Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:55

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Yesterday at 11:27

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Yesterday at 11:17

SƯ Minh Tuệ by mytutru Yesterday at 01:55

MÂY NGŨ SẮC 13.05.2024 by mytutru Yesterday at 01:48

Mái Nhà Chung by mytutru Yesterday at 01:40

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 17 May 2024, 15:49

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Fri 17 May 2024, 11:58

EM CHIM HÁT HAY QUÁ by mytutru Fri 17 May 2024, 07:53

Chết rồi! by Phương Nguyên Thu 16 May 2024, 17:43

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 16 May 2024, 13:33

Nguyễn Thái Học 1902- 1930 (Nhượng Tống) by Ai Hoa Wed 15 May 2024, 10:25

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 15 May 2024, 10:08

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Wed 15 May 2024, 07:34

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Tue 14 May 2024, 09:55

4 chữ by Tinh Hoa Mon 13 May 2024, 20:23

CÁC LOÀI CHIM ĐẸP by mytutru Sun 12 May 2024, 10:51

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Sun 12 May 2024, 00:04

Lục bát by Tinh Hoa Sat 11 May 2024, 14:33

QUY NHƠN TÔI YÊU by phambachieu Fri 10 May 2024, 16:51

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 05 May 2024, 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Cột đồng chưa xanh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 36 ... 68, 69, 70 ... 84 ... 100  Next
Tác giảThông điệp
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh - Page 69 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh   Cột đồng chưa xanh - Page 69 I_icon13Sat 06 Dec 2014, 05:29

Ai Hoa đã viết:
Cột đồng chưa xanh (tt)
Hàng Đào là một trong những phố sầm uất nhất Thăng Long, nơi tập trung những nhà buôn bán hàng vải đắt tiền. Các hiệu buôn trưng bày lụa là vóc nhiễu nhiều màu sắc, vàng, đỏ, hoa đào rất đẹp đẽ. Phố Hàng Đào có nhiều nhà quan lại quý tộc cũng như nhà giàu vốn liếng to. Những người này thường kết thông gia với nhau: nhà giàu kén rể làm quan để thêm danh giá, cũng như người đã có danh vị lại muốn có vợ nhà giàu. Con gái Hàng Đào vẫn được tiếng là xinh đẹp, ăn mặc lịch sự, thêm là con nhà gia thế. Họ truyền nhau khẩu hiệu: “Phi khoa bảng bất thành phu phụ”, do đó con gái Hàng Đào khá đông trở thành bà Phủ bà Huyện, xoàng xoàng cũng bà Huấn, bà Tham.
Bây giờ chỗ nào cũng thành Hàng Đào hết rồi : “Phi khoa bảng bất thành phu phụ”
dd


Ai Hoa đã viết:

...
Cửa hàng tấm cũng đơn giản: ngả cánh cửa lùa kê lên mễ, bên ngoài bày vài cái thạp chè cũ, trên treo những giải lụa màu sặc sỡ. Bên trên cửa có chiếc màn vải che nắng.
...
Ái Hoa
(còn tiếp)
Dạ, em hổng hiểu :docs2:
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10567
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh - Page 69 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh   Cột đồng chưa xanh - Page 69 I_icon13Mon 08 Dec 2014, 12:47

Shiroi đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Cột đồng chưa xanh (tt)
Hàng Đào là một trong những phố sầm uất nhất Thăng Long, nơi tập trung những nhà buôn bán hàng vải đắt tiền. Các hiệu buôn trưng bày lụa là vóc nhiễu nhiều màu sắc, vàng, đỏ, hoa đào rất đẹp đẽ. Phố Hàng Đào có nhiều nhà quan lại quý tộc cũng như nhà giàu vốn liếng to. Những người này thường kết thông gia với nhau: nhà giàu kén rể làm quan để thêm danh giá, cũng như người đã có danh vị lại muốn có vợ nhà giàu. Con gái Hàng Đào vẫn được tiếng là xinh đẹp, ăn mặc lịch sự, thêm là con nhà gia thế. Họ truyền nhau khẩu hiệu: “Phi khoa bảng bất thành phu phụ”, do đó con gái Hàng Đào khá đông trở thành bà Phủ bà Huyện, xoàng xoàng cũng bà Huấn, bà Tham.
  Bây giờ chỗ nào cũng thành Hàng Đào hết rồi : “Phi khoa bảng bất thành phu phụ”
dd


Ai Hoa đã viết:

...
Cửa hàng tấm cũng đơn giản: ngả cánh cửa lùa kê lên mễ, bên ngoài bày vài cái thạp chè cũ, trên treo những giải lụa màu sặc sỡ. Bên trên cửa có chiếc màn vải che nắng.
...
Ái Hoa
(còn tiếp)
  Dạ, em hổng hiểu :docs2:
 
Mễ là ghế nhỏ dài dùng để kê phản, miền Nam gọi là chân ngựa. Người ta ngả cánh cửa xuống kê lên thành ra sạp hàng. Đúng là thông minh nhất nhi nữ!  :tease2:

_________________________
Cột đồng chưa xanh - Page 69 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4782
Registration date : 23/03/2013

Cột đồng chưa xanh - Page 69 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh   Cột đồng chưa xanh - Page 69 I_icon13Mon 08 Dec 2014, 15:59

Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:

   
Đào công tử vừa đẹp trai lại vừa thông minh, bảo sao không có nhiều cô mê. Còn lão Bạch Thiện ai bảo dám xí gạt để Đào công tử dịch sách cho nên mới ra nông nỗi dd
  

Bộ PN gặp Đào công tử rồi sao biết đẹp trai? He he  :bitchitlin:
 

Em chưa có gặp Đào công tử, nhưng em có thấy hình của thầy rồi, em đoán Đào công tử đẹp trai giống hình, còn cái vụ thông minh thì khỏi bàn thầy ha :mim: :bong:
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh - Page 69 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh   Cột đồng chưa xanh - Page 69 I_icon13Tue 09 Dec 2014, 05:41

Ai Hoa đã viết:

Mễ là ghế nhỏ dài dùng để kê phản, miền Nam gọi là chân ngựa. Người ta ngả cánh cửa xuống kê lên thành ra sạp hàng. Đúng là thông minh nhất nhi nữ!  :tease2:

Dạ, anh dạy bao giờ cũng đúng hết, em chỉ vâng lời không dám cãi.
Con gái luôn thông minh nhất ạ. :cheerleader:
mungqua
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10567
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh - Page 69 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh   Cột đồng chưa xanh - Page 69 I_icon13Tue 09 Dec 2014, 10:18

Shiroi đã viết:
Ai Hoa đã viết:

Mễ là ghế nhỏ dài dùng để kê phản, miền Nam gọi là chân ngựa. Người ta ngả cánh cửa xuống kê lên thành ra sạp hàng. Đúng là thông minh nhất nhi nữ!  :tease2:
  
Dạ, anh dạy bao giờ cũng đúng hết, em chỉ vâng lời không dám cãi.
Con gái luôn thông minh nhất ạ.  :cheerleader:
mungqua
 
Đúng quá miễn bàn cãi!  bash

_________________________
Cột đồng chưa xanh - Page 69 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10567
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh - Page 69 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh   Cột đồng chưa xanh - Page 69 I_icon13Tue 09 Dec 2014, 10:28

Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:

   
Đào công tử vừa đẹp trai lại vừa thông minh, bảo sao không có nhiều cô mê. Còn lão Bạch Thiện ai bảo dám xí gạt để Đào công tử dịch sách cho nên mới ra nông nỗi dd
      

Bộ PN gặp Đào công tử rồi sao biết đẹp trai? He he  :bitchitlin:
     

Em chưa có gặp Đào công tử, nhưng em có thấy hình của thầy rồi, em đoán Đào công tử đẹp trai giống hình, còn cái vụ thông minh thì khỏi bàn thầy ha :mim: :bong:
 
 

Coi chừng nhầm chết nghen PN! Ngạn ngữ Anh có câu "All that glitters is not gold" - Không phải cái gì óng ánh cũng là vàng (mà có thể là kim cương - AH) - He he! lol2

_________________________
Cột đồng chưa xanh - Page 69 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10567
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh - Page 69 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh   Cột đồng chưa xanh - Page 69 I_icon13Tue 09 Dec 2014, 10:32

Cột đồng chưa xanh (tt)

Ba người hoà lẫn vào dòng người lũ lượt mua sắm, vừa đưa mắt nhìn ngắm quang cảnh hai bên. Hôm nay mồng một là ngày phiên chợ nên phố rất đông vui. Người các làng La Cả, La Khê ra bán the, người Đại Mỗ bán hàng cấp lụa đũi; ngoài ra còn có gấm vóc thì cấp của người làng Vạn Phúc, lĩnh của người làng Bưởi. The  lụa đũi vẫn còn để mộc, những người ở chợ Dầu, ở Hàng Bông đến nhận về nhuộm thâm. Những người ở phố Cầu Gỗ, Bưởi thì nhận về nhuộm màu hay chuội trắng. Những người thợ cửi ở Hà Đông  ra Hà Nội bán xong hàng, lại tìm mua tơ của các nhà buôn ở Hàng Đào, Hàng Gai để làm hàng cho phiên chợ sau.

Đến một góc đường chợt nghe tiếng huyên náo. Mọi người xúm xít quanh một khoảng đất rộng trước một hiệu buôn lớn, trên đó có khoảng chục người mặc đồ chẽn màu đỏ và trắng. Thì ra đó là một đám múa lân do ông chủ hiệu buôn Thuận Phát mời khai trương chi nhánh mới. Một số người cầm côn đứng rải rác, số khác mang trống, thanh la, não bạt. Ở giữa là hai con lân trắng và đỏ mỗi con có hai người nâng. Đầu lân chế tạo rất công phu bằng giấy bồi cứng, lông gắn rậm rạp, sơn phết đẹp đẽ. Lân đỏ có sừng được buộc mảnh vải đỏ, lân trắng không có sừng. Thân của lân là tấm vải khá dài, rộng, có nhiều miếng vải nhỏ giả làm vảy rồng, nhiều màu sắc, con lân vì vậy có cái đầu khá to và cái mình khá dài, điều này giúp cho lân có vẻ linh động, uyển chuyển khi múa. Trên trán lân gắn một miếng kính tròn nhỏ. Không nén được tò mò, Phong Nguyệt hỏi:
_ Sao lân có con có sừng, có con lại không có nhỉ?

Đào Long Vân đáp:
_ Lân đực có sừng, lân cái không có.

Phong Nguyệt à lên tỏ vẻ hiểu, rồi hỏi tiếp:
_ Đào huynh có biết nguồn gốc múa lân xuất phát từ đâu chăng?

Phong Lôi chen vào:
_ Văn hoá ta chịu ảnh hưởng người Tàu nên chắc múa lân cũng từ nước Tàu mà ra chứ gì?

Phong Nguyệt nói:
_ Thì em cũng biết từ nước Tàu, nhưng ý nghĩa của trò này kia. Chắc phải có sự tích chi chứ?

Long Vân cười đáp:
_ Đúng thế, nhưng có lắm truyền thuyết khác nhau. Người ta kể rằng thời ấy có một loài quái thú từ dưới biển lên gây tai họa cho loài người. Đức Di Lặc dùng cỏ linh chi hái trên núi, hóa thân làm ông Địa dụ cho con vật ấy, tức là con lân, ăn cỏ này. Từ đấy nó được thuần phục, chỉ ăn chay, trở nên hiền lành và theo Phật về trời tu luyện. Hàng năm, vào mùa Tết, ông Địa dẫn lân giáng trần ban phước lộc cho nhân gian. Dựa vào tích này, người ta dựng lại cảnh múa lân trong các dịp lễ và tin tưởng là làm như thế thì vẫn được Phật giáng phúc lành như xưa. Vì thế khi lân đến nhà múa, lủng lẳng dưới sợi dây cột tiền, chủ nhà còn treo thêm rau cải giả là cỏ linh chi như trong tích cũ. Theo sự tích khác thì ngày xưa có năm trời làm thiên tai dịch tả, người chết như rạ. Phật Di Lặc hóa thân thành ông Địa giáng trần để cứu nhân độ thế. Ông lên ngọn núi cao chót vót tìm thất diệp nhất chi hoa tức cỏ linh chi là loài thuốc quí. Nhưng thuốc này do một con lân canh giữ, ông phải dùng mẹo làm thân với nó mới hái được cỏ. Cỏ có 7 lá, ông Địa ăn một lá, con lân ăn một lá, cả hai nhờ thế được trường sinh. Ông Địa dùng 5 lá còn lại luyện thành thuốc rồi rủ con lân cùng xuống trần gian để cứu mọi người thoát khỏi dịch bệnh. Cũng có thuyết cho rằng vào thuở khai thiên lập địa, có một con thú ăn thịt người, cứ vào tháng tám hàng năm thì xuất hiện gieo rắc tai họa làm mọi người khiếp sợ. Ngày kia, có một nhà sư muốn ra tay giúp dân trừ ác thú. Ông sai một đệ tử mập mạp, bụng to, tay cầm chiếc quạt thần phất lên xua đuổi thú. Các đệ tử khác gióng trống khua chiêng ầm ĩ phụ họa để áp đảo tinh thần con vật, nó khiếp sợ nên bỏ chạy. Con thú đó là con lân, người đệ tử bụng phệ là ông Địa, các đệ tử khác nay là nhóm người đánh trống, thanh la ….

Phong Nguyệt reo lên:
_ Hay nhỉ? Nhưng sao sừng con lân kia lại buộc vải đỏ?
_ Đấy là do có lần lân phạm tội bất kính với Ngọc Hoàng, ngài giận dữ nên trừng phạt lân bằng cách chẻ chiếc sừng là nơi chứa đựng sinh lực của lân ra làm hai khiến nó chết đi. Một vị Thánh Mẫu thương xót lân, bèn dùng loại lá thuốc màu đỏ có phép tiên cột chiếc sừng, rồi đọc thần chú triệu hồn lân trở lại, nhờ thế mà lân mới hoàn sinh.

Phong Nguyệt xuýt xoa:
_ Ngọc Hoàng ác nhỉ? May mà nhờ có Thánh Mẫu nhân từ! Ô kìa, trên trán lân có mảnh gì nhoáng thế? Có phải là con mắt thứ ba không hở Đào huynh?

Đào Long Vân đáp:
_ Không hẳn đâu, đấy chỉ là mảnh gương con gắn trên trán lân. Người ta tin rằng nó sẽ làm cho ma quỷ hoảng sợ khi nhìn thấy hình ảnh của chính chúng bị phản chiếu.

Chợt nghe tiếng trống nổi thùng thùng, cuộc biểu diễn bắt đầu. Phong Nguyệt lại hỏi:
_ Quái, sao chỉ có lân đỏ múa còn lân trắng đứng yên một bên?

Đào Long Vân trả lời:
_ Đấy là cách “Độc chiếm ngao đầu’. Theo vũ đạo này thì chỉ có một con lân biểu diễn độc đấu với bộ pháp hùng dũng, tiến thoái nhịp nhàng, nhảy cao, trèo giỏi thể hiện cái uy, cái dũng của một mãnh tướng, một hảo hán anh hùng tả xung hữu đột giữa vòng vây địch quân giống như viên hổ tướng nhà Thục Hán là Triệu Tử Long  phò ấu chúa ở trận Đương Dương Trường Bảng.

Khi lân dứt bài múa, cúi chào mọi người, tiếng vỗ tay khen ngợi vang như sấm. Sau đó lân trắng từ từ bước ra nhập cuộc. Hai con lân vờn quanh nhau có vẻ tươi vui, quyến luyến, thể hiện sự hòa hợp, nghĩa tình.

Đào Long Vân giải thích:
_ Đấy là điệu múa “Song hỉ”, đôi lân cùng nhau song vũ, tượng trưng cho niềm hân hoan khoan khoái, tâm đầu ý hợp như loan với phụng, như vợ với chồng, như đất trời và âm dương tương hợp.

Phong Nguyệt hỏi:
_ Thế còn điệu vũ nào khác chăng?

Đào Long Vân đáp:
_ Còn có điệu “Tam Tinh”, ba con lân cùng múa, thể hiện ước nguyện của muôn người để đạt ba điều lành là Phúc, Lộc, Thọ; hoặc cũng có thể diễn tả truyện Đào Viên kết nghĩa của ba người bạn Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi với tình thương yêu gắn bó nhau hơn cả anh em ruột thịt. Nếu bốn lân thì là “Tứ Quý hưng long” gồm bốn đầu lân trắng, vàng, đỏ, đen, tượng trưng cho bốn mùa, bốn phương hay bốn hiện tượng trong trời đất, diễn tả sự sung mãn, trường thọ, mạnh khỏe và hạnh phúc.

Phong Lôi vòng tay thán phục:
_ Kiến thức Lý huynh thực là quảng bác. Đi cùng với huynh trí não của anh em chúng tôi mở mang ra rất nhiều.

Ái Hoa
(còn tiếp)

_________________________
Cột đồng chưa xanh - Page 69 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4782
Registration date : 23/03/2013

Cột đồng chưa xanh - Page 69 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh   Cột đồng chưa xanh - Page 69 I_icon13Tue 09 Dec 2014, 17:11

Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:

   
Đào công tử vừa đẹp trai lại vừa thông minh, bảo sao không có nhiều cô mê. Còn lão Bạch Thiện ai bảo dám xí gạt để Đào công tử dịch sách cho nên mới ra nông nỗi dd
       

Bộ PN gặp Đào công tử rồi sao biết đẹp trai? He he  :bitchitlin:
      

Em chưa có gặp Đào công tử, nhưng em có thấy hình của thầy rồi, em đoán Đào công tử đẹp trai giống hình, còn cái vụ thông minh thì khỏi bàn thầy ha :mim: :bong:
  
 

Coi chừng nhầm chết nghen PN! Ngạn ngữ Anh có câu "All that glitters is not gold" - Không phải cái gì óng ánh cũng là vàng (mà có thể là kim cương - AH) - He he!  lol2

Thầy ui thầy... em nhất trí 100% lun :-bd
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4782
Registration date : 23/03/2013

Cột đồng chưa xanh - Page 69 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh   Cột đồng chưa xanh - Page 69 I_icon13Tue 09 Dec 2014, 17:13

Ai Hoa đã viết:
Cột đồng chưa xanh (tt)

Ba người hoà lẫn vào dòng người lũ lượt mua sắm, vừa đưa mắt nhìn ngắm quang cảnh hai bên. Hôm nay mồng một là ngày phiên chợ nên phố rất đông vui. Người các làng La Cả, La Khê ra bán the, người Đại Mỗ bán hàng cấp lụa đũi; ngoài ra còn có gấm vóc thì cấp của người làng Vạn Phúc, lĩnh của người làng Bưởi. The  lụa đũi vẫn còn để mộc, những người ở chợ Dầu, ở Hàng Bông đến nhận về nhuộm thâm. Những người ở phố Cầu Gỗ, Bưởi thì nhận về nhuộm màu hay chuội trắng. Những người thợ cửi ở Hà Đông  ra Hà Nội bán xong hàng, lại tìm mua tơ của các nhà buôn ở Hàng Đào, Hàng Gai để làm hàng cho phiên chợ sau.

Đến một góc đường chợt nghe tiếng huyên náo. Mọi người xúm xít quanh một khoảng đất rộng trước một hiệu buôn lớn, trên đó có khoảng chục người mặc đồ chẽn màu đỏ và trắng. Thì ra đó là một đám múa lân do ông chủ hiệu buôn Thuận Phát mời khai trương chi nhánh mới. Một số người cầm côn đứng rải rác, số khác mang trống, thanh la, não bạt. Ở giữa là hai con lân trắng và đỏ mỗi con có hai người nâng. Đầu lân chế tạo rất công phu bằng giấy bồi cứng, lông gắn rậm rạp, sơn phết đẹp đẽ. Lân đỏ có sừng được buộc mảnh vải đỏ, lân trắng không có sừng. Thân của lân là tấm vải khá dài, rộng, có nhiều miếng vải nhỏ giả làm vảy rồng, nhiều màu sắc, con lân vì vậy có cái đầu khá to và cái mình khá dài, điều này giúp cho lân có vẻ linh động, uyển chuyển khi múa. Trên trán lân gắn một miếng kính tròn nhỏ. Không nén được tò mò, Phong Nguyệt hỏi:
_ Sao lân có con có sừng, có con lại không có nhỉ?

Đào Long Vân đáp:
_ Lân đực có sừng, lân cái không có.

Phong Nguyệt à lên tỏ vẻ hiểu, rồi hỏi tiếp:
_ Đào huynh có biết nguồn gốc múa lân xuất phát từ đâu chăng?

Phong Lôi chen vào:
_ Văn hoá ta chịu ảnh hưởng người Tàu nên chắc múa lân cũng từ nước Tàu mà ra chứ gì?

Phong Nguyệt nói:
_ Thì em cũng biết từ nước Tàu, nhưng ý nghĩa của trò này kia. Chắc phải có sự tích chi chứ?

Long Vân cười đáp:
_ Đúng thế, nhưng có lắm truyền thuyết khác nhau. Người ta kể rằng thời ấy có một loài quái thú từ dưới biển lên gây tai họa cho loài người. Đức Di Lặc dùng cỏ linh chi hái trên núi, hóa thân làm ông Địa dụ cho con vật ấy, tức là con lân, ăn cỏ này. Từ đấy nó được thuần phục, chỉ ăn chay, trở nên hiền lành và theo Phật về trời tu luyện. Hàng năm, vào mùa Tết, ông Địa dẫn lân giáng trần ban phước lộc cho nhân gian. Dựa vào tích này, người ta dựng lại cảnh múa lân trong các dịp lễ và tin tưởng là làm như thế thì vẫn được Phật giáng phúc lành như xưa. Vì thế khi lân đến nhà múa, lủng lẳng dưới sợi dây cột tiền, chủ nhà còn treo thêm rau cải giả là cỏ linh chi như trong tích cũ. Theo sự tích khác thì ngày xưa có năm trời làm thiên tai dịch tả, người chết như rạ. Phật Di Lặc hóa thân thành ông Địa giáng trần để cứu nhân độ thế. Ông lên ngọn núi cao chót vót tìm thất diệp nhất chi hoa tức cỏ linh chi là loài thuốc quí. Nhưng thuốc này do một con lân canh giữ, ông phải dùng mẹo làm thân với nó mới hái được cỏ. Cỏ có 7 lá, ông Địa ăn một lá, con lân ăn một lá, cả hai nhờ thế được trường sinh. Ông Địa dùng 5 lá còn lại luyện thành thuốc rồi rủ con lân cùng xuống trần gian để cứu mọi người thoát khỏi dịch bệnh. Cũng có thuyết cho rằng vào thuở khai thiên lập địa, có một con thú ăn thịt người, cứ vào tháng tám hàng năm thì xuất hiện gieo rắc tai họa làm mọi người khiếp sợ. Ngày kia, có một nhà sư muốn ra tay giúp dân trừ ác thú. Ông sai một đệ tử mập mạp, bụng to, tay cầm chiếc quạt thần phất lên xua đuổi thú. Các đệ tử khác gióng trống khua chiêng ầm ĩ phụ họa để áp đảo tinh thần con vật, nó khiếp sợ nên bỏ chạy. Con thú đó là con lân, người đệ tử bụng phệ là ông Địa, các đệ tử khác nay là nhóm người đánh trống, thanh la ….

Phong Nguyệt reo lên:
_ Hay nhỉ? Nhưng sao sừng con lân kia lại buộc vải đỏ?
_ Đấy là do có lần lân phạm tội bất kính với Ngọc Hoàng, ngài giận dữ nên trừng phạt lân bằng cách chẻ chiếc sừng là nơi chứa đựng sinh lực của lân ra làm hai khiến nó chết đi. Một vị Thánh Mẫu thương xót lân, bèn dùng loại lá thuốc màu đỏ có phép tiên cột chiếc sừng, rồi đọc thần chú triệu hồn lân trở lại, nhờ thế mà lân mới hoàn sinh.

Phong Nguyệt xuýt xoa:
_ Ngọc Hoàng ác nhỉ? May mà nhờ có Thánh Mẫu nhân từ! Ô kìa, trên trán lân có mảnh gì nhoáng thế? Có phải là con mắt thứ ba không hở Đào huynh?

Đào Long Vân đáp:
_ Không hẳn đâu, đấy chỉ là mảnh gương con gắn trên trán lân. Người ta tin rằng nó sẽ làm cho ma quỷ hoảng sợ khi nhìn thấy hình ảnh của chính chúng bị phản chiếu.

Chợt nghe tiếng trống nổi thùng thùng, cuộc biểu diễn bắt đầu. Phong Nguyệt lại hỏi:
_ Quái, sao chỉ có lân đỏ múa còn lân trắng đứng yên một bên?

Đào Long Vân trả lời:
_ Đấy là cách “Độc chiếm ngao đầu’. Theo vũ đạo này thì chỉ có một con lân biểu diễn độc đấu với bộ pháp hùng dũng, tiến thoái nhịp nhàng, nhảy cao, trèo giỏi thể hiện cái uy, cái dũng của một mãnh tướng, một hảo hán anh hùng tả xung hữu đột giữa vòng vây địch quân giống như viên hổ tướng nhà Thục Hán là Triệu Tử Long  phò ấu chúa ở trận Đương Dương Trường Bảng.

Khi lân dứt bài múa, cúi chào mọi người, tiếng vỗ tay khen ngợi vang như sấm. Sau đó lân trắng từ từ bước ra nhập cuộc. Hai con lân vờn quanh nhau có vẻ tươi vui, quyến luyến, thể hiện sự hòa hợp, nghĩa tình.

Đào Long Vân giải thích:
_ Đấy là điệu múa “Song hỉ”, đôi lân cùng nhau song vũ, tượng trưng cho niềm hân hoan khoan khoái, tâm đầu ý hợp như loan với phụng, như vợ với chồng, như đất trời và âm dương tương hợp.

Phong Nguyệt hỏi:
_ Thế còn điệu vũ nào khác chăng?

Đào Long Vân đáp:
_ Còn có điệu “Tam Tinh”, ba con lân cùng múa, thể hiện ước nguyện của muôn người để đạt ba điều lành là Phúc, Lộc, Thọ; hoặc cũng có thể diễn tả truyện Đào Viên kết nghĩa của ba người bạn Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi với tình thương yêu gắn bó nhau hơn cả anh em ruột thịt. Nếu bốn lân thì là “Tứ Quý hưng long” gồm bốn đầu lân trắng, vàng, đỏ, đen, tượng trưng cho bốn mùa, bốn phương hay bốn hiện tượng trong trời đất, diễn tả sự sung mãn, trường thọ, mạnh khỏe và hạnh phúc.

Phong Lôi vòng tay thán phục:
_ Kiến thức Lý huynh thực là quảng bác. Đi cùng với huynh trí não của anh em chúng tôi mở mang ra rất nhiều.

Ái Hoa
(còn tiếp)
 
 
 
 
 

Thầy ui, Sao lại có Lý huynh ở đây vậy thầy. Mà Lý huynh là ai dị, em hổng nhớ huynh ấy (không bít huynh ấy có ẹp choai như Đào công tử không nhỉ Razz )
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10567
Registration date : 23/11/2007

Cột đồng chưa xanh - Page 69 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh   Cột đồng chưa xanh - Page 69 I_icon13Tue 09 Dec 2014, 23:26

Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Cột đồng chưa xanh (tt)

Ba người hoà lẫn vào dòng người lũ lượt mua sắm, vừa đưa mắt nhìn ngắm quang cảnh hai bên. Hôm nay mồng một là ngày phiên chợ nên phố rất đông vui. Người các làng La Cả, La Khê ra bán the, người Đại Mỗ bán hàng cấp lụa đũi; ngoài ra còn có gấm vóc thì cấp của người làng Vạn Phúc, lĩnh của người làng Bưởi. The  lụa đũi vẫn còn để mộc, những người ở chợ Dầu, ở Hàng Bông đến nhận về nhuộm thâm. Những người ở phố Cầu Gỗ, Bưởi thì nhận về nhuộm màu hay chuội trắng. Những người thợ cửi ở Hà Đông  ra Hà Nội bán xong hàng, lại tìm mua tơ của các nhà buôn ở Hàng Đào, Hàng Gai để làm hàng cho phiên chợ sau.

Đến một góc đường chợt nghe tiếng huyên náo. Mọi người xúm xít quanh một khoảng đất rộng trước một hiệu buôn lớn, trên đó có khoảng chục người mặc đồ chẽn màu đỏ và trắng. Thì ra đó là một đám múa lân do ông chủ hiệu buôn Thuận Phát mời khai trương chi nhánh mới. Một số người cầm côn đứng rải rác, số khác mang trống, thanh la, não bạt. Ở giữa là hai con lân trắng và đỏ mỗi con có hai người nâng. Đầu lân chế tạo rất công phu bằng giấy bồi cứng, lông gắn rậm rạp, sơn phết đẹp đẽ. Lân đỏ có sừng được buộc mảnh vải đỏ, lân trắng không có sừng. Thân của lân là tấm vải khá dài, rộng, có nhiều miếng vải nhỏ giả làm vảy rồng, nhiều màu sắc, con lân vì vậy có cái đầu khá to và cái mình khá dài, điều này giúp cho lân có vẻ linh động, uyển chuyển khi múa. Trên trán lân gắn một miếng kính tròn nhỏ. Không nén được tò mò, Phong Nguyệt hỏi:
_ Sao lân có con có sừng, có con lại không có nhỉ?

Đào Long Vân đáp:
_ Lân đực có sừng, lân cái không có.

Phong Nguyệt à lên tỏ vẻ hiểu, rồi hỏi tiếp:
_ Đào huynh có biết nguồn gốc múa lân xuất phát từ đâu chăng?

Phong Lôi chen vào:
_ Văn hoá ta chịu ảnh hưởng người Tàu nên chắc múa lân cũng từ nước Tàu mà ra chứ gì?

Phong Nguyệt nói:
_ Thì em cũng biết từ nước Tàu, nhưng ý nghĩa của trò này kia. Chắc phải có sự tích chi chứ?

Long Vân cười đáp:
_ Đúng thế, nhưng có lắm truyền thuyết khác nhau. Người ta kể rằng thời ấy có một loài quái thú từ dưới biển lên gây tai họa cho loài người. Đức Di Lặc dùng cỏ linh chi hái trên núi, hóa thân làm ông Địa dụ cho con vật ấy, tức là con lân, ăn cỏ này. Từ đấy nó được thuần phục, chỉ ăn chay, trở nên hiền lành và theo Phật về trời tu luyện. Hàng năm, vào mùa Tết, ông Địa dẫn lân giáng trần ban phước lộc cho nhân gian. Dựa vào tích này, người ta dựng lại cảnh múa lân trong các dịp lễ và tin tưởng là làm như thế thì vẫn được Phật giáng phúc lành như xưa. Vì thế khi lân đến nhà múa, lủng lẳng dưới sợi dây cột tiền, chủ nhà còn treo thêm rau cải giả là cỏ linh chi như trong tích cũ. Theo sự tích khác thì ngày xưa có năm trời làm thiên tai dịch tả, người chết như rạ. Phật Di Lặc hóa thân thành ông Địa giáng trần để cứu nhân độ thế. Ông lên ngọn núi cao chót vót tìm thất diệp nhất chi hoa tức cỏ linh chi là loài thuốc quí. Nhưng thuốc này do một con lân canh giữ, ông phải dùng mẹo làm thân với nó mới hái được cỏ. Cỏ có 7 lá, ông Địa ăn một lá, con lân ăn một lá, cả hai nhờ thế được trường sinh. Ông Địa dùng 5 lá còn lại luyện thành thuốc rồi rủ con lân cùng xuống trần gian để cứu mọi người thoát khỏi dịch bệnh. Cũng có thuyết cho rằng vào thuở khai thiên lập địa, có một con thú ăn thịt người, cứ vào tháng tám hàng năm thì xuất hiện gieo rắc tai họa làm mọi người khiếp sợ. Ngày kia, có một nhà sư muốn ra tay giúp dân trừ ác thú. Ông sai một đệ tử mập mạp, bụng to, tay cầm chiếc quạt thần phất lên xua đuổi thú. Các đệ tử khác gióng trống khua chiêng ầm ĩ phụ họa để áp đảo tinh thần con vật, nó khiếp sợ nên bỏ chạy. Con thú đó là con lân, người đệ tử bụng phệ là ông Địa, các đệ tử khác nay là nhóm người đánh trống, thanh la ….

Phong Nguyệt reo lên:
_ Hay nhỉ? Nhưng sao sừng con lân kia lại buộc vải đỏ?
_ Đấy là do có lần lân phạm tội bất kính với Ngọc Hoàng, ngài giận dữ nên trừng phạt lân bằng cách chẻ chiếc sừng là nơi chứa đựng sinh lực của lân ra làm hai khiến nó chết đi. Một vị Thánh Mẫu thương xót lân, bèn dùng loại lá thuốc màu đỏ có phép tiên cột chiếc sừng, rồi đọc thần chú triệu hồn lân trở lại, nhờ thế mà lân mới hoàn sinh.

Phong Nguyệt xuýt xoa:
_ Ngọc Hoàng ác nhỉ? May mà nhờ có Thánh Mẫu nhân từ! Ô kìa, trên trán lân có mảnh gì nhoáng thế? Có phải là con mắt thứ ba không hở Đào huynh?

Đào Long Vân đáp:
_ Không hẳn đâu, đấy chỉ là mảnh gương con gắn trên trán lân. Người ta tin rằng nó sẽ làm cho ma quỷ hoảng sợ khi nhìn thấy hình ảnh của chính chúng bị phản chiếu.

Chợt nghe tiếng trống nổi thùng thùng, cuộc biểu diễn bắt đầu. Phong Nguyệt lại hỏi:
_ Quái, sao chỉ có lân đỏ múa còn lân trắng đứng yên một bên?

Đào Long Vân trả lời:
_ Đấy là cách “Độc chiếm ngao đầu’. Theo vũ đạo này thì chỉ có một con lân biểu diễn độc đấu với bộ pháp hùng dũng, tiến thoái nhịp nhàng, nhảy cao, trèo giỏi thể hiện cái uy, cái dũng của một mãnh tướng, một hảo hán anh hùng tả xung hữu đột giữa vòng vây địch quân giống như viên hổ tướng nhà Thục Hán là Triệu Tử Long  phò ấu chúa ở trận Đương Dương Trường Bảng.

Khi lân dứt bài múa, cúi chào mọi người, tiếng vỗ tay khen ngợi vang như sấm. Sau đó lân trắng từ từ bước ra nhập cuộc. Hai con lân vờn quanh nhau có vẻ tươi vui, quyến luyến, thể hiện sự hòa hợp, nghĩa tình.

Đào Long Vân giải thích:
_ Đấy là điệu múa “Song hỉ”, đôi lân cùng nhau song vũ, tượng trưng cho niềm hân hoan khoan khoái, tâm đầu ý hợp như loan với phụng, như vợ với chồng, như đất trời và âm dương tương hợp.

Phong Nguyệt hỏi:
_ Thế còn điệu vũ nào khác chăng?

Đào Long Vân đáp:
_ Còn có điệu “Tam Tinh”, ba con lân cùng múa, thể hiện ước nguyện của muôn người để đạt ba điều lành là Phúc, Lộc, Thọ; hoặc cũng có thể diễn tả truyện Đào Viên kết nghĩa của ba người bạn Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi với tình thương yêu gắn bó nhau hơn cả anh em ruột thịt. Nếu bốn lân thì là “Tứ Quý hưng long” gồm bốn đầu lân trắng, vàng, đỏ, đen, tượng trưng cho bốn mùa, bốn phương hay bốn hiện tượng trong trời đất, diễn tả sự sung mãn, trường thọ, mạnh khỏe và hạnh phúc.

Phong Lôi vòng tay thán phục:
_ Kiến thức Lý huynh thực là quảng bác. Đi cùng với huynh trí não của anh em chúng tôi mở mang ra rất nhiều.

Ái Hoa
(còn tiếp)
          

Thầy ui, Sao lại có Lý huynh ở đây vậy thầy. Mà Lý huynh là ai dị, em hổng nhớ huynh ấy (không bít huynh ấy có ẹp choai như Đào công tử không nhỉ Razz )
 

Đào Long Vân xưng là Lý Thế Đào nên Phong Lôi là con trai, theo phép lịch sự gọi theo họ là Lý huynh, còn Phong Nguyệt là con gái, gọi thân mật theo tên là Đào huynh.   :jo:

_________________________
Cột đồng chưa xanh - Page 69 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Cột đồng chưa xanh - Page 69 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh   Cột đồng chưa xanh - Page 69 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Cột đồng chưa xanh
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Cá kho trà xanh
» KÍNH VẠN HOA toàn tập - Nguyễn Nhật Ánh
» Trân châu hấp đậu xanh
»  Cây xanh là phổi thủ đô Môi trường để sống, sao rồ chặt đi ?
» Trị ung thư bằng 'nọc bọ cạp xanh': coi chừng mất mạng
Trang 69 trong tổng số 100 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 36 ... 68, 69, 70 ... 84 ... 100  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: Ái Hoa-