Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Today at 11:03

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Today at 08:05

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:20

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Yesterday at 11:42

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Yesterday at 11:39

Chết rồi! by Ai Hoa Yesterday at 11:31

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 05 May 2024, 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 03 May 2024, 16:27

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Mái Nhà Chung by mytutru Thu 02 May 2024, 00:38

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Tam Tạng Pháp Số

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 6 ... 9, 10, 11 ... 25 ... 40  Next
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11134
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 10 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 10 I_icon13Tue 12 May 2015, 19:02

Tam Tạng Pháp Số 89
 
NHỊ BẦN
二貧 (Đại trí độ luận)
 
Một, Tài bần. Đời trước không bố thí, không làm các việc phước thiện, nên đời này thiếu thốn tiền của. Đó gọi là tài bần.
Hai, Pháp bần. Chúng sanh phát khởi các tà kiến, không tin chánh pháp, không tu hạnh lành, không có tài sản về công đức để nuôi dưỡng trí huệ mạng. Đó gọi là pháp bần.
 
NHỊ DUYÊN
二緣 (Lăng già kinh)
 
Một, Ngoại duyên. Thế giới là nơi nương tựa của chúng sanh, đều do các nhân duyên vọng tưởng mà sanh ra. Ví như cái bình đất từ các duyên đất sét, nước, bàn xoay mà có được. 
Đó gọi là ngoại duyên.
Hai, Nội duyên. Thân thể của chúng sanh, nhờ các duyên vô minh, ái nghiệp mà sanh năm ấm, 18 giới,12 nhập. 
Đó gọi là nội duyên (năm ấm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức; 
18 giới: nhân giới, sắc giới, nhãn thức giới, nhĩ giới, thinh giới, nhĩ thức giới, tỉ giới, hương giới, tỉ thức giới, thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới, thân giới, xúc giới, thân thức giới, ý giới, pháp giới, ý thức giới; nhập là 
12 nhập: nhãn nhập, nhĩ nhập, tỉ nhập, thiệt nhập, thân nhập, ý nhập, sắc nhập, thinh nhập, hương nhập, vị nhập, xúc nhập, pháp nhập).
 
NHỊ CHỦNG HỮU LẬU NHÂN QUẢ
二種有漏因果 (Đại Niết bàn kinh)
 
Một, Hữu lậu nhân. Lậu là lọt xuống sanh tử. Nhân là đối với quả mà nói. 
Chúng sanh do phiền não tạo thành nghiệp làm nhân của quả khổ sanh và tử trong tam giới. 
Đó là phiền não tạo ra nghiệp, gọi là hữu lậu nhân, tức là tập đế.
Hai, Hữu lậu quả. Quả là quả báo. 
Chúng sanh do có hoặc nghiệp sanh tử làm nhân nên cảm nhận quả sanh tử, gọi là hữu lậu quả tức là khổ đế.
 
NHỊ SÁT
二殺 (Kinh Phạm võng)
 
Một, Cố sát. Cố sát là có dụng ý làm tổn thương sinh mạng của vạn vật. 
Hai, Ngộ sát. Không có ý mà lầm làm tổn thương sinh mạng của vạn vật.
 
NHỊ SÁT
二殺 (Kinh Phạm võng)
 
Một, Tự sát. Không có tâm từ bi, đối sinh mạng của muôn vật, tự mình giết hại không thương xót. 
Đó gọi là tự sát.
Hai, Giáo tha sát. Không có tâm từ bi, mình đã tự giết sự sống của loài khác, còn bảo  người khác giết nữa. Đó gọi là giáo tha sát. 
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11134
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 10 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 10 I_icon13Tue 12 May 2015, 19:05

Tam Tạng Pháp Số 90
 
NHỊ BÁO
二報 (Hoa nghiêm kinh sớ)
 
Một, Y báo. Y báo còn gọi là y quả, tức là đất nước và thế giới mà ta đang ở. Tất cả chúng sanh tuỳ theo quả báo của mình mà nương tựa trú ngụ trên đó. Vì vậy gọi là y báo.
Hai, Chánh báo. Chánh báo cũng gọi là chánh quả, tức là thân ngũ ấm. Chúng sanh tùy theo nghiệp thiện, ác mà mình đã làm, mà cảm thọ được thân này.
Vì thế gọi là chánh báo.
 
NHỊ CHỦNG SÁT SANH BÁO
二種殺生報 (Pháp uyển châu lâm)
 
Một, Đoản mạng. Vì kiếp trước làm tổn hại sanh mạng của muôn loài, làm cho chúng không hưởng hết tuổi thọ, nên đời này chính mình cũng yểu mạng.
Hai, Đa bệnh. Vì kiếp trước làm đau khổ và sát hại chúng sanh, không để cho chúng được tự tại. Vì vậy đời này chính mình thọ nhận cái thân bệnh tật.
 
NHỊ CHỦNG THÂU ĐẠO BÁO
二種偷盜報 ( Pháp uyển châu lâm)
 
Một, Bần cùng. Vì kiếp trước ăn cắp tiền của của người khác, khiến cho họ trắng tay. Vì vậy đời này chính mình cảm thọ quả báo nghèo khổ.
Hai, Bất đắc tự tại. Vì đời trước cướp đoạt tài sản người khác, làm cho người ta không được thoải mái, vì vậy đời này tuy có tiền của, mà vẫn thuộc về năm nhà, không thể thoải mái thọ dụng được (năm nhà là nước, lửa, trộm, cắp, con hư, tham quan).
 
NHỊ CHỦNG DÂM BÁO
二種婬報 (Pháp uyển châu lâm)
 
Một, Phụ bất trinh khiết. Vì đời trước ăn nằm với vợ lớn, vợ bé của người khác, tà hạnh ô uế, nên đời này không có vợ trinh tiết trong sạch nữa.
Hai, Đắc bất thuận ý quyến thuộc. Vì đời trước tà dâm, chiếm đoạt người yêu của kẻ khác, làm cho họ không vừa lòng, nên đời này chịu quả báo gặp phải quyến thuộc không như ý.
 
NHỊ CHỦNG VỌNG NGỮ BÁO
二種妄語報 (Pháp uyển châu lâm)
 
Một, Đa bị bài báng. Vì đời trước sống không thành thật, nói dối lừa gạt lòng tin của người, nên đời này bị người khác chê bai. 
Hai, Vị nhân sở cuống. Vì đời trước chuyên nói láo, xem thường, lừa dối người khác, nên đời này bị người lừa dối mê hoặc. 
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11134
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 10 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 10 I_icon13Tue 12 May 2015, 19:15

Tam Tạng Pháp Số 91


NHỊ CHỦNG LƯỠNG THIỆT BÁO
二種两舌報 (Pháp uyển châu lâm).
 
Qua người này nói chuyện với người kia, qua người kia nói chuyện người này, gây ra tranh giành phải, trái; tan rã hoà thuận, khiến hai bên mâu thuẩn nhau, nên gọi là hai lưỡi.
Một, Đắc tệ ác quyến thuộc. Vì đời trước nói hai lưỡi, khiến cho bạn bè chia rẽ, mâu thuẩn nhau, rồi sanh oán ghét nhau, nên đời này chịu quả báo sanh vào trong dòng họ xấu ác.
Hai, Đắc bất hoà quyến thuộc. Vì đời trước nói hai lời làm ly gián những người thương yêu nhau, khiến cho họ không hoà hiệp, nên đời này chịu quả báo sanh vào dòng họ không hoà thuận.
 
NHỊ CHỦNG ÁC MA BÁO.
二種恶魔報 (Pháp uyển châu lâm).
 
Một, thường văn ác âm. Vì đời trước nói lời không e dè, thô lỗ, ác độc, làm cho người khác không thể chịu được, nên đời này thường nghe những âm thanh xấu xa. 
Hai, Hằng hữu tránh tụng. Vì đời trước dựa sức cậy thế, thích cải cọ, kiện cáo, xấu ác, phản nghịch không có đức, nên đời này thường gặp cảnh cãi cọ, kiện cáo, bất hoà.
 
NHỊ CHỦNG TÀ KIẾN BÁO
二種邪見報 (Pháp uyển châu lâm)
 
Một, Sanh tà kiến gia. Vì đời trước có tâm tà vạy, phản nghịch và làm phát sinh những hiểu biết sai lầm, nên đời này phải cảm thọ tâm hoàn toàn không chánh tín và sanh vào nhà có tà kiến. 
Hai, Kỳ tâm siểm khúc. Vì đời trước tà kiến, tâm không ngay thẳng, nên đời này cảm nhận quả báo tâm thường nịnh nọt, cong vạy.
 
NHỊ CHỦNG VÔ NGHĨA NGỮ BÁO
二種無義語報 (Pháp uyển châu lâm)
 
Một, Nhân bất tín thọ. Vì đời trước ăn nói vô nghĩa. 
Tức là giả dối, nên đời này cảm nhận quả báo nói người ta không tin nhận.

Hai, Bất năng minh liễu. 
Vì đời trước nói năng vô nghĩa, mờ ám, nên đời này những gì nói ra cũng không rõ ràng, khó hiểu.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11134
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 10 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 10 I_icon13Tue 12 May 2015, 19:18

Tam Tạng Pháp Số 92
 
NHỊ CHỦNG THAM BÁO
二種貪報 (Pháp uyển châu lâm)
 
Một, Đa dục. Vì đời trước buông thả tham lam dục vọng, tâm không dừng nghỉ, nên nghiệp cũ không quên, còn tăng lên nhiều lần, sanh ra đắm nhiễm.
Hai, Vô yểm. Vì đời trước tham cầu vô độ, dong ruổi không thôi, nên đời này nghiệp cũ không quên, tâm dục càng nhiễm, mong cầu không chán.
 
NHỊ CHỦNG SÂN BÁO
二種瞋報 (Pháp uyển châu lâm)
 
Một, Thường vị tha nhân cầu kỳ trường đoản. 
Vì đời trước không bao dung, rộng lượng với mọi vật, không vừa lòng một chút là nỗi sân hận lên, nên đời này bị người khác tìm tòi, moi móc cái dỡ, cái hay của mình; động một chút là mắc lỗi lầm.
Hai, Thường vị chúng nhân chi sở não hại. 
Vì đời trước gây tức giận buồn bực cho mọi người, khiến cho họ không được an ổn, nên đời này thường bị nhiều người làm cho tức giận, buồn bực.
 
THẾ GIỚI NHỊ NGHĨA
世界二義 (Lăng nghiêm kinh)
 
Một, Thế thiên lưu nghĩa. Quá khứ, hiện tại, vị lai, ba đời không ngừng trôi chảy ví như hôm qua là quá khứ, hôm nay là hiện tại, ngày mai là vị lai. Cứ như thế mà trôi chảy không ngừng. 
Hai, Giới phương vị nghĩa. Đông, tây, nam, bắc, tứ duy, trên dưới; tất cả các phương đều cố định vị trí, trật tự không hề hỗn loạn.
 
NHỊ THẾ GIAN
二世間 (Phiên dịch danh nghĩa).
 
Thế có nghĩa là cách biệt- gian có nghĩa là sai khác, nên gọi là thế gian.
Một, Chúng sanh thế gian. Tất cả hữu tình chúng sanh đều vay mượn ngũ ấm hoà hợp mà có được, nên gọi là chúng sanh. Nhưng lại mỗi cá thể đều khác nhau. 
Vì vậy gọi chúng sanh thế gian.
Hai, Khí thế gian. Tất cả thế giới vô tình đều vay mượn núi, sông, đại địa mà thành, có vật nằm nghiêng, có vật nằm ngữa, gọi chúng là khí, lại mỗi vật đều khác nhau. Vì vậy gọi là khí thế gian.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11134
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 10 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 10 I_icon13Tue 12 May 2015, 19:26

Tam Tạng Pháp Số 93
 
NHỊ CHỦNG THẾ GIAN THANH TỊNH
二種世間清凈 (Vô lượng thọ kinh luận).
 
Luận nói: Nếu người nào nhất tâm chuyên niệm A di đà Phật, cuối cùng về nước An Lạc, thành tựu vô vàng công đức trang nghiêm, được hai loại thế gian thanh tịnh. 
(Tiếng Phạn là A di đà, tiếng Hoa là Vô lượng thọ).
Một, Khí thế gian thanh tịnh. Thế giới như khí (đồ dùng cho vạn vật); cách biệt là thế; sai khác gọi gian, nên gọi là khí thế gian. 
Nước An Dưỡng ấy rộng lớn và vô biên như mặt trời mặt trăng, đầy đủ châu báu trang nghiêm.
Đó gọi là khí thế gian thanh tịnh.
Hai, Chúng sanh thế gian thanh tịnh. Nơi giáo hoá chúng sanh, cách biệt sai khác, nên gọi là chúng sanh thế gian. Phật A Di Đà kia, thân bất động cõi Tịnh Độ, lúc nào cũng phóng hào quang rộng lớn đến khắp mười phương thế giới giáo hoá chúng sanh, khiến cho chúng tu hành chân thật, xa lìa nhiễm trước (lòng ái dục), đều mong vãng sanh về nước của Ngài. Đó gọi là chúng sanh thế gian thanh tịnh.
 
NHỊ ĐỘ
二度 (Tông cảnh lục).
 
Một, Tánh độ. Theo lý của pháp tánh thì không nhơ không sạch, không rộng không hẹp, giống như hư không bao trùm mọi nơi. Đó gọi là tánh độ.
Hai, Tướng độ. Tùy theo tâm lượng của chúng sanh mà hiện ra quốc độ, hoặc sạch, hoặc nhơ, hoặc rộng, hoặc hẹp. 
Nhìn bằng con mắt của Bồ tát thì không thầy gồ ghề hang lỗ, bằng con mắt của chúng sanh mà nhìn cõi nước thì thấy toàn gai gốc, đá sỏi, dơ dáy. Đó gọi là tướng độ.
 
NHỊ ĐỘ
二度 (Hoa nghiêm kinh Tuỳ sớ diễn nghĩa sao)
 
Một, Tịnh độ. Đất của cõi ấy toàn bằng kim cương có lót nhiều loại châu báu thật là trang nghiêm và vượt trội, tuyệt đẹp, tức là thế giới hoa nghiêm, thế giới an dưỡng ở phương tây, ở đó không có bốn đường, không có năm trược xấu ác. Đó gọi là tịnh độ. 
(bốn đường: (Thú): Tu la, ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục), năm trược (không sạch): kiến, phiền não, kiếp, mạng, chúng sanh) 
Hai, Uế độ. Đất ở đó lồi lõm, gò đống, dơ dáy ngập tràng, tức là thế giới ta bà. Nơi cõi này có đủ bốn đường, năm trược xấu ác. 
Đó gọi là uế độ. (Tiếng Phạn là Ta bà, tiếng Hoa là Năng nhân, người ở trong nước này chịu đựng nhiều khổ sở).
 
NHỊ CHỦNG LƯU
二種流 (Niết bàn kinh)
 
Một, Thuận lưu. Lưu tức là dòng sông sanh, tử. Bởi chúng sanh trong sáu nẻo, đều thuận theo dòng sông sanh, tử. Chỉ theo dòng xuống cõi thấp kém, chứ không biết quay đầu trở lại, vì vậy nói là thuận dòng sanh, tử, ngược đường dẫn đến Niết bàn. 
Hai, Nghịch lưu. Sơ quả Tu đà hoàn, nương giới, định, huệ tinh tấn tu tập thì dứt được kiến hoặc trong ba cõi, xa lìa bốn đường sanh tử và chứng được Niết bàn chơn không, nên gọi là ngược dòng sanh, tử; thuận theo con đường dẫn đến Niết bàn. 
(Tiếng Phạn là Tu đà hoàn, tiếng Hoa là Nghịch lưu, còn gọi là Nhập lưu- ba cõi là dục, sắc, vô sắc- bốn đường là Tu la, ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục)
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11134
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 10 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 10 I_icon13Tue 12 May 2015, 19:28

Tam Tạng Pháp Số 94
 
NHỊ THÂN
二身 (Luận duy thức)
 
Một, Phần đoạn thân. Phần là giới hạn, đoạn là hình dáng. 
Thân của chúng sanh trong sáu đường, ba cõi, hình dáng, kích thước khác nhau. Đó gọi là phần đoạn thân.
Hai, Biến dịch thân. Biến tức chuyển biến; dịch là thay đổi. 
Các bậc Nhị thừa v.v…, tuy ra khỏi tam giới, vẫn còn thọ thân của pháp tánh ở các cõi phương tiện, nhân dời đổi, quả chuyển dịch. Đó gọi là biến dịch thân.
 
NHỊ CHỦNG SẮC
二種色 (Tông cảnh lục)
 
Một, Nội sắc. Nhãn thức đến ý thức gọi là nội sắc; cũng gọi nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý là nội sắc vì chúng thuộc trong thân. 
Hai, Ngoại sắc. Nhãn căn cho đến thân căn gọi là ngoại sắc; ngoại sắc còn sắc, thinh, hương, vị, xúc, (ngũ trần) vì chúng thuộc ngoại cảnh.
 
NHỊ CHỦNG SẮC
二種色 (Đại trí độ luận).
 
Một, Tịnh sắc. Sắc trong sạch, tuyệt đẹp, hay sanh ham muốn, hư hoại và thương tổn đạo nghiệp, vì vậy người tu hành nên xa lìa nó.
Hai, Bất tịnh sắc. Sắc dơ dáy, xấu xa hôi thúi, hay ghen ghét, chướng ngại đạo nghiệp, vì vậy người tu hành cũng phải xa lìa nó.
 
NHỊ CHỦNG SẮC
二種色 (Tông cảnh lục).
 
Một, Hiển sắc. Xanh, vàng, đỏ, trắng, bóng nắng sáng, tối; mây, khói, bụi, sương thấy được một cách rõ ràng. 
Đó là hiển sắc. 
Hai, Hình sắc. Dài, ngắn, vuông, tròn, to, nhỏ, cao, thấp, thẳng, cong v.v… hình tướng có thể thấy được. Đó gọi là hình sắc. 
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11134
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 10 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 10 I_icon13Tue 12 May 2015, 19:33

Tam Tạng Pháp Số 95
 
NHỊ THỰC
二食 (Thiên thai tứ giáo nghi tập chú).
 
Một, Chánh mạng thực. Người xuất gia thường đi xin ăn để tự nuôi sắc thân, cuộc sống trong sạch. Đó gọi là chánh mạng thực.
Hai, Tà mạng thực. Người xuất gia không theo chánh mạng thực, thì có năm loại;
1/ vì lợi dưỡng hiện tướng kỳ lạ;
2/ vì lợi dưỡng tự nói công đức của mình;
3/ xem tướng tốt xấu vì người nói pháp;
4/ cao giọng làm oai khiến người kính sợ;
5/ nói sao để được cúng dường làm lòng người cảm động.
Đó gọi là tà mạng thực.
 
NHỊ CHỦNG TỐN TẾ
二種存济 (A tì đạt ma luận).
 
Tồn là sống còn; tế là cứu giúp. Dùng ăn uống để cứu giúp sự sống còn của mình. 
Một, Hữu tội tồn tế. Có một nhóm người giả dối, xảo quyệt để mong cầu ăn, uống, khi đã được thực phẩm như thế thì vui mừng ăn uống, tham đắm không thôi, chẳng thấy được tai họa của sanh tử, chẳng biết tìm cách xa lìa. Đó gọi là hữu tội tồn tế.
Hai, Vô tội tồn tế. Không giống như hạng người trên tìm thức ăn, thức uống bằng cách dối trá, quỷ quyệt, mà chỉ dùng con đường chánh đáng là đi khất thực xin ăn. 
Khi đã có thức ăn, uống rồi thì theo pháp mà thọ dụng, không tham, không đắm, không nhiễm, có thể thấy được tai họa sanh tử, khéo biết cách xa lìa. Đó gọi là vô tội tồn tế.
 
NHỊ CẦU
二求 (Thành thật luận).
 
Một, Đắc cầu. Chúng sanh mong muốn được nhiều dục lạc, thuận ý tìm cầu, tuy trải qua khó khăn, nguy hiểm, không cho là khổ, như biển cả nuốt trững những dòng sông, tâm không biết đủ. 
Đó gọi là đắc cầu.
Hai, Mạng cầu. Chúng sanh ôm chặt dục lạc sanh ra ái nhiễm. Không thể quán sát rằng dục lạc là cái nhân của khổ đau. Quay về tìm cầu mạng sống dài và vui với những niềm vui này. Đó gọi là mạng cầu.
 
NHỊ CHỦNG SỐ
二種数 (Hoa nghiêm kinh sớ)
 
Một, Số lượng số. Tức là số lượng ít và nhiều.
Do số một và nhiều mà có thể an lập tất cả các pháp. 
Hai, Sắc tâm hữu vi số. Sắc là thân, tâm là những sở hữu của tâm, đều có sanh diệt, nên gọi là hữu vi. hai pháp sắc, tâm này, nói riêng là năm ấm, mười hai nhập, mười tám giới số mục không, giống nhau. Vì vậy gọi là sắc tâm hữu vi số.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11134
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 10 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 10 I_icon13Tue 12 May 2015, 19:38

Tam Tạng Pháp Số 96
 
NHỊ CHỦNG DIỆT
二種滅 (Hiển dương thánh giáo luận).
 
Một, Tạm thời diệt. Đức Phật ra đời, tùy căn cơ nói pháp, dạy dỗ chúng sanh. Người tu Đại thừa, hay Tiểu thừa đều được giải thoát. Cơ duyên đã hết, không thể giáo hóa nữa, Phật vào Niết bàn.
Nhưng pháp thân của Phật vẫn như như bất động, chưa bao giờ diệt.
Đó gọi là tạm thời diệt.
Hai, Cứu cánh diệt. Phật là bậc Diệu giác viên minh, tất cả phiền não đã dứt hết rồi, không còn tái sanh. Đó gọi là cứu cách diệt.
 
NHỊ BIÊN
二 邊 (Nhiếp Đại thừa luận thích).
 
Một, Tăng ích biên. Các pháp do nhân duyên sanh, nếu tìm tòi, phân biệt, thì không có tự tánh. Chúng sanh không hiểu được, lại cho là có. Đó gọi là tăng ích biên.
(Nhân duyên sở sanh pháp là lục căn nhân; lục trần là duyên; căn, trần giao tiếp, niệm khởi nổi lên trong giây phút ấy, thì các pháp liền được sanh ra).
Hai, Tổn diệt biên. Các pháp do nhân duyên sanh, nếu phân biệt biết chắc là không thì chấp trước liền được giảm dần rồi đi đến mất hẳn. Đó là thành tựu pháp tánh.
Ấy gọi là tổn diệt biên.
 
NHỊ BIÊN
二邊 (Trung luận).
 
Một, Hữu biên. Biên là ngoài rìa. Tất cả sự vật trong thế gian, phải mượn nhiều duyên hòa hợp mà sanh ra, đều không có tự tánh.
Tuy không có tự tánh , không được nói là không, vì vậy gọi là hữu biên.
 
Hai, Vô biên. Tất cả sự vật trong thế gian, phải mượn nhiều duyên hòa hợp mà sanh ra, vốn không có tự tánh. Nếu không tự tánh thì tất cả pháp là không, không được nói có. Vì vậy gọi là vô biên.
 
NHỊ THỜI
二時 (Đại trí độ luận).
 
Một, Ca la thời. Tiếng Phạn là Ca la, tiếng Hoa là thật thời (đúng giờ).
Trong luật của Phật chế ra, dạy các đệ tử, theo đúng giờ mà ăn, cấm ăn sai giờ. 
Đúng, có giờ ấy. Vì vậy gọi là thật thời. Luận nói: kết giới Tì ni, đó là thật trong thế gian, chẳng phải thật trong đệ nhất nghĩa. (Tiếng Phạn là Tì ni, Tiếng Hoa là thiện trị).
Hai, Tam ma da thời. Tiếng Phạn là Tam ma da, tiếng Hoa là giả thời, cũng gọi là đoản thời, trường thời. Trung luận cho rằng ba đời không có tướng, thời gian không thật, nên gọi là giả thời, cũng gọi là thời gian có dài ngắn, là vì không giống với ngoại đạo cố chấp. Do dài, ngắn chỉ là giả thiết thôi, kỳ thật, không có.
Vì vậy dài, ngắn đều gọi là Tam ma da.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11134
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 10 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 10 I_icon13Tue 12 May 2015, 19:44

Tam Tạng Pháp Số 97
 
TAM PHẬT THÂN
三佛身 (Tông cảnh lục).
 
Một, Tự tánh thân. Chư Phật công đức thường còn vô lượng vô biên. Đó là thật tánh bình đẳng của các pháp. Tức là tự tánh cũng gọi là pháp thân. Đó gọi là tự tánh thân.
Hai, Thọ dụng thân. Thọ dụng thân có hai loại:
1/ Tự thọ dụng thân. Chư Phật tu tập vô lượng phước huệ, phát khởi công đức chân thật vô biên, luôn thọ dụng được pháp lạc rộng lớn.
2/ Tha thọ dụng thân. Chư Phật, từ trí bình đẳng, thị hiện vô số công đức thanh tịnh vi diệu, ở cõi thuần tịnh; vì Bồ tát Thập địa hiện đại thần thông, chuyển bánh xe chánh pháp, khiến cho Bồ tát thọ được pháp lạc Đại thừa.
(Thập địa: hoan hỉ, ly cấu, phát quang, diệm huệ, nan thắng, hiện tiền, viễn hành, bất động, thiện huệ, pháp vân).
Ba, Biến hoá thân. Chư Phật dùng thần lực không thể nghĩ bàn, biến hiện vô lượng hóa thân, tùy từng loại, ở các cõi tịnh hay uế, vì những Bồ tát chưa lên Thập địa và Nhị thừa, theo đúng căn cơ, hiện thần thông thuyết pháp, khiến cho những bậc ấy được nhiều lợi lạc. Đó gọi là biến hóa thân.
 
TAM THÂN
三 身 (Kim quang minh kinh huyền nghĩa).
 
Thân có nghĩa là nhóm họp các pháp mà thành thân. Gọi là pháp thân là do nhóm họp các lý lại; gọi là báo thân là do nhóm họp các trí lại; gọi là ứng thân là do nhóm họp các công đức lại.
(Pháp thân là do kết họp pháp tánh của các pháp. Báo thân là do trí và pháp tánh hòa hợp. 
Ứng thân là do trí khế họp với lý, tụ họp tất cả công đức của các pháp, dùng để dạy dỗ người khác, tuỳ cơ ứng hiện mà thành.
Một, Pháp thân. Bắt đầu từ sơ trụ xuất hiện lý của pháp tánh, cho đến quả cuối cùng là diệu giác, lý mới tròn đầy. Đó gọi là pháp thân. (Diệu giác mới chứng được lý của pháp tánh viên mãn).
Hai, Báo thân. Bắt đầu từ sơ trụ cho đến quả cuối cùng diệu giác. Do trí hợp với lý đầy đủ mà quả báo được thân này, nên nói là báo thân.
Ba, Ứng thân. Từ sơ trụ đến quả cuối cùng Diệu giác.
Các pháp công đức được nhóm họp đầy đủ, nên có thể tùy cơ ứng hiện, nói vô số pháp, độ các chúng sanh, nên gọi là ứng thân.
 
TAM THÂN BIẾN TƯỚNG
三身徧相 (Hoa nghiêm kinh Tùy sớ diễn nghĩa sao).
 
Một, Pháp thân như hư không biến. Thân của pháp tánh, bản thể bao trùm như thái hư, không có chướng ngại, Phật và chúng sanh bình đẳng, đầy đủ. Vì vậy gọi là pháp thân như hư không biến.
Hai, Trí thân như nhật quang biến. Trí thân tức là báo thân. Cứu cánh của trí thỉ giác có thể trùm khắp, phá hết tối tăm của vô minh, làm lộ rõ chơn thân vốn có. 
Ví như ánh sáng mặt trời, không chỗ tối tăm nào mà không chiếu tới. Vì vậy gọi là trí thân như nhật quang biến.
Ba, Sắc thân như nhật ảnh biến. Sắc thân tức ứng thân. Rốt ráo trí của thỉ giác, khế hợp với lý của bổn giác pháp thân, thì có thể từ thể khởi dụng, khắp các căn cơ của chúng sanh. 
Ví như bóng của ánh sáng mặt trời, không chọn thấp, cao, tùy nơi rọi tới. Vì vậy gọi là sắc thân như nhật ảnh biến.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11134
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 10 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 10 I_icon13Tue 12 May 2015, 19:48

Tam Tạng Pháp Số 98
 
TAM THÂN HOA PHẠM cũng gọi Tam Như lai
三身華梵 (Pháp hoa văn cú).
 
Một, Pháp thân Tì lô giá na Như lai. Pháp có thể gọi nguyên tắc. 
Chư Phật tuân theo nguyên tắc ấy mà thành Phật. Lấy pháp làm thân, nên gọi là pháp thân.
Tiếng Phạn là Tì lô giá na, Tiếng Hoa là Biến nhất thiết xứ. Bằng chân như bình đẳng, tánh, tướng không đổi, nên thân thể và cõi nước không trở ngại.
Như lai, như kinh Kim cang nói: không từ đâu đến cũng chẳng đi về đâu, nên gọi là Như lai.

Hai, Báo thân Lô xá na Như lai. Tu nhân nào cảm thụ quả báo nấy, nhưng có khác nhau, giữa tự báo và tha báo.
Tự báo tức lý trí như như (không khác). Tha báo tức là tướng tốt không cùng.

Đó gọi là báo thân. Tiếng phạn là Lô xá na, tiếng Hoa là tịnh mãn, nghĩa là các hoặc đã sạch hết, các đức ắt tròn đầy. Còn gọi là quang minh biến chiếu, nghĩa là bên trong bằng ánh sáng của trí tuệ chiếu soi cõi chân như, tức là tự báo thân; nghĩa là bằng ánh sáng của thân phù hợp mọi căn cơ, tức là tha báo thân. 

Như lai, Luận chuyển pháp luân nói: Đệ nhất nghĩa đế gọi là như, chánh giác gọi là lai 
(Đệ nhất nghĩa đế là lý trung đạo, không hai không khác).

Ba, Ứng thân Thích ca mâu ni Như lai. Trí và thể thâm sâu, có thể khởi lên đại dụng 
(nhiệm vụ quan trọng, tùy theo căn cơ hiện khắp thuyết pháp lợi sanh, nên gọi là ứng thân.
Tiếng Phạn là Thích ca mâu ni, tiếng Hoa là năng nhân, tịch mặc.

Yên lặng nên không ở trong sống, chết – có khả năng nhân từ nên không ở trong Niết bàn; 
Như lai, Thành thật luận nói: nương theo con đường chân thật, đi đến thành đạt chánh giác. 
(Trí của tự báo cũng với thể của pháp thân hòa hợp một cách sâu xa, nhiệm màu).
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Sponsored content




Tam Tạng Pháp Số  - Page 10 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 10 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Tam Tạng Pháp Số
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 10 trong tổng số 40 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 6 ... 9, 10, 11 ... 25 ... 40  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: mytutru-