mới về đến trụ sở Đội. Tại văn phòng, anh Đội trưởng đang ngồi trước bàn giấy xét xử mấy vụ xin ly hôn.
Anh Đội trưởng tên gì, quê quán ở đâu, tôi không dám tò mò hỏi. Các đội viên cũng chỉ gọi là "đồng chí Đội trưởng". Anh tuổi chừng 30, người khôi ngô tuấn tú, nghe đâu là bộ đội, chức vụ đại đội trưởng, được điều động làm công tác CCRĐ. Anh có quyền cho mấy chị đã lấy chồng là con địa chủ được ly hôn, nhưng bản thân họ phải thuộc thành phần bần cố trung nông, do cán bộ địa bàn cấp giấy chứng thực.
Có đến 4 chị ngồi xổm dưới nền nhà, lưng dựa vào tường, chờ anh Đội trưởng…Sự lo lắng hiện rõ trên nét mặt họ. Anh nói:
-Trước đây ai cũng thích lấy chồng nhà giàu, bây giờ mới thấy khổ, liền rẫy ra. Tôi không muốn làm khó dễ cho mấy chị, nhưng địa chủ đã bị mất hết tất cả, giờ còn dâu con, lẽ nào cũng bị Đội làm mất nữa hay sao. Về quan điểm lập trường giai cấp, họ đáng tội mà các chị cũng đáng thương. Suy xét kỹ, vì tình thương giai cấp, Đội đồng ý cho các chị được theo ý muốn.
Mấy chị dâu địa chủ mừng rỡ cảm ơn Đội rối rít:
-Xin anh cho chúng em mấy chữ làm bằng!
Anh Đội trưởng nghiêm sắc mặt, giọng chỉ huy đanh thép:
-Lời tôi nói là khẩu lệnh, ai dám trái?
Các chị đứng dậy vái chào anh Đội trưởng, chân bước giật lùi khỏi cửa.
Trời đã nhá nhem tối. Tôi cũng được ăn cơm chung với Đội. Bữa ăn thường chỉ có rau muống luộc chấm tương. Ít khi được ăn đậu phụ rán chấm tương Bần. Món thịt lợn năm thì mười hoạ mới có. Cá thì cá sông, cá hồ vùng Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn Giang, Văn Lâm, Kim Động, Khoái Châu…Chúng tôi ăn cả châu chấu rang kho tương, thịt nhái, loại nhái sọc sau trận mưa rào, nhảy rào rào hai bên bờ đê…
Trong đội cải cách xã Thanh Long có anh Thắng quê huyện Tĩnh Gia giáp Quảng Xương quê tôi. Tôi chỉ lo Đội cử anh về Thanh Hoá điều tra tôi. Cái tội trốn Cải cách khó thoát tù “mọt gông”. Anh Thắng có chuyện trò với tôi một vài lần qua loa rồi thôi, vì anh thường bận quấn quýt với cô du kích X. có chồng đang ở quân ngũ. Cô X. làm cấp dưỡng cho Văn phòng Đội. Anh Thắng đi cơ sở, ít “ba cùng”, thường phải kiếm cớ về Văn phòng để đùa nghịch…Các anh Đội trưởng, Đội phó biết hay không biết chuyện, cũng không nói năng gì. Còn tôi, tôi không dám nhìn họ, luôn tìm cách lảng tránh…
Sau hôm lên Đoàn uỷ duyệt hồ sơ, anh Đoàn Hưng Nông bảo tôi cùng xuống cơ sở điều tra vụ án Nguyễn Văn Dương bắn chết địa chủ.
Chúng tôi nghiên cứu hiện trường xảy ra vụ án. Trên tường chỗ giam giữ tên địa chủ (bị trói ngồi ở cột hiên nhà) nham nhở nhiều vết đạn. Ông chủ nhà cho biết đấy là vết đạn trước đây lính nguỵ đi càn quét, nhưng theo đơn tố cáo là bằng chứng tên Dương từ ngoài sân bắn vào. Tên địa chủ bị trói ngồi trên hè gạch, hai tay quặt ra đàng sau, dây thừng buộc néo chặt vào gốc cột hiên nhà. Chắc bị can Dương phải quỳ gối ngoài sân bắn vào. Không còn nghi ngờ gì nữa! Hồ sơ bị can Dương, chúng tôi đã làm đúng, mặc dù Dương không khai nhận mình đã bắn tên địa chủ. Hôm du kích giải Dương lên Văn phòng Đội, anh Đội phó bảo Dương ký tên và điểm chỉ dưới “Biên bản hỏi cung” lần thứ ba. Dương ngạc nhiên hỏi:
-Giấy tờ gì đây?
Thực tế Dương chưa hề được biết, được nghe đọc “Biên bản hỏi cung” theo quy định pháp lý rằng: “Biên bản hỏi cung này đã được đọc lại cho bị can nghe và công nhận là đúng…”
Anh Nông xoè bàn tay trái che lấp nội dung trang giấy, ngón tay phải trỏ chỗ cho Dương ký tên, điểm chỉ.
Anh Dương cầm bút, ngón tay run run, hỏi:
-Có phải ký vào giấy đi tù không?
Anh Nông Đội phó đã trực tiếp hỏi cung can phạm, trả lời:
-Phải!
Thấy Dương còn chần chừ, anh Đội trưởng quát:
-Ký đi!
Dương sợ lại bị giam trói hành hạ vì ngoan cố, đành phải nguệch ngoạc một chữ rồi điểm chỉ. Mặt Dương đỏ tía, cổ vươn dài ra, gân nổi lên như cổ gà chọi.
Chúng tôi nghiên cứu lại hiện trường. Anh Nông xem xét mọi thứ, hỏi han ông chủ nhà rất kỹ. Tôi thì ngờ nghệch đâu biết gì, anh Nông bảo sao làm vậy. Anh Nông ngửa mặt lên mái hiên nhà, phát hiện ra mấy viên ngói vỡ phía trên đầu chỗ tên địa chủ bị trói, hỏi tôi:
-Cậu xem có phải ngói mới vỡ hay vỡ đã lâu?
Tôi bắc ghế, đứng lên quan sát, nói to:
-Đúng là ngói mới vỡ!
Anh Nông bảo:
-Vậy thì bị can ngồi trong hiên bắn ngược lên, nhưng có lẽ phải ở đàng sau?
Chúng tôi cùng đi đi lại lại cố tìm lời giải đáp. Tôi chợt nghĩ ra:
-Có thể bị can ôm súng ngồi gác nhưng ngủ quên, tên địa chủ đưa chân khều lấy khẩu súng kẹp giữa hai đầu gối rồi dùng ngón chân hay ngón tay bóp, ấn cò. Súng đã nạp đạn sẵn, miệng súng dí vào cổ, ấn cò một cái là đạn xuyên qua đầu, bay vọt lên mái hiên…
Anh Nông bật cười:
-Cậu nói cứ như là tiểu thuyết trinh thám!
Đúng. Hồi nhỏ tôi vớ được gì đọc nấy: Trinh thám tiểu thuyết của Thế Lữ (Gói thuốc lá, Lê Phong phóng viên), Phạm Cao Củng (Người nghìn mặt, Ba hồi kinh dị), cả truyện dịch của Tàu (Hoàng giang nữ hiệp, Tây Vực ngoại ký)…
Nghĩ ngợi một lát, anh Nông nói:
-Cậu lý giải thế nghe cũng có nhẽ, nhưng chúng ta thiếu biên bản khám nghiệm tử thi. Hôm tên địa chủ ấy chết, đồng chí phụ trách địa bàn hoảng hốt chạy về Văn phòng Đội báo cáo. Anh Đội trưởng đang bận nói: “Chết thì chôn! Tất cả các tên địa chủ đều đáng tội chết!” Đồng chí ấy lập tức chạy về truyền lệnh đem chôn! Cho nên không có khám nghiệm tử thi, bây giờ bắt đầu phân huỷ rồi, còn gio với trấu gì nữa!
Tối hôm ấy, Đội họp quần chúng thôn địa phương cho đấu tranh với Nguyễn Văn Dương, và vận động làm đơn tố cáo bị can. Anh Nguyễn Văn Dương lại bị giải ra trước quần chúng. Anh một mực chối tội giết địa chủ C., còn tại sao nó chết thì không biết. Dương chỉ nhận ngủ quên, khi nghe tiếng súng nổ mới giật mình tỉnh dậy… Bị can gan lỳ lắm, trước sau đều gân cổ gà chọi:
-Thà chịu chết, chẳng thể nào nhận tội mình không làm!
Cốt cán căn vặn Dương về tổ chức Quốc dân đảng và tổ chức sai giết địa chủ để bịt đầu mối, chống phá CCRĐ. Bị can trả lời bằng giọng tự hào, mình là bộ đội kháng chiến, từng chiến đấu ở Mặt trận Điện Biên, được tặng Huy chương, không biết đảng phái nào. Xoay đi xoay lại cũng chỉ có vậy.
Đêm đã khuya, anh Nông và tôi lần bước trên cầu ván bắc qua sông sang Nhân Lý. Anh về Văn phòng Đội, nhà địa chủ Tống, tôi vào cái bếp dột nát mà cố nông chẳng có ai thèm ở. Đàn muỗi đang giờ hoạt động u u ong ong. Tôi buông hai cánh màn cũ rích làm phép rồi ngủ quên lúc nào không biết.
Sáng sớm, tôi sang văn phòng. Hai anh Đội trưởng, Đội phó đang hội ý. Lúc sau, anh Nông bảo tôi chữa lại biên bản hỏi cung sao cho hợp tình hợp lý. Tôi phải làm cật lực cả buổi sáng để chiều du kích dẫn giải bị can lên văn phòng ký tên điểm chỉ lại.
Bị can tính ương bướng, lại gân cổ gà chọi lên:
-Đi tù chưa đủ, muốn tử hình mới thoả mãn sao?
Anh Nông vẫn dịu giọng:
-Chúng tôi chỉ muốn cấp trên giảm nhẹ cho anh thôi!
Anh Nông lại xoè bàn tay phải che tờ biên bản, tay trái chỉ chỗ ký cho bị can. Rồi anh nắm tay bị can, dí ngón tay cái vào hộp dấu…Anh Đội trưởng đứng ngay trước mặt bị can để gây áp lực…
Ngày thứ tư, tôi cắp cặp theo anh Nông lên vùng Đông Cảo-Từ Hồ, nơi Trần Thiện Thính tức Cúng đóng đồn trước đây.
Tôi biết Thính qua một đêm thôn Nhân Lý tổ chức biểu diễn văn nghệ tại đình làng. Thính người thôn Long Vỹ, cùng xã Thanh Long. Thính ôm đàn guitare tươi cười bước lên sân khấu, vừa hát vừa đệm đàn hát ca khúc Quê hương ta (không rõ tác giả) tuyên truyền vận động đồng bào không nên rời bỏ quê hương vào Nam theo địch. Tiếng đàn Thính rất điêu luyện, giọng ca Thính rất ngọt ngào truyền cảm, những cung bậc luyến láy thật tài tình. Tôi sinh trưởng ở Thanh Hoá, Khu 4 hậu phương, đất văn nghệ kháng chiến, mà quần chúng ít khi được nghe cung đàn giọng hát như thế bao giờ.
Trần Thiện Thính tức Cúng độ ngoài 30 tuổi, dáng người nho nhã, phong độ nghệ sĩ tài hoa, không ngờ lại là ác ôn!
(Nguồn: Tuấn Công Thư Phòng)
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7179 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ Fri 18 Nov 2022, 07:56 | |
| CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Hồi ký viết lúc hoàng hôn)
Hoàng Tuấn PhổCây nhãn Tổ ở nhà bác Tuý Trưởng họ Hoàng thôn Nhân Lý là chứng nhân của CCRĐ 1956. Ảnh: HTC Trần Thiện Thính tức Cúng độ ngoài 30 tuổi, dáng người nho nhã, phong độ nghệ sĩ tài hoa, không ngờ lại là ác ôn!
Thính Đồn trưởng lính nguỵ, đeo lon quan Một, cai quản vùng Đông Cảo-Từ Hồ. Nhưng qua hai đêm phát động quần chúng tố cáo Đồn trưởng quan Một Trần Thiện Thính, chúng tôi không thu lượm được kết quả như mong muốn. Chỉ nghe quần chúng nói: Cứ sáng sớm, Thính quân phục chỉnh tề, đầu tóc chải suôn mượt, tay lăm lăm khẩu súng lục dẫn đầu đội lính nguỵ đi càn quét du kích, lùng sục cộng sản. Thính nổ ba phát súng lục, bọn lính nguỵ cũng bắn chỉ thiên đì đùng, không chết ai.
Đông Cảo nổi tiếng giống gà thịt ngon, thỉnh thoảng bị chúng bắn chết một vài con, dường như bắn chơi, không lấy con nào. Đất Từ Hồ nhiều chuối, cứ đến phiên chợ Yên Mỹ, dân gánh gồng đi bán kìn kìn. Những thức ngon trứng gà, chuối chín, dân sợ Đồn, biếu thì Đồn nhận, họ không ăn cướp như nhiều đồn bốt khác. Các tội ác giết người, đốt nhà, hãm hiếp đàn bà con gái, quần chúng trong vùng nói không hề xảy ra. Chúng tôi đều ngạc nhiên. Anh Nông dẫn ra nhiều nơi tội ác nguỵ quân nguỵ quyền kinh khủng lắm. Ví dụ bên tỉnh Thái Bình nổi tiếng bốt Quỳnh Lang, đến nỗi nhân dân phải đặt ca vè:
Thái Bình có bốt Quỳnh Lang Có lò cắt tiết, có hang chôn người
Xác người bị giết nhiều quá, chôn không kịp, địch ném xuống hang hố sâu đào sẵn ngoài bãi.
Anh Nông dẫn chứng xa lại dẫn chứng gần. Xã Trai Trang bên cạnh xã Thanh Long có tên đội Hảo chuyên chặt đầu dân quân du kích, cán bộ. Hễ bắt được người nào, nó đem ra bờ đê chặt đầu, ném xác xuống sông, cấm người nhà thu nhặt. Tội ác quá rõ ràng, Đội về xã cho bắt đội Hảo, nó bị xử bắn ngay, không cần mở phiên toà đặc biệt…
Ai nấy nghe đều lắc đầu lè lưỡi. Nhưng tội ác “Một Thính” không ai tố cáo. Không thể tin được! Tây đã phong làm Đồn trưởng, đeo lon quan Một, phải gây nhiều tội ác, đó là thành tích ác ôn của nó!
Chừng nửa đêm, anh Nông và tôi ra về. Anh Nông thở dài:
-Thứ hai tuần sau lên Đoàn uỷ biết lấy gì báo cáo? Cứ lý mà suy, nó không thể không gây tội ác. Hay là nơi đó có kẻ nào khống chế, quần chúng sợ không dám tố cáo…?
Tôi im lặng không dám nói gì.
Sáng hôm sau, anh Đội phó báo cáo với Đội trưởng về tên Trần Thiện Thính tức Cúng. Anh Đội trưởng quyết định bắt giam tên Thính ngay:
-Bắt ngay kẻo nó trốn chạy, Đoàn uỷ không tha cho chúng mình đâu!
Anh Nông nói:
-Vâng, bắt nhầm còn hơn bỏ sót!
Trong khi tôi củng cố lại hồ sơ Nguyễn Văn Dương, các anh Đội trưởng, Đội phó bàn về vấn đề thôn Nhân Lý hãy còn thiếu một địa chủ, theo chỉ tiêu cấp trên quy định, 50 hộ phải có một địa chủ. Anh Nông nói:
-Có phần vô lý. Như thôn Thượng Tài ruộng ít, dân nghèo, lấy đâu cho đủ 3 địa chủ?
Anh Đội trưởng cười:
-Đồng chí lên mà hỏi Đoàn uỷ, còn hỏi tôi, tôi cũng là kẻ thừa hành thôi.
Anh Đội phó nói thêm:
-Các xã đều phải đôn lên cho đủ số, chúng mình chỉ là kẻ vâng lệnh, biết làm sao khác được!
Anh Đội trưởng gật đầu:
-Thì đôn lên cho đủ số vậy!
Tối hôm ấy, anh Nông bảo tôi theo anh về Nhân Lý nghe quần chúng phát hiện thêm địa chủ cho đủ số quy định 5 tên.
Cuộc họp tại đình thôn Nhân Lý trên sàn ván gian thứ năm (gian cuối) nơi thường hội nghị và biểu diễn văn nghệ (trước kia là nơi họp làng).
Anh cán bộ Đội phụ trách địa bàn Nhân Lý tuyên bố lý do hội nghị, giới thiệu đại diện Ban chỉ huy Đội về dự. Còn tôi, ai cũng biết chỉ là gã thư ký quèn chuyên cắp cặp theo hầu Đội, đi các nơi để ghi chép. Có thể chính nó cũng là con địa chủ, nhưng “ý Đội là ý trời”, bảo sao được vậy, ai dám cãi?
Anh Đội phó Nông mở đầu phát biểu thông báo tên ác ôn Trần Thiện Thính tức Cúng đã bị bắt… Cúng nào? Có người nói hơi to: Ấy cái anh Thính tức Cúng người Long Vỹ “nhạc sĩ” tay đàn miệng hát bài “Quê ta” hay “không chê” được, tại đây, đình làng Nhân Lý ta. Bà con xì xào nhắc cả anh Quyện người làng ta không biết chữ, đi bộ đội phục viên, hôm diễn văn nghệ ấy ngâm bài thơ “Bên kia sông Đuống” mới hay tuyệt trần…
Anh cán bộ Đội vỗ tay mấy cái “đôm đốp”:
-Im lặng! Hôm nay chúng ta họp hội nghị để phát hiện, tố cáo, tìm ra ác ôn, tìm ra địa chủ. Nhân Lý cũng còn bỏ sót một hai tên là ít, phát hiện được càng nhiều tên càng tốt. Nhiều ruộng là một, bóc lột là hai, cường hào là ba, ác ôn là bốn, nguỵ tề là năm!
Quần chúng và cốt cán xì xầm bàn tán. Cán bộ Đội khẳng định:
-Có đấy, thế nào Nhân Lý cũng phải có thêm địa chủ, không lớn thì nhỏ, không nhiều ruộng thì bóc lột, không cường hào thì ác ôn hoặc tề nguỵ!
Một cốt cán phát biểu:
-Làng ta, tôi thấy còn tên Chu Văn Nhu!
Anh Đội hỏi:
-Tên Nhu có phải địa chủ không? Nghe nói Nhu còn là tay sai đắc lực của giặc Pháp, từng làm công an Bắc Việt.
Quần chúng nhao nhao:
-Công an Bắc Việt có lẽ chức to lắm?
-To có bằng Tỉnh trưởng, Quận trưởng không?
-Bắc Việt với Việt Bắc khác nhau chỗ nào, tớ chẳng hiểu gì sất!...
Anh Đội phụ trách Nhân Lý đập tay ra hiệu trật tự:
-Phải tập trung vấn đề, nếu đi lan man thì sáng đêm không xong. Bây giờ tôi hỏi một câu: Chu Văn Nhu có phải địa chủ không? Phải trả lời phải, không trả lời không, chỉ cần nói dứt khoát một tiếng!
Hội nghị im lặng, không khí căng thẳng. Anh Đội phó bảo nhỏ anh Đội viên:
-Cậu phải bồi dưỡng trước chứ!
Anh Đội viên trả lời:
-Vâng, thì đã bồi dưỡng cả rồi, thế mà bây giờ…
Anh Đội phó sốt ruột chỉ định một phụ nữ cốt cán bốn, năm mươi tuổi:
-Đồng chí là cố nông mới kết nạp phải gương mẫu phát biểu để quần chúng noi theo!
Người phụ nữ không quen “ý kiến” ấp úng nói:
-Nhà ông Nhu ít ruộng. Nhưng ông Nhu lấy những ba, bốn vợ, không phải thuê mướn… Nhưng ông Nhu không có con cái, các vợ ông đều là nhân công làm thuê, vậy là bóc lột…tinh…tinh…(có người nhắc: “tinh vi”) à vâng…là…là tinh vi đấy ạ!
Anh Đội mừng rỡ:
-Bóc lột là địa chủ!
Và anh hỏi thật to:
-Tên Chu Văn Nhu bóc lột thường xuyên như vậy có phải là địa chủ không bà con?
Những tiếng đáp “phải” rời rạc. Anh Đội vung cao cánh tay, các cốt cán hiểu ý đồng thanh hô to: “Đả đảo địa chủ Chu Văn Nhu!”
Anh Đội hài lòng bảo thư ký hội nghị ghi biên bản quần chúng nhất trí trăm phần trăm tên Chu Văn Nhu đủ tiêu chuẩn địa chủ bóc lột.
Thế là thôn Nhân Lý đủ chỉ tiêu địa chủ. Còn tội Công an Bắc Việt phải thỉnh thị ý kiến Đoàn uỷ.
Trong lúc cuộc họp chưa giải tán, đội du kích đã tập hợp dưới sự chỉ huy của cán bộ Đội, bao vây nhà Chu Văn Nhu. Tên địa chủ bị trói nghiến đưa ra đình làng giam, cùm thật chặt, chờ sáng mai giải lên Đoàn uỷ. Đội sợ giam giữ ở thôn không an toàn, địa chủ Nhu sẽ trốn thoát như địa chủ Tống.
(Nguồn: Tuấn Công Thư Phòng)
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7179 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ Wed 23 Nov 2022, 10:13 | |
| CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Hồi ký viết lúc hoàng hôn)
Hoàng Tuấn PhổCảnh đấu tố tại một phiên toà của Toà án đặc biệt trong CCRĐ. Ảnh: ST Tôi ở Nhân Lý, ngày một buổi lên xã đi dạy lớp 3 trường dân lập, tối dạy bình dân, rồi quanh quẩn ở Nhà thờ họ. Từ khi Đội cải cách về xã, việc học hành đình hoãn. Họ Hoàng bị quy 3 địa chủ, trong đó đại địa chủ Tống chưa kịp xử tử hình đã trốn thoát, tôi bị giam lỏng trong cái bếp cũ nát. Từ khi được Đội sử dụng làm thư ký giúp việc, nhân dân bớt điều dị nghị nọ kia về tôi.
Tôi không được xem các biên bản hỏi cung can phạm Chu Văn Nhu, chỉ thấy Đội, cụ thể là anh Đội phó Đoàn Hưng Nông giao cho chép lại Án văn Chu Văn Nhu, với lời dặn sửa chữa lại câu chữ rõ ràng, chính xác, đúng văn phạm. Nội dung Án văn luận tội và kết tội Nhu địa chủ cường hào gian ác phản quốc hại dân, Toà án đặc biệt xét xử mức án Tử hình!
Tôi hơi giật mình. Ông Nhu mà tôi biết, như tên gọi, là người tính tình nhu mì, hình dáng cao lớn, không nghe ai chê bai điều gì. Cái tội của ông lấy nhiều vợ, do vợ nào cũng chẳng chửa đẻ gì. Cảnh nhà ông buồn vì thiếu tiếng trẻ con. Chu Văn Nhu cũng giống bác Biển họ Hoàng tôi, phải lấy tới ba, bốn vợ…ai ngờ mắc tội bóc lột! Nhưng bác Biển nhờ thành tích thôn đội trưởng du kích, được miễn truy tố, còn Chu Văn Nhu theo địch làm công an Bắc Việt là tội lớn.
Dân Nhân Lý không ai rõ công an Bắc Việt là một cơ quan tổ chức thế nào, bản thân Nhu đã hoạt động gây tội lỗi phản quốc cụ thể ra sao. Theo lời anh Đội phó báo cáo với anh Đội trưởng, Chính Nhu cũng không khai nhận tội trạng gì trên giấy trắng mực đen làm căn cứ pháp lý. Vậy tại sao Nhu bị kết án tới mức “Tử Hình”? Chép lại Án văn đến chữ “Tử Hình” tay tôi cầm bút run quá! Tôi nghĩ đến bố tôi và bao người khác đã hoặc sẽ phải như Chu Văn Nhu!
Đã được chứng kiến cảnh thi hành án Cai tổng Quýnh, đội Hảo, Quận trưởng Yên Mỹ…bây giờ tôi, một kẻ vốn nhát gan từ nhỏ, lại trải qua những cuộc đấu tranh giảm tô, giảm tức, đấu tranh chính trị, đấu tranh cải cách, có thể nói không còn chút dũng khí, đến nỗi tay cầm bút run run, không viết nổi hai chữ “Tử Hình”!
Tôi rút tờ giấy nháp và như người tập viết, viết đi viết lại hai chữ “tử hình”…Viết đi viết lại mãi cho quen tay, và rồi cuối cùng cũng xong việc cầm bút giống cầm súng chĩa thẳng vào ngực mình!
Tôi thở dài hạ bút…
Ngoài sân nhà bác Tống - đối tượng án tử hình đã trốn biệt tích - du kích thôn Nhân Lý khiêng về cỗ quan tài mới đóng, nhưng gỗ rất xấu, bào đẽo qua loa, ngoài vỏ xù xì. Chắc hẳn nó dành cho Chu Văn Nhu. Thế là toà án đặc biệt đã tử tế lắm, nhân đạo lắm!
Chỉ nội ngày mai, kẻ địa chủ bóc lột phản cách mạng sẽ được, phải được người ta “đào thật sâu, chôn thật chặt” để tiệt nòi hết giống. Từ nay các đời con, đời cháu, đời chắt, đời chít, đời gì gì…nhà chúng nó…không bao giờ ngóc đầu dậy được nữa. Nhưng không may mà lại may, Nhu lấy tới bốn vợ mà chẳng sinh con đẻ cái được mống nào! Theo triết lý nhà Phật, chết là thoát kiếp, thoát khổ. Nhưng người ta ai chẳng tham sinh uý tử? Mâu thuẫn này đâu dễ giải quyết. Hơn nữa, chết chắc đâu được giải thoát, nếu theo lý luân hồi, luật nhân quả của nhà Phật, người ta cứ luẩn quẩn sống-chết-chết-sống…trong vòng lục đạo, không bao giờ dứt như bánh xe quay, để gánh lấy quả báo do nghiệp chướng mình gây nên khi sống!
Sáng sớm hôm sau, nông dân trong vùng cơm đùm cơm nắm nô nức kéo nhau đi xem xử án Chu Văn Nhu như một ngày hội. Tôi dẫu không muốn đi cũng phải đi. Đó là vinh dự cho một kẻ như tôi được tham gia vào hàng ngũ bần cố trung nông vùng lên đánh đổ giai cấp địa chủ phản động đầu sỏ trong vùng.
Đấu trường là một bái cỏ rộng dùng chăn thả trâu bò, bây giờ chật ních người dưới trời mới sáng sớm đầu hè đã nắng gay gắt. Tiếng cười nói ồn ào càng làm cho bầu không khí thêm oi ả, mùi mồ hôi nồng nặc. Toà án đặc biệt thiết lập cạnh bái cỏ phía xa xa, có cán bộ Đoàn uỷ, cán bộ Đội, Thẩm phán Toà án…
Du kích giải phạm nhân ra.
Chu Văn Nhu bị trói cánh khỉ vào một cái cọc chôn trước Toà án đặc biệt. Vây quanh Nhu là mười tay du kích đeo súng trường, những khẩu súng trường trước đây nhằm vào giặc Tây, bây giờ chờ chực chĩa vào dân ta - kẻ thù giai cấp - mà Nhu là đại diện. Không rõ Nhu có biết, có nghĩ gì không?
Các cốt cán, chuỗi rễ lần lượt nhảy lên, chỉ vào mặt Nhu tố cáo, đại khái toàn những tội bóc lột, ức hiếp, cường hào… Khí thế căm thù giai cấp được phát động mỗi lúc một bốc lên ngùn ngụt hoà lẫn hơi nóng mặt trời càng thêm hầm hập như muốn thiêu cháy Nhu thành tro than!
Nhưng Nhu một mực chối phăng tất cả tội ác. Riêng tội lấy tới bốn vợ để bóc lột nhân công, Nhu trình bày lý do hiếm muộn con cái và hai vợ đã bỏ đi lấy chồng khác từ lâu. Chỉ còn hai vợ chung thuỷ với chồng, gia đình có ba người tự chung tay gánh vác mọi việc. Chính Nhu ngày ngày vác cày ra đồng…
Đã gần 12 giờ trưa, cái nắng như đổ lửa. Không ít người bị say nắng ngã lăn quay. Các quan toà đội nón mang ô cũng thấy lao đao. Chánh án phiên toà là một cán bộ cấp trên do Đoàn uỷ Cải cách phái về đành phải lệnh cho phiên toà tạm dừng đến 1 giờ 30 xử tiếp.
Tạng người tôi vốn yếu từ nhỏ, may ngồi nấp sau hàng ghế quan Toà, đầu lại đội nên cũng chịu được nắng, chờ anh Đoàn Hưng Nông cùng vào nhà dân ăn cơm trưa.
Đội du kích chia phiên, cắt lượt giở cơm nắm ra ăn, tay không rời khẩu súng trường. Họ ngồi chui dưới gầm ghế bắc bậc rất cao của các quan Toà để tránh nắng.
Trước hàng ghế quan Toà chơ vơ và trên bãi cỏ bị xéo nát chỉ còn can phạm tử hình Chu Văn Nhu. Tay Nhu bị trói gắn chặt vào cái cọc chôn sâu, đầu trần chân đất, áo nâu cũ…Toàn thân Nhu một màu với cái cọc đen thui như cột nhà cháy. Tôi cảm thấy người Nhu đang bốc khói, những tia khói thi nhau nhảy múa…Sợ quá, tôi vội bước theo anh Nông, đầu không dám ngoảnh lại!
Trong khi các anh Đội trưởng, Đội phó đi hội ý, tôi nằm ghé lưng xuống giường nghỉ trưa, suy nghĩ miên man về kiếp người… rồi ngủ thiếp đi.
Lúc tôi giật mình tỉnh dậy, đầu nhức như búa bổ!
Đã đến giờ xử án buổi chiều.
(Nguồn: Tuấn Công Thư Phòng)
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7179 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ Fri 25 Nov 2022, 08:47 | |
| CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Hồi ký viết lúc hoàng hôn)
Hoàng Tuấn PhổĐấu tố trong CCRĐ. Ảnh: ST Buổi chiều, trên bãi cỏ người thưa hẳn. Tội phạm Chu Văn Nhu vẫn đứng đó. Hai cánh tay Nhu gắn chặt vào cái cọc sau lưng, đầu gục xuống, nghẹo về một bên như người đã chết, chỉ đôi chân không chịu ngã khuỵu. Nhu đã chết chăng? Án chưa xử xong, chẳng lẽ lại tuyên án một cái xác chết? Ông Chánh án bảo du kích sờ mũi xem Nhu còn thở không. May quá Nhu chưa chết! Ông nói:
-Thằng này ngoan cố quá! Hắn dám thi gan với Toà án đặc biệt, với cả trời, với cả trời cao đất dày!
Ông sai du kích đem nước cho tội phạm uống. Chung quanh bãi cỏ, ruộng đã bị khô cạn, họ vục nón xuống vũng trâu đầm đục ngầu đem lên đổ vào miệng Nhu. Nước đổ tràn trề tung toé khắp mặt mũi, ướt đẫm cả cổ chảy ròng ròng xuống thân mình kẻ tội đồ. Một con đỉa đói khát máu bò trườn dài trên ngực Nhu, loi ngoi cái vòi lên cổ Nhu…
Họ phải đổ tới ba nón nước lộn bùn, Nhu mới hồi tỉnh. Ông Chánh ánh dỗ:
-Can phạm Chu Văn Nhu kia! Nghe cho rõ đây! Chỉ cần thành khẩn gật đầu nhận tội, Toà khoan hồng tha ngay cho về gia đình để người thân chăm sóc. Nghe rõ không?
Bây giờ Nhu đã tỉnh, cố gượng ngóc lên cái đầu bùn đất nặng trĩu lắc lia lịa. Cổ họng ông đã bị tắc lại.
Toà nổi giận hô lên “Đả đảo địa chủ phản quốc Chu Văn Nhu!”. Đấu trường lập tức hô theo. Tiếng hô không được vang dội như buổi sáng vì số người đã giảm bớt, và giọng cũng khàn khàn, bởi ai nấy hô to mãi tất bị khản cổ.
Các thẩm phán đều có ý kiến, chiều nay dù tên Nhu chịu nhận tội hay không cũng cứ “đùng đoàng” càng sớm càng nhẹ nợ! Chánh toà nhìn cán bộ Đoàn uỷ giám sát rồi xua tay:
-Kiên trì chờ đến 5 giờ chiều! Rút kinh nghiệm những lần trước, chúng ta bắn nhanh quá, cấp trên cho là dư luận quần chúng không phục, bàn tán tên này oan, kẻ kia đáng lẽ phải thế này thế khác…
Nhưng khốn nỗi chờ lâu mệt nhọc lắm! Xem chừng Toà không chịu nổi, mà nông dân cũng cứ nhấp nhổm muốn đứng dậy để được chứng kiến tên Nhu… Mười tay du kích súng đã nạp đạn từ sáng sớm cũng nóng ran cả lên! Ông Chánh toà mấy lần giơ đồng hồ tay lên.
Giờ phút chờ đợi dài dằng dặc cuối cùng rồi cũng đến. Ông Chánh toà đứng lên, tay giơ cao bản án dõng dạc đọc to. Trống ngực tôi đập liên hồi. Đội du kích cởi tay Nhu, nhưng cùng với dây trói, cánh tay Nhu như đã dính chặt vào cây cọc…
Bỗng một người vượt qua đám đông chạy thẳng tới chỗ Toà xử án đưa một công văn hoả tốc. Ông Chánh toà mở công văn ra xem. Nội dung chỉ vỏn vẹn dòng chữ: “ĐÌNH HOÃN CÁC VỤ ÁN, THẢ NGAY CÁC CAN PHẠM”. Ông Chánh án sững sờ, đầy vẻ thất vọng. Mọi người đều ngạc nhiên. Không thể hiểu nổi!
Anh Nông bảo tôi:
-Chúng ta như thiên lôi theo lệnh trời. Tôi thấy rất rõ cái dấu son đỏ chót và chữ ký Bí thư Đoàn uỷ Cải cách ruộng đất. Không còn nghi ngờ gì nữa!
Tôi thấy người mình nhẹ nhõm, ngửa mặt lên trời thầm hỏi: Liệu mai trời còn nắng nữa không? Anh Nông bảo tôi:
-Chúng ta cũng về thôi!
Trên bãi hoang cỏ bị xéo nát, hai người vợ chung thuỷ của Nhu ôm lấy chồng, dùng răng mình cắt đứt dây thừng rời khỏi cái cọc xử án rồi thay nhau cõng chồng chạy tắt đồng về nhà…
Đấu trường xử án vắng lặng hơn bao giờ hết. Ở góc bãi cỏ hoang chỉ còn đứng trơ lại hai cây cột dùng để trói tội nhân, bắt giăng tay giăng chân rồi “đùng đoàng” như Cai tổng Quýnh mà tôi đã chứng kiến. Phía sau “Thần Chết” là cỗ hòm gỗ xấu phơi nắng bị nứt toác, há hốc cái mồm khổng lồ của con quái vật!
Tôi bỗng giật nẩy mình nghe tiếng anh Nông gọi:
-Sao cậu đi chậm thế?!
Tôi cúi đầu cố rảo bước cho nhanh…
Ngày hôm sau, Đội CCRĐ họp chuẩn bị tổng kết công tác. Tôi tiếp tục nằm dài trong xó bếp bỏ hoang nhà địa chủ, ngày hai bữa sang văn phòng Đội ăn cơm. Đến hôm Đội lên đường, hai anh Đội trưởng và Đội phó hỏi tôi: “Bây giờ anh muốn đi đâu, chúng tôi sẽ cấp giấy giới thiệu?”
Tôi nghĩ cứ ở lại mãi nhà thờ Nhân Lý không tiện, muốn chuyển đi đến nơi khác thay đổi không khí, nhưng không xa lắm. Ví dụ ở phố Huyện Yên Mỹ kề bên. Hai anh Đội trưởng, Đội phó cười gật đầu.
Phố Huyện và làng quê xưa Nhân Lý của tôi chỉ cách nhau một cánh đồng rộng. Thời Tây cai trị, phố Huyện là quận lỵ, đường phố dài khoảng 500m, “Thượng chí Trai Trang, hạ chí Đỗ Xá”. Sát kề phố Huyện là chợ Huyện, lều quán đông đúc, buôn bán tấp nập, nơi trung tâm kinh tế của cả Yên Mỹ. Bên này chắn chắn không khí dễ thở, vui hơn làng quê Nhân Lý vửa trải qua “một cuộc bể dâu”…
Lúc chia tay, anh Đội trưởng CCRĐ tặng tôi một cái mũ cối cũ nhưng còn khá tốt. Tôi cảm ơn anh và nói: “Vâng, xin anh, để đội đầu cho khỏi nắng!” Không ngờ tôi đã nói một câu, các cụ xưa thường bảo là “Xuất khẩu thành trái!”.
Anh Nông, người gắn bó với tôi nhiều nhất, kỷ niệm tôi một đôi dép lốp xâu quai mới mua ở phố chợ Yên Mỹ. Tôi nói: “Các anh cho tôi toàn những vật quý, hẳn là biết trước cuộc đời tôi, đường đời tôi còn phải trải nhiều chông gai, mưa nắng, nắng mưa gian nan. Tôi xin cảm ơn…”
Cả ba người đều cười vui.
Đúng là “vui gượng”. Tôi chưa biết đời mình ngày mai mưa nắng ra sao, bàn chân vô định đi đến đâu. Còn hai anh do thành tích công tác CCRĐ chắc sẽ được thăng tiến. Các anh có đoán biết tôi thuộc thành phần con cái “địa chủ phản động” bỏ trốn cái CCRĐ không? Hẳn là biết! Nhưng lờ đi để sử dụng tôi, vì dùng tôi chỉ có lợi, cần thiết cho công việc các anh đang cần! Còn tương lai tôi, tôi phải tự đi tìm.
(Nguồn: Tuấn Công Thư Phòng)
|
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10598 Registration date : 23/11/2007
| | | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ | |
| |
| | | |
Trang 5 trong tổng số 6 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |