Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:41

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Thu 25 Apr 2024, 18:57

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

Mái Nhà Chung by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:33

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 09:57

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5 ... 10, 11, 12  Next
Tác giảThông điệp
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: 21. DANH HỌA “PHÚ XUÂN SƠN CƯ ĐỒ” ?   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 4 I_icon13Sat 07 Nov 2009, 04:37

21. DANH HỌA “PHÚ XUÂN SƠN CƯ ĐỒ” ?

Họa sĩ đại gia đời Nguyên là Hoàng Công Vọng (hiệu Tự Cửu), năm 78 tuổi vẽ một cuộn tranh sơn thủy “Phú xuân sơn cư đồ” (nhà dưới núi Phú Xuân).
Cuộn tranh này miêu tả cảnh sắc tuyệt đẹp trên bờ sông Phú Xuân. Trong khoảng đó, cây cối xanh rờn, núi non trùng điệp: thôn xá đình đài xen kẽ hài hoà, thuyền chài, cầu nhỏ nước chảy cuồn cuộn… vô cùng linh động. “Phú xuân sơn cư đồ” là tác phẩm được ca ngợi hết lời trong lịch sử hội họa Trung Quốc.
Cuộn tranh này ban đầu do họa sư đời Minh, Thẩm Thạch Điền cất giữ sau truyền đến tay Đổng Kỳ Xương. Đổng còn đề lời bạt trên cuộn tranh. Trải qua nhiều lần đổi chủ, tranh được Ngô Chi Cự truyền lại cho ông là Ngô Hồng Dụ. Không bao lâu, quân Thanh vượt ải quan. Trong cơn chiến loạn, bức họa lưu lạc thất tán trong dân gian, không biết ở đâu. Đến niên hiệu Khang Hy đời Thanh, nội phủ hoàng cung ngẫu nhiên vớ được “Sơn cư đồ” của Hoàng Tử Cửu liền nâng niu trong nội cung.
Khoảng niên hiệu Càn Long, một hôm Càn Long kiểm duyệt tranh quý trong nội cung thấy có “Sơn cư đồ” của Hoàng Tử Cửu, rất mừng, xác định đó là tranh thật, tuy (vua xem) tên tranh thiếu mất hai chữ “Phú Xuân” và còn đóng bảo ấn “Ngự lãm” trên tranh.
Không ngờ cách đó không lâu, lại có người khác tiến dâng một bức “Phú Xuân sơn cư đồ”nữa, Càn Long sau khi xem không hài lòng cho rằng cuộn tranh này không phải là tranh thật của Hoàng Tử Cửu. Càn Long còn sai thượng thư bộ lại viết trên cuộn tranh lời chê bai khi giám định thật giả. Hoàng đế Càn Long đã phán như thế.
Nhưng, nhân sĩ uy thế trong nghề lại có ý kiến khác về vấn đề đó. Hoàng Tân Hồng nói với Phan Thiên Thọ: “Phú Xuân sơn cư đồ” tiến dâng lúc sau, đúng là tranh thật của Tử Cửu, Càn Long muốn giữ thể diện , cố ý làm sai sự thật! (xem cuốn “Nguyên đại”, “Tứ đại họa gia” của Phan Thiên Thọ,Vương Bá Mẫn).
“Phú Xuân sơn cư đồ” là thật hay giả, còn cần có người đầy đủ uy tín đưa ra lý luận để có thể giả quyết nghi vấn một cách rốt ráo.

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 4 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: 22. “NGUYÊN TỨ GIA” LÀ AI ?   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 4 I_icon13Sat 07 Nov 2009, 04:45

22. “NGUYÊN TỨ GIA” LÀ AI ?

Trong lịch sử Trung Quốc có danh hiệu “Nguyên tứ gia”.
Về nghệ thuật học theo kỹ thuật hội họa của Đổng Nguyên, Cự Nhiên, các tác phẩm phần nhiều miêu tả sơn thủy thiên nhiên biểu đạt tư tưởng ẩn dật của sĩ phu.
Tác phẩm của họ tổng hợp thi, thư, họa mà đưa vào tác phẩm nảy sinh ảnh hưởng sâu xa trong nền hội họa Minh Thanh và bao đời sau.
Người đầu tiên đề xuất danh hiệu “Nguyên tứ gia” là nhà văn học đời Minh, Vương Thế Trinh. Trong “Nghệ uyển kỳ ngôn” ông Triệu Mạnh Phủ, Ngô Trấn, Hoàng Công Vọng, Vương Mông là “Nguyên tứ đại gia”.
Sau đó, Đồ Long, Trương Sửu đều nghe theo quyết này. Sau Vương Thế Trinh 29 năm, nhà thư họa cuối đời Minh – Đổng Kỳ Xương trong cuốn “Họa giả” đề xuất “Nguyên tứ đại gia” là: Hoàng Công Vọng, Vương Mông, Nghê Toản, Ngô Trấn.
Nguyên Đổng Kỳ Xương ở vào địa vị lãnh tụ hội họa thời bấy giờ, phong cánh thư họa và quan điểm lý luận của ông ảnh hưởng rất rộng, cho nên đời sau nhiều người chiều theo luận điểm đó của họ Đổng.
Tranh của Nghê Toản, về kỹ thuật ban đầu theo Đổng Nguyên, Cự Nhiên, sau đó tham chiếu lối vẽ của Kinh Hạo.
Quang Đồng, đầu tiên dùng “nếp chiết đái” (dải đứt) để tả sơn thuỷ, về cây cối lại học theo Lý Thành.
Phong cách trong giản dị mà hỗn tạp, tựa như non nớt mà rất mực cứng cáp, mang lại sự phát triển mới cho tranh sơn thủy, thủy mặc của văn nhân thi họa. Giới sĩ bậc thầy thời đó rất kính mến ông, họ gọi ông là “cao sĩ”.
Triệu Mạnh Phủ thi, thư, họa, ấn đều tinh thông. Phong cách thơ văn của ông hòa dịu uyển chuyển, thư pháp tròn trịa mạnh mẽ, người ta gọi là “Triệu thể”. Trong lịch sử thư phápTrung Quốc, ông đứng ngang hàng với những đại gia như Tô Hoàng, Mễ, Thái, hội họa lấy nét mực nhạt làm chủ, điểm chút màu xanh lục, tạo hình và nét bút cổ kính chất phát, có ý sáng tạo cái mới, dùng kỹ xảo thư pháp tả cây cổ, trúc đá do ông trực tiếp kế thừa và phát huy kỹ xảo đề tài của họa sư văn nhân Tô Thức,Văn Đồng đến nay. Còn như khắc chữ triện (ấn) là thủy tổ của kiểu “viên chư văn” đều lấy Triệu làm tổ sư.
Đem so sánh thành tựu nghệ thuật của Nghê, Triệu ta dễ phát hiện, còn luận về toàn tài, bất kỳ một họa sư đời Nguyên nào đều không sánh kịp Triệu Mạnh Phủ, Đổng Kỳ Xương, nếu gạt ông ra ngoài “Nguyên tứ đại gia” thì khó thuyết phục mọi người; luận về nghệ thuật hội họa Nghê Toản được người đời sau phổ biến tôn sùng, Vương Thế Trinh không xếp ông vào hàng ngũ “Nguyên đại tứ gia” là không công bằng.

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 4 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: 23. DANH HỌA “THANH MINH THƯỢNG HÀ ĐỒ” ?   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 4 I_icon13Sat 07 Nov 2009, 04:47

23. DANH HỌA “THANH MINH THƯỢNG HÀ ĐỒ” ?

Bức họa “Thanh minh thượng hà đồ” (Tiết Thanh minh trên sông ) trải qua nghìn năm lưu truyền danh thơm cho đời sau. Là bức tranh cổ đại nổi tiếng ai ai cũng biết, xứng đáng là tác phẩm hàng đầu trong di sản mỹ thuật cổ đại.
“Thanh minh thượng hà đồ” của Trương Trạch Đoan đời Tống vẽ, đời sau được người ta coi là bức tranh mô tả tiết thanh minh. Đến những năm 80 trong thế kỷ 20, học giả hiện đại Trung Quốc, Khổng Hiến Dị đã nghiên cứu tỉ mỉ về phong tục dân gian vẽ trong “Thanh minh thượng hà đồ”.
Viết trong bài “Nghi vấn và thanh minh của bức Thanh minh thượng hà đồ”, đối với thuyết từ xưa đến nay nhận định nó miêu tả “tiết thanh minh”, điều này ông không tán thành.
Khổng Hiến Dị thấy rằng “nay nhìn các hiện tượng trong tranh, bảo nó là mùa thu thì hợp với thực tế hơn”.
Xem ngắm kỹ những cảnh vẽ trong “Thanh minh thượng hà đồ”, có đứa trẻ cởi trần, nhiều người phe phẩy quạt lá bồ, từng chiếc mũ cỏ, nón trúc, bên sông, trên cầu bày dưa hấu đã bổ, và rau quả trong vườn đang đợi thu họach, cảnh ấy dường như rất xa với Tiết Thanh minh.
Căn cứ vào “Đông kinh mộng hoa lục” đời Tống ghi chép: “Trước tiết Trung thu, các quán đều bán rượu mới”. Mà trên lá cờ của quán rượu trong tranh, chính là hai chữ “tân tửu” (rượu mới). Đó phải chăng tác giả cố ý chỉ rõ, bấy giờ là gần đến tiết Trung thu ?
Sau đó còn có người đề xuất “Thanh minh” trong “Thanh minh thượng hà đồ” vừa không phải là thời tiết vừa không phải là địa giới, hai chữ “Thanh minh” là niềm hi vọng của tác giả đối với cuộc đời. Tác giả lấy cái đó để tả lại phong cảnh quê cũ đáng yêu, gởi gấm hi vọng vào đời thịnh vượng mai sau. Cái ý gọi là “Thanh minh” (trong sáng) là chủ đề rõ ràng của nó, không phải là không mang sắc thái châm biếm!
Đối với kết luận “Thanh minh thượng hà đồ” miêu tả là “Tiết Thanh minh”, ngày nay đã bị chỉ trích. Tự thân bức tranh chứng tỏ quan điểm đã được mấy trăm năm noi theo không phải là không thể biến đổi. Đương nhiên, cuối cùng muốn có nhận thức thống nhất, ta còn phải “chờ xem”.

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 4 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
quehuong



Tổng số bài gửi : 3106
Registration date : 24/08/2009

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 4 I_icon13Sat 07 Nov 2009, 19:31

Ý Nhi đã viết:
15. “MẪU ĐƠN ĐÌNH” RA ĐỜI Ở ĐÂU ?

Từ Ứng Sinh và Thang Hiển Tổ đỗ tiến sĩ đồng khoa năm vạn lịch thứ 11 (1983)

Theo Wikipedia ....năm vạn lịch thứ 11 là 1583 đóa Shiroi uiii ...
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 4 I_icon13Sat 07 Nov 2009, 21:03

quehuong đã viết:
Ý Nhi đã viết:
15. “MẪU ĐƠN ĐÌNH” RA ĐỜI Ở ĐÂU ?

Từ Ứng Sinh và Thang Hiển Tổ đỗ tiến sĩ đồng khoa năm vạn lịch thứ 11 (1983)

Theo Wikipedia ....năm vạn lịch thứ 11 là 1583 đóa Shiroi uiii ...

1983 Surprised chịu thua luôn :thua:
:cuoi2:
Cám ơn bát tỷ nhiều thật nhiều, để Shiroi sửa lại.
Về Đầu Trang Go down
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: 24. HỘI HỌA TRUNG QUỐC ?   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 4 I_icon13Sun 08 Nov 2009, 03:29

24. HỘI HỌA TRUNG QUỐC ?


Trung Quốc họa gọi tắt là “quốc họa”. Nó bắt đầu vào lúc nào, do ai khai sáng, trong các sách cổ không có sự thống nhất. Người đời nay lại có luận thuyết mới, quan điểm như sau:
Một, bắt nguồn từ thuỷ tổ của loài người là Phục Hi. Ngài và Nữ Oa lấy nhau, đẻ ra loài người. Phục Hi sáng tạo ra “bát quái” là hình thái ban đầu của hội họa Trung Quốc.
Hai, bắt đầu từ thời Hoàng đế nảy sinh hội họa ý kiến giống nhau, nhưng câu hỏi ai là thủy tổ của hội họa còn nhiều ý kiến khác nhau.
Một số ý kiến cho rằng, Hoàng đế là thủy tổ của hội họa.
Theo truyền thuyết Hoàng đế là tổ tiên chung của các dân tộc Trung nguyên, ông từng đem hai người Thần Trà và Uất Lũy giỏi về trừng trị ác quỷ, vẽ trên tấm gỗ đào treo ngoài cửa để phòng quỷ quái (xem Phong tục diễn nghĩa –Từ điển). Một số văn nhân đời sau căn cứ vào cái đó cho rằng, tranh chân dung thể loại như “thần giữ cửa” là hội họa sớm nhất của Trung Quốc.
Các ý kiến khác cho rằng, Sử Hoàng là người khai sáng hội họa. Trong “Vân cập thất thiêm” nói “Hoàng đế có bầy tôi là Sử Hoàng và ông ta bắt đầu vẽ tranh”. Cũng có người cho rằng Thương Hiệt là tổ hội họa. Thời xưa lưu truyền Thương Hiệt là sử quan của Hoàng đế, người sáng tạo chữ Hán. Học giả Trung Quốc phần nhiều tin theo thuyết “thư họa đồng nguyên” (chữ viết và họa cùng một nguồn gốc).
Như người đời Đường Trương Ngạn Viễn trong “Lịch đại danh họa ký” đề xuất thuyết “thư họa tuy khác tên mở cùng một thể”, “cùng nguồn mà dòng khác” … Còn có người nói Thương Hiệt, Sử Hoàng cùng sáng tạo văn tự và hội họa. Tương truyền Hoàng đế từng được rùa thần ở sông Lạc dâng bức họa hoa văn màu đỏ, Hoàng đế bèn ra lệnh cho Sử Hoàng và Thương Hiệt mô phỏng hình trong bức đó là văn tự và hội họa sớm nhất (xem những sách như “Lịch đại danh họa ký” v.v…).
Ba, nảy sinh vào đời vua Thuấn thống trị. Theo truyền thuyết, vua Thuấn là thủ lĩnh liên minh bộ lạc. Thuấn có em gái tên Luy. Luy là thủy tổ của hội họa, cho nên lại gọi “Họa Luy” (xem “Họa sử hội yếu”).
Bốn, bắt đầu vào thời kỳ văn hoá Ngưỡng thiều. Một số học giả hiện đại cho rằng, căn cứ vào các tư liệu hiện có thì sự phát triển của hội họa Trung Quốc, bắt nguồn từ gốm vẽ màu, đào được ở Ngưỡng thiều.

Các quan điểm kể trên, mỗi người nói một khác. Có thể thấy hội họa Trung Quốc đến nay vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 4 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: 25. QUẮC QUỐC PHU NHÂN DU XUÂN ĐỒ   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 4 I_icon13Sun 08 Nov 2009, 03:31

25. “QUẮC QUỐC PHU NHÂN DU XUÂN ĐỒ”

Năm thiên bảo thứ 11, Dương Quốc Trung làm thừa tướng tập đoàn họ Dương dựa vào Dương Quí Phi được vua sủng ái, tiếng tâm hiển hách, quyền nghiêng thiên hạ.

Chị của Dương Quí Phi là Quắc quốc phu nhân, thường cùng Dương Quốc Trung ngồi xe ngựa ra vào trong triều ngoài nội, sự uy nghiêm của họ khiến trên dưới trong cung đình, thần dân trăm họ không thể coi thường.

Họa sư cung đình Trương Huyên vẽ bức “Quắc quốc phu nhân du xuân đồ” miêu tả một cảnh sinh họat xa hoa của chị em họ Dương.

Nhưng ai đã từng xem “Quắc quốc phu nhân du xuân đồ” thì đối với nhân vật trong tranh, ai là Quắc quốc phu nhân, trước sau không thấy rõ cho lắm.

“Quắc quốc phu nhân du xuân đồ”của Trương Hiên, trên tranh có tám người cưỡi ngựa. Trước tiên có ba người cưỡi ngựa ruổi về phía trước, hai người trong đó mặc nam trang. Tiếp theo là hai người cưỡi ngựa song song, trên ngựa là hai phụ nữ ăn mặc đẹp. Ngoài ra, ba người cưỡi ngựa dàn hàng chữ nhất, trong đó người cởi ngựa ở giữa ôm một đứa trẻ, một người khác cũng mặt nam trang.

Bức tranh “du xuân đồ” không phức tạp, nhưng muốn làm rõ trong đó ai là Quắc quốc phu nhân không phải dễ dàng.

Có học giả cho rằng, Quắc quốc phu nhân là một trong trong ba người cưỡi ngựa ở đằng sau. Lý do rất đơn giản, ba người đi trước mở đường không nghi ngờ gì nữa, hai người cưỡi ngựa ở giữa dù y phục không diễm lệ, nhưng không phân biệt ra được ai chủ và người hầu, cũng không có nhân vật chính ở đó. Trong ba người cưỡi ngựa đi sau, hai bên trái, phải một người mặc áo dài đỏ, một người mặc hồng bào là hai thị tòng và người ở giữa ung dung sang trọng, khí thế khác thường, rõ ra là nhân vật chính trong tranh Quắc quốc phu nhân .

Có học giả cho rằng, dựa theo cách xếp hàng xuất hành, trong một hàng ba người cưỡi ngựa đằng trước là mở đường, ba người ở sau là đoạn hậu, họ đều là vai phụ, chỉ có hai người cưỡi ngựa ở giữa mới có thể là vai chín. Quắc quốc phu nhân là một trong hai người này.

Có người cho rằng, người mặc nam trang ở trên cùng là Quắc quốc phu nhân. Bởi vì trong khoảng năm Thiên Bảo, phụ nữ quí phái ở địa vị cao thích mặc nam trang. Nhưng ở bức tranh này, trong ba người cưỡi ngựa sau cùng cũng có một người phụ nữ mặc nam trang cái đó không dễ giải thích.

Vậy Quắc quốc phu nhân là ai trong số đó? Xem ra vẫn chưa có ý kiến nào tối ưu!!

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 4 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: 26. “NGŨ NGƯU ĐỒ”   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 4 I_icon13Sun 08 Nov 2009, 03:32

26. “NGŨ NGƯU ĐỒ”

“Ngũ ngưu đồ” là tác phẩm nghệ thuật quí vẽ năm con bò, hiện lưu giữ ở Viện Bảo tàng cố cung, tác giả là họa sư thời Trung Đường, Hàn Hoàng.

Năm con bò trong cuộn tranh “Ngũ ngưu đồ” dàn hàng chữ nhất từ trái sang phải, mỗi con có mỗi nét. Con bò – thứ nhất bên tay phải, cúi đầu, đang thảnh thơi nhai cỏ bên đường, con thứ hai, đứng ngang nhìn về phía trước rảo bước tới, con thứ ba đứng ở giữa mõm hơi há ra, đầu hơi nghểnh, tựa như kêu như gọi; con thứ tư thè lưỡi liếm môi, thở hổn hển do dự, quay đầu nhìn quanh, trù trừ cất bước; con bò thứ năm mũi lồng vòng sắt, đầu đeo dải đỏ, thần sắc trang trọng, bước chậm rãi đến vùng trời đất ngoài xa…

Đó là năm con bò đã được nhân cách hóa. V ậy họa sư muốn nói lên điều gì?

Nhà thư họa nổi tiếng đời Nguyên Triệu Mạnh Phủ cho rằng, bức vẽ này là điển cổ Đào Hoằng Cảnh từ tạ lời mời của Lương Vũ đế. Điển cố này nói: Ngày trước Lương Vũ đế định dùng Đào Hoằng Cảnh làm quan (Đào Hoằng Cảnh vẽ hai con bò) một con bị cái lồng vàng trói buộc, một con tự do tự tại thả rong bên bãi cỏ. Lương Vũ đế xem xong, cảm thán tiết tháo thanh cao của Đào Hoằng Cảnh mà không ép ông.

Đối với ý đồ sáng tác của Hàn Hoàng, hoàng đế Càn Long nhà Thanh lại có suy đoán khác. Oâng đề thơ trên tranh rằng: “Một con cuốn đầu giữ bốn con. Trong tưởng tượng chứa tâm tình cao thượng của Đào Hoằng Cảnh. Nó liếm cắn chứ nào có giống vẻ khoan khoái. Muốn hỏi vì sao nó thở mệt, biết được cảnh gian nan của dân”?

Câu hỏi “Vì sao mà thở” đại ý nói, mùa xuân năm đó, tể tướng thời Hán Tuyên đế, tên Bính Cát ra ngoài, giữa đường gặp một đám người đánh nhau bị tử thương, sau đó gặp một nông phu xua một con bò nóng nực đang thở hổn hển, ông vội sai người đến hỏi bò đã đi mấy dặm đướng rồ? Thuộc hạ không hiểu, ông bèn giải thích: Việc nhỏ như đánh nhau, có quan địa phương lo, nếu bò chưa đi được bao nhiêu đường đất đã nóng nực đến nỗi thở hổn hển như vậy, chứng tỏ thời tiết không điều hòa, đó mới là việc lớn mà tể tướng nên lo lắng.

Triệu Mạnh Phủ là tôn thất nhà Tống ra làm quan với nhà Nguyên, luôn có ý lui về ở ẩn; hoàng đế Càn Long là vị vua có lòng, đương nhiên hy vọng có nhân tài ra giúp đời, giúp mình. M ỗi ngươì nhìn theo riêng của mình, đó là lẽ tất nhiên. Cho tới nay động cơ sáng tác ở “Ngũ ngưu đồ” vẫn chưa có bất kì tài liệu nào do tác giả hay người bên cạnh chứng minh.

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 4 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: 27. AI LÀ TỔ SƯ TRANH MẶC TRÚC   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 4 I_icon13Sun 08 Nov 2009, 03:33

27. AI LÀ TỔ SƯ TRANH MẶC TRÚC

Trong lịch sử hội họa Trung Quốc, có một nghệ thuật độc đáo là vẽ trúc. Trong khoa vẽ trúc lại chia ra: sắc trúc (vẽ bằng màu) chu trúc (vẽ bằng son) mặc trúc (vẽ bằng mực), trong đó mặc trúc tạo ảnh hưởng lớn nhất. Người đầu tiên vẽ mặc trúc là a? Từ trước đến nay chưa hề có tiếng nói thống nhất.

Một thuyết cho là Ngô Đạo Tử đời Đường, Vương Khái trong “Giới tử viên hoa truyện” viết: “Sơn cốc nói, Ngô Đạo Tử vẽ trúc, không tô màu, mà rất giống về hình có lẽ mặc trúc bắt đầu từ Đạo Tử. “Sơn Cốc” là hiệu của Hoàng Đình Kiên đời Bắc Tống. Điều đáng tiết là, trong những tranh của Ngô Đạo Tử lưu lại, không thấy vẽ mặc trúc, có người căn cứ vào đó mà nghi ngờ thuyết này.

Một thuyết kể Vương Duy đời Đường. Chư Thăng ở đời Thanh trong “Thanh thạch đường trúc phổ” đề xuất : “Tương truyền mặc trúc bắt đầu từ Ma Cật (Vương Duy)”. Thuyết này chứng cứ không đủ. Chỉ trong rừng bia Tây An còn một tảng đá bia trúc viễn, nét để trong giữa do người đời sau mô phỏng tranh của Vương Duy như đá bia đã lu mờ, nguyên tắc là viền nét để trong giữa (song câu) hay vẽ bằng mực (thuỷ mặc) thì không có cách nào nhắc tới để làm sáng tỏ.

Một thuyết khác là Đường Minh Hoàng, Lý Long Cơ, nhà vẽ trúc nổi tiếng đời Nguyên – Trương Thoái Công trong “Mặc trúc ký” viết: “Mặc trúc bắt đầu từ Minh Hoàng, sau truyền cho tiếu Duyệt”. Đường Minh Hoàng có phải là người đầu tiên không, còn đợi khảo chứng, nhưng Tiếu Duyệt thì đúng là có người đó, ông vẽ trúc nổi tiếng ở đời Đường.

Còn có một thuyết bắt đầu từ Lý Thị, vợ Quách Sùng Thao đời Ngũ đại. Hạ Văn Ngạn đời Nguyên trong “Hội đồ bảo giám” có chép. Đại ý nói: Lý Thị khi trời gần tối hay ngồi trước cửa sổ phía nam, thấy bóng trúc thướt tha trên giấy bồi cửa sổ, bỗng nổi nhã hứng mài mực cầm bút vẽ trên giấy bồi cửa sổ mô phỏng bóng trúc, ban ngày nhìn có thần khí. Họa pháp này dần dần truyền ra, do đó có mặc trúc. Trong lịch sử đúng là có nhân vật Lý Thị, nhưng lại chưa ai thấy tác phẩm mặc trúc của bà truyền lại.

Những thuyết kể trên, cái nào đúng, cái nào sai, còn đợi các chuyên gia khảo chứng.

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 4 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: 28. “DƯƠNG CHÂU BÁT QUÁI” LÀ TÁM NGƯỜI NÀO?   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 4 I_icon13Mon 09 Nov 2009, 03:50

28. “DƯƠNG CHÂU BÁT QUÁI” LÀ TÁM NGƯỜI NÀO?

“Dương châu bát quái” là một nhóm thư họa có tinh thần sáng tạo họat động của Dương châu khoảng niên hiệu Càn Long đời Thanh, là đại biểu chính của họa phái Dương châu. Về phong cách sáng tác và thủ pháp biểu hiện đều có tính cách nhất định, tác phẩm táo bạo dữ dội, đột phá ra ngoài sự trói buộc của hình thức, không bắt chước cổ “mô phỏng cổ”, quan tâm hết sức với đời sống xã hội. Cái đó so với họa phái cung đình học theo phép cổ, chiếm địa vị thống trị trong giới họa đầu đời Thanh, có cái thế phản, sức phản nghịch rất lớn. Nhân đó mà đương thời coi họ là “quái họa”. Trên thực tế, chính họ đã dám phá vỡ hàng rào hình thức gò bó, lại có thể kế thừa, phát triển truyền thống dung hợp thi, thư, ấn, họa vào một nghệ thuật “hội họa”, xác lập được địa vị của họ trong lịch sử hội họa, được người đời sau coi là một họa phái phi thường. Danh hiệu “bát quái” sớm nhất thấy trong “Aâu bát la thư họa quá mục khảo” thành sách năm Quang Tự thứ 23 đời Thanh (1897), tác giả Lý Ngọc Phần kể “Bát quái” là Uông Sĩ Thận, Hoàng Thận, Kim Nông, Cao Tường, Lý Thiện, Trịnh Biến, Lý Phương Ưng, La Sinh.

Sau đó một thời, Uông Quân trong “Dương châu họa uyển lục” căn cứ vào các thuyết khác nhau trong giới học thuật, kể ra hai nhóm “Bát quái”.

Một nhóm là: Hoàng Thận, Kim Nông , Lý Thiện, Trịnh Biến, Lý Phương Ưng, Cao Phong Hàn, Biên Thọ Dân, Dương Pháp.

Một nhóm nữa là:Uông Sĩ Thận, Hoàng Thận, Kim Nông, Cao Phong Hàn, Lý Thiện, Mân Trinh, Trịnh Biến, La Sính.

Trần Hành Khác trong “Trung Quốc hội họa sử” cho “Bát quái” là: Kim Nông, La Sính, Trịnh Biến, Mân Trinh, Lý Phương Ưng, Uông Sĩ Thận, Hoàng Thận, Lý Thiện.

Ngoài ra, Hoa Nham cũng từng được trong số “Bát quái”.

Do đó có thể thấy tiêu chuẩn lấy, bỏ của học giả, trải qua các đời không giống nhau. “Bát quái” có nhiều tính tổ hợp, các nhà thư họa mà tên họ liệt vào “Bát quái” tăng trên mười người, trong số đó người được các nhà bình luận công nhận chỉ có: Hoàng Thận, Kim Nông, Lý Thiện, Trịnh Biến. Do đó những năm gần đây có người đề xuất “Dương Châu Bát quái” nên đổi là “Dương Châu Bát quái họa phát”, cũng có người đề nghị nên gọi là“Dương Châu Bát quái họa gia quần”, đó là một cách nói trung dung.

Vậy thuyết nào gần với sự thật nhất: xem ra khó phân biệt đích xác!

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 4 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Sponsored content




Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 4 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» THỬ NHÌN LẠI: T.T. KH. NHÀ THƠ NỮ ẨN DANH, HAY MƯỢN DANH?
» Những địa danh đặc biệt trên Thế Giới
» HOA ẢO CÔNG DANH
» PhỐ ĐạI GiA !
» HƯ DANH
Trang 4 trong tổng số 12 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5 ... 10, 11, 12  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Tài Liệu-