Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Mái Nhà Chung by mytutru Today at 00:38

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Yesterday at 21:49

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Yesterday at 10:25

Chết rồi! by Ai Hoa Yesterday at 08:11

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Tue 30 Apr 2024, 20:25

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Mon 29 Apr 2024, 08:52

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Sun 28 Apr 2024, 11:01

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 50 năm Hải chiến Hoàng Sa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7113
Registration date : 01/04/2011

50 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Du lịch Hoàng Sa   50 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 I_icon13Thu 01 Feb 2024, 10:33

Du lịch Hoàng Sa


50 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 A4ae7910

Du khách Trung Quốc tại bãi Xà Cừ thuộc quần đảo Hoàng Sa, tháng 5/2016. Nguồn hình ảnh, SCMP qua Getty Images


Tháng 7/2012, Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa, bao gồm ba khu vực mà họ gọi là Nam Sa (Trường Sa), Tây Sa (Hoàng Sa) và Trung Sa (Bãi ngầm Macclesfield), là đối tượng tranh chấp chủ quyền giữa nước này và các nước lân cận. Trong đó, Hoàng Sa là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, Đài Loan.

Theo kế hoạch, du lịch là một trong những ngành được ưu tiên khai thác ở thành phố mới lập này.

Một năm sau, những chuyến tàu đầu tiên đã bắt đầu chở du khách ra Hoàng Sa bất chấp phản đối từ Việt Nam.

‘Tây Sa mộng’

Được quảng bá như Maldives của Trung Quốc, sau một thập kỷ triển khai, theo một thống kê của BBC Tiếng Việt, quần đảo này đã đón hơn 300.000 lượt khách du lịch. Trong đó, chỉ tính riêng năm 2023, con số này là gần 150.000 người. Mức tăng trưởng du khách bình quân hàng năm trước đại dịch Covid đạt trên 70%.

Tuy nhiên, màu xanh ngọc như biển Maldives không phải là sắc thái duy nhất của “tuyến du lịch Tây Sa”. Theo truyền thông Trung Quốc, quần đảo này còn là một điểm tham quan “đỏ”, tức gắn liền với các sự kiện cách mạng của Đảng Cộng sản. Với quần đảo này, đó là trận hải chiến với quân Việt Nam Cộng Hòa năm 1974.

Với đặc thù như vậy, trong một khảo sát của Học viện Hải dương nhiệt đới Hải Nam, gần 70% du khách trong tuyến này là người trung niên, tuổi từ 46-68.



50 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 8dfd4810

Biển ở Hoàng Sa được ví như Maldives của Trung Quốc. Ảnh chụp tại Hoàng Sa tháng 7/2017. Nguồn hình ảnh, TPG/Getty Images


Lướt các bài đăng về du lịch Hoàng Sa trên mạng xã hội Trung Quốc, có thể thấy được không ít người muốn một lần đến quần đảo này, hay như họ gọi là thỏa mãn “Tây Sa mộng”. Nhưng không dễ để làm được điều đó.

Để đủ điều kiện tới Hoàng Sa, ngoài việc phải là công dân Trung Quốc (trừ người sinh sống tại Hồng Kông, Ma Cao) tuổi từ 10 đến 70, du khách còn phải khai vào một bản đăng ký, trong đó bao gồm cả những thông tin về các thành viên trong gia đình, tên và địa chỉ nơi làm việc. Tờ khai cũng nêu rõ du khách phải là người chưa từng phạm pháp, chưa từng tham gia kích động lật đổ chính quyền hay là “thành viên của các tổ chức tà giáo có tư tưởng phản động”.

Do hình thức du lịch tự túc chưa được cho phép, du khách chỉ có thể đi theo đoàn. Hiện có hai tàu chính chở khách ra Tây Sa là Nam Hải chi Mộng và Trường Lạc Công Chúa. Cả hai đều xuất phát từ thành phố Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam. Tour phổ biến nhất là 3 ngày 4 đêm, với mức giá rẻ nhất từ gần 6.000 nhân dân tệ (khoảng hơn 20 triệu đồng Việt Nam) mỗi người. Ngoài ra, còn có lựa chọn 8 ngày 7 đêm với giá thông thường trên 10.000 nhân dân tệ (trên 35 triệu đồng Việt Nam).

Theo lịch trình năm 2024 được công khai trên các trang web đặt tour trực tuyến của Trung Quốc, hàng tháng mỗi tuyến tàu có từ 8 đến 10 chuyến khởi hành ra Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa.



50 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 651aff10

Du khách xuống tàu nhỏ để tham quan các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa. Nguồn hình ảnh, SCMP qua Getty Images


Sau hải trình khoảng 13 tiếng từ Tam Á, tàu ra tới cụm đảo Lưỡi Liềm (mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Lạc), nơi từng xảy ra Hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Từ đây, du khách xuống tàu nhỏ để tham quan 3 đảo được phép khai thác du lịch là bãi Xà Cừ (Trung Quốc gọi là Ngân Tự), Ốc Hoa (Trung Quốc gọi là đảo Toàn Phú) và đảo Ba Ba (Trung Quốc gọi là Áp Công). Tuy nhiên, theo các nguồn tin tiếng Trung, từ nửa cuối năm 2023 đến nay, đảo Ba Ba đang tạm dừng đón du khách để bảo tồn hệ sinh thái.

Trong số ba đảo trên, bãi Xà Cừ là đảo có đông dân cư và cơ sở vật chất tốt nhất. Trên đảo hiện có khoảng trên dưới 10 hộ dân sinh sống với đầy đủ điện, nước ngọt và cả internet. Lên đảo, du khách được ăn hải sản do ngư dân trực tiếp đánh bắt.

Đảo Ốc Hoa tuy được đánh giá là có bãi biển đẹp nhất (không chỉ của Hoàng Sa mà còn xét trên toàn Trung Quốc), nhưng đây chỉ là một bãi cát không có người cư trú. Hoạt động trên đảo chủ yếu là đi dạo biển và chụp hình kỷ niệm.

Giống như bãi Xà Cừ, đảo Ba Ba có cư dân sinh sống, nhưng điều kiện cơ sở vật chất không tốt bằng. Theo mô tả, có khoảng 100 ngư dân thường xuyên đánh bắt xung quanh hòn đảo này.

Ngoài các hoạt động đã nêu, tùy theo thời điểm và chính sách, du khách có thể được lặn ngắm san hô, thậm chí tham gia đánh bắt hải sản.


50 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 82279710

Mặc dù được đánh giá có bãi biển đẹp nhất, đảo Ốc Hoa thực chất chỉ là một bãi cát không người cư trú (Ảnh chụp tháng 5/2016). Nguồn hình ảnh, SCMP qua Getty Images



Điểm du lịch ‘đỏ’


Như đã nói, Tây Sa được định hướng là điểm du lịch “đỏ” nên không thể thiếu các hoạt động tương ứng. Truyền thông Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh nghi thức thượng cờ trên đảo, coi đó là một tiết mục đặc sắc của chuyến đi.

Theo các video được chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc, để thực hiện nghi thức, trước tiên du khách đứng tập trung quanh một cột cờ, nghe đại diện công ty du lịch lược kể về “lịch sử đấu tranh giành chủ quyền Tây Sa”. Trong đó, trận hải chiến Hoàng Sa vào năm 1974 được nhắc tới với giọng tự hào của bên thắng cuộc, nhưng cũng thoáng bi thương khi nhắc đến những người chết trận. Người tham dự sau đó được hướng dẫn đồng thanh hô “Tôi yêu tổ quốc” và “Tôi yêu Tây Sa”, trước khi cử quốc ca và kéo quốc kỳ Trung Quốc.

Tuy được thăm ba đảo, phần lớn thời gian của du khách là ở trên du thuyền, bởi các đảo không có chỗ lưu trú và thời gian tham quan cũng bị hạn chế.

Để giúp du khách giải trí trên tàu, công ty lữ hành tổ chức các hoạt động như xem ca vũ, thăm bảo tàng hải dương lưu động, tham gia tiết học về hệ sinh thái biển hay dự các lớp hướng dẫn làm đồ thủ công.

Xen kẽ trong đó là những chương trình mang sắc thái chính trị hơn như lớp kiến thức về “lịch sử Tây Sa” hay chiếu bộ phim cách mạng “Nam Hải Phong Vân”, kể về trận hải chiến 1974.



50 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 713dc211

Một lễ thượng cờ cho du khách Trung Quốc tại đảo Ốc Hoa thuộc quần đảo Hoàng Sa. Nguồn hình ảnh, SCMP qua Getty Images


Theo kế hoạch phát triển du lịch đến năm 2030, tỉnh Hải Nam dự định cải thiện điều kiện du lịch tại nơi mà họ gọi là thành phố Tam Sa, trong đó có mở thêm các tuyến tàu ra quần đảo Hoàng Sa. Tham vọng là biến Tam Sa thành “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21”.

Còn với du khách, cơ sở vật chất không phải thứ duy nhất họ muốn cải thiện.

Theo lời kể của một blogger du lịch Trung Quốc, không khó để bắt gặp những hành xử chưa đẹp từ những hành khách trung niên trên tàu. Chẳng hạn, trong một buổi chiếu phim về Tây Sa, có một nhóm nam nữ ăn mặc kỳ dị khiêu vũ ngay bên cạnh màn hình, tiếng nhạc của họ át cả tiếng phim; hay mỗi ngày đều có thể bắt gặp nhiều ông chú ở trần và bà cô y phục xộc xệch vào lẫn lộn nhà vệ sinh nam nữ…

Tuy vậy, với người này, đó chỉ là những vết gợn không đáng có trên một hành trình đẹp. Còn theo thống kê từ cuộc khảo sát nêu trên, 80% người được hỏi hài lòng với chuyến đi.


(BBC News tiếng Việt)

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7113
Registration date : 01/04/2011

50 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 50 năm Hải chiến Hoàng Sa   50 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 I_icon13Thu 08 Feb 2024, 07:27

Việt Nam Cộng Hòa đã bị hy sinh

Huyền Trân



50 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 2c650810

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa năm 2016


Từ Hoa Kỳ, Đại tá Carl Schuster lý giải vì sao Việt Nam Cộng Hòa bại trận trong Hải chiến Hoàng Sa 1974 và bài học lịch sử rút ra từ biến cố này.

“Tôi đã nhận thấy những dấu hiệu chắc chắn đầu tiên cho thấy nước Mỹ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa,” Đại tá Carl Schuster chia sẻ trong cuộc trao đổi với BBC News Tiếng Việt trước thời điểm 50 năm Hải chiến Hoàng Sa.

Ông Carl Schuster đã có 25 năm phục vụ trong Hải quân Mỹ. Ông từng cộng tác trên các tàu chiến và từ năm 1980 chuyển sang lĩnh vực tình báo hải quân, trong đó có vai trò chuyên viên phân tích hoạt động của Hải quân Trung Quốc.

Vị trí cuối cùng mà ông đảm trách trước khi rời quân ngũ vào năm 1999 là chủ nhiệm Phòng Tác chiến thuộc Trung tâm Tình báo hỗn hợp Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương.

Thời gian còn là chuyên gia phân tích tình báo, ông có thể tiếp cận các tài liệu được giải mật từ phía Mỹ.

Hiện ông đang giảng dạy quan hệ quốc tế, lịch sử và nhân văn tại Đại học Hawaii Pacific.

Tháng 6/2017, ông có bài viết “Cuộc chiến giành quần đảo Hoàng Sa” (Battle for Paracel Islands) gây chú ý trên tờ Vietnam Magazine.

Hạm đội 7 không hành động

Trả lời BBC News Tiếng Việt, Đại tá Schuster đã giải thích bối cảnh lịch sử xảy ra trận hải chiến khiến Việt Nam mất quần đảo Hoàng Sa vào tay Trung Quốc.

Theo ông, cần phải nhắc đến cuộc Cách mạng Văn hóa do Chủ tịch Mao Trạch Đông khởi xướng vào tháng 5/1966 và kết thúc sau khi ông qua đời năm 1976.

Trung Quốc đã trải qua một thập kỷ hỗn loạn với chiến dịch thanh trừng nhằm trừ khử các đối thủ chính trị của Mao trong nội bộ Đảng Cộng sản.

Hải chiến Hoàng Sa xảy ra vào thời điểm Cách mạng Văn hóa gần kết thúc và Đại tá Schuster đánh giá hải quân Trung Quốc khi đó “hầu như không thể ra biển”.

“Cách mạng Văn hóa hầu như đã khiến Trung Quốc đánh mất năng lực hậu cần. Do thiếu hụt phụ tùng, chỉ khoảng 10% số tàu của họ có thể đi biển và đa số gặp các vấn đề về trang thiết bị. Mao chỉ có thể dựa vào dân quân biển.”

“Đây là những nhóm bán quân sự, được bộ phận quân huấn huấn luyện chút ít và có thể nhận lệnh từ Hải quân. Thời điểm đó, lực lượng dân quân biển đã bắt đầu hoạt động quanh quần đảo Hoàng Sa,” ông nói.

Ông đã nhắc lại việc Mỹ và Trung Quốc “bắt tay để hy sinh” Việt Nam Cộng Hòa trong trận hải chiến như thế nào và ông đánh giá Chủ tịch Mao Trạch Đông “hiểu lúc bấy giờ Mỹ không có ý chí chính trị để bảo vệ Việt Nam Cộng Hòa”.

“Khi tìm hiểu kỹ Hải chiến Hoàng Sa, tôi nhận thấy những dấu hiệu chắc chắn đầu tiên cho thấy nước Mỹ đã bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa.”

“Các tàu chiến Nam Việt Nam đã gửi yêu cầu trợ giúp đến Hạm đội 7. Nhưng Hạm đội 7 được lệnh không can dự gì với Trung Quốc. Thế nên Hạm đội 7 đã từ chối.”


50 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 9385f110

Hình ảnh Hạm đội 7 của Hoa Kỳ vào năm 1968 khi chuẩn bị các cuộc không kích nhằm vào Bắc Việt


Theo thông tin từ Hạm đội 7, trong Chiến tranh Việt Nam, hạm đội này thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu như điều máy bay không kích, bắn yểm trợ, đổ bộ, tuần tra và tác chiến sử dụng mìn.

Sau Hiệp định Paris 1973, Hạm đội 7 thực hiện các hoạt động chống mìn trên vùng biển gần bờ ở Bắc Việt.

“Không có sự hỗ trợ của Mỹ, quân đội Việt Nam Cộng Hòa phải đánh cận chiến nhưng binh lính lại không được huấn luyện tốt, kỹ năng tác xạ rất kém. Họ chịu tổn thất lớn và nhiều binh sĩ bỏ mạng. Nam Việt Nam để mất nhóm đảo Lưỡi Liềm và nước Mỹ đã không phản đối,” ông nói với BBC.

Có 74 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa tử trận khi Hải chiến Hoàng Sa nổ ra vào ngày 19/1/1974.

Ông Schuster đánh giá rằng nếu Hạm đội 7 có mặt thì tình hình đã khác. “Nhưng do đã hứa [với Trung Quốc], nước Mỹ chọn đứng ngoài cuộc,” ông nói.

Vai trò của Kissinger

Đại tá Schuster cũng đề cập đến vai trò của Henry Kissinger, người giữ chức Ngoại trưởng Mỹ giai đoạn 1973 - 1977 và Cố vấn An ninh Quốc gia cho Tổng thống Richard Nixon từ năm 1969 đến tháng 11/1975.

Với vai trò Cố vấn An ninh Quốc gia và Ngoại trưởng, ông này đã theo đuổi mạnh mẽ chính sách hòa hoãn (détente), giúp làm tan băng quan hệ giữa Mỹ với Liên Xô và Trung Quốc.

Ngày 9/7/1971, Henry Kissinger đã gặp Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai để sắp xếp chuyến viếng thăm lịch sử đến Bắc Kinh của Tổng thống Richard Nixon vào tháng 2/1972.

Tài liệu giải mật của Bộ Ngoại giao Mỹ về cuộc trao đổi giữa ông Kissinger với Đại sứ Hàn Tự, Quyền Trưởng Văn phòng liên lạc Trung Quốc, có ghi rõ đoạn này. Cuộc nói chuyện diễn ra tại Washington vào ngày 23/1/1974, tức chỉ vài ngày sau Hải chiến Hoàng Sa.

“Nước Mỹ không ủng hộ Nam Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với những đảo này. Tôi cũng muốn nói rõ điều đó,” Kissinger trấn an Hàn Tự.

Phát biểu tại Thượng đỉnh Chiến tranh Việt Nam tại Thư viện LBJ ở Austin, Texas vào ngày 26/4/2016, ông Kissinger cũng nói Hoàng Sa không quan trọng bằng các vấn đề khác vào thời điểm ấy.

Ông Kissinger đã trả lời như sau trước câu hỏi từ một nhà báo VOA rằng có phải Hoa Kỳ đã đồng ý để Trung Quốc chiếm Hoàng Sa vào năm 1974 hay không:

“Lập trường của Mỹ liên quan đến quần đảo ấy là chúng tôi không giữ lập trường về chủ quyền đối với những đảo này. Vào năm 1974, trong tâm điểm vụ Watergate và cuộc chiến ở Trung Đông, tôi có thể nói rõ với quý vị là quần đảo Hoàng Sa không phải là ưu tiên trên hết trong tâm trí chúng tôi. Nhưng không có thỏa thuận nào được ký mà trong đó chúng tôi trao quyền cho Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa cả, người Trung Quốc cũng chưa từng tuyên bố như vậy.”



50 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 D0e46410

Henry Kissinger đã giữ chức Ngoại trưởng Mỹ giai đoạn 1973 - 1977 và Cố vấn An ninh Quốc gia cho Tổng thống Richard Nixon từ năm 1969 đến tháng 11/1975


Bình luận về vai trò của Kissinger, Đại tá Schuster nói, “Chúng ta không biết được Kissinger đã đưa ra những đảm bảo gì vì ông ấy không bao giờ thừa nhận. Kissinger nhận ra rằng Quốc hội Mỹ sẽ không ủng hộ việc tiếp tục nỗ lực chiến tranh và tâm lý của dân Mỹ khi đó là hãy chấm dứt tổn thất và thoát ra.”

“Tôi nghĩ Mao Trạch Đông nắm được điều đó. Ông ta không phải là một nhà chiến lược quân sự giỏi nhưng ông ta hiểu lúc bấy giờ Mỹ không có ý chí chính trị để bảo vệ Việt Nam Cộng Hòa. Hãy nhớ rằng Kissinger đã bỏ rơi Đài Loan bởi ông ấy nghĩ Mỹ cần một Trung Quốc mạnh để đối phó với Liên Xô.”

“Và kết quả là chính quyền Nam Việt Nam đã bị hy sinh cho mục tiêu lớn hơn của Kissinger, cho việc thiết lập một Trung Quốc thịnh vượng và mạnh mẽ mà Kissinger cho rằng sẽ trở thành đồng minh của Mỹ trong thế kỷ 20,” Đại tá Schuster nói.

Bài học lịch sử

Sau năm 1974, Hải chiến Hoàng Sa và vai trò của quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong sự kiện này ít được đề cập trên các kênh thông tin chính thống của nhà nước tại Việt Nam. Phải đến năm 2014, nhân dịp kỷ niệm 40 năm, Hải chiến Hoàng sa mới được báo chí chính thống đề cập rầm rộ.

Tiếp đó là sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 hoạt động trong vùng biển gần Hoàng Sa gây căng thẳng trầm trọng với Việt Nam.

Lúc bấy giờ, các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc đã nổ ra nhiều nơi, lớn nhất là tại Hà Nội và quanh TP HCM. Bạo loạn tại một số khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương vào tháng 5/2014 đã gây thiệt hại cho các công ty không chỉ của Trung Quốc mà còn của Đài Loan và Singapore.

Giới quan sát trong nước đánh giá rằng Trung Quốc luôn chớp thời cơ tốt để hành động, như 19/1/1974 tấn công Hoàng Sa, 17/2/1979 tấn công biên giới phía bắc Việt Nam và 14/3/1988 tấn công cụm đá Gạc Ma tại Trường Sa. Đấy là các thời điểm Việt Nam mất cảnh giác và suy yếu nhất. Đây là một bài học quan trọng cho Việt Nam trước sự bành trướng ngày càng mạnh mẽ của Bắc Kinh.

Về ý này, Đại tá Schuster gợi ý rằng để đối phó, Việt Nam cần phải có càng nhiều đối tác càng tốt.

“Tôi nghĩ lý do Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra nhiều lợi ích kinh tế cho Việt Nam trong chuyến thăm vừa qua là bởi ông ấy lo ngại việc Mỹ cũng đưa ra giống như vậy cho Việt Nam.”

“Càng nhiều đối tác thì càng tốt. Đừng bao giờ phụ thuộc vào một đối tác để làm đối trọng vì bạn không bao giờ biết nó có thể biến mất lúc nào.”

“Nếu là lãnh đạo quốc gia, bạn có dám đặt cược vận mệnh tương lai quốc gia mình vào một người nào đó không?”

Chuyên gia về an ninh quốc phòng này cho rằng Ấn Độ sẽ là đối tác quan trọng cho Việt Nam trong công nghệ quốc phòng và Nhật Bản cũng là “đồng minh tự nhiên”.

“Tôi nghĩ việc củng cố quan hệ với Ấn Độ là điều mà Việt Nam có thể cân nhắc đưa vào bài toán. Công nghiệp quốc phòng Ấn Độ rất phát triển.”

'Sau mùa hè 2025'



50 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 07a9ff10

Hình ảnh Đá Xu Bi do Trung Quốc kiểm soát trong quần đảo Trường Sa vào năm 2022


Về viễn cảnh nào cho tình hình Biển Đông và những điểm nóng nào có thể bùng phát, Đại tá Carl Schuster nói với BBC rằng ông Tập Cận Bình sẽ muốn chiến thắng trên Biển Đông mà không phải nổ phát súng nào, đồng thời dự đoán nếu xảy ra sự kiện lớn nào đó thì phải sau mùa hè năm 2025.

“Tôi nghĩ Tập Cận Bình phải cân nhắc rất kỹ về sức mạnh ý chí của nước Mỹ.

Có nhiều người Mỹ, tinh hoa chính trị và doanh nhân, nghĩ là nước Mỹ nên thỏa hiệp với Trung Quốc bởi hai nền kinh tế đã có sự gắn kết. Tôi nghĩ Tập Cận Bình coi điều đó là có lợi. Ông ta xem nỗ lực dàn xếp của Mỹ với Trung Quốc là một điểm có thể khai thác.”

“Tập Cận Bình sẽ càng thể hiện rõ hơn ý chí của mình. Nhưng tôi không nghĩ điều đó sẽ diễn ra trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 vì có thể bất lợi cho Trung Quốc. Nhưng sau 2024, Tập sẽ có dịp thử phản ứng của tân tổng thống và tân quốc hội. Nếu ông Joe Biden tái đắc cử thì Tập Cận Bình sẽ tiếp tục lợi dụng điều mà ông ta xem là ‘điểm mù’ của Biden, người tin rằng đối thoại là biện pháp tốt nhất để giải quyết mọi vấn đề. Vấn đề là với những kẻ áp bức và độc tài, họ xem đối thoại là biểu hiện của yếu đuối. Tôi nghĩ vấn đề lớn có xảy ra thì phải sau mùa hè năm 2025.”

“Năm 2027, theo tôi, cũng là một năm khó khăn. Tập Cận Bình có thể muốn chiến thắng trên Biển Đông mà không phải nổ phát súng nào.”

Năm 2027 là mốc thời gian mà các lãnh đạo quân sự và tình báo Mỹ cho rằng Trung Quốc có thể xâm lược Đài Loan. Lý do là khi đó quân đội Trung Quốc đã đủ sức mạnh sau quá trình hiện đại hóa.

Người ta cũng dùng khái niệm “luộc ếch”, tức đun nóng từ từ, để mô tả cách mà Bắc Kinh thực hiện chiến lược Đài Loan. Nói cách khác, Bắc Kinh chọn kế “bất chiến tự nhiên thành”, theo binh pháp Tôn Tử, là không cần ra quân mà Đài Loan cuối cùng sẽ về theo Trung Quốc sau vài chục năm chịu sức ép.

Về phía Mỹ, chuyên gia Schuster cho rằng chính quyền sắp tới tại Washington phải “mạnh tay” hơn trước sự bành trướng của Trung Quốc.

“Từ góc độ chính sách ngoại giao, hành động mạnh, phòng vệ ngăn chặn bằng quân sự, hành động kinh tế và ngoại giao mạnh, để Trung Quốc biết là phải trả giá thì sẽ khiến họ tính toán lại, còn nếu chỉ có nói thôi thì Trung Quốc sẽ leo thang, sẽ đẩy và giật cho đến khi nào đạt được mục đích thì thôi.”

“Nếu Mỹ để Trung Quốc bắt nạt Philippines thì tiếp theo sẽ là Việt Nam, Indonesia và Malaysia… Khi con voi chĩa vòi vào lều của bạn, nếu bạn chỉ vỗ nhẹ vào vòi thì sau đó nó sẽ chui hẳn vào căn lều,” ông ví von.



50 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 57e0aa10

Ông Carl Schuster đã có 25 năm phục vụ trong Hải quân Mỹ. Ông từng công tác trên các tàu chiến và từ năm 1980 chuyển sang lĩnh vực tình báo hải quân, trong đó có vai trò chuyên viên phân tích hoạt động của Hải quân Trung Quốc


BBC News Tiếng Việt
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10558
Registration date : 23/11/2007

50 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 50 năm Hải chiến Hoàng Sa   50 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 I_icon13Tue 20 Feb 2024, 10:06

‘Cả hai miền Nam-Bắc đều đã bị đồng minh phản bội’

Khanh Nguyễn (thực hiện)
Cộng tác viên BBC News Tiếng Việt



50 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 1afe5410

Bà Bùi Thị Minh Hằng (phải) hô khẩu hiệu chống Trung Quốc trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở trung tâm thành phố Hà Nội vào ngày 24/07/2011


“Tôi chỉ tiếc là nếu lúc đó, Việt Nam Cộng Hòa có chút hòa bình thật, Biển Đông hôm nay đã có nhiều điều thú vị hơn,” luật sư Lưu Tường Quang chia sẻ nhân dịp 50 năm Hải chiến Hoàng Sa.

Ông Lưu Tường Quang là luật sư, nhà báo, nhiều năm cố vấn trong hệ thống dịch vụ công cho chính phủ Úc và nguyên trưởng nhiệm SBS Radio, cơ quan phát thanh văn hóa đa nguyên của Úc trong 17 năm.

Trước năm 1975, chức vụ cuối cùng của ông là quyền Tổng thư ký Bộ Ngoại giao cho đến khi vượt biển ra đi.

Kỷ niệm 50 năm Hải chiến Hoàng Sa, BBC News Tiếng Việt có cuộc phỏng vấn với ông về quá khứ lẫn tương lai của biến cố này.

BBC: Đã 50 năm trôi qua kể từ Hải chiến Hoàng Sa, với kết cục là Trung Quốc chiếm toàn bộ quần đảo. Từng là một công dân Việt Nam Cộng Hòa, ký ức của ông về sự kiện này là gì?

Lúc bấy giờ tôi đang phục vụ tại Đại sứ quán Việt Nam Cộng Hòa ở Canberra, Úc. Chúng tôi nhận được tin này rất sớm qua cổng điện tử trung ương Bộ Ngoại giao tại Sài Gòn cũng như nguồn tin từ các hãng thông tấn quốc tế.

Trong vòng 24 tiếng đồng hồ, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã mở một cuộc họp báo để mạnh mẽ tố cáo cuộc xâm lăng của Bắc Kinh, đồng thời luật sư Vương Văn Bắc, Tổng trưởng Ngoại giao, đã chính thức chuyển công hàm với đầy đủ bằng chứng lịch sử đến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, mà Việt Nam Cộng Hòa có tư cách là quan sát viên, để phản đối và lên án Bắc Kinh đã vi phạm luật quốc tế, khi mở cuộc xâm lăng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Tất nhiên tất cả các nhiệm sở ngoại giao của Việt Nam Cộng Hòa đều nhận được chỉ thị vận động các quốc gia thân hữu, kể cả Úc.

Tại Canberra, công việc của chúng tôi không dễ dàng vì Thủ tướng Úc lúc ấy là một chính trị gia thiên tả, ông Gough Whitlam. Tháng 12 năm 1972, sau khi thắng cử, ông Whitlam đã đảo ngược chính sách của Úc, chấm dứt công nhận pháp lý (de jure recognition) Trung Hoa Dân Quốc và chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh.

Ngoại trưởng Úc lúc bây giờ là Don Willesee không thiên tả nhưng không thể nào làm trái đường lối của thủ tướng Whitlam.

Còn một lý do khác nữa mà Canberra không chỉ trích Bắc Kinh, đó là đi theo lập trường và phản ứng của Mỹ trong vấn đề này. Mặc dù có lời yêu cầu của Việt Nam Cộng Hòa nhưng chính phủ Hoa Kỳ đã từ chối yểm trợ hải quân Việt Nam Cộng Hòa trong một phiên họp của Hội đồng An ninh Quốc gia.

Một tướng lĩnh Mỹ đã nói nước Mỹ coi các thực thể tại Hoàng Sa như là những mỏm đá không có tầm chiến lược quan trọng. Tiến sĩ Henry Kissinger, Cố vấn An ninh Quốc gia kiêm Ngoại trưởng, sau này đã bào chữa với lập luận là lúc bấy giờ Washington đã phải đối phó với các diễn tiến khác quan trọng hơn, chẳng hạn tình hình căng thẳng tại Trung Đông.

Rõ ràng là chính phủ Mỹ đã đánh giá sai lầm về tầm quan trọng ở Biển Đông lúc bấy giờ.

BBC: Truyền thông không chính thức trong nước ngày hôm nay nhưng vẫn có ý nói rằng Hải chiến Hoàng Sa 1974 là vô ích, và sự hi sinh là không cần thiết, vì rõ là VNCH yếu thế hơn Trung Quốc. Ông nghĩ sao về những nhận định này?

Theo ý tôi đây là nhận xét nông cạn vô ý thức của những lực lượng dư luận viên do nhà nước kiểm soát. Nếu lập luận này phản ánh nhận định chính của giới lãnh đạo Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam thì chính họ phải hổ thẹn khi đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Quốc phòng, đã ra lệnh cho bộ đội đồn trú ở Gạc Ma, không được nổ súng vào năm 1988 (?).

Sau này Hà Nội đã tìm cách sửa chữa lịch sử khi ghi nhận là đại tướng Lê Đức Anh chỉ ra lệnh “không được nổ súng trước”. Tất nhiên là 64 bộ đội tại Gạc Ma đã không còn cơ hội nào nổ súng sau đó. Các quân nhân bị thảm sát tại Trường Sa được nhà nước gọi là “liệt sĩ”.



50 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 C1d5ce10

Hình ảnh 64 chiến sỹ hy sinh vào năm 1988 tại Gạc Ma


Hoàn toàn khác với trận hải chiến Trường Sa, 74 chiến sĩ hải quân của Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu dũng mãnh và chấp nhận hy sinh vì Tổ quốc, kể cả Hạm trưởng chiến hạm HQ-10, cố trung tá Ngụy Văn Thà… Chi tiết về trận hải chiến này đã được phổ biến rộng rãi, có lẽ cũng không cần phải nhắc lại thêm.

BCC: Cũng có ý kiến tại Việt Nam hôm nay, nói việc mất đảo Hoàng Sa là lỗi yếu kém của nhà nước Việt Nam Cộng Hòa nên lúc này không thể giải quyết tranh chấp được, ông nghĩ sao?

Trong bối cảnh sau Hiệp định Paris 1973, Việt Nam Cộng Hòa đã phải đối phó với tình trạng vô cùng nguy kịch thù trong giặc ngoài, tức là các binh đoàn của Bắc Việt đang tiến vào lãnh thổ của miền Nam, mà quân lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn phải đứng lên để bảo vệ sự vẹn toàn của Tổ quốc, chống lại Cộng sản Bắc Kinh xâm lược.

Trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam Cộng Hòa không phải là nạn nhân duy nhất. Philippines và các nước nhỏ khác tại Đông Nam Á đều ít nhiều chia sẻ số phận này. Mất đất, mất đảo vào tay Trung Cộng không phải chuyện của riêng Việt Nam Cộng Hòa, mà cũng là câu chuyện của nhà nước Việt Nam hôm nay.

Nhưng đặc biệt với câu chuyện Hoàng Sa, 50 năm đã trôi qua, những người Việt bất cứ ở nơi đâu đều tri ân và tưởng niệm những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng vị quốc vong thân trong cuộc hải chiến chống xâm lược 19/1/1974 đó.

BBC: Hãy tưởng tượng cuộc chiến Nam-Bắc Việt vẫn chưa chấm dứt đến ngày hôm, cục diện thì tương tự như Nam-Bắc Hàn, theo ông, Hoàng Sa có trở thành như là một đồn trú quân sự quan trọng của Trung Quốc để áp chế cả Việt Nam như lúc này hay không?

Trong số ba quốc gia bị chia đôi, kể cả Tây và Đông Đức, Việt Nam là nơi duy nhất mà phe Cộng sản đã chiến thắng quân sự. Cố Nghị sĩ John McCain, một tù binh tại Hỏa Lò, và sau này với tư cách và nghị sĩ Đảng Cộng hòa, người hết lòng cổ xúy tái bang giao song phương, đã nói thẳng là “the wrong guy won the war in Vietnam” (kẻ xấu đã thắng).

Tất nhiên, trong giả thuyết nói trên, Việt Nam Cộng Hòa sẽ giàu mạnh hơn về mặt phát triển tương tự Hàn Quốc. Nhưng về mặt an ninh quốc phòng, Việt Nam Cộng Hòa cũng phải đối diện với mối đe dọa lớn lao hơn với các căn cứ quân sự của Bắc Kinh tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong thực tế, đây cũng là mối đe dọa chung cho chính nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, một chế độ Cộng sản là đồng chí, anh em với Trung Quốc.

BBC: Nếu Việt Nam không đưa vấn đề Trung Quốc chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực ra trước tòa án quốc tế thì tư cách về chủ quyền của họ có bị vô hiệu theo thời gian? Ông đánh giá thế nào về khả năng nhà nước Việt Nam khởi kiện Trung Quốc?

Tranh chấp lãnh thổ và vùng biển không phải là điều gì mới mẻ trong lịch sử nhân loại. Thế nhưng chiếm hữu lãnh thổ bằng một cuộc xâm lăng vũ trang là không bao giờ được công nhận theo luật quốc tế.

Thí dụ cụ thể hiện nay là cuộc xâm lăng của Nga tại Ukraine, kể cả việc Tổng thống Vladimir Putin sáp nhập bán đảo Crimea hồi 2014 và việc Israel chiếm đóng lãnh thổ của Palestine tại Trung Đông.

Cũng trên cơ sở này, chúng ta biết chắc là việc Bắc Kinh chiếm đóng bằng cuộc xâm lăng vũ trang đảo Hoàng Sa của Việt Nam là không thể nào được công nhận.

Vấn đề được đặt ra là liệu đến thời hiệu 50 năm mà Việt Nam không khởi kiện Bắc Kinh trước một tòa án quốc tế, thì việc xác quyết chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam bị suy yếu hay không còn hiệu lực, lập luận này tôi chưa tìm thấy một án lệ cụ thể nào.

Một ví dụ mà chúng ta có thể nêu ra trong quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia, việc chiếm hữu phần đất trước kia gọi là Thủy Chân Lạp (kể cả đảo Phú Quốc) mà ngày nay gọi là Đồng bằng sông Cửu Long, phía Phnom Penh không có cơ sở pháp lý nào để đòi lại cả.

Thật ra trong thế kỷ trước, một số chính trị gia Khmer đã tung các chương trình vận động kiện Việt Nam ra trước tòa án quốc tế để lấy lại đảo Phú Quốc, nhưng sau cùng đều đã bỏ cuộc. Không có ai trong số những chuyên gia luật quốc tế tin rằng Campuchia đã có cơ sở pháp lý để thành công.

Lý do cũng dễ hiểu, vì trong quá trình Nam tiến, dân tộc Việt Nam đã chiếm hữu vùng đất phương Nam phì nhiêu này một cách hòa bình trải qua nhiều thế kỷ. Và trong nhiều trường hợp còn có sự thỏa hiệp giữa xứ Đàng Trong của Chúa Nguyễn và các vua chúa địa phương lúc bấy giờ.

Cần phải nói rõ trong vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, tuy Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có những sai lầm nghiêm trọng (như công hàm Phạm Văn Đồng 14/9/1958), nhưng hôm nay nhà nước Việt Nam là nhà nước kế thừa tiếp nối lập trường chính danh của Việt Nam Cộng Hòa.

Nhà nước thống nhất địa lý hôm nay, và Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa, đã có lập trường và cách ứng xử theo tiêu chuẩn quốc tế, mỗi khi Bắc Kinh vi phạm chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông. Như vậy, để không có ai hiểu lầm rằng “im lặng như là đồng ý”, hoặc chấp nhận nên không lên tiếng phản đối.

Theo tôi, trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam đang cân nhắc phương án kiện hay không kiện Trung Quốc như một thái độ chính trị. Giới lãnh đạo Hà Nội đều biết rõ là Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý, và nếu kiện thì theo mô thức mà Philippines đã theo đuổi trong vụ kiện Trung Quốc ra trước tòa trọng tài quốc tế The Hague.

Tòa án này đã ra phán quyết hồi tháng 7 năm 2016, hoàn toàn bác bỏ lập luận quyền lịch sử của Bắc Kinh và coi đường lưỡi bò chín đoạn là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.

Hầu hết các chuyên gia về công pháp quốc tế và các vấn đề Biển Đông đều đồng ý - và bản thân tôi cũng tương tự - là một vụ kiện theo mô thức của Philippines, Việt Nam không thể thua, nhưng điểm khó khăn là việc thi hành phán quyết cuối cùng đó.

BBC: Trong bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc cam kết "chia sẻ tương lai", nếu Việt Nam không chính thức kiện Trung Quốc, chuyện sẽ giằng dai không hồi kết, mà phần hi sinh ở giữa vẫn chủ yếu là ngư dân Việt Nam?

Trong chuyến công du vào tháng 12 năm 2023, có vẻ như ông Tập Cận Bình đã thành công hơn trong nỗ lực ép buộc Việt Nam tham dự vào sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), nhân kỷ niệm 10 năm của kế hoạch này.

Việt Nam không còn chần chờ được nữa, mà đã phải cam kết một kế hoạch Hai hành lang, Một vành đai (Two Corridors, One Belt). Và đó là cách chấp nhận cộng đồng chia sẻ tương lai với Bắc Kinh.

Nhà nước Việt Nam có thể nghĩ rằng họ tránh vỏ dưa, nhưng rồi vẫn đạp phải vỏ dừa. Tôi nghĩ đây là chỉ sự khác biệt về mỹ từ, có lẽ để xoa dịu công luận. Bắc Kinh vẫn giữ nguyên cụm từ Hán Việt là cộng đồng chung vận mệnh nhưng dịch sang tiếng Anh là cộng đồng chia sẻ tương lai.





Tôi tin rằng ông Nguyễn Phú Trọng quá đắc ý về chính sách “Cây tre”, mà quên rằng cây tre đứng lẻ loi một mình thì có thể bị trốc góc trong một cơn bão mạnh. Chỉ có bụi tre mới có thể trụ lại, đúng theo nghĩa đen cũng như nghĩa bóng. Điều này có nghĩa là Việt Nam phải cần có thêm nhiều đồng minh, thay vì lẻ loi trong quỹ đạo Bắc Kinh với chính sách gọi là “Bốn Không” và “Một Tùy”.

Ngay lúc này tôi nghĩ rằng giới lãnh đạo Hà Nội đã bỏ mất cơ hội để cải thiện thế đứng đối với Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông, khi phải nhượng bộ quá nhiều các chính sách bên ngoài Biển Đông. Một trong những hậu quả thấy rõ là ngư dân Việt Nam tiếp tục bị đàn áp, đe dọa.

Nhưng quyền lợi của Tổ quốc Việt Nam tại Biển Đông không chỉ là đánh bắt hải sản, mà còn là những vụ lợi kinh tế khác như dầu khí và chiến lược an ninh quốc phòng.

BBC: Trước cột mốc 50 năm quần đảo Hoàng Sa bị mất vào tay một quốc gia đang có mối ngoại giao thâm sâu với nhà nước Việt Nam hôm nay, ông có suy nghĩ gì?

Nhìn lại lịch sử từ sau Thế chiến II, Việt Nam - cả Bắc lẫn Nam (khi đất nước bị chia đôi) - đều đã là nạn nhân của chính sách đại cường, cả hai đều đã bị đồng minh phản bội.

Cũng có thể chúng ta nên nhìn lại một phần của quá khứ, khi đi tìm một con đường cho tương lai trong vấn đề Biển Đông, mà cuộc tranh chấp có thể còn tiếp tục nhiều thập niên nữa.

Đầu năm 1975, Hội đồng Liên bộ của Ủy hội Quốc gia Dầu hỏa Việt Nam nhóm họp tại Sài Gòn, mà tôi có mặt với tư cách là đại diện Bộ Ngoại giao. Ông Bùi Diễm, từng là Đại sứ Việt Nam tại Washington, đã ghi chú rất kỹ phần trình bày của kỹ sư Trưởng nhiệm Trần Văn Khởi về những khám phá mới của việc khai thác, tuy chỉ là phác thảo ban đầu nhưng đầy hứa hẹn tại vùng biển ngoài khơi Nam Việt Nam.

Phiên họp này đã dành nhiều thì giờ thảo luận một kế hoạch thu hút đầu tư Hoa Kỳ và Úc cũng như các quốc gia dân chủ phương Tây khác. Đây là một hình thức ngoại giao kinh tế của nền thế kỷ trước.

Tiếc thay, chính thể Việt Nam Cộng Hòa không có đủ thì giờ cũng vào thời điểm ấy Bắc Việt đã mở những cuộc tấn công tràn vào tỉnh Phước Long, mà Washington lại im lặng, không có phản ứng.

Từ đó miền Bắc như được khuyến khích và bắt đầu chiến dịch gọi là Chiến dịch Hồ Chí Minh, để tiến sĩ Henry Kissinger có thể nham nhở mỉm cười tuyên bố “Hòa Bình trong tầm tay”. Tôi chỉ tiếc là nếu lúc đó, Việt Nam Cộng Hòa có chút hòa bình thật, Biển Đông hôm nay đã có nhiều điều thú vị hơn.

_________________________
50 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10558
Registration date : 23/11/2007

50 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 50 năm Hải chiến Hoàng Sa   50 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 I_icon13Tue 20 Feb 2024, 10:12

50 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 H1-17910

Những người lính hải quân VNCH đã bỏ mạng trong trận 19-1-1974. Ảnh: internet

_________________________
50 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10558
Registration date : 23/11/2007

50 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 50 năm Hải chiến Hoàng Sa   50 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 I_icon13Tue 20 Feb 2024, 10:38

Danh sách các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh trong Hải chiến Hoàng Sa 1974

Thanh Niên Online xin cung cấp tới bạn đọc danh sách 75 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh khi chiến đấu chống lại quân xâm lược Trung Quốc trong Hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Danh sách này đang tiếp tục được hoàn thiện với sự đóng góp của bạn đọc.

Phần lớn những tử sĩ này thân xác đã tan vào biển cả và suốt 40 năm qua, chỉ có người thân, bạn bè và đồng đội mới biết và tưởng nhớ họ.

Vẫn còn nhiều thông tin chưa rõ ràng trong danh sách dưới đây (khuyết họ, chức vụ…), rất mong bạn đọc giúp chúng tôi bổ sung thông tin, hoàn chỉnh danh sách những người đã ngã xuống trong khi chiến đấu bảo vệ chủ quyền đất nước.

Thanh Niên Online xin cảm ơn kỹ sư hàng hải Đỗ Thái Bình (TP.HCM) và cựu Hạm trưởng HQ-4 Vũ Hữu San (Mỹ) đã cung cấp và giúp chúng tôi điều chỉnh các thông tin trong danh sách.

Sau đây là danh sách các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh trong Hải chiến Hoàng Sa 1974:



50 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 Ds011050 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 Ds021050 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 Ds031050 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 Ds041050 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 Ds0510


Cập nhật:

Ngày 9.1:

- Thanh Niên Online vừa nhận được điện thoại của nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc (TP.HCM). Ông Phúc cho biết theo thông tin do gia đình cung cấp, ở vị trí thứ 58 là Hạ sĩ nhất Vận chuyển Lương Thanh Thú (HQ-10), không phải "Lương Thanh Thi" như danh sách ban đầu.

- Kỹ sư hàng hải Đỗ Thái Bình (TP.HCM) vừa nhắn tin cho Thanh Niên Online, thông báo gia đình cho biết ở vị trí 21 là Thượng sĩ Điện tử Nguyễn Phú Hảo, không phải "Hào" như danh sách ban đầu. Chúng tôi xin phép điều chỉnh.

Xin cảm ơn nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc và kỹ sư hàng hải Đỗ Thái Bình.

Ngày 12.1:

- Anh Trần Đoàn Nam ở TP.HCM đề nghị điều chỉnh tên cha của mình là Trần Văn Đảm (ví trí thứ 9), không phải Trần Văn Đàm như trong danh sách ban đầu. Xin trân trọng cảm ơn anh Trần Đoàn Nam.

Danh sách trên vẫn còn cần bổ sung và điều chỉnh, Thanh Niên Online mong tiếp tục nhận được sự góp ý của bạn đọc và rất xin lỗi nếu có điểm nào đó chưa chính xác do điều kiện xác minh khó khăn.

Ngày 14.1:

- Thanh Niên Online vừa nhận được thông tin từ gia đình một quân nhân hi sinh trong Hải chiến Hoàng Sa: “Gia đình chúng tôi có người mất trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, nhưng không thấy có tên trong danh sách. Thân nhân là Phạm Ngọc Đa, số quân là 71703011, phục vụ trên tàu HQ-10 (Nhật Tảo) với cấp bậc là trung sĩ. Trung sĩ Phạm Ngọc Đa không trực tiếp thiệt mạng trong trận chiến mà chết trong quá trình trôi dạt trên biển ba ngày sau khi tàu HQ-10 chìm (22.1.1974)...”

Gia đình trung sĩ Phạm Ngọc Đa còn gửi tới Thanh Niên Online bản sao chụp giấy báo tử, giấy trợ cấp của chính quyền VNCH và các giấy tờ, hình ảnh liên quan. Cũng theo người thân trong gia đình, thân mẫu của trung sĩ Phạm Ngọc Đa vẫn còn sống tại địa chỉ 588/20A Đông Thịnh 3, Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, An Giang.


50 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 Hoangs12

Giấy chứng tử quân nhân Phạm Ngọc Đa - Ảnh: Gia đình cung cấp

50 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 Hoangs10

Trung sĩ Phạm Ngọc Đa

50 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 Hoangs11

Phong thư được trung sĩ Đa gửi đi từ tàu HQ-10


Ngày 16.1:

- Thanh Niên Online vừa nhận được tin nhắn của bạn đọc Trần Minh Kha ở quận 4, TP.HCM với nội dung sau: "Đề nghị quí báo điều chỉnh bổ sung họ và tên đầy đủ của anh tôi là: Trần Văn Xuân, trung sĩ điện khí, HQ-16 (ở mục 74). Trân trọng cảm ơn". Rất mong bạn Trần Minh Kha gửi số điện thoại hoặc email tới hộp thư toiviet@thanhnien.vn để chúng tôi xác minh thêm trước khi cập nhật.

(Thanh Niên Online)

_________________________
50 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




50 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 50 năm Hải chiến Hoàng Sa   50 năm Hải chiến Hoàng Sa - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
50 năm Hải chiến Hoàng Sa
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» 45 năm cuộc chiến tranh tự vệ chống xâm lược Trung Quốc
» "Năm năm vàng son 1955-60" của Việt Nam Cộng Hòa
» Lý Chiều Chiều - Thanh Thuỷ, Lương Tuấn
» Những chiếc ô 'cuốn theo chiều gió'
» CHIỀU QUÊ (Chiếu Sông Quê)
Trang 2 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Tin tức... mình-