Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:41

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Thu 25 Apr 2024, 18:57

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

Mái Nhà Chung by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:33

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 09:57

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Trí thức miền Nam sau 75

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7  Next
Tác giảThông điệp
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Trí thức miền Nam sau 75 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trí thức miền Nam sau 75   Trí thức miền Nam sau 75 - Page 2 I_icon13Fri 13 Dec 2013, 05:45

Ai Hoa đã viết:
Còn mún hỏi "anh Ái Hoa" là ai hông?   lol!
Dạ hỏi  :horang: anh vẽ đường cho hươu chạy thì... tiến lên  :tienlen: 

Dạ, trong danh sách những vị được kể trên, anh "Ái Hoa" là ai nào ạ ?  :nihao: 
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Trí thức miền Nam sau 75 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trí thức miền Nam sau 75   Trí thức miền Nam sau 75 - Page 2 I_icon13Fri 13 Dec 2013, 05:48

Ai Hoa đã viết:
Shiroi đã viết:
Ai Hoa đã viết:


Nhứt thân nhì thế mà! Phải hồi đó quen "Anh Sáu Dân" thì đỡ khổ rồi!  :potay: 

Có nhiều ngưồi nhờ được cả ... Bác lãnh ra á!   lol! 
Anh phải ngồi "trong đó" bao lâu ?   pale 

"trong đó" là nơi nào? hang nhện hay là động ... hồ ly?   :jj: :whisper:
Dạ "trong đó" chắc là... hang nhện quá  :grin8: 
Còn anh mà vô động... hồ ly thì... hồ ly tinh khỏi cho anh ra đi  mungqua 
nộp cả đời chai chẻ  :cuoivui: 
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10556
Registration date : 23/11/2007

Trí thức miền Nam sau 75 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trí thức miền Nam sau 75   Trí thức miền Nam sau 75 - Page 2 I_icon13Fri 13 Dec 2013, 07:59

Shiroi đã viết:


Ai Hoa đã viết:


Shiroi đã viết:


Ai Hoa đã viết:


Nhứt thân nhì thế mà! Phải hồi đó quen "Anh Sáu Dân" thì đỡ khổ rồi!  :potay: 

Có nhiều ngưồi nhờ được cả ... Bác lãnh ra á!   lol! 


Anh phải ngồi "trong đó" bao lâu ?   pale 



"trong đó" là nơi nào? hang nhện hay là động ... hồ ly?   :jj: :whisper:


Dạ "trong đó" chắc là... hang nhện quá  :grin8: 
Còn anh mà vô động... hồ ly thì... hồ ly tinh khỏi cho anh ra đi  mungqua 
nộp cả đời chai chẻ  :cuoivui: 

ở trong hang nhện có 7 nàng nhện ... đâu còn biết thời gian mà hỏi lâu hay mau!   :potay: 

_________________________
Trí thức miền Nam sau 75 - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10556
Registration date : 23/11/2007

Trí thức miền Nam sau 75 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trí thức miền Nam sau 75   Trí thức miền Nam sau 75 - Page 2 I_icon13Fri 13 Dec 2013, 08:03

Shiroi đã viết:


Ai Hoa đã viết:
Còn mún hỏi "anh Ái Hoa" là ai hông?   lol!


Dạ hỏi  :horang: anh vẽ đường cho hươu chạy thì... tiến lên  :tienlen: 

Dạ, trong danh sách những vị được kể trên, anh "Ái Hoa" là ai nào ạ ?   :nihao: 

Đọc hong hiểu, "ai nào" nghĩa là gì?   :bitchitlin: 

_________________________
Trí thức miền Nam sau 75 - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Trí thức miền Nam sau 75 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trí thức miền Nam sau 75   Trí thức miền Nam sau 75 - Page 2 I_icon13Sun 15 Dec 2013, 05:17

Ai Hoa đã viết:
Shiroi đã viết:

Dạ hỏi  :horang: anh vẽ đường cho hươu chạy thì... tiến lên  :tienlen: 

Dạ, trong danh sách những vị được kể trên, anh "Ái Hoa" là ai nào ạ ?   :nihao: 

Đọc hong hiểu, "ai nào" nghĩa là gì?   :bitchitlin: 
hổng tin anh hổng hỉu  :thayghet: 
 :khi: 
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10556
Registration date : 23/11/2007

Trí thức miền Nam sau 75 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trí thức miền Nam sau 75   Trí thức miền Nam sau 75 - Page 2 I_icon13Mon 16 Dec 2013, 08:11

Shiroi đã viết:
 
 
Ai Hoa đã viết:
 
 
Shiroi đã viết:

Dạ hỏi  :horang: anh vẽ đường cho hươu chạy thì... tiến lên  :tienlen: 

Dạ, trong danh sách những vị được kể trên, anh "Ái Hoa" là ai nào ạ ?   :nihao: 
  
Đọc hong hiểu, "ai nào" nghĩa là gì?   :bitchitlin: 
  hổng tin anh hổng hỉu  :thayghet: 
 :khi: 
 
hỏi "người nào" thì hiểu, "ai nào" ... không hiểu!   Mad

_________________________
Trí thức miền Nam sau 75 - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Trí thức miền Nam sau 75 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trí thức miền Nam sau 75   Trí thức miền Nam sau 75 - Page 2 I_icon13Tue 03 Jun 2014, 09:49

Vai trò của trí thức miền Bắc sau 1975 [1]

Ung dung ta nói điều ta nghĩ
Cúi ngửa theo người quyết chẳng theo
Nguyễn Trãi


Có hai điều cần được khai triển minh bạch ở đây.

Thứ nhất chữ miền Bắc tôi dùng ở đây để chỉ chung  những người cộng sản- mà gốc gác có thể ở Huế- Quảng Trị- Bình Định. Trí thức cộng sản như thế có thể để chỉ cả những trì thức trong Nam từng theo cộng sản như trường hợp Đào Hiếu, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lữ Phương, Vũ Hạnh v.v.. Đó chỉ là một cách gọi cho gọn và tiện.

Thứ hai chữ trí thức, tôi hiểu một cách rộng rãi, thoáng đạt mà nó thể hiện ngay trong ý nghĩa câu thơ của cụ Nguyễn Trãi: Ung dung ta nói điều ta nghĩ. Dám nói điều ta nghĩ, đó là thái độ trí thức đấy.

Vì thế đối với tôi, cụ Nguyễn Trãi là một người trí thức tiêu biểu vì dám nghĩ, dám có tư tưởng, dám đặt vấn đề mà không không sợ quyền lực.

Nói như thế, có nghĩa tôi đặt nhẹ các vấn đề bằng cấp, vấn đề về nghiệp vụ, về khả năng chuyên môn của người trí thức. Nó có thì càng tốt mà không có cũng được.

Nói như thế cũng có nghĩa tôi coi những nhà văn như Nguyên Ngọc- Dương Thu Hương, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên là những người trí thức tiêu biểu của miền Bắc- mặc dầu trình độ nghiệp vụ chuyên môn của họ có thể chưa học hết bởi vì họ tham gia kháng chiến từ hồi còn trẻ. Điều này trên thực tế cũng đúng vì một số đông các nhà trí thức miền Bắc không có điều kiện học hỏi. Trừ một thiểu số tốt nghiệp đại học trong nước hoặc được đi học ở liên Xô hoặc các nước XHCN khác.

- Trí thức hiểu theo nghĩa dân giả

Đối với người dân thường thì hễ có bằng cấp là được xếp vào loại trí thức. Ngay cả bằng giả, bằng mượn, bằng mua như bây giờ.

Cũng vậy, sau 1975 sự so sánh về cái được gọi là trí thức giữa hai miền chủ yếu là dựa trên trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Dư luận thường cho rằng bác sĩ ’ ngụy’ thì giỏi hơn nhiều phần so với bác sĩ ‘giải phóng’. Sự so sánh ấy đi đến độ coi một bên là bác sĩ bên kia chỉ đáng là y tá..

Người ta- theo nghĩa kẻ chiến thắng cũng như kẻ thua cuộc đều hiểu ngầm- tìm đến bác sĩ ‘Ngụy’ để chữa trị. Cái gì mang nhãn hiệu ‘Ngụy’ thì có nghĩa là tốt hơn. Từ thuốc men, quần áo, vật dụng, nhà cửa, đồ dùng, xe cộ, vật liệu, vật tư dĩ chí đến con người. Một viên thuốc Aspirine được mấy anh bộ độ vào Nam công tác, khuân vác vất vả đến rất tội nghiệp. Viên thuốc có dược liệu rất tốt, nhưng bề ngoài thì xấu xí, viên thuốc bở lắm. Lái buôn thuốc trong Nam mua cả lố giá rẻ, mang về chắc có trộn thêm bột mì, cho vào các loại máy dập tối tân. Viên thuốc nay bề ngoài trắng, cứng nhắc, bẻ không được và nay mang nhãn hiệu Aspro, bọc trong vỏ Alumium. Giá bán có thể gấp nhiều lần hơn viên Aspirine nguyên thủy.

Rõ ràng người ta mua cái nhãn. Cái nhãn ấy tuy bề ngoài chẳng là gì cũng làm tụt giá những hào quang của sự chiến thắng.

Nhưng quan trọng hơn cả, nó làm mở mắt nhiều người - Trong đó đặc biệt có Bùi Tín và Dương Thu Hương. Dương Thu Hương viết rằng  bà đã phải khóc khi nhìn thấy đất miền Nam khác hẳn sự tuyên truyền của miền Bắc.

Không kể những người như Hoàng Văn Chí, Xuân Vũ, đã phản tỉnh trước đây. Sự phản tỉnh sớm của ông Bùi Tín và bà Dương Thu Hương  tôi cho là tiêu biểu nhất mở đầu cho nhiều trí thức tiến bộ khác sau này.

Nhưng tôi nghĩ phải công bằng dành cho họ thời gian chuyển đổi - cần từng bước—từng giai đoạn lột xác - từng giai đoạn trăn trở - để chứng tỏ đó là thái độ can đảm và chân thực của một người trí thức.

Nếu lột xác ngay có thể được hiểu đó chỉ là thái độ trở cờ - thứ chủ nghĩa cơ hội -. Điều mà nhiều người không muốn điều đó.

Cho nên những người tỏ ra nghi ngờ thái độ thay đổi của bà Dương Thu Hương hay ông Bùi Tín và đòi hỏi sự thay đổi 180% - đòi hỏi sự dứt khoát quá nhanh - rồi nêu ra vấn đề thực hay giả - hoặc vội đưa ra những lời cảnh cáo - đều vội vã, chủ quan rơi vào chủ nghĩa giáo điều.

Rồi tiếp theo nào là đồng hồ hai cửa sổ và hằng trăm thứ đồ dùng khác kìn kịt khuân về Bắc như những món quà quý giá nhất.

Võ Văn Kiệt  và giới trí thức miền Nam

Đến bác sĩ, kỹ sư, chuyên viên ‘ngụy’ đều có trình độ chuyên môn bảo đảm ... Ông Võ Văn Kiệt là người khôn ngoan, sáng suốt đã biết dùng ‘chất xám’ trong Nam, trong vai trò cố vấn về kinh tế mà sau này được gọi là ‘Nhóm chiều thứ sáu’. Khi ra làm Thủ tướng , ông đã kéo hai chuyên viên miền Nam ra Bắc làm việc bên cạnh ông, trong đó có ông Lâm Võ Hoàng.[1]

Trường hợp Lâm Võ Hoàng và nhóm Chiều Thứ Sáu

Sau này, ông Lâm Võ Hoàng được ông Võ Văn Kiệt cho đi tham quan nước ngoài như Pháp, Canada,Ý( Rome), từ 05-01-1996 đến 12-02-1996, trong bản Tường Trình do em ông Lâm Võ Hoàng cung cấp cho tôi.. Mở đầu tờ trình, ông Lâm Võ Hoàng viết:

Kính thưa anh Sáu, xin gửi đến anh Sáu ba tập sách nhỏ, tôi vừa viết xong, để đánh dấu lòng tri ân của tôi đối với một trong rất nhiều nghĩa cử có ý nghĩa nhất của anh Sáu, trong quá trình tôi có may mắn được anh Sáu tạo điều kiện tiếp tục phục vụ đất nước, trong buổi đầu, tưởng đâu ‘ Tàn Đời’.[2]

Xin lưu ý đến chữ Tàn Đời như một lời tri ân và cũng như một lời phê phán chế độ ấy.

Qua câu chuyện ông Lâm Võ Hoàng, nhìn lại những gì xảy ra sáu 1975, tôi thấy cái sai lầm lớn nhất của chính quyền miền Bắc là tự loại trừ một ‘Chiến lợi phẩm’ quý giá nhất của miền Nam là họ đã vứt tất cả các chất xám miền Nam -đi cải tạo - không dùng - không tin - bỏ sọt rác.

Chiến thắng xong, họ chỉ lo cái thiển cận, cái trước mặt, lo thu góp của cải, tài sản, kho tàng, tịch thu nhà cửa, tịch thu nguyên liệu, hãng xưởng, vũ khí chất đầy xe chở về miền Bắc.

Đó chỉ là một cuộc hôi của thiển cận vì đã không nghĩ đến cái vốn làm ra của ấy.

Phải mất bao nhiêu công của mới đào tạo được đội ngũ trí thức ấy trong chính quyền, trong hành chánh, trong thương mại và ngay cả trong quân đội miền Nam?

Và khi những thành phần này ra Hải ngoại, người ta mới hiểu đúng mức giá trị trí thức miền Nam trong việc Hội nhập ở xứ người.

Huy Đức, trong sách Bên Thắng Cuộc có viết rằng: bằng cấp ở Liên Xô được cho điểm 1, ở Pháp 0,9 và ở Mỹ chỉ được 0,8. Chỉ dựa trên cơ sở chính trị, họ đánh giá sai lầm như vậy.[3]

Và cũng vì thế, có những trí thức miền Nam thiện chí sẵn lòng hợp tác với chính quyền mới đều không được trọng dụng như quý ông  Chu Phạm Ngọc Sơn, Châu Tâm Luân, Dương Kích Nhưỡng, Phạm Biểu Tâm, Phạm Hoàng Hộ, Trần Ngọc Ninh người trước kẻ sau đều tìm cách cuốn gói ra đi.

Sự thiển cận để cho chính trị xen vào nên không lạ gì trước tình trạng xuất huyết chất xám, người ta đã điều từ miền Bắc vào một kẻ vô học tiêu biểu nhất của miền Bắc -ông Đỗ Mười-, năm 1978, ông này có nhiệm vụ cào bằng, cải tạo xã hội miền Nam như miền Bắc mà ông đã làm trước đây ở miền Bắc. Ông cho rằng: Chỉ cần 3 ngày đào tạo xong. Kỹ sư ba ngày, bác sĩ ba ngày, giáo sư ba ngày!! Dĩ nhiên, ai cũng hiểu đây chỉ  là một cách nói của một người ít học!!

Tình trạng lo hôi của sau 1975, nó nhắc tôi nhớ đến nước Pháp của De Gaullle, sau chiến tranh thế giới thứ hai. Người Pháp lo gỡ toàn bộ trang bị máy móc nhà máy sản xuất xe hơi của Đức kìn kịt trở về Pháp. Trong khi nước Mỹ lo thu phục nhân  tài- giới trí thức ưu tú hàng đầu của Đức- mời về những vị trị then chốt trong giảng dậy và nghiên cứu hàng đầu của Mỹ.

- Nguyễn Trọng Văn đánh giá trí thức miền Bắc: Vô sản và vô học

Cũng vì thế mà ngay cả trong lãnh vực khoa học nhân văn cũng cho thấy sự tụt hậu về nhiều mặt của trí thức miền Bắc. Sự tụt hậu so với miền Nam hẳn là có. Chương trình giáo dục của miền Nam –  từ trung học, nhất là ở bậc đại học là theo chương trình của Pháp hay một phần của Mỹ- Bằng cấp được nhận là tương đương.

Nguyễn Trọng Văn- mặc dầu đi theo phe cộng sản- nhưng Nguyễn Trọng Văn vốn tính bạo nói đã nhận xét thẳng thừng: Họ chẳng những là người vô sản mà còn vô học nữa.[4]

Những phát ngôn rất tùy tiện như cho rằng trí thức miền Nam ở lại theo chủ nghĩa 3N: 3 N theo giải thích của Nguyễn Trọng Văn là: Ngu, Nghèo và Nhát.[5]

Một lần khác, năm 1980 trong dịp kỷ niệm 5 năm sau ‘Giải Phóng’, Nguyễn Trọng Văn có dịp đọc một tham luận về tình hình trí thức miền Nam sau 1975. Ông đã chơi chữ và dùng ba chữ Là. Thoạt đầu, trí thức miền Nam coi cách mạng Là Mình. Sau hai năm coi cách mạng chỉ còn Là Bạn. Và sau 5 năm coi cách mạng là Là Thù Nghịch.[6]

Đây là một nhận xét xúc phạm đến nhiều người. Xúc phạm cả đến trí thức từ hai phía. Trí thức miền Nam có bao nhiêu người coi Cách mạng Là Mình?

Sự xúc phạm như thế thường xảy ra từ hai phía.

Viết ra bao giấy mực cho vừa?

Nhưng tôi cũng không quên một điều là trên tờ Đất Nước, Nguyễn Trọng Văn đã lần lượt đưa lên giàn phóng tố cáo trí thức miền Nam như Nghiêm Xuân Gồng, Mai Thảo, giáo sư Trần Thái Đỉnh, Nguyễn Khắc Hoạch, Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Sỹ Tế mà ông gọi chung là những ảo tưởng của người cầm bút miền Nam. Riêng Trần Thái Đỉnh với những nhận xét của Nguyễn Trọng Văn có tính ác ý rõ ràng về những bài biên khảo về triết Hiện sinh của ông này.

Đặc biệt có hai bài dành cho Nguyễn Văn Trung là: Triết học hiện sinh và những người cầm bút ở miền Nam trên tờ Đất Nước, số 2 và một bài: Những người con hoang của Nguyễn Văn Trung, trên Bách Khoa, số 264.

Chưa kể, một đánh phá có tính cách chủ định với cuốn: Phạm Duy đã chết như thế nào, Văn Mới, 1971 mà tôi đã có bài viết trả lời.

Sau đó, ông còn đề cao một vài người có xu hướng theo bên kia như Nhất Hạnh, Thái Lãng, Nguyễn Tường Giang và một nhà thơ vô danh nào đó có tên Nguyễn Lê Tuân với nhan đề: Chào Mừng anh em ruột thịt.

Về Nhất Hạnh, ông viết: Trước thơ văn của nhất Hạnh, những viên ‘Kim cương chói lòa cái tuyệt vời, tuyệt đúng, tuyệt đẹp’ của Sáng Tạo, Văn Nghệ, Thế Kỷ 20..trở thành những bong bóng sà phòng của trẻ con.[7]

Về Nguyễn Trọng Văn, tôi xin phép được sử dụng đúng chữ của ông quen dùng. Đó là chữ Con Hoang. Ông chính là Thứ Con Hoang của Miền Nam và sau này trở thành đứa con hoang vô thừa nhận của người cộng sản.

Ông là thứ Unwanted cả từ hai phía. Phía người Quốc gia lắm lúc trộm nghĩ phải coi ông như một người phản bội. Ông cứ theo cộng sản cũng được và đành chấp nhận. Nhưng theo mà chửi miền Nam thì lại là chuyện khác. Rải rác trong nhiều bài viết, ông coi miền Nam như một ổ đĩ điếm.

Khi lần đầu tiên về VN, tôi đến nhà ông trong cư xá Sĩ quan Chí Hòa.. Ngay trước nhà có một khoảng trống lớn thì nay mọc lên rất nhiều quán cà phê đủ loại.  Việc đầu tiên trước khi hỏi thăm nhau, tôi nói: cậu trước đây chửi miền Nam chỉ là ổ điếm thì nay trước nhà cậu không phải chỉ một ổ, mà nhiều ổ. Nhận xét ấy làm Nguyễn Trọng Văn cười- cười đến sặc sụa- cười không ngớt- sau đó cái cười trở thành như mếu. Văn chảy nước mắt. Nỗi giận hờn tự nhiên biến mất thương cho một thằng trí thức miền Nam mê muội. Nhưng rồi chứng nào vẫn tật ấy.

Phía người cộng sản, họ coi ông như một thứ cò mồi giai đoạn như một thứ củi mục cần loại bỏ.

Và chính ông đã tự xếp mình vào thành phần có Bốn Cái Không:

- Không cộng sản: ông không vào đảng nhưng cũng không chống cộng.
- Không Quốc gia, nhưng không chống đảng phái Quốc Gia
- Không tôn giáo nào, nhưng không bao giờ chống tôn giáo
- Không theo Mỹ, cũng không chống Mỹ.[8]

Vậy thì Nguyễn Trọng Văn là ai? Đứng ở đâu trên đất nước miền Nam?

Từ căn bản, cần nhìn nhận cộng sản là một điều xấu

Để cho bài  tham khảo này có cái lô-gic căn bản, nhờ đó giải thích, cắt nghĩa được thái độ của người trí thức miền Bắc. Xin bắt đầu bằng một tiền đề khẳng định mà tính nội hàm chứa đựng ngay cả kết luận.

Tôi khẳng định bản chất của chế độ Cộng sản là một điều xấu.

Có thể khẳng định le Mal est communiste. Đó là một một cái xấu không từ bên ngoài, không nhất thời, không chen lẫn điều xấu lẫn điều tốt mà là một điều xấu tự bản chất.

Định đề này như một tiền đề đồng thời như một kết luận như một nguyên lý. Các trí thức miền Bắc nếu không xác định rõ được điều này thì sẽ có quan điểm mơ hồ, có những nhận định lưỡng giá hay nước đôi (Ambiguité). Như có một số vị cho rằng- trường hợp ông Lê Hiếu Đằng- : Đảng cộng sản mới đầu là lý tưởng, là tốt sau này là suy thoái.. Hoặc đa số trí thức tin tưởng rằng có thể sửa sai, cải thiện cái Đảng ấy.

Đó là những tư tưởng  hão huyền như một cách tự dối mình.

Đó có thể là phản tỉnh mà chưa phản kháng.

Đó có thể là lẫn lộn giữa lý thuyết và thực tế, giữa bản chất và hiện tượng, giữa cái được gọi là quyền lợi cá nhân và cái nhân danh quyền lợi tập thể.

- Trí thức miền Bắc như vợ bé của chế độ

Họ quản lý giới trí thức miền Bắc từ cái bụng lên cái đầu. Quản lý cái dạ dầy là quản lý được cái đầu của trí thức miền Bắc… Nói ra thì phiền, nhưng cái lụy của trí thức miền Bắc là bắt đầu từ cái Hộ Khẩu.

Vì thế, trí thức XHCN được coi như ‘vợ bé của chế độ’ được ve vuốt tán tỉnh, được cho ăn, cho uống mà không bao giờ chính thức cưới làm vợ.

Sở dĩ chúng ta có thể đi đến một kết luận chắc nịch, cộng sản là một điều xấu bởi vì xét lịch sử cái Đảng ấy đã trở thành họa cho nhân loại chỉ sau các chế độ phong kiến và Phát Xít.

Lịch sử các nước như Liên Xô và Trung Quốc dưới chế độ cộng sản là những cuộc tắm máu người dân vô tội. Con số nạn nhân lên đến hằng triệu và nhiều chục triệu. Tội ác chồng chất không thể tính hết được.

Chẳng hạn, từ năm 1958 đến 1962, Mao Trạch Đông đã làm chết cả 10 triệu người. Nó là một trong những tội ác giết người tập thể lớn nhất của nhân loại. (Most deadly mass killings in human history). Bước nhảy vọt làm cho 45 triệu người dân Trung Hoa chịu đói khát, dánh đập, tù đầy đến chết với những cảnh ăn thịt trẻ con ghê rợn.

Nếu ai đã có dịp đọc cuốn sách của Frank DiKotter thì sẽ thấy kinh hoàng, rởn tóc gáy. [9]

Mao đã để lại nhiều câu nói thời danh như: Cách mạng không phải là một bữa tiệc.

Xấu tự bản chất là một điều xấu đã trở thành một vô thức tập thể, đã trở thành da thịt của chế độ, trở thảnh máu huyết của cơ chế vận hành một cách máy móc không chuyển đổi được.

Nó tạo thành bằng những tư tưởng đã khuôn đúc, đã hoàn chỉnh. (Idées toutes faites). Cho nên nó không chấp nhận bất cứ ý tưởng nào ở bên ngoài nó.

Những ý kiến- những góp ý- những phản biện đều bị bỏ ngoài tai.

- Cộng sản là thứ chủ nghĩa giáo điều. Đó là thứ tôn giáo mà không có tôn giáo

Mà ai còn tin rằng có thể góp ý, có thể sửa sai Đảng thì đó là một ảo tưởng trí thức- tự đánh lừa mình.

Họ sửa sai thì được- sửa sai nhiều lần- mỗi năm mỗi sửa- hai mưới năm ba mươi năm vẫn tiếp tục sửa-.

Chẳng những thế, khác nó còn được coi là chệch hướng và tệ hại hơn nửa trở thành thù địch có thể bị thanh toán, khai trừ hoặc tù đầy.

Nhưng họ lại chống lại những tham vọng sửa sai và họ quy cho cái tội: Chủ nghĩa xét lại như trường hợp Hoàng Minh Chính. Bài học Hoàng Minh Chính với tư tưởng: Chủ nghĩa giáo điều ở Việt Nam đã bị còng tay gây họa lây cho khoảng 200 người khác.

Nhưng những người trong cuộc biết rõ rằng, chính Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp đều mặc nhiên, minh nhiên ủng hộ Hoàng Minh Chính.

Và nói cho cùng, bắt Hoàng Minh Chính thì đồng thời cũng phải bắt giam từ Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh đến cả Hồ Chí Minh.

Cũng vì thế cộng sản là một điều xấu tự thân (En soi)- một điều xấu phổ biến. Phổ biến tại Liên Xô, tại Trung Cộng, tại Đông Âu cũ, tại Bắc Hàn và tại Việt Nam.

Gương của Bắc Hàn những ngày gần đây với những tin tức được tuồn ra bên ngoài nghe mà rùng rợn.

Tại Việt Nam trước đây chỉ xấu một nửa phía Bắc. Sau 1975 cả nước nhuộm xấu.

Hằng triệu người đã ngã gục. Nó đã đưa cả một dân tộc chìm đắm trong những cuộc cách mạng đẫm máu do những tính toán và những quyết định sai lầm.  Nó phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác.

Nếu có điều chi khác biệt giữa các nước cộng sản như Trung Hoa hay Bắc Hàn với Việt Nam là có sự khác biệt về mức độ chứ không có sự khác biệt về bản chất.

Bản chất là xấu giống nhau, mức độ thì khác nhau vì ít hay nhiều.

Tên của những tên đao phủ đó là Staline, Mao Trạch Đông, Fidel Castro và xin dám lần đầu nêu tên Hồ Chí Minh.

Vì thế, ngay đến Hồ Chí Minh cũng phải được nhìn lại và phải được xếp chung danh sách những tên đồ tể thế giới.

Không có lý do chính đáng nào để tách HCM ra khỏi danh sách ấy cả.

Chế độ ấy gây ra chết chóc sinh mạng con người thì lãnh đạo phải là kẻ sát nhân.

Sở dĩ điều xấu ấy vẫn tồn tại, vì nó là một điều xấu được che đậy  bởi bạo lực và tuyên truyền. và không có giải pháp hoặc một cố gắng cải thiện từng phần, từng vấn đề. Đã bao nhiêu năm rồi, số phận đất nước Việt Nam đã chìm đắm trong giấc mơ cộng sản?

Ta có thể nhận ra điều xấu ấy, nhưng lại không nhận ra được ai là thủ phạm

- Chính vì những giải pháp ôn hòa, thỏa hiệp hoặc huyễn tượng về một chế độ cộng sản có thể cải tiến đã kéo dài sinh mệnh chính trị của cộng sản ở Việt Nam

Nhiều trí thức miền Bắc đã nuôi dưỡng, vỗ béo nuôi nó trong nhiều năm nay.Nói ra không ai tin hoặc không muốn tin. Nói ra thì khó chịu, không bằng lòng. Nhưng thực tế nó là như vậy.

Nhiều trí thức chân chính của miền Bắc đã tự thú như vậy: Hoàng Ngọc Hiến nói đến thứ Văn Học phải đạo. Minh Châu đã khuất bóng mỉa mai một thứ văn học Minh Họa. Lại Nguyên Ân gọi là Tao Đàn, Nguyên Ngọc gọi là Tụng Ca.

Vẫn lại một Dương Thu Hương gọi: thực chất là một lớp công chức thuộc địa.[10]

Ít nhiều họ là những tên lính canh của CNXH.

Vì thế, ngày nay nhiều tác giả đã bàn đến cái Loyal Opposition như sẽ đề cập đến sau này. Dương Thu Hương đề cập đến cái Quy chế của sự nhầm lẫn. Phạm Thị Hoài nêu trường hợp giáo sư Chu Hảo để gián tiếp nói tới: Thái độ lạc quan vô tận của một số lớn trí thức miền Bắc.

Chỉ nói tóm tắt là tội của chế độ cộng sản cũng gián tiếp- một cách nào đó- cũng là trách nhiệm của giới trí thức miền Bắc.

Bởi vì im lặng là đồng lõa với tội phạm.

Sự phản kháng tiêu cực của đa số thầm lặng là nguy hiểm nhất

Đây là chủ đề thứ hai cần nắm vững.

Chính vì giới trí thức miền Bắc đã thất bại trong việc không loại trừ được cái nguy cơ của cộng sản- không tìm ra được giải pháp thay thế- tạo ra tình trạng trì trệ và sự suy thoái đến hiện nay đã làm nảy sinh ra một số hiện tượng tiêu cực nơi phần đông dân chúng.

- Nhân dân làm chủ biến thành lạm phát dân chủ

Cái hiện tượng tiêu cực trong dân chúng đã phá nát cơ cấu của một xã hội dân sự trong một thể chế hành chánh lành mạnh, ổn định và trật tự. Nó đã biến một cái quyền bịa đặt trở thành sự lạm phát dân chủ. Đó là thứ chủ nghĩa mạnh ai nấy làm, mạnh nấy sống, sống chết mặc ai.

Chưa bao giờ cái khẩu hiệu Nhân dân làm chủ trở thành lố bịch và tai hại như ngày này!!

Trí thức miền Bắc trong tình huống hiện nay như một cái bề mặt đẹp của một tòa nhà sụp đổ. Họ trách nhiệm về sự sống còn ấy nếu cứ tiếp tục không dám nhìn thẳng vào sự thật, không có can đảm dùng cú đạp cho tòa nhà ấy sụp xuống để xây cái khác..

Đó là thân phận khó xử của nhiều người trí thức hiện nay. Bỏ thì thương, vương thì tội. Cứ nấn ná, chần chờ, viện cớ này cớ nọ để mua thời gian.

Nay đã đến lúc thời gian không thuộc về họ nữa.

Họ và Đảng cộng sản đã nhiều phen đồng lõa với niềm xác tín vĩ đại ngay cả trong những sai lầm của họ.

Người ta đã không nhận thức được rằng cái phản ứng của đa số thầm lặng chính là nguyên nhân làm cho xã hội sa đọa nhất. Cái đa số thầm lặng mà cơ may phản biện hầu như không có thì sự phản kháng là những phản ứng tiêu cực.

Điều này xem ra vô hại đối với kẻ cầm quyền, nhưng lại là những đà cản bước tiến và xói mòn xã hội. Vốn liếng xã hội dân sự mỗi ngày mỗi tiêu hào. Một người không sao- 10 người cũng không sao. Nhưng triệu người và hàng chục triệu người cùng một phản ứng tiêu cực thì sức phá hoại là không lường được.

Và ngày nay, người ta mới dần hiểu được sự phản kháng này nó tai hại như thế nào.

Đó là sự vô trách nhiệm toàn diện, trên toàn xã hội, trên mọi tầng lớp dân chúng, nhất là trên giới trẻ. Đó là sự thản nhiên (Indifférence) trước bất cứ tình huống nào của một con người hay một xã hội vô cảm.

Nó phô diễn bằng những hành động phi nhân tính- giết người tàn bạo- giết người một cách tùy tiện vô cớ-hay bằng những cớ nhỏ nhặt không đáng kể như đi ăn trộm một con chó- .

Tóm lại giết người một cách gratuit.

Luật rừng để đương đầu với chế độ toàn trị.

Không có sự so sánh nào nổi bật hơn là một bên thì chính quyền xử dụng luật lệ một cách vô tội vạ với bàn tay sắt. Như tù đầy, bắt bớ, hành hạ, đánh người đánh chết.

Một bên dân chúng hiện nay là xài luật rừng để hành xử với nhau. Giết người vô tội vạ, cần chém là chém, cần giết là giết, cần ăn cắp, ăn cướp là ăn cướp.

Người ta đi tìm thuốc chữa, tìm đủ nguyên nhân, đổ cho giáo dục, đổ lẫn cho nhau- trước đây đổ cho tàn dư văn hóa đồi trụy Mỹ-Ngụy, nay Mỹ Ngụy không còn nữa thì đổ cho ai- trước đây đổ cho chiến tranh nay không còn chiến tranh thì đổ cho ai.

Thực chất, điều xấu ấy nó nằm sẵn trong cơ cấu của cơ chế cộng sản, trong một vòng xoáy của cái Trục của điều xấu (Axe du mal)- Một cái cercle vivieux-. Một cái vòng xoáy luẩn quẩn không lối ra. Hoặc triết lý một chút thì đó là một thứ bệnh dịch hạch mà bất cứ ai cũng có thể vừa là nạn nhân, vừa là nguyên nhân của sự gây bệnh.

Nhưng cái con vi trùng của bệnh dịch hạch ấy là Đảng cộng sản. Triệt tiêu, loại bỏ cái đảng ấy là triệt tiêu con vi trùng thì mọi sự trở lại tình trạng bình thường.

Nguyên tắc là không sửa, không chữa mà hủy bỏ, triệt tiêu. Không ai đi chữa một con vi trùng cả.

Những người lãnh đạo cộng sản đã tưởng rằng có thể dùng bạo lực cưỡng chế và yên trí rằng họ đã thành công.

Thành công theo nghĩa ổn định, dẹp yên chỉ là cái nhất thời. Vì không phải lúc nào xử dụng bạo lực cũng có kết quả, vì nó là con dao hai lưỡi như kẻ dùng gươm sẽ chết vì gươm.

Nhưng nhiều khi phải nhiều năm sau, người ta mới nhận ra hậu quả của sức cản tiêu cực nó như thế nào..

Và đối với kẻ viết bài này thì chế độ cộng sản đã lung lay, đã có nguy cơ sụp đổ, chỉ vì những sức cản tiêu cực này.. Và nếu nói theo ngôn ngữ của giáo sư G.Chang tiên đóan rằng, nước Tàu sẽ sụp đổ trong cuốn sách The coming collapse of China (2001)

Đó là sự thờ ơ của dân chúng, đó là sự bất cần, sự thiếu trách nhiệm, sự thiếu niềm tin của dân chúng.

Lãnh đạo nói, dân chúng không nghe.

Đảng nói một đàng, dân chúng làm một nẻo. Càng nhiều luật lệ, càng nhiều thúc ép, càng thêm rắc rối. Đó là một cái cây đã rỗng ruột. Một bộ máy đã ì ạch, đã en panne.

Đảng là một cơ cấu đã mục ruỗng.

Có một con mắt của dân nhìn rõ được chân tướng của Đảng. Họ nhìn những cán bộ mất bản chất để nhận ra được cái cơ cấu Đảng mục ruỗng đó. Không phải cứ bắt giam tù, không phải cứ tống xuất, không phải cứ triệt tiêu tài sản, không phải cứ bịt mồm bịt miệng bằng những biện pháp dùi cui, bằng hệ thống công an trị thể lý là xong.

Chưa bao giờ cộng sản thành công trong việc cầm tù được tư tưởng người khác. Và xin nói thẳng, họ cũng chưa bao giờ có thể cải tạo được những người tù cải tạo trước 1975. 300 ngàn người tù cải tạo sau nhiều năm cải tạo thì họ vẫn là người tù cải tạo. Chỉ có khác, trước đây là một nỗi nhục thì nay có thể là một niềm vinh dự. Điều mà Mai Thảo gọi Dương Nghiễm Mậu sau nhiều năm sống dưới chế độ cộng sản đã tạo cho mình: Một bản lĩnh chói lòa.

Đã có được bao nhiêu trí thức miền Bắc có được bản lĩnh chói lòa như thế. Phải chăng đó là Dương Trung Quốc chăng?

Họ chỉ đạt được một kết quả ngoài mong muốn là đào sâu thêm sự hận thù. Hận thù chồng chất. Sau nảy có muốn nói gì đi nữa- như hòa hợp hòa giải-cũng không ai nghe nữa.

Thời của cộng sản nay đã chấm dứt. Nay chúng ta đang bước vào thời kỳ đồ đểu.

(Còn tiếp)

[1] Lâm Võ Hoàng có viết nhiều bài báo, sau in dưới dạng photocopy như cuốn: Những bài viết trên báo Công giáo và Dân Tộc. Nhóm Chuyên viên ‘ Chiều thứ sáu’.

[2] Lâm Võ Hoàng, Tờ Trình Thủ tướng chính phủ, 1996

[3] Huy Đức, Bên Thắng Cuộc, trang 174

[4] Đây không phải là lần thứ nhất, NTV dám ăn nói ngang ngược như thế. Trước tình trạng một số trí thức vượt biển, bỏ trốn ra nước ngoài mỗi ngày một đông. Ông Võ Văn Kiệt đã tìm cách vớt những người này khỏi cảnh tù tội.. Và trong một buổi nói chuyện với giới trí thức thành phố, ông khuyên họ không nên vượt biên. Ông nói: trong thời hạn một năm mà nếu chính quyền này không làm được gì thì sẽ để các anh tự do ra đi. Nguyễn Trọng Văn đã đứng lên phát biểu : Nếu trong vòng một năm mà không làm được gì thì chính quý vị lãnh đạo phải ra đi, chứ không phải chúng tôi... Câu nói này nếu được phát biểu trong một xã hội dân chủ thì cũng không có gì là quan trọng. Nhưng trong hoàn cảnh miền Nam lúc bấy giờ được coi là thách thức nặng nề. Rất may một lần nữa, gặp ông Võ Văn Kiệt là người hiểu biết không chấp. Sau đó, Nguyễn Trọng Văn hầu như không còn cơ hội cầm bút nữa. Câu chuyện này cũng được Huy Đức viết đầy đủ trong Bên Thắng Cuộc.

[5] Thuận Văn, Vài lời về lẽ công bằng và xác thực, Talawas, 30.06.2008, bài 26

[6] Nguyễn Trọng Văn. Nhưng cũng kể từ đó, Nguyễn Trọng Văn bị treo bút. Câu chuyện này cũng được Huy Đức viết đầy đu trong Bên Thắng Cuộc.

[7] Nguyễn Trọng Văn, Đất Nước, số tháng 11, 1968

[8] Nguyễn Trọng Văn, Ba người bạn, Talawas ngày 9-6-2008, loạt bài số 20

[9] Frank Dikotter,  Mao’s great Famine, The History of China’s most devastating Catastrophem, 1958-1962, 2010

[10] Trăm hoa vẫn nở trên Quê Hương, bài viết của Thân Trọng Mẫn, trang 29

© Nguyễn Văn Lục


Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Trí thức miền Nam sau 75 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trí thức miền Nam sau 75   Trí thức miền Nam sau 75 - Page 2 I_icon13Tue 03 Jun 2014, 10:02

Vai trò của trí thức miền Bắc sau 1975 [2]

Lấy trí nhân mà thay cường bạo
Lấy đạo nghĩa mà thắng hung tàn
Nguyễn Trãi


Tôi không có chủ tâm nhìn lại quá khứ để tự hành hạ mình và gián tiếp hành hạ người khác. Tôi cũng không có chủ tâm tìm cách phê phán hay hạ nhục những người đã có thời ở phía bên kia mà tôi đã nêu tên tuổi, đã đưa ra những sự việc trong phần bài trước. Đó chỉ là những việc cần phải nói, cần phải viết cho nhu cầu sự thật.

Tôi cho rằng, ở một góc độ nào đó – một góc độ ẩn khuất mà có thể bản thân không hiểu được – ở một thời điểm nhất định trong một hoàn cảnh nhất định – họ đã tin tưởng và chọn lựa. Sự chọn lựa từ một hoàn cảnh theo ý nghĩa của J.P Sartre: Con người là con người từ một hoàn cảnh. ( L’homme-en-situation). Chính hoàn cảnh quyết định con người là thế này hay thế kia.

Nói theo nghĩa đời thường thì: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.

Nhưng nói theo triết lý của trường phái Tự Do – nói như nhà tư tưởng F.A. Hayek – tác giả cuốn sách: The road to Serfdom(Đường về nô lệ) có thể đó là sự sai lầm chân thật của họ, dù đó là những sai lầm rất nặng nề.[1]

Người ta thường nói: Đường xuống hỏa ngục thì đầy những kẻ thiện chí!!

Sự đồng cảm ở đây với những người vừa kể trên của người viết bài này trở thành chân lý của đời sống.

Bằng chứng là nay nhiều người trong số họ cũng ngao ngán vỡ lẽ kiểu Nguyễn Văn Trung: dấn thân vào cách mạng là một thứ đầu tư phá sản.

Mà khi biết ra được thì đã trễ.

Nhiều người nay khi tóc đã bạc – nhìn lại cuộc đời tranh đấu cho một lý tưởng – coi như họ đã hoang phí cả cuộc đời tuổi trẻ vào một thứ ảo tưởng như trường hợp Hồ Ngọc Nhuận, Lê Hiếu Đằng, Ngô Công Đức, Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Cao Lập.

Như thế, phải nhìn nhận có một thứ sai lầm chân thật.

Nhà thơ Vân Hải trong truyện ngắn Người cùng làng mở đầu bằng hai câu thơ như một hối tiếc cho cả một thời:

Khi biết mình ngu dại

Tóc trên đầu bạc phơ.[2]

Và tâm trạng hối tiếc ấy cũng được cả những người trí thức miền Bắc mà tên tuổi không thiếu như Dương Thu Hương, Vũ Thư Hiên, Bùi Tín và hằng trăm người khác không tiện liệt kê hết.

Nhìn lại cảnh tượng đất nước hiện nay trong vòng mấy chục năm qua – kẻ còn chút lòng – không khỏi động não thì hóa ra không phải con người.

Năm 1975, người cộng sản miền Bắc thừa hưởng một nửa phần nửa đất nước miền Nam – dù có chiến tranh – hầu như nguyên vẹn. Nó cho thấy một tiềm năng của một xã hội có triển vọng tân tiến, một xã hội dân sự có khung hình pháp lý dân chủ, tự do.

Họ chỉ cần bỏ ra chút xíu cái phần còn lại là tạo dựng được một thể chế chính trị cởi mở – xây dựng trên tự do, dân chủ.  Và sẽ có một nước Việt Nam ngang hàng với các nước lân bang như Đại Hàn, Singapore v.v… về mọi mặt.

Họ đã không làm được. Tự hỏi vai trò người trí thức miền Bắc đã làm được gì trong khoảng thời gian ấy?

1. Họ đã làm được cái việc là phá nát miền Nam

Ngồi nhìn lại cái ngày 30 tháng tư, cái ngày mà tựa đề một bài hát của người cộng sản hát nhai nhải trên đài phát thanh: Bão Nổi Lên Rồi. Quả thật đó là cơn bão đến cấp số 9 tàn phá miền Nam. Nó quét sạch trên đường đi của nó nhà cửa, tài sản vật chất, ngay cả của chìm của nổi, vốn liếng văn hóa, tinh thần tôn giáo và nhất là niềm tin và tương lai con người.

Tai họa của cơn bão ấy, chúng tôi đã chịu một mình.. Không một ai dơ tay ra đỡ chúng tôi hoặc lên tiếng.

Thế giới bên ngoài tạm thời bị cô lập không một ai biết điều gì đang xảy ra ở miền Nam trong những năm tháng ấy.

Có lẽ chưa ai nghĩ đến điều này – và đây là lần đầu tiên được đặt ra – Những người trí thức miền Bắc, họ ở đâu, họ nghĩ gì và thái độ họ ra sao?

Nói chung có thể họ vui mừng và chấp nhận chiến thắng ấy như một điều vinh dự – trong đó những năm tháng khốn khổ nay có thể được đền bù. Những biện pháp xảy ra sau đó như đánh tư sản mại bản, chiến dịch triệt tiêu văn hóa đồi trụy và nhất là chính sách phân biệt ngụy quân, ngụy quyền và chính sách tập trung cải tạo là một điều tất yếu phải xảy ra thôi.

Người miền Nam nay được coi là ngụy quân ngụy quyền – họ mất cái căn cước là người quốc gia vì chủ nghĩa lý lịch. Nếu có gọi họ là người vô tổ quốc cũng không hẳn là sai.

Cái tâm trạng chung là buồn và bất lực. Và cảm giác mất quê hương.

Dù sau này ông Võ Văn Kiệt có nghĩ rằng sau ngày giải phóng, có triệu người vui thì cũng có triệu người buồn – Câu nói đó cũng không vì thế mà thay đổi được tình thế.  Câu nói đó trên thực tế cũng hoàn toàn sai. Trừ một thiểu số người đã chót theo cộng sản, số còn lại đều buồn.

Tại sao lại buồn, đó là điều mà những người trí thức miền Bắc cần tìm hiểu.

Sau năm 1975, nhiều bất hạnh đã xảy đến cho miền Nam nói sao cho hết.

Chính vì không chịu đựng nổi liên tục ngày này qua tháng nọ – mỗi ngày mỗi hà khắc – mỗi ngày thấy sự bất công phi lý – mỗi ngày thấy tương lai vô định mà họ mang nỗi nhục ấy phải liều mình ra đi.

Hành lý mang theo không phải tiền bạc mà là cái đầu – một ý chí quyết vươn lên làm lại cuộc đời – và một trái tím rướm máu.

2. Sự đối kháng của người dân miền Nam

Trước sự bóc lột tận xương tủy, sự chà đạp lên phẩm giá con người một cách thô bạo nhất, thái độ dân miền Nam là gì? Suy từ thân phận của tôi ra, tôi nghĩ rằng mình như con cá nằm trong chậu, không lối thoát.

Sự đối kháng của người dân miền Nam là hoàn toàn tiêu cực: sự bất lực, sự chán nản, sự ê chề, sự nhục nhã, sự chịu đựng và cuối cùng là trốn chạy, là chọn sự ra đi thay vì ở lại đối đầu.

Trí thức miền Bắc thì chọn lựa thái độ chính trị con Đà Điểu. (La politique d’Autruche), quay mặt làm ngơ để cho chính quyền muốn làm gì thì làm

Việc ra đi là một bước đường cùng, tìm trong cái chết một lẽ sống. Ra đi hay là chết  là quyết tâm không thể sống chung. Đó là sự đối kháng quyết liệt nhất, sự phủ nhận toàn diện sự hiện hữu của chế đố ấy, sự không khoan nhượng.

Cho đến bây giờ, tôi tin chắc một cách xác tín rằng – ngay những thành phần trí thức tiến bộ nhất của miền Bắc cũng như giới lãnh đạo miền Bắc chưa hiểu đầy đủ hết ý nghĩa của việc ra đi này. Phải là người trong cuộc – phải là nạn nhân của chế độ ấy mới hiểu hết được. Ngay cả những người ra đi trước 1975 và những người ra đi ở thời điểm 1979 cũng đã có khoảng cách về nhận thức và kinh nghiệm sống  rồi.

Xem lại những đoạn phim về hình ảnh người vượt biển với bao gian nan mới thấy hết được sự tàn bạo của kẻ tự nhận là chiến thắng.

Xin ghi lại hình ảnh một trong những cảnh đau thương đó. Vụ chìm tầu ở Cát Lái. Bến Phà Cát Lái, gần Thủ Đức đã xảy ra vụ chìm tầu rất là thương tâm.. gồm gần 300 người chết đuối không thoát ra được. Đây chỉ là một vụ trong 9 vụ chìm tầu khác được chính quyền cộng sản thu tiền và cho phép ra đi công khai được gọi là: Đi bán chính thức. Việc ra đi như thế nhằm chủ yếu vào người Tàu gốc Việt. Nhưng sau này thì các cuộc ra đi bán chính thức phần lớn là người Việt Nam, mang giấy tờ giả là người Việt gốc Hoa.

Sau vụ chìm tầu, phải mấy ngày sau mới trục được tầu lên và các xác chết đã phình thối. Được biết có nhiều xác chết mẹ con còn ôm dính lấy nhau không gỡ ra được. Người ta đành để như thế chôn cả hai mẹ con trong một quan tài..Tôi cũng có người bạn đồng nghiệp bị chết ở Vũng Tầu, khi xác chết trôi vào bờ thì cả người bị cá rỉa không còn nhìn ra hình dạng người nữa.

Được tin này, chúng tôi cũng là người sắp trốn đi theo diện Phương Án II thấy rụng rời. Tin đồn tầu chìm này lan rộng ra khắp Sài Gòn làm nao núng không ít những người cũng sắp ra đi. Và chỉ hơn một tháng sau đó, tôi cũng ra đi như thế. Thật biết là cái chết gần kề mà như thể có động lực gì bí ẩn vẫn thúc đẩy ra đi, coi cái chết sao nhẹ thế!!

Đây là những vụ buôn người không hơn không kém cũng như sau này buôn gái sang Đài Loan, Đại Hàn.

Không có việc gì mà người cộng sản không làm.

Tất cả những chính sách bất nhân, vô nhân đạo ấy đều được kẻ chiến thắng – ngay cả đối với thành phần trí thức tiến bộ nhất của chính quyền cộng sản – coi như những biện pháp chính đáng phải thi hành. (Mesures légitimes).

Thật ra nó chỉ là Cái chính đáng của kẻ chiến thắng [3]. Họ nói không biết ngượng.

Người trí thức cộng sản đề cập đến vấn đề nhận thức luận kiểu này họ gọi đó là thái độ  là duy ý chí. Biết như thế mà họ vẫn nhắm mắt tin tưởng, nhắm mắt rêu rao một cách phi lý. Về điểm này, lại một lần nữa, F.A. Hayek coi đó là một thái độ khinh miệt trí thức con người. của một lớp người “chuyên nghề buôn bán qua lại các ý tưởng”.[4]

Trong khoảng thời gian ít nhất 15 măm, toàn dân miền Nam chịu đựng những trù dập, những biện pháp được coi như trả thù của kẻ chiến thắng mà người ta bắt buộc phải làm như vậy và không thể làm khác được.

Trong suốt những năm ấy, người ta không nhận được bất cứ tín hiệu phản kháng chính thức nào của nạn nhân cũng như của thành phần trí thức tiến bộ!!

Đó là một thời gian dài một bên chịu đựng, một bên áp đặt mà không một ai nhận thức ra được sự bất công tàn bạo trong mối tương quan giữa kẻ chiến thắng và kẻ chiến bại.

Sau 38 năm nhìn lại, người ta dần dần mới nhận thức rõ được đó là sự say mê điên cuồng chiến thắng, tiếp theo là sự bất lực và yếu kém trong quản lý và nhất là sự vô trách nhiệm vô giới hạn (Irresponsabilité illimitée) từ trên cao đến xuống thấp đã đưa đất nước đến bên bờ vực thẳm.

Vì thế, cho đến nay không biết ai là người trực tiếp trách nhiệm về những tội ác đổ trên đầu con dân miền Nam.

Từ 1975-1990, con dân miền Nam bị rơi vào tình trạng tâm sinh lý bất động co dúm lại mà không có một phản ửng nhỏ dù là tự vệ (Immobilisme convulsionnaire).  Mặc cho kẻ chiến thắng bạo hành.

Thế giới bên ngoài không biết đến. Trí thức, nhà văn phía bên kia im lặng đồng lõa!

Đã hẳn ở bình diện cá nhân, người ta cũng còn gặp gỡ được những người cộng sản có một tấm lòng như trường hợp các ông Võ Văn Kiệt, Tạ Bá Tòng, Nguyễn Hộ (quan tâm tới một số trí thức miền Nam đi học tập) hay Tống Văn Công (Người đã lo lắng quan tâm đến hoàn cảnh của họa sĩ Chóe sau khi đi cải tạo về)[5]. Ông cũng là người sau này, xin ra khỏi Đảng)

Và muộn màng hơn nữa có các ông Bùi Tín kết án việc đi học cải tạo và Phạm Xuân Nguyên bênh vực việc cho tái xuất bản sách của Dương Nghiễm Mậu.

Tôi cũng chia sẻ một cách sâu xa con người của ông Bùi Tín khi “giải phóng” xong miền Nam, ông rất hả hê vì đã trả được những món nợ các cháu con bà chị đã hy sinh tại chiến trường Huế, Quảng Trị v.v…

Và ít ra ông là một trong những trí thức hiếm hoi lên tiếng công khai phê phán nhà nước trong các vụ cải tạo, vụ chèn lấn các tôn giáo v.v…[6]

Nói cho cùng, họ chỉ nói lấy được.

Nhắc lại một lần nữa. Họ không biết ngượng. Nói thẳng là có sự khinh miệt giữa kẻ thắng – người thua. Họ khinh miền Nam vì họ thắng. Miền Nam khinh miệt lại vì họ ngu dốt quá.

3. Giải trừ những huyền thoại về đế quốc Mỹ xâm lược và vai trò Giải Phóng miền Nam cũng như những ngữ từ có ý miệt thị.

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam giữa đôi bên – ngoài võ khí giết người – ngoài việc  ám sát thủ tiêu các viên chức xã ấp – ngoài việc giật mìn phá hoại cầu cống đường xe lửa, đường bộ – còn một trận chiến các danh từ.

Danh từ đủ loại cỡ lớn, cỡ nhỏ đủ loại như chiến tranh xâm lược, bọn Thực dân mới, bọn lính đánh thuê, bán nước, chống Mỹ cứu nước, Giải phóng miền Nam, Mỹ-Ngụy, Mỹ-Diệm, Mỹ-Thiệu, bọn ngụy quân, ngụy quyền, thứ văn hóa phản động, đồi trụy v.v.. Tất cả được đơn giản hóa, tóm gọn đến cực kỳ như những khẩu lệnh.

Nó tiêu biểu trong một tuyển tập truyện ngắn của Bảo Ninh, Hà Nội lúc không giờ:

Năm 2000:

‘Chỉ một minh Tú, một tay mọt sách, nguyên sinh viên trường Tổng Hợp là không ngại rúc vào đó, ngụp lặn lục tìm trong bụi, tha về phòng một bao tải nặng chịch những cuốn tiểu thuyết chưa bị mối xông. Nhưng bởi tất cả đều rặt một nòi thối tha mục nát văn chương chống Cộng, chữ nghĩa tối tăm, mờ ám, nội dung láo toét, ít ai kiên nhẫn đọc nổi quá nửa trang, chất giấy lại không hợp để vấn thuốc và khổi thì quá nhỏ để gói bọc một thứ gì, thành thử đống sách của Tú chẳng mấy ai buồn ngó, dù rằng nó cứ vơi đi. Người ta thấy các mẩu vụn của những Chu Tử, những Xuân Vũ, những gì đó nữa quanh chỗ đựng điếu cầy và trong nhà bếp, trong nhà cầu’.

Cái nhìn về miền Nam một cách xàm tấu như vậy riết nhiều người coi như sự thật, thành chân lý, thành đúng quá không cần bàn cãi nữa.

Họ tuyên truyền là số một, không ai hơn họ.

Họ hô hào: Nhà nhà, người người – ba đảm đang – phải hy sinh tất cả để vào giải phóng đồng bào ta trong Nam đang bị cùm kẹp bởi Mỹ -Ngụy. Cái khẩu hiệu trên nó giống và tương tự như sự nhận xét của  F.A Hayek. Ông gọi là sự ngu dốt riêng đã tạo sự khôn ngoan chung[7].

Nay nó đã biến thành một thứ kiến thức vô thức tập thể – Người người nói – Nói mỗi ngày – nói mọi nơi – trong đám đông, trong học tập. Và không ai bảo ai, nó được kích động bằng những tràng pháo tay.

Và chẳng may có ai nói khác đi – Đích thị kẻ đó là phản động. Đó cũng là câu chuyện được kể trước đây trong sách Quốc Văn Giáo khoa thư lớp Đồng Âu kể rằng: Có một người đi đường bị một con chó cắn và sủa mãi. Ông tức điên lên và nghĩ ra được cái kế, ông hô to: Chó dại, chó dại. Dân làng tưởng thật đã đổ xô ra và cầm gậy gộc đập chết con chó.

Chúng ta nên tội nghiệp con chó hay nên tội nghiệp những người đã ngu dại nghe lời xúi bậy đập chết con chó?

Cho nên cũng chẳng lấy gì làm lạ khi thấy giới trí thức miền Bắc im lặng, đồng lõa trước những biện pháp của chính quyền cộng sản ở miền Nam sau 1975 và những biện pháp ấy được coi là chính đáng vì họ quá bị tuyên truyền, bị nhồi sọ, bị bịt mắt.

Sự tuyên truyền ấy ngày này qua tháng nọ biến họ có những suy nghĩ có điều kiện như một thứ phản xạ máy móc cực đơn giản và cực độ về lẽ phải trái. Ta phải, địch sai. Ta yêu nước, địch bán nước. Nói theo triết lý trong Kim Dung thì có kẻ chính, kẻ tà.

Người cộng sản là bàng môn chính phái còn miền Nam là bàng môn tả đạo.

Điều ấy được cũng chứng tỏ trong một bài viết của Lý Chánh Trung, ông cho rằng: Ông là một trí thức miền Nam mà sau 18 tháng học chủ thuyết Mác Xít-Lênin, mặc dầu ông đã theo học nghiêm túc, viết lách cũng không tệ lắm, tư tưởng cũng không tồi lắm, nhưng mấy lần thi chỉ đạt điểm trung bình. Chỉ có lần chót, chắc nhờ sự can thiệp của một cán bộ nào đó, tôi mới được điểm trung bình khá. Trong khi các cô sinh viên – học trò ông – cười nói: Thầy viết như thế này thì làm sao đạt điểm cao được như tụi em được, vì thầy viết theo ý thầy, còn em viết “y chang” như sách, sách viết như thế nào thì trả bài “y chang” như vậy  [8].

18 tháng theo học triết lý Mác Xít-Lênin, Lý Chánh Trung vẫn chưa thuộc bài. Phải biết nói như con vẹt.

Vấn đề của chúng ta ngày hôm nay – nhất là trí thức miền Bắc – là chúng ta cần biết tẩy não, giải trừ tất cả những  điều do tuyên truyền bịa đặt, do nói dối trá, do che dấu quá lâu..Và sự thật sẽ giải phóng chúng ta. Nhiều người trí thức có thể không đồng ý với tôi, nhưng đó vẫn là sự thật!!

Chẳng lẽ quý vị cứ tiếp tục ăn bánh vẽ mãi sao!!

_______________

[1] F.A, Hayek, The road toSerfdom Đường về nô lệ, Phạm Nguyên Tường dịch, nxb Tri thức, trang 407

[2] Vân Hải, Chuyện người cùng làng, trang 15

[3] Về điểm này, sau 4 năm sống dưới chế độ ấy, tôi nhận ra lối lý luận của người cộng sản là lối lý luận thiếu tri thức luận. Tức là thiếu phê bình-. nói huỵch tẹt là lý sự cùn. Họ nói thế nào cũng được..Trong những buổi học tập chính trị kéo dài trên cả năm trời-. Họ, những cán bộ miền Bắc, ra rả chửi chế độ tư bản bóc lột, bần cùng hóa người lao động, biến họ thành tay saivv. Họ đưa trường hợp công nhân Đại Hàn chỉ hưởng có 400 đô la- một tháng. Như vậy là bóc lột công nhân. Họ thừa biết là công nhân viên nhà nước lúc bấy giờ lương bổng được 30 đô la một tháng đã là niềm mơ ước rồ.

[4]  F.A. Hayek, Đường về Nô Lệ, Pham Nguyên Tường, trang 406

[5] Chóe, Nguyễn Hải Chí, Tử tội, Tủ sách Tiếng Quê Huong xuất bản. Ai chưa có dịp đọc, xin mời đọc. Chóe  được ông Tống Văn Công giúp cho làm Báo Lao Động mới với nhiệm vụ trình bày tờ báo. Họa sĩ Chóe qua đời ngày 12-3-2003, sau 3 tháng sang Mỹ chữa bệnh.

[6] Xem Thành Tín, Mặt Thật, Hồi ký chính trị, các trang 215-218.

[7]  F.A. Hayek, Đường về nô lệ, Phạm Nguyên Tường dịch, nxb Tri Thức, trang 413

[8] Lý Chánh Trung, Tuổi Trẻ Chủ Nhật, 13-11-1988

© Nguyễn Văn Lục

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Trí thức miền Nam sau 75 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trí thức miền Nam sau 75   Trí thức miền Nam sau 75 - Page 2 I_icon13Tue 03 Jun 2014, 10:08

Vai trò của trí thức miền Bắc sau 1975 [3]

‘Kẻ có đầu thì không có vai trò quyết định và kẻ nắm vai trò quyết định thì lại không có đầu’
Nguyễn Văn Lục
[1]

Đã có hai biến cố chính trị- như một bài thử trắc nghiệm- có thể đánh giá về vai trò trí thức miền Bắc. Đó là sự sụp đổ đồng loạt các nước XHCN ở Đông Âu năm 1989. Thứ hai là sự nổi dậy của dân chúng một số nước thuộc khối Ả Rập như trường hợp Ai Cập mà sau có tên gọi là Mùa Xuân Ả Rập.

Biến cố thứ nhất gần gũi và quan trọng hơn đối với Việt Nam.  Bởi vì cùng nằm trong khối cộng sản và có cùng thể chế độc tài như Việt Nam. Sự sụp đổ ấy như một mô hình kiểu mẫu để Việt Nam làm theo. Biến cố thứ hai cùng lắm chỉ là một kiểu mẫu gợi hứng cho phép người ta hiểu rằng, các chế độ độc tài thì đều chịu chung một số phận như thế – dù là độc tài cá nhân hay độ tài đảng trị.

Biến cố Đông Âu được coi như một cơ may vùng dậy của trí thức và người dân miền Bắc. Trong đó trọng tâm của cuộc vận động đòi hỏi chính quyền 3 điều: Bánh mì – Tự do và Dân chủ.

Cả ba mục tiêu đòi hỏi ấy đều là những đòi hỏi cần thiết cho Việt Nam.

Phần các nhà văn, trí thức miền Bắc- được coi là cao trào văn nghệ phản kháng 1986-1989- chỉ đòi hỏi cho văn nghệ được viết trung thực, được tư do sáng tác. Nghĩa là rập theo như lời kêu gọi của TBT Nguyễn Văn Linh viết: nhà văn phải ‘nói lên sự thật, dù là sự thật phũ phàng, và không nên ‘uốn cong ngòi bút của mình…

Phải chăng đó chỉ là sự kéo dài tinh thần Nhân Văn Giai Phẩm 1954-1955?

Vẫn ăn lương nhà nước, vẫn ở trong Hội nhà văn, vẫn viết báo cho nhà nước, vẫn bị ràng buộc vào cái guồng máy truyên truyền của Đảng thì đòi hỏi như thế để làm gì?

Nhiều người tin tưởng chờ đợi hy vọng sẽ có thay đổi lớn ở Việt Nam. Nhiều chính khách ở hải ngoại chuẩn bị nghĩ đến chuyện về nước  để giúp khôi phục lại Việt Nam!!.Hy vọng hão huyền.

Nhưng ở trong nước, trước tình thế nguy cơ sụp đổ dây chuyền, cấp lãnh đạo cộng sản chỉ có những phản ứng lạc điệu và đi trái chiều với xu hướng thay đổi mang tính thời đại. Họ vẫn khẳng định tính tất yếu lịch sử của chủ nghĩa xã hội.

Nói đúng ra, họ vừa lo lắng, vừa trông chờ xem chỗ nào đổ vỡ, chỗ nào thành công, chỗ nào thất bại. Và cuối cùng, theo quán tính, họ tìm chỗ dựa vào người khổng lồ láng giềng Đặng Tiểu Bình. Giả dụ mà Đặng Tiểu Bình làm công việc của Gorbachev thì VN sẽ bước theo Lech Walesa của BaLan?

Và nếu tình huống như thế xảy ra thì số phận các ông Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng, Đỗ Trung Hiếu, Trần Xuân Bách và các nhà văn, nhà trí thức như Hà Sĩ Phu, Nguyễn Kiến Giang, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải có một số phận may mắn hơn.

Ý kiến xé rào duy nhất là bài phúc trình của Trần Xuân Bách tháng 8-1989 yêu cầu đảng phải đổi mới đi bằng hai chân:

- chân kinh tế thị trường mở rộng và khuyến khích phát triển kinh tế.

- chân chính trị là áp dụng dân chủ rộng rãi- trong đó có việc đòi hỏi đa đảng.

Kết quả là Trần Xuân Bách bị loại trừ ra khỏi đảng.

Hoàn cảnh trí thức miền Bắc đã không đáp ứng được đòi hỏi của thời cuộc đúng như lời thố lộ của nhạc sĩ Tô Hải trong: Hồi Ký của một thằng hèn.[2]

Nhưng theo tôi, muốn đánh giá trung thực vai trò giới trí thức miền Bắc không thể không đề cập đến hoàn cảnh chính trị mà họ đang là nạn nhân số một.

Họ có thể làm gì trước một cơ chế đảng với bàn tay sắt máu..?

Phần viết sau đây trả lời cho câu hỏi trên.

1- Trí thức miền Bắc không có truyền thống dân chủ

Việt Nam- nhất là miền Bắc- thiếu hẳn một truyền thống dân chủ- một nếp sống dân chủ- của các nước Tây phương. Nó lại chìm đắm trong nhiều thế kỷ họa xâm lược của láng giềng phương Bắc, gánh nặng lịch sử của chế độ phong kiến và gần 100 năm chế độ thực dân!! Mà người ta gọi chung bằng cái họa da vàng.

Nếu miền Bắc có một truyền thống dân chủ như Tây Phương sau cách mạng 1978 thì số phận VN có thể không như ngày hôm nay.

Không lạ gì có sự im lặng, ẩn nhẫn chịu đựng, có thói quen ẩn nhẫn đã bị điều kiện hóa trước bạo lực.

Người dân miền Bắc chẳng những bị quốc hữu hóa về tài sản, ruộng nương, vườn tược, cơ sở sản xuất mà còn bị quốc hữu hóa tinh thần và tư tưởng nữa.

Cả miền Bắc chỉ có một tư tưởng, một mục tiêu, một kế hoạch một đường lối.

Và như F.H. Hayek trong Đường về nô lệ đã chỉ ra rằng:

‘Muốn cho mọi người cùng phục vụ một hệ thống các mục tiêu duy nhất, được kế hoạch của xã hội trù liệu, thì cách tốt nhất là buộc tất cả cùng phải tin tưởng vào các mục tiêu đó… Và nếu trong các nước toàn trị người dân không cảm thấy họ bị áp bức như là những người sống trong các nước tự do tư tưởng thì chủ yếu là vì chính phủ các nước này đã khá thành công trong việc buộc người dân suy nghĩ theo hướng chính quyền muốn”.[3]

Cho nên không lạ gì, chủ nghĩa xã hội tỏ áp đặt được một cách hoàn chỉnh và thành công ở miền Bắc hơn miền Nam vì có khác biệt về cá tính vùng-Ít lắm là ở miền Nam đã có cái ưu thế 21 năm tập tành dân chủ theo các xã hội Tây Phương.

Việc Lê Duẩn áp đặt một cách máy móc khuôn hình XHCN miền Bắc lên miền Nam đã gặp nhiều sức cản và tỏ ra thất bại ở nhiều mặt.

Sau này họ đã phải nhìn nhận sự thất bại ấy và mới có hiện tường xé rào, Đổi mới!!

Cho nên phải hiểu rằng, trí thức miền bắc- trong 21 năm sau 1954 sống dưới chế độ cộng sản- họ có muốn lên tiếng ý kiến cũng không được mà muốn phản đối cũng không dễ.

Tình cảnh đó nó trái ngược hoàn toàn với đường lối lãnh đạo của các nước phương Tây- mà một phần ở miền Nam- vai trò trí thức như một thứ Thinhking Départment, có thể chi phối những quyết định quan trọng của chính phủ. Ở miền Nam, giới trí thức được tôn trọng và được nhìn nhận. Tiếng nói của họ có trọng lượng.

Chúng ta chỉ cần dở xem các tờ Sáng Tạo, Bách Khoa và nhất là các tờ Đất Nước, Hành Trình và Trình Bầy vá các sinh hoạt văn học nói chung để xem họ viết gì là đủ rõ.

Bên cạnh đó còn có sức mạnh của dư luận, sức mạnh truyền thông báo chí- một quyền lực thứ tư- mà ngày nay có xu hướng lấn lướt các quyền lực khác.

Chẳng hạn, trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, tại miền Nam, một phần không nhỏ có những quyết định xoay chiều đổi hướng là do ảnh hưởng bởi những bài báo của David Haberstam, Malcom. Brown, Neil Sheehan vv. Cộng thêm sự phá rối của nhóm trí thức thiên tả- thành phần thứ ba- ở miền Nam.

Những nhà báo này đã ảnh hưởng tới những quyết định của chính quyền Mỹ và tạo ra một hậu thuẫn cả dư luận công chúng Mỹ đứng sau họ.

Chúng ta không thể nào đo lường được hết sức mạnh trước dư luận của những người như Malcom Brown khi ông ta tuyên bố như một bào chữa: ‘We were doing nothing more nor less than our jobs as newsmen”[4]. Chúng tôi không làm gì nhiều hơn hay ít hơn công việc của một phóng viên nhà báo.

Cho nên khi tìm hiểu về vai trò của trí thức miền Bắc, tôi bắt buộc phải trình bày cho rõ cái cơ chế tổ chức cộng sản và hỏi xem đã có bao giờ người trí thức miền Bắc làm nổi cái công việc đơn giản là thông tin và nói sự thật?

Và phải chăng họ cũng xứng đáng nhận những lời miệt thị của ba phụ nữ nhà văn văn miền Bắc tiêu biểu: Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Từ Huy. Họ không đề cập tới đám trí thức nói chung mà họ gọi chung giống đàn ông đều hèn-!!

Chỉ làm công việc thông tin một cách bình thường thôi như các nhà báo phương Tây- Nhiều người trong số họ cũng không đủ năng lực và bản lãnh để làm.

Hai nguyên tắc vừa nêu trên là then chốt về quyền lực mềm của người làm báo, của người trí thức xem ra vượt khỏi tầm tay của giới trí thức miền Bắc!!

Họ không có cơ hội nói sự thật.

Cho đến bây giờ, nhiều sự thật do báo chí đưa ra là một thứ sự thật bị lừa đảo, bị cắt xén, bóp méo rồi. (Vérité frauduleuse). Họ hơn ai hết biết rõ mà vẫn phải ngậm miệng.

2- Cái cơ chế cộng sản như bộ máy nghiền.

Vì thế, phần ba của bài viết này, tôi đưa ra một nhận định chua chát về trí thức miền Bắc dưới chế độ cộng sản là: Kẻ có cái đầu thì lại không có vai trò quyết định và kẻ nắm vai trò quyết định thì lại không có cái đầu.

Lê Duẩn, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu là những kẻ nắm vận mệnh miền Nam một thời đều không có đầu hay cái đầu nằm trong một guồng máy. Những người lãnh đạo sau đó còn đem lại một chút hy vọng thay đổi như Nguyễn Văn Linh và ngay cả Võ Văn Kiệt một phần cũng chịu bó tay trước guồng máy Đảng.

Họ cũng một phần là nạn nhân của chính guồng máy đó..

Một guồng máy có sức mạnh vô hình có khả năng nghiền nát ngay cả những người có trách nhiệm điều khiển cái cơ chế ấy!!

Những chữ về sau này người ta quen dùng để chỉ cái phong cách dám ra ngoài đường lối của ông Võ Văn Kiệt là hai chữ Xé Rào.. Võ Văn Kiệt-Xé Rào..cho thấy sức mạnh của guồng máy thế nào. Chữ xé rào nghe như một phong cách dám làm, dám đổi mới thật ra Xé rào chỉ là quay trở về với cái cũ, cái mà trước đây họ đã phủ nhận. Quay về cái cũ là để cho thị trường tự do cung cầu quyết định giá cả, tiền lương với sự tự điều chỉnh hợp với quy luật cung cầu trong các xã hội dân sự bình thường.

Để có thể xé rào, hẳn là ông Võ Văn Kiệt chịu nghe các cố vấn kinh tế gốc miền Nam trong nhóm Chiều Thứ Sáu, vượt cơ chế, vượt guồng máy?

Tuy nhiên xé rào của ông Kiệt cũng chưa đi tới đâu. Xé rào chỉ là đục một lỗ chó chui qua được để tạm thời sống còn và rào vẫn là rào, vẫn là vật cản, vẫn y như cũ.

Chính ra là phải Phá rào mới đúng..

Nhưng ít ra cho thấy, nếu một lãnh đạo biết nghe trí thức thì đất nước cũng khá lên một bậc. Chẳng hạn như biết nghe Lê Đăng Doanh, cố vấn ba đời các thủ tướng, biết nghe Lý Quang Diệu, biết nghe Nguyễn Xuân Oánh, biết nghe Trần Quang Cơ, biết nghe Nguyễn Cơ Thạch, biết nghe Nguyên Ngọc và nhiều cố vấn, chuyên viên đến giúp Việt Nam!!

Tiếc thay, tất cả bọn họ đã nằm trong một cái rọ. Và những con cua trong cái rọ đó, con nào tính ngóc đầu vượt rọ thì có ngay con khác bám vào càng để rồi  kéo xuống, để rồi cuối cùng không một con nào có cơ may ra khỏi rọ.

Đó là sự phản ánh trung thực hoàn cảnh trí thức miền Bắc. Một hoàn cảnh mà Liu Xiabo- giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 2010, viết về giới trí thức Trung Hoa cũng là gián tiếp nói về hoàn cảnh Việt Nam:

‘Thực tế mà nói ở bên Tàu, mọi người đều có cai đảm dẫm dạp lên đạo đức luân lý bất kể đến liêm sỉ. Nhưng người ta lại không tìm được bất cứ người Tàu nào có cái can đảm dẫm đạp lên thực tế mà biết hổ thẹn’.[5]

Nói một cách bình dân, người Tàu sống một cuộc sống vô đạo đức.

Họ nằm trong một tổ chức, một guồng máy với nhiều thang bậc từ trên xuống dưới theo hình Kim tự tháp. Những quyết định từ trên xuống là nguyên tắc chỉ đạo xuống đến cấp thừa hành đều phải đi qua nhiều công đoạn. Lệnh từ trên xuống đến cấp thừa hành đôi khi chỉ còn giá trị như những khẩu lệnh. Dưới tùy tiện mà làm.

Sự tuân thủ những khẩu lệnh như thế thường máy móc, không liên quan đến riêng ai (Impersonel) và mặt khác nó giải trừ cá nhân ra khỏi trách nhiệm. Cho dù cá nhân có làm đi chăng thì tập thể vẫn trách nhiệm.

Cho nên mỗi cá nhân trong cái guồng máy ấy ráng làm sao để càng ít trách nhiệm càng tốt- đôi khi đẩy qua đẩy lại- tránh né- quẹo ngang quẹo dọc, miễn sao cho an toàn, cho yên thân mình là được.

Cũng vì thế, nhiều khi biết sai trái, không ai dám có ý kiến. Họ phạm bất cứ sai trái nào, ngay cả hủ hóa thì tội vẫn được bạch hóa. Họ viện dẫn tư tưởng Hồ Chí Minh hay Mao. Bác Hồ nói thế này, Bác Hồ nói thế kia để bịt miệng kẻ khác hay bất cứ cái gì khác để biện minh, để cho rằng mình nắm được sự thật.

Liu Xiao cũng từng nhận định như sau:

‘Nó là một hệ thống những điều dối tra chống lại sự thật, nó là sự tập hợp những khẩu lệnh rỗng tuếch, những nhiệt tình mù quáng và những điều dối trá của ý thức hệ được trích dẫn bằng những câu nói của Mao Trạch Đông mà người ta tin rằng ở đó người ta tin chắc rằng họ nắm được sự thật.[6]

Từ chỗ đó không tội có thể thành tội và có tội có thể xóa trắng như sẽ minh chứng trong trưởng hợp ông Võ Văn Kiệt-Dương Văn Ba sau này.

Khi sai trái xảy ra, truy lùng ra được ai là người trách nhiệm là khó lắm, là ngõ cụt. Nhiều khi nó ngưng ở đâu đó, gẫy khúc, vì đụng vào một thẩm quyền cao hơn và dừng tại đó mà không bao giờ có câu trả lời.

Nói khác đi, mâu thuẫn biện chứng là nó vừa là một quyền hành tối cao vô cùng mạnh- nhưng mặt yếu của nó một lúc nào đó cho thấy cuối cùng là một vô trách nhiệm tập thể.

Cái bi kịch và mối lo ngại lớn lao nhất của thứ cơ chế chuyên chính vô sản là vận mệnh đất nước này nắm trong tay những kẻ ít học nhất trong số đó phần đông kẻ lãnh đạo chỉ vừa qua bậc tiểu học. Trường hợp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.[7]

Sở dĩ có trường hợp Nguyễn Tấn Dũng- một kẻ ít học không có cái đầu lại điều khiển cả một đất nước 90 triệu dân vì chế độ cộng sản dựa trên lý thuyết huyết thống của Mao Trạch Đông. (Théorie du sang). Theo đó những kẻ phản cách mạng phải bị trừng phạt mà ngay cả con cháu của chúng nữa theo nguyên tắc: Cha anh hùng, con hư hỏng trở về; cha phản cách mạng, con đồ ma cạo (À père héros, fils prodigue; à père réac, fils salaud”. Khẩu hiệu này bằng tiếng Tầu là Laozi yingxiong, er hao han, laozi fandong, er hudan).

Con của những cựu lãnh đạo Đảng- dù có cùi hủi gì- dù vô học- theo huyết thống, rồi chúng cũng leo lân nắm đầu thiên hạ.

Thuyết huyết thống này hiện đang còn được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam..

Bắt một người bất đồng chính kiến thì cả nhà người ấy cũng là đối tượng của tội phạm và bị liên lụy từ cha mẹ, vợ con đến cả anh em .

Trong khi đó ngược lại, con của các lãnh đạo thế hệ thứ ba như Nguyễn Tấn Dũng rồi cũng leo lên cưỡi đầu thiên hạ.[8]

Cả 90 triệu người dân  Việt Nam- bất kể giỏi dốt- đều cúi đầu trước quyền lực của Nguyễn Tấn Dũng.

Nguyễn Tấn Dũng- bằng bất cứ cách nào- một y tá nông thôn- lại có khả năng  lãnh đạo nước!! Ông không có cái đầu nhưng lại nắm quyền quyết định.

Mất nước sau này là vì những người như Nguyễn Tấn Dũng nếu giới trí thức không có can đảm lãnh trách nhiệm.

Một lãnh đạo như thế là một nỗi nhục cho cả nước- Nhục ở trong nước và nhục khi ra giao tiếp với nước ngoài!!

Và một tổ chức điều hành như thế  được gọi là nó mang tính nhà nước- với nhiều bí mật, nhiều thủ đoạn, nhiều đánh phá nhau trong nội bộ đến thanh toán nếu cần mà không cách chi nắm bắt được.

Kể sao cho hết những cuộc thanh toán, thanh trừng nội bộ! Nay đã đến lúc xin các nhà trí thức miền Bắc tiết lộ ra cho hết mọi cuộc thanh trừng này đi!! Mong lắm thay.. Ai trù dập Võ Nguyên Giáp, Ai giết tướng Nguyễn Bình, Ai định thay thế, ám toán Hồ Chí Minh, Ai giết tướng này, tướng nọ? 10 nỗi đau của Hồ Chí Minh đã nói đủ chưa? Toàn là những chuyện thâm cung bí sử mà sau này ai là người có trách nhiệm khui ra hết, nếu không phải là trí thức miền Bắc!!

A- Nhà báo Huy Đức- người tiết lộ về những sự việc trong bộ máy nghiền đó

Ông Huy Đức cũng như quý ông Hoàng Tùng, Hoàng Dũng (Cán bộ VPTU) và một vài vị khác được coi như những người mở đường, tiết lộ nhiều sự việc trong nội bộ đảng cộng sản khi ông dành một chương để viết về cặp Nguyễn Văn Linh-Võ Văn Kiệt. Chỉ rất tiếc là ông quá khéo, quá luồn lách với một tựa đề quá khôn khéo, khéo đến không thể khéo hơn được!

Xin đưa ra hai trường hợp:  Trường hợp Võ Văn Kiệt- Nguyễn Văn Linh và trường hợp cô Hồ thị Minh- Võ Văn Kiệt.

Vụ đối đầu giữa Võ Văn Kiệt- Nguyễn Văn Linh được nhà báo Huy Đức lái sang, gọi là khoảng cách.

    Khoảng cách Linh-Kiệt!

Trời đất quỷ thần. Chơi nhau sát ván mà ông gọi là khoảng cách!! Sinh sau đẻ muộn như ông không biết học trường nào mà có thể dùng những ngữ từ vô thưởng vô phạt khéo đến như thế!! Công nhận có một phần nhỏ giữa họ là khác nhau về tính tình, cách đào tạo.. Nhưng lý do chính là một ông xuất thân từ ngoài Bắc, một ông dân ruộng miền Nam. Người dân giả khi biết chuyện này thì sẽ gọi đây là vụ thanh toán nhau, hạ phe cánh của nhau- trong đó có người đã phải tự tử chết- nhiều người đi tù giữa phe cánh Võ Văn kiệt và Nguyễn Văn Linh, hay giữa phe cánh miền Bắc chơi miền Nam.

Sau đó ông Huy Đức đã đưa ra vụ án Cimexcol- hay vụ Dương Văn Ba vào tháng 12-1987 làm bằng chứng. Ông một lần nữa làm giảm nhẹ tính chất vụ án mà trước đó Nguyễn Văn Linh gọi là một vụ án lớn, rất nghiêm trọng. Ông Huy Đức viết tựa đề một cách nhẹ nhàng:

*Hai tính cách: Vụ án Cimexcol gây sứt mẻ không ít tình cảm giữa ông Kiệt, các đồng đội cũ ở miền Tây.

Đây không phải là vấn đề sứt mẻ tình cảm. Đây là một vụ án được dàn dựng mà cái khung pháp lý không vững, bằng chứng biển thủ không có, bằng chứng tội phạm kinh tế không đủ và sau đó là một vu khống chính trị, coi nhóm Dương Văn Ba đang làm ăn bên Lào là địa bàn cho hoạt động của nhóm Hoàng Cơ Minh..

Nếu đúng như lời tố cáo thì tội ở đây nếu có là tội tử hình.. tội âm mưu lật đổ chính quyền.

Nếu nhận xét một cách trí thức thì đây là một vụ án mà tính chất là tranh chấp có tính cách lừa dối và vu không không bằng cớ. (Conflit mensonger et frauduleux)

Nói một cách bình dân là họ chơi nhau sát ván giữa hai phe. Tôi cũng đã có dịp viết về vụ này. Tôi cũng nắm dược đủ tài liệu.[9]

Dương Văn Ba bị kết án tù Chung Thân, còn đồng bọn đều là cán bộ lãnh đạo thì tùy trường hợp gia giảm tội phạm.

Riêng trường hợp ông Lê Văn Bình, tức ông Năm Hạnh chỉ phạm tội thiếu trách nhiệm nên được hưởng một năm tù án treo.

Dương Văn Ba- thủ phạm chính- dân biểu đối lập VNCH bị tù chung thân không dám lên tiếng dù một lần, hoàn toàn im lặng.

Trong khi đó, ông Lê Văn Bình chỉ bị án treo thì quyết tâm theo đuổi vụ án trong suốt 10 năm trời., ông tố cáo trực tiếp những người tiến hành vụ án- gián tiếp cả Nguyễn Văn Linh-, kết án chánh án không hề đọc hồ sơ vụ án..cuối cùng vẫn không đi đến đâu cả.

Mặc dầu vụ án được kháng cáo kéo dài như thế, nhưng điều chắc chắn là thủ phạm chính là Dương Văn Ba đã không biết qua cửa ngõ nào đã được thả ra rất sớm. Tôi không thể xác định được thời gian ra tù. Vì trong cuốn sách của Hồ Ngọc Nhuận viết  về vụ án, dầy hơn 400 trang, cái khâu quan trọng nhất là bị can bị án tù chung thân bằng cách nào ra khỏi tù. Hồ Ngọc Nhuận không hề nhắc tới.

Chẳng những thế, Dương Văn Ba còn được xuất ngoại sang Canada, đến Toronto thăm con và nay nghiễm nhiên trở thành tỉ phú tiếp tục khai thác gỗ bên Lào.

Ôi cái Công lý XHCN!!

*Câu chuyện thứ hai giữa Hồ Thị Minh- một người con gái họ Phan-và Võ Văn Kiệt. Sự thật nằm ở chỗ nào?

Một câu chuyện tình là một câu chuyện tình, ngay cả đó là trường hợp ngoại tình đi nữa cũng không có gì là quan trọng đáng kể lại.

Nhưng theo ông Huy Đức thì có một cô gái tên Hồ Thị Minh- trẻ đẹp- văn hóa cao-biết ngoại ngữ. Xứ Ủy có ý định đưa Minh ra miền Bắc giúp việc Bác Hồ.[10]

Chữ giúp việc này nó hàm hồ lắm, đặt để người ta vào sự hiểu lầm, hiểu bậy. Một cô gái hơn 20 tuổi, lặn lội ra chiến khu để giúp việc cho một ông già 60 tuổi là thứ công việc gì- Việc văn phòng hay việc chăn gối?

Nhưng chẳng may cô gái gặp Võ Văn Kiệt lúc ấy mới khoảng 26 tuổi, rồi phải lòng nhau và dính thai.. Khi biết sự tình, Văn phòng Trung Ương đã kín đáo bố trí cho bà Hồ Thị Minh sinh con.

Cháu tên gì?, tại sao cần bố trí cho cô Minh sinh con?

Trên đây là câu chuyện kể mang tính mờ hồ, huyền thoại của nhà báo Huy Đức.

Tôi không đủ bằng chứng để so sánh câu chuyện sau đây cũng do một cán bộ cao cấp, làm việc tại văn phòng ông Nguyễn Văn Linh viết lại. Câu chuyện do ông Hoàng Dũng viết:

Cụ Hồ có một biệt cảm với với những người phụ nữ miền Nam. Biết thế nên Bộ Chính trị đã chỉ đạo cho Trung Ương cục miền Nam, mà lúc này Nguyễn Văn Linh là Bí thư Trung ương cục, phải kín đáo tìm kiếm trong số những cán bộ du kích miền Nam một vài cô còn trẻ đẹp, để đưa ra miền Bắc phục vụ cụ Hồ và các vị trong Bộ Chính trị. Thời điểm đó thì Võ Văn Kiệt đang là Ủy viên Trung ương cục được cụ Nguyễn Văn Linh tin tưởng tuyệt đối giao cho trực tiếp phụ trách nhiệm vụ đặc biệt này. Trong số vài cô gái tuyển lựa được lúc đó đang chuẩn bị bố trí bí mật đưa ra miền Bắc, có một cô còn trẻ và rất sắc sảo họ Phan. Giữa lúc đó thì tình hình chiến sự đang diễn ra khá ác liệt nên không thể đưa các cô đi ngay được và rồi không hiểu thế nào mà ông Kiệt lại quan hệ dan díu với chính cô gái họ Phan kia. Đến khi sự việc vỡ lỡ thì cô gái đã cấn thai được mấy tháng rồi. Thế là cô ta phải ở lại và cái bào thai đó chính là vị Tổng Giám Đốc Tracodi Phan Thanh Nam sau này.[11]

Vì không có đủ điều kiện để kiểm chứng độ xác thực tài liệu của ông Hoàng Dũng, người viết đưa ra đây và mong ai có thể xác nhận tính cách chính xác của tài liệu hay không? Nếu tài liệu xác thực thì như thế, ông Võ Văn Kiệt đã ăn nằm với hai cô gái trẻ có mục đích đưa ra để phục vụ Bác?

Tội ông Võ Văn Kiệt dám phải đi tù chung thân vì tội chơi tranh gái với Bác.

Sự việc ngày nay hiểu ra thì rất đơn giản và là bình thường.

Nó chỉ trở thành phức tạp chỉ vì tính cách che dấu của Đảng.

Bác Hồ là người lãnh đạo Đảng. Bác có quy chế riêng từ ăn uống đến sinh hoạt và cả mục chơi gái nữa. Được biết ở Hà Nội, chính phủ phải dành vài sào ruộng để cấy riêng gạo tám thơm cho bác và các vị lãnh đạo cao cấp dùng.

Vì thế, danh từ Hộ lý chỉ có miền Bắc.

Chơi gái là một trong những nhu cầu mà Trung Ương Đảng có bổn phận phải nghiêm chỉnh thi hành, cung cấp đủ gái vừa trẻ vừa đẹp để phục vụ cụ Hồ và các vị lãnh đạo trong Bộ Chính trị.

B- Hậu quả của bộ máy nghiền của Đảng

Khi cần, khi đổ bể, khi không tìm ra ai là thủ phạm, người ta bắt buộc tìm những con dê tế thần. Dương Văn Ba trong vụ Cimexcol là một con dê tế thần với cái án 20 năm chung thân khổ sai. Nhưng chỉ ít lâu sau, có thể người của ông Võ Văn Kiệt vào nhà tù bốc Dương Văn Ba mà không qua bất cứ thủ tục xét xử nào..

Ông Nguyễn văn Linh tự mình thay thế pháp luật thì ông Võ Văn Kiệt cũng không hơn gì.

Ông Linh sai trái khi dẫm chân cả lên pháp luật dẫn đưa đến hậu quả là hai cái chết: ông Trang Thanh Khả đã mổ bụng, lôi ruột gan ra để minh oan cho sự vô tội của mình. ‘Lấy cái chết đau thương thảm khốc của mình để cảnh tỉnh  những người lãnh đạo, nhưng vẫn không đưa lại kết quả”.[12] Cái chết thứ hai của ông Lâm Thành Sự chết đuối ở Laksao bên Lào không rõ nguyên nhân.

Trong một buổi họp Ban Bí Thư Trung Ương Đảng ngày 29-30-5-1989, ông Nguyễn Văn Linh muốn kết thúc vụ án qua một thông báo của Ban Bí Thư dài 5 trang, trong đó tóm tắt như sau:

‘Đánh giá kết quả xét xử vụ án là ‘dân chủ, công khai, đạt yêu cầu..” ‘ xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”. Đồng thời có yêu cầu làm rõ cái chết của đồng chí Trang Thanh Khả ở Minh Hải tự sát do nguyên nhân gì?, Làm rõ cái chết của anh Lâm Thành Sự!![13]

Qua vụ án, người ta đã tự chế ra một vài nhân sự hy sinh như những con dê tế thần.

Một tỉ dụ rõ nét nhất là một cây cầu gẫy, hàng năm trời cũng không biết ai trách nhiệm, để lâu trở thành hòa cả làng.

Triết lý hòa cả làng, để lâu cứt trâu hóa bùn là một trong những triết lý lạ lùng nhất của người cộng sản

Đất nước điều hành như thế với hằng trăm hằng ngàn sai phạm cho đến nay vẫn chưa tìm ra nổi một thủ phạm nào.

Người ta bảo tại nó thiếu một khung pháp lý. Nhưng pháp lý- thanh tra nào chui vào được cái mê hồn trận ấy được!! Thanh tra rồi lại cần thanh cái thanh tra và cứ thế mãi!! Nó bất chấp dư luận, bất chấp phải trái và phần đông cái số dân còn lại ấy trở thành nạn nhân của họ.

Đó là cái đa số thầm lặng mà tôi gọi là đa số tự làm hạ thấp mình.(Une majorité infériosité).[14] Tôi đã dùng những ngữ từ của Alain Peyrefitte mà ông dùng để ám chỉ nước Pháp để đem áp dụng vào trường hợp Việt Nam cũng thấy đúng.

Thay vào đó để che dấu sự thật là cái giả dối, cái bịp bợm trở thành cái khôn ngoan chính trị. Kẻ khôn ngoan chính trị biết nắm lấy cơ hội mà không để cơ hội dấn chìm.  Sống còn là sinh mạng chính trị của người ấy.

Ở trong một guồng máy sơ cứng như thế, mọi tiếng nói đều trở thành vô vọng!! Chỗ nào, cơ hội nào cho những cái đầu ngửng lên và cất tiếng? Chỗ nào cho người trí thức phản biện, phản kháng?

Phần cái đa số tự làm hạ thấp mình, chúng không ngồi yên đâu. Chúng nhịn chỗ này, chúng cúi đầu trước bạo lực quyền lực, trước cái dùi cui, trước nhà tù. nhưng chúng lại nhô lên ở chỗ khác.

Kẻ dân giả tìm cách tự giải toả (défoulement) những ấm ức bực bội trước guồng máy đè nén con người bằng thứ ngôn ngữ cuồng vọng- chửi bới- bằng nhậu nhẹt say sưa- bằng chửi bới đánh dập vợ con- ngay cả bằng cách lái xe bạt mạng lạng-ép-chèn- lấn lướt người khác..

Chúng không dám đụng đến chính quyền. Nhưng chúng phô diễn, ra oai quyền lực, bằng lời nói, bằng thái độ ngang ngược ở những nơi mà chúng biết là an toàn.

Tính chất ăn nhậu ăn ngày ăn đêm ở Việt Nam là một giải thoát tâm lý giống người Nga có khuynh hướng say sưa uống Voka, người Pháp lái xe ẩu, người Ý, người Tầu nói ba hoa xích thố.

Chỉ cần quan sát đường phố với cảnh xe cộ đi như những đợt sóng trào như những người say rượu, cảnh ăn nhậu ăn to nói lớn ở các thành phố, cảnh chửi bới đâm chém nhau, cảnh xô bồ đủ loại ở Việt Nam.

Ở những nơi đó, nó thể hiện cái sự bất mãn của đám đông mà tôi gọi chung là nổi điên tập thể. (Folie collective).

Phần những người trí thức, họ tìm lối thoát trong ngòi bút- thông lộ giải tỏa cũng có, lối thoát tinh thần cũng có – cất lên tiếng nói phản kháng cũng có.

Phải chăng đó là những vai trò của họ?

(Còn tiếp)

[1] Trong bài trước, tác giả có trích dẫn hai câu thơ của Nguyễn Trãi trong bài Bình Ngô Đại cáo, vì nhớ thuộc lòng nên có viết sai.. Độc giả Trầm Luân trên Danchim viet đã nhận ra sai sót đó và nhắc nhở. Xem lại thì quả là có nhớ sai.. Nay đọc lại xin ghi nhận  lỗi lầm ấy và hai câu  của Nguyễn Trãi như sau : Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường đạo. Trần Trong Kim, Việt Nam sử lược, phần i,  trang 243, Bộ Giáo dục, Trung tâm học liệu xuất bản 1971 Một lần nữa, cin cám ơn độc giả Trầm Luân đã chỉ giáo cho chỗ sai lầm..

[2]  Tô Hải, Hồi ký một thằng hèn, tủ sách Tiếng Quê Hương

[3] F.A.Hayek, Đường về nô lệ, Pham5 Nguyên Trường, trang  265

[4]  Lời tuyên bố của Malcom Brown ngày 11.6. 1963 để trả lời cho những dư luận cho rằng ông đi theo phe Ấn Quang, bôi nhọ bà Ngô Đình Nhu  và chế độ đệ nhất cộng hòa.

[5] Liu Xiaobo, La philosophie du porc,  trang 33, nxb Gallimard

[6] Liu Xiaobo, Ibid, trang 136

[7] Theo Hoàng Dũng Cán bộ VPTU, trong bài Những bí ẩn về tân Thủ Tướng Việt Nam có cho hay ‘ Theo lời cụ Nguyễn Văn Linh thì trong thời gian tướng Nguyễn Chí Thanh làm Bí thư liên khu ủy Khu IV khoảng từ năm 1948 đến 1950 đã có quan hệ với một cán bộ phong trào ở đây và sinh ra Nguyễn Tấn Dũng, và cụ còn cho biết là sau Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn một người em trai nữa cũng là con của tướng Thanh.Dũng chỉ là một cán bộ tầm trung bình, không có chuyên môn nghiệp vụ, trình độ văn hóa thấp, chưa được đào tạo cơ bản chính quy,, Dũng cho thấy là một người năng lực kém. Phát biểu thường lúng túng, tối nghĩa, cụt lủn. Nhiều lần tham dự những buổi họp do Ba Dũng chủ trì, tôi thấy ông ta không dám phát biểu gì, chỉ ngồi nghe các cơ quan cấp dưới phát biểu sau đó ông ta cũng chẳng dám có ý kiến, kết luận gì cả.. Phải có người mớm cho từng văn bản, từng câu chữ. Hà Nội ngày 9 tháng 19 năm 2006

[8] Thế hệ thứ nhất là Hồ Chí Minh- Võ Nguyên Giáp- Phạm Văn Đồng. Thế hệ thứ hai là Lê Duẩn, Nguyễn Van Linh- Võ Văn Kiệt. Thế hệ thứ ba là tập đoàn của Nguyễn Tấn Dũng.

[9] Hồ Ngọc Nhuận, Chuyện một vụ án, in photopy, dày 432 trang

[10] Huy Đức Bên Thắng Cuộc, II- Quyền Bính trang, 116.

[11] Hoàng Dũng, Những bí ẩn về tan thủ tướng Việt Nam, Hoàng Dũng, Cán bộ VPTU, Hà Nội ngày 9 tháng 10 năm 2006

[12] Hồ Ngọc Nhuận,  Ibid, trang 38 Trang Thanh Khả đang nằm bệnh viện, đêm đó Khả tự sát bằng dao cạo râu, loại dao của thợ hớt tóc. Sau này người ta d963 cái chết của Trang Thanh Khả do Dương Văn Ba ám toán. Sau 18 tháng điều tra  kết luận rõ ràng không phải Dương Văn Ba.

[13] Hồ Ngọc Nhuận, Chuyện Một vụ án…trang10-11. Cánh Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức, Dương Văn Ba là rất thân thiết với nhau trước 1975, nối kết với Dương Văn Minh và sau 1975, ‘bỏ Dương Văn Minh” chạy theo chủ mới là Võ Văn Kiệt.. Họ thường tụ họp ở Thủ Đức để đánh Tennis và ăn uống, bàn bạc như bạn bè. Ông Võ Văn Kiệt nhiều năm đi kháng chiến, nhưng sau 1975, bạn bè  thân thiết của ông không hẳn là những người đồng chí đã cùng nhau vào sinh ra tử như Nguyễn Van Linh mà là cánh lực lượng thành phần thứ ba như đám Ngô Công Đức, Dương Văn Ba. Việc thành lập công ty Cimexcol đã hẳn có sự nâng đỡ ngầm của ông Võ Văn Kiệt..Vì thê, Dương Văn Ba, -dầu gì cũng là thứ sản phẩm của miền Nam đã được đề bạt làm Phó chủ tịch công ty..mà thực sự mọi giao địch cũng như điều hành đều nằm trong tay của Dương Văn Ba cả. Dương Văn Ba là một tay ăn nói giỏi, có tài thuyết phục và cực kỳ lanh lợi và mánh lới. Công ty của Dương Văn Ba  thâu nạp rất nhiều bạn bè cũ- ngay cả lớp sĩ quan ngụy trẻ đi học tập về- làm việc có hiệu quả, thành công, vốn liếng lên cả trên 10 triệu đô la với nhiều cách thức làm ăn khác, như nhập cảng xe cũ về VN, chuyển tiền, hối đoái, giao dịch với bên ngoài.. Dương Văn Ba giỏi đút xén, hủ hóa nhiều cán bộ cấp tỉnh, bề ngoài tác phong lãng tử, chơi bời, ăn nhậu , gái đủ kiểu.

Cái nỗi khốn khổ của Dương Văn Ba là đã có một Võ Văn Kiệt nay lại có thêm một Nguyễn Văn Linh mà con người thì không thể làm tôi hai Chúa một lúc được. Được Chúa này thì mất Chúa kia.

Sau giai đoạn đi tù và ra khỏi tù bằng cổng chính thì Dương Văn Ba lại tiếp tục làm ăn bên Lào vì kinh nhiệm sẵn có, vốn quen biết giới lãnh đạo Lào.

Nay thì anh làm ăn một mình, không dính dáng với guồng máy chính quyền cộng sản nữa. một kinh nghiệm tởn đến già, mặc dầu những ngày đi tù ngắn hạn cũng chỉ là giai đoạn đi nghỉ mát mà thôi.

Dương Văn Ba, một giáo sư triết trung học trước 1975- bình thường như mọi giáo chức khác- chỉ nhờ thời nhố nhăng chính trị, ra tranh cử vào dân biểu Hạ Nghị Viện, ,mang nhãn đối lập, tự nhiên đi phe cánh với nhóm Dương Văn Minh. Cái công của nhóm này đã trao quyền hành cho nhóm người xâm nhập miền Bắc mà không tốn một giọt máu. Một người bình thường trong xã hội  miền Nam trước 1975 lại trở thành con người tiêu biểu của XHCN mà trong tay vốn liếng trên 10 triệu Đô la với 2000 nhân công ở Minh Hải và Bên lào-. Xin ngả mũ chào Dương Văn Ba.

[14] Alain Peyrefitte, Le Mal  Francais,. Tóm lược chương Des strucures sociales malades : Une societe à irresponsabilité illimitée. Từ trang 271 Nxb Plon

© Nguyễn Văn Lục

Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10556
Registration date : 23/11/2007

Trí thức miền Nam sau 75 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trí thức miền Nam sau 75   Trí thức miền Nam sau 75 - Page 2 I_icon13Thu 05 Jun 2014, 08:22

Trà Mi đã viết:
Vai trò của trí thức miền Bắc sau 1975 [1]

Qua câu chuyện ông Lâm Võ Hoàng, nhìn lại những gì xảy ra sáu 1975, tôi thấy cái sai lầm lớn nhất của chính quyền miền Bắc là tự loại trừ một ‘ Chiến lợi phẩm’ quý giá nhất của miền Nam là họ đã vứt tất cả các chất xám miền Nam-đi cải tạo- không dùng- không tin-bỏ sọt rác-.

Chiến thắng xong, họ chỉ lo cái thiển cận, cái trước mặt, lo thu góp của cải, tài sản, kho tàng, tịch thu nhà cửa, tịch thu nguyên liệu, hãng xưởng, vũ khí chất đầy xe chở về miền Bắc.

Đó chỉ là một cuộc hôi của thiển cận vì đã không nghĩ đến cái vốn làm ra của ấy.

Phải mất bao nhiêu công của mới đào tạo được đội ngũ trí thức ấy trong chính quyền, trong hành chánh, trong thương mại và ngay cả trong quân đội miền Nam?

Và khi những thành phần này ra Hải ngoại, người ta mới hiểu đúng mức giá trị trí thức miền Nam trong việc Hội nhập ở xứ người.

Huy Đức, trong sách Bên Thắng Cuộc có viết rằng: bằng cấp ở Liên Xô được cho điểm 1, ở Pháp 0,9 và ở Mỹ chỉ được 0,8. Chỉ dựa trên cơ sở chính trị, họ đánh giá sai lầm như vậy.[3]

Và cũng vì thế, có những trí thức miền Nam thiện chí sẵn lòng hợp tác với chính quyền mới đều không được trọng dụng như quý ông  Chu Phạm Ngọc Sơn, Châu Tâm Luân, Dương Kích Nhưỡng, Phạm Biểu Tâm, Phạm Hoàng Hộ, Trần Ngọc Ninh người trước kẻ sau đều tìm cách cuốn gói ra đi.

Sự thiển cận để cho chính trị xen vào nên không lạ gì trước tình trạng xuất huyết chất xám, người ta đã điều từ miền Bắc vào một kẻ vô học tiêu biểu nhất của miền Bắc- ông Đỗ Mười-, năm 1978, ông này có nhiệm vụ cào bằng, cải tạo xã hội miền Nam như miền Bắc mà ông đã làm trước đây ở miền Bắc. Ông cho rằng: Chỉ cần 3 ngày đào tạo xong. Kỹ sư ba ngày, bác sĩ ba ngày, giáo sư ba ngày!! Dĩ nhiên, ai cũng hiểu đây chỉ  là một cách nói của một người ít học!!

Tình trạng lo hôi của sau 1975, nó nhắc tôi nhớ đến nước Pháp của De Gaullle, sau chiến tranh thế giới thứ hai. Người Pháp lo gỡ toàn bộ trang bị máy móc nhà máy sản xuất xe hơi của Đức kìn kịt trở về Pháp. Trong khi nước Mỹ lo thu phục nhân  tài- giới trí thức ưu tú hàng đầu của Đức- mời về những vị trị then chốt trong giảng dậy và nghiên cứu hàng đầu của Mỹ.

- Nguyễn Trọng Văn đánh giá trí thức miền Bắc: Vô sản và vô học

Cũng vì thế mà ngay cả trong lãnh vực khoa học nhân văn cũng cho thấy sự tụt hậu về nhiều mặt của trí thức miền Bắc. Sự tụt hậu so với miền Nam hẳn là có. Chương trình giáo dục của miền Nam –  từ trung học, nhất là ở bậc đại học là theo chương trình của Pháp hay một phần của Mỹ-. Bằng cấp được nhận là tương đương.

Nguyễn Trọng Văn- mặc dầu đi theo phe cộng sản- nhưng Nguyễn Trọng Văn vốn tính bạo nói đã nhận xét thẳng thừng: Họ chẳng những là người vô sản mà còn vô học nữa.[4]

Những phát ngôn rất tùy tiện như cho rằng trí thức miền Nam ở lại theo chủ nghĩa 3N: 3 N theo giải thích của Nguyễn Trọng Văn là: Ngu, Nghèo và Nhát.[5]

Một lần khác, năm 1980 trong dịp kỷ niệm 5 năm sau ‘Giải Phóng’, Nguyễn Trọng Văn có dịp đọc một tham luận về tình hình trí thức miền Nam sau 1975. Ông đã chơi chữ và dùng ba chữ Là. Thoạt đầu, trí thức miền Nam coi cách mạng Là Mình. Sau hai năm coi cách mạng chỉ còn Là Bạn. Và sau 5 năm coi cách mạng là Là Thù Nghịch.[6]

Đây là một nhận xét xúc phạm đến nhiều người. Xúc phạm cả đến trí thức từ hai phía. Trí thức miền Nam có bao nhiêu người coi Cách mạng Là Mình?

Sự xúc phạm như thế thường xảy ra từ hai phía.

Viết ra bao giấy mực cho vừa?


© Nguyễn Văn Lục


 
Ông tác giả này chắc chưa qua mấy khoá học tập chính trị sau 1975 nên chưa thấm nhuần quan điểm biện chứng của Marxism-Leninism (Maoism). Chủ nghĩa Cộng sản giành chính quyền dựa trên cơ sở "đấu tranh giai cấp" và "bạo lực cách mạng". Giai cấp nào thì bảo vệ quyền lợi giai cấp đó. Người có học thì bảo vệ quyền lợi người có học, người vô học thì bảo vệ quyền lợi người vô học. Trí thức được xếp vào thành phần "tiểu tư sản" ... tức là "tuy chưa hẳn là tư sản nhưng có khuynh hướng tư sảnsẽ trở thành tư sản khi có điều kiện" nên cần phải "vô sản hoá" họ bằng cách cho "đi lao động cải tạo".   :biking: 

Các vị giáo sư đại học có nhà ở làng Đại học Thủ Đức được lệnh phải ra khỏi nhà tay trắng, không được mang theo vật dụng gì như bàn ghế, tủ giường, TV tủ lạnh ...  để cho cán bộ tiếp quản ở. Sau này khi ông Võ Văn Kiệt bắt đầu ve vãn trí thức và Giáo Sư Lý Chánh Trung (đại biểu Quốc Hội) vận động xin xỏ lãnh đạo cấp trên, Uỷ ban Nhân dân Thành Phố mới ra văn bản yêu cầu trả nhà cho các giáo sư (còn ở lại chưa vượt biên), những kẻ chiếm đoạt nhà đòi phải được cấp nhà tốt hơn mới chịu dời đi. Lúc tiếp nhận lại nhà, đồ đạc trong nhà thất lạc hết! Trí thức được đãi ngộ như thế đấy!   :potay: 

Còn nhớ hồi sau 75 ở miền Nam, ai mang kính đều được coi là trí thức, điều này gây mặc cảm đối với mấy anh cán bộ gốc nông dân miền Bắc nên họ rất ghét! Giáo Sư Lê Văn Thới, Chủ tịch Hội Trí Thức Yêu Nước, mang kính đi vào cơ quan bị bảo vệ bắt bỏ kính xuống, ổng kể lại cho học trò nghe, chửi bọn ngu dốt quá chừng. Bản thân AH nhiều lần cũng gặp tình cảnh này (bị buộc bỏ kính xuống khi vào cơ quan). Có lần một đại uý công an nói với AH: "Sao làm thầy giáo mà không được khôn vậy?" Ha ha!   :thua:  

Nhớ có lúc một cán bộ lãnh đạo kia ra lệnh: "Vào hội trường họp các anh phải bỏ kính xuống vì các anh chỉ cần nghe, không cần nhìn. Khi nào họp xong thì được phép mang kính cho thấy đường đi về."  :potay:   Sau này khi có lệnh bắt tất cả cán bộ chưa có bằng trung học phải học bổ túc văn hoá, anh lãnh đạo này cũng ghi danh đi học và được xếp vào học lớp 2!   :cuoi1:  

_________________________
Trí thức miền Nam sau 75 - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Trí thức miền Nam sau 75 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trí thức miền Nam sau 75   Trí thức miền Nam sau 75 - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Trí thức miền Nam sau 75
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 2 trong tổng số 7 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Tài Liệu-