Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Trụ vững duyên thầy by buixuanphuong09 Today at 07:54

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 18:22

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 17:48

Tiển Bác Bí Thư NPT by mytutru Yesterday at 09:24

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Jul 2024, 17:17

7 chữ by Tinh Hoa Thu 25 Jul 2024, 17:03

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 25 Jul 2024, 11:03

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by buixuanphuong09 Wed 24 Jul 2024, 16:28

NỖI NIỀM by buixuanphuong09 Tue 23 Jul 2024, 17:52

4 chữ by Tinh Hoa Tue 23 Jul 2024, 17:13

LẠI RỬA by Phương Nguyên Tue 23 Jul 2024, 09:30

NGƯỜI ƠI… by Phương Nguyên Tue 23 Jul 2024, 09:09

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 23 Jul 2024, 05:41

Cuộc đấu trí 75 ngày ở hội nghị Geneve by buixuanphuong09 Sun 21 Jul 2024, 11:37

NHỮNG BÀI THƠ CŨ (Phương Nguyên) by Phương Nguyên Sun 21 Jul 2024, 09:48

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Thu 18 Jul 2024, 23:24

GIÀU CŨNG KHỔ (Lí Lắc) by Phương Nguyên Thu 18 Jul 2024, 22:56

Đường luật by Phương Nguyên Thu 18 Jul 2024, 07:31

Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by buixuanphuong09 Wed 17 Jul 2024, 10:56

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Tue 16 Jul 2024, 15:48

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 16 Jul 2024, 15:42

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 16 Jul 2024, 15:38

Một thoáng mây bay 13 by Phương Nguyên Fri 12 Jul 2024, 09:39

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Phương Nguyên Thu 11 Jul 2024, 08:26

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Thu 11 Jul 2024, 01:33

LẠI KIẾN by Phương Nguyên Wed 10 Jul 2024, 08:52

NHỜ GIÚP by Phương Nguyên Sat 06 Jul 2024, 10:03

Tu sĩ nhân dân by Trà Mi Fri 05 Jul 2024, 14:39

KIẾN by Phương Nguyên Fri 05 Jul 2024, 10:54

TỨC ẢNH… ĐỀ THƠ by Phương Nguyên Fri 05 Jul 2024, 10:12

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Ngộ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4 ... 10 ... 17  Next
Tác giảThông điệp
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Ngộ - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngộ   Ngộ - Page 3 I_icon13Sat 01 Oct 2011, 12:03

Ngộ - Page 3 Kinhtnh



Gánh Mộng Ảo


Bên đời
nặng gánh
kinh tình
Còn trong hư ảo
bể trời
mênh mông...
Huyền tâm
réo gọi
trong lòng
Âm vang diệu vợi
hư không
tràn về
Huyền không
vổng gánh u mê
Bên trong vọng niệm
ê chề ...
thương đau !

LH




Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Ngộ - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngộ   Ngộ - Page 3 I_icon13Sun 02 Oct 2011, 20:25

vinh thanh đã viết:
Thân mến chào Anh Lữ Hoài,

Câu chuyện mà VT sắp kể sau đây,có lẽ không liên quan gì đến chủ đề "NGỘ".Nhưng vì câu chuyện "MỘT NHÀ SƯ"có nhắc đến Nam Hà,làm VT chạnh nhớ đến Vĩnh Phú,nơi mà người bạn
nối khố vẫn còn nằm ở đó.


NẰM LẠI VĨNH PHÚ.

Nhớ và tôi thân nhau từ nhỏ,do cùng quê,nhà ở cạnh và cùng lứa tuổi.

Thời trung học,chúng tôi trọ cùng nhà,ăn cùng mâm,ngủ cùng giường,học cùng trường lớp,cho đến
khi xong mới chia tay.

Mấy năm sau đó, chiến tranh ngày một lan rộng,luật tổng động viên được ban hành.Bọn thanh niên chúng tôi lần lượt phải vào lính.

Ngày mới vào Thủ Đức,tôi còn đang lạ lùng với mấy cái đầu húi cua ở câu lạc bộ Diệm Song,thì
gặp lại Nhớ.Lúc đó,Nhớ đã mang alpha một gạch,con cá có đuôi,sắp sửa ra trường,đùa dọa phạt tôi hít đất vì tội không chào huynh trưởng.


Mãn khóa,Nhớ được về TTHL Vạn Kiếp làm huấn luyện viên võ thuật,để rồi sau đó là Giám Đốc
Võ Đường.Còn tôi,ra Pleiku tác chiến.

Thời gian sau,tôi được thuyên chuyển về nguyên quán.Sau đó,Nhớ cũng được trở lại quê nhà.
Hai đứa cùng đơn vị cho đến ngày sập tiệm.

Ở chổ chúng tôi,lệnh trình diện rất sớm.Mới 4/5 đã vào rọ,rồi Cao Lãnh,Thất Sơn.Tháng 6/76,
chuyển đến Bình Thủy Cần Thơ,xuống tàu ra Bắc.Ở Hoàng Liên Sơn,chúng tôi vẫn như bóng với
hình.Sau đó,sức khỏe của Nhớ cạn kiệt dần do mấy đợt kiết lỵ.

Cuối năm 77,Nhớ chuyển trại và chúng tôi mất liên lạc nhau từ đấy.Phần tôi,4/78 được chuyển
về Thanh Chương Nghệ Tỉnh,4/82 được chuyển về Nam và cuối năm 84 thì được thả.

Trở lại quê nhà,tôi có sang thăm Ba Mẹ Nhớ mới biết,Nhớ đã nằm lại Vĩnh Phú năm 79,80 gì
đó,ở nhà không rỏ vì mãi mấy năm sau,trại mới thông báo.Vợ Nhớ,cũng là bạn học cùng lớp
với chúng tôi,có ra Vĩnh Phú để hỏi thăm ngày anh mất và nơi anh được chôn cất nhưng không
kết quả.Nhớ đã nằm ở một góc nào đó mà không có mộ bia nên không tìm được!

Chị vẫn thủ tiết nuôi con,một trai,hai gái.Gia đình sang Mỹ theo diện H.O.Cả ba cháu đều thành
công ở xứ người,là chủ 3 tiệm nail,1 ở Newyork,2 ở Nam Cali.Công việc hàng ngày của chị là
chăm nom đàn cháu nội,ngoại.

Lần đến thăm gia đình chị,trước di ảnh của Nhớ,tôi khấn nguyện:"Sống khôn thác thiên,mày hãy
chỉ chổ mày đang nằm,để vợ con và bạn bè,đưa mày về yên nghỉ bên cạnh đồng đội,ở miền Nam
Cali này."

Vĩnh Thành.
Sáng uống cà phê mà mém phun vì sặc khi nghe anh VT gọi như thế!
Sorry làm anh VT hiểu lầm, LH hay bị nhầm lẩn - từ cái tên cho tới giọng nói cứ bị gọi là anh nên cũng quen rồi.

Cám ơn anh VT đã đến bằng những dòng chia sẻ chân tình, thích hợp chủ đề hay không - thật sự không quan trọng, LH chỉ quan tâm đến gì gợi cho những tâm tình chân thật ra khơi và đi vào lòng người.
Những kỷ niệm anh kể rất thân thuộc với LH, bởi những người thân đều trải nghiệm những gì anh và anh bạn trải qua. Gia đình khổ tâm rất nhiều vì thân nhân chạy trốn và mất tích... mình chỉ assume cái unfortune đã xẫy ra, có khi rất tủi vì còn không biết ngày để cúng nữa -mặc dù bây giờ điều đó không còn là quan trọng đối với mình nữa. Chỉ cầu mong cho hương linh người thân được siêu thoát và vãng sanh cõi Phật.

Cầu mong cho hương linh anh Nhớ được siêu thoát về miền cực lạc.

Sự sống chết trong cõi đời là vô thường, nhưng chưa đốn ngộ chưa hiểu hết thế nào là vô ngã cho nên mình cứ thấy khổ ... và chính những cái đau khổ mới là thử thách thực tiễn dạy dỗ cho mình phải sớm "ngộ". LH cũng may mắn có cơ hội tìm hiểu về Phật giáo để hiểu đời hiểu đạo hơn, giảm thiểu sự khổ não ưu phiền khi viết căn cơ của nó. Có 2 bài này LH thấy cũng hay và hữu ích. Gởi anh VT và bạn đọc tham khảo nha.

Ngộ - Page 3 Bachlien

Phỏng vấn người cõi âm - Hồng Vân


Thông qua cuộc trò chuyện này chúng ta sẽ thấy những điều đức Phật đã nói trong các Kinh sách là chính xác. Lòng từ bi của Ngài thông qua các giáo lý không chỉ cứu vớt nỗi khổ của con người mà của tất cả các chúng sinh trong các cõi giới.

Biết tôi là người thường hay viết về thế giới người âm (thân trung ấm) một cô bạn đồng nghiệp đã gọi điện thoại đến và kể rằng: “Chị ơi em có sự việc này rất lạ, ông ngoại em đã mất cách đây 36 năm trong thời kỳ đi học tập cải tạo. Vừa rồi ông đã trở về, nhập vào em của mợ dâu và xin gia đình làm lễ quy y Tam bảo cho ông.
Gia đình em có hỏi: Xác ông ở đâu để người nhà đem về lập mộ và tại sao ông lại trở về xin được quy y Tam bảo?
Ông trả lời: Không cần tìm xác ông để chôn cất làm gì. Ông thấy mình nghiệp rất nặng và đang phải đối diện với những gì mình đã gây ra. Vì vậy, ông muốn gieo nhân Phật để khi tái sanh trở lại kiếp người, gặp Phật pháp ông có thể phát tâm tu.
Gia đình em đã tìm thầy Thích Giác Hạnh – Chùa Hội Phước Bà Rịa – Vũng Tàu để xin thầy quy y cho ông và thầy đã đồng ý."

Vài ngày sau cô bạn lại gọi điện thoại tới và hỏi tôi có muốn đi cùng cô đến gặp Thầy Giác Hạnh không? Tôi đồng ý.

Sáng hôm trên đường đến gặp thầy, cô nói: Hôm qua ông ngoại em lại về và nói ngoài việc tìm thầy quy y Tam bảo, nhớ lập trai đàn cúng cầu siêu cho ông và những người cùng thời làm việc với ông hồi hướng để tạo công đức giúp ông và mọi người được siêu thoát.

Thầy Thích Giac Hạnh là vị tăng sĩ khá nổi tiếng trong việc trừ các vong linh nhập vào người dương thế. Thầy hiểu khá rõ về thế giới người cõi âm.

Sau khi gặp thầy Giác Hạnh, tôi có ý định sẽ trực tiếp được gặp ông (người cõi âm) để phỏng vấn, trò chuyện về thế giới mà hiện ông đang tồn tại.

Điều quan trọng nhất tôi muốn hỏi là vì sao ông lại quay trở lại thế giới dương để được quy y Tam bảo khi mà lúc còn sống ông chưa từng tiếp cận được với kiến thức Phật giáo.

Nhưng rồi do bận công việc nên tôi đã không thể trực tiếp tiếp cận và phỏng vấn ông đúng như dự định. Cũng may trước đó tôi đã trao đổi với cô bạn đồng nghiệp về một số những vấn đề mà tôi muốn hỏi.

Vì cũng là một đệ tử mới quy y nên cô bạn (cháu ngoại của người cõi âm) đã đưa ra những những vấn đề mà tôi nói trước đó để hỏi ông. Thật là may mắn cuộc trò chuyện đó đã được ghi băng lại.

Để bạn đọc hiểu và tin sâu hơn nữa về Phật pháp tôi xin ghi lại cuộc trò chuyện dưới đây.

Vì được tiếp xúc nhiều lần khi ông trở về nên cuộc phỏng vấn ghi lại dưới đây là tổng hợp nhiều cuộc trò chuyện. Có nhiều thông tin trong cuộc phỏng vấn vì vấn đề tế nhị trong gia đình nên tôi không đưa ra, nhưng sẽ nói trong phần hai của bài viết – Luận về cuộc phỏng vấn.

Thông qua cuộc trò chuyện này chúng ta sẽ thấy những điều đức Phật đã nói trong các Kinh sách là chính xác. Lòng từ bi của Ngài thông qua các giáo lý không chỉ cứu vớt nỗi khổ của con người mà của tất cả các chúng sinh trong các cõi giới.

Cuộc trò chuyện với ông ngoại

Trước khi vào nội dung cuộc trò chuyện, tôi xin đưa ra lời thuyết giảng của ông Huỳnh Văn Lương trong cuộc gặp mặt cuối cùng với gia đình tại Rạch Kiến. Do đã thông hiểu Phật pháp, ông Lương (một người lính quân đội Việt Nam Cộng hoà) đứng trước mâm cơm chay tuyên bố.

Hôm nay, tôi Huỳnh Văn Lương – Pháp danh Minh Tâm (chính xác là tối ngày 27/7 năm Tân Mão) tôi cùng mấy đứa con tôi xin thỉnh chư vị 2 bên cùng dân chúng ở đây (nhưng vong linh ở quê) nghe tôi thuyết giảng một lời.

Hôm nay, tôi đã quy y trước Tam bảo. Cái thời của chúng tôi đã chấm dứt rồi, cho nên chúng tôi hạ vũ khí… Chúng ta cùng là dân nước Việt, đều là con người. Ai vì chủ nấy, chúng ta nên thương lượng hoà hảo, kết oan trái lại hạ vũ khí... Chúng ta cùng nhau quy về một đường.

Chúng ta là những con người … do nghiệp sát mà đầu thai thành người lính. Tôi đã ngộ được con đường của Phật đạo cho nên tôi mong mỏi các ông và dân chúng ở đây cùng tôi về với Phật…

Chúng ta hãy tỉnh giấc ngộ lại… Bỏ hết chắp tay như tôi đây này, Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần). Các công đã nghe lời như vậy tôi rất mang ơn.

Hôm nay cháu tôi cùng bằng hữu đã có mặt ở đây trợ duyên. Các ông hãy linh hiển nhận mâm cơm chay này để các chư Tăng hồi hướng công đức đưa chúng ta về thế giới Tây Phương Cực lạc. Các ông chứng cho lòng thành thật của tôi... Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)… Các ông đã quỳ xuống hết rồi, đã chắp tay niệm Phật rồi. Minh Tâm đã thành công rồi. Dân ở đây người ta rất hoan hỉ rồi.

Hỏi: Nhân duyên gì mà ông đã gặp được Phật và phát tâm tu tại cõi giới âm?

Trong quá khứ tiền kiếp, khi còn trẻ ông có vào chùa Phật nhưng chủ yếu là quậy phá vui chơi. Nhờ phúc báo nên đã gieo được chủng tử Phật trong tâm thức. Sau khi mất ông vẫn thường về nhà nhưng không tiếp cận được với ai, do người thân không nhớ đến ông. Ngày giỗ ông cũng không ăn được gì, vì trên giấy báo tử không đúng với ngày mất của ông. Ông phải chịu sự đói khát, lạnh lẽo trong suốt những năm qua.

May nhờ bà mợ dâu khi ăn thường mời cơm nên ông theo bà về quê nhân dưới quê có giỗ. Ông ở luôn dưới quê (Rạch Kiến). Tại đây ông thường nghe kinh Phật mỗi tối do hai cô em gái đầu là Phật tử tụng kinh mỗi ngày.

Vì nghiệp sát nặng nên ông không thể vào chùa được. Sau khi quy y ông có thể vào chùa để nghe giảng kinh từ các vị chư tăng.

Hỏi: Vì sao ông không quy y Tam bảo ở cõi âm mà lại mượn thân xác lên dương trẩn quy y?

Muốn quy trước Tam Bảo phải tam quy (quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng), ngũ giới (Không sát sinh, không uống rượu, không nói dối, không tà dâm, không trộm cắp). Tam quy thì có thể thực hiện được, nhưng ngũ giới thì không, vì còn thân xác đâu mà thực hiện ngũ giới.

Hỏi: Chúng sinh cõi âm cõi âm có tu được không. Nghĩa là có ngồi thiền tụng Kinh Niệm Phật được không ?

Không thể tu được, còn thân xác đâu mà tu. (Các vọng tưởng trỗi dậy không ngừng, không thể dẹp bỏ được). Thân người quý lắm. Thần thức ở trong thân người mới tu được. Nếu ai còn thân người thì cố gằng mà tu. Tái sanh kiếp sau ông sẽ tu. Ông quy y lần này là để gieo chủng tử vào tâm thức, kiếp sau tái sanh lên kiếp người gặp Phật Pháp là ông tu liền. Ông có duyên thầy trò với thầy Thích Giác Hạnh trong tiền kiếp.

Hỏi: Ông có thể nói rõ hơn về nhân duyên thầy trò giữa ông với thầy Thích Giác Hạnh được không ?

Trong một kiếp quá khứ, ông là một thanh niên ngang ngược vào chùa chơi. Lúc đó thầy Giác Hạnh là một vi tăng tu ở trong chùa. Thầy có khuyên ông nên quy y Tam Bảo. Ông nói là chỉ khi nào ông không còn thân xác ông mới quy y. Từ nhân duyên này mà duyên thầy trò đã hình thành.

Hôm nay Thầy đã quy y cho ông. Nhưng vì ông không có thân xác nên duyên thầy trò mới chỉ 50 %. Thông thường duyên thầy trò phải gặp nhau 3 kiếp.Trong tương lai thầy Thích Giác Hạnh sẽ là một vị tăng một kiếp nữa khi đó ông sẽ là một đệ tử 100% của thầy.

Hỏi: Điều đó có nghĩa là trong kiếp này thầy Giac Hạnh vẫn chưa được vãng sanh về Tây Phương Cực lạc?

Chưa, Vì Phật tổ còn muốn thầy ở lại để tiếp tục độ chúng sinh trong một kiếp nữa sau đó mới vãng sanh được.

Hỏi: Ông đã mất thân xác được 36 năm. Ông tiếp cận được Phật pháp lâu chưa. Bao giờ ông tái sanh ?

Mới tiếp cận được gần đây thôi, nhưng sức xoay chuyển nghiệp báo rất nhanh, trong từng sát na. Ông sắp sửa có thể siêu thoát và tái sanh trở lại. Khoảng trong ba tháng nữa, khi nào cháu nằm mộng thấy Phật là ông tái sanh.

Hỏi: Tâm trạng của ông sau khi chết (tức là mất thân xác) như thế nào? Tại sao người chết không ra đi luôn mà còn quay trở lại dương trần làm gì ?

Con người có 2 phần, phần hồn và phần vật chất. Phần hồn nhà Phật gọi là vong linh. Khi đưa vong linh vào thờ thì gọi là hương linh.

Con người có 2 cách chết. Một là, chết đột ngột vì tai nạn, vì bệnh tật hay một lý do nào đó không có sự chuẩn bị trước. Hai là, chết già, mọi thứ đã buông bỏ và có sự chuẩn bị trước.

Những người chết trẻ hay chết đột ngột đều có nhiều uẩn khúc nên bám chấp vào cuộc sống hiện tại. Tâm trạng khi chết vẫn còn lưu giữ đền bây giờ. Vì vậy mà ông mới quay trở lại gặp gia đình.

Hỏi: Vì sao ông không về sớm hơn mà bây giờ mới quay trở về?

Ông không thể về sớm hơn là vì người cho ông mượn thân xác chưa đủ công đức và chưa phát nguyện độ chúng sanh. Bây giờ người ấy đã phát nguyện “Bỏ ác, làm thiện cứu độ tất cả chúng sanh” họ đã đủ công đức. Vì người cho ông mượn thân xác có căn lành, tu sâu nên mới nhìn thấy ông khi ông quay trở về.

Hỏi: Sau khi mất thân ông thấy những gì diễn ra xung quanh ông?

Ông thấy xung quanh ông chỉ toàn một màu đen đỏ tối om. Ông thấy mình khổ sở vô cùng không thấy cái gì ở phía trước. Ông phải sống trong cảnh giới đói khát, lạnh lẽo và không thể trở về nhà được. Không ai cho vào. Ông hiều đó là do nghiệp sát ông phải trả.

Sau khi tiếp cận Phật pháp (sám hối, trì chú Đại Bi) ông thấy xung quanh ông dần dần sáng ra, thân tâm nhẹ dần và thấy rõ con đường đi của mình.

Hỏi: Còn những người xung quanh ông?

Họ cũng có những sắc mầu gần giống như vậy. Chỉ có những người trì tụng kinh Phật thường xuyên và những người tu mới có màu sáng trắng sau khi rời bỏ thân xác. Ông đã nhìn thấy màu sáng trắng đó quanh đầu Ni Sư trưởng Thích nữ Như Vân ở Chùa Long Hoa Ni Tự - Rạch Kiến

Hỏi: Những người quay trở về dương thế như ông có nhiều không?

Nhiều lắm. Nếu người dương không giữa đầu óc trong sáng là bị họ nhập liền. Vì họ cũng đang rất muốn có thân xác. Chỉ cần tham, sân, si…khởi lên là họ biết liền. Vọng tưởng càng mạnh thì họ càng dễ nhập.

Hỏi: Khi được thân người thì phải tu như thế nào để sau khi mất thân xác được vãng sanh về Tây Phương Cực lạc?

Muốn vãng sanh được về Tây phương cực lạc thì phải trì 6 chữ Nam Mô A Di Đà Phật thường xuyên, liên tục. Phải ăn chay niệm Phật, làm công đức. Tu thập thiện trì ngũ giới. Khi lâm chung phải niệm 10 tiếng nhất tâm bất loạn. Nếu có cơ duyên tốt có người hộ niệm thì nhất định sẽ vãng sinh được về Tây Phương cực lạc.

Hỏi: Trước đây nghe bà ngoại nói ông không bao giờ dạy bảo ai điều gì. Sao bây giờ khi trở về gặp ai, ông cũng khuyên mọi người nên tu và niệm Phật. Còn các đạo giáo khác thì như thế nào?

Đừng nghĩ sau khi chết là hết. Cuộc đời ở trần thế chỉ là một giấc chiêm bao vô thường và ngắn ngủi. Ông muốn thức tỉnh mọi người. Vì khi mất thân người rồi xuống đây chẳng còn gì ngoài tâm thức biển hiện của mình. Khi chỉ còn tâm thức thì thấy đạo Phật là chánh pháp, chỉ có đạo Phật mới có thể cứu thoát con người ra khỏi cảnh khổ và siêu thoát được. Những nghiệp mà mình đã tạo trước đây sẽ đeo bám mình suốt không biết bao giờ mới thoát ra được.

Nam Mô A Di Đà Phật ! Nếu ai đọc xong cuộc phỏng vấn này bỗng phát tâm tu hoặc đã tu tự nhiên cảm thấy tinh tấn hơn thì xin hồi hướng công đức này cho ông Huỳnh Văn lương cùng các cộng sự của ông và những người lính của cả 2 bên để họ được siêu thoát.
Nam Mô A Di Đa Phật ! Nam Mô A Di Đà Phật ! Nam Mô A Di Đà Phật !

HT. Thích Giác Hạnh (Thế danh Nguyễn Văn Não) Sinh Năm 1937 Quê quán ở Cần Đước Long An. HT xuất gia năm 14 tuổi (1950) với cố đại lão HT Thích Thiện Bình chùa Thiên Phước huyện Cai Lậy Tỉnh Tiền giang. Hiện Hòa Thượng là UV HĐTS TW GHPGVN Phó Ban Trị sự Kiêm Trưởng Ban Hoằng Pháp tỉnh BRVT Trụ trì Hội Phước, Thị xã Bà Rịa
.




Có nên gọi hồn để biết hương linh đã siêu thoát hay chưa?

Hỏi: Từ khi mẹ tôi mất đến nay được hai năm, vợ chồng tôi đã ăn chay, giữ giới, niệm Phật, làm nhiều việc thiện, tổ chức trai đàn cầu siêu, thỉnh chư Tăng cúng dường… để hồi hướng phước báo cầu siêu cho mẹ.

Tuy vậy, tôi vẫn chưa biết mẹ có được siêu thoát hay chưa? Vậy có nên nhờ các nhà ngoại cảm gọi hồn để xem hiện giờ mẹ thế nào? Các hương linh tiếp xúc với nhà ngoại cảm thì họ đã được siêu thoát chưa? Khi đã siêu thoát thì các hương linh có về nơi thờ tự không? Vãng sinh, siêu thoát hay không là do sự chuyển hóa nghiệp lực của hương linh đó và một phần nhờ vào sự hồi hướng phước báo của người thân? LT

Đáp: Bạn LT thân mến!

Theo quan điểm Phật giáo (Bắc tông), một người sau khi chết có thể lập tức tái sanh (đối với người tạo nghiệp cực thiện hay cực ác) hoặc trải qua giai đoạn trung gian từ 1 đến 49 ngày rồi tùy theo nghiệp mà tái sanh vào cảnh giới tương ứng. Trừ những trường hợp đặc biệt chết do đột tử, bất đắc kỳ tử thường gọi là chết oan, còn lại đa phần sau 49 ngày các hương linh đều theo nghiệp tái sanh.

Khi thần thức đã theo nghiệp tái sanh vào một cảnh giới tương ứng rồi, tất nhiên phải chịu thọ báo (tốt hoặc xấu) ở trong cảnh giới ấy. Cho đến khi mãn nghiệp ở cõi ấy, nếu không có duyên lành tu tập giải thoát, thì thần thức lại theo nghiệp tái sanh vào một cõi khác. Cứ thế, chúng sanh luân hồi trong ba cõi sáu đường không cùng tận.

Theo giáo lý Nhân quả-Nghiệp báo, những nỗ lực của người thân hướng về hương linh như tạo phước, cầu nguyện v.v… chỉ trợ duyên, ảnh hưởng tốt đến hương linh được phần nào thôi chứ không can thiệp sâu vào khuynh hướng tái sanh của họ. Vì mỗi người đều phải ‘thừa tự’ nghiệp lực của chính mình. Để được giải thoát, tự thân hương linh phải tỉnh thức và hướng thiện. Không ai có thể cứu vớt chúng ta ngoại trừ những nỗ lực tu tập của chính chúng ta. Thế Tôn đã dạy: “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi. Hãy tự mình nương tựa hòn đảo chính mình”.

Do vậy, không nên nhờ các nhà ngoại cảm gọi hồn người thân đã mất. Giả sử gọi được và gọi đúng người thân thì chúng ta cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì. Vì giải thoát khổ đau phải do tự thân mỗi người thực hiện. Đó là chưa kể đến các trường hợp gọi không được hoặc gọi không đúng thì càng làm cho vấn đề phức tạp thêm. Các “hương linh” tiếp xúc với nhà ngoại cảm hầu hết là những chúng sanh trong loài ngạ quỷ (quỷ thần) và một số các thần thức chưa tìm được cảnh giới thọ sanh. Điều này chúng ta cần hết sức lưu ý vì giáo lý đạo Phật không đề cập đến cõi âm mà chỉ nói đến lục đạo (trời, a tu la, người, súc sanh, ngạ quỷ và địa ngục) cùng thân trung ấm (thân trung gian sau khi chết mà chưa hội đủ duyên để tái sanh). Do đó, nếu các hương linh tiếp xúc với nhà ngoại cảm thì chắc chắn họ chưa giải thoát, có thể họ đã tái sanh vào ngạ quỷ (loài đông nhất trong lục đạo, sống gần gũi và có thể giao tiếp, thọ hưởng vật thực loài người dâng cúng).

Đối với vấn đề các hương linh đã siêu thoát thì có về nơi thờ tự không? Ở đây, chúng ta cần bàn thêm về ý nghĩa siêu thoát. Siêu là vượt lên, thoát là ra khỏi. Vãng sanh về Tây phương Cực lạc (hay các cõi Phật khác) hoặc sanh lên các cõi lành (thoát khỏi cảnh khổ ác đạo) chính là ý nghĩa siêu thoát. Trong quan niệm dân gian của đa phần người Việt (ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa), bàn thờ gia tiên là nơi ngự tọa của ông bà cha mẹ sau khi quá vãng. Sự thật không phải như vậy. Theo Phật giáo, con người sau khi chết theo nghiệp tái sanh trong lục đạo chứ không ở trên bàn thờ. Người Phật tử lập bàn thờ để tưởng nhớ, tri ân và cầu nguyện cho ông bà cha mẹ quá vãng chứ không phải là thiết lập nơi tọa ngự cho chư vị.

Theo Phật giáo, sự vãng sanh hay siêu thoát cốt yếu do sự tỉnh thức và chuyển hóa của hương linh. Không có các đấng siêu nhiên hay bất cứ thế lực nào có thể làm giúp được. Đức Phật cũng chỉ là đạo sư, bậc thầy chỉ đường. Đi đến đích hay không là nhiệm vụ của chúng ta. Cũng vậy, siêu thoát hay không là do chính nỗ lực giác ngộ của hương linh. Mặc dù những trợ duyên như tha lực của Phật và các vị Bồ tát, sự hộ niệm của chư Tăng, sự thành tâm tạo phước của thân nhân… là vô cùng cần thiết nhưng không phải là tác nhân chính cho việc thành tựu siêu thoát. Ví như các phạm nhân đang thụ án trong trại giam, chỉ khi nào tự thân họ biết sám hối ăn năn và cải tạo tốt mới có thể mong ngày hưởng ân xá, khoan hồng. Còn người thân dù yêu thương hay có điều kiện đến mấy quyết lo cho phạm nhân mà tự thân phạm nhân ấy không tỉnh thức, cứ liên tục sai phạm thì khó cứu.

Do vậy, khi người thân mất đi, trách nhiệm của chúng ta là tận tâm dốc lòng cầu nguyện và tạo phước để hồi hướng, mong họ siêu thoát. Còn siêu thoát hay không là do sự tỉnh thức chuyển hóa nghiệp lực của chính họ, thân nhân chỉ trợ duyên mà không thể can thiệp được. Cho nên, không cần gọi hồn, triệu hồn, cầu hồn hay các phương pháp tương tự vì không mang đến lợi ích thiết thực cho hương linh và chỉ tốn kém, gây lo lắng hoang mang thêm cho thân nhân.
Trong bối cảnh cầu cúng mang sắc thái thần quyền đang nở rộ hiện nay, người Phật tử cần thiết lập chánh kiến trong việc thờ cúng để khỏi rơi vào tà kiến, mê tín dị đoan.

Chúc bạn tinh tấn!

Tổ Tứ vấn - GNO


chúc anh VT luôn an vui!

LH
:hoa:




Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Ngộ - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngộ   Ngộ - Page 3 I_icon13Tue 04 Oct 2011, 19:56

Ngộ - Page 3 KT



Bữa cơm của Khổng Tử


Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là 2 học trò yêu của Khổng Tử.

Trong thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ. Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.

May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo. Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi đảm nhận việc thổi cơm.

Tại sao Khổng Tử lại giao cho Nhan Hồi – một đệ tử đạo cao đức trọng mà Khổng Tử đã đặt nhiều kỳ vọng nhất – phần việc nấu cơm? Bởi lẽ,trong hoàn cảnh đói kém, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lýnhất.

Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở nhà bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ.

Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ. Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh rồi từ từ đưa cơm lên miệng.

Hành động của Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của vị thầy tôn kính. Khổng Tử thở dài… ngửa mặt lên trời mà than rằng:
- “Chao ôi! Học trò nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như thế này ư?
Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!”

Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về. Nhan Hồi lại luộc rau. Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ.

Một lát sau rau chín. Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên:
-tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm.

Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng:
-"Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sangTề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước.
Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa cơm đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thầy nhớ đến cha mẹ thầy, cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng?”

Trừ Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa:
- “Dạ thưa thầy, nên ạ!” Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”

Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.”

Khổng Tử hỏi:
-“Tại sao?”

Nhan Hồi thưa:
- “Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra định vất đi nhưng lại nghĩ:
cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình chung làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em.
Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi. Bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!”

Nghe Nhan Hồi nói xong. Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng:
-“Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành
rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!


Muốn hiểu biết tường tận một vấn đề gì, cần phải là người trong cuộc.

St :bong:






Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Ngộ - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngộ   Ngộ - Page 3 I_icon13Thu 06 Oct 2011, 14:06

Ngộ - Page 3 Littlemonk

Hòa thượng và chú Tiểu


Một bữa nọ, Hòa thượng và chú Tiểu cùng đi hóa duyên. Hai thầy trò đi, đi mãi như thế mà không biết đã vượt qua bao nhiêu núi non trùng điệp, những rừng cây bạt ngàn hun hút. Hòa thượng ung dung tự tại đi trước, chú Tiểu vai mang tay nãi lẽo đẽo theo sau, hai người cùng săn sóc bầu bạn lẫn nhau. Chú Tiểu vừa đi vừa nghĩ trong lòng:
“Cuộc sống con người mấy mươi năm thật ngắn ngủi, phải trải qua sanh, già, bệnh, chết, luân hồi mãi trong vòng Lục đạo thật khổ vô cùng. Vì thế, nếu ta muốn tu hành để giải thoát cho mình và cứu độ tất cả chúng sanh thì nên mau mau lập chí nguyện Bồ-tát. Phải siêng năng tinh tấn, không thể giãi đãi.”.
Khi chú Tiểu nghĩ đến đây, Hòa thượng đang đi phía trước bỗng dừng chân lại, quay nhìn chú Tiểu và nói với nét mặt vô cùng hoan hỷ: “ Này con, đưa tay nãi ta mang cho. Con hãy đi phía trước ta!”. Chú Tiểu ngơ ngác không hiểu đầu đuôi ngọn nguồn thế nào nhưng vẫn làm theo lời Hòa thượng dạy. Trút bỏ tay nãi nặng nề, chú Tiểu ung dung đi về phía trước. Chú cảm thấy không có lúc nào nhẹ nhõm, thảnh thơi như lúc này.

Đi được một đoạn chú lại nghĩ: “À, mà trong kinh Phật có dạy, Bồ-tát phải tùy thuận sự mong cầu của tất cả chúng sanh mà thực hành hạnh Bố- thí, cứu khổ muôn loài. Việc này khó quá, chắc mình làm không nổi! Vả lại, cuộc sống trong thiên hạ khổ nạn nhiều như vậy, đến khi nào ta mới cứu độ hết được đây?! Thôi, chẳng thà ta tự lo cho bản thân, sống thong dong tự tại như lúc này thì thật là sung sướng biết bao!”.
Ý niệm này vừa khởi lên, lập tức chú nghe giọng nói nghiêm nghị của Hòa thượng: “ Chú dừng lại!”. Chú Tiểu nghe vậy liền dừng lại và cảm giác như có điềm không lành đang xảy ra. Bước lên một bước, Hòa thượng quẳng tay nãi cho chú Tiểu và nói: “ Này, mang tay nãi lên vai và đi theo sau ta!”.

Chú Tiểu nghĩ thầm: Làm người thật khổ! Vừa mới nhen nhóm chút niềm vui đó, thế mà chỉ trong nháy mắt nỗi buồn đã ập đến. Tâm niệm con người thật không biết đâu mà lường trước được. Đúng là “Tâm viên ý mã " mà! Hay là, để thực hành Bồ-tát hạnh, ta phải đối diện với những khổ nạn của kiếp sống này để rồi cùng với mọi người kết duyên lành, làm nhiều việc phước thiện, đem hạnh phúc an vui đến cho mọi người?!”.
Ngay lúc đó, Hòa thượng lùi lại và nói chuyện với chú Tiểu một cách vui vẻ, tự mình vác tay nãi lên vai và mời chú Tiểu đi trước.

Chú Tiểu lúc thì phát tâm, lúc thì thối tâm như thế cho đến lần thoái tâm thứ ba, Hòa thượng cũng đối xử với chú Tiểu như hai lần trước. Cuối cùng, vì không thể chịu đựng được nữa, chú muốn giải mối hoài nghi trong lòng, liền bạch với Hòa thượng: “Sư phụ à, hôm nay Ngài làm sao thế? Lúc thì bảo con đi lên phía trước, lúc thì bảo con lùi lại phía sau. Rốt cuộc là Sư phụ muốn con phải thế nào? Con mệt Sư phụ quá trời!”.
Hòa thượng giữ vẻ điềm nhiên, ôn tồn nói: “ Con ạ, tuy rằng con có tâm tu hành nhưng đạo tâm của con chưa kiên cố: khi cảm động thì phát đại nguyện, khi ưu phiền thì thoái thất Bồ-đề tâm. Tiến tiến thoái thoái như vậy thì đến khi nào mới thành Phật được?”.

Nghe Hòa thượng dạy như vậy, chú Tiểu cảm thấy trong lòng vô cùng hổ thẹn. Ngay trong giây phút đó, chú lại khởi lên tâm Bồ-tát. Hòa thượng đọc được ý nghĩ đó và bảo chú đi lên phía trước. Lần này chú không dám đi trước nữa. Chú chân thành bộc bạch với Hòa thượng: “Sư phụ à, bây giờ con đã thành thật phát tâm rồi! Kể từ nay trở đi, dù cho vật đổi sao dời, đại tâm đại nguyện của con lúc nào cùng kiên cố, một bước cũng không bao giờ thối chuyển.”.

Hòa thượng nghe như vậy lòng vô cùng hoan hỷ, hết lời khen ngợi chú Tiểu. Trên đường về, hoa bên đường đua nhau nở rộ, những chú chim líu lo hót rộn rã trên cành. Hai thầy trò sánh bước bên nhau nói cười, tiêu diêu tự tại.



Thiện Long - Hàn Long Ẩn dịch




Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Ngộ - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngộ   Ngộ - Page 3 I_icon13Sat 08 Oct 2011, 13:21


Ngộ - Page 3 Image003

Xin Chút Từ Bi




This buffalo has changed the life of these butchers - heart-rending news story from China

這頭水牛改變了這些屠宰工的一生


According to the news release from China’s People’s News, whether people believe it or not, this incident actually happened in Hong Kong. The Weekly World News reported that a group of workers were bringing a water buffalo into a packaging factory, ready to slaughter it to make steak and beef stew.
When they approached the front door of the slaughterhouse, the sorrowful buffalo suddenly stood still, refusing to move forward, kneeling on its two front knees, and with tears streaming from its eyes.

How could the buffalo have already been aware that it was going to be slaughtered, before entering the slaughterhouse? This shows that it was even more alert than many a person. "When I saw what is believed to be a stupid animal actually crying, and when I noticed that its eyes were full of fear and sadness, I could not help but shiver." Extremely shocked by this, butcher Shiu Tat-Nin recalled: "I quickly called other people to come see, and they were as surprised as I was! We pushed and pulled the water buffalo, but it would not move; it just sat there crying constantly." Billy Fong, the boss of the Hong Kong packaging plant said, "Mankind has always thought that animals are not like people who can cry, but this buffalo is really sobbing like a baby!"

At that time there were at least a dozen strong, burly men present, but their hearts were softened by the buffalo's crying, and those who were responsible for killing water buffaloes were even more touched by this, tears welling out of their eyes.

Buffalo weeping non-stop
When workers from other slaughterhouses heard the news, they also ran to the crying and kneeling buffalo, and the site was soon crowded with people who were astonished at what they saw. Three of them were so shocked that they said that from now on, even when they slaughter other kinds of animals, they will never forget that buffalo’s tears.

At the point when a buffalo is crying and people are crying as well, we can all be sure that none of them will kill the buffalo now. Then the question was how to take care of this matter. Finally, they decided to buy the water buffalo with cash, and then they sent it to a Buddhist temple, for the monastic to take good care of it, so that it could be assured of living out its life peacefully.

When this decision was made, an amazing thing happened again: "When there was an assurance that the buffalo would not be killed, it finally agreed to move, got up, and it’s here with us." How could a water buffalo understand human words? Shiu said: "Whether you believe it or not, this is really true, although it sounds really incredible." Undoubtedly, this buffalo has changed the lives of these butchers.


Xin tạm dịch sơ lược:
Câu chuyện nói về một sự kiện xẫy ra bên Hương Cãng gây ấn tượng sâu sắc cho nhiều người đồ tể bên ấy khi họ chuẩn bị đem một con trâu vào lò giết. Con trâu quỵ xuống ngưỡng cửa và khóc không ngừng, nước mắt của nó chảy dài làm rúng động cả lò giết mổ, rất nhiều nhân viên làm trong lò cũng phải khóc theo!
Cuối cùng, quá động lòng thương xót những người đó bàn tán rồi hùn tiền lại mua đứt con trâu và gởi nó cho một nhà chùa nuôi dùm , ban cho con trâu có một cuộc sống bình yên suốt đời còn lại của nó. Họ lấy làm sửng sốt bởi vì khi nghe người ta hủy lệnh giết thì con trâu mới chịu đứng dậy cho dắt về, cứ như là nó nghe và hiểu hết vậy. Shiu kể "không biết bạn có tin hay không nhưng điều này hoàn toàn là sự thật không thể ngờ được." Nhưng tin chắc rằng sự kiện này đã làm thay đổi cuộc sống của nhiều người đồ tể là không còn nghi ngờ gì nữa!


Đọc bản tin tôi không khỏi bồi hồi nhớ lại mái nhà xưa, nơi tôi lớn lên thời niên thiếu. Nhớ những con thú nuôi trong vườn và không thể nào quên những giọt nước mắt của những loài dê, bò, cừu, lợn ... đã làm nao lòng gia đình chúng tôi rất nhiều! Đó cũng là kinh nghiệm riêng cho tôi hiểu thế nào đau khổ trước cái chết và đồng thời nó cũng nhắc nhở mình hãy mở rộng lòng nhân ái từ bi.

Tôi rất sợ những ngày như thế, từ trên khung cửa sổ cạnh bàn học tôi có thể nhìn xuống sân và chuồng ngựa cùng các loài thú khác trong cánh đồng nhỏ phía sau nhà. Hình ảnh của những giọt nước mắt tràn khóe của những con thú quen thuộc vẫn còn in sâu đậm trong ký ức tôi, tưởng chừng như chỉ là ngày hôm qua!
Vâng, tôi chứng kiến vài lần họ đem xe tới để mang chúng đi là con thú nào cũng ghì chân lại và nước mắt chúng cứ chảy ròng ròng. Và những con bạn không bị bắt đi thì chúng lại kêu gào những tiếng kêu thảm thiết! Ai bão thú vật không có cảm xúc? Nó không nói được nhưng vẫn cảm nhận được khi cái chết cận kề. Ngay cả những chú chó và mèo nuôi trong nhà cũng thế, lúc già sắp chết tôi nhìn cặp mắt ướt của chúng trông rất tội nghiệp, có khác gì con người đâu?

Những giọt nước mắt thầm lặng đó còn lăn mãi trong đời sống văn minh, nếu không nói là hiện nay lại còn chảy nhiều hơn nữa. Nghĩ mà chua xót cho văn minh loài người đôi khi đi ngược lại thiên nhiên quá nhiều. Thật ra thì con người vì lòng ích kỷ rất lớn, nghiên cứu có khi hay mà đôi khi lạc hướng , các nhà khoa học tìm hiểu đi quá xa.... chết chóc quá nhiều bằng triệu ngàn lý do trong thế giới ngày nay.
Tôi nhớ lúc nạn bò điên bùng nổ, người ta mới tìm tòi lý do tại sao. Đơn giản, luật thiên nhiên con bò ăn thực vật chứ không ăn động vật, tại sao người ta cho nó ăn thịt cùng loài và hậu quả là loài người gánh chịu khá nặng nề. Và cho tới ngày nay cũng thế, ngay cả lợn, gà, vịt, cá và thậm chí rau củ hoa quả cũng vậy ... đều bị "ép"- nếu không kể đến con người chúng ta cũng vậy, hầu như không có gì để gọi là tự nhiên nữa ! Kết quả thì bây giờ cho thấy thế giới mang nhiều chứng bệnh lạ lùng gậy thiệt hại cho toàn cầu không thể gọi là nhỏ! Khoa học & kỷ thuật là con dao hai lưỡi, ranh giới là đâu nếu mình biết dừng đúng lúc theo giới hạn cần thiết thì hay biết mấy. Rất tiếc, trong quá trình nghiên cứu tiến triển đôi khi người ta quên áp dụng đạo lý trong xã hội văn minh ngày nay.
Cái gì cũng nên có chừng mức, lạm dụng nhiều thì không bao giờ tốt cả.
Bởi vì cuối cùng, hậu quả cho tất cả những sự kiện nhầm để đạt yêu cầu nâng cao cuộc sống tốt đẹp giàu mạnh thì bù lại nhân loài phải gánh chịu những cuộc chiến chống lại những căn bệnh mới... cứ lòng vòng trong vòng lẩn quẩn của kiếp sống tạm bợ này! Cái giá mà mình phải trả là những giọt nước mắt bởi vì không ai thoát được luật nhân quả luân hồi cả. Có phải chính con người tự chuốc lấy hậu quả do mình gây ra?

Giá mà bố G. còn sống thì hôm nay tôi sẽ gởi cho ông xem, chắc hẳn bố sẽ gật đầu mỉm cười cùng tôi - phải đấy, mình ăn để sống chứ không phải sống để ăn, mỗi ngày bớt vài miếng thịt thì một năm bố đỡ phải giết đi mấy con thú này. Xem như là bố bớt mang tội vậy.



Lữ Hoài :bong:




Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Ngộ - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngộ   Ngộ - Page 3 I_icon13Mon 10 Oct 2011, 03:38

Ông ngoại của Shiroi vì chứng kiến cảnh người ta giết con bò thế nào, nước mắt con bò cứ chảy ròng, mà từ đó về sau ông ngoại ăn chay trường. Crying or Very sad

Cám ơn LH đã chia sẻ bài post về con trâu thật cảm động này.
Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Ngộ - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngộ   Ngộ - Page 3 I_icon13Wed 12 Oct 2011, 12:26

Shiroi đã viết:
Ông ngoại của Shiroi vì chứng kiến cảnh người ta giết con bò thế nào, nước mắt con bò cứ chảy ròng, mà từ đó về sau ông ngoại ăn chay trường. Crying or Very sad

Cám ơn LH đã chia sẻ bài post về con trâu thật cảm động này.

hearts Shiroi chia sẻ trải nghiệm của ông Ngoại …đó cũng là một duyên chuyễn nghiệp rất tốt! :mim:
Mình thì không được vậy, nhiều lúc nghĩ cũng tiếc là LH bỏ dở dang sau mấy năm trường chay , âu cũng là cái nghiệp nặng ! Embarassed

Ngẫm trong đời có nhiều điều kỳ lạ, có nhiều trường hợp gần như không tin được vậy.
LH share một câu chuyện nói về nhân quả , như sau:


Hầu như mỗi ngày, người phụ nữ Mỹ gốc Trung Quốc đó vội vã đi vào chùa San Francisco, lễ Phật, đặt thực phẩm cúng dường lên bàn thờ, đốt hương, lau chùi, dọn dẹp chùa cho sạch sẽ ngăn nắp rồi vội vã bước ra cửa.

Sau khi quan sát việc làm đều đặn này trong nhiều năm và bắt đầu quen biết bà chút ít, một ngày nọ tôi khen ngợi lòng mộ đạo chân thành của bà.

“Ôi, không phải đâu,” bà ấy đáp. “Ông không hiểu rồi. Vợ chồng tôi đang kinh doanh một cơ sở đáng sợ. Vị Tăng ở đây, người thầy tinh thần của tôi, bảo rằng chúng tôi nên bán cửa hàng đi nếu không sẽ gặp phải quả báo khủng khiếp. Nhưng dường như chúng tôi không thể giải nghệ được. Tôi chỉ cố tạo chút công đức để tự cứu lấy mình, mặc dù tôi biết như thế không đủ.”

Rồi tôi biết được vợ chồng bà có một quán ăn ngon ở phố Tàu nổi tiếng với món gia cầm nướng ngoài trời.

Họ phất lên nhờ một công thức chế biến thức ăn đặc biệt: giết những con vật này ngay trước giây phút đưa chúng vào lửa để tạo vị ngon bổ cho món thịt.

Chỉ vài tuần sau cuộc trò chuyện của chúng tôi, căn nhà khác thường của họ ở quận Marina đã bốc cháy suốt đêm. Việc lính cứu hỏa xâm nhập vào bên trong bị chậm lại do các ổ khóa cửa cái và các hàng chấn song cửa sổ được lắp đặt nhằm bảo vệ họ và tài sản.

Lính cứu hỏa tìm thấy họ ở phía sau nhà, bị nướng chín. Ngọn lửa giết người cách đây 13 năm, đối với các Phật tử, rõ ràng đã minh họa cho luật nhân quả được gọi là nghiệp.

Phật giáo, tôn giáo lớn nhất ở Trung Quốc, được xiển dương trong cộng đồng người Mỹ gốc Trung Quốc ở San Francisco. Giáo lý căn bản tràn đầy sinh khí của đạo được trân quí vì hệ thống đạo đức dựa trên quan hệ nhân quả giữa hành động của ta và sự kiện sau đó.

Mặc dù cố biện minh cho việc hành nghề mổ thịt động vật sống dựa trên những cơ sở văn hóa, các thương gia phố Tàu có liên quan đã đưa ra quan niệm một chiều. Trung Quốc có một truyền thống văn hóa Phật giáo, chính yếu nhưng không độc quyền, về quyền của loài vật.

Vì thế việc hành nghề giết mổ động vật sống cũng đáng ghê tởm đối với nhiều người Trung Quốc và người Mỹ gốc Trung Quốc. Thực tế là nhiều người đã đến gặp riêng tôi và nhờ công khai hóa những quan điểm của họ.

Vấn đề thiết yếu đang gây tranh cãi về mổ thịt động vật sống là làm sao ta có thể biện minh cho việc gây ra những đau đớn và thống khổ tột cùng như thế. Luận cứ truyền thống phương Tây cho rằng loài vật thật ra không đau khổ vì chúng không có linh hồn. Quan điểm này hoàn toàn mâu thuẫn đối với kinh nghiệm riêng của chúng ta với loài vật đến độ rất ít người thật sự tin vào điều đó.

Theo truyền thống Phật giáo Trung Quốc, thậm chí những mẫu sinh vật nguyên thủy cũng có sự sống, biết đau khổ và có khả năng giác ngộ trong tương lai. Nếu chúng ta gây đau khổ cho chúng và không tôn trọng quyền chúng được sống an lành cho đến lúc mãn phần, chúng ta sẽ phải gánh lấy quả báo.

Trí tuệ đa văn hóa rất cần cho sự hòa hợp trong cộng đồng chúng ta. Dù vậy, những đồ tể sát sinh phố Tàu cần thừa nhận rằng cơ sở chính yếu trong nền văn hóa truyền thống Trung Quốc chống lại việc hành nghề của họ.

Một hiền nhân Trung Quốc đã viết rằng: “Tất cả sinh vật – cả người lẫn thú – đều yêu thương sự sống và căm ghét cái chết. Tất cả đều khiếp sợ con dao của đồ tể sẽ thái mỏng và băm nhỏ họ. Thay vì độc ác và tầm thường, tại sao không ngừng sự giết chóc mà yêu chuộng sự sống?”

Ron Epstein :hoa:
Giác Đoan ( dịch thuật)





Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Ngộ - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Biết Tha Thứ   Ngộ - Page 3 I_icon13Fri 14 Oct 2011, 12:10

Ngộ - Page 3 Life

Lỗi lầm này của ai?


Đời sống với khuynh hướng hưởng thụ đã khiến cho ta không có nhiều cơ hội đề nuôi dưỡng và bảo vệ những đức tính quý báu trong tâm hồn, thậm chí ta còn liều lĩnh chấp nhận hư hao những hạt giống tốt đẹp ấy để đổi lấy những thỏa mãn quyền lợi tiện nghi. Khi đời sống tinh thần trở nên yếu kém thì chắc chắn ta sẽ gây ra ít nhiều những vụng về trong cách hành xử với những người chung quanh, hay lỡ chân trượt vào cạm bẫy.

Lúc đầu ta hay có thói quen đổ thừa cho hoàn cảnh, trách đời trách người, nhưng khi tâm tư lắng đọng ta mới thấy rõ chính nhận thức sai lầm và nội lực yếu đuối của ta mới là nguyên nhân gốc rễ gây ra tất cả những vụng về, lầm lỡ đó.

Vừa mặc cảm ăn năn, vừa hốt hoảng lo sợ, tâm tư vốn sa sút giờ lại càng sa sút hơn. Nếu không có cánh tay hết lòng nâng đỡ của người thương yêu đưa tới, mà còn phải chịu thêm áp lực của những người chưa hiểu chưa cảm thông, thì có thể ta sẽ lún sâu thêm vào vũng lầy lầm lỗi hay sẽ chọn tới giải pháp tồi tệ nhất để mọng tìm một lối thoát thân .

Ta đừng để sự giận hờn và thất vọng quá mức khiến ta trở thành kẻ thờ ơ vô trách nhiệm, để rồi ngoảnh mặt quay đi .

Xin cho một con đường

Ta cũng đừng cho mình cái quyền lên án buộc tội kẻ khác. Nếu chúng ta vẫn còn có những vụng về, mắc phải những lầm lỡ, dù người đời chưa hay biết hoặc chưa phanh phui, thì chúng ta không thể nào tự cho mình là trong sạch mà tùy tiện dán nhãn hiệu xấu xa lên đầu kẻ vừa phạm lỗi. Hãy cho người kia một cơ hội để chuyển hóa, vì như vậy cũng chính là ta đã tự cho mình một con đường thoát trong tương lai.

Vậy nên tha thứ là chất liệu quan trọng của bản chất thương yêu. Khi thiết lập bất cứ một liên hệ tình cảm nào nếu ta ngây ngô nghĩ rằng người kia chắc chưa từng lầm lỗi hay sẽ không bao giờ gây ra lâm lỗi thì ta sẽ khổ và sẽ làm người thương của ta khổ. Đời sống còn chìm trong vô minh thì không thề tránh khỏi hành vi không tự chủ. Vấn đề là ta có khả năng chấp nhận và tha thứ rồi tìm cách giúp họ vượt thoát tình trạng hay không, chứ không phải mong muốn người kia toàn hảo thì ta mới có thể yêu thương.

Tất nhiên là tùy vào mức độ phạm sai lầm của người kia mà ta nên thể hiện cách tha thứ nào hiệu quả nhất, tại vì điều đó cũng có tính chất quyết định cho sự chuyển hóa hay sự khinh lờn của đối phương. Cho dù cách thức nào đi chăng nữa, thậm chí cả sự lựa chọn không tha thứ ngay thì ta cũng đừng quên tự hỏi mình một câu hỏi quan trọng: Ta làm như vậy là vì người kia hay vì chính ta? Coi chừng ta đang bị thúc đẩy bởi sự tự ái hay tổn thương của bản ngã ích kỷ mà cứ ngỡ là vì người kia.

Nếu thật sự vì tương lai của người kia thì ta phải đủ sáng suốt và can đảm để thu gọn cảm xúc buồn giận trách móc của mình, tìm cách ứng xử với người kia như thế nào để họ sớm hồi phục. Chỉ cần kiểm tra lại tâm ý, lời nói và hành động của mình có xuất phát từ tình thương hay không, là ta đủ yên tâm để làm quyết định.

Cho dù người kia có đứng ra bày tỏ sự ăn năn hối cải một cách thành khẩn hay không thì ta cũng nên nhớ rằng đó chỉ là hình thức để ta thấy rõ thái độ muốn sửa chữa những sai lầm, và cũng có thể xem đó là một biên bản ngầm ký kết cho sự hơp tác giúp đỡ nhau. Ta đừng để kẹt vào những hình thức hay ở đó mà không thấy được trái tim của người kia. Ta đã từng chứng kiến có rất nhiều người sẵn sàng buông xuôi tẩt cả nếu kẻ phạm lỗi chịu quỳ xuống cầu khẩn thiết tha, nhưng họ lại sẵn sàng đóng chặt trái tử khi người kia không biết đem sự hối cải trong tâm ra trình diễn cho đẹp lòng họ .



Thử một lần trượng phu


Một giai thoại kể rằng, chú tiểu nọ có tật xấu hay ăn cắp vặt và lúc nào cũng cãi chối. Nhiều lần các huynh đệ trình báo cho sư phụ biết, nhưng không thấy sư phụ nói năng gì cả. Một hôm bắt gặp quả tang, các huynh đệ liền áp giải chú tới trước sư phụ và cùng quỳ xuống kiến nghị: “Nếu sư phụ không đuổi sư em này đi thì tất cả chúng con sẽ bỏ đi hết”.

Nhìn qua một lượt thấy nét mặt người nào cũng rất căng thẳng vì ấm ức, còn riêng sư em thì rơm rớm nước mắt vì lo sợ, vị sư phụ liền ôn tồn nói: “Ta thấy các con đã đủ khôn lớn để chọn lựa việc phải trái nên các con muốn đi đâu thì đi, ta không ngăn cản vì không phải bận tâm nữa. Riêng sư em này còn nhỏ dại quá, chưa biết tội phước là gì nên phải cần ở lại với ta”.
Khi ấy chú tiểu bật khóc nức nở và các huynh đệ kia ai nấy cũng đồng cảm kích trước tấm lòng vị tha cao cả của sư phụ. Các huynh đệ đó đã hiểu ra rằng nếu có người phạm lỗi là đón nhận bản án bị đuổi đi ngay lập tức thì chắc chắn trong tương lai sẽ khó có ai được ở lại tu tập bền lâu với sư phụ cả, vì ai mà không có những giây phút lỗi lầm.
Về sau, chú tiểu kia trở thành một trong những thiền sư lỗi lạc và danh tiếng nhất thời bấy giờ.
Sống mà chỉ biết dựa vào những nguyên tắc cứng nhắc thì làm sao điều phục được con người, vì nguyên tắc vốn cố định còn bản tính con người thì muôn hình vạn trạng và liên tục đổi thay.

Phải có một nhận thức thấu đáo và nội lực vững vàng thì ta mới làm được cái quyết định sấm sét như vị sư phụ đó. Ông đã không ngại người ngoài hiểu lầm chê trách, cũng không lo sợ các môn đồ bất mãn bỏ đi ông thà chịu mất lòng người khác chứ không thể làm trái ngược với đạo lý từ bi mà ông đang sống và giảng dạy cho môn đồ.

Mà cũng không phải vì đạo lý hay nguyên tắc nữa, đó chính là tình thương vô điều kiện của một người đã vượt thoát ra ngoài sự khống chế và trói buộc của phiền não.

Ta có làm được như vị sư phụ đó không? Chỉ cần một nhận thức đúng đắn về nguyên nhân sâu xa của kẻ gây ra lầm lỗi, có một trái tim đủ lớn để sẵn sàng chứa đựng thì tha thứ sẽ không còn là sự thực tập khó khăn nữa, vì bản chất của nó vốn tùy thuộc rất ít vào đối tượng. Biết đâu nhờ vào lòng vị tha của ta mà kẻ kia tỉnh ngộ và thay đổi cuộc đời, đó chẳng phải là việc làm cao cả của một bậc trượng phu sao?



Khó vượt qua chính mình

Ta có nên đặt cho mình câu hỏi tại sao ta khó có thể tha thứ cho người kia? Ta thường chỉ nghĩ một chiều là do mức vi phạm của họ quá lớn, nhưng tại sao cũng trường hợp như vậy mà có người lại hành xử khác ta?

Có khi ta chịu nhiều áp lực từ những khó khăn trong cuộc sống, hoặc đang bế tắc khổ đau vì những phiền não trong lòng, nên ta không còn đủ năng lượng để ngồi xuống lắng nghe hay không còn đủ thiện chí để tìm hiểu về lỗi lầm của người kia, nên ta đã có những phán xét rất vội vàng. Trường hợp này do ta sa sút về nội lực.

Có khi người kia đã cố gắng hết sức nhưng vì còn thiếu kinh nghiệm và chưa đủ cứng rắn nên để cho điều đáng tiếc phải xảy ra, trong khi đó ta lại tưởng là người kia đã không nhiệt tình: hoặc do họ vụng về nhất thời mà buông ra những hành vi thất lễ, nhưng ta lại cho rằng người kia đang rất khinh thường và có ý muốn loại trừ ta. Trường hợp này ta bị vướng vào trí tưởng tượng sai lầm.

Có khi người kia vì u mê dại dột hay vì yếu đuối nên không thoát khỏi vũng lầy đam mê, để cho lỗi lầm cứ lặp lại nhiều lần như một điệp khúc; hoặc ta chưa bao giờ chứng kiến một người có thể gây ra lầm lỗi tày trời như vậy; hoặc ta chưa có thói quen tha thứ cho kẻ có quá nhiều ân tình với ta mà lại đang tâm phản bội. Trường hợp này khả năng chứa đựng trái tim của ta còn khá nhỏ, chưa có cơ hội mở rộng ra.

Có khi người kia vi phạm những lỗi lầm không đáng kể, nhưng vì tính ta vốn quá chỉn chu, đòi hỏi hoàn hảo, nên lúc nào cũng canh chừng lỗi lầm người khác để kết tội; hoặc do ta không hề quan tâm đến hoàn cảnh hay trình độ nhận thức của người khác, chỉ biết nhồi sọ và áp đặt theo cách thức cứng nhắc của riêng mình. Trường hơp này ta bị kẹt vào sự cố chấp và định kiến, đó là một loại bản năng tự vệ rất cổ hủ.

Có khi sự cố xảy ra ta liền bực tức và vội vàng tuyên bố đoạn tuyệt, sau khi điềm tỉnh nghĩ lại thấy mình cũng hơi quá đáng, nhưng kẻ phạm lỗi kia phải biểu lộ sự thành khẩn ăn năn thì ta mới chịu bỏ qua. Lỡ như người kia thiếu ý tứ hoặc cứng đầu thì lỗi lầm ấy sẽ biến thành bản án treo không rõ ngày kết thúc. Trường hợp này ta là kẻ yếu đuối, hành xử theo cảm tính.

Có khi người kia phạm những điều với ta là rất quan trọng, hay có ảnh hưởng đến danh tiếng và uy tín của ta; hoặc ta đã muốn tha thứ rồi nhưng lại sợ người khác cười chê ta thiếu kỷ cương nề nếp hay dung túng cho kẻ làm điều xấu; hoặc ta e ngại nếu tha thứ quá dễ dàng thì người kia sẽ ỷ lại, chẳng coi ta ra gì. Trường hợp này ta kẹt vào danh dự, thực chất cũng là một loại nghiện cảm xúc, một loại tôn thờ chủ nghĩa cá nhân kín đáo.

Tất cả những trường hợp không thể tha thứ vừa nêu đều có chung một nguyên do chính là sự vướng kẹt vào bản ngã. Vì quá nâng niu bản ngã, nên ta chỉ nghĩ đến những điều có thể đem lại lợi ích thiết thực cho chính ta thôi. Đó chính là căn bệnh vị kỷ truyền kiếp, hành tung của nó hết sức tinh vi và phức tạp, nếu thiếu quan sát tinh tế thì ta rất dễ bị nó đánh lừa là ta đang vì kẻ khác.

Càng vị kỷ thì càng không thể vị tha. Trong khi tình thương phải bắt nguồn từ trái tim biết buông bỏ bớt những cái riêng mình để chia sẻ đến tha nhân, vì tha nhân cũng chính là một phần đời sống của ta. Không có tha nhân thì không có tình thương, ta làm sao sống khi đời sống không có tình thương?

Thà ta cứ tha lầm thì mức độ hối tiếc sẽ thấp hơn nhiều so với chấp lỡ. Bởi khi nhận ra chính thái độ cố chấp của ta ngày ấy đã đẩy người kia rớt xuống vực thẳm khổ đau thì ta sẽ gánh chịu mặc cảm ăn năn suốt đời. Còn khi phát hiện ra quyết định tha thứ của ta đã không mang lại hiệu quả thì ta vẫn còn nhiều cơ hội để cứu được, vì trái tim ta đang trong chiều hướng nở ra và mạnh mẽ chứ không phải co rút lại.

Điều đáng sợ nhất là trong quá trình thương yêu, ta đã để cho trái tim mình trở nên bé nhỏ và không còn là vật rung cảm linh thiêng nữa.

Này bạn! Tôi không có ý khuyên bạn hãy trở thành bậc Thánh để sẵn sàng tha thứ hết mọi lầm lỡ của con người, những nếu trái tim bạn còn sức chứa đựng thì đừng suy tính gì nữa, hãy tha thứ cho nhau đi.
Tha thứ luôn là linh dược mầu nhiệm có thể trị liệu mọi nỗi khổ niềm đau cho người được tha thứ và cho cả người tha thứ.



Nắm muối không hề mặn
Với lượng cả dòng sông
Lỗi lầm kia bé nhỏ
Với cõi lòng mênh mông


Minh Niệm rose






Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Ngộ - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngộ   Ngộ - Page 3 I_icon13Sat 15 Oct 2011, 23:50

vinh thanh đã viết:
Kính thưa Thầy,

Thưa Tỷ Shiroi,Huynh Lữ Hoài cùng tất cả các Huynh,Tỷ,

Vĩnh Thành xin phép mượn chổ của Huynh Lữ Hoài để kể ra đây một vài lỗi lầm mà VT mắc phải
trong thời gian học tập trên diễn đàn.Hy vọng đó là một kinh nghiệm nho nhỏ để các bạn học thơ
sau này không vướng vào.

TỰ HỐI

Cuối tháng 1/11,VT được người nhà giới thiệu vào học lớp sơ cấp thơ đường luật.Trước đó,VT
chẳng biết một tí gì về thơ,kể cả bằng,trắc.

Cách thức làm thơ của VT là,tìm từ hợp với bằng,trắc rồi đưa chúng vào câu theo luật và vần.
Còn ý nghĩa thật sự của chúng thì hạ hồi phân giải.

Có lần,VT xin Thầy cho biết,ý và luật thơ,cái nào quan trọng hơn?Thầy trả lời,cả hai đều quan
trọng như nhau.

Nhưng VT trộm nghĩ,nếu trau dồi cả hai một lượt thì chắc là lâu lắm.Chi bằng mình lo về luật
trước (mà VT cho là nền),còn ý thì tính sau(mà VT cho là nhà).

Hướng đi này lần hồi thành thói quen.VT bị tẩu hỏa nhập ma hồi nào không hay.Thơ của VT
tuy ít lỗi,nhưng rõ ràng là có những từ không thích hợp.

Khi mãn khóa sơ cấp,VT chưa dám theo học lớp trung cấp vì nghi ngờ khả năng thật sự của
mình nên muốn thực tập xướng hoạ một thời gian để có căn bản hơn.

Để rồi,với niềm hân hoan vừa tốt nghiệp,VT lại lún sâu hơn trong sai lầm của mình khi dùng
những từ như :tán gia bại sản,phó mặc dòng đời với lũ heo...v.v...

Đành rằng VT không có ý chọc phá hay kê kích,nhưng rõ ràng,những từ như vậy đã đưa đến sự
hiểu nhầm,mà ai cũng cảm thấy khó chịu.

Bên cạnh đó,vì muốn tạo sự hưng phấn,vui vẻ,VT đã bóng gió đến chuyện phòng the.Điều này
đã có tác dụng ngược.

Điều VT muốn góp ý ở đây là,học làm thơ không nên nóng vội như VT.Đặc biệt,ý và luật phải
đi đôi với nhau như lời khuyên của Thầy.

VT có đọc lại các bài thơ của mình và đã sửa sai một số từ,nhưng có thể là chưa hết.Dù là vô
tình,nhưng đó cũng là lỗi lầm.

Trước Thầy,Tỷ Shiroi cùng tất cả các Huynh,Tỷ,VT xin chân thành xin lỗi và hứa sẽ cẩn thận
hơn trong tương lai.

VT cũng tìm một bảng quy định những điều nên tránh khi làm thơ,có lẽ ở đâu đó trên diễn đàn,
mà VT đã không tìm thấy.

Những sai sót khác,VT chưa biết,xin Thầy và các Huynh,Tỷ vui lòng chỉ dẩn cho.VT luôn hân
hoan đón nhận và nhớ ơn sự chỉ dẩn của quý vị.

Kính chúc Thầy,Tỷ Shiroi cùng tất cả các Huynh,Tỷ được dồi dào sức khỏe và niềm vui.Kính
chúc diễn đàn luôn phát triển.Kính chúc mọi người yêu thương nhau trong tình Huynh Đệ.

Kính mến,

Vĩnh Thành.


Cám ơn anh VT chia sẻ kinh nghiệm nơi đây, một sự thành thật hiếm có! hearts

Làm LH nhớ tới một câu chuyện nói về sự đơn sơ mà chân thật như sau:


Sức mạnh của sự đơn sơ và chân thật ...

Chuyện kể rằng, một vị vua tài đức nọ giàu đức hạnh, nhưng không có hoàng tử nối ngôi. Vị vua nghĩ tới việc chiêu mộ những người trẻ tài đức để có thể kế vị ông sau khi ông qua đời.

Một ngày kia, vua cho mời tất cả các trẻ em từ 5 đến 12 tuổi vào hoàng cung. Vị vua giải thích cho các em ý định của ông là muốn tìm người tài đức để thay ông cai quản đất nước. Ông trao cho mỗi em một hạt giống và dặn các em rằng sau 3 năm, các em hãy mang mỗi cây mà mình sẽ trồng đến trình diện tại cung điện. Sau khi nhận hạt giống, mỗi em điều nhiệt tình trồng hạt giống của mình và ngày đêm chăm sóc chúng với hy vọng là cây của mình sẽ lớn nhanh và có thể sinh hoa kết quả. Một số em nghĩ rằng, mình phải gây sự chú ý của nhà vua bằng cách làm cho cây của mình thật lớn và có hoa quả.

Đúng ngày đã hẹn, cả nước nhộn nhịp tiến vào cung điện để xem thử cây nào là cây đẹp nhất, có nhiều trái nhất, và để xem ai sẽ là vị vua tương lai cho đất nước. Quả đúng như dự tính, mỗi em đều mang đến cây mà mình đã trồng với nhiều màu hoa hương sắc. Người ta cũng thấy có những cây đã kết trái thật xum xuê. Nhà vua đi đến từng địa điểm để hỏi thăm các em, cách thức các em trồng cây. Sự hồi hộp và im lặng của đám đông càng tăng lên khi nhà vua tiến đến những cây tươi trái tốt; nơi mà nhiều người nghĩ rằng một trong số các em này sẽ được chọn là hoàng tử. Thế nhưng, nhà vua vẫn tiếp tục đi qua và bỗng dưng ông dừng lại trước một cậu bé. Trên tay cậu bé là một chậu đất không cây. Thấy nhà vua đứng lại bên mình, cậu biểu lộ sự thất bại bằng dòng nước mắt chảy dài trên má. Nhà vua hỏi, “Tại sao con khóc?” Cậu bé thưa, “Con đã gieo hạt giống vào chậu đất này, con đã bón phân cho nó, con đã tưới nước cho nó hằng ngày, con đã che nắng cho nó và con đã làm nhiều cách để chăm sóc hạt giống của con, nhưng cuối cùng không có cây nào.” Càng nói, cậu bé càng khóc lớn tiếng. Nhà vua ôm cậu vào lòng và ra lệnh cho quân lính cáng cậu lên chỗ cao danh dự. Giờ đây, trước sự sững sốt của bao nhiêu người, và kể cả cậu bé, nhà vua bắt đầu lên tiếng. “Hôm nay, trẫm đã tìm được người mà trẫm mong đợi từ lâu. Cậu bé đây đã chân thật khi nhận sự thất bại của mình. Và thực đúng là như vậy. Vì tất cả hạt giống ta trao cho các con cách đây 3 năm, chúng đã bị luộc chính cả rồi.” Nhà vua quay qua cậu bé và nói. “Con đã biết trung thành và trung tín trong việc nhỏ, con đã không bị ngai vàng và danh lợi mê hoặc; con đã cần mẫn chu toàn công việc của con với hết khả năng của mình. Đó là điều ta mong muốn.” Nhà vua nói tiếp, “Trên tay con là chiếc chậu đất không cây, nhưng chính trong trái tim con, con đã gieo hạt giống sự thật vào lòng mọi người hôm nay.”

Giá trị của sự thật thì vĩnh cửu. Sức mạnh của sự đơn sơ và chân thật rất thầm lặng đến nổi không phải ai ai cũng có khả năng để nhận ra được, nhất là khi chúng ta đang sống trong một xã hội như yêu chuộng bề ngoài.



Chúc anh VT an vui và thành công trong việc học tập và sáng tác thật nhiều!

LH :hoa:






Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Ngộ - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Tâm   Ngộ - Page 3 I_icon13Mon 17 Oct 2011, 12:37

Ngộ - Page 3 _Anger

ĐỪNG NÉN TỨC GIẬN

Mọi người đều biết tức giận sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe nhưng cụ thể là những bệnh gì và nó gây hại ra sao?

1. Nám da: Khi tức giận, một lượng máu lớn sẽ dồn lên não, nguyên nhân là do lượng ô-xy trong máu giảm, độc tố tăng cao. Độc tố sẽ kích thích nang lông phát triển, dẫn đến viêm quanh nang lông ở các mức độ khác nhau, từ đó xuất hiện các vết nám trên mặt.

Lời khuyên: Khi gặp phải những chuyện không vui, bạn hãy hít một hơi thật sâu, dang hai tay ra để điều tiết cơ thể để loại bỏ các độc tố.

2. Lão hóa tế bào não. Khi một lượng máu lớn dồn lên não, nó sẽ tạo sức ép cho động mạch. Lúc này hàm lượng độc tố trong máu tăng mạnh, lượng ô-xy giảm xuống mức thấp nhất. Các tế bào não sẽ giống như như bị trúng thuốc độc vậy.

Lời khuyên: Như trên

3. Loét dạ dày. Tức giận dẫn đến các dây thần kinh giao cảm bị kích thích hưng phấn, ảnh hưởng trực tiếp đến tim và động mạch, khiến cho lượng máu lưu thông trong đường tiêu hóa bị giảm, quá trình lưu thông diễn ra chậm, gây kém ăn, dần dần sẽ dẫn đến bệnh loét dạ dày.

Lời khuyên: Mát xa vùng bụng khi căng thẳng.

4. Thiếu máu cơ tim. Một lượng máu lớn dồn lên não và toàn bộ khuôn mặt, khiến cho lượng máu về tim giảm gây thiếu máu cơ tim. Trong khi đó, hoạt động của tim vẫn phải đảm bảo nên lúc này sẽ phải làm việc hơn bình thường gấp nhiều lần, dẫn đến nhịp tim đập bất thường.

Lời khuyên: Nhớ lại những kỷ niệm vui đã có trước đây để nhịp tim trở lại bình thường.

5. Gan bị tổn thương. Khi tức giận, cơ thể sẽ tiết ra một chất có tên là Catecholamine. Chất này tác động đến hệ thần kinh trung ương khiến cho huyết áp tăng cao, tăng cường phân hủy axit béo, các độc tố trong máu và gan cũng tăng theo tương ứng.

Lời khuyên: Hãy uống 1 cốc nước khi tức giận. Nước sẽ “rửa trôi” các axit béo tự do trong cơ thể, giảm bớt độc tố.

6. Kích thích tuyến giáp. Khi tức giận, hệ thống nội tiết trong cơ thể sẽ bị rối loạn, khiến cho hormone tuyến giáp tăng tiết, theo thời gian sẽ dẫn đến bệnh ở tuyến giáp.

Lời khuyên: Hãy ngồi xuống và thư giãn, nhắm mắt lại, hít thở thật sâu.

7. Hại phổi. Khi tâm trạng bị xúc động, nhịp thở sẽ rất gấp, phế nang liên tục mở rộng, ít co giãn, đồng thời cũng không thể thư giãn và nghỉ ngơi.

Lời khuyên: Tĩnh tâm, từ từ hít-thở sâu 5 lần, để cho phổi được nghỉ ngơi và thư giãn.

8. Tổn thương hệ thống miễn dịch. Khi tức giận, cơ thể sẽ theo mệnh ệnh của não tạo ra chất cortisol, hormone stress. Nếu như chất này bị tích lũy quá nhiều trong cơ thể, nó sẽ cản trở các tế bào của hệ thống miễn dịch hoạt động, làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

Lời khuyên: Nghĩ lại những hồi ức đẹp trước đây mình đã có, cố gắng lấy lại trạng thái cân bằng lúc đầu.

P.NguyễnSơnThạch


ĐỊNH TÂM

Nhìn rõ thực tại
Tâm ta cũng giống như con khỉ, hết chuyền cành này đến cành khác mà không bao giờ chịu đứng yên. Dù biết rằng tâm là để nhận biết, cảm nhận, suy tưởng, thể hiện tình cảm hay quyết định nhưng nó không phải là một cỗ máy để cho ra số lượng sản phẩm càng nhiều càng tốt. Sự hạn chế tất yếu của con người là thường không biết nên để tâm lên đối tượng hay vấn đề kia ở mức độ nào là vừa đủ. Đủ không hẳn là phải giải quyết được vấn đề, mà nó hợp lý với nguồn năng lượng dự trữ đang có trong ta bởi vì ta còn phải chi tiêu cho những vấn đề quan trọng khác nữa. Không suy nghĩ là một trạng thái rất quan trọng để giúp cho tâm quân bình và sâu sắc, nhiều khi suy nghĩ chỉ đốt cháy năng lượng và làm cho ta thêm căng thẳng hay nhận thức lệch lạc chứ không giải quyết được vấn đề gì cả.
Triết gia Descartes đã có lần phát biểu “Tôi suy nghĩ, vì thế tôi đang tồn tại” (I think, therefore I am). Nhiều người cũng đồng quan điểm này, họ căn cứ vào dòng suy nghĩ để thấy được sự tồn tại của mình, nghĩa là con người phải luôn suy nghĩ vì nếu không suy nghĩ thì đó không còn là một thực tại sống động nữa. Cũng như những người già hay kiếm việc gì đó làm để thấy mình đang tồn tại, mình không phải là thứ bất tài vô dụng trong mắt con cháu. Thực ra họ chỉ cần ngồi yên đó, cứ mỉm cười vui vẻ với con cháu, hoặc luôn thể hiện năng lượng bình yên thì đủ chứng tỏ họ đang tồn tại rồi, và đó mới chính là sự tồn tại đích thực. Cũng vậy, khi nhìn một đóa hoa ta đâu cần suy tư thì ta mới cảm nhận được sự có mặt mầu nhiệm của nó. Đôi khi chính những dòng suy tưởng mông lung đã kéo ta ra khỏi thực tại, làm cho ta biến mất và thực tại cũng biến mất. Ta chỉ có xác mà không có hồn thì đâu thể nào gọi đó là sự tồn tại.

Khi nhìn đóa hoa mà không suy tưởng, không bị tương lai hay quá khứ kéo đi, chỉ thấy rõ đây là một đóa hoa đang nở trong buổi sớm thì đó là trạng thái định tâm(concentration). Định tâm tức là tâm đang đứng yên trong thực tại để nhận biết rất rõ những gì đang xảy ta trong ta và chung quanh ta. Nếu ta duy trì khả năng chuyên chú trên một đối tượng đã chọn lựa trong thực tại với một thời gian đủ lâu mà không có bất cứ ý niệm nào kéo đi thì ta sẽ có được định lực, tức là sức mạnh của tâm chuyên chú. Lỗi thường mắc của hầu hết chúng ta là có thói quen hay nhìn mọi thứ chỉ thoáng qua mà lại tưởng là mình đã thấy hay đã biết hết rồi, trong khi mỗi đối tượng đều luôn không ngừng vận động. Tâm chuyên chú mạnh mẽ sẽ có khả năng phát ra năng lượng chiếu sáng lên đối tượng, nên càng nhìn ta sẽ càng nhận rõ được bản chất thật hay cấu trúc hoạt động của nó.
Đời sống luôn có hấp dẫn lực nên rất dễ kéo tâm ta chạy lang thang suốt ngày ở bên ngoài, đến khi lên bàn ăn hay giường ngủ ta vẫn tiếp tục để nó chìm nổi trong những dự án kế hoạch. Theo thời gian ta dần đánh mất thói quen nghỉ ngơi hay để tâm chuyên chú vào một đối tượng, trái lại ta còn cho rằng càng nghĩ ra được nhiều ý tưởng mang lại lợi nhuận thì càng tốt. Làm như thể con người sinh ra chỉ để làm việc và kiếm tiền. Thế nên chậu kiểng trước nhà khô héo đã lâu ta cũng không thấy, chiếc áo đã sứt nút mà ta cũng không hay, trong nhà có bao nhiêu người đang có mặt chung ta cũng không biết, ta đã ăn cơm chưa hay có hẹn với ai hôm nay ta cũng không nhớ. Thật tệ! Ta cũng hay tự trách mỗi khi phát hiện ra mình bị đãng trí, nhưng rồi ta cũng tự bào chữa bằng lý do bận rộn rồi dễ dàng cho qua để tiếp tục thả tâm rong ruỗi đi tìm nơi trú ẩn hấp dẫn.

Nhưng nếu nhìn chăm chú vào ánh nắng thì nắng ấm hơn, ta lắng lòng nghe tiếng chim hót thì tiếng chim sẽ hay hơn, ta hết lòng bưng tách trà uống thì trà sẽ thơm nồng hơn. Sự có mặt đích thực của thân lẫn tâm sẽ giúp cho chính đối tượng kia có giá trị hơn và chính ta cũng sẽ được thừa hưởng nhiều hơn. Một sự thật rất sâu sắc đó là khi tâm an định, chấp nhận có mặt 100% trong giây phút hiện tại thì nó sẽ kết nối được với những năng lượng an lành có sẵn trong vũ trụ, sẽ giúp những năng lượng độc hại trong ta lắng dịu xuống, đồng thời sẽ mời lên những phẩm chất quý giá trong chiều sâu tâm hồn. Đó là lý do khi tâm an định ta thường dễ tháo gỡ những vấn đề tưởng chừng rất khó khăn. Cho nên định tâm chính là thách đố lớn nhất cho những ai muốn tiến xa trên con đường đạo đức, vì chỉ có định tâm mới cho ta sức mạnh để kiên trì chiến đấu với phiền não.

Ngộ - Page 3 Ml

Nghệ thuật định tâm

Để rèn luyện cho mình thói quen định tâm, điều kiện đầu tiên là ta phải bớt bận rộn, phải cho mình một cơ hội lớn tìm về chính mình. Ta không thể ra lệnh cho tâm mình dừng lại và ép nó không được suy nghĩ trong khi ta vẫn còn muốn nắm bắt cái này cái nọ. Một không gian nhẹ nhàng và tĩnh lặng sẽ rất giúp ta dễ dàng thu tâm mình trở về kết thành một mối với thân. Thân ở đâu thì tâm ở đó. Cũng như khi dùng chiếc kính lúp đón nhận những tia nắng song song thì nó sẽ hội tụ lại thành một điểm, sau đó ta lấy miếng rơm khô để phía dưới kính lúp thì chùm ánh sáng hội tụ ấy sẽ đốt cháy miếng rơm khô ngay tức khắc. Khả năng tập trung của tâm ý cũng có khả năng đốt cháy phần nào phiền não thô lậu trong ta, làm cho ta trở nên nhẹ nhàng, trầm tĩnh và sáng suốt hơn.

Ta cần cố gắng tập luyện sống chậm hơn bình thường càng nhiều càng tốt, nhưng cũng đừng quá chậm để mất đi vẻ tự nhiên. Mỗi khi mở vòi nước, đóng cánh cửa hay đặt tách trà xuống ta đều quan sát kỹ những đối tượng đó và ghi nhận rõ ràng ta đang làm gì. Ta có thể cắt từng hành động của mình ra thành từng mẫu nhỏ để thực nghiệm việc định tâm cho dễ dàng. Thí dụ khi bưng tách trà lên ta có thể chia làm 3 giai đoạn để chú tâm: bưng lên, đưa tới và uống. Trong khi uống ta cũng chia làm 3 giai đoạn để chú tâm: vừa uống, đang uống và uống xong. Mục đích cho sự thực tập chậm rãi giúp tâm ta không dễ dàng bay nhảy nơi khác vì nó phải tinh tế mới chuyên chú được trên những đối tượng nhỏ nhặt.

Bất kỳ cứ việc gì hay nơi đâu ta cũng có thể áp dụng bài thực tập chia nhỏ từng thao tác hành động để quan sát, trừ khi đó là những việc có tính chất nguy hiểm hay quá khẩn thiết. Tập quan sát bước chân của mình trong khi đi trong phòng thì sự định tâm cũng dễ dàng xảy ra. Chỉ cần thả lỏng hai tay theo chiều cơ thể và bắt đầu chú ý vào bước chân đi trong 3 giai đoạn: dở lên, đưa tới, đặt xuống. Ta cũng có thể chia mỗi động tác như vậy thành 3 lần nhỏ hơn nữa để sự chú ý của ta càng thêm mạnh mẽ: phần đầu - phần giữa và phần cuối của sự dở lên, phần đầu - phần giữa và phần cuối của sự đưa tới, phần - phần giữa và phần cuối của sự đặt xuống. Nên nhớ ta chỉ dùng tâm để cảm nhận chứ không cần phải nhìn xuống bước chân mình. Bài tập này tuy hơi khô khan, nhưng nếu kiên trì trong nửa giờ ta sẽ gặt hái kết quả rất bất ngờ. Và đây chính là bài tập căn bản của thiền.

Hơi thở mầu nhiệm

Những bậc tu thiền thành công từ nhiều thế hệ qua luôn xem hơi thở là sự lựa chọn hàng đầu để định tâm, vì hơi thở không chỉ là một tiến trình vật lý mà nó còn là nhịp cầu nối với các tiến trình tâm lý nữa, nghĩa là thông qua hơi thở mà ta có thể biết được những trạng thái biến đổi của tâm lý. Điều thú vị là ta có thể cảm nhận hơi thở một cách trực tiếp mà không cần đến sự can thiệp của tư tưởng hay kinh nghiệm có sẵn. Nên nhớ hơi thở là một tiến trình tự nhiên, ta không dùng ý chí can thiệp thì hơi thở vẫn vào và ra theo nhịp độ riêng của nó. Do vậy khi chọn hơi thở làm đối tượng chú tâm thì ta vẫn tôn trọng tính tự nhiên của nó, chỉ cần nhận biết và hiểu biết nó chứ không ép buộc nó phải như thế này hay như thế kia. Trên thực tế ta cũng hay vấp váp trong khi thở, vẫn muốn áp đặt hơi thở theo ý mình, muốn nó dài hơn hoặc ngắn hơn, muốn nó êm dịu hay nhẹ nhàng. Đó là một thái độ sai lầm cần phải tránh. Ranh giới giữa hơi thở tự nhiên và hơi thở có nhồi nặn rất mong manh, ta phải cẩn thận. Ta chỉ đơn thuần quan sát nó, đừng đọc lầm bầm trong tâm bằng một câu kệ nào đó hay tưởng tượng thêm cái gì hết.

Nhưng muốn quan sát được ta phải nhận diện ra hơi thở của mình như thế nào trước đã. Ta có thể chú tâm vào sự phình xẹp của bụng, khi hơi thở đi vào thì bụng sẽ tự động phình lên và khi hơi thở đi ra thì bụng sẽ tự động xẹp xuống. Song cách thở này chỉ phù hợp với một số ít người thôi, bởi nó sẽ làm cho ta dễ hồi hộp vì phải rượt đuổi theo hơi thở, vả lại, cách theo dõi này sẽ không làm cho ta cảm nhận hơi thở một cách trực tiếp. Cách mà nhiều vị hành thiền thường sử dụng đó là chú tâm vào chỗ phần chóp mũi, có thể là ngay vành trong của mũi hay ngay phía môi trên, điều này còn tùy thuộc vào chiếc mũi của mỗi người. Đầu tiên, ta hãy hít vào một hơi cho thật dài và sâu rồi ghi nhận không khí bên ngoài đi vào, nó sẽ chạm vào phần nào đó của chiếc mũi rõ ràng nhất, và đó chính là điểm mà ta cần ghi nhớ để quan sát hơi thở trong những lần thực tập sau này mà không nên để tâm chạy kiếm hơi thở lung tung. Đuổi theo hơi thở sẽ rất mệt mỏi nhưng không bao giờ đuổi kịp vì hơi thở nó cứ trôi chảy mãi.
Hãy tập quan sát mối liên hệ rất tinh tế giữa hơi thở và ý muốn điều khiển hơi thở và cả thái độ muốn ngưng sự điều khiển nữa. Ban đầu sẽ hơi khó chịu, nhưng dần dần ta sẽ cảm nhận được giá trị của hơi thở tự nhiên hoàn toàn khác biệt với hơi thở bị điều khiển, và ta sẽ học hỏi được rất nhiều về thái độ hay mong muốn của mình. Với thái độ quan sát hơi thở tinh vi như vậy thì chỉ trong một thời gian ngắn ta sẽ không còn muốn điều khiển nó nữa. Thời gian đầu việc quan sát hơi thở sẽ làm cho ta rất dễ chán nản vì cảm thấy nó thật là vô vị, nhưng nếu kiên trì một thời gian ngắn và thở đúng cách ta sẽ thấy nó rất đa dạng và kỳ diệu vô cùng. Thực ta, không có hơi thở nào giống với hơi thở nào, chúng biến hóa rất tinh xảo mà với tâm hời hợt hay có thành kiến rằng nó vốn là như vậy thì ta không thể nào khám phá và thấu hiểu được. Cho nên quan sát hơi thở không chỉ là quan sát đường nét của nó, mà ta còn quan sát đến cả nội dung của nó, nó là một bản nhạc hòa tấu giữa những trạng thái hổn hển rồi lắng dịu, sâu rồi cạn, gấp gáp rồi nhẹ nhàng.

Nhiều lúc ta có cảm giác như không nhận ra được hơi thở của mình. Đừng quá lo lắng. Hãy chú tâm trở lại ngay điểm mà ta đã chọn chỗ phần đầu chóp mũi hay sự phồng xẹp của bụng bằng một hơi thở mạnh thì ta sẽ nắm bắt được ngay. Nên nhớ, ta đừng bao giờ tự trách móc tâm mình trong khi thiền tập, điều đó chẳng lợi ích gì vì nó chỉ là kết quả của quá trình sống trong lãng quên của ta. Chỉ cần nhắc nhở nó thường xuyên là được. Trong khi quan sát hơi thở thì trong tâm ta cũng sẽ hiện lên hình ảnh, âm thanh, tình cảm, nhận xét, hay những tâm lý lo lắng, tiếc nuối, buồn tủi, hoang man…Khi ấy, ta tạm thời rời hơi thở để chú tâm lên những đối tượng mới. Nếu thấy mình không có chút định lực nào thì không nên, hãy tạm thời ngó lơ những biến động bất chợt của tâm lý mà giành hết ưu tiên cho mỗi hơi thở thôi. Nhưng nếu ta đã sẵn sàng quan sát thì chỉ nên quan sát từng hiện tượng tâm lý một, chứ đừng gom hết chúng lại.

Khi những đối tượng ấy phai mờ đi thì ta lại đem tâm trở về với hơi thở, hơi thở bấy giờ là đối tượng chính, là điểm tựa an toàn nhất của ta sau mỗi chuyến đi thăm những lĩnh vực khác dù đó là những phản ứng trên thân hay là những phản ứng trên tâm. Ta đừng nóng vội trong khi thực hành, đừng quá nôn nóng giải quyết những phiền não. Nhưng với chút định lực tích góp từ hơi thở, trong mỗi chuyến đi quan sát những biến động mạnh nơi thân hay nơi tâm như vậy thì tâm ta lại mang thêm một kinh nghiệm mới về bản chất vô thường và vô ngã của mọi sự vật và hiện tượng mà không chỉ riêng gì hơi thở. Thái độ quan sát bằng tâm không mong cầu hay chống đối, thuần túy bằng cái tâm tìm hiểu và khám phá thì sẽ cho ta nhiều cái thấy rất tuyệt vời mà từ trước giờ với cái tâm đầy xáo động và đặt sệt phiền não ta không tài nào biết nổi.

Một điều cần lưu ý là những lúc ta kinh nghiệm được hơi thở của mình một cách sâu sắc, thì ta bỗng nghe trong tâm hình như có rất nhiều gào thét hay những mớ âm thanh hỗn loạn, ta thấy mình như đang chới với như chiếc xe đang đầu xuống vực thẳm mà ta không thể điều khiển được. Không có gì lạ cả, thực ra lúc nào trong tâm ta cũng hỗn loạn như vậy, cũng đầy dẫy những cuộc xung đột hay những khoảng trống chơi vơi như vậy, chỉ vì trước giờ ta chưa bao giờ nhìn kỹ vào thôi. Tâm thức ta rối rắm và đầy phiền toái như vậy đó mà ta còn chưa chịu thu dọn hay giải quyết chúng, vẫn cứ lo đi tìm những thứ hấp dẫn bên ngoài thì đừng có trách tại sao ta vẫn thường hay bất lực với chính mình.

Chung quanh ta còn biết bao người vẫn đang sống bằng sự may rủi của hoàn cảnh, vẫn không biết cái gì đang tàn phá bên trong họ, nhìn họ có vẻ như không có vấn đề gì nhưng thực chất là họ đang bị trói buộc và điều khiển. Còn ta, tuy phải đối diện với những phiền toái bên trong nhưng ta đang trên con đường tháo gỡ nó. Nếu ta vẫn còn nhiều lý do để không chịu giành thời gian và năng lực tinh tiến luyện tập quan sát hơi thở và những biến động tâm lý của mình; hoặc ta không biết cách quan sát hơi thở, chỉ sử dụng nó một cách thô kệch hay áp đặt nó như những phương pháp luyện tập yoga thì ta sẽ tạo nên sự chay cứng trong công phu thiền tập của mình, ta sẽ có thành kiến với vấn đề quan sát hơi thở và chẳng bao giờ thu hoạch thêm sự khám phá mới lạ nào. Cho nên chấp nhận quay về chính mình đã hay lắm rồi, nhưng chính thái độ thực tập đúng đắn mới quyết định sự thành công. Và chỉ khi nào tâm ta yên định thật sự thì hạt giống trí tuệ mới bắt đầu hé nở.

Khi tâm tư lạc lõng
Hãy quay lại chính mình
Nương tựa vào hơi thở
Chốn nghỉ ngơi an bình


Minh Niệm :bong:




Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Ngộ - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngộ   Ngộ - Page 3 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Ngộ
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 3 trong tổng số 17 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4 ... 10 ... 17  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Tùy bút, nhật ký, truyện ngắn-