Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Yesterday at 20:28

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 10:41

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Yesterday at 10:27

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Yesterday at 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Sat 16 Mar 2024, 10:05

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:09

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:07

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Thu 14 Mar 2024, 09:55

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

LỀU THƠ NHẠC by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:39

MỪNG NGÀY 08.03 by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:21

Chỉn by Trà Mi Sat 09 Mar 2024, 12:30

Lỗi 404 by mytutru Fri 08 Mar 2024, 11:09

Thể Tánh Muôn Loài by mytutru Tue 05 Mar 2024, 23:44

5-8-8-8 by Tinh Hoa Tue 05 Mar 2024, 03:32

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 04 Mar 2024, 13:37

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sat 02 Mar 2024, 12:09

Hoa Sen Ao Sen by mytutru Sat 02 Mar 2024, 08:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6  Next
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ   CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 4 I_icon13Wed 21 Sep 2022, 13:03

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Hồi ký viết lúc hoàng hôn)

Hoàng Tuấn Phổ



CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 4 Img_2514

Phong cảnh làng quê xã Quảng Hoà. Ảnh: HTC


                      Mẹ tôi gánh cói xuống chợ Nguyễn bán được lời gấp rưỡi tiền vốn, nhưng của một đồng công một nén. Vất vả quá! Các chuyến cói sau tôi cố gắng gánh 5 gù. Về đến Cung Bịch, bố tôi đi rước, kêu nặng, vai đau gối mỏi, ì ạch mãi từ nửa chiều đến chập tối mới về đến nhà. Ông đặt gánh cói xuống giữa sân, hai tay nắm lại đấm vai, đấm lưng, bảo hơi thở ra đằng tai phào phào! Mẹ tôi biết sức tôi yếu, vóc tôi gầy nhỏ, khó kham nổi cái nghề ăn no vác nặng, nhưng chưa biết tính toán đường làm ăn thế nào.

         Chú tôi vừa mới được tha tù, án 8 năm. Hiệp định đình chiến Giơ-ne -vơ đã lâu, đến nay mới thực hiện là quá muộn. Sống ở nơi rừng thiêng nước độc, chú tôi bị mắc bệnh sốt rét khá nặng, ốm yếu, nhiều lúc hai mắt trợn ngược, xều bọt mép, tưởng chừng đến phút về với ông bà, nhưng rồi lại hồi tỉnh.

         Đã xong mùa cày, thím tôi bán con bò mệ, tính hoạn lại con me để lấy tiền mua thuốc cho chồng. Tôi bàn với mẹ tôi:

         -Con đi Nga Sơn đã 5 chuyến, người ta gánh khoẻ gấp đôi mình, mỗi chuyến đủ nuôi cả vợ chồng con cái. Còn nhà ta chỉ đủ rau cháo qua bữa. Giá con có một cái xe đạp để thồ cói, vừa khoẻ người, vừa kiếm thêm được đồng dư dật. Thím Ất mới bán con bò, hay là mẹ thử vay mượn xem…

         Nghĩ ngợi một lát, mẹ tôi nói:

         -Con tính toán phải, nhưng cái khó bó cái khôn, để mẹ thử hỏi thím thử coi…

         Thím Ất tên chính là Át, con nhà ông cố Giúc xóm Bắc, người cùng làng, hơn chú Thuyết tôi hai tuổi. Năm 18 tuổi,  thím đã tỏ ra một gái quê thực thụ, to cao, khoẻ mạnh, siêng làm, tham việc, không xấu, không đẹp. Thím hơn chú tôi hai tuổi, ông bà tôi cưới về cốt lấy người gánh vác công việc đồng áng để có điều kiện cho chồng ăn học. Tính thím bạo dạn, đêm mới cưới, trò chuyện với chồng cứ oang oang, chẳng e thẹn gì cả. Ông tôi nằm nhà trên, chỉ hết đằng hắng lại e hèm. Bà tôi ngủ nhà dưới, chờ lâu không thấy chúng nó im cho, buộc phải lên tiếng: “Vợ chồng nhà đỏ…à quên, nhà nhiêu có chuyện nhỏ cho người ta nghỉ ngơi không? Đình đám cả ngày, công ni việc khác sức voi mô mà không mệt nhọc!”(*)


         Thím tôi siêng năng, khoẻ mạnh, tham công tiếc việc có tiếng trong làng, được nhiều người khen ngợi, nhưng cũng có kẻ chê “chỉ được cái ăn no vác nặng!” hoặc “ăn no ngủ kĩ”, “nằm đâu ngủ đó”…Ông bà tôi rất hài lòng về thím tôi, càng khen thím tôi bao nhiêu, càng chê mẹ tôi bấy nhiêu, rằng “yếu như sên”, rằng “váy dài tốn vải, khôn ăn dại làm”, rằng “đi bên nội, lội bên ngoại”… Đến khi cảnh nhà khó khăn mới biết mẹ tôi không vững tay chống chèo thì “giang sơn nhà chồng” khó vượt qua cơn sóng gió.

         Mẹ tôi và thím tôi giống nhau một điểm biết thương người. Năm Ất Dậu (1945) hai chị em đi chợ Thượng Cầu Quan (Nông Cống) thấy người ăn xin ăn mày chết đói hoặc ngắc ngoải nằm la liệt. Một bà mẹ bán con gái duy nhất đang lả đi vì đói. Không ai mua, rồi cho cũng không ai nhận, vì họ cũng đang đói. Bà mẹ khác có hai con, một bé trai đang cố trườn trên cái bụng lép kẹp để day đi day lại đôi núm vú đen sì, da dính sát ngực, không giọt sữa. Đứa chị xương bọc da nằm bên chân mẹ, cố chìa ra bàn tay xương xẩu run rẩy, nói chẳng còn hơi.

         Trong đám mấy đứa trẻ, thím tôi định giá, bé gái 6 tuổi 5 tiền, đứa mới lên 5 thì 6 tiền. Mẹ tôi không hiểu tai sao đứa nhỏ nhiều tiền, đứa lớn lại ít tiền. Thím giải thích: đứa lớn khôn hơn, biết đường có thể trốn về với mẹ, đứa nhỏ có vẻ còn thơ dại không biết lối nào mà lần. Quả nhiên mấy năm sau trời yên bể lặng, con lớn mẹ nó tìm được, xin mất. Còn con nhỏ mẹ nó đã chết sau đận ấy. Người làng đi chợ Thượng về nói khi mẹ nó chết thằng em vẫn nằm trên bụng mẹ lạnh ngắt, nhay nhay cái vú chỉ còn tảng da dính sát mảng ngực xám ngoét không chút hơi thở tàn.

         Lại nói, thím tôi nhận nuôi đứa lớn để sai vặt, đặt tên Ất để nhớ năm đói Ất Dậu. Đứa nhỏ mẹ tôi đặt tên Nông, ghi nhớ quê nó ở huyện Nông Cống. Có lẽ không phải nó lên 5, vì nhớ được tên bố là Bừa, tên mẹ là Mau, người làng Mẩy.

         Năm 1949, tôi trọ học ở làng Cầu Nhân (huyện Nông Cống) được biết có làng Thanh Y, Mỹ Phong, và làng Bình Doãn chỉ cách có con sông Nhà Lê về phía Tây. Làng Mỹ Phong phát âm là Mẩy Phong, nhiều gia đình chết đói năm Ất Dậu. “Bừa” là tiếng Việt Mường cổ, khi kí âm Hán Việt thành “Bình”.

         Làng Bình Doãn có nhà thờ họ Vũ thờ ông tổ Vũ Uy. Ông là con nuôi Lê Lợi, cùng Trương Chiến, Trịnh Vô, Trịnh Lỗi… cày ruộng ở động Chiêu Nghi, đất Lam Sơn. Động Chiêu Nghi nuôi nhiều bò. Các ông rèn luyện sức khoẻ bằng cách cứ sáng dậy mỗi ông vác một con bê, ngày nào cũng vác đúng con ấy từ nhỏ đến trưởng thành. Sau một năm, ông nào cũng dư sức khoẻ vác cả con bò đực chạy băng băng. Khi khởi nghĩa Lam Sơn, các ông đều là tướng bộ binh, giỏi đánh giáp lá cà, hai tay hai cây đại đao xông thẳng vào đám giặc tung hoành như cọp beo giữa bầy cày cáo. Quét sạch quân Minh, các ông đều được thưởng công, ban họ vua, tên ghi biển công thần. Vũ Uy biết ít chữ, không nhận quan tước, xin vua cho vỡ hoang lập trại. Theo gia phả họ Vũ, ông về vỡ hoang nhiều nơi trong tỉnh, chiêu tập người nghèo lập được 45 trại ấp, sau phát triển thành làng xã. Những nơi ấy đều có con cháu họ Vũ, dựng nhà thờ, đèn hương đời đời để ghi nhớ công lao cụ Tổ.

         Tôi không có em nên Nông ở nhà tôi chơi cả ngày. Nó nhớ em trai, thường gói quần áo buộc lại giả làm em đặt lên võng ru. Nó hay hát bài “Đồn rằng Cổ Đệnh mở hội chợ Nưa…” chứng tỏ nó là người Nông Cống (Thanh Hoá, phát âm inh thành ênh). Năm gia đình tôi bị quy phú nông, mẹ tôi đem Nông cho một nhà ở xã Quảng Văn nuôi để thay đổi số phận. Năm 1965, nó được làm cấp dưỡng cho cơ quan Huyện uỷ Quảng Xương. Năm 1972, chủ trương giảm nhẹ biên chế Nhà nước, Nông về nhà rồi lấy chồng xã Quảng Hải. Năm 1978, vì gia đình nghèo khó nên chuyển vào Nam xây dựng kinh tế mới. Sau nghe nói Nông bị ốm đau mất luôn trong đó.

         Em Ất thì mẹ đẻ vẫn làm ăn buôn bán vùng Cầu Quan, bị chứng “hạc tất phong”, đầu gối sưng đau, đi lại khó. Tình cờ gặp bố tôi bán thuốc đơn thấp khớp ở chợ Thượng, được ông chữa cho khỏi. Bà lân la hỏi dò mới biết con gái bà trước bán cho thím tôi làm con nuôi. Bà quê Nam Định, hồi kháng chiến chống Pháp chạy loạn tản cư vào Thanh Hoá, chồng chết, con chết, chỉ còn lại một đứa bé đặt tên Quảng (sau khi bán về cho thím tôi, được đặt tên là Ất, để ghi dấu năm đói Ất Dậu). Ất thường hát ru em, đứa con gái đầu thím tôi:

         Diều hâu mày niệng cho tòn
         Xuống đây tao gả một đoàn gà con
         Gà con tao để tao luôi
         Tao gả con chó cụt đuôi  cho mày!


         Căn cứ những từ mày, niệng, tòn, đoàn, luôi,…chắc chắn nó phải người Nam Định. Thím tôi bằng lòng cho Ất về với mẹ nó. Con gái đầu chú thím tôi chưa đặt tên, lấy luôn tên Ất đặt cho tiện.

         Thím tôi “gan” lắm. Đó là từ mẹ tôi hay dùng để chỉ người hà tằn hà tiện. Bà nội tôi, sau khi ông nội tôi mất (1946) ở với chú thím tôi, vì tính cụ cũng thấy thích hợp đường ăn nết ở của nàng dâu. Cho nên cụ đi chợ Nguyễn hay mua cá nhám khá rẻ, kho kỹ để lâu, ăn dè, và biết đâu cách dùng lá núc nác chống mùi khai của cá cũng là “sáng kiến” của bà tôi!

         Thím tôi vui vẻ cho Ất về với mẹ nó, mặc dù nhà cũng đang cần người giúp việc. Chú tôi cũng tốt tính, vợ chồng ăn ở với nhau đã hai con vẫn chưa hề lời nặng tiếng nhẹ làm “gẫy hạt gạo”. Hễ thím tôi bực mình lẩm bẩm lầm bầm, chú tôi ngồi thẩn thờ im lặng, cứ “cơm sôi bớt lửa” là êm chuyện. Có lẽ chú tôi cũng tự biết mình cố công học hành mãi mà chẳng nên cơm nên cháo gì! Những lúc nằm vắt tay lên trán, gối đầu lên cửa sổ, chú tôi thường ngâm nga:

         Văn chương phú lục chẳng hay
         Trở về làng cũ học cày cho xong…


Sao chú không về cày sớm? Có lẽ chú tiếc số vốn liếng văn hoá, đành làm nghề dạy học tư kiếm miếng cơm chín của nhà giàu để rồi chui đầu vào tù, sau 3 năm hoá thân tàn ma dại! Bây giờ vợ phải bán con bò cày, cơ nghiệp của nhà nông để lấy tiền thuốc thang chạy chữa cho chồng. Mua thuốc gì? Lúc ấy thuốc Tây hiếm, thuốc Bắc có nhưng thầy lang y khó tìm, khoai lang dễ kiếm. Đành chạy chữa nhì nhằng vậy! Bố tôi có biết thuốc Đông y cũng đành thúc thủ vô phương, vì đơn kê ra, đem đến hàng hiệu nào cũng bị “què vị”. Ông thường nói: “Phương dược cụ Hải Thượng Lãn Ông hay lắm, nhưng nặng tiền, khó mua, mình không dùng được!”. Thế thì con bệnh đành chịu chết sao? Nhiều lúc nghe tiếng thím tôi kêu la, hai cha con chạy qua bờ rào sang thấy chú tôi trợn mắt há mồm, tưởng đến phút lâm chung, chẳng còn hy vọng gì được nữa, nào ngờ sau đó lại hồi tỉnh! Có lẽ căn bệnh quái ác nó sinh ra thế!

         Buổi tối cơm nước xong, mẹ tôi hỏi vay thím tôi bốn mươi đồng để mua cái xe đạp cho tôi buôn cói Nga Sơn, sau mỗi chuyến được đồng lãi nào lại trả cho thím. Thím tôi bằng lòng cho vay ngay.

         Đang thời buổi kinh tế khó khăn, 40 đồng bạc là to lắm! Tôi rủ anh con bà dì cả biết nghề xe đạp đi thị xã Thanh Hoá. Trước kia chợ tỉnh Thanh mua bán trâu bò, nay thêm mua bán xe đạp. Xe mới, xe cũ nhộn nhịp đông đúc, nhãn mác rối tinh, sắc màu mờ tỏ, vàng thau khó phân. Xem chọn mãi, chúng tôi mua được cái xe nhãn hiệu Pháp đã tróc sơn khung, còn đọc được chữ Super giá 38 đồng, hợp túi tiền. Còn lại 2 đồng phải mua cái bơm, kể giá hơi đắt. Nhưng ông hiệu xe đạp bắt bí, thôi đành vậy, hai anh em nhịn đói ra về.

         Bố tôi mắc vó xuống ao, kẻ sục người kéo, đánh mãi được hai con cá mè ranh, nấu dấm khế, thêm đũa mẻ, lá nghệ, bắc nồi xuống mùi thơm lừng, cả nhà ăn mừng mua được xe đạp!

Chú thích:

(*)-Phong tục quê Thanh, vợ chồng mới lấy nhau không được gọi tên tục. Nếu chồng đi học học là “nhiêu”, không học hành gọi là “đỏ”, khi có con gọi tên con, chưa đặt tên, đẻ con trai là anh cò, chị cò, hoặc bố cò, mẹ cò, con gái thay bằng “hĩm”. Trường hợp hiếm muộn, chưa có cháu, không được gọi là ông, bà, phải gọi là anh chị hoặc ông mụ và dùng tên cháu của anh em trong nhà…

(Nguồn: Tuấn Công Thư Phòng)

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ   CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 4 I_icon13Sun 25 Sep 2022, 13:27

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Hồi ký viết lúc hoàng hôn)

Hoàng Tuấn Phổ



CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 4 Xe_ep10

Ảnh: ST


                    Tôi không biết đi xe đạp, bố tôi phải giữ cho tôi tập hai đêm trong sân, rồi tập đi trên đường. Tất cả các buổi tập đều vào buổi tối, vì sợ ban ngày nhiều nhiều kẻ xấu bụng đặt điều này tiếng nọ rồi đến tai chính quyền xã. Khi bắt đầu thồ cói, nhà tôi phải nói dối xe mượn bên ngoại, tránh tiếng “khả năng”!

           Mẹ tôi bảo: “Buôn có bạn bán có phường. Để mẹ rủ anh con cùng đi với cho vui”. Anh, mẹ tôi nói ở đây là anh T. con bà dì cả tôi, chơi rất thân với tôi, nhưng con nhà giàu, ít học, ham chơi. Bố anh làm quản lý ấp làng Tiền cho cụ Thượng Dinh (Tôn Thất Ưng Dinh) Tổng đốc Thanh Hoá, sau Cách mạng tháng Tám, đem cả gia đình về Huế. Bố anh T. vì gia đình ruộng đất ở quê ngoại (làng Quần Lực) nên không dễ bỏ đi. Anh T. bằng lòng “đi chơi” với tôi, sau vài chuyến thấy vất vả quá, “bỏ nghề”. May lúc ấy trong xóm tôi lại có anh L. mới mua xe đạp để thồ cói. Bà nội anh L. là con gái bà Diếu chị ruột ông nội tôi. Đôi bên anh em còn gần. Thuở trời yên bể lặng nhà anh L. năm nào cũng đến nhà tôi cúng giỗ tết. Tôi gọi anh L là anh, anh gọi tôi bằng cậu. Mẹ anh L. con người khôn khéo bảo tôi: “Chỗ chị em nhà, có em đi cùng với nhau, có chuyện chi giúp đỡ lẫn nhau, có vui cùng vui, có khổ cùng khổ…”.

           Tôi đi thồ đã đến chuyến thứ ba, mỗi lần chỉ dám 10 gù. Anh L. ngay lần đầu đã gánh 12 gù! Anh hơn tôi 4 tuổi, cao to, khoẻ mạnh gấp hai lần tôi, nhưng vạn sự khởi đầu nan. Chưa có kinh nghiệm, không cậy khoẻ mà được.

          Trong kháng chiến chống Pháp, đường đất cuốc bộ từ Quảng Xương ra Nga Sơn đến Hói Đào, chúng tôi đi mất 10 tiếng, khoảng chừng 60 cây số, phải bằng 100km Quốc lộ 1A. Vì đường đất trước đây nhiều khúc quanh co, lắm đoạn ngoắt nghéo, nào dốc cánh cung, nào cống nước chảy, nổ lội bùn lầy, hết ổ gà ổ voi lại lối hẹp sống trâu chỉ vừa bước chân người, bò me đi qua phải dẫm bừa xuống ruộng lúa. Bắt đầu hoà bình, nhân dân địa phương mới đắp điếm qua loa để tiện canh tác, bảo vệ hoa màu. Rất may, thời tiết sang mùa khô, ít mưa, cảnh gánh gồng, xe cộ cũng đỡ bớt phần nào vất vả.

           Đường sá như vậy, đám gánh bộ dễ càng cơ động hơn cánh xe thồ. Tôi chỉ dám thồ mỗi chuyến 10 gù, công hơn 1 tạ, như tục ngữ dân gian “mèo nhỏ bắt chuột con”. Vậy mà đã vô cùng vất vả. Tôi cho rằng thồ cói khó nhất trong các loại gạo, thóc, than, củi, gỗ, đá, vôi, cát,… Bấy giờ dây cao su bằng xăm xe tải hiếm, đắt tiền, chúng tôi phải dùng thừng kè, mỗi lần bị xe bị xóc, dây buộc lại giãn ra, bó lác lại bị lỏng thêm một ít.

          Chúng tôi không thể không dừng xe để sửa dây thừng. Đã thế, giống cói lại rất trơn, cói luôn luôn trồi ra trụt vào. Qua vài lần xóc, gốc cói tụt đai, chọc vào bánh xe sau, cọ xát xích líp, đẩy không đi, kéo lui không chuyển. Sửa chữa được phần gốc cói khỏi chẹt bánh sau thì phần ngọn cói bị toè ra quẹt vào nan hoa bánh trước, nghe kêu lanh tanh điếc tai, sốt ruột. Sức nặng lại cứ quấn dần từng sợi, từng sợi quanh ổ, nếu không dừng xe cắt gọn chúng đi, phải nhờ ông trời đẩy mới chuyển. Cho nên, thồ cói không nên, không thể tham, cứ vừa vừa, nhè nhẹ mà đi.

         Anh L. lần đầu đã “chơi” ngay 12 gù, cói chất lên xe quá cao, không thấy rõ lối đi, tay trái cầm tay ngai chưa quen, tay phải nắm cọc thồ không vững, đường cái bằng phẳng cũng dễ lăn quay, nói gì đường đất thịt nông thôn thời kháng chiến chống Pháp. Mỗi lần xe anh L. bị đổ trên đường hoặc lăn xuống ruộng, tôi phải dùng chân chống chống xe đứng dừng, dỡ cói ra buộc lại… Chúng tôi còn phải qua 3 cái đò: Đò Thắm, đò Bút, đò Đại. Mỗi lần qua đò, một lần mở ra từng bó cói vác xuống đò, rồi lại buộc lên như cũ…Bấy nhiêu động tác đủ thấy nỗi vất vả chừng nào!

         Đã tháng 10 (âm) sang đông mà mồ hôi đổ ra như tắm, đầu tóc ướt đầm đìa. Chúng tôi ngồi bệt xuống đất, cởi phăng cái áo vứt xuống đường. Còn quần đùi chả lẽ cởi nốt! Tôi tìm cái nón mê để quạt, nón bay đi từ lúc nào. Anh L. có cái mũ cói cũng rơi đâu mất dọc đường. Tôi mệt nhoài, thở ra đằng tai phào phào. Thế mà anh L. không đến nỗi mệt lắm. Anh chỉ thở hổn hển: “Chuyến sau tôi chỉ thồ 10 gù như cậu…”. Tôi nói không ra hơi: “Trăm hay không bằng tay quen…”.

         Tuy nhiên, dù  chưa quen, lần sau anh L. vẫn cứ thồ 12 gù, trông cói nhiều như núi như non, cứ tiếc rẻ, muốn chất thêm 2 gù nữa thành 14 gù, tôi phải khuyên can mãi…

         Sau hơn hai tháng thồ cói, số tiền lãi mẹ tôi dồn dần để dành được gần 50 đồng bạc. Bà trả nợ thím Ất 40 đồng để mua con me mới vực. Được lãi cái xe đạp, và mươi đồng làm vốn. Nhưng về sức lực, tôi phải bỏ quá nhiều, không thể tính đếm được. Người tôi gầy hốc hác, vóc dáng càng quắt queo lại, mặc dù mỗi ngày tôi được ưu tiên nuốt sống hai quả trứng gà so!

          Nhà anh L. kinh tế vững, thành phần trung nông vài mẫu ruộng, con bò, nuôi thêm lợn, gà, không phải đóng thuế “khả năng”, lại thuộc diện nhà nước trợ cấp gạo khi mùa màng thất bát. Anh L. muốn nghỉ việc thồ cói xin học sư phạm để làm giáo viên. Năm lớp Bảy, anh học cùng với tôi trường dân lập Quảng Ninh do thầy Đỗ Trọng Thích làm Hiệu trưởng. Anh rất khá môn toán. Khi tôi đang say sưa đọc cuốn sách hay, nhờ anh làm thay bài tập toán ngay trong lớp. Không những bà ngoại anh là bà O tôi mà chính bà Tổ dòng họ Lê Danh nhà anh cũng là người cô ruột ông Tổ dòng họ Hoàng nhà tôi (Cách đây hơn  hai chục năm, dòng họ Lê Danh lập lại gia phả, quên mất 3 đời, kể từ ông Tổ, tôi có nói với ông Chi trưởng, nhưng ông lại có vẻ thờ ơ, chẳng hiểu ý tứ ra sao, mình không tiện tìm hiểu kĩ).

           Mẹ tôi không muốn tôi lao lực quá sức, nhỡ lại bị ốm đau thì khốn, bảo tôi: “Tết nhất sắp đến, trong làng trong xóm không ai đi Nga Sơn, con cũng nên nghỉ ngơi ở nhà, chịu khó dệt đôi chiếu đôi lác, siêng năng đỡ bữa”.

           Nghe nhắc đến Tết, bố tôi bàn: “Nên mua cân thịt lợn, gói vài cái bánh chưng…trước cúng cha sau va vô miệng!”

          Mẹ tôi nói dứt khoát: “Con cái mới kiếm được dăm ba đồng bạc, ông bày vẽ như rứa thì cụt vốn mất, ra giêng lại treo mồm!”.

         Tết năm Ất Mùi (1955) là 4 cái tết Nguyên đán gia đình tôi không có Tết. Bàn thờ tổ tiên, ông bà ông vải cũng hương tàn khói lạnh! Gia đình tôi là tộc trưởng họ Hoàng, nhưng đã lâu, không con cháu nội ngoại nào dám qua cúng giỗ làm Tết, vì sợ mắc tội “liên quan phản động”! Đúng như lời các cụ “Trưởng  bại ông vải hư”!

(Nguồn: Tuấn Công Thư Phòng)

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ   CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 4 I_icon13Tue 27 Sep 2022, 10:23

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Hồi ký viết lúc hoàng hôn)

Hoàng Tuấn Phổ



CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 4 Cei_cz10


                    Lại nghe tin Thanh Hoá  sắp sửa cải cách ruộng đất!

            Nhà mình đã trải qua cuộc đấu tranh chính trị kinh thiên động địa, nay đến Cải cách ruộng đất, nghe nói còn lở đất long trời hơn. Cha mẹ, ông bà cùng các cụ liệu có trụ nổi?

            Không có thống kê chính xác về cuộc đấu tranh chính trị, nhưng chú tôi bị tù ở Nghệ An, nghe bạn tù Thanh – Nghệ - Tĩnh kể chuyện thì hàng vạn người bị đấu tố, hàng nghìn người bị bắt giam, hàng trăm người bị đưa ra toà xử án. Còn các gia đình liên quan nhiều không biết bao nhiêu mà kể!

            Hôm xử án, Toà án tỉnh dựng một cái chòi cao, trên đó nhốt hai tên nguy hiểm nhất cầm đầu đảng phản động “Liên tông diệt cộng” là Hoà thượng Tuệ Chiếu, Sư ông Tuệ Quang. Khi thẩm án, Toà hỏi thủ phạm Tuệ Chiếu, tòng phạm Tuệ Quang. Án Tuệ Chiếu xử “tử hình”, án Tuệ Quang “hai mười năm tù” hay “chung thân” gì đó. Bạn tù có người kể lại: “Vụ án này Phật giáo bị mất một cái đầu, thế mà Công giáo thì không, sao gọi là “liên tôn”? Hỏi Phật giáo “liên” với ai? Chủ trương “Độc lập tự do” mà tôi không tán thành “đảng trị” lại bị bắt tội tử hình thì còn “độc lập tự do” hay không?”. Những điều này là nghe sau đó truyền lại, chứ lúc ấy nhân dân đông ngàn ngạt, đèn đuốc như sao sa, có ai hiểu sự thể thế nào.

            Chú tôi lúc tỉnh lúc mê. Lời nói lúc mê lúc sảng cố nhiên không ai để ý. Khi tỉnh táo, chú tôi hay kể chuyện vui. Ví dụ: sư ông Tuệ Quang người Hoằng Hoá tu ở chùa Hội Đồng, thị xã Thanh Hoá chỉ là thầy chùa dốt đặc cán mai, Quốc ngữ đang học bình dân, chữ Hán không biết được chữ nhất là một. Hồi chú tôi học trường Nord’An-nam, ông mới là chú tiểu! Thế mà mới ngoài 30 tuổi đã vọt lên làm sư ông.

            Lại chuyện “đấu cung”, do mỗi người khai một cách, phạm nhân phải họp nhau lại, ai khai tương đối hợp lý, đứng lên báo cáo để anh em cùng dựa theo đó mà khai sao cho nội dung thống nhất!

            Bố tôi nói:

            -Thì cánh tao cũng phải “đấu cung” cả! Thằng mô ương bướng thì vừa cùm tréo cổ chân đằng trước, vừa khoá trái cổ tay đằng sau, chỉ cần một ngày, một đêm thì hỏi mi có giết người không cũng phải nhận rằng có!

            Chú tôi gật đầu lia lịa:

           -Có lẽ chỉ có “gan cộng sản mới” mới chống lại được thứ cực hình ấy!

            Nhân tiện tôi hỏi:

            -Còn chuyện súng đạn thế nào?.

            Bố tôi và chú tôi đồng thanh:

            -Thì cũng đều như rứa cả. Thằng mô cũng khai có, kỳ thực không tìm thấy cái cóc khô chi cả! Mà có ai đã biết thằng súng đạn mày ngang mũi dọc ra răng.

            Để chú tôi được nghỉ ngơi cho khoẻ, bố tôi tạm kết thúc câu chuyện bi thương kèm theo tiếng thở dài đau lòng: “Thì, tất cả đều zéro!”.

            Chiều 30 Tết, nhà người ta pháo nổ đì đòm, râm ran cả xóm cả làng. Tết Hoà bình, pháo Trung Quốc đưa sang bán nhiều lắm. Nhà mình một tiếng cười thay tiếng pháo cũng không có. Thím tôi mua được một phong hương, chia cho nhà tôi một nửa. Chú tôi ốm nặng, vui gì mà tết nhất, nhân đó, thím tôi hoãn lại tất, thóc lúa để dành tháng hai, tháng ba. Nhà có thuộc diện cứu tế đâu mà trông chờ nhà nước! Có hương là tốt rồi. Mẹ tôi luộc quả trứng gà, xới bát cơm đầy, tượng trưng cho cỗ xôi con gà. Mẹ tôi bảo bố tôi khấn ông bà ông vải. Bố tôi tắc lưỡi: “Tâm động quỷ thần tri. Không cần cúng vái tổ tiên ông bà cũng biết!”

            Mẹ tôi cau mặt lườm bố tôi. Bà đến đứng bên cạnh bàn thờ, khấn nôm “xin ông bà ông vải phù hộ cho con cháu năm mới mọi sự đều mới…”

            Tôi nghĩ mãi không ra con đường làm ăn năm mới. Dễ chết đói lắm! Tôi chợt nhớ một lối thoát mong manh là con đường tìm về quê xưa. Ngày xưa cụ Tổ tôi đói khát, tha phương cầu thực tìm vào Thanh Hoá, đến tôi là đời thứ 6, lại bị cơ cực phải nghĩ lối thoát ra Bắc may ra…

            Nhưng gia phả đã bị đốt cháy năm Đấu tranh chính trị. Tôi hỏi: “Thày có nhớ quê cũ nhà ta ở làng, huyện, tỉnh nào không?”

            Bố tôi nghĩ ngợi một lúc: “Đúng là thôn Nhân Lý, huyện Đồng Yên, phủ Mỹ Hào, tỉnh Bắc Ninh…”.

            Tôi hỏi lại: “Thày có chắc không?”.

            Bố tôi dứt khoát: “Chắc chứ! Chắc như đanh đóng cột!”

            Đêm ba mươi Tết cả nhà bàn bạc, thống nhất sang năm mới tôi tìm đường về quê xưa, mong có lối thoát cho gia đình.

(Nguồn: Tuấn Công Thư Phòng)

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ   CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 4 I_icon13Thu 29 Sep 2022, 07:35

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Hồi ký viết lúc hoàng hôn)

Hoàng Tuấn Phổ



CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 4 Kzo10


                    Đêm ba mươi Tết cả nhà bàn bạc, thống nhất sang năm mới tôi tìm đường về quê xưa, mong có lối thoát cho gia đình.

Rất may, phương tiện giao thông tôi đã có chiếc xe đạp. Giữa tháng chạp, sau chuyến xe thồ cói cuối cùng, nhà tôi nói dối phải mang xe lên Cầu Quan bán để trả nợ, rồi thẳng đường cái đến nhà dì tôi ở làng Phương Khê, xã Nông Trường, phía trên Cổ Định, gửi nhờ cất kỹ.

           Sáng mùng ba Tết, tôi dậy thật sớm, quảy đôi quang thúng ra đi, gặp cán bộ Chư ở ngã ba đường rẽ. Chỗ ấy xưa là đất chuyên vãi mạ, rộng khoảng 6 sào. Hồi nhỏ tôi thấy xóm Nam, cứ chiều 30 Tết lại dựng cây đu để vui chơi ngày Tết. Đất chuyên vãi mạ quê tôi gọi là “nắc mạ”, hai năm hai vụ chỉ vãi mạ cấy xứ đồng Phần Tiền, Nhà Mong, Ao Sáo, vì kinh nghiệm mà nông trước kia “Khoai ưa lạ, mạ ưa quen”. Đất mạ này cao ráo, bằng phẳng, tha hồ để mọi người dịp Tết trong xóm ngoài làng đến đánh đu, cùng vui các trò chơi cổ truyền, đánh cù, đánh khẳng (khăng), đánh đáo, đánh giồi, đánh cờ que, cờ chân chó, đánh càng cua, đánh ba que xỏ lá,…Vì đang ngày Tết, hàng quà không nhiều, trẻ con bà già bán táo chua xâu lại từng chục, những tấm mía tím tiện sẵn, những bắp ngô nướng quạt than hồng tại chỗ, những khoanh quế chi, trái tầu ho ngậm chơi cho thơm miệng.

           Thông thường, sáng 30 Tết thanh niên đã dựng xong sân khấu để diễn kịch, nam nữ được tự do đứng ngồi, tha hồ bá vai, ôm cổ…

           Sau Cải cách ruộng đất, xã chia đám đất vãi mạ ấy cho anh Dần, nhà thành phần bần nông, có chị lấy Lê Quang Cán chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp thôn. Cán và Lời thét ra lửa, đốt cháy cơ nghiệp nhà tôi từ hồi quy định thành phần phú nông phải đóng thuế “khả năng” nặng, cốt cho chết đói!

           Không biết Từ Nhen sáng mùng ba Tết đi đâu sớm thế? Tôi gặp lão khác nào đụng phải hung thần quỷ sứ! Từ Nhen tên chính Lê Trí Chư. Họ Lê Trí cùng gốc tổ với họ Lê Văn – ông Lê Văn Bèo (tức Bìu) - người đầu tiên được Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật cho phép khai phá cánh đồng Bèo để làm ruộng tư. Vốn xa xưa họ Lê Văn cho Chi họ Lê Trí cư trú xóm Bắc, anh em lâu đời tưởng lầm khác họ, có thời đã lấy nhau. Vợ Lê Trí Chư là Nhỏ, đẻ con đầu đặt tên là Nhen. Trí Chư có mấy năm làm Thủ từ nghè làng nên làng gọi là ông Từ ghép với tên Nhen con gái thành Từ Nhen.

           Từ Nhen sống lá mặt lá trái, đẻ toàn con gái, hay tòm tem với đàn bà, lại yêu say đắm chị M. chưa chồng, nhưng vì là đảng viên nên ông không thể hai vợ. Ông ta trước năm 1945 có theo học phù thuỷ mấy năm nhưng rất kém vì chữ nghĩa (chữ Hán) không đủ để tiếp thu tu luyện thành pháp sư đạo, dù Đông hay Tây (còn gọi Nội hay Ngoại).

           Mở đầu cuộc đi xa tìm đường thoát nạn lại gặp đúng hung thần! Tôi chưa kịp lánh mặt, đôi mắt cú vọ của lão ta đã thấy tôi, ngạc nhiên hỏi ngay: “Đi mô?”.

           Tôi lễ phép thưa: “Dạ thưa ông, tôi lên chợ Thượng Cầu Quan coi có ai thuê mướn chi không.”

           Từ Nhen vốn tối dạ, không tinh ý nghĩ ra tôi nói khó tin vì hôm nay đang mùng 3 Tết, chợ búa gì, sớm cũng phải ngày mai, mùng bốn, ngày chẵn là phiên chợ Thượng. Tại sao tôi lại chọn ngày mùng ba Tết? Dân gian có câu “Chớ đi mùng bảy chớ về mùng ba”. Bố mẹ tôi cũng bảo như vậy. Nhưng tôi nghĩ khác: Mới mùng ba Tết, có lẽ chưa nhà nào dậy sớm ra khỏi ngõ, mình đi lúc ấy chắc tránh được mọi cặp mắt. Nếu để sáng mai là phiên chợ Thượng thế nào làng mình cũng có người dậy sớm đi mua bán gì đó. Hẳn là Từ Nhen thấy tôi mặc áo vá, đầu không nón, mang đôi quang gánh trên vai thì không để ý gì cả. Các vị hương chức thời cách mạng đều biết rõ hoàn cảnh gia đình tôi sớm muộn thế nào cũng chết đói, thâm tâm họ đang mong cho chết sớm! Họ không hiểu tại sao chính  phủ lại khoan hồng để cha con chú cháu nhà hắn thoát tù tội mọt gông, trở về không thiếu một ai!?

           Tôi hoàn toàn bị bất ngờ. Không thấy Từ Nhen hỏi han gì thêm, chỉ buông ra một tiếng “Ừ!”. Tôi phải dừng lại đứng chờ lão ấy đi trước mới dám bước sau, để tỏ sự lễ độ của kẻ dưới biết an phận.

           Chú tôi có lần nhắc tới Thượng toạ Thích Mật Thể làm chức Phó chủ tịch UBHC kháng chiến Liên khu 4 cũng bị bắt giam, nghe nói án tù rất nặng. Nhà sư này có viết sách, hay nhất là quyển Lược sử Phật giáo Việt Nam. Hồi học ở Nông Cống, tôi thường qua lại chợ Thượng, Cầu Quan. Trong kháng chiến chống Pháp, dân tản cư bán nhiều sách cũ, tôi cũng có mua được cuốn sách này, nhưng mới chỉ xem lướt qua thì đã bị hoá thân cùng nhiều sách vở khác trong ngọn lửa Đấu tranh chính trị khởi đầu năm 1951 rồi bùng cháy lan rộng khắp Thanh-Nghệ-Tĩnh,…Tên chính xác sách ấy là Việt Nam Phật giáo sử lược, cách đây gần 20 năm tôi được đọc cuốn tái bản của nhà sách Minh Đức – Đà Nẵng (ấn hành thời Việt Nam cộng hoà). Sách rất phong phú tư liệu, nhiều công phu khảo cứu, Nhà khảo cứu Trần Văn Giáp đề tựa. Đúng là một cuốn sách giá trị. Tôi khâm phục kiến thức uyên bác của tác giả, mặc dù tôi không đồng quan điểm với ông rằng, Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc rồi từ Trung Quốc truyền sang Việt Nam. Đáng tiếc, ông là một nhà tu  hành chân chính đã  không dành trọn đời cho các công trình nghiên cứu đạo pháp, lại bước lầm sang lĩnh vực chính trị! Ở đây không phải vấn đề “thiện ác đáo đầu chung hữu báo”, mà chỉ là “chủng qua đắc qua, chủng đậu đắc đậu”của luật “hiện báo”, học thuyết nhân quả nhà Phật. Đó là cái quả của cái cây chính trị ông thu hái được!

Thôi, tôi đã đi quá lan man trên quãng đường dài không bạn đồng hành.

Tôi không đi đường đá qua Cầu Quan Chợ Thượng, con đường “năm xưa” tôi đi học, mà cứ thẳng đê Nông giang đến Cầu Trắng, nơi nhiều kỉ niệm bạn bè cho tôi niềm vui và hy vọng. Tôi bước nhanh qua Cầu Trắng, một mạch thẳng hướng phía trước, trên con đường Nấp Nưa đất đá lổn nhổn, cố trốn tránh quá khứ dài dằng dặc…

Đã đến làng Phương Khê, tên cũ Lan Khê, quê hương Tiến sĩ lừng danh Nguyễn Hiệu, con trai Nguyễn Hoãn, cha sinh Nguyễn Hoàn, những bề tôi tài giỏi của chính quyền Lê-Trịnh.

Nhà Dượng Phú tôi tạm đủ ăn. Quê dượng gốc ngoài Nam, vào đây ở ấp Dược Khê, định cư Phương Khê, vợ chết sớm, được một con trai đặt tên Phú. Dượng lấy dì tôi làm vợ kế. Dì là con gái rốt ông bà ngoại tôi ở làng Quần Lực, có tiếng xinh đẹp nhất làng. Chẳng may duyên số dở dang, chồng con lỡ làng, cuối cùng đành phải chấp nhận để có nơi nương tựa. Người phụ nữ xưa chỉ lầm một bước cũng đủ lỡ cả đời! Rất tiếc dì tôi là người con gái như vậy!

Dượng Phú hiền lành, siêng năng, chỉ biết chăm chỉ làm ăn. Tôi ở chơi với dì dượng Phú một hôm. Đang mùng ba Tết, nhưng nhà dì dượng hà tiện không sắm sanh gì, chỉ có một cái bánh chưng và nồi thịt nấu đông. Bánh chưng cúng trên bàn thờ bà Cả từ chiều Ba mươi dựng nêu, trưa nay là ngày mùng Ba, qua lệ đưa ông vải mới lấy xuống, gia đình cùng ăn Tết với thịt đông.

Buồng nhà dì dượng chứa đầy thóc, tối om om, cửa đóng im ỉm suốt ngày đêm, không dám mở ra sợ người ngoài thấy.

Sáng sớm hôm sau, dượng Phú lấy trong buồng kín chiếc xe đạp của tôi ra. Nó đã được lau chùi sạch sẽ. Dì Phú phá lệ dậy nấu cơm, canh dưa từ lúc gà gáy để tôi ăn, kịp lên đường.

(Nguồn: Tuấn Công Thư Phòng)

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ   CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 4 I_icon13Thu 06 Oct 2022, 12:10

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Hồi ký viết lúc hoàng hôn)

Hoàng Tuấn Phổ



CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 4 Dc_xze10

Cảnh rừng núi đoạn Dốc Xây. Ảnh: ST


            Cơm nước xong, tôi cởi  bỏ quần áo rách vá, thay bộ đồ nâu khác còn lành- thứ y phục sang nhất-ít khi dám dùng đến. Thế là “thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong”. Tất nhiên tôi làm gì có gươm giáo, chỉ giắt lưng mấy đồng bạc để đánh giặc đói, giặc khát. Cưỡi con ngựa sắt, tôi cứ thẳng con đường xuyên Việt mà đi. Bà con thị xã Thanh Hoá bảo tôi sẽ ra đến Hà Nội, vượt cầu Long Biên qua Gia Lâm đến Bắc Ninh. Quả là “nước non ngàn dặm ra đi…cái tình chi?…”

           Người ta bởi đói khát bỏ quê ra đi, còn tôi lại vì đói khát mà tìm về quê! Nói dại, nếu về quê mà không sống nổi thì đi đâu? Còn đi đâu nữa! Mẹ tôi chẳng đã bảo “chạy trời không khỏi nắng” đó sao? Đã biết vậy mà bà vẫn muốn tôi cứ “chạy”! Bố tôi nói “đức năng thắng số”. Mẹ tôi cãi “ông trời có thương mới được!”.

           Tôi nghĩ liều, thì cũng đi tha phương cầu thực, nghĩa là cái số ăn mày, bị gậy phải mang! Tôi không bi quan mà cảm thấy vui vui, hay hay.

           Chưa đến 4 năm mà tôi đã từng trải biết bao nghề, kể cả cái nghề ở tù được ngày hai bữa, cơm bưng nước rót. Bây giờ tôi, nếu phải chuyển nghề hành khất tưởng cũng chẳng xấu thẹn gì, trái lại, sơn hào hải vị nếm đủ mọi mùi, ngày lại ngày, một túi càn khôn, một cây thần trượng “dọc ngang trời đất, vẫy vùng bể khơi!”

           Đã đến đèo Tam Điệp, chỉ thấy núi tiếp núi, cây tiếp cây. Không còn phải trèo “một đèo, một đèo, lại một đèo” như nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Thời Pháp đã phá đèo, kè đá thành Dốc Xây, khi đi lên dốc, ô tô xe đạp hơi vất vả, lúc xuống dốc, ô tô phóng vù vù, xe đạp lao băng băng, nhưng nếu bộ phanh không tốt, cũng dễ rơi xuống vực thẳm khe sâu, mười phần chết chín!

           Chiếc xe đạp của tôi chừng đã già nua, sản xuất từ đời “min nớp xăng đút nút”, thôi thì “cẩn tắc vô áy náy”, tôi cứ chịu khó dắt bộ, xuống dốc như lên dốc…

           Ra đến Đồng Giao thuộc địa phận tỉnh Ninh Bình. Vẫn rừng liền rừng, núi tiếp núi, và núi…Thời phong kiến, Đồng Giao là Thanh Hoa Nội, nơi tiếp giáp Thanh Hoa Ngoại, tức Ninh Bình. Khi giặc Mãn Thanh xâm lược chiếm Thăng Long, mưu sĩ Ngô Thời Nhậm xây dựng phòng tuyến Tam Điệp, một đội quân đóng tiền đồn ở Đồng Giao, lấy núi Tam Điệp làm trung quân, phía nam (nay là Bỉm Sơn đến Hà Trung) là hậu cứ, có kho tàng và thuỷ quân trú ở Bến Quân…Địa danh Đồng Giao gắn liền với Quán Cháo. Theo truyền thuyết Quán Cháo là quán hàng của một bà già nấu cháo cho quân Tây Sơn ăn đỡ đói lòng khi rút lui từ Thăng Long về Tam Điệp. Thực ra, chữ “Quán” ở đây không phải là hàng quán, mà là cung quán. Thời phong kiến, trên đường thiên lý Bắc Nam, nhà Lê, đặc biệt là nhà Nguyễn cho xây dựng rất nhiều cung và quán. Cung là một chặng đường dài, nơi dừng chân của vua đi tuần du, quan đi công cán, về phép, lính chạy giấy tờ, công văn đổi ngựa…Quán là quán xá chỗ nghỉ ngơi, nấu nướng ăn uống của khách bộ hành, ở đây sẵn nồi niêu củi đuốc. Đời Trần, quán xá, quán dịch còn tô tượng Phật để lữ khách thắp hương tưởng niệm, vì đạo Phật được tôn sùng là quốc  giáo. Đó là thời kỳ tam giáo đồng nguyên, vua chúa sùng Phật, mộ Đạo, trọng Nho, cho nên còn có cả Đạo quán. Quán Thái Thanh bên hồ Ngoạn Thiềm đối diện với chùa Chân giáo, có cầu Lâm Ba bắc qua là nơi vua Trần Thái Tông làm lễ cầu tự rồi sinh Hoàng tử thứ 6 Trần Nhật Duật tước Chiêu Văn Vương, hai lần cầm quân đánh giặc Nguyên Mông, lập công cao nhất.

           Bởi không phân biệt được “đạo quán” và “cung quán” nên PGS. Vũ Ngọc Khánh cùng một số đồ đệ căn cứ địa danh ở Thanh Hoá có từ “quán” như Quán Mít, Quán Nhà Trò, Quán Am, Quán Định Hương, Quán Lào,…rồi cho rằng Thanh Hoá xưa phổ biến “đạo tu Tiên”!

           Tục ngữ “Ma Quán Cháo, cọp Đồng Giao”. Cọp Đồng Giao thì có thật. Cả vùng rừng núi bát ngát, vây quanh một thung lũng mênh mông, cỏ rậm ngút ngàn, hươu nai nhiều vô kể, tất không thể ít cọp dữ hoành hành, dám xuất hiện giữa ban ngày, đói mồi không trừ khách qua đường đơn độc. Đầu  thế kỷ XX, Pháp làm đường ô tô, tàu hoả, lũ thú dữ rút lui vào sâu hơn, đóng đô chỗ hang động đại ngàn bí hiểm. Ma quán cháo có thật không? Ma đây là ma thiêng nước độc, cũng được hoá giải dần khi ánh sáng kỹ thuật văn minh rọi tới.

           Bấy giờ tôi đã đến tuổi 20, không đến nỗi nhút nhát như kẻ đi đường vắng đêm tối không thấy cái gì cũng rùng mình sởn tóc gáy, co chân chạy, càng chạy càng thấy ma quỷ đang đuổi theo đằng sau! Hơn nữa, trời đã chiều muộn, không thể tiếp tục đi xa. Thấy bên đường có hai quán thấp nhỏ liền dừng xe hỏi trọ. Quán này cách quán kia khoảng hơn trăm mét. Cả hai quán đều có chỗ cho người nghỉ trọ, dĩ nhiên chỉ vài ba suất. Quán thứ nhất đã đông khách. Quán thứ hai mới có một người. Tất cả bọn họ trông bộ dạng lôi thôi lếch thếch, có lẽ cũng người trong Thanh gặp cảnh đói nghèo phải ra Bắc làm thuê làm mướn kiếm sống như mình thôi. Cùng cảnh ngộ chắc dễ gần nhau, quen nhau.

           Rất may, bộ quần áo mới, áo sơ mi màu xám lơ, quần phăng mầu gụ dượng Phúc cho, tôi không dám mặc, cất vào cái túi vải lép kẹp để dành khi về đến quê. Tôi chỉ hơn họ cái xe đạp cũ kỹ, cọc cạch lấm cát bụi đường trường như chủ nhân của nó. Bên ngoài trời đã tối. Trong nhà, chủ quán đã lên đèn. Ngọn đèn dầu ma dút khói muội khét lẹt, chỉ sáng hơn con đom đóm đực. Có người giở cơm nắm ra ăn. Một người bốc nắm gạo sống trong bị nhai trừ bữa. Trước kia, cái bị đan bằng cói lác có quai đeo bên vai rất tiện dùng đối với dân Thanh, giống tay nải của người Bắc. Tôi qua lại chợ Nghè buôn cói Nga Sơn nhiều lần, nhớ câu phương ngôn “Bị chợ Nghè chè Mỹ Hiệu”. Đúng, chợ Nghè bán nhiều bị. Cửa hàng bên đường cái cũng treo bán lủng lẳng những chiếc bị màu cói khô đã ngả sắc xám vàng nhạt. Đất Hậu Lộc có nghề đan bị, nay đan thêm cả mũ cói rộng vành. Cái túi rết vải của tôi là sản phẩm thời kháng chiến, một thứ bị có quai vải đeo vai, chỉ khác bị ở chỗ có nắp đậy, buộc dây vải giống con rết. Túi rết của tôi bẹp lép, không cơm nắm, chẳng gạo thóc, đáng giá mỗi bộ quần áo , bây giờ ở đây, sao bằng cái bị cói “càn khôn” kia đủ thượng vàng hạ cám!

           Tôi hỏi bà chủ quán: “Hàng nhà ta còn gì bán không bà?”.

           Bà quán nói giọng Bắc nhẹ tênh: “Không ạ! Hồi trong năm không bánh lá cũng bánh tày. Mới Tết ra chưa ai ăn, không dám gói, sợ ế hàng mình phải ăn bị mất vốn!”.

           -Tôi gạn hỏi: “Bà thử xem nhà ta còn thừa góc bánh chưng nào không, để cho tôi trả lại”.

           -Bà vẫn từ tốn: “Chả dám giấu gì cậu, ông bà tôi nghèo, ba ngày Tết chỉ luộc cái bánh ống, mỗi bữa cắt ra một nhát, chiều qua là hết ráo. Hay là cậu có gạo đưa tôi thổi cơm hộ!”.

           Tôi thưa: “Cháu thú thật nhà cháu cũng đói, bố mẹ già sinh ra mình cháu, phải tìm đường về quê cũ…”.

           Bà quán tỏ vẻ thông cảm: “Chúng tôi dân chạy loạn phải tản cư vào Thanh, mới hồi cư, nên biết mấy năm nay Thanh Hoá mùa màng thất bát, nhiều người ăn củ chuối, củ nâu…Cậu thực tình tôi cũng thực tình, trong nồi chỉ còn thừa sét bát cơm nguội, nếu cậu không chê…để tôi rang lại…Chết nỗi…phải cái là “Chàng rể chớ nấu thịt trâu, nàng dâu chớ rang cơm nguội”! Có sét bát không khéo chỉ còn đủ vài miếng và!”

           Tôi nói: “Vâng đúng thế, bà cho cháu ăn cơm nguội cũng tốt!”.

(Nguồn: Tuấn Công Thư Phòng)

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ   CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 4 I_icon13Tue 25 Oct 2022, 15:56

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Hồi ký viết lúc hoàng hôn)

Hoàng Tuấn Phổ



CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 4 Quzen_10

Ảnh minh hoạ: ST


            Hai người khách đã lên giường nằm ngủ sớm, chắc khá mệt sau ngày đường lặn lội cát bụi. Vài tiếng ngáy vô tư cất lên rồi vụt tắt.

Tôi ăn xong, bà quán rót cho tôi hơn nửa bát nước vối cuối cùng trong ấm. Chao ôi! Chát đến khét cả họng. Thấy tôi nhăn mặt, bà nhẹ nhàng cười: “Chịu khó uống chát. Đàn bà sinh đẻ chuyên trị nước chè vối đặc khắm để tiêu cơm, tiêu độc!”.

Tôi liền “vâng ạ” để thay cho lời cảm ơn bà. Tôi nghĩ đất này ma thiêng nước độc, nên dân gian dùng nước vối để trị độc là đúng sách lắm!” Lại chợt hỏi: “Có phải vùng này nhiều trộm cướp lắm không, thưa bà?”.

Bà quán hơi đăm chiêu: “Thì cũng nghe đồn vậy. Nhưng mà chưa thấy bao giờ. Mí lại, loại người nghèo trên răng dưới khố thì có vặn răng cũng chỉ còn trơ lại cái lợi như hai ông bà già chúng tôi đây”.

Nói xong, bà nháy tôi một cái, đưa mắt ra ngoài cửa: “Nghĩ mà thương mấy ông bà đang nằm ngoài thềm chiếu đất kia, đêm hôm sương gió! Tiếc cái quán nghèo này, một cơn gió mạnh thổi bay vèo, trong nhà chỉ có mấy người mà đã không còn chỗ đặt bước chân! Khổ quá! Ông giời ăn ở chẳng cân, kẻ ăn không hết người lần chẳng ra!”

         Tôi thích bà  già hay ví von, đế thêm vào: “Quả ông trời không có mắt, cho nên chỉ ai đói mới biết thương người nghèo”.

         Tôi xin phép  bà đi nghỉ. Ông quán kêu mệt đã lên giường nằm từ lúc mới lên đèn. Chả trách ông ăn ít nên mới còn thừa sét bát cơm nguội phần tôi, cũng đỡ đói lòng trong khi bụng cao dạ dốc. Nói như các cụ “cẩn tắc vô ưu”, tôi dựng chiếc xe đạp vào mé đuôi cánh phản nằm cho gọn, cẩn thận vặn bốn cái tai hồng của hai bánh xe bỏ vào túi áo. Như vậy, nếu kẻ gian cầm khung xe đạp xách lên thì lập tức hai bánh xe mất tai hồng bị long ra rồi rơi xuống chân người nằm. Tôi thầm khen mình đã nghĩ ra một mẹo hay…

         Trời sáng rõ lúc nào không biết. Chúng tôi thức dậy vào lúc mặt trời đã ló dạng. Ánh nắng xuân ấm áp, tươi đẹp xuyên qua dãy núi đá nhấp nhô ngọn cao ngọn thấp uốn lượn hình rồng rắn, vẽ lên chân trời những nét cong mềm mại rất tự nhiên.

         Con người vốn rất hữu tình. Trời đất sao quá vô tình. Cho nên mọi tôn giáo, học thuyết do con người sinh ra đều mộng huyễn và không tưởng. Theo triết lý dân gian, cái mồm và cái bụng con người quyết định tất thảy, không phải ông trời đâu, chớ đổ oan cho ông ấy như lời bà chủ quán tối hôm qua…


Thằng chân bì với thằng tay
Tao đi cả ngày chả được miếng mô!
Thằng tay cũng đứa ngây ngô:
Tao làm cũng để đút vô thằng mồm!
Thằng mồm cong lưỡi nhảy chồm:
Thằng bụng ngốn sạch thằng mồm tiếng oan!
Thằng bụng tức giận không ăn
Thằng tay lủng liểng, thằng chân rụng rời!
Thôi đành đất phải chịu trời
Thằng vai gánh vác để nuôi thằng mồm!

           Tôi tiếc không sẵn giấy bút để chép tặng bà bài ca dao hài hước của dân gian mà mẹ hát ru tôi hồi nhỏ. Từ biệt túp lều tranh bé nhỏ có bà quán già nghèo mà tốt bụng, tôi không quên chào các bạn đồng hành…khất để lên đường trước. Trên đường còn vắng, chưa thấy bóng ô tô, xe bò, chỉ thấy thưa thớt mấy nhóm người vào thung cắt cỏ trâu.

         Trước lúc tôi dắt xe ra khỏi cửa, trả tiền trọ, bà chủ lấy có năm xu, còn tiền bát cơm dứt khoát không nhận. Thong thả đạp xe, tôi nhớ chuyện “Bát cơm Phiếu Mẫu trả ơn ngàn vàng”, sự tích trong “Hán Sở tranh hùng”.

         Hàn Tín thuở thiếu thời nhà nghèo, mẹ già, cha mất sớm, hàng ngày đến chợ làm nghề khuân vác, gánh gồng thuê. Hàn Tín sức khoẻ nổi tiếng khiến bọn đàn em rất khâm phục, tôn làm đại ca. Ở chợ ấy cũng có một gã đồ tể sức khoẻ vật nổi trâu. Hôm ấy anh ta bán thịt lợn xong sớm, uống bát rượu ngon, vỗ ngực xưng là anh hùng trong thiên hạ, đang vừa đi vừa múa con dao bầu, mồm ca hát nghêu ngao, chợt gặp Hàn Tín, liền đón chặn lại hỏi: “Tao nghe nói mày xưng là đại ca làm vương tướng đất này, bây giờ tao thách mày có giỏi đâm tao ba nhát, nếu không dám, mày phải chui lòn háng tao ba lần!”

         Nói xong, gã đồ tế đứng dạng chân, đưa dao bầu cho Hàn Tín. Anh ta cởi phăng áo quẳng xuống đất, tụt quần đến tận bẹn, ưỡn bộ ngực vú vê thay lảy, giơ cái bụng béo nung núc những mỡ và ngửa mặt lên trời quát lớn: “Đâm tao đi! Nào đâm đi!”

         Người đi chợ thấy trò lạ, kéo nhau lại đứng xem vòng trong vòng ngoài, bọn đàn em thích thú vỗ tay reo hò, nhảy nhót cổ vũ Hán Tín: “Đâm đi! Đại ca đâm đi! Đại ca cứ đâm một nhát vào giữa cái bụng mỡ cho lão ta hết thói xưng hùng xưng bá!”

         Hàn Tín cầm con dao bầu của tên đại bợm chuyên chọc tiết lợn, đâm cổ trâu, đưa ngón tay cái lên gại gại vào lưỡi: “Chà! Sắc bén lắm!” Bỗng Hàn Tín ném con dao bầu xuống đất, và trước con mắt ngạc nhiên của mọi người, Hàn đại ca cúi xuống, luồn nhanh thoăn thoắt ba lần qua háng gã đồ tể!

         Mọi người cười ầm lên, ai cũng chê họ Hàn thế mà nhát gan! Hàn Tín lẳng lặng bỏ đi, như không có chuyện gì xảy ra.

         Nghe tin Lưu Bang chém rắn trắng khởi nghĩa ở đất Bái, xưng là Bái Công chống lại nhà Tần, Hàn Tín tìm đến đầu quân. Trên đường đi, Hàn Tín hết tiền gạo, phải xin ăn, được bà Phiếu Mẫu cho bát cơm nguội. Hàn Tín cảm ơn bà lão: “Nếu cháu có ngày làm nên, cháu sẽ xin tạ ơn bà ngàn vàng!”.

         Đi theo Lưu Bang, Hàn Tín giúp Bái Công làm nên nghiệp lớn, phá  Tần diệt Sở, thống nhất nước Tàu. Lưu Bang lên ngôi Hoàng đế mở đầu nhà Hán (tức Hán Cao Tổ), cắt đất phong hầu cho quan tướng có công lớn. Hàn Tín được phong đất Hoài Âm làm Hoài Âm hầu. Ông trở về thăm mẹ thăm quê, biếu bà Phiếu Mẫu đúng một ngàn vàng! Gã đại bợm vẫn làm nghề đồ tể bán thịt chợ quê. Mọi người ai cũng tin lão ta chuyến này chắc chết! Điều bất ngờ lại xảy ra: Hán Tín chủ động đến nhà gặp tên đồ tể. Ông không đâm chết gã đại bợm mà cầm tay cảm ơn: “Nhờ ông bắt luồn háng mà tôi mới được phong tước hầu như ngày nay!” Lão đồ tể cả kinh sụp xuống chân Hàn Tín lậy tạ. Hàn Tín kéo tay ông ta đứng dậy phong làm tướng cầm quân đánh dẹp các loạn đảng tàn dư quân Tần, quân Sở…

         Tôi nhớ lại điển tích bát cơm Phiếu Mẫu đã trở thành một thành ngữ dân gian, đâu dám nghĩ có ngày mình sẽ trả ơn bà quán cháo, vì tự biết mình bất tài, ít đức, chẳng qua có chút học vấn, lấy sách để tự dạy mình trong cuộc sống. Nhưng chuyện xưa đọc đã quá lâu ngày (65 năm), nay đem kể lại, nội dung chắc không sai, còn lời văn không thể y nguyên như sách cũ, mong độc giả thứ lỗi.

         Tôi nghĩ chuyện Hàn Tín là bài học lớn, một tấm gương sáng: Trả ơn không trả oán, biết cất nhắc người tài, nhẫn nhục điều nhỏ để thành công việc lớn. Nếu tôi phải đi ăn mày để sống có ích cho mai sau, tại sao không dám thay chiếc xe cọc cạch này bằng bộ đồ bị gậy?

         Nghĩ ngợi lan man, thị xã Ninh Bình đã đến lúc nào không biết, tôi tìm một hàng ăn. Trên đường tôi đã qua, người đi lại thưa thớt, đến đây phố phường cũng vắng vẻ. Có lẽ năm mới còn bận hội hè chưa mấy ai làm ăn, buôn bán. Hàng cơm đóng cửa! Hàng nước bán bánh chưng treo lủng lẳng. Phía trên bàn nước có một dãy bát úp, chắc chưa có người mở hàng. Tôi ngồi vào ghế dài, hỏi mua một cái bánh chưng. Tính tôi ngày Tết thích ăn bánh chưng chấm mật, nhưng không có mật đành dùng với kẹo bột. Bánh nhạt thếch, có lẽ bánh cũ luộc lại. Nhân đậu xanh thêm miếng thịt lợn bằng đốt tay. Tóm lại, bánh tuy cũ nhưng ăn cũng được, và gặp chỗ có nhân thấy ngon ngon.

         Trong dân gian, người ta hay đố vui: “Món gì ngon nhất?”. Câu trả lời: “Nhất đói là ngon!” Đã lâu lắm tôi không được ăn bánh chưng vì ngày Tết mới có. Nhà tôi qua 4 cái Tết không gói bánh chưng. Đến mùng 3 của cái Tết thứ tư, hôm kia tôi mới được nếm một miếng bánh chưng nhà dượng Phú, gói bằng nếp con hơi cứng và nhân chỉ là một củ hành! Bây giờ lại chỉ ăn sét bát cơm nguội ở Quán Cháo từ tối qua, thấy bánh này ngon là phải. Một cái bánh nhỏ bằng lòng bàn tay, mấy  lượt lá chuối, với người ta thì dính ruột, tôi quen ăn ít, nên đã cảm thấy lửng dạ, nếu mua thêm lại nhiều quá, thôi đành đói một chút, cũng chịu được, trong lúc này giảm chi bớt tí nào hay tí ấy.

(Nguồn: Tuấn Công Thư Phòng)

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ   CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 4 I_icon13Thu 27 Oct 2022, 12:27

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Hồi ký viết lúc hoàng hôn)

Hoàng Tuấn Phổ



CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 4 Cu_lon10


                    Tôi phóng một mạch qua cầu Gián Khuất, Phủ Lý, rồi đến Hà Nội. Đất Kinh Kỳ nổi tiếng “Hà Nội băm sáu phố phường” có khác. Phố nào cũng đông đúc, phường nào cũng nhộn nhịp. Tôi không dám dừng lại Hà Nội, hỏi thăm ngay đường lên Bắc Ninh.

Cầu Long Biên! Chao ôi! Cây cầu sao mà to và dài đến thế! Cứ mù mù mịt mịt xa thăm thẳm, có lẽ nó dài “nhất thế giới” chăng? Tôi qua Gia Lâm, lên thị xã Bắc Ninh. Một chặng đường ngắn thôi nhưng rất kỳ lạ. Mặt đường nhựa láng bóng, đen nhánh, nhẵn thín, thứ giấy ngoại thượng hạng buôn lậu còn kém xa! Đời tôi chưa thấy con đường giao thông hay phố xá nào đẹp đến vậy. Nhưng, ngược lại đến bất ngờ, tôi rất ngạc nhiên khi thấy thị xã một tỉnh như Bắc Ninh lừng lẫy trong lịch sử Việt Nam lại ngắn và hẹp như một con phố chợ Cầu Quan Thanh Hoá thời kháng chiến.

         Đây là trấn Kinh Bắc, quê hương của hai bà Chúa khét tiếng: Thứ nhất Ỷ Lan Nguyên phi, vợ vua Lý Thánh tông, thủ phạm vụ giết Hoàng hậu Thượng dương bằng hình thức chặt chân tay, khoét hai mắt, ném vào chuồng lợn! Thứ hai Quý phi Đặng Thị Huệ, vợ yêu Chúa Trịnh Sâm, một tiếng cười đủ làm triều đình nhà Lê nghiêng ngửa, một giọt nước mắt đã cuốn trôi cả cơ đồ họ Trịnh! Bà Chúa Chè (Đặng Thị Huệ người làng Chè, Bắc Ninh) còn có đứa em trai xưng là Cậu Trời, ra đường hễ gặp con gái đẹp là bắt hiếp ngay giữa thanh thiên bạch nhật, mặc dù trong nhà Đặng Mậu Lân đã có  hàng trăm người vợ trẻ nhan sắc mĩ miều!

         Trời đã chiều tà. Tôi chọn một quán hàng có ông già hai chòm râu bạc phơ đang ngồi nhìn ra đường phố mỗi lúc một thêm thưa vắng dần. Tôi lễ phép hỏi: “Thưa cụ, đầu xuân năm mới, hàng ta đã mở cửa chưa ạ?

         Cụ già cười, hàm răng phô ra còn nguyên vẹn: “À hàng thì chưa, nhưng cửa từ mùng một Tết Nguyên đán ngày nào cũng mở”.

         Tôi đoán cụ già này vui tính tất dễ tính, thưa ngay vào chuyện cần thiết: “Dạ thưa cụ, cháu muốn đêm nay xin được phép ngủ nghỉ nhờ…”

         Ông lão hỏi: “Cậu người Thanh  Hoá phải không?”.

         Tôi hơi ngạc nhiên: “Dạ, sao cụ biết ạ?”

         Ông già đáp: “Hồi kháng chiến, tôi ở Thanh Hoá mãi. Dân tản cư mà. Tiếng Thanh Hoá nói nặng, khó nghe, nhưng mà nặng tình nặng nghĩa, giúp đỡ đồng bào tản cư hết lòng! Có ai đi đâu đội được cả cửa nhà đi đâu? Cho nên mới có câu “Sẩy nhà ra thất nghiệp”. Chín năm kháng chiến có ít đâu, mà tôi thấy người Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, có ai thất nghiệp đâu, vì được cái xứ - ông khách tha lỗi - nói cứ như “dùi đục chấm nước cáy”, nhưng lại có tấm lòng vàng, sẻ cơm nhường áo, san cửa chia nhà, thương người như thể thương thân…”.

         Tôi nói: “Vâng, xin cảm ơn những lời khen ngợi tốt đẹp của cụ!”.

         Cụ già mời tôi uống nước. Nước chè nụ vối rót ra từ ấm tích ủ trong giỏ bọc nệm rơm để giữ nhiệt, mùi thơm nhẹ, uống vào hơi đắng chát một chút, nhưng vị ngọt thấm thía dần, lưu lại mãi trong đầu môi cuống lưỡi, rất xứng với tên chén trà xuân đầu năm mới nơi đất khách.

         Tôi ngập ngừng một chút rồi thưa thật với cụ già: “Chả dám giấu gì cụ. Nhà cháu ở trong Thanh gặp cảnh ngộ khó khăn, nên hỏi thăm đường tìm về đất Tổ quê xưa nhờ anh em họ hàng giúp đỡ…”

         Cụ già gật đầu: “Tôi cũng nghe nói trong Thanh vài năm nay mùa màng thất bát, lại thêm cái nạn dịch đấu, đấm cái gì đó ghê gớm lắm!...Thế cậu tìm về tỉnh nào?”

         Tôi đáp: “Dạ, cụ Tổ cháu vì đói khát chạy vào Thanh kiếm ăn, đến cháu đời thứ 6. Nay cháu lại cũng bởi đói khát tìm về quê xưa kiếm sống. Quê cháu ở thôn Nhân Lý, phủ Mỹ Hào, huyện Đông Yên, tỉnh Bắc Ninh”.

         Cụ già chống tay dáng nghĩ ngợi. Một lát, cụ thong thả nói: “Thế thì cậu nhớ nhầm rồi! Xưa kia tỉnh Bắc Ninh có phủ Mỹ Hào, ngày nay bỏ phủ, chỉ còn huyện. Huyện Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên. Thôi bây giờ trời tối rồi, cậu nghỉ lại đây, tôi nấu cơm ăn, sáng mai trở xuống Gia Lâm, theo đường 5 đến Bần Yên Nhân hỏi thăm huyện Yên Mỹ, làng Nhân Lý…Các cháu tôi về quê ăn Tết cả, còn mình tôi ở lại trông nhà. Cậu ở đây với tôi, chúng ta tối nay uống nước nụ chè vối nói chuyện với nhau cho vui. Tôi sẽ đun nước ủ tích chè mới…”

         Tôi thưa: “Vâng, còn gì bằng…Đầu xuân năm mới xuất hành vào ngày mùng Ba Tết mà gặp toàn chuyện hay!”.

         Chủ nhà vào bếp thổi cơm. Tôi dắt xe vào nhà. Giữa nhà treo ngọn đèn quang sáng quắc. Nhà hàng vừa bán cơm, vừa cho khách trọ ban đêm nên 3 gian khá rộng. Lại còn nhà bếp nữa. Một mình ông già trông nhà không khỏi cảnh trống trải, vắng vẻ. Tính cụ lại vui, hay cười, thích nói chuyện…Mình được ở với cụ có bầu có bạn. Chứ đêm nào cũng ở nơi như Quán Cháo Đồng Giao, đêm nghe gió núi, nghĩ nỗi đường xa thêm mù mịt não nề. Giấc ngủ tuy chết mê chết mệt nhưng vẫn lẫn cả cơn chập chà chập chờn ác mộng, những hùm beo ma quỷ hiện hình vây bắt moi gan uống máu mình…!

         Đã lâu lắm, bốn, năm năm chứ ít đâu, tôi mới được ăn một bữa thịnh soạn, đúng hơn là bữa cỗ Tết có đủ bánh chưng, thịt đông, giò lụa, chả quế…Riêng món bánh chưng đã đặc biệt. Bánh gói rất dày, gạo nếp cái, chỉ có hai phần gạo, một phần nhân đậu xanh nhuyễn vào một lớp thịt ba chỉ trải ở giữa, ăn với giò lụa hoặc chả quế tuỳ thích. Nhưng vẫn thiếu mật. Với tôi, bánh chưng phải chấm mật, thứ mật đặc chợ Đầm (Thọ Xuân) hay Bà Bùi (Hà Trung) thắng với gừng. Bắc Ninh ít đất trồng mía, hay phong tục ở đây không ăn bánh chưng chấm mật?

         Chủ nhà cũng đem ra một be rượu, nhưng tôi xin cụ miễn thứ vì tính tôi không thích món tửu món tăm. Cụ chủ nhà cũng không ưa khề khà tay đũa tay chén, nên bữa ăn - bữa cỗ Tết - ăn xong chóng vánh. Tôi dọn mâm cùng với cụ và xắn tay áo sẵn sàng thực hiện “lời dạy” “Làm trai rửa bát quét nhà…” Cụ chủ gạt tay tôi: Cứ để đó. Sáng mai cháu nào về thăm ông, tất nó phải thu dọn bếp núc”.

         Rồi cụ nhờ tôi bê giỏ ấm nước.

         Một già một trẻ ngồi đối ẩm bên chén nước chè nụ vối. Chà! Ấm mới ủ nước mới có khác. Hương vị vừa thơm vừa ngọt. Thanh Hoá sẵn cây vối vườn, nhân dân hay uống lá, ít dùng nụ. Nói chung dân Thanh vẫn thích chè xanh hơn, nhất là chè xanh Yên Lược.

         -Cháu xin phép hỏi cụ, làng quê cụ ở đâu ạ?

         -Làng Trang Liệt, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, gần ngay đây thôi. Chắc cậu là người có học hành chữ nghĩa? Cậu học Nam sử thì biết đời Trần, lão cũng họ Trần, nhưng không phải dòng dõi mà có chút dây mơ rễ má với họ Trần thôi!

         -Vâng, cháu cũng có được cắp sách đi học, rất thích môn sử nên có biết qua lịch sử đời nhà Trần anh hùng lắm, ba lần đánh thắng quân Nguyên bên Tàu xâm lược!

         Cụ già vỗ đùi đánh đét, vuốt chòm râu bạc:

         -Đúng, đúng! Nhưng tôi không muốn nhắc lại chuyện ấy. Sử sách nói nhiều rồi. Tôi thích kể chuyện làng tôi, một làng lớn bằng một xã, có những hai cái đình đồ sộ, một cái Bảng môn cũng rất to đẹp, vốn xưa là điền trang thái ấp của Hoài Đức vương Trần Bà Liệt. Cái tên Trang Liệt là có nguồn gốc lịch sử ấy!

         Tôi rất thú vị, đôi mắt sáng lên, đầu óc tỉnh như sáo. Dường như tôi quên hết mọi sự mệt nhọc đường trường, tê chân còm lưng đạp xe rong ruổi một mạch suốt từ quán Cháo Đồng Giao đến thị xã Bắc Ninh này, đến nỗi ngồi trên xe chân còn đạp được, chứ xuống đất đi bộ thì không lê bước nổi!

         -Vâng, cháu thích nghe chuyện cụ kể lắm. Được như thế còn gì quý bằng!

         Cụ già chọc cái lông cánh gà trống thiến thông nõ điếu bát, tay nạp điếu thuốc lào, tay châm đóm từ ngọn hoa kỳ đốm lửa hãm leo lét chỉ bằng hạt đỗ, miệng ngậm xe, thọt má rít một hơi dài rồi thở ra làn khói xanh lơ mùi hăng hắc. Cụ nuốt dư vị khói thuốc đánh ực như nuốt hết vào gan ruột cái tinh tuý thơm ngon của thứ được nhà nho dân dã ca ngợi là “quốc hồn quốc tuý”. Chiêu một ngụm chè nụ vối mới ủ, cụ khoan khoái nói:

         -Vào Thanh, tôi khoái nhất món thuốc lào Thượng Đình, nhưng phải đúng Thượng Đình chính hiệu, nó hơi nặng, nhưng đầm, ngọt khói, hút vào say lơ mơ, hơn đứt cái tang thuốc lào Tiên Lãng, ngon nhưng nhẹ quá, chỉ hợp với những tay hút chơi chơi thôi!

         -Vâng thưa cụ, cháu  không biết hút thuốc lào là gì, nhưng cũng nghe người ta nói vậy.

         Tôi không muốn cuộc trò chuyện tình cờ mà vô cùng thú vị này bị lan man từ cò sang măng, nhưng không dám nhắc ông già đang say sưa hương vị thuốc lào Thượng Đình – sản phẩm của làng Thượng Đình xã Quảng Định cùng huyện Quảng Xương, cách xã tôi hai xã. Tuy nhiên, tâm trí cụ chủ không đến nỗi kém minh mẫn, chuyện nọ xọ chuyện kia. Cụ ngồi im lặng như để tận hưởng vị điếu thuốc lào ngon hay muốn nhớ lại cặn kẽ câu chuyện lịch sử làng quê rất đáng tự hào của mình đã cách nay gần thiên niên kỷ:

         -Đền làng tôi thờ đức thánh Bà Liệt – Hoài Đức vương Trần Bà Liệt! Lão chẳng hiểu sao tên huý của ngài lại là Bà Liệt, một cái tên kỳ quặc rất khó hiểu, nói vô phép Đức thánh, xin ngài xá tội kẻ phàm tục! Trong đền thờ cũng có bàn thờ đặt thánh vị ngài Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản 17 tuổi cầm quân đánh giặc Nguyên, cờ đề 6 chữ “Phá cường tặc báo hoàng ân”. Hổ phụ sinh hổ tử, ngài là con trai Đức thánh Bà Liệt, con trai chính cống chứ không phải là lập lờ dưới ánh trăng mờ tỏ! Cậu có biết thế nào là lập lờ dưới ánh trăng mờ tỏ không? Hay lắm! Thần kỳ lắm!

(Nguồn: Tuấn Công Thư Phòng)

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ   CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 4 I_icon13Mon 31 Oct 2022, 08:01

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Hồi ký viết lúc hoàng hôn)

Hoàng Tuấn Phổ



CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 4 Trn_bz10

Đền Trang Liệt. Ảnh: St


            Không cần câu trả lời của tôi, cụ già dừng lại mở giỏ lấy ấm rót cho mình và cả cho tôi chén chè hương nụ vối:

         -Chúng ta đang nhớ lại chuyện hay sử cũ. Chúng ta không đi đâu mà phải vội vội vàng vàng, cứ thong thả mới gọi là thưởng thức cái hay và vẻ đẹp của nó phải không cậu? Hương vị chè nụ vối bây giờ mới thật ngấm. Cậu biết không? Đây mới là chè vối Kinh Bắc chính phẩm. Tiếc cậu không phải là người Kinh Bắc mà lại quê Thanh Hoá gốc Hưng Yên. Thanh Hoá là đất anh hùng nhưng mà cái anh vua Lê chúa trịnh dở ệt!

         -Dạ, cụ nói đúng lắm ạ! Ở đâu cũng có kẻ dở người hay! Được như đức thánh Bà Liệt, hổ phụ sinh hổ tử thực là hiếm có xưa nay.

         Cụ già biết tôi nhắc khéo:

         -Ờ ờ. Ở đâu chẳng có chuyện trăng mờ trăng tỏ…Ấy là họ Trần thuở còn hàn vi sống nơi thảo dã làm nghề đánh cá như ai. Có chàng họ Trần một hôm dậy sớm ra biển để sửa soạn lại đồ nghề, bỗng gặp một người con gái, tuy ăn mặc nâu sồng quê kệch mà đẹp. Chao ôi là đẹp! Đẹp như tiên giáng trần đang thướt tha váy áo loà xoà đi trên bãi cát dưới ánh trăng về sáng. Chàng không giữ nổi ham muốn xác thịt liền xông tới ôm ngang lấy tiên nữ vật ngã ngửa ra bãi cát…Nàng tiên không chút chống cự, dường như cũng thuận ý làm vừa lòng kẻ phàm phu tục tử! Thế mới kỳ lạ chứ! Ai bảo không phải duyên tiên kỳ ngộ do ông trời xui khiến? Sau phút thần tiên ấy mỗi người đi mỗi ngả…

         Vua Hạo Sảm nhà Lý chạy loạn nương náu vùng đất Sơn Nam Hạ, thấy Trần Thị Dung chị họ Trần Thủ Độ xinh đẹp, lấy làm vợ. Trần Thủ Độ cũng say đắm Thị Dung, khi ấy tập hợp đinh tráng, chiêu mộ quân binh giúp vua Lý dẹp loạn trở lại kinh thành Thăng Long. Vua Lý không con trai, truyền ngôi cho con gái Chiêu  Hoàng. Thủ Độ đưa con trai Trần Thừa là Trần Cảnh vào cung hầu hạ Chiêu Hoàng…Chiêu Hoàng yêu Trần Cảnh, lấy làm chồng. Thủ Độ bảo: Xưa nay đàn bà không ai làm được vua, sớm muộn cũng bị tiêu diệt! Chiêu Hoàng sợ, nhường ngôi cho chồng. Ngôi vua chuyển sang họ Trần. Trần Cảnh làm Hoàng đế, Trần Thừa giữ ngôi vị Thượng hoàng. Huệ tông đã chết, Thủ độ chiếm đoạt luôn Thị Dung làm vợ! Sự kiện lịch sử nhà Lý chuyển ngôi cho nhà Trần, thời học lịch sử năm đệ nhị Trung học, tôi biết qua “Việt Nam lịch sử giáo trình” của Đào Duy Anh. Đoạn này cụ chủ không kể, chỉ nói tiếp chuyện đức thánh Bà Liệt của làng quê mình:

         -Một buổi đầu xuân Thượng Hoàng Trần Thừa mở hội vật trong Kinh thành. Hội vật này được Thượng hoàng đặc biệt chú ý tới cặp đấu: một người tuổi trung niên nổi tiếng Long thành vật với một chàng thiếu niên độ mười sáu mười bảy tuổi, đã hai ngày không phân thắng bại. Thượng hoàng gọi riêng chàng thiếu niên vào cung hỏi chuyện được biết tên Bà Liệt, không có họ, mẹ cũng không biết bố là ai, chỉ ngờ người ấy họ Trần làm nghề đánh cá nhưng không biết rõ lắm nên không dám nói. Thượng hoàng sai thưởng riêng cho chàng đô vật thiếu niên, bảo cứ ra ở nơi công quán, chờ sáng mai tiếp tục thi tài…

         Suốt đêm ấy Thượng hoàng không chợp mắt, cứ luẩn quẩn với cuộc tình không hẹn mà gặp. Cái đêm ngàn vàng không mua lại được, ánh trăng sao đẹp thế, người con gái sao đẹp thế! Tưởng trong giấc mộng thần tiên, nào ngờ chuyện lại xảy ra ở chính tại làng quê mình trên bãi cát quen thuộc hàng ngày mình vẫn đi về với cuộc sống lưới chài…Thượng hoàng thấy thằng bé giống mình như đúc, từ mặt mũi, đến dáng đi, cả tài nghệ…Lúc trẻ Thượng hoàng cũng là một đô vật nổi tiếng…

         Hôm đấu vật thứ ba, tay đô vật lớn tuổi kia không muốn chịu thua, định giở miếng “móc” vô cùng hiểm ác, nhưng sợ lộ vì miếng này đã có lệnh cấm, bèn chuyển sang miếng bóp cổ. Bà Liệt bóp cổ lại, nhưng tay ngắn không vươn tới cổ địch thủ. Thượng hoàng sợ Bà Liệt bị nguy hiểm tính mạng liền quát to: “Buông tay ra! Con ta đấy!”

         Tay đô vật sợ bị tội vội buông tay, sụp ngay xuống vái lậy Thượng hoàng xin tha tội. Thượng hoàng gật đầu cười, sai thưởng cho cả hai đô vật. Rồi ngài giữ Bà Liệt ở lại, đưa vào cung riêng. Sau đó Thượng hoàng bảo vua Trần Cảnh phong cho Bà Liệt làm Vũ Đức vương, cho hưởng đất Bắc Ninh làm điền trang thái ấp…

         -“Chà! Chuyện hay quá!” Tôi không kìm nổi thích thú thốt lên lời khen.

         Cụ chủ thâu nõ điếu bát, nạp hai điếu thuốc lào, hai làn khói xanh lơ liên tiếp lượn lờ trong không gian sau hai tràng tiếng kêu rong róc giòn giã:

         -Thuốc lào cái tang Yên Lãng Hải Dương phải nạp đôi hút kép như vậy mới đã!

         Ông già chiêu nửa chén nước còn lại. Chắc nước đã nguội, tôi toan mở giỏ để hầu cụ chén khác, ông liền xua tay:

         -Thôi, không cần, để tôi nói nốt. Chuyện lão vừa kể là chuyện có thật, chuyện lịch sử mà lị, chép trong Ngọc phả do Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn thuật, để tại đền thờ đức thánh Cả “đại vương”. Còn chuyện truyền ngôn thì nhiều, cậu muốn nghe tôi cũng chẳng giấu. Đó là chuyện ông Thái sư Trần Thủ Độ cậy công cậy tài lấn lướt cả quyền vua. Thượng hoàng nhận con, Thái sư không cho nhận, bảo đó là con hoang! Thượng hoàng gọi nhà vua hỏi: “Thái sư bắt đầu làm Thái thượng hoàng từ bao giờ?” Ông Trần Cảnh không trả lời được, vì nhờ công Thái sư Trần Thủ Độ ngài mới có ngôi báu. Thượng hoàng lại nói: “Vua phải ra vua, tôi phải ra tôi, nhược bằng không thì mất ngôi, mất nước!” Nhà vua vâng lời, hạ chiếu công nhận ngài Bà Liệt làm Hoàng đệ, vẫn phong vương kiến ấp như cũ.

         Con đã được phong vương tất phải phụng nghinh mẹ về cung nhận tước Phu nhân. Thái sư sai cấm quân đóng cửa Hoàng thành không cho Bà phu nhân vào. Ông không thể chịu được người đàn bà xấu xí ma chê quỷ hờn ấy! Nhà vua đành cho kiệu đưa Phu nhân lên điền trang Bắc Ninh. Thượng hoàng tức giận mắng Thái sư là đồ vô luân, lấy chị làm vợ! Ông Thủ Độ đối phó lại bằng cách đứng giữa triều đình tuyên bố: “Từ nay nam nữ họ Trần chỉ được kết hôn nội tộc, đề phòng ngôi báu truyền ra họ ngoài như nhà  Lý đã chuyển ngôi cho họ nhà Trần. Ai không tuân lệnh xử tội chém bêu đầu”. Bởi vậy, từ đó nhà Trần đời đời hôn nhân nội tộc không thay đổi…

         -Dạ thưa cụ, học sử nhà Trần 3 lần đại phá quân Nguyên xâm lược, tiếng tăm lẫy lừng, nhưng cũng có cái dở là anh chị em họ hàng lấy nhau! Bây giờ nghe chuyện cụ kể cháu mới được sáng tỏ đầu đuôi sự tình. Thì ra ở đời cái gì cũng có căn nguyên của nó.

         Tiếng chuông đồ hồ quả lắc trên tường đánh chín tiếng như những dấu chấm lửng cho thiên chuyện còn dài, rất dài, nhưng có thể tạm dừng ở đây. Cụ chủ mỉm cười vui vẻ:

         -Thế mà đã 9 giờ. Kể cũng chưa khuya, nhưng cậu khách rong ruổi suốt cả ngày chắc giờ đã mệt, nên ngủ sớm. Nếu sáng mai cậu chưa vội đi, thế nào bọn trẻ nhà tôi cũng có đứa về trông nhà, tôi sẽ đưa cậu về thăm làng tôi, đến xem đền thờ đức thánh Cả, có nhiều câu đối hay lắm. Rất tiếc trí nhớ tôi kém quá, chỉ lỗ mỗ thôi, không thể đọc ra vài câu để chúng ta cùng thưởng thức với nhau cho vui…

         -Dạ, cháu rất cảm ơn cụ. Sáng mai cháu phải xin phép đi sớm.

         -Phải, việc tìm lại đất tổ quê cha là quan trọng lắm! Bây giờ cậu đi nghỉ, giường phía trong kia hay là giường nào đó tuỳ ý. Các giường khách trước Tết chăn chiếu đều giặt giũ sạch sẽ để sẵn sàng đón khách năm mới.

         -Vâng, thật may mắn cháu lại được làm người khách năm mới đầu tiên…

         -Ừ, tôi cũng chúc cậu năm mới gặp được nhiều may mắn!

         -Vâng, cháu cảm ơn cụ!

         Tôi đi nằm trước, cụ chủ sau đó cũng lên giường. Mấy tiếng ho khục khặc bật lên. Đó là bệnh thông thường, hiện tượng người già hay hút thuốc lào. Rồi tất cả đều im lặng, chỉ còn tiếng kêu tích tắc đều đều của chiếc đồng hồ kiên nhẫn không biết mệt mỏi trên tường.

         Đêm ấy tôi ngủ rất ngon. Gần sáng bỗng mơ thấy đang đi chơi trên bãi cát phi lao chắn gió biển, gặp một con quỷ cái mặt xanh nanh vàng chạy lại ôm choàng lấy người, sợ quá, ú ớ kêu không được, giật mình tỉnh giấc, mở choàng mắt thì trời đã sáng.

         Cụ chủ đang ngồi trầm ngâm trước bàn. Ngọn đèn hoa kỳ vặn nhỏ bấc vừa đủ sáng, soi rõ ấm giỏ ủ chè nụ vối và chén nước đang bốc khói. Tính người già dậy sớm vì ít ngủ, tiêu khiển bằng điếu thuốc lào và chén nước chè nóng. Biết tôi không nghiện chè, thuốc, cụ chủ mời ngồi xơi chén nước chè súc miệng. Lịch sự quá! Đúng là người Kinh Bắc có khác. Đất này cũng quê hương nhà Lý. Lắm chuyện kỳ lạ. Mẹ Lý Công Uẩn đi cấy thuê nhà chùa, đêm ngủ dưới mái tam quan, ông sư Lý Khánh Văn đi cúng về khuya, chỉ bước qua mà cảm động thụ thai! Lý Khánh Văn nhận Lý Công Uẩn làm con nuôi, cho học cả văn cả võ. Lớn lên Công Uẩn làm tướng rồi làm vua thay nhà Tiền Lê, truyền được 8 đời mới mất vào tay Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung, rồi chuyện Trần Cảnh làm vua, Trần Thừa làm Thượng hoàng nhận đứa con hoang trên bãi cát là Bà Liệt…

         Tôi phải ngồi khoảng 30 phút để nghe tiếp câu chuyện kể thứ hai trong kho chuyện chắc đầy ắp của cụ chủ nhà.

         Tôi bơm lại xe, móc túi lấy ra mấy hào bạc gọi chút tiền nhỏ mọn để mở hàng năm mới. Cụ giữ tôi lại ăn bánh chưng sáng với mình cho vui và nhất định không nhận số tiền, vì xem tôi là người khác gia đình trước lạ sau quen. Tôi cám ơn cụ, chúc mừng cụ năm mới vạn sự như ý và xin phép được biết quý danh. Cụ cười, nụ cười rộng mở như bông hoa đầu xuân nở xoè tươi tắn đầy hạnh phúc: “Tôi là Thanh, để kỷ niệm những năm ở Thanh Hoá đấy!”

         Rồi cụ bắt tay chào tiễn tôi…

(Nguồn: Tuấn Công Thư Phòng)

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ   CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 4 I_icon13Tue 01 Nov 2022, 08:10

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Hồi ký viết lúc hoàng hôn)

Hoàng Tuấn Phổ



CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 4 K_st10


            Trở lại con đường đẹp nhất miền Bắc: Gia Lâm-Bắc Ninh, Bắc Ninh-Gia Lâm. Tôi dừng lại một quán hàng mượn cớ uống nước để hỏi thăm đường.

         Hàng này bán bánh trôi nước. Không phải chiếc bánh mà viên bánh  còn nguyên màu bột trắng toát. Quê tôi ngày Tết có loại bánh rán tròn lớn hơn bánh trôi một chút, lúc mới nặn cũng màu bột trắng, lăn hạt vừng bên ngoài đem rán chín bằng mỡ lợn rồi tẩm mật thành sắc đỏ nâu đẹp. Và trong nhà tôi, hồi lên sáu lên bảy, tôi còn thấy một cái môi đan rất khéo, thưa, bằng nan vầu gác trên giàn bếp. Bà tôi nói đó là cái vợt dùng để vớt bánh trôi nước. Bà tôi còn giải thích: nhà ta vốn xưa quê ngoài Bắc, đầu năm làm bánh trôi nước, nên không quên tục cũ. Nhưng khoảng mấy chục năm nay không làm nữa, vì xung quanh không có ai, chỉ một mình nhà ta thì “cầy” (kỳ) quá!

         À thì ra bánh trôi là thế này đây! Chắc giá cũng không đắt quá, tôi mua một đĩa. Khách ngồi hàng rất đông. Tôi cốt vào hàng quán đông người, ăn chút lót dạ, để hỏi thăm làng cũ quê xưa. Thấy tôi lóng ngóng tay cầm đũa vẻ chưa quen món bánh trôi, một ông trạc ngoài 50, cất tiếng ngâm nho nhỏ, đùi rung tít:

         Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
         Bảy nổi ba chìm với nước non.
         Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
         Mà em vẫn giữ tấm lòng son!


         Thơ ai như thơ Hồ Xuân Hương? Tôi cắn thử một viên bánh trôi. Ngoài chỉ có bột chín bao quanh, cái nhân là một cục đường nâu đỏ giống đường phên Thanh Hoá. À ngon, ngon và ngọt, bột dẻo thơm kết hợp đường ngọt thắc nên ngon. Ăn bánh trôi nghe thơ Bánh trôi, bánh càng ngon ngọt thơm, thơ càng hay tuyệt, đơn giản mà sâu sắc!

         Ăn xong đĩa bánh trôi, tôi trả tiền, cố nán lại với chén nước để hỏi đường về huyện Đông Yên. Không ai trả lời tôi. Họ đang bận việc của họ.

         Người ngâm thơ Bánh trôi hỏi tôi: “Cậu ở Thanh Hoá phải không? Đầu xuân năm mới xuất hành đi xa mà phải hỏi thăm đường thì không nên đâu, phải không anh bạn trẻ?”

         Tôi đáp: “Dạ vâng thưa ông!”

         Tôi nghĩ tại sao đi đến đâu người ta cũng nhận ra mình là dân Thanh Hoá? Phải chăng tại vì cái giọng mình nặng trình trịch, phát âm không chuẩn xác nhiều từ ngữ? Đúng như lời cụ Thanh Bắc Ninh: tiếng nặng nhưng tình không nhẹ, sợ gì thiên hạ chê cười. Nhà mình đã sáu đời ở Thanh Hoá, mồ mả tổ tiên cũng chôn cất trên đất Thanh, tại những nơi tên gọi nôm na mà thân thiết: Đồng Cồn, Bái Ràn, Nhà Hinh, Đồng Cạn, Mả Yểng,…Đó là những mảnh đất, chính các cụ lúc sống đã đổ mồ hôi sôi nước mắt! Đã hai trăm năm tổ tiên không bị người Thanh Hoá đuổi đi, đến đời cha con mình cớ sao lại bị người Thanh Hoá không đuổi mà chẳng khác đuổi đi, phải cách ly hẳn môi trường xã hội, mặc cho đói nghèo khốn khổ? Giá như mình có phép thần tiên, đi đâu, đội luôn cả nhà cửa cơ nghiệp và mồ mả tổ tiên ông bà đến luôn nơi đó!

         -Cậu nghĩ gì về đất tổ quê xưa mà ghê gớm thế? Cái gì còn thì vẫn còn, cái gì đã mất thì để cho nó mất. Ở đây hai ngôi mộ của “Chồng nguyên soái vợ tướng quân” quê quán Thanh Hoá, đã gần hai ngàn năm vẫn còn đó, người đời và chính dân Gia Lâm này thường lui tới thắp hương và đọc thơ. Vậy mà tôi chưa nghe nói đến ai từ Thanh Hoá ra thăm viếng cả!

         Tôi hơi  giật mình về câu hỏi, lời nói của ông khách ngồi hàng khi nãy ngâm thơ Bánh trôi nước.

         -Vâng, thưa ông, cháu quả là con trẻ cạn nghĩ vô tình. Nếu ông vui lòng cho nghe lời thơ đề vịnh về hai ngôi mộ ấy thì hay quá!

         Bỗng ông đổi ý:

         -Mà thôi! Tôi chưa già mà lẩm cẩm mất rồi! Cậu đang tìm đường về quê Tổ đầu xuân năm mới mà tôi giữ cậu lại đây để nghe tôi nói chuyện thơ với thẩn thì vô duyên quá! Nói như các cụ “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ”, rồi ra gặp gỡ còn nhiều, cậu đi tìm đi cho được việc! À mà bây giờ cậu xuôi xuống đường Năm, qua Bần Yên Nhân, đi một mạch hỏi thăm về Kẻ Sặt, dưới ấy có ấp Nhân Lý, chứ vùng trên này làm gì có làng Nhân Lý. Mà xưa là ấp nay là làng, thế gian biến đổi như đèn cù “quay tít lại vòng quanh”, đành cứ đi đến nơi đến chốn xem sao. Chao ôi! Đã cách nay đến hai trăm năm rồi cơ mà!

         Tôi đứng lên chào ông khách hay chuyện, dắt con ngựa sắt già lại bon bon trên đường Năm, đầu óc bận rộn với những tên Nhân Lý, Bần Yên Nhân, Kẻ Sặt…

         Bần Yên Nhân không ra phố cũng không ra chợ, ở ngay cạnh đường Năm, chuyên sản xuất tương. Tương Bần ngon nổi tiếng. Rất nhiều thùng gỗ lớn cùng với chum bố bày la liệt, phơi ngoài trời, bên trên đội nón lá che mưa nắng. Họ vừa sản xuất tương vừa bán buôn và bán lẻ cho khách xa gần.

         Chẳng còn cách nào khác, tôi lại thẳng đường Năm rẽ lối về Kẻ Sặt.

         Kẻ Sặt! Địa danh rất nôm na này là tên một lỵ trấn huyện của tỉnh Hải Dương nổi tiếng, đất quê Mạc Đăng Dung, từ anh dân chài trở thành ông vua mở ra triều đại nhà Mạc, làm cho nhà Lê suýt bị tuyệt diệt! Phong cảnh Kẻ Sặt chợ búa, phố xá buồn tênh! Phải chăng nó còn dấu vết đau thương của cuộc chiến tranh quá lâu dài tiếp sau 80 năm đô hộ?

         Tôi vào một hàng nghỉ ăn trưa, biển đề “Quán cơm Kẻ Sặt”. Không dám gọi gì nhiều, chỉ hạng xoàng dưa mắm. Chủ quán cho biết mới mở hàng mùng sáu hôm nay, chưa chuẩn bị được các món nấu, chỉ có thịt đông và cá rán. Tất cả không phải món ăn ngày Tết còn lại mà mới phát hoả mờ sáng nay. Thịt đông là món thông dụng nhà nào ngày Tết chẳng có. Cá chép mới rán rất đặc biệt vì đây là cá chép sông Kẻ Sặt chảy ra sông Thái Bình. Mùa mưa nước lớn, cá chép từ sông Thái Bình bơi ngược nước lên sông Kẻ Sặt nhiều mồi ngon, rồi ở lại sinh sống đến mùa xuân năm sau, con đực gặp con cái cùng “vật tổ” rồi đẻ trứng tại bờ cỏ ven sông…

         Tôi rất thích được nghe những điều như vậy để mở mang kiến văn, không thể không nói lời khen ông chủ quán hiểu biết cặn kẽ về món ăn ngon quê mình. Ông cao hứng:

         -Tôi chưa được đi nhiều nơi, nhưng chắc chắn nơi chốn nào cũng có món ngon và kém ngon tuỳ theo khẩu vị. Thí dụ: Cá chép mau Nưa, có con to bằng cái quạt mo mà chỉ dùng để ướp muối ăn dần. Nổi tiếng ở Thanh Hoá là cá mè sông Mực loại bằng bàn tay xoè, rán, om, gỏi đều ngon. Sông Mực là một nhánh của sông Ghép. Trời mưa rào, cá mè cũng bơi ngược nước, gặp khúc sông sẵn mồi thì ở lại lâu dài…

         Tôi ngạc nhiên:

         -Làm thế nào ông chủ quán hiểu Thanh Hoá tường tận đến thế?

         -À, hồi kháng chiến, tôi tản cư vào Thanh mấy năm. Tôi ở phố Cầu Quan. Nghề của tôi là mở hàng cơm, đi đến đâu phải tìm hiểu nguồn thức ăn nơi đó, nên biết mau Nưa, sông Mực…Nơi đây xa biển, cá biển bán ở chợ Thượng là cá kho nồi, khách ăn không mộ, phải tìm nguồn cá nước ngọt để chế biến các món ăn. Tôi hay mua cá quả nấu kho, để lâu vẫn ngon, làm thức ăn mặn…Vợ chồng tôi ở Cầu Quan với hai thằng bé được đúng 3 năm thì phải tính chuyện hồi cư, còn hai con đã lớn tướng đòi ở lại theo người ta đi buôn bè. Ừ thì chúng nó có ý thức lập nghiệp sớm thế cũng hay, chẳng biết làm ăn thế nào mà Tết năm nay không thấy về. Nghe nói trong Thanh mấy năm nay mùa màng thất bát, nông suy bách nghệ bại, liệu chúng nó có chèo chống nổi không.



CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 4 Mzo_sz10

Đầu bếp nước ngoài đang chế biến cá mè sông Mực. Ảnh và chú thích: congtydulichmienbac


           Chủ quán nâng ra một mâm cơm, không có rau muống, thay bằng đậu phụ rán chấm tương, đĩa thịt đông và hai đĩa cá rán, loại cá chép tai trâu cắt đôi. Tôi không hiểu tại sao những hai đĩa cá rán đủ cả đầu đuôi. Chưa kịp hỏi thì ông quán đã giải thích:

         -Tuỳ cậu muốn xơi đầu hay đuôi do sở thích! Đàn ông nhiều người thích ăn đầu, “nam thủ nữ vĩ”. Chú mèo tóm được gã chuột, bao giờ cũng nhai rau ráu ngay cái đầu trước. Chính cái đầu mới ngon và bổ cho nên mèo ta khoẻ mạnh và thông minh. Loại cá chép sông Kẻ Sặt cỡ tai trâu này là ngon nhất, đầu hay đuôi đều thú vị cả!

         Tôi tự biết mình nên ăn món gì, do cái túi tiền lép kẹp của mình quyết định. Đã chén đậu rán chấm tương là “sang” rồi, còn dám cá rán, thịt lợn nấu đông nữa sao?! Nhưng trước nhiệt tình giới thiệu món ăn của ông chủ quán, tôi đành thú thật:

         -Chả dám giấu gì ông chủ, cháu ở trong Thanh mới ra, vì hoàn cảnh khó khăn, tìm đường về quê, lộ phí eo hẹp, nên chỉ mong được dưa muối qua bữa là tốt lắm rồi!

         Chủ quán tròn xoe mắt, cặp lông mày “nét mác” rướn lên:

         -Chết nỗi! Cậu là người Thanh Hoá thật à? Vậy mà tôi dám ba hoa chích choè mãi! Vậy quê quán cậu ở đâu tận Hải Dương này?

         -Vâng, cụ Tổ cháu quê làng Nhân Lý vào Thanh kiếm sống đến đời cháu là thứ sáu, gia phả chẳng may bị mất, chỉ nhớ quê làng Nhân Lý, huyện hay phủ Mỹ Hào, tỉnh Bắc Ninh. Cháu lên Bắc Ninh, không tìm thấy, nghe nói gần Kẻ Sặt, tỉnh Hải Dương, có ấp Nhân Lý…

         Chủ quán cười:

         -Tưởng ở đâu xa, chứ Kẻ Sặt là đây, mà ấp Nhân Lý cũng gần đây thôi. Cậu cứ thong thả cơm nước rồi nghỉ ngơi, chiều tôi sẽ vẽ đường cho cậu. Có con thiên lý  mã, chẳng cần phải phi, cứ bon bon nước kiệu, chốc lát đến nơi. Cậu xơi cơm đi nhé, đừng lo chuyện tiền bạc. Cơm hàng cháo chợ ai nhỡ mới ăn. Tôi đã ở Thanh Hoá những ba năm, mà “một đêm nằm bằng năm ở”, cậu khỏi lo chuyện tiền bạc.

         Ông chủ quán xuống bếp, có lẽ để tôi ăn uống được tự nhiên hoặc có việc đun nấu gì đó. Lúc ông trở lên, tôi đã ăn cơm xong.

         Chủ quán ngạc nhiên:

         -Ơ kìa! Sao cậu khách sáo thế? Cơm ít mà thức ăn…

         Tôi cười đáp lễ:

         -Dạ, tạng cháu vốn như thế, đâu dám khách sáo…

         Tôi đứng lên, rửa ráy qua loa tí chút, uống chén nước rồi lên giường nằm nghỉ ngơi. Sự thực tôi rất mệt. Vì đạp xe mấy ngày liền đã quá sức. Đến nỗi trên đường đi, ngồi trên yên xe còn đạp được, xuống dắt bộ thì đôi chân gần như bị tê liệt. Tôi đánh một giấc lúc nào không biết, khi thức dậy đã hai giờ chiều.

(Nguồn: Tuấn Công Thư Phòng)

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ   CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 4 I_icon13Wed 02 Nov 2022, 13:35

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Hồi ký viết lúc hoàng hôn)

Hoàng Tuấn Phổ



CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 4 Cu_qua10

Cầu Quan ngày nay


            Theo lời chỉ dẫn của ông chủ, đường về ấp Nhân Lý chẳng bao xa. Nhưng làng quê xưa đất Tổ của tôi sao hoàn toàn khác với trí tưởng tượng của tôi! Nó giống như một làng mới tái lập sau trận địch càn quét lớn! Thì ra đây là vùng địch chiếm đóng và làng tôi là một làng cách mạng, dân quân du kích hoạt động ác liệt chống giặc, sẵn sàng hy sinh tất cả!

         Ôi, sự thật vẫn là sự thật…Đúng như người ta nói đây là ấp Nhân Lý.

Ở Thanh Hoá có nhiều ấp. Riêng vùng huyện tôi đã có mấy ấp: Ấp làng Tiền, ấp Xa Thư, ấp Câu Đồng, ấp Cổ Duệ, ấp Đào Lâm, ấp Bái Vàng…Tất cả đều không phải là làng, phần nhiều ở bên cạnh làng nào đó, nhân tên làng đặt hoặc gọi tên ấp. Ấp là địa điểm cư trú của những người nơi khác đến ở khai hoang hay làm tá điền cấy rẽ nộp tô cho điền chủ. Ví như ấp làng Tiền ở cạnh Tiền Thôn, do Tôn thất Ưng Dinh Tổng đốc Thanh Hoá sở hữu; ấp Cổ Duệ ở bên thôn Cổ Duệ, trước của đại điền chủ Nguyễn Hữu Ngọc, sau bán cho điền chủ Hàn Tiệp. Về quản lý hành chính, các ấp ấy đều thuộc chính quyền địa phương. Vậy ấp Nhân Lý thì sao? Tên này chắc cũng do địa danh Nhân Lý mà ra. Gần đây hẳn là có một làng Nhân Lý?

         Ở ấp Nhân Lý không nhà nào nhận tôi là anh em. Phải chăng họ thấy tôi từ phương xa tới, hình dạng bé nhỏ, gầy gò, quần áo tồi tàn, đi cái xe đạp cũ rích, nên không muốn nhận anh em, sợ phải nuôi cơm, rồi ra có thể còn vay mượn, nhờ vả nữa, lôi  thôi? Tôi hỏi làng Nhân Lý ở đâu, ai cũng lắc đầu, nói vùng này không có làng Nhân Lý. Dân ấp là người nhiều nơi họp lại, họ cũng không hiểu vì sao đặt tên Nhân Lý, bởi đa số đâu có được học hành chữ nghĩa!

         Hầu như nhà nào tôi cũng đến. Các ông già tôi đều gặp, quanh đi quẩn lại mất đứt một buổi chiều, chẳng mang lại kết quả gì! Tôi hoàn toàn thất vọng, bây giờ biết đi đâu về đâu, khi bóng hoàng hôn đang tới gần? Thôi đành quay trở về Kẻ Sặt. Nơi này từng là trấn lỵ huyện Cẩm Giàng, chỗ Pháp đặt Đại lý hành chính tỉnh Hải Dương, chắc trong phố chợ có người hiểu biết do từng trải hoặc học hành hay làm công việc thời cũ…

         Nhận ra tôi từ xa, ông chủ quán vẫy gọi. Tôi vừa xuống xe trước quán, ông chủ đã tươi cười:

         -Thấy cậu tôi biết ngay không được việc. Không phải tôi muốn bán hàng cho khách đâu. Số là u nó đi chơi thăm bà con từ chiều qua chưa về, cậu trở lại đây với tôi cho vui, hàng quán giường chiếu chăn màn sạch sẽ, cơm nước xong, đánh một giấc là quên tất cả. Mà “nhất dạ sinh bá kế”, biết đâu đêm nay chúng ta sẽ tìm ra lối thoát thì hay quá!

         -Vâng, xin ông chủ làm ơn giúp cho.

         Chủ quán xuống bếp thổi cơm. Ngồi ở bàn nước nhìn xuống bếp củi cháy bùng bùng, tôi nghĩ ngợi xa gần, tự nhiên đâm ra so sánh. Thiên hạ thật lắm người tốt, quá tốt, còn quê mình sao nhiều kẻ xấu và ác đến thế? Tôi nhớ lời mẹ tôi: “Chạy trời không khỏi nắng!”. Không, mình hy vọng sẽ tìm thấy một khoảng trời khác đầy nắng xuân ấm áp, ấy là đất Tổ quê xưa…Ngay trên đường “chạy trời”, mấy ngày hôm nay mình đã được chứng minh trời mỗi ngày lại mát mẻ hơn…Suy nghĩ linh tinh một lúc, tôi chợt nhớ mình quên chưa hỏi ông quán, tại sao hàng cơm ông chỉ trụ được ở Cầu Quan đúng 3 năm, mà Thanh Hoá còn nhiều nơi rộn rịp có tiếng thời bấy giờ như: Cầu Bố, Rừng Thông, Hậu Hiền, Cầu Kè, Tứ Trụ, Cốc Thuận…?

         Ông chủ quán bưng mâm cơm ra, hai cái bát, hai đôi đũa, có cả chai rượu, thức ăn giống ban trưa, thiếu cái đầu cá chép rán. Tôi chưa kịp nói gì, ông đã giải thích:

         -Quán mở suốt cả buổi sáng, may được cậu làm khách đầu tiên, chiều nay có mấy ông trong phố đến uống rượu, họ rước cho cái thủ cụ Lý ngư đi thưởng trăng. Cái tang cá rán để cách đêm đến ngày mai mất ngon, bây giờ anh em ta phải cho nó “vọng nguyệt” luôn thể. Mà bữa cơm này tôi thết đãi cậu xem như đầu năm mới, cậu đến chơi thăm tôi, chúc mừng năm mới làm ăn tiến tới, cùng xơi chén rượu nhạt với tôi cho vui. Ấy là cái số ông trời xui khiến tôi vất vả chạy đi chạy về, nếu trụ được ở Cầu Quan thì bây giờ đã là dân Thanh như cậu…

         Ông quán rót rượu ra chén, tôi đưa tay ngăn lại từ chối. Nhưng trước sự hồ hởi nhiệt tình của ông, tôi đành khẽ chạm môi vào chén nhấp thử một chút. Tôi nói:

         -Cháu cũng đang định hỏi ông tại sao một nơi tốt đất cao nền như Cầu Quan mà lại không đóng đô được?

         Ông chủ uống một ngụm rượu, khà một tiếng. Chắc loại rượu ngon thơm cay lắm. Ông chủ xắn ngay đĩa cá rán gắp một miếng chấm nhẹ vào bát tương Bần rồi đưa lên miệng. Chưa kịp ăn, ông đã dừng lại mời tôi:

         -Kìa cậu, xơi đi, cá chép Kẻ Sặt mới rán chấm với tương Bần Yên Nhân thơm ngon ngọt không kém nước mắm Do Xuyên Ba Làng đâu! Thật là “Duyên phận phải chiều” phải không cậu? À, Thanh Hoá hình như không phải là đất chèo? Để tôi uống hết chén rượu cho nổi hứng rồi sẽ hát cho cậu nghe thử.

         Tợp một ngụm hết cả chén rượu, ông chủ “khà” một tiếng thật dài rồi tay cầm đũa gõ vào miệng bát “keng keng leng keng keng…”. Thế là đã thành tiếng trống chèo nổi lên rộn rã và tiếng hát cô đào chèo cũng cất lên: “Duyên nợ ý a…phải chiều ý ỳ…Chứ đôi ta i I ì duyên nợ phải chiều í ì, chứ dây tơ hồng vấn vít í I quấn quít a í a quấn qua quấn quít a a í a sợi í i chỉ điều a khéo xe duyên í í í ỳ ỳ a a a…”

         Ông quán dừng lại; “Chà cái giọng vịt đực của tôi vô duyên quá làm hỏng mất cả làn điệu hay!”

         Tôi vỗ tay tán thưởng: “Hay hay, hay lắm! Giá ông chủ cho nghe thêm…”

         Ông quán lắc đầu xua tay: “Tiếc quá! Không có con mẹ đào chèo nào ở đây…”

         Rồi như người chợt tỉnh cơn say, ông quán cười phá lên: “Rõ chán mớ đời, đang chuyện nọi lại xọ chuyện kia! À hình như cậu đang hỏi tôi chuyện gì phải không?”

         Tôi mỉm cười để hưởng ứng tiếng cười yêu đời của chủ quán:

         -Vâng, cháu muốn biết vì lý do gì ông chủ chỉ ở Cầu Quan được đúng ba năm? Ông nói chuyện hay quá, làm cháu cũng đang say…

         Chủ quán xới cơm cho tôi và không quên gắp tảng to cá rán lưng dày u thịt đắp lên bát tôi. Một bát cơm cá đầy ụ lên thế này nâng lên sẽ lút mồm lút mũi thì ăn sao được? Tôi trả lại tảng cá vào đĩa, xắn lấy một lát nhỏ chấm với mắm tương, vừa ăn vừa khen:

         -Chà ngon quá! Đúng là “duyện nợ phải chiều”….Cá mè sông Mực quả là khó sánh…

         Tôi hiểu ông quán biết tôi là người Thanh Hoá nên có vẻ đắn đo khi nhắc lại chuyện Cầu Quan. Thật vậy, ông vừa gật đầu vừa nói chậm rãi:

         -Tôi không dám ngoa ngôn chút nào. Đất Cầu Quan vui lắm, trên bộ dưới thuyền, có sông có chợ, hàng hoá bán mua tấp nập, phố xá đông vui, Nam Định, Hải Phòng vào, Nghệ An, Hà Tĩnh ra…Hiệu sách, hiệu thuốc, hiệu phở…toàn hàng cao cấp cả! Tôi mở quán cơm ở đây là cò đậu nơi đất tốt, nào ngờ ế ẩm lắm, suốt ngày ngồi đuổi ruồi!

         Ông quán bỗng ngừng lại giây lát rồi nói tiếp:

         -Vì tôi bán cơm đâu có nhằm gì người Cầu Quan. Mà trông vào khách qua lại làm ăn từ Quảng Xương, Tĩnh Gia, Đông Sơn, Nông Cống, Thị xã…thì sao? Đất Thanh Hoá nổi tiếng tiền rừng bạc bể, người Thanh Hoá cần cù, mến khách, nhưng…hơi hà tiện, nói xin lỗi cậu, hễ đi đâu, làm gì xa xa một chút, họ thế nào cũng kè kè mo cơm nắm với quả cà nén, thì chỉ có hàng nước chè xanh mới mong kiếm chác được năm ba xu một hào!        

         Nói xong, ông quán lại cười hà hà vui vẻ, rồi không quên gắp miếng cá rán lúc nãy lên bát cơm tôi:

         -Nào! Chỉ tôi với cậu, hai anh em mình phải xơi thật lực kỳ hết nồi cơm và các thức ăn này, kẻo thừa để đến mai thì thiu, mà đổ đi thì phí!

         Tính tôi ăn ít và ăn nhạt, chỉ hai sét bát cơm và tảng cá rán là đủ no rồi. Nhưng tôi không nói chuyện ăn uống mà vừa ăn vừa ngẫm nghĩ những điều nhận xét rất đúng của ông quán về người Thanh Hoá. Từ đời ông bà nội tôi, tôi đã thấy các cụ sinh hoạt rất hà tiện. Chuyện siêng năng tôi đã kể ở việc làm chiếu. Chuyện ăn uống thì nước mắm cáy thối, cà muối nén lâu dưới vại bị lũn cũng ăn tất. Đến chuyện tuần tiết, giỗ chạp, ông bà tôi cũng không bao giờ linh động nơi lỏng tay tí chút. Ngày giỗ các cụ hoặc tết mùng năm, rằm tháng bảy hay khách khứa gần xa, cỗ bàn thường có ba món chủ lực: Thịt lợn luộc, cá rán, cá kho. Nhà tôi có một con dao phay cán dài, to bản, lưỡi mỏng, sắc như nước chỉ dùng để thái chuối cho lợn và thái thịt luộc. Mười miếng thịt lợn luộc thái ra đều nhau cả mười. Mỏng đến mức bày dàn kín đĩa mà thấy được cả những hoa văn phía dưới.

         Cá mè để rán đánh dưới ao trước vườn. Ao rộng nhưng rợp bóng cây, cá thả chậm lớn, con to nhất chỉ bằng lưỡi dao bầu, cắt đôi chia hai đĩa. Cá kho, loại cá chuối (quả) thường bằng cán liềm hoặc lớn hơn một chút, bà nội tôi mua ngoài chợ về, làm thịt, chặt mõm, khía chéo, để cả con lấy dây lạt giang buộc khoanh lại xếp vào nồi, mỗi lượt rắc đều ít muối, lá gừng cho thơm, lá nổ cho vàng, kho thật kỹ hai lần rồi đậy ngửa vung cho thoáng, treo quang rọ lên rất cao. Cách ba ngày bà nội tôi bắc ghế trèo lên lấy nồi cá xuống thăm xem thế nào và hâm lại. Giống cá chuối càng kho kỹ càng chắc, để lâu cả tháng ăn vẫn thơm ngon…

         Đó là nếp sống “tằn tiện” lâu đời của gia đình tôi để từ lớp nghèo khổ vươn lên “thường thường bậc trung” và không bị rơi tụt xuống thân phận được bữa trưa lo bữa tối. Hoàn đúng như lời nhận xét của ông chủ quán về người Thanh Hoá. Gia đình tôi  nuôi trâu bò, còn cây rơm to vẫn để dành khi mưa gió, lúc nông nhàn, lên tận Yên Thượng núi Nưa cắt cỏ từ sáng sớm đến  chiều tà mới về, trưa giở mo cơm nắm ra ăn rồi vục tay múc nước khe uống!

         Chủ quán vui tính, hay chuyện, hàng sẵn cơm rượu nhưng không say sưa quá đà. Ông cũng là người cơ chỉ làm ăn và có vẻ con nhà gia giáo. Uống đến chén rượu thứ ba, ông dừng lại úp sấp cái chén xuống, nói: “Nam nhi bất quá tam bôi tửu”, rồi xới cơm ăn. Ông lại gắp thịt đông lên bát tôi, ấn đũa xuống, bắt phải ăn kỳ được. Chợt nhận ra chén rượu của tôi vẫn đầy nguyên, ông cười: “Các cụ xưa đã dạy “Tửu bất khả khuyến”, cậu đã không thích men cay, tôi cũng không dám ép nài, để tôi đổ lại vào chai kẻo phí!”

         Chúng tôi ngồi trầm ngâm bên ấm nước. Ông quán cầm điếu cày rít một hơi thật dài, từ từ nhả khói thành những vòng tròn chữ o đẹp mắt. Ông nói:

         -Bánh tráng vừng Cầu Quan ngon lắm. Kẻ Sặt tôi cũng có bánh đa đường giòn tan ăn rất thú, tiếc rằng ngày Tết, hàng họ chưa ai làm!

         Bỗng ông vỗ đùi đánh bốp một cái:

         -Suýt nữa tôi quên mất cụ giáo! Ở phố tôi có cụ giáo già về hưu, từng dạy học nhiều nơi, lại hay xem sách, tại sao đến giờ tôi mới nhớ ra nhỉ?

(Nguồn: Tuấn Công Thư Phòng)

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ   CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ - Page 4 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG - HOÀNG TUẤN PHỔ
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 4 trong tổng số 6 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện Sưu tầm :: Hồi ký, tuỳ bút-