Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:41

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Thu 25 Apr 2024, 18:57

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

Mái Nhà Chung by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:33

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 09:57

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Hương Sắc Cuộc Đời

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Next
Tác giảThông điệp
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Hương Sắc Cuộc Đời - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Nốt Nhạc tuyệt vời   Hương Sắc Cuộc Đời - Page 8 I_icon13Wed 09 Nov 2011, 12:42

Hương Sắc Cuộc Đời - Page 8 Piano

Lòng kiên trì



Tôi là cựu giáo viên dạy nhạc tại một trường tiểu học ở DeMoines. Tôi luôn kiếm được lợi tức từ công việc dạy đàn dương cầm _ đó là một công việc mà tôi đã làm suốt 30 năm qua. Trong thời gian đó, tôi đã gặp nhiều trẻ em có những khả năng về âm nhạc ở nhiều cấp độ khác nhau. Tôi chưa bao giờ có hứng thú trong việc có học sinh thuộc dạng "cần nâng đỡ" mặc dù tôi đã từng dạy một vài học sinh tài năng. Tuy nhiên tôi cũng dành thì giờ vào những học sinh mà tôi gọi là "trơ nhạc". Một trong những học sinh đó là Robby.

Robby đã 11 tuổi khi mẹ cậu thả vào lớp trong bài học dương cầm đầu tiên. Tôi thích những học sinh (đặc biệt là những cậu bé) bắt đầu ở lứa tuổi nhỏ hơn, và nói điều đó với Robby. Nhưng Robby nói rằng mẹ cậu luôn luôn mơ ước được nghe cậu chơi dương cầm. Vì vậy tôi đã nhận cậu vào học. Thế là Robby bắt đầu những bài học dương cầm đầu tiên và tôi nghĩ rằng đó là sự cố gắng vô vọng. Robby càng cố gắng, cậu càng thiếu khả năng cảm thụ âm nhạc cần thiết để tiến bộ. Nhưng cậu rất nghiêm túc trong việc ôn lại những bài học và những bản nhạc sơ đẳng mà tôi yêu cầu cất cả các học sinh của mình đều phải học. Sau nhiều tháng ròng rã, cậu miệt mài cố gắng và tôi vẫn cứ lắng nghe và cố động viên cậu. Cứ hết mỗi bài học hàng tuần, cậu luôn nói: "Một ngày nào đó mẹ em sẽ đến đây để nghe em chơi đàn". Nhưng điều đó dường như vô vọng. Cậu không hề có một năng khiếu bẩm sinh nào. Tôi chỉ thấy mẹ cậu (một phụ nữ không chồng) ở một khoảng cách khá xa khi thả cậu xuống xe và chờ cậu trong một chiếc xe hơi cũ mèm khi đến đón cậu. Bà luôn vẫy tay và mỉm cười nhưng không bao giờ ở lại lâu.

Thế rồi một ngày nọ Robby không đến học nữa, tôi định gọi điện cho cậu nhưng thôi, bởi vì cậu không hề có chút năng khiếu nào, có lẽ cậu đã quyết định theo đuổi một con đường khác. Tôi cũng vui khi cậu không đến nữa. Cậu làm cho sự quảng bá trong việc dạy dỗ của tôi mất ưu thế! Vài tuần sau đó, tôi gởi đến nhà những học sinh của mình các tờ bướm thông báo cho buổi diễn tấu sắp tới. Trước sự ngạc nhiên của tôi, Robby (cũng đã nhận một tờ bướm) hỏi xem cậu có được tham dự biểu diễn hay không. Tôi bảo với cậu, buổi diễn chỉ dành cho học sinh đang học, vì cậu đã thôi học nên cậu sẽ không đủ khả năng thực hiện. Cậu nói rằng mẹ cậu đang ốm và không thể chở cậu đi học nữa, nhưng cậu vẫn luôn luyện tập. "Cô Hondorf… cô cho em diễn một lần thôi…", cậu nài nỉ. Tôi không hiểu điều gì đã xui khiến tôi cho phép cậu chơi trong buổi trình tấu đó. Có thể là cậu đã tha thiết quá, hoặc là một điều gì đó trong tôi đã bảo mách tôi rằng điều đó là đúng.

Đêm biểu diễn đã đến. Trong hội trường đông nghịt những phụ huynh, bạn bè và họ hàng. Tôi bố trí cho Robby ở cuối chương trình trước khi tôi xuất hiện để kết thúc và cảm ơn những học sinh đã trình diễn. Tôi nghĩ rằng tất cả những rủi ro mà cậu có thể gây ra cũng là lúc kết thúc và nếu có bề gì thì tôi cũng có thể "chữa cháy" cho sự biểu diễn yếu kém của cậu bằng tiết mục "hạ màn" của tôi. Và buổi biểu diễn trôi qua không một trở ngại nào. Những học sinh đã luyện tập nhuần nhuyễn và trình bày rất tốt. Thế rồi Robby bước ra sân khấu. A? quần cậu nhàu nát và mái tóc như tổ quạ.

"Tại sao cậu lại không ăn vận như những học sinh khác nhỉ? Tôi nghĩ "Tại sao ít ra mẹ cậu lại không chải tóc cho cậu vào cái đêm đặc biệt như thế này chứ? "

Robby mở nắp đàn lên và bắt đầu. Tôi ngạc nhiên khi thấy cậu tuyên bố rằng cậu chọn bản Concerto số 21 cung Đô trưởng của Mozart. Tôi hoàn toàn bất ngờ khi nghe những gì tiếp theo đó. Những ngón tay của cậu lấp lánh, nhảy múa trên những phím ngà. Cậu đã chơi những giai điệu từ nhẹ nhàng êm dịu đến hùng tráng… thật có hồn và đầy điêu luyện trong sự phối âm tuyệt diệu của nhạc Mozart. Chưa bao giờ tôi nghe một đứa trẻ ở tuổi ấy trình bày nhạc Mozart hay đến thế. Sau 6 phút rưỡi cậu đã kết thúc trong một âm thanh huy hoàng mạnh mẽ và mọi người đều đứng lên vỗ tay. Không nén được lệ tràn trong mắt, tôi chạy lên sân khấu và vòng tay ôm lấy Robby trong hạnh phúc: "Cô chưa bao giờ nghe em chơi hay như thế Robby ạ. Làm sao em có thể làm được điều đó? ". Robby giải thích qua chiếc micro "Thưa cô Hondorf… cô có nhớ là em đã kể rằng mẹ em đang ốm? Thực ra, mẹ em đã bị ung thư và qua đời sáng nay. Mẹ em bị điếc bẩm sinh vì vậy đêm nay là đêm đầu tiên mẹ em nghe thấy em đàn. Em muốn làm điều gì đó thật là đặc biệt".

Tối hôm ấy, trong hội trường không đôi mắt nào không nhỏ lệ. Khi những người ở Trại Xã Hội đưa cậu từ sân khấu trở về trại mồ côi tôi nhận thấy mắt họ đỏ và sưng mọng. Tôi chợt nghĩ, đời tôi nhiều ý nghĩa biết bao khi đã từng nhận một học sinh như Robby. Không, tôi chưa bao giờ nhận một học sinh nào "cần nâng đỡ", nhưng đêm đó tôi trở thành người được nâng đỡ bởi Robby. Cậu là thầy của tôi và tôi chỉ là một học trò. Bởi vì cậu đã dạy cho tôi ý nghĩa của sự kiên trì, của tình yêu và niềm tin trong chính con người của chúng ta và điều đó có thể tạo ra cho người khác một cơ hội mà chúng ta không biết vì sao. Điều này càng đặc biệt ý nghĩa hơn khi sau này tôi biết Robby bị chết trong vụ nổ bom điên rồ tại tòa nhà Alfred P. Murrah Federal ở thành phố Oklahoma vào tháng 4 năm 1995 nơi cậu đang biểu diễn.



Nhị Tường dịch - Nguồn Reader’s Digest :hoa:



Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Hương Sắc Cuộc Đời - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Cho và Nhận    Hương Sắc Cuộc Đời - Page 8 I_icon13Fri 11 Nov 2011, 21:15

Hương Sắc Cuộc Đời - Page 8 Milk-splash


Giá Trị Một Ly Sữa

Một cậu bé nghèo phải đi bán hàng rong để kiếm tiền học. Một hôm, dạ dày cậu trống rỗng cậu đói đến lả người. Thò tay vào túi, cậu thấy chỉ còn sót lại duy nhất có một đồng. Nhưng đó là tiền cậu hứa mua bánh cho mấy đứa em ở nhà.

Tần ngần một lát, cậu quyết định ghé vào ngôi nhà phía trước để xin chút gì đó bỏ bụng. Thế nhưng, người mở cửa là một thiếu phụ trẻ đẹp. Khiến cậu bối rối và ngập ngừng, nên thay vì hỏi xin ăn, cậu chỉ dám xin một ly nước.

Thấy dáng vẻ nghèo khổ và đói lả của cậu bé, người phụ nữ thay vì rót nước đã đem ra cho cậu một ly sữa lớn.

Cậu chậm rãi nhấp từng ngụm sữa rồi hỏi:

- Cháu nợ cô bao nhiêu ạ ?

Người phụ nữ trả lời:

- Cháu không nợ cô cái gì cả. Mẹ cô đã dạy không bao giờ nhận tiền trả cho lòng tốt.

Cậu bé cảm kích đáp:

- Cháu sẽ biết ơn cô từ sâu thẳm trái tim cháu.



Khi ra đi, cậu cảm thấy khỏe khoắn hơn và niềm tin của cậu vào con người như cũng mãnh liệt hơn. Trước đó, cậu như muốn đầu hàng số phận.

Nhiều năm sau, người phụ nữ bị ốm nặng. Các bác sĩ địa phương đều bó tay. Họ chuyển bà đến thành phố lớn để các chuyên gia nghiên cứu căn bệnh lạ lùng này.
Tiến sĩ Howard Kelly được mời đến tham vấn.
Khi ông nghe tên thị trấn nơi người phụ nữ ở, một tia sáng ánh lên trong mắt ông. Ngay lập tức, ông khoác áo choàng và đi đến phòng bệnh của người phụ nữ nọ. Ông nhận ra ngay ân nhân của mình năm xưa. Quay về phòng hội chẩn, ông quyết định sẽ dốc hết sức để cứu sống bệnh nhân này. Và cuối cùng nỗ lực của ông cũng được thành công.

Tiến sĩ Howard Kelly đề nghị phòng y vụ chuyển cho ông hóa đơn viện phí của ân nhân để xem lại. Ông viết vài chữ bên lề của tờ biên lai và cho chuyển nó đến người phụ nữ.

Bệnh người phụ nữ đã thuyên giảm và sau đó khỏi hoàn toàn.

Trước ngày bà xuất viện, bác sĩ Kelly yêu cầu phòng y vụ chuyển hóa đơn để xem lại. Ông viết vài chữ bên lề của tờ biên lai.

Nhận hóa đơn, người phụ nữ hồi hộp mở ra đọc. Bà dự đoán rằng số tiền phải trả rất cao, có lẽ bà sẽ phải làm việc cật lực cả đời mới trả hết.

Ngỡ ngàng, bà đọc thấy bên lề hóa đơn một hàng chữ :
“Đã được thanh toán bằng một ly sữa.


Ký tên: Bác sĩ Howard Kelly.

Đây là câu chuyện có thật. Tiến sỹ Howard Kelly là một nhà vât lý lỗi lạc, đã sáng lập ra Khoa Ung thư tại trường Đại học John Hopkins năm 1895.

Có những thứ giá trị tuy nhỏ nhưng trong hoàn cảnh nhất định đem lại một giá trị rất lớn lao.
Hãy quảng đại khi trao tặng và sống xứng đáng với những gì đã lãnh nhận.

ST :hoa:




Về Đầu Trang Go down
BachVanNhi

BachVanNhi

Tổng số bài gửi : 557
Age : 73
Location : Vườn Thiền Hoa Đạo
Registration date : 08/09/2011

Hương Sắc Cuộc Đời - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Mỗi khắc một phân vàng   Hương Sắc Cuộc Đời - Page 8 I_icon13Mon 14 Nov 2011, 09:42

Mỗi khắc một phân vàng

Hương Sắc Cuộc Đời - Page 8 Picture

Một lãnh chúa đến nhờ thiền sư Takuan chỉ dạy cho một cách nào đó để tiêu khiển thời gian. Ông ta cảm thấy mỗi ngày trôi qua đều dài lê thê khi phải luôn dự vào những buổi triều kiến và ngồi ngây ra như tượng gỗ để nhận sự lễ kính của người khác.
Thiền sư Takuan viết 8 chữ Hán trao cho ông ta, với ý nghĩa như sau:
Ngày đi không trở lại,
Mỗi khắc một phân vàng.
Thời gian trôi đi mãi,
Mỗi phút quý vô vàn!

Viết sau khi dịch

“Trăm năm là ngắn, một ngày dài ghê!” Thật vậy, ai cũng muốn sống lâu muôn tuổi, nhưng ít ai nghĩ đến việc sẽ làm gì nếu thực sự có được quãng thời gian đó! Và trong thực tế thì ngày dài nhất là ngày không có việc gì để làm. Bởi thế, người bận rộn nhất chính là người không biết sẽ làm gì vào ngày mai; và ngược lại, người thảnh thơi nhất là người biết chắc mình sẽ làm gì hôm nay, ngày mai và mãi mãi!

Nguồn: http://phatgiaovnn.com
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10556
Registration date : 23/11/2007

Hương Sắc Cuộc Đời - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hương Sắc Cuộc Đời   Hương Sắc Cuộc Đời - Page 8 I_icon13Mon 14 Nov 2011, 11:23

Lữ Hoài đã viết:
Hương Sắc Cuộc Đời - Page 8 Milk-splash


Giá Trị Một Ly Sữa

Một cậu bé nghèo phải đi bán hàng rong để kiếm tiền học. Một hôm, dạ dày cậu trống rỗng cậu đói đến lả người. Thò tay vào túi, cậu thấy chỉ còn sót lại duy nhất có một đồng. Nhưng đó là tiền cậu hứa mua bánh cho mấy đứa em ở nhà.

Tần ngần một lát, cậu quyết định ghé vào ngôi nhà phía trước để xin chút gì đó bỏ bụng. Thế nhưng, người mở cửa là một thiếu phụ trẻ đẹp. Khiến cậu bối rối và ngập ngừng, nên thay vì hỏi xin ăn, cậu chỉ dám xin một ly nước.

Thấy dáng vẻ nghèo khổ và đói lả của cậu bé, người phụ nữ thay vì rót nước đã đem ra cho cậu một ly sữa lớn.

Cậu chậm rãi nhấp từng ngụm sữa rồi hỏi:

- Cháu nợ cô bao nhiêu ạ ?

Người phụ nữ trả lời:

- Cháu không nợ cô cái gì cả. Mẹ cô đã dạy không bao giờ nhận tiền trả cho lòng tốt.

Cậu bé cảm kích đáp:

- Cháu sẽ biết ơn cô từ sâu thẳm trái tim cháu.

Khi ra đi, cậu cảm thấy khỏe khoắn hơn và niềm tin của cậu vào con người như cũng mãnh liệt hơn. Trước đó, cậu như muốn đầu hàng số phận.

Nhiều năm sau, người phụ nữ bị ốm nặng. Các bác sĩ địa phương đều bó tay. Họ chuyển bà đến thành phố lớn để các chuyên gia nghiên cứu căn bệnh lạ lùng này.
Tiến sĩ Howard Kelly được mời đến tham vấn.
Khi ông nghe tên thị trấn nơi người phụ nữ ở, một tia sáng ánh lên trong mắt ông. Ngay lập tức, ông khoác áo choàng và đi đến phòng bệnh của người phụ nữ nọ. Ông nhận ra ngay ân nhân của mình năm xưa. Quay về phòng hội chẩn, ông quyết định sẽ dốc hết sức để cứu sống bệnh nhân này. Và cuối cùng nỗ lực của ông cũng được thành công.

Tiến sĩ Howard Kelly đề nghị phòng y vụ chuyển cho ông hóa đơn viện phí của ân nhân để xem lại. Ông viết vài chữ bên lề của tờ biên lai và cho chuyển nó đến người phụ nữ.

Bệnh người phụ nữ đã thuyên giảm và sau đó khỏi hoàn toàn.

Trước ngày bà xuất viện, bác sĩ Kelly yêu cầu phòng y vụ chuyển hóa đơn để xem lại. Ông viết vài chữ bên lề của tờ biên lai.

Nhận hóa đơn, người phụ nữ hồi hộp mở ra đọc. Bà dự đoán rằng số tiền phải trả rất cao, có lẽ bà sẽ phải làm việc cật lực cả đời mới trả hết.

Ngỡ ngàng, bà đọc thấy bên lề hóa đơn một hàng chữ :
“Đã được thanh toán bằng một ly sữa.


Ký tên: Bác sĩ Howard Kelly.

Đây là câu chuyện có thật. Tiến sỹ Howard Kelly là một nhà vât lý lỗi lạc, đã sáng lập ra Khoa Ung thư tại trường Đại học John Hopkins năm 1895.

Có những thứ giá trị tuy nhỏ nhưng trong hoàn cảnh nhất định đem lại một giá trị rất lớn lao.
Hãy quảng đại khi trao tặng và sống xứng đáng với những gì đã lãnh nhận.

ST :hoa:





The Generous Gift of a Glass of Milk that Ended up Paying for Medical Care-Truth!


Summary of eRumor:
A boy from a poor family who was a door-to-door salesman ran out of money. He was hungry and decided to ask for food from the next person who answered the door. He ended up merely asking for a glass of water, however, and the woman he asked brought him a glass of milk instead. Many years later, the poor boy was now a famous physician named Dr. Howard Kelly and the woman who gave him the glass of milk was seriously ill. He gave himself to her care, she recovered, and when the bill was presented, Dr. Kelly wrote, "Paid in full with one glass of milk,"

The Truth:
As is often the case, someone has fictionalized the details of this story and gotten some of it wrong, but it is essentially a true event.

Dr. Howard Kelly was a distinguished physician who, in 1895, founded the Johns Hopkins Division of Gynecologic Oncology at Johns Hopkins University. According to Dr. Kelly's biographer, Audrey Davis, the doctor was on a walking trip through Northern Pennsylvania one spring day when he stopped by a farm house for a drink of water. A little girl answered his knock at the door and instead of water, brought him a glass of fresh milk. He visited with her briefly, then went his way. Sometime after that, the little girl came to him as a patient and needed surgery. After the surgery, the bill was brought to her room and on it were the words, "Paid in full with one glass of milk."

Our thanks to Andrew Harrison, the Processing Archivist and Fine Arts Coordinator for the Johns Hopkins Medical Institutions, for help with this story.

A real example of the story as it has been circulated:

One day, a poor boy who was selling goods from door to door to pay his way through school, found he had only one thin dime left, and he was hungry.

He decided he would ask for a meal at the next house. However, he lost his nerve when a lovely young woman opened the door. Instead of a meal he asked for a drink of water. She thought he looked hungry so brought him a large glass of milk. He drank it slowly, and then asked, "How much do I owe you?" "You don't owe me anything," she replied. "Mother has taught us never to accept pay for a kindness." He said..... "Then I thank you from my heart."

As Howard Kelly left that house, he not only felt stronger physically, but his faith in God and man was strong also. He had been ready to give up and quit.

Year's later that young woman became critically ill. The local doctors were baffled. They finally sent her to the big city, where they called in specialists to study her rare disease. Dr. Howard Kelly ! was called in for the consultation. When he heard the name of the town she came from, a strange light filled his eyes. Immediately he rose and went down the hall of the hospital to room. Dressed in his doctor's gown he went in to see her. He recognized her at once. He went back to the consultation room determined to do his best to save her life. From that day he gave special attention to the case. After a long struggle, the battle was won.

Dr. Kelly requested the business office to pass the final bill to him for approval. He looked at it, then wrote something on the edge and the bill was sent to her room. She feared to open it, for she was sure it would take the rest of her life to pay for it all. Finally she looked, and something caught her attention on the side of the bill. She read these words..... "Paid in full with one glass of milk"

Signed Dr. Howard Kelly. Tears of joy flooded her eyes as her happy heart prayed: "Thank You, God, that Your love has spread abroad through human hearts and hands."

Now you have two choices. You can send this page on and spread a positive message or ignore it and pretend it never touched your heart.

(TruthOrFiction.com)


Lời bàn của AH:
Truyện thật thì không lãng mạn và cảm động như tiểu thuyết! :thinking:
Trong truyện này người dịch đã dịch sai từ physician. Physician = bác sĩ, còn physicist mới là nhà vật lý học.
:jj:

_________________________
Hương Sắc Cuộc Đời - Page 8 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Hương Sắc Cuộc Đời - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hương Sắc Cuộc Đời   Hương Sắc Cuộc Đời - Page 8 I_icon13Tue 15 Nov 2011, 11:41

BachVanNhi đã viết:
Mỗi khắc một phân vàng

Hương Sắc Cuộc Đời - Page 8 Picture

Một lãnh chúa đến nhờ thiền sư Takuan chỉ dạy cho một cách nào đó để tiêu khiển thời gian. Ông ta cảm thấy mỗi ngày trôi qua đều dài lê thê khi phải luôn dự vào những buổi triều kiến và ngồi ngây ra như tượng gỗ để nhận sự lễ kính của người khác.
Thiền sư Takuan viết 8 chữ Hán trao cho ông ta, với ý nghĩa như sau:
Ngày đi không trở lại,
Mỗi khắc một phân vàng.
Thời gian trôi đi mãi,
Mỗi phút quý vô vàn!

Viết sau khi dịch

“Trăm năm là ngắn, một ngày dài ghê!” Thật vậy, ai cũng muốn sống lâu muôn tuổi, nhưng ít ai nghĩ đến việc sẽ làm gì nếu thực sự có được quãng thời gian đó! Và trong thực tế thì ngày dài nhất là ngày không có việc gì để làm. Bởi thế, người bận rộn nhất chính là người không biết sẽ làm gì vào ngày mai; và ngược lại, người thảnh thơi nhất là người biết chắc mình sẽ làm gì hôm nay, ngày mai và mãi mãi!

Nguồn: http://phatgiaovnn.com



Cám ơn BVN đã bỏ thời gian gởi thông điệp này hearts
Thời giờ rất quý báu nên phải tận dụng và nó cũng không chờ đợi một ai cả .

Chúc BVN luôn có thật nhiều thời gian an vui! flower

Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Hương Sắc Cuộc Đời - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hương Sắc Cuộc Đời   Hương Sắc Cuộc Đời - Page 8 I_icon13Tue 15 Nov 2011, 12:03

Ái Hoa đã viết:


Lời bàn của AH:
Truyện thật thì không lãng mạn và cảm động như tiểu thuyết! :thinking:
Trong truyện này người dịch đã dịch sai từ physician. Physician = bác sĩ, còn physicist mới là nhà vật lý học.
:jj:

Cám ơn AH chú dẫn chổ người dịch sai ( không biết tên dịch giả) hearts
LH sơ suất không để ý chi tiết nhỏ đó, hì hì cái này gọi là ... dịch dật nè! :118:
Đây là câu chuyện ngụ ngôn có tính cách đạo đức nói về ơn nghĩa trong đời, LH tìm lại đăng vì mặc dù cũ rích nhưng lâu lâu đọc cũng thấy hay và như mới đối với mình, dựa trên một sự kiện có thật về 2 nhân vật này- ly sửa & chửa trị đền ơn, chứ người kể lại cũng đã phăng thêm chút chút cho bi đát về chuyện con nhà nghèo lang thang đói khát… tuy không thêm nhiều tình tiết hư cấu và đi sâu thành tiểu thuyết. LH thấy cũng hơi uổng uổng.

Nghe lời AH bàn, LH hơi thắc mắc … có nghĩa là tiểu thuyết thì không phải là chuyện có thật? Không phải là dựa trên chuyện có thật nhưng thêm mắm thêm muối... fantasied...?
Thấy vấn đề nêu ra interesting lắm, LH tìm hiểu định nghĩa tiểu thuyết là gì, xin gởi vào đây định nghĩa của nó và nhận xét sắc bén của cụ Phan Khôi.


Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định.
Trong một cách hiểu khác, nhận định của Belinski: "tiểu thuyết là sử thi của đời tư" chỉ ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách

Tên gọi thể loại:
Trong văn học phương Đông, danh từ tiểu thuyết xuất hiện khá sớm nhằm phân biệt với hai thể loại cơ bản khác là đại thuyết và trung thuyết. Đại thuyết là kinh sách của các thánh nhân viết như Kinh Thư, Kinh Thi của Khổng Tử, đó là loại sách mang nặng tính triết học, gần như chân lý, kiểu khuôn vàng thước ngọc và rất khó đọc. Trung thuyết do các hiền sư, sử gia thực hiện như Sử ký của Tư Mã Thiên. Còn tiểu thuyết, vốn chỉ những chuyện vụn vặt, đời thường. Những chuyện ấy cùng với cổ tích, ngụ ngôn là những mầm mống của tiểu thuyết phương Đông. Thuỷ Hử và Hồng Lâu Mộng là một trong những số đó.

Theo quan niệm trước đây, đặc biệt là quan niệm của Trung Quốc và Nhật Bản, tiểu thuyết bao gồm có hai loại chính là tiểu thuyết đoản thiên hay truyện ngắn, thậm chí là "vi hình tiểu thuyết" (truyện cực ngắn, truyện siêu ngắn) hay "truyện trong lòng bàn tay"[2]) vàtiểu thuyết trường thiên (truyện dài). Tuy nhiên hiện nay, ở Việt Nam, khi nói đến tiểu thuyết, độc giả thường hiểu đó là tác phẩm truyện dài.

Ở một số ngôn ngữ phương Tây, từ tiểu thuyết có nguồn gốc từ tiếng Latinh, mang nghĩa chuyện mới (novel).
Song song với tiến trình này, văn học hiện đại thế giới cũng cho thấy những nguyên lý của tiểu thuyết chi phối hầu hết các tác phẩm tự sự khác nên sự phân biệt bản chất thể loại ở các truyện cụ thể trở nên ngày càng khó khăn.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%83u_thuy%E1%BA%BFt


TIỂU THUYẾT THẾ NÀO LÀ HAY?
Theo con mắt một nhà văn học Nhựt Bổn

Tôi không phải là người viết được tiểu thuyết, nhưng tôi hay đọc tiểu thuyết, nhứt là tiểu thuyết đương thời đây. Sau khi tôi đọc qua nhiều cuốn, tôi dám nói rằng: Ở xứ ta đây có người, trong óc họ, hình như chưa nhìn rõ tiểu thuyết là gì mà họ cứ việc viết tiểu thuyết.
Xin ai nấy chớ cho tôi là nói xấc. Tôi nói vậy mà đúng lắm đó. Mà hạng người viết tiểu thuyết như tôi nói đó có lẽ lại không phải là ít đâu. Trừ ra một số ít người biết viết, không kể, còn kỳ dư, người nào có ý thức lắm thì lấy sự khuyên lành răn dữ làm mục đích, người nào không có ý thức thì lại, cứ hễ viết là viết, chớ không kể đến cái mục đích gì.
Như vậy không đặng đâu. Ta phải nhìn rõ tiểu thuyết là gì đã rồi sẽ viết. Nghĩa là ta thế nào cũng phải có một cái quan niệm chánh đáng về tiểu thuyết dầu cái quan niệm của ta khuynh hướng về mặt nào cũng không sao. Chớ còn cứ việc kể chuyện như kể chuyện đời xưa mà nghe, thế không đủ gọi là tiểu thuyết.
Tôi nói cái quan niệm về tiểu thuyết dầu hướng về mặt nào cũng không sao, nghĩa là cái quan niệm ấy theo thời mà có thay đổi. Thường thường, cái văn học của nước nào cũng hay biến hóa luôn, cho nên người ta đối với tiểu thuyết, khi coi nó là thế nầy, khi coi nó là thế khác. Miễn là phải có cái “coi” ấy thì nó mới có ý vị.

Theo văn học sử Nhựt Bổn thì năm Minh Trị 18 (1885) đã bước vào thời kỳ văn học mới, cho nên trong lúc ấy, cái quan niệm về tiểu thuyết của người Nhựt khác với trước kia.

Vào lúc bắt đầu thời kỳ ấy, một nhà văn học tên là Bình Nội Tiêu Diêu có làm một bộ sách kêu là Tiểu thuyết thần tủy, chuyên luận về tiểu thuyết, tôi xin trích dịch vài chỗ cốt yếu như sau nầy.
Trong bài tự ngôn sách ấy đem những tiểu thuyết đương thời của Nhựt Bổn ra mà công kích thiệt gắt, nói rằng:
“Gần nay những tiểu thuyết xuất bản đều là đồ cặn bã. Nhơn vì bọn họ cho cái chủ ý của tiểu thuyết là ở sự khuyên lành răn dữ, làm mẫu mực cho đạo đức. Vả lại họ lấy tài liệu cũng chỉ lanh quanh trong phạm vi rất hẹp hòi. Bực mình cho độc giả thứ nhứt là bổn nào bổn nấy cũng một giọng như nhau.
Sự ấy lỗi tại người viết mà cũng lỗi tại người đọc nữa. Thuở nay người đọc tiểu thuyết trong nước ta (Nhựt Bổn) cũng chỉ ngả về mặt khuyên lành răn dữ mà thôi; ngoài ra họ không còn biết tiểu thuyết có cái ích gì nữa. Người biết lợi dụng cái tâm lý ấy, muốn cho sách mình được chạy thì cũng không viết khác đi làm chi. Nhưng có một điều rất hại, là họ mượn cái danh khuyên lành răn dữ mà kỳ thiệt ở trỏng họ vẽ ra những chuyện gian ác, tàn nhẫn, dâm dục, trở lại làm hại cho đạo đức thì có!”

Sự mượn danh làm ích mà kỳ thiệt là làm hại đó, chính là trúng vào cái bịnh tiểu thuyết trong nước Nam ngày nay. Tôi thấy biết bao cuốn, từ đầu đến cuối, tác giả kể ra sự bậy bạ đủ thứ, đến sau hết dạy người ta rằng những sự bậy bạ ấy phải coi là gương xấu mà tránh xa đi; nhưng lời dạy ấy chưa chắc có hiệu quả gì, chớ còn những điều bậy bạ kia thì đã ăn sâu vào đầu độc giả từ lúc họ bắt đầu đọc cuốn sách cho tới khi xếp sách rồi .

Tiểu thuyết ngày nay, ở trên đàn văn học thế giới, không còn đeo theo cái chủ nghĩa khuyến trừng nữa. Nhựt Bổn vào năm 1885 cũng đã có người tuyên ngôn như vậy tức là nhà văn học nói trên đó. Vậy thì tiểu thuyết lấy gì làm mục đích? Tiểu thuyết thế nào là hay?
Trong một tiết coi là phần gốc trong cuốn sách Tiểu thuyết thần tuỷ, ông Bình Nội Tiêu Diêu nói rằng:
“Cái chủ não của tiểu thuyết là nhân tình thế thái; thứ nữa đến phong tục. Nhân tình tức là tình dục của người ta. Người ta là động vật có tình dục. Không cứ người hiền, người lành, cũng đều có tình dục như ai. Có điều họ không lộ ra, chớ không thể nói họ không có tình dục.
Bởi vậy, phàm tiểu thuyết phải tả đến trong lòng người ta, khiến cho như thấy cái lòng ấy trước mặt độc giả. Làm được như vậy thì mới có thể tả ra nhân tình thế thái của các thời đại, rồi mới kêu được một cuốn tiểu thuyết, tức là bài phê bình đời người”.

Cứ như lời trên đây thì nhà văn học Nhựt ấy, về tiểu thuyết, khuynh hướng về chủ nghĩa tả thực, lại trọng về tâm lý, cũng chủ trương theo phái nghệ thuật vì nhân sanh. Cái khuynh hướng ấy, cái chủ trương ấy, tôi nhận là đáng đem ra mà thi hành trong cõi tiểu thuyết nước ta ngày nay vậy.
Cứ tả thực mà tả cho đúng tâm lý thì đủ làm cho vui cái tâm cảnh của kẻ đọc rồi tự họ cảm hóa lấy, chớ còn cứ theo cái sáo khuyên răn cũ, là tầm thường, người đời nay chán rồi.

"Phàm người ta, cái hành vi bày ra ngoài với cái cảm tình vi diệu ở trong, thành ra hai thứ hiện tượng. Như lịch sử và chuyện cổ tích, chỉ có thể thuật lại những cái hành vi bề ngoài mà không có thể xét thấu cái tình cảnh bề trong. Cái chức vụ của tiểu thuyết, ấy là để xét thấu chỗ kín nhiệm, chỗ vi diệu của nhân tình.

Tiểu thuyết phải miêu tả cái màn kín trong lòng của người hiền, người gian, kẻ già, kẻ trẻ, con trai, con gái, hoặc lành, hoặc dữ, hoặc vạy, hoặc ngay. Làm thế nào cho cái nhân tình rõ bày ra mà ngó thấy được, ấy mới là tiểu thuyết. Bởi vậy, nhà tiểu thuyết lại phải là nhà tâm lý học.
Nhà tiểu thuyết nặn ra một người nào, phải căn cứ theo cái nguyên lý của tâm lý học. Nếu tự ý mình nặn bậy ra một người trái nhau với tâm lý học, hay là điều gì không hiệp với nhân tình thì dầu có chạm trổ thêu thùa mấy đi nữa cũng không phải là tiểu thuyết hay."
PHAN KHÔI
Trung lập, Sài Gòn, s.6509
(Phụ trương văn chương số 15, thứ bảy 8.8.1931)


"Văn Học Tiểu Thuyết" Là Cái Quái Gì?

Trích "Việt Nam thi nhân tiền chiến toàn tập" - Nhà xuất bản Văn Học

Trong một số báo Khuyến Học gần đây có bắt đầu đăng một cái tiểu thuyết mà nêu lên là "văn học tiểu thuyết".
Tôi thấy mà lấy làm lạ, không biết sao người ta lại cả gan mà dám đặt ra cái danh từ bất thông như thế.
Hẳn người đặt ra cái danh từ ấy đã thấy có những cái danh từ "triết học tiểu thuyết" và "khoa học tiểu thuyết" nên yên trí mà cho rằng "văn học tiểu thuyết" cũng có thể nói được đó chi. Nhưng khốn nỗi, "triết học tiểu thuyết" nói được, "khoa học tiểu thuyết" nói được mà "văn học tiểu thuyết" lại không nói được, cái chỗ bí hiểm ấy người kia không nghĩ đến.

Muốn rõ được sự phân biệt ấy trước hết phải hiểu thấu cái quan niệm về tiểu thuyết của học giới phương Tây.
Phương Đông ta từ xưa, người Tàu vậy mà người Nam ta cũng vậy, coi tiểu thuyết là thứ chuyện đầu đường xó chợ, không được sắp hàng vào văn học. Nhưng trái lại, người phương Tây lại không thế; trong văn học, chẳng những họ không khinh rẻ tiểu thuyết mà họ còn coi tiểu thuyết làm đầu.

Bởi cái quan niệm ấy, tiểu thuyết đối với văn học thành ra có quan hệ rất mật thiết, hầu như người ta thường nói, một mà hai, hai mà một. Nói thế, nghĩa là nói tiểu thuyết đối với người phương Tây có thể đại biểu cho văn học tuy chưa nói hẳn được rằng tiểu thuyết tức là văn hoc.
Bởi đó, tiểu thuyết nào cũng hầu hết hàm có cái tính chất văn học rồi sau mới tuỳ cái cốt chuyện(truyện?) của nó mà chia làm từng thứ.
Cái cốt chuyện thần bí thì gọi là thần bí tiểu thuyết, cái cốt chuyện ái tình thì gọi là ái tình tiểu thuyết, cái cốt chuyện xã hội thì gọi là xã hội tiểu thuyết, v.v... Có những tên khác nhau ấy là tuỳ theo cốt chuyện.

Cốt chuyện dù khác nhau mặc lòng, tiểu thuyết nào cũng hàm có tính chất văn học, cũng đại biểu cho văn học.
Như thế đã hơi thấy đã không thể nào nói "văn học tiểu thuyết" được rồi, vì một bản tiểu thuyết, có cái tính chất đã là văn học rồi thì không lẽ còn có cái cốt chuyện gì là văn học nữa.

Không phân bì với "triết học tiểu thuyết" và "khoa học tiểu thuyết" được. Hai thứ tiểu thuyết này, cái cốt chuyện của nó đã là triết học và khoa học thì cố nhiên là nó không chồng(trùng?) lặp với văn học là cái tính chất của tiểu thuyết.
Gần đây tiểu thuyết đã thịnh hành giữa văn học giới của Tàu và của ta. Thế là cái quan niệm về văn học của người phương Đông chúng ta cũng đã thay đổi mà theo phương Tây rồi. Đã theo họ mà trong đó còn bày ra một điều gì ngang ngạnh, trái với họ, thế là tự ta làm điều vô nghĩa.

Trong văn học Pháp có triết học tiểu thuyết, có khoa học tiểu thuyết mà không hề có "văn học tiểu thuyết". Không có, không phải là thiếu, không phải là người Pháp không đủ trí khôn mà đặt ra; nhưng là tại lẽ rất rõ ràng trên đó không cho đặt ra.

Ông định đặt ra cái danh từ mới là "văn học tiểu thuyết" như thế để tỏ rằng ta đây cũng có trí phát minh, có quyền sáng tạo hay sao? Không được! Cái việc ông làm đó làm đó là cái việc lố lăng, vô nghĩa! "Văn học tiểu thuyết" là cái quái gì? Xin báo Khuyến Học xoá bỏ bốn chữ tiêu đề ấy đi. Đừng tưởng rằng sự lầm lỗi của một mình mà nó không lây đến kẻ khác.
Nói "văn học tiểu thuyết" thì cũng gần như nói "văn học văn học" chẳng có nghĩa gì hết. Tôi sợ người ta không tin tôi, nên tôi phải nói lên thêm câu ấy.

PHAN KHÔI
(Hà Nội Báo, số 21, ngày 27-5-1936)



Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Hương Sắc Cuộc Đời - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hương Sắc Cuộc Đời   Hương Sắc Cuộc Đời - Page 8 I_icon13Tue 15 Nov 2011, 16:40

Hương Sắc Cuộc Đời - Page 8 Question_marks3

Ba Câu Hỏi

Nhà vua ấy, Tolstoy không biết tên. Một hôm đức vua nghĩ rằng, giá mà vua trả lời được ba câu hỏi ấy thì vua sẽ không bao giờ bị thất bại trong bất cứ công việc nào. Ba câu hỏi ấy là:

1. Làm sao để biết được thời gian nào là thời gian thuận lợi nhất cho mỗi công việc?
2. Làm sao để biết được nhân vật nào là nhân vật quan trọng nhất mà ta phải chú trọng?
3. Làm sao để biết được công việc nào là công việc cần thiết nhất mà ta phải thực hiện?


Nghĩ thế, vua liền ban chiếu ra khắp trong bàn dân thiên hạ, hứa rằng sẽ ban thưởng trọng hậu cho kẻ nào trả lời được những câu hỏi đó.
Các bậc hiền nhân đọc chiếu liền tìm tới kinh đô. Nhưng mỗi người lại dâng lên vua một câu trả lời khác nhau.

Về câu hỏi thứ nhất, có người trả lời rằng muốn biết thời gian nào là thời gian thuận lợi nhất cho mỗi công việc thì phải làm thời biểu cho đàng hoàng, có ngày giờ năm tháng và phải thi hành cho thật đúng thời biểu ấy.
Như vậy mới mong công việc làm đúng lúc. Kẻ khác thì lại nói không thể nào dự tính được trước những việc gì phải làm và thời gian để làm những việc ấy; rằng ta không nên ham vui mà nên chú ý đến mọi sự khi chúng xảy tới để có thể làm bất cứ gì xét ra cần thiết.
Có kẻ lại nói rằng, dù vua có chú ý đến tình hình mấy đi nữa thì một mình vua cũng không đủ sáng suốt để định đoạt thời gian của mọi việc làm một cách sáng suốt, do đó nhà vua phải thành lập một Hội Đồng Nhân Sĩ và hành động theo lời khuyến cáo của họ.
Lại có kẻ nói rằng, có những công việc cần phải lấy quyết định tức khắc không thể nào có thì giờ để tham khảo xem đã đến lúc phải làm hay chưa đến lúc phải làm. Mà muốn lấy quyết định cho đúng thì phải biết trước những gì sẽ xẩy ra, do đó, nhà vua cần phải cần đến những nhà cố vấn tiên tri và bốc phệ.

Về câu hỏi thứ hai, cũng có nhiều câu trả lời không giống nhau. Có người nói những nhân vật mà vua cần chú ý nhất là những ông đại thần và những người trong triều đình.
Có người nói là các giám mục, thượng tọa là quan hệ hơn hết. Có người nói là mấy ông tướng lãnh trong quân đội là quan hệ hơn hết.

Về câu hỏi thứ ba, các nhà thức giả cũng trả lời khác nhau. Có người nói khoa học là quan trọng nhất. Có người nói tôn giáo là quan trọng nhất. Có người lại nói chỉnh trang quân đội là quan trọng nhất.
Vì các câu trả lời khác nhau cho nên nhà vua không thể đồng ý với vị hiền nhân nào cả, và chẳng ban thưởng cho ai hết.
Sau nhiều đêm suy nghĩ vua quyết định đi chất vấn một ông đạo tu trên núi, ông đạo này nổi tiếng là có giác ngộ. Vua muốn tìm lên trên núi để gặp ông đạo và hỏi ba câu hỏi kia.

Vị đạo sĩ này chưa bao giờ chịu xuống núi và nơi ông ta ở chỉ có những người dân nghèo; chẳng bao giờ ông chịu tiếp người quyền quý.
Vì vậy mà nhà vua cải trang làm thường dân. Khi đi đến chân núi, vua dặn vệ sĩ đứng chờ ở dưới, và một mình vua, trong y phục một thường dân, trèo lên am của ông đạo.
Nhà vua gặp ông đạo đang cuốc đất trước am. Khi trông thấy người lạ, ông đạo gật đầu chào rồi tiếp tục cuốc đất.
Ông đạo cuốc đất một cách nặng nhọc bởi ông đã già yếu; mỗi khi cuốc lên được một tảng đất hoặc lật ngược được tảng đất ra thì ông lại thở hào hển.
Nhà vua tới gần ông đạo và nói: "Tôi tới đây để xin ông đạo trả lời giúp cho tôi ba câu hỏi. Làm thế nào để biết đúng thì giờ hành động, đừng để cho cơ hội qua rồi sau phải hối tiếc?
Ai là những người quan trọng nhất mà ta phải chú ý tới nhiều hơn cả? Và công việc nào quan trọng nhất cần thực hiện trước tiên?"
Ông đạo lắng nghe nhà vua nhưng không trả lời. Ông chỉ vỗ vai nhà vua và cúi xuống tiếp tục cuốc đất.
Nhà vua nói: "Ông đạo mệt lắm rồi, thôi đưa cuốc cho tôi, tôi cuốc một lát".
Vị đạo sĩ cám ơn và trao cuốc cho vua rồi ngồi xuống đất nghỉ mệt. Cuốc xong được hai vồng đất thì nhà vua ngừng tay và lặp lại câu hỏi.
Ông đạo vẫn không trả lời, chỉ đứng dậy và đưa tay ra đòi cuốc, miệng nói: "Bây giờ bác phải nghỉ, đến phiên tôi cuốc".

Nhưng nhà vua thay vì trao cuốc lại cúi xuống tiếp tục cuốc đất.

Một giờ rồi hai giờ đồng hồ đi qua. Rồi mặt trời bắt đầu khuất sau đỉnh núi. Nhà vua ngừng tay, buông cuốc, và nói với ông đạo:

"Tôi tới để xin ông đạo trả lời cho mấy câu hỏi. Nếu ông đạo không thể trả lời cho tôi câu nào hết thì xin cho biết để tôi còn về nhà".

Ông đạo nghe tiếng chân người chạy đâu đây bèn nói với nhà vua: "Bác thử xem có ai chạy lên kìa". Nhà vua ngó ra thì thấy một người có râu dài đang chạy lúp xúp sau mấy bụi cây, hai tay ôm bụng.
Máu chảy ướt đầm cả hai tay. Ông ta cố chạy tới chỗ nhà vua và ngất xỉu giữa đất, nằm im bất động miệng rên ri rỉ.
Vua và ông đạo cởi áo người đó ra thì thấy có một vết đâm sâu nơi bụng. Vua rửa chỗ bị thương thật sạch và xé áo của mình ra băng bó vết thương, nhưng máu thấm ướt cả áo. Vua giặt áo và đem băng lại vết thương.
Cứ như thế cho đến khi máu ngừng chảy. Lúc bấy giờ người bị thương mới tỉnh dậy và đòi uống nước. Vua chạy đi múc nước suối cho ông ta uống. Khi đó mặt trời đã bắt đầu khuất và bắt đầu lạnh.
Nhờ sự tiếp tay của ông đạo, nhà vua khiêng người bị nạn vào trong am và đặt nằm trên giường ông đạo. Ông ta nhắm mắt nằm yên.
Nhà vua cũng mệt quá vì leo núi và cuốc đất cho nên ngồi dựa vào cánh cửa và ngủ thiếp đi. Vua ngủ ngon cho đến nỗi khi vua thức dậy thì trời đã sáng và phải một lúc sau vua mới nhớ ra được mình đang ở đâu và đang làm gì.
Vua nhìn về phía giường thì thấy người bị thương cũng đang nhìn mình chòng chọc, hai mắt sáng trưng.
Người đó thấy vua tỉnh giấc rồi và đang nhìn mình thì nói, giọng rất yếu ớt: "Xin bệ hạ tha tội cho thần". "Ông có làm gì nên tội đâu mà phải tha?"
"Bệ hạ không biết hạ thần, nhưng hạ thần biết bệ hạ. Hạ thần là người thù của bệ hạ. Hạ thần đã thề sẽ giết bệ hạ cho bằng được bởi vì khi xưa, trong chinh chiến bệ hạ đã giết mất người anh của hạ thần và còn tịch thu gia sản của hạ thần nữa.
Hạ thần biết rằng bệ hạ sẽ lên núi này một mình để gặp ông đạo sĩ, nên đã mai phục quyết tâm giết bệ hạ trên con đường về.
Nhưng cho đến tối mà bệ hạ vẫn chưa trở xuống, nên hạ thần đã rời chỗ mai phục mà đi lên núi tìm bệ hạ để hành thích.
Thay vì gặp bệ hạ, hạ thần lại gặp bốn vệ sĩ. Bọn nầy nhận mặt được hạ thần cho nên đã xông lại đâm hạ thần.
Hạ thần trốn được chạy lên đây, nhưng nếu không có bệ hạ cứu thì chắc chắn hạ thần đã chết vì máu ra nhiều quá.
Hạ thần quyết tâm hành thích bệ hạ mà bệ hạ lại cứu sống được hạ thần. Hạ thần hối hận quá.
Bây giờ đây nếu hạ thần mà sống được thì hạ thần nguyện sẽ làm tôi mọi cho bệ hạ suốt đời, và hạ thần cũng sẽ bắt các con của hạ thần làm như vậy. Xin bệ hạ tha tội cho hạ thần".

Thấy mình hòa giải được với kẻ thù một cách dễ dàng nhà vua rất vui mừng. Vua không những tha tội cho người kia mà còn hứa sẽ trả lại gia sản cho ông ta, và gửi ngự y cùng quân hầu tới săn sóc cho ông ta lành bệnh.

Sau khi cho vệ sĩ khiêng người bị thương về nhà, vua trở lên tìm ông đạo để chào. Trước khi ra về vua còn lặp lại lần cuối ba câu hỏi của vua.
Ông đạo đang quỳ gối xuống đất gieo những hạt đậu trên những luống đất đã cuốc sẵn hôm qua.
Vị đạo sĩ đứng dậy nhìn vua: "Nhưng ba câu hỏi của vua đã được trả lời rồi mà".
Vua hỏi: "Trả lời bao giờ đâu nào?"
"Hôm qua nếu vua không thương hại bần đạo già yếu mà ra tay cuốc dùm mấy luống đất này thì khi ra về nhà vua đã bị kẻ kia mai phục hành thích mất rồi, và nhà vua sẽ tiếc rằng đã không ở lại cùng ta.
Vì vậy thời gian quan trọng nhất là thời gian vua đang cuốc đất; nhân vật quan trọng nhất lúc đó là bần đạo đây, và công việc quan trọng nhất là công việc giúp bần đạo.
Rồi sau đó khi người bị thương nọ chạy lên, thời gian quan trọng nhất là thời gian vua chăm sóc cho ông ta, bởi vì nếu vua không băng vết thương cho ổng thì ổng sẽ chết và vua không có dịp hòa giải với ổng; cũng vì thế mà ông ta là nhân vật quan trọng nhất, và công việc vua làm để băng bó vết thương là quan trọng nhất.
Xin vua hãy nhớ kỹ điều này: Chỉ có một thời gian quan trọng mà thôi, đó là thời gian hiện tại, là giờ phút hiện tại. Giờ phút hiện tại quan trọng bởi vì đó là thời gian duy nhất trong đó ta có thể làm chủ được ta.
Và nhân vật quan trọng nhất là kẻ đang cụ thể sống với ta, đang đứng trước mặt ta, bởi vì ai biết được là mình sẽ đương đầu làm việc với những kẻ nào trong tương lai.
Công việc quan trọng nhất là công việc làm cho người đang cụ thể sống bên ta, đang đứng trước mặt ta được hạnh phúc, bởi vì đó là ý nghĩa chính của đời sống."

:bong:

Bá tước Lev Nikolayevich Tolstoy là một tiểu thuyết gia người Nga, nhà triết học, người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay, người theo chủ nghĩa vô chính phủ tín đồ Cơ Đốc, nhà tư tưởng đạo đức, và là một thành viên có ảnh hưởng của gia đình Tolstoy.
Tolstoy được yêu mến ở khắp mọi nơi như một tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết, đặc biệt nổi tiếng với kiệt tác Chiến tranh và hoà bình và Anna Karenina; miêu tả sự phóng khoáng và hiện thực của cuộc sống Nga, hai tác phẩm là đỉnh cao của tiểu thuyết hiện thực. Là một nhà luân lý ông có tiếng với tư tưởng chống lại cái ác thể hiện xuyên suốt trong tác phẩm của ông Vương quốc Chúa Trời trong bạn, cái mà có ảnh hưởng bởi những hình tượng của thế kỷ XX như Mahatma Gandhi và Martin Luther King, Jr.


"Ba Câu Hỏi" là một truyện ngắn của đại văn hào Nga Leo Tolstoy, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1885.
Ngoài ra ông cũng viết dưới các thể loại khác, như truyện ngắn "Tình Thương Nơi Nào, Thượng Đế Nơi Đó" (1885), kịch "Quả Khai Ngộ" (1891), tác phẩm triết lý "Thiên Quốc Bên Trong Bạn" (1894).



:hoa:



Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Hương Sắc Cuộc Đời - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hương Sắc Cuộc Đời   Hương Sắc Cuộc Đời - Page 8 I_icon13Thu 17 Nov 2011, 10:23

Hương Sắc Cuộc Đời - Page 8 100

100% ----> bí quyết 90/10

10% cuộc đời là những gì xảy đến đối với bạn.
90% cuộc đời là do những phản ứng của bạn đối với những chuyện xảy đến đó.

Thế nghĩa là sao? Giờ hãy thử xét một ví dụ :

Bạn đang dùng điểm tâm cùng với gia đình. Con gái bạn làm đổ cà phê lên áo bạn. Chuyện đó xảy ra bất chợt, bạn không kiểm soát được. Điều xảy ra tiếp sau đó là phản ứng thuộc quyền quyết định của bạn. Bạn mắng cháu. Cháu phát khóc. Bạn trách cả vợ mình đã đặt tách cà phê quá gần rìa bàn. Hai người bắt đầu cãi nhau một hồi. Bạn đùng đùng bước lên lầu thay áo. Khi bạn trở xuống con bạn vẫn còn khóc, chưa ăn xong để đi học. Cháu bị lỡ chuyến xe đưa rước. Vợ bạn phải hối hả đi làm. Bạn đi nhanh ra, đưa con gái đến trường. Sợ trễ, bạn chạy xe vượt tốc độ cho phép. Sau khi chịu phạt nặng, bạn đưa con tới trường trễ hết 15 phút. Con bạn chạy nhanh vào lớp không kịp chào bạn. Bạn đến văn phòng trễ 20 phút, lại thấy mình bỏ quên chiếc cặp ở nhà. Ngày của bạn đã bắt đầu một cách thật khủng khiếp. Chuyện càng lúc càng tệ hại tiếp tục xảy ra.
Buổi chiều bạn buồn chán trở về nhà để thấy vợ con không vui vẻ đón mừng mình như ngày hôm trước.

Tại sao bạn có một ngày buồn chán như thế?

A. Tại tách cà phê chăng?
B. Tại con gái bạn chăng?
C. Tại người cảnh sát à?
D. Do bạn gây ra đấy chứ?

Câu trả lời đúng là D. Bạn đã không làm chủ cái 90% thuộc quyền phản ứng của mình. Cách phản ứng chỉ trong năm giây của bạn đã tạo nên một ngày bất hạnh.

Bạn cũng đã có thể phản ứng một cách khác. Khi tách cà phê đổ, cháu bé muốn khóc, bạn đã có thể nói: “Không sao đâu con, lần sau con nên cẩn thận hơn một chút”. Bạn nhẹ nhàng lên lầu thay áo và mang theo chiếc cặp. Bạn xuống nhà vừa kịp vẫy tay chào lại cháu bé lên xe đưa rước. Vợ chồng bạn hôn nhau rồi cùng đi làm. Bạn đến văn phòng sớm năm phút và vui vẻ chào các đồng nghiệp buổi sáng. Có lẽ sếp cũng khen bạn về một ngày làm việc có hiệu quả.

Hãy nhớ rằng phản ứng của bạn rất quan trọng. Chuyện bất ngờ xảy ra chỉ chiếm 10%, quyết định phản ứng của bạn chiếm tới những 90%. Hãy nhớ và áp dụng bí quyết 90/10 cho mọi việc xảy ra trong ngày, bạn sẽ thấy cuộc đời bạn tốt hơn thật nhiều.

Chúc bạn thành công! :hoa:


ST



Về Đầu Trang Go down
BachVanNhi

BachVanNhi

Tổng số bài gửi : 557
Age : 73
Location : Vườn Thiền Hoa Đạo
Registration date : 08/09/2011

Hương Sắc Cuộc Đời - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Hãy Thực Tập Sống Tử Tế   Hương Sắc Cuộc Đời - Page 8 I_icon13Sat 19 Nov 2011, 02:41

Hãy Thực Tập Sống Tử Tế
Thích Thái Hòa


Hương Sắc Cuộc Đời - Page 8 Picture

Ta có thể sống tử tế với mọi người hay mọi người có thể sống tử tế với ta, khi nào trong ta cũng như trong mọi người đều có chất liệu của tình yêu chân thật.
Tình yêu giả dối làm cho ta thất vọng và khổ đau bao nhiêu, thì tình yêu mang chất liệu chân thật làm cho ta hạnh phúc bấy nhiêu.
Đời sống không có tình yêu ta không có hạnh phúc đã đành, nhưng tình yêu của ta không trong sáng đối với đời sống, thì không những ta không có hạnh phúc mà còn lắm chuyện rắc rối và khổ đau.
Bao nhiêu thanh niên nam nữ, họ đã đi đến với nhau và họ yêu nhau, nhưng cũng để rồi bấy nhiêu thanh niên nam nữ đã làm khổ đau cho nhau.
Tình yêu không làm cho ai khổ đau, nhưng ở trong đời có quá nhiều người bị khổ đau bởi tình yêu là do trong tình yêu của họ có nội dung của khao khát, chiếm hữu, riêng tư và tình dục.
Nội dung của tình yêu có sự khao khát, chiếm hữu, riêng tư và tình dục, thì tình yêu đó không thể là tình yêu tử tế, không thể gọi là tình yêu mang lại hạnh phúc cho người yêu và người được yêu, vì nó chỉ là một sự lường gạt của cảm giác và tri giác, nó chỉ là một ảo tưởng về hạnh phúc mà không phải là hạnh phúc, nên vị ngọt của tình yêu thì ít mà chất cay đắng và nỗi bất hạnh do nó đem lại thì nhiều.
Ta yêu mà ta không chiếm hữu, thì tình yêu của ta, không những có khả năng bảo toàn sự tự do cho ta, mà còn cho cả người ta yêu nữa. Nó không những đem lại sự thoải mái cho ta mà còn đem lại sự thoải mái cho cả người ta yêu.
Nhìn sâu vào hạt giống của tình yêu không chiếm hữu, ta thấy nó có những chất liệu của tin tưởng, nhẹ nhàng, không mắc kẹt, xả kỷ, vui vẻ, đằm thắm và tử tế. Và càng nhìn sâu vào hạt giống nầy, ta thấy càng yêu là càng có hạnh phúc, càng yêu ta lại càng có khả năng chuyển hoá những hạt giống khổ đau trong ta, và càng đem lại niềm vui sống cho những người quanh ta.
Tình yêu có chất liệu chiếm hữu, nó có gốc rễ từ những nhận thức sai lầm và một bản ngã cố hữu hay là một cái tôi mù quáng, do đó nó đã tiết ra nhiều độc tố khổ đau, thất vọng và chết người.
Tình yêu không có chất liệu chiếm hữu, nó được khởi lên từ cách nhìn tương quan duyên khởi của một thiền sư hay của một nhà thiền quán, đối với sự hiện hữu của chính mình và quanh mình.
Tình yêu có chất liệu chiếm hữu luôn luôn làm cho người yêu có tâm trạng bồn chồn, lo lắng, nghi ngờ, sợ hãi và kiếm tìm. Và khiến cho họ không có khả năng tự tại khi tiếp xúc với mọi hoàn cảnh cũng như đối với muôn loài.
Trái lại, tình yêu không chiếm hữu, thì làm cho tâm hồn của người yêu điềm đạm, sâu lắng, thảnh thơi, rộng lớn và cao vút. Và khiến cho người đó có khả năng tự chủ, khi tiếp xúc với mọi đối tượng.
Không những vậy, mà họ còn có khả năng hiến tặng sự không sợ hãi, an toàn và hạnh phúc đến cho muôn loài. Sự hiến tặng niềm vui không bao giờ để lại dấu tích của một sự hệ luỵ và sự hiến tặng an toàn không để lại một di chứng sợ hãi, đó là tác dụng của tình yêu không chiếm hữu.
Khi nào đối diện với mọi sự hiện hữu, mà tình yêu không chiếm hữu hay tình yêu vô trú phát khởi trong ta, ta mới có khả năng sống hài hòa và tử tế với mọi người và mọi loài một cách chân thật.
Hãy đến với nhau bằng cách nhìn tương quan duyên khởi, hãy đối xử với nhau bằng bàn tay mở rộng, hãy yêu nhau bằng trái tim không biên giới, và hãy nói với nhau bằng tất cả tấm lòng, đó là những yếu tính tạo nên chất liệu tử tế trong cuộc sống của chúng ta.
Vậy, ta hãy thực tập và cùng sống tử tế với nhau, để thế gian không còn là thế gian nóng bức, để cánh bướm đi về giữa cõi bình yên và trăng sao cùng mỉm cười, cám ơn đêm dài tăm tối!


Hương Sắc Cuộc Đời - Page 8 Picture
Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Hương Sắc Cuộc Đời - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hương Sắc Cuộc Đời   Hương Sắc Cuộc Đời - Page 8 I_icon13Sat 26 Nov 2011, 11:03

Cám ơn BVN rất nhiều cho bài viết ý nghĩa! Hình đẹp quá! hearts

Chúc BVN luôn an vui! :bong:
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Hương Sắc Cuộc Đời - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hương Sắc Cuộc Đời   Hương Sắc Cuộc Đời - Page 8 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Hương Sắc Cuộc Đời
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 8 trong tổng số 10 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: KIẾN THỨC và CUỘC SỐNG :: Hoa thơm cỏ lạ-