Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Yesterday at 20:28

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 10:41

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Yesterday at 10:27

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Yesterday at 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Sat 16 Mar 2024, 10:05

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:09

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:07

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Thu 14 Mar 2024, 09:55

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

LỀU THƠ NHẠC by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:39

MỪNG NGÀY 08.03 by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:21

Chỉn by Trà Mi Sat 09 Mar 2024, 12:30

Lỗi 404 by mytutru Fri 08 Mar 2024, 11:09

Thể Tánh Muôn Loài by mytutru Tue 05 Mar 2024, 23:44

5-8-8-8 by Tinh Hoa Tue 05 Mar 2024, 03:32

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 04 Mar 2024, 13:37

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sat 02 Mar 2024, 12:09

Hoa Sen Ao Sen by mytutru Sat 02 Mar 2024, 08:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6  Next
Tác giảThông điệp
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4760
Registration date : 23/03/2013

Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh   Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh - Page 2 I_icon13Mon 01 Mar 2021, 22:52

Đọc xong rùi. Đợi chương tiếp theo :tongue: :bong:
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh   Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh - Page 2 I_icon13Tue 02 Mar 2021, 06:30

Phương Nguyên đã viết:
Đọc xong rùi. Đợi chương tiếp theo :tongue: :bong:

 được mỗi tỷ vô đọc ủng hộ! :thankyou:
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh   Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh - Page 2 I_icon13Tue 02 Mar 2021, 06:45

Chương 3 (tiếp)

Trường hỏi Phúc:
– Có khi nào ngồi một mình, toa nhớ tới cái khoảng đời học sanh của chúng ta hồi ở bên Tây hay không?
– Mỏa nhớ luôn luôn, nhứt là trong khoảng mấy tháng nay mỏa càng nhớ nhiều hơn nữa. Cái khoảng đời ấy chứa đầy hy vọng, mà lại còn làm cho mình hăng hái làm sao, cứng cỏi làm sao, không thể nói được. Khoảng đời ấy đã qua rồi, không trở lại nữa, đáng tiếc hết sức.
– Mỏa cũng nhớ hoài, mà hễ mỏa nhớ thì mỏa tức cười thầm, không hiểu tại sao đã sống trong cái phong trào sôi nổi ầm ầm như vậy mà bây giờ cũng sống được với cái hoàn cảnh ấm áp im lìm như vầy.
– Tại trí tấn hóa rồi nó thay đổi cách quan niệm về việc đời. Như mỏa đây, hồi trước mỏa có cái óc xu hướng về sự ẩn dật bao giờ đâu. Tại hoàn cảnh nên bây giờ mỏa mới thành một tên nông phu chánh thức.
– Phải… Toa nói phải… Tại sự tấn hóa nó đổi trí con người. Ai dám chắc bây giờ toa thích ẩn dật mà toa sẽ ôm sở thích ấy đến già, chẳng bao giờ toa đổi ý mà thích sự phiêu lưu hay là thích mùi danh lợi.
– Tiền trình của mình làm sao mình biết trước được, đi tới khúc nào thì mình biết khúc ấy mà thôi.
– Ở đời mình thấy việc gì, vật gì cũng đổi dời hết thảy, ấy là tại sự tấn hóa mà gây ra, bởi vì hễ một việc được tấn hóa thì nó lôi cuốn mấy việc khác phải tấn hóa theo hết. Như trong xứ mình, vì sự học thức tấn hóa mà nó kéo luôn tâm hồn, luân lý, phong tục đều phải tấn hóa hết thảy.
– Mỏa không để ý khảo cứu về khoản đó. Mỏa chỉ biết luân lý và phong tục của người mình bây giờ đổi khác hơn xưa đến 100 phần trăm mà đổi ra xấu, chớ không phải đổi ra tốt.
– Có chỗ xấu mà cũng có chỗ tốt chớ.
– Hum! Tốt theo hình thức ở ngoài… Chánh cái khuôn khổ ở trong, là chỗ cần có ích hơn hết, thì suy bại lắm.
– Nhằm lắm… Hồi nãy toa tiếp chuyện với ma femme và cô Lý, toa có thấy đờn bà con gái bây giờ khác hơn hồi trước hay không?
– Khác xa lắm, khác như 1 với 10. Hồi trước người ta lấy cách sụt sè e lệ làm quí; bây giờ người ta lại thích cách lanh lợi lẳng lơ.
– Rõ ràng trí toa oán đàn bà!
– À! Phải… xin toa dung thứ… mỏa có bịnh.
– Mỏa hiểu. Mỏa cầu chúc cho toa mau trừ được bịnh của toa đặng thưởng thức cái nhan sắc xinh đẹp với cái giọng nói hữu duyên của hạng thuyền quyên bồ liễu kim thời một chút.
– Mỏa chắc mỏa không có cái mạng được hưởng sự ấy.
– Đờn ông phải cứng cỏi hăng hái, không nên thổ lộ những lời nhu nhược bi quan như vậy.

Trời đã tối rồi. Bồi vừa vặn đèn trong nhà cháy lên, thì xe của cô Lý và cô Mỹ về tới.

Cô Lý đưa cô Mỹ vô nhà, thấy Trường với Phúc Đương ngồi trước hàng ba thì nói: "Em ghé lấy sầu riêng với thơm. Không biết sầu riêng nầy ăn liền được hay chưa?"

Phúc lật đật trả lời:
– Bốn trái đều mới chín. Như muốn ăn gấp thì ăn liền cũng được. Nhưng mà
để ngày mai sẽ ăn thì thơm hơn.
– Em muốn về ăn liền đêm nay. Anh làm ơn lựa dùm coi trái nào chín nhiều hơn hết đặng em xin.
– Trái nào cũng vậy. Chín rồi hết.

Cô Mỹ nói: "Anh Phúc cho mình, chớ bán chác gì đó mà đày ảnh lựa. Chị vô đây tôi lựa cho".

Hai cô đi vô trong. Cách một hồi, bồi xách một trái sầu riêng với hai trái thơm đem ra xe. Cô lý đi theo. Khi ra tới hàng ba, cô đứng lại mà nói: "Em xin từ hai anh. Em cảm ơn anh Phúc nhiều lắm“.

Phúc đáp: "Vật nhỏ mọn không đáng cảm ơn".

Cô Lý cười mà xuống thềm. Cô Mỹ nói với: "Chị nhớ sáng mai chị lại trả lời việc ấy nghe hôn."

Bồi dọn cơm rồi, cô Mỹ mời Phúc và Trường vô dùng bữa tối. Lúc ngồi ăn cơm cũng vậy, mà lúc ăn cơm rồi ngồi sa lông (25) uống trà nói chuyện cũng vậy, vợ chồng Trường vui vẻ, cứ kiếm chuyện mà nói đặng Phúc hết ái ngại sụt sè.

Nhưng mà Phúc vẫn dè dặt, ít nói ít cười, nhứt là cố ý không muốn nói dài với cô Mỹ, mà hễ nói thì ngó chỗ khác, không chịu ngó cô.

Mới 9 giờ rưỡi mà Phúc đã buồn ngủ, chịu lỗi rằng ở vườn ngủ sớm nên thành thói quen.

Cô Mỹ đích thân đi coi cho bồi dọn phòng giăng mùng rồi mới nói nhỏ với chồng đặng mời khách đi nghỉ.

Sáng bữa sau, vợ chồng Trường thức dậy ở trên lầu đi xuống thì thấy Phúc đã thay đồ rồi. Trường chưng hửng hỏi:
– Toa dậy hồi nào?
– Mỏa dậy hồi 5 giờ.
– Dậy làm chi sớm vậy?
– Mỏa quen dậy sớm nên ngủ nán không được.
– Toa muốn đi đâu mà thay đồ?
– Đi mua đồ chút đỉnh, mua giày, vớ, sơ-mi. Mấy năm nay mỏa không thèm sắm nên đồ tệ quá.
– Còn sớm lắm, nhà hàng chưa mở cửa đâu. Để lót lòng rồi sẽ đi. Mà toa muốn mua đồ thì lấy xe hơi mà đi chớ. Toa ở nhà quê mới ra chợ, toa đi lang bang lính bắt còn gì.

Cô Mỹ tức cười rồi kêu bồi thúc dọn đồ lót lòng cho mau. Ăn rồi Trường kêu sớp phơ biểu đem xe ra mà đưa Phúc đi chợ và dặn Phúc nếu muốn mua thứ gì thì nói với sớp-phơ nó sẽ chạy lại đó coi mà mua, vì sớp-phơ biết tiệm nào bán thứ nào tốt, thứ nào rẻ.

Phúc lên xe đi một hồi lâu, thì cô Lý lại nhà Trường, bữa nay cô đi xe kéo. Vừa bước vô cửa thì cô nói: "Ba tôi cho phép tôi đi Đà Lạt rồi, chị Mỹ à. Tôi vừa nói thì ba tôi chịu liền, sẵn lòng lắm. Vậy tôi lật đật lại cho chị hay và xin phép anh Trường cho tôi đi chung xe rồi lên Đà Lạt cho tôi ở đậu trong nhà".

Trường cười và đáp: "Tôi cũng sẵn lòng cho nữa. Người có sắc và có duyên như cô muốn xin việc gì cũng được hết, ai nỡ bắt bẻ cho đành".

Cô Lý ngồi và ngó cô Mỹ và nói: "Chị Mỹ, chị nghe hay không? Anh Trường cũng biết ve gái nữa chớ".

Cô Mỹ cười và đp: "Tập dượt lần đặng chạy độ hội“.

Trường hả miệng le lưỡi nói: "Cha chả, qua là ngựa đua hay sao mà em nói như vậy? đờn bà thượng lưu chẳng nên bắt chước lối văn "bàn ngựa" để dùng mà nói chuyện. Nói điệu đó nghe khiếm nhã".

Hai cô cười ngất.

Cô Lý nói: "Tại anh dùng lời khiếm nhã mà nói với em trước, nên chị Mỹ phải lấy điệu ấy mà trả lại cho anh chớ sao."

Truờng chắc lưỡi nói: "Mới học chọc gái bị đòn nặng quá".

Cô Lý hỏi cô Mỹ:
– Anh Phúc đi đâu vắng?
– Ảnh đi mua đồ.
– Hồi hôm tôi ăn trái sầu riêng ngon quá, mà thơm tàng ong cũng ngon nữa.
Chị có ăn thử hay chưa?
– Tôi cũng có ăn rồi hồi hôm. Ngon thiệt.
– Tôi lấy làm tiếc không gặp anh Phúc đặng tạ ơn ảnh.
Trường chận mà đáp với cô Lý:
– Tôi tưởng tạ ơn người đi xin về cho mà ăn có lẽ cũng được mà.
– Ơn của anh thì chị Mỹ tạ, chớ không phải em. Nầy, anh Trường, anh Phúc có đi học bên Tây mà sao bộ ảnh thiệt thà quá há?
– Ê! Không phải thiệt thà đâu. Xanh vỏ đỏ lòng đa. Đừng có thấy bề ngoài quê mùa cà khu mà khinh khi ảnh. Lầm to đa cô.
– Em đâu dám khinh khi anh Phúc. Em thấy bộ ảnh thiệt thà thì em nói thiệt thà vậy thôi chớ.
– Anh Phúc hồi ở bên Tây ảnh lanh lợi bặt thiệp hơn tôi nhiều lắm. Tại bây giờ ảnh có bịnh nên ảnh lơ lửng chán ngán rồi thành chú nhà quê đó.
– Bịnh gì vậy? Tội nghiệp dữ hôn!
– Bịnh thất tình.
– Ạ! …. vợ chết hay sao mà ảnh thất tình?
– Không phải. Để tôi thuật sơ tâm sự của ảnh cho mà nghe. Hôm qua tôi lên, không có anh Phúc ở nhà, ảnh ở ngoài rẫy mía. Bà già mới nói chuyện với tôi như vầy; hồi ảnh ở bên Tây thì ông già ở nhà có hứa làm sui với Hai Bình, là chủ vườn cao su ở bến Bà Tang, là chỗ nào không hiểu. Người con gái hứa hôn với ảnh tên cô Hạnh. Ảnh với cô nọ có gởi hình cho nhau và có gởi thơ qua lại mà tỏ tình với nhau nữa.
– Chừng ông già mất, ảnh phải thôi học trở về nuôi mẹ, cô nọ thấy ảnh học lỡ dở không có bằng cấp chi hết, mới bội ước, bỏ ảnh mà ưng ông bác sĩ nào đó ở Sài Gòn đây. Tôi không rõ ông Bác sĩ đó tên gì, bà già không biết.
– Ối! Em biết mà. Thằng cha Khuyến nhổ răng đó, chớ bác sĩ gì. Phải, em có nghe M. Khuyến cưới con của chủ vườn cao su nào ở miệt Gia Định giàu lớn lắm; cưới chừng tám chín tháng nay phải hôn?
– Phải, có lẽ mông xừ đó. Vì anh Phúc có tánh đa sầu đa cảm, lại ảnh lỡ thương cô nọ, bởi vậy ảnh thất tình thất chí, hết biết ham muốn sự chi nữa. Mấy tháng nay lăn lóc làm vườn làm rẫy như cu ly (26) vậy, tính dùng sự mệt xác mà chôn cái uất vì tình. Tội nghiệp bà già buồn quá, xúi ảnh đi chơi cho khuây lảng ảnh không chịu đi, khuyên ảnh cưới vợ đặng quên người cũ ảnh không chịu cưới, tự quyết sống mãn đời với cảnh vườn tược, để ý oán hết thảy đờn bà con gái trong thế gian. Chừng kêu ảnh về đặng gặp tôi, tôi thấy nền cư xử của ảnh tôi nghe ảnh than thở việc đời, tôi thương ảnh hết sức. Ảnh có bịnh, bịnh nhiều lắm, bịnh về tâm hồn. Bà già cậy riêng tôi phải ráng làm thế nào mà trị bịnh dùm cho ảnh. Anh em thương nhau quá, tôi phải lo cứu ảnh, bởi vậy tôi ép ảnh phải đi với tôi xuống đây rồi lên Đà Lạt nghỉ ít ngày đặng giải trí. Ban đầu ảnh không chịu đi, bà già với tôi theo ép riết nên ảnh phải đi đó. Chuyện của anh Phúc như vậy, em với cô Lý phải dè dặt, đừng có khinh thị ảnh tội nghiệp, phải giúp với tôi mà làm cho ảnh vui lòng đặng ảnh quên tâm sự của ảnh hoặc may ảnh hết bịnh. Hồi trước ảnh là người đứng đắn lắm vậy, cang trực, nghĩa dõng, liêm sĩ, các tư chất tốt ảnh có đủ hết, không phải là bợm xỏ lá, đánh dóc như họ vậy đâu.

Nghe rõ rồi cô Lý ngồi suy nghĩ mà sắc mặt buồn hiu.

Cô Mỹ hỏi chồng:
– Anh Phúc chơi vơi trong cái cảnh thảm khổ như vậy, mà sao hôm qua, lúc anh mới về, anh lại khen bề ăn ở của anh Phúc có nhiều thú vị thanh cao nhàn lạc cũng như cảnh tiên? Anh muốn nói như vậy cho vui lòng anh Phúc hả?
– Không phải. Thiệt anh Phúc sắp đặt bề ăn ở thanh cao nhàn lạc lắm chớ.
Cảnh ấy thú vị lắm, song thú vị với bực già cả chán đời, hết muốn lợi danh gì nữa kìa. Anh Phúc còn thanh niên mà lại có viễn chí, nếu để ảnh nằm êm trong cảnh ấy thì uổng mà cũng tội nghiệp cho đời của ảnh quá. Sanh làm người mà trọn đời phải chịu buồn bực, không hưởng được chút vui sướng nào của đời hết, thì sự sống có ý nghĩa gì. Em hiểu hay không?
– Hiểu rồi… mà bây giờ mình phải làm thế nào mới trị bịnh cho anh Phúc được?
– Qua tưởng trước hết mình phải làm cho ảnh quên cô Hạnh. Hễ ảnh quên được, thì ảnh hết buồn bực, rồi lần lần ảnh sẽ ái mộ mùi đời, hết chán ngán nhơn tình thế thái nữa.
– Vấu (27) ái tình khắn chặt lắm, sợ khó mà gỡ được.
– Qua phải ráng thử coi.
Cô Lý nãy giờ lặng thinh, bây giờ cô mới vỗ vai cô Mỹ mà nói:
– Tôi nhớ rồi chị Mỹ à. Hai chị em mình biết cô Hạnh đó.
– Biết hồi nào?
– Hôm tháng trước hai chị em mình đi xem hát cải lương trong rạp hát Tây. Vợ chồng M. Khuyến ngồi 2 cái ghế trước mặt mình đó, chị nhớ hôn. Cô ngồi ngay chị, mặc áo xanh, đeo hột xoàn lớn, hai tay đưa lên vuốt tóc đặng khoe hột xoàn với mình đó là cô Hạnh đa!
– Tôi nhớ rồi. Cô đó nhan sắc tầm thường quá, mà sao lại làm cho anh Phúc thất tình thất chí được? Ạ, trái tim có nhiều cái lý, mình không thể nào dùng lý mà giải nghĩa được.
– Chị nói phải. Khối tình gây nên là bởi tại duyên cớ huyền bí nào khác nữa, chớ không phải tại nhan sắc và văn nói mà thôi đâu. Tâm sự của anh Phúc cũng là một bài học cho chúng ta. Thôi, anh Phúc vắng mặt, chúng ta không nên nói lén ảnh nhiều. Bây giờ hai ông bà phải cho tôi biết coi đi Đà Lạt bữa nào, giờ nào, đặng tôi có sửa soạn trước.

Vợ chồng Trường bàn tính rồi nhứt định ngày sau, đúng 7 giờ thì khởi hành và bời cô Lý 6 giờ phải lại đặng ăn lót lòng. Hẹn chắc rồi cô Lý mới từ giã đi về đặng rửa soạn hành lý.

Cô Mỹ đứng trong nhà ngó theo và nói nho nhỏ với chồng:
– Không biết chị Lý chịu hay không. Nếu chỉ chịu thì mình làm mai phứt cho anh Phúc cưới chỉ nghĩ tiện lắm.
– Có được đâu.
– Sao lại không được? Ba của chị Lý chơi bời ổng muốn gả chỉ lấy chồng đặng ổng thong thả. Hễ chỉ ưng thì ổng gả liền.
– Phúc không chịu cưới vợ.
– Sao lại không chịu? Mất cô Hạnh mà được cô Lý thì lời, chớ có lỗ đâu mà không chịu.
– Anh Phúc tâm tánh chất phác theo xưa, còn cô Lý thì tâm hồn lãng mạn theo nay, hai người làm vợ chồng với nhau sao được.

Hai vợ chồng Trường nói chuyện tới đó, thì xe Phúc về tới, nên phải dứt ngang câu chuyện.

Cô Mỹ nói với Phúc: "Hồi nãy chị Lý có ghé cảm ơn anh. Chỉ khen sầu riêng thơm ngon. Mai chỉ cũng đi Đà Lạt với mình".

Phúc chúm chím cười chớ không nói chi hết. Sớp-phơ kêu bồi ra phụ khiêng vô một thùng và ôm năm sáu gói nữa. Trường hỏi mua đồ gì mà nhiều vậy. Phúc nói mua giày, vớ, mu-soa, sơ-mi mà dùng.

Còn hỏi tới cái thùng, thì Phúc nói mua rượu chát với đồ hộp đặng đem đi Đà Lạt. Vợ chồng Truờng trách Phúc, nói rằng đồ đi Đà Lạt vợ chồng mình mua đủ dùng rồi. Phúc khoát tay nói: " Đa đa ích thiện. Không hại gì".

Trường rùn vai rồi bỏ qua, không muốn cãi với bạn.

___________________
[24] sung túc
[25] nơi tiếp khách
[26] (coolies, couli) 1. giai cấp thấp nhứt của người Ấn độ. 2. phu khuân vác ở Mỹ và ở các xứ thuộc địa.
[27] móng nhọn
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh   Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh - Page 2 I_icon13Wed 03 Mar 2021, 07:43

Chương 4

Bữa sau, mới 5 giờ khuya, mà cả nhà Trường, chủ, khách, sớp-phơ, bồi, bếp, đều thức dậy hết đặng sửa soạn cuộc đi Đà Lạt.

Trường với Phúc mặc quần vắn, áo sơ-mi cụt tay, đầu đội bê rê (28), chơn mang giày vớ thể thao, đặng đi đường cho gọn gàng. Cô Mỹ mặc đồ đen thiệt dày, lại có mang hờ một cái áo măng tô nỉ đặng nếu có lạnh thì choàng thêm cho ấm.

Đúng 6 giờ, có xe hơi đưa cô Lý lại, sớp-phơ đem vô một cái va ly với 5 gói đồ. Cô Mỹ hỏi cô Lý:
– Chị đem theo mấy gói gì đây?
– Trái cây tươi, nho khô, bòn bon, đem lên Đà Lạt ăn chơi: Đồ đó ở trển mắc lắm.
– Anh Phúc lén mua đồ đem theo, chị bắt chước ảnh, chị cũng đem thêm nữa, chật xe hết, còn chỗ đâu mà ngồi. Anh Phúc với chị sợ đi rồi vợ chồng tôi bỏ đói hay sao nên lo cụ bị (29) dữ vậy?
– Đem đồ theo ăn chơi với nhau mà hại gì.

Phúc nói: "Chị Trường đừng lo. để tôi coi sắp đặt hành lý cho. Tôi làm thế nào miễn chị với cô Lý ngồi thong thả thì thôi".

Phúc biểu bồi với sớp-phơ đem hết hành lý ra xe rồi đích thân Phúc chỉ cho chúng nó sắp đồ, mấy va ly nhỏ, thùng rượu chát và một mớ gói thì chèn nhét vào thùng phía sau, va ly lớn với ít gói nữa thì để trong xe, đâu đó an ổn, có chỗ để chơn rộng rãi thong thả.

Đồ lót lòng dọn lên rồi, chủ mời khách dùng. Cô Lý cũng mặc y phục dày và màu sậm theo cách đi đường, và cũng đem áo nỉ xám hờ theo như cô Mỹ. Cô cũng vui vẻ như thường song bữa nay cô dè dặt lời nói, không lẳng lơ pha lửng như bữa truớc nữa.

Chừng ra xe mà đi, Trường mời Phúc ngồi sau với hai cô để mình ngồi trước với sớp-phơ. Phúc nhứt định không chịu, buộc phải để mình ngồi phía trước, Trường cười và hỏi:
– Toa quên hết lễ phép rồi sao? Hễ rước khách thì chủ xe phải nhượng chỗ tốt cho khách ngồi, sao toa lại giành chỗ của mỏa.
– Lễ phép của người Âu châu khác hơn lễ phép của người An-nam. Mình là An-nam, lại mình đương ở trong xứ An-nam, thì mình phải giữ theo lễ phép An-nam. Thà là mỏa xin lỗi với toa mà ở lại nhà, chớ mỏa không chịu trái lễ phép của tổ tiên mỏa.

Nghe mấy lời hẳn hoi như vậy thì hai cô nhìn nhau mà cười. Trường phải chịu thua mà để cho Phúc ngồi phía trước.

Xe chạy, Phúc cứ ngồi im lìm. Lúc nào Trường kêu mà nói chuyện, thì Phúc cũng cứ ngó ngay phía trước mà trả lời, chớ không chịu day lại.

Lần tới đèo Blao (30), xe nghẹt xăng, sớp-phơ ngừng lại mà lau bình xăng và coi chừng máy. Phúc với Trường leo xuống đi chơi cho giãn chưn một chút. Hai cô cũng xuống đứng trên lộ.

Trước mặt rừng núi chớn chở, tư bề quang cảnh u nhàn. Người có sẵn cái tâm hồn chán đời ghét tục như Phúc, trông thấy cảnh nầy tự nhiên thích lắm.

Phúc đương đứng ngó mông, thình lình Trường kêu mà hỏi:
– Ê! Phúc! Nếu người ta buộc toa phải ở chỗ nầy, toa chịu hay không?
– Ai có quyền buộc mỏa như vậy được?
– Nói ví dụ vậy mà.
– Nếu chẳng có sự gì ràng bụôc, và nếu không ai ép uổng mỏa, thì có lẽ mỏa chịu ở mấy chỗ núi cao rừng rậm như vầy lắm. Song phải có gạo ăn, phải có nước uống, thì ở mới được chớ.
– Ví như có một người đàn bà chán đời như toa, rủ toa lên đây cất nhà ở với nhau đặng quên hết thế sự, toa chịu hay không?
– Có đàn bà chán đời bao giờ?
– Ví như có?

Phúc suy nghĩ một chút rồi mới đáp: "Chán đời mà phải đồng tâm đồng chí thì ở chung với nhau mới được, chớ ở mà ngó nhau như cặp chó bằng sành, cứ gây gổ hoặc hờn giận nhau thì ở làm gì".

Xe sửa rồi, mấy người leo lên mà đi nữa. Tới Djiring (31), cô Lý than đói bụng, mà Trường cũng muốn cho xe nghỉ mát một chút, nên biểu sốp-phơ ngừng lại. Cô Mỹ dở giỏ lấy bánh mì, thịt nguội rồi ai nấy xúm lại ăn trên xe. Ăn rồi dắt nhau đi vòng trong châu thành.

Djiring đã cao hơn mặt biển trên một ngàn thước, bởi vậy khí trời mát lạnh, khác hẳn với không khí dưới đất bằng. Mà sự lạnh ở đây thì lạnh khô khan, lại nhờ có cây thông phưởng phất mùi thơm tho, nên làm cho con người khỏe khoắn lắm.

Cô Mỹ với cô Lý vui vẻ, nói nói cười cười, nhưng mà nói có ngần, cười có hạn, chớ không dám tỏ lời nghịch lý hay là trổ giọng lãng mạn.

Xe đi nữa, đi tới khúc nào có cảnh xinh đẹp thì ngừng lại mà thưởng thức. Tại đi từ chặng, và đi và chơi, nên 2 giờ chiều xe mới lên tới Đà Lạt.

Nhà của Trường mướn là một cái nhà trệt, ở phía nhà máy đèn, có nhà bếp, có phòng tắm, có chỗ để xe hơi rộng rãi. Nhà chia làm 4 phòng, một phòng để làm chỗ rước khách và ăn cơm, còn ba phòng kia thì đều có để giường làm phòng ngủ.

Truờng nhượng cho Phúc ở cái phòng phía trước, ngang với phòng ăn; còn hai cái phòng phía sau thì vợ chồng Trường ở một cái, cô Lý ở một cái. Trong nhà có sẵn một người bếp lãnh nấu ăn và một người bồi lo phục sự.

Đồ của ai dọn vào phòng nấy xong xuôi rồi, thì trời đã chiều, nên có hơi lạnh. Ai nấy đều rửa mặt chải đầu rồi thay đồ ấm mà mặc. Chừng vợ chồng Trường với cô Lý thay đồ rồi đi ra phòng khách thì không thấy Phúc. Trường kêu bồi mà hỏi thì nó nói: "Ông ở phòng ngoài đi chơi rồi. Ông có dặn con nếu ông ở phòng trong có hỏi thì thưa rằng ổng cần phải đi bộ một vòng, đến 6 giờ tối ổng sẽ về".

Trường rùn vai lắc đầu, biểu sớp phơ ở nhà nghỉ. Trường đích thân đem xe ra rồi cầm bánh chở hai cô đi một vòng, cố ý muốn kiếm Phúc. Đi hết phía duới chợ rồi đi lên phía nhà thờ, đi đến tối mà cũng không gặp Phúc. Chừng trở về nhà thấy Phúc đương đi bách bộ trước sân thì Truờng hỏi:
– Toa đi đâu mà mỏa kiếm cùng hết không gặp toa?
– Mỏa đi xem hoa chơi. Mỏa đi phía sở thuốc. Có một cái nhà trồng hoa đẹp quá.
– Sao không chờ mỏa đi với?
– Mỏa muốn đi bộ chơi cho thong thả.

Cô Mỹ muốn dọ thử coi Phúc lên Đà Lạt, thấy cảnh lạ, có đổi ý hay không, nên hỏi Phúc:
– Lên trên nầy anh thấy hoa đẹp anh vui hay không, anh Phúc?
– Thấy cái đẹp tự nhiên khoái mắt, chớ không phải vui.
– Lẽ khoái mắt thì vui lòng chớ sao.
– Không chắc. Có khi khoái mắt mà không vui lòng. Ví như mình có một sự buồn rầu, hoặc người yêu của mình chết, hoặc mình thất bại về một việc gì đó, mà mình đi nghe hát hay là đi xem hoa. Nghe hát thì êm tai, xem hoa thì khỏe mắt, lúc ấy bất quá mình tạm quên sự buồn rầu một chút, chớ có thế nào mà vui lòng được.
– Vậy chớ người buồn rầu phải làm sao mới hết buồn rầu được?
– Tôi tưởng sự buồn nhỏ thì có lẽ khuây lãng, chớ sự buồn lớn thì không thể giải được.

Cô Mỹ nghe nói như vậy thì liếc mắt ngó chồng rồi trề môi. Trường mời hết lên xe đi lại nhà hàng mà dùng bữa cơm tối, để sáng mai sẽ khởi sự đi chợ nấu ăn ở nhà.

Cô Lý nhờ Trường mà được biết tâm sự của Phúc. Nay nghe Phúc đàm luận, thấy rõ vít thương tâm của Phúc nặng lắm thì cô cảm xúc hết sức. Cô thầm nguyện sẽ tận tâm giúp Trường làm cho Phúc vui đặng quên tâm sự. Mà giúp bằng cách nào? Phải làm sao? Ấy là những câu cô Lý tự hỏi trong trí cô hoài, trong lúc ngồi ăn cơm tối. Cô tưởng không nên để Phúc đi chơi một mình, bởi vì đi một mình tự nhiên buồn, rồi trí phải suy nghĩ. Nội bọn phải đi chơi với Phúc luôn luôn, phải dắt Phúc đi xem những cảnh hữu tình, những cảnh nên thơ, đặng cho Phúc cảm, phải đàm luận với Phúc đặng bắt bẻ mấy cái lý thuyết chán đời của Phúc. Trong khoảng 15 ngày có lẽ làm cho Phúc dầu không hết buồn, song cũng giảm được nhiều ít.

Cô Lý tính như vậy nên hỏi cô Mỹ:
– Chị có đem quần Tây theo hay không?
– Không. Tôi không có quần Tây. Chị hỏi chi vậy?
– Có quần Tây đặng mình bận mà cỡi ngựa đi chơi. Không hại gì. Tôi có đem 2 cái, để tôi đưa cho chị một cái đặng chị bận.
– Không. Tôi không bận đâu. Việc trái đời, tôi không thể làm được.
– Sao mà trái đời? Để sáng mai rồi chị coi. Đàn bà con gái mặc quần Tây, áo cụt mà cỡi ngựa thiếu gì.
– Thói của bọn nhà giàu nầy hay bắt chước cái hư cái xấu của thiên hạ, sao chị lấy họ mà làm gương? Muốn bắt chước thì bắt chước cái tốt và chừa bỏ cái xấu mới phải chớ.

Phúc gặc đầu khen: "Chị Trường nói đúng đắn lắm. Người An-nam mình vì ham bắt chước thiên hạ nên làm cho phong tục dời đổi. Chớ chi bắt chước cái tốt thì phong tục thêm thuần mỹ. Tại bắt chước cái xấu nên phong tục mới tồi bại. Ấy vậy nếu muốn bắt chước thì phải nên lừa lọc, chẳng nên làm càn".

Gái nào khác nếu nghe những lời của cô Mỹ và của Phúc đó thì phải hổ thẹn lắm. Cô Lý nhờ có tánh biết kính phục lời phải, bởi vậy cô không hổ, không phiền mà cô lại đáp: "Em cám ơn chị Mỹ với anh Phúc dạy khôn cho em. Em được đi chơi với người phải, thiệt em có phước lắm“.

Phúc không dè cô Lý có can đảm mà nhìn nhận sự lầm lỗi đến thế, bởi vậy nghe cô Lý nói dứt lời thì Phúc ngó cô mà cười ngợi khen, gật đầu kính trọng.

Ăn cơm rồi bốn người lên xe trở về nhà mà nghỉ sớm.

___________________________

[28] (béret), mũ nồi
[29] phòng bị
[30] giờ gọi là Bảo Lộc
[31] bây giờ là Di Linh
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh   Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh - Page 2 I_icon13Tue 09 Mar 2021, 07:50

Chương 5

Ở Đà Lạt đã được 10 ngày rồi. vợ chồng Trường có bàn tính với cô Lý, nên bữa nào cũng vậy, sớm mơi thì đi chơi xa, buổi chiều thì đi bộ trong châu thành, mà đi đâu cũng rủ Phúc đi chung, chớ không chịu để Phúc đi chơi một mình.

Có bữa đi xe vô suối Cam-Ly, rồi dắt nhau đi bộ băng ngang Ái tình Lâm (bois des Amours), trở ra ngả Couvent des Oiseaux, biểu sớp-phơ đem xe qua nhà dù Robinson mà chờ. Có bữa đi vòng đường săn bắn (Tour de chasse) xem nai ăn cỏ non, rồi ngừng nơi hồ Than Thở (Lac des soupirs) mà ngắm phong cảnh im lìm thanh tịnh. Có bữa lên Dankia mà xem sở nuôi bò. Có bữa xuống Bosquet mà coi những sở trồng hoa, trồng rau cải. Có bữa lên Point de Vue, là trung tâm cái nỗng (32) Lâm Viên, ngồi ngó núi non tứ phía cho phỉ lòng háo cảnh, rồi đi thẳng vô chơn núi Lâm Viên tìm đường lên đảnh coi bao cao. Đi chơi xa như vậy thì Phúc hăng hái, nhưng mà chẳng khi nào ngả ngớn vui cười, dường như vít thương tâm cứ ngầm ngầm châm chích ruột gan, dầu nếm thú nên thơ, dầu xem cảnh tuấn tú, cũng không hết đau đớn.

Buổi chiều đi trong châu thành, thì vợ chồng Trường ăn ý với nhau nên thường cụt thụt đi sau xa xa, để cho Phúc đi trước với cô Lý. Cô Lý vui vẻ, cứ kiếm chuyện mà nói với Phúc, song cô nói thì Phúc nghe, chớ Phúc không muốn đối đáp, dường như tai nghe nói chuyện ở đây, mà trí tư tưởng ngoài chơn mây, hoặc trên mặt biển.

Một buổi sơm mơi, vợ chồng Trường không muốn đi chơi, tính nằm nhà xem sách. Phúc đứng trước sân xem hoa, thấy sắp nhỏ cho mướn ngựa, dắt bốn năm con ngựa đi ngang. Phúc thấy có con ngựa ô cao lớn mập mạp, muốn cỡi con ngựa ấy đi chơi một vòng, nên kêu mà mướn.

Cô Lý thích cỡi ngựa lắm, ngặt vì hôm mới lên đây liền bị cô Mỹ kích bác sự đó. Nay cô thấy Phúc mướn ngựa đi chơi thì cô không thể dằng cái sở thích của cô được nữa, nên cô hỏi:

– Anh Phúc mướn ngựa đi chơi hả? Xin anh cho phép em đi với.

– Tôi đi bậy một vòng mà thôi.

– Em cũng đi một vòng như anh.

– Đờn bà con gái cỡi ngựa hiểm nghèo lắm.

– Em cỡi hoài, có sao đâu. Em cỡi giỏi lắm, xin anh đừng lo. Anh đợi em thay đồ rồi em đi với.

Cô Lý biểu mấy đứa nhỏ cho mướn ngựa chờ cô, rồi cô chạy vô phòng thay đổi y phục. Cách chẳng bao lâu cô trở ra sân, trên mặc một cái áo nỉ vằn màu nâu, dưới mặc một cái quần tây cũng bằng nỉ màu trứng gà, đầu choàn một cái khăn rằn ri, bộ coi gọn gàng lắm. Cô lựa một con ngựa nhỏ êm ái đằm thắm hơn hết mà mướn rồi so cương leo lên lưng lẹ làng như đờn ông con trai. Cô ngó Phúc mà nói: "Anh thấy hôn? Em biết cỡi ngựa mà. Anh lên lưng ngựa đi.“

Phúc leo lên ngựa, để cho cô Lý đi trước. Phúc theo sau.

Ngựa chạy lúp xúp, cô Lý day lại hỏi:

– Anh muốn đi đâu anh Phúc?

– Đi đâu cũng đựơc.

– Đi trong châu thành hay gặp xe hơi bất tiện. Hai anh em mình đi vòng Tour de chasse chơi nghe hôn?

– Tự ý cô.

Cô Lý cho ngựa chạy qua đường trước dinh quan Quản Đạo rồi quanh vô đường đi Tour de chasse. Phúc cứ chạy theo cô.

Hễ ngựa chạy một khoảng xa xa coi bộ mệt, thì cô Lý gò cương lại để đi thủng thẳng mà nghỉ. Phúc cũng làm như cô, mà cũng cứ đi sau chớ không chịu tới trước.

Vô tới khoảng đồng, khỏi ngả ba tẻ đường đi Point-de-Vue một chút, cô Lý thấy một bầy nai, có hai con mang chà-gạt (33) bùm sùm trên đầu, đương đứng chung quanh một cây thông già trơ trọi giữa nổng, nhánh vin lên, nhánh cong xuống. Phía trong xa xa nắng chói cỏ non trên nổng làm cho chỗ vàng vàng, chỗ xanh lặc lìa, xem như lụa phơi gấm trải trên mặt đất. Xa vô trong nữa là dãy núi Lâm Viên xanh xanh.
Sẵn có tâm hồn lãng mạn, cô Lý thấy cảnh xinh đẹp như vậy thì xao xuyến trong lòng, liền chỉ tay và la lớn: "Anh Phúc, anh Phúc, bức tranh tùng lộc rõ ràng đó, thấy hôn? đẹp quá, không bao giờ họa sĩ vẽ cho được như vậy! Em vui quá! Anh vui hôn?"

Phúc dừng ngựa một bên cô Lý mà ngó. Bầy nai vẫn đứng tự nhiên, con thì cúi đầu ăn cỏ, con thì vin mặt ngó mông, không sợ, không lo gì hết. Phúc nói: "Cảnh Đẹp thiệt". Cô Lý cười ngả ngớn mà nói: "Giữa cái cảnh đẹp đẽ như vầy, ví như em được ở mà xem tối ngày, em cũng chịu nữa".

Phúc không trả lời, thúc ngựa đi, con ngựa của cô Lý cũng đi theo. Cô Lý hỏi:

– Anh đói bụng hay không, anh Phúc? Hồi nãy em có lấy bỏ túi đem theo một hộp pâté (34) với hai ổ bánh mì nhỏ đây. Nếu anh đói bụng thì ngừng lại đây mà ăn.

– Tôi không đói.

– Em đói rồi. Mà thôi, để đi qua hồ Than Thở, rồi mình sẽ nghỉ mà ăn.

Cặp ngựa lúc chạy lúp xúp, lúc đi thủng thẳng, nên 10 giờ rưỡi mới qua tới hồ Than Thở. Cô Lý rủ Phúc xuống ngựa mà nghỉ một chút, đặng ăn bánh mì dằn bụng rồi sẽ đi nữa. Phúc chịu. Hai người xuống ngựa, buộc cương vào cây thông bên đường rồi đi lại cái cầu ở mé hồ mà ngồi.

Mùi nhựa thông bay thơm ngát như xông trầm, nước dưới cầu chảy ro re như than thở. Chung quanh hồ rừng thông lố xố, chung quanh mình quang cảnh u nhàn. Cảnh đẹp mà có vẻ buồn, làm cho Phúc châu mày tư lự.

Cô Lý móc trong túi áo lấy ra hai ổ bánh mì nhỏ với một hộp pâté. Cô đưa hộp pâté mà cậy Phúc khui giùm, nhờ có việc làm Phúc mới tạm quên cái cảnh buồn trước mặt. Pâté mở ra được rồi, cô Lý đưa cho Phúc một ổ bánh mì mà mời Phúc ăn, Phúc vị bụng nên phải lấy ăn với cô, chớ thiệt không muốn ăn chút nào hết.

Cô Lý thấy Phúc buồn bực chừng nào thì cô càng vui vẻ thêm chừng nấy, tính làm vui cho Phúc hết buồn, chẳng dè cô càng vui thì Phúc càng buồn thêm, sự vui của cô đã không ích mà lại còn hại.

Một lúc Phúc ngồi ngó sửng trên mặt nước, tay cầm ổ bánh mì mà không ăn. Cô Lý thấy vậy cô lấy làm tức về sự dụng tâm của cô không được kết quả theo ý muốn, bởi vậy cô tính đổi cách nên nghiêm nét mặt mà hỏi: "Bộ anh sao buồn hoài, dầu thấy cảnh đẹp cho mấy đi nữa anh cũng không biết vui. Tại sao vậy anh Phúc?"

Phúc lặng thinh một chút rồi thở dài mà đáp:

– Tại sự vui không thế vào trong lòng tôi được.

– Tại sao mà sự vui không thế vào trong lòng anh?

– Tại tôi có tâm sự riêng nó ngăn đón không cho sự vui vào được.

– Tâm sự gì mà ác quá vậy? Em có thể được biết hay không?

Phúc ngó cô Lý, thấy cô đương chúm chím cười mặt ửng lòa hạnh phước, miệng khiêu khích tình duyên, thì lắc đầu mà đáp:

– Cô muốn biết tâm sự của tôi làm chi? Cô không nên biết.

– Tại sao vậy?

– Người vui vẻ không nên biết sự buồn rầu, người phấn chí không nên nghe chuyện thất chí.

– Anh cho em là người vui vẻ phấn chí hả?

– Phải.

– Nếu anh tưởng như vậy thì anh tưởng lầm. Nhiều khi người ta buồn rầu lung lắm, nên người ta phải làm vui bề ngoài đặng khỏa lấp nỗi buồn ở trong. Nhiều khi người ta chán ngán não nề lung lắm, nên người ta phải rán hăng hái hoạt động đặng trừ sự chán ngán não nề đó.

– Cô làm sao mà đến nỗi buồn rầu chán ngán?

– Đèn nhà ai nấy sáng, tâm sự của ai nấy biết.

Phúc thấy cô Lý bây giờ buồn hiu, hết vui vẻ như hồi nãy, thì ăn năn nói:

– Tôi phá cái vui của cô, tôi quấy nhiều lắm. Xin cô tha lỗi. Hễ mình mang chứng bịnh buồn thì mình không nên gần ai hết, gần rồi lây bịnh cho người ta. Sự ấy nay thí nghiệm đã rõ ràng, không còn nghi ngờ gì nữa.

Cô Lý suy nghĩ một chút rồi cô đáp:

– Nếu lây bịnh buồn cho người ta rồi bịnh của mình giảm được, thì có lợi chớ không phải hại mà sợ.

– So đo lợi hại như vậy sao được. Mà dầu lây bịnh cho người ta rồi bịnh của mình giảm được đi nữa, mình cũng không nên làm. Người có nhơn nỡ lòng nào mà làm như vậy cho được.

– Anh thiệt là quân tử. Em kính phục anh lắm… mà em tưởng nếu mình có bịnh buồn, mình kiếm người cũng có bịnh buồn như mình mà gần gụi, hai bịnh buồn chọi nhau rồi có lẽ sự buồn tiêu hết mà hóa ra sự vui không biết chừng.

– Sợ hai cái buồn nhập lại rồi nó lớn bằng hai mới khổ cho chớ.

– Lập gia đình là có vợ con, có nhà cửa, nối nghiệp cho cha mẹ, nối dòng cho tổ tiên, làm đầm ấm cho xã hội, làm an ổn cho quốc gia. Con người phải làm cái nghĩa vụ ấy mới trọng đạo làm người, trí mới thơ thới, sự sống mới có ý nghĩa.

– Sao anh để ý đến gia đình mà anh lại khổ tâm?

– Vì tôi phải nhượng cái nghĩa vụ ấy cho người khác, tôi không thể làm được.

– Nếu mỗi người đều làm như anh, ai cũng trốn lánh không chịu lãnh cái nghĩa vụ lập gia đình, thì còn gì xã hội, còn gì quốc gia? Theo ý em tưởng con người trước hết phải lo làm cho tròn cái đạo làm người, không được viện lẽ gì mà thối thác nghĩa vụ ấy. Bữa nay nhờ có anh cắt nghĩa em mới thấu hiểu ý của ba em. Vậy thì em phải vâng theo ý ấy, em không dám cãi nữa.

– Ở đời có nhiều nghĩa vụ phải làm, nhưng vì vận hội xui khiến mà mình không làm được thì phải chịu. Cô chịu lập gia thất, ấy là một điều hiệp nghĩa. Tôi khuyên cô phải làm. Còn phận tôi, thì tôi chắc tôi không thể làm được.

Hết lời cãi nữa, cô Lý lắc đầu mà đứng dậy. Phúc thấy đã trưa rồi nên khuyên cô Lý về, kẻo vợ chồng Trường nhọc lòng chờ ăn cơm. Phúc nắm ngựa giùm cho cô Lý leo lên lưng rồi hai người song song trở về nhà.

Tối bữa ấy cô Lý vô phòng mà thuật chuyện đi chơi với Phúc cho vợ chồng Trường nghe, nhứt là thuật rõ các câu chuyện của Phúc nói, không bỏ sót một ý nào hết. Trường nghe rồi thì lắc đầu nói: "Bịnh của anh Phúc tôi tưởng không có thuốc gì mà cứu được. Ảnh thất tình đến nỗi thấy cảnh đẹp không biết vui, thấy gái đẹp không động lòng, thế thì mình phải chịu thua, đừng trông mong gỡ mối sầu cho ảnh nữa".

Cô Mỹ nói: "Anh Phúc đi chơi với mình hổm nay, em thấy tánh nết ảnh, em nghe ảnh nói chuyện thì thiệt quả ảnh là một người cao thượng đúng đắn, đáng kính trọng. Vậy mình phải ráng làm sao mà gỡ mối sầu cho ảnh, chớ bỏ ảnh khổ não trọn đời thì tội nghiệp lắm".

Trường hỏi: "Biết làm sao bây giờ?"

Cô Lý suy nghĩ rồi nói: "Em thấy có một thế khác nữa. Hổm nay mình muốn giải buồn cho anh Phúc mà mình cứ chăm lo làm cho ảnh cảm về tâm hồn mà thôi. Làm như vậy không cảm ảnh được. Thôi mình bỏ cách đó đi, lập thế làm cho ảnh cảm về hình thức thử coi có kết quả hay không. Chừng về Sài Gòn, anh Trường ráng cầm anh Phúc ở lại chơi ít bữa, rồi mình dắt ảnh đi xem hát, đi khiêu vũ, mình cho ảnh nếm các cuộc vui về hình thức, làm như vậy thử coi ảnh có biết vui hay không."

Trường lắc đầu đáp:

– Anh Phúc có bịnh về tâm hồn. Cái đẹp, cái vui tự nhiên của trời đất mà còn không làm cho ảnh cảm xúc, thì cái đẹp cái vui lạm xạm của loài người làm sao mà đổi trí ảnh được.

– Nếu mình cho ảnh nếm cuộc vui về hình thức mà ảnh không biết vui, thì em còn một phương thế khác nữa.

– Phương thế gì? Cô nói cho tôi nghe thử coi.

– Mình lập thế cho ảnh giáp mặt với cô Hạnh.

– Uý! Hiểm nghèo lắm! Sợ sanh sự không tốt.

– Anh Phúc cũng như người có mụt ghẻ, đau đớn nhức nhối ngầm ngầm hoài. Mổ phứt mụt ghẻ ấy một lần cho rồi. Mổ thì chắc ảnh đau lắm, mà đau rồi lành bịnh thì không sợ gì.

Vợ chồng Trường đồng khen cô Lý tính hay và hứa chừng về Sài Gòn sẽ cầm Phúc ở lại chơi ít bữa.

Ở nghỉ trên đà Lạt đúng 15 ngày rồi bốn người mới lên xe trở về Sài gòn.
_____________________________________
[32]đồi
[33] sừng nai có nhiều nhánh
[34] dồi, chả
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4760
Registration date : 23/03/2013

Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh   Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh - Page 2 I_icon13Tue 09 Mar 2021, 18:32

Càng đọc càng thấy hay :-bd
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh   Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh - Page 2 I_icon13Mon 15 Mar 2021, 08:44

Chương 6

Ở Đà Lạt đi về dọc đường, cô Lý ân cần mời vợ chồng Trường với Phúc chiều bữa sau lên nhà cô mà dùng một bữa cơm tối với cô rồi đi xem hát, muốn xem hát bóng, hát bộ hay là hát cải lương tùy ý Trường với Phúc định. Phúc nói đi chơi lâu quá sợ mẹ ở nhà trông, nên không dám nhậm lời của cô Lý mời, tính hễ về tới Sài Gòn thì đi liền về Bến Súc.

Cô Lý theo năn nỉ, nói anh em biết nhau mà không đến nhà thì tình lợt lạt, cô xin Phúc ráng ở thêm một vài bữa đặng lên ăn cơm cho biết nhà cô và biết ông thân của cô, rồi khi nào rảnh cô cũng sẽ đi với vợ chồng Trường lên Bến Súc mà thăm Phúc cho biết vườn rẫy và biết bà thân của Phúc. Vợ chồng Trường cũng tiếp với cô Lý mà cầm Phúc ở lại chơi vài bữa nữa, hứa rồi sau sẽ cho xe đưa Phúc về, ba người nói quá làm Phúc phải xiêu lòng không cãi nữa song cũng chưa chịu hứa lời.

Đến chiều xe về tới nhà Trường. Bồi đưa một phong thơ cho Phúc, nói thơ mới lại hồi sớm mơi nên để đó không gởi lên Đà Lạt cho Phúc. Phúc xé thơ ra coi thì là thơ của mẹ gởi, nói việc nhà bình an như thường và khuyên Phúc cứ vui chơi chẳng cần lo về gấp.

Vợ chồng Trường với cô Lý hay tin ấy thì vui mừng, theo ép riết Phúc phải ở lại. Phúc cùng đường, không còn mượn cớ nào mà cáo từ nữa được, nên phải chịu.

Hôm mới xuống Sài Gòn, Phúc đi mua đồ, có đặt may hai bộ đồ Tây trắng với một bộ tussor. Khi đi Đà Lạt có để giấy và để bạc lại cho bồi lấy áo quần ấy rồi bỏ giặt sẵn cho Phúc.

Bữa nay sửa soạn đi lên nhà cô Lý mà ăn cơm với vợ chồng Trường, Phúc mặc bộ đồ tussor mới, chơn mang giày da láng, cổ thắt cravate (35) màu tím có đốm trắng, nên hình coi không còn một điểm nhà quê nào nữa, giống hệt người Sài Gòn đến 100 phần trăm. Trường thấy vậy thì nói pha lửng:

– Ê! Phúc, toa mặc đồ đó thì phải ở luôn dưới Sài Gòn đặng ngồi nhà hàng, đi khiêu vũ, hoặc đi trường đua chớ toa về Bến Súc đi trong vườn coi không được.
– Mỏa đặt may lỡ rồi, nãy giờ mỏa bận thử mỏa ăn năn lắm.
– Tại sao mà toa ăn năn?
– Trong ruột đã khô khốc, mà ngoài vỏ trau chuốt cho láng nhuốt có ích gì.
– Không biết chừng nhờ cái vỏ láng nhuốt đó, nó làm cho cái ruột đượm nhuần hết khô nữa.
– Không chắc.
– Để thí nghiệm rồi sẽ biết.

Sửa soạn xong rồi, gần tối, vợ chồng Trường với Phúc mới lên xe mà đi lên nhà cô Lý trên Phú Nhuận.

Biệt xá của ông Thinh là một cái nhà lầu, tuy nhỏ song kiểu vở tối tân, trước có sân rộng để trồng bông, sau có vườn trồng xoài mít rậm rợp.

Cô Lý xin phép trước với cha mà rước khách. Ông Thinh có ý muốn con lấy chồng cho sớm, tưởng vợ chồng ông giáo sư Trường sắp đặt đặng chồng coi con mình, bởi vậy ông cho phép liền, mà lại dặn con phải sửa soạn cuộc tiếp khách cho xứng đáng, cho khỏi người ta chê cười.

Xe của Trường chạy vô sân thì thấy trong nhà đèn đốt sáng lòa, ghế bàn chưng dọn hực hỡ. Xe ngừng, vợ chồng Trường với Phúc bước ra, thì cô Lý mặc quần áo trắng lớp, mặt mày vui vẻ, miệng cười rất có duyên. Cô ngó Phúc, khen bộ đồ Tussor may khéo, rồi mời khách vô nhà.

Ông Thinh tóc đã bạc hoa râm mà ông chải gỡ láng nhuốt, răng đã rụng ba cái mà ông trám răng giả nên không ai dè; ông mặc một bộ đồ Tây nỉ xám, chơn mang giày vàng, cổ thắt cravate rằn ri, mép cạo râu láng bóng, bộ tướng coi sắc lẽm như trai mới lớn lên. Ông đương ngồi sa lông, thấy khách vô thì ông đứng dậy tiếp chào. Cô Lý trình diện mỗi người cho cha biết rồi mới ngồi và liếc mắt dạy bồi đem nước đá đặng dùng rượu khai vị.

Ông Thinh tưởng Phúc là người muốn xin cưới con mình nên cứ ngó Phúc rồi hỏi:

– Ông đây gốc gác ở đâu?
– Dạ, cháu ở trên Bến Súc.
– Ông bà cụ còn song toàn?
– Dạ, cháu mồ côi cha, chỉ còn có bà mẹ mà thôi.
– Ông làm việc chi ở đâu?
– Dạ, cháu làm vườn làm rẫy ở nhà.

Ông Thinh ngó hai bàn tay của Phúc rồi ông châu mày. Trường biết Phúc bị tra vấn thì bực mình lắm, tính kiếm thế cản ông Thinh cho hết nhọc lòng Phúc, nên hỏi ông:

– Năm nay cuộc buôn bán của bác phát đạt hơn mấy năm trước hay không?
– Dễ chịu.
– Đời nầy cháu coi duy có nghề thương mãi thì sung sướng hơn hết, có lợi nhiều mà lại khỏi ai kềm thúc.
– Phải. Nhưng mà buôn bán phải biết tráo trở mới được, chớ lù đù quá, thì đã không có lợi mà lại còn sợ phải bị hại.

Cô Lý nghe câu chuyện không vui, mà cô còn muốn ăn cơm cho mau đặng cô đi xem hát, bởi vậy cô hối bồi sắp đặt tiệc rồi mời cha với khách qua phòng ăn.

Câu chuyện ngoài phòng khách nãy giờ còn kéo luôn vô phòng ăn nữa, bởi vậy cái không khí buồn bực cũng không đổi được.

Ăn mới nửa bữa kế nghe có tiếng xe hơi vô sân. Hườn là một thương gia ở trong Chợ Lớn, tuy trẻ tuổi, song là bạn thiết của ông Thinh, thường ngày hay tới rủ ông đi chơi, đi lốp bốp vô phòng khách, đứng dòm qua phòng ăn, thấy có khách đông thì cúi đầu chào, rồi hỏi ông Thinh:

– Ông ăn cơm hay sao? Ăn gì sớm dữ vậy?
– Có khách nên ăn sớm.
– Vậy tôi tính ra rước ông đi ăn cơm rồi đi chuyện khác nữa.
– Tôi mắc có khách, đi không được.
– Mời ông bước qua bên nầy đặng tôi nói chuyện riêng một chút.

Ông Thinh đứng dậy đi qua phòng khách. Hườn nói nhỏ chuyện gì với ông đó không biết, mà ông trở qua cáo lỗi với khách đặng ông đi, vì có chuyện quan hệ lắm cần phải tính gấp. Hườn hớn hở ngó cô Lý mà nói: "Em Lý ăn cơm cho no nghe hôn. Tôi xin mấy ông bà tha lỗi".

Hườn cúi đầu chào chung, rồi ra cửa lên xe mà đi với ông Thinh.

Câu chuyện của ông Thinh không hạp với trí ý của Trường và Phúc nên cuộc hội hiệp đã mất thú vị rất nhiều, mà còn thêm Hườn đến làm lộn xộn phá đám nữa, thì bữa ăn cô Lý tính sẽ làm cho có vẻ thân mật mà long trọng hóa ra bữa ăn xao xuyến chẳng khác nào trong mấy tiệm cao lầu.

Cô Mỹ thấy cô Lý có sắc buồn thì hỏi:

– Không biết có việc chi quan hệ mà người ta mời bác đi gấp dữ vậy?
– Đi chơi chớ có việc chi đâu.
– Không lẽ.
– Anh Hườn là người thân thiết của ba tôi, ảnh tới rủ đi chơi thường, chớ phải
với một lần đâu.

Cô Lý lại ngó Phúc mà nói tiếp: "Anh Phúc, em vui vẻ, em phấn chí luôn luôn là tại như vậy đó, anh hiểu hay chưa?"

Phúc gặc đầu hai ba cái, mà mắt ngó cái khuôn hình treo trên tường, không nói chi hết.

Ăn cơm rồi, chủ khách bàn tính với nhau rồi nhứt định xuống Sài Gòn xem hát cải lương. Cô Lý với vợ chồng Trường thì hăng hái, còn Phúc thì ép bụng đi theo, nên không vui chút nào hết.

Cô Lý mua 4 cái giấy hạng nhứt rồi mời khách vô. Hai cô ngồi giữa, Trường với phúc ngồi chận hai bên, cô Lý ngồi khít với Phúc.

Đào kép ca thì ăn rập với đờn lắm, tiếc vì tuồng đặt lớp lang không trúng luật, có lớp vô ích, có lớp lãng nhách, còn câu tuồng thì không văn chương, mà lại xen nhiều tiếng hoặc quá thanh tao hoặc quá thô tục, không phù hiệp với địa vị của vai tuồng. Tuy Phúc không phê bình hay dở, nhưng mà cô Lý biết Phúc không thích, nên còn hai màn nữa mới vãn hát, mà cô Lý than khát nước và rủ vợ chồng Trường ra, đặng đi kiếm đồ uống giải khát. Trường dắt hết lại một nhà hàng khiêu vũ, rồi bốn người chọn một cái bàn gần cửa, biểu bồi lấy hai ly nước cam tươi cho hai cô, còn Trường với Phúc thì uống la-ve (36).

Trong nhà hàng đèn bóng xanh bóng đỏ xen nhau làm cho sáng mà không chói mắt. Tiếng nhạc đánh khi phù khi trầm, khi khoan khi nhặt, nam thanh nữ tú vịn nhau mà nhảy theo nhịp đờn. Trường có tánh thích khiêu vũ, nghe tiếng nhạc thì không thể không nhảy được, nên đứng dậy mời cô Mỹ nhảy một chập.

Đờn dứt bản rồi, vợ chồng Trường trở lại bàn. Trường thấy Phúc ngồi trơ trơ, không mời cô Lý, thì nói:

– Ê, Phúc, sao toa không mời cô Lý nhảy chơi một cấp?
– Mỏa không thích nhảy.
– Sao hồi bên Tây toa thích lắm?
– Hồi đó mỏa thích, mà bây giờ mỏa không thích nữa.
– Dầu không thích toa cũng phải làm, bởi vì toa không nên để thất lễ với cô Lý.

Cô Lý cười. Phúc sợ thất lễ, nên nghe tiếng nhạc đánh lại thì liền đứng dậy cúi đầu trước mặt cô Lý. Cô Lý vui vẻ đứng dậy, rồi hai người cặp nhau mà nhảy. Vợ chồng Trường cũng ra nhảy nữa.

Phúc hồi ở bên Tây khiêu vũ thiện nghệ; tuy bỏ cách chơi nầy đã hơn hai năm rồi, nhưng mà nay cặp với cô Lý, mắt ngó mặt cô rất đẹp, mũi phưởng phất mùi thơm tho, tai nghe đờn rập rình, khiến cho trong lòng khoan khoái, quên hết nỗi sầu bây giờ, nhớ tới nghề hay hồi trước, rồi nhảy với cô Lý một chập xuất sắc.

Tiếng đờn dứt. Phúc cúi đầu cám ơn cô Lý, bộ tịch thiệt là có duyên, chớ không phải quê mùa như hôm trước. Vợ chồng Trường đắc ý, nên ngó nhau mà cười. Bây giờ Phúc như mê như say, nên vừa nghe tiếng đờn trỗi lên lại thì liền đứng dậy mời cô Mỹ. Trường với cô Lý ngồi coi Phúc nhảy với cô Mỹ thiệt là nhẹ nhàng gọn ghẽ, nên trầm trồ khen hoài.

Chừng đờn dứt, hai người trở lại bàn thì cô Lý nói với Phúc: "Anh Phúc nhảy tài quá. Nhảy với anh dầu mấy hiệp em cũng không biết mệt".

Phúc cười mà đáp: "Bỏ đã hơn hai năm, tôi tưởng nhảy không được nữa, té ra cũng còn nhảy được".

Đờn đánh lại, Phúc mời cô Lý nhảy nữa. Hai người đương mê mẫn với điệu nghệ khiêu vũ, thình lình M. Khuyến cặp tay cô Hạnh ở ngoài bước vô, rồi lại cái bàn gần một bên bàn của bọn Trường mà ngồi. Phúc liếc thấy thì biến sắc, bủn rủn tay chơn, nhảy không được nữa, cứ kéo chơn xà lỉa (37), không còn nhẹ nhàng gọn ghẽ như hồi nãy. Cô Lý lấy làm lạ.

Chừng dứt đờn, cô Lý cặp tay Phúc mà trở lại bàn, cô ngó thấy cô Hạnh, thì cô với hiểu tại có cô Hạnh nên Phúc mới bủn rủn. Cô Lý kéo ghế mà ngồi, còn Phúc thì đứng chống nạnh ngó cô Hạnh trân trân, mắt đỏ au, mặt tái lét. Cô Lý ngó hai vợ chồng Trường rồi ra dấu chỉ cô Hạnh.

Trường hiểu được rồi, bèn bước lại kéo Phúc mà biểu ngồi. Phúc té ngồi trên ghế, cặp mắt cháng váng, trong lòng bâng khuâng, lấy tay đè cái ngực, dường như sợ trái tim nhảy mạnh quá mà phải bể.

Bây giờ Khuyến với cô Hạnh cặp nhau mà khiêu vũ. Phúc ngồi ngó lườm lườm. Cô Lý theo ngó chừng Phúc rồi mời Phúc nhảy nữa, tưởng làm như vậy đặng giải khuây cho Phúc. Phúc lắc đầu mà từ.

Trường thấy Phúc tức giận đau đớn quá, sợ ngồi trong nhà hàng nữa rồi có việc không hay, nên kêu bồi mà trả tiền rượu rồi đứng dậy cặp tay Phúc mà kéo ra cửa, hai cô theo sau. Ra tới cửa mà Phúc còn day đầu ngó lại và nói với Trường: "Cô Hạnh bội ước với mỏa là người đó; vô ngồi cái bàn gần bên bàn mình, rồi bây giờ đương nhảy kia, toa thấy hôn? Cô bận áo màu xanh lông két, nhảy với người mặc đồ trắng đó".

Trường cười và đáp: "Mỏa biết, nên mỏa mới kéo toa đi cho khỏi gai mắt". Cô Lý bước tới nói: "Anh Trường, vợ chồng M. Khuyến, bác sĩ nhổ răng, em nói với anh hôm trước, là người đó“.

Truờng gặc đầu đáp: "Biết rồi… không có gì hay…"

Phúc đứng lại hỏi Trường:

– Toa kéo mỏa đi đâu?
– Đi đâu cũng được, miễn ra khỏi chỗ nầy.
– Mỏa muốn ở đây.
– Ở đây làm gì?

Phúc rờ tay nơi trán mà suy nghĩ rồi đáp:

– Mỏa muốn nói chuyện với chồng cô Hạnh một chút.
– Ồ! Nói chuyện gì?… không nên… bỏ đi.
– Bỏ không được. Người ta giựt vợ mỏa, nếu mỏa lặng thinh thì khiếp nhược quá.
– Có lẽ không phải tại người ta.
– Vậy chớ tại ai?
– Tại cô Hạnh… hoặc tại cha mẹ cô… biết đâu.

Phúc tức giận, bộ hầm hầm. Trường kéo tay biểu lên xe rồi hối sớp phơ chạy vô Chợ Lớn.

Vì Phúc không có nói tâm sự của mình cho cô Mỹ và cô Lý biết, bởi vậy hai cô không dám xen vô nói tới việc cô Hạnh, chỉ liếc mắt dòm chừng cử chỉ của Phúc mà thôi, Phúc ngồi phía trước với sớp-phơ, cứ khoanh tay trên ngực mà ngó tới không nói chi hết. Xe vô tới Chợ Lớn, Trường không biết phải đi đâu nữa, hỏi Phúc muốn ăn mì ăn cháo hay không thì Phúc lắc đầu nói: "Không. Mỏa muốn về cho mau mà ngủ".

Trường biểu sớp-phơ chạy vòng ra Phú Nhuận mà đưa cô Lý về. Chừng xe ngừng, cô Lý bước xuống cô từ giã mà cô ngó Phúc với cặp mắt rất buồn thảm rồi cô nói với cô Mỹ: "Để mai tôi ra nhà chị chơi rồi chị em mình sẽ nói chuyện".

Cô Mỹ hiểu ý cô Lý muốn nói chuyện Phúc đối với cô Hạnh nên cô gặc đầu rồi biểu sớp phơ chạy trở về nhà.

Sáng bữa sau vợ chồng Trường thức dậy thì thấy Phúc đã thay đồ rồi và đương sắp y phục vào va ly. Trường hiểu ý Phúc muốn về, song cũng hỏi:

– Toa sửa soạn đồ đặng đi đâu?
– Mỏa về Bến Súc.
– Về nhà làm gì mà gấp vậy? Ở chơi vài bữa nữa.
– Thôi, mỏa không nên ở chung một chỗ với cô Hạnh. Mỏa lân la đất Sài Gòn, sợ chẳng khỏi tội sát nhơn.
– Toa nói nghe ghê quá! Sá gì một con đàn bà vong tình bội nghĩa mà toa giận đến thế. Mỏa khuyên toa hãy coi người đê tiện ấy như một chiếc giày rách, toa quăng vô giỏ rác cho rồi, đừng thèm tiếc.
– Toa chưa bị uất vì tình nên toa mới nói như vậy được. Nếu toa ngồi cái địa vị của mỏa thì toa mới hiểu.
– Thiếu gì đàn bà con gái quí bằng mười người ấy. Thứ đồ bạc nghĩa, cần gì mà phải nhọc lòng?

Phúc lắc đầu, không cãi nữa. Trường biết không thể cầm nữa được, nên hối vợ coi dọn đồ cho Phúc ăn lót lòng, rồi biểu sớp phơ đem xe ra mà đưa Phúc về Bến Súc.

_____________________________________
[35] cà vạt
[36] bia
[37] cách đi của người có tật một chơn không co được, phải kéo lết
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh   Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh - Page 2 I_icon13Wed 17 Mar 2021, 07:49

Chương 7

Cách ba tuần lễ sau, cũng còn bãi trường, nên Trường rảnh rang. Một buổi sớm mơi, Trường ngồi tại bàn viết trên lầu mà đọc sách. Cô Mỹ ngồi gần cửa sổ mà thêu khăn mu soa (38). Hai vợ chồng mỗi người đều mắc chú ý về việc riêng của mình, nên không ai nói tới ai, làm cho trong nhà im lìm an tịnh.

Thình lình cô Mỹ kêu chồng mà hỏi:
– Anh, tại sao mà anh Phúc thương tiếc cô Hạnh quá như vậy, anh biết hôn?
– Tại ái tình.
– Em sợ không phải. Cô Hạnh là con một, mà cha mẹ cô lại có tiền nhiều, nghe nói cao su mỗi tháng bán tới năm sáu ngàn đồng. Tôi nghi anh Phúc cưới cô Hạnh không được, ảnh tức về sự hỏng mối lợi lớn, chớ không phải tại tình tự gì hết.
– Ồ! Em xem Phúc rẻ quá! Phúc tuy không phải con nhà giàu lớn, song cũng có huê lợi xài không hết, chớ phải nghèo khổ gì hay sao nên tham tiền.
– Vậy chớ cô Hạnh là gái nhà quê mới học làm tốt bộ như bà bóng, có duyên có sắc gì đó, mà anh Phúc thất tình thất chí gần cuồng trí.
– Cô Hạnh coi cũng được chớ.
– Được giống gì? Chị Lý chỉ nói tuần truớc chỉ đi xem hát bóng, chỉ gặp cô Hạnh, chỉ làm quen rồi nói chuyện chơi. Cô Hạnh nói chuyện nghe lôi thôi lắm, không có duyên dùng gì hết.
– Cô Lý tọc mạch quá! Làm quen chi vậy?
– Chỉ nói với em để chỉ ráng nghiên cứu coi cô Hạnh là người gì mà anh Phúc mê đến nỗi thất chí. Chỉ tính bữa nào rảnh chỉ sẽ đi thăm cô Hạnh rồi mời cô Hạnh lên nhà chỉ. Hễ cô Hạnh chịu, thì chỉ sẽ cho em hay đặng em lên cho giáp mặt nhau.
– Đàn bà bày chuyện quá.
– Anh không muốn cho em làm quen với cô Hạnh hay sao?
– Làm quen có ích gì, nhứt là làm quen với người như vậy; dầu họ giàu mấy mươi cũng chẳng nên gần họ.
– Xin anh đừng cản, để cho em với chị Lý làm quen đặng dọ coi tại cớ nào mà cô đành bỏ anh Phúc để ưng (39) người khác.
– Cô Lý có ý gì với Phúc hay sao mà cô lo lắng việc của Phúc quá như vậy?
– Có ý gì đâu. Tại hôm trước anh nói anh Phúc là người có bịnh, anh biểu phải giúp với anh mà chữa bịnh giùm cho anh Phúc, nên chị Lý mới lưu tâm như vậy chớ.
– Em thân thiết với cô Lý, em có thấy cô Lý có chút tình nào với Phúc hay không?
– Không có đâu. Chị Lý thấy anh Phúc thất tình rồi chán đời thì chỉ tội nghiệp giùm cho thân anh Phúc mà thôi, chớ chỉ không có tỏ lời nào để cho em thấy chỉ có tình.
– Qua coi Phúc cũng không có tình với cô Lý. Cô Lý có sắc đẹp, học thức rộng, văn nói hay, trí khôn ngoan. Phúc gần cô mà Phúc không động tâm, thì rõ ràng bịnh thất tình của Phúc không thể trị được.
– Ý kiến của chị Lý và của em cũng vậy.
– Hôm đi Đà Lạt về, mình tính để mượn những cuộc vui mà làm cho anh Phúc cảm, coi ảnh có bớt buồn hay không. Đi xem hát thì ảnh không vui. Mà chừng khiêu vũ coi bộ ảnh thích lắm. Chị Lý mừng, chỉ tưởng có lẽ cậy cuộc chơi ấy mà giải trí cho ảnh được; té ra vừa thấy mặt cô Hạnh thì sự vui của ảnh tiêu mất, rồi sự buồn lại nhiều thâm bằng hai. Hổm nay chị Lý phiền lung lắm. Hôm nọ chỉ có tính để chỉ lập thế cho anh Phúc gặp vợ chồng cô Hạnh, đặng ảnh chán ngán, hết mơ tưởng cô Hạnh nữa. Té ra chừng gặp rồi, tình anh Phúc còn đậm hơn nữa, thế thì hết phương giải cứu rồi.
– Hết phương!…
– Nầy, hôm qua chị Lý có tính một kế khác ngộ lắm, anh.
– Kế gì nữa?
– Chị tính làm chị em với cô Hạnh rồi chỉ dụ dỗ cô nọ bỏ chồng mà trở về với anh Phúc.
– Ồ! Mấy người phụ nữ nầy độc ác quá!
– Sao mà độc ác? Vợ của anh Phúc, mình đem trở về cho ảnh, ấy là mình làm phước, chớ có ác chỗ nào đâu.
– Mưu sự đặng phá gia cang của người ta, làm như vậy có nhơn lắm hả?
– Ác hữu ác báo. Trước kia Khuyên giựt vợ của Phúc, thì bây giờ mình lập thế cho Phúc giựt lại mà trừ, có ác chi đâu.
– Qua không muốn nghe chuyện đó.

Chị Lý nói: "Mất cô Hạnh, nên anh Phúc có bịnh; được cô Hạnh, chắc anh Phúc hết bịnh. Vậy nếu muốn cứu anh Phúc, thì phải làm cho anh Phúc được cô Hạnh…"

Trường lấy làm khó chịu, nên chắc lưỡi lắc đầu mà đứng dậy và khoát tay biểu vợ đừng nói nữa.

Lúc ấy người bồi lên lầu thưa cho Trường hay rằng có ông Phúc ở trên Bến Súc xuống thăm. Vợ chồng Trường đều chưng hửng, ngó nhau mà cười rồi lật đật xuống từng dưới mà tiếp khách.

Vợ chồng Trường thấy Phúc thì mừng rỡ, mời ngồi và hỏi thăm lăng xăng. Bữa nay Phúc mặc bộ đồ tây trắng mới tinh, chơn mang giầy da đen, bộ đàng hoàng lại nghiêm chỉnh.

Cô Mỹ nhậm lẹ hỏi trước: "Bác trên nhà mạnh hay không anh Phúc? Anh xuống Sài Gòn chơi hay là có việc chi?"

Phúc dụ dự một chút rồi đáp: "Cảm ơn chị, má tôi mạnh. Tôi xuống đây vì có chuyện một chút".

Phúc nói xuống có chuyện, nhưng mà không nói luôn coi có chuyện gì. Trường nóng nảy nên hỏi: "Toa tính xuống đặng kiếm chồng cô Hạnh mà đánh lộn hả?"

Phúc lắc đầu đáp cứng cỏi: "Không, toa đừng nhắc cô Hạnh nữa chớ. Mỏa muốn tưởng cô đã chết rồi, toa còn nhắc làm chi".

Cô Mỹ hỏi: "Anh có đem sầu riêng mà cho chị Lý hay không?"

Nghe câu hỏi ấy, Phúc mới sực nhớ nên lật đật bước ra cửa kêu người kéo xe kéo biểu đem giùm cái bao vô rồi lấy tiền trả tiền xe, cô Mỹ cười và nói với Phúc:
– Hôm trước anh có hứa với chị Lý. Nếu bữa nay anh xuống mà không có trái cây cho chỉ, chắc chỉ phiền anh lắm.
– Sầu riêng có nhiều mà chưa chín, tôi kiếm được có hai trái. Nhưng mà tôi có đem thơm với sa-bô-chê nhiều đặng chị với cô Lý ăn chơi.
– Cảm ơn anh lắm.

Cô Mỹ kêu bồi biểu xách bao trái cây vô trong và nói: "Để lát nữa em chia hai rồi em biểu sớp-phơ đem phần của chị Lý lên cho chỉ ".

Trường cười và nói với Phúc: "Hồi nãy vợ chồng mỏa ở trên lầu đương bàn luận việc của toa kế toa vô đó“.

Phúc châu mày hỏi:
– Bàn luận việc của mỏa là việc gì?
– Toa biết ma femme với cô Lý họ tính làm sao hay không? Họ nói vì cô Hạnh phụ tình toa mà ưng Khuyến, làm cho toa thất chí nên toa buồn rầu. Họ tính cụ dỗ cô Hạnh bỏ chồng về ở với toa, đặng toa phỉ tình, toa hết buồn rầu nữa.
– Sao được!

Cô Mỹ xen hỏi Phúc:
– Sao lại không được? Anh cũng như anh Trường, không nỡ phá gia cang của Khuyến hả?
– Phá gia cang của người ta là một việc mình không nên làm. Mà còn điều nầy nữa: tấm gương đã bể rồi, dầu ráp lại cũng không lành như hồi trước được. Cô Hạnh đã phụ tình tôi mà lấy chồng khác, bây giờ dầu cô bỏ người chồng của cô đi nữa, người ấy cũng cứ đứng giữa mà ngăn tôi với cô hoài, làm sao tôi kết nghĩa vợ chồng với cô được. Vợ chồng thế ấy đã không xây nền hạnh phước cho mình được, mà lại còn làm cho tình mình đê tiện không tốt, không tốt.
– Nếu vậy thì anh hết thương cô Hạnh rồi hả?
– Cái tình của tôi đối với cô Hạnh tôi tưởng khó phai lợt được. Nhưng mà cô đã có chồng khác rồi thì không thế nào tôi bằng lòng đem cô về làm vợ tôi.
– Ý anh kỳ quá! Vì bội nghĩa mà lấy chồng khác nên không thế làm vợ anh nữa đựơc. Nhưng mà thương thì anh vẫn thương hoài, chẳng bao giờ anh quên. Phải như vậy hay không?
– Thưa, phải.
– Nếu vậy thì anh làm sao mà cưới vợ cho đựơc?

Phúc châu mày ngồi im lìm, không đáp nữa.

Trường hỏi: "Hồi nãy toa nói toa xuống Sài Gòn có chuyện một chút, là chuyện gì vậy?"

Phúc cũng cứ lặng thinh không trả lời. Cách một hồi lâu Phút vụt nói lớn: "Tôi xuống đây chẳng có chuyện chi khác, chỉ xuống đặng hỏi ý kiến hai ông bà coi tôi có thể nói mà cưới cô Lý được hay không; như được thì cũng phải cho tôi biết coi tôi có nên làm như vậy hay không?"

Vợ chồng Trường ngạc nhiên, nên ngó nhau, không biết phải trả lời thế nào cho hạp chân lý.

Cô Mỹ sợ nếu không trả lời liền, thì thất lễ với Phúc, nên cô hỏi:
– Hồi nãy anh nói tình của anh đối với cô Hạnh thì không bao giờ phai lợt được. Nếu anh vẫn thương cô Hạnh hoài, mà anh cưới chị Lý làm vợ, thì anh không sợ anh sẽ làm buồn cho chị Lý hay sao?
– Tại tôi ái ngại chỗ đó, nên tôi muốn hỏi ý kiến của chị và của Trường.
– Khó lắm! Mà anh muốn cưới chị Lý, vậy chớ anh có chút tình gì với chỉ hay không?
– Có lẽ có.
– Phải nói quả quyết mới được, không nên nói mơ hồ. Có tình hay là không có, chớ sao anh lại nói "có lẽ có"?
– Tôi được gần gụi với cô Lý mười mấy ngày, tôi có dịp đi chơi với cô, nói chuyện với cô, khiêu vũ với cô, thiệt trong lúc ấy tôi không động tâm mà cảm tình chút nào hết. Nhưng mà hổm nay về nằm một mình trên vườn tôi nghe ve kêu dế gáy rồi tôi suy nghĩ các việc quá vãng và tương lai của tôi. Tôi nhớ thái độ của cô Hạnh, tôi đem thái độ ấy mà so sánh với tánh nết của cô Lý rồi tôi sanh cảm trong lòng. Cô Hạnh là người yêu của tôi, mà sao cô phụ bạc tôi, đã lấy chồng khác rồi gặp tôi, cô lại làm mặt lạ. Còn cô Lý đối với tôi thì không có tình nghĩa gì hết mà sao trong mười mấy bữa gần nhau, hễ cô thấy tôi buồn, thì cô kiếm thế làm cho tôi vui. Tôi suy xét so sánh như vậy rồi tôi cảm tình cô Lý lung lắm. Còn một điều nầy nữa: hôm ở trên Đà Lạt tôi có đàm luận về gia đình với cô Lý. Cô có nói mấy câu làm cho tôi hiểu cô biết đạo làm người hơn tôi. Tôi tưởng nếu tôi có người vợ như cô Lý, biết trọng chủ nghĩa gia đình, lại biết chỗ buồn của chồng mà lo khuyên giải giùm, thì có lẽ đời của tôi còn có thú vị chút đỉnh.
– Anh mắc lo cho phận anh, nên anh quên lo cho phận người khác. Ví như anh cưới chị Lý về rồi mà anh cứ thương nhớ cô Hạnh hoài, chị Lý phải lo khuyên giải sự buồn đó cho anh, làm vợ như vậy thì vui sướng chỗ nào đâu? Có chồng mà chồng không thương mình, cứ thương người khác, cái đời như vậy đáng tội nghiệp lắm chớ. Anh nghĩ thử mà coi.

Phúc khoanh tay ngồi thở ra mà suy nghĩ.
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4760
Registration date : 23/03/2013

Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh   Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh - Page 2 I_icon13Thu 18 Mar 2021, 19:59

Không biết cô Lý có ưng lấy anh Phúc làm chồng không nhỉ?
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh   Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh - Page 2 I_icon13Sat 20 Mar 2021, 08:43

Phương Nguyên đã viết:
Không biết cô Lý có ưng lấy anh Phúc làm chồng không nhỉ?

tỷ mún bít... xem hồi sau sẽ rõ! hihi  :tongue:
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh   Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Ái tình miếu - Hồ Biểu Chánh
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 2 trong tổng số 6 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện Sưu tầm :: Tiểu thuyết :: Hồ Biểu Chánh-