Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
CÁC LOÀI CHIM ĐẸP by mytutru Today at 10:51

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 09:08

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Today at 00:04

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:14

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 14:33

EM CHIM HÁT HAY QUÁ by mytutru Fri 10 May 2024, 20:11

QUY NHƠN TÔI YÊU by phambachieu Fri 10 May 2024, 16:51

Mái Nhà Chung by mytutru Thu 09 May 2024, 23:18

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 09 May 2024, 12:56

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Thu 09 May 2024, 12:37

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Wed 08 May 2024, 10:00

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Tue 07 May 2024, 08:05

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:42

Chết rồi! by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:31

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 05 May 2024, 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Truyện xưa - Ái Hoa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 14 ... 25, 26, 27 ... 38 ... 50  Next
Tác giảThông điệp
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10564
Registration date : 23/11/2007

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 26 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 26 I_icon13Mon 17 Dec 2018, 09:30

Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương

Quyết không phản Hán

Tuy Lưu Bang ngay đến cả tước vương cũng không có ý muốn phong cho Hàn Tín nhưng công lao và năng lực của Hàn Tín đã được người trong thiên hạ biết quá rõ ràng. Rất nhiều kẻ sĩ có tầm nhìn đều nhận ra Hàn Tín mới là người nắm giữ đại cục, có thể thống nhất thiên hạ. Nếu Hàn Tín đầu quân cho Lưu Bang thì nhà Hán thắng. Nếu ông nghiêng về Hạng Vũ thì nước Sở thắng, còn như tự lập làm vương thì sẽ chia ba thiên hạ.

Hạng Vũ nguyên vốn tự tin bản thân mình là thiên hạ vô địch, vốn không xem trọng mưu trí và binh pháp. Cái chết của Long Thư đã giáng một đòn nặng vào đầu ông, sau khi suy đi nghĩ lại, Hạng Vũ đã thỉnh mời Vũ Thiệp có tài ăn nói đến thuyết phục Hàn Tín. Quê nhà của Vũ Thiệp sát với Hoài Âm, có thể xem là đồng hương của Hàn Tín, xưa nay dựa vào khẩu tài mà vang danh thiên hạ.

Vũ Thiệp đến gặp Hàn Tín, phân tích rõ bản chất con người của Lưu Bang, chỉ ra lòng tham không đáy, hành động bội tín bội nghĩa, trở mặt vô tình và lấy oán báo ân của ông ta, loại người không giảng tín nghĩa, tráo trở lật lọng thất thường như vậy làm sao có thể dựa dẫm được đây? Lưu Bang hiện nay sở dĩ chưa trở mặt với Hàn Tín, là vì muốn mượn Hàn Tín đối phó Hạng Vũ. Một khi Hạng Vũ bị tiêu diệt rồi, người kế tiếp sẽ đến lượt Hàn Tín. Người thông minh tài giỏi giống như Hàn Tín lẽ nào nhất định muốn đem sức phục vụ cho Hán vương để rồi đẩy bản thân mình vào hiểm cảnh hay sao?

Vũ Thiệp đã dùng hết lời lẽ sức bén, lập luận sắc sảo để phân tích cục diện, mỗi một câu đều nói trúng trọng tâm, nhưng Hàn Tín không chút động tâm, đã biểu đạt lòng trung thành “dù chết cũng không thay lòng”. Ông nhờ Vũ Thiệp gửi lời cảm ơn đến Hạng vương. Vũ Thiệp thấy Hàn Tín thái độ dứt khoát, cũng đành phải hậm hực bỏ đi.

Sau khi Vũ Thiệp đi rồi, Khoái Triệt, tâm phúc của Hàn Tín cũng đến cùng ông thảo luận chủ đề tương đồng. Ông hiểu rõ Hàn Tín trọng nghĩa khinh lợi, có ân ắt báo, vậy nên đã mượn thuật xem tướng mặt mà thuyết phục Hàn Tín. Ông nói đã từng được cao nhân chỉ điểm, am tường huyền cơ của thuật xem tướng, từ cốt cách mặt mũi suy đoán vận mệnh, trước nay đều ứng nghiệm cả. Hàn Tín quả nhiên rất lấy làm hứng thú, xin Khoái Triệt xem tướng mặt cho mình.

Khoái Triệt bảo Hàn Tín lệnh cho tả hữu lui ra, một lời hai ý nói rằng: “Chỉ xem tướng mặt của ngài, nhiều nhất chẳng qua là được phong hầu, hơn nữa còn có nguy hiểm. Nhưng nhìn lưng của ngài, thì quý không sao lường được“. Lưng (bối) mà Khoái Triệt nói ở đây ý là chỉ rời bỏ Hán vương, mặt (diện) là đối lập với lưng mà nói, ý chỉ trung thành với Hán vương.

Khoái Triệt nói: “Lúc thiên hạ mới khởi sự, các anh hùng hào kiệt đều xưng vương, hiệu triệu kẻ sĩ trong thiên hạ như mây họp, sương mù tụ lại, nhan nhản như vẩy cá, tấp nập như lửa bốc, như gió thổi. Lúc bấy giờ, họ chỉ lo nghĩ đến việc tiêu diệt nhà Tần đang suy vong mà thôi. Nay Sở và Hán tranh giành nhau khiến cho gan mật của những người trong thiên hạ phơi đầy đất, cha con bỏ xương ở ngoài đồng nội, kể không sao xiết.

Theo tôi, tình thế này nếu không có kẻ hiền thánh trong thiên hạ thì không sao dẹp nổi tai họa trong thiên hạ. Hiện nay tính mạng của hai vua đều treo ở tay túc hạ. Túc hạ theo Hán thì Hán thắng, theo Sở thì Sở thắng. Tôi xin phơi bày gan ruột, nói rõ lòng thành, trình bày cái kế ngu muội của tôi, chỉ sợ túc hạ không biết dùng. Nếu quả túc hạ nghe theo mưu kế của tôi, thì không gì bằng làm lợi cho cả đôi bên khiến họ đều sống chia ba thiên hạ, đứng theo thế vạc ba chân. Trong tình thế ấy thì cả hai bên không ai dám động binh trước.

Túc hạ là người hiền thánh, quân sĩ đông, giữ lấy nước Tề hùng mạnh, bắt nước Yên, nước Triệu theo mình, xuất quân ra miền đất trống ở đằng sau lưng họ mà kiềm chế hậu phương họ, thuận theo dân mong muốn quay đầu về hướng Tây để cho trăm họ được sống thì thiên hạ thế nào cũng chạy theo như gió thổi, như tiếng vang, còn ai dám không nghe!

Túc hạ cắt đất nước lớn, làm yếu nước mạnh, để lập chư hầu. Sau khi chư hầu đã được lập, thiên hạ lại nghe theo mà cảm tạ ân đức của nước Tề. Túc hạ cứ giữ lấy nước Tề cũ, nắm lấy đất Giao, đất Tứ, lấy đức của mình để vỗ về chư hầu, kín đáo nhún nhường thì các vua trong thiên hạ thế nào cũng kéo nhau đến chầu vua Tề vậy. Tôi được nghe: “Trời cho mà không lấy, thì sẽ mang lấy tội, thời cơ đến mà không theo thì sẽ mang lấy họa, xin túc hạ suy nghĩ cho kỹ”.


Hàn Tín nói: “Vua Hán đối đãi tôi rất hậu, lấy xe của mình để cho tôi đi, lấy áo của mình để cho tôi mặc, lấy cơm của mình để cho tôi ăn. Tôi nghe nói: Đi xe người ta thì lo điều lo của người ta, mặc áo của người ta thì mang điều lo nghĩ của người ta, ăn cơm người ta thì chết cho công việc của người ta. Tôi lẽ nào lại chạy theo lợi mà quên nghĩa?“

Khoái Triệt nói: “Túc hạ tự cho là mình thân với vua Hán, muốn xây dựng cái công nghiệp muôn đời. Tôi trộm cho thế là lầm. Ngày xưa, Phạm Lãi, đại phu Chủng làm cho nước Việt sắp mất được tồn tại, làm cho Câu Tiễn dựng lên nghiệp bá, lập nên công, thành được danh, thế mà người thì chết, kẻ thì bỏ trốn. Thú trong đồng nội đã hết thì chó săn bị nấu.

Túc hạ vượt Tây Hà, cầm tù Ngụy vương, bắt Hạ Duyệt, đem quân xuống Tỉnh Hình, giết Thành An Quân, chiêu hàng đất Triệu, uy hiếp đất Yên, bình định đất Tề, sang đất Nam đánh gãy hai mươi vạn quân Sở, sang Đông giết Long Thư, quay về Tây để báo công. Như thế có thể nói công ấy không có hai ở trong thiên hạ mà mưu lược ấy không phải đời nào cũng có.

Bây giờ túc hạ mang cái uy lấn át cả chủ, ôm cái công không có cách nào thưởng, theo Sở thì người Sở không tin, về Hán thì người Hán hoảng sợ. Túc hạ muốn mang cái công lao, cái mưu lược ấy về đâu? Mình ở địa vị bầy tôi mà có cái uy lấn át cả chủ, có cái danh cao nhất trong thiên hạ, tôi trộm thấy làm nguy cho túc hạ“.


Hàn Tín ngăn lời Khoái Triệt, nói: “Tiên sinh đừng nói thêm nữa, để tôi suy nghĩ lại đã“. Qua mấy ngày, Khoái Triệt thấy Hàn Tín không có động tĩnh gì, lại đi thuyết phục một lần nữa, nói rằng: “Cái quý là ở chỗ biết hành động. Đại phàm công lao thì khó thành mà dễ bại, thời cơ thì khó được mà dễ mất. Ôi! Thời cơ không trở lại. Xin túc hạ xét rõ cho”.

Hàn Tín do dự không nỡ phản lại nhà Hán. Lại tự cho rằng mình lập được nhiều chiến công, Hán vương dẫu sao cũng sẽ không lấy mất nước Tề của mình. Khoái Triệt tự biết sự tình hệ trọng, nếu cuộc trò chuyện giữa họ bị tiết lộ ra bên ngoài, nhất định sẽ là họa diệt tộc, bèn giả điên làm thầy cúng, sống cuộc sống tha hương.

Hàn Tín trước sau không tự lập làm vương, kết cục cuối cùng quả thật đã ứng nghiệm dự ngôn: “Hạng vương hôm nay vong, thì ngày mai ắt đến lượt túc hạ” của Vũ Thiệp. Người đời sau đối với điều này bình phẩm rất nhiều. Rất nhiều người không thể hiểu được tấm lòng “thà người thiên hạ phụ ta, ta quyết không phụ người thiên hạ” của Hàn Tín, xem việc ông xem thường sinh tử, trọng lời hứa là “ngu si”.

Cũng có người sau nói tài hoa cái thế của Hàn Tín chỉ có thể dùng ở mặt quân sự, còn về mặt chính trị thì tuyệt không phải là đối thủ của Lưu Bang. Kỳ thật, thắng lợi của Hàn Tín trên chiến trường vốn không phải chỉ dựa vào binh nhiều tướng mạnh, thường là những lúc thân ở trong tuyệt cảnh hoặc thế yếu mà dùng trí huệ phi phàm giành được thắng lợi.

Loại trí mưu này không chỉ cần có năng lực quan sát cục diện cực kỳ tinh tế và phán đoán thời thế chuẩn xác, cũng cần quả cảm và khí phách siêu việt. Loại trí huệ này dùng ở đâu cũng là không ai có thể so sánh được. Vốn có thừa năng lực để giành lấy thiên hạ, nhưng ông đã không làm. Nhưng đây chính là Hàn Tín của lịch sử!

(Nguồn: Đại Kỷ Nguyên)


_________________________
Truyện xưa - Ái Hoa - Page 26 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10564
Registration date : 23/11/2007

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 26 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 26 I_icon13Fri 04 Jan 2019, 13:18

Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương

Hạng Vũ thuyết phục Hàn Tín thất bại, bản thân lại bị công đánh từ bốn phía, vô cùng lo lắng. Lưu Bang cũng bởi nhiều lần giao tranh không thắng mà tâm lực quá mệt mỏi, bèn đề xuất “chia đôi thiên hạ” và giảng hòa cùng Hạng Vũ, thỏa thuận lấy sông Hồng Câu làm ranh giới, phía đông bên sông là quy về bên Sở, phía tây bên sông là quy về bên Hán, ngưng binh bãi chiến.

Công chiếm Bành Thành

Hạng Vũ đưa cha và vợ của Lưu Bang về Hán Cung. Tháng 9 năm 202 TCN, Hạng Vũ dẫn binh lui về phía đông. Lưu Bang cũng dự tính thu binh về Quan Trung (nay là Thiểm Tây, Trung Quốc). Nhưng Trương Lương và Trần Bình lại có cách nhìn khác. Họ nói, nhà Hán đã có hơn một nửa thiên hạ, lại được sự ủng hộ giúp sức của các chư hầu, hiện giờ binh Sở lương hết quân mệt, là thời cơ trời cho để tiêu diệt nước Sở.

Lưu Bang nghe theo kiến nghị này, nhân lúc Hạng Vũ rút lui về phía đông bất ngờ phát động tiến công, đồng thời hẹn Hàn Tín, Bành Việt xuống phía nam hợp sức bao vây quân Sở. Lưu Bang nôn nóng tiến bừa, khi mà Hàn Tín, Bành Việt còn chưa đến nơi đã đuổi đánh Hạng Vũ đến Cố Lăng, Hà Nam. Lúc đó Anh Bố và Lưu Giả bị quân Sở giam chân ở Thọ Xuân, quân đội Lưu Bang một mình giáp mặt với Hạng Vũ.

Hạng Vũ từ sớm đã muốn quyết một trận phân cao thấp với Lưu Bang, cộng với căm phẫn quân Hán làm trái giao ước, bèn xung phong đi đầu, quân Sở xông đến quân Hán như thế dời non lấp bể. Lưu Bang thua to, đành phải tự mình cố thủ. Lúc này, ông ta lại nghĩ đến Hàn Tín, bèn hỏi kế Trương Lương hòng mời Hàn Tín xuất binh giải vây.

Trương Lương hiểu rằng Lưu Bang có thể đối kháng được với Hạng Vũ đến giờ phút này đều là nhờ công lao của Hàn Tín và sự trợ giúp của Bành Việt, Anh Bố ở bên ngoài làm suy yếu quân Sở. Hiện giờ nước Sở sắp diệt vong, vậy mà mấy vị công thần này lại chưa nhận được một tấc đất phong nào, nhất là Hàn Tín.

Số đất đai, binh tướng, vật tư mà Hàn Tín biết bao lần chinh chiến có được toàn bộ đều bị Lưu Bang cưỡng ép lấy đi, chỉ còn lại một danh hiệu Tướng quốc hữu danh vô thực, về tình về lý đều không thấu đạt. Do vậy, Trương Lương kiến nghị đem đất đai của Hạng Vũ chia cho mấy vị công thần này, rồi mới cầu xin họ giải vây Cố Lăng. Lưu Bang chẳng còn cách nào khác, đành phải gắng nén nỗi đau mà đồng ý.

Trước khi nhận được mệnh lệnh của Lưu Bang, Hàn Tín đã bắt đầu ra tay vây đánh Hạng Vũ. Ông cử ngay Quán Anh công đánh Hạng Vũ từ phía sau. Quán Anh tung hành ngang dọc như thế gió cuốn mây tàn, đã chiếm lĩnh được rất nhiều đất đai, Bắc đến đất Tề, nam đến Quảng Lăng (Dương Châu, Giang Tô ngày nay). Khi nhận được thư Lưu Bang cầu cứu, Hàn Tín đích thân mặc giáp ra trận, dẫn theo 10 vạn đại quân tiến về phía Nam. Cục diện theo đó mà biến đổi mau chóng.

Lúc đó, đội quân của nước Sở chủ yếu tập trung ở Cố Lăng và Thọ Xuân, còn kinh đô Bành Thành thì phòng bị yếu kém. Hàn Tín quan sát toàn cục, quyết định bỏ qua Cố Lăng mà trực tiếp đánh chiếm Bành Thành. Ông hội quân với Quán Anh, ở Hạ Phì đã đánh bại Hạng Thanh, chém chết Tiết Công. Trong lúc sĩ khí đang hăng, liền đánh chiếm được các huyện Tiết, Lưu, Bái, một lần hành động đã công chiếm được Bành Thành, bắt sống Trụ quốc (tể tướng) của Hạng Vũ là Hạng Đà.

Bành Thành vừa mất, quân Sở chẳng khác chi tàn binh không còn chỗ để quay về. Hạng Vũ vô cùng hoang mang, lập tức rời bỏ Cố Lăng, dẫn binh rút xuống Cai hạ. Hàn Tín lại chuyển hướng về phía Tây, gặp mặt Lưu Bang ở Di Hương (tức Lộc Ấp, Hà Nam). Anh Bố cùng Bành Việt cũng lần lượt đến nơi.

Các lộ đại quân của Lưu Bang tụ hội đông đủ, thế lực càng thêm lớn mạnh, bèn lần theo tung tích, truy kích quân Sở đến Cai Hạ. Trong chốc lát, từ Quan Trung đến Trung Nguyên, từ Trung Nguyên đến Tề, Lỗ, người ngựa dồn dập liên tục mấy nghìn dặm, khí thế thật chấn động trời đất. Trận chiến cuối cùng giữa Hán Sở đã sắp hạ màn.

(Nguồn: Đại Kỷ Nguyên)


_________________________
Truyện xưa - Ái Hoa - Page 26 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10564
Registration date : 23/11/2007

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 26 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 26 I_icon13Fri 04 Jan 2019, 13:23

Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương

Trận chiến Cai Hạ, khúc Sở bốn bề

Hạng Vũ đến Cai Hạ (phía Nam huyện Linh Bích, An Huy ngày nay), nhìn thấy quân Hán khí thế ngất trời, dồn dập kéo đến, ngẩng đầu lên trời mà thở dài, hối hận lúc đầu không nên thả Lưu Bang, còn mắc lừa nghị hòa ở Hồng Câu. Giờ đây Lưu Bang bội ước phát binh, khiến Hạng Vũ rơi vào vòng vây quân Hán, thực đã đến bước không còn đường thoát.

Nhưng Hạng Vũ anh dũng một đời, loại quyết chiến lấy ít địch nhiều này từ lâu đã không còn lạ lẫm gì. Năm xưa trong trận chiến ở Cự Lộc, ông đã từng đại phá hơn 40 vạn quân Tần chỉ với 3 vạn binh mã. Trong trận chiến Bành Thành, ông lại lấy 3 vạn binh mã đánh bại 56 vạn quân Hán. Một đời này của ông vốn chưa từng thất bại trên chiến trường. Lần này, bên cạnh ông có 10 vạn đại quân, vẫn còn có thể tạo nên kỳ tích. Hạng Vũ tập trung binh lực lại một chỗ, định trước tiên làm tê liệt quân đội chủ lực của Lưu Bang, sau đó thừa cơ đột phá vòng vây.

Nhưng Hạng Vũ đã quên lần này đối thủ của ông không còn là những Chương Hàm, Lưu Bang, mà là Hàn Tín thiên hạ vô song. Tất cả mọi người, gồm cả Lưu Bang, đều cho rằng chỉ có Hàn Tín mới là đối thủ thật sự của Hạng Vũ. Lưu Bang cho Hàn Tín thống soái Hán quân, chỉ huy 70 vạn đại quân.

Hàn Tín vốn rất hiểu rõ Hạng Vũ, đã sớm đoán trước được động thái của Hạng. Nhận thấy quân Sở chiến đấu mạnh mẽ, giỏi đột phá vòng vây trực diện, còn số lượng quân Hán lại chiếm đa số, ông đã bày ra “Ngũ quân trận” vô cùng cẩn mật. Hàn Tín tự mình thống lĩnh 30 vạn đại quân ở trước trận, tướng quân Khổng Hy ở bên trái, Phí tướng quân Trần Hạ ở bên phải, Lưu Bang thống lĩnh đại quân ở giữa, Chu Bột, Trần Hạ, Sài Vũ đi sau cùng.

“Ngũ quân trận” bố trí xong, Hàn Tín cảm thấy thời cơ quyết chiến đã đến, bèn lệnh cho binh sĩ hướng đến doanh trại quân Sở hô lớn:

Nhân tâm giai bối Sở, thiên hạ dĩ thuộc Lưu
Hàn Tín đốn Cai Hạ, yếu trảm Bá Vương đầu


Nghĩa là:

Lòng người đều đã rời bỏ Sở, thiên hạ đã thuộc về họ Lưu
Hàn Tín đóng quân ở Cai Hạ, sẽ trảm đầu Bá Vương

Hạng Vũ nghe xong, giận đến sôi người, lập tức mặc áo giáp ra trận, dẫn theo quân Sở ra khỏi hàng ngũ đón đánh. Chỉ thấy Hạng Vũ ngồi trên lưng ngựa, thân hình cao lớn như thần tướng. Tuấn mã hào kiệt, hổ gầm rồng rú, vẫn là có bá khí ngất trời, không ai bì nổi. Đối diện với quân Sở khí thế sục sôi, binh mã Hàn Tín rất mau rơi vào yếu thế.

Hàn Tín lệnh cho trung quân lùi lại phía sau, tránh nhuệ khí quân Sở. Hàn Tín lui về phía sau, Hạng Vũ liền xông lên trước đuổi đánh. Lúc này, quân mai phục bố trí sẵn ở hai bên bất ngờ đánh ra, tấn công mạnh vào hai bên sườn của quân Sở. Trong lúc quân Sở đang khó khăn ứng phó với quân Hán ở hai bên, Hàn Tín lại dẫn binh đánh ngược trở lại, ba mặt giáp công quân Sở. Hai bên hỗn chiến kịch liệt cả một ngày trời, quân Sở cuối cùng đại bại, tổn thất lượng lớn nhân mã.

Mưu lược của Hàn Tín trong trận này đều vô cùng hoàn mỹ. Ông không đơn thuần dựa vào dũng mãnh cá nhân như Hạng Vũ, mà biết phát huy sức mạnh của toàn bộ quân đội ở mức tối đa, đồng thời cũng rất giỏi về tâm lý chiến. Hạng Vũ bại trận, dẫn theo tàn quân rút về doanh trại đóng cửa không ra. Hàn Tín cũng không phát động công thành, chỉ cho quân bao vây bốn mặt

Mười vạn quân Sở sau trận hỗn chiến đã thương vong hơn phân nửa. Bên trong không có lương thảo, bên ngoài không có viện binh, lại đúng ngay lúc rét đậm, gió lạnh thấu xương. Quân Sở đói rét khôn thấu, nhiều tiếng trách móc vang lên. Trong đêm, từng cơn từng cơn gió bắc lạnh buốt thổi đến, tiếng gió như khóc như than. Từ trong tiếng gió mang máng nghe thấy khúc hát nước Sở trầm bổng đau thương, lúc bắt đầu chỉ thấy loáng thoáng vọng lại từ xa, dần dần mỗi lúc một gần, mỗi lúc càng rõ ràng hơn. Chính là Hàn Tín lệnh cho quân Hán dùng tiếng hát khơi dậy nỗi nhớ quê nhà của quân Sở.

Binh sĩ của Hạng Vũ nghe thấy tiếng hát quê nhà, lòng không cầm được, nước mắt giàn giụa. Có người không kìm nén được, nhẹ nhàng hát theo. Một người, hai người rồi ba người, số người hát theo mỗi lúc một nhiều lên, tiếng hát càng lúc càng lớn, vang dội khắp cả doanh trại quân Sở. Đây chính là điển cố “Bốn bế khúc hát Sở quân”.

Nhạc khúc nước Sở bên ngoài, Hạng Vũ cũng đã nghe thấy. Tiếng hát thê lương trầm thấp khiến cho người anh hùng rong ruổi một đời trên lưng ngựa này cũng nước mắt lã chã. Ông hỏi ái thiếp Ngu Cơ bên cạnh rằng: “Lẽ nào quân Hán đã chiếm hết đất Sở rồi ư? Trong quân Hán sao lại có nhiều người nước Sở đến vậy?“.

Bên ngoài lều trại của Hạng Vũ, binh sĩ của ông từng người, từng người gạt nước mắt, vứt bỏ vũ khí trong tay, lén trốn khỏi doanh trại. Các tướng lĩnh đã đi theo Hạng Vũ chinh chiến nhiều năm cũng bỏ đi không lời từ biệt, ngay đến cả thúc phụ của Hạng Vũ cũng lặng lẽ bỏ đi. Trong một đêm, bên cạnh Hạng Vũ cũng chỉ còn lại hơn nghìn người. Hạng Vũ ngồi trong lều vải uống rượu giải sầu, đau đớn hát khúc bi ca khảng khái của người anh hùng mạt lộ, đời sau gọi là bài “Cai Hạ ca”:

Lực bạt sơn hề, khí cái thế
Thời bất lợi hề, Truy bất thệ
Truy bất thệ hề khả nại hà
Ngu hề, Ngu hề nại nhược hà


Tạm dịch:

Sức dời núi, khí trùm trời
Ô Truy chùn bước bởi thời không may
Ngựa sao chùn bước thế này?
Ngu Cơ, biết tính sao đây hỡi nàng?


Tả hữu nghe xong đều cúi đầu bật khóc không ngẩng lên được. Ngu Cơ cầm lấy một thanh bảo kiếm từ trong tay thị vệ, múa kiếm hát hòa theo, lời ca rằng:

Hán binh dĩ lược địa
Tứ diện Sở ca thanh
Trượng phu ý khí tận
Tiện thiếp hà liêu sinh


Tạm dịch:

Quân Hán lấy hết đất
Khúc Sở vang bốn bề
Trượng phu chí lớn cạn
Tiện thiếp sống làm chi


Hát xong, liền rút kiếm tự vẫn, ngã xuống dưới chân của Hạng Vũ.

Theo Sử ký, khi Ngu Cơ chết, Hạng Vương khóc chảy nước mắt, tả hữu đều khóc, không ai có thể ngẩng lên nhìn. Tương truyền nơi máu bà đổ xuống mọc lên một thứ cỏ hễ rót rượu gần bên thì cỏ múa lả lướt như Ngu Cơ trong tiệc rượu của Hạng Vũ. Người ta gọi cỏ ấy là “Ngu mỹ nhân thảo”, tức là cỏ Ngu Cơ.

(Nguồn: Đại Kỷ Nguyên)


_________________________
Truyện xưa - Ái Hoa - Page 26 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Vo_thuong



Tổng số bài gửi : 753
Registration date : 28/02/2018

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 26 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 26 I_icon13Fri 04 Jan 2019, 14:26

Thầy ui
Trong truyện Hán Sở tranh hùng
Hình như có nói
Chính mưu sĩ Trương Lương thổi sáo khúc hát giống khúc tiếp ngạo Giang hồ làm cho quân sợ nhớ vợ, nhớ người yêu, nhớ tùm lum... mới bỏ Sở vương Hạng Võ. 
Chứ đâu phải Hàn Tín ra lệnh ba quân hát đâu ha Thầy
Mà hình như khúc hát như này 

Ra đi tuổi mới trăng tròn
Giờ đây đầu bạc vợ con quên rồi
Theo chân Hạng Vũ làm chi
Để giờ đói khát chẳng gì bốc ăn
Bây giờ hãy trốn cho lành
Đi về xứ sở nhanh nhanh lên nào
....
Con chỉ nhớ zdậy thui
Hổng bít đúng không nữa Thầy ạ
:qq:
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1841
Registration date : 23/04/2014

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 26 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 26 I_icon13Fri 04 Jan 2019, 14:26

Ai Hoa đã viết:
Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương

Trận chiến Cai Hạ, khúc Sở bốn bề

Hạng Vũ đến Cai Hạ (phía Nam huyện Linh Bích, An Huy ngày nay), nhìn thấy quân Hán khí thế ngất trời, dồn dập kéo đến, ngẩng đầu lên trời mà thở dài, hối hận lúc đầu không nên thả Lưu Bang, còn mắc lừa nghị hòa ở Hồng Câu. Giờ đây Lưu Bang bội ước phát binh, khiến Hạng Vũ rơi vào vòng vây quân Hán, thực đã đến bước không còn đường thoát.

Nhưng Hạng Vũ anh dũng một đời, loại quyết chiến lấy ít địch nhiều này từ lâu đã không còn lạ lẫm gì. Năm xưa trong trận chiến ở Cự Lộc, ông đã từng đại phá hơn 40 vạn quân Tần chỉ với 3 vạn binh mã. Trong trận chiến Bành Thành, ông lại lấy 3 vạn binh mã đánh bại 56 vạn quân Hán. Một đời này của ông vốn chưa từng thất bại trên chiến trường. Lần này, bên cạnh ông có 10 vạn đại quân, vẫn còn có thể tạo nên kỳ tích. Hạng Vũ tập trung binh lực lại một chỗ, định trước tiên làm tê liệt quân đội chủ lực của Lưu Bang, sau đó thừa cơ đột phá vòng vây.

Nhưng Hạng Vũ đã quên lần này đối thủ của ông không còn là những Chương Hàm, Lưu Bang, mà là Hàn Tín thiên hạ vô song. Tất cả mọi người, gồm cả Lưu Bang, đều cho rằng chỉ có Hàn Tín mới là đối thủ thật sự của Hạng Vũ. Lưu Bang cho Hàn Tín thống soái Hán quân, chỉ huy 70 vạn đại quân.

Hàn Tín vốn rất hiểu rõ Hạng Vũ, đã sớm đoán trước được động thái của Hạng. Nhận thấy quân Sở chiến đấu mạnh mẽ, giỏi đột phá vòng vây trực diện, còn số lượng quân Hán lại chiếm đa số, ông đã bày ra “Ngũ quân trận” vô cùng cẩn mật. Hàn Tín tự mình thống lĩnh 30 vạn đại quân ở trước trận, tướng quân Khổng Hy ở bên trái, Phí tướng quân Trần Hạ ở bên phải, Lưu Bang thống lĩnh đại quân ở giữa, Chu Bột, Trần Hạ, Sài Vũ đi sau cùng.

“Ngũ quân trận” bố trí xong, Hàn Tín cảm thấy thời cơ quyết chiến đã đến, bèn lệnh cho binh sĩ hướng đến doanh trại quân Sở hô lớn:

Nhân tâm giai bối Sở, thiên hạ dĩ thuộc Lưu
Hàn Tín đốn Cai Hạ, yếu trảm Bá Vương đầu


Nghĩa là:

Lòng người đều đã rời bỏ Sở, thiên hạ đã thuộc về họ Lưu
Hàn Tín đóng quân ở Cai Hạ, sẽ trảm đầu Bá Vương

Hạng Vũ nghe xong, giận đến sôi người, lập tức mặc áo giáp ra trận, dẫn theo quân Sở ra khỏi hàng ngũ đón đánh. Chỉ thấy Hạng Vũ ngồi trên lưng ngựa, thân hình cao lớn như thần tướng. Tuấn mã hào kiệt, hổ gầm rồng rú, vẫn là có bá khí ngất trời, không ai bì nổi. Đối diện với quân Sở khí thế sục sôi, binh mã Hàn Tín rất mau rơi vào yếu thế.

Hàn Tín lệnh cho trung quân lùi lại phía sau, tránh nhuệ khí quân Sở. Hàn Tín lui về phía sau, Hạng Vũ liền xông lên trước đuổi đánh. Lúc này, quân mai phục bố trí sẵn ở hai bên bất ngờ đánh ra, tấn công mạnh vào hai bên sườn của quân Sở. Trong lúc quân Sở đang khó khăn ứng phó với quân Hán ở hai bên, Hàn Tín lại dẫn binh đánh ngược trở lại, ba mặt giáp công quân Sở. Hai bên hỗn chiến kịch liệt cả một ngày trời, quân Sở cuối cùng đại bại, tổn thất lượng lớn nhân mã.

Mưu lược của Hàn Tín trong trận này đều vô cùng hoàn mỹ. Ông không đơn thuần dựa vào dũng mãnh cá nhân như Hạng Vũ, mà biết phát huy sức mạnh của toàn bộ quân đội ở mức tối đa, đồng thời cũng rất giỏi về tâm lý chiến. Hạng Vũ bại trận, dẫn theo tàn quân rút về doanh trại đóng cửa không ra. Hàn Tín cũng không phát động công thành, chỉ cho quân bao vây bốn mặt

Mười vạn quân Sở sau trận hỗn chiến đã thương vong hơn phân nửa. Bên trong không có lương thảo, bên ngoài không có viện binh, lại đúng ngay lúc rét đậm, gió lạnh thấu xương. Quân Sở đói rét khôn thấu, nhiều tiếng trách móc vang lên. Trong đêm, từng cơn từng cơn gió bắc lạnh buốt thổi đến, tiếng gió như khóc như than. Từ trong tiếng gió mang máng nghe thấy khúc hát nước Sở trầm bổng đau thương, lúc bắt đầu chỉ thấy loáng thoáng vọng lại từ xa, dần dần mỗi lúc một gần, mỗi lúc càng rõ ràng hơn. Chính là Hàn Tín lệnh cho quân Hán dùng tiếng hát khơi dậy nỗi nhớ quê nhà của quân Sở.

Binh sĩ của Hạng Vũ nghe thấy tiếng hát quê nhà, lòng không cầm được, nước mắt giàn giụa. Có người không kìm nén được, nhẹ nhàng hát theo. Một người, hai người rồi ba người, số người hát theo mỗi lúc một nhiều lên, tiếng hát càng lúc càng lớn, vang dội khắp cả doanh trại quân Sở. Đây chính là điển cố “Bốn bế khúc hát Sở quân”.

Nhạc khúc nước Sở bên ngoài, Hạng Vũ cũng đã nghe thấy. Tiếng hát thê lương trầm thấp khiến cho người anh hùng rong ruổi một đời trên lưng ngựa này cũng nước mắt lã chã. Ông hỏi ái thiếp Ngu Cơ bên cạnh rằng: “Lẽ nào quân Hán đã chiếm hết đất Sở rồi ư? Trong quân Hán sao lại có nhiều người nước Sở đến vậy?“.

Bên ngoài lều trại của Hạng Vũ, binh sĩ của ông từng người, từng người gạt nước mắt, vứt bỏ vũ khí trong tay, lén trốn khỏi doanh trại. Các tướng lĩnh đã đi theo Hạng Vũ chinh chiến nhiều năm cũng bỏ đi không lời từ biệt, ngay đến cả thúc phụ của Hạng Vũ cũng lặng lẽ bỏ đi. Trong một đêm, bên cạnh Hạng Vũ cũng chỉ còn lại hơn nghìn người. Hạng Vũ ngồi trong lều vải uống rượu giải sầu, đau đớn hát khúc bi ca khảng khái của người anh hùng mạt lộ, đời sau gọi là bài “Cai Hạ ca”:

Lực bạt sơn hề, khí cái thế
Thời bất lợi hề, Truy bất thệ
Truy bất thệ hề khả nại hà
Ngu hề, Ngu hề nại nhược hà


Tạm dịch:

Sức dời núi, khí trùm trời
Ô Truy chùn bước bởi thời không may
Ngựa sao chùn bước thế này?
Ngu Cơ, biết tính sao đây hỡi nàng?


Tả hữu nghe xong đều cúi đầu bật khóc không ngẩng lên được. Ngu Cơ cầm lấy một thanh bảo kiếm từ trong tay thị vệ, múa kiếm hát hòa theo, lời ca rằng:

Hán binh dĩ lược địa
Tứ diện Sở ca thanh
Trượng phu ý khí tận
Tiện thiếp hà liêu sinh


Tạm dịch:

Quân Hán lấy hết đất
Khúc Sở vang bốn bề
Trượng phu chí lớn cạn
Tiện thiếp sống làm chi


Hát xong, liền rút kiếm tự vẫn, ngã xuống dưới chân của Hạng Vũ.

Theo Sử ký, khi Ngu Cơ chết, Hạng Vương khóc chảy nước mắt, tả hữu đều khóc, không ai có thể ngẩng lên nhìn. Tương truyền nơi máu bà đổ xuống mọc lên một thứ cỏ hễ rót rượu gần bên thì cỏ múa lả lướt như Ngu Cơ trong tiệc rượu của Hạng Vũ. Người ta gọi cỏ ấy là “Ngu mỹ nhân thảo”, tức là cỏ Ngu Cơ.

(Nguồn: Đại Kỷ Nguyên)


Trời, tại sao Ngu Cơ tự vẫn, hong ai can ...T còn nghe kể khi Ngu Cơ gục xuống, Hạng Vuơng cắt thủ cấp đem theo nữa, phải không ạ ?
Về Đầu Trang Go down
Vo_thuong



Tổng số bài gửi : 753
Registration date : 28/02/2018

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 26 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 26 I_icon13Fri 04 Jan 2019, 14:45

Ui
Ghê zdậy ha Tỷ T
Đệ thấy máu là xỉu gồi
Có cắt được ai đâu
Nghĩ tới máu là run khiếp
pale
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10564
Registration date : 23/11/2007

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 26 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 26 I_icon13Fri 04 Jan 2019, 14:46

Trăng đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương

Trận chiến Cai Hạ, khúc Sở bốn bề

Hạng Vũ đến Cai Hạ (phía Nam huyện Linh Bích, An Huy ngày nay), nhìn thấy quân Hán khí thế ngất trời, dồn dập kéo đến, ngẩng đầu lên trời mà thở dài, hối hận lúc đầu không nên thả Lưu Bang, còn mắc lừa nghị hòa ở Hồng Câu. Giờ đây Lưu Bang bội ước phát binh, khiến Hạng Vũ rơi vào vòng vây quân Hán, thực đã đến bước không còn đường thoát.

Nhưng Hạng Vũ anh dũng một đời, loại quyết chiến lấy ít địch nhiều này từ lâu đã không còn lạ lẫm gì. Năm xưa trong trận chiến ở Cự Lộc, ông đã từng đại phá hơn 40 vạn quân Tần chỉ với 3 vạn binh mã. Trong trận chiến Bành Thành, ông lại lấy 3 vạn binh mã đánh bại 56 vạn quân Hán. Một đời này của ông vốn chưa từng thất bại trên chiến trường. Lần này, bên cạnh ông có 10 vạn đại quân, vẫn còn có thể tạo nên kỳ tích. Hạng Vũ tập trung binh lực lại một chỗ, định trước tiên làm tê liệt quân đội chủ lực của Lưu Bang, sau đó thừa cơ đột phá vòng vây.

Nhưng Hạng Vũ đã quên lần này đối thủ của ông không còn là những Chương Hàm, Lưu Bang, mà là Hàn Tín thiên hạ vô song. Tất cả mọi người, gồm cả Lưu Bang, đều cho rằng chỉ có Hàn Tín mới là đối thủ thật sự của Hạng Vũ. Lưu Bang cho Hàn Tín thống soái Hán quân, chỉ huy 70 vạn đại quân.

Hàn Tín vốn rất hiểu rõ Hạng Vũ, đã sớm đoán trước được động thái của Hạng. Nhận thấy quân Sở chiến đấu mạnh mẽ, giỏi đột phá vòng vây trực diện, còn số lượng quân Hán lại chiếm đa số, ông đã bày ra “Ngũ quân trận” vô cùng cẩn mật. Hàn Tín tự mình thống lĩnh 30 vạn đại quân ở trước trận, tướng quân Khổng Hy ở bên trái, Phí tướng quân Trần Hạ ở bên phải, Lưu Bang thống lĩnh đại quân ở giữa, Chu Bột, Trần Hạ, Sài Vũ đi sau cùng.

“Ngũ quân trận” bố trí xong, Hàn Tín cảm thấy thời cơ quyết chiến đã đến, bèn lệnh cho binh sĩ hướng đến doanh trại quân Sở hô lớn:

Nhân tâm giai bối Sở, thiên hạ dĩ thuộc Lưu
Hàn Tín đốn Cai Hạ, yếu trảm Bá Vương đầu


Nghĩa là:

Lòng người đều đã rời bỏ Sở, thiên hạ đã thuộc về họ Lưu
Hàn Tín đóng quân ở Cai Hạ, sẽ trảm đầu Bá Vương

Hạng Vũ nghe xong, giận đến sôi người, lập tức mặc áo giáp ra trận, dẫn theo quân Sở ra khỏi hàng ngũ đón đánh. Chỉ thấy Hạng Vũ ngồi trên lưng ngựa, thân hình cao lớn như thần tướng. Tuấn mã hào kiệt, hổ gầm rồng rú, vẫn là có bá khí ngất trời, không ai bì nổi. Đối diện với quân Sở khí thế sục sôi, binh mã Hàn Tín rất mau rơi vào yếu thế.

Hàn Tín lệnh cho trung quân lùi lại phía sau, tránh nhuệ khí quân Sở. Hàn Tín lui về phía sau, Hạng Vũ liền xông lên trước đuổi đánh. Lúc này, quân mai phục bố trí sẵn ở hai bên bất ngờ đánh ra, tấn công mạnh vào hai bên sườn của quân Sở. Trong lúc quân Sở đang khó khăn ứng phó với quân Hán ở hai bên, Hàn Tín lại dẫn binh đánh ngược trở lại, ba mặt giáp công quân Sở. Hai bên hỗn chiến kịch liệt cả một ngày trời, quân Sở cuối cùng đại bại, tổn thất lượng lớn nhân mã.

Mưu lược của Hàn Tín trong trận này đều vô cùng hoàn mỹ. Ông không đơn thuần dựa vào dũng mãnh cá nhân như Hạng Vũ, mà biết phát huy sức mạnh của toàn bộ quân đội ở mức tối đa, đồng thời cũng rất giỏi về tâm lý chiến. Hạng Vũ bại trận, dẫn theo tàn quân rút về doanh trại đóng cửa không ra. Hàn Tín cũng không phát động công thành, chỉ cho quân bao vây bốn mặt

Mười vạn quân Sở sau trận hỗn chiến đã thương vong hơn phân nửa. Bên trong không có lương thảo, bên ngoài không có viện binh, lại đúng ngay lúc rét đậm, gió lạnh thấu xương. Quân Sở đói rét khôn thấu, nhiều tiếng trách móc vang lên. Trong đêm, từng cơn từng cơn gió bắc lạnh buốt thổi đến, tiếng gió như khóc như than. Từ trong tiếng gió mang máng nghe thấy khúc hát nước Sở trầm bổng đau thương, lúc bắt đầu chỉ thấy loáng thoáng vọng lại từ xa, dần dần mỗi lúc một gần, mỗi lúc càng rõ ràng hơn. Chính là Hàn Tín lệnh cho quân Hán dùng tiếng hát khơi dậy nỗi nhớ quê nhà của quân Sở.

Binh sĩ của Hạng Vũ nghe thấy tiếng hát quê nhà, lòng không cầm được, nước mắt giàn giụa. Có người không kìm nén được, nhẹ nhàng hát theo. Một người, hai người rồi ba người, số người hát theo mỗi lúc một nhiều lên, tiếng hát càng lúc càng lớn, vang dội khắp cả doanh trại quân Sở. Đây chính là điển cố “Bốn bế khúc hát Sở quân”.

Nhạc khúc nước Sở bên ngoài, Hạng Vũ cũng đã nghe thấy. Tiếng hát thê lương trầm thấp khiến cho người anh hùng rong ruổi một đời trên lưng ngựa này cũng nước mắt lã chã. Ông hỏi ái thiếp Ngu Cơ bên cạnh rằng: “Lẽ nào quân Hán đã chiếm hết đất Sở rồi ư? Trong quân Hán sao lại có nhiều người nước Sở đến vậy?“.

Bên ngoài lều trại của Hạng Vũ, binh sĩ của ông từng người, từng người gạt nước mắt, vứt bỏ vũ khí trong tay, lén trốn khỏi doanh trại. Các tướng lĩnh đã đi theo Hạng Vũ chinh chiến nhiều năm cũng bỏ đi không lời từ biệt, ngay đến cả thúc phụ của Hạng Vũ cũng lặng lẽ bỏ đi. Trong một đêm, bên cạnh Hạng Vũ cũng chỉ còn lại hơn nghìn người. Hạng Vũ ngồi trong lều vải uống rượu giải sầu, đau đớn hát khúc bi ca khảng khái của người anh hùng mạt lộ, đời sau gọi là bài “Cai Hạ ca”:

Lực bạt sơn hề, khí cái thế
Thời bất lợi hề, Truy bất thệ
Truy bất thệ hề khả nại hà
Ngu hề, Ngu hề nại nhược hà


Tạm dịch:

Sức dời núi, khí trùm trời
Ô Truy chùn bước bởi thời không may
Ngựa sao chùn bước thế này?
Ngu Cơ, biết tính sao đây hỡi nàng?


Tả hữu nghe xong đều cúi đầu bật khóc không ngẩng lên được. Ngu Cơ cầm lấy một thanh bảo kiếm từ trong tay thị vệ, múa kiếm hát hòa theo, lời ca rằng:

Hán binh dĩ lược địa
Tứ diện Sở ca thanh
Trượng phu ý khí tận
Tiện thiếp hà liêu sinh


Tạm dịch:

Quân Hán lấy hết đất
Khúc Sở vang bốn bề
Trượng phu chí lớn cạn
Tiện thiếp sống làm chi


Hát xong, liền rút kiếm tự vẫn, ngã xuống dưới chân của Hạng Vũ.

Theo Sử ký, khi Ngu Cơ chết, Hạng Vương khóc chảy nước mắt, tả hữu đều khóc, không ai có thể ngẩng lên nhìn. Tương truyền nơi máu bà đổ xuống mọc lên một thứ cỏ hễ rót rượu gần bên thì cỏ múa lả lướt như Ngu Cơ trong tiệc rượu của Hạng Vũ. Người ta gọi cỏ ấy là “Ngu mỹ nhân thảo”, tức là cỏ Ngu Cơ.

(Nguồn: Đại Kỷ Nguyên)


Trời, tại sao Ngu Cơ tự vẫn, hong ai can ...T còn nghe kể khi Ngu Cơ gục xuống, Hạng Vuơng cắt thủ cấp đem theo nữa, phải không ạ ?

Hạng Vũ đâu phải là ... Địa Thần! :potay:

_________________________
Truyện xưa - Ái Hoa - Page 26 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1841
Registration date : 23/04/2014

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 26 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 26 I_icon13Fri 04 Jan 2019, 15:27

Vo_thuong đã viết:
Ui
Ghê zdậy ha Tỷ T
Đệ thấy máu là xỉu gồi
Có cắt được ai đâu
Nghĩ tới máu là run khiếp
pale
ừa , ghê lắm đó đệ, bà ngoại tỷ kể Hạng Vương treo cái đầu Ngu Cơ bên hông ngựa, chạy đi cái đầu cứ lúc lắc lúc lắc á, lol2
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4781
Registration date : 23/03/2013

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 26 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 26 I_icon13Fri 04 Jan 2019, 15:50

Trăng đã viết:
Vo_thuong đã viết:
Ui
Ghê zdậy ha Tỷ T
Đệ thấy máu là xỉu gồi
Có cắt được ai đâu
Nghĩ tới máu là run khiếp
pale
ừa , ghê lắm đó đệ, bà ngoại tỷ kể Hạng Vương treo cái đầu Ngu Cơ bên hông ngựa, chạy đi cái đầu cứ lúc lắc lúc lắc á, lol2

Thầy bẩu Hạng Vũ hong phải là Địa thần mờ. Có nghĩa là HV hong có cắt đầu Ngu Cơ đó hai chị em :whisper:
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10564
Registration date : 23/11/2007

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 26 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 26 I_icon13Sat 05 Jan 2019, 09:15

Phương Nguyên đã viết:
Trăng đã viết:
Vo_thuong đã viết:
Ui
Ghê zdậy ha Tỷ T
Đệ thấy máu là xỉu gồi
Có cắt được ai đâu
Nghĩ tới máu là run khiếp
pale
ừa , ghê lắm đó đệ, bà ngoại tỷ kể Hạng Vương treo cái đầu Ngu Cơ bên hông ngựa, chạy đi cái đầu cứ lúc lắc lúc lắc á, lol2

Thầy bẩu Hạng Vũ hong phải là Địa thần mờ. Có nghĩa là HV hong có cắt đầu Ngu Cơ đó hai chị em :whisper:


Rán đợi nghe kể tiếp thì biết muh!  :jj:

_________________________
Truyện xưa - Ái Hoa - Page 26 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Truyện xưa - Ái Hoa - Page 26 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 26 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Truyện xưa - Ái Hoa
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Câu Truyện Mơ Trong Giấc Mộng-Truyện ngắn Nhất Linh
» Truyền Thuyết Truyện Cổ
» Truyện Pháp Cú trích dẫn
» Đặng Phùng Quân đọc Kim Vân Kiều Truyện
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần
Trang 26 trong tổng số 50 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 14 ... 25, 26, 27 ... 38 ... 50  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: Ái Hoa-