Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4872 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: CHẾT MỘT HỒN THƠ Fri 06 Jan 2017, 14:29 | |
| Chết Một Hồn Thơ
Nắng thả cụm vàng mơ Nhà ai cửa khép hờ Đầu hiên ong kết tổ Áp mái nhện cài tơ Giận kẻ lười chân lại Thương em mỏi mắt chờ Sầu cao hơn đỉnh núi Giết chết một hồn thơ
Phương Nguyên 06/01/2017 |
|
HanSiNguyen
Tổng số bài gửi : 2855 Registration date : 12/10/2009
| Tiêu đề: Re: CHẾT MỘT HỒN THƠ Fri 06 Jan 2017, 16:07 | |
| |
|
Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4872 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: Re: CHẾT MỘT HỒN THƠ Sat 07 Jan 2017, 08:51 | |
| |
|
Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4872 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: Re: CHẾT MỘT HỒN THƠ Sun 08 Jan 2017, 09:17 | |
| Chết Một Hồn Thơ
Tác giả: Phương Nguyên
Nắng thả cụm vàng mơ Nhà ai cửa khép hờ Đầu hiên ong kết tổ Áp mái nhện cài tơ Giận kẻ lười chân lại Thương em mỏi mắt chờ Sầu cao hơn đỉnh núi Giết chết một hồn thơ.
Cảm nhận: Phạm Tuyến
Bài thơ ngũ ngôn rất nhẹ nhàng nhưng lại chứa đầy tâm trạng. Chính vận được gieo vần “ơ”, nó khiến những dòng thơ đầy ắp tâm trạng ấy không hề nặng nề nhưng nỗi lòng của tác giả được thể hiện thật sâu sắc, thật diễn cảm, thật lay động lòng người, đó là một nỗi buồn, một nỗi buồn mà rất thơ, nó như níu ta lại để ta cùng đồng cảm, muốn cùng sẻ chia, tâm sự… 4 câu thơ đầu cảnh vật được hiện nên thật mộc mạc, yên bình:
“Nắng thả cụm vàng mơ Nhà ai cửa khép hờ Đầu hiên ong kết tổ Áp mái nhện cài tơ”
Đó là những gì vẫn xảy ra thường ngày nhưng khi đi qua cái nhìn của tác giả nó bỗng trở nên thật đẹp, thật nhẹ nhàng, thật mượt mà. “Nắng thả cụm vàng mơ”, câu đầu tiên mở ra một không gian rộng với màu vàng mơ của nắng, nắng không chói lọi, cũng không rực rỡ, mà là nắng vàng mơ, câu thơ không đặc tả màu sắc nhưng cái màu của cảnh lại như hiện lên thật rõ ràng, một câu thơ thật đẹp, cái đẹp của cảnh cũng là cái đẹp của hồn người, một cái nhìn rất nghệ sĩ. Từ không gian rộng ấy, nó đã thu dần lại trong khung cửa nhà ai “nhà ai cửa khép hờ” cửa khép hờ phải chăng là sự chờ đợi, ngóng trông một điều gì đó, hay một sự mong mỏi, mà lòng người vẫn chưa muốn nói ra. Nó cũng làm ta nhớ đến khung cảnh của làng quê Bắc bộ yên bình mỗi buổi trưa, khi mọi người đang còn nghỉ ngơi, cửa khép hờ… Trên cái nền cảnh vàng mơ của bức tranh, có “đầu hiên”, có “áp mái” đó là những góc nhỏ của ngôi nhà mà nếu không dừng lại để quan sát, để để ý thì khung cảnh ấy hiếm khi lọt vào tầm mắt của mỗi người, những hoạt động diễn ra không hề ồn ào, rộn rã, đã hiện lên qua con mắt quan sát tinh tế: “ong kết tổ” và “nhện cài tơ”. Giữa cái cuộc sống ồn ào và hối hả kia, nếu lòng người không chất chứa những tâm trạng thì liệu cảnh có đi vào hồn người nên thơ được như vậy, hay nói cách khác, chính khung cảnh ấy đã làm nền cho một bức tranh đầy ắp nỗi lòng của 4 dòng thơ sau:
“Giận kẻ lười chân lại Thương em mỏi mắt chờ Sầu cao hơn đỉnh núi Giết chết một hồn thơ”
Ta thắc mắc, tác giả Phương Nguyên lúc này đang đứng ở đâu trong bức tranh rất đẹp, rất thơ mà nhuốm màu tâm trạng kia? Có lẽ là khung cửa sổ, vào một buổi trưa của mùa đông không lạnh, hướng ánh mắt mong mỏi, đợi chờ của mình ra ngoài ngõ…thấp thỏm đi ra rồi lại vào nhà…cửa vẫn khép hờ… chờ đợi…ta cũng thấy thật đắt khi nhà thơ sử dụng hình ảnh “nhện cài tơ”, để ta bất giác nhớ đến câu thơ trong bài ca dao: “buồn trông con nhện chăng tơ, nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai” và chợt nhận ra những dòng tâm trạng đang len lỏi trong mạch thơ kia...chúng đã được âm thầm thổ lộ, hé mở… ngòi bút tả cảnh mà gợi tình, nỗi lòng hư mà thực…để đọc xong 4 câu đầu, ta mới chỉ dám nghi vấn...nhưng nghi vấn ấy không hề chệch hướng, nó đã được khẳng định trong 4 câu thơ cuối bài. Tâm trạng đã hiện lên thật rõ ràng…bức tranh của cảnh vật đã nhường chỗ cho bức tranh tâm trạng
“Giận kẻ lười chân lại Thương em mỏi mắt chờ”
“Giận kẻ lười chân lại”, có phải là người mà tác giả đã ngóng trông, chờ đơi, đã đi ra rồi lại đi vào, thấp thỏm…còn “thương em mỏi mắt chờ” có phải là thương mình đã chờ đợi mỏi mắt…trong cái giận, cái thương ấy nó cũng dịu dàng, nó cũng tế nhị, mang đậm tâm hồn của người phụ nữ Á Đông truyền thống…nó cũng nhẹ nhàng như bức tranh êm đềm đã hiện ra ở những câu thơ trước vậy…rồi ta liên tưởng đến hình ảnh cửa khép hờ ở câu hai… có phải chăng là cánh cửa thực hay cũng đồng thời là cánh cửa của tâm hồn, của cảm xúc…đã luôn chờ đợi, mong ngóng…một điều gì đó. “mỏi mắt chờ” và “cửa khép hờ” là hai ý thơ vô cùng ăn khớp…mà có lẽ tác giả đã thật khéo léo khi sắp đặt cùng nhau. Thơ đường luật vốn rất chặt chẽ về vần, về luật, mà ý thơ lại rất liền mạch và logic, quả không phải chuyện dễ dàng. Hai từ mỏi mắt nó đã diễn tả một sự chờ đợi, sự ngóng trông mòn mỏi…ánh mắt không ngừng dõi theo về một hướng, mong mỏi, chất chứa những nỗi lòng. Để rồi đến hai câu cuối bài thì những nỗi lòng ấy dâng lên chất ngất:
“Sầu cao hơn đỉnh núi Giết chết một hồn thơ”
Thì ra là một nỗi buồn, nỗi sầu vẫn luôn cất giấu trong lòng, mà chính ta cũng chỉ biết được nó lớn cỡ nào khi đọc đến 2 câu cuối…Nỗi sầu dồn nén, chất chứa bấy lâu mà tác giả không dãi bày, để trút bỏ…Cái giận cái thương ở những câu trên không còn là vô cớ…không còn là “giận thì giận mà thương thì thương” như trong Hò ví dặm nữa mà nó vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của cái sầu… Nếu những câu trên nỗi sầu vẫn còn chưa thực rõ ràng, nó chỉ xuất hiện mờ ảo…thì đến hai câu kết như cô đọng lại, vỡ òa,…“ giết chết một hồn thơ” ta đã thấy được là tâm trạng tác giả đang rất buồn… rất buồn… mà theo quan điểm chủ quan của tác giả Phương Nguyên thì nó đã “giết chết một hồn thơ”. Đó là cảm xúc của tác giả còn trong mắt người đọc, trong lòng người đọc thì hồn thơ ấy không những đang tồn tại mà nó còn chuyên chở rất thành công cái cảm xúc hiện hữu ngay lúc này, để người đọc không khỏi ngỡ ngàng, bàng hoàng. Tại sao? Hồn thơ của tác giả Phương Nguyên luôn rất dí dỏm, hài hước và vô cùng sâu sắc, hiếm khi lại thấm đẫm tâm trạng như vậy? Vì thơ vốn là phương tiện để truyền tải nỗi lòng một cách chân thực nhất…nên ta thắc mắc có điều gì làm cho tác giả lại buồn, lại sầu…cao hơn “đỉnh núi” được? Để ta đồng cảm, để ta muốn sẻ chia, muốn động viên, khích lệ… Một bài thơ ngũ ngôn bát cú rất ngắn gọn nhưng nó lại truyền tải thật thành công tâm trạng của tác giả Phương Nguyên. Nó cũng là minh chứng cho ngòi bút đầy cuốn hút và một tâm hồn thật đẹp, thật tinh tế. Có lẽ vậy mà những độc giả yêu quý tác giả Phương Nguyên khi đọc được bài thơ lại muốn dừng lại, comment, inbox hay nhấc máy lên gọi điện để hỏi một câu “cô Phương Nguyên ơi, cô vẫn ổn chứ?” Và cũng càng thêm yêu quý tác giả Phương Nguyên hơn bao giờ hết…để lại tiếp tục dõi theo, tiếp tục chờ đợi những tiếng lòng vô cùng chân thành và sâu sắc của cô.
Phạm Tuyến Hà Nội, ngày 07/01/2017 |
|
Sponsored content
| Tiêu đề: Re: CHẾT MỘT HỒN THƠ | |
| |
|