Tổng số bài gửi : 7185 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục Wed 04 Dec 2019, 10:16
12 điều có thể là bình thường nhưng du khách không nên làm khi ở Nhật Bản
• Lam Anh •
Ở một quốc gia có nền văn hóa đặc biệt như ở Nhật Bản, nếu không quen, nhiều du khách có thể cảm thấy nản lòng với hàng loạt các thông lệ cũng như phép tắc xã hội điều chỉnh cuộc sống người dân và các mối quan hệ giữa người với người. Nhưng dù muốn hay không, xác thực là có những điều bạn không nên làm khi ở Nhật Bản
Với người ngoại quốc tới thăm Nhật Bản, không trông mong gì có thể làm quen với các nghi thức ở Nhật Bản, tuy nhiên, hy vọng rằng mọi người sẽ nắm bắt sơ lược được một vài điều căn bản giúp cho bạn thích ứng được với các tục lệ bản địa.
1. Đừng phá vỡ quy tắc dùng đũa ăn
(Ảnh: Oyster)
Bạn sẽ gây ấn tượng trong lòng người Nhật nếu bạn cầm đũa thành thạo. Mặt khác, nếu bạn phạm phải mấy lỗi sau, chắc chắn sẽ khiến chủ nhà khó chịu. Đừng bao giờ đặt đũa theo chiều dọc với bát cơm của bạn – bởi theo văn hóa Nhật, điều này giống như một nghi thức tang lễ. Do đó, nếu bạn cần đặt đũa xuống, hãy nhớ luôn phải để chúng vào giá đỡ đũa được xếp cạnh đĩa ăn từ trước.
Ngoài ra, dùng đũa của mình gắp thức ăn chuyển thẳng cho người khác và họ dùng đũa của họ đón thức ăn cũng là điều cấm kỵ. Khi ăn chung, hãy gắp miếng thức ăn và đặt lên đĩa riêng của bạn trước khi ăn nó. Và đừng gõ hai chiếc đũa với nhau, bởi đó được coi là hành vi khiếm nhã.
2. Đừng mang giày dép khi chưa ra khỏi cửa nhà
(Ảnh: Oyster)
Nếu bạn đến thăm nhà của người Nhật, hãy cởi bỏ giày của bạn khi ở trước ngưỡng cửa. Bởi người Nhật cho rằng giày “ngoài trời” là không sạch sẽ, bởi vậy, chúng sẽ được thay thế bằng đôi dép “trong nhà” ở ngay lối vào. Quy tắc cấm giày này cũng mở rộng cho khách sạn ryoken truyền thống, và ở một số không gian công cộng như đền thờ, nhà thờ, trường học và bệnh viện. Nếu bạn nhìn thấy có các đôi giày xếp hàng ngay ngắn tại lối ra vào hoặc lối vào thì bạn có thể chắc chắn rằng bạn cần cởi bỏ giày của mình nếu muốn tiếp tục vào trong.
Giày dép cũng bị nói “KHÔNG” trong các nhà hàng mà thực khách sẽ ngồi ăn trên sàn nhà có trải thảm tatami truyền thống. Trong tình huống này, khách hàng cũng không được mang giày dép, bởi lẽ chúng có thể làm hư hại lớp rơm rạ, cho nên, nhớ mang những đôi vớ (tất) phù hợp và đừng bị rách nhé!
Một nguyên tắc sử dụng dép quan trọng khác nữa là bạn cần đổi dép đi trong nhà và đeo đôi dép dành riêng khi đi vệ sinh. Chúng được đặt ở cửa khu vực nhà vệ sinh (nơi này thường làm tách biệt với phòng tắm).
3. Đừng quên xếp hàng
Người nhật thích xếp hàng ngăn nắp, có trật tự, dù họ đang đợi ở bến xe buýt, nhà ga hay thậm chí là thang máy! Ở sân ga thường có những vạch kẻ sẵn trên sàn nhà ngụ ý rằng đó là nơi đứng để xếp hàng đợi tàu. Khi tàu đến, các cánh cửa sẽ mở chính xác giữa hai dòng người đã xếp hàng sẵn. Không cần ai phải lên tiếng, cứ lần lượt ai đứng trước thì lên tàu trước.
4. Tránh ăn uống khi đang di chuyển
Ở Nhật, người ta thường không ăn hoặc uống khi di chuyển. Thức ăn nhanh được bán ở các quầy hàng và quầy bán hàng tự động, người Nhật thường đứng tại chỗ ăn uống và người bán đã để sẵn các hộp hoặc thùng đựng rác được phân loại sẵn bên cạnh quầy hàng. Tương tự như vậy, ăn uống trên phương tiện giao thông công cộng được coi là bất lịch sự, nhưng ngoại lệ, bạn được phép ăn uống khi đang đi các chuyến tàu đường dài.
5. Đừng bước vào bồn ngâm mình thư giãn nếu chưa tắm sạch sẽ
(Ảnh: Oyster)
Hầu hết các ngôi nhà ở Nhật Bản đều có bồn tắm để các thành viên trong gia đình có thể ngâm mình trong nước nóng. Đây được xem là một chỗ chỉ dành riêng cho việc ngâm mình thư giãn chứ không phải để tắm rửa. Theo truyền thống Nhật Bản, bồn tắm “furo” có dạng hình vuông, nhỏ hơn và sâu hơn bồn tắm thông thường ở phương tây. Trước khi bước vào bồn tắm, bạn cần phải làm sạch cơ thể, thường là xả bằng chiếc vòi hoa sen được thiết kế ở ngay bên cạnh chiếc bồn.
Nếu bạn đến một phòng tắm công cộng (được gọi là onsen) thì quy tắc “vòi hoa sen trước nhất” cũng phải được tuân thủ như khi ở nhà. Các quy tắc khác được áp dụng khi tắm onsen: Không được mặc quần áo tắm, cột chặt tóc tránh tóc rụng xuống bồn, không được để khăn tắm chạm xuống nước, không bơi trong bồn onsen. Ngoài ra những người có hình xăm cũng không được phép sử dụng bồn tắm công cộng. 6. Đừng hỉ mũi nơi công cộng
Đường phố Tokyo (Ảnh: Oyster)
Bạn hỉ mũi nơi công cộng ở Nhật Bản sẽ bị coi là bất bình thường. Hãy tìm một phòng tắm hoặc một nơi riêng tư nào đó nếu bạn muốn làm điều ấy. Nếu ai đó mang khẩu trang khi tham gia giao thông công cộng, đặc biệt là vào mùa đông, thì điều này có nghĩa là họ bị cảm lạnh và muốn tránh dây bẩn hoặc lây nhiễm mầm bệnh sang người khác.
7. Đừng để lại tiền típ
Không giống như ở nhiều nước Tây phương khác, tiền típ phổ thông đến mức gần như là “bắt buộc”, ở Nhật Bản thì lại không hề có văn hóa típ tiền, thậm chí, nếu bạn để lại chút tiền típ còn bị coi là một sự sỉ nhục dành cho nhân viên nhà hàng. Tiền phục vụ đã bao gồm trong hóa đơn nhà hàng, và thậm chí các tài xế taxi cũng từ chối nhận số tiền làm tròn. Nếu bạn để lại vài đồng xu lẻ trên bàn thì chắc chắn người phục vụ sẽ chạy theo và trả lại cho bạn số tiền bạn đã bỏ quên!
8. Tránh nói chuyện điện thoại lớn tiếng khi tham gia giao thông công cộng
Người Nhật có xu hướng sử dụng điện thoại di động của họ một cách kín đáo và sẽ nói chuyện điện thoại một cách ngắn gọn và nhỏ nhẹ nhất có thể ở nơi công cộng. Khi di chuyển bằng các phương tiện giao thông công cộng, hãy cố gắng tìm một nơi yên tĩnh có ít người xung quanh nhất có thể.
9. Đừng chỉ tay một ngón
Chỉ tay một ngón vào người khác hay bất kỳ vật gì đều bị coi là hành vi thô lỗ nếu bạn ở Nhật Bản. Thay vì dùng một ngón tay để trỏ vào gì đó, người Nhật sẽ dùng cả bàn tay và lịch sự hướng về chỗ cần chỉ. Còn khi đề cập đến bản thân mình, người Nhật sẽ dùng ngón tay trỏ để chạm vào mũi thay vì chỉ ngón tay vào người mình. Ngoài ra, khi đang ăn mà dùng đũa chỉ trỏ cũng bị coi là cư xử kém. 10. Đừng rưới nước tương lên cơm
(Ảnh: Oyster)
Người Nhật không bao giờ đổ trực tiếp nước tương vào cơm. Họ luôn rót nước tương vào chiếc đĩa nhỏ chuyên dùng đựng nước tương chứ không rưới trực tiếp lên cơm hoặc món ăn khác. Sau đó, họ dùng đũa gắp đồ ăn như sushi hoặc sashimi chấm nước tương.
11. Tránh đưa và nhận thứ gì đó bằng một tay
(Ảnh: Oyster)
Người Nhật luôn dùng cả hai tay khi đưa và nhận đồ vật, kể cả những vật nhỏ như danh tiếp. Khi trả tiền tại cửa hàng hoặc các quán cà phê, họ thường đặt tiền vào khay nhỏ bên cạnh quầy tính tiền thay vì đưa trực tiếp cho thu ngân. 12. Đừng chỉ rót rượu cho riêng mình
(Ảnh: Oyster)
Khi giao lưu với bè bạn hoặc đồng nghiệp, hãy nhớ rót rượu cho tất cả mọi người khi chén của họ cũng hết chứ đừng chỉ rót cho một mình bạn, điều này được cho là bất lịch sự. Bạn làm xong phần của mình, bạn của bạn cũng sẽ lại phục vụ bạn như vậy. Lưu ý khi rót rượu nên dùng hai tay để bưng chai rượu.
Theo This Is Insider Lam Anh
(Nguồn: trithucvn)
Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10619 Registration date : 23/11/2007
Tiêu đề: Re: Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục Wed 04 Dec 2019, 15:52
Trà Mi đã viết:
Tỷ lệ tội phạm ở Nhật quá thấp, cảnh sát không có việc gì để làm
• Ngọc Trúc •
Trong ấn tượng của người dân thế giới, xã hội Nhật Bản luôn rất an toàn, tỷ lệ tội phạm rất thấp, nhưng rốt cuộc thì thấp đến mức nào?
Theo công bố của truyền thông nước Anh, trong năm 2015, nước Nhật chỉ xảy ra một vụ tấn công bằng súng. Chính bởi vì tỉ lệ phạm tội thấp mà số lượng cảnh sát không ngừng tăng lên, cho nên có rất nhiều cảnh sát ở Nhật rảnh rỗi, họ đành phải tìm việc để làm, quản lý những vụ án lặt vặt.
Theo tạp chí The Economist, tỷ lệ phạm tội ở Nhật đã liên tục giảm trong 13 năm qua. Tỷ lệ các vụ mưu sát là 0,3/100.000, một trong những con số thấp nhất toàn cầu. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Mỹ là 4/100.000.
Lấy ví dụ trong năm 2015, nước Nhật chỉ có một vụ gây án bằng súng được ghi chép. Các băng nhóm xã hội đen cũng giảm dần do luật pháp ngày càng chặt chẽ và sự già hóa.
Dù tỷ lệ tội phạm thấp, nhưng số lượng cảnh sát ở Nhật lại vẫn tăng lên. Hiện nay ở nước này có hơn 259.000 sỹ quan cảnh sát mặc cảnh phục, nhiều hơn 15.000 người so với 10 năm trước, mà khi đó tỷ lệ phạm tội cao hơn bây giờ.
Tỷ lệ cảnh sát so với người dân ở Nhật là vô cùng cao, đặc biệt là ở Tokyo, nơi có lực lượng cảnh sát nhiều nhất thế giới, tỷ lệ này gấp ¼ so với ở New York (Mỹ).
Do có quá nhiều cảnh sát mà tỷ lệ phạm tội lại thấp nên cảnh sát sẽ quan tâm đến những vụ án lặt vặt khác, ví dụ như xe đạp bị lấy cắp và tàng trữ ma túy bất hợp pháp với số lượng nhỏ. Từng có một người phụ nữ báo cảnh sát vì bị mất quần đùi khi phơi đồ, kết quả là có 5 cảnh sát đến điều tra trong căn hộ nhỏ của bà.
Giáo sư Kanako Takayama đến từ Đại học Kyoto cho biết việc rảnh rỗi không có gì để làm sẽ khiến cảnh sát “chế” ra các tội danh. Bà nhắc đến vụ cảnh sát bắt giữ một nhóm người cùng trả tiền thuê xe với tội danh là thuê xe phi pháp. Có những nơi thậm chí còn bắt đầu bắt những người đạp xe đạp vượt đèn đỏ.
Tuy nhiên, việc cảnh sát rảnh rỗi phải tìm việc để làm nhiều khi lại có ích. Dù tỷ lệ sinh sản giảm, nhưng từ năm 2010, số lượng các vụ lạm dụng trẻ em trong gia đình mà cảnh sát Nhật giải quyết lại tăng khoảng gấp đôi. Điều này cho thấy cảnh sát đang dần quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề nội bộ gia đình mà trước đây họ luôn tránh né.
Dù vậy, hiệu suất làm việc của cảnh sát Nhật vẫn rất thấp. Tuy có nhiều cảnh sát và tỷ lệ phạm tội thấp, nhưng tỷ lệ phá được án thì lại thấp hơn 30%. Đa số chứng cứ của các vụ truy tố hình sự đều là khẩu cung lấy được từ các tội phạm tình nghi dưới sự ép buộc của cảnh sát. Đối với việc này, luật sư biện hộ nổi tiếng Yoshihro Yasuda cho biết tỷ lệ phạm tội ở nước này thấp là do người dân tự kiểm soát mình chứ không phải là công lao của cảnh sát.
Ngọc Trúc (Nguồn: trithucvn)
Làm nghề cảnh sát ở Nhật sướng ha!
_________________________
Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7185 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục Mon 09 Dec 2019, 07:46
Ai Hoa đã viết:
Trà Mi đã viết:
Tỷ lệ tội phạm ở Nhật quá thấp, cảnh sát không có việc gì để làm
• Ngọc Trúc •
Trong ấn tượng của người dân thế giới, xã hội Nhật Bản luôn rất an toàn, tỷ lệ tội phạm rất thấp, nhưng rốt cuộc thì thấp đến mức nào?
Theo công bố của truyền thông nước Anh, trong năm 2015, nước Nhật chỉ xảy ra một vụ tấn công bằng súng. Chính bởi vì tỉ lệ phạm tội thấp mà số lượng cảnh sát không ngừng tăng lên, cho nên có rất nhiều cảnh sát ở Nhật rảnh rỗi, họ đành phải tìm việc để làm, quản lý những vụ án lặt vặt.
Theo tạp chí The Economist, tỷ lệ phạm tội ở Nhật đã liên tục giảm trong 13 năm qua. Tỷ lệ các vụ mưu sát là 0,3/100.000, một trong những con số thấp nhất toàn cầu. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Mỹ là 4/100.000.
Lấy ví dụ trong năm 2015, nước Nhật chỉ có một vụ gây án bằng súng được ghi chép. Các băng nhóm xã hội đen cũng giảm dần do luật pháp ngày càng chặt chẽ và sự già hóa.
Dù tỷ lệ tội phạm thấp, nhưng số lượng cảnh sát ở Nhật lại vẫn tăng lên. Hiện nay ở nước này có hơn 259.000 sỹ quan cảnh sát mặc cảnh phục, nhiều hơn 15.000 người so với 10 năm trước, mà khi đó tỷ lệ phạm tội cao hơn bây giờ.
Tỷ lệ cảnh sát so với người dân ở Nhật là vô cùng cao, đặc biệt là ở Tokyo, nơi có lực lượng cảnh sát nhiều nhất thế giới, tỷ lệ này gấp ¼ so với ở New York (Mỹ).
Do có quá nhiều cảnh sát mà tỷ lệ phạm tội lại thấp nên cảnh sát sẽ quan tâm đến những vụ án lặt vặt khác, ví dụ như xe đạp bị lấy cắp và tàng trữ ma túy bất hợp pháp với số lượng nhỏ. Từng có một người phụ nữ báo cảnh sát vì bị mất quần đùi khi phơi đồ, kết quả là có 5 cảnh sát đến điều tra trong căn hộ nhỏ của bà.
Giáo sư Kanako Takayama đến từ Đại học Kyoto cho biết việc rảnh rỗi không có gì để làm sẽ khiến cảnh sát “chế” ra các tội danh. Bà nhắc đến vụ cảnh sát bắt giữ một nhóm người cùng trả tiền thuê xe với tội danh là thuê xe phi pháp. Có những nơi thậm chí còn bắt đầu bắt những người đạp xe đạp vượt đèn đỏ.
Tuy nhiên, việc cảnh sát rảnh rỗi phải tìm việc để làm nhiều khi lại có ích. Dù tỷ lệ sinh sản giảm, nhưng từ năm 2010, số lượng các vụ lạm dụng trẻ em trong gia đình mà cảnh sát Nhật giải quyết lại tăng khoảng gấp đôi. Điều này cho thấy cảnh sát đang dần quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề nội bộ gia đình mà trước đây họ luôn tránh né.
Dù vậy, hiệu suất làm việc của cảnh sát Nhật vẫn rất thấp. Tuy có nhiều cảnh sát và tỷ lệ phạm tội thấp, nhưng tỷ lệ phá được án thì lại thấp hơn 30%. Đa số chứng cứ của các vụ truy tố hình sự đều là khẩu cung lấy được từ các tội phạm tình nghi dưới sự ép buộc của cảnh sát. Đối với việc này, luật sư biện hộ nổi tiếng Yoshihro Yasuda cho biết tỷ lệ phạm tội ở nước này thấp là do người dân tự kiểm soát mình chứ không phải là công lao của cảnh sát.
Ngọc Trúc (Nguồn: trithucvn)
Làm nghề cảnh sát ở Nhật sướng ha!
hổng sướng bằng ở VN thầy ui, điểm thi tuyển lấy vào Đại học Công An ở VN là cao ngất ngưởng lun!
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7185 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục Mon 09 Dec 2019, 08:17
Nhật Bản: Những điều giản dị thường ngày của một xã hội luôn “nghĩ cho người khác trước”
• Xuân Lan •
Một môi trường tốt, nơi con người tuân thủ pháp luật, tôn trọng người khác và có tính tự giác cao sẽ tạo ra những con người tốt. Đó có lẽ là điều mà chúng ta rất đáng suy ngẫm, không chỉ cho chính bản thân chúng ta mà còn cho mọi người khác xung quanh mình.
Nếu phải nói đến một nét văn hóa điển hình của người Nhật, hẳn có lẽ nhiều người sẽ nghĩ đến cử chỉ cúi chào như một cách thể hiện sự tôn trọng và cảm ơn tới người khác. Văn hóa tôn trọng con người, tôn trọng tài sản của người khác, tránh tối đa làm phiền người khác đã thấm đẫm vào mỗi con người và cuộc sống của người dân đất nước mặt trời mọc.
Vì thế, nếu một ngày bạn đặt chân đến Nhật, đừng quá ngạc nhiên khi thấy những hình ảnh sau nhé:
1. Tại các cầu thang máy ở Nhật, thông thường mọi người sẽ đứng gọn sang một bên và dành phía trống để người khác có thể dễ dàng đi bộ lên/xuống. Hãy thử tưởng tượng một lúc nào đó bạn đang có việc rất vội và thang máy thì đông kín người đứng lộn xộn, bạn sẽ rất khó khăn để vượt lên trên. Người Nhật luôn cố gắng để tạo sự thuận tiện cho người khác.
Người Nhật thường đứng gọn sang một bên khi đi thang máy. (Ảnh: Internet)
2. Tại công trình xây dựng nơi công cộng, có thể dễ dàng bắt gặp những rào chắn được cài hoa rực rỡ như thế này như một lời xin lỗi dễ thương cho việc “làm phiền” người đi đường. Lối đi tuy có hẹp hơn, nhưng chắc hẳn sẽ không gây tâm lý khó chịu cho mọi người.
Hoa được cài trên rào chắn công trình xây dựng trên đường phố ở Nhật Bản. (Ảnh: C. Lien)
3. Khi xây dựng những công trình công cộng, người Nhật rất ý thức việc sao cho thuận tiện cả cho người khuyết tật hay người khiếm thị. Những “chỉ dẫn” nổi trên đường sẽ giúp người khiếm thị có thể tự tin hơn khi bước đi.
Lối đi khắc nổi dành cho người khiếm thị ở Nhật. (Ảnh: C. Liên)
Chữ nổi được khắc trên tay vịn để giúp người khiếm thị có thể tự định hướng. (Ảnh: C. Liên)
Nhà vệ sinh công cộng dành cho người khuyết tật ở Nhật. (Ảnh: C. Liên)
4. Tại ga tàu, người Nhật kiên nhẫn xếp hàng và họ luôn đứng ở hai bên cửa, nhường lối ở giữa cho những người đi từ trên tàu xuống. Khi tàu đến, họ sẽ chờ cho người trên tàu xuống hết rồi mới đi lên. Cách này tuy nhìn có vẻ hơi “chậm” một chút, nhưng thực tế lại nhanh hơn nhiều so với khi phải chen lấn xô đẩy, chưa kể an toàn và văn minh hơn hẳn.
Người Nhật có thói quen đứng chờ ở hai bên cửa để nhường chỗ giữa cho khách trên tàu đi xuống. (Ảnh: thewardrobedoor)
Nhân viên tàu cúi chào cám ơn hành khách. (Ảnh: Internet)
5. Trên tàu, bạn sẽ bắt gặp một khung cảnh tĩnh lặng tuyệt đối bởi người Nhật rất tôn trọng sự riêng tư của nhau nơi công cộng. Thông thường, mọi người sẽ đọc sách, nghe nhạc, ngủ, và tránh tối đa việc phát ra tiếng động. Điện thoại luôn đặt ở chế độ “Manner Mode” (cụm từ người Nhật dùng thay thế cho từ “Silent mode” – tức chế độ im lặng, bởi theo họ tôn trọng người khác là hành vi của người có cách xử sự (manner) văn minh), nếu có ai gọi đến họ cũng sẽ nói rất nhanh và hẹn gọi lại sau chứ không cà kê buôn chuyện.
Các hành khách thường cố gắng giữ sự yên lặng trong khoang tàu. (Ảnh: genkin.org)
6. Tại các cửa hàng hay trung tâm thương mại, cho dù bạn ít tiền hay nhiều tiền thì bạn cũng được chào đón nhiệt tình với cung cách cúi chào lịch thiệp. Hành động này không chỉ thể hiện sự tôn trọng với khách hàng, mà còn tạo cho khách cảm giác mình được chào đón nhiệt tình.
Nhân viên cửa hàng cúi chào khách. (Ảnh: Youtube)
Nhân viên trực thang máy cúi chào khách ngay cả khi thang máy đã đóng ở khu thương mại Takayshimaya, Tokyo. (Ảnh: Japantoday)
7. Đường phố ở Nhật rất sạch, bởi vì người Nhật không có thói quen vứt rác bừa bãi. Họ thích sự sạch sẽ và hiểu rằng người khác cũng vậy. Họ sẽ tự cầm rác của mình cho đến khi tìm được thùng rác để bỏ vào, và rất ngại nếu ai đó phải đi dọn dẹp cho đống bừa bãi của họ. Chưa kể, mỗi người dân Nhật đều được học cách phân loại rác để sao cho người khác xử lý chúng thuận tiện nhất.
Những người quét dọn ăn mặc cũng rất lịch sự. (Ảnh: Jpinfo)
Trên đây chỉ là một số những điều nhỏ bé trong cuộc sống thường ngày ở Nhật, nhưng qua đó chúng thể hiện rõ nếp văn hóa luôn tôn trọng người khác, luôn nghĩ cho người khác của người Nhật – một đức tính rất đáng quý. Khi bạn nghĩ cho tôi và tôi nghĩ lại cho bạn, cuộc sống thực sự sẽ rất dễ chịu và tốt đẹp.
Xuân Lan
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7185 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục Wed 18 Dec 2019, 14:48
Nông thôn Nhật Bản “hiện đại” tới mức độ nào?
• Thanh Vân •
Nông thôn Nhật Bản từ lâu đã thực hiện hiện đại hóa, mức sống của người dân gần như không có sự khác biệt so với thành thị, thậm chí có không ít gia đình ở nông thôn có điều kiện sống còn hơn cả thành phần trí thức ở thành phố.
Nhật Bản có Hiệp hội Nông nghiệp toàn quốc (JA), vừa định hướng chiến lược, hướng dẫn sản xuất nông nghiệp trong cả nước, lại vừa đại diện tìm kiếm, đảm bảo lợi ích cho nông dân.
Dưới đây là một số điểm nổi bật của nông thôn Nhật Bản:
Sản xuất
– Trình độ tự động hóa nông nghiệp tương đối cao, máy móc nông nghiệp dạng nhỏ được sử dụng rộng khắp.
– Tình trạng đường liên thông tốt, giao thông phát triển.
– Giá nông sản cao, thu nhập của người dân cũng khá cao.
– Mức độ che phủ thực vật cao, môi trường sạch sẽ.
Môi trường
Rất nhiều vùng nông thôn ở Nhật sạch sẽ, thoải mái và thích hợp để sống hơn so với Tokyo, Osaka và Nagoya.
Cả đồng ruộng và nhà cửa đều vô cùng sạch sẽ, nước sông trong xanh, mức độ xanh hóa cao, không hề nhìn thấy rác; mỗi hộ gia đình cũng đều cực kỳ sạch sẽ, dù là đất dùng để trồng trọt thì cũng rất sạch sẽ, không có cỏ dại, không có góc nào không sạch sẽ.
Kiến trúc
Nông thôn Nhật Bản trên cơ bản đều là kiểu nhà hai tầng tự xây dựng dành cho một hộ gia đình và có khoảng sân rộng. Dù là ở những khu vực xa xôi nhưng kiến trúc vẫn rất được chú trọng, căn nhà có đầy đủ các chức năng giữ ấm, sạch sẽ và có gara.
Giao thông
Tỉ lệ đường nhựa ở nông thôn Nhật Bản rất cao, hầu như không có đường đất và cũng có chỉ dẫn giao thông rõ ràng giống như thành thị.
Giao thông quốc lộ thông suốt cùng những loại xe ô tô giá rẻ khiến cho hầu hết nhà nào ở nông thôn Nhật cũng đều có ô tô, thậm chí còn có mấy chiếc, đi gần thì có ô tô, đi xa thì cũng có ga xe lửa và sân bay ở rất gần.
Cơ sở hạ tầng
Ngoài mật độ dân số thấp ra, nông thôn và thành thị ở Nhật không có gì khác biệt cả, những điều kiện sống thiết yếu như đường xá, điện nước, vệ sinh đều có đầy đủ, siêu thị, bưu điện, bệnh viện, trạm xăng, trung tâm thể dục thể thao đều rất phổ biến.
Hơn nữa, nông thôn Nhật Bản thúc đẩy khai thác nguồn năng lượng mới rất thành công, những tấm pin năng lượng mặt trời và cách sống bảo vệ môi trường khiến nông thôn Nhật Bản không còn rác thải, phân hay củi đốt.
Chế độ phúc lợi
Chế độ hưu trí của nông dân ở Nhật hàng năm cũng giống như người dân ở thành thị, ngoài ra Hiệp hội Nông nghiệp Nhật Bản cũng luôn hết sức bảo vệ quyền và lợi ích cho nông dân, cung cấp dịch vụ mua bán hàng hóa cho nông dân, nông sản “không lo nguồn tiêu thụ” và có thể bán được giá cao.
Sự “hiện đại” của nông thôn Nhật Bản không thể liệt kê hết được trong vài dòng ngắn gọn, đặc biệt là trình độ văn minh học thức của người dân nông thôn Nhật Bản rất cao, chỉ có tự mình trải nghiệm thì mới có thể cảm nhận được sự phát triển vượt bậc này.
Tổng số bài gửi : 7185 Registration date : 01/04/2011
Tiêu đề: Re: Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục Fri 27 Dec 2019, 10:02
Giáo dục Nhật Bản: Ngày hội thể thao là sự kiện vô cùng ý nghĩa trong trường mẫu giáo • Thanh Trúc •
Trường mẫu giáo ở Nhật không chỉ dạy trẻ vui chơi mà còn xây dựng cho trẻ khả năng đối diện với thử thách, chiến thắng khó khăn.
Trường mẫu giáo nơi tôi làm việc mỗi năm đều tổ chức một ngày hội thể thao để các trẻ từ 0 đến 5 tuổi tham gia, việc này không chỉ có thể tăng hứng thú của các bé đối với thể thao, mà còn có thể xây dựng tinh thần đoàn kết, hợp tác với nhau của trẻ. Ngày hội thể thao mà chúng tôi đã chuẩn bị suốt một tháng sắp khai mạc.
Giống như ngày họp mặt gia đình, người Nhật cũng cực kỳ xem trọng ngày hội thể thao của các bé, có những gia đình có mười mấy người đến tham gia, thậm chí ông bà còn bay từ xa đến để tham gia ngày hội thể thao của các cháu và mang cả máy quay để ghi lại hình ảnh của các bé. Tuy trường mẫu giáo chỉ có khoảng 90 bé, nhưng mỗi gia đình đều có rất nhiều người đến, có khi lên đến 600 người.
Ngày hội thể thao là sự kiện thú vị trong trường mẫu giáo. (Ảnh: Mizuki)
Với tiếng nhạc rộn ràng, các vận động viên nhỏ tuổi bước vào trung tâm thể dục trong tiếng hoan hô nhiệt liệt của mọi người. Các bé 5 tuổi vào trước, sau đó đến 4 tuổi, 3 tuổi vào theo sau, còn các bé 2 tuổi thì nắm tay mẹ cùng đi vào. Điều gây chú ý nhất là các vận động viên 1 tuổi và 0 tuổi bé bỏng được mẹ bế trong lòng, có bé còn đang ngủ say trong vòng tay mẹ, có bé thì khóc quấy, đương nhiên cũng có các bé rất ngoan không ngừng vẫy tay “cảm ơn” khiến ai nấy đều bật cười.
Sau khi làm xong nghi thức chào đón, các bé và người lớn ngồi xuống đất, tuy rất đông nhưng mọi người đều lịch sự nhường nhịn nhau xếp thành vòng tròn rất trật tự trong nhà thi đấu.
Ngày hội thể thao của trường mẫu giáo có tổng cộng 17 phần thi, ngoài những phần các bé thi với nhau ra thì giáo viên, người lớn cũng thi đấu riêng và thi đấu với các em, việc này có thể thúc đẩy tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa cha mẹ và con cái. Ngoài ra còn có những phần biểu diễn để các bé được phát huy tài năng về nhiều mặt, ví dụ như ca múa, thể thao.
Vận động viên là các bé từ 0 và 1 tuổi, phần biểu diễn này khiến các mẹ vừa bế bé vừa nhảy theo nhạc khá vất vả. Các bố thì vừa vỗ tay vừa chụp ảnh và quay phim, bận rộn mà rất vui.
Các bé 2 -3 tuổi cũng cần phụ huynh giúp đỡ khi thi đấu, ví dụ như vượt qua chướng ngại vật, sau đó hái quả “trên cây”. Thầy cô mặc trang phục và đội nón để đóng vai cái cây, trên bộ quần áo có “mọc” đầy các loại quả. Để thu hút các vận động viên nhỏ tuổi, những “cái cây” này không ngừng vẫy “cành” gọi các bé đến hái quả mà mình thích.
Có những bé rất phối hợp, chạy đến hái quả mà mình thích sau khi vượt qua chướng ngại vật, có bé thì lại bỏ qua chướng ngại vật, chạy ngay đến “cây” để hái quả, còn có những bé hoàn toàn không hề có hứng thú với hoa quả, leo được một nửa rồi lại leo về. Trong lúc thi đấu, cả hội trường đều rất thích thú, thậm chí cả các thầy cô cũng không muốn bỏ qua những khoảnh khắc đơn thuần và đáng yêu này, mọi người cùng hô to để cổ vũ các bé.
Các bé 4–5 tuổi thì đa phần đều tự mình thi đấu, ví dụ như đi cầu thăng bằng, chạy tiếp sức. Thầy cô chia các bé thành hai đội cân bằng mạnh yếu để các em giúp đỡ lẫn nhau, phối hợp cùng hoàn thành một mục tiêu.
Ngày hội thể thao mẫu giáo ở Nhật, người lớn và trẻ em cùng tham gia thi đấu. (Ảnh: Internet)
Bên cạnh đó, các thầy cô trường mẫu giáo còn chuẩn bị rất nhiều phần thi giữa bố mẹ và các con cho các bé 4–5 tuổi để các em tham gia cùng bố hoặc mẹ, đây cũng là lúc các em vui nhất. Ví dụ như có phần thi bắt phụ huynh mặc quần một ống để chạy tiếp sức, có phần thì cho phụ huynh bế con vượt qua chướng ngại vật, cũng có phần là các bé leo một nửa, sau đó phụ huynh sẽ leo. Tốc độ của các bé và người lớn quá khác, nếu chỉ lo cho bản thân thì sẽ không ngừng tụt lại, vì vậy người lớn cũng phải hỗ trợ và phối hợp với nhau. Lúc này, các bố các mẹ như quay về tuổi thơ, thậm chí còn vui vẻ hơn cả các bé.
So với các bé, thầy cô và các mẹ thi đấu yên tĩnh hơn rất nhiều, bởi vì họ đều rất ngại ngùng, dù thắng rồi thì cũng chỉ mỉm cười thôi. Thế nhưng các bố thì lại khác, mỗi lần thi xong, các bố đều vỗ tay rầm rộ, nhìn những “em bé to xác” này, mọi người đều bật cười.
Tiết mục hay nhất là phần biểu diễn ca múa của các bé 5 tuổi, lúc này mọi người đều đứng dậy, vừa vỗ tay vừa hát theo, khi mọi người nghĩ là đã kết thúc, đột nhiên một màn pháo hoa đầy sắc màu bắn ra từ giữa các bé và ngày hội thể thao kết thúc trong tiếng hoan hô của cả hội trường, tôi đã khóc lúc nào không hay.
Ngoài ngày hội thể thao, các thầy cô còn làm những việc cực nhọc hơn vì các bé, ví dụ như trồng lúa nước để các bé được trải nghiệm lao động cần cù ngay từ khi còn nhỏ, có vậy sau khi lớn lên các em mới càng dũng cảm đối diện với khó khăn. Ngoài ra, thầy cô còn phải xây dựng cho các bé tinh thần hợp tác, biết suy nghĩ cho tập thể, hy sinh một phần sức lực của mình vì mọi người, sau khi lớn lên các em mới biết chịu trách nhiệm với xã hội. (Bài viết của tác giả người Nhật Mizuki) Thanh Trúc biên dịch Nguồn: trithucvn
Sponsored content
Tiêu đề: Re: Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục