Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Trụ vững duyên thầy by buixuanphuong09 Today at 07:54

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 18:22

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 17:48

Tiển Bác Bí Thư NPT by mytutru Yesterday at 09:24

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Jul 2024, 17:17

7 chữ by Tinh Hoa Thu 25 Jul 2024, 17:03

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 25 Jul 2024, 11:03

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by buixuanphuong09 Wed 24 Jul 2024, 16:28

NỖI NIỀM by buixuanphuong09 Tue 23 Jul 2024, 17:52

4 chữ by Tinh Hoa Tue 23 Jul 2024, 17:13

LẠI RỬA by Phương Nguyên Tue 23 Jul 2024, 09:30

NGƯỜI ƠI… by Phương Nguyên Tue 23 Jul 2024, 09:09

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 23 Jul 2024, 05:41

Cuộc đấu trí 75 ngày ở hội nghị Geneve by buixuanphuong09 Sun 21 Jul 2024, 11:37

NHỮNG BÀI THƠ CŨ (Phương Nguyên) by Phương Nguyên Sun 21 Jul 2024, 09:48

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Thu 18 Jul 2024, 23:24

GIÀU CŨNG KHỔ (Lí Lắc) by Phương Nguyên Thu 18 Jul 2024, 22:56

Đường luật by Phương Nguyên Thu 18 Jul 2024, 07:31

Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by buixuanphuong09 Wed 17 Jul 2024, 10:56

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Tue 16 Jul 2024, 15:48

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 16 Jul 2024, 15:42

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 16 Jul 2024, 15:38

Một thoáng mây bay 13 by Phương Nguyên Fri 12 Jul 2024, 09:39

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Phương Nguyên Thu 11 Jul 2024, 08:26

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Thu 11 Jul 2024, 01:33

LẠI KIẾN by Phương Nguyên Wed 10 Jul 2024, 08:52

NHỜ GIÚP by Phương Nguyên Sat 06 Jul 2024, 10:03

Tu sĩ nhân dân by Trà Mi Fri 05 Jul 2024, 14:39

KIẾN by Phương Nguyên Fri 05 Jul 2024, 10:54

TỨC ẢNH… ĐỀ THƠ by Phương Nguyên Fri 05 Jul 2024, 10:12

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5  Next
Tác giảThông điệp
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 I_icon13Wed 16 Nov 2011, 11:09

Quê Hương với những nét Độc Đáo riêng !!!

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 XiecLT

'Làng tôi', vở xiếc giàu tính thơ của đoàn nghệ sĩ Việt Nam
http://xieclangtoi.com/index.php?option=com_content&view=category&layout=blog&id=2&Itemid=7
Vở xiếc Làng Tôi ra mắt khán giả Paris tại rạp hát Grande Halle, khu La Villette, từ tối ngày 28/06/2011. Đoàn xiếc Việt Nam sẽ đến với khán giả trong hơn 20 buổi trình diễn.

Vào một buổi tối, trời oi bức lạ thường, nhiệt độ trong rạp hát không dưới 35 độ C, và sau một ngày làm việc mệt mỏi, dù vậy khán giả đến xem buổi tổng dợt của đoàn xiếc Việt Nam vẫn bị lũy tre làng Việt Nam, những chiếc áo nâu sồng mộc mạc, những bước chân thoan thoắt trên đường quê, tiếng tiêu, tiếng sáo làm mê hoặc.
Sân khấu Làng Tôi không sặc sỡ dưới ánh đèn màu, mà chỉ đơn thuần với một màu nâu. Cảnh phông là màn tre, dàn diễn viên gần 20 người nhẩy múa, nhào lộn trên thân tre. Tre khi là vật liệu để dựng nhà, khi là sóng nước. Lại cũng có khi tre là chiếc cầu cho em nằm hong tóc trong buổi trưa hè. Rồi những chiếc rổ tre, để trai gái trong làng kẻ tung, người hứng, những đôi quang gánh nhịp nhàng trên đôi vài tròn của người thiếu nữ trong phiên chợ quê…

Vở xiếc Làng tôi của ba đạo diễn Lê Tuấn, Nguyễn Lân và Nhất Lý đem đến cho khán giả Paris một bức họa đồng quê.

Về âm thanh, từ tiếng gà gáy buổi Bình Minh đến câu ca Tình Tự, từ tiếng gió rì rào của rặng tre, đến tiếng tụng kinh gõ mõ của bậc tu hành, từ câu ca khi mẹ ru con ngủ, đến tiếng hò vu vơ của các đôi trai gái trong làng, tiếng chổi quét sân khe khẽ, hay những hạt mưa tưới mát ruộng đồng… tất cả như giúp khán giả quên hẳn cái nóng ngột ngạt của Paris vừa bước sang hè.

Về hình ảnh, khán giả đi xem xiếc không khỏi ngạc nhiên về tài nghệ diễn xuất và tính điêu luyện của các nghệ sĩ trong đoàn. Các màn uốn dẻo, nhào lộn với những phần « động » và « tĩnh » tương phản với nhau để tôn vẻ đẹp cho nhau. Người xem, dù Đông hay Tây, đều cảm nhận được cái đẹp từ những đôi tay vạm vỡ của các trai làng, từ mái tóc dài được ươm nắng của người con gái, từ nụ cười hồn nhiên của đàn trẻ nhỏ.

Trước buổi tổng dợt để chương trình thật hoàn chỉnh tại sân khấu khu La Villette, đạo diễn đồng thời là nhà biên đạo âm nhạc cho vở xiếc Làng Tôi, anh Nhất Lý, đã giới thiệu qua về sáng tác tập thể mà anh đã thực hiện cùng với nhà sư phạm xiếc Nguyễn Lân và một tên tuổi trong làng nghệ thuật xiếc của thế giới là nghệ sĩ Lê Tuấn.
(Theo viet.rfi.f)

Trình diễn ở Antwerps, Bỉ 2009



"Làng tôi” thuộc thể loại "xiếc mới”. So với xiếc cổ truyền, xiếc mới không dùng thú vật và kỹ thuật xiếc thuần túy được đặt vào ánh sáng, nhạc trong mục đích kể chuyện có tính cách "kịch”. "Làng tôi” có tính chất đơn giản nhưng rất đẹp của một vở diễn được dàn dựng như một công trình kiến trúc bằng tre không ngừng biến hóa, trong đó các nghệ sĩ nhào lộn và các nhà xây dựng luôn trong tư thế thăng bằng.

Sân khấu "Làng tôi” không sặc sỡ dưới ánh đèn màu, mà chỉ đơn thuần với một màu nâu. Cảnh phông là màn tre, dàn diễn viên 19 người nhẩy múa, nhào lộn trên thân tre với những phần "động” và "tĩnh” tương phản với nhau để tôn vẻ đẹp cho nhau. Theo đó, các nghệ sĩ đã chắt lọc những tinh hoa trong văn hóa cổ truyền, kết hợp với những yếu tố hiện đại trong âm nhạc, ánh sáng... làm cho "Làng tôi” thực sự trở thành bữa tiệc văn hóa nhiều màu sắc. Vở xiếc còn tạo nên sự gắn kết giữa những sinh hoạt văn hóa - văn nghệ người Việt từ bao đời nay, như hát đối, hát ví, hò... với các hoạt động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của bà con nông dân, tái hiện sinh động một không gian văn hóa thuần Việt. Riêng phần âm nhạc được khai thác từ chất liệu dân gian thực sự là linh hồn của chương trình. Đó là những giai điệu, tiết tấu mới, lạ nhưng lại cũ và khá quen thuộc. Nhiều đoạn hát được trích từ vở chèo hay các bài dân ca, đồng dao...

Nghệ sĩ Lê Tuấn thay mặt nhóm thực hiện chương trình chia sẻ: "Khán giả nước ngoài chắc chắn sẽ được biết tới những trò chơi dân gian Việt Nam, được lắng nghe những giai điệu âm nhạc truyền thống cùng hàng trăm cảnh sắc thuần Việt trong "Làng tôi”, để họ càng hiểu và thêm yêu mến cuộc sống, con người Việt Nam. Đó cũng chính là thông điệp chúng tôi muốn gửi gắm qua các tiết mục xiếc”. Còn ông Jean Luc Larguier - Giám đốc Hội đoàn Scène de la Terre đánh giá: "Đây là cơ hội để nâng cao trình độ và làm thay đổi sự đánh giá của cộng đồng quốc tế với nghệ thuật xiếc Việt Nam”.
Theo ĐĐK


Gã mục đồng thành phố





Tại Festival Đàn môi Quốc tế 2006 - Amsterdam, ngoài bài dân ca cổ của người Mông, Đức Minh còn thể hiện cả những bản nhạc do chính mình sáng tác cho đàn môi châu Âu, đàn môi tre của người Việt và đàn môi 4 lá Trung Quốc. Bên cạnh đó, anh cũng tự thu âm một CD đàn môi để mang giới thiệu với bạn bè thế giới.

Kết hợp dân gian với hiện đại
Đức Minh đến với đàn môi thật tình cờ. Một lần, vào khoảng năm 2000, anh được nghe một CD nhạc đa sắc tộc của nước ngoài, trong đó có một đoạn nhỏ có âm thanh rất lạ. Mười mấy năm theo học sáo trúc ở Nhạc viện Hà Nội, đã được nghe nhiều loại nhạc cụ, nhưng Minh vẫn không tài nào nhận ra đoạn âm thanh đó được chơi bằng nhạc cụ gì. Ngẫu nhiên, không lâu sau, một người bạn của Minh từ Sa Pa về, mang theo một chiếc đàn môi của người Mông. Minh chơi thử, và vỡ òa niềm sung sướng khi nhận ra âm thanh trong CD mình đã nghe chính là tiếng đàn môi. Minh lao vào nghiên cứu, tập chơi đàn môi từ đó...
Càng tìm hiểu, càng chơi đàn môi, Đức Minh càng bị cuốn hút bởi thế giới mới mẻ, nhiều màu sắc của loại nhạc cụ này. Tuy nhiên, những gì mà Minh có được hoàn toàn là do anh tự học, tự khám phá, chưa hề mang tính chuyên nghiệp, cho đến khi anh gặp Clemens Voight - một nhạc sĩ trẻ người Đức, người vì mê tiếng đàn môi của dân tộc Mông mà tìm đến Việt Nam, học cách chơi, cách làm các loại đàn môi và lập ra trang web http://danmoi.de để giới thiệu, kinh doanh đàn môi Việt Nam. Từ Clemens, Đức Minh - với “vốn liếng” duy nhất là kỹ thuật chơi đàn môi dân gian – đã học được kỹ thuật chơi đàn môi hiện đại, bắt đầu chơi nhạc cụ này một cách chuyên nghiệp. Chỉ sau vài buổi học, Clemens kêu lên: “Cậu lấy gần hết vốn của tôi rồi!”. Trước khi quay về Đức, Clemens cho Minh địa chỉ email của GS âm nhạc Trần Quang Hải ở Pháp (con trai GS Trần Văn Khê), bảo Minh muốn tìm hiểu sâu về đàn môi thì hãy chủ động làm quen với ông.

Người VN đầu tiên trở thành thành viên Hiệp hội Đàn môi Thế giới

Thư từ qua lại, nhận thấy được niềm đam mê đi đến tận cùng với đàn môi của Đức Minh, GS Trần Quang Hải đã nhận anh làm học trò. GS Hải nói với anh, ông rất mừng vì Việt Nam là nước có nhiều loại đàn môi nhất thế giới nhưng lại không có người chơi, may sao giờ đây có Đức Minh. Từ Pháp, GS gửi về cho anh những CD, tài liệu về đàn môi, giới thiệu với anh về các loại đàn môi trên thế giới cũng như cách sử dụng chúng... Nhưng quan trọng hơn cả, GS đã truyền cho anh thêm ngọn lửa tình yêu dành cho đàn môi...
Cứ âm thầm một mình, Đức Minh lặn lội tới những bản làng xa xôi, hẻo lánh nhất ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hòa Bình... để tìm hiểu về đàn môi cũng như những làn điệu cổ của đồng bào nơi đây. Hiện nay, anh có trong tay bộ sưu tập đàn môi của 5 dân tộc Mông, Dao, Thái, Khơ mú, Êđê, hàng chục loại đàn môi của các nước trên thế giới như Campuchia, Thái Lan, Philippines, Nga... và có thể chơi được tất cả những nhạc cụ ấy. Không chỉ dừng lại đó, Đức Minh còn có thể viết nhạc cho đàn môi. Bước đầu, Đức Minh đã khẳng định được vị trí của mình trong giới chơi đàn môi chuyên nghiệp quốc tế, trở thành người Việt Nam đầu tiên được Hiệp hội Đàn môi Thế giới công nhận là thành viên.


“Đơn thương độc mã”


Theo GS Trần Quang Hải, khoảng 30 nước trên thế giới có đàn môi, có những nước hằng năm tổ chức festival cho đàn môi, có những dàn nhạc tập trung tới 25 cây đàn môi... nhưng không đâu sánh được với đàn môi Việt Nam về sự phong phú cũng như độ “chuẩn” về bồi âm. Nếu như đàn môi châu Âu gần như giống nhau thì đàn môi của Việt Nam lại có tới hơn chục loại, mỗi loại là một dáng vẻ, cho một âm thanh khác nhau. Song, một điều thật oái oăm: Ở Việt Nam, đàn môi hầu như không có trong “bản đồ” nhạc cụ dân tộc, và ngoài nghệ sĩ Đức Minh, không còn ai chơi đàn môi một cách chuyên nghiệp.
Nghệ sĩ Đức Minh cho biết, khi đến kho tư liệu của Viện Âm nhạc để tìm hiểu về đàn môi, cái duy nhất anh tìm được chỉ là... một đoạn nhạc khoảng 2 phút do một phụ nữ người Mông ở Yên Bái chơi. Tài liệu về đàn môi Việt Nam hầu như không có gì. “Đàn môi là một trong những minh chứng sinh động nhất cho thấy sự phong phú của âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Nhưng thật xót xa là trong khi thế giới ngày càng quan tâm hơn đến loại nhạc cụ này của ta, thì cả đất nước Việt Nam 85 triệu dân chỉ duy nhất Đức Minh chuyên tâm nghiên cứu đàn môi” – GS Trần Quang Hải thất vọng nói.

Đàn môi thuộc loại nhạc khí tự thân vang, được làm bằng kim khí, đồng thau và tre với hình dáng nhỏ nhắn, chỉ khoảng 7 cm. Ở Việt Nam, đàn môi là một trong những nhạc cụ được đồng bào các dân tộc thiểu số ưa chuộng. “Đàn môi không chỉ dùng để tiêu khiển mà còn được người ta sử dụng để giao duyên, thổ lộ tâm tình. Cái hay của lời tâm tình này là sự thầm kín, không cần thốt thành lời nhưng người ta vẫn hiểu được, bởi âm sắc đàn môi gần gũi với giọng nói con người” - nghệ sĩ Đức Minh nói. Và đó cũng là một trong những lý do khiến anh như bị “bỏ bùa” bởi thứ nhạc cụ này.
H.L(Theo LĐ)


Minh “môi” biểu diễn đàn môi của người Mông



Hay...lạ...và rất tuyệt!! :hoa:




Được sửa bởi Lữ Hoài ngày Wed 07 Dec 2011, 14:13; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 I_icon13Thu 17 Nov 2011, 02:52

hay quá là hay :clap:
Shiroi có nghe ông Trần Quang Hải đàn môi rồi. Bây giờ có thêm Đức Minh nữa, thật là tuyệt vời Smile
Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 I_icon13Fri 18 Nov 2011, 06:40

Shiroi đã viết:
hay quá là hay :clap:
Shiroi có nghe ông Trần Quang Hải đàn môi rồi. Bây giờ có thêm Đức Minh nữa, thật là tuyệt vời Smile


Ừ, LH cũng rất mừng là có thế hệ trẻ tiếp nối và duy trì những nét tinh hoa văn hóa truyền thống VN như vậy! :mim:
LH không biết sớm uổng quá, nên không có dịp xem trong mùa hè vừa qua bên Âu châu. Shiroi có xem bao giờ chưa?
Nghe tiếng đàn môi có nhiều tâm sự ghê há! Cũng giống giống như tiếng kèn của thổ dân bên Úc.


Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Yếm Đào xinh xinh   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 I_icon13Wed 07 Dec 2011, 14:05


Từ vẻ đẹp dân dã

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 YDao1


Dân gian Việt Nam cho rằng trên thân thể một người con gái Việt được coi là đẹp, thì cái đẹp nhất chưa phải là mắt môi, khuôn mặt, làn da, mái tóc, mà cái đẹp nhất chính là cái lưng. Quan niệm này mặc dù rất xa xưa, nhưng lại rất phong nhã và tinh tế. Ngẫm cho kỹ thì lại thấy rất hiện đại.
Lưng ong là cái lưng chuẩn nhất, biểu hiện cao nhất cái đẹp về dáng người của người đẹp Việt Nam. Và cũng theo cái nhìn tinh tế của dân gian, phàm người đẹp thôn quê nào đã có cái lưng ong đẹp, thì ắt hẳn sẽ có những cái khác cũng đẹp và ắt hẳn phải là người giỏi giang tài tình.
Cũng không phải ngẫu nhiên cái lưng ong đã được chú ý tôn vinh nhất trên thân thể người đẹp. Có lẽ cũng vì cái lưng ong quá đẹp, nên ngày xưa ông bà ta đã chế tác ra cái yếm rất đẹp để mặc, để ôm khít lấy cái lưng ong và bộ ngực ở đằng trước - chắc chắn cũng phải là rất đẹp.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Yemdao6

Yếm, do đó đã trở thành cái áo lót mình đẹp nhất của người Việt Nam truyền thống. Trong các loại tơ tằm mà phụ nữ Việt Nam thường kén chọn để may yếm, tự mình khâu bằng tay - thì đũi, nái, lụa sồi... thường được lựa chọn trước tiên, bởi sự mềm mại của chất vải và sự đặc của mình vải, mềm mà không mỏng, để tránh nhìn được thấu suốt.


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Yemdao3

Yếm thật sự là áo lót mình rất kín đáo ở chỗ cần che kín:
yếm che hết phần ngực, ôm khít cổ, nhưng lại hở toàn bộ hai vai và lườn,
vừa ôm giữ lại, vừa buông thả, gợi tình, bởi phần lưng để hở hoàn toàn,
chỉ vắt ngang dải yếm buộc hững hờ lơi lỏng...


Cứ xem Thị Màu lên chùa thì biết yếm thắm đẹp đến dường nào mà cũng lẳng ngầm đến dường nào, nhất là khi Thị Mầu đã hát gọi tình và múa gọi tình như một cơn lốc màu đỏ giữa cửa Thiền? Chẳng thế mà "lưng ong và yếm thắm" đã đi vào nhiều tác phẩm văn chương nghệ thuật hiện đại như một mô típ văn hóa mặc thật là độc đáo, qua bàn tay khai thác của những nghệ sĩ, ví như trong vở diễn Hồn Trương Ba da hàng thịt của nhà hát kịch Việt Nam, với bàn tay dàn dựng của đạo diễn Nguyễn Đình Nghi...

Trích bài TS Nguyễn Thị Minh Thái :hoa:

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Yemdao2


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Ym_la_o


Dải yếm đào

Áo yếm là một thứ trang phục (nội y) không thể thiếu của người phụ nữ Việt xưa. Nó là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, được dùng như một dạng áo trong để che ngực. Áo yếm thường được mặc chung với áo tứ thân.

Người Việt Nam vốn thân quen với tà áo dài truyền thống, một nét văn hóa dân tộc đặc sắc trong trang phục truyền thống được lưu truyền từ bao đời nay. Thế rồi ta bắt gặp hình ảnh chiếc áo yếm trong những vần thơ, những câu ca dao Việt Nam. Nó đã trở thành một chủ đề quán xuyến quen thuộc, tạo nên sự lãng mạn và đáng yêu cho những câu thơ ca tình tứ của dân tộc.
Yếm còn trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao thế hệ thi sĩ Việt. Tác giả bài "Chùa Hương" khi tả một cô thiếu nữ đẹp đang lên chùa đã viết :
"Em đeo giải yếm đào
Quần lĩnh áo the mới
Tay cầm nón quai thao".

Một số nhà nghiên cứu cho rằng chiếc yếm được ra đời là để tôn lên cái lưng ong vốn được xem là một nét đẹp của người phụ nữ trong văn hóa Việt Nam. Theo quan niệm truyền thống của người Việt, một cô gái đẹp là phải có cái lưng được thắt đáy nhỏ nhắn như cái lưng ong. Người Việt xưa cho rằng những cô gái với cái lưng ong không chỉ mang một dáng hình đẹp mà còn có đầy đủ tất cả những đức hạnh của một người vợ, người mẹ. Chúng ta có câu ca dao:
Đàn bà thắt đáy lưng ong
Đã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con.


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 NgheThuat-AnhDep4


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 NgheThuat-AnhDep6


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Yemdao4


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Ymo

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 NgheThuat-AnhDep31

Hình dạng của chiếc áo yếm có thể là đã được thay đổi theo thời gian nhưng nó lần đầu tiên được ghi nhận vào thế kỷ 12 dưới triều Lý. Vào thế kỷ 18-19, chiếc áo yếm có hình vuông vắt chéo trước ngực, góc trên khoét tròn làm cổ, hai đầu của lỗ đính mẩu dây để cột ra sau gáy. Nếu cổ tròn gọi là yếm cổ xây, cổ nhọn đầu hình chữ V gọi là yếm cổ xe, đáy chữ V mà sẻ sâu xuống gọi là yếm cổ nhạn.
Không phổ biến như tà áo dài truyền thống, nhưng áo yến nay cũng đã đi dần vào đời sống hiện đại của người dân Kinh Bắc, mang lại nét dịu dàng và quyến rũ cho người con gái. Dưới đây là một số hình ảnh triển lãm chiếc áo yếm - thêm phần mặn mà cho nền văn hóa Việt Nam.

Yếm, đã đẹp, lại còn lôi cuốn ở nét vừa kín vừa hở, vừa lạ vừa quen. Áo yếm xuất hiện từ bao giờ không ai rõ, chỉ biết rằng nó đã có mặt trong cuộc sống của người dân Việt từ rất xa xưa. Nó được mặc bởi phụ nữ Việt ở mọi tầng lớp giai cấp xã hội, từ các tôn nữ công chúa nơi thâm cung, các phu nhân tiểu thư của những gia đình quý tộc, đến những người phụ nữ bình dân tần tảo, vất vả sớm hôm để nuôi chồng, nuôi con.
Cuộc cách mạng áo yếm xảy ra vào thế 20 khi các kiểu áo Tây phương xâm nhập vào Việt Nam với sự ra đời của rất nhiều kiểu yếm mới lạ. Màu sắc áo yếm nói lên khá nhiều về người chủ của nó.


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Yemdao5

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Yemdao2

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 _yemdao

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 _yemdao2

Người lao động đồng ruộng mặc yếm màu nâu bằng vải thô. Con gái nhà gia giáo thì mặc yếm nhiều màu trang nhã và kín đáo. Người lớn tuổi mặc yếm màu thẫm. Kiểu yếm màu sặc sỡ, cổ khoét sâu thì ít người dùng, chỉ những người như kiểu thị Màu mới dám xài. Áo yếm thường được dùng kết hợp với áo cánh hoặc áo dài, mặc với nón quai thao, khăn nhiễu và khăn mỏ quạ.
nguồn Vitinfo

Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.
Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17.
Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến. Khu vực chính là chùa Ngoài, còn gọi là chùa Trò, tên chữ là chùa Thiên . Chùa nằm không xa bến Trò nơi khách hành hương đi ngược suối Yến từ bến Đục vào chùa thì xuống đò ở đấy mà lên bộ. Tam quan chùa được cất trên ba khoảng sân rộng lát gạch. Sân thứ ba dựng tháp chuông với ba tầng mái. Đây là một công trình cổ, dáng dấp độc đáo vì lộ hai đầu hồi tam giác trên tầng cao nhất. Tháp chuông này nguyên thủy thuộc chùa làng Cao Mật, tỉnh Hà Đông, sau được di chuyển về chùa Hương làm tháp chuông.
Chùa Chính, tức chùa Trong không phải là một công trình nhân tạo mà là một động đá thiên nhiên. Đường xuống hang chùa là một dốc gồm 120 bậc lát đá. Vách trước cửa động có năm chữ Hán 南天第一洞 (Nam thiên đệ nhất động) khắc năm 1770, là bút tích của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm (1767-1782).



Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Cha_Hng

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Chuahuong2_hn

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 CHuong

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Chua-huong

Chùa Hương và văn học


Chùa Hương là nguồn gợi hứng cho nhiều tác phẩm thi ca Việt Nam, trong số đó nổi tiếng nhất có lẽ là bài hát nói "Hương Sơn phong cảnh ca" của Chu Mạnh Trinh, làm từ thế kỷ 19, xưa nay rất được ca ngợi:
Bầu trời cảnh bụt
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay
Kìa non non, nước nước, mây mây
"Đệ nhất động" hỏi rằng đây có phải!
Thỏ thẻ rừng mai chim cùng trái
Lững lờ khe Yến cá nghe kinh
...
Nhác trông lên ai khéo họa hình
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt
Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây?...

Và bài "Chùa hương" của Nguyễn Nhược Pháp, làm vào thế kỷ 20. Bài này đã được ít nhất 2 nhạc sĩ phổ nhạc là Trần Văn Khê và Trung Đức :
Hôm qua đi chùa hương
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy
Em vấn đầu soi gương
...

Trong bài này ngoài những câu thơ nhí nhảnh như trên, còn có nhiều câu tả cảnh Hương sơn rất sinh động: Réo rắt suối đưa quanh/Ven bờ ngọn núi xanh/Nhịp cầu xa nho nhỏ/Cảnh đẹp gần như tranh/Sau núi oản -gà-xôi/Bao nhiêu là khỉ ngồi/Đến núi con voi phục/Thấy đủ cả đầu đuôi/Chùa lấp sau rừng cây/(Thuyền ta đi một ngày)/Lên cửa chùa em thấy/Hơn một trăm ăn mày...

Tản Đà rất mến cảnh chùa Hương, ông làm nhiều câu thơ rất đặc sắc về cảnh và tình ở đây:

Chùa Hương trời điểm lại trời tô
Một bức tranh tình trải mấy Thu
Xuân lại xuân đi không dấu vết
Ai về ai nhớ vẫn thơm tho.
Nước tuôn ngòi biếc trong trong vắt
Đá hỏm hang đen tối tối mò.
Chốn ấy muốn chơi còn mỏi gối
Phàm trần chưa biết, nhắn nhe cho.
Ông còn có 1 bài thơ nổi tiếng về món đặc sản ở chùa Hương:
Muốn ăn rau sắng chùa Hương
Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa
Mình đi, ta ở lại nhà
Cái dưa thì khú cái cà thì thâm.


Về văn xuôi, có bút ký Trẩy hội Chùa Hương của Phạm Quỳnh...
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương tương truyền là tác giả bài thơ vịnh động Hương Tích như sau:

Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm
Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom
Người quen cõi Phật quen chân xọc
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm
Gọt nước hữu tình rơi thánh thót
Con thuyền vô trạo cúi lom khom
Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại
Rõ khéo Trời già đến dở dom.


Trích Bách Khoa Toàn Thư :hoa:




Hương đồng gió nội
nhạc Song Ngọc - Thơ Nguyễn Bính



TB: Hương Thủy & Như Loan & Bảo Hân

Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi
Nào đâu cái yếm lụa sồi
Cái dây lưng đuỗi nhuộm hồi sang xuân.
Nào đâu cái áo tứ thân,
cái khăn mỏ quạ
cái quần nái đen ?
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa.
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh.
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều
Hoa chanh nở giữa vườn chanh.
Thầy u (là u) mình với chúng mình (là mình) chân quê
Thầy u (là u) mình với chúng mình (là mình) chân quê
Em ơi giữ lấy chân quê.


:hoa:

Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 I_icon13Tue 17 Jan 2012, 17:02

20 loài hoa đẹp chưng trong nhà dịp Tết


1. Hoa mai

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Mai6

Chỉ đến mùa xuân hoa mai mới nở rộ màu vàng rực. Loài hoa này phổ biến ở miền Nam nước ta. Trong phong tục Việt Nam, hoa mai tượng trưng cho mùa xuân, sự may mắn, hạnh phúc.
Hoa mai cũng là biểu hiệu của sự trung thành trong tình yêu vì nở đúng hẹn vào dịp xuân về. Vì vậy, hoa mai được giao một nhiệm vụ thật quan trọng trong thiên nhiên, đó là nhắc mùa xuân đến đúng hẹn. Bên cạnh đó, tặng người khác một cành mai hay một chậu hoa mai là thể hiện sự mong muốn tình bằng hữu gắn kết trường tồn.


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Mai8
Hoa mai rực rỡ sắc vàng khi mùa xuân về.


2. Hoa đào

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Dao13

Hoa đào phổ biến ở miền Bắc nước ta và một số vùng xứ lạnh. Loài hoa này nở vào mùa xuân biểu tượng cho sự may mắn, hạnh phúc, tình bạn khắng khít, thân thiết trường tồn.
Chưng một cây đào trong nhà hoặc đem tặng cho một người mà bạn yêu mến là thể hiện lời cầu chúc cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc mỹ mãn, niềm vui và sự yên ấm.
Trong tài liệu “Sứ điệp các loài hoa”, đào mang ý nghĩa của một sự khởi đầu, sự tươi mới và trong sáng. Ngoài ra trong thuật phong thủy, loài hoa này tượng trưng cho cung “tình duyên”, đồng thời được sử dụng như một phương thức hóa giải cho gia chủ gặp vấn đề về sức khỏe.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Hdao3
Hoa đào phổ biến ở xứ lạnh.


3. Cát tường

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Cattuong
“Cát tường” – cái tên nghe rất tiểu thư. Hoa không rực rỡ nhưng toát ra vẻ đẹp ngọt ngào, đằm thắm và quý phái. Cát tường là giống hoa được người Nhật Bản nói riêng và Á Đông nói chung rất ưa chuộng.

Hoa cát tường thường có màu tím, hồng, trắng...


4. Cánh chuồn

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Canh-chuon


Cánh chuồn là loài hoa của sự đơn sơ, mộc mặc, ngay thẳng.
Những cánh chuồn mỏng manh đón xuân. Ảnh: TN.
Cánh hoa mỏng manh nhắc nhở con người phải biết yêu thương vạn vật chung quanh.


5. Hoa cúc đồng tiền
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 CucDT

Hoa cúc đồng tiền hay gọi tắt là “đồng tiền”, biểu trưng cho sự hoan hỷ, mừng rỡ.
Hoa cúc đồng tiền "hãy tin thì sẽ được".
Chưng trong nhà hoặc tặng bó hoa đồng tiền nghĩa là mang lại sự lạc quan, với thông điệp rằng “hãy tin thì sẽ được”.


6. Hoa cau

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Hoa-cau

Loài hoa này xuất hiện trong sự tích “trầu cau” nói lên sự thủy chung, tình yêu thương gắn bó.
Màu trắng tinh khôi của hoa cau tượng trưng cho hòa bình. Hoa thường được chưng trong nhà vào dịp Tết ở làng quê Việt Nam.


7. Trâm ổi
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Tramoi
Trâm ổi còn gọi là ngũ sắc, loài hoa có hương thơm như trái ổi chín, nói lên sự hài hòa hoặc sự gan lì, dám đương đầu với mọi thử thách.Trâm ổi thường thấy nhiều ở các vùng quê Việt Nam.
Hoa có tên khoa học Cosmos Bipinnuatus, thuộc họ cúc. Trong tiếng Anh “cosmos” có nghĩa là hài hòa. Loài này có cây và cành hoa đều mềm mại, bông có nhiều màu: đỏ, trắng, hồng gần như nở quanh năm.


8. Hoa cúc

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Hoa-cuc

Cúc là loài hoa gợi lên sự ngây thơ trong sáng, đồng thời tượng trưng cho tình yêu chung thủy nhưng thầm kín. Hoa cúc có hai màu phổ biến là vàng và trắng.
Ở Anh, cúc thường mọc dại với những cánh trắng ngần, từ giữa tỏa ra như hình nan hoa quanh một nhụy vàng tươi. Trẻ em thường thích hái hoa cúc dại để kết thành bó hay xâu thành chuỗi. Ở Anh, cúc dại còn được gọi là “Baby’s pet” hay “Bairnwort” nghĩa là hoa của trẻ em. Trong quốc huy nước Nhật cũng có hình hoa cúc.
Ở Việt Nam, hoa cúc được xếp vào danh mục tứ quý (gồm tùng, cúc, trúc, mai). Hoa cúc không bao giờ rụng khỏi cành, dù đã héo quắt. Hoa cúc cũng không chịu rụng, dù héo khô vẫn bám lấy cành như người quân tử suốt đời không rời xa lý tưởng của mình.



9. Lan hồ điệp

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Hodiep1

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Hodiep

Từ xưa đến nay, lan vẫn được biết đến như một loài hoa quý phái, hoa của bậc vua chúa vương giả. Lan Việt Nam nhiều chủng loại và chứa đựng nhiều ý nghĩa.

Riêng hoa lan hồ điệp từ lâu đã được phong tặng danh hiệu của sự cao sang, quý phái trong số hàng trăm loài phong lan. Bên cạnh đó, nó còn biểu tượng cho sự ngây thơ và trong sáng.


10. Lan mokara vàng
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Mokara

Loài lan màu vàng này mang đến thông điệp về tình yêu, sắc đẹp, sự tinh tế, trang nhã, sang trọng.


11. Hoa hồng

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Roses_

Được mệnh danh là chúa tể các loài hoa, hoa hồng được rất nhiều người yêu thích. Loài hoa này còn được tôn làm sứ giả của tình yêu trên toàn thế giới.

Hồng được mệnh danh là "chúa tể các loài hoa".
Hoa hồng có rất nhiều màu, mỗi màu lại mang một ý nghĩa tình cảm riêng như:
- Hồng đỏ: Tình yêu lãng mạn, niềm say mê, sự tôn trọng và tinh thần vun đắp cho tình yêu.
- Hồng trắng: Khiêm tốn, ngây thơ, trong trắng, thủy chung, tôn kính. Tặng người ấy một bó bông hồng trắng cũng nói lên rằng “tôi xứng đáng với em”.
- Hồng màu hồng: Tình yêu, sự duyên dáng, trang nhã. Tặng ai hoa màu này nghĩa là nói với họ rằng: “Bạn thật dễ thương”, “hạnh phúc trọn vẹn”, hoặc “xin hãy tin tôi”.
- Hồng cam: Sự hăng hái, nhiệt tình, khát vọng.


12. Thược dược

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Thuoc-duoc

Loài hoa tượng trưng cho phẩm giá con người, sự thanh nhã và lòng tự trọng.


13. Cẩm tú cầu

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Camtucau


Cẩm tú cầu (một số nơi gọi là bát tiên) nói lên sự thành tâm.
Cẩm tú cầu đẹp hơn khi được trồng ở xứ lạnh.


14. Đỗ quyên

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Doquyen1

Đỗ quyên “cái tên nói lên tất cả” là loài hoa mang vẻ dịu dàng, ôn hòa, nữ tính. Trên thế giới loài hoa này mang thông điệp: “Nhớ chăm sóc và giữ gìn sức khỏe em nhé!” (take care of yourself for me).
Hoa đỗ quyên thể hiện vẻ dịu dành, ôn hòa.
Hoa đỗ quyên thuộc họ ericaceae hay heath (thạch nam). Loài này còn có tên là sơn thạch lựu, ánh sơn hồng, mãn sơn hồng, báo xuân hoa, thanh minh hoa, sơn trà.
Hoa này có nhiều màu, ứng với mỗi màu thì tên gọi khác nhau như: tử quyên (đỏ tía), hồng quyên (đỏ nhạt), bạch quyên (trắng), hoàng quyên (vàng)…


15. Hồng môn

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Hong-mon

Hồng môn có nhiều màu, tên tiếng Anh là Anthuriums.
Hồng môn tím bày tỏ sự nhiệt tình, hiếu khách.
Một chậu hoa hồng môn chưng trong nhà bày tỏ sự nhiệt tình, hiếu khách. Ngoài ra loài hoa này được tặng cho người khác còn nói lên một tình cảm chân thành khọn gian dối, nồng ấm, sự thanh lịch, tao nhã.


16. Dạ yên thảo còn có tên là dạ hương thảo.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 D_yen_thao_


Dạ yên thảo thường được trồng trong chậu treo trên cao.
Khi hoa được tặng đến một người mà bạn yêu quý, nó mang ý nghĩa của sự bình tâm, thư thái và thoải mái.

17. Lay ơn
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Lay-on

Lay ơn tiếng Anh gọi là gladiola. Nó còn có tên khác là kiếm lan (vì lá dài giống như lưỡi kiếm). Đây là loài hoa của sự hoài niệm, tôn kính và cá tính.
Lay ơn còn có tên gọi khác là kiếm lan.
Tặng một bó lay ơn cho ai đó còn mang còn ý nghĩa của sự hẹn hò. Kiếm lan thường được tặng cho người mình thầm yêu với ngụ ý rằng mình mong được gặp mặt người ấy.


18. Hướng dương
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Hoa_huong_duong

Hướng dương nhìn về ánh mặt trời, loài hoa thể hiện sự lạc quan, lối sống tích cực, yêu đời, một hướng đi mới tươi đẹp.
Hướng dương được người dân khắp thế giới yêu mến. Loài hoa to, tròn được đánh giá là có thế mạnh về kích cỡ này thực sự chỉ xoay theo hướng mặt trời trong chuyến hành trình mỗi ngày từ Đông sang Tây.


19. Hoa cúc áo

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Cucao

Hoa cúc áo gợi lên sự hạnh phúc và niềm vui thầm lặng, giản dị.
Hoa cúc áo phổ biến ở miền quê Việt Nam.

20. Hoa trạng nguyên

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Trang-nguyen

Trạng nguyên là biểu tượng của sự trong sạch, được trồng rất phổ biến do loài này cho hoa đẹp, lại nở vào mùa Đông một mùa ít có hoa lại có thể nhân giống dễ dàng bằng dâm cành.

Một loài hoa thần thánh.
Ở phương Tây, người ta gọi là Hoa Giáng Sinh (Poinsettia) là loài hoa kỷ niệm ngày sinh của Chúa Jesus.
Người ta cho rằng, đây là một loài hoa thần thánh do những giọt máu cuối cùng của Chúa Jesus khi bị đóng đinh trên Thập Giá rơi xuống cây này, từ đó những cụm lá nhuộm đỏ màu máu tươi của Chúa thành những cụm hoa đỏ mà chính giữa là những nhụy vàng.
Quan niệm người phương Tây cho rằng, Poinsettia tượng trưng cho sự thánh thiện, đem lại sức mạnh, hy vọng, lạc quan trong cuộc sống. Do đó, trong những tấm thiệp truyền thống chúc mừng giáng sinh và năm mới đều có in hình những cụm hoa màu đỏ, chung quanh là những chùm lá xanh. Đó là một nếp văn hóa, trang trọng một ngày lễ lớn trong năm của riêng người theo đạo Thiên Chúa cũng như của tất cả mọi người trên thế giới.
Ngày Noel trong mỗi gia đình trang hoàng ngoài cây thông, hang đá còn có lẵng hoa Poinsettia (giả hoặc thiệt.) Những chiếc bánh Giáng Sinh truyền thống cũng vậy, thường có hình hoa Poinsettia bên cạnh những quả chuông nhỏ.

Thi Ngoan :hoa:



Được sửa bởi Lữ Hoài ngày Wed 18 Jan 2012, 15:51; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 I_icon13Wed 18 Jan 2012, 04:20

Đẹp quá anh LH ơi :-bd
hearts anh LH đã chia sẻ nha
Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 I_icon13Wed 18 Jan 2012, 15:52

Shiroi đã viết:
Đẹp quá anh LH ơi :-bd
hearts anh LH đã chia sẻ nha

Nhìn hoa tươi cười đủ màu đẹp mắt làm mình thấy vui lây hén Shiroi! :bong:
Về Đầu Trang Go down
Yến Phương

Yến Phương

Tổng số bài gửi : 461
Registration date : 11/01/2011

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 I_icon13Wed 18 Jan 2012, 17:18

Đẹp quá cám ơn huynh Lữ Hoài :bong: :bong: :bong: Yến Phương cũng thích hoa lắm, không phải chỉ hoa mà cả lá, cây, cỏ, cảnh thiên nhiên...
hi hi hi nói chung là ''thích nhiều quá'' đó huynh Lữ Hoài và tỷ Shiroi ạ!
Very Happy
Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 I_icon13Thu 19 Jan 2012, 15:55

Yến Phương đã viết:
Đẹp quá cám ơn huynh Lữ Hoài :bong: :bong: :bong: Yến Phương cũng thích hoa lắm, không phải chỉ hoa mà cả lá, cây, cỏ, cảnh thiên nhiên...
hi hi hi nói chung là ''thích nhiều quá'' đó huynh Lữ Hoài và tỷ Shiroi ạ!
Very Happy

hm YP thích như vậy mà có vẽ tĩnh vật không? Vẽ hoa và cây cảnh đi , sẽ thấy thú vị lắm đó!
Cố gắng nhé! :bong:
Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Con rồng quê hương   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 I_icon13Fri 20 Jan 2012, 21:52

Ngỡ ngàng ngắm những kiệt tác từ...
Gốc Tre

Từ những gốc tre thô sơ, tưởng như vô giá trị, bằng đôi bàn tay khéo léo, người nghệ nhân già ở làng quê nghèo Long Hội (Sơn Bình, Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã tạo nên những kiệt tác đáng khâm phục.
Những ngày cuối năm, để có chút thời gian ngồi trò chuyện với nghệ nhân Lê Mưu, SN 1924, trú xóm Long Hội, xã Sơn Bình, quả là rất khó khăn. Dù sức khỏe không còn như trước, tuổi cao sức yếu nhưng gần như từ sáng đến tối, đôi tay cụ Mưu không ngưng nghỉ. Cụ dành cả khối óc tinh nhạy và đôi tay tài hoa để thổi hồn vào những gốc tre, biến chúng từ một thứ vứt đi thành những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc.

Thoáng lướt qua góc nhà đơn sơ của cụ Mưu, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những kiệt tác được làm từ những gốc tre xù xì, thô ráp. Có thể điểm đủ các linh vật đến cóc, gà, nghê, voi, ngựa, rắn, hạc, thằn lằn, chim muông và cả hình Tôn Ngộ Không. Tác phẩm nào cũng vô cùng sống động nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là những con rồng.
Con đường trở thành một nghệ nhân chuyên sáng tạo trên gốc tre của cụ Mưu cũng hết sức tình cờ. “Một hôm đi trên con đường làng nắng như đổ lửa, tui dừng lại cạnh một bụi tre bên đường để trú nắng. Một gốc tre xù xì nhưng có hình thù uốn lượn rất đẹp lọt vào mắt. Tui tự nghĩ sẽ biến gốc tre này thành con rồng đang bay lượn trên bầu trời xanh biếc” – cụ Mưu kể.


88 tuổi cụ Mưu vẫn miệt mài tìm kiếm những gốc tre phục vụ chế tác
các tác phẩm của mình
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Tre-1
Bắt đầu là những gốc tre thô ráp...

Ý tưởng là vậy, nhưng khi cụ mang gốc tre khô khốc về nhà, người thân đều bảo cụ... dở hơi, phí sức cho những việc vô nghĩa. Bất chấp những lời ra tiếng vào, cứ rảnh rỗi là cụ Mưu lại dùng đục đẽo, gọt, chạm trổ gốc tre; có hôm quên cả ăn uống. Cuối cùng sau một khoảng thời gian dài khó nhọc, cụ Mưu cũng cho ra đời tác phẩm “rồng tre”. Hôm trình làng tác phẩm, cụ nấu một ấm nước chè xanh và mời mọi người cùng sang quây quần ngắm nghía. Chứng kiến tác phẩm đã hoàn thiện, mọi người mới trầm trồ ngỡ ngàng, không ngờ con rồng tre lại đẹp như vậy.

Thành công với tác phẩm đầu tay đã giúp cụ Mưu có thêm động lực tiếp tục cho ra đời nhiều kiệt tác khác bằng gốc tre, có sức hút và sống động kỳ lạ. Những tác phẩm của cụ nhanh chóng vượt ra khỏi lũy tre làng, đi tới nhiều vùng trong và ngoài tỉnh.

Năm 1968, nhân dịp khánh thành Công viên Nguyễn Tất Thành ở Hà Nội, các tác phẩm của cụ Lê Mưu đã vinh dự được đem ra trưng bày. Tại cuộc trưng bày này cụ Mưu đã bán được 30 tác phẩm nghệ thuật sáng tác từ gốc cây tre cho Việt kiều từ Nga, Trung Quốc, Mỹ… Cũng sau đợt triển lãm này, cụ được Hội VHNT Hà Tĩnh kết nạp làm hội viên.
Trong mấy năm qua cụ Lê Mưu đã tích cực truyền nghề cho một số học trò song tới nay chưa ai đạt tới trình độ điêu luyện như cụ.
Cùng ngắm một số tác phẩm nghệ thuật từ gốc cây tre do cụ Lê Mưu sáng tác:


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Tre2
Một con rồng tre sắp hoàn thành

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Tre3
Con rồng tre trị giá hàng chục triệu mà cụ Mưu đang sở hữu

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Tre4
Dưới bàn tay của người nghệ nhân già những gốc tre vốn thô ráp
trở thành những tác phẩm có giá trị thẩm mỹ cao

Theo DT :hoa:


Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 3 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 3 trong tổng số 5 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu-