Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 23:55

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:53

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Yesterday at 19:40

5 chữ by Tinh Hoa Yesterday at 14:33

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Yesterday at 02:06

Vua Trời Hỏi Phật by mytutru Mon 16 Sep 2024, 22:10

BÀI GIẢNG RẤT HAY by mytutru Mon 16 Sep 2024, 20:09

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Mon 16 Sep 2024, 09:22

Những bài học thuộc lòng by buixuanphuong09 Mon 16 Sep 2024, 06:46

Đường luật by Tinh Hoa Mon 16 Sep 2024, 06:08

Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 by Ai Hoa Sun 15 Sep 2024, 16:35

7 chữ by Tinh Hoa Sun 15 Sep 2024, 03:07

Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh by Trà Mi Sat 14 Sep 2024, 12:43

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Thu 12 Sep 2024, 07:44

Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Wed 11 Sep 2024, 07:37

Tính cách của người Sài Gòn ngày xưa by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 08:28

Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 07:21

Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Wed 04 Sep 2024, 21:29

Lục bát by Tinh Hoa Sat 31 Aug 2024, 23:09

Xe gắn máy tại miền Nam Việt Nam trước 1975 by Trà Mi Thu 29 Aug 2024, 14:22

Lưu Kỷ Niệm TX Ngọc Điền by mytutru Wed 28 Aug 2024, 16:25

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 27 Aug 2024, 18:39

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:36

Một thoáng mây bay 5 by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:22

CHIA ĐAU CÙNG PHƯƠNG NGUYÊN by Ai Hoa Mon 26 Aug 2024, 15:19

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 22 Aug 2024, 03:13

TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Wed 21 Aug 2024, 15:30

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:35

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:26

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:23

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2, 3  Next
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7165
Registration date : 01/04/2011

Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Empty
Bài gửiTiêu đề: Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    I_icon13Mon 21 Oct 2019, 11:21

Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục

   Nguyễn Quốc Vương

Câu chuyện tôi kể dưới đây diễn ra ở nước Nhật và là câu chuyện có thật. Có lẽ nó cũng giống như nhiều câu chuyện khác đang diễn ra hàng ngày ở nước Nhật.


Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    To-chi10


Một con én đậu trên chiếc tổ bên ngoài một nhà ga xe lửa ở tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. (Ảnh minh họa/Shutterstock)

Một chiều cuối tháng 5, tôi đến thăm một người bạn đang làm việc ở công ty X. Công ty chuyên nuôi gà đẻ nên đặt sâu trong thung lũng, cách xa khu dân cư. Đang ngồi chơi với bạn bên cửa sổ ký túc xá, tôi chợt nghe thấy tiếng trò chuyện có vẻ hơi gay gắt giữa hai người đàn ông. Tôi nhận ra giọng ông giám đốc công ty, còn người kia có lẽ là thư ký hay trưởng phòng nhân sự. Hai người đang nói chuyện về tổ chim én hay yến làm ở trên mái hiên một phòng ở trong ký túc xá nữ công nhân.

– Anh thấy chim làm tổ từ lúc nào?

– Dạ thưa, từ lần kiểm tra tuần trước.

– Đã trải báo ở bên dưới để hứng phân chưa?

– Dạ thưa, tôi đã cho người làm và mỗi ngày đều có người quét một lần.

– Tốt. Thế có chim non chưa?

– Tôi đã kiểm tra. Mới có trứng thôi. Bây giờ làm thế nào?

Không có tiếng trả lời. Một lát sau, tôi nghe tiếng ông giám đốc:

– Làm thế nào nhỉ? Lẽ ra phải chăng lưới để chim khỏi vào. Đã vào rồi thì… biết làm thế nào. Rắc rối thật!

– Hay chuyển tổ chim đi chỗ khác?

– Khó đấy! Tổ đang có trứng mà. Chuyển đi chim mẹ sẽ không tìm thấy tổ.

Hai người im lặng. Tôi kín đáo nhòm qua cửa sổ thấy ông giám đốc đang đi đi lại lại dọc hành lang còn người trẻ hơn tay cầm cuốn sổ đứng trầm ngâm.

– Thôi được! Tạm thời để nguyên đó xem sao. Anh nhớ dọn sạch phân và khử trùng cẩn thận. Tôi sẽ suy nghĩ…

Ông giám đốc nói rồi vội vã đi về phía văn phòng. Người đàn ông còn lại cắm cúi ghi chép gì đó vào sổ tay với vẻ mặt căng thẳng.

Có lẽ đối với người nước khác, phá một cái tổ chim hay tổ ong làm nơi cửa sổ hay mái nhà là việc rất dễ dàng. Sẽ không mất đến 5 phút để làm việc đó. Rất có thể nhiều người còn làm điều đó trong vui sướng vì ong non có thể đem ngâm rượu và trứng chim có thể thành mồi nhậu. Nhưng chuyện này với người Nhật không dễ.

Tại sao?

Có thể suy đoán rằng cảm giác tôn trọng sinh mệnh và thiên nhiên qua nhiều con đường như truyền thông, giáo dục, trải nghiệm gia đình đã được định hình trong họ và làm cho học có cảm giác “chùn tay” khi làm điều đó. Bởi thế ở Nhật Bản hiện đại, khắp nơi bát ngát là rừng. Chuyện khỉ rừng mò xuống ruộng ăn trộm bắp cải của nông dân hay gấu mò vào sân trường đại học không phải là chuyện hiếm. Sống hòa hợp và dựa vào thiên nhiên có lẽ là triết lý nhân sinh của người Nhật.

Bạn tôi bảo đối với công ty nuôi gà lấy trứng, dịch cúm gà do chim dã sinh mang đến thật sự là kẻ thù số một. Ở đây khi phỏng vấn tuyển nhân viên, giám đốc sẽ thẩm tra kỹ xem có ai nuôi chim ở nhà không. Những người có thú vui nuôi chim sẽ không bao giờ được nhận. Trong quá trình làm việc nếu phát hiện thấy ai nuôi chim, người đó sẽ bị đuổi việc vì trước khi vào làm họ đã ký vào cam kết.

Cũng không rõ rồi số phận tổ chim kia rồi sẽ ra sao nhưng câu chuyện giữa hai người đàn ông nói trên khiến tôi không sao dứt khỏi những dòng suy ngẫm.

(Theo trithucvn)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7165
Registration date : 01/04/2011

Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    I_icon13Tue 29 Oct 2019, 10:15

Sự thành tín cao độ trong xã hội Nhật Bản

Nhật Bản là một đất nước luôn theo đuổi những điều tốt đẹp, điều hoàn mỹ ở mức độ cao nhất. Điều này thể hiện ở chất lượng sản phẩm, chất lượng cuộc sống, chất lượng không khí, điều kiện vệ sinh môi trường và coi trọng thành tín đến mức cực điểm.


Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Nguoi-11

(Ảnh: Qua Weixinyidu)


Xã hội thành tín

“Thành tín” được coi là phương châm sống của người Nhật Bản. Ngày chủ nhật, nếu đến công viên bình thường chơi thì vé vào cửa là khoảng 800 yên (tương đương khoảng 160.000vnđ). Trong công viên cũng có một số lối ra vào đặc biệt dành cho người tàn tật.

Ở đó người ta chỉ chăng dây xích cao chưa đến đầu gối chân và thông báo rằng: “Lối giành cho người tàn tật, người bình thường không được vào”. Công viên cũng không cho rằng cần phải cử người trông coi ở những lối này, mà người dân cũng không cho rằng mình có thể đi bằng lối này để giảm được tiền vé vào cổng. Hơn nữa, cũng không có người nào vì để được giảm tiền vé mà giả mạo bản thân là người tàn tật cả.

An toàn thực phẩm

Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Nguoi-14

Người Nhật Bản không cho rằng họ sẽ ăn phải đồ ăn không sạch sẽ tại các quán ăn, nhà hàng. Trước đây có một nhà hàng thịt nướng ở thành phố Osaka đã khiến cho 4 khách hàng của họ bị tiêu chảy cấp. Sau đó, nhà hàng này đã phải đóng cửa. Ông chủ của nhà hàng này đã bị cấm, không được phép kinh doanh đồ ăn uống.
Chế độ hộ tịch

Thậm chí, việc xử lý vấn đề hộ tịch ở tòa thị chính của thành phố là một việc đơn giản đến khó tin. Khi bạn đến đó, nhân viên công tác sẽ đưa ra một bản đồ được phóng to rõ đến từng nhà, rồi yêu cầu bạn chỉ nơi mà mình đang ở và coi như việc xác nhận đã được hoàn tất.

Trước đây đã từng có một người rất kinh ngạc và hỏi nhân viên công tác rằng: “Nếu như có người nói dối thì sao?” Nhân viên công tác đã dùng ánh mắt khó tin và nói với anh ta rằng: “Tại sao lại nói dối? Nếu mà nói dối thì khi chúng tôi gửi trả giấy chứng nhận bảo hiểm y tế và các tài liệu khác, chẳng phải họ sẽ không nhận được sao?”

Sự chung sống giữa người với người là đơn giản như vậy đấy!

Sản xuất hàng hóa

Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Nguoi-12

(Hình minh họa: Qua Weixinyidu)

Vì sao người Nhật Bản lại không làm hàng giả? Để có sự trung thực như vậy, tất nhiên có tồn tại một loại hiện tượng. Chính là, một khi đã làm giả thì hậu quả mà người làm hàng giả phải chịu sẽ vô cùng nghiêm trọng.

Trong kinh doanh ở Nhật Bản cũng ngẫu nhiên có hiện tượng làm hàng giả. Ví dụ như đem sản phẩm của nước ngoài giả mạo là sản phẩm của Nhật Bản. Trước đây từng xuất hiện sự kiện, một ông chủ dùng lươn của Trung Quốc giả mạo là lươn của Nhật Bản. Kết quả: Thứ nhất là ông chủ phải công khai xin lỗi mọi người, thứ hai là ngân hàng ngừng việc cho vay, thứ ba là các đối tác ngừng quan hệ làm ăn, cuối cùng xí nghiệp đành phải đóng cửa. Đối với những ông chủ lớn tuổi thì sẽ không còn cơ hội để kinh doanh nữa và thậm chí phải tự sát.

Ở Nhật Bản có khế ước xã hội bất thành văn là người làm hàng giả không nên thực hiện bất kỳ lời bào chữa nào mà nên thành khẩn nhận lỗi. Sau khi nhận lỗi rồi người ta sẽ không đào sâu vào chi tiết của lỗi lầm ấy. Nhưng người làm hàng giả sau này cơ bản sẽ không còn có khả năng tham gia vào ngành sản xuất đó nữa. Cho nên, tại Nhật Bản, làm hàng giả là một việc còn nghiêm trọng hơn việc ngồi tù.

Người làm hàng giả một khi bị phát hiện thì cũng đồng nghĩa là “ngừng phát triển của cá nhân ở đây”! Thậm chí những người chủ xí nghiệp tự sát khi công ty bị phát hiện làm hàng giả còn không nhận được sự thông cảm của mọi người. Người ta chỉ cho rằng, dùng cách tự sát chỉ là để rửa sạch lỗi lầm của mình mà thôi. Trái lại, người chịu hình phạt ngồi tù xong lại là người bình thường, người khác không được kỳ thị. Tại Nhật Bản, hai chữ “thành tín” là vô cùng quan trọng.

Tố chất người dân

Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Nguoi-13

Một cảnh bán hàng, người mua tự động trả tiền ở Nhật Bản (Ảnh: Weixinyidu)

Tố chất của người Nhật Bản có thể nói là đạt đến mức cực độ. Sự thành thật của một người Nhật Bản đạt đến mức nhiều người không thể tưởng tượng nổi. Ví dụ như, gần một bến xe nhỏ ở trong thôn gần thành phố Osaka, người ta có đặt từng túi từng túi một rau quả tươi, bên cạnh có đặt một tấm ván gỗ ghi rõ 100 yên/1 túi và không có ai trông coi. Vậy mà, tất cả những người mua hàng đều tự giác thả tiền vào trong chiếc hộp đựng tiền ở bên cạnh.

Ngoài ra, ở Nhật Bản còn có rất nhiều trạm xăng tự phục vụ, khách hàng tự bơm xăng theo nhu cầu rồi tự trả tiền và chưa từng có ai không trả tiền.

Tại các siêu thị, cửa hàng, trung tâm thương mại hay ở các máy bán hàng tự động đều chưa bao giờ có trang bị máy phân biệt tiền giả tiền thật, bởi vì không có ai sử dụng tiền giả.

Ở Nhật Bản, nếu như bị thất lạc đồ vật gì cũng không cần phải lo lắng bởi vì người nhặt được đều sẽ mang đến giao lại cho phòng cảnh sát gần nhất. Ví dụ như, trước đây đã từng có một doanh nhân đến Nhật Bản công tác. Lúc đi tàu điện ngầm anh ta để quên chiếc áo khoác ở ghế. Anh nghĩ rằng đây là một phiền toái lớn, bởi vì bên trong túi áo có tiền và hộ chiếu.

Đang lúc vô cùng lo lắng thì có người nói với anh ta: “Đồ vật thất lạc trên tàu điện ngầm thông thường sẽ có người giao cho nhà ga.” Anh liền đi đến nhà ga, vô cùng mừng rỡ và cảm động vì đã nhìn thấy chiếc áo khoác của mình. Không những thế mà còn được người ta là phẳng và gấp lại ngay ngắn và cho vào trong một túi nhựa.

Nhật Bản không chỉ là một quốc gia giàu mạnh, mà còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn con người!

Nhật Bản là một dân tộc vô cùng nghiêm khắc và cẩn thận. Có thể nói, Người Nhật Bản có một đức tính, một nét văn hóa trời sinh đó là “đã tốt lại muốn tốt hơn”. Đây được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất khiến Nhật Bản trở thành một cường quốc của thế giới.

An Hòa
(Trithucvn)


Được sửa bởi Trà Mi ngày Tue 29 Oct 2019, 10:19; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7165
Registration date : 01/04/2011

Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    I_icon13Tue 29 Oct 2019, 10:16



Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7165
Registration date : 01/04/2011

Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    I_icon13Wed 30 Oct 2019, 10:31

Văn hóa của “đất nước mặt trời mọc” khiến thế giới thán phục

Bạch Vân


Nhật Bản là một quốc gia có nền văn hóa lâu đời và vô cùng đặc sắc. Người dân Nhật Bản nổi tiếng là những người có sống nguyên tắc và được giáo dục một cách chuẩn mực, luôn khiến thế giới phải “ngả mũ thán phục” trước một “tinh thần Nhật Bản” được nuôi dưỡng trong mỗi người dân ở quốc gia này.

Vậy, Nhật Bản có những nét văn hóa nào mà lại khiến người dân thế giới thán phục đến như vậy?


Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Van-ho10

Nhật Bản không chỉ là một trong những quốc gia cường thịnh nhất Châu Á, mà cũng gần như nằm trong top đầu những quốc gia mạnh trên toàn cầu.


10 nét đặc trưng trong giáo dục khiến Nhật Bản cường thịnh


Thanh Vân

Nhật Bản không chỉ là một trong những quốc gia cường thịnh nhất Châu Á, mà cũng gần như nằm trong top đầu những quốc gia mạnh trên toàn cầu.

Vậy người Nhật đã làm thế nào để bứt phá được khỏi thế giới do Âu Mỹ làm chủ và tạo dựng cho mình một chỗ đứng trên toàn cầu như vậy? Thật ra những điều này đều bắt nguồn từ thể chế giáo dục đáng được thế giới học tập của họ.



1. Học phép lịch sự trước khi học kiến thức

Ngay từ những ngày đầu cho đến trước năm thứ tư tiểu học, các trường học ở Nhật đều không tổ chức thi cử, chỉ có kiểm tra theo lớp. Họ cho rằng trước năm thứ tư tiểu học thì những gì cần học không phải là kiến thức mà là để các em nhỏ biết được tầm quan trọng của phép lịch sự.

Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Van-ho11

Học sinh Nhật Bản được học phép lịch sự trước khi học kiến thức.


Họ dạy các em nhỏ phải biết tôn trọng lẫn nhau, đồng thời biết thân thiện với thiên nhiên và động vật. Các em cũng học được cách chia sẻ và thấu hiểu. Ngoài ra, học cách kiên trì, tự kiềm chế bản thân và biết đâu là đúng sai cũng rất quan trọng.

2. Năm học mới bắt đầu từ ngày 1/4

Các quốc gia khác trên thế giới thông thường đều bắt đầu năm học mới vào khoảng tháng 9 hoặc tháng 10. Còn ở Nhật, tháng 4 là thời gian hoa anh đào nở, vì vậy khi bắt đầu năm học mới, các em học sinh có thể nhìn thấy hoa anh đào tươi đẹp. Ngoài ra, một năm học của họ có 3 học kỳ, mỗi học kỳ có 6 tuần.


Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Van-ho10

Tháng 4 là thời gian hoa anh đào nở, cũng là lúc bắt đầu năm học mới.


3. Trường học ở Nhật do học sinh tự mình quét dọn, không tuyển nhân viên lao công

Học sinh Nhật Bản phải tự mình quét dọn sạch sẽ khu vực trong trường học, các em học sinh sẽ phân tổ để lao động vệ sinh, từ đó học được tinh thần đồng đội và hỗ trợ lẫn nhau. Ngoài ra, điều này cũng có thể giúp các em học cách tôn trọng những công việc khác nhau.


Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Van-ho12

Học sinh Nhật cần phải tự mình quét dọn khu vực trong trường học.


4. Trường học Nhật Bản cung cấp bữa trưa dinh dưỡng


Bữa trưa dinh dưỡng được nhà trường cung cấp theo hệ thống giáo dục Nhật Bản có thể bảo đảm sự cân bằng dinh dưỡng của học sinh. Các em học sinh sẽ ăn cơm cùng các bạn học khác và giáo viên trong phòng học, đồng thời cũng có thể bồi dưỡng tình cảm giữa các em học sinh với nhau cũng như giữa giáo viên và học sinh.


Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Van-ho13

Nhà trường cung cấp những bữa trưa dinh dưỡng.


5. Thịnh hành phụ đạo sau giờ học

Để tham gia xây dựng đất nước, các em học sinh thường sẽ phải tham gia các lớp phụ đạo sau giờ học. Ngoài 8 tiếng lên lớp mỗi ngày, vào kì nghỉ hoặc cuối tuần, các em cũng sẽ không được lười biếng. Cũng chính vì vậy mà học sinh Nhật rất ít trường hợp bị lưu ban.


Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Van-ho14

Vào kì nghỉ hoặc cuối tuần, các em học sinh cũng sẽ không được lười biếng.

6. Chương trình học ngoài các môn thông thường ra cũng đồng thời học thư pháp và thơ ca

Đối với người Nhật, thư pháp cũng quan trọng như các môn nghệ thuật, hội họa khác. Bên cạnh đó, thơ Haiku cũng có thể giúp các em học sinh học được ý nghĩa của cách biểu đạt sâu sắc bằng từ ngữ đơn giản. Dù là theo kiểu nào thì cũng đều có thể giúp các em học cách tôn trọng nét đẹp truyền thống.


Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Van-ho15

Học thư pháp và thơ ca.


7. Học sinh phải mặc đồng phục khi đi học

Hầu như tất cả các học sinh trung học đều phải mặc đồng phục khi đến lớp, quy định này có thể giúp học sinh có cảm giác đang ở trong môi trường học đường và cũng tạo cho các em sự hòa đồng.


Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Van-ho16

Hầu như tất cả các học sinh trung học đều phải mặc đồng phục khi đến lớp.


8. Tỉ lệ chuyên cần ở trường học Nhật Bản là 99.9%


Hầu như tất cả mọi người đều từng có suy nghĩ muốn trốn học, nhưng học sinh Nhật lại không như thế. Các em chẳng những không trốn học mà cũng rất ít đi trễ. Thậm chí có 91% tỉ lệ học sinh chưa từng thiếu tập trung nghe giáo viên giảng bài khi lên lớp. Liệu có quốc gia nào khác có tỉ lệ này hay không?


Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Van-ho17

Học sinh Nhật chẳng những không trốn học mà cũng rất ít đi trễ.

9. Chế độ thi cử nhập học đại học

Vào năm cuối trung học, học sinh phải lựa chọn trường mà các em muốn theo học, đồng thời phải trải qua kì thi của trường đại học đó. Nếu như trượt thì sẽ không thể vào được đại học. Thế nhưng sự cạnh tranh trong kì thi này rất quyết liệt, chỉ có 76% học sinh trung học có thể vào được đại học, cũng vì điều này mà thời gian chuẩn bị thi đại học được gọi là “địa ngục”.


Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Van-ho18

Chỉ có 76% học sinh trung học có thể vào được đại học.

10. Những năm đại học là khoảng thời gian vui vẻ nhất của học sinh

Những học sinh thuận lợi vượt qua “địa ngục” và vào được đại học thì sẽ có thể thở phào nhẹ nhõm. Ở Nhật, những năm đại học được xem như khoảng thời gian vui vẻ nhất trong đời người, cũng có thể giúp các em nghỉ ngơi một thời gian trước khi bước vào cuộc sống làm việc đầy áp lực.


Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Van-ho19

Ở Nhật, những năm đại học được xem như khoảng thời gian vui vẻ nhất trong đời người.

(Nguồn: trithucvn)

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7165
Registration date : 01/04/2011

Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    I_icon13Thu 31 Oct 2019, 08:18

Những tập tục thú vị tại Nhật Bản

Quang Minh

Nhật Bản nổi tiếng là một đất nước giàu truyền thống văn hóa và có những phong tục tập quán độc đáo nhất thế giới. Trước khi đi Nhật du lịch, công tác hay thăm viếng bạn bè, bạn nên tìm hiểu phong tục và những điều mà họ kiêng kị…


Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Nhatba10

(Ảnh qua Newvoyages.com)


   Ở nhiều nước phương Tây cũng như ở Việt Nam, đồ ăn nhanh là một hình thức ăn khá phổ biến, đặc biệt với học sinh, sinh viên hay dân công sở. Tuy vậy, người Nhật rất kị việc mang các món ăn ra ngoài đường và vừa đi vừa ăn.

   Tuy nhiên việc húp xì xụp trong khi ăn lại không phải là điều xấu.


Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Nhatba11

Việc húp xì xụp trong khi ăn lại không phải là điều xấu (Ảnh qua Japanbase.net)


   Ở Việt Nam hay một số nước, việc đi ăn mà gói thừa mang về nhà thường không hay và rất ngượng ngùng. Tuy nhiên, ở Nhật Bản thì hoàn toàn ngược lại. Khi đến nhà bạn bè ăn cơm hay dự lễ cưới kiểu Nhật, có một số người Nhật khi ăn, cố ý để thừa lại một chút, sau đó gói mang về. Đây là hành động sự tỏ ra lễ phép và biết ơn với bữa ăn của họ.

   Khi ăn cơm ở Nhật, bạn nên để đũa ngang chứ không nên để dọc. Vì người Nhật cho rằng đũa để thẳng là không tốt. Khi ăn họ rất kỵ lấy đũa quèn quẹt hoặc bới đi bới lại. Đó là một thói rất xấu khi ăn cơm.

   Người Nhật rất lịch sự, thường xuyên nói những câu tỏ ý nhún nhường như: xin lỗi, cảm ơn, đã phiền bạn, v.v.

   Một nét phong tục khác là việc trao đổi danh thiếp. Mỗi lần giới thiệu hay gặp mặt đều cần tới tấm danh thiếp và việc nhận tấm danh thiếp bằng hai tay là một cử chỉ lễ độ. Tấm danh thiếp được in rõ ràng và không được viết tay trên đó.

   Việc ngủ gật tại văn phòng được coi là cấm kỵ ở một số quốc gia, và sẽ khiến nhân viên không được đánh giá cao. Nhưng ở Nhật, nhân viên được phép ngủ một lát trong giờ làm việc. Họ coi việc ngủ gật là do các nhân viên đã làm việc chăm chỉ.


Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Nhatba12

Ngủ gật trong giờ làm không phải là điều xấu ở Nhật (Ảnh sưu tầm)

   Bạn không nên tặng mùi xoa cho bạn bè, vì việc tặng khăn mùi xoa đồng nghĩa là bạn muốn cắt đứt quan hệ với người đó.

   Bạn cũng không nên biếu giày dép, bít tất và quần áo lót cho cấp trên hoặc người lớp trên. Bằng không họ sẽ nghĩ là bạn không kính trọng họ.

   Ở Nhật, khi đi mua bán, mặc cả là điều thất lễ. Trong các cửa hàng, đại đa số các mặt hàng đều có giá cả rõ ràng, không thể bớt được.

   Người Nhật rất thích đóng gói. Mà tất cả các loại giấy để đóng gói đều rất đẹp. Vì vậy, khi mua hàng không mất bao nhiêu thời gian để gói.

   Trà là lễ vật mà người Nhật dùng để đáp lễ sau khi cúng bái, chính vì thế bạn không nên tặng trà cho người ốm.

   Người Nhật không tặng những cây có chậu cho người ốm. Cây cối trong chậu là cây có rễ, ngụ ý là bệnh sẽ lâu khỏi.

   Ở Nhật Bản, người dân rất kiêng con số 4. Trong các khách sạn, cầu thang, bệnh viện, trường học, số phòng đều có sự nhảy cóc bỏ qua con số 4. Lý do thật đơn giản, trong tiếng Nhật, chữ “shi” có nghĩa là số 4 và cũng có nghĩa là chết.

   Ngược lại, người Nhật rất thích chọn những số lẻ như 1, 3, 5, 7, 9. Đi du lịch người ta rất thích chọn toa lẻ của tàu, số ghế lẻ và buồng khách sạn lẻ. Đặc biệt, tặng hoa, tặng quà cho người thân, người ta cũng thích tặng theo số lẻ.

   Ở Nhật Bản, giơ ngón tay cái lên không phải là ý tốt mà có ý là chỉ người bạn trai. Và giơ ngón út có ý là người bạn gái. Vì vậy, khi ở Nhật không nên tùy tiện làm hiệu tay để tránh sự hiểu lầm.

   Người Nhật có hai loại hôn nhân, là hôn nhân dàn xếp và hôn nhân lựa chọn. Mặc dù số lượng hôn nhân lựa chọn tăng lên, nhưng hôn nhân dàn xếp vẫn là một phong tục được lưu giữ.

   Phong tục của Nhật rất đa dạng, một số đàn ông ở Nhật Bản cạo đầu của họ như một hình thức của lời xin lỗi.

   Không giống như ở một số nơi, khi gia đình đi ăn ở ngoài, hầu hết phụ nữ Nhật là người thanh toán hóa đơn bữa ăn. Trong các hộ gia đình Nhật Bản, người chồng thường đưa hết lương cho vợ để quản lý.


Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Nhatba13

Đứa trẻ nào khóc càng to thì gặp càng nhiều may mắn (Ảnh sưu tầm)


   Người Nhật tin rằng đứa trẻ khóc càng to thì gặp càng nhiều may mắn. Vì vậy vào mùa lễ hội Nakizumou Matsuri, các em bé sẽ được các võ sĩ sumo bế và dọa để khóc thét lên.

(trithucvn)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7165
Registration date : 01/04/2011

Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    I_icon13Fri 01 Nov 2019, 07:38

Vì sao người Nhật đi đâu cũng phải… cởi giày?

Lan Hương

Ở Nhật Bản, chỉ cần là những nơi có sàn nhà thì có nghĩa là bạn phải cởi giày hoặc mang dép. Nhà ở Nhật có lối vào thấp hơn khoảng 15 cm, bạn phải cởi giày và thay dép ở đây. Nếu sàn nhà có trải tatami thì không được mang cả dép.

1. Cởi giày khi vào nhà, vào bằng cửa khác cũng phải cởi

Trước khi bước vào bất cứ ngôi nhà nào ở Nhật Bản, bạn phải cởi bỏ giày dép để ở ngoài cửa. Ở trong nhà, thường có dép đi riêng.

Đối với những phòng có nền được trải bằng chiếu tatami, thì bạn cần bỏ cả dép ở ngoài phòng.


Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Nhatba14

(Ảnh: Internet)

Trong nhà của người Nhật, đa số nhà vệ sinh và nhà tắm tách biệt nhau. Khi vào nhà vệ sinh thì phải thay giày, bên trong có để sẵn dép, chỉ được dùng trong nhà vệ sinh, ai không quen có thể sẽ rất dễ quên mất và mang dép này ra ngoài.

2. Học sinh từ mẫu giáo đến trung học, khi vào trường đều phải cởi giày


Ở Nhật, học sinh từ mẫu giáo cho đến trung học, khi vào trường thì đều phải thay đôi giày mang ở nhà ra và đeo đôi giày được mua chung ở trường để trong tủ giày, đa phần là giày màu trắng. Nhưng đến đại học thì có thể trực tiếp mang giày của mình khi vào trường.

Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Nhatba15

(Ảnh: Internet)

Khi học thể dục thì lại phải thay sang đôi giày thể thao giống nhau, thay giày ở bên ngoài nhà thi đấu để tránh mang nhầm giày của người khác khi tan học. Màu đặc trưng của từng năm không giống nhau, thường học sinh sẽ dùng bút lông để viết tên và lớp vào giày.

Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Nhatba16

(Ảnh: Internet)

Việc cởi giày khi đến trường không chỉ để giữ sạch sẽ mà quan trọng nhất đó là muốn các em học sinh hiểu rằng, trong trường dù cho hoàn cảnh gia đình như thế nào thì mọi người đều bình đẳng, đồng phục và giày giống nhau chính là để bình đẳng hóa mọi người, không phân biệt giàu nghèo.

3. Ở nơi công cộng cũng phải cởi giày

Chúng ta đã quen với việc thay giày khi vào nhà, nhưng tại Nhật Bản, ở những nơi công cộng như trung tâm xã hội, phòng gym, chùa chiền, nhà vệ sinh, bệnh viện, quán ăn v.v… cũng phải thay giày. Ở Nhật, khi đi tham quan chùa chiền, nếu bạn muốn vào những nơi thờ Phật để xem thì nhất định phải cởi giày và không được đi chân đất. Ở những nơi này sẽ có một tấm bảng “cấm đi chân đất”.

Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Nhatba17

(Ảnh: Internet)

Văn hóa “cởi giày” đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người Nhật, vì thế trong các bộ phim của Nhật thường hay có những cảnh kẻ trộm vào nhà trộm đồ phải cởi giày ra rất hài hước.

(Trithucvn)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7165
Registration date : 01/04/2011

Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    I_icon13Mon 04 Nov 2019, 12:17

Người Nhật và văn hóa đũa

Quang Minh

Ở mỗi nước phương Đông, văn hoá dùng đũa lại có những nét chung và riêng. Ở Nhật Bản, đũa cũng có thể làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như tre, gỗ, sừng, sắt, v.v. nhưng ở mỗi chất liệu, đôi đũa lại mang trong mình một giá trị khác. Đã có những thời điểm trong lịch sử người Nhật dùng đũa rất cầu kỳ.


Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Nhat-b10

(Ảnh qua Pinterest)


Trong quá trình giao lưu văn hóa với người Trung Quốc, các nhà buôn, các sư sãi đã du nhập đũa vào Nhật Bản. Người Nhật bắt đầu sử dụng đũa trong cung đình, sau đó lan ra các gia đình quan lại giàu có vào khoảng thời gian từ năm 710 đến 794 (Thời kỳ Nara trong lịch sử Nhật Bản). Đũa trong cung đình Nhật Bản lúc đó có sự phân biệt đẳng cấp rõ ràng. Đũa của vua và những người thuộc hoàng tộc thì ngắn, đũa của các quan lại dài hơn. Khoảng thời gian từ 1185 trở đi, đũa được dùng phổ biến trong đời sống nhân dân Nhật Bản nhưng quan niệm đũa dài, ngắn trong dân gian thì ngược lại với cung đình. Đũa của cha mẹ phải dài hơn đũa của con cái. Đũa của chồng dài hơn đũa của vợ, đũa của anh dài hơn đũa của em.

Thời xưa, muốn chứng tỏ mình thuộc tầng lớp quyền quý, nên vua, quan và những người giàu có thường dùng đũa một lần sau đó đem vứt đi và dần dần tục lệ này cũng trở nên phổ biến trong đời sống thường dân. Cũng từ năm 1185 trở đi, mỗi năm cứ vào thời điểm cấy lúa (mùa xuân) và dịp thu hoạch lúa (mùa thu) người dân Nhật lại có phong tục thay đũa mới. Họ quyết định lấy ngày 4-8 làm “ngày hội đũa” trên toàn quốc. Số 4 trong tiếng Nhật phát âm là Si (Khi), số 8 phát âm là Hachi (Hachi) mà HaShi lại là đôi đũa nên ngày 4-8 được gọi là ngày hội đũa. Ngày nay, tại Nhật Bản có trưng bày rất nhiều loại đũa bằng các chất liệu, màu sắc khác nhau. Không ít gia đình giữ tục lệ thay đổi đũa mới trong ngày hội đũa.

So với đũa Trung Quốc, Việt Nam, đũa Nhật Bản làm bằng gỗ, ngắn hơn và dễ sử dụng hơn. Theo quan điểm của Richard Bowring, một nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Nhật Bản người Anh cho rằng: “Đũa Trung Quốc dài và hơi to quá nên khó sử dụng”. Dưới con mắt người Nhật, đôi đũa có giá trị hơn khi nó trở thành chủ đề thẩm mỹ học gắn nhiều với phong tục, tập quán. Ở Nhật Bản, một món ăn truyền thống nổi tiếng là món Sashimi sẽ dễ bị hỏng nếu như người Nhật sử dụng các dụng cụ ăn bằng kim loại như dao, dĩa theo kiểu người phương Tây.

Cách dùng đũa của người Nhật khá đặc biệt: trên bàn ăn luôn có một đôi đũa chung để gắp thức ăn từ đĩa chung vào bát của mình. Nếu không có đũa chung, họ sẽ trở ngược đầu đũa của mình để gắp thức ăn rồi lại dùng đầu đũa cũ để ăn. Người Nhật ngày nay cũng như người Trung Quốc, người Việt Nam, ăn xong sẽ rửa sạch đũa để dùng lại. Trong mỗi gia đình, mọi người có một đôi đũa riêng, khách đến nhà sau khi dùng xong bữa thì đũa của họ ăn gia chủ sẽ vứt đi biểu hiển sự trong sạch của người dân xứ sở Mặt trời mọc.

Một số quan niệm dùng đũa ở Nhật Bản cũng khá phổ biến như không cắm đũa lên bát cơm vì nó gợi lên sự chết chóc của bát hương, không dùng đũa gắp thức ăn bị rơi. Có một tục lệ rất thú vị ở Nhật là khi bạn đi cắm trại hay picnic phải bẻ đôi đôi đũa dùng xong để tránh ma quỷ tận dụng những đôi đũa đó làm những chuyện xấu xa.

Người Nhật Bản rất cầu kỳ trong ăn uống, trong việc chế biến, nấu nướng các món ăn cũng như sử dụng các vật dụng ăn uống. Nếu bạn thực sự muốn tìm hiểu nét văn hoá đặc sắc này của Nhật thì bạn có thể đến các nhà hàng Nhật Bản, nơi đó có những món ăn đẹp mắt, độc đáo đựng trong những chiếc bát, chiếc đĩa rất xinh xắn cũng có nguồn gốc từ xứ sở hoa anh đào.

(trithucvn)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7165
Registration date : 01/04/2011

Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    I_icon13Tue 05 Nov 2019, 07:24

Vì sao người Nhật chỉ đứng ở một bên thang cuốn?

Bạch Vân

Nếu bạn đang ở trong siêu thị, có việc rất quan trọng và vội vã đi về nhà, nhưng thang cuốn lại đông nghịt người, không cách nào di chuyển nhanh được, vậy làm thế nào để về cho kịp giờ đây? Một quy tắc ở Nhật sẽ giúp bạn giải quyết tất cả vấn đề này.

Ở Nhật Bản, thang cuốn hiện diện ở khắp mọi nơi, vì vậy, khi đi thang cuốn, bạn cần hết sức chú ý, không được chen lấn. Nếu tinh ý một chút, bạn sẽ thấy người Nhật chỉ đứng ở một bên thang cuốn – hoặc trái, hoặc phải – tùy từng khu vực.

Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Nhatba18

Người Nhật chỉ đứng ở một bên thang cuốn. (Ảnh: japanthis.com)

Ở khu vực Kanto (ví như Tokyo) thì mọi người đứng phía bên trái và để trống phía bên phải. Còn ở khu vực Kansai (tiêu biểu là Osaka) thì mọi người lại đứng về phía bên phải, để trống bên trái. Vậy vì sao người Nhật lại làm như thế?

Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Nhatba19

(Ảnh: yoka.com)

Người Nhật Bản luôn nổi tiếng thế giới với những quy tắc ứng xử chuẩn mực và phong cách lịch sự. Việc làm trên cũng bắt nguồn từ nét văn hóa đặc trưng đó.

Hằng ngày người Nhật luôn tất bật đi làm, khung thời gian sát nhau và vô cùng chính xác, chỉ cần đến chậm vài giây là có thể bỏ lỡ chuyến tàu. Với mong muốn đem lại sự tiện lợi nhất trong cuộc sống, người này không gây ảnh hưởng đến người khác, thì người Nhật đã cùng nhau thống nhất một nguyên tắc: “Những ai không cần đi vội thì đứng về 1 bên thang cuốn, phía trống còn lại sẽ là lối đi cho những người cần đi vội”.

Chính nguyên tắc nhỏ này đã giúp những người có việc gấp có thể di chuyển nhanh hơn, đồng thời đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người.

Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Nhatba20

(Ảnh: mof.com.vn)

Ở khu vực Kanto và Kansai thì mọi người đứng ở 2 bên trái phải ngược nhau, vậy còn các vùng khác như Nagoya và Hokkaido thì sao? Rất đơn giản, bạn hãy nhìn mọi người xung quanh và chỉ việc đứng về phía giống như họ là được rồi.

(trithucvn)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7165
Registration date : 01/04/2011

Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    I_icon13Wed 06 Nov 2019, 13:12

11 bài học một nhà báo Mỹ đúc kết ra sau khi sống 1 năm ở Nhật

Hoàng Vân

Khi đặt chân đến Nhật Bản lần đầu tiên, thật khó để không bị ấn tượng bởi trật tự xã hội và hiệu suất làm việc ở đất nước này. Các đường phố rất sạch sẽ, xe lửa chạy đúng giờ, người dân yên tĩnh và lịch sự.

Ngay cả những chuyến đi ngắn đến Nhật Bản cũng có thể trở thành một trải nghiệm thay đổi cuộc sống, khi quay trở về, các du khách đã thay đổi rất nhiều.

Sau 1 năm sống ở đảo Shiraishi, trò chuyện với khách du lịch và những người sống ở Nhật Bản, Amy Chavez – một nhà báo người Mỹ đã quan sát kỹ lưỡng và rút ra những kết luận dưới đây về đất nước mặt trời mọc này:

1. Luôn hồi đáp lại ân huệ, dù đó là chuyện gì đi nữa


Tại Nhật Bản, bạn sẽ nhanh chóng không chỉ học được cách nhận sự giúp đỡ từ người khác mà còn cách hồi đáp lại. Có lẽ bạn chưa từng viết lời cảm ơn hay mua thiệp sinh nhật mà không gửi? Người Nhật sẽ không làm vậy! Hồi đáp lại ân huệ là điều rất quan trọng để tạo một mối quan hệ tốt đẹp.

Mặt khác, hồi đáp ân huệ không cần phải có giá trị như nhau. Ví dụ, nếu ai đó giúp bạn chuyển chiếc ghế sofa mới vào nhà, bạn có thể chỉ cần mua cho họ một lon nước giải khát để thể hiện lòng biết ơn của mình.

2. Cảm ơn người giúp đỡ khi gặp họ lần tới


Người Nhật luôn nhớ nói lời cảm ơn khi họ gặp người giúp đỡ mình vào lần tới. Có vẻ hơi khách sáo, nhưng quả là dễ chịu khi được nghe ai đó nói rằng “Này, cảm ơn vì hôm trước bạn đã giúp mình chuyển ghế sofa nhé!”. Điều này thật tốt đẹp!

Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Nhatba21

(Ảnh: Internet)

3. Thái độ lịch sự vượt xa lời nói “cảm ơn” và “tạm biệt”


Lịch sự và hành xử tinh tế rất quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Nếu bạn dừng lại trên đường phố để hỏi đường, bạn sẽ nhận được một bản đồ chi tiết được vẽ bởi một người qua đường, hay một người bán hàng có thể tạm để cửa hàng của họ đó để dẫn bạn đi tới con đường đúng. Lịch sự nghĩa là thấm nhuần lòng vị tha của bạn – khi bạn giúp đỡ người khác, đừng nghĩ rằng: “Mình được lợi gì nhỉ?”

4. Nghĩ đến người khác trước


Cách tốt nhất để thể hiện cho người khác thấy rằng họ quan trọng đối với bạn như thế nào là nghĩ đến họ trước tiên. Lấy cho bạn bè miếng bánh lớn nhất, nhường cho họ hàng chỗ ngồi tốt nhất trong nhà hàng, nhường cho khách đứng ở vị trí trung tâm của bức ảnh khi chụp hình, hay nướng bánh và chia sẻ nó với những người hàng xóm là một phần trong cuộc sống hằng ngày ở Nhật Bản.

Thậm chí có những chỗ ngồi đặc biệt dành cho khách trong một ngôi nhà truyền thống Nhật Bản. Những chiếc ghế được đặt phía trước hốc tường tokonoma, nơi đặt các tác phẩm nghệ thuật Nhật Bản đẹp nhất như: tranh treo tường, gốm sứ, bình hoa, v.v…

Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Nhatba22

(Ảnh: Internet)

5. Quan tâm đến tất cả mọi người trong nhóm. Không ai bị loại ra!


Ở Nhật không có chuyện ra ngoài uống nước hay tiệc tùng chỉ với vài đồng nghiệp. Tất cả mọi người tại sở làm sẽ được mời. Sẽ không có những khoảnh khắc khó xử khi một số người nhận ra rằng họ không được mời tới dự tiệc. Tất cả những người có mặt đều được chụp ảnh mà không cần quan tâm liệu đó có phải là thành viên trong gia đình, bạn bè hay không. Nghĩ đến tất cả mọi người sẽ giúp bạn đối xử khoan dung với những người khác.

6. Tôn trọng tài sản của người khác


Có một câu thành ngữ tiếng Anh: “Ai tìm ra thì được, ai để mất thì khóc” (“Finders keepers, losers weepers”). Nhưng ở Nhật bản thì không! Nếu ai đó làm rơi một cái ô hay đồ vật hữu ích trên vỉa hè họ chắc chắn sẽ tìm thấy nó, họ sẽ tìm thấy nó ở vị trí đánh rơi hay trên băng ghế gần nhất khi họ quay lại tìm. Lấy những thứ của người khác là điều sai trái.

Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Nhatba23

(Ảnh: Internet)

7. Đã hứa thì phải thực hiện


Ở Nhật Bản, khi một người hứa sẽ làm gì đó, họ sẽ thực hiện. Họ sẽ không quên điều đó cho dù bất kể chuyện gì xảy ra! Họ sẽ tham dự sự kiện của bạn ngay cả khi trời đổ mưa. Không đến một sự kiện mà không thông báo là hành vi không được tha thứ – bạn nên gọi trước để báo rằng bạn không thể tham dự được và xin lỗi vì điều này, hoặc bạn có thể ủy quyền cho người khác đến.

8. Người Nhật rất biết lắng nghe


Người Nhật sẽ luôn cho bạn cơ hội để bạn thể hiện quan điểm của mình trước, họ là những người rất biết lắng nghe. Việc lắng nghe người khác và không tranh giành quyền kiểm soát cuộc hội thoại là điều rất quan trọng. Bằng cách này, bạn sẽ trở nên khoan dung hơn và ít phán xét người khác hơn khi bạn cố gắng để hiểu được quan điểm của họ. Cho dù là bất cứ chủ đề nào, người Nhật có xu hướng để thảo luận về nó chứ không phải là tranh luận và áp đặt quan điểm của mình vào người khác.

Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Nhatba24

(Ảnh: Internet)

9. Người Nhật rất thanh lịch


Nếu chỉ dùng một từ để miêu tả người Nhật thì đó là “thanh lịch”. Tất cả các tầng lớp xã hội, không phân biệt nguồn gốc và thu nhập, họ đều hành xử rất thanh lịch. Ví dụ, họ không dùng ngón tay trỏ để chỉ vào một người hay một vật. Thay vào đó, họ sẽ làm một động tác tay rất tinh tế. Họ ăn mặc lịch sự, chào đón tất cả mọi người với một nụ cười và đưa đồ cho người khác bằng cả 2 tay.

Xã hội Nhật Bản đánh giá cao sự khiêm nhường và giản dị. Mọi người có thể đứng đợi trong một hàng dài mà không hề tức giận hay than vãn. Không có ẩu đả trên đường, không nói lớn tiếng. Không có vẻ mặt như muốn đe dọa “tránh ra hoặc ăn đòn”.

Du khách cảm thấy khá thoải mái khi ở Nhật Bản và sẵn sàng để hít thở không khí yên bình.

Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Nhatba25

(Ảnh: Internet)

10. Người Nhật là những công dân có trách nhiệm


Trong trận bóng đá World Cup ở Brazil năm 2014, các fan Nhật Bản khiến tất cả mọi người phải ngạc nhiên khi dọn sạch khu vực của họ tại sân vận động. Nếu bạn đã từng đến Nhật Bản, điều này không có gì ngạc nhiên cho lắm vì người Nhật luôn dọn sạch sẽ chỗ của họ sau khi đứng dậy. Ngay cả trong mùa hoa anh đào khi họ đi dã ngoại trong công viên, bạn sẽ không tìm thấy một ly nước vứt trên cỏ xanh.

11. Người Nhật luôn đúng giờ


Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Nhatba26

(Ảnh: Internet)

Một trong những bài học sâu sắc mà người nước ngoài học được tại Nhật Bản là tầm quan trọng của việc đúng giờ. Điều này thể hiện sự tôn trọng người khác và là lý do tại sao tất cả mọi việc đều trở nên đáng tin cậy và hiệu quả hơn ở đất nước này.

Theo Bright Side
Hoàng Vân
(trithucvn)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7165
Registration date : 01/04/2011

Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    I_icon13Thu 07 Nov 2019, 07:46

Vì sao ở Nhật không thịnh hành việc “cha mẹ mua nhà cho con khi kết hôn”?

Thanh Loan

Ở Nhật, con cái không cần cha mẹ chuẩn bị nhà khi kết hôn.

Hội đời sống sinh viên Tokyo đã làm một cuộc điều tra, tỉ lệ những thanh niên ở độ tuổi 20-30 kết hôn thuê nhà lên đến 85%, 10% ở ký túc xá của công ty hoặc ở nhà cha mẹ, chỉ có 5% là mua nhà khi kết hôn.

Từ số liệu của cuộc điều tra này có thể thấy, ở Nhật việc thuê nhà sau khi kết hôn là một việc hết sức bình thường, cũng có nghĩa là khi con cái kết hôn, nhà tân hôn không phải là vấn đề lớn bắt buộc phải xem xét của hai bên cha mẹ. Con cái có thu nhập bao nhiêu thì sẽ thuê nhà ở mức bấy nhiên, tùy khả năng mà làm.

Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Nhat-b11

Ở Nhật, con cái không cần cha mẹ chuẩn bị nhà khi kết hôn. (Ảnh qua senquocte.com)

Một là bởi vì mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ở Nhật theo kiểu “quan hệ sống dựa vào nhau”. Người Nhật sau khi sinh con thì đừng hy vọng ông bà nội ông bà ngọai sẽ nuôi con giúp bạn, bởi vì nuôi con là việc của chính cha mẹ, không phải việc của thế hệ trước. Vì thế rất nhiều công chức sau khi kết hôn hoặc phải hoãn sinh con hoặc sinh xong phải từ chức ngay. Chính vì điều này mà xã hội Nhật Bản có rất nhiều những người phụ nữ chuyên nội trợ.

Hai là bởi vì chế độ thuế ở Nhật Bản đã hạn chế việc cha mẹ mua nhà cho con. Bởi vì theo chế độ thuế ở đây, cha mẹ ruột mua một căn nhà tặng cho con là thuộc về khoản “cho tặng”, việc này giống như thừa kế tài sản, cần phải trả mức thuế rất cao gọi là “thuế cho tặng”. Ví dụ như thuế cho tặng của một căn nhà có giá hơn 10 triệu Yên (~ 2,1 tỷ đồng) là 50%.

Theo khái niệm này, bạn mua một căn nhà 4 tỷ đồng cho con thì bạn còn phải trả 2 tỷ đồng thuế “cho tặng” cho cục thuế, tổng giá trị một căn nhà lên đến 6 tỷ đồng.

Có người nói rằng có thể mua nhà trên danh nghĩa cha mẹ ruột, sau đó cho con cái ở thì chẳng phải là được rồi hay sao? Tuy nhiên, ở Nhật, trong trường hợp này, con cái phải trả tiền thuê nhà cho cha mẹ, nếu không thì cha mẹ ruột sẽ phạm tội “trốn thuế”. Nhân viên thuế ở Nhật còn nghiêm minh hơn cả cảnh sát, nếu mức trốn thuế của công ty và cá nhân lên đến 2 tỷ đồng trở nên thì sẽ bị bắt.

Vì vậy, quan hệ gia đình ở Nhật có hai điểm “rõ ràng”, một là rõ ràng về tiền bạc, hai là rõ ràng về thời gian. Tiền của cha mẹ ruột là tiền của cha mẹ ruột, tiền của con là tiền của con. Nếu như con cái muốn dùng tiền của cha mẹ thì phải viết đơn vay mượn.

Pháp luật Nhật Bản quy định, chỉ có tiền dùng cho việc học tập của con cái thì dùng bao nhiêu cũng không phải đóng thuế. Thế nhưng nếu con cái đã trưởng thành mà phát sinh quan hệ tiền bạc ở mức cao với cha mẹ thì phải giải thích rõ ràng với cục thuế, nếu không sẽ rất phiền phức.

Thanh Loan
(trithucvn)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục    I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Từ chuyện tổ chim suy ngẫm về giáo dục
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Con Chim Bị Mù Hay Ta Không Hiểu?
» AlBum Nhạc Nhỏ TT
» Chim cút rô ti
» Thân chào quý huynh tỷ . lâu không gặp hì hì ....
» Sự Tích...
Trang 1 trong tổng số 3 trangChuyển đến trang : 1, 2, 3  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: KIẾN THỨC và CUỘC SỐNG :: Hoa thơm cỏ lạ-