Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
50 năm Hải chiến Hoàng Sa by Trà Mi Today at 10:58

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Today at 10:46

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Trà Mi Today at 10:37

Mái Nhà Chung by mytutru Today at 01:23

EM CHIM HÁT HAY QUÁ by mytutru Yesterday at 22:29

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:55

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 18 May 2024, 11:27

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Sat 18 May 2024, 11:17

SƯ Minh Tuệ by mytutru Sat 18 May 2024, 01:55

MÂY NGŨ SẮC 13.05.2024 by mytutru Sat 18 May 2024, 01:48

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 17 May 2024, 15:49

Chết rồi! by Phương Nguyên Thu 16 May 2024, 17:43

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 16 May 2024, 13:33

Nguyễn Thái Học 1902- 1930 (Nhượng Tống) by Ai Hoa Wed 15 May 2024, 10:25

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 15 May 2024, 10:08

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Wed 15 May 2024, 07:34

4 chữ by Tinh Hoa Mon 13 May 2024, 20:23

CÁC LOÀI CHIM ĐẸP by mytutru Sun 12 May 2024, 10:51

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Sun 12 May 2024, 00:04

Lục bát by Tinh Hoa Sat 11 May 2024, 14:33

QUY NHƠN TÔI YÊU by phambachieu Fri 10 May 2024, 16:51

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 05 May 2024, 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Tam Tạng Pháp Số

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 7 ... 11, 12, 13 ... 26 ... 40  Next
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11238
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 12 I_icon13Sat 16 May 2015, 20:41

Tam Tạng Pháp Số 109
 
TIỂU THỪA TAM TẠNG
小乘三藏 (Thiên thai tứ giáo nghi tập chú)


Một, Tiểu thừa kinh tạng. Kinh A hàm và các kinh khác, chỉ bàn về lý chân không tịch diệt, chỉ bày phương pháp tu hành, chứng quả của các vị Thinh văn, Duyên giác. Đó là Tiểu thừa kinh tạng.
Hai, Tiểu thừa luật tạng. Luật tứ phần và các luật khác, chỉ chế ra cho bậc Tiểu thừa, tức giới các vị Thinh văn, Duyên giác giữ gìn. Đó gọi là Tiểu thừa luật tạng. (Tứ phần là:
một) Các pháp dành cho Tỳ kheo,
hai) Các pháp dành cho Tỳ kheo ni,
ba) Các pháp dành cho việc thọ giới,
bốn) Các pháp diệt bỏ sự tranh cải).
 
Ba, Tiểu thừa luận tạng. Luận Câu xá và các luận khác, chỉ chọn lựa, luận bàn các pháp Tiểu thừa tu, chứng của các vị Thinh văn, Duyên giác.
Đó gọi là Tiểu thừa luận tạng. (Tiếng Phạn là Câu xá, tiếng Hoa là Tàng, có nghĩa giữ gìn).
 
TAM NHƯ LAI TẠNG
三如來藏 (Viên giác kinh lược sớ)
 
Như lai là lý tánh Như lai, trong nhân mà nói quả, nên gọi là Như lai.
Tạng là bao hàm, vì bao hàm tất cả pháp thiện, ác.
Đó là chỉ về thể của nó, tức thức thứ tám, gọi là Như lai tạng.
Một, Ẩn phú tạng. Tất cả chúng sanh vốn có lý thể của pháp thân chân như ở trong thức thứ tám, vì bị vô minh, phiền não che lấp mà không thể thấy được, nên gọi là ẩn phú tạng.
Hai, Hàm nhiếp tạng. Thức thứ tám là nơi tựa của nhiễm và tịnh, chứa đựng tất cả chủng tử thiện và ác; nên gọi là hàm nhiếp tạng.
Ba, Xuất sanh tạng. Đệ bát thức là gốc của nhiễm và tịnh, gặp duyên huân tập rồi xuất sanh các pháp hữu tình và vô tình ở thế gian và xuất thế gian; nên gọi là xuất sanh tạng.
 
TAM TẠNG THUYÊN TAM HỌC
三藏詮三学 (Tứ giáo nghi)
 
Tam tạng là kinh, luật, luận. Tam học là giới, định, huệ. Tam tạng giải thích đầy đủ về tam học cả sự lẫn lý.
Một, Kinh thuyên định học. Nội dung rõ ràng của các kinh A hàm là pháp an tâm. Nương vào đây mà nhiếp tâm thì không tán loạn. Lại nữa, khi Phật nói kinh, trước tiên phải nhập định, nên nói là kinh giải thích về định học.
Hai, Luật thuyên giới học. Tạng luật Tỳ ni nhân sự việc xảy ra mà chế giới luật ngăn ngừa. Đó là phương pháp chuyên phòng ngừa, ngăn chặn thân, khẩu, ý.
Lại giới là điều được giải thích bởi hành động.
Luật là làm rõ những gì đã dạy; nên gọi là luật thuyên giới học.

Ba, Luận thuyên huệ học. A tỳ đàm và các luận khác, chọn lựa, biện luận nghĩa của tất cả các pháp. Đều dùng trí huệ để phân biệt, nên gọi là luận thuyên huệ học. 
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11238
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 12 I_icon13Mon 18 May 2015, 20:28

Tam Tạng Pháp Số 110
 
TAM KINH THÔNG BIỆT
三經通別 (Pháp hoa huyền nghĩa).
 
Nội dung các kinh Đức Phật nói trong một đời có đầy đủ ba điều này: giáo, hạnh, lý. Bất cứ sự khác biệt nào cũng đều khế hợp với tính thống nhất
(Bất cứ cái riêng nào cũng hợp với cái chung).
Lấy tính thống nhất đáp ứng từng sự khác biệt. Thống nhất là thống nhất đối với các kinh.
Khác biệt là khác biệt từ nguyên nhân.
Vì vậy giáo lý có chung có riêng. Nương giáo lý làm sáng tỏ công hạnh.
Hạnh thì có chung, có riêng. Từ hạnh làm sáng tỏ lý. Lý có chung, riêng.
Một, Giáo kinh thông biệt.
Biệt giáo là những giáo lý tuỳ theo căn cơ mà nói.
Phàm giáo lý vốn đáp ứng theo căn cơ, mà căn cơ thì không giống nhau, mỗi bộ phái khác biệt nhau; nên gọi là sự khác nhau của giáo lý.
Các kinh tuy khác nhau, nhưng đều có chung những điều Phật nói, nên gọi là có cái chung của giáo lý.
Nói chung, theo duyên mà có giáo lý khác nhau, theo lý thuyết mà có giáo lý giống nhau.
Hai, Hạnh kinh thông biệt. Hạnh là nương theo lời dạy của Phật mà tu hành, cũng có nghĩa là thẳng tiến (trên đường tu).
Niết bàn là pháp bảo chân chánh, có vô số cửa cho chúng sanh vào.
Giáo lý đã là cửa không giống nhau, nên việc tu hành ắt phải khác nhau.
Cửa vào có khác nhưng lý khế hợp thì giống nhau.
Đó là lý do nói vì sự khế hợp mà tu hành khác nhau và vì sự khế hợp mà tu hành giống nhau.
Ba, Lý kinh thông biệt. Lý là nghĩa lý của tất cả giáo lý đã được Phật nói.
Lý thì không hai.
Tên gọi chẳng phải một, nên luận nói rằng: Bát nhã là một pháp mà Phật nói đến vô số tên. Hoặc nói thật tướng, hoặc nói pháp giới v.v… tên riêng nên khác.

Vì vậy mà nói do lý theo tên mà khác, tên theo lý mà giống.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11238
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 12 I_icon13Mon 18 May 2015, 20:35

Tam Tạng Pháp Số 111
 
PHÁP HOA TAM CHU
法華三周 (Pháp hoa huyền nghĩa)
 
Khi Phật nói kinh Pháp hoa, vì có các vị Thinh văn căn tánh có nhanh, có chậm, nên ngộ có trước, có sau. Vì vậy có ba vòng khác nhau.
Chu có nghĩa đầy đủ.
Một, Pháp hoa thuyết chu. Pháp thuyết chu là Phật vì các vị thượng căn nói Tam thừa và Nhất thừa. Quyền biến mở ra Tam thừa để hiển lộ thực tướng Nhất thừa. Điều này trong phẩm phương tiện có đề cập.
Hai, Thí dụ chu. Thí dụ chu là Phật vì các vị trung căn, ở trong vòng đầu không ngộ được, bèn phải bày ra ba xe, một xe để nói. ban đầu hứa cho ba xe là quyền biến, sau cùng ban cho xe lớn là thực tướng.
Điều này trong phẩm thí dụ có đề cập.
Ba, Túc thế nhân duyên chu. Phật vì các vị hạ căn, đối với hai vòng nói pháp trên, không thể hiểu nổi, mới nói đến hội pháp hoa đời trước, lúc ấy có Phật Đại Thông Trí Thắng cũng đồng nói pháp Nhất thừa, khiến cho chúng sanh được chứng ngộ. Điều này trong phẩm hoá thành dụ có đề cập.
 
LIÊN HOA TAM DỤ
蓮花三喻 (Pháp hoa huyền nghĩa).
 
Bởi vì diệu pháp khó hiểu, mượn ví dụ để làm cho sáng tỏ hơn.
Hoa sen thì hoa và quả cùng một lúc xuất hiện.
Diệu pháp thì quyền, thật là một thể, nên lấy Hoa sen để ví dụ pháp quyền và thật. 
Một, Vị liên cố hoa. Có hai ví dụ:
1) Vì thật tướng mà hiển bày quyền biến, nên sen là dụ cho thật tướng, hoa là dụ cho quyền biến. Điều ấy cũng giống như Phật muốn nói thật tướng của Nhất thừa, mà quyền biến nói đến ba thừa. Vì vậy kinh Pháp hoa nói: Tuy chỉ bày vô số đạo (con đường), kỳ thật chỉ có Phật đạo,
2) Dụ từ bản môn đến tích môn, sen là dụ cho bản môn, hoa là dụ cho tích môn. Điều ấy cũng giống như Đức Như lai đã thành Phật từ lâu, đó là bản môn, mà ngày nay còn giáo hoá chúng sanh, đó là tích môn.
Vì vậy kinh nói: Thực ra, ta đã thành Phật từ xa xưa (như vừa mới đây), vì giáo hoá chúng sanh mà ta hoá hiện như thế: Trẻ tuổi xuất gia, tu đạo rồi chứng quả chánh đẳng chánh giác.
Hai, Hoa khai liên hiện. Có hai ví dụ:
1).Dụ khai quyền hiển thật. Hoa nở dụ cho mở ra quyền biến, hoa sen hiện ra hiển thị thật tướng. Điều ấy cũng giống như Phật mở ra Tam thừa là quyền biến, mà thật ra là hiển bày Nhất thừa.
Vì vậy kinh nói: Mở cửa phương tiện, chỉ tướng chân thật,
2).Dụ khai tích hiển bổn. Hoa nở dụ cho mở tích môn, hoa sen hiện ra dụ cho hiển bày bản môn.
Điều ấy cũng giống như Phật, ngày nay, thành Phật là tích môn, mà thành Phật đã lâu lắm là bản môn. Vì vậy kinh nói: Tất cả những người thế gian đều cho ta mới chứng đạo, thực ra ta đã thành Phật đến nay vô lượng vô biên na do tha kiếp. (Tiếng Phạn là Na do tha, Tiếng Hoa là Vạn ức)
Ba, Hoa lạc liên thành. Có hai dụ:
1). Dụ bỏ quyền lập thật. Hoa rụng dụ cho bỏ quyền, sen thành dụ lập thật.
Có nghĩa là Như lai Tam thừa quyền biến mà lập nên Nhất thừa thật tướng. Kinh nói: Bỏ hẳn phương tiện, chỉ nói đạo vô thượng,
2) Dụ bỏ tích môn lập bản môn.
Hoa rụng dụ cho bỏ tích môn, mà bản môn là đã thành Phật lâu dài.
Kinh nói: Các Đức Như lai, giáo pháp đều như thế, vì độ thoát khổ đau cho chúng sanh là điều chân thật không hư dối.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11238
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 12 I_icon13Mon 18 May 2015, 20:39

Tam Tạng Pháp Số 112
 
TAM PHẦN KHOA KINH
三分科經 (Pháp hoa kinh văn cú).
 
Trong các kinh đều có phần tựa, phần chánh tông và phần lưu thông.
Ban đầu từ đời Tấn pháp sư Đạo an phân chia các kinh làm ba phần đầy đủ.
Về sau luận sư Thân quang từ Ấn độ sang Trung Quốc xác định quả nhiên có thuyết chia các kinh là ba phần.
Một, Tự phần. Phần tựa có thông tự: tựa chung và biệt tự: tựa riêng.
Tựa chung là: Như thị ngã văn, nhất thời Phật tại mỗ xứ, dữ mỗ đại chúng câu.
Tất cả các kinh đều có đoạn này ở đầu, nên gọi là tựa chung.
Tựa riêng, vì khi Phật nói kinh ắt phải có nguyên do.
Ví dụ kinh Lăng nghiêm là do Ngài A Nan gặp ảo thuật của Ma Đăng Già.
Phật nhân đó mới dẫn Ngài A Nan và Ma Đăng Già về chỗ Phật, nên nói Kinh này. Đó là tựa riêng. Nói là tựa riêng, vì các kinh Phật nói đều có duyên khởi không giống nhau. Tuy nói là chung, riêng, nhưng đều gọi là phần tựa.
Hai, Chánh tông phần. Tông là chủ yếu, quan trọng.
Bởi vì Phật nói kinh ắt phải nói phần chính yếu làm trọng tâm, cũng gọi là làm rõ nghĩa chủ yếu của một kinh.
Ví dụ quyển một của kinh Lăng Nghiêm. 
Từ khi Ngài A Nan thấy Phật, đảnh lễ, buồn rầu; khóc lóc, hỏi tâm phân biệt cái thấy; phân biệt chơn, vọng; qui vạn pháp về Như lai tạng, cho đến cầu mật chú cầu xa lìa ma sự; khiến cho A Nan và đại chúng từ bỏ phiền não chứng đạo quả, đến quyển mười chú trọng về việc tìm hiểu ngũ ấm, nhận ra Niết bàn, không còn quyến luyến ba cõi.
Đây là phần chính của kinh, nên gọi là chánh tông phần.
Ba, Lưu thông phần. Lưu (chảy) thì không ngừng.Thông là không ứ (đọng).
Phần chính yếu đã trình bày, lo truyền lại đời sau, đem lại lợi ích cho chúng sanh; nhờ đó nguồn chánh pháp lưu thông bất tận.
Ví dụ ở kinh Lăng Nghiêm thì lưu thông phần bắt đầu từ: A Nan hoặc là người khác trong mười phương có bảy báu đầy khắp hư không, dùng hiến dâng chư Phật nhiều như vi trần, cho đến chỗ: đãnh lễ rồi đi. Đây là so sánh phước truyền không dứt.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11238
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 12 I_icon13Mon 18 May 2015, 20:48

Tam Tạng Pháp Số 113
 
THÂN QUANG TAM PHẦN KHOA KINH
身光三分科經 (Phật địa luận).
 
Bồ tát Thân quang làm luận và giải thích kinh Phật địa chia làm ba phần.
Một, Giáo khởi nhân duyên phần.
Như lai thuyết giáo, ắt phải có nhân duyên.
Như Phật địa kinh này; Phật nói cho Bồ tát Diệu sanh biết có năm thứ pháp nuôi dưỡng đất đại giác mà nói kinh này. Đó là phần nhân duyên nói giáo pháp
(năm loại pháp là:
1) Trí thanh tịnh pháp giới,
2) Trí đại viên cảnh,
3) Trí bình đẳng tánh,
4) Trí diệu quang sát,
5) Trí thành sở tác).
Hai, Thánh giáo sở thuyết phần.
Sau phần nhân duyên thì chánh thức trình bày pháp môn mà Phật muốn nói. Như kinh Phật địa này từ chỗ: Diệu Sanh nên biết cho đến chỗ: Khiến cho vào được thánh giáo, giải thoát hoàn toàn. Đó là phần Phật nói.
Ba, Y giáo phụng hành phần. Nghe giáo pháp Phật nói thì mọi người tin nhận làm theo. Như kinh Phật địa đây từ chỗ: Bạt Già Phạm đã nói xong kinh này, đến hết là phần y giáo phụng hành.
 
TAM THIỆN 
三善(Pháp hoa văn cú)
 
Kinh Pháp hoa nói: Sơ thiện, trung thiện, hậu thiện; có thể nói ở trong giáo pháp viên, đốn và ba phần tựa, chánh tông, lưu thông, lý tánh đến chỗ đầy đủ, nên đều gọi là thiện. (ba phần là:
một) Phần tựa: Thuật lại lý do của một Kinh,
hai) Phần chánh tông: chính thức nói yếu chỉ của một kinh,
ba) Phần lưu thông: Lưu truyền kinh này, để người đời sau hiểu và tu hành).
Một, Sơ thiện. Là phần tựa, như phẩm tựa trong kinh Pháp hoa là phần tựa của kinh vậy.
Hai, Trung thiện. Phần chánh nằm ở giữa, từ phẩm phương tiện, đến phẩm phân biệt công đức, là phần chính yếu của kinh Pháp hoa.
Ba, Hậu thiện. Phần lưu thông ở sau. Như trong kinh Pháp hoa sau phẩm phân biệt công đức cho đến hết là phần lưu thông.
 
TAM QUỸ HOẰNG KINH
三軌弘經 (Pháp hoa kinh và Pháp hoa văn cú).
 
Truyền bá rộng rãi kinh điển, giáo pháp, phải có đủ ba cách thức sau: Từ bi, nhẫn nhục, pháp không. Kinh Pháp hoa văn cú nói: Muốn đem đến lợi ích cho muôn loài phải lấy từ bi làm đầu.
Muốn gần gũi với chúng sanh phải lấy nhẫn nhục làm căn bản.
Muốn thuyết pháp cho mọi loài phải lấy vô ngã làm gốc.
Thi hành được ba cách thức này thì có thể tự lợi và lợi tha.
Một, Từ bi thất. Người hoằng bá kinh điển, phải có đủ từ bi để che chở, giúp đỡ tất cả chúng sanh. Bằng tâm đại từ thì có thể đem an vui đến cho chúng sanh.
Bằng tâm đại bi thì có thể trừ hết khổ đau cho chúng sanh.
Từ bi che chỡ cho vạn vật, giống như cái nhà che chở mưa nắng… cho con người, nên kinh nói: Tâm từ bi lớn là cái nhà.
Hai, Nhẫn nhục y.
Người truyền bá chánh pháp, phải tu hạnh nhẫn nhục, để che chở các chướng ác, xấu xa và bao nhiêu phiền não cho tất cả chúng sanh; giống như cái áo che chỡ thân thể cho con người, nên Kinh nói: Tâm nhu hoà nhẫn nhục là cái áo.
Ba, Pháp không toà.
Người hoằng dương chánh pháp, phải hiểu được tính không của tất cả pháp và ngã không thì mới có thể nói pháp. Nếu tâm an định; đối với không, thì mới có an định được cho người khác.
Mình và người đều được an định giống như bảo toà, nên Kinh nói: Các pháp không là bảo toà vậy.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11238
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 12 I_icon13Mon 18 May 2015, 20:52

Tam Tạng Pháp Số 114
 
TAM NIẾT BÀN
三涅槃 (Kim quang minh kinh huyền nghĩa).
 
Tiếng Phạn là Niết bàn, tiếng Hoa là Diệt độ, cũng gọi là bất sanh bất diệt.
Một, Tánh tịnh Niết bàn. Lý thật tướng của các pháp, không thể làm nhơ, không thể gạn sạch, không nhơ là không sanh, không sạch là không diệt. Không sanh không diệt, nên gọi là tánh tịnh Niết bàn
(Thật tướng của các pháp là pháp nhân quả trong mười giới, xưa nay xa lìa tướng hư vọng, mọi tướng đều chân thật, nên gọi là thật tướng, không thể làm nhơ, không thể gạn sạch là lý của thật tướng vì mê lầm không thể làm nhơ, trí không thể gạn sạch. 
Không làm nhơ tức là không sanh, đã không nhiễm mê lầm, há có pháp để sanh. 
Không gạn sạch tức là không diệt, đã không có trí để sạch, há có pháp để diệt. 
chính vì vậy gọi là bất sanh bất diệt).
Hai, Viên tịnh Niết bàn. Trí cùng lực gọi là viên (tròn đầy), mê lầm dứt hết gọi là tịnh (sạch).
Căn cứ vào tánh mà nói, tuy không nhiễm tịnh. Nhưng theo tu tập mà nói hoặc nghiệp và trí tuệ dường như giống nhau. Trí nếu khế hợp với lý, hoặc nghiệp chắc chắn không sanh, không diệt gọi là viên tịnh Niết bàn. 
(Hoặc trí uyển nhiên: hoặc và trí dường như giống nhau. 
Hoặc là phiền não bị dứt trừ, trí tức là trí tuệ dứt trừ phiền não).
Ba, Phương tiện tịnh Niết bàn. Phương tiện giống như thiện xảo (khéo léo).
Trí có thể khế hợp với lý, tức là chiếu rọi căn cơ của chúng sanh. Chiếu rọi chắc có ứng hiện, cơ cảm tức là sanh. Đây là sanh mà chẳng sanh.
Cơ duyên đã hết thì ứng thân liền diệt. Đây là diệt mà chẳng diệt.
Không sanh không diệt gọi là phương tiện tịnh Niết bàn.
(Đây là sanh mà chẳng phải sanh là cơ cảm tức là sanh, nhưng tâm thường tịch tịnh. Đây là diệt mà chẳng phải diệt là duyên hết tức là diệt, nhưng ứng dụng vẫn còn luôn).
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11238
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 12 I_icon13Mon 18 May 2015, 20:58

Tam Tạng Pháp Số 115
 
TAM BÁT NHÃ
三般若 (Kim quang minh kinh huyền nghĩa).
 
Tiếng Phạn là Bát nhã, tiếng Hoa là Trí tuệ.
Ba thể Bát nhã này là viên mãn, thường hằng và đại giác, tức là một khi giác ngộ có ba loại đức, nên gọi là ba thứ Bát nhã.
Một, Thật tướng Bát nhã.
Thể của bản giác chẳng phải tịch chẳng phải chiếu, xa lìa tướng hư vọng, gọi là thật tướng, tức là nhất thiết chủng trí.
(Chẳng phải tịch, chẳng phải chiếu nghĩa là Tịch là yên lặng; chiếu là chiếu sáng. 
Tịch và chiếu đều nói là chẳng phải là để ngăn trở nhị biên và hiển bày đức của thật tướng trung đạo.
Trí nhất thiết chủng là biết được đạo lý của tất của chư Phật và biết được nguyên nhân của tất cả chúng sanh).
Hai, Quán chiếu Bát nhã.
Đức của quán chiếu, chẳng phải chiếu mà chiếu, hiểu rõ pháp vô tướng, nên gọi là quán chiếu, tức là nhất thiết trí.
(Chẳng phải chiếu mà chiếu nghĩa là chiếu rõ, nghĩa là lý vốn chẳng phải chiếu, vì quán mà có chiếu để làm rõ đức quán chiếu, nhất thiết trí là biết tất cả nội điển và ngoại điển).
Ba, Phương tiện Bát nhã. Đức phương tiện chẳng phải tịch (vắng lặng) mà vắng lặng, khéo léo phân biệt các pháp, gọi là phương tiện, tức là đạo chủng trí.
(Chẳng phải vắng lặng mà vắng lặng: Tịch là tịch tĩnh.
Nhờ tịch tĩnh mà hiểu rõ tất cả các pháp đều từ nhân duyên mà sanh, tánh vốn vắng lặng, để hiển bày đức phương tiện.
Đạo chủng trí có dùng tất cả đạo pháp của chư Phật để khai mở hạt giống lành của tất cả chúng sanh).
 
TAM ĐẠI THỪA
三大乘 (Kim quang minh kinh huyền nghĩa)
 
Một, Lý thừa. Lý tánh rổng không chuyên chở (hà vận) các pháp một cách tự nhiên, nên gọi là lý thừa 
(Hà: vác, vận: chuyển động. Mọi pháp đều có đủ tánh này, nên gọi là hà. 
Có khả năng đi đến cực quả, nên gọi là vận).
Hai, Tuỳ thừa. Trí tuỳ theo nội dung của lý, tuỳ theo lý mà chuyên chở, nên gọi là tuỳ thừa.
Ba, Đắc thừa. Đắc là chứng quả, hiểu thấu căn cơ. 
Nghĩa là tự giải thoát và khiến cho người khác được giải thoát, nên gọi là đắc thừa. 
(Chứng quả là chứng Phật quả. Đắc cơ là hiểu được căn cơ của chúng sanh mà giáo hoá chúng sanh).
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11238
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 12 I_icon13Mon 18 May 2015, 21:13

Tam Tạng Pháp Số 116
 
TAM BỒ ĐỀ
三菩提 (Kim quang minh khinh huyền nghĩa).
 
Tiếng Phạn là Bồ đề, tiếng Hoa là Đạo.
Một, Chơn tánh Bồ đề. Chân là không giả dối. Tánh là không thay đổi.
Không giả dối, không thay đổi là chân tánh. Dùng chân tánh này thực hành đạo, nên gọi là chân tánh Bồ đề.
Hai, Thật trí Bồ đề. Trí có thể soi sáng chân tánh, đúng lý không hư dối gọi là thật trí. Dùng thật trí này thực hành đạo, gọi là thật trí Bồ đề.
Ba, Phương tiện Bồ đề. Khéo léo tuỳ căn cơ, giáo hoá gọi là phương tiện.
Dùng phương tiện này thực hành đạo, gọi là phương tiện Bồ đề.
 
TAM BỒ ĐỀ
三菩提 (Xuất sanh Bồ đề kinh)
 
Kinh nói: Bà la môn thưa rằng: Nếu đã phát Bồ đề tâm còn có thoái thất không? Phật nói: Đã phát Bồ đề tâm thì không thoái thất. Phải biết có ba loại Bồ đề.
Một, Thinh văn Bồ đề Những vị Thinh văn phát tâm Bồ đề.
Kinh nói: Nếu người nào ở trong hàng Thinh văn, tuy đã tự mình phát tâm Bồ đề, mà không khuyên chúng sanh phát tâm Bồ đề và không học tập nghĩa lý kinh Đại thừa, vì việc tu hành này, chỉ giải thoát được một mình.
Đó gọi là Thinh văn Bồ đề.
Hai, Duyên giác Bồ đề. Những vị Duyên giác phát tâm Bồ đề.
Kinh nói: Nếu người nào ở trong hàng Duyên giác, tuy đã tự mình phát tâm Bồ đề, mà không khuyên bảo giáo hoá chúng sanh phát Bồ đề tâm và không học tập nghĩa lý kinh Đại thừa, vì việc tu hành này, chỉ giải thoát được một mình.
Đó gọi là Duyên giác Bồ đề.
Ba, Chư Phật Bồ đề. Chư Phật phát tâm Bồ đề từ ở trong nhân.
Kinh nói: Người nào tự mình phát tâm Bồ đề, rồi lại còn có thể khuyên chúng sanh phát Bồ đề tâm, học tập giáo pháp Đại thừa, mình đã giải thoát, còn khiến cho chúng sanh giải thoát.
Đó gọi là chư Phật Bồ đề.
 
TAM CHUYỂN PHÁP LUÂN
三轉法輪 (Pháp hoa văn cú).
 
Ba lần nói Tứ đế khổ, tập, diệt, đạo, gọi là tam chuyển.
Ở đời chế ra bánh xe là dùng vào việc lăn tới lăn lui. Pháp Phật nói là để nghiền nát phiền não của chúng sanh, nên gọi là chuyển pháp luân.
Một, thị chuyển. Thị là chỉ thị.
Như nói đây là khổ; đây là tập; đây là diệt; đây là đạo. Đó gọi là thị chuyển
(Khổ là sống, chết thúc dục, dồn ép khổ đau.
Tập là chất chứa phiền não, mê lầm. Đạo là giới, định, huệ.
Diệt là an vui, tịch tĩnh).
Hai, Khuyến chuyển. Khuyến là khuyên răn gắng sức.
Như nói: đây là khổ ngươi nên biết- đây là tập ngươi nên trừ- đây là diệt ngươi nên chứng- đây là đạo ngươi nên tu. 
Đó gọi là khuyến chuyển.
Ba, Chứng chuyển.
Là nghiệm xem có thực hay không.
Dẫn ra những gì mà mình đã chứng được để làm bằng cớ cho mọi người.
Như nói: Đây là khổ tôi đã biết, không thể lại không biết.
Đây là tập tôi đã dứt, không thể lại không dứt.
Đây là diệt tôi đã chứng, không thể lại không chứng.

Đây là đạo tôi đã tu, không thể lại không tu. Đó là chứng chuyển.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11238
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 12 I_icon13Mon 18 May 2015, 21:20

Tam Tạng Pháp Số 117
 
TAM PHÁP ẤN
三法印 (Pháp hoa huyền nghĩa)
 
Thích luận nói: Các kinh Tiểu thừa đề cập đến ba ấn là vô thường, vô ngã, Niết bàn. Ấn là gắn chặc, in vào không thể xoá được về những giáo lý Phật nói.
Nếu không có ba pháp ấn này tức là ma nói.
Giống như giấy tờ của triều đình, quan lại có đóng dấu mới đáng tin cậy, nên gọi là ba pháp ấn.
Một, Vô thường ấn.
Sống, chết ở đời và tất cả các pháp đều là vô thường.
Chúng sanh không hiểu rõ, đối với các pháp vô thường mà chấp chặc cho là thường. Vì vậy Phật nói vô thường để phá bỏ sự điên đảo của những kẻ chấp thường.
Đó là vô thường ấn.
Hai, Vô ngã ấn.
Sống, chết ở đời và tất cả các pháp đều do nhân duyên hoà hợp mà có, hư dối không thật, vốn không có ngã. Vì thế Phật nói vô ngã.
Chúng sanh không hiểu rõ, đối với các pháp cưỡng dựng lên có chủ tể, chấp cho là ngã, vì vậy Phật nói vô ngã, phá bỏ sự điên đảo của những kẻ chấp ngã.
Đó gọi là vô ngã ấn.
Ba, Niết bàn ấn.
Tiếng Phạn là Niết bàn, tiếng Hoa là tịch diệt (vắng lặng).
Tất cả chúng sanh không biết sống, chết là khổ, mà còn khởi lên bao mê lầm, tạo ra nghiệp chướng, trôi lăn trong ba cõi.
Vì vậy Phật nói pháp Niết bàn khiến cho chúng sanh xa lìa đau khổ của sanh, tử và được sự an vui vắng lặng. Đó là Niết bàn ấn.
 
TAM ĐÀ LA NI
三陀羅尼 (Đại trí độ luận)
 
Tiếng Phạn là Đà la ni, tiếng Hoa là Năng trì.
ối với tất cả pháp lành có khả năng giữ gìn và không để mất mát.
Còn đọc là Tổng trì nghĩa là giữ điều lành không mất, giữ cho điều ác không sanh. 
Một, Văn trì đà la ni.
Người được Đà la ni này, đối với tất cả ngôn ngữ các pháp, tai đã nghe được, đều không quên mất.
Đó gọi là văn trì đà la ni.
Hai, Phân biệt Đà la ni.
Người được Đà la ni này, đối với tất cả chúng sanh và tất cả các pháp phân biệt không sai lầm.
Đó gọi là phân biệt đà la ni.
Ba, Nhập âm thanh Đà la ni.
Người được Đà la ni này, nghe tất cả những tiếng nói xấu xa, chưởi mắng của tất cả chúng sanh, tâm không ghen ghét, giận hờn; nghe tất cả âm thanh hay ho và khen ngợi của tất cả chúng sanh, tâm không giao động.

Đó gọi là nhập âm thanh Đà la ni.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11238
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 12 I_icon13Mon 18 May 2015, 21:28

Tam Tạng Pháp Số 118
 
TAM VÔ NGẠI
三無碍 (Đại bảo tích kinh)
 
Một, Tổng trì vô ngại.
Bồ tát được đại tổng trì, đối với vô số pháp lành gìn giữ không mất, đối với vô số ác pháp, giữ gìn không cho sanh, nên đối với tất cả ngữ ngôn các pháp, phân biệt hiểu rõ, đều không quên mất, không hề trở ngại. Đó là tổng trì vô ngại.
Hai, Biện tài vô ngại.
Bồ tát được đại biện tài, đối với các pháp đại, Tiểu thừa, tuỳ theo căn cơ chúng sanh, biện luận vô ngại tuyên dương chánh pháp, làm cho mọi người hiểu rõ, đều không nghi ngờ, trở ngại. Đó là biện tài vô ngại.
Ba, Đạo pháp vô ngại.
Bồ tát được trí huệ lớn, đối với đại, Tiểu thừa và tất cả đạo pháp, đến ngữ ngôn, văn tự ở thế gian, đều thông hiểu, rõ ràng không trở ngại. Đó là đạo pháp vô ngại.
 
TAM ĐỨC
三德 (Hoa nghiêm kinh sớ)

Một, Ân đức. Phật nương đại nguyện lực, cứu giúp chúng sanh, giống như mẹ yêu thương con đỏ. Đó là ân đức.
Hai, Đoạn đức. Cũng gọi là giải thoát. Phật dứt trừ hoàn toàn tất cả phiền não mê lầm. Đó là đoạn đức.
Ba, Trí đức. Phật dùng trí huệ bình đẳng, hiểu rõ tất cả các pháp, viên dung không chướng ngại. Đó là trí đức.
 
TAM ĐỨC
三 德 (Kim quang minh kinh huyền nghĩa)
 
Pháp thân, Bát nhã, giải thoát, đó là ba. Thường, lạc, ngã, tịnh đó là đức.
(Thường là không thay đổi. Lạc là an ổn, vắng lặng.
Ngã là tự tại vô ngại. Tịnh là xa lìa nhiễm ô. Đây là bốn đức của Phật)
Một, Pháp thân đức. Pháp là nguyên tắc (quỹ pháp).
Chư Phật noi theo nguyên tắc này mà được thành quả Phật. Vì vậy gọi là pháp thân. Với pháp thân này, ở Phật không tăng, ở chúng sanh không giảm.
Chúng sanh lầm lạc điều đó mà thành điên đão.
Phật liễu ngộ điều đó mà được tự tại. Mê, ngộ tuy khác, tánh thể chỉ một, đầy đủ thường, lạc, ngã, tịnh. Đó gọi là pháp thân đức.
Hai, Bát nhã đức. Tiếng Phạn là Bát nhã, tiếng Hoa là Trí tụê.
hật đã rốt ráo chứng được trí thỉ giác, mà còn có thể giác ngộ hoàn toàn các pháp, không sanh không diệt, thanh tịnh vô tướng, bình đẳng không hai, không tăng không giảm, đầy đủ thường, lạc, ngã, tịnh. Đó gọi là Bát nhã đức.
Ba, Giải thoát đức. Không trói buộc gọi là giải. Được tự tại gọi là thoát.
Phật vĩnh viễn xa lìa sự ràng buộc của hoặc nghiệp, được đại tự tại, đầy đủ thường, lạc, ngã, tịnh. Đó gọi là giải thoát đức.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Sponsored content




Tam Tạng Pháp Số  - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 12 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Tam Tạng Pháp Số
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 12 trong tổng số 40 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 7 ... 11, 12, 13 ... 26 ... 40  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: mytutru-