Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Today at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Today at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Yesterday at 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Yesterday at 20:46

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:07

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5  Next
Tác giảThông điệp
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 I_icon13Tue 24 Jan 2012, 14:21


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Banhtet3

Tết đến nhớ đòn bánh Tét

Vốn là một nước nông nghiệp nghèo khó nên văn hóa ẩm thực ngày Tết của người Việt Nam cũng rất dân dã và bình dị. Nó được tận dụng từ những nguyên liệu có sẵn, qua đôi tay uốn nắn vuông tròn khéo léo để tạo ra những món ăn không thể trộn lẫn.
Đó chính là sản phẩm từ lúa gạo với sự kết tinh phong vị của đất trời. Nếu ngoài Bắc ngày Tết có bánh chưng xanh thì trong Nam lại là đòn bánh Tét. Và mỗi loại bánh lại có một số phận và nguồn gốc riêng của nó. Nếu chiếc bánh chưng gắn liền với “sự tích bánh chưng bánh dày” của hoàng tử thứ 18 con Vua Hùng là Lang Liêu tượng trưng cho trời tròn đất vuông thì đòn bánh Tét cũng có những giai thoại ly kỳ về nguồn gốc và ý nghĩa riêng.

Theo những ghi chép còn sót lại, đòn bánh Tét có nguồn gốc từ chủ nhân vùng đất này. Đó là người Chăm Pa trong lịch sử (tiền thân là người Sa Huỳnh) định hình lãnh thổ quốc gia dân tộc từ cuối thế kỷ thứ II sau Công nguyên (cách ngày nay khoảng gần 2 thiên niên kỷ). Khi ấy, người Chăm có một nền văn hóa phát triển rực rỡ và đạt đến đỉnh cao. Nền văn hóa ẩm thực cũng phong phú. Theo lý giải của cố giáo sư Trần Quốc Vượng, rất có thể, đòn bánh Tét mà người trong Nam dùng trong ngày Tết hôm nay là sản phẩm của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa Việt Chăm hay cũng có thể là sự kế thừa những giá trị của lớp tiền nhân đi trước để lại. Khi người Việt vào khai khoang mở hóa vùng đất phương Nam, do sự tiếp thu yếu tố tín ngưỡng đa thần của nền văn hóa Chăm, trong đó có tín ngưỡng Phồn thực, thờ thần lúa.

Từ sự hình tượng hóa của yếu tố Linga của thần Siva (mà nay còn biểu hiện rõ nhất ở khu đền tháp Mỹ Sơn) cùng với tín ngưỡng nông nhiệp vốn có nên các cư dân Việt sau này đã tạo ra chiếc bánh Tét như ngày nay. Rồi dần đà, đòn bánh Tét được sinh thành và “thai nghén”
lúc nào cũng không rõ.

Hơn nữa, đòn bánh Tét được bọc nhiều lá như người mẹ bọc lấy người con, ăn bánh Tét lại nghĩ về mẹ, sống với mẹ, như chị em đùm bọc lẫn nhau cùng một mẹ sinh ra. Đó là ngày vui nhất của đại gia đình về sum họp.

Không chỉ dừng lại ở đó, bánh Tét xanh nhân nhuỵ vàng gợi cho ta màu xanh của đồng quê, của đời sống chăn nuôi, của an vui xóm – làng... gợi cho ta niềm mơ ước “an cư lạc nghiệp” của con người về một mùa xuân an bình cho mọi nhà. Tất cả những ý nghĩa đó đã đề cao sức lao động của con người, sự hoà hợp của trời đất, của con người với thiên nhiên, hướng về nguồn gốc tổ tiên.

Đòn bánh Tét muốn ngon thì gạo nếp phải trắng, thơm, được giã kỹ. Tuy cũng là nhân đậu xanh, hạt tiêu, muối,... nhưng nếu đậu xanh, nếp không ngâm kỹ thì khi nấu sẽ rất khó chín và không đẹp đòn bánh. Thời gian nấu cũng phải rất kiên trì. Muốn bánh ngon, chín và để được lâu thì phải nấu đủ 24 giờ đồng hồ. Bánh nấu chín đem vớt lên rồi ngâm với nước lạnh, tiếp đó là khéo tay nén cho bánh tròn đều và mịn.

Chiếc bánh nhìn giản đơn nhưng thấm đẫm triết lý của người miền Namvề con người và cuộc sống. Tối 29-30 tết ngồi cạnh nồi bánh Tét bên bếp lửa ấm cúng, khi tiết trời chuyển sang xuân, là lúc những người con xa quê cảm nhận rõ nhất hương vị Tết quê hương.

Không biết tự bao giờ, đòn bánh Tét đã trở thành món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người miền Nam. Bánh Tét đã thoát khỏi những phạm trù vật chất thông thường, trở thành biểu tượng của quê mẹ.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Banh-tet


Dương Văn Út :hoa:


Được sửa bởi Lữ Hoài ngày Tue 24 Jan 2012, 14:46; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 I_icon13Tue 24 Jan 2012, 14:43


6 Loại Bánh Tết Cổ Truyền Miền Trung

Người miền Trung rất thích ăn bánh trong dịp Tết vì thế họ chế biến rất nhiều loại bánh mỗi độ Tết đến xuân về... Dưới đây là 6 loại bánh truyền thống không thể thiếu trên đĩa bánh tết miền Trung.

1. Bánh lá răng bừa xứ Thanh
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Banh1

Trên mâm cỗ ngày Tết cổ truyền, tuy có rất nhiều thức ăn ngon nhưng luôn có thêm đĩa bánh lá răng bừa (chiếc bánh nhỏ, thon như răng của chiếc bừa) bốc khói nghi ngút, thơm lừng mùi hành mỡ, lá chuối thật hấp dẫn.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Banh2

Nhân bánh lá răng bừa gồm hành khô, thịt ba chỉ băm nhỏ, mộc nhĩ trộn với hạt tiêu, muối vừa đủ. Nếu làm bánh lá răng bừa để lễ chay hoặc đi lễ chùa thì nhân bánh được làm bằng lạc hoặc đậu.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Banh3

Sau khi gói xong, những chiếc bánh lá răng bừa bằng ngón tay trỏ hoặc như những chiếc răng bừa xinh xắn được xếp ngay ngắn vào nồi, sau đó đổ nước đun sôi rồi luộc chín.



2. Bánh Tổ

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Banh5

Bánh tổ được nhiều người miền Trung nói rằng có từ vua thời Lê Thánh Tôn. Khi đó, những người từ miền Bắc di cư vào vùng đất mới Quảng Nam nhớ về quê cha đất tổ, nên vào dịp tết họ làm một loại bánh bằng chất liệu sẵn có tại địa phương dâng cùng tổ tiên, tạ ơn trời đất.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Banh4

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Banh6

Bánh tổ, có nơi gọi là bánh ổ, được làm từ đường đen và nếp hương. Đường đen là loại đường bát, cứng, sản xuất từ các lò đường thủ công trong làng, còn nếp chọn loại dẻo, thơm ngon.


3. Bánh in
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Banh8

Bánh in giống bánh khảo ở miền Bắc. Được làm từ gạo nếp xay mịn, sau đó mang đi phơi sương cho có độ ẩm thích hợp. Tiếp đó, đường bát cũng được nạo thành bột mịn, trộn đều vào bột bánh. Nhẹ tay úp khuôn bánh lên nong, nia có lót giấy hoặc lá chuối cho sạch, để lấy bánh ra.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Banh7

Để bánh được cứng hơn, có thể phơi một nắng, hoặc dùng than củi nướng qua một lần, bánh sẽ cứng hơn và có mùi thơm hòa quyện của đường và nếp. Nay, phổ biến là bánh in có trộn thêm bột đậu xanh. Cũng có loại bánh in chỉ làm hoàn toàn bằng bột đậu xanh đã được rang chín xay mịn, trộn với đường đã thắng keo lại.



4. Bánh gừng
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Banh10

Bánh gừng nhưng không phải làm từ gừng mà người làm bánh chỉ nặn giống hình củ gừng. Bánh được đem chiên dầu cho phồng lên và có màu vàng như màu gừng.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Banh9

Người ta cắm những củ gừng ấy vào tăm tre nhỏ rồi đem đặt thành hình tháp chung quanh một cái lõi làm bằng thân cây chuối. Tất cả đặt trên chiếc mâm gỗ trông như một khối tháp, toàn khối như vậy gọi là "quả bánh gừng".


5. Bánh su sê Huế
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Banh11
Được làm bằng bột sắn có nhân đậu xanh với dừa hay tôm chấy (tôm chấy là tôm tươi được rang xát cho nhỏ tơi ra), gói lá dừa đem hấp cách thủy.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Banh12

Nếu như chiếc bánh ở ngoài Bắc có hình hơi tròn dẹt và được gói trong giấy bóng kính trang kim màu vàng hoặc đỏ, ăn hơi nhão và có vị của phẩm màu; thì ngược lại, bánh phu thê Huế lại được đóng khuôn trong những chiếc hộp lá dừa xinh xắn, thanh nhã, đáng yêu và ăn có vị giòn mát, thơm ngọt hấp dẫn.


6. Bánh măng
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Banh13

Bánh măng làm bằng măng tươi thái chỉ đem rim kỹ với đường, nấu lẫn với bột nếp. Sau đó cắt miếng, phủ lớp bột hoàng tinh bên ngoài rồi bọc bằng giấy bóng.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Banh14



ST :hoa:




Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 I_icon13Thu 26 Jan 2012, 22:27


Rồng Việt Nam từ khởi nguồn đến hiện đại

Ngày cuối năm Tân Mão, trong căn nhà nhỏ trên phố Nguyễn Văn Tố (Hà Nội), GS sử học Lê Văn Lan say sưa nói về con rồng, biểu tượng của năm mới Nhâm Thìn. Theo ông, hiện có rất nhiều quan điểm và cái nhìn về rồng ở Việt Nam. Tuy nhiên, để tìm hiểu được sâu sắc và tổng quan về con vật linh thiêng này cần bắt đầu từ ngôn ngữ học.

Rồng bắt đầu bằng phụ âm rung là "r". Từ "rồng" về mặt cấu trúc ngôn ngữ học là sự đơn âm tiết hóa (tức là làm cho từ gốc đa âm tiết của tiếng Việt cổ thành đơn âm) và được bảo lưu ở vùng Tây Nguyên. Ở đó người ta chỉ con sông là Krông, có 2 phụ âm kép K và R, nguyên âm "ông". Ví dụ Đăk - Krông nghĩa là nước sông; Krông Ana là thủy điện xây trên sông Ana. "Krông" khi đơn âm tiết hóa và bảo lưu lại phần phụ âm rung, cộng nguyên âm "ông" thì chính là "rồng".

"Do đó rồng có nguồn gốc tượng hình của con sông", GS Lan khẳng định và dẫn chứng thêm, nếu leo lên cao chụp lại các khúc uốn của con sông thì đó hoàn toàn là hình ảnh con rồng. Các biểu tượng rồng nghìn năm hiện nay cũng chính là hình ảnh dòng sông. Từ xa xưa, khi nào cần nước thì người dân cầu khấn rồng. Rồng sẽ phun nước cung cấp nguồn sống cho mùa màng. Rồng là một vị phúc thần.


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Rong_ly
Hình tượng rồng thời Lý với thân tạo hình dòng sông.

"Nhiều người cho rằng rồng chỉ gắn với vua chúa. Rồng là vua với các từ như long nhan (mặt vua), long thể (người vua), long sàng (giường vua)... Nhưng đó là một suy nghĩ hạn chế bởi rồng không chỉ gắn bó mà còn đồng nhất, đùa cợt, chơi đùa với dân", GS Lan nói.

Ông dẫn chứng, nếu tìm các mảng điêu khắc đình làng, nơi chứa tinh hoa nghệ thuật điêu khắc thế kỷ 17-19 sẽ gặp một loạt hình tượng rồng gắn bó với dân. Có ông cụ rồng đeo kính dạy học cho lũ rồng con, có ổ rồng trong đó con rồng mẹ đang quấn quít cùng rồng con. Đặc biệt có cả cảnh các cô gái làng tắm trần nhưng ở thế tắm chung với rồng, vuốt râu rồng, thậm chí cưỡi lưng rồng...

GS Lan cho hay, trong văn hóa học, nơi nào là xuất phát của văn hóa thì gọi là "bình phát", còn nơi tiếp nhận gọi là "bình chứa". Ở Việt Nam lưu hành ý kiến văn hóa Việt thường xuyên là bình chứa, nhưng thực chất có thời kỳ chúng ta là bình phát, có sự giao lưu hai chiều.

Cũng trong ngôn ngữ học, âm rung là ngôn ngữ phương Nam, còn Hán ngữ không có phụ âm đầu rung. Chính vì thế nên Trung Hoa biến tất cả âm rung thành âm lưỡi, âm "l". Ví dụ trong xướng âm chúng ta có đồ, rê, mi, pha, son, Trung Hoa lại biến thành tồ, lê, mi, pha, xô. "Rê" thành "lê", đó là quy luật biến âm rung thành âm lưỡi.

"Việc rồng biến thành long là hoàn toàn đúng quy luật. Vì Trung Quốc có thời đã lấy rồng từ Việt Nam và biến thành long", GS Lan nói và khẳng định Việt Nam nên tự hào là khởi hình cho rồng Trung Hoa, táp vào các đặc điểm hình thể để tạo nên long.

Vị giáo sư sử học phân tích thêm, con rồng gốc Trung Hoa trên vùng Hoàng Hà, từ Đường, Lục triều, Hán thì chính là sư tử. Về sau, cùng với sự bành trướng xuống phía Nam, gặp Dương Tử giang đã tiếp nhận chữ "giang", âm viết là "công" chính là âm "K" trong từ Việt cổ "Krông" - một kênh tiếp nhận thêm các yếu tố rồng của Việt Nam. Từ thân là con thú sư tử thành thân dòng sông, thân rắn. Như vậy ít nhất một nửa rồng Trung Quốc là của Việt Nam.

"Ở Việt Nam còn tồn tại tư duy đèn xếp, gấp hết tất cả nếp văn hóa, thời gian lại và gọi chung là rồng Việt Nam. Nhưng ta có rồng Lý, rồng Trần, đến Lê, Nguyễn", GS Lan nói.


Rồng thời Lý uyển chuyển, thậm chí hồn nhiên, giữ nguyên khởi hình là con rắn. Nhiều người thấy hình vẽ thu nhỏ trên con tem, trông rất giống con giun thì gọi là rồng giun. Tuy nhiên, trước đây Viện trưởng Viện bảo tàng Mỹ thuật đầu tiên, họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung, thấy ai gọi là rồng giun thì có thể ngất vì giận.

"Đó là rồng rắn, con giun thì hèn hơn rắn nhiều và không thể uốn thân lượn sóng được. Con rồng này còn được lưu giữ ở trong những câu đồng dao như trò chơi dân gian rồng rắn lên mây", GS Lan cho hay.

Hình ảnh con rồng thời Lý thích hợp với chính sách nhà Lý lúc bấy giờ, mềm mại, uyển chuyển, xuất hiện những ông vua hiền. Cũng từ thời Lý, hình tượng rồng vua - rồng dân cũng có nét phân biệt, rồng vua có 5 móng, còn rồng dân chỉ 4 móng.


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 RngTrn
Rồng đời Trần


Thời Trần dùng nguyên hình ảnh rồng thời Lý nhưng táp vào đó hào khí Đông A. Hào khí thời Trần thấm vào con rồng khiến nó trở nên mập mạp. Nếu rồng Lý bị nhầm với giun thì rồng Trần không thể nhầm được vì nó khỏe mạnh, lực lưỡng.


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 RL
Rồng đời Lê

Rồng Lê lại bị ảnh hưởng dội ngược từ Trung Hoa. Hình ảnh con rồng thời này vẫn còn lưu giữ trong điện Kính Thiên, đó là con rồng do vua Lê Thánh Tông cho làm vào ngày 15/8/1467 (âm lịch). Tạo hình con vật này hợp với thời phong kiến thịnh trị. Nó bệ vệ oai nghi trườn từ điện Kính Thiên xuống, dương vây dương vảy, tỏ vẻ nghênh ngáo đắc ý.

Nếu rồng thời Lý còn chân chim ưng xòe ra rất hồn nhiên vì gắn với tự nhiên thì rồng trong điện Kính Thiên thò tay ra quặp lấy râu, vuốt râu. Rồng thời Lê vì thế trở thành quan liêu, dương dương tự đắc. Nó không còn hồn nhiên như thời Lý, khỏe mạnh như thời Trần mà trở thành một thế lực ung dung tự tại, nghênh ngang, hách dịch.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 RNguyen
Rồng đời Nguyễn

Đến rồng thời Nguyễn thì hoàn toàn xơ cứng, thể hiện rõ bước thoái trào của chế độ phong kiến. Nó chịu ảnh hưởng ngược của rồng Trung Hoa, trở nên cứng ngắc, đầy vẻ dọa nạt giống con rồng thời Minh, Thanh. Rồng ở cung đình, đền miếu lúc này như một thế lực đe dọa chứ không đùa giỡn với mọi người. Nó đi qua bước hồn nhiên thời Lý, khỏe mạnh thời Trần, quan liêu thời Lê và trở nên cứng nhắc thời Nguyễn.

"Ngày nay, trong thị hiếu của thời đại mới thì hình tượng rồng càng phức tạp, lòe loẹt, chứ không sâu sắc mang ý nghĩa như ngày xưa. Đặc biệt khi ta đang muốn 'hóa rồng' thì cần chú ý chọn mô hình nào để mà 'hóa", GS Lê Văn Lan nói.



Hoàng Thùy :hoa:


Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 I_icon13Thu 02 Feb 2012, 22:52

Mê đắm tranh vẽ bằng hạt gạo

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 _tranhgao1
Tranh vẽ bằng những hạt gạo nguyên bản không nhuộm màu là cả một sự kỳ công thấm đẫm đời sống văn hóa Việt.
Đã có nhiều chất liệu được dùng để thực hiện các tác phẩm mỹ thuật, nhưng dùng gạo để "vẽ" tranh là một lựa chọn táo bạo và độc đáo về mặt kỹ thuật và tính thẩm mỹ.

Câu chuyện khởi đầu khi cô gái trẻ Nguyễn Thúy Vy thấy người anh họa sĩ dùng gạo làm một trong những chất liệu để vẽ tranh. Cô đã tìm thấy ở đó câu chuyện và mục đích để sử dụng chính hạt ngọc của quê hương.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Tranhgao2

Tuy nhiên, để từ hạt gạo nấu thành cơm ăn hàng ngày, trở thành chất liệu đi vào tác phẩm mỹ thuật, là cả một quá trình phức tạp, gian nan. Bởi hạt gạo mong manh, dễ vỡ, dễ bị mối mọt, màu sắc không phong phú.

Phương cách xử lý rồi cũng được tìm ra, không chỉ tạo độ bền cho hạt gạo, mà còn làm cho nguyên vật liệu này trở nên đa dạng sắc màu, ngoài những màu nguyên thủy. Nếu được bảo quản trong điều kiện thời tiết tốt, tranh gạo có thể giữ được đến hơn 5 năm.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Tranhgao3

Trong khi đó, ngoài những màu tự nhiên của gạo như gạo trắng, gạo huyết rồng, nếp than..., nhiều màu khác như ngà, vàng, cánh gián, nâu nhạt - đậm, đen... đã được tạo ra chỉ bằng cách xử lý dân gian là rang, hoàn toàn không dùng màu nhuộm.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 _tranhgao7

Tranh gạo được "vẽ" bằng các công đoạn: đổ một lớp keo nền, sau đó gắp gạo đính lên theo phác thảo cũng như màu sắc đã phối trước, và phủ tiếp một lớp keo khác lên trên cùng để cố định các chi tiết. Hóa chất chỉ được sử dụng để bức tranh không bị mối mọt.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 _tranhgao5

Cũng như mọi dòng tranh khác, tranh gạo cũng có đủ các đề tài để khai thác như tranh phong cảnh, tĩnh vật, chân dung, tôn giáo, thư pháp... Đặc biệt, nhiều bức tranh chân dung đạt được thần thái nhân vật tốt, điều mà tưởng chừng hạt gạo do chỉ có một hình dáng duy nhất nên khó thể hiện được.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 _tranhgao6

Sự hợp tác của hai chị em ruột Ngọc Quỳnh - Thúy Vy đã làm nên sản phẩm tranh gạo độc đáo, không như tranh cát hiện nay đã có khá nhiều người đeo đuổi cạnh tranh. Tranh gạo không chỉ được tìm mua như một món quà độc mà còn đã bước vào nhiều sự kiện văn hóa, từ thiện lớn.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 _tranhgao4

Bởi tranh gạo không chỉ cho thấy đây là một bằng chứng về sự khéo léo, kiên trì, tính thẩm mỹ, sáng tạo của những người làm ra chúng nói riêng và phẩm chất người Việt nói chung, mà còn thể hiện những nguồn nguyên vật liệu vô tận của nước Việt để làm nên nhiều tác phẩm đẹp, giá trị.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 _tranhgao9

Tranh gạo hơn nhiều dòng tranh mới xuất hiện khác ở chỗ nó chứa đựng hồn vía, hương sắc quê nhà. Hạt lúa, hạt gạo không chỉ gắn liền với công việc đồng áng của nhà nông Việt từ ngàn năm qua, mà còn thấm đẫm đời sống văn hóa, tinh thần và sự phát triển của đất nước.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 _tranhgao8

Ngoài những tác phẩm bám sát các sự kiện thời sự, các đề tài hấp dẫn từ thực tế cuộc sống sôi động, trong những ngày Tết này, hai chị em Quỳnh - Vy gửi đến bạn đọc VietNamNet những tác phẩm mới lạ đậm không khí xuân như bộ sưu tập tranh rồng, bộ tranh lịch chào năm mới...

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 _tranhgao10


Long Hà :hoa:


Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 I_icon13Fri 03 Feb 2012, 01:35

woww tỉ mỉ và tài tình thật :cheerleader:

:thankyou: for sharing anh LH hi
Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 I_icon13Sat 04 Feb 2012, 10:29

Shiroi đã viết:
woww tỉ mỉ và tài tình thật :cheerleader:

:thankyou: for sharing anh LH hi
Phải say mê lắm mới có thể thực hiện nổi á... nhất là phải thật kiên nhẩn nữa! :45:
hihi... me no have! sadno
Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 I_icon13Sat 04 Feb 2012, 10:51

Sapa bềnh bồng trong mây

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Sapa2-1

Vùng Tây Bắc Việt Nam có dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Phan Si Păng cao 3.143m. Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai. Địa danh Sa Pa đã nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn được du khách quốc tế biết đến khá nhiều. Chìm trong làn mây bồng bềnh thị trấn Sa Pa một thành phố trong sương huyền ảo. Chúng tôi rất thú vị được tham quan Sa Pa, ngỡ ngàng trước bức tranh cao nguyên mà tạo hóa vẽ lên cảnh sơn thủy hữu tình.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Sapa2

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Sapa4

Sa Pa một miền đất địa đầu tổ quốc với nhiều dãy núi cao trùng trùng điệp điệp bao quanh, những con đường uốn lượn quanh chân núi, thấp thoáng những ngôi nhà người dân tộc, những cánh đồng bậc thang kiến tạo thành những thảm màu tuyệt đẹp,… những thiếu nữ người Hmong, Dao,… thấp thoáng khắp các ngã đường,… Sa Pa trầm mặc, nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu, bí mật về vùng đất xa xưa, một bộ tộc huyền bí đã vẽ trên các tảng đá cổ những hình tượng kỳ thú. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa được kết hợp với sức sáng tạo của con người cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếp theo một bố cục hài hoà tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Sapa5



Thành phố cao nguyên này có một tài nguyên vô giá đó là khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Nằm ở độ cao trung bình 1500m – 1800m, nên khí hậu Sa Pa ít nhiều lại mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15-18°C. Từ tháng 5 đến tháng 8 có mưa nhiều.

Sa Pa tên gọi này từ tiếng quan thoại. Tiếng quan thoại gọi Sa - Pả, “Sa” là cát, “Pả” là bãi. Địa danh của “bãi cát” này ở bên phải cầu km 32 từ Lào Cai vào Sa Pa. Ngày xưa chưa có thị trấn Sa Pa, cư dân ở vùng đất này đều họp chợ ở “bãi cát” đó. Do vậy, dân địa phương ai cũng nói là “đi chợ Sa Pả”. Từ hai chữ “Sa Pả”, người Phương Tây phát âm không có dấu, nên thành Sa Pa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó là “Cha Pa” và một thời gian rất lâu người ta đều gọi “Cha Pa” theo nghĩa của từ tiếng Việt.
Còn thị trấn Sa Pa ngày nay, trước có một mạch nước đùn lên đục đỏ, nên dân địa phương gọi là “Hùng Hồ”, “Hùng” là đỏ, “Hồ” là hà, là suối, suối đỏ.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Sa_pa_-hmong


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Cho_tay_bac

Sa Pa có đỉnh Phan Si Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Gọi Hoàng Liên Sơn, bởi duy nhất trên dãy núi này có cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, hiếm. Ngoài ra dãy Hoàng Liên còn là “mỏ” của loài gỗ quý như thông dầu, của bao chim thú, như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương và của hàng ngàn loại thuốc. Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc.

Sa Pa có núi Hàm Rồng ở sát ngay thị trấn, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để ngắm toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Và, nếu ai đã đến Thạch Lâm (Vân Nam, Trung Quốc) thì Hàm Rồng cũng có thể giúp các bạn tưởng tượng là Thạch Lâm được. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất.
Du lịch SaPa còn có nhà thờ cổ ở ngay thị trấn và từ thị trấn đi ngược về hướng đông bắc trên đường đi tới động Tả Phìn có một tu viện được xây gần toàn như bằng đá tại một sườn đồi quang đãng, thoáng mát. Qua tu viện đi bộ ba cây số theo hướng bắc ta đến hang động Tả Phìn với độ rộng có thể đủ chứa một số lượng người cỡ trung đoàn của quân đội. Trong hang nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh.

Đặc biệt tại thung lũng Mường Hoa có 196 hòn chạm khắc nhiều hình kỳ lạ của những cư dân cổ xưa cách đây hàng ngàn vạn năm mà nhiều nhà khảo cổ học vẫn chưa giải mã được. Khu chạm khắc cổ đã được xếp hạng di tích quốc gia.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Baidaco

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Baidaco1

Từ thị trấn Sa Pa, đi về phía tây khoảng 12km trên đường đi Lai Châu, ta sẽ gặp Thác Bạc với những dòng nước đổ ào ào từ độ cao trên 200m tạo thành âm thanh núi rừng đầy ấn tượng.
Sa Pa là “vương quốc” của hoa trái, như đào hoa, đào vàng to, đào vàng nhỏ, mận hậu, mận tím, mận tam hoa, hoa lay dơn, hoa mận, hoa lê, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng…đặc biệt là hoa bất tử sống mãi với thời gian.

Sa Pa với 6 tộc người cũng cư trú, mỗi tộc người có một vốn văn hoá riêng với các lễ hội như lễ hội “Roóng pọc” của người Giáy Tả Van, lễ hội “Sải Sán” (đạp núi) của người Mông, lễ “Tết nhảy” của người Dao Đỏ, tất cả đều diễn ra vào tháng tết hàng năm.
Chợ phiên của Sa Pa họp vào ngày chủ nhật tại huyện lỵ (thị trấn Sa Pa). Người dân ở vùng xa phải đi từ ngày thứ bẩy. Vào tối thứ bảy mọi người cùng thức vui với nhau bằng những bài hát dân ca của trai gái người Mông, người Dao, bằng những âm thanh của đàn môi, của sáo, của khèn Mông, bằng những bát rượu tràn đầy của những người có tuổi…và người ta đã đặt cho nó là “chợ tình”.


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Sapa-dao

Chợ Bắc Hà, Chợ Cốc Ly, Chợ Cán Cấu, Chợ Sapa, Chợ Mường Khương, Chợ Lũng Khấu Nhin, Chợ Pha Long, Chợ, Núi Hàm Rồng, Núi Fansipan, Bản Hồ, Bản Lao Chải, Bản Cát Cát, Bản Tà Phìn, Thác Bạc, Thời tiết Sapa, Văn hóa Sapa, Người Sapa, Thị trấn Sapa, Sự kiện Sapa, Thành phố Lào Cai
Sa Pa một thị trấn cao nguyên đầy quyến rũ, cảnh sắc thơ mộng gợi lên bức tranh sơn thủy hữu tình, những làn mây trắng bồng bềnh, hơi sương khói mát lạnh trong đêm thanh tịnh, thị trấn Sa Pa đúng là một thành phố mờ sương, … đã làm nao lòng du khách. Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa được kết hợp hòa quyện với sức sáng tạo của con người, màu xanh bạt ngàn của rừng, những thảm màu tuyệt đẹp của cánh đồng bậc thang, …cảnh sắc Sa Pa đã tạo dấu ấn khó phai trong lòng du khách!

Tấn Đức :hoa:



Ngắm hoa hồng

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Sapajpg3


Nằm ở độ cao gần 2.000m, cách trung tâm chừng 10 phút tản bộ, ở vị trí này bạn thả sức quan sát tứ phía, cảm nhận được thế núi hùng vĩ của thị trấn tận cùng phương Bắc của Tổ quốc bốn mùa mây phủ.

Xa hơn những thửa ruộng bậc thang đang uốn lượn với những vòng xoáy tròn đều đặn trải rộng bất tận cả một vùng rộng lớn trông cực kỳ thích thú và đẹp mắt. Phía bên trái, bản Hồ tựa như một chiếc gương soi của mặt trời, sậm đỏ ráng chiều cùng mây mù huyền ảo bao phủ.

Những nếp nhà sàn mái đá ngũ sắc kết hợp với sắc đỏ quyến rũ của hoa hồng xuất xứ từ nước Pháp xa xôi khiến cho du khách thực sự ngỡ ngàng. Đó chính là khu du lịch sinh thái Vườn Hồng, nằm trong thung lũng xinh đẹp có cái tên thật gợi cảm: Mường Hoa.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Sapa-5


Nằm trong khu du lịch Sa Pa, được tạo bởi hai dãy núi Hàm Rồng và Phan Xi Păng, Khu du lịch sinh thái được mệnh danh là “Thung lũng hoa hồng” đang trở thành một điểm dừng chân lý thú của du khách trong và ngoài nước. Với diện tích khoảng 22 ha, khu du lịch sinh thái này được thiết kế cảnh quan sinh thái với gần triệu gốc hoa hồng, đào, mận, hồng giòn Mỹ, hạnh nhân Đài Loan… Cả khu có 11 nhà sàn gỗ Pơmu và lợp đá tự nhiên, nằm xen kẽ giữa những vườn hoa hồng Pháp trải dài trên những thửa ruộng bậc thang.

Đến với khu du lịch, du khách sẽ được thưởng thức mùi hương của hoa hồng nở vào mỗi sáng. Dọc các lối đi lát đá uốn lượn, hoa hồng nở rộ khiến cả quãng đường trở nên rực rỡ đầy thú vị. Những cây hồng cao, cành lá mập mạp, thẳng tắp dài đến trên một mét với những bông hồng lớn, có những bông thì vừa hé nở, có những bông thì đã vào độ mãn khai…

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Sapa-1-1

Thật thú vị biết bao khi một sớm ban mai thức dậy, chợt thấy mình ngỡ ngàng như đang lạc vào một khu vườn cổ tích, những đóa hồng long lanh sương sớm nở rộ ngan ngát cả vùng. Hương hoa hồng tràn cả vào trong phòng, tỏa lan ấm áp, bên ngoài trời sương mù bảng lảng, mờ ảo mông lung… khiến ai ai cũng có một cảm xúc thật bồi hồi lâng lâng như đang ở một xứ sở thần tiên… Có lẽ vì vậy người ta đã lấy nét đặc thù ấy để làm tên gọi cho khu du lịch mới mẻ này: Vườn hồng ATI resort.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Sapa-1

Nơi đây có dáng vẻ kiêu kỳ mà mời gọi, mà quyến rũ. Đến thăm và nghỉ đêm tại khu du lịch ATI - Sa Pa ngoài tận hưởng không khí trong lành của thiên nhiên, được dạo bước trên những con đường quanh co bên sườn đồi, giữa những vườn hoa hồng ngát hương, nghỉ ngơi, thư giãn trong quán bar nhìn ra khu ruộng bậc thang nằm bên dòng suối, du khách còn được chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của “nóc nhà Đông Dương” và thưởng thức những trái cây đặc trưng của khu du lịch.

Dưới kia, bản Mường Hoa như một bức tranh thổ cẩm xinh đẹp với những ngôi nhà sàn ấm cúng. Chiều xuống, đứng ở hiên nhà sàn, nhìn ra dãy núi trước mặt bây giờ chỉ còn là một màu vàng nhạt hắt lên từ những bóng đèn điện. Tiếng kèn Saxophon nồng nàn, da diết cứ vương vấn quyện với hương hoa hồng đang toả ngát cả không gian.



Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Sapa



Tại đây, từ một điểm bất kỳ với độ cao gần hai nghìn mét, quả là một vị trí lý tưởng để thả sức quan sát tứ phía, cảm nhận được vị thế hùng vĩ của thị trấn tận cùng phía bắc, chiêm ngưỡng toàn cảnh của thung lũng Lao Chải. Một bức tranh hoành tráng, sống động : trên trời là những núi mây trắng xóa như bông, thấp hơn một chút từng đám sương mù nối nhau lượn bay lơ đãng, xa xa là rùng núi điệp điệp trùng trùng xanh ngút ngàn tầm mắt, còn phía dưới là những thửa ruộng bậc thang thi nhau xoáy những vòng tròn bất tận…

Có lẽ, bạn không nên bỏ qua việc tắm thuốc của người Dao đỏ, giá khoảng 140 nghìn đồng/lượt. Có hàng chục, thậm chí có lúc tới hơn 100 loại thảo dược được cho vào nước đun sôi liên tục trong vòng từ 3-4 tiếng, cho thứ nước cốt màu nâu đỏ có mùi thơm ngào ngạt. Nước được đổ vào cái thùng gỗ tròn hoặc bồn tắm, pha thêm nước lạnh cho vừa tắm.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Sapajpg2

Nước tắm phải giữ ở nhiệt độ 30-370C thì mới phát huy hết tác dụng. Người khỏe tắm chừng 30 phút, người yếu chỉ nên tắm 15 phút, nếu không sẽ bị say thuốc, người nôn nao, khó chịu. Cảm giác tê rát xuất hiện trong vài phút đầu do nhiệt độ của nước. Tiếp đó, mùi lá thuốc xông lên mũi, lên mắt, lên miệng… Nhưng ngay lập tức, mọi giác quan rơi vào trạng thái bồng bềnh và êm ái. Sảng khoái, thư thái và nhẹ bỗng là cảm giác khi bước ra khỏi thùng tắm. Bên cạnh đó, du khách có thể dùng tiệc trà, tiệc đứng, phòng ngủ ở đây giá từ 250 nghìn đến 450 nghìn đồng.

Cũng từ Thung lũng hoa hồng này, thật tiện lợi để du khách xuất phát tới những điểm tham quan khác của Sa Pa: chỉ mất chừng 10 phút đồng hồ để đi bộ lên thị trấn trung tâm của Sapa mua những món quà lưu niệm và nếm những món quà đặc trưng như trứng nướng, ngô nướng, đào, mận….. thêm vài phút bách bộ nữa để mua vé đi thăm khu du lịch Hàm Rồng, Vườn Lan Đông Dương, Thác Bạc - Cổng Trời, Sân Mây… hoặc khám phá và tìm hiểu cuộc sống cùng những nét văn hóa đặc sắc của những bản làng dân tộc ít người như người Dao, H’Mông, Tày, Nùng, Xaphó ở các bản Cát Cát, Sín Chải, Tả Phìn, Ô Quy Hồ, Tả Van, Lao Chải…


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Sapa3-1
Sa Pa thật độc đáo, quyến rũ!

Khi đời sống vật chất đang từng bước được cải thiện thì việc di du lịch, đi thăm thú những cảnh đẹp của đất nước đã trở thành nhu cầu của nhiều người, nhất là vào những ngày lễ tết cuối năm.
Sa Pa từ lâu đã nổi tiếng là một địa chỉ du lịch hấp dẫn với cảnh sắc thiên nhiên độc đáo của vùng cao phía bắc, có nhiều dân tộc sinh sống, mang nhiều nét văn hóa đặc sắc về trang phục cũng như phong tục, tập quán…
Nếu ai chưa có dịp đến Sa Pa, đọc bài viết trên đây cũng có thể cảm nhận được những nét đẹp đặc trưng và quyến rũ của vùng đất du lịch không chỉ nổi tiếng trong nước mà nhiều du khách nước ngoài đã từng ngưỡng mộ Sa Pa và nhiều lần đặt chân tới nơi đây.


Theo DT :hoa:



Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 I_icon13Sat 04 Feb 2012, 18:30

Lữ Hoài đã viết:
Sapa bềnh bồng trong mây

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Sapa2-1

Vùng Tây Bắc Việt Nam có dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Phan Si Păng cao 3.143m. Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai. Địa danh Sa Pa đã nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn được du khách quốc tế biết đến khá nhiều. Chìm trong làn mây bồng bềnh thị trấn Sa Pa một thành phố trong sương huyền ảo. Chúng tôi rất thú vị được tham quan Sa Pa, ngỡ ngàng trước bức tranh cao nguyên mà tạo hóa vẽ lên cảnh sơn thủy hữu tình.
...


:-bd
Ngắm Sapa huyền ảo tiếp nha

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 63463610
Chào ngày mới.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 63463611
Ô Quý Hồ trong sương mai.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 63463610
Nắng sớm Hầu Thào.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 63463612
Bản làng trong mây.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 63463613
Bình minh Lao Chải.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 63463614
Sông mây Tả Giàng Phình.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 63463611
Thị trấn Sa Pa như một bức tranh thủy mặc.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 63463612
Hàng Sa mu trong nắng mai.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 63463615
Huyền ảo Sapa.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 63463616
Trẻ em vui dưới nền mây.


theo vnexpress
Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 I_icon13Mon 06 Feb 2012, 00:27

Shiroi đã viết:

:-bd
Ngắm Sapa huyền ảo tiếp nha

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 63463611
Thị trấn Sa Pa như một bức tranh thủy mặc.

hm...bềnh bồng thiệt đó!
thanks for sharing , đẹp quá Shiroi ơi! :bong: :bong: :bong:
Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 I_icon13Mon 06 Feb 2012, 00:39


Bâng khuâng quan họ

Nếu chưa một lần được lang thang đêm trong ngày hội Lim thì quả là chưa tận hưởng được cái hay, cái đẹp, cái cách chơi quan họ của người quan họ. Quan họ là gì mà để nhớ, bâng khuâng đến thế!
Ai đã từng sinh sống trong vùng châu thổ của con sông Cái (sông Hồng) lại chẳng khắc khoải nỗi nhớ, bâng khuâng nỗi niềm với quan họ, làng Lim... Tiếng hát quan họ thực sự là một âm tuyệt đẹp trong cung đàn Việt Nam; là sự lãng mạn của hương đồng gió nội quyện quấn trong chừng mực, nguyên khiết, đượm màu cổ xưa, dân dã...

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Quanho1
Hát quan họ trên thuyền trong ngày hội

Hằng năm đến hẹn lại lên, chúng tôi lên làng Lim từ chiều 11 tháng giêng để được tận hưởng những đêm quan họ thực thụ. Ngày đó người ta đổ dồn về vùng quan họ, về Hội Lim để nghe quan họ trên đồi Lim, nghe quan họ do các liền anh, liền chị hát trên chiếc thuyền rồng nhỏ xinh, trong cái ao cũng nho nhỏ... Những người khá sành nghe quan họ gọi đó là quan họ “mậu dịch”, là lúc người đi xem người mà thôi, làm sao có thể thưởng thức được cái hay, cái đẹp của quan họ...

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Qh4

Cái may của chúng tôi, cũng nhờ mê quan họ mà giao tình mật thiết với anh Hai Chiến hàng chục năm nay; lại thêm người bạn là hoạ sĩ Đỗ Dũng, người vùng quan họ, anh đam mê quan họ lắm, năm nào cũng dành hằng tuần, hằng nửa tháng để về đất quan họ lân la tìm hiểu, theo hát và hát khá hay, nhớ khá nhiều bài quan họ cổ.

Hội chính ngày 13, nhưng trước đó vài ngày vùng quan họ đã thực sự vào hội. Quan họ không biết có tự bao giờ, chỉ biết đời này truyền cho đời khác mà tồn tại, mà tạo nên một nét văn hoá, một phong tục văn hoá - lễ hội đặc sắc “ độc nhất vô nhị” của xứ Kinh Bắc, của Việt Nam.
Quan họ Kinh Bắc đã bao đời, cứ riêng một dòng chảy thấm đẫm tâm hồn người chốn quan họ, người vùng châu thổ sông Hồng và người mọi miền đất nước. Người quan họ, cũng từ bao đời nay truyền lại không gọi là đi hát hay đi xem quan họ mà là chơi quan họ. Một thú chơi thật thanh khiết, nặng tình và nồng ấm hơi thở của một vùng quê Việt Nam. Người ta không những lưu luyến bởi lời ca tiếng hát, còn lưu luyến bởi tấm lòng nồng hậu, chân thành, hiếu khách của con người xứ quan họ.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Quanho

Anh Hai Chiến - một liền anh quan họ làng Lũng Giang (làng Lim) vồn vã, xởi lởi nắm tay từng người. Chiều đã nhập nhoạng, quanh mâm cơm đón khách có chai rượu gạo nút lá chuối, sau lời mời rượu đầu xuân, anh Hai Chiến cất giọng cùng anh Hai Thảo. Không thể ngờ rằng con người mộc mạc, chân quê, kém trai như anh Hai Chiến lại có giọng đẹp làm say lòng người đến thế.
Các anh hát say sưa và người nghe cũng say sưa không kém. Nào những bài “Mời nước”, “Mời trầu”, “Trà mạn hảo”, “Con trai cầu Lim”... như hiển hiện dòng sông Tiêu Tương một thủa cứ chảy trôi, lênh láng. Màn đêm buông xuống, chúng tôi ra đình làng Lim.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Qh5
mời trầu

Ngôi đình to rộng là thế mà kín người. Các liền anh, liền chị đang trổ hết tài nghệ vào giọng hát lời ca... Tiếng hát đằm thắm, mượt mà, ngọt ngào cứ toả lan vang vọng đến từng viên ngói âm dương. Tiếng hát như níu buộc tâm hồn mỗi người, toả lan vào không trung đặc quánh hồn quê nơi đây... Thi thoảng những tiếng xuýt xoa, trầm trồ (khe khẽ thôi) và những tiếng vỗ tay không kìm nén được bật ra từ người nghe.
Ai đam mê quan họ hay thuần tuý chỉ thích quan họ thôi; nếu chưa một lần được lang thang trong đêm ngày hội Lim thì quả là chưa tận hưởng được cái hay, cái đẹp, cái cách chơi quan họ của người quan họ.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Qh3

Mười một giờ đêm, rời đình làng Lim, theo chân các liền anh đến với các canh hát quan họ trong làng. Người sành hay ưa thích quan họ thường tìm đến nghe các liền anh, liền chị ở các làng quan họ hát, chứ ít chấp nhận nghe quan họ được đem biểu diễn trên sân khấu.
Được nghe quan họ “mộc”, có nghĩa các liền anh, liền chị ngồi đối diện nhau hát giao duyên, đối đáp mà không có micro, không có đàn đệm mới tận hưởng được cái phong phú của các làn điệu, cái hay, nhuyễn của tiếng hát; cái tình tứ bạo liệt như đã dồn nén những nhớ thương da diết của hằng năm đằng đẵng vấn vương của tình quan họ...

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Qh2

Những canh hát thực sự của người chơi quan họ thường diễn ra về đêm. Nếu như canh hát ở đình, chùa thường được tổ chức với mục đích phục vụ người nghe thì, những canh hát tổ chức tại nhà riêng mới là cuộc chơi quan họ thực thụ mà những người tham dự dốc cả vốn liếng, tài năng của mình để đối đáp, so tài với nhau, dẫn canh hát đi từ cung bậc này sang cung bậc khác. Và các liền anh, liền chị thật ngạc nhiên khi họ thuộc nhiều đến thế các giọng điệu, lời ca quan họ cổ... Cảm giác như không bao giờ vơi cạn cái mạch nguồn quan họ đã thấm đẫm trong mỗi người.

Đêm lang thang tìm đến những canh hát ở làng Lim và các làng xung quanh, tâm hồn như bay bổng giữa ảo và thực... Đâu con sông Tương nước chảy lững lờ, đâu dải yếm thắm, tà áo bay... Đâu con mắt sóng sánh tình, lưu luyến bạn, đâu nỗi lòng khát cháy mà chẳng đến được với nhau, đâu nỗi tri âm tri kỷ của Bá Nha - Tử Kỳ của các liền chị, liền anh... Thoảng đâu đó mùi rơm rạ ẩm mốc, mùi hoa bưởi, hoa chanh ngan ngát những con ngõ gạch lát nghiêng khấp khểnh, hun hút mờ trong sương đêm...

Cảm ơn ai đã đặt ra cái lệ luật quan họ: Liền chị, liền anh không được thành vợ thành chồng. Ôi! Nếu thành vợ thành chồng thì còn đâu quan họ, còn đâu cái đắm say muôn thuở, đeo đẳng một kiếp người mà nhớ mà thương: Hẹn nhau ngày hội hôm nay/ Giao duyên kết bạn để mai này sầu đong...

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Qh1

Quan họ thanh khiết, đắm say, tình tứ là ở đó. Lời quan họ như khắc khoải, giãi bày: “Ấy vì tình, lên tận làng Lim/ Sang chơi đường quan họ phân minh vài điều” (Vì tình- điệu Cung trăng). “ Nhớ ai nhớ mãi thế này/ Nhớ đêm không ngủ nhớ ngày quên ăn/ Chị Hai ơi! Việc tôi không muốn làm/ Ngủ đi thì chớ thức dậy lúc nào cũng nhớ cùng thương/ Chị Ba ơi! Tôi biết đến bao giờ/ Xạ bén hơi hương mặn nồng...” (La rằng)...
Tiếng hát các liền anh Thoa, Đặng, Chiến, Thảo; các liền chị Hài, Hương, Lộ, Tuyết, Sứ... da diết, đằm thắm, vang vọng như níu giữ tâm hồn chúng tôi...
Quan họ ơi, là gì mà đã nhớ, mà bâng khuâng đến thế!


Cao Minh :hoa:
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 4 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 4 trong tổng số 5 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu-