Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Mái Nhà Chung by mytutru Yesterday at 23:18

EM CHIM HÁT HAY QUÁ by mytutru Yesterday at 21:55

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Yesterday at 12:56

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Yesterday at 12:37

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Wed 08 May 2024, 11:15

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Wed 08 May 2024, 10:00

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Tue 07 May 2024, 23:54

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Tue 07 May 2024, 08:05

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:42

Chết rồi! by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:31

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 05 May 2024, 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Tam Tạng Pháp Số

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 7 ... 10, 11, 12 ... 25 ... 40  Next
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11179
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 11 I_icon13Tue 12 May 2015, 19:55

Tam Tạng Pháp Số 99
 
TAM THÂN THỌ LƯỢNG
三身寿量 (Pháp hoa kinh văn cú)
 
Một, Pháp thân thọ lượng. Học theo nguyên tắc của pháp tánh và trở về với pháp tánh là thân. Thân này chẳng phải sắc, chẳng phải tâm, tạm gọi pháp tánh là pháp thân. 
Thọ lượng không do quả báo mà được thân mạng, cũng không phải sống lâu, tạm gọi là không thay đổi. Gọi đó là thọ.  Việc sống lâu này chẳng lường dài, ngắn. Kinh nói: cũng không ở đời và cũng không Diệt độ, chẳng thật chẳng hư, chẳng giống, chẳng khác.
Hai, Báo thân thọ lương. Báo thân là dùng trí như như hợp với cảnh như như, dùng cảnh phát kkởi trí, dùng trí chiếu rọi cảnh. Cảnh, trí hoà hợp một cách huyền diệu.  Đó là báo thân. 
Nói vô lượng là cảnh vô lượng vô biên thường còn không mất, trí cũng như thế, tức là trí huệ, gọi là thọ mạng. Kinh nói: Trí và lực ta như thế, tu tập lâu mới được. 
Ánh sáng của trí huệ chiếu soi vô lượng, sống lâu vô số kiếp. 
(Như như là cảnh là trí và trí là cảnh. Cảnh, trí không hai).
Ba, Ứng thân thọ lượng.
Ứng thân là tương đồng với vạn vật làm thân. Thọ lượng là tương đồng với sự lâu dài là sống lâu, tương đồng với dài, ngắn là lượng. 
Trí và thể hoà hợp nhiệm màu, có thể đem lại lợi ích lớn cho chúng sanh. Kinh nói: Tuỳ đối tượng được độ, tuỳ theo nơi mà nói pháp. Ngôn ngữ không giống nhau, tuổi tác lớn nhỏ… không nhất thiết.
 
PHẬT HÓA THÂN TAM
佛化身三 (Quán Phật Tam muội hải kinh)
 
Một, Đại hoá thân thiên trượng. Phật vì các Bồ tát Thập địa trở về trước, ứng thân diễn nói diệu pháp, khiến cho họ tiến tu, hướng về quả Phật, nên hoá hiện thân ngàn trượng. 
Hai, Tiểu hoá thân trượng lục.
Phật vì hàng Nhị thừa và phàm phu nói các pháp Tứ đế v.v…, khiến cho họ bỏ vọng trở về với chân và được khai ngộ, nên hoá hiện thân một trượng sáu thước.
Ba, Tuỳ loại bất định. Thệ nguyện của Phật rộng sâu, từ bi bao trùm tất cả, tuỳ từng loài mà ứng hiện báo thân hoặc lớn, hoặc nhỏ không nhất định.
 
TAM GIÁC
三覺 (Phiên dịch danh nghĩa).
 
Giác có ba nghĩa là tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Chỉ Phật mới đầy đủ ba nghĩa trên mà thôi. Kinh Hoa nghiêm nói: Lạ thay! Đấng đại đạo sư, tự mình giác ngộ, còn có thể giác ngộ cho người khác.
Một, Tự giác. Hiểu biết ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai, tất cả các pháp thường và vô thường, liễu ngộ được tánh chơn Lê Hồng Sơn dịch 100 không, chấm dứt lầm lạc, hư vọng, thành tựu được trí nhiệm mầu, đạo chứng được viên giác. Vì vậy gọi là tự giác.
Hai, Giác tha. Phật vận dụng tâm từ bi độ cho tất cả chúng sanh, khiến cho xa lìa khổ sanh tử, được an vui. Vì vậy gọi là giác tha. 
Ba, Giác hạnh viên mãn. Ba hoặc hoàn toàn chấm dứt, đức độ đầy đủ, lên quả vị Phật, hạnh quả tròn đầy. Vì vậy gọi là giác hạnh viên mãn. 
( ba hoặc: Kiến tư hoặc, trần sa hoặc, vô minh hoặc)
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11179
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 11 I_icon13Tue 12 May 2015, 20:00

Tam Tạng Pháp Số 100
 
TAM CHỦNG THƯỜNG
三種常 (Phật địa luận)
 
Một, Bản tánh thường. Tức là pháp thân. Bản tánh của pháp thân thường còn, không sanh, không diệt.
Hai, Bất đoạn thường. Tức là báo thân. Báo thân thường nương nơi pháp thân, không gián đoạn. 
Ba, Tương tục thường. Tức ứng thân, cũng gọi là biến hoá thân. Trong mười phương thế giới, hiện thân không ngừng nghỉ để dạy dỗ vô lượng chúng sanh.
 
TAM CHỦNG THẦN BIẾN
三種神变 (Đại bảo tích kinh).
 
Thần là thần thông, biến là biến hoá.
Một, Thuyết pháp thần biến. Phật có trí lớn vô ngại, biết nghiệp nhân thiện, ác của chúng sanh và quả báo lành, dữ, hoặc dùng pháp Thinh văn, Duyên giác và pháp Đại thừa để họ được giải thoát.
Đã biết như thế. Phật hiện tất cả thần biến nói pháp cho họ. Đó gọi là thuyết pháp thần biến.
Hai, Giáo giới thần biến. Giáo là răn dạy; giới là ngăn ngừa, cảnh giác.
Phật dạy các đệ tử cái gì đáng làm, cái gì không đáng làm; cái gì đáng tin, cái gì không đáng tin; cái gì đáng gần gũi, cái gì không đáng gần gũi; pháp nào tạp nhiễm, pháp nào thanh tịnh.
Tu hành theo con đường như thế thì chứng Thinh văn thừa; Tu hành con đường như thế thì chứng Duyên giác thừa; Tu hành con đường như thế thì thành tựu Đại thừa. Phật hiện các thần biến vì họ dạy bảo. Đó gọi là giáo giới thần biến.
Ba, Thần thông thần biến. Phật muốn điều phục tánh kiêu mạng của chúng sanh, hoặc hiện một thân thành nhiều thân và ngược lại; vào ra sườn núi, vách đá không hề chướng ngại; thân trên ra lửa, thân dưới ra nước và ngược lại; vào ra trong đất, nước một cách tự nhiên; Phật hiện ra các thần biến để điều phục chúng sanh. 
Đó gọi là thần thông thần biến.
 
TAM PHẬT ĐỘ
三佛度 (Hoa nghiêm kinh sớ)
 
Một, Pháp tánh độ. Là quốc độ mà pháp thân của Phật nương tựa, chính là lý độ 
(quốc độ thuộc về lý tánh) căn bản thức của Phật tiềm tàng trong thân làm nơi nương náu, duy trì, luôn có biến đổi bất ngờ ở thế giới bên ngoài, nên cõi pháp tánh thông suốt và làm thể của các cõi.
(Khí giới là vi thế giống như khí cụ).
Hai, Thọ dụng độ. Là cõi thọ dụng báo thân của Phật. Thọ dụng có hai: 
một/ Nếu lấy sự tương ưng giữa bạch tịnh thức và kết quả tự lợi do tu tập viên mãn thì từ khi mới thành Phật đến hết thời vị lai, liên tục biến thành cõi Phật đã thuần tịnh, bao trùm tất cả, trang nghiêm bằng châu báu. Đó gọi là thọ dụng thân.

hai/ Nếu lấy sức đại từ bi và kết quả lợi tha do tu tập viên mãn thì, theo chỗ thích hợp với Bồ tát Thập địa mà biến thành tịnh độ, hoặc lớn, hoặc nhỏ, hoặc đẹp, hoặc xấu. 
Ba, Biến hóa độ Là cõi do biến hóa ứng thân của Phật. 
Phật dùng bất tư nghị thần lực, tùy nghiệp thiện, ác của chúng sanh, biến ra các cõi nước dơ, sạch, để làm phương tiện giáo hóa. 
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11179
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 11 I_icon13Sat 16 May 2015, 18:35

Tam Tạng Pháp Số 101
 
PHẬT HÀNH LY ĐỊA TAM Ý
佛行離地三意 (Hoa nghiêm kinh Tùy sở diễn nghĩa sao và Phật thuyết xứ xứ kinh)
 
Một, Địa hữu trùng. Mọi nơi trên mặt đất đều có côn trùng, hoặc nằm dưới, hoặc chạy ở trên mặt đất. Phật vì lòng từ bi, sợ làm thương tổn mạng sống của chúng, cho nên khi đi, chân không chấm đất.
Sao nói: Thế Tôn khi đi cách mặt đất bốn ngón tay.
Hai, Địa hữu sanh thảo. Mọi nơi trên mặt đất đều có cỏ mọc khắp nơi.
Phật muốn giữ toàn sức sống của nó, nên khi đi, chân không chấm đất.
Ba, Hiện thần thông lực. Phật hiện ra thần thông, bay, đi tự tại; đi trong không trung như đi trên đất, nên khi đi, chân không chấm đất.
 
NHƯ LAI KHẤT THỰC TAM Ý
如來乞食三意 (Pháp tập kinh).
 
Một, Bất thực trân vị, mỹ ố quân đẳng. Phật khất thực đi vào làng xóm, những gì có được tùy tín chủ cho, không tham thức ăn quí, hoặc ngon hoặc dỡ đều không phân biệt.
Đó gọi là bất tham trân vị, mỹ ố quân đẳng.
Hai, Vị pháp ngã mạn, quí tiện đồng du. Phật khất thực, vì phá ngã mạn tự cao, đối các nhà giàu sang hay nghèo hèn đều không chọn lựa.
Đó gọi là phá ngã mạng quí tiện đồng du.
Ba, Từ bi bình đẳng đại tác lợi ích. Phật không vì cái khổ đói khát, nghèo túng, thiếu thốn, mà vì chúng sanh, đem lòng từ bi bình đẳng, mới đi khất thực, đem đến lợi Lê Hồng Sơn dịch 102 ích to lớn cho chúng.

Đó gọi là từ bi bình đẳng đại tác lợi ích. 
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11179
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 11 I_icon13Sat 16 May 2015, 18:56

Tam Tạng Pháp Số 102
 
PHẬT TAM SỰ NHẬP THÀNH
佛三事入城 (Kim cang kinh sớ).
 
Một, Vị nữ nhân nhập thành. Tất cả đàn bà, con gái đều bị cha, mẹ hay chồng quản thúc trong nhà, không được cho đi lại, nhớ trông Phật mà không cách nào được gặp, vì thế Phật đi vào thành phố, để cho các bà, các cô được chiêm bái, kính lễ Phật.
Kinh Quang Phật Tam muội hải nói: Nếu thấy được tướng hảo quang minh của Phật thì trừ được 60 kiếp tội lỗi sanh tử, được phước vô lượng, đời sau sanh vào nơi chắc chắn gặp đức Di lặc. (Tiếng Phạn là Di lặc, tiếng Hoa là Từ thị).
Hai, Vị bệnh nhân nhập thành. Phật ở chỗ người bệnh, thường đem lòng cứu giúp họ, khiến cho họ lìa khổ được vui. Vì vậy, khi Phật vào thành khất thực, tất cả người bệnh, nhờ chiêm ngưỡng Phật, khiến bệnh của họ hết và phát tâm Bồ đề.
Ba, Dục linh nhân kiến tướng hảo nhập thành.
Phật phúc huệ trang nghiêm, đầy đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, mầu nhiệm khó nghĩ suy.
Người chiêm ngưỡng được Ngài, thì tội diệt, phước sanh.
Vì vậy, Ngài vào Thành để mọi người được thấy Ngài. (32 tốt tướng tốt là:
 1) Bàn chân bằng phẳng,
2) Chỉ dưới bàn chân giống như bánh xe,
3) Ngón tay thon dài,
4) Chân tay mềm mại,
5) Gót chân đầy đặn,
6) Mu bàn chân cao đẹp,
7) Bắp chân như tướng lộc vương,
8) Tay dài quá gối,
9) Tướng mã âm tàng,
10) Thân cao lớn,
11) Lỗ chân lông nhấp nháy màu xanh,
12) Lông trên mình mềm mại,
13) Sắc thân vàng thắm,
14) Thân chiếu ra hào quang,
5) Da dẻ mềm mại và trơn bóng,
16) Lòng bàn tay, bàn chân, hai vai và đỉnh đầu, bảy chỗ ấy đều đầy đặn,
17) hai nách đầy đặn,
18) Thân như sư tử,
19) Thân đoan trang ngay thẳng,
20) hai vai tròn trịa,
21) Có bốn mươi cái răng,
22) Răng trắng đều khít khao,
23) Bốn răng cửa trắng bóng,
24) Hàm răng dưới vững vàng chắc chắn,
25) Nước bọt trong họng thơm,
26) Lưỡi rộng dài,
27) Giọng nói ấm vang như giọng Phạm Thiên,
28) Mắt xanh biếc,
29) Lông mi như ngưu vương,
30) Có lông trắng giữa hai chân mày,
31) Trên đỉnh đầu có nhục kế nổi cao,
32) Lông trên thân uốn về bên phải.
Tám mươi vẻ đẹp:
1) Móng tay dẹp và dài,
2) Tay, chân tròn trịa,
3) Tay, chân bằng nhau, không so le,
4) Tay, chân tròn đầy,
5) Gân mạch vững vàng,
6) hai mắt cá chân ẩn bên trong,
7) Đi lại ngay thẳng,
8) Đi lại oai nghiêm tề chỉnh,
9) Đi lại an bình,
10) Đi đứng có oai nghi,
11) Quay người nhìn ra sau,
12) Lóng tay, lóng chân rất đẹp,
13) Khớp xương
vững chãi,
14) Đầu gối mập tròn,
15) Những chỗ khuất rất đẹp,
16) Cử động nhanh nhẹn,
17) Dung mạo trang nghiêm,
18) Các khớp xương mạnh khoẻ,
19) Tay chân đằm thắm,
20) Tướng tá đoan nghiêm,
21) Xung quanh thân có ánh sáng,
22) Bụng vuông vức,
23) Rốn sâu và lông quay về bên phải,
24) Rốn dày đầy đẹp,
25) Da và thịt đều nhau,
26) Lòng bàn tay đầy đặn,
27) Chỉ tay sâu dài,
28) Môi hồng tươi,
29) Khuôn mặt đầy đặn,
30) Lưỡi rộng dài,
31) Tiếng nói hùng hồn,
32) Tiếng vọng hay ho,
33) Mũi cao dài thẳng,
34) Răng ngay thẳng,
35) Răng trắng sạch,
36) Mắt rộng sáng ngời,
37) Mắt to dài,
38) Lông mày đều thẳng,
39) Hai vai rộng dài,
40) Hai vai tròn đẹp,
41) Hai vai nhuận sáng,
42) Tai dày và dài,
43) Hai tai đẹp đẻ,
44) Dung mạo đẹp đẻ,
45) Trán rộng tròn đầy,
46) Thân mình đẹp tuyệt,
47) Tóc dài óng mượt,
48) Tóc thơm sạch,
49) Tóc suông ngay thẳng,
50) Tóc cứng khoẻ,
51) Tóc bóng mượt,
52) Thân mình vững chãi,
53) Thân thể trang nghiêm,
54) Thất khiếu sạch sẽ,
55) Thân thể khoẻ mạnh đẹp đẻ,
56) Hình vóc trang nghiêm,
57) Khuôn mặt chữ điền,
58) Dung nhan thư thái,
59) Gương mặt sáng đẹp,
60) Vóc dáng nghiêm tịnh,
61) Lỗ chân lông toả hương thơm,
62) Miệng toả hương thơm,
63) Lông trên mình mềm mại,
64) Thuyết pháp kế lý,
65) Đỉnh đầu cao đẹp,
66) Tướng đầu rất đẹp,
67) Lóng tay rõ ràng,
68) Đi không đạp đất,
69) Thần lực vững chắc,
70) Oai đức nỗi tiếng,
71) Tiếng nói hoà nhã,
72) Thuyết pháp hợp với căn cơ,
73) Thuyết pháp bằng một âm,
74) Thuyết pháp tuần tự,
75) Bình đẳng với loài hữu tình,
76) Xem xét trước sau mới làm,
77) Tướng đẹp đầy đủ,
78) Xương đầu chắc chắn,
79) Dung nhan kỳ diệu,
80) Vầng ngực rất đẹp).
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11179
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 11 I_icon13Sat 16 May 2015, 19:02

Tam Tạng Pháp Số 103
 
PHẬT TAM BẤT NĂNG
三佛不能 (Cảnh đức truyền đăng lục)
 
Một, Bất năng miễn định nghiệp. Phật có thể dứt tất cả tướng, đoạn tất cả ác nghiệp của chúng sanh, nhưng không thể tránh khỏi định nghiệp của mình.
(Định nghiệp là nghiệp quyết định, không thể thay đổi).
Hai, Bất năng độ vô duyên. Phật có thể dạy bảo tất cả chúng sanh, nhưng không thể độ những người vô duyên. 
Ba, Bất năng tận sanh giới. Phật có thể độ tất cả chúng sanh trong cõi thế gian, nhưng không thể độ hết chúng sanh trong các cõi được (nghĩa là không thể độ hết chúng sanh được).
 
TAM CHỦNG KỲ ĐẶC SỰ
三種奇特事 (Quá khứ, hiện tại nhân quả kinh)
 
Một, Thần thông kỳ đặc. Phật, Thế Tôn, thích ứng căn cơ của chúng sanh, hiện ra thần thông biến hoá không thể nghĩ bàn, khiến cho tất cả chúng sanh, tà ma ngoại đạo đều trở về sự giáo hoá của Phật.
Đó là thần thông kỳ đặc.
Hai, Huệ tâm kỳ đặc. Trí huệ của Phật, tâm sáng tịch tĩnh, hiểu rõ tất cả các pháp, thành tựu trí nhất thiết chủng. Đó là huệ tâm kỳ đặc.
Ba, Nhiếp thọ kỳ đặc. Phật hiểu rõ căn tánh nhanh, chậm của chúng sanh, tuỳ theo căn cơ của chúng sanh mà nhiếp thọ và dạy dỗ, khiến cho chúng nghe và hiểu pháp yếu, tiến tu theo hạnh giải thoát và xa lìa sanh tử, đó là nhiếp thọ kỳ đặc.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11179
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 11 I_icon13Sat 16 May 2015, 19:18

Tam Tạng Pháp Số 104
 
PHẬT TAM NGỮ
佛三語 (Hoa nghiêm kinh Tuỳ sớ diễn nghĩa sao)
 
Một, Tuỳ tự ý ngữ. Phật theo ý mình, nói những pháp đã chứng được.
Vì vậy gọi là tuỳ tự ý ngữ.
Hai, Tuỳ tha ý ngữ. Phật luôn tuỳ thuận ý của kẻ khác, nói pháp phương tiện dẫn dắt chúng sanh.
Vì vậy gọi là tuỳ tha ý ngữ.
Ba, Tuỳ tự tha ý ngữ. Phật vì chúng sanh thuyết pháp, một nữa theo ý tự chứng của mình, một nữa theo căn cơ người khác. Vì vậy gọi là tuỳ tự tha ý ngữ.
 
TAM XỨ BẤT CHUYỂN
PHÁP LUÂN 三處不轉法輪
 
Một, Ngã mạn cao sơn. Người ngoại đạo, phần nhiều là tà kiến ngã mạn, cống cao, cao ngất như núi, như đồi. Tuy họ nghe chánh pháp, không chỉ không tin mà có lỗi chế nhạo, vời quả báo ác về cho mình.
Vì thế không thuyết pháp cho họ. 
Hai, Ngũ dục ứ nê.Tất cả phàm phu đều mê đắm năm dục sắc, thanh, hương, vị, xúc, chìm đắm nơi dơ dáy như ở trong bùn đen vậy, thân, tâm không còn trong sạch nữa, thì không thể lãnh thọ chánh pháp. Vì vậy không thuyết pháp cho họ.
Ba, Tà kiến trù lâm. Ngoại đạo, phàm phu, chấp chặc kiến thức như cây cối rậm rạp trong rừng, nhưng đối với chánh pháp không thể tin, nhận. Vì vậy không thuyết pháp cho họ.
 
TAM LUÂN
三 輪 (Kim quang minh kinh văn cú).
 
Luân là bánh xe, có công dụng là nghiền nát, bẻ gảy mọi thứ trên đường nó đi, để ví dụ cho thân nghiệp của Phật biểu hiện không trở ngại, khẩu nghiệp thuyết pháp, ý nghiệp xem xét căn cơ của chúng sanh, để có thể nghiền nát phiền não sai lầm của chúng sanh. 
Vì vậy gọi là tam luân.
Một, Thân luân. Cũng gọi là thần thông luân. Phật nói pháp, trước, hiện thần thông, làm căn cơ, tình cảm của chúng sanh tỉnh ngộ để sanh chánh tín.
Hai, Khẩu luân. Cũng gọi là chánh giác luân. Pháp Phật nói ra đều làm cho chúng sanh bỏ tà trở về chánh, là nơi nương tựa để tu hành.
Ba, Ý luân. Cũng gọi là ký tâm luân. trước khi thuyết pháp, Phật quán sát căn tánh nhanh, chậm của chúng sanh, tuỳ theo đó mà diễn nói không có sai sót.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11179
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 11 I_icon13Sat 16 May 2015, 20:13

Tam Tạng Pháp Số 105

PHẬT TAM MẬT
佛三密 (Đại Trí độ luận).
 
Mật là mật. Thân, khẩu, ý, ba nghiệp của Phật, hoặc luận thần thông, hoặc thuyết pháp, hoặc tư duy, không phải như những gì các bậc Bồ tát tưởng tượng và nghị luận, nên gọi là tam mật.
Một, Thân mật. Phật ở trong đại hội, chúng thấy thân Phật hoặc màu vàng ròng, hoặc màu trắng kim ngân, hoặc màu sắc của nhiều châu báu, hoặc cao một trượng sáu, hoặc vừa cho đến hiện thần thông, biến hoá, đều không thể nghĩ bàn.
Vì vậy gọi là thân mật.
Hai, Ngữ mật. Tức là khẩu mật. Lúc Phật thuyết pháp, hoặc ngoài một dặm nghe được âm thanh của Phật, hoặc mười dặm, hoặc trăm dặm, ngàn dặm đều nghe được âm thanh của Phật.
Lại nữa trong một hội hoặc nghe Phật nói bố thí, trì giới v.v… tuỳ tâm niệm của thính giả muốn, đều không thể nghĩ bàn. Vì vậy gọi là ngữ mật.
Ba, Ý mật. Phật thường ở trong định, tất cả tư duy, quán sát của Phật, đều không thể nghĩ bàn. Vì vậy gọi là ý mật.
 
TRỤ TRÌ TAM BẢO
住持三宝 (Hoa nghiêm kinh Tuỳ sớ diễn nghĩa sao và Tam bảo chương)
 
Một, Nê khám tố tượng vi Phật bảo.
Sau khi Phật Diệt độ, dùng bùn, cây nắn khắc làm tượng để hình ảnh Phật vẫn tồn tại ở đời không dứt. Đó là Phật bảo.
Hai, Hoàng quyển xích trục vi pháp bảo. Là đại tạng kinh ngày nay, vẫn còn ở đời không mất. Đó là pháp bảo.
Ba, Thế phát nhiễm y vi tăng bảo. Cạo bỏ râu tóc, mặc áo hoại sắc, tức là tăng sĩ ở đời để lưu truyền Phật pháp. Đó là Tăng bảo.
 
ĐỒNG THỂ TAM BẢO
同体三宝 (Hoa nghiêm kinh Tuỳ sớ diễn nghĩa sao và Tam bảo chương)
 
Phật, Pháp, Tăng tên có khác mà thể là một, nên gọi là đồng thể Tam bảo.
Một, Phật bảo. Tiếng Phạn gọi đủ là Phật đà, tiếng Hoa là Giác.
Tánh thể nhiệm màu giác ngộ, hiểu rõ các pháp, chẳng phải không, chẳng phải có. Đó gọi là Phật bảo.
Hai, Pháp bảo. Pháp có nghĩa là duy trì phép tắc.
Pháp tánh vắng lặng, nhưng tánh đức hằng sa đều có phép tắc.
Đó gọi là pháp bảo.
Ba, Tăng bảo. Tiếng Phạn là Tăng già, tiếng Hoa là Hoà hợp. Diệu đức hằng sa nhưng tánh tướng không hai, lý, sự hoà hợp. Đó gọi là Tăng bảo.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11179
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 11 I_icon13Sat 16 May 2015, 20:24

Tam Tạng Pháp Số 106
 
BIỆT TƯỚNG TAM BẢO cũng gọi là Biệt thể Tam bảo
別相三宝 (trích từ Thích thị yếu lãm)
 
Phật, Pháp, Tăng không giống nhau, nên gọi là biệt tướng Tam bảo.
Một, Phật bảo. Ban đầu Phật thành đạo ở cội Bồ đề, chỉ thị hiện thân cao một trượng sáu, đến khi nói kinh Hoa Nghiêm thì hiện ra thân tôn quý đặc biệt lô xá na. Đó là Phật bảo. (Tiếng Phạn Bồ đề, tiếng Hoa là đạo. Tiếng Phạn là lô xá na, tiếng Hoa là Tịnh mãn).
Hai, Pháp bảo. Phật nói năm thời gồm có Đại thừa, Tiểu thừa, ba tạng kinh, luật, luận. Đó là Pháp bảo. (năm thời: Hoa Nghiêm, Lộc uyển, Phương đẳng, Bát nhã, Niết bàn).
Ba, Tăng bảo. Bẩm thọ giáo pháp của Phật, tu nhân chứng quả, như Thinh văn, Duyên giác, Bồ tát. Đó là Tăng bảo. (Tiếng Phạn Bồ đề tát đoả, tiếng Hoa là Giác hữu tình).
 
BIỆT TƯỚNG TAM BẢO
別相三宝 (Hoa nghiêm kinh Tuỳ sớ diễn nghĩa sao và Tam bảo chương)
 
Biệt tướng là trong Tam bảo tên gọi và hình tướng không giống nhau.
Một, Phật bảo. Phật có đủ mười thân tên gọi và hình tướng khác nhau, nên gọi là Phật biệt tướng. (mười thân Phật là Bồ đề thân, nguyện thân, hoá thân, lực trì thân, tướng hảo trang nghiêm thân, oai thế thân, ý sanh thân, phước đức thân, pháp thân, trí thân)
Hai, Pháp bảo. Phật nói một đại tạng kinh điển gồm giáo, lý, hạnh, quả, danh, tướng không giống nhau, nên gọi là pháp biệt tướng (giáo: kinh giáo; lý: tánh lý; hạnh: hạnh nghiệp; quả: quả vị).
Ba, Tăng bảo. Văn thù, Phổ hiền là các đại Bồ tát cho đến Tam hiền, Thập thánh tu chứng quả vị không giống nhau, nên gọi là Tăng biệt tướng. (Tam hiền là các Bồ tát Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập thánh là Thập địa Bồ tát)
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11179
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 11 I_icon13Sat 16 May 2015, 20:27

Tam Tạng Pháp Số 107
 
ĐẠI THỪA TAM BẢO
大乘三宝 (Hoa nghiêm kinh sớ sao và Tam bảo chương)
 
Tam bảo là Phật, Pháp, Tăng đáng tôn quý, đáng quý trọng, nên gọi là bảo.
Một, Đại thừa Phật bảo. Tiếng Phạn là Phật đà, tiếng Hoa là Giác.
Nghĩa là tự mình giác ngộ; hướng dẫn cho người khác giác ngộ và hạnh giác ngộ tròn đầy. (Phật đầy đủ có ba thân; mười thân)
Hai, Đại thừa Pháp bảo. Pháp là phép tắc.
Phật đã nói về thật tướng trung đạo, và hai lý nhân không, pháp không, cho đến vô lượng pháp môn nhiệm màu, có thể khiến cho chúng sanh noi theo pháp này mà thành chánh giác. Đó là Đại thừa pháp bảo.
Ba, Đại thừa Tăng bảo. Tiếng Phạn là Tăng già, tiếng Hoa là hoà hợp chúng. Nghĩa là các bậc Bồ tát Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa không vương vào có, không hai bên, cùng hoà hợp với lý trung đạo. Đó là Đại thừa Tăng bảo.
 
TIỂU THỪA TAM BẢO
小乘三宝 (Hoa nghiêm Tam bảo chương)
 
Một, Tiểu thừa Phật bảo. Phật ẩn tàng thân vô lượng công đức trang nghiêm, thị hiện hình tướng màu vàng rực rõ một trượng sáu để độ Thinh văn, Duyên giác, trời, người cho hợp căn cơ. Đó gọi là Tiểu thừa Phật bảo.
Hai, Tiểu thừa Pháp bảo. Các kinh A hàm. Vì Thinh văn nói giáo lý Tứ đế, vì Duyên giác nói giáo lý thập nhị nhân duyên cho họ y đó mà tu tập, siêu phàm vào cõi thánh.
Đó gọi là Tiểu thừa Pháp bảo. (Tiếng Phạn là A hàm, tiếng Hoa là Vô tỉ pháp)
Ba, Tiểu thừa Tăng bảo. Nương theo Tứ đế, Thập nhị nhân duyên mà tu tập dứt trừ hai hoặc kiến, tư; chứng lý chân không.
Đó gọi là Tiểu thừa Tăng bảo. (Kiến hoặc là ý căn đối với pháp trần khởi lên phân biệt.
Tư hoặc là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân tham ái sắc, hương, vị, xúc.
Tứ quả là:
1) Tu đà hoàn có nghĩa Nhập lưu vào dòng thánh,
2) Tư đà hàm có nghĩa Nhất lai: trở lại dục giới một lần sau cuối,
3) A na hàm có nghĩa Bất lai: không trở lại dục giới nữa,
4) A la hán có nghĩa là Vô sanh: vĩnh viễn không sanh vào tam giới nữa).
 
HOA NGHIÊM TAM THÁNH
華嚴三聖 (Phiên dịch danh nghĩa).
 
Một, Tỳ lô giá na Phật. Tiếng Phạn là Tỳ lô giá na, tiếng Hoa là Biến nhất thiết xứ. Thể của phiền não là thanh tịnh, mọi đức đều đủ.
Bao trùm tất cả nơi, có thể làm nơi nương tựa cho sắc tướng, công đức chân thật không có ranh giới. Đó là thật tánh bình đẳng của tất cả pháp.
Đây chính là tự tánh, cũng gọi là pháp thân.
Phật tiếng Phạn là Phật đà, tiếng Hoa là Giác, là thể của lý tánh, xưa nay giác ngộ hoàn toàn.
Hai, Phổ hiền Bồ tát. Ngài ở địa vị cao nhất của đạo.
Thể tánh bao trùm tất cả, nên gọi là phổ, gần gũi các bậc đại thánh, nên gọi là hiền.
Ba, Văn thù sư lợi. Tiếng Phạn là Văn thù sư lợi, tiếng Hoa là Diệu đức.
Thật rõ Phật tánh, có đủ ba đức: pháp thân, Bát nhã, giải thoát, không thể nghĩ bàn, nên gọi là Diệu đức.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11179
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 11 I_icon13Sat 16 May 2015, 20:33

Tam Tạng Pháp Số 108
 
TAM CHỦNG ĐẠI SƯ
三種大師 (Bổn sự kinh).
 
Một, Như lai. Các đức Phật xuất hiện thế gian, xiển dương pháp lớn, dạy cho chúng sanh xa lìa sanh tử, khiến được vô lượng lợi ích, an lạc. Đó là bậc sư phạm của chúng sanh.
Hai, A la hán. Tiếng Phạn A la hán, tiếng Hoa là vô học.
A la hán là bậc các phiền não đã dứt hết, phạm hạnh đầy đủ, xuất hiện thế gian; chỉ dạy Tứ đế, khiến cho chúng sanh xa lìa sanh tử.
Ba, Hữu học đệ tử. Hữu học là phiền não chưa dứt hết, có thể học giáo pháp.
Đó là sơ quả Tu đà hoàn, nhị quả Tư đà hoàn, tam quả A na hàm, tinh tấn tu hành phạm hạnh, học rộng.
Đối với kinh điển, biết rõ nghĩa lý của các pháp, các Ngài xuất hiện thế gian, chỉ dạy Tứ đế, khiến cho chúng sanh xa lìa sanh tử, đều được vô lượng lợi ích, an lạc. Đó là bậc sư phạm của chúng sanh.
 
TAM TẠNG
三藏 (Phiên dịch danh nghĩa).
 
Tam tạng là kinh, luật, luận, tất cả đều chứa đựng văn chương và ý nghĩa những gì Phật đã dạy, nên gọi là tạng.
Một, Tu đa la tạng. Tiếng Phạn là Tu đa la, tiếng Hoa là Khế kinh.
Nghĩa là trên hợp với lý của chư Phật, dưới khế hợp căn cơ của chúng sanh, nên gọi là Khế kinh.
Hai, Tỳ nại da tạng. Tiếng Phạn là Tỳ nại da, tiếng Hoa là Luật, còn gọi là Thiện trị, vì có thể trị được cái ác của chúng sanh; giống như pháp luật ở đời, có thể quyết định các tội nặng, nhẹ nên gọi là luật.
Ba, A tỳ đạt ma tạng. Tiếng Phạn là A tỳ đạt ma, cũng gọi là A tỳ đàm, tiếng Hoa là Luận. Luận Du già nói: hỏi, đáp chọn lựa tánh, tướng của các pháp, nên gọi là luận. (Tiếng Phạn là Du già, tiếng Hoa là Tương ưng)
 
ĐẠI THỪA TAM TẠNG
大乘三藏 (Hoa Nghiêm kinh Tuỳ sớ diễn nghĩa sao)
 
Một, Đại thừa kinh tạng. Kinh nghĩa là pháp, là thường.
Các kinh Đại thừa như kinh Hoa Nghiêm, chỉ nói về lý trung đạo của pháp giới, chỉ bảy phương pháp tu hành, chứng quả của các Bồ tát. Đó gọi là Đại thừa kinh tạng. 
Hai, Đại thừa luật tạng. Luật là pháp luật. Trong các kinh như Phạm võng chỉ chế ra giới luật cho các Bồ tát giữ gìn. Đó gọi là Đại thừa luật tạng.
Ba, Đại thừa luận tạng. Luận là bàn bạc. Trong các luận như Khởi tín luận chỉ chọn lựa để bàn bạc và phương pháp tu, chứng của các vị Bồ tát. Đó gọi là Đại thừa luận tạng.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Sponsored content




Tam Tạng Pháp Số  - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 11 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Tam Tạng Pháp Số
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 11 trong tổng số 40 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 7 ... 10, 11, 12 ... 25 ... 40  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: mytutru-