Bài viết mới | Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:13
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 19:09
BÁC SĨ. LỜI TỰ TIM MÌNH by phambachieu Yesterday at 13:51
8 chữ by Tinh Hoa Yesterday at 08:25
BÀI GIẢNG RẤT HAY by mytutru Fri 13 Dec 2024, 20:14
7 chữ by Tinh Hoa Fri 13 Dec 2024, 03:05
Lục bát by Tinh Hoa Wed 11 Dec 2024, 02:26
Phật Pháp Nhiệm Mầu by mytutru Mon 09 Dec 2024, 23:04
Trụ vững duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 09 Dec 2024, 09:16
Chúc Muội Trăng by mytutru Fri 06 Dec 2024, 04:53
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by mytutru Thu 05 Dec 2024, 23:02
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Thu 05 Dec 2024, 04:42
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Thu 05 Dec 2024, 03:34
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 03 Dec 2024, 15:58
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 03 Dec 2024, 15:43
Tranh thơ Tú_Yên by Tú_Yên tv Tue 03 Dec 2024, 15:35
TRANG THƠ JENNY HO by phambachieu Mon 02 Dec 2024, 16:29
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Mon 02 Dec 2024, 14:56
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Mon 02 Dec 2024, 01:40
Lịch Âm Dương by mytutru Sun 01 Dec 2024, 05:24
Đường luật by Tinh Hoa Sat 30 Nov 2024, 05:22
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Ai Hoa Thu 28 Nov 2024, 13:05
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| HÀNH TRÌNH QUA NHỮNG LÁT CẮT CỦA ĐỜI SỐNG | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Phạm Khang
Tổng số bài gửi : 212 Age : 64 Location : Thanh Hóa City Registration date : 29/07/2017
| Tiêu đề: NHỮNG LUẬN ĐIỂM VỀ CÁI CHẾT TÁC GIẢ Sat 29 Jul 2017, 19:56 | |
| PHẠM KHANG
NHỮNG LUẬN ĐIỂM VỀ CÁI CHẾT TÁC GIẢ
Theo R.Barthes, một đại diện hậu hiện đại, huyền thoại về nhà văn như người mang phẩm chất thần thánh chuyên chở các giá trị đang biến mất. Trong văn bản không có ghi chép về quyền làm cha và cá nhân nhà văn đánh mất quyền năng đối với văn bản, vì thế không cần tính đến ý nguyện của tác giả, phải quên nó đi. Ông cũng nhấn mạnh: Ngày nay, thay thế nhà văn là người cầm bút, kẻ mang trong mình không phải khát vọng, tâm trạng, tình cảm hay những ấn tượng, mà chỉ là cuốn từ điển lớn từ đó anh ta viết ra không ngừng nghỉ những câu văn của mình. Barthes cho rằng, tác giả là kẻ nửa mạo danh: anh ta có mặt cả trước khi văn bản được viết, cả sau khi nó được hoàn thành; cuối cùng thì chỉ có người đọc mới hoàn toàn có quyền năng đối với cái được nhà văn viết ra mà thôi… Như vậy, cơ sở quan niệm của R.Barthes đó là tư tưởng về tính tích cực không giới hạn của người đọc, họ độc lập đối với người tạo ra tác phẩm văn học. Tư tưởng này không hoàn toàn mới, bởi nó có nguồn gốc từ mỹ học lãng mạn Đức (V.Humbosdt), nhưng Barthes đã đưa nó đến cực đoan và đối lập giữa tác giả với người đọc như những người không có khả năng giao tiếp, làm cho họ chạm trán nhau, chia cắt họ với nhau…như những người xa lạ… Một nhà nghiên cứu người Nga là V.N .Todorov lại cho rằng, văn bản chỉ mang tính kỹ thuật, hoặc lùi xuống là thứ đồ chơi của những ngẫu nhiên mà về bản chất xa lạ hoàn toàn với nghệ thuật. Trong khi A.Companion, học trò của R.Barthed xác định rằng, việc ai đó không thừa nhận ý nghĩa của ý đồ và tư tưởng của tác giả là cội nguồn của hàng loạt những điều phi lý. Cần khắc phục sự đối đầu không có thật "văn bản hoặc tác giả”. PK… Lưu |
| | | Phạm Khang
Tổng số bài gửi : 212 Age : 64 Location : Thanh Hóa City Registration date : 29/07/2017
| Tiêu đề: ĐINH HÙNG - NHÀ THƠ TÀI HOA… Sat 29 Jul 2017, 19:59 | |
| PHẠM KHANG ĐINH HÙNG - NHÀ THƠ TÀI HOA… Ông người tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội), con một nhà nho có chút chức quyền. Ông sinh năm 1920 và mất năm 1967 tại Sài Gòn. Buổi loạn lạc ông lênh đênh chí hướng nên cái chí trai nhiều khi bất thành. Ông kết thân với nhiều bậc chữ nghĩa tót vời khi còn trẻ ở xứ Bắc…Mang cái tình ly loạn theo lốt của thời, đôi lúc lòng ông đau lắm, hờn lắm…và buồn tan nát. Nhưng mà không, nơi tâm hồn đa cảm và giàu thương mến của ông những dòng thơ cho phái đẹp mãi không lụi tàn…nó sáng lên trong từng con chữ như muốn nói rằng…ôi ta yêu nàng lắm…nàng ơi muôn thuở đâu phai…! Dưới đây xin gửi tới em thân yêu và các bạn yêu mến của tôi một bài đẹp lòng của nhà thơ ĐINH HÙNG… PK… BƯỚM XUÂN Em trở về đây với bướm xuân , Cho tôi mơ ước một đôi lần . Em là người của ngày xa lắm , Lòng cũ hai ta cũng chẳng gần . Em trở về đây để nắng hồng , Hồn xưa còn đẹp ý xưa không ? Trăng tình chưa nguyện lời hoa bướm , Em chẳng về đây để ngỏ lòng . Một thời mây biếc đã trôi qua , Nay tưởng cây vàng lại nở hoa . Em chẳng mơ gì , tôi chẳng nói , Đôi hồn không biết có nhìn xa ? Tôi vẫn chiêm bao rất nhẹ nhàng , Đèn khuya xanh biếc , mộng thường sang . Nhưng rồi em rõ lòng tôi khổ , Em sẽ đi xa trước giấc vàng . PK…
|
| | | Phạm Khang
Tổng số bài gửi : 212 Age : 64 Location : Thanh Hóa City Registration date : 29/07/2017
| Tiêu đề: DẠO CHƠI CÙNG SỐ PHẬN Sat 29 Jul 2017, 20:13 | |
| PHẠM KHANG DẠO CHƠI CÙNG SỐ PHẬN 1.Thơ không phải là bánh mỳ nhưng là rượu của cuộc đời. 2.Cái ảo vọng cuối cùng của ta là tin rằng mình không còn ảo vọng gì nữa. ảo vọng quân tử và ảo vọng tiểu nhân, ảo vọng thì làm quái gì có cái thực, làm quái gì có cái cớ để bấu víu, ấy thế mà khối người sống nhờ được cũng vì cái ảo vọng của cuộc đời đấy bạn ạ. 3.Hẹn với công danh ba chén rượu Vui cùng hoa nguyệt mấy vần thơ (Nguyễn Công Trứ) 4.Tôi thấy có kẻ lấy sự phê bình là hì hục bôi xóa tên của kẻ khác để thay thế tên mình vào đó. (Pope). 5.Sự bắt chước theo điều hay luôn luôn phải biết ngắn lại trong cách diễn nghĩa và cách giải quyết những cám dỗ của ngôn ngữ thơ. Thạch Qùy có một nhận xét tinh tế về thơ: Tiếng ngoài lời, thơ ở ngoài thơ. 6.Thống khổ, sung sướng, thành danh, và cả bóng tối của tâm hồn nữa là sự kéo dài tưởng như hết kiếp của một đời người, một đời thơ. Điều quan trọng là người thơ có nhận ra mình đang đứng ở đâu trong thi đàn, cũng như trong cuộc sống thường nhật với những va đập số phận mà thôi. 7.Người quân tử lấy văn chương hợp bạn. (Tăng Tử). 8.Lãng quên là một mỹ từ thay cho sự chối bỏ, vô ơn. 9.Mạo hiểm là một nửa vui thú, người làm thơ nhiều khi có cái mạo hiểm của thơ. Hiện thực đôi lúc diễn ra quá thái, buông tuồng như một tấn trò đời, dễ dẫn tới sự cô đơn của tâm hồn và cảm xúc. Khi ấy người ta lại cầu cứu tới những cách tân mạo hiểm, những câu thơ mạo hiểm. Sự khác biệt nhiều khi trong thơ là ở chỗ mạo hiểm này. 10. Chân lý của cuộc sống dạy ta rằng người làm thơ không thể ôm trọn tất cả những gì mà anh ta yêu quí, những gì mà anh ta nếm trải, cái khát khao dễ chấp nhận nhất của anh ta là những câu thơ có cánh, có hồn bay lên mà thôi. 11. Sự hoàn chỉnh nhiều khi là cái chết của thơ. Lối thể hiện không hoàn chỉnh thi vị hơn nhiều bởi người đọc có quyền suy diễn và viết thêm. 12. Khi nhà thơ dấn thân trên đường đời, số phận mách bảo cho anh ta biết được cái giới hạn của anh ta nằm ở đâu. Và ở đâu anh ta có thể trú ngụ lâu dài nhất. Mặc nhiên không thể khác được! PK… 30.07.2017
LưuLưuLưu |
| | | Phạm Khang
Tổng số bài gửi : 212 Age : 64 Location : Thanh Hóa City Registration date : 29/07/2017
| Tiêu đề: TÌNH YÊU VÀ NỖI ĐỜI, NỖI NGƯỜI TRONG THƠ LÊ HAI Sun 30 Jul 2017, 16:35 | |
| PHẠM KHANG TÌNH YÊU VÀ NỖI ĐỜI, NỖI NGƯỜI TRONG THƠ LÊ HAI Lê Hai dịp này có quà mới cho bạn bè. Thật ấn tượng đó là tập thơ “Tiếng vọng của dòng sông”, chọn lọc từ những sáng tác gần đây của anh. Là người luôn biết làm mới cho mình, tập thơ này của Lê Hai thấm đẫm trong đa nghĩa tình yêu và nỗi đời, nỗi người. Tập thở mở ra bằng một câu chuyện kể, một câu chuyện kể khó cưỡng của hiện thực: Có một ngày đá nôn nao Cỏ tơ non, lá cỏ nào cũng xanh Em ùa cơn khát vào anh Như hương thơm quả chín cành đung đưa (Có một ngày)
Lê Hai vẫn thế, cả đời chỉ có duy nhất một khát vọng được yêu, được sống thật là chính mình. Chỉ riêng điều đó thôi cũng đủ nói lên bản lĩnh dám sống, dám dấn thân của anh. Anh đã gặt hái được nhiều trong sự dấn thân can đảm của mình, bất chấp ngay cả khi rơi vào những hoàn cảnh nghiệt ngã nhất, dễ buông xuôi nhất của số phận. Người ta dễ nhận ra từ những câu thơ giằng xé thân phận và đau đớn của anh: Quá khứ mình anh cố quên Bấy lâu nay đã ngủ yên dưới mồ … Lối mòn vết cũ ngày qua Gian truân lẫn với câu thơ đượm buồn … Bốn mươi tuổi đi tìm sự nghiệp Chưa yên chỗ làm chưa trọn chốn nương thân (Nói với em)
Cảm giác chông chênh, vừa thực vừa mơ. Có một cái gì đó không ổn của phận người, của sự tồn tại bản thể. Mong manh và dễ làm cho người khác phải động lòng có nguyên do từ những câu thơ ứ nghẹn nỗi đau đời ấy. Sự sống sót của nhà thơ ở đời sống này có tỉ lệ cực thấp, bởi họng súng và thòng lọng luôn giăng ra rình rập. Chao ôi! Nhà thơ và tên lái súng, nhà thơ và kẻ lợi quyền…sẽ là sân giác đấu quyết liệt cuối cùng, để tìm ra đâu là lòng tốt, đâu là nhân cách của chính nhân.
Thơ tình của Lê Hai là thứ thơ viết ra từ gan ruột. Anh tự sự với nó bằng chính những gì mà đời sống tình cảm của anh nếm trải: “Bàn tay em nắm tay tôi/ Sát bên nhau vẫn thấy vời vợi xa/ (Có một ngày). Đó là bởi yêu người mà tự vấn ra như vậy. Cũng có thể đó là cái nghiệt ngã, thử thách của cuộc yêu, hay nói rộng ra là khát vọng đời thường mấy ai vươn tới được. Người đi tìm tình yêu nhiều khi phải biết vượt qua được cái tầm thường của cuộc đời gió bụi. Đó là lúc tình yêu được nâng lên ở một tầm cao mới khi mà nhận thức của người trong cuộc đã hòa nhập vào cái thiên chức tự nhiên, hào phóng, vĩ đại của trời đất, của tấm lòng con người. Đó là sự khác biệt giữa trống rỗng và đủ đầy, giữa dũng cảm và hèn nhát. Nói một cách khái quát hơn đó là thứ tình yêu đích thực của tính người, của mơ ước và hiện thực bay bổng trong một đời sống có ý nghĩa khiến bao kẻ tục phải thèm muốn:
Ngoài kia là nắng và gió Là sự tầm thường vây bủa Sự tầm thường luôn ngửa bàn tay Ta vô tư thả hồn ta vào đó thật đủ đầy Trong khoảnh khắc bàn tay kia nắm lại Lúc ấy chẳng còn khuôn mặt và ánh mắt nào vây bủa quanh ta Rồi ta quên như một trò đùa Bởi đã có em nên mọi chuyện kia chỉ là vặt vãnh Sự giàu có của ta, niềm tin của ta ẩn giấu vô hình nơi thẳm sâu hồn hai đứa (Không đề) Hay, ấn tượng và khúc chiết. Lê Hai viết như thế thì tình yêu đã vượt ra ngoài cái khung tranh thân xác, trở thành đức tin để cứu rỗi những suy nghĩ ung nhọt, cặn bã, gột đi máu mủ của lối nhìn ích kỷ, tăm tối để mong được làm nô lệ của thần ái tình bao dung và cao cả. Ở một trang khác Lê Hai tự thú: Xin chắp tay trước bão đời đang giật Bởi trên cành vừa nhú những chồi non (Nói với em)
Sự thức tỉnh có ý thức. Hay đó là tiếng đập của một trái tim biết nâng niu và gìn giữ cái đẹp. Một mỹ học thơ. Một nhân cách sống. Đó là điều ta rất dễ nhận ra ở Lê Hai gần như trong toàn bộ các tác phẩm thi ca đã xuất bản của anh. Vào lúc tỉnh táo và ngộ ra cái lẽ đời, cái dâu bể thấp thoáng ánh chớp phù vân, luân vũ, thơ Lê Hai thao thiết và bao dung đến lạ lùng: May may qúa may mà còn điều đó May mà còn một chút ngây ngô Không thì hết, không thì tan vỡ cả Ơi! Vầng trăng tỏa sáng sương mờ (Trăng mười sáu)
Buồn thì đã rõ. Nhưng ham sống và dâng hiến. Cực đoan không có lối thoát ở trạng huống này. Mà nghĩ cho cùng cái chết vốn là điều cũ rích. Một sự chạy trốn hoàn hảo theo thuyết tương đối của Albert Einstein, nhưng không có tự do vĩnh cửu theo Định luật Bảo tồn và Biến hóa năng lượng của Lomonoxop. Chỉ có nhà thơ mới cần “một chút ngây ngô”, bởi thơ hoàn toàn không phải là phép tính cộng trừ nhân chia để cân đo, ngả giá cảm xúc và tâm hồn con người. Thế giới của thơ là thế giới mở của cảm xúc và liên tưởng không biên giới. Tự thân thơ đã là những bài hát vỗ về, ru ngủ, làm lành mọi vết thương, kết nối con người lại với nhau. Lê Hai có nhiều chương khúc, nhiều câu, nhiều bài lay thức người đọc bởi anh đã vươn tới được cái tầm ấy.
Lê Hai là người đa cảm. Đa cảm mặc nhiên là phải đa đoan. Đa đoan mấy ai tránh được đèo bòng. Cái thực đơn khó nuốt của các vị Khổng Tử, Trang Tử, Khổng Minh… bên tảu bên tàu thời cổ đại đã gõ lên bao đầu trẻ đâu có sai ở thời bão giông, gió giật này. Lạ gì kẻ tài hoa “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen” (Nguyễn Du), nên cái chuyện Lê Hai nợ thơ, nợ tình, nợ đời…khó mà tránh được. Lê Hai nhiều khi hờn giận, buồn tan nát, cực đoan thân phận, ghét thói đời ăn ở bạc, ghét cay ghét đắng thói đạo đức giả, phẩm hạnh phấn son…thôi thì một mớ rác rưởi nơi cõi trần đen trắng. Đó là lúc thơ anh như con ngựa bất kham tung vó vượt lên bể chữ để làm nên thiên chức thi ca. Đó là lúc thơ anh có nhiều câu đáng đọc, tuôn chảy trong ngữ nghĩa đa cấp và thuần khiết sự hồn nhiên.
Lê Hai là người thơ rất gần với sự khẳng khái, cương trực. Theo phép so sánh kẻ chợ thì anh là người trong đời gặp nhiều thất bại. Long đong chân trời góc bể, một ngày nào đó anh nhận ra mình là người “miền trên”, nơi đó có nhà sàn, có con phố nhỏ bên rừng bên suối…và một nửa ga cuối của tình anh. Một cái kết có hậu chăng? Có thể lắm chứ! Chỉ biết đó là câu chuyện tình rất ổn, nơi anh luôn tìm thấy bình yên ngay cả lúc anh buồn:
Khi anh buồn Em đặt tay lên ngực anh Và ngước mắt nhìn lặng lẽ Ánh mắt em như ngàn câu hỏi Thầm thĩ dịu dàng Nỗi buồn qua nhanh Em áp đầu anh vào ngực Lúc ấy anh trở thành trẻ nhỏ Ngủ yên bình trong ánh mắt em (Khi anh buồn) “Tiếng vọng của dòng sông” là tiếng vọng của những hồi ức rạn vỡ, ở đó nhà thơ vừa là người trong cuộc, vừa là nhân chứng, vừa là người kể chuyện. Dù cho “Tấm thân anh bão đời quăng quật”, nhưng không vì thế mà gác kiếm, đầu hàng “Đôi mắt buồn cũng phải rực lên”. Thơ Lê Hai hào hoa, hồng loan của kiếp số. Những dòng thơ đau đáu khát vọng tình yêu và đau đời ấy sẽ có lý do để tồn tại, mách bảo chúng ta nhiều điều. Rằng một đời sống đích thực phải là một đời sống có tình yêu và khát vọng.Đêm nóng mùa hạ 2015.PKLưu |
| | | Phạm Khang
Tổng số bài gửi : 212 Age : 64 Location : Thanh Hóa City Registration date : 29/07/2017
| Tiêu đề: Tiểu Luận - Phạm Khang Mon 31 Jul 2017, 14:47 | |
| PHẠM KHANG THƠ TÌNH CỦA VŨ HOÀNG CHƯƠNG… Thế giới tình yêu trong thơ Vũ Hoàng Chương có thể hiểu như một biểu tượng của hành trình tìm kiếm lý tưởng, cũng là hành trình tìm kiếm ý nghĩa sự tồn tại của con người cá nhân trong đời sống hiện đại. Chân dung cái Tôi trong thơ Vũ Hoàng Chương khá đặc biệt, nó cho thấy những tìm tòi cũng như những bế tắc, cực đoan trong đời sống tinh thần của các nhà Thơ mới ở thời kỳ cuối. Vừa duy lý vừa duy mỹ. Đầy đam mê cũng đầy chán chường, khinh bạc. Ngôn ngữ thơ Vũ Hoàng Chương khá đặc biệt. Đó là một thứ ngôn ngữ vừa tân kỳ, mới mẻ, vừa cổ kính, trau chuốt.Nhà thơ đã huy động vào tác phẩm của mình khá nhiều những “chất liệu” của đời sống đô thị hiện đại… Ông dựng nên trong thơ mình một không gian đô thị với những thú vui trụy lạc và nỗi chán chường, bế tắc của con người. Không chỉ đưa vào thơ những hình ảnh “tân kỳ” về đời sống, ông còn sử dụng âm nhạc như một chất liệu đặc biệt nhằm “dẫn dụ” người đọc đi vào thế giới thi ca của mình... PK…Đề dẫn…và chọn thơ … 1. Là thế! Là thôi! Là thế đó! Mười năm thôi thế mộng tan tành Men khói đêm nay sầu dựng mộ Bia đề tháng sáu ghi mười hai Tình ta, ta tiếc! Cồng, ta khóc Tố của Hoàng nay Tố của ai? Em ơi! Lửa tắt bình khô rượu! Đời vắng em rồi say với ai?... 2. Hãy buông lại gần đây làn tóc rối Sát gần đây, gần nữa, cặp môi điên Rồi em sẽ dìu anh trên cánh khói Đưa hồn say về tận cuối trời Quên… 3. Cô đơn men đắng sầu trăng bến Buồng vắng ơ hờ chăn chiếu đơn 4. Chén đã vơi mà ngập gió sương Men càng ngây ngất ý Tầm Dương Ta lặng buông thân trời lảo đảo Mơ hồ sông nước choáng men say 5. Nao nao khói biếc hài thương nữ Trở gối hoa lê rụng trắng thềm… 6. Hỡi ơi! Dâu bể mòn thương nhớ Gỗ đá còn trơ gỗ đá thôi Lớp lớp biên cương tình chật hẹp, Mùa xưa thông cảm đã qua rồi! (Cảm thông) 7. Ngoài ba mươi tuổi, duyên còn hết? Một ván cờ thua ngả bóng chiều Ai khóc đời ai trên bấc lụi Đây mùa thu sớm lửa dần thiêu… 31.07.2017 PK…
|
| | | Phạm Khang
Tổng số bài gửi : 212 Age : 64 Location : Thanh Hóa City Registration date : 29/07/2017
| Tiêu đề: NHÀ VĂN NHÀ BÁO LÊ TỰ VIẾT VỀ PHẠM KHANG Wed 02 Aug 2017, 19:41 | |
| PHẠM KHANG NHÀ VĂN NHÀ BÁO LÊ TỰ VIẾT VỀ PHẠM KHANG ĐỌC “NHỮNG CÂU THƠ ĐỢI SÁNG” CỦA NHÀ THƠ PHẠM KHANGVới 14 đầu sách vừa tiểu thuyết vừa thơ, Phạm Khang cũng có thể được xếp ngồi vào mâm dọn ngoài sảnh trong làng văn chương xứ Việt.Điển trai, phong độ đúng chất đàn ông, học chính quy tận trời tây để rồi chuốc lấy cái vất vả suốt ngày vặn vò với chữ nghĩa,một thứ ma thuật, khổ chưa!Phạm Khang là gã đàn ông tóc dài, da trắng, môi đỏ như một chàng hiệp sĩ. Phạm Khang đa tài và cũng đa đoan, mỗi vần thơ được viết ra từ một nét tình, một bài thơ được viết ra từ sự mất mát vô hình đầy luyến tiếc. Một cái quẫy đuôi dưới nước dù chẳng nhìn thấy gì, nhưng ta có quyền phán đoán đó là một con cá to, hoặc có thể là một con lươn, con rắn mặc dù chúng chẳng quẫy đuôi bao giờ. Còn với Phạm Khang thì chắc chắn sẽ đoán rằng cái quẫy đuôi kia là sự oán hận của một cô gái thất tình, cô đã bị một kẻ trai lơ ruồng rẫy sau khi chiếm mất cái quý nhất của nàng.Thơ đã dày vò Phạm Khang, dày vò tan nát. Hình như đã có một cái vong của một nhà thơ từ kiếp trước không thành danh nhập vào Phạm Khang khiến anh ăn không ngon, ngủ không yên vì thơ…Anh gào thét, vận lộn, vặn mình, khóc hu hu trước hình bóng mẹ già đang liêu xiêu đi trên đoạn cuối con đường đời, khi trong bầu vú không còn một giọt sữa. Ta hãy đọc mấy câu viết về mẹ của anh: “Vạt áo mẹ ta bạc trắng vắt sang chiều/ Con đường làng dài cong đòn gánh/ Bữa chợ bữa đồng lo sấp mặt…hoặc: “Không biết mẹ đau ngày thiếu hạt/ Mắt rong rêu xanh xám vết nhăn dài/ Cua ốc thương phận nghèo lóp ngóp/ Mẹ nuôi ta bằng hào phóng đồng làng…”Với Phạm Khang hình bóng mẹ là sự quy phục tâm linh bởi đấng sinh thành cao vời vợi chẳng có gì so sánh, hình bóng mẹ được nhà thơ nén vào lòng, giữ mãi cho muôn sau: “Bây giờ mẹ như cánh trăng mỏng/ Bỏm bẻm lòng ta ấm miếng trầu/ Chớp bể mưa nguồn ta có mẹ/ Ơn sinh thành xin giữ tới muôn sau”.Có thể nói, mảng quan trọng trong thơ Phạm Khang là mảng “tôm cua, ốc, ếch và bùn đất, rong rêu…”, đó là mảng nhà quê mà dù bao nhiêu năm sống ở thành thị, đi khắp thế gian vẫn không thể quên. Có những tập thơ như tập “ Những câu thơ đợi sáng” in năm 2009, Phạm Khang đã dành hơn một nửa viết về mảng quê mùa. Đôi bắp chân trần của cô gái quê trắng như ngà như ngọc những vẫn có những vệt bùn non, mấy cánh hoa bèo tấm. Đọc tập thơ này tôi bỗng nghe tiếng mưa rơi lộp bộp trên đồng, tiếng ếch gọi bạn tình ồm ộp trong cái ao làng, tiếng cá chép vật đẻ ngược dòng soàn soạt.Mở đầu bài Phù Vân anh đã viết: “Phù vân cạn chén sông đầy/ Neo câu hát dặm sình lầy ốc cua”. Chính nhà thơ đã tự nhận mình trong bài Khúc Quê: “Tôi đứa con của vùng chiêm trũng/ Tuổi thơ xanh xao mầu năn lác/ Rét tháng chạp vịt trời giăng mắc ruộng/ Tôi theo cha bẫy vịt giữa đồng làng”.Cùng với rong rêu, tôm cua, ốc ếch, con đò, bóng cá, tăm chim…trong thơ Phạm Khang còn nhàu nhã những khuôn mặt bất hạnh khổ đau trên cõi nhân gian. Đó là chất đáng quý của người quân tử. Ít ai lần đầu gặp Phạm Khang lại biết được sự thương kẻ hèn mọn như thể thương chính bản thân mình. Đọc mấy câu thơ trong bài “Cơm bụi” nhiều khi lại thấy thương tác giả hơn bởi đa đoan đa sầu đa cảm: “Một ngày hai mươi bốn tiếng đồng hồ/ Cái dạ dày nhẩn nha góp nhặt/ Lếch thếch nắng mưa/ Lếch thếch miếng đời cơm rơi cơm vãi/ No lòng quán bụi ta say”.Đời mà đa đoan là khổ, khổ ngay trong tư duy, khổ toàn diện, tuy nhiên đó mới chính là phẩm chất cao quý nhất của một “người thơ” như Phạm Khang.Như một gã thợ mộc, Phạm Khang vác đồ nghề lao vào rừng chữ nghĩa chặt đẽo, gọt giũa, và dùng pháp thuật thổi một phép nhiệm mầu vào những tứ thơ, vặn cổ một câu dân ca, ghè đôi ghè ba thoáng cảm xúc riêng tư nhúng vào bát dấm, nhét vào miệng nhai ngấu nghiến như nhai món nem sống. Để rồi Phạm Khang đã có một cái gì đó của riêng mình, điều này chỉ có thể cảm nhận khi đọc những câu thơ của anh, chứ không thể nói thành văn được.Đêm. Đó là khoảng hãi hùng, có giết người, có hiếp dâm, có cướp của, có bàn tay của kẻ mạnh giật miếng ăn khỏi mồm kể yếu, đó là sự thật. Không như những người vô thần, Phạm Khang đã nhìn vào đêm bằng ánh mắt bao dung thiên hậu, và thấy những điều bình yên, thấy một nụ hôn tình, thấy bà tiên cứu nhân độ thế. Hãy đọc mấy câu trong bài “Những chuyện kể trong đêm” của anh: “ Một Thạch sanh hào hiệp/ Một cô tấm nghèo trở thành hoàng hậu/ Một cây khế tung cánh đại bàng/ Cái thiện lên ngôi/ Lòng tham không chỗ đứng”.Vâng. Chỉ có thể viết ra những câu như thế từ một trái tim rất đại chúng, bao dung. Phạm Khang đã cho nhân loại một điều ước, một điều ước sẽ biết cả thế giới thành một bài thơ tình hay nhất trong mọi thời đại, một bài thơ có sức mạnh hơn một vạn quả bom nguyên tử. Mỗi con người nhỏ nhoi trong nhân gian phải thò tay vào kích nổ bài thơ hạnh phúc, không kẻ nào được phép đứng ngoài, thậm chí chỉ là trong ý nghĩ.“Đối thoại với thơ” đó là tiêu đề bài thơ cuối cùng trong tập “Những câu thơ đợi sáng” của Phạm Khang. Bài thơ nặng như một tảng đá mọc chênh vênh trên sườn núi, nó mà đổ xuống sẽ đè chết vạn người. Nhạc của bài thơ này lại nhẹ như một làn mây ngũ sắc, bay vật vờ tìm nơi trú ngụ mà chẳng biết trú ở đâu. Đọc bài này những người yếu tim sẽ khóc, sẽ khóc vì sự tồn tại, một canh bạc lớn nhất đời người, đặt vào đó toàn bộ say mê đẻ rồi nhặt được sự hư vô, nhặt được một cục nước đá lạnh lẽo có thể dùng chườm trán giải rượu cho kẻ quá chén trước cuộc chơi. Một tiếng nổ đinh tai nhức óc, bài thơ biến thành một cô gái điếm vô cùng xinh đẹp, chìa tay kéo tác giả về phía cuối trời. Nơi đó hai người làm tình với nhau. Xin trích 4 câu cuối bài thơ này: “Thôi xin biệt những ngày hoang vu mơ mộng/ Về bên em sống thật giữa nụ cười/ Lại đối thoại với cuộc đời bề bộn/ Lại kiếm tìm dăm ba chữ lang thang”.Con đường thơ ở phía trước rải đầy chông gai, cả những chiếc đinh thép nữa, Phạm Khang ơi, bạn vượt qua nó thì máu nơi gan bàn chân phải ứa ra đỏ lòm. Mong chờ từ bạn một câu thơ mới!02.08.2017Lê Tự |
| | | Phạm Khang
Tổng số bài gửi : 212 Age : 64 Location : Thanh Hóa City Registration date : 29/07/2017
| Tiêu đề: HÀNH TRÌNH QUA NHỮNG LÁT CẮT CỦA ĐỜI SỐNG Fri 04 Aug 2017, 22:47 | |
| PHẠM KHANG
HÀNH TRÌNH QUA NHỮNG LÁT CẮT CỦA ĐỜI SỐNG
Trong cái hữu hạn không định trước của một kiếp nhân sinh, dù đi bằng hai chân hay đi bằng gậy, đôi lúc có thể phải lăn lê bò toài…để tồn tại và đứng lên, người ta dù thân phận thế nào cũng phải đi qua cái hành trình không thể chối bỏ, không thể lảng tránh của đời người. Đinh Ngọc Diệp cũng có một hành trình như thế. Anh chìa tay ra đón nó, dũng cảm chấp nhận sự thách thức của thiên mệnh đã định sẵn trước ma trận muôn hình vạn trạng của đời sống. Có điều đó là một hành trình thơ, một hành trình nhọc nhằn được thể hiện qua những ghi nhận, suy ngẫm và cảm thán.Phải vậy chăng, mà tập thơ đầu sau hàng chục năm làm thơ, anh lấy tên là Hành Trình (NXB Văn học, Hà Nội -2015). Đinh Ngọc Diệp đã bộc lộ rất rõ cái nhạy cảm của mình khi chứng kiến những đổi thay ghê gớm của đời sống. Lịch sử bao cấp tù đọng và kinh tế thị trường mở, là cú hích mỹ học tạo nên diện mạo và tinh thần mới cho thơ. Hành trình cũng không là một ngoại lệ. Trong dòng chảy của thời đại, đây đó có sự bịp bợm trắng đen lẫn lộn, may thay Đinh Ngọc Diệp đã có một giọng thơ riêng không hòa lẫn. Đó là giọng thơ săm soi vào hiện thực, nhưng phải là thứ hiện thực biết nói, hoàn toàn không ngộ nhận, ngụy biện, suy đồi.
Mạo hiểm là một nửa vui thú, người làm thơ nhiều khi phải có cái mạo hiểm của thơ. Hiện thực đôi lúc diễn ra thái quá, buông tuồng như một tấn trò đời, dễ dẫn tới sự cô đơn của tâm hồn và cảm xúc. Khi ấy người ta lại cầu cứu những cách tân mạo hiểm, những câu thơ mạo hiểm. Sự khác biệt nhiều khi trong thơ là chỗ mạo hiểm này. Nhiều câu thơ của Hành trình có được cái hồn vía ấy. Câu chữ cứ quấn lấy nhau, dồn nén, tranh luận, cãi nhau với hiện thực: Nước lờ trôi, bờ lững thững Sông đi Cành vươn trời, rễ đâm vào đất Cây đi Đêm Nô-en có một người không lỡ hẹn Ngày đi Con đội khăn lùi, dẫn cha xuống huyệt Người đi (Đám tang). Một cuộc chia tay có hậu. Câu thơ hụt hẫng nỗi luyến tiếc đa thanh, đa điệu. Té ra con người không cô đơn, anh ta là bạn đồng hành với thời gian, thiên nhiên, là bạn của cả cái không thể nữa. Rõ ràng Đám tang không chỉ có con người, có sự mặc niệm không hẹn trước của tự nhiên và trời đất. Vào một chớp mắt khác, Đinh Ngọc Diệp đồng dao với trăng khuyết, với ao cạn, với Lý Bạch mò trăng, giỡn trăng mà chết. Một cái chết đẹp của thi nhân: Bao nhiêu trăng khuyết Trên hồ gương đầy Bao nhiêu ao cạn Trăng tròn đầu cây Chết khô lòng đĩa Ngày sau ai vớt Lý Bạch ôm trăng Bàn tay san hô Cào lên quả đất (Đồng dao). Tôi cứ nghĩ dại và lại càng không thể không động lòng, cái động lòng rờn rợn của câu thơ: Ngày mai ai vớt của Diệp. Cô độc và mong manh cái phận mình, phận người quá thể. Đọc xong thấy toát mồ hôi và giật mình. Qua hình dáng và vẻ đẹp của con thiên nga, anh nhận ra cái còn thiếu của con người, thật ra là Diệp mượn thiên nga để nói người đó thôi: Là quạ, chưa khoác áo đen Là thiên nga bỏ quên áo trắng…Không mảy may lòng dạ tối đen Trong toàn vẹn trái tim trong trắng Nhưng tôi vướng chút e lệ, yếu hèn ở bộ áo ngoài không trắng, không đen (Là thiên nga). Nhận về mình những vết xước, mơ hồ và nghi hoặc cái vô thường, anh tỉnh thức với câu thơ thân phận, đau đáu tâm can, nỗi niềm: Tỉnh giấc triệu năm sau nữa Em chẳng là em, dù trả giá ngần nào Em ra khỏi lòng nôi của đá Triệu đời hoa tìm huyệt chui vào (Tỉnh thức). Tâm thức ấy cũng có thể là sự day dứt, ngại ngần vô cảm của đời sống: Những cái hôn có khi thành mỏi mệt Ngại tìm nhau trong cõi vô cùng (Em và biển), Mạt giá hoa tươi - hụt hẫng con đường…Em quẳng vào tim anh vết xước (Vết xước). Viết về biển, Đinh Ngọc Diệp có nhiều bài: Em và biển, Biển xanh cánh buồm, Tổ quốc ở Trường Sa, Bến cá chiều, Lạch Bạng đêm, Gặp biển, một mình ở biển…Biển xanh cánh buồm là bài thơ đẹp, ý tình chan chứa: Bơi giữa màu xanh vỗ sóng trên đầu Khiến mặt biển sôi lên vì khát vọng Tôi ngỡ hóa một chút gì của sóng Một chút gì mơ mộng của trời xanh. Trong bài Bến cá chiều anh đặc tả bức tranh làng biển sống động và đầy xúc cảm: Những con tàu chưa về bến cảng Nhà bên sông đã vội lên đèn Xâm xẩm nửa vòm trời phía biển Trời tím nhạt nhòa ở phía nguồn sông. Trong bức tranh hiện thực không hòa lẫn ấy, phải tinh tế lắm, nhạy cảm lắm mới nhận ra: Không đổ bóng, nước chẳng buồn gợn sóng Bến lao xao, tiếng dội xuống con thuyền. Nước buồn hay người buồn, cái ấy chỉ có thơ mới biết. Đủ thấy cái tài tình của con chữ một khi nó hớp được hồn của thi sĩ trong một trạng huống nhập thân. Đến Lạch Bạng, Đinh Ngọc Diệp không chỉ say rượu với người quê biển, mà còn say tình, say nghĩa, say cái giang hồ của thi nhân: Lạch Bạng chờ đón tôi vào đêm…Ta thập thững những con thuyền ngư phủ…Cốc rượu đầy bốc núi nhắm thành thơ (Lạch Bạng, đêm). Người ta nổ mìn phá đá để nung vôi, làm móng nhà, làm đường…Đinh Ngọc Diệp quả là đã trở thành thánh rượu khi dám bốc núi để nhắm, để “…ngật ngưỡng đến khi nào rượu hả”, rồi “đắp trăng nằm ngủ” trong vô can trời đất. Hai câu thơ kết: Anh với con đò đắp trăng nằm ngủ Tiễn mình tôi về bến cuối cùng – thật ra chẳng có ma nào tiễn nhau ở đây cả và không biết cái bến cuối cùng kia là cái bến nào, có giống như bến My Lăng trong thơ Yến Lan? Phải chăng con người ta sinh ra là đã đánh mất cái bản thể, lăn lộn trong tha nhân, nhận lấy cái cô đơn dằng dặc giữa cuộc thế bể dâu. Dễ nhận ra biển của Diệp là biển đa đời sống, đa cung bậc, đa đoan như phận người gió bụi. Ấy là thứ biển không bao giờ chết, mãnh liệt và dữ dội, không đầu hàng, dịu dàng như thể không dịu dàng hơn được nữa.
Biển, sóng, trăng. Cái bộ ba chân kiềng này trong Hành trình rất có duyên với Đinh Ngọc Diệp. Có phải do anh ở gần biển, mấy bước chân là tới biển, nên anh luôn có biển ở bên mình, luôn nghe thấy tiếng sóng và nôn nao cùng với sóng với biển mỗi khi đợi trăng lên. Biển của anh là biển đa khuôn mặt, đa thanh, đa đời sống. Nào là “Biển sôi lên vì khát vọng”. Lúc khác biển lại: “Biển lặng se nhưng gió sắp điên cuồng”. Với sóng, Đinh Ngọc Diệp vẽ ra cả một không gian tinh thần bao la, rộn ràng với bao sắc thái: Sóng vô tư; Sóng hồn nhiên; Sóng ca hát; Sóng xôn xao; Sóng tiến lui nghìn thuở. Sóng cũng có số phận, một số phận gắn kết cái vô cùng của trời đất với cái xù xì, xô bồ, rên xiết của thực tại. Trăng của Đinh Ngọc Diệp không phải là trăng của thi sĩ họ Hàn, càng không phải là trăng của thánh Đổ Phủ, thánh Lý Bạch. Anh hội ngộ với trăng qua những tình thế của xúc cảm. Đó là lúc nhà thơ ủy mị nhất, đa đoan nhất, dễ bị khuất phục nhất. Đơn giản trăng vừa là đích đến của khát vọng, vừa là nơi neo đậu những ngẫu hứng bất thường, những ngẫu hứng không được báo trước của Đinh Ngọc Diệp: Cát biển mặn, trăng gió lùa qua tóc Sướng cùng ai trăng gợn u hoài…Trăng vung vãi ánh vàng như mỗi lúc Bịt mắt người che hết kiếp mồ côi (Một mình ở biển).
Những lát cắt đời sống trong Hành trình là những va đập mà Diệp ngộ ra, rồi cầm lòng mặc cho thơ dẫn lối. Cũng có lúc Diệp rơi vào trạng thái quẫn bách, bất bình, hét to lên trước hiện thực. Đấy cũng là lúc lương tâm nhà thơ lên tiếng, bênh vực lẽ phải, phê phán cái bất công, cái tục vô lối của đời sống. Thật bất ngờ, anh nhìn ngọn núi như một nhà tu hành đã tu thành chính quả, thành giá trị tâm linh vĩnh hằng, bất diệt trên chín tầng trời; những kẻ nổ mìn hủy hoại môi sinh chỉ chuốc lấy tiếng nổ vào giữa mặt mình: …Núi biến hình đi, dành tiếng nổ cho người (Ban mai). Với bài Trở về, Đinh Ngọc Diệp thẳng thừng phơi bày sự chông chênh của sứ mệnh người nghệ sỹ trước thách thức của đời sống thường nhật. Cho dù nghệ thuật, cái thiên chức nghệ sỹ cuối cùng đã thắng, có khi lại dẫn đến cái bi kịch đời sống của người nghệ sỹ lồng trong hình tượng bi tráng của chính lịch sử mà anh ta thể hiện. Ai nhận ra anh buổi sáng hôm sau Đếm trứng trao tay giữa trời thật, giả Nghĩa sỹ đêm quan phút xuất thần rực rỡ Một đi không trở lại
bao giờ? Thơ Đinh Ngọc Diệp nhuần thắm sự tha thứ. Khi đã biết tha thứ thơ chắc là cười nhiều hơn khóc, biết cảm nhận sâu sắc và dễ cảm thông với người khác. Đinh Ngọc Diệp không trói chặt nỗi sợ hãi trước những nghịch cảnh éo le, cạm bẫy của đời sống, ngược lại thơ anh mạnh dạn lột trần bản chất của những éo le, cạm bẫy ấy trong một cái nhìn chính trực, khoáng đạt, có lý có tình. Tôi nghĩ đó là cách duy nhất để tạo ra lối thoát cho chính mình và cho cả thơ. Đinh Ngọc Diệp không phải lúc nào cũng cho mình là người có lý và chỉ duy nhất anh là người có lý. Nếu như vậy, Hành trình không tránh khỏi bị người ta lên án là thứ thơ xác ướp, là thứ thơ độc tài. Anh cân bằng âm dương bằng lời thơ, khí thơ có nhiều món của cuộc sống hơn, do đó Hành trình gần gủi và dễ kết thân với đông đảo đối tượng người đọc. Tiêu biểu là bài Hành trình, trên một toa tàu chen chúc, bẩn thỉu, người ta vẫn còn đó sự cảm thông, chia sẻ với cô gái bán dừa có giấc ngủ hớ hênh:..Cô bán dừa thiếp ngủ Ngồi chán lại nằm, choán giữa chiếc bì gai Đôi người mỉm cười quay đi chỗ khác Toa đen bỗng chốc hóa toa nằm Một chút hớ hênh để tạm quên đời thường mệt nhọc
Ngẫm lại mình, có lúc thế này chăng? Nếu chỉ có sự đua tranh vô cảm mà không có sự cảm thông để tồn tại một triết lý sống đẹp thuận theo quy luật sinh tồn, có lẽ toa tàu ấy (giống như một xã hội đang vận hành) đã nổ tung cùng với trái đất này!
Hành trình ôm chứa những câu thơ Diệp viết về tình yêu nồng nàn, chân thật và biết ơn đến ngạc nhiên: Trái tim cân những xô lệch đời thường Vì em đập rộn yêu thương cuồng nộ Trong đời thực có em ngày bão tố Tâm bình yên mượn gió để thăng bằng (Nói với em). Hoa cúc vàng mùa thu là một bài thơ tình mơn man, đẹp lung linh: Em không về. Mùa lặng lẽ hương say Mùa rong ruổi heo may vàng lối cỏ Mùa nghiệt ngã bứt đi từng chiếc lá Mùa sinh sôi hoa thắm thủy tinh vàng…. Diệp viết vào thời kỳ đầu, khi ấy anh hãy còn trẻ lắm. Nhạc và lời, tình và ý hòa vào nhau, tan chảy, hát lên những giai điệu của tình yêu tuổi trẻ nôn nao, dào dạt: Không được cùng em đi mỗi bước đường
Nhưng hoa cúc…hoa cúc vàng cứ nở Chỉ mình anh với tim mình để ngỏ
Khắc nghiệt, dịu dàng thu ấy cứ đầy lên!
Có lúc anh nhận ra cái bi kịch hai mặt của tình yêu và nỗi nhớ. Ta yêu nàng nhưng nàng đâu có dễ hiểu lòng ta: Nỗi nhớ vót thành gai Em bước qua thẳng lối…Bọt xà phòng em gội Là tình anh tan trôi (Yêu).Thấp thoáng câu thơ đã thấy cái hiện sinh, cái đời thường ló mặt. Bọt xà phòng em gội, có người bảo sao Diệp viết ác thế. Câu thơ vừa như trách móc, vừa như bị người ta phản bội, vừa ngây ngây ngất ngất cái mùi da thịt. Đùng một cái, liền sau đó anh trở về đúng nghĩa là kẻ si tình, van tình qua những câu thơ bao dung, nhường nhịn: Mai có người đón rước Chỉ mình anh u hoài Nếu được tan thành đất Đợi bàn chân em thôi Người nỡ làm em khó Em hãy thương lấy người! Yêu là con dao sắc Khi đã ôm trong đời. Đấy là cái bi tráng của cuộc tình trong xô đẩy khó cưỡng của hiện thực. Yêu là con dao sắc, khó có thể coi là một minh triết. Có điều con dao tình ấy nào đâu có dễ để được ôm! Cái có lý và cái vô lý của tình yêu là như thế. Không có nụ hôn mà chỉ có con dao tình. Một phát hiện mới của Diệp chăng? Ở một lúc khác, trong cái cuồng thường trực của loài thi sĩ, Diệp hân hoan nổi hứng: Có em là cây bút cháy hồn thơ (Bất chợt), Có em mài đung đưa (Mùa xuân xa). Đong đưa đã quá đi rồi, đã lên đồng cái lã lơi, ma quái, dễ dìm chết người lắm. Thế mà Đinh Ngọc Diệp còn vót thêm, giũa thêm bằng một động từ mài ông cụ ông kị của họ nhà dao búa, tạo nên khí sắc câu thơ linh diệu, vượt ra ngoài không gian tồn tại của nó, bập vào căn vía, thức tỉnh và lưu giữ trong tâm người ta là vậy.
Với cha sinh Đinh Ngọc Diệp có Chút đắng cho mùa xuân. Chút đắng là hương vị thuốc nam mà cha anh đến cuối cuộc đời vẫn dồn tâm, dồn chút lực tàn ngọn bấc chữa bệnh cứu người. Cái vị đắng thảo thơm của một nhấn cách, bậc sinh thành ra anh: Đến tuổi già, càng sống thật niềm vui Thuốc vẫn đắng cho mùa xuân dịu ngọt Trước xuân nay, ai thấy lòng đắng đót Cùng góp thêm vị thuốc cho đời.(Chút đắng cho mùa xuân. Với mẹ, thơ Đinh Ngọc Diệp ngân lên những câu thơ biết ơn, nhân nghĩa đầy cảm động. Diệp mượn hình ảnh, nỗi lòng, tình yêu của anh đối với mẹ để nói về quê hương, về những làng Mau, làng Kè, hồ Cỗ, những Hộ Thôn, những Tân Trào trứng nước của xứ Thanh. Vóc dáng và khuôn mặt quê hương trong thơ Đinh Ngọc Diệp thật đẹp mà cũng thật tình:
Một dải sông Chu vòng lượn đất quê mình Nôi cách mạng năm nào mẹ nhớ
Để con về hôm nay còn nguyên nợ Với tiếng à ơi lắng đọng ở trong hồn…
(Với quê hương)
Quê hương sẽ bất tử và lưu lại mãi nơi hình tượng người mẹ một nắng hai sương, một đời hy sinh dâng tặng: Ngực mẹ teo gầy khi đòng đòng ngậm sữa Đất đai này cho lúa đến sinh sôi…Lưỡi liềm ấy như vầng trăng soi tỏ Trăng sẽ tròn, bông lúa trỗ thần tiên (Với quê hương).
Phải chất ngất cái hồn quê đời đời kiếp kiếp sâu nặng và thấm đẫm đến mức nào mới mong có được những câu thơ lay động lòng người đến thế.
Tôi cứ nghĩ khi Đinh Ngọc Diệp dấn thân trên đường đời, chắc số phận mách bảo cho anh ta biết cái giới hạn của anh ta nằm ở đâu. Và ở đâu anh ta có thể trú ngụ lâu dài nhất. Tôi cầm chắc, với Đinh Ngọc Diệp đó là thơ. Mặc nhiên không thể khác được! Tôi lại nghĩ, cái ảo vọng cuối cùng của ta là tin rằng mình không còn ảo vọng gì nữa. Với Đinh Ngọc Diệp thơ là cái ảo vọng cuối cùng của anh ta chăng? Không. Thơ đối với Đinh Ngọc Diệp đó là sinh mệnh sống. Một lá số đã chờ và định sẵn. Một lá số thơ mà Diệp không thể chối bỏ trong tử vi, bát tự. Đinh Ngọc Diệp từ khi còn tuổi trẻ cho đến hôm nay mỗi khi có điều kiện, không gian là anh đọc thơ như người lên đồng: Cốc rượu đầy bốc núi nhắm thành thơ (Lạch Bạng, đêm), Không làm thơ anh là người giả dối? Không làm thơ sống thật nỗi đau hờ…(Xuân không mùa). Theo anh, ngay cả khi ta chết đi thì thơ vẫn sống, bởi thơ là tri âm, tri kỷ không có tuổi: Muốn hay hãy làm người thiên cổ Cho câu thơ trẻ mãi đến không ngờ (Bão và thơ). Yêu và tự tin vào thơ đến thế là cùng. Ở đời phàm người nhát gan, ươn hèn khó có thơ đọc được. Ta có thể bắt gặp nhiều câu thơ gan góc, can đảm xen lẫn niềm cảm khái về cuộc đời, quan niệm về cuộc sống của Đinh Ngọc Diệp trong Hành trình: Thơ chảy ngược vào trong lệ ứa ra ngoài
… Đau hơn thế, tôi chẳng làm thơ nữa?
Sống giữa người chỉ nhập nhoạng bóng thôi Đau hơn thế, nếu thơ tôi giả dối
Câu xạm đen, nham nhở máu cuộc đời (Là mình)
“Xin mượn chén thi nhân rót biển.” Không phải là cách nói cuồng ngôn, ngoa ngôn, mà chính là hồn phách của người thơ đó thôi. Chỉ có thơ mới có cách nói ấy. Bởi biển thì rót thế quái nào được. Phải say và chung tình với thơ tha thiết lắm mới có cái trạng huống như thế. Biến cái không thể thành cái có thể. Đó chính là sự huyền diệu của thơ, đến tiên thánh, quỷ thần cũng phải bái phục. Thạch Qùy có câu: Tiếng ngoài lời, thơ ở ngoài thơ là lời điệp cho câu thơ trên của Diệp. Trong hoan ca sinh nở, cái diệu kỳ mà Đinh Ngọc Diệp ngộ ra không phải là một cứu cánh phi hiện thực, một cảm xúc trống rỗng mà là nhịp đập và hơi thở của cuộc sống. Qủa trứng thơ của Đinh Ngọc Diệp chỉ còn có cách duy nhất là quyên sinh để dâng tặng chủ nhân của cuộc sống này: Thanh thản trứng quyên sinh khi nứt vỏ Mà thơ bay đập cánh ở tim người. (Qủa trứng thơ). Đinh Ngọc Diệp là một trong số ít các nhà thơ đương đại Việt Nam có nhiều tuyên ngôn về thơ. Những câu thơ vắt kiệt sinh lực và gan ruột nhất hình như Diệp cũng biết để dành và chăm chút cho nó. Đơn giản Diệp coi thơ là người tình tri kỷ trọn kiếp. Nói đến phát chẩn, người ta nghĩ ngay đến một cái gì đó được cho theo kiểu “Tình cho không, biếu không”. Với Đinh Ngọc Diệp, nghiệp thơ gặp muôn sự lạ, khi thơ được thù lao, được tưởng thưởng xứng đáng khiến bao bậc trí giả, tao nhân mặc khách trong thiên hạ cũng nhỏ giải phát thèm:
Thơ anh như hàng phát chẩn Phải nhờ bạn mở cửa kho
Giá thơ mời rượu làm khách
Say thơ, rượu ủ ngực mềm Vì em, thơ bày đĩa ngọc
Vì thơ, trời phát chẩn em (Phát chẩn)
Một kiểu tiếu ngạo giang hồ không gươm không súng. Một dấu chấm than to tướng đến phong tình gió bụi cũng chào thua.
Các bài thơ trong Hành trình phần đa là có kết cấu ngắn. Cách thả câu rất tự nhiên. Con chữ đa nghĩa trong nhiều bài được anh sử dụng một cách tối đa. Người ta nói, thơ giống tính tình con người là thế chăng? Ngoài đời Đinh Ngọc Diệp ít nói, khi bắt buộc phải nói thì thường là người khác không thể nói hơn được nữa. Thi tài của nhà thơ thường biểu hiện rõ nét nhất ở lối đi riêng của mình. Người ta nhận ra Đinh Ngọc Diệp có cuộc sống thơ không xa lạ, với những sóng ngôn ngữ cô đọng, va đập và xô đẩy ào ạt, nâng thơ lên tới đỉnh của ý tưởng, rồi lan tỏa, bắt chết những câu thơ chốt ở cuối bài. Thơ Đinh Ngọc Diệp những câu kết bài thường đạt tới cái đắc địa nên hay là thế. Trong trình ý và diễn nghĩa, Đinh Ngọc Diệp thường luyện công cho thơ ngắn lại, loại bỏ không thương tiếc lối mòn sáo, những mỹ từ không có cánh. Nói tóm lại, anh biết cách giải quyết những cám dỗ của ngôn ngữ thơ. Tuy nhiên, sự hoàn chỉnh thái quá nhiều khi là cái chết của thơ. May mắn thay, Hành trình không vướng vào cái chết oan ấy. Nhiều bài thơ của anh người đọc có quyền suy diễn và viết thêm. Thơ Đinh Ngọc Diệp không lan man, không dài dòng mà vẫn mở là vậy. Đinh Ngọc Diệp sẽ còn phải đi tiếp hành trình của mình, bởi thống khổ, sung sướng, thành danh và cả bóng tối của tâm hồn nữa là sự kéo dài tưởng như hết kiếp của một đời người, một đời thơ.
Gấp Hành trình lại, tôi nghĩ về một lát cát phẳng, ở đó đã hội đủ vô vàn ý niệm, những định lý, định đề, những va đập không thể cưỡng được của đời sống và cả sự nhầm lẫn, ngộ nhận của con người. Thơ Đinh Ngọc Diệp cũng không tránh khỏi mâu thuẫn bắt buộc này qua sự vật vã đau đớn. 04.08.2017
|
| | | Phạm Khang
Tổng số bài gửi : 212 Age : 64 Location : Thanh Hóa City Registration date : 29/07/2017
| Tiêu đề: NHÀ VĂN HOÀNG THI ANH VIẾT VỀ PHẠM KHANG Mon 07 Aug 2017, 14:15 | |
| NHÀ VĂN HOÀNG THI ANH VIẾT VỀ PHẠM KHANG QUÊ HƯƠNG CỦA PHẠM KHANG TRONG “NHỮNG GIAI ĐIỆU CỦA THỜI KHẮC” Phạm Khang là tác giả quen thuộc với bạn đọc thơ cả nước trong nhiều năm qua. Anh đã xuất bản chín tập thơ, ba cuốn tiểu thuyết và một tập bút ký với nhiều giải thưởng văn học. Tập thơ “Những giai điệu của thời khắc” do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành là tập thơ thứ tám của anh. Bạn văn chương và bạn đọc yêu thơ cho rằng, tập thơ này anh đã gửi gắm nhiều trăn trở, tâm sự về nhân tình thế thái. Tuy nhiên, có một miền quê Việt hiện lên trong tập thơ này như một bức tranh cổ kính. Bức tranh ấy là niềm tự hào, là cái mỏ neo, là cái nôi cho anh hoài niệm, khắc khoải, gửi gắm niềm yêu và biết bao trân quý. Chúng ta hãy tới thăm miền quê ấy qua bài “Động thức mùa”, anh viết: “Sáng mai cựa gà cong tiếng gáy/ Hừng đông lên sóng vỗ phía trời xa/ Liềm hái khua vang nơi chái nhà của mẹ/ Con mực lon ton đầu sân cuối ngõ/ Lá nứt cành, hương rạ ngái mùi thơm” và “Mùa hạ cháy bãi trên ta tắm/ Em giặt áo lụa hồng thêu bông hoa nhẹ dạ/ Nuôi má thắm răng ngà cơm khoai độn sắn/ Mơn mởn xinh như hồn đất quê hương/ Câu hát ghẹo một đời ta nhớ mãi/ Cháy bên lòng những bước xa quê”. Với ngôn ngữ dung dị hàm chứa một mối tình sâu nặng với ngôi làng, mái nhà với hình ảnh mẹ và “em” ngập tràn lên từng dòng thơ, đủ cho chúng ta biết anh yêu quê nhường nào. Những kỷ niệm hiện lên như những sợi chỉ ngũ sắc thêu nên bức tranh quê an bình và hạnh phúc, cho dù ngày ấy:“... Thương chạn bát một thời hom hem mùa đói/ Tường đất cắm cọc tre sứt méo nồi niêu/ Cái chĩnh gạo rỗng không hơ hớ/ Khóc cho người đứt bữa cầm hơi”. Có người nói thơ Phạm Khang còn là “bảo tàng nông thôn”, cũng có ý đúng bởi cái gã lãng du với mái tóc dài, nước da trắng, bảnh trai họ Phạm ấy có ai ngờ lại sinh ra từ vùng quê “Nhớ những lúc lụt nghiêng đồng, bát cơm muối trắng/ Cha mẹ thương nhau mười mấy mụn con/ Trầu vẫn thắm nghĩa làng, nghĩa nước/ Ta lớn lên bên ruộng lúa ao bèo”. Ngôn ngữ hình ảnh là một thế mạnh trong thơ Phạm Khang, đặc biệt khi anh viết về quê hương. Bên cạnh hình ảnh người mẹ, người cha, mái nhà, cánh đồng, cây đa, bến nước, còn có “em” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong thơ anh. Suy cho cùng, Phạm Khang cũng như đa phần thi sĩ khác, luôn tôn vinh người phụ nữ như “một nửa thế giới”, đồng thời đặt họ vào vị trí đối tượng thẩm mỹ để tham chiếu tâm hồn và nhịp đập trái tim mình cho dù thời gian, thế cuộc, dòng đời biết bao thăng trầm biến đổi, nhưng hồi ức và tình yêu, về “em” không thay đổi bao giờ. Trong bài “Ngày anh trở lại” tác giả viết: “Ngày em đi/ chân trời ráng đỏ/ cánh cò no lả tìm về/ ao làng chân ai khuya sóng/ vắt ngang sông cầu khỉ gió lay/ em có biết lòng anh đau đứt ruột/ tình ta lìa đoạn khúc luân hồi...”. Có vẻ như đọc bài thơ này, bạn đọc nữ tin rằng người nam nhi khi đã yêu người ta sẽ nhớ mãi về tình yêu đó: “Thế mà đã hai mươi năm/ anh tìm lại bến sông, con đò/ nơi ngày xưa ta yêu nhau/ mẹ thương tình anh khóc nhòe vạt áo/ ... / cột chạt con đò nỗi nhớ/ loang buồn trôi bến sông...!”. Cuộc sống vốn không dừng lại, nó sẽ cuốn trôi bao số phận con người. Trong dòng hải lưu hung hãn, cuồn cuộn thi nhau trôi với thời gian vô tận ấy, con người phải làm vô vàn công việc và rất nhiều thời khắc phải hiến dâng sự sống để đón nhận cái chết lưu danh thiên cổ, bảo vệ từng tấc đất mẹ Việt Nam, cho quê hương vẹn nguyên hình hài. Trong đó có cả tình yêu đầu đời của một gã trai từng được quê nghèo nuôi lớn lên bằng củ khoai, rễ sắn. Anh ta từng rời xa quê đến sống nhiều nơi, cả ở đất trời Âu xa xôi. Tuy nhiên, cái không gian lúa nước đã mọc rễ trong tâm hồn anh ta và cũng nhờ mái rạ, sân đình, cây đa, bến nước, mẹ, cha và “em” mà anh ta thành thi sĩ. Những chùm rễ ấy đêm đêm lùa ngọn nhớ sục sạo khắp tâm hồn, đường gân, thớ thịt, khiến anh ta luôn rơi vào trạng thái cô đơn, thiếu đói, khát khao, ao ước giữa một cuộc sống no đủ vật chất hôm nay. Trong bài “Những tiếng dội” đã rũ bỏ vẻ ngoài “lạnh lẽo, bất cần, kiêu hãnh” của thi sĩ, để bộc lộ một cõi lòng đớn đau khi chủ thể đánh mất tình yêu đích thực của mình vì trăm ngàn lý do khác nhau, và cuối cùng tìm mãi trong bộn bề chữ nghĩa bóng bẩy, vặn vẹo thể loại thơ mới, bạn đọc cũng chạm tới được một miền nước mắt chân thành và ghi lại dấu ấn sâu đậm: “... Thảng thốt đêm không ngủ/ ta lạc vào miên man hoài niệm/ quá khứ cắn xé tấm thân nát nhàu/ nếu khóc to được chắc là ta đã được giải thoát../ Ta cố chạy trốn cảm giác cô đơn/ trốn vết thương kỷ niệm/ một bến sông xưa ai giặt áo/ .../ những đêm giao tình nụ hôn mằn mặn/ em là mùa không tuổi/ hạnh phúc tưởng cầm tay một đời...”. Như vậy, cho chúng ta thấy vật chất, tiện ích phục vụ thân xác, lý trí, niềm kiêu hãnh của cuộc sống hiện đại sẽ cung ứng tràn ngập mặt đất này. Tuy nhiên, tận trong sâu thẳm tâm hồn, đôi khi con người hiện đại lại rơi vào nỗi hoảng sợ vu vơ, tựa như cơn ác mộng di tản của người Xi-ry hiện nguyên trong thời gian này, lũ lụt, động đất, sóng thần, tiềm ẩn nguy cơ bom hạt nhân, khủng bố ở đâu đó trên trái đất vốn luôn khát vọng bình yên... Tâm hồn Phạm Khang như một tiếng chèo mềm mại bị nhạc rốc tấn công, lấn lướt, biết rằng phải dấn thân đến giai tầng này nhưng những tâm hồn thi sĩ như anh ta lại thấy lo sợ cho chốn quê - cái bảo tàng muôn vàn dấu yêu ấy có cả mối tình má lúm đồng tiền, hoa mướp cầu ao anh ta gìn giữ như con ngươi mình, anh ta nhớ nhung, khắc khoải đêm ngày lại đang có nguy cơ đổi khác. Trong bài “Mùa vẫn đợi tình” anh viết: “ Ta đón đợi cơn buồn/ mùa thu/ trôi nhanh qua cửa/ vẫn biết dòng đời chóng mặt/ chốn nhà quê đói rét nhớ làm chi.../ em trốn tìm anh sau phố bụi/ bỡn cợt đèn mờ xanh đỏ/ em đổi lòng sau những xấp đô la...”. “Em” của thi sĩ thì như vậy, còn làng thì sao? Trong bài “Siêu thị về làng” anh viết: “... Siêu thị về làng/ được bữa hàng giá rẻ/ hạ giá một trăm phần trăm/ .../ sữa rởm chết người/ trẻ con bị đầu độc/ thạch phiến đồ chơi/ già trẻ một phen hú vía...”. Tuy nhiên, đời sống nông thôn mới đang đem đến cho quê hương một cuộc sống mới đầy hương sắc: “... Nông thôn mới máy cày thay trâu/ cánh cò bay phởn phơ mùa nặng hạt/ tiễn đưa phận buồn/ tiễn đưa ngày đói/.../ vàng chim cu gáy/ gật gù gọi nhau trên cây gạo sau nhà...”. Yêu là vậy! Là thương nhớ cồn cào, là lo âu khắc khoải. Thi sĩ không biết làm gì hơn lúc này để bảo vệ quê hương, chỉ biết chong đèn thao thức cùng con chữ sao cho thành vần điệu, để chia sẻ với mọi người về một làng quê thiêng liêng, cao quý đang có nguy cơ bị thương mại hóa, nơi có ông bà, cha mẹ, đặc biệt có một mối tình đích thực có tên gọi là “em” đã vuột khỏi cuộc đời thi sĩ, để lại biết bao tiếc nuối dằn vặt trong lòng. Có lẽ đây cũng là điều tác giả muốn gửi gắm bạn đọc một thông điệp: Quê hương luôn là máu thịt, là chỗ dựa tinh thần duy nhất của chúng ta, cho dù cuộc sống có đổi thay muôn vẻ thì quê hương vẫn là ngôi đền thiêng liêng ta nguyện chở che, bảo vệ với lòng yêu kính, tôn thờ và nhớ thương da diết. 07.08.2017
Hoàng Thi Anh
Lưu |
| | | Phạm Khang
Tổng số bài gửi : 212 Age : 64 Location : Thanh Hóa City Registration date : 29/07/2017
| Tiêu đề: THẬT ĐÁNG SỢ NẾU TA ĐIẾC ÂM THANH VÀ TA MÙ MÀU SẮC… Thu 10 Aug 2017, 07:21 | |
| PHẠM KHANG THẬT ĐÁNG SỢ NẾU TA ĐIẾC ÂM THANH VÀ TA MÙ MÀU SẮC… 1. Nơi không có gì được nghe là hư vô. (Friedrich Nietzsche).2. Phải chăng cảm thức của chúng ta về sự độc đáo cá nhân được hỗ trợ bằng một sự bảo đảm, hay chúng ta chỉ là những hạt bụi trong cơn gió lốc? Điều gì giải thích bản chất con người-kẻ tàn sát đồng loại vào ban ngày và lắng nghe âm nhạc cổ điển vào buổi tối? Tại sao việc sinh ra đời lại là sự lượng định tự động phẩm chất cho cái chết? Chúng ta nên sống ra sao, khi biết rằng mỗi người đều mắc nợ cái chết, và chúng ta không thể làm gì để chuộc lại điều đó? Còn cách nào khác nếu chúng ta kết luận rằng lẽ ra thế giới phải khác.3. Những câu hỏi và những mong ước vĩnh hằng đang mọc lên giữa những kẽ nứt của sự tỉnh mộng thế tục.4. Những nhà văn đã qua đời trở nên xa xôi với chúng ta bởi chúng ta biết nhiều hơn họ. (T.S.Eliot).5. Người trí thức là một người phải dùng nhiều lời hơn cần thiết để bảo cho chúng ta nhiều hơn cái hắn biết. (Dwight Eisenhower).6. Đứng ở ngoài ngó nhìn là không ổn, phải có biểu hiện cụ thể của việc sống có suy nghĩ, năng động để làm cuộc hành trình này-cuộc hành trình dài nhất và quan trọng nhất trong tất cả, cuộc hành trình từ đầu óc xuống trái tim và từ trái tim tới ý chí, chỉ qua đời sống thì những chân lý mới có được sức mạnh chứ không phải là những sáo ngữ cùn trơ.7. Cuộc sống cá nhân của chúng ta là điểm tập trung, là bức tranh đóng khung bằng sự ra đời và cái chết của chúng ta.8. Cuối cùng, không ai có thể rút ra từ sự vật, bao gồm cả sách vở, nhiều hơn những gì kẻ đó đã biết. Những gì ta không tiếp cận được bằng kinh nghiệm, ta chẳng có tai để nghe. (Nietzsche).9. Phật giáo Thiền tông dạy rằng chìa khóa cho sự tăng trưởng nội tâm là “một cục than hồng mắc trong cuống họng”-một chướng ngại sâu thẳm đến nỗi chúng ta không thể nuốt nó vào mà cũng không thể khạc nó ra. Một hạt cát trong lòng con trai ngọc, một vết sờn gai dưới cái yên, một giấc mộng ám ảnh, một trực giác không lời rằng phải có “một điều gì hơn thế nữa”-Những bức tranh biến thiên, như những trải nghiệm đều chỉ về cùng một hướng. Đột nhiên, đời sống không thể coi là mặc nhiên như thế. Đó là lúc xuất hiện một kẻ kiếm tìm đích thực.10. Tôi hiện hữu là chưa đủ; tôi muốn biết tôi là ai và tôi sống trong tương quan với cái gì, tôi ở đây để làm gì? (Abraham Hesche, nhà thần học Do Thái)10.08.2017PK... |
| | | Phạm Khang
Tổng số bài gửi : 212 Age : 64 Location : Thanh Hóa City Registration date : 29/07/2017
| Tiêu đề: NHÀ VĂN HOÀNG THI ANH VIẾT VỀ PHẠM KHANG:bong::bong: QUÊ HƯƠNG CỦA PHẠM KHANG TRONG “NHỮNG GIAI ĐIỆ Fri 08 Sep 2017, 19:11 | |
| NHÀ VĂN HOÀNG THI ANH VIẾT VỀ PHẠM KHANG QUÊ HƯƠNG CỦA PHẠM KHANG TRONG “NHỮNG GIAI ĐIỆU CỦA THỜI KHẮC” Phạm Khang là tác giả quen thuộc với bạn đọc thơ cả nước trong nhiều năm qua. Anh đã xuất bản chín tập thơ, ba cuốn tiểu thuyết và một tập bút ký với nhiều giải thưởng văn học. Tập thơ “Những giai điệu của thời khắc” do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành là tập thơ thứ tám của anh. Bạn văn chương và bạn đọc yêu thơ cho rằng, tập thơ này anh đã gửi gắm nhiều trăn trở, tâm sự về nhân tình thế thái. Tuy nhiên, có một miền quê Việt hiện lên trong tập thơ này như một bức tranh cổ kính. Bức tranh ấy là niềm tự hào, là cái mỏ neo, là cái nôi cho anh hoài niệm, khắc khoải, gửi gắm niềm yêu và biết bao trân quý.
Chúng ta hãy tới thăm miền quê ấy qua bài “Động thức mùa”, anh viết: “Sáng mai cựa gà cong tiếng gáy Hừng đông lên sóng vỗ phía trời xa Liềm hái khua vang nơi chái nhà của mẹ Con mực lon ton đầu sân cuối ngõ Lá nứt cành, hương rạ ngái mùi thơm” và “Mùa hạ cháy bãi trên ta tắm Em giặt áo lụa hồng thêu bông hoa nhẹ dạ Nuôi má thắm răng ngà cơm khoai độn sắn Mơn mởn xinh như hồn đất quê hương Câu hát ghẹo một đời ta nhớ mãi Cháy bên lòng những bước xa quê”. Với ngôn ngữ dung dị hàm chứa một mối tình sâu nặng với ngôi làng, mái nhà với hình ảnh mẹ và “em” ngập tràn lên từng dòng thơ, đủ cho chúng ta biết anh yêu quê nhường nào. Những kỷ niệm hiện lên như những sợi chỉ ngũ sắc thêu nên bức tranh quê an bình và hạnh phúc, cho dù ngày ấy:“… Thương chạn bát một thời hom hem mùa đói Tường đất cắm cọc tre sứt méo nồi niêu Cái chĩnh gạo rỗng không hơ hớ Khóc cho người đứt bữa cầm hơi”.
Có người nói thơ Phạm Khang còn là “bảo tàng nông thôn”, cũng có ý đúng bởi cái gã lãng du với mái tóc dài, nước da trắng, bảnh trai họ Phạm ấy có ai ngờ lại sinh ra từ vùng quê “Nhớ những lúc lụt nghiêng đồng, bát cơm muối trắng Cha mẹ thương nhau mười mấy mụn con Trầu vẫn thắm nghĩa làng, nghĩa nước Ta lớn lên bên ruộng lúa ao bèo”. Ngôn ngữ hình ảnh là một thế mạnh trong thơ Phạm Khang, đặc biệt khi anh viết về quê hương. Bên cạnh hình ảnh người mẹ, người cha, mái nhà, cánh đồng, cây đa, bến nước, còn có “em” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong thơ anh. Suy cho cùng, Phạm Khang cũng như đa phần thi sĩ khác, luôn tôn vinh người phụ nữ như “một nửa thế giới”, đồng thời đặt họ vào vị trí đối tượng thẩm mỹ để tham chiếu tâm hồn và nhịp đập trái tim mình cho dù thời gian, thế cuộc, dòng đời biết bao thăng trầm biến đổi, nhưng hồi ức và tình yêu, về “em” không thay đổi bao giờ.
Trong bài “Ngày anh trở lại” tác giả viết: “Ngày em đi chân trời ráng đỏ cánh cò no lả tìm về ao làng chân ai khuya sóng vắt ngang sông cầu khỉ gió lay em có biết lòng anh đau đứt ruột tình ta lìa đoạn khúc luân hồi…”. Có vẻ như đọc bài thơ này, bạn đọc nữ tin rằng người nam nhi khi đã yêu người ta sẽ nhớ mãi về tình yêu đó: “Thế mà đã hai mươi năm anh tìm lại bến sông, con đò nơi ngày xưa ta yêu nhau mẹ thương tình anh khóc nhòe vạt áo … cột chạt con đò nỗi nhớ loang buồn trôi bến sông…!”. Cuộc sống vốn không dừng lại, nó sẽ cuốn trôi bao số phận con người. Trong dòng hải lưu hung hãn, cuồn cuộn thi nhau trôi với thời gian vô tận ấy, con người phải làm vô vàn công việc và rất nhiều thời khắc phải hiến dâng sự sống để đón nhận cái chết lưu danh thiên cổ, bảo vệ từng tấc đất mẹ Việt Nam, cho quê hương vẹn nguyên hình hài. Trong đó có cả tình yêu đầu đời của một gã trai từng được quê nghèo nuôi lớn lên bằng củ khoai, rễ sắn.
Anh ta từng rời xa quê đến sống nhiều nơi, cả ở đất trời Âu xa xôi. Tuy nhiên, cái không gian lúa nước đã mọc rễ trong tâm hồn anh ta và cũng nhờ mái rạ, sân đình, cây đa, bến nước, mẹ, cha và “em” mà anh ta thành thi sĩ. Những chùm rễ ấy đêm đêm lùa ngọn nhớ sục sạo khắp tâm hồn, đường gân, thớ thịt, khiến anh ta luôn rơi vào trạng thái cô đơn, thiếu đói, khát khao, ao ước giữa một cuộc sống no đủ vật chất hôm nay. Trong bài “Những tiếng dội” đã rũ bỏ vẻ ngoài “lạnh lẽo, bất cần, kiêu hãnh” của thi sĩ, để bộc lộ một cõi lòng đớn đau khi chủ thể đánh mất tình yêu đích thực của mình vì trăm ngàn lý do khác nhau, và cuối cùng tìm mãi trong bộn bề chữ nghĩa bóng bẩy, vặn vẹo thể loại thơ mới, bạn đọc cũng chạm tới được một miền nước mắt chân thành và ghi lại dấu ấn sâu đậm: “… Thảng thốt đêm không ngủ ta lạc vào miên man hoài niệm quá khứ cắn xé tấm thân nát nhàu nếu khóc to được chắc là ta đã được giải thoát.. Ta cố chạy trốn cảm giác cô đơn trốn vết thương kỷ niệm một bến sông xưa ai giặt áo …những đêm giao tình nụ hôn mằn mặn em là mùa không tuổi hạnh phúc tưởng cầm tay một đời…”. Như vậy, cho chúng ta thấy vật chất, tiện ích phục vụ thân xác, lý trí, niềm kiêu hãnh của cuộc sống hiện đại sẽ cung ứng tràn ngập mặt đất này. Tuy nhiên, tận trong sâu thẳm tâm hồn, đôi khi con người hiện đại lại rơi vào nỗi hoảng sợ vu vơ, tựa như cơn ác mộng di tản của người Xi-ry hiện nguyên trong thời gian này, lũ lụt, động đất, sóng thần, tiềm ẩn nguy cơ bom hạt nhân, khủng bố ở đâu đó trên trái đất vốn luôn khát vọng bình yên…
Tâm hồn Phạm Khang như một tiếng chèo mềm mại bị nhạc rốc tấn công, lấn lướt, biết rằng phải dấn thân đến giai tầng này nhưng những tâm hồn thi sĩ như anh ta lại thấy lo sợ cho chốn quê – cái bảo tàng muôn vàn dấu yêu ấy có cả mối tình má lúm đồng tiền, hoa mướp cầu ao anh ta gìn giữ như con ngươi mình, anh ta nhớ nhung, khắc khoải đêm ngày lại đang có nguy cơ đổi khác. Trong bài “Mùa vẫn đợi tình” anh viết: “ Ta đón đợi cơn buồn mùa thu trôi nhanh qua cửa vẫn biết dòng đời chóng mặt chốn nhà quê đói rét nhớ làm chi… em trốn tìm anh sau phố bụi bỡn cợt đèn mờ xanh đỏ em đổi lòng sau những xấp đô la…”. “Em” của thi sĩ thì như vậy, còn làng thì sao? Trong bài “Siêu thị về làng” anh viết: “… Siêu thị về làng được bữa hàng giá rẻ hạ giá một trăm phần trăm … sữa rởm chết người trẻ con bị đầu độc thạch phiến đồ chơi già trẻ một phen hú vía…”. Tuy nhiên, đời sống nông thôn mới đang đem đến cho quê hương một cuộc sống mới đầy hương sắc: “… Nông thôn mới máy cày thay trâu cánh cò bay phởn phơ mùa nặng hạt tiễn đưa phận buồn tiễn đưa ngày đói… vàng chim cu gáy gật gù gọi nhau trên cây gạo sau nhà…”.
Yêu là vậy! Là thương nhớ cồn cào, là lo âu khắc khoải. Thi sĩ không biết làm gì hơn lúc này để bảo vệ quê hương, chỉ biết chong đèn thao thức cùng con chữ sao cho thành vần điệu, để chia sẻ với mọi người về một làng quê thiêng liêng, cao quý đang có nguy cơ bị thương mại hóa, nơi có ông bà, cha mẹ, đặc biệt có một mối tình đích thực có tên gọi là “em” đã vuột khỏi cuộc đời thi sĩ, để lại biết bao tiếc nuối dằn vặt trong lòng. Có lẽ đây cũng là điều tác giả muốn gửi gắm bạn đọc một thông điệp: Quê hương luôn là máu thịt, là chỗ dựa tinh thần duy nhất của chúng ta, cho dù cuộc sống có đổi thay muôn vẻ thì quê hương vẫn là ngôi đền thiêng liêng ta nguyện chở che, bảo vệ với lòng yêu kính, tôn thờ và nhớ thương da diết. Hoàng Thi Anh 08.09.2017 |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: HÀNH TRÌNH QUA NHỮNG LÁT CẮT CỦA ĐỜI SỐNG | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 3 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |