Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Today at 08:52

5 chữ by Tinh Hoa Yesterday at 22:27

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 11:01

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

Mái Nhà Chung by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:33

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 7 ... 10, 11, 12 ... 15 ... 19  Next
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7113
Registration date : 01/04/2011

Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê   Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê - Page 11 I_icon13Wed 23 Oct 2019, 07:18

Chương 12

Hoàng Cầm (1922-2010)

♦ Kiểm điểm

Hai lần kiểm điểm bị ông Nhạ bảo là giả dối, không thành thật nhận lỗi, xoá đi. Lần kiểm điểm thứ ba, sau khi bị bắt độ một tháng, vẫn do anh Hoà và anh Tú ghi chép. Họ vẫn đem tập Về Kinh Bắc ra như hai lần trước, vẫn đọc từng bài, dở từng trang như để hướng dẫn mình: Câu này ám chỉ ai? Câu kia nói cái gì? Ám chỉ cái gì? Nói đến vần đề gì của Đảng? Anh phải kiểm điểm thật kỹ, chứ như hai lần trước là vứt đi. Tôi mong anh nói thật, còn nếu anh cứ lập lờ như thế thì anh phải ở trong Hoả Lò này không biết đến bao giờ.

Đến lần thứ ba thì tôi thực sự hoang mang. Biết viết thế nào để làm vừa lòng các ông ấy? Nhận tội thì nhận tội gì? Tôi có làm gì đâu? Tập Về Kinh Bắc chỉ toàn là hoài niệm buồn, tôi viết từ tháng 9 năm 1959 đến tháng 3 năm 1960, cả thảy gần 50 bài, mà mình cũng không oán giận ai, thơ là thơ, là sự rung động của chính mình, nó từ vô thức mà ra, thì mình "kiểm điểm" thế nào được cơ chứ?

Lần này, họ có hai thái độ: thứ nhất, răn đe, dọa nạt về cái chết: án tử hình, xử bắn, treo cổ. Anh Hoà luôn luôn nói thẳng chứ không quanh co gì: Tội của anh đáng treo cổ, anh phải chui đầu vào thòng lọng thì mới hiểu thế nào là chuyên chính vô sản, chứ cứ để cho các anh tự do, các anh toàn viết bậy, toàn làm thơ bậy. Dưới thời phong kiến thì họ chém, ở Âu Châu thì họ treo cổ.

Cứ vài ngày ông Nhạ lại gọi lên nói riêng, ông bảo: "Văn nghệ sĩ các anh thì lắm trò lắm, ví dụ anh Văn Cao phê đàn em: Thơ mày có chất lắm đấy!" Thấy tôi mỉm cười vì ông bắt chước đúng giọng Văn Cao, ông ta trấn áp ngay: "Này tôi nói chuyện thế thôi chứ Văn Cao không phản động như anh đâu, anh cười cái gì!"

Trong hơn 10 ngày, mỗi ngày tôi phải lên ngồi như vậy, phải sống cực kỳ căng thẳng, bứt rứt, phải đối phó với những bất trắc, rồi cuối cùng, tôi cũng phải viết bài kiểm thảo, lần này tôi viết ba trang nhận tội, đại ý: "Tôi có bất mãn chủ nghiã Xã Hội. Sau NVGP, tôi oán chế độ, oán lãnh đạo, oán Đảng đã gây ra nhiều chuyện đau buồn cho đời sống của tôi, và tôi đã làm những bài thơ chống đối chế độ trong tập Về Kinh Bắc". Tôi cũng muốn thoả mãn các ông ấy để họ tha mình về, vì mình có phải là người khí tiết gì đâu, tôi không phải là Hoàng Văn Thụ hay Võ Thị Sáu, giá thời trước mà mình làm gì, bị Pháp bắt, nó tra tấn, không khéo mình cũng khai bậy khai bạ để thoát thân.

Lần kiểm điểm thứ ba, anh Hòa đe dọa: "Tội thằng tướng ngụy, điều khiển một sư đoàn đánh trận, có thể giết hàng nghìn hàng vạn người Việt Nam. Tội nó to lắm, đáng xử bắn một lần, nhưng cái tội của Hoàng Cầm, đầu độc tâm hồn hàng triệu người Việt Nam, kích thích hàng triệu người chống Đảng, tội đó nặng gấp trăm lần tội thằng tướng ngụy".

Trong lần kiểm điểm thứ nhì, ông Nhạ nói: "Được rồi tôi sẽ cho anh gặp con gái anh!". Mới nghe tôi tưởng thật, chắc con Loan (402) ở xa nó về, ông ấy tử tế cho mình gặp nó. Đêm nằm nghĩ lại thì hoá ra nó bảo cho mình gặp con gái mà con gái mình là Bùi Hoàng Yến nó mới chết, vừa cúng 100 ngày cho nó thì hôm sau bị bắt! Thế là họ cho mình xuống âm phủ chứ gì! Nghĩ ra điều đó, tôi giật mình, tôi sợ thật, và tôi biết là họ có thể làm điều đó bất cứ lúc nào.

Còn một lần ông Nhạ đưa cho tôi xem một bài báo ở Paris, hình như báo Quê Mẹ hay Đất Mẹ gì đó, họ phân tích bài thơ Lá Diêu Bông, họ bảo chị là Đảng Cộng Sản còn em là văn nghệ sĩ. Bài thơ có nghĩa là Đảng bắt văn nghệ sĩ phải làm tay sai cho mình, khi làm rồi thì Đảng lại phủi tay, cho rằng chả có gì xứng đáng cả.

Trong suốt một tháng giời tôi bị họ bao vây, áp chế tư tưởng, đã khai rồi còn bị bác bỏ, phải làm lại từ đầu, tôi như mê hoảng. Sau khi đưa bài kiểm điểm lần thứ ba cho anh Hoà, hai hôm sau ông Nhạ lại gọi lên.

Trước tiên ông ấy nói: "Anh có tiến bộ đấy! Lần này anh chiụ nhận tội chống Đảng, chống chủ nghiã xã hội, nhưng mà nhận chống suông như vậy là chưa được, anh phải nói rõ: Trong câu thơ nào? Anh dùng những chữ gì? Anh ám chỉ cái gì? Ám chỉ ai? Anh phải nói thật tỉ mỉ, rành rọt ra, chứ viết suông như thế này là vô ích. Chúng tôi thừa hiểu anh chống như thế nào, tôi là đại tá, không dốt nát gì đâu, tôi đã học đại học, đã đọc rất nhiều sách. Bài Lá Diêu Bông của anh, lúc đầu thực sự tôi chả hiểu gì lắm đâu, chỉ cảm thấy không phải thơ tình hoàn toàn. Nhưng nhờ bài báo Quê Mẹ, chúng tôi mới hiểu anh chống Đảng một cách hết sức thâm độc, anh dùng chữ thật tuyệt vời, bài thơ của anh càng được truyền bá trong quần chúng, tác hại chống Đảng của anh càng lớn mạnh, sâu sắc".

Tôi chỉ nói lại được vài câu: "Giữa tôi là Hoàng Cầm ngồi trước mặt ông đây là một công dân, sống dưới sự quản lý của nhà nước, chưa có tội gì, và một kẻ viết bài báo ở Paris, cố tình mượn bài Lá Diêu Bông để chửi Đảng, chửi nhà nước, ông tin ai hơn?"

Ông đại tá cười khinh bỉ, rất bề trên, bảo: "Tôi tin người này hơn anh, vì họ hiểu anh lắm, còn anh là văn nghệ sĩ, anh giả trá, anh quá quắt lắm, làm sao mà tin anh được! Từ thời Nhân Văn chúng tôi đã không tin anh rồi, chúng tôi đã hết sức giáo dục anh, đã cải tạo anh, tưởng để anh viết những bài tốt cho nhân dân, chứ anh lại cứ tiếp tục viết những bài như thế này thì tin anh sao được. Chính nhờ bài báo này, chúng tôi mới biết anh chống Đảng và nhân dân như thế nào. Anh gọi người chị là Đảng, và anh hay văn nghệ sĩ là em, chúng tôi làm sao biết được. Chính người này đã vạch ra bản chất của anh, họ nói rất đúng và tôi tin họ. Anh chửi Đảng một cách sâu sắc như thế, thâm trầm và nham hiểm như thế, tôi mong rằng anh phải phân tích rất kỹ, thì anh mới sửa được. Tôi yêu cầu anh làm lại."

Tôi cãi thế nào cũng không được.

Ông Nhạ bắt tôi về viết lại kiểm điểm lần thứ tư.

Trước khi về, ông ấy nói rất tự nhiên như chuyện chơi: "Chúng tôi là đảng viên mà khi có việc phải xử tử ai thì cũng rất đau lòng. Như cái thằng Hùng nó giết cô Thuận, con một cán bộ ở phố Phạm Đình Hổ đấy, đến hôm xử bắn nó, chúng tôi cũng vẫn cho nó một cái áo quan và một nén hương. Chúng tôi chỉ có nhiệm vụ giáo dục thôi, mà nếu giáo dục không được thì đành phải lấy tử hình mà xử. Sự thực chúng tôi chẳng muốn giết ai, nếu mọi người đều theo đúng chính sách của Đảng, thì đều được sống yên vui cả. Các anh đã được đi cải tạo rồi, đã được sống thâm nhập vào đời sống nhân dân rồi, đã biết họ khổ như thế nào rồi, mà các anh vẫn chống lại nhân dân, thì cuối cùng chúng tôi cũng đành phải tính đến chuyện tử hình thôi. Anh phải tự cứu lấy anh, anh về làm lại đi, lần này mong anh làm tốt, anh nên nghĩ đến vợ con anh, nên giác ngộ, nhận lỗi đầy đủ, thì chúng tôi cho anh về. Lần này tôi mong là lần cuối cùng, từ lúc NVGP đến giờ cũng gần 30 năm, chúng tôi vẫn chờ đợi, mong các anh thay đổi tốt hơn, để giúp đỡ các anh, thì anh lại sổng ra tập Về Kinh Bắc, mới biết tâm hồn anh đen tối, tồi tệ, tới mức nào".

Thế là hết đợt ba, đêm đêm nằm trong Hoả Lò tôi luôn luôn bị day dứt giữa cái có thực và cái không thực: Rõ ràng mình viết tập Về Kinh Bắc là do cảm xúc nó tràn ra thành chữ, ta gọi là vô thức tuôn ra, có cái buồn, cái u ám, là tâm cảnh mình thế thôi, mà bây giờ phải nhận là có chủ ý chống Đảng một cách sâu sắc, nhận một cách chi tiết, thì mình làm thế nào? Thành ra khổ lắm, tôi bị dằn vặt. Cả thời gian kiểm điểm lần 4 tôi mất ngủ, ngày thì phải viết, có ngày chỉ viết 3, 4 câu. Họ không thúc giục nữa, họ cứ để anh tự do. Chúng tôi sẵn sàng chờ. Kiên nhẫn chờ. Trong khi ấy thì ruột gan mình như lửa đốt, nghĩ đến vợ con thì thương lắm. Lỗi tại mình hết cả. Tại mình làm khổ vợ con. Tại sao lại không viết văn ca ngợi cuộc sống, mà lại viết những câu thơ buồn như thế này. Dần dần tôi thấy có lẽ đó là tội thật chứ không phải người ta bắt mình nhận tội.

Và đó là chặng đường tôi đã đi từ giai đoạn ba sang giai đoạn bốn: Mình tự nhận mình từ một người không có tội thành một người có tội thật. Và khi viết xong cái kiểm điểm số 4, được người ta chấp nhận và hoan nghênh, thì mình đã chấp nhận là mình có tội một cách thành thực, chứ không phải do thủ đoạn. Bởi vì nếu mình còn có thủ đoạn thì nó lại lòi ra, họ biết ngay.

Vì vậy, những gì mình viết trong bản kiểm thảo số 4, phải hoàn toàn là thành thật, mình nhận lỗi của mình, chứ không phải bị ai truy bức gì cả. Tại sao mình lại không làm đúng đường lối của Đảng? Tại sao mình lại chống Đảng? Để cho vợ con khổ, là lỗi tại mình. Về sau này tôi mới thấy rõ cái giỏi trong phương pháp của những người lãnh đạo để cải tạo tư tưởng trí thức. Nhưng lúc bấy giờ tôi chưa nhận ra, chỉ biết là từng đêm, từng đêm mình tâm niệm là mình có tội thật và khi mình phải viết bản kiểm thảo số 4, thì phải viết theo đúng ý ông Nhạ, nghiã là không thể nhận lỗi suông, mà anh phải giải thích rõ câu thơ: "Em đi đêm tướng điều sĩ đỏ" là thế nào? Anh coi "tướng điều sĩ đỏ" là mầu đỏ của cộng sản sản chứ gì? Những cái gọi là Hồng Quân, hay Hồng Trường là tượng trưng cho giai cấp vô sản, anh còn lạ gì nữa?"

Lúc đó tôi lại nghĩ: Không khéo câu này mình chống lại thật, dù lúc làm mình không nghĩ thế, nhưng trong thâm tâm, trong đáy lòng mình, mình không quy phục, mình thù ghét cộng sản từ trong máu rồi, cho nên nó tự viết ra như vậy, và điều này, tự mình nhận ra như thế.

Bản kiểm điểm số 4 mang tính chất: Mình nhận là mình sai thật, là mình có chống Đảng thật, không phải mình cố ý chống Đảng, mà cái bản chất mình nó chống Đảng như thế. Tất nhiên là có thêm cả các điều kiện khác nữa: trong khi đó thì ông Nhạ và cậu Hoà luôn luôn dọa tử hình, treo cổ, xử bắn. Mỗi lần lên cung, họ khủng bố tinh thần đến cực độ như thế, về lại phòng giam, thì các anh em tù, thay vì động viên tinh thần cho mình đỡ sợ hơn, thì họ lại, mà không phải một người đâu, cả 4, 5 người tù, từ những người đã tự giác để được làm quản lý tù nhân, đến những tù nhân, họ đều tỉ tê bên cạnh: "Còn cái gì thì bác nói hết đi, khai hết đi để về với vợ con, nếu không thì chỉ làm phân bón sắn ở Thanh Chương thôi. Người ta chả cần giết ngay đâu, người ta chỉ đưa vào Thanh Chương 6 tháng, rồi xác của bác người ta chôn bên cạnh gốc sắn, thì có phải bác làm phân bón cho sắn không?" Tôi chỉ nghe nói Thanh Chương là một huyện miền núi, khỉ ho cò gáy, gần Nghệ An, có một trại cải tạo. Người tôi nó đã mềm ra như sứa rồi, không có lúc nào mà mình tham sống sợ chết như lúc ấy.

Bản kiểm điểm thứ 4 tôi nhận hết tội có phân tích hẳn hoi theo đúng ý ông Nhạ.

Sau khi thông qua bản thứ 4, tôi được nghỉ độ 3 ngày. Sau đó lại gọi lên cung, có cả ông Nhạ và ông Cường, lần này có cả kẹo bánh nữa. Ông Nhạ nói: "Đọc bản kiểm điểm thứ 4 của anh, tôi cảm động lắm, thấy anh thành thật nhận lỗi, và đã phân tích cái tội của mình, từng câu, từng chữ. Tuy thế vẫn còn chưa đủ đâu, nhưng đã có tiến bộ rõ ràng. Hôm nay gọi anh lên đây để hoan nghênh anh, nhưng còn nhiều bài anh mới chỉ lướt qua thôi, anh còn phải suy nghĩ sâu xa nữa, nhưng như thế này cũng tạm đủ rồi, anh tự thấy được tội lỗi của mình, thì mới có thể về sống yên ấm tuổi già được".

Hôm ấy tự ông Nhạ pha trà rồi cả anh Hoà anh Tú cũng phục vụ, còn mời tôi thuốc lá nữa, ra vẻ rất bình đẳng thân mật. Hôm sau ông Nhạ lại gọi tôi lên và nói: "Hôm qua tôi chỉ đưa cho mấy nhà báo như Hà Nội Mới, Công An Nhân Dân, báo quân đội... đọc bản kiểm thảo của anh, họ xin được đăng báo ngay nhưng tôi không cho, như thế đủ biết chúng tôi muốn giữ uy tín cho anh đối với nhân dân chứ có muốn bêu xấu anh đâu. Đấy! Cái độ lượng của Đảng là như thế đấy! Chúng tôi chẳng có ác ý gì với anh cả! Vậy tôi đề nghị thế này: cái bản kiểm điểm của anh vừa viết xong, có một phóng viên báo Công An Nhân Dân muốn trực tiếp phỏng vấn anh, một nhân vật chủ chốt của báo ấy đấy, vậy anh chuẩn bị sẵn, sáng mai 9 giờ, anh Hòa và anh Tú đưa anh lại gặp người phóng viên, chúng tôi sẽ thu băng cuộc phỏng vấn và anh cứ nói y như bản kiểm điểm. Tôi yêu cầu anh phải nói tự nhiên, như là câu chuyện tâm sự trao đổi với bạn hữu, chứ không phải như đọc dictée đâu, kẻo nghe, người ta lại hiểu lầm là có lẽ bị công an bắt buộc chăng. Anh biết đấy từ trước đến nay chúng tôi có bắt buộc anh cái gì đâu, anh tự nguyện cả đấy chứ!"

Sáng hôm sau, từ 8g30, anh Hoà đã cho giấy gọi. Theo đúng lệnh ông Nhạ, không được mặc áo tù, phải cho mặc quần áo tử tế là liếc đàng hoàng. Nhưng anh Hoà bảo vội quá không chuẩn bị kịp, nên tôi chỉ mặc áo quần thường, lấy trong ba lô.

Sau gần hai tháng giời bị giam, hôm ấy tôi được ra phố, đi theo anh Hòa và anh Tú ra khỏi Hoả Lò, xuống phố Dã Tượng, sang Trần Hưng Đạo, tức là đến văn phòng Sở Công An. Họ dẫn mình đến cái buồng khá rộng, để thu băng, đã có ông Nhạ ngồi sẵn đấy với một người lạ. Ông Nhạ nói ngay: "Tôi giới thiệu với đồng chí nhà báo đây là Hoàng Cầm, tội phạm chính trị văn hóa văn nghệ. Tôi cho phép nhà báo tự do hỏi, anh Hoàng Cầm phải trả lời thật đúng như anh đã kiểm điểm". Ông Nhạ cũng không giới thiệu tên người nhà báo là ai. Anh nhà báo nói giọng bằng hữu: "Anh Hoàng Cầm à, từ xưa tôi vẫn mến tài anh, tôi biết anh có sai phạm, bị bắt giam; ông trưởng phòng có cho biết anh đã có một vài giác ngộ, tôi muốn đến để phỏng vấn anh".

Ông Nhạ bảo: "Anh Hoàng Cầm đứng dậy! Đứng nghiêm!" Thế là mình đứng dậy. Ông Nhạ nói: "Anh khai lại lý lịch, bị bắt từ bao giờ, tội gì,... nói lại". Thế là mình khai: "Tôi tên là Bùi Tằng Việt, sinh ngày... tham gia cách mạng... tham gia NVGP... gần đây tôi lại có ý thức chống Đảng... nhưng tôi được sự giáo dục của các cán bộ công an nên tôi đã giác ngộ... tôi đã viết bản kiểm điểm được ban lãnh đạo công an chấp nhận". Đến đây ông Nhạ bảo: "Anh ngồi xuống!" Và quay sang anh nhà báo: "Bây giờ xin nhà báo tự do muốn hỏi gì thì hỏi". Anh nhà báo chỉ hỏi mỗi một câu: "Anh Hoàng Cầm, anh tự kiểm điểm lỗi của anh như thế nào, xin anh cho biết". Bấy giờ anh Hòa đã đem cái bản kiểm điểm để trước mặt tôi, và mình đã được chỉ thị của ông Nhạ là không được đọc như chính tả, mà phải "nói" một mạch tự nhiên như nói chuyện với một người bạn.

Sau này nghĩ lại mới thấy là họ có phỏng vấn cái quái gì đâu. Cái anh nhà báo đó chỉ hỏi có mỗi một câu, để lấy cớ cho mình đọc bản kiểm điểm. Lúc anh ta hỏi cũng như lúc ông Nhạ nói, thì máy ghi âm nó không bật, chỉ khi mình khai lý lịch và đọc bản kiểm điểm, nó mới bật máy lên thôi! Hoá ra là nó thu băng mình tự đọc bài kiểm điểm của mình!

Về lại Hoả Lò, thì từ hôm sau, ngày nào mình cũng lại bị gọi lên hỏi cung từ 8g30 đến 11g30, không biết trong bao nhiêu ngày nữa, để bổ sung bản kiểm điểm; tức là phải viết, phải kê khai tất cả những quan hệ với bất cứ ai -bạn Nhân Văn không kể, vì họ biết rõ rồi- các quan hệ thân sơ, kể cả khách đến uống rượu ở quán nữa.

Khi được về, tôi mới biết những người mình kể tên ra đều bị gọi lên công an hết, bị hỏi cung, kiểm điểm: Tại sao anh quen với Hoàng Cầm? Tất cả những người đó đều bị truy tội đã quen với Hoàng Cầm, đã đọc thơ Hoàng Cầm, đã ca ngợi thơ Hoàng Cầm... Ví dụ cái băng cassette tôi ngâm thơ để gửi tặng cô Cần Thơ ở Pháp, thu băng ở nhà ông Hoàng Lập Ngôn, tôi phải khai rõ hôm ấy có những ai... Nói chung, tất cả những người có tên trong bản kiểm điểm của tôi, mặc dù tôi không khai man cho ai cả, trừ ông Hoàng Lập Ngôn không phải lên vì già yếu quá, đều bị gọi lên kiểm điểm. Họ cũng chẳng khai thác được gì, nhưng mình thấy cuộc đời, khi người ta sợ hãi quá, thì người ta có thể làm cái việc bị đánh giá là phản bội.

Sau lần kiểm điểm thứ 4, bẵng đi một tháng, không thấy gọi lên cung, không được gọi lại "nhớ", bởi vì đi cung thì còn được uống chén nước trà, đôi khi được hút điếu thuốc lào, lại được gặp cậu Tú, tôi còn nhớ rõ tên cậu là Đỗ Anh Tú, người thật tình tử tế, chỉ làm nhiệm vụ ghi chép, chứ không nói một câu nào xúc phạm. Những ngày ở Hỏa Lò, tôi nhớ mỗi cậu Tú, không như anh Hoà, giọng Huế ngọt mà đe dọa, anh Hoà thâm hiểm lắm.

____________________________

(402) Kiều Loan con gái Hoàng Cầm ở California, Mỹ.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7113
Registration date : 01/04/2011

Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê   Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê - Page 11 I_icon13Wed 30 Oct 2019, 11:54

Chương 12

Hoàng Cầm (1922-2010)

♦ Xà lim bộ

Hôm nay họ lại gọi lên gặp ông Nhạ, lần này ông bảo: "Chị Yến vợ anh có làm cái đơn xin tha cho anh, nộp lên phường. Chúng tôi định đưa anh về khu phố nhân dân để anh báo cáo tội của anh cho nhân dân góp ý kiến. Nhưng chị Yến đến xin chúng tôi đừng làm thế, xấu hổ cho chồng tôi lắm, chồng tôi là nhà văn thì để cho Hội Nhà Văn xét xử chứ đưa ra người dân khu phố, họ có biết gì về văn chương đâu mà xử, nhục cho chúng tôi lắm, xin các ông đừng làm thế. Vậy thể tình chị Yến, chị ấy cũng có tuổi rồi, chúng tôi không đưa anh về khu phố cho người ta phê phán nữa. Chị ấy là người tốt đấy, thế mà anh cứ chống đối mãi làm khổ chị ấy. Còn cái đơn của chị ấy thì chúng tôi đang xét, tội của anh nặng lắm còn phải đợi lệnh trên đã."

Tôi ăn cái Tết đầu tiên trong tù, vợ tôi gửi quà từ chiều 30, nhưng quá giờ, nên đến mùng bốn họ mới đưa, bánh chưng, nhát giò mỏng, mọi thứ thiu cả.

Anh Hoà nói: "Chuyện chị Yến làm đơn xin tha cho anh, thì trên đang xét, tôi thấy ông Nhạ cũng có thể tha cho anh được, nhưng vì anh mắc vào cái vụ NVGP từ năm 56, năm nay là 83 rồi mà anh vẫn còn cái tội này, nên chúng tôi phải thỉnh thị lên trên Trung Ương, lên Bộ Chính Trị, lên Chính phủ. Chúng tôi nhận được lệnh chuyển anh lên trại giam của Bộ để xét tội trạng của anh. Anh về sửa soạn sáng mai chuyển trại". Tôi hoàn toàn tuyệt vọng vì trước đây ông Nhạ có bảo: "Có thể tha cho anh về trước Tết".

Trong hơn tháng cuối ở Hoả Lò, tôi ở cùng phòng với Huỳnh Minh Tuấn con trai ông Huỳnh Tấn Phát. Tuấn bị bố bắt bỏ tù vì tội tổ chức cho người vượt biên. Tuấn rất quý tôi, vài ngày xoay cho tôi một điếu thuốc lào, thỉnh thoảng một quả chuối hay cái kẹo, làm tôi đỡ khổ. Tôi về kể với Tuấn là mai chú phải chuyển trại, chẳng biết trại nào. Nó bảo ngay: "Chú phải lên xà lim bộ đấy! Xà lim bộ, tức là Bộ quản lý. Bộ đây là Bộ Công An". Tôi hỏi: "Ở đâu, có xa Hà Nội lắm không?" Nó bảo: "Gần thôi, về phía Thanh Trì".

Ngày mồng 5 Tết, tháng 2/1983 (403) tôi phải chuyển trại. Ô tô đi xuống đường Hà Đông, rồi rẽ theo ven sông Tô Lịch, qua làng Kim Lũ, đi thêm độ 2 cây số nữa, đến một nơi như dinh tuần phủ hay tổng đốc ngày xưa, họ dẫn tôi vào, trao cho anh quản giáo.

Xà lim là phiên âm tiếng cellule của Pháp, tức là giam phòng riêng, biệt giam. Tôi được dẫn đến một dẫy nhà một từng, xây từng căn một, mỗi căn có độ 9, 10 phòng, mỗi phòng cách nhau một bức tường, trên có chăng giây điện, cửa xúc xích sắt khoá kín.

Vắng lắm, dường như chả có ai bị giam ở đấy. Quản giáo sai tự giác lấy cho tôi một cái bô với một cái chiếu. Anh này nói đùa: "Bác già như thế này mà còn vào xà lim làm gì!"

Phòng tôi dài rộng 2m trên 3m. Khi hai người đi ra mình mới thấy cái cảm giác bị ném vào sa mạc Sahara, ở đây không có sự sống của con người. Thấy tiếng kẻng thì anh tự giác đem cơm lên. Cơm nước cũng khá hơn: một bát cơm, một bát canh, tức là canh rau muống có cho muối sẵn. Rau muống ở đây non hơn; còn ở Hoả Lò chỉ toàn gốc, xơ, rau cho lợn ăn. Có lẽ là bên Bộ nên chính sách khác. Nhưng sự cô liêu thì khủng khiếp, mình viết văn vẫn hay tưởng tượng cô đơn như thế nào. Nhưng bây giờ chỉ có bốn bức tường, sàn xi măng và tiếng xích sắt, không có người, thì nó ghê gớm lắm. Ở Hoả Lò còn nghe được tiếng động của thành phố, tiếng rao hàng, tiếng chửi nhau... nhưng người ngoài đường lại không nghe thấy tiếng động bên trong nhà tù, dù tù nhân có la hét, đánh nhau.

Sáng hôm sau, một anh quản giáo đến gọi, vẫn tên Bùi Đăng Việt, đi cung. Lên gặp, thì đúng là cái anh dẫn mình xuống trại giam này hôm qua. Anh ấy nói:

"Tên tôi là Chiến, thuộc Cục Điều Tra Xét Hỏi của Bộ". Hôm nay tôi bắt đầu làm việc với anh. Làm lại từ đầu. Bên Hoả Lò và ở đây không có liên quan gì với nhau. Bắt đầu từ ngày mai, anh sẽ được ăn uống theo tiêu chuẩn cán bộ trung cấp, tức là ngạch cũ của anh".

Anh Chiến là người hoà nhã, lại có học, có tình, người tôi rất mến khi ở xà lim. Anh làm tôi lại nhớ anh Tú ở Hoả lò, thường gọi tôi khi bằng bác khi bằng ông. Còn thì bất kể tuổi tác, người ta đều gọi là anh. Anh Chiến ôn tồn nói:

"Bây giờ bác khai lại tất cả những gì đã khai, bổ sung hoặc viết lại, chúng tôi có nhiệm vụ điều tra lại vụ án của bác, việc bác gửi thơ sang Pháp, sang Canada, cho ai, mục đích gì, thì phải nói hết".

Thế là tôi lại khai lại, tôi quen cô Cần Thơ ở Pháp như thế nào, khai giống như ở Hoả Lò vậy. Trong vòng ba tháng, anh Chiến cứ hai ba ngày lại xuống xà lim một lần. Rồi bẵng đi một tháng không thấy ai hỏi nữa, sự cô liêu trở lên khủng khiếp.

Trong lúc bị giam thì mấy ngày sau, tôi bắt đầu quan sát xà lim. Trên bốn bức tường có đủ các thứ chữ, viết bằng ngói, bằng gạch, bằng bút chì, vẽ hình, vẽ hai bàn tay bị cùm, có cả những câu như: "Đừng có dại dột mà khai, tù dài chung thân". Vậy phòng này đã giam những tù chính trị hạng nặng. Lại có những câu mà mình nghi là ám chỉ mình, hoặc ám chỉ tội trạng của mình, như: "Bên kia sông?", "Đại tướng 5 sao", "Anh Việt ơi! Về với em!" Rõ ràng là tên cúng cơm của mình rồi! Tôi nghĩ là họ bố trí để đánh vào tâm não của mình qua 4 bức tường.

Ban đêm, lại có những loại tín hiệu khác: Có cái đèn điện trên cao, sáng, nhưng lúc cắt điện tối mò, anh tự giác đem đến một cái đèn hoa kỳ, để ở cái khe trên cao, tù mù. Tôi ngủ thiếp đi độ 5, 10 phút, lại nghe tiếng súng oang lên bên tai, giật thót mình tỉnh dậy, căn phòng vẫn tối mờ mờ. Lại có tiếng chó sủa, tiếng người chạy rầm rầm ở hành lang. Lại nghe tiếng người nói chuyện, rõ câu "bánh xe vuông mà". Mà bánh xe vuông có trong câu thơ mình tả chân dung Đặng Đình Hưng: "Sa lầy bãi sông Thu Bồn lũ ngược, những chiếc xe bánh vuông".

Tất cả những chuyện ấy có thực chứ không phải mình mê ngủ, nó đánh động vào thần kinh. Tức là 24 giờ trên 24, có những tiếng động, những âm thanh, những dấu hiệu, chỉ vào mình. Ví dụ, có đêm tôi đang ngủ bỗng nghe rõ ràng xà lim bên cạnh ồn ào náo nhiệt như chợ Đồng Xuân, rồi bỗng có tiếng hét: "Ông Việt ơi ! Ông Hoàng Cầm ơi! Ông định chết ở trong này sao, không về với vợ con à?" Có lúc họ còn gọi cả bút hiệu khác của tôi, như: "Ông Lê Kỳ Anh ơi!" Lại có hôm, giữa trưa, ở cái xà lim bên tay phải phát ra tiếng ru con Nam Bộ của một giọng nữ, rất trẻ. Mình lại nghĩ là có người đàn bà bị giam, mình lấy gạch gõ vào tường ba tiếng, thấy bên kia gõ lại ba tiếng. Nhưng sau đó lại có giọng nam cũng ở phòng đó, ngâm Đường thi, câu thơ ám chỉ hoàn cảnh mình... Những chuyện như thế xẩy ra nhiều lắm không thể kể xiết: Một buổi trưa, tôi đang nằm trên sàn xi măng thì nghe na ná giọng bà Yến, nói rót vào bên cạnh tai: "Anh coi còn cái gì thì anh khai hết đi, còn giấu diếm cái gì nữa!".

Trong những tháng hè năm 1983, giữa trưa tôi thường nghe phòng bên cạnh có tiếng "Tắc kè! Tắc kè!" bẩy tám lần. Có lúc lại nghe tiếng mối "Zạc, Zạc, Zạc" mà nhìn lên trần thì chả thấy thạch sùng, mối đâu cả. Có đêm điện tắt thì thấy ánh sáng xanh bắt chéo ở phòng bên cạnh rọi sang, chẳng biết ở đâu ra, cứ chập chờn. Tức là tôi nghe tất cả mọi biến thể âm thanh, mầu sắc, không ngừng, ngày đêm, có thể lúc tôi ngủ họ cũng vẫn phát ra những tiếng động như thế.

Một tuần họ mở cửa cho mình được ra sân tắm giặt vài tiếng đồng hồ, mình cũng vẫn nghe thấy những tiếng ấy, như ở sân bên cạnh. Nhìn lên thì chỉ thấy tường cao có mảnh chai và dây điện, nhưng vẫn có tiếng nói văng vẳng, họ nói chuyện với nhau, thỉnh thoảng chen vào nói mình, thí dụ lúc thì có giọng một ông già nói: "À ! Cái lão ấy ở trên Cao Bằng có gặp, dạo ấy đẹp trai lắm, hăng hái lắm!"

Trong suốt cả năm giời tôi ở xà lim, liên tục ngày đêm là như thế. Về âm thanh, họ có để ổ điện hay một cái máy nghe, máy phát nào đấy, ở chỗ nào đó, trên cao, hay ngang tầm mình; bởi vì tôi có trông thấy một chùm dây điện, hàng chục dây chui vào một lỗ, cụm dây chui vào độ 10 phân thôi, rồi hở ra có một cục đen như đầu máy, họ trét xi măng gồ ra như cái hộp, nhưng trét nham nhở để mình đoán là cái đầu máy, để mình hiểu là có thể có máy thu thanh hay máy gì đó. Hoặc như cái thềm xi măng mình nằm, tưởng nó đặc nhưng một hôm đánh rơi cái thìa thì thấy nó rỗng. Mình đi một vòng thềm xem xét thì thấy về một phía tường có lỗ hở độ bàn tay trẻ con, nhìn vào thấy rỗng; vậy đúng là đường dây thông, để chứa những máy mà họ phát ra những âm thanh tắc kè, mối, hay những tiếng rì rào nói chuyện.

Tâm trạng tôi lúc bấy giờ xuống dốc đến thế nào, hay là tôi hèn kém quá, khiến tôi luôn luôn nghĩ đến cái chết nhưng lại sợ. Muốn đập đầu vào tường chết, lại sợ không biết phải đập như thế nào mới chết được, mà không chết thì có chịu nổi không. Tôi nghĩ đến viết thư về nhà xin gửi thuốc gì cũng được, độ 30 viên mà nuốt vào, rồi không uống nước, nó sẽ sưng phù trong bụng, mà chết; nhưng cũng không được vì gửi thuốc phải qua kiểm soát. Hôm ấy vào lúc được ra sân tắm, mà lại không thấy quản giáo đâu, tôi có một cái quần rách mà cạp còn dai lắm. Tôi xé cái cạp ra, lấy hết sức buộc hai ngón chân cái lại với nhau rồi lê ra bể nước, lết lên miệng bể thả mình vào, định chết chìm. Nhưng cái bể nó lại nông, uống chỉ được hai ba ngụm nước thì bản năng sinh tồn vùng dậy, lại quờ quạng lấy tay ngoi lên mặt bể, bò ra, bị lạnh, rét run. Chết kiểu ấy cũng không được. Trong khi ấy, gần một năm rồi, những âm thanh vẫn tiếp tục như cái trò giải trí, không tha mình giây phút nào.

Mình ở trong cái thế giới hiu quạnh, một mình, thỉnh thoảng nhìn qua khe hở lỗ khoá xích sắt, để xem có ai qua lại hành lang. Lúc thì thấy anh quản giáo, lúc thì thấy con chó berger hẳn hoi. Một hôm nhìn sang cái xà lim trước mặt thấy có người, một ông già độ 70, bị giam cùng với đứa cháu gái 14, 15. Ông già nói: "Mày đứng đấy chờ cán bộ đưa cơm thì mang vào cho tao nhá!" Rồi thấy ông già đi vào trong xà lim không trở lại nữa. Có hôm thấy một ông già nhà quê, và đứa con gái, khác, cũng ngoan ngoãn hầu hạ, rồi cũng biến mất. Không biết họ tạm giam hay sao, thế là mình mất cái dịp nhìn thấy con người.

Vì vậy, khi nghe thấy bất cứ tiếng động gì thì bám lấy, bám như bám vào cái xã hội mà mình không được sống ở trong ấy nữa. Dăm hôm sau, bên cạnh có hai cô, ngoài 20, cũng nửa quê nửa tỉnh, đi lấy cơm rồi mang vào xà lim bên cạnh, họ cười nói khúc khích, như chả có vẻ gì đi tù cả. Tôi thèm được nói chuyện với họ, thèm như đói thèm cơm, cứ mong đến giờ ăn để họ ra cho mình nhìn một tý, nhưng đến chiều không thấy họ ra nữa. Loáng thoáng những hình ảnh, luôn luôn thay đổi như thế, nó làm cho thần kinh mình cứ loạn dần, loạn dần. Mình thèm sự sống, thèm được đi cung, để được nói dăm ba câu, chứ giam như thế này thì đúng là hoang đảo. Có khi hàng tháng chả nhìn thấy bóng công an, mỗi ngày chỉ có anh tự giác bưng cơm tận miệng, nhưng hỏi gì nó cũng không nói, hoặc chỉ trả lời qua loa. Mình xin: "Bác ơi! làm ơn cho tôi xin điếu thuốc lào." Thì nó bảo: "Ơ, tù mà còn đòi thuốc lào!" Một sự thèm muốn ghê gớm đến khủng khiếp, có cảm tưởng là mình bị chôn sống trong xà lim này. Mình thèm muốn tiếng người, dù là tiếng nó chửi mình, còn hơn sự im lặng. Nghe thấy tiếng người là thấy sống. Nghe cái thứ âm thanh ám chỉ, dù không phải là tiếng người trực tiếp, cũng còn hơn im lặng hoàn toàn.

Ngày tháng trong xà lim chỉ đại khái, không thể biết rõ. Lúc đầu tôi còn đếm ngày, tôi nhớ ngày 8/4 lễ Phật Đản năm 83 là ngày giỗ con gái tôi, nó tên là Hoàng Yến. Giỗ đầu. Hôm ấy tôi ở trong xà lim. Sáng dậy, tôi đã nhớ con gái lắm, bỗng có một con bướm trắng nhỏ, nó không bay mà lại bò đến chỗ mình nằm. Tôi nhớ lại lúc tôi còn ở nhà, khi con tôi chết được 35 ngày, thì đến 11 giờ 15 đêm, nó hiện ra con bướm màu hoàng yến, nó bay vào giường ngủ của tôi. Tôi ra thắp hương cho nó, rồi nó bay không biết bao nhiêu vòng nữa, tôi biết là con gái tôi về thăm bố. Hôm nay nó lại hiện ra, nó là con bướm trắng nó về thăm bố trong tù.

Khoảng cuối tháng 9/83, anh quản giáo đến bảo: "Anh Việt mặc quần áo vào lên ban quản trị!" Lên đến nơi, họ cho biết: "Báo cho anh biết: Anh được về thăm gia đình!" Tôi vừa ngạc nhiên vừa sung sướng. Họ đưa lên xe bịt về, tôi ngồi giữa hai cán bộ. Họ đã dặn kỹ: "Tuyệt đối không được nói chuyện tù, giam ở đâu, đã khai những gì, chỉ về thăm nhà thôi." Tôi tưởng được về Lý Quốc Sư, nhưng ô tô đỗ lại ở phòng thường trực của Bộ ở phố Trần Bình Trọng. Bà Yến đã ngồi ở đấy với thằng Anh, thằng Phi và cô Huyền là bồ của Phi. Nó mua sẵn tô phở còn nóng, và gói quà để đấy. Cán bộ bảo: "Anh ăn đi, rồi nói chuyện với gia đình". Thằng Anh đã chuẩn bị sẵn một cái bát nhỏ sẻ ra: "Bố ăn đi, phở tái ngon lắm". Nhưng tôi không ăn được, không thể nuốt được, đưa lên miệng lại nghẹn, lại oẹ ra, nước mắt trào vào bát phở. Thằng Anh cảm động, nó bỏ ra ngoài. Bà Yến bình tĩnh hơn tôi nhiều: "Thôi cũng là số phận, kể như ông bị tai nạn thôi. Ông chả việc gì phải buồn, đáng nhẽ tôi còn buồn gấp vạn ông, mà có dám buồn đâu, phải lo bao nhiêu là việc". Bà càng săn sóc, an ủi, càng nói thì tôi càng khóc nức nở như đứa trẻ con, không sao cầm lại được. Cả cuộc thăm rồi cũng không nói được gì.

Cùng thời điểm ấy, trong xà lim có một tay đến làm quen, bảo nó là cán bộ công an, chẳng tham ô gì nhưng bị bắt bừa. Tôi đang thèm người nói chuyện, nó lại giúp đỡ tôi, lúc tắm nó kỳ cọ cho, tôi cũng quý mến chuyện trò với nó, nhưng nhiều lúc nó cứ hỏi như thẩm vấn về chuyện mình làm "gián điệp" thì tôi lại bực mình. Độ hai tuần, nó được lệnh chuyển trại, thấy nó quấn gói đi thản nhiên, trông như đóng kịch, chứ không phải ở tù. Sau này tôi đoán nó được gài lại để kích mình, xem mình có nói gì không, xong việc nó rút đi.

Thế rồi mình lại sống một mình, từ tháng 10 đến cuối năm, lại được gọi đi cung tới tấp, vẫn là hỏi về mối liên lạc với cô Cần Thơ ở Pháp, việc gửi băng ngâm thơ cassette, bị địch lợi dụng, rồi trở lại cuốn Về Kinh Bắc, anh muốn ám chỉ ai, v.v... loanh quanh chỉ ngần ấy thứ.

Đến gần Noël, trời rét lắm, 5 giờ sáng, nghe tiếng hét rất to: "Bùi Đăng Việt! Chuyển trại!" Mình nghe thế thì nghĩ ngay: Thôi thế là hết rồi! Lần này chắc đi Thanh Chương, Nghệ An hoặc Thái Nguyên, Phúc Lưu đây. Cuộc đời mình kể như chết rồi, là cái giẻ rách chứ chẳng còn khí tiết gì. Chán chường. Tuyệt vọng. Anh công an bảo: "Anh viết kiểm điểm đi, từ ngày ở Hỏa Lò sang đây anh có bị ai đánh đấm tra khảo gì không, có ai ăn cướp quần áo gì không, thì nói hết ra rồi ký vào!" Thế là tôi ngồi viết: "Từ hồi Hoả Lò chuyển sang đây gần một năm trời rồi, không ai đánh đập, xỉ vả gì nặng quá. Tôi không có đồ đạc gì đáng giá nên không ai bóc lột lấy cắp một tý gì" Tôi ký tên, và hỏi: "Thưa cán bộ, tôi được đổi đi trại nào đấy ạ?" Thì được trả lời: "Đây không biết, chỉ biết có lệnh chuyển trại thôi!" Họ cho tôi ăn cơm sáng sớm hơn mọi hôm rồi cho lên xe bịt kín đi. Tôi đang suy nghĩ không biết họ đưa đi đâu, thì lại thấy sông Tô Lịch, rồi về thành phố vào Khâm Thiên, đến gần toà án thì mình nghĩ: họ đưa mình ra toà. Nhưng qua toà án, thấy nó rẽ ra Hoả Lò rồi đỗ. Nghĩ bụng thôi được về Hoả Lò cũng tốt, có người, đông vui hơn.

Họ đưa vào một cái buồng bảo anh ngồi đây, chờ cấp trên. Rồi thấy anh Tú và anh Hòa bá cổ nhau đi đến, anh Hoà bông đùa: "Anh Cầm à, tôi nói có sai đâu, hôm anh dọn xuống xà lim, tôi nói anh cứ tin vào ngày mai tốt đẹp!". Tôi nghe chả hiểu gì. Độ nửa tiếng sau, ông Nguyễn Doãn Nhạ bước vào, người cao, gầy, da mặt bám sát xương, hai con mắt của ông có gì rờn rợn, tôi vẫn còn nhớ lần trước ở Hoả Lò, ông ấy doạ: "Tôi sẽ cho anh gặp con gái anh." Tức là gặp con Hoàng Yến nó mới chết! Ông ấy cho mình xuống âm phủ gặp con gái. Cái ông Nhạ này thâm và ác. Mặt lạnh lùng, khi ông đến gần mình thì hai mắt ông quắc và sắt lại, đăm đăm như có gì hằn thù, tức giận, hoặc có mưu mẹo gì, làm cho mình rờn rợn, có cảm tưởng đứng cạnh tử thần.

Thấy ông vào thì tôi cũng đứng dậy chào ông, vẫn theo thường lệ: "Chào cán bộ!" Tôi biết bây giờ ông là đại tá rồi, ông có thư ký đi theo. Ông bảo: "Hôm nay đưa anh từ xà lim bộ lên đây là anh được tạm tha theo yêu cầu của bà Yến, vợ anh, có đơn làm lên phường. Chúng tôi sẽ trao trả anh về phường, anh ngồi viết kiểm điểm lại đi".

Được tha thì tôi cũng mừng nhưng lại viết kiểm điểm nữa thì mình biết viết gì? Lại Kinh Bắc à? Viết đến bao giờ cho xong? Tôi cầm bút ngần ngừ, thì ông bảo: "Hay thôi, để tôi đọc, anh viết cho nhanh, tên tôi là... anh nói sơ qua lý lịch một tý, bị bắt ngày... vì tội danh dám làm cả một tập thơ Về Kinh Bắc nội dung phản động, chống Đảng... ngày hôm nay được nhà nước khoan hồng cho về thì tôi xin hứa điểm thứ nhất: Tuyệt đối ngừng bán rượu. Tuyệt đối tuân thủ chính sách của Đảng. Không được phá hoại..." Ông đọc chầm chậm như thế nào thì tôi viết như thế. Rồi ký. Sau đó anh thư ký đọc lệnh, tôi phải đứng nghiêm nghe lệnh. Họ cho về nhưng có tha đâu. Họ bảo chỉ tạm tha, lúc nào muốn bắt trở lại cũng được. Cứ hai, ba ngày họ lại đến, lại hỏi bài này anh chưa khai hết, phải khai thêm cho rõ, cho kỹ, anh làm lại đi, hai ngày nữa chúng tôi đến lấy.

Qua những trận như thế, tinh thần tôi ngày càng sa sút. Tôi bị bệnh tâm thần. Dạng trầm uất. Cả ngày chả nói năng gì, trông thấy ai cũng sợ người ta sắp bắt mình. Có lần đạp xe ra phố, thấy camion lao vào nhưng người lái xe phanh lại kịp rồi thò cổ ra chửi rủa thằng già muốn tự tử hả? Có lần định nhẩy vào đường sắt ở chỗ Trần Phú, đã đứng rình sẵn đợi xe lửa đến lao vào, thì có một bà đứng đằng sau kéo giật trở lại, ngã giập đầu vào tường.

____________________________

(403) Tức là ngày 17/2/1983. 
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7113
Registration date : 01/04/2011

Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê   Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê - Page 11 I_icon13Thu 31 Oct 2019, 08:53

Chương 12

Hoàng Cầm (1922-2010)

♦ Bùi Thị Cần Thơ - Nguyễn Mạnh Hùng

Năm 1978, tôi nhận được thư của một người bạn học cũ tên là Nguyễn Bùi Chấn, địa chỉ 10 B Sương Nguyệt Ánh, Sài Gòn, giới thiệu với một Việt kiều, tên Bùi Thị Cần Thơ, làm bác sĩ ở Pháp. Anh Chấn cho biết cô này rất hâm mộ thơ tôi và muốn liên lạc thường xuyên để nói chuyện thơ văn với tôi. Anh có hỏi, cô ấy muốn gửi một món quà cho tôi để làm quen, vậy tôi muốn quà gì? Thấy không có gì trở ngại, tôi đồng ý, vì biết cô ấy là bác sĩ, tôi xin ít thuốc trụ sinh vì ở đây khó mua. Bẵng đi một dạo không có tin tức, đến đầu năm 1979, cô Cần Thơ gửi cho tôi một ký thuốc. Chúng tôi tiếp tục liên lạc, sang năm 80, cô gửi nhiều quà lắm, ba lần, mỗi lần một gói 5 kí lô thuốc, và từ đó về sau, cô luôn luôn tiếp tế cho gia đình tôi đều đặn. Cô kể chuyện đời cô. Tôi tìm cách gửi tặng cô đầy đủ các sáng tác cũ, mới của tôi.

Một Việt kiều khác là Nguyễn Mạnh Hùng, giáo sư tiến sĩ dạy kinh tế ở đại học Montréal, từ Canada về Việt Nam luôn luôn, ngay từ 1975-76. Hùng nói được ông Phạm Văn Đồng giao cho công tác về kinh tế. Năm 1980, Hùng lại về, nói sẽ ghé qua Paris trước khi về Canada. Tôi nhờ Hùng cầm băng cassette tôi ngâm thơ qua Pháp cho cô Cần Thơ.

Tháng 8/1982, khi tôi bị bắt đưa vào Hoả Lò, bà Yến có viết thư cho cô Cần Thơ nói rõ chồng tôi bị bắt về tội liên lạc với người nước ngoài, tôi biết cô rất quý mến chồng tôi, vậy mong cô thông cảm, xin cô ngừng liên lạc với chồng tôi. Nhận được thư, cô Cần Thơ gửi 100 đô la cho vợ tôi để săn sóc tôi, và cô cho vợ tôi biết: Thầy em là Thích Nhất Hạnh có thể can thiệp để anh ra sớm. Sau này tôi mới biết cô chính là Cao Ngọc Phượng, đệ tử của thầy Nhất Hạnh và sau cô đi tu là Sư Chân Không.

Khi tôi được về thì bà Yến cũng cho tôi xem bài báo của công an trung ương tức là báo của Hữu Ước, nó tả Nguyễn Mạnh Hùng bị khám xét ở Tân Sơn Nhất và bắt được mang 500 cuốn băng chống Đảng. Chúng nó bịa. Sự thực thì năm 1982, tôi có đưa một tập Về Kinh Bắc cho Hùng đem ra ngoại quốc. Khi vào Nam để đi Pháp, Hùng đi cùng với Dương Tường. Tôi bị bắt hôm trước, hôm sau Dương Tường báo cho Nguyễn Mạnh Hùng biết, đừng mang gì của Hoàng Cầm ra ngoài cả. Hùng gửi cả Kinh Bắc, cả Bên kia sông Đuống, đi tay không. Lần trước, năm 80, cậu đã mang cassette cho tôi trót lọt. Lần này, cậu không mang theo cái gì cả, vì thế khám xong, cậu về Canada như thường.

Sau này ra tù, cô Cần Thơ cho tôi biết là khi tôi bị bắt, ông Nhất Hạnh có trao đổi với 4, 5 trí thức Pháp, đã từng ủng hộ miền Bắc và thân với ông Lê Đức Thọ trong phái đoàn hoà bình ở Paris. Họ bàn nhau rồi viết kiến nghị gửi ông Lê Đức Thọ về việc nhà thơ Hoàng Cầm bị bắt: Nếu xét Hoàng Cầm không phạm điều gì thuộc về luật nhà nước Việt Nam, mà chỉ vì về văn học, thì chúng tôi yêu cầu nước Việt Nam Dân Chủ Công Hoà trả ngay tự do cho nhà thơ Hoàng Cầm. Sau đó, tôi cũng lại được nghe một số anh em quen biết, ở cấp khá cao, kể lại như thế này:

- Ông Lê Đức Thọ nhận được cái thư ấy, liền điện cho Sở Công An Hà Nội, bảo họ xem xét việc Hoàng Cầm thế nào, nếu không có chuyện gì nghiêm trọng lắm thì thả anh ấy ra kẻo mang tiếng.

- Lại có ý kiến cho rằng chính vì cái điện của ông Lê Đức Thọ, mà anh bị giam thêm. Bởi vì, tuy chức ông Thọ có cao thật, nhưng ông Thọ không phải là cấp trên trực tiếp của ông Nhạ. Cấp trên của ông Nhạ là một ông nào đó trong Bộ Chính Trị, ông này bảo: "Nhờ ngoại quốc can thiệp à? Đã can thiệp thì giam thêm nữa cho biết". Vì thế mà anh bị giam vào xà lim bộ thêm một năm nữa.

- Có người nói thẳng là ông Tố Hữu. Ông Tố Hữu và ông Lê Đức Thọ quyền hành ngang nhau, chả ai ngán ai. Chính ông Tố Hữu bảo: "À đã thế thì giam thêm cho nó biết!". Bắt anh cũng là lệnh Tố Hữu. Giam anh tới 18 tháng cũng là Tố Hữu.

- Theo một số người, kể cả Đặng Đình Hưng vì Hưng cũng có quan hệ với một số công an nào đó, thì họ nói rằng: Ông Tố Hữu có một số công an làm việc trực tiếp dưới quyền của ông ấy. Công An Hà Nội do ông Tố Hữu chỉ huy, bởi vì phần lớn anh em Nhân Văn ngày trước đều ở Hà Nội, trừ Hữu Loan bỏ về Thanh Hoá. Cho nên nói chung trí thức nào bất mãn hoặc có ý chống đối thì ông Tố Hữu huy động bộ máy Công An Hà Nội để bắt. Việc bắt Hoàng Cầm cũng là do Tố Hữu chỉ thị cho Công An Hà Nội, mà việc thả ra cũng là do Tố Hữu. Vì cái thư của trí thức Pháp và điện yêu cầu của ông Lê Đức Thọ, chạm đến tự ái của ông Tố Hữu, nên ông ra lệnh cho giam kéo dài thêm, để cho nó biết thế nào là kỷ luật, thế nào là chuyên chính vô sản.

Sau khi tôi ở tù ra, công an luôn luôn theo dõi và gây áp lực, de dọa sẽ bắt lại... việc này đến năm 1993 mới chấm dứt. Những tháng đầu tiên, mỗi tuần tôi phải trình diện, phải kiểm điểm rất chi tiết: ai đến thăm, như thế nào, thế nào... mình đi chơi với ai... Và cứ 2, 3 ngày, ông Nhạ lại phái 2 người công an, mỗi lần khác nhau, đến hành tôi: còn bài này, bài kia, anh chưa kiểm điểm hết...

Sau khi được "phục hồi", công an vẫn không buông tha tôi. Đến tháng 5 năm 1988, ông Nguyễn Doãn Nhạ, vẫn ông Nhạ ấy, cho người mời tôi đến Sở để thảo luận về việc in tập Về Kinh Bắc, lúc ấy tiếng tăm của tôi đã trở lại dần dần. Họ đưa tôi vào một phòng rộng, ông Nhạ ngồi với ba bốn người, thái độ đầu tiên của ông cực kỳ thân mật: "Này anh Cầm nhỉ? Hôm nào giỗ chị Yến cho tôi biết nhé, để tôi đem vàng hương đến lễ - Bà Lê Hoàng Yến mất năm 1985 vì quá cực khổ -phải lo nuôi gia đình tám người con- bị căng mạch máu, trong lúc Hoàng Cầm bị bệnh tâm thần - Chị Yến là người rất tốt, một phần nhờ chị ấy làm đơn mà anh được về đấy, còn anh cả đời chỉ làm khổ chị ấy...". Mình cứ nghe xem ông xoay giọng thế nào, quả nhiên, ông ấy nói tiếp: "Nhưng mà dù anh có được phục hồi thì ảnh hưởng tác hại của thơ anh vẫn kéo dài, các bài Lá Diêu Bông, Cây Tam Cúc, người ta vẫn ngâm nga, rồi người ta muốn in thơ anh, người ta bốc thơ anh, nguy hiểm cho anh lắm! Chính anh đã làm kiểm điểm tập thơ ấy ở Hoả Lò rồi, nay anh lại tuyên truyền đi khắp nơi, rất nguy hiểm!". Ông chỉ mấy quyển sách luật để trên bàn, có quyển mở sẵn: "Đây này, luật cấm tuyên truyền, cấm cái này... cấm cái kia... anh mắc cả. Anh vi phạm luật rõ ràng chứ không phải chúng tôi bắt anh viết kiểm điểm đâu. Vậy anh phải làm gì đi chứ!" Rồi ông quay ra vui vẻ: "Thôi ta uống bia đã! Nào, các đồng chí mang giúp tôi bia, kẹo bánh lên đây!" Ông lại tiếp tục thân mật pha lẫn đe dọa: "Như thế nó nguy hiểm lắm, nguy hiểm cho anh, thế anh không nhớ chị Yến đã khổ với anh như thế nào à? Chính anh đẩy chị ấy chết nhanh như thế đấy! Anh có hối hận không? Anh phải nghĩ cách ngăn chặn việc đó lại, chứ không thì nguy cho anh lắm!"

Tôi hiểu ông ấy còn căm cái chuyện Lá Diêu Bông lắm, ông là công an, muốn bắt ai chả được, hai chữ "phục hồi" đối với ông chẳng có nghĩa gì. Hội Nhà Văn đối với ông chẳng có giá trị gì. Tôi nói: "Việc người ta chép và đọc thơ tôi, kể cả tập Về Kinh Bắc, làm sao tôi kiểm soát được". Ông ấy bèn gợi ý tôi viết cái thư ngỏ. Tôi đồng ý: "Vâng, tôi sẽ viết cái thư ngỏ gửi độc giả trong và ngoài nước về tập Về Kinh Bắc", - "Thế thì tốt lắm! Chúng tôi chỉ muốn cứu anh chứ có muốn phiền anh làm gì!" Tôi nói: "Hay anh cứ dùng cái bản kiểm điểm tôi viết trong Hoả Lò". Ông bảo: "Bản ấy dài dòng lắm, bây giờ anh viết ngắn thôi, viết cho dễ đọc! Vậy mai nhé, mai anh vào đây, viết mấy ngày cũng được!"

Hôm sau tôi vào ông không có mặt, hai người cấp dưới đón tôi ở cửa, đưa vào phòng có giấy bút sẵn, tôi ngồi viết ngay, như một bức thư gửi bạn trẻ, nói đại khái "Tập thơ Về Kinh Bắc nó giống như một cô gái đẹp, nhưng nó đen tối, tai hại cho chế độ này, mà con người cần phải sáng sủa để tiến lên. Tôi cũng dẫn chứng vài câu, đoạn "đen tối" hai nghiã, với giọng hết sức thành thật, tôi yêu cầu độc giả trong và ngoài nước nếu ai có đọc thì quên nó đi, đừng truyền bá nó, vì đó là những tư tưởng độc hại..." Ra về tôi thấy nhẹ người vì nghĩ từ nay mình xong nợ với chuyện Về Kinh Bắc.

Mấy ngày sau, ông Nhạ gọi lên, đưa bức thư bảo tôi đọc lại. Đọc xong, ông bảo: "Cám ơn anh, khá lắm! Bây giờ thế này nhé: Anh đọc lại! Cứ đọc tự nhiên như thế để chúng tôi ghi âm". Ông lại dùng đúng phương pháp trước: cả giọng nói của mình, chữ viết của mình, rành rành đây, còn chối cãi gì nữa! "Chính anh tự viết, tự đọc, có ai bắt buộc anh đâu!"

Đó là phương pháp làm việc của công an, mình phải vâng thôi, làm sao cưỡng lại được. Tôi làm đúng như ý ông muốn, quả nhiên sau đó, tôi thấy nhẹ người "Thôi xong nợ." (404)
____________________________

(404) Tóm tắt theo băng ghi âm Hoàng Cầm nói chuyện với bạn bè.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7113
Registration date : 01/04/2011

Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê   Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê - Page 11 I_icon13Fri 01 Nov 2019, 09:04

Chương 12

Hoàng Cầm (1922-2010)

● Tố Hữu dưới mắt Hoàng Cầm


Hoàng Cầm kể trong băng ghi âm:

Trong hai năm 1962 và 1963 tôi làm việc tại nhà máy gỗ, hướng dẫn công nhân về văn nghệ, tức là làm phim đèn chiếu: chiếu phim rồi đọc thuyết minh, mỗi tháng lĩnh thêm độ 25 đồng, bằng 2/3 lương công nhân bình thường, gia đình đỡ khổ hơn.

Đến năm 1965, khi Mỹ ném bom Vịnh Hạ Long, chúng tôi nhận được thư của Đảng Đoàn Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật mời lên để chuẩn bị công tác mới, có: Trần Dần, Lê Đạt, Thanh Châu, Trần Duy, Tử Phác, Phùng Quán... Hai người tiếp chúng tôi là Phùng Thị và Bảo Định Giang, ủy viên Đảng Đoàn. Anh Phùng Thị là nhân vật chính, nói:

"Vì Mỹ đổ bộ miền Nam và ném bom miền Bắc, chúng ta sẽ có một cuộc kháng chiến gian khổ và quyết liệt kéo dài không biết đến bao giờ, cho nên phải huy động lực lượng toàn quốc để chiến đấu. Chúng tôi theo chỉ thị của Bộ Chính Trị, cụ thể là ông Lê Đức Thọ và thủ tướng Phạm Văn Đồng, anh Lê Đức Thọ nói thế này: "Bây giờ Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật phải chú ý đến anh em NVGP, trước đã bị kỷ luật, bây giờ phải đưa họ trở lại để phục vụ Đảng và nhân dân, vì trong cuộc chiến chống Mỹ chúng ta cần lực lượng toàn dân thì mới có thể thắng và thống nhất đất nước được".


Sau 7 năm kỷ luật, chúng tôi rất mừng. Năm ấy, tôi mới 43, Trần Dần 39, Lê Đạt 36, còn nhiều tiềm năng lắm. Anh Phùng Thị cho biết anh Tố Hữu hiện nay đang đi chữa bệnh ở Đức, chưa biết bao giờ về. Như thế là chúng tôi biết: Vắng ông Tố Hữu; ông Lê Đức Thọ, trưởng ban Tổ Chức Trung Ương và cả thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đồng ý ra chỉ thị phục hồi, đưa chúng tôi trở lại làm việc.

Trong 3, 4 ngày, anh Phùng Thị nói về tình hình đất nước, về chủ trương chống Mỹ và nhiệm vụ của người công dân, văn nghệ sĩ. Sau đó, anh mới nói đến việc phân công:

Anh Phùng Quán không còn ở trong biên chế, vì đã ra khỏi quân đội, chúng tôi đưa trở lại biên chế, sang làm việc ở Sở Văn Hoá trong cụm Văn Hoá Quần Chúng, đi sưu tập văn hoá dân gian; anh Hoàng Cầm về Sở Văn Hoá Hà Nội làm việc với anh Nguyễn Bắc. Anh Trần Dần xuống vùng mỏ 6 tháng, nhưng không phải đi lao động, xuống để nghiên cứu đời sống công nhân và sáng tác, thời gian này anh có viết được một truyện rất hay. Anh Lê Đạt lên Phú Thọ để làm công tác kinh tế miền núi. Còn hai anh Tử Phác và Đặng Đình Hưng thì để bên hội âm nhạc sắp xếp, anh Trần Duy do Hội Mỹ thuật lo... Cuối tháng 8/1965 tôi đến Phòng Sáng Tác Sở Văn Hoá, lúc ấy gọi là Nhà Sáng Tác, có khá đông anh em quen biết, anh Nguyễn Bắc giao cho tôi diễn ca các nghị quyết, chính sách, của thành phố, thành văn vần cho nhân dân dễ đọc, dễ nhớ. Họ có in ra thành tập sách mỏng.

Tháng 11/1965 xẩy ra việc Nguyễn Văn Trỗi bị xử tử. Tôi được gợi ý viết bài trường ca hoặc kịch ngắn để ca ngợi. Lúc bấy giờ tin tức ở từ Nam ra Bắc rất lủng củng, lúc đầu người ta bảo là Nguyễn Văn Trôi, sau chữa thành Trỗi. Một cái tên còn sai như thế, thì các sự việc còn sai lạc đến thế nào, nhưng tôi chỉ biết là người ấy có hành động can trường, làm tôi xúc động. Đầu năm 1966, tôi làm bài thơ dài "Tiếng gọi của người anh hùng", trong đó không nói đến tên Nguyễn Văn Trỗi và thành tích gì cả. Lúc ấy có một anh tên là Đức, cục phó Cục Văn Hoá Quần Chúng đến yêu đến cầu tôi đọc thơ, mỗi lần anh ấy nói chuyện ở các hội nghị, các đại học, về đề tài Nguyễn Văn Trỗi, để làm gương cho thanh niên.

Anh Đức đề nghị mỗi khi anh diễn thuyết, sẽ nghỉ hai lần, và mỗi lần tôi ngâm thơ, lần đầu tôi ngâm bài thơ của ông Tố Hữu, lần sau ngâm bài thơ nào, tùy ý tôi chọn. Dĩ nhiên là họ không giới thiệu tên tôi, mà chỉ coi như một cán bộ Sở Văn Hoá. Tôi đồng ý. Lúc đó, chúng tôi vẫn chưa được lộ tên thật, anh Phùng Thị bảo phải dần dần độ một năm rồi mới tính. Tôi ngâm bài thơ Tố Hữu với tất cả tinh thần thì được vỗ tay rất ghê. Đến lần thứ nhì tôi đọc bài thơ của tôi, đọc chứ không ngâm trong 10 phút, tôi thấy cử tọa khoảng 300 người toàn trí thức, kỹ sư, đều im phăng phắc nghe đến hết, không vỗ tay. Lúc sau mới có một phụ nữ lên tiếng: Tại sao một bài thơ như thế này mà không thấy đăng đâu cả. Tôi phải giải thích vì Sở Văn Hoá chúng tôi sưu tầm trong quần chúng thôi, nên chỉ giữ làm tài liệu chứ không đăng ở đâu. Sau đó hai ba người yêu cầu tôi đọc lại cho họ chép. Đấy là buổi đầu tiên. Anh Đức dự tính sẽ có khoảng 20, 25 buổi khác ở các đại học và nhiều cơ sở khác nhau. Anh hẹn tối hôm sau sẽ đến đón tôi khoảng 7g30. Nhưng anh mất hút luôn. Cuối cùng, không bao giờ gặp lại anh nữa.

Sau này, tôi có trao đổi với Trần Dần, Lê Đạt; thì Trần Dần nói ngay: "Cái bài thơ của mày thì đâu có gì, nhưng tất nhiên là phải báo đến tai Tố Hữu. Nếu mày chỉ ngâm thơ Tố Hữu không thôi thì mày còn đi kiếm ăn được (405). Mày đưa cái bài thơ của mày ra là mày chết. Không đời nào Tố Hữu dung túng bài thơ của mày bên cạnh bài của nó".

Trở lại việc Phùng Thị, sau khi ông đã xếp đặt công việc cho mọi người được hơn một tháng, tôi lên gặp ông ở 21 Trần Hưng Đạo để khiếu nại về chuyện lương bổng; bởi vì tôi đã đi làm rồi mà hiện vẫn chỉ được lĩnh lương tối thiểu. Ông trả lời: "Việc chúng tôi định phục hồi cho các anh là do ý của anh Lê Đức Thọ, được anh Phạm Văn Đồng đồng ý, lúc ấy anh Tố Hữu đi dưỡng bệnh ở Đức. Tôi trực tiếp làm việc với anh Thọ, anh Đồng. Tôi bố trí cho các anh làm việc ở đâu thì cứ ở đó. Nhưng bây giờ sự việc khác đi rồi, những điều tôi hứa với các anh: nếu in ấn gì trong vòng 6 tháng, thì chưa được để tên mình, nhưng dần dần rồi sẽ được ký tên thật, sẽ được phục hồi toàn vẹn, không làm được nữa, vì anh Tố Hữu mới về. Cách đây mấy hôm anh ấy có gọi tôi lên, cũng không gắt gỏng gì cả, chỉ hỏi: "Cái chủ trương phục hồi cho NVGP là chỉ thị của ai? Tôi nói: "Báo cáo với anh là tôi làm theo chỉ thị của anh Lê Đức Thọ và thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đồng ý, vì đất nước bước vào giai đoạn chống Mỹ cứu nước nên cần đến tất cả mọi người. Anh ấy bảo: "Anh làm thế cũng tốt thôi, nhưng anh là người phụ trách trực tiếp thì phải bảo đảm được là các anh NVGP đã có tiến bộ về tư tưởng. Anh lấy cái chi để bảo đảm điều đó?" Tôi nói: "Thưa anh, tôi chỉ biết là từ 6, 7 năm nay họ đã đi học tập, ở các nơi đều nói họ lao động tốt, không chống đối gì nữa, tôi cho là họ có tiến bộ". Anh Tố Hữu nói: "Cái đó cũng được thôi. Nhưng mà có thể bề ngoài họ làm ra vẻ ngoan ngoãn phục tòng, mà bên trong họ vẫn âm mưu chống lại mình. Nếu họ giả dối, đợi được phục hồi, được giao cho chức vụ này, chức vụ kia, mới quay lại chống phá cách mạng thì anh lấy chi bảo đảm tư tưởng của họ?" Nghe anh Tố Hữu nói thế thì tôi chịu, làm sao tôi dám bảo đảm tư tưởng các anh được? Kể ra thì anh ấy nói cũng có phần đúng, có thể người ta ngoan ngoãn phục tòng mấy chục năm trời để sau này họ phản lại, thì tôi cũng chịu. Tôi bất lực rồi, tôi không làm gì được nữa".

Một tuần sau, tôi xuống 51 Trần Hưng Đạo, chả thấy Phùng Thị đâu. Từ đấy mất hẳn ông Phùng Thị. Có người phao tin: Phùng Thị sở dĩ muốn phục hồi cho Nhân Văn vì ông là chú Phùng Quán. Chỉ biết Phùng Thị mất tăm sau khi ông Tố Hữu ở Đức về. Bị ông căn vặn như vậy thì coi như mất tích, ông tống đi đâu chả biết, cho về hưu hoặc đổi đi xa, sống chết thế nào không biết. Khi Phùng Quán mất, cũng không thấy Phùng Thị đi đưa đám. Ông là chú ruột Phùng Quán.

Ông Nguyễn Đình Thi cho lệnh cắt lương tôi lần thứ nhì. Lần thứ nhất, sau vụ Thái Hà, năm 1958, lương tôi đang 146 ngàn, lúc đó chưa đổi, còn tiền cụ Hồ, ông ký giấy hạ xuống 92 ngàn, mình cũng hiểu. Lần này, 1965, Phùng Thị chuẩn bị cho chúng tôi phục hồi nhưng thất bại, ông Thi lại ký giấy giảm lương tôi từ 92 đồng xuống 60 đồng. Lê Đạt và Trần Dần bị ông cắt hết, không có lương, mỗi người chỉ được trợ cấp mỗi tháng 50 đồng.

Ngay sau 1975, Lê Đạt bàn với tôi: "Tao và thằng Trần Dần mà xin thì khó, nhưng mày có tiếng, lãnh đạo nể, nhân dịp này, mày viết thư cho Trần Độ -lúc bấy giờ là Bí Thư Đảng Đoàn Bộ Văn Hoá, ngang chức thứ trưởng- nhân dịp thắng trận, xin nhà nước phục hồi để xây dựng đất nước." Nghe lời Lê Đạt, tôi viết thư cho Trần Độ nói đại ý như thế.

Anh Trần Độ cử ngay hai người thư ký riêng là anh Huỳnh Ngọc Lý và anh Thanh đến thăm gia đình tôi và cho biết là anh Trần Độ đã nhận được thư của tôi, nhưng hiện giờ anh ấy bận quá vì mới giải phóng, nhưng anh cứ yên tâm, anh Trần Độ rất chú ý đến chuyện này và khi nào phục hồi được cho các anh thì anh ấy sẽ làm ngay.

Thế là chúng tôi chờ, chờ từ 75 đến 82, tôi bị bắt. Trần Độ ân cần như thế mà sao không làm được, thì phải có cái gì nó ngăn trở. Tôi mới nghĩ ra là ông Trần Độ tuy chức cao về văn hoá, nhưng người lãnh đạo tối cao về văn hoá vẫn là Tố Hữu. Ông Tố Hữu lúc bấy giờ là người có vị trí gần như cao nhất trong Đảng, là uỷ viên Bộ Chính Trị, rồi Phó Thủ Tướng. Nhiều nguồn dư luận khác nhau ở trong và ngoài Đảng đều cho rằng ông Tố Hữu sẽ lên làm Tổng Bí Thư thay ông Lê Duẩn nếu ông Lê Duẩn qua đời.

Nhưng ông Tố Hữu không muốn bọn NVGP mọc mũi xủi tăm lên được, ông chỉ muốn tiêu diệt địa vị xã hội của anh và tác phẩm của anh sẽ bị chôn vào quên lãng. Thậm chí chúng tôi nghĩ, những bài thơ hay những gì của NVGP đã bị tịch thu, họ đốt hết đi rồi. Đốt hết để không còn dấu vết gì.
____________________________

(405) Sau buổi trình diễn, ông Đức đưa cho Hoàng Cầm 5 đồng thù lao.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7113
Registration date : 01/04/2011

Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê   Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê - Page 11 I_icon13Mon 04 Nov 2019, 12:53

Chương 12

Hoàng Cầm (1922-2010)
♦ Nguyễn Văn Linh

Anh Đào Phan tức Đào Duy Dếnh, là nhà nghiên cứu, em ông Đào Duy Anh, lúc còn sống chơi thân với tôi, anh có viết một bản thảo 2000 trang, tựa đề Bi kịch Hồ Chí Minh, rút gọn lại cũng được 1000 trang, anh đã trích gửi vài nơi nhưng họ không đăng.

Khi ông Lê Duẩn (406) mất, ông Trường Chinh đứng ra làm tổng bí thư trong 6 tháng, lúc ấy ông Trưòng Chinh ủng hộ ông Nguyễn Văn Linh. Đến đại hội VI, ông Trường Chinh từ chức để làm gương, sau đó các ông Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Đồng Sĩ Nguyên và 5, 7 người nữa từ chức theo. Đại hội VI, họp trù bị gần 20 ngày, đấu nhau kinh khủng lắm, sau phe Nguyễn Văn Linh thắng.

Ông Nguyễn Văn Linh lên làm tổng bí thư, lúc đầu chủ trương đổi mới theo Đông Âu; ông để báo chí, nhà văn được tự do, nhưng chỉ được hơn một năm, ông Lê Đức Thọ kiềm chế ông lại. Thí dụ ông Linh muốn xoá bỏ đặc quyền đặc lợi của giới lãnh đạo, nên khi đi công tác, Hà Nội - Sài Gòn, hay đi Mát-Cơ-Va, ông đi máy bay hành khách với một vài người thư ký tháp tùng, dân chúng hoan nghênh lắm nhưng một hôm -chuyện này tôi nghe người ta kể lại- ông Lê Đức Thọ sang chơi, bảo: "Này anh Linh, cái việc anh không dùng chuyên cơ để đi công tác rất tốt, nhưng hôm qua anh em bảo vệ đến nói với tôi: "Đồng chí Tổng Bí Thư cứ đi như thế này thì chúng em không biết cách nào để bảo vệ đồng chí cả!"

Nguyễn Văn Linh hiểu ngay là một câu đe doạ: "Anh cứ đi như thế này thì anh chết không ai chịu trách nhiệm đâu!" Ông bắt đầu thấy rợn người và ông đành phải hãm cải cách lại. Đến kỳ đại hội VII (407), dù ông vẫn được tín nhiệm nhưng ông từ chối, lấy cớ nhiều bệnh không làm tổng bí thư nữa.

Nhờ Nguyễn Văn Linh làm tổng bí thư nên Trần Độ mới có thể thực hiện việc đổi mới văn học và làm rất nhanh việc phục hồi NVGP. Trần Độ là Trung Ương Ủy Viên, được ông Nguyễn Văn Linh rất tín nhiệm, chính Trần Độ thảo nghị quyết số 5 về vấn đề văn nghệ (408).
____________________________

(406) Lê Duẩn (1907-1986) mất 10/7/1986. Trường Chinh (1907-1988) lên thay ngày 14/7/1986. Tháng 12/1986, Đại Hội VI, Trường Chinh từ chức, Nguyễn Văn Linh (1915-1998) được bầu làm tổng bí thư. Trường Chinh mất ngày 30/9/1988.  

(407) Tháng 6/ 1991.

(408) Nghị quyết số 5 có những điều khoản mở rộng tự do cho văn nghệ sĩ.
 
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10556
Registration date : 23/11/2007

Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê   Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê - Page 11 I_icon13Mon 04 Nov 2019, 15:16

Trà Mi đã viết:
Chương 12

Hoàng Cầm (1922-2010)
♦ Nguyễn Văn Linh

Nguyễn Văn Linh hiểu ngay là một câu đe doạ: "Anh cứ đi như thế này thì anh chết không ai chịu trách nhiệm đâu!" Ông bắt đầu thấy rợn người và ông đành phải hãm cải cách lại. Đến kỳ đại hội VII (407), dù ông vẫn được tín nhiệm nhưng ông từ chối, lấy cớ nhiều bệnh không làm tổng bí thư nữa.
 

:potay:


_________________________
Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê - Page 11 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7113
Registration date : 01/04/2011

Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê   Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê - Page 11 I_icon13Wed 06 Nov 2019, 11:38

Chương 12

Hoàng Cầm (1922-2010)

♦ Nguyễn Khải

Năm 1988, Trần Độ làm trưởng Ban Văn Hoá Tư Tưởng Trung Ương, anh thúc giục Hội Nhà Văn phục hồi nhanh chóng cho anh em NVGP. Không ai dám hay muốn đứng ra nhận lỗi, từ trên Trung Ương Bộ Chính Trị, tức là từ ông Tố Hữu, không dám thẳng thắn nhận mình sai lầm. Hội Nhà Văn giao cho Nguyễn Khải làm việc này. Khải muốn không một ai trong Hội Nhà Văn phải đứng lên nhận lỗi gì vì đã xử sự với anh em NVGP phẩm tàn nhẫn như thế trong suốt 30 năm. Nó muốn giữ sĩ diện cho Đảng. Đảng đúng mà chính các anh sai, nhưng các anh bị kỷ luật lâu rồi thì Đảng khoan hồng phục hồi, chứ Đảng không sai gì cả. Thế thì các anh phải viết cái thư yêu cầu được phục hồi. Nguyễn Khải làm việc đó.

Nguyễn Khải là một tay rất khôn và láu cá. Đầu tiên nó đến ông Lê Đạt vì nó biết Lê Đạt là cán bộ chính trị và ông này cũng mưu thần chước quỷ lắm, lại là nhân vật tối ư quan trọng của Nhân Văn. Nó biết nếu nó nói được với ông Lê Đạt thì mọi việc có thể xong hết, thế là nó đến Lê Đạt trước. Lê Đạt đồng ý, sau đến Trần Dần, Trần Dần cũng đồng ý, thôi thì viết cái thư cũng chẳng quan hệ gì theo như Lê Đạt và Trần Dần nghĩ. Sau đó Nguyễn Khải, Xuân Thiều đến tôi, đi kèm với Phùng Quán và Lê Đạt. Nguyễn Khải nói với tôi: "Tôi biết việc các anh trở lại với Đảng cũng khó, mà Ban chấp hành chúng tôi đến với các anh cũng khó. Vậy thì nhân dịp Đảng đổi mới, Ban Văn Hoá Tư Tưởng giao cho chúng tôi việc này. Nhưng nếu chúng tôi tự ý phục hồi cho các anh, nhỡ các anh lại không đồng ý, các anh chửi ầm lên: Chúng tôi cần chó gì cái Hội Nhà Văn của các anh mà các anh phục hồi, thì có phải bẽ mặt cho chúng tôi không. Vậy theo yêu cầu của Hội Nhà Văn, xin anh viết cho mấy câu. Các anh Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán đã làm cả rồi, anh viết ngắn gọn đại ý: Kỷ luật đã kéo dài gần 30 năm rồi, anh bị quá thiệt thòi vậy yêu cầu hội nhà văn phục hồi cho anh". Nguyễn Khải nói thì tôi không tin lắm vì lúc anh ta là tổ trưởng đã đấu tôi rất ghê ở Thái Hà ấp, nó trấn áp tôi, nó bảo "Im mồm đi, gái đĩ già mồm". Thấy Nguyễn Khải thì tôi khó chịu, nhưng chết một cái là Lê Đạt, Phùng Quán đã làm rồi. Thấy mọi người đã làm thì mình cũng đành làm.

Thế rồi trong một buổi họp mặt ở nhà Phùng Quán có cả mọi người để ăn mừng việc phục hồi này thì Trần Dần nêu lên ý kiến phải đăng báo để cả nước biết, chứ việc này không chỉ trong nội bộ Hội Nhà Văn. Tôi cũng đồng ý phải thông tin. Nhưng không ngờ khi Xuân Thiều viết bài trên báo Văn Nghệ thì nó gài vào một câu: "Ban chấp hành đã họp ngày ấy... trong chương trình làm việc, có phục hồi cho một số anh em NVGP...". Nhưng nó viết đểu ở chỗ này, nó chêm vào câu sau cùng "theo đơn yêu cầu của các đồng chí ấy". Đấy là cái đuôi mà Xuân Thiều thêm vào. Để làm gì? Để nói rằng các anh yêu cầu chứ Đảng không có lỗi gì cả. Các anh yêu cầu thì Đảng khoan hồng phục hồi cho các anh thôi! Tôi chắc là Xuân Thiều nó được lệnh ngầm để viết câu đó.

Về sau chúng tôi nhận được nhiều phản ứng từ Nam ra Bắc, chỉ trích việc ấy lắm: Tại sao lại phải xin phục hồi nhỉ? Nhất là Dương Thu Hương cô ấy bỗ bã nói thẳng: "Các anh hèn lắm việc gì phải viết đơn xin cái Hội Nhà Văn chúng nó cho phục hồi". Tôi chỉ cười: "Cô mắng anh là hèn thì anh cũng chịu thôi. Nhưng chúng tôi không làm đơn lên xin như thế. Sở dĩ chúng tôi viết cái thư, là do Nguyễn Khải nó yêu cầu các anh viết cho nó mấy chữ, bởi nếu nhỡ nó phục hồi rồi mà các anh không chịu, các anh chửi ầm lên, chúng tôi cần chó gì cái Hội Nhà Văn các anh phục hồi, thì chúng nó mất mặt. Vì thế chúng tôi mới viết cho nó mấy chữ, nghĩ chẳng quan trọng gì, đâu ngờ chúng nó lại dùng cái thư đó để viết những câu như thế này trên báo Văn Nghệ".
 
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7113
Registration date : 01/04/2011

Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê   Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê - Page 11 I_icon13Mon 11 Nov 2019, 09:38

Chương 12

Hoàng Cầm (1922-2010)

♦ Thái độ của Tố Hữu sau đổi mới

Hoàng Cầm kể:

Trần Độ trong kháng chiến, ban đầu làm báo Vệ Quốc Quân, sau đó đi chiến đấu thì ông làm chính uỷ sư đoàn 302, là một nhân vật rất hay, được Trần Dần tả trong cuốn Người người lớp lớp. Ngay thời kỳ ấy, Trần Độ đã cho Tố Hữu là anh ít học, hãnh tiến, kiêu căng, hợm hĩnh, nên không ưa, ông lại không trực tiếp ở dưới quyền Tố Hữu, chỉ liên quan thôi, chứ không dính, nên ông coi thường Tố Hữu.

Cuối năm 1988, Trần Độ là Trưởng Ban Văn Hoá Tư Tưởng Trung Ương dưới thời Nguyễn Văn Linh, một hôm ông sang chơi nhà Tố Hữu, không phải vì tình nghiã mà để xem thái độ của Tố Hữu đối với văn nghệ sĩ thế nào. Trong câu chuyện có đoạn này hết sức quan trọng, Trần Độ hỏi: "Anh nghĩ gì về số anh em NVGP mới được phục hồi". Tố Hữu trả lời: "Cái bọn chúng nó bây giờ được ngóc đầu dậy, chúng nó lại láo lếu lắm. Tôi tiếc là ngay từ lúc đó (tức là lúc NVGP ra đời) tôi không giết hết chúng nó đi". Đó là nguyên văn câu Tố Hữu nói với Trần Độ, sau này Trần Độ kể lại cho Ngô Thảo và Ngô Thảo nói lại với tôi.

Nếu phân tích thì thấy cái ghét này không còn là chính trị, vì quá trung thành với Đảng nữa, mà những người văn nghệ sĩ được nhân dân tín nhiệm và yêu mến như Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Trần Lê Vân... nói chung tất cả những anh em nghệ sĩ đủ các ngành, ít nhiều tham gia NVGP, cả bên hội họa như anh Dương Bích Liên, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái... đều là những nhân tài và được quần chúng yêu mến, thì Tố Hữu ghét cay ghét đắng. Sau Đại Hội VI rồi mà ông còn nói: «Tôi tiếc là ngay từ lúc đó tôi không giết hết chúng nó đi!»

Đại hội VI kết thúc một thời gian ngắn, thì Tố Hữu lập một nhóm cùng chí hướng với mình, do ông và Chu Huy Mân cầm đầu. Việc này do một vài anh em gần Trung Ương làm báo Nhân Dân và vài người công an ngày trước đã hỏi cung tôi, nhưng là những người tốt, kể lại. Nhiều nguồn chập lại thì mình có thể tin được: Ông Tố Hữu lập ra một nhóm 27 người, đã thảo hẳn kế hoạch lật đổ Bộ Chính Trị mới dưới quyền ông Nguyễn Văn Linh, bởi vì tới đại hội VI thì có 7 uỷ viên chính trị, hoặc xin từ chức hoặc bắt buộc phải thôi việc. Ông Tố Hữu tập trung những người bất mãn với chế độ mới, thảo một kế hoạch lật đổ Nguyễn Văn Linh. Tất nhiên công an mật bảo vệ Trung Ương Bộ Chính Trị theo dõi và họ bắt trọn ổ 27 người họp nhau ở một căn nhà gần hồ Ha Le, thu thập tài liệu và làm biên bản, rồi báo cáo lên ông Linh. Ông Linh gạt đi, bảo: "Chỉ lưu trữ tài liệu, còn 27 người, không truy tố ai. Anh Tố Hữu và anh Chu Huy Mân đều có đóng góp lớn cho Đảng. Vậy không đưa ra công khai, kể cả trong nội bộ Đảng, cứ coi như hoàn toàn không có việc này".

Tôi cho một người cầm quyền mà xử sự như thế là rất đúng, rất hay.
 
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7113
Registration date : 01/04/2011

Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê   Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê - Page 11 I_icon13Wed 13 Nov 2019, 12:31

Chương 12

Hoàng Cầm (1922-2010)

● In Về Kinh Bắc

Xuân Quỳnh (409) vợ Lưu Quang Vũ, là nhà thơ và bạn thân của Hoàng Yến, con gái tôi, làm ở nhà xuất bản Tác Phẩm Mới, đã đọc tập thơ này khoảng 74-75 và rất thích.

Khi tôi ra tù, Xuân Quỳnh nói với tôi ý muốn in, tôi dặn, đừng lấy tên Về Kinh Bắc mà nên cho thêm bài Bên kia sông Đuống vào rồi đề tên Bên kia sông Đuống. Xuân Quỳnh cự tôi: "Khổ, chú bị tù rồi chú đâm nhát quá!". Xuân Quỳnh cũng gây gổ với Vũ Tú Nam, giám đốc, ông này bảo: "Trên người ta đã có ý kiến, không nên in cuốn sách này". Xuân Quỳnh cãi lại: "Cuốn này tốt, anh không in thì tôi in, tôi lo tiền bạc, tôi in lấy, trách nhiệm tôi chịu". Thế là Xuân Quỳnh tự lo liệu, sắp in, thì công an đến yêu cầu đình chỉ.

Ở Huế, khoảng 1987-88, Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Trọng Tạo cũng định đưa nhà xuất bản Thuận Hoá in Về Kinh Bắc và cũng lấy tên Bên kia sông Đuống, hay Thơ Hoàng Cầm. Chuẩn bị xong, sắp in, thì một hôm, tôi đang ngồi giặt ở máy nước trước cửa nhà, anh Ngọc Bảo (410) đi qua, vẫy tôi ra nói: "Này, cậu định in tập thơ gì ở Huế phải không? Cậu đánh điện bảo thôi đi, nếu không tay Nhạ nó bắt cậu trở lại đấy!" Thế là tôi đâm hoảng. Thơ mình có giá trị thì in lúc nào chẳng được, chứ vào tù nữa thì sợ lắm, lần này có thể nó đánh đập, làm sao chịu nổi. Tôi đánh điện cho Hoàng Phủ Ngọc Tường bảo ngừng. Nguyễn Trọng Tạo nói với Hoàng Phủ Ngọc Tường: "Cái ông Hoàng Cầm này ông ấy nhát lắm, chắc có ai dọa ông ấy đây!" Hoàng Phủ Ngọc Tường chín chắn hơn: "Giá ai đánh điện thì mình cứ làm, đây chính anh Hoàng Cầm đánh điện, nếu mình làm có phải là đẩy anh ấy vào chỗ chết không?"

Đến anh Lý Hải Châu, giám đốc nhà xuất bản Văn Học, trước khi về hưu cũng định in ít bài trong Về Kinh Bắc, và không được, anh ấy cằn nhằn tôi: "Khổ quá tập về Kinh Bắc anh cứ để cho chúng tôi lo, tại sao anh lại ra công an anh khai cái này cái nọ, làm cho công an họ gây sức ép không in được". Tôi chán quá, tôi bảo: "Thôi tốt nhất là không in gì cả, tôi chào các anh, tôi về!"

Đến lượt anh Sinh ở nhà xuất bản Phụ Nữ cũng muốn in những bài nổi tiếng như Lá Diêu Bông, Tam Cúc, cũng bị ông Quang Phòng, tổng cục phó thứ nhất Cục An Ninh Chính Trị viết thư khuyên: "Anh Hoàng Cầm có thể in tất cả những bài thơ tình của anh ấy, riêng tất cả những bài trong tập Về Kinh Bắc thì còn phải chờ chúng tôi quyết định".

Năm 1987, một hôm, tôi mang tập thơ tình, có những bài tôi mới làm, tập Mưa Thuận Thành cho anh Quang Huy, trách nhiệm nhà xuất bản Văn Hoá xem, thì anh Quang Huy, ngỏ ý muốn in ngay, anh đề nghị: "Ta nên cho thêm bẩy tám bài thơ nổi tiếng trong tập Về Kinh Bắc đã được in trên báo hai ba lần rồi, như các bài Lá Diêu Bông, Tam Cúc..." Tôi có ý ngần ngại, anh bảo: "Thôi anh cứ để tôi lo liệu". Công an của ông Quang Phòng có xuống đòi mượn bản thảo để xem. Anh Quang Huy rất mềm dẻo nhưng cũng rất cứng rắn trả lời như thể anh không biết tập Về Kinh Bắc: "Thưa các đồng chí tập thơ này đã vào chương trình xuất bản của chúng tôi, những bài được chọn, có một số bài, hình như nghe nói có trong tập Về Kinh Bắc, nhưng là những bài thơ đã xuất hiện trên báo hai ba lần rồi, mà dư luận cũng không có gì phản đối, vậy nếu các đồng chí muốn mượn bản thảo, thì cũng xin trả ngay để tôi in đúng thời hạn hợp đồng".

Nhờ sự cứng rắn của anh Quang Huy, tập Mưa Thuận Thành in được, năm 1987, thấy ghi 1000 bản, quá ít, bán hết ngay. Khoảng 1990-91, Trần Tiến phổ nhạc Lá Diêu Bông, và từ đó, nó được phổ biến rộng rãi, cả người hát xẩm cũng hát. Đến 1994, anh Lữ Huy Nguyên, nhà xuất bản Văn Học, được một cán bộ an ninh trên Trung Ương cho biết là chỉ thị cấm in Về Kinh Bắc đã hủy bỏ từ tháng bẩy tháng tám năm nay rồi. Thế là năm 1994, nhà xuất bản Văn Học được chính thức in tập Về Kinh Bắc, thấy họ ghi in 1000 cuốn, còn nội bộ bên trong họ giấu tác giả. (411)


Về Kinh Bắc là bản hùng ca chống lại thanh trừng bức bách. Về Kinh Bắc là về quê hương, về đất mẹ Luy Lâu (Kinh Bắc), kinh đô văn hoá đầu tiên của nước Việt, để dâng sớ kể tội "triều đình" đàn áp tư tưởng, càn quét nhân tài.

Nội dung ấy được giấu trong những câu thơ kín đáo, lại đảo lộn thứ tự như sấm Trạng Trình, đọc qua không thể hiểu.

Tác giả còn chen vào những bài trữ tình quan họ: Váy Đình Bảng, Lá Diêu Bông... làm lạc hướng, khiến phần đông người đọc và phê bình, chỉ chú ý vào những chỗ lãng mạn, trữ tình, dễ hiểu. Nhưng kẻ ra lệnh bắt Hoàng Cầm đã hiểu.

Một bản hùng ca bi tráng, vào đêm. Đêm của người thất trận, nhưng không thoái gót. Hoàng Cầm tiếp tục cõi hùng ca bi đát từ Hận Nam Quan, qua Kiều Loan và trở về Kinh Bắc, giọng vẫn sang sảng:

Về Kinh Bắc phải đâu con nghẹn khóc
Con không cười
Con thoảng nhớ thoảng quên.
Về Kinh Bắc phải đâu con hé miệng
Về Kinh Bắc phải đâu con nhắm mắt
Về Kinh Bắc tìm chơi đàn kiến lửa


Và những bức tranh cuồng loạn: bức bách tự do, giam cầm nghệ sĩ, đàn áp trí thức, xé sách, cùm thơ, giam chữ, sống lại, sống mãi trong ký ức muôn đời của dân tộc:

Trăng lên chém đầu ngọn gió
Cành si bưng chậu máu chát chao (...)
Chợt mê thét giữa sân
Nét Mác chữ thiên toạc lưng trâu mộng
Máu đổ
Mây đùn
Gió lộng
Sớm mai đi
Xé trang Luận Ngữ
lau gươm
lên đường (..).
hỏi tội nghịch thần
mắt Chúa đảo thiên
Kéo áo che ngai
Né mũi kiếm vô hình xốc tới
Phanh hầm nhét vội một vầng dương
Cắn nhọn móng tay
Thơ cùm lim khắc máu (...)
Vùng chặt xích bẻ gông
phá cửa
cướp ngựa hình tham tri phóng lên ải bắc
Nâng lụa ngang mày câm tiếng khóc
Nghiến oán thù tím ngắt nắng Phong Châu


Đó là Hoàng Cầm. Hoàng Cầm viết lịch sử thời đại ông, thời chúng ta, thời thơ bị treo cổ.


___________________
(409) Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ và con bị chết trong một tai nạn xe hơi, điều kiện bí ẩn, ngày 29/8/1988.

(410) Tài tử Ngọc Bảo, một trong những danh ca đầu tiên của tân nhạc Việt Nam.  
 
(411) Theo băng ghi âm Hoàng Cầm nói chuyện với bạn bè.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7113
Registration date : 01/04/2011

Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê   Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê - Page 11 I_icon13Mon 25 Nov 2019, 12:31

Chương 13

Văn Cao (1923-1995)

Văn Cao ở trong thơ, nhạc, họa, cho nên được giới nghệ thuật ba ngành mến phục. Là tác giả quốc ca, nhưng Văn Cao suốt đời bị chính quyền cộng sản nghi ngờ, tác phẩm bị trù dập, phân biệt đối xử.

Tìm hiểu cuộc đời của Văn Cao cũng là tìm hiểu giai đoạn lịch sử 45-46, mà các văn nghệ sĩ xuất thân từ nhiều ngành nghệ thuật khác nhau, nhiều thành phần chính trị và phi chính trị khác nhau đã theo Việt Minh để tranh đấu cho một lý tưởng: chống Pháp. Những Văn Cao, Phạm Duy, Tạ Tỵ, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Nguyễn Đình Thi, Lưu Hữu Phước,... đã có một thời hoạt động chung vai sát cánh, nhưng rồi chính trị sẽ phân lìa mỗi người một con đường, một chiến tuyến.

Tìm hiểu Văn Cao tức là tìm hiểu tại sao có sự chia cắt tinh thần và thể xác Việt Nam, tìm hiểu sự tranh giành ảnh hưởng giữa các đảng phái chính trị trên đường giành độc lập, để thoát khỏi cái nhìn một chiều về lịch sử: lịch sử ta-địch trong quá trình đấu tranh giai cấp.

Tìm hiểu Văn Cao là để tìm đến nguồn cội của vấn đề: Văn hoá Việt Nam là một toàn khối, không thể chia đôi. Tâm hồn Việt Nam là một toàn khối, không thể phân liệt. Toàn khối ấy đã thể hiện trong cuộc kháng chiến từ 1945 đến 1950: Hầu hết các văn nghệ sĩ ở mọi khuynh hướng đều cùng nhau chung lòng cứu quốc.

Văn Cao, Phạm Duy hai khuôn mặt điển hình nhất của nền Tân nhạc Việt Nam: cùng theo kháng chiến từ phút đầu. Cùng có công đầu trong cuộc kháng chiến chống Pháp. 1951, Phạm Duy vào thành, Văn Cao ở lại, mỗi người một giới tuyến. Nhưng tác phẩm của họ, mãi mãi sẽ là của toàn thể dân tộc Việt Nam.

● Tiểu sử

Văn Cao là tên thật, họ Nguyễn, sinh ngày 15/11/1923 tại làng Lạch Trai (gần Hải Phòng) mất ngày 10/7/1995 tại Hà Nội. Nguyên quán làng An Lễ, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Học tiểu học trường Bonnal, trung học trường dòng Saint-Joseph, ở đây được học thêm âm nhạc. Cha là Nguyễn Văn Tề, cai máy nước. Vì cha bị mất việc, Văn Cao phải bỏ học, làm điện thoại viên ở bưu điện Hải Phòng, được một tháng, bỏ.

Cuối 1939, Văn Cao viết ca khúc đầu tiên Buồn tàn thu, ảnh hưởng Lê Thương, bản nhạc được Phạm Duy đem đi hát khắp nơi. 1940, Văn Cao đi Hà Nội, Huế, Sài Gòn, tiếp xúc với phong cảnh nên thơ và âm nhạc trữ tình của Huế và thơ Hàn Mặc Tử tại Sài Gòn. Từ điển văn học ghi: "1940, vào Nam kiếm sống, làm họa sĩ trang trí nội thất cho cho một hãng tư nhân ở Sài Gòn, gần một năm. Bị chủ quỵt tiền công nên bỏ việc ra Bắc" (412). Chi tiết này không thấy ghi ở các tài liệu khác. Tựu trung, thời kỳ 1940-43, Văn Cao sáng tác sung mãn nhất. Những ca khúc lịch sử đi đôi với ca khúc lãng mạng trữ tình: Bạch Đằng Giang, Gò Đống Đa, Thăng Long hành khúc, Thu cô liêu, Cung đàn xưa, Bến xuân, Suối mơ, Thiên Thai, Trương Chi... và cũng là thời kỳ gắn bó cộng tác văn nghệ và hoạt động cách mạng giữa hai nhân tài: Văn Cao-Phạm Duy.

Năm 1942, Văn Cao lên Hà Nội học dự thính (auditeur libre) trường Mỹ Thuật Đông Dương, và lần đầu tiên, thơ văn của ông được Vũ Bằng đăng trên Tiểu thuyết thứ bẩy.

1943, triển lãm tranh lần đầu ở Salon Unique - Phòng Triển lãm Độc đáo. Bức tranh Les Suicidés - Những kẻ tự sát của Văn Cao gây tiếng vang trong giới hội hoạ, theo Tạ Tỵ, đã có ý thức cách mạng.

1944, Văn Cao được Vũ Quý, quyền bí thư Thành Ủy Hà Nội, giác ngộ vào Việt Minh, giao công tác viết bài hát cho khoá Quân chính kháng Nhật, sáng tác Tiến quân ca.

1945, Văn Cao vào Đội Trừ Gian. Tháng 7/45, bắn chết Đỗ Đức Phin (413) ở Hải Phòng. Bắn hụt Cung Đình Vận và Võ Văn Cẩm tại Hà Nội. Làm báo Lao Động (bí mật) của Việt Minh (414), Văn Cao tự tay chép lời và nhạc Tiến quân ca vào đá (litho), in trên Lao Động số 1, tháng 11/1944.

1945, sáng tác bài thơ Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc (415), và các ca khúc: Chiến sĩ Việt Nam, Chiến sĩ Hải quân, Chiến sĩ Không quân, Bắc Sơn. Bài Không quân Việt Nam (416) sau này trở thành bài đoàn ca của Không quân Việt Nam Cộng Hoà.

Ngày 17/8/1945, trong buổi mít-tinh của công chức, bài Tiến quân ca được Phạm Duy "cướp micro" hát lần đầu tiên và duy nhất tại nhà Hát Lớn, Hà Nội (417).

Ngày 19/8/1945, Việt Minh "cướp chính quyền", dàn đồng ca Thiếu niên Tiền phong do Văn Cao điều khiển hát bài Tiến quân ca tại quảng trường Nhà hát lớn.

Ngay sau cách mạng tháng tám, Vũ Quý bị chết trong một hoàn cảnh bí mật (418). Đầu năm 1946, Quốc hội khoá I công nhận Tiến quân ca là Quốc ca Việt Nam.

1946, Văn Cao sáng tác bài thơ Ngoại ô mùa đông 46 (419).

Theo Tạ Tỵ và Vũ Bằng, Văn Cao có vợ trước cách mạng tháng Tám. Nhưng có lẽ chỉ mới đính hôn, sau ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/46, Văn Cao và gia đình Thúy Băng rời Hà Nội ra chợ Đại, gần Hà Đông, thuộc Liên Khu Ba, mới chính thức làm lễ cưới ở thôn Ba Thá. Ở Liên Khu Ba không được bao lâu, Văn Cao nhận được chỉ thị lên Phú Thọ, rồi Lào Cai, mở Quán Biên Thùy trá hình làm tình báo trong Liên Khu 10, từ xuân 1947 đến thu 1947. Phạm Duy có lên hát ở đây.

Thu 1947, Văn Cao được lệnh về Vĩnh Yên làm báo Độc Lập. Rồi lại được lệnh trở lên Việt Bắc. Trên đường ngược sông Lô lên Phú Thọ, Văn Cao mục kích chiến địa hoang tàn: Tháng 10/47, quân Pháp gồm mười lăm tiểu đoàn chia làm nhiều đạo tấn công Việt Bắc, mục đích tiêu diệt Bộ chỉ huy kháng chiến, nhưng không thành. Cụ Nguyễn Văn Tố -Bộ trưởng không bộ- bị chết.

Ngày 7/10, Pháp chiếm Sơn Tây.

12/10, Việt Minh kêu gọi triệt để áp dụng chiến thuật tiêu thổ kháng chiến.

13/10 Pháp chiếm Bắc Cạn, Cao Bằng.

20/10 Pháp chiếm Yên Bái.

21/10 Pháp chiếm Chapa.

30/10/47 Pháp chiếm Lao Cai. Bản thảo Kiều Loan của Hoàng Cầm phải ném xuống hồ Ba Bể cùng các bản thảo khác.

Theo Phạm Duy, sau chiến thắng sông Lô, Cục Chính trị điều động các nhạc sĩ viết về Sông Lô để kích động tinh thần chiến sĩ: Lương Ngọc Trác sáng tác Lô Giang, Văn Cao, trường ca Sông Lô (420), Đỗ Nhuận: Du kích sông Thao, Nguyễn Đình Phúc: Bến bình ca, Phạm Duy: Tiếng hát trên sông Lô (421). Trường ca Sông Lô được Phạm Duy đánh giá là "tác phẩm vĩ đại, chẳng thua bất cứ một tuyệt phẩm nào của loại nhạc cổ điển Tây Phương" (422).

Tháng 3/1948, Văn Cao được kết nạp vào Đảng. Sáng tác Ngày mùa. Cuối 1948, Văn Cao được lệnh về Liên Khu Ba. Gặp lại Tạ Tỵ, Bùi Xuân Phái, Lương Xuân Nhị... Sáng tác Tiến về Hà Nội. Tổ chức triển lãm chung. Bức tranh Cây đàn đỏ của Văn Cao bị phê bình. Giữa 1949, Văn Cao lại được lệnh trở lên Việt Bắc (423). Chuyến đi rất gian nan nguy hiểm.

Tháng 1/1950, đảng Cộng sản tuyên bố chính thức theo đường lối Trung Quốc, thực hiện đấu tranh giai cấp trên toàn lãnh thổ.

Tháng 8/1950, Đại hội văn nghệ Việt Bắc quyết định loại trừ Tuồng, Chèo, Cải lương, Kịch thơ... bị coi là tàn tích của phong kiến và tư sản, chỉ giữ lại thoại kịch. Phạm Duy bị kiểm điểm. Hoàng Cầm phải treo cổ kịch thơ. Văn nghệ sĩ, người vào Liên Khu Tư "vùng tự do" với tướng Nguyễn Sơn, người bỏ về thành như Vũ Bằng, Kim Tiêu, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Tạ Tỵ, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Phan Tại, v.v...

Tại Việt Bắc, Văn Cao tham gia chiến dịch biên giới. Phụ trách giảng dạy ở trường Âm Nhạc Việt Bắc. Sáng tác: Tiểu đoàn Lũng Vài, Ca ngợi Hồ Chủ Tịch, Công nhân Việt Nam, Toàn quốc thi đua...

1952, Văn Cao được cử đi Mạc Tư Khoa trong phái đoàn Trần Huy Liệu, theo Hoàng Văn Chí, "Văn Cao được gặp nhà nhạc sĩ số một Liên Xô là Chostakovitch" (424). Các tài liệu khác, không nói đến cuộc gặp gỡ này, vì Chostakovitch cũng có "vấn đề", số phận trầm luân, tương tự Văn Cao chăng? Hoàng Văn Chí viết tiếp: "Tuy nhiên sau khi đi Mạc Tư Khoa về, Văn Cao bắt đầu tỏ ý thất vọng: Liên Xô không phải là thiên đường như ông vẫn tưởng tượng. Thêm vào đấy, khi ông về nước thì cuộc đấu tố địa chủ cũng vừa bắt đầu, ông được cử đi tham quan mấy vụ đấu tố điển hình ở Việt Bắc" (425).

Nguyễn Thụy Kha, viết về chuyến đi Liên Xô như sau: "Được chọn đi thăm Liên Xô trong phái đoàn của ông Trần Huy Liệu, Văn Cao lần đầu tiên xuất ngoại, lần đầu tiên mở mắt nhìn ra thế giới của chủ nghiã xã hội - một lý tưởng mà chàng tôn thờ, đeo đuổi suốt tuổi trẻ (...) Ngay sau cách mạng tháng Tám thành công, cái chết đầy bí hiểm của Vũ Quý -người giác ngộ chàng, dẫn dắt chàng vào con đường cách mạng- đã làm chàng choáng váng (...) Sang Liên Xô, tận mắt nhìn thấy, tiếp xúc với "thành trì của chủ nghiã xã hội", "Thiên đường của loài người", Văn Cao mới vỡ lẽ ra nhiều" (426).

Có thể nói, chuyến đi Liên Xô 1952, đối với Văn Cao tương tự như chuyến đi Liên Xô 1936 đối với André Gide: họ đã nhìn thấy mặt thật của "thiên đường".

1954, hòa bình lập lại, Văn Cao phụ trách ban nhạc đài Phát thanh Hà Nội.

1956, tham gia NVGP với bài thơ Anh có nghe không, đăng trên Giai Phẩm Mùa Xuân. Sáng tác trường ca Những người trên cửa biển, một đoạn in trên Nhân Văn số 4.

1958, bị kỷ luật, không nặng như các thành viên chính, phải đi thực tế Điện Biên cùng Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng. Đến Hai Lót, Văn Cao đau dạ dày, được đưa về bệnh viện Lai Châu.

Sau Nhân Văn, người ta định chọn Bài ca cách mạng tiến quân của Đỗ Nhuận để thay thế, nhưng rồi Tiến quân ca vẫn được giữ lại. Các tác phẩm khác của Văn Cao bị cấm. Chìm vào quên lãng trong ba mươi năm, Văn Cao sống cô đơn và gian khổ như các thành viên NVGP khác. Ông vẽ bìa sách, minh họa cho các báo, trang trí sân khấu, làm nhạc đệm cho một số phim... Sau ngày thống nhất đất nước, Văn Cao sáng tác Mùa xuân đầu tiên (1976), không được hát, có lẽ vì những câu "Từ đây người biết thương người. Từ đây người biết yêu người".

1980, Hiến Pháp mới không ghi Tiến quân ca là quốc ca. Trong các buổi chào cờ, người ta cử nhạc. Không lời.

1981, một cuộc "vận động sáng tác quốc ca" được tổ chức quy mô, có thi tuyển, kéo dài trong 2 năm, nhưng cuối cùng vẫn không chọn được bài nào thay thế.

1983, lễ mừng Văn Cao 60 tuổi được tổ chức. Các bản nhạc Thiên Thai, Trương Chi, Suối Mơ... được trình diễn trở lại.

1988, Văn Cao được chính thức "phục hồi" cùng các thành viên NVGP. Tập nhạc Thiên Thai và tập thơ được phép xuất bản.

18/8/1991, trên báo Tiền Phong chủ nhật số 26, xuất hiện bài viết: Tiến quân ca có hai tác giả? của Tô Đông Hải. Lập luận: Văn Cao chỉ viết phần nhạc, lời của Đỗ Hữu Ích. Văn Cao trả lời, trong bài phỏng vấn của Nguyễn Thụy Kha ngày 7/10/91 (427).

1993, Quốc hội xác định: Tiến quân ca là quốc ca Việt Nam.

Văn Cao mất ngày 10/7/1995, tại Hà Nội.

● Tác phẩm

Ca Khúc: Buồn tàn thu (1939), Thiên thai (1941), Suối mơ (1942), Thu cô liêu (1942), Bến xuân (1942-1945, sửa lời và đổi thành Đàn Chim Việt), Cung đàn xưa (1942), Trương Chi (1942), Vui lên đường, Gió núi, Anh em khá cầm tay, Chiều buồn trên Bạch Đằng Giang (1941), Gò Đống Đa (1942), Thăng Long hành khúc ca (1943), Tiến quân ca (1944), Chiến sĩ Hải quân (1945), Chiến sĩ Không quân (1945) Bắc Sơn (1945), Chiến sĩ Việt Nam (1945), Làng tôi (1947), Sông Lô (1947), Ngày mùa (1948), Tiến về Hà Nội (1949), Ca ngợi Hồ Chủ tịch (1949), Mùa xuân đầu tiên (1976)... (Năm sáng tác ghi ở đây không chính xác vì các tài liệu viết khác nhau). Đã in: Thiên Thai, tuyển tập nhạc Văn Cao (Trẻ, 1988), (Tác Phẩm Mới, 1989), 28 bài; Tuyển tập Văn Cao (Văn Học, 1994) gồm các bài đã in trong , thêm 20 bài nữa.

___________________
(412) Nguyễn Huệ Chi, Vân Long, Từ điển văn học, bộ mới, Thế Giới, 2003, mục từ Văn Cao.

(413) Bị Việt Minh coi là gián điệp cho Nhật.

(414) "Giữa lúc ấy (1944), thì một người đồng hương của Văn Cao, tên là Vũ Quý vì hoạt động cho Việt Minh ở Hải Phòng nên bị Nhật lùng bắt. Anh ta trốn lên Hà Nội, đến ở nhờ Văn Cao và tuyên truyền cho Văn Cao theo Việt Minh. Văn Cao được giới thiệu để viết bài và vẽ tranh cho tờ báo Lao Động là cơ quan của Việt Minh xuất bản ở ngoại ô Hà Nội, đồng thời căn gác của Văn Cao được Vũ Quý dùng làm lớp học để giảng chính trị cho những thanh niên mới gia nhập đoàn thể Việt Minh" (Hoàng Văn Chí, Trăm hoa đua nở trên đất Bắc, trang 220). Nhiều nơi nhầm với báo Độc Lập mà Văn Cao cộng tác năm 1947 ở Vĩnh Yên.

(415) In trên Tiên Phong số 9, tháng 4/46.

(416) In trên Tiên Phong tháng 8/1946  
 
(417) Theo hồi ký Văn Cao tựa đề Bài Tiến quân ca (Sông Hương số 26 tháng 7/1987)

(418) Nguyễn Thụy Kha, Văn Cao người đi dọc biển, nxb Lao Động 1991, trang 65.

(419) In trên Văn Nghệ số 2, tháng 4/1948.

(420) Mùa đông 1947, in trên Văn Nghệ số 1, tháng 3/48.

(421) Làm ở Tuyên Quang, 1947.

(422) Phạm Duy, Hồi ký cách mạng kháng chiến, trang 122.

(423) Theo Hoàng Văn Chí, vì sợ gia đình Văn Cao về thành, Việt Minh điều động Văn Cao lên Việt Bắc (Trăm hoa đua nở trên đất Bắc, trang 221).

(424) Hoàng Văn Chí, sđd, trang 221.

(425) Hoàng Văn Chí, sđd, trang 221.

(426) Nguyễn Thụy Kha, Văn Cao người đi dọc biển, nxb Lao Động 1991, trang 65.

(427) Văn Cao vui và buồn sang tuổi cổ lai hy, đăng lại trên Văn Cao cuộc đời và tác phẩm, Văn Học, trang 423.

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê   Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê - Page 11 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Giai thoại văn học Việt Nam
» Nguyên Sa - Thuỵ Khuê
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 3 - Nguyễn Khắc Thuần
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần
» 36 giai thoại về Nguyễn Công Trứ
Trang 11 trong tổng số 19 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 7 ... 10, 11, 12 ... 15 ... 19  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Tài Liệu-